Tải bản đầy đủ (.pdf) (87 trang)

Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại công ty tnhh việt âu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.68 MB, 87 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
KHOA KINH TẾ

BÁO CÁO THỰC TẬP
TỐT NGHIỆP
TÊN ĐỀ TÀI: KẾ TOÁN DOANH THU BÁN
HÀNG VÀ CUNG CẤP DỊCH VỤ TẠI
CÔNG TY TNHH VIỆT ÂU
Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ PHƢƠNG LAM
Mã số sinh viên:

1723403010119

Lớp:

D17KT03

Ngành:

KẾ TỐN

GVHD:

LÊ THỊ DIỆU LINH

Bình Dƣơng, tháng 10 năm 2020


LỜI CAM ĐOAN
Em xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu độc lập của riêng em. Các số
liệu sử dụng phân tích trong khóa luận có nguồn gốc rõ ràng, trung thực. Các kết


quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào. Nếu phát hiện có bất
kỳ sự gian lận nào em xin hồn tồn chịu trách nhiệm về nội dung khóa luận của
mình.


LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến toàn thể giảng viên
trường Đại học Thủ Dầu Một, những người đã trực tiếp giảng dạy và tận tình dạy
dỗ, truyền đạt cho em những kiến thức quý báu để làm hành trang cho em vững
bước vào đời. Đặc biệt là Cô ThS. Lê Thị Diệu Linh đã tận tình giúp đỡ em hồn
thành tốt bài báo cáo này. Sự quan tâm hướng dẫn của cơ chính là nguồn động lực
to lớn cho em trong thời gian qua.
Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cảm ơn Ban Lãnh Đạo Công ty TNHH
Việt Âu cùng tồn thể các anh chị phịng kế tốn đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn và
cung cấp tài liệu cũng như tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em tiếp cận với thực tế
cơng tác kế tốn tại cơng ty.
Trong quá trình thực tập và làm báo cáo, vì thời gian hạn hẹp nên bài báo cáo
chắc chắn sẽ không tránh khỏi những sai sót. Kính mong nhận được sự góp ý, nhận
xét từ phía Cơ cũng như các anh, chị trong Công Ty để kiến thức của em ngày càng
hoàn thiện hơn và rút ra được những kinh nghiệm bổ ích có thể áp dụng vào thực
tiễn một cách hiệu quả trong tương lai.
Một lần nữa em xin trân trọng gửi đến quý thầy cô, các anh chị lời cảm ơn chân
thành và sâu sắc nhất!


M ỤC L ỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1
CHƢƠNG 1: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP ....... 4
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Cơng Ty TNHH Việt Âu: .............................................. 4
1.1.1 Giới thiệu sơ lược về cơng ty ............................................................................................ 4

1.1.2 Đặc điểm, quy trình sản xuất kinh doanh .......................................................................... 5
1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty TNHH Việt Âu ............................................................. 11
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế tốn tại Cơng ty TNHH Việt Âu.................................................. 14
1.4 Chế độ, chính sách kế tốn và hình thức áp dụng tại Cơng ty TNHH Việt Âu: .................... 15

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN DOANH THU BÁN HÀNG VÀ
CUNG CẤP DỊCH VỤ TẠI CÔNG TY TNHH VIỆT ÂU ....................... 17
2.1 Nội dung kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ. .................................................. 17
2.2 Nguyên tắc kế toán. ................................................................................................................ 18
2.3 Tài khoản sử dụng: ................................................................................................................. 19
2.3.1 Số liệu tài khoản doanh thu bán hàng ............................................................................. 19
2.3.2 Trình tự lập và xử lý chứng từ ........................................................................................ 19
2.4 Chứng từ và sổ sách kế tốn.................................................................................................. 20
2.4.1.1 Hóa đơn GTGT ............................................................................................................ 20
2.4.1.2 Phiếu xuất kho .............................................................................................................. 21
2.4.1.3 Phiếu nhập kho ............................................................................................................. 21
2.4.2 Sổ sách kế toán:............................................................................................................... 21
2.5 Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh tại công ty ........................................................................... 24

CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ .............................................. 71
3.1 Nhận xét ..................................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.1 Ưu điểm............................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.1.2 Nhược điểm ......................................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2 Kiến nghị .................................................................................... Error! Bookmark not defined.

