Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Quan hệ việt nam hoa kỳ từ 2001 đến nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.52 MB, 75 trang )

MỤC LỤC
MỤC LỤC.............................................................................................................................1
MỞ ĐẦU...............................................................................................................................3
CHƯƠNG 1: HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA MỐI QUAN HỆ............................................4
VIỆT NAM - HOA KỲ (2001-HIỆN NAY)..........................................................................4
1.1. TÌNH HÌNH QUỐC TẾ VÀ KHU VỰC........................................................................4
1.2. TÌNH HÌNH HOA KỲ....................................................................................................7
1.3. TÌNH HÌNH VIỆT NAM..............................................................................................11
1.4. SƠ KẾT.........................................................................................................................17
CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM HOA KỲ (2001-HIỆN NAY)........................19
2.1. CHÍNH SÁCH NGOẠI GIAO CỦA VIỆT NAM VÀ HOA KỲ.................................19

2.1.1. Chính sách ngoại giao của Việt Nam với Hoa Kỳ.............................................19
PHẠM BÌNH MINH (27/8/2013), “HỘI NHẬP QUỐC TẾ LÀM NỀN TẢNG CHO GIAI
ĐOẠN PHÁT TRIỂN MỚI”, WEBSITE: HTTP://BAODIENTU.CHINHPHU.VN/TIN-NOIBAT/HOI-NHAP-QUOC-TE-LAM-NEN-TANG-CHO-GIAI-DOAN-PHAT-TRIENMOI/179628.VGP................................................................................................................20

2.1.2. Chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ với Việt Nam.............................................22
2.2. CÁC HOẠT ĐỘNG CHÍNH CỦA MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM-HOA KỲ..............25

2.2.1. Hoạt động chính trị-ngoại giao..........................................................................25
2.2.2 Hoạt động thương mại giữa hai nước:................................................................31
2.2.2.1. Giai đoạn khởi động cho quan hệ kinh tế hai nước sau hiệp định thương mại Việt Nam
Hoa Kỳ năm 2001................................................................................................................................31
2.2.2.2. Quan hệ thương mại Việt Nam Hoa Kỳ trong những năm tiếp theo....................................35

2.2.3. Hoạt động giáo dục, nhân đạo, y tế và văn hóa.................................................41

1


2.3. SƠ KẾT........................................................................................................................48


3.1. MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM CỦA MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM HOA KỲ........................50
3.2. NHỮNG BẤT ĐỒNG TRONG QUAN HỆ HAI NƯỚC............................................53
3.3.SƠ KẾT..........................................................................................................................54
KẾT LUẬN..........................................................................................................................55
PHỤ LỤC............................................................................................................................57

A. Những dấu mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam – Hoa Kỳ (1990-đến nay)....57
B. TUYÊN BỐ CHUNG CỦA CHỦ TỊCH NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM TRƯƠNG TẤN SANG VÀ TỔNG THỐNG HỢP CHÚNG
QUỐC HOA KỲ BARACK OBAMA........................................................................62
C. Hình ảnh quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ......................................................................70
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................72

2


MỞ ĐẦU
Việt Nam và Hoa Kỳ đã có mối quan hệ từ thế kỷ XIX dù khơng chính thức.
Lịch sử đã cho thấy hai nước đã từng có cơ hội rất lớn để tìm hiểu nhau. Nhưng do
những biến cố của lịch sử đã đẩy hai nước xa nhau và thậm chí cịn đối đầu nhau.
Cuộc chiến tranh Việt Nam đã khiến cho quan hệ Việt Nam và Mỹ trở nên căng
thẳng hơn bao giờ hết. Mối quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ lúc này đã bị chi phối nặng nề
bởi cuộc chiến giữa hai phe: chủ nghĩa tư bản do Hoa Kỳ đứng đầu và chủ nghĩa xã
hội mà Việt Nam là một hiện thân tiêu biểu. Chiến tranh đã khép lại những mối quan
hệ sơ giao từ thời tiền cách mạng tháng 8 giữa những người Việt Minh do Hồ Chí
Minh lãnh đạo và OSS. Chỉ đến khi chiến tranh đã qua 20 năm, hội chứng Việt Nam
tại Mỹ đã bắt đầu ngi ngoai, trước dịng chảy khơng ngừng của tồn cầu hóa đã thơi
thúc hai đất nước thù địch ngồi lại với nhau. Năm 1995, hai nước bình thường hóa
quan hệ, đánh dấu giai đoạn phát triển mới của mối quann hệ hai nước: thời kì hợp tác
cùng phát triển.

Từ đó đến nay, mối quan hệ hai nước không ngừng được xây dựng và phát triển
từ cả hai phía thơng qua nhiều cơ chế đối thoại khác nhau, trên nhiều lĩnh vực khác
nhau. Giai đoạn từ năm 2001 đến nay là giai đoạn mà mối quan hệ hai nước đạt được
nhiều thành tựu quan trọng ngay trong thời kì đại khủng hoảng kinh tế thế giới năm
2008. Dù gặp phải nhiều khó khăn do cuộc khủng hoảng gây ra nhưng mối quan hệ
hai nước vẫn tốt đẹp và đã chính thức là “đối tác tồn diện” của nhau.
Bên cạnh những bước phát triển trong thời gian qua, giữa hai nước cũng có
những bất đồng về vấn đề dân chủ, nhân quyền, tôn giáo … Đây cũng là điều dễ hiểu
trong quan hệ giữa hai quốc gia có sự khác biệt về lịch sử, văn hóa, chế độ chính trị,
trình độ phát triển như Việt Nam và Hoa Kỳ. Thời gian là yếu tố cần thiết nhưng điều
quan trọng nhất là hai bên cần nhìn thẳng vào thực tế, lấy lợi ích của nhân dân hai
nước làm trọng, khơng để các khác biệt đó cản trở quan hệ hai nước và cũng nỗ lực
giải quyết thông qua đối thoại và thương lượng.

3


CHƯƠNG 1: HOÀN CẢNH LỊCH SỬ CỦA MỐI QUAN HỆ
VIỆT NAM - HOA KỲ (2001-HIỆN NAY)
1.1. Tình hình quốc tế và khu vực
Bước vào thế kỷ thứ 21, tình hình thế giới trong hơn thập kỷ hết sức phức tạp.
Nhiều sự kiện chính trị nổi bật đã diễn ra.
Sự kiện mở đầu cho của thế kỷ 21 cũng là mở đầu cho những bất ổn kéo dài đến
tận ngày nay, 11/9/2001. Sự kiện này đánh dấu mở đầu cho cuộc chiến chống khủng
bố trên quy mơ tồn cầu, kéo theo đó là rất nhiều hệ lụy. Lấy cái cớ bảo vệ thế giới
khỏi chủ nghĩa khủng bố, Tổng thống Mỹ George W. Bush phát động cuộc chiến
chống khủng bố toàn cầu ở Afghanistan nhằm trừng phạt Osama bin Laden và
Taliban, mở màn ngày 7/10/2001. Sau đó, ơng Bush ngày 29/1/2002 còn đưa ra khái
niệm "trục ma quỷ" gồm Iran, Iraq và CHDCND Triều Tiên. Ngày 21/3/2003, lấy cớ
trừ bỏ vũ khí hủy diệt hàng loạt, liên quân Anh - Mỹ mở màn cuộc tấn công Iraq. Kết

thúc thập kỷ đầu tiên, Iraq và Afghanistan vẫn chìm trong bất ổn bạo lực. Ngồi hai
chiến trường đó, khủng bố cũng xuất hiện ở nhiều nước. Có thực tế là cùng với các
tiến bộ khoa học công nghệ, khủng bố ngày càng nguy hiểm và liều lĩnh, thách thức
nỗ lực ngăn chặn của cộng đồng quốc tế. Cuộc chiến chống khủng bố này đã gây ra
những bất đồng sâu sắc giữa thế giới Hồi giáo và phương Tây. Sự kiện quân đội Mỹ
tiêu diệt trùm khủng bố Osama Bin Laden chưa phải là sự chấm hết của cuộc chiến
chống khủng bố.
Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2008 đã lao đao nền kinh tế thế giới. Khủng
hoảng từ nguồn lương thực đến nhiên liệu, từ tài chính đến chính trị, từ thị trường
chứng khốn đến sản xuất, từ môi trường đến an ninh, ảnh hưởng trực tiếp đến sự
sống còn của nhân loại... Tạo nên một cuộc đại suy thối, khơng chỉ trở thành sự kiện
nổi bật trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI, nó cịn được đánh giá là giai đoạn đen
tối nhất của lịch sử kinh tế thế giới trong hơn 6 thập kỷ qua. Mở màn ấn tượng bằng
sự sụp đổ của hàng loạt "đại gia cổ thụ" ngành tài chính Mỹ, phản ứng dây chuyền đến

