Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Điều tra tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn rừng lai và hiệu quả điều trị của hai phác đồ, tại trại hoàng giang, huyện ngân sơn, tỉnh bắc kạn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.86 MB, 73 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

TRIỆU VĂN LUÂN

Tên đề tài:
“ĐIỀU TRA TÌNH HÌNH MẮC HỘI CHỨNG TIÊU CHẢY Ở LỢN
RỪNG LAI VÀ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CỦA HAI PHÁC ĐỒ, TẠI
TRẠI HOÀNG GIANG, HUYỆN NGÂN SƠN, TỈNH BẮC KẠN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo
Chuyên ngành
Khoa
Lớp
Khóa học

: Chính quy
: Thú y
: Chăn nuôi thú y
: 41 - TY
: 2009 - 2013

Thái Nguyên - 2013


1

LỜI CẢM ƠN
Sau quá trình học tập tại trường và thực tập tốt nghiệp tại cơ sở, đến


nay em đã hoàn thành bản khóa luận tốt nghiệp này.
Qua đây em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Ban giám
hiệu trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên, ban chủ nhiệm khoa CNTY,
cùng các thầy cô giáo trong khoa, đã tận tình dìu dắt, giúp đỡ em trong suốt
thời gian học tập tại trường. Đặc biệt là sự quan tâm, giúp đỡ của thầy giáo
PGS.TS Phan Đình Thắm đã chỉ bảo và trực tiếp hướng dẫn em hoàn thành
bản khóa luận tốt nghiệp này.
Em xin gửi lời cảm ơn tới tập thể cán bộ nhân viên, ban lãnh đạo, cán
bộ kỹ thuật và các anh, chị công nhân viên tại trại chăn nuôi lợn rừng và đà
điểu Hoàng Giang, huyện Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn đã tạo điều kiện giúp đỡ
em trong suốt quá trình thực tập tại cơ sở.
Xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè và người thân đã động viên, cổ
vũ em trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học.
Em xin chúc các thầy giáo, cô giáo luôn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và
thành đạt trong cuộc sống, có nhiều thành công trong giảng dạy và nghiên cứu
khoa học.
Trong quá trình viết khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em
kính mong sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của các thầy cô để khóa luận của em
được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Thái Nguyên, tháng 11 năm 2013
Sinh viên

Triệu Văn Luân


2

LỜI NÓI ĐẦU
Trong sản xuất nông nghiệp thì chăn nuôi là một ngành đã và đang phát

triển. Nó giúp người dân ổn định việc làm, tăng nguồn thu nhập, góp phần
xóa đói giảm nghèo, đưa kinh tế gia đình tiến lên cùng sự phát triển của đất
nước, song trong thực tế ngành chăn nuôi còn gặp không ít khó khăn do trình
độ khoa học kỹ thuật, cơ sở vật chất vẫn còn nghèo nàn lạc hậu. Đặc biết
trong thời gian gần đây, các dịch bệnh lây lan rộng ở vật nuôi nói chung, Tai
xanh. Lở mồm long móng… ở lợn nói riêng, đã gây tổn thất lớn về kinh tế và
ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người tiêu dung.
Tiêu chảy là một hội chứng xảy ra ở hầu hết các loài vật nuôi, trong đó
nhiều hơn cả là lợn. Nó có thể kéo dài suốt thời kì nuôi, do nhiều nguyên
nhân khác nhau gây nên, có tính chất lây lan và tính kháng sinh mạnh, nên
khó điều trị dứt điểm, gây tổn thất cho người chăn nuôi và cũng là một trong
những nguyên nhân làm tồn dư kháng sinh trong sản phẩm, gây hậu quả xấu
cho người tiêu dùng. Nhằm hạn chế mặt trái của kháng sinh, xuất phát từ yêu
cầu thực tiễn sản xuất với mong muốn tìm ra phương pháp phòng trị bệnh
hiệu quả, giảm thiệt hại cho người chăn nuôi, được sự đồng ý của khoa Chăn
nuôi thú y và giảng viên hướng dẫn PGS.TS Phan Đình Thắm, em đã tiến
hành thực hiện đề tài: “Điều tra tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn
rừng lai và hiệu quả điều trị của hai phác đồ, tại trại Hoàng Giang, huyện
Ngân Sơn, tỉnh Bắc Kạn”.
Được sự quan tâm tận tình của thầy giáo hướng dẫn PGS.TS. Phan
Đình Thắm, cùng sự cố gắng của bản thân, em đã hoàn thành khóa luận.
Nhưng do bước đầu tiến hành làm nghiên cứu khoa học và thời gian thực tập
có hạn nên bản khóa luận của em không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót.
Vì vậy em kính mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ của quý thầy cô để bản
khóa luận của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!


3


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1.1: Diện tích sản lượng một số cây trồng chính (2009 - 2011) .............. 6
Bảng 1.2: Số lượng gia súc, gia cầm của huyện (2009 - 2011) ........................ 7
Bảng 1.3: Lịch tiêm phòng vaccine tại trại ..................................................... 13
Bảng 1.4: Kết quả công tác phục vụ sản xuất ................................................. 17
Bảng 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm ................................................................... 45
Bảng 2.2. Tỷ lệ lợn mắc HC tiêu chảy theo đàn và cá thể .............................. 46
Bảng 2.3. Tỷ lệ mắc HC tiêu chảy theo loại lợn ............................................. 47
Bảng 2.4: Tỷ lệ lợn rừng nuôi thịt mắc HC tiêu chảy theo lứa tuổi ............... 48
Bảng 2.5. Tỷ lệ lợn rừng mắc HC tiêu chảy theo tháng điều tra .................... 50
Bảng 2.6: Triệu chứng lợn mắc hội chứng tiêu chảy ...................................... 54
Bảng 2.7: Bệnh tích mổ khám lợn con chết do mắc hội chứng tiêu chảy ...... 54
Bảng 2.8. Hiệu lực điều trị tiêu chảy của hai phác đồ .................................... 56
Bảng 2.9. Sơ hộ hạch toán chi phí thuốc thú y trong điều trị tiêu chảy .......... 57


4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TNHH
THCS
THPT
PTNN
UBND
LMLM
THT
PTH
TT
cs

HC
ss
PGS. TS

: Trách nhiệm hữu hạn
: Trung học cơ sở
: Trung học phổ thông
: Phát triển nông thôn
: Ủy ban nhân dân
: Lở mồm long móng
: Tụ huyết trùng
: Phó thương hàn
: Thể trọng
: Cộng sự
: Hội chứng
: Sơ sinh
: Phó giáo sư Tiến sỹ


5

MỤC LỤC
Trang
PHẦN 1: CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT ............................................ 1
1.1. Điều tra cơ bản ........................................................................................... 1
1.1.1. Điều kiện tự nhiên................................................................................ 1
1.1.1.1. Vị trí địa lý .................................................................................... 1
1.1.1.2. Điều kiện địa hình,đất đai ............................................................. 1
1.1.1.3. Giao thông ..................................................................................... 1
1.1.1.4. Đặc điểm khí hậu, thủy văn........................................................... 2

