Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

Boi duong thuong xuyen to 45 20152016

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.42 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TRƯỜNG TH ĐA KAO TỔ KHỐI 4-5. CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. Số: 05/KH-TK Đạ Tông, ngày 10 tháng 10 năm 2015. KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG THƯỜNG XUYÊN TỔ: 4- 5 Năm học 2015 - 2016 Căn cứ Kế hoạch số: 18/ KH-PGD&ĐT Đam Rông ngày 09/6/2015 về việc bồi dưỡng thường xuyên giáo viên năm học 2015 - 2016. Căn cứ Kế hoạch số: 14/ KH-BDTX về việc bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên năm học 2015 - 2016 của trường TH Đa Kao. Căn cứ vào tình hình thực tế, tổ khối 4-5 xây dựng kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên cho các đồng chí giáo viên trong tổ năm học 2015 - 2016 như sau: I. Đặc điểm tình hình: * Tổng số giáo viên: 6 đ/c ; Nữ: 6 đ/c ; Đảng viên: 1 đ/c 1. Thuận lợi: - Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các đồng chí trong tổ đều đạt trên chuẩn. - Nề nếp sinh hoạt chuyên môn của tổ được duy trì và thực hiện nghiêm túc có hiệu quả. 2. Khó khăn: -Tinh thần tự học, tự nghiên cứu bồi dưỡng thường xuyên của một vài đồng chí chưa thực sự chủ động. II. Mục đích của công tác bồi dưỡng thường xuyên: Giáo viên học tập bồi dưỡng thường xuyên để cập nhật kiến thức về chính trị, kinh tế, xã hội, bồi dưỡng phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, phát triển năng lực dạy học, năng lực giáo dục và những năng lực khác theo yêu cầu của chuẩn nghề nghiệp giáo viên, yêu cầu nhiệm vụ năm học, cấp học, yêu cầu phát triển giáo dục của địa phương, yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục trong toàn ngành. Phát triển năng lực tự học, tự bồi dưỡng của giáo viên; năng lực tự đánh giá hiệu quả bồi dưỡng thường xuyên; năng lực tổ chức, quản lý hoạt động tự học, tự bồi dưỡng giáo viên. III. Đối tượng bồi dưỡng: Tất cả các đồng chí giáo viên trong tổ khối 4-5. IV. Nội dung, thời gian bồi dưỡng: 1.Nội dung bồi dưỡng 1: Bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học: -Thời lượng: 30 tiết/ năm học/ giáo viên. * Nội dung: - Học tập bồi dưỡng chính trị hè : 8/2015 ( 15 tiết). Trong đó: +Lớp bồi dưỡng chính trị ngành giáo dục 2015. (5 tiết) +Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về trung thực, trách nhiệm, gắn bó với nhân dân, đoàn kết xây dựng đảng trong sạch, vững mạnh trong giai đoạn hiện nay. (5 tiết) +Chương trình 74 của tỉnh Lâm Đồng; 71 của huyện Đam Rông; nghị quyết 29 (thực trạng giáo dục tỉnh Lâm đồng). (5 tiết).