4


một loạt nước khác. Kinh tế thế giới, bên cạnh một vài sự trỗi dậy, đã lâm vào khủng
hoảng với mầm bệnh tích tụ từ nhiều năm trước. Thế giới cũng chưa tìm được tiếng
nói chung để đối phó với những thách thức tồn cầu, biến đổi khí hậu, thiếu lương
thực, thảm họa đang ngày một cận kề. Cuộc đại khủng hoảng này đã kéo theo cuộc
khủng hoảng nợ công chưa từng có trong các nước phát triển nhất là khối Tây Âu đe
dọa đến EU cũng như đồn g EURO. Tình hình tài chính hết sức bi đát buộc các chính
phủ châu Âu cũng như các định chế tài chính thế giới bung các gói cứu trợ hàng nghìn
tỷ USD để cứu nguy cho bong bong nợ công ở châu Âu. Nhiều quốc gia như Hy Lạp,
Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Ý, Pháp… phải “thắt lưng buộc bụng” để tránh nguy cơ
vỡ nợ. Cuộc khủng hoảng này đã khiến nhiều nước phải đưa ra đối sách cắt giảm chi
tiêu, thắt lưng buộc bụng dẫn đến những cuộc biểu tình, đình cơng lớn trong xã hội.
Nhiều chính phủ châu Âu phải ra đi như Berlusconi, Sarkozy…

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới và khủng hoảng nợ công châu Âu là thách
thử cũng như là thời cơ cho các nước đang phát triển đón đầu hậu khủng hoảng. Ngày
16/6/2009, lãnh đạo của bốn nền kinh tế đang phát triển nhanh là Brazil, Nga, Ấn Độ
và Trung Quốc (gọi tắt là BRIC) đã có cuộc họp cấp cao đầu tiên của nhóm, tại thành
phố Ekaterinburg (Nga), chính thức ra mắt nhóm BRIC. Bốn nước trên là những nền
kinh tế chủ chốt đang nổi lên, góp phần thúc đẩy kinh tế tồn cầu tăng trưởng và đóng
một vai trị quan trọng trong việc bình ổn nền kinh tế thế giới trong bối cảnh khủng
hoảng tài chính thế giới lan rộng. Jim O'Neill, trưởng nhóm nghiên cứu kinh tế tồn
cầu tại Goldman Sachs, được cho là người đưa ra khái niệm về BRIC trong năm 2001.
Trong báo cáo 2003, O'Neill từng dự đoán rằng, cơ cấu kinh tế thế giới sẽ thay đổi vào
năm 2050 và BRIC sẽ vượt các nước phát triển phương Tây như Anh, Pháp, Italy, Đức
và cùng với Mỹ, Nhật Bản trở thành 6 nền kinh tế chủ chốt trên thế giới 1. Riêng Trung
Quốc trở thành nước thứ ba trên thế giới phóng thành cơng tàu vũ trụ có người lái vào
khơng gian Thần Châu 5, phá vỡ thế độc quyền không gian của Nga và Mỹ trong hơn
40 năm. Trung Quốc đã đạt tới vị trí cao trên thang bậc quốc tế về nước mạnh, quân
hùng, một cường quốc thương mại và sản xuất khổng lồ. Đến năm 2010, Trung Quốc
đã vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thứ giới. Với nguồn dự trữ
1

Báo điện tử Thế giới và Việt Nam (2/2010), “10 sự kiện nổi bật thập kỷ đầu tiên của Thế kỷ XXI”, , website:

/>
5


ngối hối khổng lồ của mình, Trung Quốc đã nhanh chóng dùng USD dự trữ “giúp
đỡ” các nước Tây Âu trước nguy cơ vỡ nợ. Hành động này đã tạo điều kiện cho Trung
Quốc thâm nhập sâu vào thị trường châu Âu. Tuy nhiên nền kinh tế thứ hai thế giới
này cũng đang phải đối diện với nhiều nguy cơ về mất ổn định xã hội, uy tín trong
kinh tế sau hàng loạt những tai tiếng về chất lượng an tồn thực phẩm…

Đặc biệt cục diện chính trị thế giới cực kỳ biến động sau cuộc “cách mạng hoa
nhài” nổ ra hàng loạt tại các nước Trung Đông- Bắc Phi. Bắt nguồn từ Tuynisi sau đó
nhanh chóng lan sang các quốc gia như Algeria, Ai Cập, Yemen, jordan, Mauritanie,
Ả Rập Saudi, Oman, Sudan, Syria, Iraq, Libya và Maroc. Đặc điểm chung của các
cuộc “cách mạng hoa nhài” tại các quốc gia trên là làn sóng đấu tranh, biểu tình cơng
khai của hàng vạn người dân địi lật đổ chính quyền độc tài hàng chục năm cầm quyền
ở nước họ. Mạng xã hội được cho là một công cụ hỗ trợ tích cực cho cuộc cách mạng
xã hội này ở Trung Đông, khu vực truyền thống của Mỹ và phương Tây.
Cục diện chính trị thế giới ngày càng biến động. Trong thời đại ngày nay, sức
mạnh của một quốc gia không chỉ được đo lường bằng sức mạnh quân sự mà một sức
mạnh tổng hợp. Trong đó kinh tế được xem là mũi nhọn. Kể từ sau khi Liên Xô sụp
đổ, Hoa Kỳ đã duy trì được thế đơn cực nhất thời. Tuy nhiên bước sang thế kỷ 21, sức
mạnh của Hoa Kỳ bị suy yếu một cách tương đối. Hoa Kỳ khơng thể duy trì thế đơn
cực mà phải chấp nhận trật tự đa cực với nhiều trung tâm. Sự trỗi dậy hết sức mạnh
mẽ của các nền kinh tế lớn như Đức, Trung Quốc, Brazin, Ấn Độ…đã thách thức trật
tự thế giới cũ. Nhóm nước này đã yêu cầu cải tổ Liên Hiệp Quốc đặc biệt là Hội đồng
Bảo an để gia tăng tiếng nói của mình trong cộng đồng quốc tế.
Xung đột vẫn diễn ra ở nhiều nơi như dải Gaza, Trung Đông, biển Đông… Vấn
đề hạt nhân của Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên, Iran vẫn là mối bận tâm của
thế giới. Nhưng nhìn chung xu thế hịa bình vẫn là xu thế chủ đạo của quan hệ quốc tế
trong những thập niên đầu thế kỷ 20. Kỷ ngun của tồn cầu hóa đã xóa đi mọi biên
giới, mọi rào cản vừa là thời cơ và thử thách cho các nước.
Quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ trong giai đoạn 2001-2012 vẫn không tách khỏi xu
thế đó. Mối quan hệ này đã vận động trong thách thức mà thời đại lịch sử đặt ra.

6


Ngồi sự tác động của tình hình thế giới, bản thân mỗi nước lại có những vấn đề riêng
biệt của mình. Những vấn đề cũng đã tác động đến sự phát triển của mối quan hệ Việt

Mỹ.
1.2. Tình hình Hoa Kỳ
Hoa Kỳ bước vào thế kỷ thứ 21 đã gặp phải rất nhiều vấn đề. Sau hơn mười
năm cầm quyền của chính quyền Clinton, với tốc độ tăng trưởng cao đã củng cố vị thế
siêu cường số một thế giới của Hoa Kỳ. Tuy nhiên thời kì cầm quyền của chính quyền
Clinton nền kinh tế Hoa Kỳ đã đạt tới đỉnh cao của mình khi tăng trưởng liên tiếp
trong 10 năm. Và ngay sau đó nền kinh tế này đã rơi vào khủng hoảng do nhiều
nguyên nhân khác nhau. Sự kiện mở màn cho thập kỷ khó khăn của chính quyền
G.Bush chính là vụ đánh bom ngày 11/9/2001. Sự kiện này đã đẩy Hoa Kỳ nhúng sâu
vào cuộc chiến tranh chống khủng bố hết sức căng thẳng và tốn kém. “Chống chủ
nghĩa khủng bố” đã trở thành chiêu bài cho chính quyền G.Bush đưa quân vào Iraq và
Afghanistan. Và Hoa Kỳ ngày càng lún sâu vào cuộc chiến khơng có “hồi kết” này.
Cuộc khủng hoảng kinh tế năm 2001-2002 chưa kịp hồi phục hồn tồn thì Hoa
Kỳ lại tiếp tục khơi mào cho một cuộc đại suy thoái kinh tế thế giới chưa từng có
trong 80 năm qua. Sự kiện ngân hàng Brother nộp đơn xin phá sản đã kéo theo hàng
loạt các ngân hàng khác phá sản. Bong bóng tài chính và địa ốc của Hoa Kỳ đã nổ
làm chao đảo nền kinh tế toàn cầu. Cuộc khủng hoảng nhanh chóng lan rộng ra khắp
thế giới lại cịn kéo theo cuộc khủng hoảng nợ cơng chưa từng có trong lịch sử các
nước phương Tây.
Chính quyền Obama lên cầm quyền từ năm 2008 đã phải gánh chịu hẫu quả hết
sức nặng nề từ người tiền nhiệm cũng như thách thức đưa Hoa Kỳ ra khỏi khủng
hoảng. Dù đã có nhiều cải thiện nhưng Hoa Kỳ ngày nay còn phải đối diện với các
vấn đề đối nội sau:
Thứ nhất, chính là vấn đề thâm hụt ngân sách. Thâm hụt ngân sách tiếp tục gia
tăng và khơng có dấu hiệu chững lại. Văn phòng Quốc hội Mỹ dự báo thâm hụt ngân
sách năm 2010 sẽ là 1.294 tỷ USD và năm 2011 sẽ là 1.066 tỷ USD, giảm 1416 tỷ