KẾT LUẬN .................................................................................................... 76

i



DOANH MỤC VIẾT TẮT
- TK

: Tài khoản

- GTGT : Gía trị gia tăng
- TSCĐ : Tài sản cố định
- TTĐB : Tiêu thụ đặc biệt
- XNK : Xuất, Nhập khẩu
- BVMT : Bảo vệ môi trường
- TNHH : trách nhiệm hữu hạn
- TMCP : Thương mại cổ phần

ii


DOANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 : Quy trình sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Việt Âu
Sơ đồ 1.2 : Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty TNHH Việt Âu
Sơ đồ 1.3 : Tổ chức bộ máy kê tốn tại Cơng ty TNHH Việt Âu
Sơ đồ 1.4 : Sơ đồ hạch tốn theo hình thức kế toán Nhật ký chung
Sơ đồ 2.1 : Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vu

iii


DOANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Bảng phân tích biến động theo chiều ngang của khoản mục doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ tại Công ty TNHH Việt Âu
Bảng 2.2: Phân tích tỷ số lợi nhuận trên doanh thu thuần

Bảng 2.3: Phân tích tỷ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay so với tổng tài sản
Bảng 2.4: Phân tích tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản – ROA
Bảng 2.5: Phân tích tỷ số lợi nhuận rịng trên vốn chủ sở hữu – ROE
Bảng 2.6 Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2017,2018 và năm
2019 của Cơng ty TNHH Việt Âu
Bảng 2.7 Phân tích Bảng cân đối kế toán năm 2017, năm 2018 và năm 2019 của
Cơng ty TNHH Việt Âu
Bảng 2.8 Phân tích bảng kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều dọc năm 2017 và
năm 2018
Bảng 2.9 Phân tích bảng kết quả hoạt động kinh doanh theo chiều dọc năm 2018 và
năm 2019

iv


DOANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 : Hợp đồng kinh tế Cơng ty TNHH Việt Âu và Công ty Cổ phần xuất nhập
khẩu Bình Phước
Hình 2.2 : Hóa đơn giá trị gia tăng giữa Công ty TNHH Việt Âu và Công ty Cổ
phần xuất nhập khẩu Bình Phước
Hình 2.3 : Bảng kê chi tiết hàng hóa giữa Cơng ty TNHH Việt Âu và Cơng ty Cổ
phần xuất nhập khẩu Bình Phước
Hình 2.4 : Phiếu xuất kho Công ty TNHH Việt Âu bán cho Cơng ty Cổ phần xuất
nhập khẩu Bình Phước
Hình 2.5 : Giấy báo có Ngân hàng TMCP Cơng Thương VN
Hình 2.6 : Hợp đồng kinh tế Công ty TNHH Việt Âu và Cơng ty Cổ Phần Chăn
Ni CP Việt Nam
Hình 2.7 : Hóa đơn giá trị gia tăng giữa Cơng ty TNHH Việt Âu và Công ty Cổ
Phần Chăn Nuôi CP Việt Nam
Hình 2.8 : Hợp đồng kinh tế Cơng ty TNHH Việt Âu và Cơng ty TNHH Đồ Gỗ

Bình Dương
Hình 2.9 : Hóa đơn giá trị gia tăng giữa Công ty TNHH Việt Âu và Công ty TNHH
Đồ Gỗ Bình Dương
Hình 2.10 : Phiếu xuất kho Cơng ty TNHH Việt Âu bán cho Cơng ty TNHH Đồ Gỗ
Bình Dương
Hình 2.11 : Giấy báo có Ngân hàng TMCP Cơng Thương VN
Hình 2.12 : Hợp đồng kinh tế Cơng ty TNHH Việt Âu và Cơng ty TNHH Hồi An
Hình 2.13 : Hóa đơn giá trị gia tăng giữa Cơng ty TNHH Việt Âu và Cơng ty
TNHH Hồi An

v


Hình 2.14 : Phiếu xuất kho Cơng ty TNHH Việt Âu bán cho Cơng ty TNHH Hồi
An
Hình 2.15 : Phiếu hạch tốn tiền điện của Cơng ty Điện lực Tân Uyên
Hình 2.16 : Ủy nhiệm chi ngân hàng Vietcombank
Hình 2.17 : Phiếu chi Cơng ty TNHH Việt Âu
Hình 2.18 : Hóa đơn giá trị gia tăng giữa Cơng ty TNHH Việt Âu và Cơng ty
TNHH Sản xuất Cơ khí Tân Long
Hình 2.19 : Sổ cái 511 năm 2019 của Cơng ty TNHH Việt Âu
Hình 2.20 : Sổ chi tiết bán hàng năm 2019 của Cơng ty TNHH Việt Âu
Hình 2.21 : Sổ nhật ký chung năm 2019 của Công ty TNHH Việt Âu

