Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tiểu luận phương pháp nghiên cứu khoa học Cao học kiến trúc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.91 MB, 27 trang )

Là một Học viên Cao học, trong quá trình học tập và nghiên cứu cần thực hiện rất
nhiều bài tiểu luận cho các học phần, bài luận văn tốt nghiệp và xa hơn là hoạt động
động nghiên cứu khoa học sau này. Thực hiện tốt những điều ấy cần nắm vững
phương pháp nghiên cứu khoa học, để có được những văn bản khoa học chất lượng,
có nghiên cứu sâu sắc về nội dung và đúng đắn, hồn thiện về hình thức. Việc tìm
kiếm, lựa chọn một Luận văn Thạc sĩ để đánh giá, thực sự là cách nhanh và dễ dàng
nhất để Học viên nắm vững yêu cầu về phương pháp nghiên cứu khoa học. Qua đó,
rút kinh nghiệm từ những lỗi sai, học tập những điểm tốt, hướng tới thực thiện một
Luận văn tốt trong tương lai.
Trong tiểu luận này, Học viên xin lấy Luận văn “GIÁ TRỊ THẨM MỸ KIẾN TRÚC
CỦA KIẾN TRÚC HIGH-TECH” của Thạc sĩ PHẠM HỮU TRƯỜNG (2010) để
đánh giá, để học tập.
Nội dung bao gồm 5 phần đánh giá
1.

Phần mở đầu của luận văn

1.1. Lý do chọn đề tài
Phần lý do chọn đề tài của tác giả Phạm Hữu Trường có thể tóm gọn lại là từ
việc nhận định sức ảnh hưởng của Kiến trúc High-tech đến diện mạo và quan
điểm thẩm mỹ trong Kiến trúc thế giới, tác giả đi nghiên cứu đề tài này để tìm
hiểu sâu hơn về một xu hướng kiến trúc đặc sắc, có mong muốn là học tập và
ứng dụng ở Việt Nam trong thời kỳ hội nhập. Phần này viết trong một trang rưỡi
xong phần lớn lại giống trình bày hồn cảnh hình thành nên phong cách kiến trúc
High-tech, trình bày bối cảnh của Việt Nam, chỉ chốt lại lý do ở một đoạn văn
ngắn cuối phần. Với mong muốn tìm hiểu sâu về một vấn đề và muốn ứng dụng
xây dựng nền Kiến trúc nước nhà có thể nói lý do này có xuất phát từ những địi
hỏi có tính chun mơn, học thuật. Tác giả khơng đề cập đến những cơng trình
nghiên cứu trước đây có cịn tồn đọng gì khơng? Để làm động lực thôi thúc làm
nghiên cứu và viết về đề tài này. Dựa vào phần phân tích tên đề tài ở mục 1.2
bên dưới, có thể thấy luận văn chỉ định hình và hệ thống lại kiến thức, khó có


tính mới, sẽ khó làm thỏa mãn “ham muốn” của giới học thuật nhưng chí ít là
làm thõa mãn chính tác giả.

1


1.2. Tiêu đề luận văn
Khi đọc tiêu đề luận văn
“GIÁ TRỊ THẨM MỸ KIẾN TRÚC CỦA KIẾN TRÚC HIGH-TECH”
Có thể nhận định đây một tiêu đề tạm chấp nhận được, nó thể hiện được ý định
nghiên cứu, thể hiện được chuyên ngành mà tác giả theo học. Nhưng đây thực sự
chưa phải là một tên đề tài hay.
Thứ nhất, tính liên ngành khơng có. Bởi vậy nên khi đọc tên đề tài có thể đốn
được bài luận văn chỉ dừng lại ở mức thu thập, xử lí tài liệu và hệ thống lại kiến
thức, cụ thể là về tính thẩm mỹ của một phong cách kiến trúc nổi tiếng. Những
kiến thức này có lẽ ở Việt Nam và trên thế giới đã có rất nhiều nghiên cứu, đã
được định hình rất nhiều. Tính liên ngành – đa ngành khơng có nên tính mới hay
sự phát kiến khoa học trong luận văn có lẽ cũng khơng cao, có thể chỉ là những
nhận định và đánh giá của tác giả sau quá trình nghiên cứu.
Thứ hai, có thể gặng hiểu Phương pháp luận ở đây là bàn về Giá trị thẩm mỹ
kiến trúc và địa bàn nghiên cứu ở đây là Kiến trúc High-tech. Nhưng thực sự
“Giá trị thẩm mỹ kiến trúc” không phải là một luận thuyết hay thể hiện được tư
tưởng chủ đạo của tác giả, cũng không thể hiện được cách thức tiếp cận, quan
điểm để kiến giải vấn đề. Đề tài chỉ còn là một tập hợp đơn thuần dữ liệu, tài
liệu, hình ảnh để làm sáng tỏ thêm cho một phong cách kiến trúc. Không thể hiện
được cách riêng để giải quyết một vấn đề. Có thể khẳng định đề tài khơng có
phương pháp luận rõ ràng, sợi chỉ đỏ xun suốt khơng có điều này gây hệ quả
không tốt cho những phần viết sau.
2.