7



USD so với năm 20092. Sự thâm hụt ngân sách gây khó khăn cho chính phủ Hoa Kỳ
trong việc tái cấu trúc nền kinh tế, giải quyết việc làm. Song song đó, thâm hụt thương
mại đe dọa nền kinh tế Hoa Kỳ nhất là giá trị của đồng USD. Thâm hụt thương mại
với Trung Quốc đã lên đến 24 tỷ USD vào tháng 8 năm 2010.
Thứ hai, chính là vấn đề nợ cơng. Do chi phí cho chiến trường Iraq và
Afghanistan cũng như duy trì sự hiện diện của quân đội Mỹ trên thế giới là một gánh
nặng khổng lồ cho chính quyền Hoa Kỳ. Các gói phúc lợi xã hội cho dân số hơn 300
triệu người của Mỹ càng làm cho gánh nặng ngân sách thêm trầm trọng. Tháng 5 năm
2011 nợ cơng của chính quyền liên bang đã cán mức 14.000 tỷ USD buộc lòng Quốc
hội Mỹ phải nâng trần nợ công lên thêm 2.000 tỷ USD để tránh nền kinh tế lớn nhất
thế giới rơi vào tình trạng vỡ nợ kỹ thuật. Gần đây nhất, theo thông tin từ Bộ Tài
chính Hoa Kỳ nợ cơng của chính quyền Hoa Kỳ đã vượt mức 17.000 tỷ USD. Trước
đó khơng lâu chính quyền Liên bang Mỹ đã phải đóng cửa 16 ngày do khơng cịn đủ
ngân sách hoạt động gây thiệt hại 24 tỷ USD3.
Thứ ba là vấn đề thất nghiệp. Kể từ khi đại khủng hoảng nổ ra, tỷ lệ thất
nghiệp của Hoa Kỳ đã đến mức 9%. Một con số cao kỷ lục. Dù đã thực hiện gói kích
thích kinh tế phát triển nhưng xem ra đây sẽ là một cuộc chiến lâu dài của chính quyền
Obama.
Bên cạnh những thách thức đối nội như vậy, vấn đề đối ngoại của Hoa Kỳ cũng
phải đối diện với nhiều vấn đề. Cuộc đại khủng hoảng kinh tế đã làm suy yếu nền kinh
tế Mỹ. Nhìn chung dù vẫn cịn là nền kinh tế hàng đầu thế giới trong một vài thập niên
nữa nhưng sức mạnh của Mỹ đã suy yếu một cách tương đối. Sự suy yếu này khiến
Mỹ khơng thể duy trì thế vị thế “đơn cực” được nữa. Mặc dù chưa thừa nhận một cách
chính thức nhưng người Mỹ buộc phải chấp nhận một thế giới đa cực. Chính quyền
Obama đã tiến hành rút quân khỏi Iraq và sắp tới NATO cũng sẽ rút quân khỏi
Afghanistan. Lực lượng bố phịng của Mỹ cũng được bố trí lại cho phù hợp với chiến
lược an ninh mới của nước này. Trong khi sức mạnh của Mỹ bị suy yếu một cách
2

Theo Học viện Ngoại giao (2012), Hỏi đáp tình hình thế giới và chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước


ta, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.121.
3

Theo />
8


tương đối thì Trung Quốc lại trỗi dậy một cách khơng hịa bình đe dọa đến “lợi ích cốt
lõi” cũa Mỹ ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Tình hình trong nước và quốc tế
như vậy đã buộc Mỹ phải đề ra một chiến lược an ninh ngoại giao mới cho phù hợp.
Trước hết, Mỹ cần thực hiện một cách nhất quán chính sách mà Ngoại trưởng
Hillary gọi là ngoại giao “tiến công” (forward-deployed diplomacy). Ngoại giao “tiến
công” nghĩa là Mỹ tiếp tục triển khai các công cụ ngoại giao, bao gồm các chuyến
thăm của quan chức cấp cao nhất, các chuyên gia phát triển, các đoàn liên ngành, các
cán bộ ngoại giao thường trú, tới tất cả các nước và mọi ngõ ngách của khu vực.
Chiến lược của Mỹ cũng sẽ tiếp tục phải lý giải được và điều chỉnh cho phù hợp với
những thay đổi lớn và nhanh chóng đang diễn ra tại khu vực. Theo đó, chiến lược này
sẽ gồm 6 nhóm hành động lớn sau4:
Thứ nhất, tăng cường các mối quan hệ đồng minh an ninh song phương: Mỹ sẽ
cùng với các đồng minh là Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, Thái Lan, Philippines cần:
(1) Duy trì đồng thuận về chính trị đối với những giá trị cốt lõi của quan hệ đồng
minh; (2) Bảo đảm quan hệ đồng minh linh hoạt và có tính thích nghi để đối phó
thành cơng những thách thức mới cũng như tận dụng cơ hội mới; (3) Bảo đảm khả
năng phòng thủ và hạ tầng thơng tin để có thể răn đe bất cứ sự khiêu khích nào của
các nhà nước và thực thể phi nhà nước.
Thứ hai, tăng cường quan hệ với các quốc gia mới nổi là Trung Quốc, Ấn Độ,
Indonesia, Singapore, New Zealand, Malaysia, Mông Cổ, Việt Nam, Brunei và các
quốc đảo tại Thái Bình Dương. Quan hệ với Trung Quốc là một trong những mối quan
hệ song phương có nhiều thách thức và có tính hệ lụy nhất đối với Mỹ. Do vậy, Mỹ

cần có cách đề cập cẩn trọng, nhất quán và năng động trên cơ sở thực tế, tập trung vào
kết quả và trung thành với các nguyên tắc và lợi ích của Mỹ. Về Trung Quốc, Mỹ
phản đối cả hai thái cực: Hoặc cho rằng Trung Quốc là mối đe dọa đối với Mỹ, hoặc
cho rằng Mỹ đang kiềm chế Trung Quốc. Thực tế, hợp tác giữa hai nước mang lại
nhiều lợi ích hơn là đối đầu. Nhưng hai nước cũng không thể xây dựng quan hệ dựa
trên khát vọng, mà phải thông qua hợp tác hiệu quả và điều quan trọng là đảm nhận
4

Theo Hilary Clinton (11/2011), “Chiến lược của Mỹ đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương”, website:

/>
9


được nghĩa vụ và trách nhiệm toàn cầu của mỗi quốc gia. Điều đó sẽ quyết định tương
lai quan hệ hai nước trong thời gian tới. Mỹ sẽ tiếp tục đặt cơ sở quan hệ với Trung
Quốc trong khung cảnh khu vực rộng lớn hơn về các liên minh an ninh, mạng lưới
kinh tế và mối liên hệ xã hội.
Với Ấn Độ và Indonesia, Mỹ coi đây là hai cường quốc dân chủ quan trọng và
năng động nhất tại khu vực. Mỹ ủng hộ Chính sách Hướng Đơng của Ấn Độ, ủng hộ
cơ chế 3 bên mới hình thành Mỹ - Nhật - Ấn. Với Indonesia, Mỹ đã nối lại tập trận và
ký một số hiệp định hợp tác, song hai bên cần làm việc hơn nữa để loại bỏ rào cản
hành chính và những nghi ngờ mang tính lịch sử, cũng như làm rõ hơn quan điểm và
lợi ích của nhau.
Thứ ba, tăng cường can dự các thể chế khu vực: Mỹ tin rằng việc đối phó với
các thách thức xuyên quốc gia cần các thể chế có khả năng tập hợp nhiều nước; rằng
cấu trúc khu vực sẽ tăng cường cơ chế pháp quyền, bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, bảo
đảm tự do hàng hải vốn là những trụ cột của trật tự quốc tế. Do đó, Mỹ đã tiến hành
can dự đầy đủ các thể chế khu vực, trong đó có các thể chế ASEAN, APEC và đóng
vai trị tích cực trong việc xây dựng chương trình nghị sự. Mỹ cũng đã mở cơ quan đại

diện bên cạnh ASEAN tại Jarkarta. Tổng thống Obama chủ trì Hội nghị thượng đỉnh
APEC năm 2011 với cam kết củng cố APEC như là cơ chế hợp tác kinh tế quan trọng
nhất tại châu Á – Thái Bình Dương. Mỹ cũng nỗ lực sáng tạo và khởi động một số
diễn đàn “tiểu đa phương” (minilateral) như Sáng kiến hạ nguồn Mê cơng (LMI) và
Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương.
Thứ tư, mở rộng quan hệ thương mại và đầu tư với khu vực: nhằm thực hiện
mục tiêu tăng gấp đơi xuất khẩu của Mỹ vào 2015, Mỹ đang tìm kiếm cơ hội để tăng
cường quan hệ kinh tế với khu vực (năm 2010, kim ngạch xuất khẩu của Mỹ tới châu
Á là 320 tỷ USD, tạo ra 850 nghìn việc làm). Mỹ đang hướng tới các hiệp định thương
mại mới với Hàn Quốc (giảm 95% thuế đối với xuất khẩu của Mỹ và giúp tạo ra 70
nghìn việc làm trong 5 năm tới, giúp tăng 10 tỷ USD xuất khẩu hàng năm của Mỹ).
Với hiệp định TPP, Mỹ không chỉ nhằm tạo ra tăng trưởng kinh tế, mà tăng trưởng với
chất lượng cao hơn. Bên cạnh đó, Mỹ tiếp tục thông qua APEC, G20 và các quan hệ