<span class='text_page_counter'>(2)</span> - Tập huấn: Giáo dục kĩ năng sống trong một số môn học và HĐGDTH. Đánh giá HSTH theo TT30 Bộ GD&ĐT. Tổ chức quản lý lớp học theo mô hình trường Tiểu học mới VNEN. (10 tiết) - Sinh hoạt sư phạm chuyên đề tăng cường lực lượng sư phạm GV theo hướng chuyên nghiệp, bền vững.(5 tiết) * Hình thức tổ chức: Tập huấn theo cụm, PGD & ĐT tổ chức. 2. Nội dung bồi dưỡng 2: (Áp dụng trong năm học 2015-2016) -Thời lượng: 30 tiết/ năm học/ giáo viên. * Nội dung: - Bồi dưỡng đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ năm học 2015- 2016. (5 tiết) - Chuyên đề mạng Internet – tìm kiếm và khai thác thông tin. Cách sử dụng dịch vụ gửi và nhận thư điện tử. (5 tiết) - Mô hình trường tiểu học mới VNEN. (5 tiết) - Chuyên đề dạy học môn Tiếng Việt, môn Toán... khối 4-5 (10 tiết) - Dự giờ tiết dạy chuyên đề dạy học môn Tiếng Việt, môn Toán... khối 4-5 (5 tiết) * Hình thức tổ chức: cấp trường, tổ khối, GV dự giờ. 3. Nội dung bồi dưỡng 3: 60 tiết/năm học/giáo viên. *Bồi dưỡng khối kiến thức tự chọn. -Mục đích: Đáp ứng yêu cầu phát triển nghề nghiệp liên tục của giáo viên. - Hình thức bồi dưỡng nội dung 3: GV tự học, tự bồi dưỡng bằng cách nghiên cứu tài liệu, thông tin trên mạng, học qua đồng nghiệp, qua sinh hoạt chuyên môn cụm, tổ, tự làm đồ dùng dạy học, dự giờ, thao giảng …… *Tổng hợp nội dung bồi dưỡng khối kiến thức tự chọn của tổ 4-5: -Thống nhất trong tổ (TH 12; TH 24; TH 39; TH 45). Từng cá nhân tự học tập bồi dưỡng. -Tiến độ thực hiện tự bồi dưỡng :.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Thời gian Tháng 9+10/2015. Nội dung bồi dưỡng. Mục tiêu bồi dưỡng. T.gian (tiết). TH 12: Lập kế hoạch dạy Nhận biết được các nội dung học tích hợp các nội dung cần tích hợp giáo dục trong giáo dục ở tiểu học các môn học và hoạt động 1. Các nội dung cần tích giáo dục ở tiểu học; biết lựa hợp giáo dục trong các môn chọn các địa chỉ tích hợp phù học và hoạt động giáo dục ở hợp và cách xác định mức độ tích hợp trong các bài học tiểu học. của từng môn học và hoạt 2. Phương pháp lựa chọn địa động giáo dục ở tiểu học. chỉ tích hợp và xác định Lập được kế hoạch dạy học mức độ tích hợp trong các tích hợp các nội dung giáo bài học của từng môn học và dục. hoạt động giáo dục ở tiểu học. 3. Kĩ năng lựa chọn phương pháp – kĩ thuật dạy học phù. 15.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> * Ghi chú: - Hồ sơ cá nhân cần có: - Sổ học tập bồi dưỡng thường xuyên; - Kế hoạch cá nhân; - Tài liệu theo từng nội dung quy định. 4. Thời lượng: Tổng thời lượng BDTX đối với giáo viên trong mỗi năm học là 120 tiết. 5. Thời gian kiểm tra, đánh giá xếp loại giáo viên về BDTX; Báo cáo kết quả về Chuyên môn: Tháng 5/2016. VI. Đánh giá và công nhận kết quả bồi dưỡng thường xuyên. 1. Căn cứ đánh giá và xếp loại kết quả BDTX giáo viên: - Căn cứ đánh giá kết quả BDTX của giáo viên là kết quả việc thực hiện kế hoạch BDTX của giáo viên đã được phê duyệt và kết quả đạt được của nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2 và các mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3. - Xếp loại kết quả BDTX giáo viên gồm 4 loại: Loại giỏi (viết tắt: G), loại khá (viết tắt: K), loại trung bình (viết tắt: TB) và loại không hoàn thành kế hoạch. 