vi


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bất kì lĩnh vực kinh doanh nào thì mục tiêu cuối cùng mà các nhà đầu tư

quan tâm đến đó chính là lợi nhuận. Điều đó dẫn đến bộ phận kế tốn tại doanh
nghiệp phải theo dõi sát sao quá trình mua bán hàng hóa. Thực hiện tốt q trình
này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp thu hồi vốn, bù đắp tổn thất, thực
hiện đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước và nâng cao đời sống người lao động. Doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ là những thông tin quan trọng không chỉ đối với
doanh nghiệp mà còn quan trọng đối với nhà nước, nhà đầu tư, các tổ chức tài
chính,... Các thơng tin này được kế toán trong doanh nghiệp tập hợp, phản ánh dưới
dạng các con số và chỉ tiêu kinh tế tài chính. Việc xác định đúng doanh thu tạo điều
kiện thuận lợi cho nhà quản trị đưa ra quyết định.
Qua thời gian thực tập tại Công ty TNHH Việt Âu, em nhận thấy việc kế
tốn doanh thu bán hàng, nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của
công ty. Đồng thời, nhận được sự giúp đỡ của các anh chị ở phịng Kế tốn trong
thời gian thực tập tại Công ty TNHH Việt Âu và sự chỉ bảo tận tình của cơ Lê Thị
Diệu Linh em đã chọn đề tài “Kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
tại Công ty TNHH Việt Âu”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa kiến thức cơ bản về kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ trong doanh nghiệp sản xuất.
- So sánh điểm khác và giống nhau giữa thực tế và lý thuyết đã được học.
- Qua tìm hiểu q trình hạch tốn em rút ra một số nhận xét về ưu điểm và
nhược điểm trong công tác doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ tại Công ty
TNHH Việt Âu.
- Đề xuất giải pháp nhằm hồn thiện cơng tác kế tốn doanh thu bán hàng và
cung cấp dịch vụ tại Công ty TNHH Việt Âu.
3.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

1



Đối tượng nghiên cứu: Cơng tác kế tốn doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ tại Công ty TNHH Việt Âu
Phạm vi không gian: tại Công ty TNHH Việt Âu
Phạm vi thời gian: Số liệu năm 2019
4. Phƣơng pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu
Phương pháp nghiên cứu:
− Phương pháp phân tích:
+ Phương pháp thu thập: Thu thập số liệu là các hóa đơn, chứng từ, sổ
sách kế tốn liên quan đến đề tài nghiên cứu.
+ Phương pháp xử lý số liệu: Từ các số liệu thu thập được, phân tích
đánh giá dữ liệu nhằm phục vụ cho mục đích tìm hiểu và nghiên cứu.
+ Phương pháp mơ tả: mơ tả quy trình ghi sổ kế tốn từ đó xác định kết
quả kinh doanh của doanh nghiệp.
− Phương pháp so sánh đối chiếu: So sánh sự khác nhau giữa kiến thức đã học
cùng các thực trạng trong ngành với thực tê tại doanh nghiệp, đánh giá những
ưu nhược điểm trong cơng tác kế tốn của doanh nghiệp, từ đó đưa ra đề xuất
để khắc phục những hạn chế đó.
− Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn khách hàng của doanh nghiệp, các nhân
viên phịng kế tốn, làm căn cứ đưa ra các nhận xét về các chính sách chung và
cơng tác kế tốn tại doanh nghiệp.
Nguồn dữ liệu: Để hồn thành đề tài này em đã kết hợp:
− Những kiến thức đã được học ở trường
− Quan sát học hỏi từ những gì thực tế xảy ra tại CƠNG TY TNHH VIỆT ÂU
− Nghiên cứu thêm từ các văn bản pháp luật, các bài báo cáo của các anh chị
khóa trước.
5. Ý nghĩa của đề tài
Đề tài giúp em nâng cao kiến thức chuyên môn cũng như kiến thức thực tế
trong thời gian thực tập , Giúp em hiểu rõ hơn về kế toán doanh thu bán hàng


2


và cung cấp dịch vụ và có nhiều kinh nghiệm về chuyên ngành của mình và tìm
được ưu điểm và nhược điểm của bản thân.
6. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận bài báo cáo gồm các chương:
Chương 1: Giới thiệu khái quát về đơn vị thực tập
Chương 2: Thực trạng kế toán doanh thu bán hàng và cung cấp dịch tại Công ty
TNHH Việt Âu
Chương 3: Nhận xét – Giải pháp