10


song phương để thúc đẩy mở cửa thị trường, giảm rào cản thương mại, tăng cường
minh bạch và thực hiện cam kết thương mại công bằng.
Thứ năm, tăng cường hiện diện quân sự của Mỹ tại khu vực: một mặt, Mỹ tiến
hành “hiện đại hóa” các mối quan hệ quân sự với đồng minh tại Đông Bắc Á, mặt
khác Mỹ tìm cách tăng cường hiện diện tại Đơng Nam Á và Ấn Độ dương. Mỹ sẽ
triển khai tàu tuần tra duyên hải (tàu chiến gần bờ) tại Singapore; đã thỏa thuận với
Australia nhằm mở rộng hiện diện quân sự tại Australia. Mỹ cũng đang tìm cách tăng
cường tiếp cận chiến thuật tại Đông Nam Á và Ấn Độ Dương. Điều chỉnh về lực
lượng hải quân ở Đại Tây Dương và Thái Bình Dương theo tỷ lệ 40/60.
Thứ sáu, thúc đẩy dân chủ và nhân quyền: Mỹ sẽ tiếp tục thúc ép giục các nước
tiến hành cải cách nhằm tăng cường quản trị, bảo vệ nhân quyền và tăng cường tự do
chính trị. Với Myanmar, Mỹ quyết tâm yêu cầu giải trình về vi phạm nhân quyền. Mỹ
khơng thể và khơng muốn áp đặt hệ thống của Mỹ lên các nước khác, song tin rằng có

những giá trị nhất định mang tính phổ biến mà các nước cần tơn trọng.
Nhìn chung với những thách thức của nước Mỹ trong hơn một thập niên vừa
qua, sẽ cịn nhiều khó khăn cho mối quan hệ Việt Mỹ. Tuy nhiên cũng phải cần nhìn
rộng ra, trong bối cảnh khu vực châu Á Thái Bình Dương, với sự trỗi dậy “khơng hịa
bình” của Trung Quốc đã buộc Mỹ phải chuyển hướng quan tâm cùa mình vào khu
vực này. Đó chính là cơ hội cho chúng ta nắm bắt để tăng cường và nâng tầm mối
quan hệ Việt Mỹ lên một tầng cao mới.
1.3. Tình hình Việt Nam
Trong suốt 10 năm đầu thế kỷ 21, Việt Nam đã có những chuyển biến sâu sắc
về kinh tế, xã hội vị thế trên trường quốc tế.
Phát triển kinh tế vẫn là nhiệm vụ trọng tâm của toàn Đảng, tồn dân ta. Sự
nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa tiếp tục được đẩy mạnh. Trong số hơn 10 năm
qua, chúng ta đã đạt được một số thành tựu nổi bật.
Về kinh tế, mặc dù tình hình chính trị, kinh tế thế giới diễn biến phức tạp, nền
kinh tế trong nước phải khắc phục những yếu kém trong nước, mặt khác phải đối phó

11


với những tác động bất lợi từ cuộc khủng hoảng tài chính và suy thối kinh tế tồn cầu
nhưng Việt Nam vẫn đạt được những thành tựu to lớn, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định,
GDP năm 2011 đạt xấp xỉ 120 tỷ USD, gấp gần 2,3 lần năm 2006 (53 tỷ USD); GDP
đầu người đạt trên 1.300 USD, gấp hơn 2 lần năm 2006 (640 USD). Trong khi ngành
cơng nghiệp có độ sụt giảm sâu về tốc độ tăng trưởng thì nơng nghiệp vẫn giữ vững
nhịp độ tăng trưởng, thậm chí ở nhiều thời điểm nó cịn thể hiện rõ vai trò trụ đỡ, cứu
cánh của nền kinh tế. Cụ thể, sau 5 năm gia nhập WTO, nông nghiệp vẫn đạt được sự
tăng trưởng tốt nhất, bình quân 3,4%.Thu hút đầu tư nước ngoài (FDI) cũng là một
điểm cộng của Việt Nam sau gia nhập WTO. Theo đó, 5 năm sau khi HNKTQT, nước
ta thu hút được 6.737 dự án FDI, tổng vốn đăng ký 151.685 USD; trong khi giai đoạn
2002 -2006 là 4.367 dự án, tổng vốn đăng ký 29.581 USD. Nước ta đã thốt khỏi tình

trạng nước kém phát triển, bước vào nhóm nước đang phát triển có thu nhập trung
bình, thị trường được mở rộng tới 149 nền kinh tế thành viên khác của WTO. Nếu
năm 2007, kim ngạch xuất khẩu mới đạt 48,56 tỷ USD, thì đến năm 2011 con số đó đã
là 96,3 tỷ USD, tăng hơn 2 lần. Việc gia nhập WTO đã có những tác động mạnh mẽ
đến vấn đề việc làm, đến quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động của Việt Nam. Theo
đó, từ 2007 đến nay, bình qn lao động nông nghiệp giảm 65.000 người/năm. Lao
động công nghiệp tăng nhanh 624.000 người/năm (so với 548.000 người thời kỳ
trước). Lao động dịch vụ tăng 623.000 người 5. Mỗi năm tăng trưởng kinh tế tạo điều
kiện cho gần 1,1 triệu người chuyển sang làm công ăn lương (so với mức 847.000
người trước WTO). Tỷ lệ lao động làm công ăn lương tăng từ 28% (năm 2006) lên
35,3% (năm 2011). Tỷ lệ lao động tự làm và lao động gia đình giảm từ 71,5% (năm
2006) xuống 62% (năm 2011). Năm 2011, tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm từ 14,2% năm
2010 xuống cịn 9,45%6.
Tuy nhiên một thực tế khơng thể phủ nhận là nền kinh tế của chúng ta chỉ mới
phát triển về chiều rộng chứ chưa phát triển về chiều sâu. Nền kinh tế của Việt Nam
5

Theo Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, “Tình hình kinh tế xã hội Việt Nam sau năm năm gia nhập

WTO” website:

/>
%E1%BA%BF-x%C3%A3-h%E1%BB%99i-vi%E1%BB%87t-nam-sau-5-n%C4%83m-gia-nh%E1%BA
%ADp-t%E1%BB%95-ch%E1%BB%A9c-th%C6%B0%C6%A1ng-m%E1%BA%A1i-th%E1%BA%BF-gi
%E1%BB%9Bi.
6

