Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Phân tích vị trí và chức năng cơ bản của gia đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.82 KB, 16 trang )

MỤC LỤC
Mở đầu.......................................................................................................................1
Nội dung:...................................................................................................................1
Chương 1: Phân tích vị trí và chức năng cơ bản của gia đình...................................1
1.1. Khái niệm gia đình và các hình thức của gia đình trong lịch sử......................1
1.2. Vị trí của gia đình...............................................................................................2
1.2.1. Gia đình là tế bào của xã hội...........................................................................2
1.2.2. Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc sự hài hòa trong đời sống
cá nhân của mỗi thành viên.......................................................................................2
1.2.3. GĐ là cầu nối giữa cá nhân với XH................................................................3
1.3. Chức năng của gia đình......................................................................................3
1.3.1. Chức năng tái sản xuất ra con người...............................................................3
1.3.2. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục.....................................................................4
1.3.3. Chức năng KT và tổ chức tiêu dùng................................................................4
1.3.4. Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh li, duy trì tình cảm GĐ......................5
Chương 2: Trình bày những biến đổi cơ bản của gia đình Việt Nam hiện nay và
Phương hướng xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội..............................................................................................................................6
2.1. Biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay...........................................................6
2.1.1. Biến đổi về quy mơ, kết cấu gia đình..............................................................6
2.1.2. Biến đổi về các chức năng của GĐ.................................................................6
2.1.3. Biến đổi về quan hệ của GĐ............................................................................9
2.2. Phương hướng và giải pháp xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay.................10
2.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận thức của xã hội về xây
dựng và phát triển gia đình Việt Nam......................................................................10


2.2.2. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đờỉ sống vật chất, kinh tế hộ
gia đình....................................................................................................................11
2.2.3. Kế thừa những giá trị của gia đình truyền thống đồng thởi tiếp thu những
tiến bộ của nhân loại về gia đình trong xây dựng gia đình Việt Năm hiện nay.......12


2.2.4. Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia đình văn
hóa...........................................................................................................................12
Kết thúc...................................................................................................................13
Tài liệu tham khảo...................................................................................................14

Mở đầu
Gia đình là tế bào của xã hội, đồng thời cũng là một thiết chế xã hội. Gia đình vừa
tạo dựng nên xã hội, lại vừa biến đổi cùng sự biến đổi của xã hội. Trong thời kỳ
quá độ ở Việt Nam, cùng với sự biến đổi mạnh mẽ của cả xã hội, gia đình cũng
đang biến đổi một cách tồn diện. Mặt khác, dù xã hội có phát triển khơng ngừng,
thì các chức năng cơ bản của gia đình từ xưa đến nay vẫn là chức năng sinh sản,
chức năng kinh tế, chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm lý tình cảm và chức năng giáo
dục. Trải qua thời gian, các chức năng cơ bản này có sự thay đổi và thích ứng với
từng thời kỳ của xã hội. Các chức năng cơ bản của gia đình hiện đại cũng mang
màu sắc mới, có yếu tố mờ đi, có yếu tố trội lên. Do sự thay đổi các quan hệ và các
hệ thống giá trị xã hội trong bối cảnh tồn cầu hóa nên vấn đề thực hiện chức năng
giáo dục của gia đình cũng đang đứng trước rất nhiều cơ hội và thách thức.
Trước tác động của bối cảnh mới hiện nay, các giá trị gia đình Việt Nam đang có
những biến đổi nhất định cần được nhận biết, đánh giá, từ đó đưa ra những khuyến
nghị chính sách phù hợp nhằm xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc, góp phần vào
thành cơng của sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta.


Để tìm hiểu vấn đề trên, em chọn: “Phân tích vị trí và chức năng cơ bản của gia
đình. Trình bày những biến đổi cơ bản của gia đình Việt Nam hiện nay và Phương
hướng xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội” làm
đề tài tiểu luận của mình.
Nội dung:
Chương 1: Phân tích vị trí và chức năng cơ bản của gia đình.
1.1. Khái niệm gia đình và các hình thức của gia đình trong lịch sử