1.1.2. Điều kiện kinh tế -xã hội ..................................................................... 2
1.1.2.1. Dân cư, lao động ........................................................................... 2
1.1.2.2. Cơ cấu kinh tế................................................................................ 2
1.1.2.3. Cơ sở hạ tầng ................................................................................. 3
1.1.2.4. Đời sống văn hóa ........................................................................... 3
1.1.2.5. Cơ cấu tổ chức của trại .................................................................. 4
1.1.2.6. Cơ sở vật chất kỹ thuật của trại ..................................................... 5
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp .......................................................... 6
1.1.3.1. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt .............................................. 6
1.1.3.2. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi ............................................. 7
1.1.3.3. Tình hình sản xuất ngành lâm nghiệp ........................................... 9
1.1.4. Nhận xét chung .................................................................................... 9
1.1.4.1. Thuận lợi ....................................................................................... 9
1.1.4.2. Khó khăn ....................................................................................... 9
1.2. Biện pháp thực hiện công tác phục vụ sản xuất ....................................... 10
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất ................................................................ 10
1.2.1.1. Công tác giống............................................................................. 10
1.2.1.2. Công tác thú y.............................................................................. 10
1.2.1.3. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng ................................................... 10
1.2.1.4. Chẩn đoán và điều trị bệnh.......................................................... 11
1.2.2. Phương pháp tiến hành ...................................................................... 11
1.2.2.1. Công tác giống............................................................................. 11


6

1.2.2.2. Công tác thú y.............................................................................. 12
1.2.3. Công tác khác..................................................................................... 16
1.3. Kết luận và đề nghị................................................................................... 17
1.3.1. Kết luận .............................................................................................. 17

1.3.2. Đề nghị ............................................................................................... 18
Phần 2: CHUYÊN ĐỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ................................ 19
2.1. Đặt vấn đề................................................................................................. 19
2.2. Tổng quan tài liệu ..................................................................................... 20
2.2.1. Cơ sở khoa học của đề tài .................................................................. 20
2.2.1.1. Đặc điểm phát triển của cơ quan tiêu hóa ................................... 20
2.2.1.2. Cơ năng điều tiết thân nhiệt ........................................................ 20
2.2.1.3.. Khả năng miễn dịch.................................................................... 22
2.2.1.4. Hội chứng tiêu chảy ở lợn: .......................................................... 22
2.2.1.5. Một số bệnh ở đường tiêu hóa thuộc hội chứng tiêu chảy .......... 31
2.1.1.6. Một số thông tin về loại thuốc điều trị ........................................ 38
2.2.2. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước........................................ 39
2.2.2.1. Tình hình nghiên cứu trong nước ................................................ 39
2.2.2.2. Tình hình nghiên cứu trên thế giới .............................................. 42
2.3. Đối tượng, nội dung và phương pháp nghiên cứu ................................... 43
2.3.1. Đối tượng, địa điểm va thời gian nghiên cứu .................................... 43
2.3.1.1. Đối tượng nghiên cứu .................................................................. 43
2.3.1.2. Địa điểm ...................................................................................... 43
2.3.1.3. Thời gian ..................................................................................... 44
2.3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu............................................... 44
2.3.2.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................... 44
2.3.2.2. Chỉ tiêu theo dõi .......................................................................... 44
2.3.3. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 44
2.3.3.1. Phương pháp điều tra trực tiếp .................................................... 44
2.3.3.2. Phương pháp điều trị: .................................................................. 45
2.4. Kết quả đạt được ...................................................................................... 45
2.4.1. Tình hình mắc hội chứng tiêu chảy ở lợn rừng ................................. 45
2.4.1.1. Tỷ lệ mắc HC tiêu chảy theo dãy chuồng ................................... 45



7

2.4.1.2. Tỷ lệ mắc HC tiêu chảy theo loại lợn.......................................... 47
2.4.1.3. Tỷ lệ lợn rừng nuôi thịt mắc HC tiêu chảy theo lứa tuổi ............ 48
2.4.1.4. Tỷ lệ lợn rừng nuôi thịt mắc HC tiêu chảy theo tháng điều tra .. 50
2.4.1.5. Triệu chứng lâm sàng và bệnh tích của lợn mắc HC tiêu chảy .. 53
2.4.2. Hiệu lực điều trị tiêu chảy với hai phác đồ ........................................ 55
2.4.3. Chi phí thuốc thú y............................................................................. 57
2.5 Kết luận, tồn tại và đề nghị ....................................................................... 57
2.5.1. Kết luận .............................................................................................. 57
2.5.2. Tồn tại ................................................................................................ 58
2.5.3. Đề nghị ............................................................................................... 59
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 60
I. Tiếng Việt .................................................................................................... 60
II. Tài liệu dịch ................................................................................................ 62


1

PHẦN 1
CÔNG TÁC PHỤC VỤ SẢN XUẤT
1.1. Điều tra cơ bản
1.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Trại chăn nuôi lợn rừng và đà điểu Hoàng Giang là một đơn vị thuộc
Công ty TNHH Hoàng Giang đóng trên địa bàn xã Cốc Xả, huyện Ngân Sơn,
tỉnh Bắc Kạn. Vị trí địa lý của xã được xác định như sau:
- Phía Đông giáp huyện Thạch An, tỉnh Cao Bằng
- Phía Tây giáp huyện Ba Bể
- Phía Nam giáp huyện Bạch Thông và huyện Na Rì

- Phía Bắc giáp huyện Nguyên Bình,tỉnh Cao Bằng
Huyện Ngân Sơn có tổng diện tích 644,4 km2, dân số 27.700 người
(2004). Gồm 11 đơn vị hành chính: Vân Tùng, Đức Vân, Thượng Ân, Cốc
Đán, Thượng Quan, Thuần Mang, Hương Nê, Lãng Ngâm, Trung Hòa, Bằng
Vân, thị trấn Nà Phặc.
1.1.1.2. Điều kiện địa hình,đất đai
Địa hình nơi đây bị bào mòn, chia cắt bởi các dãy núi, sông suối xen
kẽ, tạo thành một khu vực rừng núi trùng điệp, hiểm trở. Có những khu vực
do quá trình địa kiến tạo nâng lên, hạ xuống không đều và đứt gẫy địa tầng,
tạo thành dạng địa hình đơn tà (sườn phía Bắc Thị trấn Nà Phặc của Đèo
Gió). Trong cánh cung Ngân Sơn, các dãy núi cao và thấp dần về phía Nam,
có khối núi đá vôi Kim Hỷ, dãy đá vôi Yếu Lạc là loại địa hình Cacxtơ trẻ với
địa hình đá tai mèo, vách đứng vực sâu, sông suối chảy ngầm. Tổng diện tích
đất của trang trại là 13000 m2, trong diện tích đất xây dựng chuồng trại, nhà
điều hành, kho thức ăn là 8700m2, còn lại 4300 m2 là đất trồng trọt và ao hồ
nuôi trồng thủy sản.
1.1.1.3. Giao thông
Huyện lỵ nằm trên địa bàn xã Vân Tùng trên quốc lộ 3, cách thị xã Bắc
Kạn 60km vè hướng Đông Bắc. Huyện cũng là nơi có cả hai đường quốc lộ
chạy qua, đó là quốc lộ 3 theo hướng Đông Bắc đi Cao Bằng và quốc lộ 279