12



hiện nay chủ yếu là gia công chế tạo và xuất khẩu những ngun, vật liệu thơ. Và sau
đó chúng ta lại đi nhập khẩu những nguyên liệu đã qua xử lý ấy về để sản xuất rồi
xuất khẩu. Một nghịch lý của nền kinh tế Việt Nam là chúng ta phải đi nhập khẩu
phân bón, thức ăn cho chăn nuôi trong khi chúng ta là một nước xuất khẩu nông
nghiệp hàng đầu thế giới. Nguyên liệu chế tạo da giầy được nhập khẩu cũng làm giảm
giá trị kinh tế cho Việt Nam. Nhìn chung chúng ta thiếu hẳn một nền cơng nghiệp phụ
trợ cho việc sản xuất hàng hóa. Mọi nguyên vật liệu cho sản xuất chúng ta đều nhập
khẩu. Hạn chế này không chỉ khiến chúng ta phụ thuộc vào nguồn cung mà còn biến
nền kinh tế Việt Nam chỉ cịn là cơng xưởng gia cơng của thế giới. Mặc khác, trong
những năm qua, việc đầu tư tràn lan, mất tập trung, tham nhũng lãng phí đã đẩy tỉ lệ
nợ công của Việt Nam đã quá nửa GDP làm ra. Nợ cơng 2012 so với GDP: 55,4%, Nợ
Chính phủ so với GDP: 43,1%, Nợ nước ngoài quốc gia so với GDP: 43,7% 7. Theo
Chính phủ nợ cơng Việt Nam vẫn thuộc ngưỡng an toàn thuộc khả năng chi trả của
nền kinh tế nhưng chúng ta cũng không thể chủ quan với món nợ này được. Hiện nay,
theo tính toán, mỗi người Việt Nam đang nợ 826 USD8.
Một vấn đề khác hết sức quan trọng là việc tái cấu trúc lại nền kinh tế sau
khủng hoảng. Vấn đề này đả được bàn đến kể từ khi khủng hoảng kinh tế thế giới bắt
đầu lan tới Việt Nam. Kể từ khi gia nhập WTO, nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội
nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Chúng ta càng hội nhập sâu thì nguy cơ bị tác
động càng cao. Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới khơng chỉ là thách thức của nền
kinh tế mà đó còn là thời cơ cho chúng ta tái cấu trúc nền kinh tế để đón đầu xu thế
phục hồi của thế giới hậu khủng hoảng. Một những vấn đề quan trọng chính là việc tái
cơ cấu là khối doanh nghiệp nhà nước. Sau nhiều năm thí điểm, mơ hình tập đoàn
kinh tế nhà nước đã bộc lộ nhiều khuyết điểm của mình. Việc bng lỏng trong cơng
tác quản lý đã khiến cho các tập đồn, tổng cơng ty đầu tư tràn lan, trái với ngành
nghề của mình. Việc thua lỗ dẫn đến vỡ nợ của các tập đoàn như Vinaline, Vinashine,
… đã gây thiệt hại cực kì nghiêm trọng trong bối cảnh kinh tế hết sức khó khăn. Sau
7

ThS. Hồng Ngọc Nắng Hồng - Cục quản lý nợ và Tài chính đối ngoại (Bộ Tài chính), website:


/>8

Theo />
13


sự việc này chúng ta đã tiến hành cải tổ, tái cấu trúc lại các tập đồn tổng cơng ty nhà
nước nhằm đưa khối kinh tế nhà nước đi đúng quỹ đạo thực sự là thành phần kinh tế
nắm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
Về chính trị xã hội, sau hai kế hoạch 5 năm (2001-2006, 2006-2011), về cơ bản
chúng ta đã đạt được một số thành tựu nhất định. Chúng ta tiếp tục giữ vững được sự
ổn định chính trị trong cả nước. Các kế hoạch phá hoại của các thế lực thù địch đã bị
ngăn chặn ngay từ sớm hạn chế được việc lây lan trong cộng đồng. Sự ổn định chính
trị là điều kiện hết sức quan trọng cho việc thu hút đầu tư nước ngoài. Đồng thời từ
năm 2006 đến năm 2011, chúng ta đã giải quyết việc làm, xố đói, giảm nghèo, thực
hiện chính sách với người và gia đình có cơng, chính sách an sinh xã hội đạt kết quả
tích cực. Chúng ta đã giải quyết được việc làm cho trên 8 triệu lao động, tỉ lệ thất
nghiệp ở thành thị giảm còn dưới 4,5%, tỉ lệ hộ nghèo giảm cịn 9,5% 9. Cơng tác dân
số, kế hoạch hố gia đình, chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bình đẳng giới và
tiến bộ của phụ nữ đạt được một số kết quả quan trọng; mức hưởng thụ các dịch vụ y
tế của nhân dân tăng lên, đặc biệt với trẻ em, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số.
Chỉ số phát triển con người khơng ngừng tăng lên; Việt Nam đã hồn thành phần lớn
các Mục tiêu Thiên niên kỷ cuả Liên hiệp quốc.
Tuy nhiên tình trạng tham nhũng, tham ơ, xa rời quần chúng của một bộ phận
không nhỏ cán bộ Đảng viên đã gây sự bất bình trong quần chúng nhân dân. Hiện
tượng Đồn Văn Vươn, Dương Chí Dũng, Vinashine, Vinaline… đã khiến cho xã hội
quan tâm lại trở thành cái cơ hội cho các thế lực thù địch. Trước thực trạng đó, Ban
chấp hành Trung ương đã đề ra nhiều giải pháp nhằm khắc phục tình trạng đó. Nghị
quyết Trung ương 4 được xem nỗ lực của cả hệ thống chính trị nhằm giải quyết những

vấn đề cấp bách của công tác xây dựng Đảng hiện nay.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, chúng ta cịn vơ vàn khó khăn. Sau nhiều
năm phát triển nóng, hiện nay chúng ta đang phải đối mặt với nhiều nguy cơ từ thiên
9

Theo Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, “Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng

khóa

X”

tại

Đại

hội

đại

biểu

tồn

quốc

lần

thứ

XI


của

Đảng,

/>
14

website:


tai và cả nhân tai. Việc thiếu quy hoạch mạng lưới thủy điện đã làm suy giảm diện tích
rừng đáng kể trong khi đó hiệu quả kinh tế lại khơng cao. Một thực trạng gần đây
chính là việc các thủy điện xả lũ gây ngập ở vùng hạ lưu. Quy hoạch mạng lưới thủy
điện hết sức manh múng đã gây thiệt hại về rừng, người và của. Điều này phản ánh
trong quản lý và điều hành chúng ta còn chưa có tầm nhìn xa thì trong tương lai gần
chúng ta phải gánh lấy hậu quả.
Về đối ngoại, trong hơn một thập niên qua chúng ta đã chứng kiến sự hội nhập
sâu rộng và đạt được nhiều thành tựu ngoại giao hết sức quan trọng. Năm 2000, Hiệp
định thương mại Việt Nam Hoa Kỳ được kí kết đánh dấu q trình chúng ta thâm nhập
vào nền kinh tế lớn nhất hành tinh. Đây không chỉ là một sự kiện đơn thuần về kinh tế
mà còn là thắng lợi hết sức quan trọng của ngoại giao Việt Nam trong thời kì mới. Kí
kết hiệp định Thương mại với Mỹ thành cơng là cơ sở tiền đề cho chúng ta tiếp tục
đàm phán với chính phủ Hoa Kỳ việc cơng nhận nền kinh tế thị trường của Việt Nam
để chúng ta hoàn tất quá trình đám phán gia nhập WTO, sân chơi kinh tế lớn nhất toàn
cầu. Trải qua nhiều lần đàm phán hết sức căng thẳng, tháng 5-2006, chúng ta kết thúc
đàm phán song phương với Hoa Kỳ - đối tác cuối cùng trong 28 đối tác có yêu cầu
đàm phán song phương. Ngày 26/10/2006, Kết thúc phiên đàm phán đa phương cuối
cùng, Ban Cơng tác chính thức thơng qua tồn bộ hồ sơ gia nhập WTO của Việt Nam.
Tổng cộng đã có 14 phiên họp đa phương từ tháng 7-1998 đến tháng 10-2006. Và

thành quả của 11 năm trông chờ đã đến khi Bộ trưởng Thương mại Trương Đình
Tuyển và Tổng giám đốc Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) Pascal Lamy đã ký
vào Nghị định thư gia nhập của Việt Nam kết thúc 11 năm tiến hành hàng loạt các
cuộc đàm phán song phương, đa phương và tham vấn kể từ khi đệ đơn gia nhập vào
năm 1995. Việc tham gia vào WTO đã cho chứng minh quyết tâm hội nhập vào nền
kinh tế toàn cầu của Việt Nam. Sự kiện này cũng chính thức đánh dấu q trình hội
nhập vào nền kinh tế toàn cầu của Việt Nam.
Một thành tựu đối ngoại hết sức quan trọng là việc Việt Nam trở thành thành
viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liên hiệp quốc nhiệm kì 2008-2009 với
số phiếu áp đảo 183/190. Điều này phản ánh vị thế đối ngoại của Việt Nam trên

15


trường quốc tế không ngừng được nâng cao. Liên tiếp sau đó, Việt Nam đã chứng tỏ
vị thế của mình khi đảm nhiệm cương vị Chủ tịch ASEAN năm 2010.
Bênh cạnh những thành tựu đó, chúng ta vẫn cịn một số thách thức về đối
ngoại như vấn đề phân định cắm mốc biên giới nhất là tranh chấp chủ quyền biển
Đông (theo cách gọi của Việt Nam). Hiện nay đã là một cuộc tranh chấp hết sức phức
tạp của 6 nước xung quanh biển Đơng. Trong đó 3 chủ thể đang tranh chấp hết sức
gay gắt là Trung Quốc (bao gồm cả Đài Loan), Việt Nam và Philippines. Tình hình hết
sức căng thẳng khi những năm gần đây Trung Quốc không ngừng đẩ mạnh các hoạt
động quân sự tại vùng tranh chấp. Không những thế nhiều lần Trung Quốc ngang
nhiên bắt ngư dân, tịch thu ngư cụ, thuyền bè của ngư dân Việt Nam đánh bắt trong
vùng biển Việt Nam. Đặc biệt là việc cắt cáp tàu Viking II đang làm nhiệm vụ trong
vùng biển Việt Nam và sự vụ giàn khoan HD 981 xâm phạm chủ quyền trên biển là
những động thái khiêu khích hết sức nguy hiểm, Khơng dừng lại ở đó, các cơ quan
quản lý biển cũng như chính quyền địa phương Trung Quốc đã khơng ngừng khiêu
khích xua hàng vạn tàu cá xuống ngư trường truyền thống của ngư dân Việt Nam với
các tàu “dân sự” được trang bị vũ khí theo hộ tống. Việc lập nên cái gọi là thành phố