Gia đình là một hình thức tổ chức đời sống cộng đồng của con người, một thiết chề
văn hóa – xã hội đặc thù, được hình thành, tồn tại và phát triển trên cơ sở của quan
hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống, quan hệ nuôi dưỡng và giáo dục … giữa các
thành viên.
Gia đình là một thiết chế xã hội đặc thù, một hình ảnh “xã hội thu nhỏ”, cơ bản
nhất của xã hội.
Gia đình hình thành từ rất sớm và trải qua một quá trình phát triển lâu dài. Lịch sử
nhân loại có những hình thức hơn nhân: tạp hơn, đối ngẫu, một vợ một chồng thì
cũng có các hình thức gia đình: tập thể, cặp đơi, cá thể và cũng có các loại gia
đình: một thế hệ, hai thế hệ và nhiều thế hệ.
1.2. Vị trí của gia đình
1.2.1. Gia đình là tế bào của xã hội
Gia đình có vai trị rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội, là nhân tố tồn tại
và phát triển của xã hội, là nhân tố cho sự tồn tại và phát triển của xã hội. Gia đình
như một tế bào tự nhiên, là đơn vị nhỏ nhất để tạo nên xã hội. Không có gia đình
để tái tạo ra con người thì xã hội khơng tồn tại và phát triển được. Chính vì vật,
muốn xã hội tốt thì phải xây dựng gia đình tốt.


Tuy nhiên mức độ tác động của gia đình đối với xã hội còn phụ thuộc vào bản chất
của từng chế độ xã hội. Trong các chế xã hội dựa trên chế độ tư hữu về tư liệu sx,
sự bất bình đẳng trong quan hệ gia đình, quan hệ xã hội đã hạn chế rất lớn đến sự
tác động của gia đình đối với xã hội.
1.2.2. Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc sự hài hịa trong đời
sống cá nhân của mỗi thành viên
Gia đình là tổ ấm, mang lại các giá trị hạnh phúc, sự hài hòa trong đời sống của
mỗi thành viên, mỗi cơng dân của xã hội. Chỉ trong gia đình, mới thể hiện mối
quan hệ tình cảm thiêng liêng giữa vợ và chồng, cha mẹ và con cái.
Gia đình là nơi ni dưỡng, chăm sóc những cơng dân tốt cho xã hội. Sự hạnh
phúc gia đình là tiền đề để hình thành nên nhân cách tốt cho những công dân của

xã hội. Vì vậy muốn xây dunwjg xã hội thì phải chú trọng xây dựng gia đình. Hồ
chủ tịch nói: “Gia đình tốt thì xã hội tốt, nhiều gia đình tốt cộng lại thì làm cho xã
hội tốt hơn”
Xây dựng gia đình là một trách nhiệm, một bộ phận cấu thành trong chỉnh thể các
mục tiêu phấn đấu của xã hội, vì sự ổn định và phát triển của xã hội.
Thế nhưng, các cá nhân không chỉ sống trong quan hệ gia đình mà cịn có những
quan hệ xã hội. Mỗi cá nhân khơng chỉ là thành viên của gia đình mà cịn là thành
viên của xã hội. Khơng thể có con người bên ngồi xã hội. Gia đình đóng vai trò
quan trọng để đáp ứng nhu cầu về quan hệ xã hội của mỗ cá nhân.
Ngược lại, bất cứ xã hội nào cũng thơng qua gia đình để tác động đến mỗi cá nhân.
Mặt khác, nhiều hiện tượng của xã hội cũng thơng qua gia đình mà có ảnh hưởng
tích cực hoặc tiêu cực đến sự phát triển của mỗi cá nhân về tư tưởng, đạo đức, lối
sống.


1.2.3. GĐ là cầu nối giữa cá nhân với XH
Mỗi cá nhân chỉ có thể sinh ra trong gia đình. Khơng thể có con người sinh ra từ
bên ngồi gia đình. Gia đình là mơi trường đầu tiên có ảnh hưởng rất quan trọng
đến sự hình thành và phát triển tính cách của mỗi cá nhân. Và cũng chính trong gia
đình, mỗi cá nhân sẽ học được cách cư xử với người xung quanh và xã hội.
1.3. Chức năng của gia đình
1.3.1. Chức năng tái sản xuất ra con người
Chức năng này góp phần cung cấp sức lao động – nguồn nhân cho xã hội. Chức
năng này sẽ góp phần thay thế những lớp người lao động cũ đã đến tuổi nghỉ hưu,
đã hết khả năng lao động linh hoạt, năng động, sáng tạo. Việc thực hiện chức năng
này vừa đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của xã hội vừa đáp ứng được nhu cầu
về tâm sinh lí, tình cảm của chính bản thân con người. Ở mỗi quốc gia khác nhau
thì việc thực hiện chức năng này là khác nhau. Ví dụ:
Ở Việt Nam, thực hiện kế hoạch hóa gia đình, mỗi gia đình chỉ có từ 1 đến 2 con
vừa đảm bảo được sức khỏe cho mẹ lại đảm bảo được chất lượng về cuộc sống cho