Phần viết “Tổng quan về những cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài”
Phần viết này là một phần rất quan trọng, thể hiện rất nhiều công sức và năng lực
của người viết văn bản khoa học. Vì người nghiên cứu cần phải có sự tổng hợp,
đánh giá các cơng trình có liên quan, khi tham khảo rất nhiều những cơng trình
khoa học có chung địa bàn nghiên cứu với mình, người viết có thể đánh giá tính
cấp thiết, tính mới của đề tài, các vấn đề mà những nghiên cứu trước đó sai, chưa
có hoặc chưa hồn thiện. Từ đó có hướng đi riêng, hướng mới và khơng bị trùng
lặp. Ngồi ra, qua phần viết này người viết học tập, kế thừa nhanh chóng những
nghiên cứu của người khác, có thể tự so sánh hoặc có phát kiến mới nằm ngồi
chủ đích ban đầu. Phần viết này thể hiện phương pháp luận riêng biệt của tác giả
khác với người viết khác cho việc kiến giải vấn đề, quan trọn hơn là thể hiện
được khả năng trích ý của tác giả, làm cho tính tin cậy của luận văn cao hơn.
Để thực hiện phần viết này có kết quả tốt nhất, Học viên có đề xuất quy trình
như sau: trước tiên cần xác định rõ phương pháp luận và địa bàn nghiên cứu của
mình, khi xác định rõ rồi cũng khơng nên chỉ tập trung và tự giới giạn phạm vi
nghiên cứu của mình, bắt đầu liệt kê những từ khóa, những luận thuyết, triết lí,…
xoay quanh, rộng hơn đề tài của mình và đánh giá mức độ liên quan từ thấp đến
cao. Sau đó là tới bước tìm kiếm, thu thập thơng tin bằng những từ khóa đó, qua

2


sách báo, qua internet, qua các luận văn, luận án, qua những chuyên gia,… có
thể một văn bản khoa học chỉ có một phần, hoặc một tiết, một mục nhỏ viết liên
quan đến đề tài của mình nên địi hỏi người viết phải tỉnh táo và khôn khéo lựa
chọn và tìm kiếm để thu vào mình những kiến thức đúng đắn và nhanh nhất,
bằng những từ khóa tìm kiếm đi từ khái quát đến chi tiết, từ mức độ liên quan
thấp đến cao. Nên chú thích lại, viết lại và tập hợp lại để tiện tra cứu và so sánh
về sau. Tiếp đó đến bước xử lí thơng tin. Người viết cần có bản lĩnh có kiến thức
vững chắc để đọc toàn bộ kiến thức ấy, nhận định đâu là nguồn có giá trị khoa

học cao, đâu là bài viết hay chỉ là đoạn viết có chất lượng, đâu là bài viết có
phương pháp luận đáng để ta chọn đưa vào Luận văn để so sánh làm nổi bật
phương pháp luận của ta. Nên phân loại ra những phần viết có tư tưởng chủ đạo
giống nhau. Đến bước này có thể lựa chọn trích dẫn và đánh giá kèm theo hoặc
hay hơn là đọc, tư duy và trích ý bằng giọng văn của tác giả làm cho phần viết
hấp dẫn hơn, chất lượng hơn và đáng tin hơn. Trách lạm dụng trích dẫn theo
cách liệt kê và nêu ra những đánh giá sơ. Làm sao để người đọc có được cái nhìn
tổng quát tình hình của vấn đề khoa học, hiểu rõ được “bản sắc” của luận văn và
đánh giá sơ bộ được chất lượng luận văn.
Trong luận văn chọn đánh giá của tác giả Phạm Hữu Trường, thiếu sót hẳn phần
viết này. Thiếu sót này cũng dễ hiểu bởi khó mà viết được khi mà Phương pháp
luận của luận văn không rõ ràng, lấy cơ sở đâu để so sánh, hay đánh giá với các
cơng trình nghiên cứu liên quan khác. Trong khi đó luận văn đơn thuần là sự thu
thập và hệ thống kiến thức chung, có một ít đề xuất, khơng có quan điểm riêng
mà đã là kiến thức mang tính mơ tả đặc điểm của một phong cách kiến trúc đã
được định hình thì nó ln đúng như vậy, ln tồn tại ở đó. Khó mà viết rằng
phần viết của tác giả sâu hơn, rông hơn, hệ thống hơn, mới mẻ hay đúng đắn hơn
các tác giả khác. Với tên đề tại như vậy, muốn viết phần này có thể làm nổi bật
luận văn của mình bằng phần bài học - đề xuất có tính ứng dụng từ những tìm
hiểu về Kiến trúc sư và phân tích các cơng trình High-tech của tác giả hoặc phần
gọi tên, phần nhận định cách thức tạo ra những giá trị thẩm mỹ kiến trúc của
Kiến trúc High-tech. Một số ý đó có thể tạo được sự khác biệt với các nghiên
cứu trước đó.

3


3.

Phân tích sự khác nhau giữa “Tổng quan về vấn đề nghiên cứu” và “Tổng

quan về những cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài”
Phần viết “Tổng quan về đề tài nghiên cứu” là phần giới thiệu, trình bày về các
hiện tượng trong case study – trường hợp nghiên cứu, những ví dụ cụ thể, bài học
thực tế. Đó có thể là phân tích, giới thiệu về kiến trúc sư, về cơng trình, hay về
một trào lưu, một xu hướng, một vấn đề… gọi chung là những hiện tượng. Qua
đó tác giả có thể giới thiệu sơ bộ hướng tiếp cận vấn đề mà tác giả dự định tiến
hành. Vì khi người viết lựa chọn và đi nghiên cứu phân tích những trường hợp cụ
thể người đọc luận văn có thể có cái nhìn chung và hiểu được hướng mà người
viết đang tiếp cận, một địa bàn nghiên cứu có rất nhiều cách tiếp cận và giải
quyết khác nhau, phần viết này cũng góp phần thể hiện được sự thông minh của
người viết khi tiếp cận vấn đề, cũng là phần kích thích sự quan tâm của người
đọc nếu phần này cho người đọc cái nhìn sơ bộ hướng tiếp cận vấn đề này là hay,
là khác biệt, dự báo cho những luận điểm thuộc phần viết sau là có giá trị.
Phần viết này là chương đầu tiên trong 3 chương nội dung nghiên cứu của một
luận văn tên gọi dễ gây nhầm lẫn với phần Nội dung nghiên cứu (những vấn đề
cần phải triển khai để đáp ứng mục tiêu nghiên cứu, thông thường tương ứng với
các chương của luận văn) thuộc phần mở đầu. Như đã trình bày về phần “Tổng
quan về những cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài” khác với phần này:
“Tổng quan về những cơng trình
nghiên cứu liên quan đến đề tài”
Thuộc phần 1. Phần mở đầu
Giới thiệu phương pháp luận để tiếp
cận đề tài
Sự tổng hợp, đánh giá các cơng trình,
các nghiên cứu liên quan đi trước