2

theo hướng Đông đi Lạng Sơn và hướng Tây Bắc đi Tuyên Quang, nằm trên
ranh giới với tỉnh Cao Bằng trên quốc lộ 3 là Đèo Cao Bắc. Ngoài ra còn có
hai con đèo là Đèo Gió và Đèo Giàng với địa hình núi non hiểm trở, cua gấp
khúc, giao thông khá khó khăn. Tuy nhiên, đây là nút giao thông quan trọng
nối liền với các tỉnh lân cận, thuận lợi để chuyển hàng hóa, giao lưu buôn bán
trong thị xã, trong tỉnh cũng như các tỉnh bạn.

1.1.1.4. Đặc điểm khí hậu, thủy văn
Hệ thống núi thuộc cánh cung Ngân Sơn chạy theo hướng gần như Bắc
- Nam, mở rộng thung lũng về phía Đông Bắc. Với địa hình núi như vậy, nên
gió mùa Đông Bắc dễ dàng xâm nhập và gây mưa ở sườn phía Đông.
Cánh cung Ngân Sơn là đường phân thủy giữa lưu vực các sông chảy
sang Lạng Sơn, Cao Bằng với lưu vực các sông chảy xuống Thái Nguyên.
Đồng thời tạo ra ranh giới khu vực phân chia khí hậu. Sườn phía Đông đón
gió mùa Đông Bắc nên lạnh và mưa nhiều hơn sườn phía Tây, sườn phía Tây
khuất gió mùa Đông Bắc nhưng lại đón gió Tây Nam nên thời tiết nóng, khô
hanh. Ở Ngân Sơn, nhiệt độ có năm xuống thấp còn -2,8oC, đôi khi trên các
đỉnh núi còn có hiện tượng tuyết rơi. Thời tiết khí hậu khắc nghiệt, rất khó
khăn cho công tác chăn nuôi, phòng và điều trị bệnh.
1.1.2. Điều kiện kinh tế -xã hội
1.1.2.1. Dân cư, lao động
Trại chăn nuôi lợn rừng và đà điểu Hoàng Giang nằm trên địa bàn xã
Cốc Xả, một xã nông nghiệp của huyện Ngân Sơn. Do vậy, dân cư sống chủ
yếu là làm nông nghiệp, trồng trọt, buôn bán. Ngoài ra còn có một số hộ gia
đình là công nhân viên chức Nhà nước. Nhìn chung tình hình dân trí của các
hộ dân trong xã vẫn còn thấp, vẫn còn khá nhiều những tập quán lạc hậu, Đây
cũng là khó khăn cho sự phát triển kinh tế trên địa bàn.
1.1.2.2. Cơ cấu kinh tế
Năm 2012 nền kinh tế mặc dù gặp nhiều khó khăn thách thức nhưng
huyện Ngân Sơn vẫn tiếp tục giữ được ổn định. Tổng giá trị sản xuất tính theo
giá hiện hành ước đạt trên 4,5 tỷ đồng vượt kế hoạch năm, tăng trên 14% so
với cùng kỳ. Trong đó: Giá trị công nghiệp và xây dựng cơ bản ước đạt trên
2,3 tỷ đồng, tăng trên 13% so với cùng kỳ năm 2012, giá trị thương mại và


3


dịch vụ ước đạt trên 1,5 tỷ đồng, tăng gần 20% so với cùng kỳ, giá trị nông
lâm nghiệp và thủy sản (theo giá hiện hành) ước đạt trên 1,2 tỷ đồng, tăng gần
11% so với cùng kỳ. Sản lượng lương thực cây có hạt ước đạt trên 5 nghìn
tấn, vượt kế hoạch 1%. Thu ngân sách thị xã ước đạt trên 760 triệu đồng, vượt
5,60% kế hoạch. Trong năm, thị xã đã giải quyết việc làm mới cho trên 400
lao động.
1.1.2.3. Cơ sở hạ tầng
Hệ thống đường giao thông khá hoàn chỉnh nối liền trung tâm huyện
với các xã, phường. Những tuyến đường nối vào nội thị đã được đầu tư nâng
cấp, mở rộng, đáp ứng được nhu cầu đi lại của người dân. Bên cạnh những
tuyến đường liên tục được đầu tư, huyện Ngân Sơn đang tích cực triển khai
hàng loạt biện pháp nhằm tạo dựng bộ mặt mới cho địa phương.
Huyện Ngân Sơn đang tiến hành quá trình đô thị hóa, xây dựng nông
thôn mới, đầu tư đồng bộ kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, kết cấu hạ tầng đô
thị làm động lực cho sự phát triển. Trên địa bàn huyện hiện có một bệnh viện
cấp huyện thuộc xã Vân Tùng, nằm tại trung tâm huyện.
• Trên địa bàn mỗi xã trong huyện đều có một trường tiểu học
• Trên địa bàn huyện có một số trường cấp hai như: THCS Vân Tùng,
THCS Thượng Quan….
• Trên địa bàn huyện chỉ có 1 trường THPT: THPT Nà Phặc.
1.1.2.4. Đời sống văn hóa
Với dân số 27.7000 người (năm 2004) và mật độ dân số 43 người/km2,
Ngân Sơn là địa bàn sinh sống của bà con các dân tộc Tày, Nùng, Dao. Ngái,
Kinh Dân tộc Dao ở Bắc Kạn đa số thuộc nhóm Dao Tiền, sống dải rác ở các
triền núi cao. Cuộc sống chủ yếu là tự cung tự cấp, khép kín, ít giao lưu với
bên ngoài họ giao tiếp với nhau bằng tiếng dân tộc của mình hoặc tiếng tày.
Trang phục của người Dao Tiền rất nhã nhặn, tinh tế, nếu người Dao đỏ
mặc trang phục với những họa tiết chủ yếu là màu đỏ thì trang phục của người
Dao Tiền lại thường có màu chàm và màu trắng. Một bộ trang phục hoàn chỉnh
của người Dao gồm: áo, yếm, xà cạp, dây lưng, khăn vấn đầu, váy dài cùng đồ

trang sức vàng, bạc.... Trong cộng đồng người Dao, chỉ có người Dao Tiền là
mặc váy, còn lại các nhóm người Dao khác đều mặc quần. Hiện nay, khu Phố,