gia đình và có điều kiện chăm sóc, dạy bảo các con.
Ở Trung Quốc hiện nay tỉ lệ nam giới đang có sự chênh lệch lớn so với nữ giới, vì
thế nên nhà nước đang thực hiện chính sách khuyến khích sinh con một bề là con
gái. Đến năm 2010, tại Trung Quốc, SRB đạt 118 bé trai/100 bé gái, giảm so với
121 (năm 2008), 119 (năm 2005), 121 (năm 2004). Tỷ số giới tính sẽ vẫn tiếp tục
chênh lệch ở mức báo động 119 bé trai trên 100 bé gái vào những năm 2030.
1.3.2. Chức năng nuôi dưỡng, giáo dục
Đây là chức năng hết sức quan trọng của gia đình, gia đình là nơi dưỡng dục về thể
chất, tinh thần, hình thành nhân cách cho mỗi con người trong xã hội. Từ trường
học đầu tiên này, mỗi cá nhân được những người thầy thân yêu là cha mẹ, ông bà


giáo dục kiến thức, kỷ năng sống để có thể thích ứng, hịa nhập vào đời sống cộng
đồng. Nêu gương là cách giáo dục tốt nhất trong gia đình ( Cha mẹ thương yêu
chân thành, tôn trọng, giúp đỡ nhau; cha mẹ, ông bà vừa yêu quý vừa nghiêm khắc
và bao dung với con cháu ), giữa gia đình với họ hàng, với láng giềng, với cộng
đồng ( trọng nhân nghĩa, làm điều thiện, sống chan hịa, ghét thói gian tham, điều
giả dối ), qua đó giúp con cháu tiếp thu một cách tự nhiên, nhẹ nhàng những bài
học cuộc đời nhưng lại tác động mạnh mẽ đến quá trình hình thành và phát triển
nhân cách.
1.3.3. Chức năng KT và tổ chức tiêu dùng
Đây là chức năng cơ bản quan trọng của gia đình nhằm tạo ra của cải, vật chất, là
chức năng đảm bảo sự sống còn của gia đình, đảm bảo cho gia đình được ấm no,
giàu có làm cho dân giàu, nước mạnh như lời Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói:
“dân có giàu thì nước mới mạnh “. Chức năng này bao quát về nhu cầu ăn, ở, tiện
nghi, là sự hợp tác kinh tế giữa các thành viên trong gia đình nhằm thỏa mãn nhu
cầu của đời sống.
Để có kinh tế của mỗi gia đình ngày càng được cải thiện và nâng cao, ngồi những
thành viên đang cịn ở độ tuổi trẻ em thì những thành viên đang ở độ tuổi lao động
cần có một cơng việc, một mức thu nhập ổn định. Ngồi ra cịn cần có nguồn thu

nhập thêm để có thêm nguồn thu chi trả cho những chi phí lặt vặt hàng ngày.
Ví dụ: giáo viên có thể nhận dạy lớp học thêm, cơng nhân có thể nhận thêm sản
phẩm làm ngồi giờ, những người nơng dân thì có thể tăng gia chăn nuôi, tranh thủ
buổi tối bện chổi rơm, đan giậu,… Mỗi gia đình cần ln có ý thức phấn đấu làm
giàu và làm giàu một cách chính đáng, đồng thời biết cách hài hòa giữa đời sống
vật chất và tinh thần. Bên cạnh đó xã hội cũng cần phải có trách nhiệm chăm lo
chung cho mọi gia đình bằng cách phát triển kinh tế, văn hóa có như vậy thì chức
năng kinh tế của gia đình mới có thể hoàn thiện được.