3


CHƢƠNG 1:
GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Cơng Ty TNHH Việt Âu:
1.1.1 Giới thiệu sơ lƣợc về công ty
- Địa chỉ, trụ sở: Ấp 1, xã Hội Nghĩa, huyện Tân Uyên, tỉnh Bình Dương
- Điện thoại: 0247.3656030
- Fax: 0247.3656030
- Tên công ty: Công ty TNHH Việt Âu
- Tài khoản tại ngân hàng: Vietinbank, số tài khoản: 102010000088620
- Giấy đăng ký kinh doanh số: 3700263024 do sở kế hoạch và đầu tư tỉnh
Bình Dương cấp ngày 08/12/2008.
- Ngành nghề kinh doanh: mua bán gỗ, mua bán các loại sản phẩm từ gỗ, sản
xuất và chế biến sản phẩm gỗ như: bàn, ghế, tủ, …
- Vốn điều lệ: 15.000.000.000 đồng (Mười lăm tỷ đồng).
Công ty TNHH Việt Âu thành lập vào năm 2008 gồm 15 nhân viên quản lý

kinh doanh và 120 công nhân trực tiếp sản xuất. Đến nay Công ty đã tồn tại và phát
triển đã 10 năm, khoảng thời gian đủ dài để có được nhiều kinh nghiệm trong sản
xuất kinh doanh.
Từ lúc thành lập đến nay công ty đã trải qua khơng ít những thuận lợi và khó khăn:
- Thuận lợi:
+ Nằm trên địa bàn đơng dân cư, gần khu Cơng nghiệp Nam Tân
Un tỉnh Bình Dương, có nguồn lao động dồi dào.
+ Tổ chức theo phương thức tập trung, tạo điều kiện cho sự chỉ đạo
chuyên môn sâu sắc, chặt chẽ, cung cấp thông tin kịp thời.
+ Được tỉnh ủy địa phương tạo mọi điều kiện để doanh nghiệp mở
rộng trong hoạt động sản xuất.
- Khó khăn:
+ Do đặc trưng của nghề nghiệp nên việc tuyển dụng lao động có tay
nghề gặp nhiều khó khăn.
4


+ Việc tìm nguồn cung ứng nguyên liệu, cũng như thị trường tiêu thụ
sản phẩm gặp rất nhiều khó khăn.
Nhìn chung đến nay công ty đã hoạt động ổn định và phát triển theo hướng
tích cực về chất lượng sản phẩm tạo niềm tin cho khách hàng nhằm mục đích hợp
tác lâu dài và cùng phát triển.
Chức năng:
Sản xuất và xuất khẩu các loại đồ gỗ như: tủ, bàn ghế, giường, kệ sách...
Nhiệm vụ:
- Tăng cường xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, từng bước hiện đại hóa dây
chuyền sản xuất.
- Xây dựng đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao đáp ứng nhu cầu
phát triển của công ty trong điều kiện mới.
- Mở rộng các mối quan hệ, phát triển thị trường, đảm bảo cân bằng thu chi,

hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước, nâng cao đời sống của người lao động.
- Để đáp ứng nhu cầu thị hiếu của người tiêu dùng trong và ngồi nước,
Cơng ty đã khơng ngừng vươn lên phát triển và hồn thiện mình. Nhằm xây dựng
một nền kinh tế vững chắc, góp phần làm giàu cho nước nhà.
1.1.2 Đặc điểm, quy trình sản xuất kinh doanh
Quy trình sản xuất kinh doanh tại công ty TNHH Việt Âu