“Tổng quan về đề tài nghiên cứu”
Thuộc phần 2. Phần nội dung
Giới thiệu sơ bộ hướng tiếp cận đề tài


Tăng độ tin cậy, làm nổi bật tính mới
của luận văn, thể hiện rõ hơn năng lực
nghiên của người viết
Mang tính kế thừa, khách quan

Đi phân tích, trình bày về các trường
hợp nghiên cứu, là phần nghiên cứu
trực tiếp của tác giả
Thể hiện sự thông minh, nhạy bén
trong cách lựa chon hướng đi, tăng sự
hấp dẫn của luận văn
Mang tính chủ quan, cá nhân

Về luận văn chọn đánh giá, thiếu sót hẳn phần “Tổng quan về những cơng trình
nghiên cứu liên quan đến đề tài”. Chương một của Phần nội dung, Kiến trúc
High-tech sự ra đời và những thành tựu, Tác giả Phạm Hữu Trường viết về bối
cảnh hình thành xu hướng kiến trúc High-tech, giới thiệu và trình bày về nhiều
Kiến trúc sư và các tác phẩm nổi tiếng trong trào lưu này. Để đi phân tích giá trị
thẩm mỹ kiến trúc của Kiến trúc High-tech thì cách đi này là lựa chọn đúng và dễ
thấy nhất. Xong phần kết luận chương một tác giả chưa khẳng định hướng tiếp
cận của mình mà chỉ là một đoạn ngắn đánh giá những thành tựu của Kiến trúc
High-tech.

4


4.

Hình thức trình bày của luận văn


4.1. Cấu trúc luận văn
Dựa theo Cấu trúc thông thường của một luận văn Thạc sĩ [2] có thể thấy luận
văn của Phạm Hữu Trường vẫn còn nhiều nội dung cần bổ sung, cụ thể:
Đối với phần I, phần mở đầu của luận văn này, Nguyễn Khắc Hùng cần bổ sung
thêm mục “Tổng quan về những cơng trình nghiên cứu liên quan đến đề tài”.
Với những vai trị quan trọng đã phân tích ở trên, việc thiếu sót phần viết này
làm giảm chất lượng của luận văn. Có một phần đặc biệt của luận văn này ở mở
đầu, phần Phương pháp nghiên cứu, tác giả nêu có vận dụng phương pháp
chuyên gia, xong trong suốt nội dung luận văn không thấy tác giả thể hiện
phương pháp này, các phương pháp khác viết thì thật sự không nêu bật ra cách
vận dụng và hiệu quả của phương pháp như thế nào đối với luận văn.
Đối với phần 2, phần nội dung nghiên cứu, tác giả viết theo chuẩn 3 chương với
nội dung:
Chương I. Kiến trúc High-tech, sự ra đời và những thành tựu
Chương II. Những yếu tố hình thành thẩm mỹ kiến trúc High-tech
Chương III. Những bài học tạo hình thẩm mỹ từ giá trị thẩm mỹ của kiến trúc
High-tech.
Luận văn có phần kết luận của mỗi chương, nhưng nội dung sơ sài và không
tương xứng với phần nội dung của chương. Dù không bắt buộc nhưng phần lời
mở đầu mỗi chương tác giả không có viết. Nên có thêm phần này để hồn thiện
hơn luận văn và thể hiện sự ngay ngắn, nghiêm túc của người viết. Đối với một
luận văn chỉ dừng ở mức thu thập và hệ thống kiến thức như thế này thì ba
chương này cơ bản đã thỏa mãn yêu cầu của một luận văn thông thường.

Đối với phần 3, phần kết luận – kiến nghị. Chương ba có rút ra bài học, thuộc
phần hai và Phần ba này là cơ hội duy nhất để thể hiện cái riêng của tác giả trong
dạng luận văn như thế này. Tác giả có viết xong rất sơ sài, phần kết luận khơng
bao quát được vấn đề, nhiều ý vụn vặt thiếu tính hệ thống, trung lặp với các phần
trước. Người đọc khó nắm nội dung mà luận văn mang lại. Phần kiến nghị viết
trong vài câu nửa trang giấy lại không mang tính chất đóng góp định hướng cao,


5


nêu quan điểm nêu ý kiến chung chung gần giống phần kết luận, hay bài học rút
ra hơn, chính vì khơng có những kiến nghị sâu sát, tự bật ra trong q trình
nghiên cứu nên tính thực tế của những kiến nghị không cao.

Về bố cục các mục trong chương thì có rất nhiều vấn đề: chia q nhiều mục và
tiểu mục, trình bày khơng rõ ràng rất khó để người đọc theo dõi, gần như mỗi
mục – tiểu mục là một luận điểm nhỏ, cách đặt tiêu đề cho mỗi mục – tiểu mục
thì dài dịng, khơng cơ đọng hầu như là những câu khẳng định và kết luận,
thường tiêu đề mục nên ở dạng chung dung, trung tính, gọi tên vấn đề tránh đi
kết luận và nhận định chắc chắn như vậy, nhiều tiêu đề mục của chương ba trùng
lặp với chương hai. Nội dung tiểu mục không ăn khớp với tên mục, tên chương.