1.3.4. Chức năng thỏa mãn nhu cầu tâm sinh li, duy trì tình cảm GĐ
Nhờ vào quan hệ hơn nhân và quan hệ huyết thống nên thành viên gia đình có tình
u thương và ý thức, trách nhiệm với nhau. Chính vì vậy, gia đình là nơi để mỗi
được chăm sóc cả về vật chất lẫn tinh thần, được thỏa mãn nhu cầu tình cảm, cân
bằng tâm lý, giải tỏa ức chế... từ các quan hệ xã hội.
Không phải ngẫu nhiên người ta gọi gia đình với cách gọi yêu thương, trìu mến,
ấm áp. Trong gia đình người già được chăm sóc khỏe mạnh, vui vẻ lạc quan,
truyền lại cho con cháu vốn sống, cách ứng xử đẹp. Nơi đó, con cái biết yêu kính,
vâng lời cha mẹ, vợ chồng quan tâm chia sẻ vui buồn cực nhọc với nhau... Ở đó,
mỗi người cảm nhận được sự gần gũi, thân thương từ khoảng sân, mái nhà, chiếc
giường... đến những quan hệ họ hàng thân thiết.
Khi một thành viên gặp biến cố, gia đình, dịng họ sẽ có sự quan tâm, chia sẻ và có
sự giúp đỡ để niềm vui được nhân đôi, nỗi buồn được vơi đi một nửa. Điều đó sẻ
tạo nên sợi dây vơ hình nhưng bền chặt kết nối nghĩa tình những người trong gia
đình, dịng họ, thân tộc lại với nhau. Mối quan hệ đồng bào cũng từ đó mà hình
thành trong làng xóm, trong xã hội, trở thành nền tảng của tình yêu quê hương, đất
nước, con người.
Chương 2: Trình bày những biến đổi cơ bản của gia đình Việt Nam hiện nay
và Phương hướng xây dựng gia đình Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ
nghĩa xã hội.

2.1. Biến đổi của gia đình Việt Nam hiện nay
2.1.1. Biến đổi về quy mô, kết cấu gia đình
Qui mơ các hộ gia đình hiện nay nhỏ hơn so với trước kia, thường chỉ bao gồm đơi
vợ chồng và những đứa con. Hiện nay gia đình có 3, 4 thế hệ cùng chung sống đã
giảm dần theo thời gian…Vì thế thu nhập của gia đình có thể đáp ứng đầy đủ nhu


cầu cơ bản và từ đó phát sinh nhiều nhu cầu cao hơn. Hành vi tiêu dùng không chi
nằm trong giới hạn mua sắm những hàng hóa cho mục đích ăn, mặc mà cịn cho
những mục đích khác như giải trí, nâng cao kiến thức, uy tín, danh tiếng cho gia
đình.
Ngun nhân giảm qui mơ gia đình là do giảm mức sinh, thay đổi mơ hình chung
sống giữa các thế hệ và những nguyên nhân khác như ly hôn, ly thân, độc thân ...
2.1.2. Biến đổi về các chức năng của GĐ
Những thay đổi trong việc sinh đẻ và nuôi dưỡng con cái. Khuynh hướng hiện nay
là sinh ít, mỗi gia đình thường chỉ có một hoặc hai con, con cái được nuôi dạy kỹ
lưỡng, đầy đủ. Trẻ em được cha mẹ chăm lo từ ăn, mặc, học hành, vui chơi giải trí.
Những sản phẩm dành cho trẻ em ngày càng nhiều, phong phú và đắt tiền, những
cửa tiệm mở ra để chuyên bán các hàng hóa dành cho trẻ em, và rất nhiều khu vui
chơi giải trí của trẻ em phát triển nhanh chóng.
Đối với gia đình truyền thống, chức năng sinh sản là chức năng đầu tiên và quan
trọng nhất, tuy nhiên, hiện nay tại TP.HCM, chức năng này không phải quan trọng
nhất, thực tế cho thấy ở địa phương này, mức sinh giảm nghiêm trọng ở các cặp vợ
chồng. Nguyên nhân của vấn đề này do áp lực của cuộc sống công nghiệp, công
việc, kinh tế gia đình… làm xuất hiện xu hướng kết hơn muộn, sinh con muộn,
sinh ít và khơng muốn sinh con ngày càng gia tăng. Chính vì vậy có thể nói, chức
năng kinh tế đang đóng vai trị quan trọng trong các gia đình hiện đại.
Trong bối cảnh tồn cầu hóa, gia đình khơng cịn là một tổ chức bền vững mang
tính khép kín. Để có được nguồn thu nhập ni sống gia đình, do hồn cảnh nên
nhiều người phải rời tổ ấm của mình để tìm việc làm ở các đơ thị, các khu cơng

nghiệp… Họ khơng những khơng có điều kiện gần gũi chăm sóc, giáo dục con nhỏ
mà bản thân cũng gặp rất nhiều nguy cơ rủi ro khi sống xa gia đình. Trong điều
kiện đó, cùng với sự phai nhạt tình cảm gia đình, sự gắn kết giữa các thành viên