5


Tiếp nhận nhiệm vụ và hợp
đồng

Thống kê vật tư

Gia công sơ bộ

Gia cơng sản phẩm

Chuẩn bị lắp ráp sản phẩm

Hồn thiện sản phẩm

Kiểm tra thành phẩm

Đóng gói sản phẩm

Giao cho khách hàng

Sơ đồ 1.1: Quy trình sản xuất kinh doanh của Cơng ty

Nguồn : Phịng Kế Tốn
6


Bƣớc 1: Tiếp nhận nhiệm vụ và hợp đồng
- Nhận bản vẽ thiết kế
- Báo giá và tiến độ sản xuất và thống nhất các yêu cầu và điều khoản Hợp đồng
- Phản hồi về tính hợp lý trong thiết kế
- Nhận hồ sơ điều chỉnh nếu cần thay đổi cho phù hợp với thực tế sản xuất - Khảo
sát các kích thước hiện trạng
Bƣớc 2: Thống kê vật tƣ
-Trên cơ sở chất liệu và bản vẽ chi tiết, quản lý xuống thống kê vật tư
-Chuyển bộ phận kế toán gọi gỗ hoặc lấy từ kho của xưởng
-Tiếp nhận vật tư, đánh giá, phân loại vật tư theo giá thành (chi phí thấp/cao) để áp
dụng vào từng hợp đồng và phần việc cụ thể
Bƣớc 3: Gia công sơ bộ
-Thợ tiến hành phân loại vật tư cho vào từng phần việc và đo kích thước cụ thể
-Tiến hành phơi khơ và sấy trước khi thực hiện với đồ gỗ tự nhiên
Bƣớc 4: Gia công sản phẩm
-Trên cơ sở bản vẽ chi tiết, tiến hành cắt và pha gỗ
-Chọn vân gỗ, bề mặt gỗ để chọn vào các vị trí thích hợp
Bƣớc 5: Chuẩn bị lắp ráp sản phẩm
- Lắp dựng sản phẩm theo bản vẽ chi tiết
- Giám sát xưởng kiểm tra lần 1 đối với sản phẩm, độ phẳng, thẳng, kết cấu sản
phẩm, trước khi chuyển sang bộ phận sơn gỗ
- Kiến trúc sư thiết kế kiểm tra và đối chiếu với bản vẽ chi tiết về độ chính xác và
chỉnh sửa nếu cần thiết

7



- Thống kê phụ kiện, vật tư phụ như tay co, ray khóa, bản lề .....chuyển cho bộ phận
kho để cung cấp
Bƣớc 6: Hoàn thiện sản phẩm
- Trưởng bộ phận sơn nghiệm thu phần thô của mộc
- Trường hợp đạt chất lượng như yêu cầu, thợ của xưởng tiến hành quy trình sơn
- Trường hợp cần điều chỉnh, quay lại phần mộc để điều chỉnh sau đó tiếp tục bước
tiếp theo
- Công đoạn Sơn thành phẩm:
+ Quản lý xưởng phối hợp với kiến trúc sư, khách hàng kiểm tra chính xác về màu
sắc và chủng loại sơn của sản phẩm
+ Tiến hành sơn lót lần 1
+ Lắp ráp lần 1
+ Tiến hành sơn lót lần 2
+ Lắp ráp lần 2
+ Bả sản phẩm, có thể để tom gỗ hoặc khơng tùy theo thiết kế
+ Sơn phủ mầu theo thiết kế
+ Sơn phủ bóng
– Các sản phẩm của Việt Âu đều phủ bóng mờ 100% , mờ 50%... tùy theo thiết kế
và yêu cầu của khách hàng.
Bƣớc 7: Kiểm tra thành phẩm
- Quản lý xưởng kiểm tra lại sản phẩm lần cuối, phối hợp với kiến trúc sư, khách
hàng kiểm soát độ chính xác về màu sắc và thẩm mỹ của sản phẩm

8


- Trong trường hợp cần điều chỉnh, thay đổi sẽ quay lại quy trình sơn để đạt được sự
hồn hảo nhất cho sản phẩm
-Nghiệm thu sản phẩm và thông báo với bộ phận đóng gói và chuyển hàng.

Bƣớc 8: Đóng gói sản phẩm
-Sản phẩm được đóng gói cẩn thận qua nhiều lớp bảo vệ tránh việc bị xây xước khi
vận chuyển
-Bộ phận quản lý kiểm tra sản phẩm lần 1 trước khi xuất xưởng
-Bộ phận quản lý thông báo với bộ phận kinh doanh của công ty đặt lịch lắp đặt và
chuyển đến khách hàng
-Phân công thợ phụ trách việc lắp đặt và chuẩn bị lịch lắp đặt sản phẩm, đồ nghề
mang theo và các vật tư phụ
Bƣớc 9: Lắp đặt
-Kiểm tra lại bản vẽ và vị trí lắp đặt
-Tiến hành lắp đặt sản phẩm
-Bàn giao lại bộ phận kinh doanh làm cơ sở nghiệm thu với khách hàng.
Một số lƣu ý trong quá trình sản xuất sản phẩm:
1. Lựa chọn vật tƣ phù hợp và đạt chất lƣợng tốt nhất
Hiện nay, do lượng gỗ tự nhiên ngày càng hiếm giá thành cao nên nhiều người
chuyển sang sử dụng gỗ chế biến: MDF sơn màu hoặc phủ veneer, gỗ ghép phủ
veneer, MFC, Laminate… Các loại gỗ này do sản xuất đồng loạt về chất lượng,
kích cỡ, màu sắc, nên dễ thi công. Việc bảo quản không phức tạp. Sự phong phú về
bề mặt gỗ chế biến giúp các sản phẩm có được những hiệu quả sử dụng, thẩm mỹ
phong phú không khác gỗ thiên nhiên và giúp cho các nhà thiết kế thực hiện được
nhiều ý tưởng mới. Vì thế hiện nay trong cơng trình nhà ở, hơn 90% đồ nội thất
đều sử dụng loại gỗ công nghiệp. Đối với những khách hàng có yêu cầu khắt khe
9