6


4.2. Tổ chức một văn bản khoa học
Phần nội dung có chia làm ba chương nhưng lại thiếu liệt kê trong phần mục lục.
Luận văn chia quá nhiều mục, tiểu mục dù có viết đúng quy cách Chương > Mục
1.1, 1.2,… > Tiểu mục 1.1.1,1.1.2,…> Tiết 1.1.1.1,1.1.1.2,… chia đến tận
nhiều tiết nhỏ rất khó theo dõi và hệ thống thơng tin và kiến thức mà luận văn
đưa ra. Chính vì việc chia quá nhỏ bất hợp lí như vậy nên một trang viết chứa
nhiều tiết, đồng nghĩa với khối lượng nội dung mỗi tiết không nhiều. Quá vụn
vặt, người đọc dễ bị lạc khỏi vấn đề hay mục đích của chương, sợi chỉ đỏ xuyên
suốt không rõ ràng và lệch đi rất nhiều.

7



Ngay tại phần cấu trúc mục lục, căn lề của những mục – tiểu mục khơng thống
nhất khó tra cứu và theo dõi. Thường xuyên mắc lỗi chính tả, quên dấu cách
trong phần mục lục. Ngoài việc nhiều tên mục, tiểu mục mang tính khẳng định,
kết luận thì quy cách trình bày đúng, khơng mắc phải lỗi sử dụng dấu chấm hay
hai chấm xuống dịng.
Có tách biệt và làm nổi bật phần kết luận mỗi chương.
4.3. Phương pháp lập danh mục tài liệu tham khảo
Trong quá trình làm nghiên cứu khoa học luôn đảm bảo 3 yêu cầu là Sự thật,
Khách quan và Logic. Tính đúng đắn và khách quan rất quan trọng, tất cả những
gì người viết lập luận đều phải có cơ sở, khơng thể chủ quan đưa ra luận điểm vì
vậy q trình đó cần tham khảo rất nhiều tài liệu để tư duy. Nên việc lập danh
mục tài liệu tham khảo là rất quan trọng thể hiện mức độ nghiên cứu của người
viết, làm tăng sức thuyết phục của luận văn nếu xuất hiện trong danh mục tài liệu
tham khảo này những cơng trình nghiên cứu của các học giả uy tín trong và
ngồi ngành. Để lập được một danh mục tài liệu tham khảo tốt, người viết cần
biết cách tra cứu, cách chọn lựa và đọc càng nhiều tài liệu liên quan càng tốt.
Nên có một phần ghi chú riêng, tích lũy dần trong suốt q trình nghiên cứu,
thậm chí chép lại những ý, đoạn văn liên quan sâu sắc đến luận văn của mình để
tiện tra cứu khi cần thiết. Lập dạnh mục tham khảo cần phải trung thực, thực sự
đọc, tư duy và nắm được nội dung cơ bản của mỗi tài liệu đó, biết đâu là phần
cần thiết và biết khi nào cần dẫn dắt, trích dẫn, trích ý trong q trình viết, tránh
chỉ liệt kê và thể hiện chất lượng qua số lượng.

8


Qua danh mục tài liệu tham khảo của luận văn chọn đánh giá, ta có thể thấy
nhiều cơng trình nghiên cứu của các học giả uy tín trong và ngồi nước. Tuy là

khi đọc tên một số tài liệu thì nhận thấy tên tài liệu khơng có nhiều liên quan đến
đề tài cho lắm. Học viên sử dụng khoảng 30 tài liệu tham khảo bao gồm tài liệu
tiếng nước ngoài, tài liệu tiếng Việt và các tài liệu trên Internet. Tuy nhiên, chưa
chia và xếp tài liệu theo nhóm: tiếng nước ngồi và tiếng Việt, theo sách báo tạp
chí và nguồn internet… như quy định [3]. Khi dẫn nguồn tham khảo từ Internet
phải ghi đầy đủ các thông tin cụ thể về tiêu đề bài viết, tên tác giả, dẫn ra đường
dẫn truy cập trực tiếp kèm thời gian tham khảo, trong Luận văn chỉ viết một câu
ngắn gọn “Trang web thành phố Hồ Chính Minh” Thì thật khơng hiểu tác giả đã
tham khảo những gì và ở đâu?

Về quy cách trình bày thì chưa đúng theo quy định hiện hành về việc lập danh
mục tài liệu tham khảo. Không theo thứ tự A,B,C,…

9


Khơng đúng thứ tự thơng tin của tài liệu. Ví dụ:
“Trần Trọng Chi, Lược Sử Kiến Trúc Thế Giới – Quyển 2, NXB Xây dựng ,
Hà Nội - 2008
Cách viết đúng:
Trần Trọng Chi (2008), Lược sử Kiến trúc thế giới – quyển 2, NXB Xây dựng,
Hà Nội
4.4. Giải thích thuật ngữ, khái niệm khoa học
Các văn bản khoa học có tính chun mơn cao thường xuất hiện rất nhiều các
thuật ngữ, khái niệm khoa học, để không quá giới hạn nhóm người đọc trong
luận văn nên có danh mục giải thích thuật ngữ, khái niệm khoa học để những
người khơng thuộc chun ngành khi cần tìm hiểu cũng có thể hiểu được nội
dung. Tuy nhiên, khi các thuật ngữ không xuất hiện nhiều, xun suốt luận văn
thì khơng nhất thiết phải đưa vào danh mục giải thích thuật ngữ, mà tác giả nên
giải thích trong q trình trình bày ở phần nội dung có liên quan.