4

xã Vân Tùng có 115 hộ dân với trên 460 nhân khẩu, gồm 5 dân tộc: Tày, Nùng,
Hoa, Ngái, Kinh cùng sinh sống. Những năm qua, đời sống kinh tế - xã hội của
người dân được nâng lên rõ rệt. Các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục thể
thao ở đây phát triển mạnh. Nhân dân đoàn kết, đẩy mạnh thi đua lao động sản
xuất nâng cao đời sống, chung tay xây dựng nông thôn mới ngày càng phát
triển. Bản sắc văn hóa dân tộc được cộng đồng quan tâm chăm lo gìn giữ và
phát huy. Tính đến nay, toàn khu chỉ còn 10 hộ nghèo, giảm 2 hộ so với năm
trước; gần 90% số hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa. Thực hiện cuộc vận động
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, nhân dân trong
thôn luôn đoàn kết, tương thân tương ái, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; thực
hiện tốt hương ước, quy ước của thôn; Tích cực tham gia xây dựng nông thôn
mới với 06 hộ gia đình hiến đất làm đường giao thông, trong đó có 01 hộ hiến
3.000 m2 đất. Năm 2013, gần 80% số hộ gia đình trong thôn đạt danh hiệu gia
đình văn hóa, 98% các hộ gia đình đạt danh hiệu hộ gia đình hiếu học; khu dân
cư được trình công nhận khu dân cư văn hóa.
1.1.2.5. Cơ cấu tổ chức của trại
Mặc dù trại chăn nuôi được xây dựng từ năm 2000 đến nay mới chỉ
được 12 năm, song hàng năm sản xuất của trung tâm đều gia tăng, đời sống
của cán bộ công nhân viên được cải thiện, bởi trại chăn nuôi có ban lãnh đạo
là những người đam mê, giàu nghị lực và tâm huyết đối với nghề chăn nuôi.
Đặc biệt trại chăn nuôi đã tuyển dụng và đào tạo được một đội ngũ cán bộ kỹ
thuật có chuyên môn, kinh nghiệm, thực tiễn và yêu nghề. Trung tâm có 9 cán
bộ và nhân viên.
Trong đó:

- Lao động gián tiếp 3 người
+ Giám đốc công ty
+ Một kế toán
+ Một thủ kho
- Lao động trực tiếp có 6 người
+ 1 bác sĩ thú y
+ 1 kỹ sư chăn nuôi
+ 4 công nhân


5

1.1.2.6. Cơ sở vật chất kỹ thuật của trại
Hệ thống chuồng trại:
Khu vực sản xuất của trung tâm được đặt trên một khu vực cao, dễ
thoát nước và được tách biệt với khu điều hành, khu dân cư xung quanh.
Xung quanh trung tâm có hàng rào bảo vệ, cổng vào và nơi sản xuất có hố sát
trùng để ngăn ngừa dịch bệnh từ bên ngoài xâm nhập vào. Chuồng nuôi được
xây dựng theo hướng Đông Nam đảm bảo thoáng mát về mùa hè, ấm áp về
mùa đông và xây dựng theo kiểu mái chuồng xuôi tránh hiện tượng ứ đọng
nước, có 2 dãy ô chuồng với lối đi ở giữa. Đối với dãy chuồng lợn nái chờ
phối, lợn nái chửa được thiết kế các ô chuồng có sàn.
Các ô chuồng thường được thiết kế theo kiểu sàn bằng sắt hay bằng bê
tông. Các chuồng nuôi đều được lắp đặt điện chiếu sáng, hệ thống dẫn nước tự
động, mùa hè có hệ thống làm mát bằng quạt điện và vòi phun nước trên mái.
Mùa đông có hệ thống bóng đèn hồng ngoại và lò sưởi. Tổng diện tích cho chăn
nuôi là 8700 m2, trại chăn nuôi được sở khoa học công nghệ, sở tài nguyên môi
trường hỗ trợ kỹ thuật cũng như kinh phí trong công tác xử lý chất thải.
Hệ thống nước sạch được lấy từ suối đầu nguồn về bể lớn rồi được xử
lý bằng EM. Sau đó nước được đưa tới các ô chuồng đảm bảo cho việc cung

cấp nước uống tự động cho lợn. Nước tắm cho lợn và rửa chuồng hàng ngày
được bơm trực tiếp từ bể chứa.
Hệ thống điện được dẫn từ trạm biến áp 110KV của trại đầu tư, phục vụ
cho chăn nuôi và cho bà con thôn lân cận có nhu cầu sử dụng điện. Ngoài ra
trại còn chuẩn bị máy phát điện dự phòng.
- Các cơ sở vật chất kỹ thuật, phục vụ khác:
Nằm trong khu vực sản xuất của trại là phòng làm việc của cán bộ kỹ
thuật, một nhà kho và phòng trực của cán bộ công nhân viên. Trong phòng kỹ
thuật được trang bị tương đối đầy đủ dụng cụ chăn nuôi thú y thông dụng
như: Xilanh, panh, dao mổ, kim tiêm, kìm bấm số tai, kìm cắt đuôi, kìm bấm
nanh, bình phun thuốc sát trùng và tủ thuốc thú y.
Nhà kho là nơi chứa thức ăn và chế biến thức ăn hàng ngày cho lợn, trại
xây dựng 2 bể chứa nước cùng 4 máy bơm nước phục vụ cho cấp nước sạch
cho sản xuất và sinh hoạt.


6

Trong khu vực sản xuất, trung tâm mới cho xây dựng một phòng làm
nơi khai thác, pha chế và bảo quản tinh dịch lợn đực giống.
Ngoài cơ sở vật chất trên, trung tâm còn chú trọng củng cố bếp ăn, nhà vệ
sinh để phục vụ sinh hoạt hàng ngày của cán bộ công nhân viên trong trại.
- Nhiệm vụ chính của trại chăn nuôi:
Là cơ sở sản xuất lợn rừng giống của tỉnh, trại được giao nhiệm vụ nuôi
giữ, nhân giống và chọn lọc đàn lợn ông bà giống lai rừng, để tạo ra đàn bố
mẹ có chất lượng tốt cung cấp cho người chăn nuôi, nhằm tăng dần số lợn
rừng lai trong khu vực, với mục đích tăng tỷ lệ thịt nạc, phục vụ cho nhu cầu
của người tiêu dùng trong địa bàn cũng như các tỉnh lân cận. Các loại lợn mà
trại cung cấp ra thị trường đó là: Lợn con nuôi thịt, lợn thịt thương phẩm.
Chuyển giao khoa học kỹ thuật về chăn nuôi, thú y tới các nông hộ. Là

nơi khảo nghiệm các loại con giống mới cho các chương trình, dự án và các
đề tài nghiên cứu khoa học.
1.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp
1.1.3.1. Tình hình sản xuất ngành trồng trọt
Bảng 1.1: Diện tích sản lượng một số cây trồng chính (2012 - 2013)
Diện tích gieo
Năng suất trung
Sản lượng (tấn)
trồng (ha)
bình (tạ/ha)
Cây lúa
2.174,13
65.659
30,2
Cây ngô
1.948,4
7.972,7
40,92
Cây dong riềng
81
3.240
400
Cây đỗ tương
101,34
147
14,5
Cây thuốc lá
692,42
1.385
20

