Tải bản đầy đủ (.doc) (84 trang)

Lịch sử quan hệ ngoại giao việt nam trung quốc từ năm 1945 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 84 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 5
CHƯƠNG I: CƠ SỞ VÀ HOÀN CẢNH LỊCH SỬ
CỦA MỐI QUAN HỆ VIỆT - TRUNG
1.1. Cơ sở hình thành quan hệ Việt – Trung:.................................................................7
1.1.1. Mối quan hệ lịch sử- văn hóa lâu đời:.............................................................7
1.1.2. Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và sự đồng tình ủng hộ lẫn nhau của
nhân dân hai nước:....................................................................................................8
1.1.3. Quan hệ giữa Đảng CSVN và Đảng CSTQ trước khi 2 nước thiết lập quan hệ
ngoại giao:.................................................................................................................9
1.2. Bối cảnh quốc tế, tình hình Trung Quốc và Việt Nam:...........................................9
1.2.1. Bối cảnh quốc tế:.............................................................................................9
1.2.2. Tình hình Trung Quốc:..................................................................................11
1.2.3. Tình hình Việt Nam:......................................................................................12

CHƯƠNG II: QUAN HỆ VIỆT NAM – TRUNG QUỐC
TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
2.1. Giai đoạn 1945- 1949 :.........................................................................................14
2.1.1. Quan hệ giữa Đảng cộng sản Việt Nam với Đảng cộng sản Trung Quốc trước
khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao:...............................................................14
2.1.2. Quan hệ chính trị quân sự:.............................................................................14
2.1.2.1. Những giúp đỡ của quân và dân Việt Nam đối với Trung Quốc:............14
2.1.2.2. Sự giúp đỡ chi viện của Trung Quốc đối với Việt Nam:..........................17

1


2.1.2.3. Ảnh hưởng của cách mạng Trung Quốc và sự ra đời của nước Cộng Hòa
Nhân Dân Trung Hoa (1949):.............................................................................18
2.1.3. Quan hệ kinh tế, thương mại:........................................................................19
2.2. Giai đoạn 1949- 1954:..........................................................................................20


2.2.1. Quan hệ chính trị ngoại giao:........................................................................20
2.2.1.1. Hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao:................................20
2.2.1.2. Quan hệ giữa hai Đảng, hai nhà nước:..................................................20
2.2.1.3. Ủng hộ lẫn nhau trên mặt trận chính trị, ngoại giao:............................21
2.2.2. Quan hệ kinh tế - thương mại........................................................................21
2.2.2.1. Từng bước đặt cơ sở pháp lý cho quan hệ kinh tế song phương:............21
2.2.2.2. Quan hệ thương mại:..............................................................................22
2.2.2.3. Viện trợ kinh tế của Trung Quốc cho Việt Nam .................................... 22
2.2.3. Quan hệ văn hóa, khoa học kỹ thuật, giáo dục...................................................22
2.2.3.1. Hợp tác văn hóa:....................................................................................22
2.2.3.2. Hợp tác giáo dục, khoa học kỹ thuật:.....................................................22
2.2.4. Viện trợ về lương thực của Trung Quốc cho Việt Nam:................................23
2.2.5. Viện trợ quân sự của Trung Quốc cho Việt Nam:..........................................23
2.3. Giai đoạn 1954- 1975:..........................................................................................24
2.3.1. Cơ sở của quan hệ ngoại giao Việt Trung giai đoạn 1954- 1975:..................24
2.3.2. Quan hệ chính trị- ngoại giao:.......................................................................26
2.3.3. Quan hệ kinh tế - thương mại:.......................................................................31
2.3.4. Viện trợ quân sự của TQ:...............................................................................32
2


2.4. Giai đoạn 1975 – 1991:........................................................................................37
2.4.1. Quan hệ chính trị - ngoại giao:......................................................................37
2.4.2. Các cuộc đụng độ quân sự:............................................................................44
2.4.2.1. Chiến tranh biên giới 1979.....................................................................45
2.4.2.2. Xung đột Vị Xuyên 1984.........................................................................49
2.4.2.3. Hải chiến Trường Sa 1988......................................................................51
2.5. Giai đoạn 1991 đến nay........................................................................................52
2.5.1. Quan hệ hợp tác về chính trị, ngoại giao.......................................................52
2.5.2. Quan hệ về kinh tế - thương mại...................................................................56

2.5.3. Quan hệ về an ninh, quốc phòng...................................................................59
2.5.4. Quan hệ về giáo dục - đào tạo, văn hóa, thể thao, du lịch..............................60
2.5.5. Việc giải quyết các vấn đề do lịch sử để lại:..................................................61

CHƯƠNG III: ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC ĐỘNG
CỦA QUAN HỆ VIỆT- TRUNG TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
3.1. Đặc điểm của quan hệ Việt- Trung từ năm 1945 đến nay:....................................67
3.1.1. Quan hệ Việt- Trung chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của yếu tố thời đại:..............67
3.1.2. Quan hệ Việt- Trung dù trải qua những thời gian mâu thuẫn, rạn nứt nhưng
vẫn trên tinh thần hợp tác, cùng phát triển:.............................................................68
3.1.3. Quan hệ Việt- Trung chịu sự chi phối từ vị thế nước lớn của Trung Quốc :. .69
3.1.4. Vấn đề biển Đơng là vấn đề nóng và bức thiết nhất trong việc duy trì, phát
triển quan hệ Việt- Trung:.......................................................................................70
3.2. Tác động của quan hệ Việt- Trung từ năm 1945 đến nay:....................................72
3


3.2.1. Đối với Trung Quốc:.....................................................................................72
3.2.2. Đối với Việt Nam:.........................................................................................73
3.3. Bài học lịch sử của mối quan hệ Việt Trung từ năm 1945 đến nay:......................74
3.3.1. Nhận thức đúng đắn tầm quan trọng của mối quan hệ Việt – Trung:.............74
3.3.2. Phân định rõ ràng lợi ích quốc gia, dân tộc và ý thức hệ:..............................74
3.3.3. Giữ vững nguyên tắc độc lập, tự chủ nhưng ứng xử tinh tế, khéo léo:..........75
KẾT LUẬN................................................................................................................ 76
PHỤ LỤC...................................................................................................................80
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................85

4



MỞ ĐẦU
Từ xa xưa, một nghìn năm Bắc thuộc, rồi các cuộc xâm lược thời Nguyên
-Mông để lại những dấu ấn sâu đậm trong quan hệ hai nước.Trung Quốc là nước đầu
tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Viêt Nam, ngày 18/1/1950 Trung Quốc ra tuyên
bố công nhận nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Đây là sự kiện quan trọng mở đầu
cho một loạt thắng lợi ngoại giao khác của Việt Nam.Trong thời kỳ kháng chiến chống
thực dân Pháp,nhìn chung quan hệ Việt-Trung tương đối tốt đẹp.Nhân dân,nhà nước
và Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đóng góp khơng nhỏ vào thắng lợi của Việt Nam.
Sự giúp đỡ đó xuất phát từ truyền thống hữu nghị giữa hai nước,từ sự tương đồng về ý
thức hệ và cũng phù hợp với lợi ích quốc gia của Trung Quốc. Trong kháng chiến
chống Mỹ, Trung Quốc đã giúp đỡ rất nhiều cho nhân dân Việt Nam. Về chính trị,
Trung Quốc ln ln tuyên bố ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân ta.Trung Quốc đã
huy động hàng triệu người mít tinh với sự tham gia của các vị lãnh đạo cao nhất để
phản đối cuộc chiến do Mỹ gây ra và ủng hộ nhân dân Việt Nam. Đặc biêt,Trung
Quốc đã viện trợ cho Việt Nam vũ khí bộ binh, quân trang, quân dụng, lương thực,
thực phẩm... Sự giúp đỡ to lớn của Trung Quốc đã góp phần quan trọng đưa cuộc
kháng chiến của nhân dân Việt Nam đi đến thắng lợi, đúng như Bác Hồ đã nói “Một
thắng lợi của Đảng ta và của nhân dân ta không thể tác rời sự ủng hộ nhiệt tình của
Liên Xơ, Trung Quốc và cả phe xã hội chủ nghĩa”. Quan hệ Việt Trung trong chiến
tranh chống Mỹ nhìn chung rất gắn bó song khơng phải khơng có những mặt “cơm
chẳng lành, canh chẳng ngọt”. Trong quan hệ với Việt Nam, lợi ích quốc gia của
Trung Quốc ln được xếp vị trí hàng đầu.Tháng 1/1974 lợi dụng Việt Nam đang tập
trung sức lực giải phóng miền Nam, Trung Quốc đã huy động lực lượng hải quân
đánh chiếm quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Với đại thắng mùa Xuân năm 1975,
Việt Nam thống nhất đất nước, non sông thu về một mối. Quan hệ Việt- Trung lúc này
lại trở nên căng thẳng. Trung Quốc đã ngừng viện trợ khơng hồn lại cho Việt Nam
và cuối năm 1977, họ chấm dứt cho vay. Trung Quốc còn giật dây Campuchia gây hấn
chống Việt Nam và đồng thời khiêu khích vũ trang ở sáu tỉnh biên giới phía Bắc nước
ta. Do vậy quan hệ hai nước đã xấu đi nhanh chóng với đỉnh cao là cuộc chiến tranh
biên giới tháng 2/1979. chiến tranh này là hậu quả của sự căng thẳng giữa hai nước