về chất lượng gỗ đồng thời ngân sách tương đối lớn thì thường lựa chọn loại gỗ tự
nhiên để làm vật tư cho sản phẩm của mình. VIỆT ÂU có thể đáp ứng được mọi
yêu cầu của Khách hàng về chất liệu gỗ, có khả năng cung cấp tất cả các loại gỗ tự
nhiên và gỗ chế biến. Có một số lưu ý của VIỆT ÂU trong lựa chọn gỗ như sau:
* Với gỗ tự nhiên: Đồ gỗ ngoài trời chỉ nên mua loại làm bằng gỗ đặc chứ không

sử dụng gỗ cơng nghiệp vì sẽ dễ thấm nước và xé nứt do tiếp xúc trực tiếp với môi
trường tự nhiên như cửa chính, cột, lan can… Chủng loại gỗ thường dùng là chị
chỉ, dầu đỏ, tràm bơng vàng hay cao cấp như gõ đỏ, cẩm lai cũng đều phải qua tẩm
sấy và quét dầu hay sơn ngoài trời chống nóng và ẩm lên bề mặt. Với gỗ tốt, phần
lõi thường có màu đỏ, vàng, nâu sậm có nhiều vân; phần giác màu trắng hay vàng
nhạt không vân. Để tạo sắc và vân cho tiệp nhau giữa hai phần lõi và giác, “công
nghệ” vẽ vân của thợ sơn pu sẽ gia cơng phần này. Nếu khơng tinh mắt có thể...
nhầm. Ngay như các chủng loại gỗ thường, khơng có màu sậm hay vân nhưng qua
“công nghệ vẽ” lên bề mặt thì sản phẩm trở nên... đồ gỗ tốt( thường đa phần là nhái
theo gỗ nhóm 1,2). Để phân biệt, có thể xem cả mặt trong của sản phẩm.
*Với gỗ công nghiệp – gỗ nhân tạo: Có 2 loại phổ biến
- Ván lạng veneer là một giải pháp để người tiêu dùng vẫn mua được sản phẩm gỗ
giá rẻ hơn so với sản phẩm cùng loại bằng gỗ đặc.
- Gỗ ghép: Dạng gỗ ghép này tận thu tốt gỗ vụn thải ra trong quá trình chế biến gỗ
tự nhiên, làm cho giá thành rẻ mà vẫn bền chắc như gỗ đặc.
Những mảnh gỗ vụn, gỗ tạp nhỏ vẫn có thể ghép thành những tấm gỗ bằng keo và
thiết bị máy móc chuyên dụng. Độ bền chắc không thua kém một tấm ván hay đồ
gỗ đặc cưa ra từ trong cây tự nhiên. Khi trên bề mặt ván ghép được dán lớp veneer
thì diện mạo cũng như chất lượng của nó tương đương tấm gỗ đặc. Từ đó, việc ứng
dụng nó đa dạng hơn để đóng đồ gỗ nội thất cũng như cửa đi, đồ trang trí nội thất
trong xây dựng. Gỗ ghép dán veneer rẻ hơn gỗ đặc tự nhiên đến 40% và có cả sản
phẩm ván sàn bằng gỗ ghép dán veneer này. Dù ghép từ gỗ tạp vụn nhưng đã qua
tẩm sấy chuẩn mực nên không bị cong vênh, mối mọt trong quá trình sử dụng. Tẩm
sấy tiêu chuẩn sẽ cho gỗ có ẩm 12% và tẩm thuốc chống mối mọt.
10