Tam Sa, tiến hành bẩu cử chính quyền tại đây là một sự vi phạm chủ quyền trắng trợn
của Việt Nam. Những hành động của Trung Quốc hoàn toàn đi ngược lại những tuyên
bố “trỗi dậy hịa bình” của họ tại các hội nghị an ninh quân sự khu vực và quốc tế.
Trung Quốc không muốn giải quyết đa phương mà chỉ muốn giải quyết đơn phương
nhằm gây sức ép với các nước nhỏ, biến biển Đơng thành ao nhà của mình. Đặc biệt,
Trung Quốc phản đối gay gắt việc chính quyền Obama tiến hành “xoay trục”, quay trở
về châu Á-Thái Bình Dương, tăng cường hiện hữu tại biển Đông. Vấn đề tranh chấp
biển Đông đã khơng cịn là cuộc tranh chấp giữa các nước trong khu vực với nhau nữa
mà đã thành tâm điểm của dư luận thế giới!
Tính đến hiện nay Việt Nam đã có quan hệ với gần 180 quốc gia và vùng lãnh
thổ. Chúng ta đã bình thường hóa quan hệ ngoại giao với các nước có nhiều bất đồng
trước đây và chủ động hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Dựa trên những
thành tựu đó Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ đi lên xã hội chủ
nghĩa (2011) nhận định mục tiêu quan trọng về đối ngoại trong thời kì mới là: “Thực

16


hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hồ bình, hợp tác và phát triển;
đa phương hố, đa dạng hố quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; nâng
cao vị thế của đất nước; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nước Việt Nam xã hội chủ
nghĩa giàu mạnh; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng
đồng quốc tế, góp phần vào sự nghiệp hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ
xã hội trên thế giới”10.
Nhìn chung hơn một thập kỷ qua Việt Nam đã đạt được một số thành tựu cơ
bản nhưng vẫn cịn đó rất nhiều khó khăn thách thức. Với tình hình trong nước và khu
vực như vậy đã góp phần định hình mối quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ.
1.4. Sơ kết
Bước vào thế kỷ thứ 21, hai chủ thể của mối quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ đều có
những vấn đề của riêng mình. Đặt trong bối cảnh khu vực và quốc tế có thể thấy mối

quan hệ này sẽ bị chi phối bởi những vấn đề sau:
Thứ nhất, đó chính là cuộc đại khủng hoảng kinh tế thế giới từ năm 2008 đến
nay vẫn chưa được khắc phục hẳn. Có thể nói từ sau đại khủng hoảng kinh tế thế giới
1929-1933 đến nay, chưa bao giờ thế giới lại chứng kiến thảm cảnh kinh tế như thế.
Một bức tranh xám màu với những loang lỗ. Nền kinh tế Mỹ sau nhiều năm khủng
hoảng lại vấp phải đại khủng hoảng năm 2008 đã đối mặt với nhiều khó khăn chưa
từng có. Tỷ lệ thất nghiệp cao, trần nợ cơng ln ở tình trạng kịch trần, thâm hụt ngân
sách…đã làm cho chính quyền Hoa Kỳ hết sức khốn đốn để giải quyết. Điều này dẫn
đến một hiện thực không thể chối cãi là sức mạnh Mỹ đang bị suy yếu một cách tương
đối. Do đó, quan hệ kinh tế Việt Nam Hoa Kỳ cũng như các hoạt động khác cũng sẽ bị
ảnh hưởng.

10

Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (4/3/2011), Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên

chủ

nghĩa



hội

(Bổ

sung,

phát


triển

năm

2011),

website:

http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/?topic=191&subtopic=8&leader_topic=989
http://123.30.190.43:8080/tiengviet/tulieuvankien/vankiendang/details.asp?
topic=191&subtopic=8&leader_topic=989&id=BT531160562

17


Thứ hai, với những khó khăn trong nước cũng như sự trỗi dậy khơng hịa bình
của Trung Quốc ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã buộc Mỹ phải tính tốn lại
chiến lược của mình. Chính quyền của Obama đã “quay lại châu Á” đã tăng cường sự
hiện diện của mình ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương nơi tập trung các tuyến đường
hàng hải quan trọng. Sự xoay trục lần này đã góp phần thúc đẩy mối quan hệ Việt
Nam Hoa Kỳ lên một tầm cao mới. Một thực tế không thể phủ nhận rằng Hoa Kỳ vẫn
là siêu cường số một thế giới với sự mạnh quân sự khơng có nước nào bằng. Sự hiện
diện của Hoa Kỳ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương có thể làm xoay chuyển cục
diện sức mạnh tại khu vực khi Trung Quốc ngày càng bộc lộ dã tâm biến biển Đông
thành “ao nhà” của mình. Các quốc gia Đơng Nam Á trong đó có Việt Nam cũng
muốn sự hiện diện của Mỹ tại biển Đông và rộng ra là cả khu vực châu Á-Thái Bình
Dương. Sự có mặt của Mỹ ở khu vực sẽ làm giảm nhiệt xung đột khi thế quân bình
lực lượng đã được thiết lập.
Nhìn chung, mối quan hệ Việt Nam Hoa Kỳ trong những thập niên đầu của thế
kỷ 21 này sẽ chịu sự chi phối của cục diện chính trị, kinh tế, an ninh khu vực và thế

giới!

18


CHƯƠNG 2: MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM HOA KỲ (2001-HIỆN NAY)
2.1. Chính sách ngoại giao của Việt Nam và Hoa Kỳ
2.1.1. Chính sách ngoại giao của Việt Nam với Hoa Kỳ
Thế giới bước vào thế kỷ 21 với những chuyển động hết sức phức tạp. Nắm bắt
xu thế vận động của các quốc gia trong mối quan hệ ấy là một nhiệm vụ trọng tâm của
việc hoạch định chính sách đối ngoại. Đường lối đối ngoại của Việt Nam trong thế kỷ
21 cũng nằm trong khuyng hướng đó, đặc biệt là chính sách ngoại giao đối với Hoa
Kỳ, siêu cường hàng đầu thế giới.
Dù những năm qua, những thành tựu về kinh tế và ngoại giao đã góp phần nâng
cao vị thế của Việt Nam trong trường quốc tế. Nhưng chúng ta vẫn cịn là một nước có
thu nhập trung bình, tỷ lệ tái nghèo vẫn cịn cao. Chúng ta vẫn chưa đủ nội lực để có
giải quyết các vấn đề quốc tế phức tạp. Việc tìm kiếm sức mạnh quân bình với các
nước lớn là một vấn đề hết sức quan trọng. Đặc biệt là trong những năm gần đây vấn
đề biển Đông hết sức căng thẳng mà áp lực chủ yếu từ phía Trung Quốc. Các hoạt
động xâm phạm trái pháp bằng sức mạnh quân sự cũng như dân sự của Trung Quốc đã
gây quan ngại sâu sắc trong cộng đồng quốc tế mà trực tiếp là Việt Nam. Trong việc
giải quyết vấn đề biển Đông, chúng ta không thể nào đơn phương đàm phán với Trung
Quốc. Vấn đề tranh chấp tại khu vực biển Đông không chỉ của riêng Việt Nam và
Trung Quốc mà còn liên quan đến các nước trong và ngồi khu vực, trong đó có Hoa
Kỳ. Việc Mỹ tun bố họ có “lợi ích cốt lõi” ở biển Đông và sẽ giữ thế trung lập trong
tranh chấp tại khu vực này là phù hợp. Vậy trong tình hình này, chúng ta cần gì ở
người Mỹ?
Với truyền thống sức mạnh hải quân của mình, an ninh hàng hải là một yếu tố
hết sức quan trọng để Mỹ duy trì sức mạnh biển. Việc Trung Quốc ngang nhiên tuyên
bố đường “lưỡi bò” 9 đoạn, tiến hành xây dựng căn cứ trái phép trên các đảo ở quần

đảo Trường Sa, ... bất chấp pháp luật quốc tế đã đe dọa đến an ninh và tự do hàng hải
của người Mỹ. Nên người Mỹ có lý do khi bảo rằng mình có lợi ích cốt lõi ở biển
Đơng. Trong cuộc đấu tranh với Trung Quốc, chúng ta cũng như các nuốc ASEAN