5


Việt Nam, Trung Quốc. Cuộc chiến đã gây tổn thất lớn về người và của cho nhân dân
hai nước và làm phương hại đến quan hệ hữu nghị Việt-Trung. Cuộc chiến này còn
làm cho hòa bình và ổn định trong khu vực bị đe dọa, gây ảnh hưởng không nhỏ đến
sự phát triển của các nước trong khu vực. Sau chiến tranh biên giới, quan hệ hai nước
tiếp tục căng thẳng. Tình trạng này kéo dài suốt thập kỷ 80, gây ảnh hưởng xấu đối
với chính sách đối ngoại và sự phát triển kinh tiếc ủa hai nước. Trong 12 năm đối đầu
(1979-1991), do quan hệ chính trị căng thẳng nên đã dẫn đến sự bế tắc trong các lĩnh
vực khác.Trung Quốc thường xuyên gây ra các vụ khiêu khích dọc theo biên giới hai
nước. Nghiêm trọng nhất là ngày 14/3/1988, một biên đội tàu chiến gồm sáu chiếc của
hải quân Trung Quốc đã gây sự tấn công các tàu tiếp tế của Việt Nam và đổ bộ đóng
chiếm sáu bãi nước ngầm thuộc quần đảo Trường Sa, gây ra sự lo ngại sâu sắc trong
dư luận khu vực và thế giới. Trong suốt thời gian này, quan hệ kinh tế, văn hóa... giữa
hai nước bị ngưng trệ. Từ năm 1991 đến nay sau khi đã bình thường hóa quan hệ,
quan hệ Việt- Trung đã có những bước phát triển vượt bậc trên tất cả các lĩnh vực, tuy
nhiên vẫn vấp phải một vấn đề khác, đó là tranh chấp chủ quyền ở biển Đơng.
Như vậy có thể thấy rằng,quan hệ Việt- Trung từ thời phong kiến đến trước khi
bình thường hóa năm 1991 đã diễn ra rất nhiều thăng trầm và biến đổi lớn lao. Từ hai
nước “vừa là đồng chí, vừa là anh em” chuyển thành kẻ thù không đợi trời chung. Từ
quan hệ hữu nghị tốt đẹp chuyển sang quan hệ đối đầu căng thẳng. Điều này chứng tỏ
quan hệ Việt- Trung là rất phức tạp và có tác động lớn đối với Việt Nam.

6


CHƯƠNG I: CƠ SỞ VÀ HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA MỐI QUAN HỆ
VIỆT - TRUNG
1.1. Cơ sở hình thành quan hệ Việt – Trung:

1.1.1. Mối quan hệ lịch sử- văn hóa lâu đời:
Thứ nhất, Việt Nam và Trung Quốc là hai nước có vị trí địa lý núi liền núi,
sơng liền sơng, có chung quyền lợi ở biển Đơng với đường biên giới dài 1400 km.
Thứ hai, các khối cư dân của hai nước có nét tương đồng với nhau. Trước năm
221 TCN, khu vực phía nam sơng Dương Tử là khu vực của những nhóm tộc Việt,
nhóm Bách Việt. Họ đã một qúa trình cư trú lâu dài với nhau. Tộc người Việt của
nước Việt Nam ta là một phức hệ trong số đó. Năm 221 TCN, Tần Thủy Hoàng thống
nhất Trung Hoa, thành lập đế chế Tần. Năm 218 TCN, Tần Thủy Hồng, phát động
nam chinh xuống phía nam. Trong 4 năm, 50 vạn quân liên tiếp tiến hành tấn cơng
làm chủ tồn bộ khu vực phía nam sông Dương Tử đến biên giới nước ta, xác lập vào
biên giới Trung Quốc chia thành 3 quận: Quế Lâm, Tượng Quận và Nam Hải. Năm
214 – 208 TCN, cuộc bành trướng tiến xuống Đông Nam Á, nhưng lại bị cản trở lại ở
nước ta buộc nhà Tần phải bãi binh. Năm 208 TCN, Tần Thủy Hoàng mất, chiến
tranh kết thúc. Thục Phán tiến xuống đánh chiếm Lạc Việt của Hùng Vương thành lập
nên nhà nước Âu Lạc. Sau khi nhà Tần suy yếu và sụp đổ Triệu Đà đánh chiếm quận
Nam Hải và Quế Lâm, dấy binh xâm lược Âu Lạc. Tuy không thắng bằng quân sự
nhưng bằng mưu đồ cuối cùng Triệu Đà đánh thắng An Dương Vương, chiếm được
lãnh thổ nước ta. Từ đó nước ta rơi vào 1000 năm Bắc thuộc.
Thứ ba, là cùng chung nền kinh tế lúa nước. Cả Việt Nam lẫn khu vực phía
nam Trung Quốc đều có chung nền nơng nghiệp trồng lúa nước.
Từ các cơ sở đã nêu trên đã kiến tạo nên những mối quan hệ từ lâu đời giữa
Việt Nam và Trung Quốc. Năm 179 TCN, Trung Quốc thành công với mưu đồ xâm
lược Việt Nam.Trong suốt 1000 năm họ đã thi hành chế độ cai trị nước ta. Các triều
đại phong kiến Trung Quốc từ Tần, Hán đến Tùy, Đường tuy biện pháp cai trị có khác
nhau nhưng vẫn có mục đích chung là xóa bỏ dấu vết của nước Âu Lạc xưa, đồng hóa
7


và sáp nhập lãnh thổ nước ta và Trung Quốc. Trong q trình đó chắc chắn đã xảy ra
q trình tiếp xúc, giao lưu trao đổi giữa người Việt và người Trung Quốc. Điều đó