2. Cách thức lắp ráp và sơn sản phẩm: Hai công đoạn lắp ráp và sơn sản phẩm
rất quan trọng, quyết định 70% chất lượng sản phẩm. Tại VIỆT ÂU , các thợ tại
xưởng và kiến trúc sư ln có sự trao đổi hợp tác chặt chẽ trong quá trình thực hiện

lắp ráp và sơn thành phẩm. Kiến trúc sư bản vẽ có trách nhiệm giám sát chặt chẽ 2
cơng đoạn này, điều chỉnh ngay khi có phát sinh. Vì vậy, chất lượng thành phẩm
của VIỆT ÂU luôn đạt mức cao nhất, tạo nên sự hài lòng từ Khách hàng.
1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty TNHH Việt Âu
Bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo một cấp. Các phịng ban chức
năng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và cùng chịu sự quản lý của Giám đốc. Các
phòng ban chức năng được tổ chức theo yêu cầu của việc quản lý sản xuất kinh
doanh thông suốt, thông qua cấp trung gian. Ở phân xưởng có quản đốc điều hành
sản xuất và chịu trách nhiệm với Giám đốc.
Mơ hình tổ chức bộ máy:
Do đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, Công ty có các phịng ban:
Phịng giám đốc, phịng phó giám đốc, phịng kế hoạch vật tư, phịng kế tốn tài
chính, phịng kỹ thuật và các tổ sản xuất.

11


Giám đốc

Phó giám đốc

Phịng kế

tốn tài chính

Phịng kế
hoạch vật tư

Phịng kỹ
thuật


Các tổ sản xuất

Tổ
phơi

Tổ
sơn

Tổ
nguội

Tổ
nhám

Tổ
máy

Tổ lắp
ráp

Tổ
bao bì

Kho thành phẩm

xuất hàng

Sơ đồ 1.2: Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Cơng ty
Nguồn: Phịng Kế Tốn


12


 Giám đốc:
 Là người lãnh đạo cao nhất chịu trách nhiệm chỉ đạo tồn bộ q trình sản
xuất kinh doanh của Công ty.
 Là một đại diện pháp nhân của Công ty và chịu trách nhiệm về mặt pháp lý
với nhà nước và với các tổ chức kinh tế khác.
 Phó giám đốc:
 Là người có quyền sau giám đốc, có chức năng tham mưu cho giám đốc.
 Giải quyết các công việc do giám đốc ủy quyền, được thay mặt giám đốc giải
quyết các công việc khi giám đốc đi vắng.
 Phịng kế tốn:
 Là một bộ phận quan trọng trong bộ máy quản lý Công ty, chịu trách nhiệm
chính trong việc quản lý về mặt tài chính, tham mưu cho giám đốc và thực
hiện các nghiệp vụ tài chính.
 Tính tốn và phản ánh một cách chính xác, đầy đủ, kịp thời tình hình phát
sinh chi phí sản xuất ở các bộ phận sản xuất, cũng như trong phạm vi tồn
doanh nghiệp.
 Kiểm tra chặt chẽ tình hình thực hiện các định mức tiêu hao và các dự tốn
chi phí.
 Lập các báo cáo tài chính theo đúng định kỳ.
 Phòng kế hoạch vật tư:
 Tổng hợp các đơn đặt hàng, lập phương án sản xuất, tính định mức, lập lệnh
sản xuất, mua vật tư, lên kế hoạch giao hàng...
 Báo cáo tiến độ sản xuất cho giám đốc.
 Phịng kỹ thuật: Có nhiệm vụ giám sát, chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật của tất cả
các loại hàng hóa, máy móc, thiết bị của Cơng ty. Phịng gồm có:
 Kỹ thuật trưởng: chịu trách nhiệm về kỹ thuật sản xuất gỗ và máy móc.

 Kỹ thuật phó: là người tham gia giám sát mọi hoạt động sản xuất của công ty
cùng với kỹ thuật trưởng.

13


 Tổ trưởng: có trách nhiệm nhắc nhở các thành viên trong tổ chấp hành nội
quy lao động, đảm bảo cho kế hoạch sản xuất của tổ được hoàn thành. Cuối
tháng nhận xét chung và căn cức vào thực tế để đánh giá xếp loại chuyên
cần.
 Công nhân: là người trực tiếp sản xuất ra các sản phẩm cho Công ty.