trong gia đình trở nên thất thường, lỏng lẻo thì các thiết chế xã hội từng bước thay
thế vai trò của gia đình, trong đó đối tượng là trẻ em rất dễ bị tổn thương. Đây là sự
chuyển đổi tất yếu vai trị của gia đình trong sự hình thành và phát triển nhân cách
của trẻ em giai đoạn chuyển đổi hiện nay. Từ đó, có thể nhận thấy và dự báo trước
những hậu quả không mong đợi và sẽ để lại nhiều khiếm khuyết trong nhân cách
của thế hệ tương lai.
Cùng với sự biến đổi vô cùng to lớn của đời sống xã hội thời kỳ đổi mới, gia đình
Việt Nam cũng diễn ra sự biến đổi một cách tồn diện. Q trình tồn cầu hóa và
hội nhập quốc tế đã tác động mạnh mẽ đến mọi mặt đời sống gia đình. Bên cạnh
những tác động tích cực, những cơ hội phát triển mới, gia đình Việt Nam cũng
đang đứng trước nhiều nguy cơ và thách thức mới. Đó là tình trạng ly hơn có xu
hướng tăng cao; ngoại tình; sống chung khơng kết hơn; tệ nạn mại dâm; tình dục
đồng giới; tình trạng trẻ em nghiện hút; trẻ em hư, phạm tội, lang thang có xu
hướng tăng; bạo lực gia đình; bn bán phụ nữ; bất bình đẳng giới; mua bán hơn
nhân có yếu tố nước ngồi; xu hướng tôn sùng tiền bạc trong quan hệ giữa người
với người; tình trạng bn lậu, tham nhũng, hối lộ, mua quan bán chức diễn ra phổ
biến trong xã hội… đang tác động đến từng cộng đồng, tập thể, cá nhân, từng gia
đình ở mọi nơi, mọi lúc, mọi hồn cảnh, mọi phương diện.
Những tác động này đang tạo ra một môi trường xã hội ô nhiễm nặng nề, hết sức
bất lợi đối với sự bền vững và phát triển của gia đình nói chung và giáo dục gia
đình và sự trưởng thành của trẻ em nói riêng. Cùng với những điều kiện khách
quan đó, bản thân các gia đình hiện nay cũng đang gặp rất nhiều rắc rối, khó khăn.
Đó là giá cả thị trường tăng cao, đời sống kinh tế bấp bênh, các thành viên gia đình
gặp nhiều rủi ro, bất thường trong cuộc sống, trình độ văn hóa, học vấn của cha,
mẹ thấp hoặc do dồn hết sức lực vào việc kiếm sống nên nhiều bậc cha, mẹ khơng

có thời gian gần gũi, chăm sóc, dạy dỗ con…; mặt khác, do tác động nhiều mặt của
xã hội mở cửa, tốc độ phát triển tâm – sinh lý của trẻ hiện nay diễn ra nhanh, có


khi đột biến, bất thường trong khi các bậc cha, mẹ vừa chưa đủ kiến thức, chưa kịp
nhận thức, chưa đủ thời gian, chưa có phương pháp phù hợp để kịp thời quản lý,
điều chỉnh, giáo dục và định hướng phát triển đối với trẻ.
Bên cạnh đó, trong bối cảnh tồn cầu hóa, gia đình khơng cịn là một tổ chức bền
vững mang tính khép kín. Để có được các nguồn thu nhập mới ni sống gia đình,
nhiều cha, mẹ phải rời xa tổ ấm tìm việc làm ở các đơ thị, các khu cơng nghiệp, họ
khơng những khơng có điều kiện gần gũi chăm sóc, giáo dục con nhỏ mà bản thân
cũng gặp rất nhiều nguy cơ và rủi ro khi sống xa gia đình. Trong điều kiện đó,
trong khi, cùng với sự phai nhạt tình cảm gia đình, sự cố kết giữa các thành viên
gia đình trở nên thất thường, lỏng lẻo thì các thiết chế xã hội từng bước thay thế
vai trị của gia đình trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ em. Đây là sự chuyển đổi
vai trị vơ cùng nguy hiểm trong sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em
giai đoạn chuyển đổi hiện nay. Nó rất có thể sẽ để lại nhiều dấu ấn khuyết tật trong
nhân cách gốc của thế hệ tương lai. Hậu quả của nguy cơ này dường như được báo
trước.
2.1.3. Biến đổi về quan hệ của GĐ
Bình đẳng là một giá trị của xã hội hiện đại. Đa số người dân đánh giá khá cao tầm
quan trọng của bình đẳng, cho thấy gia đình Việt Nam đang thích ứng với sự thay
đổi của xã hội hiện đại, ủng hộ bình đẳng giới trong quan hệ vợ chồng. Cùng với
đó là những thay đổi trong quan niệm về việc sống chung hoặc riêng trong gia
đình. Sự xuất hiện các nhân tố mới, như di cư lao động, tôn trọng tự do cá nhân, sự
độc lập về kinh tế giữa bố mẹ và con cái trong đời sống gia đình hiện đại cũng góp
phần làm chuyển dịch từ gia đình lớn nhiều thế hệ (ơng bà - cha mẹ - con cháu)
sang gia đình nhỏ (1 hoặc 2 thế hệ).
Hiện nay, các gia đình ngày càng nhận thức cao về tầm quan trọng của trách
nhiệm, chia sẻ trong đời sống gia đình. Đó là việc chia sẻ những mối quan tâm,