Tổng diện tích gieo trồng cây lương thực cả năm là: 4.122,53ha.
Tổng sản lượng lương thực cả năm đạt: 17.321,4 tấn.
Trong đó:
- Cây lúa: Tổng diện tích lúa cả năm: 2.174,13 ha ( 45 ha là lúa nương).
So với năm 2012 tăng 17,45 ha. Năng suất trung bình lúa nương 15,5 tạ/ha;
lúa nước ước đạt 43,58 tạ/ha.
- Cây ngô: Tổng diện tích ngô cả năm 2013 là: 1.948,4 ha. Năng suất
trung bình đật 40,92 tạ/ha. Tổng sản lượng ước đạt 7.972,7 tấn So với năm
2012 giảm 317 tấn do một số diện tích vụ xuân chuyển trồng thuốc lá.
Loại cây trồng


7



Cây công nghiệp ngắn ngày:
- Cây Dong riềng: Tổng diện tích trồng : 81 ha. Năng suất ước đạt 40
tấn/ha. Hiện nay đang triển khai kế hoạch thu mua.
- Cây đỗ tương: Diện tích cả năm 101,34 ha. Tăng 25,76 ha so với cùng
kỳ năm 2012. Năng suất trung bình đạt 14,5 tạ/ha. Tổng sản lượng đạt 147 tấn.
- Cây thuốc lá: Diện tích trồng: 692,42 ha, tăng 79,94 ha so với năm
2012. Năng suất trung bình 20 tạ/ha. Sản lượng đạt 1.385 tấn.
Ngoài ra còn có diện tích một số cây trồng khác:
- Cây lạc: 29,14 ha
- Sắn: 108,5 ha
- Khoai lang: 19,23
- Đỗ các loại: 42,35 ha
- Rau màu các loại: 160 ha
Diện tích canh tác đạt thu nhập 70 triệu đồng/ha/năm. Diện tích khai

thác đất một vụ cả năm ước đạt 1.330 ha. Hệ số sử dụng đất đạt 1,67 lần
• Cơ cấu giống:
- Cây lúa:
+ Giống lai chiếm 30% diện tích gieo cấy với các loại giống: GS9, Nhị
ưu 63, Nhị ưu 838, Q.ưu 6, lúa lai hai dòng, Kim ưu 18….
+ Giống thuần chiếm 70% diện tích gieo cấy với các giống: C70,
Khang dân, N203, Bao thai, Đoàn kết, Nếp, Xi….
- Cây ngô: Tỷ lệ gieo trồng giống lai chiếm 95%, cơ cấu giống chủ yếu
NK66, NK67, C919, CP3Q, CP 7328, nếp lai NX4….
1.1.3.2. Tình hình sản xuất ngành chăn nuôi
Bảng 1.2: Số lượng gia súc, gia cầm của huyện (2012 - 2013)
Loại gia súc
Trâu

Ngựa
Lợn
Gia cầm

Số lượng (con)
6.780
2.189
1.472
20.427
99.993


8

- Tổng đàn gia súc (trâu, bò, ngựa) từ tháng 1/3013 đến nay hiện có
10.441 con, bằng 95,6% so với cùng kỳ năm 2012. Đàn lợn 20.427 con, tăng

2,7% so với cùng kỳ năm 2012. Đàn gia cầm 99.993 con giảm 3,5% so với
năm trước.
- Tình hình dịch bệnh và công tác phòng trừ: Trong năm, dịch bệnh tụ
huyết trùng, ung khí than trâu, bò xảy ra ở một số địa bàn xã: Lãng Ngâm,
Cốc Đán, Thượng Quan, Thị trấn Nà Phặc. Tổng số gia súc mắc bệnh 58 con,
chữa khỏi 18 con, chết 40 con. Trên đàn lợn, bệnh lép tô, tụ huyết trùng, viêm
phổi xuất hiện rải rác tại một số xã đã được các hộ dân phát hiện và điều trị
kịp thời.
- Công tác tiêm phòng cho đàn vật nuôi, phun khử trùng tiêu độc
chuồng trại chăn nuôi được triển khai kịp thời, tuy nhiên, tỷ lệ tiêm phòng đợt
1 cho đàn gia súc, gia cầm còn thấp do nhiều hộ dân không tham gia tiêm
phòng. Hiện nay các xã, thị trấn đang tiến hành tiêm phòng đợt 2.
- Thực hiện đề án phát triển đàn lợn giống Móng cái thuần:
Tổng số lợn được cấp: 47 con. Trong đó lợn nái: 44 con; lợn đực 3 con
- Tổng số lợn hiện còn 33 con. Lợn nái 31 con, lợn đực 2 con
Nguyên nhân giảm đàn lợn nái: Do thay đổi khí hậu nên đàn lợn nái
mua từ tỉnh ngoài bị bệnh chết, một số con phối giống không đạt, nuôi con
kém, một số hộ dân đã bán để thay thế con khác.
- Tổng số lợn nái đã đẻ: 36 con.
- Tổng số lợn con: 256 con; trong đó 120 con cái và 137 con đực, thẩm
định đạt tiêu chuẩn làm giống 81 con/101 con nái Móng cái hậu bị. Phòng
Nông nghiệp và PTNN huyện đã phối hợp với UBNN xã Vân Tùng, thị trấn
Nà Phặc cấp cho các hộ dân chăn nuôi lợn nái để sản xuất lợn thương phẩm
72 con (Nà Phặc 10 con, Vân Tùng 18 con, Bằng Vân 10 con, Trung Hòa 6
con) xuất bán cho huyện Na Rì 28 con lợn giống, còn 9 con chưa xuất bán.
- Công tác tập huấn và chuyển giao khoa học công nghệ
Nhằm giúp người dân tiếp cận và ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
mới vào sản xuất đạt hiệu quả cao nhất là các giống cây trồng, vật nuôi mới.
Năm 2013 cán bộ khuyến nông các xã đã phối hợp với các Công ty giống,
Trạm trồng trọt và BVTV huyện, Chi cục thú y tỉnh tổ chức được 30 lớp tập