1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Cơng ty TNHH Việt Âu.
Tổ chức bộ máy kế tốn tại Cơng ty:
Kế tốn trưởng

Kế tốn tiền
mặt, thanh
tốn, ngân
hàng và kế
tốn lương

Kế tốn cơng
nợ, kế tốn
thuế và thủ
quỹ

Kế tốn
kho, thủ kho
ngồi


Thủ kho
trong

Sơ đồ 1.3: Tổ chức bộ máy kế tốn tại Cơng ty
Nguồn: Phịng Kế Tốn
Chức năng và nhiệm vụ của các bộ phận kế tốn trong cơng tác của bộ máy kế tốn
Cơng ty:
Kế tốn trƣởng:


Đơn đốc, nhắc nhở và hướng dẫn các nhân viên trong phịng hồn thành nhiệm
vụ kịp thời và chính xác.



Kiểm tra chi tiết về nghiệp vụ kế toán, thu thập về tất cả các số liệu kế toán,
hạch toán vào sổ tổng hợp, tập hợp và lập biểu mẫu kế toán, báo cáo quyết tốn
tài chính của Cơng ty.



Là người chịu hồn tồn trách nhiệm trước công ty và pháp luật về mặt quản lý
kinh tế tài chính của Cơng ty.
14


Kế toán tiền mặt kiêm kế toán thanh toán, kế toán ngân hàng, kế toán lƣơng:



Ghi chép và hạch toán các loại vốn bằng tiền.



lập chứng từ thu chi, thanh toán tiền hàng cho nhà cung cấp.



Kiểm tra theo dõi tài khoản ngân hàng của Công ty, lập chứng từ sao kê, lập sổ
phụ ngân hàng.



Tính tốn phân bổ đối tượng chi phí tiền lương, các khoản trích theo lương, phát
lương cho cơng nhân viên vào cuối tháng, ...

Kế tốn cơng nợ kiêm kế tốn thuế, kiêm thủ quỹ:


Theo dõi các khoản cơng nợ của cơng ty.



Lập báo cáo hồn thuế và các tờ khai thuế.



Lập báo cáo công nợ phải thu, phải trả, tạm ứng chi tiết tình hình công nợ theo
tuần, theo tháng, tổ chức theo dõi thu hồi công nợ.




Dựa vào phiếu thu, phiếu chi, các chứng từ có đầy đủ chữ ký của người giao,
người nhận tiến hành ghi vào sổ cái.



Giữ chìa khóa két sắt của Cơng ty.

Kế tốn kho, kiêm thủ kho ngồi:


Lập báo cáo chi tiết tình hình tổng hợp nhập xuất tồn.



Thống kê số lượng tiêu thụ.



Quản lý tình hình nhập xuất tồn của gỗ và bao bì trên excel.

Thủ kho trong:


Quản lý tình hình nhập xuất tồn các loại hardwear, sơn, mút xốp...trên excel.



Kiểm kê cấp phát vật tư trong kho.




Lập danh sách chấm cơng.

1.4 Chế độ, chính sách kế tốn và hình thức áp dụng tại Cơng ty TNHH Việt
Âu:
- Cơng ty TNHH Việt Âu là cơng ty có quy mơ nhỏ nên cơng ty áp dụng chế
độ kế tốn theo thơng tư 133/2016/TT-BTC
- Cơng ty áp dụng hình thức kế toán “Nhật ký chung”

15


- Về phương pháp tính thuế GTGT: Cơng ty áp dụng phương pháp tính thuế
GTGT theo hương pháp khấu trừ
- Phương pháp kế toán TSCĐ: áp dụng theo phương pháp khấu hao TSCĐ
theo phương pháp đường thẳng
- Niên độ kế tốn: được xác định theo năm tài chính bắt dầu từ ngày 01/01
kết thúc vào ngày 32/12 hàng năm trùng với năm dương lịch.
- Đơn vị tiền tệ: Việt Nam đồng (VNĐ)
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Theo phương pháp bình qn gia
quyền cuối kỳ
- Cơng ty tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo quý

Chứng từ kế toán

Sổ nhật ký đặc
biệt


Sổ, thẻ kế toán
chi tiết

Sổ Nhật ký
chung

Sổ cái

Bảng tổng
hợp chi tiết

Bảng cân đối
số phát sinh

Ghi chú

BÁO CÁO
TÀI CHÍNH

Ghi hàng ngày
Ghi cuối tháng (định kỳ)
Đối chiếu, kiểm tra

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ hạch tốn theo hình thức kế tốn Nhật ký chung
Nguồn: Phịng Kế Tốn
16


×