lắng nghe tâm tư, suy nghĩ của các thành viên trong gia đình. Các gia đình có mức
độ hiện đại hóa càng cao, mang nhiều đặc điểm hiện đại, như sống ở đơ thị, có việc
làm, có học vấn cao, mức sống cao, các khu vực kinh tế phát triển hơn thì các giá
trị chia sẻ và trân trọng càng được các cặp vợ chồng thể hiện rõ.
Phụ nữ trong các gia đình truyền thống chỉ đóng vai trị nội trợ, hiện nay phần lớn
phụ nữ có trình độ học vấn cao, có cơng việc làm trong xã hội, đảm nhiệm vai trò
người mang một phần thu nhập vềcho gia đình. Lợi tức của các hộ gia đình cả hai
vợ chồng cùng đi làm kiếm tiền gia tăng đánh kể kéo theo sự mua sắm nhiều hơn
và sử dụng những hàng hóa có chất lượng cao hơn. Những loại thực phẩm có thể
sử dụng ngay, những máy móc giúp cơng việc nội trợ của phụ nữ giảm nhẹ và
nhanh chóng hơn như máy giặt, tủ lạnh, bếp ga… được các nhà sản xuất tung ra và
gặt hái nhiều thành công.
Trong xã hội Việt Nam truyền thống, người phụ nữ không lấy chồng nhưng có con
thường phải chịu sự lên án gay gắt của xã hội, cộng đồng và gia đình. Hiện nay,
hôn nhân vẫn là quyết định hệ trọng trong cuộc đời của người phụ nữ. Tuy vậy,
cùng với sự tiếp nhận văn hóa phương Tây cộng với quyền cá nhân ngày càng
được pháp luật bảo vệ, người phụ nữ ngày càng có quyền quyết định việc kết hơn
và có con. Quyền làm mẹ không chỉ thể hiện sự biến đổi trong nhận thức mà còn là
biểu hiện của sự nhân văn trong bảo vệ quyền của phụ nữ.
Quan hệ của gia đình với dịng họ trong xã hội Việt Nam hiện nay còn khá chặt
chẽ, gắn kết, mức độ gắn kết mạnh mẽ hơn ở nhóm mang những đặc điểm truyền
thống (như cao tuổi, học vấn thấp, nghèo, cư trú ở nơng thơn). Thực tế cho thấy có
xu hướng suy giảm tính tập thể, tính cộng đồng theo mức độ hiện đại hóa. Ở một
chừng mực nhất định, những giá trị truyền thống về tình làng nghĩa xóm vẫn được
duy trì. Điều này cho thấy tính liên tục của các giá trị văn hóa nhưng cũng đã có
những biểu hiện mới ở thế hệ trẻ về thái độ đối với quan hệ tình cảm và quan hệ
vật chất giữa các thành viên trong gia đình và cộng đồng. Trong khi người cao tuổi