Trong luận văn này, các thuật ngữ khoa học lạ ít được sử dụng, các khái niệm thì
phổ biến, dễ hiểu, khơng lặp lại nhiều lần và khi có tác giả cũng đã có những giải
thích ngay trong nội dung của mục đó. Thế nên luận văn này khơng có lập danh
mục giải thích thuật ngữ, khái niệm khoa học.
4.5. Ghi chú những chữ viết tắt trong cơng trình khoa học
Khi một luận văn sử dụng cụm từ dài và được lặp đi lặp lại nhiều lần (khoảng
trên 10 lần), thì cần lập một danh mục các chữ viết tắt. Tuy nhiên, các chữ viết
tắt phổ biến (ví dụ: UBND, TP.HCM, WTO, Quận, Huyện,…) thì không nhất
thiết phải đưa vào danh mục. Đối với cụm từ xuất hiện vài lần trong một vài
trang, tác giả có thể viết đầy đủ cho lần đầu tiên đính kèm cụm chữ viết tắt trong
ngoặc đơn, rồi sau đó có thể sử dụng chữ viết tắt cho các lần sau.

10


Luận văn của Phạm Hữu Trường không sử dụng nhiều cụm từ dài có tính chất
lặp đi lặp lại, cũng khơng có viết tắt thế nên luận văn khơng có danh mục ghi chú
những chữ viết tắt.
4.6. Xử lí hình ảnh minh họa
Ln có cơ sở, “nói có sách, mách có chứng” là điều bắt buộc trong một luận
văn, để tăng tính thuyết phục ngồi lập danh mục tài liệu tham khảo thì phần
minh họa và xử lí hình ảnh góp phần tăng độ tin cậy và hấp dẫn cho cơng trình
nghiên cứu. Luận văn này sử dụng nhiều hình ảnh minh họa ở cả ba chương
mục, nhưng các hình ảnh rõ ràng không phải của tác giả và cũng chưa qua xử lí
cá nhân, chỉ nêu tên, khơng đánh số, khơng trích dẫn nguồn tham khảo, bố cục
hình + tên trong trang không cân đối và khi viết các luận điểm cần minh họa lại
không ghi chú đưa người đọc tìm đến đúng hình ảnh minh họa, hình ảnh đưa vào
luận văn lại xen ngang trong mạch viết dù chưa hết câu văn, đoạn văn và dù hình
khơng minh họa đúng cho nội dung đó. Làm đứt đoạn, thiếu liên kết và mất sự
tập trung của người đọc. Hình ảnh minh họa nhiều nhưng chủ yếu là các hình

chiếu phối cảnh, hầu như khơng có các hình chiếu kiến trúc (mặt đứng, mặt
bằng, mặt cắt). Đây là một thiếu sót khá nghiêm trọng đối với một để tài trong
lĩnh vực kiến trúc.

Các hình ảnh minh họa thì chất lượng khơng được cao, tràn lan và ít có sự tuyển
chọn. Đây thể hiện sự thiếu nghiêm túc, thiếu chuyên nghiệp khi làm nghiên cứu
khoa học của tác giả.
Để khoa học trong cách trình bày, các luận văn tốt thường chú ý xử lí hình ảnh
minh họa, bố cục chung ngay ngắn vào danh mục hình ảnh minh họa, đánh số
thứ tự, ghi tên, nêu nội dung hình, dẫn nguồn và đưa về cuối luận văn rất tiện
truy cứu và kiểm sốt số lượng trang viết. Ở luận văn này khơng lập danh mục
hình ảnh là một thiếu sót.

11


4.7. Vận dụng các phương pháp khoa học để trình bày thông tin đã xử lý
Làm nghiên cứu khoa học thật sự là rất khó khăn, đối với một số người là sự
không tưởng nhưng mọi vấn đề sẽ dễ dàng hơn nếu hiểu và biết cách vận dụng
các phương pháp khoa học để thu thập, xử lí và trình bày thơng tin trong q
trình nghiên cứu, làm bật ra những quy luật, những phát kiến, xây dựng các luận
cứ, luận điểm, hệ thống hóa nơi dung hay chứng minh hoặc bác bỏ các giả thiết
nghiên cứu. Vì vậy, người nghiên cứu cần tiến hành các phương pháp khoa học
để trình bày thơng tin đã xử lý như phương pháp xác xuất thống kê, lập sơ đồ,
lập bảng hay biểu đồ,… Việc làm đó sẽ giúp luận văn có tính hệ thống, dẫn đến
tính thuyết phục cao hơn và người đọc dễ theo dõi hơn.
Trong luận văn này, tác giả sử dụng rất nhiều hình ảnh minh họa nhưng khơng
thấy xuất hiện bất cứ một sơ đồ, bảng biểu hay biểu đồ nào. Trong khi đó, ta có
thể thấy phần nội dung tác giả đi trình bày liệt kê rất nhiều về cơng trình kiến
trúc và kiến trúc sư thuộc phong cách High-tech, rồi rất nhiều thủ pháp tạo nên

giá trị thẩm mỹ của kiến trúc High-tech, rồi lại nói về rất nhiều quan điểm,
phương pháp tạo hình kiến trúc High-tech … Luận văn này có rất nhiều nội dung
và cơ hội để sơ đồ hóa và bảng biểu hóa để tiết kiệm trang viết, để thể hiện công
sức xử lý thông tin và trên hết là để người đọc có thể tổng hợp so sánh các vấn
đề khác nhau đó, làm tăng sức thuyết phục cho cơng trình nghiên cứu.