càng khắc họa rõ hơn mối quan hệ bang giao giữa nước ta với Trung Quốc.
Các triều đại phong kiến Việt Nam thường thực hiện nghi thức xin sách phong
và triều cống những sản vật, đặc sản quý hiếm sang Trung Quốc. Và Trung Quốc cũng
cử sứ giả sang thăm. Nhà Lê cứ 3 năm cống một lần và tiếp đón các sứ giả của nhà
Minh sang thăm. Nhà Nguyễn 4 năm một lần cử sứ bộ sang nộp 2 lần lễ cống. Cuộc
đấu tranh xóa bỏ triều cống ở nước ta ở các triều đại diễn ra vơ cùng phức tạp trong
suốt tiến trình lịch sử dân tộc. Từ khi giành được độc lập trải qua các triều đại Ngô,
Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần, Hồ, Lê Sơ, Nguyễn, nước ta từng bước phát triển chế độ
phong kiến đất nước có lúc thịnh, lúc suy. Hơn 1000 năm chịu ách thống trị của phong
kiến phương Bắc, đến lúc giành được độc lập, khẳng định chủ quyền của đất nước, vị
vua nào cũng ý thức được mối đe dọa thường trực từ nước khổng lồ phong kiến
phương Bắc, đồng thời cũng hiểu rõ mối tương quan lực lượng giữa một nước nhỏ
đang từng bước xây dựng nhà nước phong kiến và một đế chế phong kiến có lịch sử
phát triển lâu dài hơn. Vì thế các triều đại phong kiến Việt Nam ln biết giữ mình,
khơn khéo, mềm dẻo trong quan hệ với Trung Quốc nhất là lúc trong nước đang bất ổn
hay mới xây dựng triều đại mới. Còn về phía các triều đại phong kiến Trung Hoa, tuy
nước ta đã là một nước độc lập có chủ quyền riêng song trong tư tưởng “bình thiên
hạ” của họ nước ta vẫn là một nước nhỏ thì phải lệ thuộc vào nước lớn và trải qua các
thời kỳ họ vẫn nuôi ý muốn sáp nhập lãnh thổ nước ta vào lãnh thổ Trung Quốc.
Ngay từ ban đầu, quan hệ Việt- Trung đã mang đặc điểm rõ rệt là quan hệ giữa
nước lớn với nước nhỏ, trong đó Trung Quốc ln âm mưu thơn tính và đồng hóa
nước ta, còn nước ta lại khẳng định vị trí độc lập, tự chủ của mình bằng đấu tranh
quân sự và ngoại giao khôn khéo.
1.1.2. Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc và sự đồng tình ủng hộ lẫn nhau của
nhân dân hai nước:
Bước vào thời kì cận đại, hai nước phong kiến Việt Nam và Trung Quốc trước
đây vốn là quan hệ triều cống của nước nhỏ với nước lớn đã trở thành hai nước đồng
cảnh ngộ, đều bị đế quốc, thực dân xâm chiếm, nô dịch. Với niềm đồng cảm, các chí
8



sĩ yêu nước và nhân dân hai nước đã có mối quan hệ gắn bó, giúp đỡ lẫn nhau trong
quá trình đi tìm con đường giải phóng dân tộc.
Trong giai đoạn này quan hệ Việt- Trung đã đi khác giai đoạn trước về nội
dung, tính chất, hồn cảnh “vong nơ quốc” đã tạm xóa đi ranh giới phân biệt giữa
nước lớn với nước nhỏ.
1.1.3. Quan hệ giữa Đảng CSVN và Đảng CSTQ trước khi 2 nước thiết lập quan hệ
ngoại giao:
Sau khi Đảng CSVN ra đời, quan hệ giữa hai đảng đã khiến hai nước trở nên
đoàn kết, gần gũi hơn. Quan hệ giữa hai Đảng CS trong giai đoạn 1930- 1949 còn hạn
chế bởi khi đó cuộc cách mạng dân chủ của nhân dân Trung Quốc chưa thành công,
Đảng CS Trung Quốc chưa trở thành đảng cầm quyền. Vì thế, giai đoạn này Trung
Quốc chưa có đủ điều kiện để giúp đỡ trực tiếp cho Việt Nam về vật chất nhưng
những biến chuyển trên chiến trường Trung Quốc, thắng lợi của quan giải phóng do
Đảng CS Trung Quốc lãnh đạo đã cổ vũ, khích lệ tinh thần của nhân dân ta.
Sau khi giành độc lập, nước VN DCCH ra đời, mặc dù cách mạng Trung Quốc
chưa giành được thắng lợi, hai nước còn chưa thiết lập quan hệ ngoại giao nhưng
Đảng CS VN đã hết sức coi trong mối quan hệ với Đảng CS TQ và nhân dân Trung
Quốc, làm nhiều việc thiết thực để ủng hộ nhân dân TQ, Đảng CS TQ trong cuộc nội
chiến. Mối tình hữu nghị “vừa là đồng chí, vừa là anh em” được đặt nền móng vững
chắc từ đây.
1.2. Bối cảnh quốc tế, tình hình Trung Quốc và Việt Nam:
1.2.1. Bối cảnh quốc tế:
Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình thế giới có nhiều thay đổi căn bản,
tác động, chi phối mạnh mẽ tới quan hệ quốc tế cũng như các dân tộc. Những quyết
định từ hội nghị cấp cap Yalta 03/1945 đã trở thành khuôn khổ cho một trật tự thế giới
mới được thiết lập trong những năm tiếp theo. Chính vì vậy nó có ảnh hưởng khơng
nhỏ đến mối quan hệ Việt – Trung.

9



Ngày 26/6/1945, đại diện 50 nước họp ở San Francisco (Mỹ) thơng qua bản
hiến chương Liên hợp quốc chính thức có hiệu lực từ ngày 24/10/1945. Mục đích của
Liên hợp quốc là duy trì hòa bình an ninh thế giới, ngăn ngừa nguy cơ chiến tranh,
trừng trị mọi hành động xâm lược và phá hoại hòa bình, ngồi ra còn thúc đẩy sự phát
triển quan hệ hữu nghị giữa các nước trên cơ sở quyền bình đẳng dân tộc và nguyên
tắc dân tộc tự quyết. Ngoài đại hội đồng gồm đại biểu các nước thành viên, cơ quan có
quyền lực nhất của Liên hiệp quốc là Hội đồng Bảo an, trong đó năm ủy viên thường
trực gồm Mỹ, Anh, Pháp, Trung Hoa dân quốc và Liên Xơ1 có quyền hạn rất lớn, đặc
biệt là quyền phủ quyết. Liên hợp trở thành diễn đàn quốc tế lớn nhất nhưng cũng sớm
bộc lộ sự tranh chấp giữa hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa trong nhiều
vấn đề có ảnh hưởng lớn đến tình hình thế giới.
Chủ nghĩa phát xít bị tiêu diệt tận gốc, phong trào cách mạng, phong trào giải
phóng dân tộc diễn ra mạnh mẽ nhất là khu vực châu Á – Thái Bình Dương. Nhiều
nước giành được độc lập, chính quyền thuộc về nhân dân lao động, Đảng cộng sản
phát triển mạnh mẽ.
Như vậy, sau chiến tranh thế giới thứ II, một trật tự thế giới mới được hình
thành, trong đó các quốc gia trên thế giới khơng riêng gì Việt Nam và Trung Quốc đều
chịu sự chi phối của trật tự thế giới này.
Trong những thập niên 50 và 60, dựa vào tiềm lực kinh tế Mỹ đã triển khai
chiến lược toàn cầu trên phạm vi toàn thế giới nhằm đẩy lùi chủ nghĩa cộng sản. Mỹ
đã sử dụng sức mạnh của mình chi phối các quốc gia trong đó có Việt Nam. Để chống
lại sự xâm lược của Mỹ, nhân dân Đông Dương đã cùng nhau đứng dậy đấu tranh
chống lại sự can thiệp của Mỹ vào Đông Dương, được sự ủng hộ của bạn bè trên thế
giới nhất là Liên Xô và Trung Quốc,.. Cuối thập niên 60, Mỹ thua trận ở Đơng Dương.
Chính những sự kiện đó gây nên những biến động quan trọng trong tình hình quốc tế
và khu vực.

1


Từ năm 1972 được thay bằng Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, từ năm 1991 Liên bang Nga kế thừa vị trí của

Liên Xơ.

10


Liên Xơ ln tìm giải pháp kiềm hãm Trung Quốc, đưa ra những biện pháp
đáng kể đảm bảo an ninh khu vực Châu Á – Thái Bình Dương để tranh thủ được sự
ảnh hưởng với các nước Châu Á.
Trung Quốc bắt đầu có sự thiết lập quan hệ ngoại giao, phát triển chính sách
ngoại giao theo xu hướng bình thường hóa quan hệ ngoại giao với các quốc gia trên
thế giới.
Cuối thập niên 80, thế giới có nhiều biến đổi, trật tự Ianta sụp đổ bắt đầu hình
thành một trật tự thế giới mới, với sự xuất hiện cách mạng khoa học kỹ thuật. Nhiều
xu thế trong thời kỳ này được xuất hiện mang lại sự mới mẻ chủ yếu xu thế chủ yếu
đối thoại, hợp tác, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau được 5 nước Nga, Anh, Pháp, Mỹ,
Trung Quốc tiến hành hợp tác với nhau. Nhưng đây cũng là thời kỳ đứng trước nhiều
khó khăn và thử thách đối với các quốc gia trên thế giới.
1.2.2. Tình hình Trung Quốc:
Ở Trung Quốc, chính quyền Tưởng giới Thạch bị thất bại nặng nề trong cuộc
tấn công vào vùng giải phóng của Đảng Cộng sản Trung Quốc tại 11 tỉnh sau hiệp
định ngày 10 tháng 10 năm 1945, buộc phải ký với Đảng cộng sản Trung Quốc, hiệp
định mới ngày 10 tháng Giêng năm 1946 và mở hội nghị chính trị hiệp thương Quốc
Cộng. Tình hình khơng ổn định trong nước và vị trí ngày càng suy yếu khơng cho
phép chính quyền Tưởng giới Thạch triển khai những kế hoạch được trù tính trong
chiến tranh nhằm thực hiện vai trò “lãnh đạo châu Á”.
Ở Trung Quốc cách mạng thành công, nước cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra
đời (1949) đã bắt tay vào xây dựng đất nước và gặt hái được nhiều thành tựu đáng kể.