19


khác sẽ vơ cùng khó khăn do tương quan lực lượng và sức mạnh khơng bằng. Chỉ có
việc hiện diện của Mỹ trong khu vực mới có thể đảm bảo Trung Quốc không thể biến
biển Đông thành ao nhà của mình. Điều mà chúng ta cần ở người Mỹ trong vấn đề
tranh chấp ở biển Đơng là sự có mặt của họ để duy trì thế quân bình lực lượng với
Trung Quốc. Tuy nhiên, việc hợp tác với Hoa Kỳ trong vấn đề giải quyết biển Đông
phải thực sự thực hiện đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước, tuyệt đối không bị các
nước lớn biến thành quân cờ trong cuộc xung đột Mỹ Trung tại khu vực, “thực hiện
nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hoà bình”11 mà Đảng ta đã vạch ra.
Bên cạnh đó, tiếp tục nâng cao quan hệ đối tác của hai nhà nước lên mối tầm
cao mới cho phù hợp với tiềm năng của mối quan hệ. Và “Việt Nam và Hoa Kỳ đã xác
lập quan hệ đối tác toàn diện, tạo nền tảng cho những bước phát triển mới trong quan
hệ song phương phục vụ tốt hơn lợi ích hai nước, góp phần cho hịa bình, ổn định,
hợp tác và phát triển ở Châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới” 12. Việt Nam luôn
chú trọng thúc đẩy mối quan hệ hợp tác tồn diện trong đó trong tâm là quan hệ kinh
tế giữa hai quốc gia. Cần phải xem quan hệ kinh tế là đòn bẩy thúc đẩy mối quan hệ
giữa hai nước như tinh thần của Nghị quyết 22 của Bộ chính trị về hội nhập quốc tế
“Hội nhập kinh tế là trọng tâm, hội nhập trong các lĩnh vực khác phải tạo thuận lợi
cho hội nhập kinh tế và góp phần tích cực vào phát triển kinh tế, củng cố quốc phòng,
bảo đảm an ninh quốc gia, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, thúc đẩy
phát triển văn hóa, xã hội; hội nhập trong các lĩnh vực phải được thực hiện đồng bộ
trong một chiến lược hội nhập quốc tế tổng thể với lộ trình, bước đi phù hợp với điều
kiện thực tế và năng lực của đất nước” 13. Việc thúc đẩy mối quan hệ nhất là về mặt
kinh tế với cường quốc số một thế giới có ý nghĩa hết sức quan trọng. Vì dù sức mạnh

của Hoa Kỳ đang suy yếu một cách tương đối nhưng trong một vài thập niên sắp tới
Hoa Kỳ vẫn là cường quốc kinh tế số một thế giới. Theo ước tính của WB, khoảng
11

Ban chấp hành Trung ưởng Đảng khóa XI, tlđd.

12

Phạm Bình Minh (27/8/2013), “Hội nhập quốc tế làm nền tảng cho giai đoạn phát triển mới”, website:
/>
13

moi/179628.vgp.
Bộ Chính trị, Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI (10/4/2013), Nghị quyết của Bộ Chính trị về hội

nhập quốc tế,website: />
20


cách giữa GDP của Hoa Kỳ với các nước còn lại trong tốp 10 nền kinh tế hàng đầu
vẫn còn rất lớn14. Điều này giúp Mỹ tiếp tục duy trì vị thế của mình trong hệ thống
kinh tế tồn cầu mà khó có quốc gia nào có thể vượt qua kể cả Trung Quốc. Quan hệ
với Mỹ, Việt Nam có thể tranh thủ thị trường rộng lớn đầu tư, nguồn vốn, kỹ thuật
công nghệ và phương thức quản lý tiên tiến của Hoa Kỳ để phục vụ cho công cuộc
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Việc phát triển mối quan hệ với Hoa Kỳ trong thế kỷ 21 là một bước đi cần
thiết cho quá trình hội nhập với nền kinh tế thế giới, thể hiện đúng chủ trương của
Đảng và Nhà nước là “đa phương hoá, đa dạng hố quan hệ, chủ động và tích cực
hội nhập quốc tế; là bạn, đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng
đồng quốc tế”15. Điều này đã được Thủ tướng Phan Văn Khải khẳng định rõ trong

chuyến thăm Hoa Kỳ năm 2005 “Việt Nam luôn coi Hoa Kỳ là một trong những đối
tác quan trọng và mong muốn xây dựng quan hệ hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, vì
lợi ích thiết thực của cả hai bên”16.
Tuy nhiên chúng ta cũng khẳng định “đặc điểm nổi bật trong giai đoạn hiện
nay của thời đại là các nước với chế độ xã hội và trình độ phát triển khác nhau cùng
tồn tại, vừa hợp tác vừa đấu tranh, cạnh tranh gay gắt vì lợi ích quốc gia, dân tộc” 17.
Do đó, trong mối quan hệ với Mỹ vừa có hợp tác mà vừa có đấu tranh.
Có thể thấy chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước là tăng cường mở
rộng mối quan hệ với Hoa Kỳ trên nhiều lĩnh vực trong đó là kinh tế làm trọng tâm,
các hoạt động ngoại giao khác điều phục vụ cho lợi ích kinh tế. Trong mối quan hệ với
Hoa Kỳ chúng ta phải đặt trong tình hình đầy biến động của khu vực và thế giới. Hợp
tác và đấu tranh là hai mặt của mối quan hệ này.

14

Theo ước tính GDP năm 2012 của Hoa Kỳ là 16.000 tỷ USD, Trung Quốc 9.000 tỷ USD

/>15

Ban chấp hành TW Đảng khóa X, Báo cáo chinh trị của BCH TW Đảng khóa X tại Đại hội đại biểu tồn quốc

lần thứ XI, tlđd.
16
Lê Khương Thùy, “Vài nét về lịch sử và cơ sở phát triển quan hệ Việt Mỹ”, tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 7
(100), năm 2006, tr.7.
17
Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XI, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ bổ sung và
phát triển năm 2011, tlđd.

21



2.1.2. Chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ với Việt Nam
Kể từ khi chính quyền của Bill Clinton bình thường hóa quan hệ với Việt Nam
đã mở ra một giai đoạn lịch sử mới cho mối quan hệ của hai nước. Chính sách ngoại
giao của Hoa Kỳ đối với Việt Nam nằm trong chiến lược toàn cầu của Hoa Kỳ.
Trong chiến lược Cam kết và mở rộng của Bill Clinton, đại lục châu Âu được
coi là trọng tâm trong hai cánh châu Âu Đại Tây Dương và châu Á Thái Bình Dương.
Cịn G.W. Bush đã đặt châu Á Thái Bình Dương ngang bằng với châu Âu. Khu vực
châu Á- Thái Bình Dương sẽ là trọng tâm chú ý số một của chính quyền Bush vì nơi
đây tập trung các nền kinh tế mới nổi hết sức năng động, đã mang lại nhiều lợi ích cho
nước Mỹ. Đồng thời chính quyền Bush cho rằng cục diện an ninh châu Âu dưới sự lèo
lái của Mỹ và đồng minh đã ổn định. Trong khi đó, sự trỗi dậy của Trung Quốc đang
đe dọa đến vị trí của Mỹ. Chính quyền Bush đã coi Trung Quốc là “đối thủ cạnh
tranh chiến lược” chứ khơng cịn là đối tác chiến lược như thời Clinton. Do đó, Hoa
Kỳ đã đưa ra chiến lược an ninh cho khu vực châu Á-Thái Bình Dương bằng cách tiếp
tục duy trì và củng cố mối quan hệ với các đồng minh của Mỹ tại khu vực này như
Nhật Bản, Hàn Quốc, Philippines, Thái Lan. Mặt khác Hoa Kỳ sẵn sàng phát triển các
mối quan hệ với các nước chưa là đồng minh của Mỹ thậm chí là thù địch trước đây
như trường hợp Việt Nam. Hoa Kỳ tiếp tục theo đuổi chính sách dính líu với các
cường quốc khác trong khu vực để qua đó kiềm chế đối phó với Trung Quốc. Một cấu
trúc châu Á-Thái Bình Dương mới sẽ duy trì sự phát triển kinh tế, thúc đẩy sự hợp
nhất, bảo đảm an ninh và ổn định lâu dài cho Hoa Kỳ áp đặt dân chủ và nhân quyền
kiểu Mỹ đối với các nước trong khu vực. Tuy nhiên trong thời kì cầm quyền cuả Bush,
nước Mỹ bị xoáy sâu vào cuộc chiến tranh ở Iraq và Afganishtan cũng như những bất
ổn khác ở khu vực Trung Đông.
Sang thời kì cầm quyền của chính quyền Obama, châu Á Thái Bình Dương có
vị trí hết sức quan trọng. Trong “Báo cáo chiến lược an ninh châu Á-Thái Bình
Dương của Mỹ” gửi lên Chính quyền Obama, Trung tâm an ninh mới của Mỹ nêu rõ,
gần 10 năm trở lại đây, khu vực châu Á-Thái Bình Dương nảy sinh 4 thay đổi mang

tính căn bản: (1) sức mạnh chính trị và tốc độ phát triển kinh tế của khu vực này tăng