12


Một luận văn ở dạng thu thập, hệ thống kiến thức mà thiếu hẳn đi các phương
pháp hệ thống, xử lí và trình bày thơng tin thì thật đáng trách.
5. Phương pháp diễn đạt của luận văn
5.1. Văn phong và cách diễn đạt của văn bản
Cách hành văn của tác giả rất lủng củng, thiếu logic. Lỗi nhiều nhất trong luận
văn là rất thường hay tách đoạn, xuống dòng dù chưa trình bày hay phân tích
trọn vẹn một ý, một luận điểm, hành văn trong mỗi đoạn cũng không theo
phương pháp diễn dịch hay quy nạp. Làm mạch đọc của người đọc đứt đoạn để
dừng lại và cố hiểu ý tác giả đang muốn trình bày trong đoạn. Nếu có thể thì nên
gom đoạn văn để biểu đạt hết ý, để các nội dung khi đưa ra phân tích có tính
logic khách quan, khơng nên để các câu đơn lẻ tách biệt làm người đọc hiểu
nhầm đây là nhận định chủ quan. Thực sự có rất nhiều kiến thức hay mà tác giả
thu thập và trình bày ra, nhưng cách hành văn không tốt làm kiến thức trở nên
vụn vặt, thiếu hệ thống đơi khi gây khó hiểu.
Điều tối kị nhất khi viết luận văn là gạch đầu dòng, lỗi này không chỉ luận văn
này mà rất nhiều luận văn khác gặp phải khi muốn trình bày những ý nhỏ trong
các phần mục tiêu, phương pháp nghiên cứu, kết luận hay kiến nghị,... Trong
luận văn của Phạm Hữu Trường cũng phạm phải những lỗi như vậy, khi trình
bày về thủ pháp của các kiến trúc sư tiêu biểu của xu hướng kiến trúc High-tech
đã dùng quá nhiều gạch đầu dòng, chưa diễn đạt hết nội dung của đoạn cũng
xuống dòng gạch đầu dòng, tức là thể hiện như hai ý khác nhau xong hai ý đang

chung một nội dung. Khi trình bày về cơng trình cũng gặp phải lỗi như vậy, cùng
một cấp nội dung lúc lại có gạch đầu dịng lúc lại khơng. Trong khi phần này có
các tiêu chí rõ ràng như vậy ta có thể lập bảng so sánh thủ pháp và sản phẩm
giữa các kiến trúc sư (Trang 18-22 của Luận văn)

13


14


Câu văn chưa hợp lý:

Trong một câu văn 3 mệnh đề mà dùng hai lần chữ nối “đồng thời” làm câu văn
lung củng khó hiểu. Câu văn chỉ cần nêu “Trong cơng trình kiến trúc High-tech,
giao thơng theo phương ngang và phương đứng…” liệt kê không cung cấp ở chỗ
“hành lang” chính là thuộc giao thơng theo phương ngang mà vẫn được tác giả
viết như vậy.
Câu diễn đạt chưa tốt:

Những câu văn có cấu trúc chủ ngữ, vị ngữ giống nhau trong cùng một đoạn
hoặc đặt gần nhau cho thấy vốn từ để hành văn của tác giả quá ít và không linh
hoạt

15


Việc chắc đi nhắc lại cụm từ kiến trúc sư High-tech, kiến trúc High-tech, hướng
High-tech trong cùng một câu văn làm lủng củng, thiếu mềm mại khi hành văn,
ta có thể thay thế bằng các đại từ thay thế khác.

Như đã đánh giá ở trên, có lẽ tác giả chưa hiểu định nghĩa và hình thức như thế
nào mới gọi là một đoạn văn, nên việc ngắt đoạn xuống dòng vô cớ xuất hiện ở
hầu hết các trang của luận văn. Rất nhiều và không thể nêu ra hêt nhưng dưới
đây là một vài ví dụ mà hồn tồn có thể gom các đoạn sau thành một đoạn văn:

16


17


Một vài đoạn văn khơng có tính thống nhất, liên tục về nội dung văn bản:
Nội dung của hai mục khác nhau bị trùng lặp, và nội dung trình bày của mục
không giải quyết vấn đề của mục

18


Sự không thống nhất, liên tục về nội dung về nội dung của luận văn còn gặp vấn
đề ở chỗ rất nhiều nội dung đoạn văn thuộc mục này nhưng không kiến giải cho
vấn đề của mục mà kiến giải cho một mục khác. Ví dụ nội dung của 1.5.1 Kiến
trúc H-tech gắn liền với sự phát triển bền vững nhưng sang đến tiểu mục 1.5.2
Cơng trình kiến trúc High-tech là biểu tượng cho sự phát triển của kỷ nguyên
mới có một đoạn văn nội dung nên thuộc tiểu mục 1.5.1

19


Tính tương đương về cấu trúc giữa các nội dung của mạch văn bản mang tính so
sánh:

Luận văn có rất nhiều chương, đoạn có mạch văn mang tính so sánh, tác giả
không chọn phương pháp lập bảng so sánh mà chọn phương pháp phân tích trình
bày liệt kê, nhưng nội dung liệt kê ra không cũng cấp và không tương đương cả
về nội dung lẫn hình thức. Ví dụ:
Ở tiết 1.2.2.1 Norman Foster. Tác giả giành một đoạn văn đầu để giới thiệu về
Kiến trúc sư Norman Foster, sau đó đi phân tích một loạt khoảng 4 cơng trình
tiểu biểu thuộc phong cách kiến trúc High-tech của ông. Nhưng khi đến tiết
1.2.2.2 Lloyd ‘s Building – Richard Roger, đặt tên khơng cùng cấp, trong phần
nội dung lại đi phân tích trực tiếp vào cơng trình khơng có đoạn giới thiệu kiến
trúc sư như phần trước. Các tiết tiếp theo thì có tiết trình bày đầy đủ, có tiết lại
thiếu. Khơng có sự thống nhất trong đặt tên tiết, khơng có sự thống nhất trong
nội dung trình bày giữa các tiết, chất lượng viết lại không tương quan, cùng một
nội dung có tiết thì phân tích q nhiều, có tiết lại vọn vẹn trong một câu. Tác
giả nên lọc lựa Kiến trúc sư và số cơng trình phân tích sao cho tương quan. Đọc
luận văn có cảm giác tác giả đưa thông tin vào một cách thô sơ, liệt kê quá
nhiều, không khôn khéo lọc lựa và cân bằng khối lượng viết. (trang 9 -18 của
Luận văn)
Đến mục 1.4 khi tìm hiểu về các thủ pháp của các kiến trúc sư tiêu biểu, tác giả
trình bày mỗi tiết sau đó gồm 2 nội dung: quan điểm thiết kế và cơng trình tiêu
biểu. Ngồi việc gạch đầu dịng liên tiếp, khơng lập bảng khi đã có tiêu chí, tách
đoạn dù cùng một nội dung, khơng dẫn nguồn hình minh họa, khơng bật ra được
nội dung thủ pháp thì sự tương quan về chất lượng và số lượng nội dung trình
20


bày giữa các tiết không cân xứng với nhau (trang18-22) chưa kể một số phần
chen thêm nội dung đánh giá mới mà các phần khác khơng có.
Sang đến chương 3, tác giả nêu ra nhưng bài học tạo hình thẩm mỹ từ những
phân tích giá trị thẩm mỹ của kiến trúc High-tech. Ngoài lỗi đặt tên các mục, tiểu
mục như những luận điểm khẳng định, trùng lặp với nội dung chương 2 thì một

sơ tiểu mục dùng số trang viết khá lớn có những tiểu mục lại chỉ có 2 câu 3 dịng
ngắn ngọn như bên dưới. Nội dung thì không theo một phương pháp khoa học
nào để làm sáng tỏ vấn đề, chỉ đơn thuần một lần nữa khẳng định lại tên tiểu
mục.

Trong luận văn, tác giả sử dụng các từ ngữ không đồng nhất. Như sử dụng hai
cụm từ “High-tech” và “Hi-tech”. Lỗi chính tả, lỗi đánh máy trong luận văn rất
nhiều, liệt kê ra thì quá dài, dưới đây là bảng thống kê lại một số lỗi chính tả, lỗi
đánh máy trong luận văn này:
Lỗi sai

Vị trí

Sửa

đúng đắng

Mục 3.1 thuộc mục lục, trang 44

đúng đắn

cổ máy

Trang 4

cỗ máy

mặt ttrái

Trang 5


mặt trái

từ bỏa

Trang 6

từ bỏ

nổi bậc

Trang 9

nổi bật

dẽ tháo bảo

Trang 10

dễ tháo bỏ

anh sáng

Trang 10

ánh sáng

tầng lững

Trang 10


tầng lửng

Hinh-tech

Trang 18

High-tech

xây dững

Trang 18

xây dựng

tụ nhiên

Trang 27

tự nhiên

mềm dẽo

Trang 28

mềm dẻo

mểm dẽo

Trang 29


mềm dẻo

độ mãnh

Trang 29

độ mảnh

gủa cơng trình

Trang 39

của cơng trình

21


dủng để

Trang 41

dùng để

góc đầu hổi

Trang 41

góc đầu hồi


Chỉ mới kiểm tra khoảng một nửa số trang viết của luận văn, nhưng thấy xuất
hiện rất nhiều lỗi chính tả và lỗi đánh máy. Có thể thấy rõ rằng một vài chỗ là do
chính tác giả viết sai chính tả nhưng cũng có nhiều chỗ hồn tồn là sai sót trong
lúc đánh máy. Các từ sai giống nhau lặp lại nhiều lần. Đó là chưa kể đến những
lỗi về chấm câu hoặc khoảng cách giữa chữ và chữ, chữ và số ở phần mục lục.
Những lỗi này kể đến thì cũng là quá chi ly nhưng thật sự thì những lỗi đó hồn
tồn có thể tránh được nếu luận văn được thực hiện một cách cẩn thận, tỉ mỉ và
được kiểm tra kỹ lưỡng đến từng câu chữ. Làm người đọc có cảm giác tác giả
đang khơng tơn trọng người đọc và khơng tơn trọng chính luận văn của mình.
5.2. Thực hiện phương pháp dẫn nguồn, trích dẫn, trích ý

Cách
hiểu

Vị trí

Trích dẫn

Trích ý

Dẫn nguồn

Chính là dẫn lại
ngun văn quan
điểm, thơng tin, số
liệu, luận điểm, luận
cứ,… của một nguồn
tài liệu khoa học hoặc
của một cá nhân, tổ
chức đã cơng bố trước

đó nhằm minh họa cho
nội dung viết của
mình.

Chính là cách hiểu và
thể hiện tư duy của tác
giả khi trình bày một
nội dung bằng giọng
văn của chính mình,
sau khi tham khảo một
hoặc thường là nhiều
nguồn tại liệu có
chung hoặc liên quan
với nhau về nội dung.