Nhưng do thực hiện đường lối “ba ngọn cờ hồng” và vành đai cách mạng hóa vơ sản
đã gây ra sự hỗn loạn trong lịch sử Trung Quốc, đỉnh cao là những năm 1966-1968 và
kéo dài đến 1976, đã tàn phá nền kinh tế Trung Quốc, gây nên những hậu quả nghiêm
trọng cho Trung quốc trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa. Giới
lãnh đạo Trung Quốc gây bất lợi cho cho cách mạng Traung Quốc và thế giới. Bên
cạnh đó, mâu thuẫn với Xơ- Trung lên tới đỉnh điểm dẫn tới cuộc chiến tranh biên giới
(1969).
11


Tháng 12/1978, Ban chấp hành TW Đảng cộng sản Trung Quốc tiến hành cải
cách mở cửa, do Đặng Tiểu Bình khởi xướng và được nâng lên thành “đường lối
chung” ở Đại hội XIII Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Như vậy, từ sau chiến tranh thế giới thứ hai đến thập niên 70, tình hình Trung
Quốc có nhiều biến động, vừa đứng trước nhiều thách thức lớn.
1.2.3. Tình hình Việt Nam:
Sau thắng lợi nhang chóng của cc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm1945,
Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vừa ra đời phải đối mặt với rất nhiều khó
khăn. Nước Vịêt Nam non trẻ phải đối phó ngay với các thế lực thù địch bên ngồi có
âm mưu chống phá cách mạng.
Ngay sau khi tuyên bố độc lập, các nước thực thi quyết định của Hội nghị
Postdam các nước kéo vào Việt Nam với danh nghĩa giải giáp quân đội Nhật. Ở miền
Bắc có khoảng 20 vạn quânTưởng, miền Nam lực lượng quân Anh kéo đến. Ngoài lực
lượng của quân Tưởng, quân Anh, còn có mặt của khoảng 6 vạn quân Nhật đã đầu
hàng nhưng chưa về nước và quân Pháp. Như vậy, cùng một lúc trên đất nước ta có
mặt gần 30 vạn quân chính quy của các thế lực Anh, Pháp, Nhật, Tưởng. Nguy cơ đe
doạ trực tiếp là âm mưu quay trở lại đánh chiếm Đông Dương của thực dân Pháp. Bên
cạnh đó, các lực lượng phản động trong nước cũng ngóc đầu dậy chống phá cách
mạng. Chưa bao giờ trên đất nứoc Việt Nam lại có nhiều kẻ thù đến thế.
Về mọi mặt nước Việt Nam Dân chủ Cộng hồ đều chưa có thời gian để củng

cố và phát triển. Chính quyền cách mạng mới hình thành chưa được một nước nào
trên thế giới công nhận về mặt ngoại giao, lực lượng vũ trang cách mạng còn quá non
trẻ, chưa có kinh nghiệm chiến đấu. Đất nước thiếu thốn mọi bề vìchủ nghĩa thực dân
thống trị trong gần một thế kỉ. Khối đại đoàn kết toàn dân đang trong quá trình củng
cố. Cơ cấu tổ chức bộ máy chính quyền còn phải tiếp tục xây dựng. Đất nước trong
tình trạng “nghìn cân treo sợi tóc”.
Bên cạnh những khó khăn to lớn, Việt Nam cũng có những thuận lợi cơ bản
như chính quyền cách mạng ra đời đã tạo thé mới rất quan trọng cho dân tộc ta – vị
12


thế của một nhà nước mà nhân dân lao động là chủ nhân bảo vệ và xây dựng đất nước.
Sự gắn bó giữa nhân dân và chính quyền cách mạng, truyền thống quật khởi, ý chí
quyết tâm bảo vệ độc lập và chủ quyền... Tất cả tạo thành sức mạnh tổng hợp có tác
dụng to lớn trong cuộc đấu tranh bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Với chiến thắng Điện Biên Phủ và việc ký hiệp định Giơnevơ cuộc khấng chiến
chống Pháp 8 năm gian khỏ đã kết thúc. Hòa bình được lập lại ở miền Bắc nhưng mục
tiêu thống nhất đất nước chưa thực hiện được trọn vẹn. nhân dân Việt nam phải tiếp
tục hai nhiệm vụ cách mạng đó là cách mạng xây dựng CNXH ở miền Bắc và đấu
tranh giải phóng ở miền Nam, thống nhất đất nước trong hoàn cảnh quốc tế hết sức
phức tạp, nhiều lúc ảnh hưởng bất lợi cho Việt Nam.

13


CHƯƠNG II: QUAN HỆ VIỆT NAM – TRUNG QUỐC
TỪ NĂM 1945 ĐẾN NAY
2.1. Giai đoạn 1945- 1949 :
2.1.1. Quan hệ giữa Đảng cộng sản Việt Nam với Đảng cộng sản Trung Quốc trước
khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao:

Sau khi Đảng cộng sản Việt Nam, quan hệ giữa hai Đảng khiến cho mối quan
hệ giữa hai nước trở nên bền chặt, gần gũi hơn. Quan hệ giữa hai Đảng cộng sản giai
đoạn năm 1930-1949 còn nhiều hạn chế bởi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ của nhân
dân Trung Quốc chưa thành công. Đảng cộng sản Trung Quốc chưa trở thành một
đảng cầm quyền vì vậy, trong giai đoạn này Đảng cộng sản Trung Quốc chưa có điều
kiện thuận lợi để trực tiếp giúp Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Sau khi giành được độc lập, nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa được ra đời.
Mặc dù trong thời điểm này cách mạng Trung Quốc chưa giành được thắng lợi, nhưng
hai Đảng đã hết sức coi trọng mối quan hệ này ln tìm cách giúp đỡ cho nhau về vật
chất cũng như tinh thần. Mối tình hữu nghị “ vừa là đồng chí, vừa là anh em” được
đặt trên nền móng vững chắc đã có từ lâu đời.
2.1.2. Quan hệ chính trị quân sự:
2.1.2.1. Những giúp đỡ của quân và dân Việt Nam đối với Trung Quốc:
Cách mạng tháng Tám năm 1945 đã đánh đổ nền thống trị của đế quốc Nhật và
thực dân Pháp ở Việt Nam, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập (ngày
02-9-1945). Nhưng lúc này, nước ta đang trong tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”, phải
chiến đấu trong sự cô độc, không nhận được sự hỗ trợ từ bên ngồi. Vì vậy, một trong
những cố gắng của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm đầu sau khi giành chính
quyền là nhằm phá vỡ thế bao vây của kẻ thù, gắn cách mạng Việt Nam với cách
mạng thế giới và tranh thủ sự ủng hộ của các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN), các lực
lượng tiến bộ trên thế giới cho cuộc kháng chiến chống Pháp.