22


lên nhanh chóng so với các khu vực khác trên thế giới. Hiện nay, xuất khẩu của khu
vực châu Á-Thái Bình Dương chiếm 30% tổng lượng xuất khẩu của thế giới, kim
ngạch thương mại mỗi năm giữa khu vực châu Á-Thái Bình Dương và Mỹ vượt 1000
tỉ USD, dự trữ ngoại hối chiếm 2/3 tổng lượng của thế giới. (2) Sự trỗi dậy của Trung
Quốc một mặt đã đem đến cơ hội để kinh tế các nước xung quanh phát triển, mặt khác
lại làm cho họ cảm thấy buồn phiền và lo lắng. (3) Các quốc gia sở hữu hạt nhân ở
khu vực châu Á-Thái Bình Dương khơng ngừng tăng lên, sự theo đuổi của các tổ chức
phi chính phủ đối với vũ khí hủy diệt hàng loạt và việc triển khai hệ thống phòng thủ
tên lửa đạn đạo của Mỹ ở khu vực này, đều có khả năng dẫn đến cuộc chạy đua vũ
trang ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương thêm gay gắt. (4) Cơ chế hợp tác đa phương
khu vực không ngừng tăng làm cho khả năng xuất hiện nhất thể hóa khu vực cũng
tăng lên. Tất cả những thay đổi này đối với Mỹ mà nói, thà tăng thêm những cơ hội
mới, còn hơn tăng thêm thách thức mới, và trong tất cả những thách thức, Mỹ lo lắng
nhất là sự trỗi dậy của Trung Quốc18. Trong chiến lược an ninh mới của mình, chính
quyền Obama đã khẳng định rõ lợi ích của Mỹ ở châu Á Thái Bình Dương như sau:
“Những lợi ích kinh tế và an ninh của Mỹ được gắn chặt với sự phát triển trong vịng
cung kéo dài từ Tây Thái Bình Dương và Đông Á sang khu vực Ấn Độ Dương và Nam
Á, tạo ra một sự kết hợp những thách thức và cơ hội đang gia tăng. Vì vậy, trong khi
quân đội Mỹ sẽ tiếp tục đóng góp cho an ninh toàn cầu, chúng ta sẽ nhất thiết cân
bằng lại đối với khu vực châu Á-Thái Bình Dương” 19 . Để duy trì lợi ích kinh tế và an
ninh đó của Mỹ tại khu vực châu Á-Thái Bình Dương, chiến lược cũng nêu rõ “chú
trọng tới những liên minh hiện tại của chúng ta, các liên minh tạo nền tảng mang tính
sống cịn đối với an ninh của châu Á-Thái Bình Dương. Chúng ta cũng sẽ mở rộng
các mạng lưới hợp tác của chúng ta với các đối tác đang nổi lên trên khắp châu ÁThái Bình Dương để đảm bảo khả năng tập thể và khả năng đảm bảo những lợi ích
chung” vì “Các mối quan hệ của chúng ta với các đồng minh châu Á và các đối tác

then chốt là mang tính quyết định đối với sự ổn định và tăng trưởng trong tương lai
18

Chiến

lược

an

ninh

châu

Á-Thái

Bình

Dương

của

Chính

quyền

Obama

website:

/>19


Chính phủ Mỹ, Đinh Tuấn Anh dịch (10/1/2012), Toàn văn chiến lược quân sự mới của Mỹ , website:

/>
23


của khu vực”20. San thời kì chính quyền Obama rõ ràng châu Á-Thái Bình Dương
đóng một vai trị hết sức quan trọng. Các bộ trưởng cao cấp trong chính phủ Hoa Kỳ
như Bộ trưởng bộ Quốc phòng Robert Gate đã khẳng định “Mỹ không phải là một
khách mời của châu Á, mà là một nước cư trú ở châu Á”. Sự xoay trục ngoại lần này
của chính quyền Obama đã tạo điều kiện cho mối quan hệ Việt Mỹ phát triển mạnh
mẽ.
Trong khu vực châu Á Thái Bình Dương nói chung cũng như Đơng Nam Á nói
riêng có vị trị hết sức đặc biệt:
Thứ nhất, Việt Nam, đặc biệt là biển Đơng, nằm trên tuyến đường hàng hải cực
kì quan trọng, cửa ngõ đi từ Ấn Độ Dương vào Thái Bình Dương. Biển Đơng nằm
trên tuyến đường giao thơng biển huyết mạch nối liền Thái Bình Dương - Ấn Độ
Dương, Châu Âu - Châu Á, Trung Đông - Châu Á. Năm trong số mười tuyến đường
biển thông thương lớn nhất trên thế giới liên quan đến Biển Đông gồm: tuyến Tây Âu,
Bắc Mỹ qua Địa Trung Hải, kênh đào Suez, Trung Đông đến Ấn Độ, Đông Á, Úc,
New Zealand; tuyến Đông Á đi qua kênh đào Panama đến bờ Đông Bắc Mỹ và
Caribe; tuyến Đông Á đi Úc và New Zealand, Nam Thái Bình Dương; tuyến Tây Bắc
Mỹ đến Đơng Á và Đông Nam Á. Đây được coi là tuyến đường vận tải quốc tế nhộn
nhịp thứ hai của thế giới. Mỗi ngày có khoảng từ 150 - 200 tàu các loại qua lại Biển
Đơng, trong đó có khoảng 50% là tàu có trọng tải trên 5.000 tấn, hơn 10% là tàu có
trọng tải từ 30.000 tấn trở lên21.
Thứ hai, việc duy trì một nước Việt Nam ổn định, phát triển sẽ giúp ổn định
tình hình khu vực, tạo điều kiện cho chính sách an ninh của Mỹ. Việt Nam nằm ở khu
vực trung tâm của Đông Nam Á, ngăn cách thế giới Đông Nam Á và Trung Quốc.

Cảng Cam Ranh của Việt Nam có ý nghĩa hết sức quan trọng về mặt quân sự. Nhiều
chuyên gia quân sự nhận định nếu ai kiểm soát được cảng này sẽ làm chủ biển Đông.
Ngay từ thời chiến tranh Việt Nam người Mỹ đã hiểu rất rõ điều này. Vì những lý do
20

21

Chính phủ Mỹ, tài liệu đã dẫn.
Theo Chris Rahman, Martin Tsamenyi (Phạm Bá Việt dịch-29/6/2011), “Địa chính trị, Hải quân và Chiến

lược ở Biển Đông”, website: />
24


về địa chính trị như thế việc duy trì một nước Việt Nam ổn định ngay kế bền Trung
Quốc là hết sức quan trọng. Đặc biệt là trước sự trỗi dậy hết sức mạnh mẽ của Trung
Quốc. Nếu nhìn rộng ra trong bối cảnh khu vực, Trung Quốc đang bị vây quanh là các
đồng minh của Mỹ ở phía Đơng hoặc là các cường quốc như Ấn Độ phía Tây Nam,
Nga ở phía Bắc. Con đường phát triển ra thế giới của một nước Trung Quốc lớn mạnh
chỉ cịn có thể là phía Nam, thơng qua biển Đơng để vươn tra Ấn Độ Dương, Thái
Bình Dương. Điều đó cũng lý giải phần nào vì sao Trung Quốc khơng ngừng gây hấn
tại biển Đông.
Từ những thực tiễn quan hệ quốc tế nêu trên, việc không ngừng mở rộng quan
hệ với Việt Nam là hết sức có lợi cho chính sách ngoại giao của Hoa Kỳ tại khu vực
châu Á Thái Bình Dương.
2.2. Các hoạt động chính của mối quan hệ Việt Nam-Hoa Kỳ
2.2.1. Hoạt động chính trị-ngoại giao
Từng là hai đối thủ của nhau trong quá, chúng ta đã thực hiện đúng phương
châm “gác lại quá khứ, hướng đến tương lai”. Trong suốt hơn 10 năm hai nước đã
không ngừng mở rộng quan hệ ngoại giao. Nhiều phái đoàn ngoại giao cấp nhà nước

của Việt Nam trong suốt 10 năm qua đã sang thăm chính thức Hoa Kỳ. Mỗi chuyến đi
lại mang trong mình những sứ mệnh lịch sử quan trọng nhằm thúc đẩy mối quan hệ
Việt Mỹ.
20-06-2005 Thủ tướng Phan Văn Khải bắt đầu chuyến thăm Mỹ
11-03-2007 Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm sẽ thăm chính
thức Hoa Kỳ từ ngày 11 đến 16/3/2007
18-06-2007 Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết thăm chính thức Hoa Kỳ
23-06-2008 Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng thăm Hoa Kỳ
21-11-2008 Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải thăm và làm việc tại Hoa Kỳ
05-10-2009 Phó Thủ tướng Phạm Gia Khiêm thăm Hoa Kỳ

25


×