Là cách đưa người
đọc tìm đến nguồn
tài liệu mà người
viết đã tham khảo
hay đưa người đọc
tìm đến phần minh
họa cho nội dung
mà người viết trình
bày. Phần minh họa
đó có thể là hình
ảnh, bảng biểu, sơ
đồ, số liệu, địa chỉ
truy cập internet,…

Thường xuất hiện ở

phần Tổng quan về
những cơng trình
nghiên cứu liên quan
đến đề tài. Đôi khi
trong phần nội dung

Ở cuối những phần
trích dẫn và trích ý
hoặc những phần
viết cần minh họa
bằng bảng biểu, sơ
đồ, hình ảnh,…

Nguồn tài liệu đó có
thể là sách, báo và tạp
chí, ấn phẩm in và ấn
phẩm điện tử, ấn
phẩm của các cơ
quan chính phủ, các
phương tiện truyền
thông như video,
DVD, băng ghi âm,
trang web, các bài
giảng,…
Xuất hiện nhiều trong
quá trình lập luận,
trình bày nội dung của
luận văn

22



nghiên cứu của luận
văn.

Hình
thức

Nội dung trích dẫn
nên in nghiêng, cần
được đặt trong dấu
ngoặc kép cho phần
mở đầu và kết thúc.
Khi dẫn nguồn phải
ghi cả số trang của
nguồn trích.

Nội dung trích ý thì
khơng cần in nghiêng,
cuối đoạn trích ý
thường có dẫn nhiều
nguồn tài liệu mà
người viết đã tham
khảo để viết nên đoạn
văn đó

Tất cả những nguồn
tài liệu tham khảo,
hình ảnh minh họa,
bảng biểu, sơ đồ,…

đều lập thành các
danh mục cung cấp
đầy đủ thông tin
cần thiết. Tất cả đều
được đánh số thứ tự
trong từng danh
mục và được gọi ra
bằng số thứ tự đặt
trong dấu ngoặc
vng.

Để trích ý thì cần nắm
rõ vấn đề và phương
pháp luận của cá nhân
> tìm và lựa chọn thật
nhiều tài liệu có tính
khoa học cao > quan
trọng nhất là phải đọc
nhiều và tư duy thật sự
những nội dung tham
khảo > tích lũy tri
thức riêng > độc lập
viết lại cách hiểu và
cách tư duy bằng văn
phong của bản thân.

Trong q trình
nghiên cứu và viết
luận văn, mỗi khi
trích dẫn, trích ý,

minh họa ,… cần
dẫn nguồn đều nên
ghi chú lại > Lập
chi tiết các loại
danh mục > Cập
nhật và bổ sung liên
tục vào danh mục
sao cho số thứ tự
dẫn nguồn xuất
hiện theo thứ tự
mạch văn từ đầu
đến cuối nhất có
thể, để tiện tra cứu
lần lượt khi đọc.
Tất nhiên, có ngoại
lệ vì nguồn dẫn có
thể xuất hiện bất cứ
vị trí nào trong luận
văn.

Đoạn trích dẫn nếu
nhiều hơn hai dịng
phải xuống hàng, lùi
2cm và viết chữ
ngiêng.

Khi tham khảo tài
liêu, xác định nguồn
tin > Đọc lướt để tìm
những điểm nhấn,

những ý tưởng quan
trọng > Tóm tắt hoặc
diễn giải thơng tin
hoặc chép lại chính
xác đoạn văn cần
thiết > Ghi lại những
ý tưởng đó cộng với
Phương thơng tin về nguồn
pháp tin, ví dụ tác giả,
thực
ngày tháng xuất bản,
hiện
nhan đề, nơi xuất
bản, nhà xuất bản để
tiện khi cần dẫn lại >
Duy trì, phát triển và
quản lý bằng các ghi
chú vào danh mục
những tài liệu tham
khảo > Khi viết văn
bản, gặp nội dung có
thể minh họa thì tra
cứu và dẫn vào bài.
Tuy nhiên, không nên

23


sử dụng q nhiều
trích dẫn, bởi vì điều

này khiến luận văn
giống như là một sự
chắp vá từ các tài liệu,
nghiên cứu khác và
khơng nên trích dẫn
q dài dù có dẫn
nguồn cũng cần được
chọn lọc một cách
khoa học.

Mục
đích

Trích dẫn tài liệu
trong đoạn văn có
nghĩa là chỉ ra trong
bài viết của bạn khi
nào bạn đã sử dụng ý
tưởng/kiến thức của
người khác.
Thể hiện sự trung
thực, tránh việc đạo
văn.
Củng cố thêm luận
điểm tác giả nêu ra,
mở rộng thêm thông
tin.

Thể hiện tư duy và
khả năng nghiên cứu

khoa học của người
viết

Minh họa cho
người đọc dễ hiểu
nội dung nghiên
cứu.

Tăng thêm tính thuyết
phục cho luận điểm,
luận cứ.

Tăng độ tin cậy, vì
những điều tác giả
viết đều có nguồn
rõ ràng, nội dung
khoa học uy tín.

Một văn bản chứa
nhiều đoạn trích ý thì
được đánh giá có nội
lực hơn.

Người đọc có thể
mở rộng thêm kiến
thức khi cần nhờ
vào dẫn nguồn.
Dễ dàng kiểm
chứng khi cần.


Cách thể hiện sự tôn
trọng bản quyền, chất
xám và công sức của
người khác.

Cho thấy bài viết của
bạn là đáng tin cậy vì
dựa trên những luận
cứ của những người
đi trước
Chứng minh cho
người đọc thấy rằng
bạn đã đọc và xem
xét vấn đề dựa trên
những tài liệu phù
hợp

24


Trong luận văn của tác giả Phạm Hữu Trường, tác giả có thực hiện dẫn nguồn,
nhưng một số vị trí dẫn nguồn hình ảnh minh họa khơng có cơ sở, vì tác giả khơng
có danh mục đánh số thứ tự hình ảnh minh họa. Quy cách dẫn nguồn khơng đúng
quy định và không thống nhất cách viết.

25


×