14


Trung Quốc đang gặp khó khăn và cần sự trợ giúp. Tháng 3/1946, Hồ Chí
Minh đã đồng ý nhận trung đoàn 1 thuộc lực lượng chủ lực của Đảng Cộng sản Trung
Quốc vào Việt Nam. Việt Nam sẵn sàng giúp đỡ về vật chất và lực lượng ở biên giới
Việt Nam.
Trong những năm 1948 -1949, mặc dù ta đang gặp rất nhiều khó khăn với cuộc

kháng chiến chống Pháp nhưng Đảng và Chính phủ VNDCCH vẫn sẵn sàng hỗ trợ
giúp đỡ ĐCS Trung Quốc trong việc chiến đấu chống lại quân Tưởng Giới Thạch, bảo
vệ khu căn cứ cách mạng ở Tĩnh Tây (Trung Quốc). Với tinh thần trợ giúp “cứu Trung
Quốc cũng là tự cứu mình” quân dân Việt Nam đã giúp cách mạng Trung Quốc về mọi
phương diện nhất là gạo, muối, vũ khí, đạn dược và tài chính. Từ tháng 1-1948 đến
cuối năm 1948, mỗi tháng Việt Nam gửi giúp riêng quân, dân Biên khu Điền Quế 50
tấn muối, hàng chục tấn gạo và một số lượng đáng kể đạn cối 81 ly, đạn AT... là những
thứ mà Quân giải phóng Trung Quốc lúc đó rất cần 2 . Sự ủng hộ, giúp đỡ nói trên đã
góp phần giúp quân, dân các Biên khu Điền Quế, Việt Quế không chỉ đứng vững, bảo
vệ và mở rộng vùng căn cứ, mà còn đập tan các cuộc tiến công của quân Tưởng Giới
Thạch dưới sự trợ giúp của thực dân Pháp. Trong những năm 1948-1949, căn cứ địa
Việt Bắc trở thành nơi ém quân của Quân giải phóng Trung Quốc. Họ được cung cấp
lương thực, thực phẩm và muối. Ngành tài chính Việt Nam giúp in tiền Trung Quốc
mới để sử dụng trong vùng giải phóng3. Phía Trung Quốc cũng ghi nhận điều này:
“Trong thời kỳ nhân dân Trung Quốc tiến hành cuộc chiến tranh giải phóng, từng đội
Cống Quế (Quảng Đông - Quảng Tây) và từng đội Điền Quế (Vân Nam - Quảng Tây)
do Đảng Cộng sản Trung Quốc lãnh đạo khi bị địch bao vây cũng đã từng di chuyển
đến vùng giải phóng của Việt Nam, được Trung ương Đảng Việt Nam và nhân dân các
dân tộc vùng biên giới Việt Nam nhiệt tình ủng hộ”4.
Đầu năm 1949, trước sức tiến công như vũ bão của Quân giải phóng Trung
Quốc, Tưởng Giới Thạch cố dồn lực lượng giữ lấy miền Hoa Nam. Các khu căn cứ
của Trung Quốc sát biên giới Việt - Trung gặp nhiều khó khăn. Tháng 3-1949,
2

Võ Nguyên Giáp (1999)“ Đường tới Điện Biên Phủ”, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, tr.32.

3

Lê Văn Hiển(1995) Nhật ký của một bộ trưởng, Nxb. Đà Nẵng, tập 2, tr.32.


4

Tạp chí “Nghiên cứu vấn đề quốc tế”, số 2/1981, tr.6.

15


ĐCSTQ cử đồng chí Sầm Minh Cng, Chính ủy Bộ Tư lệnh Biên khu Việt Quế sang
gặp Trung ương ĐCS Đông Dương đề nghị đưa bộ đội sang giúp xây dựng, củng cố
Biên khu Điền Quế, Việt Quế, chuẩn bị thời cơ đón chủ lực Quân giải phóng Trung
Quốc tiến xuống Hoa Nam. Mặc dù lúc bấy giờ cuộc kháng chiến chống Pháp còn
nhiều gay go và đang trong giai đoạn quyết liệt, Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn chỉ thị cho
Bộ Tổng tư lệnh đáp ứng yêu cầu của các đồng chí Trung Quốc, phái ngay lực lượng
sang giúp. Ngày 23-4-1949, Bộ Tổng tư lệnh ra lệnh "phối hợp với Quân giải phóng
Trung Quốc mở rộng khu giải phóng Biên khu Việt Quế" 5. Thực hiện Chỉ thị trên, từ
ngày 10-6-1949 đến cuối tháng 10-1949, bộ đội Việt Nam đã phối hợp đắc lực với
Giải phóng quân Trung Quốc thực hiện nhiều trận đánh và chiến dịch trên các hướng
khác nhau, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao 6. Sau khi vùng căn cứ Thập vạn đại sơn
được mở rộng và củng cố vững chắc, bộ đội Việt Nam được lệnh rút về nước. Bằng
những hành động thiết thực, Qn đội nhân dân Việt Nam đã đóng góp cơng sức của
mình vào sự nghiệp giải phóng của nhân dân Trung Quốc. Những việc làm nói trên
của quân, dân Việt Nam được Đảng, Chính phủ và nhân dân Trung Quốc đánh giá cao.
Ngày 01-10-1949, cuộc chiến tranh cách mạng của nhân dân Trung Quốc giành
thắng lợi, nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời. Thắng lợi vĩ đại của cách mạng
Trung Quốc đã làm nghiêng cán cân lực lượng quốc tế về phía các lực lượng hòa bình
và tiến bộ. Ngày 03-10-1949, Liên Xô công nhận và thiết lập quan hệ ngoại giao với
Chính phủ Trung Quốc. Tiếp theo đó là hàng loạt các nước trong phe XHCN cơng
nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Trung Quốc. Từ đây, hành lang địa lí – chính trị
của phe xã hội chủ nghĩa được mở rộng đến tận biên giới Việt – Trung.
2.1.2.2. Sự giúp đỡ chi viện của Trung Quốc đối với Việt Nam:

Sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp bùng nổ, vùng biện giới giữa Việt Nam
và Trung Quốc trở thành căn cứ địa- an toàn khu của Việt Nam (của cả cách mạng
Trung Quốc). Nhiều tổ chức cơ sở Đảng, lực lượng vũ trang của Đảng cộng sản Trung
5

Tổng quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh, Bộ Tổng tham mưu, 1963, “Những tài liệu chỉ đạo chiến dịch của Trung
ương Đảng”. Tài liệu khong phổ biến, Lưu tại Cục nghiên cứu, Bộ Quốc phòng, tr.265
6

Sau khi giải phóng vùng đất này, bộ đội Việt Nam đã chuyển giao cho bạn vũ khí thu được gồm hơn 500 khẩu
súng các loại.

16


Quốc gặp khó khăn trước sự tấn cơng của Quốc dân Đảng đã di chuyển về đây và lãnh
đạo cuộc đấu tranh của nhân dân Trung Quốc tại vùng ven biên giới 7. Trong thời gian
hoạt động ở khu vực này, Đảng cộng sản Trung Quốc mở các lớp huấn luyện, bồi
dưỡng cán bộ cách mạng và nhân dân Việt Nam. Theo nhà nghiên cứu Ang Cheng
Guan đã nói : “Năm 1946, một trung đoàn quân cách mạng của Đảng cộng sản Trung
Quốc đã đi vào Việt Nam để tránh các cuộc tấn công của Quốc Dân Đảng và ở lại Việt
Nam đến tháng 8/ 1949. Theo yêu cầu của Hồ Chí Minh, trung đồn này ở lại giúp
đào tạo quân đội Việt Minh, đặc biệt đào tạo cán bộ Việt Minh và thiết lập một hệ
thống tình báo”8. Tiếp nối thông tin của ông Ang Cheng Guan, Qiang Zai khẳng định :
“Nhờ được trung đoàn trên giúp đỡ, “đến tháng 7/1947, đã có 830 cán bộ Việt Minh
đã được học tập, bồi dưỡng”9.
Những năm 1946-1947, chính quyền Thái Lan tổ chức thực hiện chính sách
chống cộng, gây khó khăn cho việc chuyển vũ khí mua từ nước ngồi qua đường Thái
Lan về Việt Bắc, Đảng Cộng sản Đông Dương nhỡ Đảng Cộng sản Trung Quốc giúp
đỡ “mua khoảng 12 triệu đồng trang thiết bị quân sự và chỏ về Việt Bắc trước khi

Pháp mở cuộc tấn công mùa Thu10.
Theo nhận định của Laura M. Calkins, nguồn gốc hợp tác giữa Trung Quốc và
Việt Nam những năm 1947-1949 chịu sự tác động trực tiếp bởi các diễn biến nội tại
của Trung Quốc, khi mà một trong những mối quan tâm chiến lược quan trọng tại thời
điểm này của Đảng Cộng sản Trung Quốc là “giành chiến thắng trong cuộc nội chiến
bằng cách đánh bại các lực lượng Quốc Dân Đảng ở khu vực phía Tây Nam giáp biên
giới Đơng Dương”11.
7