2. Phương thức đánh giá kết quả BDTX: + Hình thức đánh giá kết quả BDTX: Tổ sinh hoạt đánh giá kết quả BDTX của giáo viên: Từng giáo viên trình bày kết quả vận dụng kiến thức BDTX của cá nhân trong quá trình dạy học, giáo dục học sinh thông qua các báo cáo chuyên đề. Điểm áp dụng khi sử dụng hình thức đánh giá này như sau: - Tiếp thu kiến thức và kĩ năng quy định trong mục đích, nội dung Chương trình, tài liệu BDTX (5,0 điểm). - Vận dụng kiến thức BDTX vào hoạt động nghề nghiệp thông qua các hoạt động dạy học và giáo dục (5,0 điểm). + Thang điểm đánh giá kết quả BDTX: Cho điểm theo thang điểm từ 0 đến 10 khi đánh giá kết quả BDTX đối với nội dung bồi dưỡng 1, nội dung bồi dưỡng 2, mỗi mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3 (gọi là các điểm thành phần). + Điểm trung bình kết quả BDTX: Điểm trung bình kết quả BDTX (ĐTB BDTX) được tính theo công thức sau: ĐTB BDTX = (điểm nội dung bồi dưỡng 1 + điểm nội dung bồi dưỡng 2 + điểm trung bình của các mô đun thuộc nội dung bồi dưỡng 3 được ghi trong kế hoạch BDTX của giáo viên) : 3. ĐTB BDTX được làm tròn đến một chữ số phần thập phân theo quy định hiện hành. 3. Xếp loại kết quả BDTX: + Giáo viên được coi là hoàn thành kế hoạch BDTX nếu đã học tập đầy đủ các nội dung của kế hoạch BDTX của cá nhân, có các điểm thành phần đạt từ 5 điểm trở lên. Kết quả xếp loại BDTX như sau: - Loại TB nếu ĐTB BDTX đạt từ 5 đến dưới 7 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 5 điểm; - Loại K nếu ĐTB BDTX đạt từ 7 đến dưới 9 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 6 điểm; - Loại G nếu ĐTB BDTX đạt từ 9 đến 10 điểm, trong đó không có điểm thành phần nào dưới 7 điểm. + Các trường hợp khác được đánh giá là không hoàn thành kế hoạch BDTX của năm học. + Kết quả đánh giá BDTX được lưu vào hồ sơ của giáo viên, là căn cứ để đánh giá, xếp loại giáo viên, xét các danh hiệu thi đua, để thực hiện chế độ, chính sách, sử dụng giáo viên..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> VII. Trách nhiệm và tổ chức thực hiện: 1. Trách nhiệm của tổ chuyên môn: - Tổ chuyên môn có trách nhiệm xây dựng kế hoạch BDTX giáo viên của tổ báo cáo về nhà trường phê duyệt. - Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch BDTX năm học 2015 -2016. Phê duyệt kế hoach BDTX của giáo viên, tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả BDTXGV; đặc biệt tăng cường công tác kiểm tra chất vấn trực tiếp đối với các giáo viên trong tổ. - Xây dựng kế hoạch cụ thể theo từng giai đoạn, sau mỗi giai đoạn tổ chức triển khai, đánh giá giáo viên (theo sổ BDGV), tổng hợp, báo cáo kết quả thực hiện với Ban giám hiệu. - Tổ chức đánh giá, tổng hợp, xếp loại BDTX, báo cáo kết quả BDTX của GV cho nhà trường trước ngày 10/05/2016. 2. Trách nhiệm của giáo viên: - Xây dựng và hoàn thành kế hoạch BDTX của cá nhân đã được phê duyệt. Chấp hành và thực hiện các quy định về BDTX của phòng Giáo dục & Đào tạo, của nhà trường, của TK trong việc thực hiện nhiệm vụ BDTX. - Báo cáo tổ chuyên môn, lãnh đạo nhà trường kết quả thực hiện kế hoạch BDTX của cá nhân và việc vận dụng những kiến thức, kỹ năng đã học tập BDTX vào quá trình thực hiện nhiệm vụ. Trên đây là Kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên, giáo viên tổ khối 4 - 5 trường TH Đa Kao năm học 2015 - 2016, yêu cầu các đồng chí giáo viên trong tổ nghiêm túc thực hiện có hiệu quả. DUYỆT CỦA NHÀ TRƯỜNG. TỔ TRƯỞNG. Nguyễn Thị Như Thường.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

<span class='text_page_counter'>(7)</span>

×