9

huấn kỹ thuật trồng trọt, chăn nuôi với 904 lượt người tham gia. Trong đó: Kỹ
thuật thâm canh lúa lai 2 lớp/ 70 người, phòng trừ sâu bệnh cây Dong riềng 24
lớp/ 714 người, chăn nuôi lợn Móng cái sinh sản 4 lớp/ 120 người.
1.1.3.3. Tình hình sản xuất ngành lâm nghiệp
Tổng diện tích trồng rừng toàn huyện: 1.365,95 ha.
Trong đó:
- Trồng rừng theo Quyết định 147: 1.335,95 ha
- Lâm trường Ngân Sơn trồng được 30 ha
- Cấp phép khai thác gỗ: 670 giấy phép. Tổng khối lượng gỗ cấp phép
khai thác: 5.040,28 m3
1.1.4. Nhận xét chung
1.1.4.1. Thuận lợi
- Được sự quan tâm tạo điều kiện và có chính sách hỗ trợ đúng đắn của
các ngành các cấp liên quan như: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn,
Trung tâm khuyến nông, Công ty vật tư nông nghiệp, Chi cục thú y tỉnh, Sở
Tài nguyên và môi trường, Hiệp hội chăn nuôi tỉnh Thái Nguyên, giúp đỡ và
tạo điều kiện cho trại chăn nuôi phát triển.
- Ban lãnh đạo trại có năng lực, trình độ cao, nhiệt tình. Cán bộ kỹ thuật
giỏi, công nhân lao động, năng động, có tinh thần trách nhiệm và kinh nghiệm
cao. Toàn bộ cán bộ công nhân viên của trung tâm là 1 tập thể đoàn kết có ý
thức trách nhiệm cao và lòng yêu nghề.
- Ban lãnh đạo trung tâm thường xuyên quan tâm, chú ý đến phát triển
sản xuất và nâng cao đời sống cho cán bộ, nhân viên.
1.1.4.2. Khó khăn
Trại chăn nuôi nằm trong địa bàn hiểm trở, thời tiết diễn biến phức tạp,
thường xuyên xảy ra rét đậm, rét hại, nguy cơ hạn hán, thiên tai, dịch bệnh có

thể xảy ra trên diện rộng, nên khâu phòng trừ bệnh gặp nhiều khó khăn,
không triệt để, chi phí phòng ngừa và chữa bệnh tăng, ảnh hưởng tới giá thành
chăn nuôi.
- Do đặc điểm sản xuất của ngành chăn nuôi lợn là ngành có chu kỳ sản
xuất dài, tốc độ quay vòng vốn chậm nên lâu thu hồi vốn, mặt khác để đầu tư
cho một chu kỳ sản xuất đòi hỏi một lượng vốn tương đối lớn.


10

- Do nguồn nước có nhiều đá vôi, đây cũng là nguyên nhân không nhỏ
gây ảnh hưởng cho sức khỏe của đàn lợn.
- Cơ sở hạ tầng đã sử dụng lâu năm nên một số chỗ bị xuống cấp tốn
nhiều chi phí cho việc sửa chữa.
1.2. Biện pháp thực hiện công tác phục vụ sản xuất
1.2.1. Nội dung phục vụ sản xuất
Để hoàn thành tốt công việc trong thời gian thực tập, căn cứ vào kết
quả điều tra và mục tiêu của bản thân trong thời gian này, tôi cần phải hoàn
thành nội dung công việc như sau:
- Điều tra tình hình phát triển của đàn lợn thông qua sổ sách.
- Theo dõi tình hình lợn con mắc hội chứng tiêu chảy bằng điều tra trực
tiếp, thông qua theo dõi, quan sát, ghi chép.
- Xác định hiệu quả của thuốc điều trị hội chứng tiêu chảy ở lợn.
1.2.1.1. Công tác giống
Trong chăn nuôi thì khâu chọn giống là quan trọng nhất, vì giống chính
là tiền đề, là yếu tố quyết định hiệu quả chăn nuôi. Khi tiến hành nghiên cứu
đề tài tôi được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn tham gia bình tuyển giống và chọn
ra những nái, đực giống đạt yêu cầu đưa vào sản xuất, loại thải con già cho
chất lượng giống kém, không đạt tiêu chuẩn. Định kỳ kiểm tra khả năng sinh
sản thông qua các chỉ tiêu về sinh sản.

1.2.1.2. Công tác thú y
+ Tiêm phòng vaccine cho đàn lợn theo đúng quy trình chăn nuôi của trại.
+ Phun thuốc sát trùng chuồng trại theo quy trình vệ sinh thú y.
+ Chuẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp ở lợn.
+ Thực hiện đúng quy trình vệ sinh thú y.
+ Thụ tinh nhân tạo, phối giống cho nái động dục.
+ Thường xuyên kiểm tra, theo dõi tình hình sức khỏe của lợn và có
biện pháp phòng trị bệnh hợp lý.
+ Tham gia vào các công tác khác.
1.2.1.3. Công tác chăm sóc nuôi dưỡng
Tham gia công tác chăm sóc và nuôi dưỡng các loại lợn như: lợn con
cai sữa, lợn thịt, lợn nái chửa và lợn nái nuôi con, lợn con theo mẹ theo đúng
quy trình chăn nuôi.


11

Trại đã thực hiện tốt quy trình nuôi dưỡng, chăm sóc các loại lợn. Đặc
biệt là chăm sóc đàn lợn con theo mẹ, vì trong thời gian này thời tiết chuyển
mùa nên lợn con dễ mắc tiêu chảy. Chúng tôi đã thường xuyên kiểm tra, quản
lý tốt dịch bệnh trên đàn lợn nhằm hạn chế dịch bệnh, nâng cao hiệu quả kinh
tế trong công tác nuôi dưỡng của trại.
1.2.1.4. Chẩn đoán và điều trị bệnh
Chẩn đoán kịp thời và chính xác là việc hết sức quan trọng, mang lại
hiệu quả điều trị cao, giúp con vật nhanh chóng hồi phục, giảm tỷ lệ chết, giảm
thời gian dùng thuốc. Do vậy giảm thiệt hại kinh tế cho người chăn nuôi.
Hàng ngày, tôi cùng cán bộ kỹ thuật của trại theo dõi, quan sát tất cả
các ô chuồng, để có thể phát hiện ra những con có biểu hiện bất thường. Khi
mới mắc bệnh con vật không có những triệu chứng điểu hình, thường thấy
con vật ăn ít hoặc bỏ ăn, ủ rũ, lười vận động...

Do vậy, để chẩn đoán chính xác cần kỹ năng và kết hợp với kinh nghiệm thực
tế của cán bộ kỹ thuật.
1.2.2. Phương pháp tiến hành
Để thu hồi được kết quả tốt trong thời gian thực tập và thực hiện tốt
những nội dung đề ra, bản thân em đã đề ra 1 số biện pháp để thực hiện
như sau:
- Tuân thủ mọi nội quy của trường, khoa, cơ sở thực tập và yêu cầu của
giáo viên hướng dẫn.
- Tham khảo tài liệu chuyên môn, tài liệu thống kê vật nuôi cơ sở,
không ngừng học hỏi để nâng cao tay nghề, vận dụng những lý thuyết đã
được học vào thực tiễn sản xuất.
- Lên kế hoạch cụ thể phù hợp với nội dung của đề tài và tình hình sản
xuất của trung tâm.
- Thực hiện đúng kỹ thuật chăn nuôi, bám sát cơ sở sản xuất.
- Kết hợp công tác phục vụ sản xuất và chuyên đề nghiên cứu khoa học.
1.2.2.1. Công tác giống
Để chăn nuôi đạt hiệu quả cao, chất lượng sản phẩm tốt thì điều quan
trọng đầu tiên là phải có giống tốt. Trong lĩnh vực chăn nuôi có câu:


12

“Giống là tiền đề, thức ăn là cơ bản, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng là
yếu tố quyết định”.
Nhận thức rõ được tầm quan trọng của công tác giống nên trong suốt
quá trình thực tập tại trại tôi đã được cán bộ kỹ thuật hướng dẫn và tham gia
vào quá trình bình tuyển giống nái để đưa vào nhân giống.
Lập sổ theo dõi từng cá thể, đặc biệt trong thời gian này trại đang có dự
kiến sẽ gia tăng số nái sản xuất lên 80 con. Vì vậy công tác giống đối với chăn
nuôi là rất quan trọng, qua theo dõi ta sẽ loại thải đi những lợn nái già, gầy

yếu và có sức sản xuất giảm.
Kỹ thuật chọn lợn nái: Chọn con có đầu to vừa phải, cân đối với thân,
mông nở, chân to, không có ngấn vai đai cổ, lưng thẳng, bụng gọn, không có
dị tật, hàng vú dọc thẳng và cách đều nhau, hàng vú ngang rộng, vú chẵn, có
từ 12 vú trở lên, âm hộ nổi rõ, bốn chân khỏe vững chắc, móng chân bằng.
1.2.2.2. Công tác thú y
- Công tác vệ sinh trong chăn nuôi:
Công tác vệ sinh trong chăn nuôi là một trong những khâu quan trọng
quyết định tới hiệu quả chăn nuôi cao hay thấp. Bao gồm rất nhiều yếu tố:
môi trường (đất, nước, không khí...), mầm bệnh. Nhận thức được điều đó nên
trong thời gian thực tập tôi cùng các anh, chị công nhân làm việc tại trại đã
thực hiện tốt quy trình vệ sinh chăn nuôi. Hàng ngày, tham gia quét dọn
chuồng trại, phát quang bụi cỏ rậm, thu gom phân và chất thải, khơi thông
cống thoát nước thải, rắc vôi bột xung quanh chuồng trại. Định kỳ phun thuốc
sát trùng sau khi rửa chuồng và các phương tiện ra vào trại, định kì thêm nước
và vôi vào hố nước sát trùng.
Tích cực diệt ruồi, muỗi, diệt chuột. Đảm bảo cho không khí chuồng
nuôi không bị ô nhiễm và phù hợp cho sự sinh trưởng của lợn.
- Công tác phòng bệnh:
Trung tâm thường xuyên tiến hành tiêm vaccine cho đàn gia súc, nhằm
tạo ra một quy trình miễn dịch tự động trong cơ thể chống lại sự xâm nhập
của các yếu tố gây bệnh, tăng cường sức đề kháng cho gia súc, nhằm giảm
thiệt hại về kinh tế do dịch bệnh gây ra. Dưới đây là công tác tiêm phòng
vaccine được áp dụng tại trại:


13

Bảng 1.3: Lịch tiêm phòng vaccine tại trại
Lứa tuổi


Thời gian tiêm
Sau khi cách ly

Nái hậu bị

Loại vaccine
Trộn kháng sinh cho ăn +
dịch tả (14 ngày sau)

Tuần 3 sau khi bắt

LMLM + giả dại

Tuần 4 sau khi bắt

Tụ huyết trùng

Tuần 5 sau khi bắt

Đa giá

3 - 4 tuần trước khi phối

Đa giá

2 tuần trước khi phối

Dịch tả lần 1


6 tuần trước đẻ (với nái phối E.coli, THT, viêm teo mũi
Nái phối lứa đầu và

lứa đầu)

truyền nhiễm

đang mang thai

5 tuần trước đẻ

Dịch tả lần 2

4 tuần trước đẻ

Giả dại, LMLM

2 - 3 tuần trước đẻ
Nái nuôi con

Lợn con theo mẹ

Lợn con cai sữa
Lợn đực giống
Lợn thịt

E.coli, THT, viêm teo mũi
truyền nhiễm

10 - 14 ngày sau đẻ


Đa giá

15 ngày sau đẻ

ADE

7 ngày tuổi

Suyễn lần 1

14 ngày tuổi

Tai xanh

18 ngày tuổi

Dịch tả

21 ngày tuổi

Suyễn lần 2 và PTH

28 ngày tuổi

PTH lần 1

35 ngày tuổi

Dịch tả lần 2 + LMLM


Tiêm định kì 2 lần/năm

Dịch tả, Farosure, Giả
dại, LMLM.

50 - 60 ngày tuổi

Dịch tả lần 2 + tụ dấu

70 - 80 ngày tuổi

Lepto + giả dại

(Nguồn: Trại chăn nuôi lợn rừng và đà điểu Hoàng Giang)
- Công tác chẩn đoán và điều trị bệnh:
Hàng ngày, tôi cùng cán bộ kỹ thuật tiến hành theo dõi ở các ô chuồng,
kiểm tra, chẩn đoán lợn ốm thông qua các triệu chứng lâm sàng.


14

Đối với lợn chết cấp tính không có biểu hiện bên ngoài sẽ tiến hành mổ
khám để quan sát bệnh tích phục vụ cho quá trình chẩn đoán và điều trị. Sau
đó tiến hành tiêu hủy.
Trong thời gian thực tập cùng với sự giúp đỡ của cán bộ kỹ thuật tôi đã
tiến hành chẩn đoán và điều trị một số bệnh thường gặp trên lợn và thu được
kết quả như sau:
* Bệnh tiêu chảy ở lợn con sau cai sữa
+ Nguyên nhân: Do vi khuẩn đường tiêu hóa gây nên, môi trường sống

thay đổi bất thường, thức ăn thay đổi đột ngột...
+ Triệu chứng: Những ngày đầu lợn con ỉa chảy phân có màu vàng
nhạt. Lợn con bỏ ăn, mệt mỏi, ủ rũ, cơ thể gầy yếu, phân dính bê bết ở gốc
đuôi, lông xù. Cơ thể bị mất nước, nhiệt độ cơ thể không tăng.
+ Điều trị:
Colistin: Tiêm bắp: 1ml/10kg TT, ngày tiêm 2 lần, dung 2 - 3 ngày liên tục.
Norfacoli: Tiêm bắp cho gia súc: 1ml/10kg TT, ngày tiêm 2 lần, dùng 2
- 3 ngày.
Kết hợp trộn bổ sung vào thức ăn kháng sinh Coli - 200 và chất điện
giải. Tỷ lệ khỏi cao.
* Bệnh viêm khớp
+ Nguyên nhân: Do cầu khuẩn Streptococcus gây viêm khớp cấp và
mãn tính ở lợn các lứa tuổi. Bệnh thường xảy ra ở lợn con.
Thông thường ở lợn khỏe cầu khuẩn Streptococcus thường cư trú ở
hạch amidal ở mũi. Khi thời tiết lạnh làm cho sức đề kháng của lợn giảm thì
bệnh sẽ phát sinh.
+ Triệu chứng: Lợn con thường viêm khớp gối, khớp bàn, khớp ngón,
lúc đầu đi khập khiễng sau nặng dần và què, đứng dậy khó khăn. Tại chỗ
viêm thấy sưng đỏ, sờ vào con vật có biểu hiện tránh né.
+ Điều trị:
Clamoxy L.A: 1ml/20kg TT
Calphon - forte: 1ml/10kg TT
Catosal 10%: 1ml/5 - 10kg TT.