Tháng 2-1946, Ủy ban công tác biên giới lâm thời Quế - Việt của Đảng Cộng sản Trung Quốc thành lập ở Việt
Nam. Tháng 12- 1946, Ủy ban triệu tập hội nghị nghiên cứu về vấn đề đấu tranh vũ trang và quyết định đổi tên
thành Ủy ban công tác Tả Giang. Tháng 3- 1947, Ủy ban công tác Tả Giang họp bàn về bạo động vũ trang;
tháng 7-1947, Ủy ban công tác Tả Giang lãnh đạo khởi nghĩa vũ trang ở một số địa phương dọc biên giới Việt –
Trung như Ái Điếm (Ninh Minh), Hạ Đống (Long Châu), Bình Nạnh (Na Pha).
8

Ang Cheng Guan: Vietnam in 1948: An International History Perspective, Kajian Malaysia, 27 (1 & 2), 2009,
p.76.
9

Qiang Zhai, China and the Vietnam Wars, 1950–1974 (Chapel Hill: The University of North Carolina Press,
2000), pp.11–12
10

Qiang Zhai, China and the Vietnam Wars, 1950–1974, Ibid, p.41.

11

Laura M. Calkins: China and the First Vietnam War, 1947-54. Routledge Studies in the Modern History of
Asia Series, New York: Routledge, 2013, p.28.


17


Phân tích những mối liên hệ và sự giúp đỡ của cách mạng Trung Quốc đối với
Việt Nam những năm 1947-1948, nhà sử học King C. Chen lưu ý rằng, “khu căn cứ
địa của Việt Minh tại khu vực biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc (Quảng Tây và
Vân Nam) và sự hợp tác giữa hai Đảng Cộng sản là những nhân tố quan trọng trong
việc tăng cường khả năng của Việt Minh để tồn tại trước các cuộc tấn công của Pháp
giai đoạn này”[8]. Trên thực tế, hai Đảng Cộng sản có sự giúp đỡ lẫn nhau, nhưng
trước khi cách mạng Trung Quốc thành công (10-1949) và trước khi chiến dịch Biên
giới (1950) thắng lợi, Trung Quốc chưa có điều kiện hỗ trợ Việt Nam mạnh mẽ. Do
thời kỳ đầu, khả năng giúp đỡ của Trung Quốc cho cách mạng Việt Nam chưa lớn, vì
cách mạng Trung Quốc mới thành cơng, đang gặp mn vàn khó khăn.
2.1.2.3. Ảnh hưởng của cách mạng Trung Quốc và sự ra đời của nước Cộng Hòa
Nhân Dân Trung Hoa (1949):
Cách mạng Trung Quốc thành công, thắng lợi này đã chấm dứt hơn 100 năm nơ
dịch của đế quốc, xóa bỏ tàn dư phong kiến, đánh dấu bước ngoặc quan trọng cho
cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở Trung Quốc thành công, mở ra cho Trung
Quốc một thời kỳ mới, tiếp nối giành được nhiều thắng lợi trong công cuộc xây dựng
đất nước sau này, đi lên con đường chủ nghĩa xã hội, thực hiện cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Thành cơng của cách mạng Trung Quốc (1946-1949), có ảnh hưởng đến sự
nghiệp cách mạng thế giới đặc biệt là các nước Á, Phi, Mĩ Latinh. Khơng chỉ có ảnh
hưởng đến thế giới mà còn ảnh hưởng to lớn đến cách mạng Việt Nam, để lại cho Việt
Nam nhiều bài học quý giá.
Đối với cách mạng Việt Nam, sự thắng lợi của cách mạng Trung Quốc là một
cơ hội lớn mở ra khả năng khai thông liên lạc với phe XHCN. Nhằm phá vỡ vòng vây
của chủ nghĩa đế quốc đối với cách mạng Việt Nam, nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa đã khẩn trương thiết lập mối quan hệ với Trung Quốc, Liên Xô và các nước khác

trong phe XHCN.
Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta tranh thủ sự công nhận
và giúp đỡ trực tiếp của các nước trong phe XHCN. Ngày 05-12-1949, Chủ tịch Hồ
18


Chí Minh gửi điện tới Chủ tịch Mao Trạch Đơng, chúc mừng sự ra đời của nước Cộng
hòa nhân dân Trung Hoa. Bức điện có đoạn: “Hai dân tộc Việt – Hoa có mối quan hệ
anh em trải qua mấy nghìn năm lịch sử. Từ đây, mối quan hệ ấy sẽ ngày càng mật
thiết để phát triển tự do và hạnh phúc của hai dân tộc ta, và bảo vệ dân chủ thế giới
và hịa bình lâu dài”12.
Cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam thắng lợi đã góp phần nâng cao vị trí
và uy tín của Trung Quốc trên trường quốc tế. Quan hệ Việt Nam - Trung Quốc là mối
quan hệ ủng hộ, gắn bó và giúp đỡ lẫn nhau, vì Việt Nam độc lập có nghĩa là Trung
Quốc không bị uy hiếp bởi Chủ nghĩa đế quốc từ phía Nam; ngược lại, Trung Quốc
được giải phóng có nghĩa là Việt Nam tránh được sự đe dọa của Chủ nghĩa đế quốc từ
phía Bắc.
2.1.3. Quan hệ kinh tế, thương mại:
Thời kỳ 1945 - 1949, chủ yếu là Trung Quốc giúp đỡ Việt Nam, cả về quân sự
và kinh tế. Trung Quốc cử nhiều chuyên gia sang Việt Nam tham gia các chiến dịch
biên giới, trang bị vũ khí, kinh nghiệm đánh trận.
Về kinh tế, sự nghiệp xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc của chúng ta được
Trung Quốc hỗ trợ gang thép Thái Nguyên, nhà máy Cao - Xà - Lá, Hồng Hà, hóa
chất Việt Trì, các nhà máy xay xát….
Ngược lại, Việt Nam cũng giúp đỡ Trung Quốc khá nhiều. Sự hợp tác với nhau
về kinh tế, thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam được khôi phục từ việc viện trợ
tiền của, lương thực, vận dụng cho cả hai bên.
2.2. Giai đoạn 1949- 1954:
2.2.1. Quan hệ chính trị ngoại giao:
2.2.1.1. Hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao:

Ngày 1 tháng 10 năm 1949, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành
lập, nhân dân Việt Nam lúc đó còn tiến hành cuộc chiến tranh gian khổ chống thực
12

Hồ Chí Minh (2009), Tồn tập, tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.717.

19


dân Pháp dưới sư lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Ngày 18 tháng 1 năm 1950,
Trung Quốc chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao với nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa. Trung Quốc là nước đầu tiên trên thế giới thiết lập quan hệ ngoại giao với nước
Việt Nam.
Thiết lập quan hệ ngoại giao là một sự kiện lớn trong quan hệ hai nước. Từ đây,
quan hệ hai đảng, hai nhà nước bước vào một giai đoạn phát triển mới. Sự kiện này có
ý nghĩa lớn với Việt Nam khi cuộc kháng chiến chống Pháp đang diễn ra khó khăn, bị
phong tỏa bốn bề và rất cần sự cổ vũ, giúp đỡ cả về vật chất lẫn tinh thần. Tuy nhiên,
khi được các nước phe XHCN công nhân, Việt Nam đứng trong phe XHCN có nghĩa
là đối đầu với phe đế quốc do Mỹ đứng đầu. Từ đó, cuộc chiến tranh Việt – Pháp đã
trở thành nơi thể hiện sự đối đầu của hai phe XHCN và đế quốc chủ nghĩa.
2.2.1.2. Quan hệ giữa hai Đảng, hai nhà nước:
Mặc dù Việt Nam đang tiến hành kháng chiến chống Pháp nhưng từ khi thiết
lập quan hệ, cả hai nước đều duy trì các cuộc viếng thăm lẫn nhau. Ngày 19/1/1950,
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã bí mật vượt biên giới Cao Bằng đến thăm Trung Quốc.
Nhân chuyến thăm này Trung Quốc cũng thể hiện lập trường ủng hộ cuộc đấu tranh
chính nghĩa của dân tộc Việt Nam. Từ năm 1955 – 1965, khi miền Bắc hồn tồn giải
phóng lãnh đạo cao cấp của hai nước tăng cường hỏi thăm, bàn bạc trao đổi các vấn đề
trong nước hay quốc tế có liên quan, khẳng định lập trường ủng hộ nhau trong công
cuộc xây dựng đất nước và chống chủ nghĩa thực dân, đế quốc.
2.2.1.3. Ủng hộ lẫn nhau trên mặt trận chính trị, ngoại giao:

Là một nước tham dự hội nghị Geneve về Việt Nam và là nước láng giềng gần
gũi, Trung Quốc luôn quan tâm đến việc thực thi Hiệp định, phản đối mạnh mẽ việc
Mỹ phá hoại Hiệp định, can thiệp và xâm lược Việt Nam.Sự ủng hộ của Trung Quốc
về mặt chính trị ngoại giao đã được thể hiện thông qua các tuyên bố, những bức điện
gửi cho các nhà lãnh đạo Việt Nam, phát biểu của các nhà lãnh đạo Trung Quốc, các
bức điện của các tổ chức, các đoàn thể Trung Quốc gửi cho các tổ chức, các đoàn thể
Việt Nam tương ứng.
20


Tuy nhiên, bên cạnh sự ủng hộ Trung Quốc luôn có những tính tốn nhất định
với Việt Nam, ln vận dụng vấn đề Việt Nam. quan hệ với Việt Nam mà thực hiện
các ý đồ chiến lược của mình. Điều này được thấy rõ trong Hiệp định Geneve, qua ý
đồ của Trung Quốc muốn Việt Nam đánh Mỹ lâu dài…
2.2.2. Quan hệ kinh tế - thương mại
2.2.2.1. Từng bước đặt cơ sở pháp lý cho quan hệ kinh tế song phương:
Thiết lập quan hệ ngoại giao cùng với việc làm chủ 750 km đường biên giới
Việt – Trung sau chiến thắng Biên giới đã đưa quan hệ kinh tế, thương mại hai nước
bước vào giai đoạn phát triển mới. Hai nước từng bước đặt cơ sở pháp lý cho quan hệ
thương mại kinh tế song phương như ngày 28/4/1951, ký hiệp định thương mại; ngày
3/5/1951, đoàn đại biểu của hai nước đã có cuộc họp đầu tiên về mậu dịch và cơng tác
giao nhận hàng hóa; ký các hiệp định về mậu dịch, về tiền tệ,…
2.2.2.2. Quan hệ thương mại:
Khi miền Bắc chưa được giải phóng, nhờ mở cửa thịn trường với Trung Quốc
mà Việt Nam có thêm một nguồn cung cấp hàng, giảm bớt áp lực của việc nhập khẩu
những mặt hàng từ khu vực Pháp chiếm.
Khi miền Bắc hồn tồn giải phóng và bước vào cơng cuộc khơi phục kinh tế,
quan hệ thương mại giữa hai nước phát triển nhanh chóng. Trung Quốc là một trong
hai nước quan trọng nhất trong việc cung cấp cho Việt Nam về khối lượng cũng như
mặt hàng, đáp ứng nhu cầu khôi phục sản xuất cũng như nhu cầu tiêu dùng của Việt

Nam, trong những năm sau chiến tranh. Nhờ đó, Việt Nam khơng những vượt qua khó
khăn ban đầu, còn khắc phục chiến tranh mà còn tạo niềm tin thắng lợi trong công
cuộc tiến hành xây dựng nền kinh tế XHCN.
2.2.2.3. Viện trợ kinh tế của Trung Quốc cho Việt Nam
Cùng với sự ủng hộ mãnh mẽ về chính trị, trong những năm 1950 -1954, Trung
Quốc đã ủng hộ kinh tế cho Việt Nam bằng việc viện trợ hàng hóa, phục vụ nhu cầu
sản xuất và đời sống thiết yếu cho nhân dân Việt Nam.
21


2.2.3. Quan hệ văn hóa, khoa học kỹ thuật, giáo dục
2.2.3.1. Hợp tác văn hóa:
Trong lĩnh vực văn hóa hiệp định hợp tác văn hóa được ký kết theo từng năm,
theo đó các đồn đại biểu văn hóa, nghệ thuật, báo chí tuyên truyền thường xuyên trao
đổi, hỏi thăm lẫn nhau. Những chuyến lưu diễn dài ngày của các đoàn nghệ thuật,
những hoạt động văn hóa chào mừng nhân ngày lễ trọng đại của mỗi nước, góp phần
làm cho nhân hai nước hiểu biết lẫn nhau, cảm thấy gần gũi, gắn bó hơn.
2.2.3.2. Hợp tác giáo dục, khoa học kỹ thuật:
Cùng với sự phát triển trong lĩnh vực hợp tác văn hóa, quan hệ hợp tác trong
giáo dục, khoa học kỹ thuật giữa hai nước trong giai đoạn này có bước phát triển bước
đầu. Trong đào tạo, Việt Nam ưu tiên đưa cán bộ, học sinh sang học tập tại Trung
Quốc. Tính đến tháng 6-1950, số cán bộ sang Trung Quốc học tập là 3.100 người
(trong đó 650 cán bộ học bổ túc trung và sơ cấp, 1.200 học đào tạo, chỉ huy bộ binh sơ
cấp, còn lại học về binh chủng như pháo binh, công binh...Trung Quốc đã giúp đỡ Việt
Nam theo hình thức cử chuyên gia, nhận thực tập sinh, cung cấp tài liệu, cung cấp
giống và vật mẫu, phân tích mẫu quặng…Trung Quốc là nước cử chuyên gia sang Việt
nhiều nhất.
2.2.4. Viện trợ về lương thực của Trung Quốc cho Việt Nam:
Viện trợ lương thực của Trung Quốc cũng góp phần giải quyết khó khăn về
lương thực cho các chiến dịch của ta. Trong những năm 1949, 1950 khi nhân dân

Trung Quốc ở vùng Hoa Nam còn đói kém, Đảng và Chính phủ Trung Quốc đã ni
dưỡng hàng chục ngàn cán bộ, chiến sĩ Việt Nam trên đất nước mình, viện trợ cho Việt
Nam 2.634 tấn gạo. Tuy nhiên, từ năm 1951 trở đi, nước ta đã cố gắng huy động
lương thực trong nước để giảm dần lượng gạo viện trợ. Từ cuối năm 1950 đến giữa
năm 1953, Trung Quốc phải dốc sức tham gia kháng Mỹ viện Triều. Vì vậy, trong
chiến dịch Điện Biên Phủ, lương thực chủ yếu được huy động từ trong nước, chúng ta
chỉ còn nhờ Trung Quốc giải quyết 1.700 tấn gạo, chiếm 6,52% tổng nhu cầu.

22


2.2.5. Viện trợ quân sự của Trung Quốc cho Việt Nam:
Theo thống kê của Việt Nam, cho đến hết năm 1950, Trung Quốc đã viện trợ
cho Việt Nam 3983 tấn hàng, trong đó có 1020 tấn súng đạn (kể cả số súng đạn các
đơn vị bộ đội của Việt Nam sang Trung Quốc huấn luyện rồi đưa về nước), 161 tấn
quân trang, 20 tấn thuốc và dụng cụ quân y, 71 tấn hàng quân giới, 30 xe vận tải
molotova, 2634 tấn gạo. Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung Quốc đã chi viện cho
chiến dịch 3600 viên đạn pháo 105 ly, chiếm 18% số đạn pháo sử dụng trong chiến
dịch. Sau chiến tranh Triều Tiên, đạn pháo 105mm của Trung Quốc cũng khan hiếm
song trước yêu cầu cấp bách của chiến dịch, Trung Quốc đã chuyển thêm cho quân ta
7.400 viên đạn 105mm, vì điều kiện vận chuyển khó khăn, số đạn này không kịp đưa
vào phục vụ chiến dịch. Trong những ngày cuối chiến dịch Điện Biên Phủ, Trung
Quốc còn giúp thêm một tiểu đoàn DKZ 75mm và 12 dàn hỏa tiễn H-6 6 nòng. Đây là
hỏa lực mạnh nhất mà ta có được lúc bấy giờ và kịp thời tham gia đợt tổng cơng kích
cuối cùng diễn ra chiều ngày 6-5-1954, phát huy tác dụng rất lớn.
Ngoài trang bị vũ khí, giúp đỡ huấn luyện, viện trợ lương thực, Trung Quốc đã
cử đoàn cố vấn quân sự và chính trị với nhiệm vụ giúp đỡ Việt Nam đánh thắng
trận,đánh đuổi thực dân Pháp xâm lược và giúp đỡ Việt Nam xây dựng qn đội chính
quy.
Mặc dù có lúc, có cơng việc chưa giải quyết phù hợp với thực tế, vận dụng một