đề cao việc ứng xử có lễ nghĩa, có trước có sau trong mọi hồn cảnh thì nhiều
thanh niên lại gắn khía cạnh kinh tế với khía cạnh tình cảm, hạnh phúc gia đình.
Họ cho rằng khơng thể có hạnh phúc nếu khó khăn về kinh tế.
2.2. Phương hướng và giải pháp xây dựng gia đình Việt Nam hiện nay
2.2.1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao nhận thức của xã hội về
xây dựng và phát triển gia đình Việt Nam
Cấp uỷ Đảng và chính quyền các cấp cần xác định cơng tác gia đình là một trong
những nội dung quan trọng trong các kế hoạch và chương trình phát triển kinh tế xã hội của địa phương; xem đây là nhiệm vụ thường xuyên; xây dựng chương
trình, kế hoạch cụ thể giải quyết những thách thức khó khăn về gia đình và cơng
tác gia đình; xố bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu trong hôn nhân và gia đình; phịng
chống các tệ nạn xã hội, bạo lực trong gia đình; đấu tranh chống lối sống thực
dụng, vị kỷ, đồi truỵ; tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em nói
chung, nhất là trẻ em có hồn cảnh đặc biệt. Nhà nước và xã hội có trách nhiệm
bảo vệ sự ổn định và phát triển của gia đình. Quan tâm một cách thiết thực và toàn
diện hơn nữa đối với phụ nữ, nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất, tinh
thần, thực hiện bình đẳng giới, tạo điều kiện để phụ nữ thực hiện tốt vai trị người
cơng dân, người lao động, người mẹ, người thầy đầu tiên của con người để xây
dựng gia đình "No ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc bền vững".
Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến và hỗ trợ phụ nữ tự thoát khỏi các định kiến xã hội
từ cộng đồng và từ chính bản thân về những khắt khe trong hành vi hôn nhân và
gia đình, hướng phụ nữ tới những giá trị được tơn trọng, được bình đẳng trong tiếp
cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giáo dục, được tự thể hiện bản thân, được hạnh
phúc, đồng thời đóng góp ngày càng nhiều cho xã hội trên các lĩnh vực kinh tế,
chính trị, văn hóa...


2.2.2. Đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đờỉ sống vật chất, kinh tế
hộ gia đình
Xây dựng chính sách và dịch vụ xã hội bảo đảm sự tiếp cận cơng bằng, bình đẳng

giữa các hình thức gia đình hiện nay, như chung sống khơng kết hơn, gia đình đơn
thân, gia đình đồng tính, gia đình có hơn nhân với người nước ngồi, gia đình ly
hơn/ly thân.
Quan tâm đến phát triển kinh tế gia đình, xây dựng và hồn thiện hệ thống dịch vụ
có liên quan để góp phần củng cố, ổn định và phát triển kinh tế gia đình; có chính
sách ưu tiên hỗ trợ phát triển kinh tế gia đình cho các gia đình chính sách, gia đình
các dân tộc thiểu số, gia đình nghèo, gia đình đang sinh sống ở vùng sâu, vùng xa,
vùng khó khăn. Xây dựng, củng cố và nâng cao chất lượng hệ thống dịch vụ gia
đình và cộng đồng; tạo điều kiện cho mọi gia đình tiếp cận được kiến thức pháp
luật, văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học kỹ thuật và phúc lợi xã hội....
2.2.3. Kế thừa những giá trị của gia đình truyền thống đồng thởi tiếp thu
những tiến bộ của nhân loại về gia đình trong xây dựng gia đình Việt Năm
hiện nay
Phổ biến kết quả nghiên cứu về các giá trị gia đình mà người dân Việt Nam đang
ủng hộ tới các nhà lập pháp, hoạch định chính sách, quản lý nhà nước về gia đình
để nắm rõ thực tế các giá trị của gia đình hiện nay, đặc biệt là những khác biệt xã
hội về giá trị gia đình thuộc các mức hiện đại hóa khác nhau, trong các bối cảnh
văn hóa khác nhau. Quan tâm đến các giá trị của nhóm thuộc khu vực kém phát
triển, có mức hiện đại hóa thấp để có thể giáo dục, tun truyền duy trì những giá
trị truyền thống tốt đẹp đang bảo lưu rõ nét ở khu vực này. Đồng thời, có những hỗ
trợ về dịch vụ xã hội, tư vấn xã hội cho các nhóm hiện đại, đang có xu hướng theo
những giá trị hiện đại của gia đình để phát huy sự tự do cá nhân, cởi mở trong quan


niệm, đồng thời hạn chế những tác động tiêu cực của chủ nghĩa cá nhân, lối sống
hưởng thụ, ích kỷ.
2.2.4. Tiếp tục phát triển và nâng cao chất lượng phong trào xây dựng gia
đình văn hóa
Đẩy mạnh cơng tác truyền thông, giáo dục, vận động nhằm nâng cao nhận thức của
các cấp, các ngành, cộng đồng và các thành viên gia đình về vị trí, vai trị của gia