15

* Bệnh viêm tử cung
+ Nguyên nhân:
Trong quá trình chửa lợn nái thiếu dinh dưỡng, vận động ít hoặc mắc

bệnh truyền nhiễm làm cho cơ thể yếu dẫn đến hiện tượng như: khó đẻ, xảy
thai hoặc thai chết lưu.
Lợn mẹ khó đẻ phải can thiệp bằng tay hoặc dụng cụ thú y làm xây sát
tử cung tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.
Lợn nái không được vệ sinh sạch sẽ trước và sau khi đẻ.
+ Triệu chứng:
Âm hộ sưng đỏ, thân nhiệt tăng cao, nhiệt độ cơ thể lớn hơn 40oC, ăn
uống giảm, lượng sữa giảm, đi tiểu khó, có khi cong lưng rặn. Từ cơ quan
sinh dục ra nhiều chất dịch màu trắng đục, mùi hôi tanh, dịch dính bê bết
xung quanh gốc đuôi.
+ Điều trị:
Điều trị cục bộ: tiêm Oxytoxin 4ml/con + 10ml Vime-Iodine.
Điều trị toàn thân: tiêm Clamoxy L.A: 1ml/10kg TT.
Catosal 10%: 1ml/5 - 10kg TT.
Tỷ lệ khỏi bệnh 100%.
* Bệnh phân trắng lợn con
+ Nguyên nhân: do trực khuẩn E.coli thuộc họ vi khuẩn đường ruột
Enterobacteria gây ra, chúng gồm nhiều chủng với những đặc tính kháng
nguyên khác nhau.
Bệnh thường xảy ra lúc thời tiết thay đổi đột ngột, những ngày ẩm ướt,
độ ẩm môi trường cao. Bệnh phát sinh chủ yếu ở giai đoạn lợn con từ sơ sinh
đến cai sữa.
+ Triệu chứng: Lợn con bị bệnh bú kém, ăn kém, lợn ỉa chảy, phân
lỏng màu vàng trắng, trắng xám sau đó màu vàng xanh và có mùi tanh. Phân
dính bê bết xung quanh gốc đuôi. Lợn gầy sút nhanh, ủ rũ lông xù, đi lại
không vững vàng, niêm mạc mắt, miệng, hậu môn nhợt nhạt, phân nát đến
loãng bệnh kéo dài từ 3 đến 7 ngày.
+ Điều trị:
Hộ lý: vệ sinh chuồng trại thu dọn sạch sẽ phân, giữ sạch nền sàn,
chuồng khô ráo, sưởi ấm cho lợn con bằng đèn hồng ngoại.



16

Dùng thuốc: Cho lợn uống Baytril 0,5% (1ml/con) liên tục từ 2 - 3 ngày.
Tiêm Baytrilmax: 1ml/13 kg TT
Catosal 10%: 1ml/5 - 10kg TT
* Bệnh suyễn
+ Nguyên nhân: Do vi khuẩn Mycoplasma hyopneumoniae gây ra.
+ Triệu chứng: Thời gian nung bệnh từ 1 - 3 tuần.
Thể cấp tính: Thân nhiệt tăng đến khoảng 40oC trong nhiều ngày, lợn
bỏ ăn, da nhợt nhạt. Xuất hiện triệu chứng như: khịt mũi, chảy nước mũi, ho
thở nhanh và gấp một cách khó nhọc, có thể gây chết.
Thể mãn tính: Bệnh kéo dài trong nhiều tháng, con vật có thể bị chết.
Lợn ho dai dẳng dạng “ho khan” thành từng tràng dài: thở khó, nghe khò khè.
+ Điều trị: Đánh dấu những con bị bệnh để theo dõi và điều trị, kết hợp
kháng sinh với thuốc trợ lực.
Draxxin: 1ml/40kg TT (tiêm 1 mũi duy nhất)
Anagin: 10ml/con
Catosal 10%: 1ml/5 - 10 kg TT
Ngoài ra có thể điều trị bằng: Excel 1ml/15kg TT/ngày.
Tỷ lệ khỏi 100%.
1.2.3. Công tác khác
Ngoài việc chăm sóc nuôi dưỡng, chuẩn đoán, phòng, điều trị bệnh cho
lợn, làm chuyên đề nghiên cứu khoa học tôi còn tham gia một số công việc như:
- Trực lợn đẻ và đỡ đẻ cho lợn nái.
- Thiến lợn đực từ 10 - 12 ngày tuổi.
- Tiếm sắt (Prolongal ADE) cho lợn con từ 3 - 4 ngày tuổi.
- Tham gia bấm nanh và cắt đuôi cho lợn con.
- Dọn dẹp, vệ sinh chuồng trại.

- Hộ lý phẫu thuật lợn cai sữa bị úng.
- Cai sữa cho lợn con.
- Tham gia kiểm tra cho lợn nái động dục trở lại


17

Bảng 1.4: Kết quả công tác phục vụ sản xuất
TT

Nội dung

Số lượng

Kết quả (An

(con)

toàn/khỏi)

Phòng bệnh cho lợn nái

1.

An toàn

Vaccine LMLM

80


80

100

Vaccine Dịch tả

60

60

100

Vaccine Tụ huyết trùng

75

75

100

Vaccine Giả dại

65

65

100

Vaccine E.coli


79

79

100

Phòng bệnh cho lợn con
2.

An toàn

Vaccine Suyễn

170

170

100

Vaccine Dịch tả

119

119

100

Điều trị bệnh

3.


Tỷ lệ (%)

Khỏi

Bệnh Tiêu chảy ở lợn con.

20

19

95

Bệnh Viêm khớp

8

8

100

Bệnh Phân trắng lợn con

142

135

97,88

Bệnh Suyễn


12

11

91,66

Bệnh Viêm tử cung

6

5

83,33

Trực lợn đẻ và đỡ đẻ

33

An toàn

100

Tiêm sắt cho lợn con

140

An toàn

100


Thiến lợn đực

89

An toàn

100

Phối giống

18

Thụ thai

100

Công tác khác

4.

1.3. Kết luận và đề nghị
1.3.1. Kết luận
Qua thời gian thực tập tại trại chăn nuôi Hoàng Giang được sự giúp đỡ
của ban lãnh đạo Công ty, cùng công nhân viên và sự cố gắng của bản thân, em
đã vận dụng kiến thức đã được học trên giảng đường vào thực tiễn sản xuất qua
đó thu được kết quả nhất định. Mặc dù còn nhiều hạn chế xong em đã tiếp thu
được rất nhiều kiến thức từ thực tế và nâng cao tay nghề cho bản thân.



×