số kinh nghiệm của cách mạng Trung Quốc chưa linh hoạt do chưa nắm hết tình hình
Việt Nam, nhưng đồn cố vấn Trung Quốc đã đóng góp không nhỏ vào thắng lợi của
cuộc kháng chiến chống Pháp. Ghi nhận công lao này, ngày 2-9-1953, Hồ Chủ tịch
dẫn đầu đoàn lãnh đạo cấp cao của Đảng và Nhà nước ta đến nơi ở của đoàn cố vấn
Trung Quốc để trao Huân chương Hồ Chí Minh cho các đồng chí Vi Quốc Thanh, La
Quý Ba, biểu dương tinh thần quốc tế vơ sản của các đồng chí trong đồn cố vấn, cảm
ơn sự giúp đỡ mà Đảng Cộng sản, Chính phủ Trung Quốc đã dành cho Việt Nam.
Có thể nói, viện trợ, giúp đỡ Việt Nam kháng chiến chống Pháp của Trung
Quốc diễn ra trong bối cảnh Liên Xô, Trung Quốc và các nước trong phe XHCN đoàn
kết chống lại những âm mưu của Mỹ, lợi ích quốc gia hài hòa với tinh thần quốc tế vô
23


sản. Điều này khiến mối quan hệ Việt-Trung giai đoạn 1950-1954 đi vào lịch sử hiện
đại của quan hệ hai nước với nét đặc thù“vừa là đồng chí, vừa là anh em”
2.3. Giai đoạn 1954- 1975:
2.3.1. Cơ sở của quan hệ ngoại giao Việt Trung giai đoạn 1954- 1975:
Lợi ích chiến lược– cơ sở củng cố quan hệ Việt - Trung trong kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước.
Lợi ích chiến lược luôn là một trong những vấn đề trọng yếu của mỗi quốc gia.
Đó cũng là mối quan tâm hàng đầu mà mỗi quốc gia đặt nhiệm vụ đảm bảo trong mọi
hồn cảnh, điều kiện. Lợi ích chiến lược khơng nhất thành bất biến, nó vận động
khơng ngừng và chi phối chiến lược của mỗi quốc gia trên mọi phương diện, nhất là
trong quan hệ quốc gia – quốc gia; quốc gia - quốc tế.
Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1945), Mỹ nhờ lợi dụng vị trí đặc biệt của
mình mà trở thành đế quốc giầu có, hùng mạnh nhất thế giới tư bản, thực hiện chiến
lược toàn cầu mở rộng ảnh hưởng. Trong chính sách đối ngoại đó, Mỹ rất coi trọng vị
trí chiến lược của Việt Nam – nơi Mỹ đánh giá là một trong những vị trí sống còn
trong tuyến ngăn chặn chủ nghĩa cộng sản. Bên cạnh đó, chính sách của Mỹ ở miền
Nam Việt Nam gắn với chính sách của Mỹ ở Đơng Dương, Đơng Nam Á và nằm

trong chính sách của Mỹ đối với Trung Quốc, Liên Xơ và hệ thống XHCN nói chung,
nhằm ngăn chặn ảnh hưởng của Liên Xô, Trung Quốc.
Về phía Việt Nam, trước thách thức ấy, nhân dân Việt Nam khơng có sự lựa
chọn nào khác là buộc phải tiến hành cuộc kháng chiến chống lại đế quốc Mỹ xâm
lược, giải phóng miền Nam, bảo vệ miền Bắc, thống nhất đất nước. Việt Nam trở
thành nơi thử thách sức mạnh cúa dân tộc và thời đại; là nơi thử thách sức mạnh của ý
thức hệ, “là cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc mang tính thời đại một
cách sâu sắc”13. Do tính chất cuộc chiến tranh và đặc điểm thời đại, Việt Nam luôn coi
trọng và có được sự ủng hộ, giúp đỡ của lực lượng tiến bộ trên thế giới, của các nước
XHCN, trong đó có Liên Xơ, Trung Quốc. Trung Quốc là nước láng giềng lớn của
13

Ban chỉ đạo tổng kết chiến tranh trực thuộc Bộ Chính trị (1995), Tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước, thắng lợi và bài học, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr. 4.

24


Việt Nam, cùng chung ý thức hệ, cùng chung lợi ích của phe XHCN, việc củng cố
quan hệ hữu nghị với Trung Quốc trở thành một đòi hỏi chiến lược của cách mạng
Việt Nam.
Về phía Trung Quốc, từ sau năm 1954, khi đạt được những thỏa hiệp về vấn đề
Triều Tiên và Đông Dương, Trung Quốc tập trung vào xây dựng kinh tế, quốc phòng
với mong muốn sớm trở thành một cường quốc ở châu Á - Thái Bình Dương. Về đối
ngoại, Trung Quốc quan tâm hàng đầu đến việc mở rộng ảnh hưởng, tập hợp lực
lượng trong các nước vừa mới giành độc lập ở Á, Phi, đặc biệt là ở Nam Á, Đông
Nam Á - khu vực láng giềng kề cận phía Nam và phía Tây của mình. Vì thế, ngay từ
khi Mỹ đưa quân can thiệp vào Chiến tranh Triều Tiên (1950), sau đó xây dựng học
thuyết con bài domino14, ngày càng dính líu sâu vào Đơng Dương, phong toả, bao vây
cấm vận Trung Quốc, khôi phục Nhật Bản, biến nước này thành đồng minh lớn của

Mỹ ở khu vực, Trung Quốc đã ý thức một cách sâu sắc mối nguy hiểm, sự đe dọa của
Mỹ đối với lợi ích quốc gia của mình. Trung Quốc ủng hộ Việt Nam chống Mỹ, ngồi
đóng góp thiết thực cho phong trào cách mạng thế giới, ngoài vấn đề ý thức hệ và lợi
ích chống chủ nghĩa đế quốc, bảo vệ hồ bình, còn có ý nghĩa chiến lược trực tiếp: Mỹ
là kẻ thù của Trung Quốc, tiến hành chiến tranh sát nách Trung Quốc, đe dọa trực tiếp
an ninh của Trung Quốc từ phía Nam. Giúp Việt Nam chống Mỹ, Trung Quốc có lợi
ích kiềm chế Mỹ, bảo đảm an ninh của Trung Quốc, bảo đảm một số điều kiện cho
Trung Quốc nhanh chóng trỗi dậy trở thành cường quốc ở khu vực.
Như vậy, lợi ích chiến lược chung tương đồng, lợi ích riêng của mỗi quốc gia
đã làm cho việc củng cố quan hệ hữu nghị giữa hai nước Việt – Trung không những là
cần thiết, mà còn trở nên cấp thiết. Nhất quán trong toàn bộ cuộc kháng chiến, Đảng
và Chính phủ Việt Nam ln đặt mục tiêu củng cố, không ngừng xây dựng, phát triển
quan hệ với Trung Quốc, tranh thủ tối đa sự ủng hộ vật chất và tinh thần.
2.3.2. Quan hệ chính trị- ngoại giao:
- Lãnh đạo 2 nước tăng cường tiếp xúc, trao đổi:
14

Học thuyết này cho rằng do tác động của Trung Quốc, nếu không ngăn chặn kịp thời, bất kỳ một nước nào ở
Đơng Nam Á cũng có thể rơi vào sự kiểm sốt của cộng sản. tình hình này sẽ lan sang cả Nam Á và Trung cận
Đông, trở thành mối nguy hiểm trực tiếp với sự tồn vong của các nước tư bản.

25


×