đình trong thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước; thực hiện chủ trương
của Đảng và pháp luật của Nhà nước về hơn nhân và gia đình; giúp các gia đình có
kiến thức và kỹ năng sống, chủ động phịng chống sự xâm nhập của các tệ nạn xã
hội vào gia đình, kế thừa và phát huy những giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp
của dân tộc và tiếp thu có chọn lọc những giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội
phát triển.
Xem xét xây dựng nội hàm mới cho mục tiêu xây dựng gia đình trong thời kỳ tới
trên cơ sở những giá trị gia đình đã được định hình thơng suốt và thống nhất về
mặt nhà nước là “ấm no”, “bình đẳng”, “chung thủy”, “tiến bộ” và “hạnh phúc”.
Trên thực tế, các giá trị này mang hàm nghĩa rộng mà đời sống xã hội hay trong
quan niệm của nhân dân có thể cịn những biểu hiện cụ thể hơn nữa, như giá trị của
hôn nhân, gia đình, các biểu hiện của bền vững gia đình, giá trị con cái, tình
thương u, hiếu thảo, đồn kết cộng đồng, đồng thời bao hàm cả những biến đổi
mạnh mẽ theo mức độ hiện đại hóa của các gia đình hiện nay. Chiến lược phát triển
kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030 nên xem xét bổ sung nội hàm mới cho mục
tiêu xây dựng gia đình. Trong giai đoạn tới, Việt Nam nên chuyển mục tiêu từ “xây
dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội”
sang “xây dựng gia đình tiến bộ, hạnh phúc, phồn thịnh, là thiết chế quan trọng của
các quá trình kinh tế - xã hội và nguồn nhân lực ổn định, chất lượng” để tiếp tục


khẳng định vai trị quan trọng của gia đình trong sự phát triển của xã hội, đặt gia
đình trong mối quan hệ “động” hơn với các quá trình kinh tế - xã hội chung
Kết thúc
Trong những thập niên qua, gia đình Việt Nam đã trải qua những biến chuyển quan
trọng, từ gia đình truyền thống sang gia đình với những đặc điểm mới, hiện đại và
tự do hơn. Quá trình hội nhập quốc tế, trong đó có hội nhập và giao lưu văn hóa
làm xuất hiện những quan điểm cởi mở hơn về hơn nhân và gia đình Việt Nam.
Để từng gia đình là hạt nhân tốt của xã hội, thiết nghĩ bên cạnh sự chăm lo của
Đảng, Nhà nước và các tổ chức xã hội thì vai trị của từng gia đình và các thành

viên trong gia đình là hết sức quan trọng và có tính quyết định. Tồn xã hội quan
tâm đến cơng tác xây dựng gia đình, nhưng từng gia đình và các thành viên biết
quan tâm đến nhau, sống có trách nhiệm mới là xây dựng gia đình hạnh phúc bền
vững.
Tài liệu tham khảo
1.

/>nhung-bien-doi-cua-gia-dinh-viet-nam-hien-nay-va-mot-so-khuyen-nghichinh-sach.aspx

2.

Phạm Tất Dong (2010), Những phẩm chất nhân cách con người Thăng Long Hà Nội, Chương trình khoa học cấp Nhà nước, KX.09, Nxb. Hà Nội

3.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ
11, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội

4.

Vũ Thị Huệ (2010), Sự biến đổi của văn hóa gia đình đơ thị ở Hà Nội từ năm
1986 đến hiện nay, LATS Văn hóa học.

5.

Trịnh Duy Ln (2011), Gia đình nơng thơn Bắc Bộ trong chuyển đổi, Nxb.
Khoa học Xã hội.


6.


Hà Văn Tác (2010), Vai trị của gia đình đối với sự phát triển nguồn nhân lực
trong sự nghiệp CNH, HĐH ở Thành phố Hồ Chí Minh, LATS Triết học.

7.

Lê Thi (2002), Gia đình Việt Nam trong bối cảnh đất nước đổi mới, Nxb. Khoa
học Xã hội.

8.

Phạm Thị Bích Yên (2011), Đơ thị hố Việt Nam trong q trình cơng nghiệp
hoá, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ năm 2011

9.

Đảng Cộng sản Việt Nam (2021), Văn kiện Đại hội đại biểu tồn quốc lần thứ
13, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội



×