Tải bản đầy đủ (.pdf) (10 trang)

Đề tài những yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản xuất của các DN ngành chế biến thực phẩm việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.14 KB, 10 trang )

Đề Tài: Những yếu tố ảnh hưởng đến sự đổi mới quy trình sản
xuất của các DN ngành chế biến thực phẩm Việt Nam
PHẦN NỘI DUNG

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU
I. Tổng quan các nghiên cứu có liên quan
1.1 Các cơng trình nghiên cứu trong nước:
 Theo N.T.A.Vân, N.K.Hiếu (2020), tạp chí khoa học Đại học mở
TPHCM, các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp
vừa và nhỏ tại Việt Nam, bài viết nghiên cứu những yếu tố ảnh hưởng đến khả
năng đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ (DNVVN) của Việt
Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy logit với dữ liệu thời điểm
gồm 2649 doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho
thấy, có các yếu tố quy mơ doanh nghiệp, sự kiểm tra của cơ quan chức năng,
chứng nhận chất lượng quốc tế, xuất khẩu, đổi mới sản phẩm và hỗ trợ kỹ thuật
từ chính phủ ảnh hưởng tích cực đến đến việc đổi mới cơng nghệ, trong khi đó
thì yếu tố chi phí phi chính thức ảnh hưởng tiêu cực đến việc đổi mới công
nghệ.
/> Nguyễn Vân Hà (2020), đổi mới sáng tạo sản phẩm và quy trình trong
ngành khách sạn tại Việt Nam, nghiên cứu này đã giúp đưa ra một bức tranh
mô tả sự khác biệt giữa đổi mới sáng tạo sản phẩm và quy trình, bên cạnh việc
được chia sẻ và tiếp cận nhiều luồng tri thức mới thì các nhà quản lý cũng cần
chú trọng nâng cao năng lực hấp thu của tổ chức để tương thích với các tri thức
mới được đưa vào tổ chức đạt ngưỡng kích hoạt được đổi mới sáng tạo, các
nhà hoạch định chính sách nên tập trung vào hệ thống đổi mới ngành hướng tới


việc tạo ra và sử dụng những công nghệ xanh trong ngành du lịch bởi hệ thống
đổi mới ngành giúp tăng cường sự phát triển của đổi mới sáng tạo xanh trong
kinh doanh du lịch.
/> Theo Vũ Hồng Tuấn (2020) các nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới sáng


tạo quy trình - Nghiên cứu trong các doanh nghiệp phát điện Việt Nam, luận án
đã cho thấy vai trò quan trọng của phong cách lãnh đạo nghiệp chủ có tác động
đến đổi mới sáng tạo; luận giải và cung cấp bằng chứng thực nghiệm về vai trò
của tri thức đối với ĐMST quy trình và kết quả kinh doanh. Cụ thể các bằng
chứng thực nghiệm từ kết quả nghiên cứu cho thấy vốn quan hệ và năng lực
hấp thụ tác động trực tiếp đến ĐMST quy trình; năng lực hấp thụ tác động gián
tiếp đến kết quả kinh doanh thông qua ĐMST quy trình; vốn nhân lực và vốn
quan hệ tác động trực tiếp đến kết quả kinh doanh.
/> P.X. Nhạ, L. Quân / Tạp chí khoa học ĐHQGHN, Kinh tế và Kinh
doanh, Tập 29, Số 4 (2013) 1-11 chỉ ra rằng “Các nghiên cứu đã chỉ ra có hai
hướng chính là đổi mới sáng tạo về sản phẩm, dịch vụ và đổi mới sáng tạo về
quy trình. Đổi mới sản phẩm liên quan đến các thay đổi và điều chỉnh chức
năng sản phẩm được thương mại hóa đổi mới về quy trình liên quan đến cách
thức cung ứng dịch vụ, trong đó trọng tâm là chất lượng và giá thành [21]. Như
vậy, đổi mới về sản phẩm liên quan đến việc bổ sung các chức năng mới so với
các sản phẩm có mặt trên thị trường. Đổi mới về quy trình liên quan đến q
trình cơng nghệ từ thiết kế đến phân phối và thương mại hóa.”
/>%20XU AN%20NHA,%20LE%20QUAN_Tac%20gia%20update.pdf

1.2 Các cơng trình nghiên cứu nước ngồi


 Product and process innovation in process industry: a new
perspective on development (2009)
-

Tác giả: Markus E. Bergfors, Andreas Larsson
Nội dung bài báo: mở ra tổ chức nghiên cứu và phát triển (R&D)

bằng cách tách riêng việc đổi mới sản phẩm và quy trình, đồng thời khám

phá các hoạt động này dưới góc độ biến cấu trúc của tập trung hóa so với
phân cấp
-

Kết quả nghiên cứu: Có thể tồn tại các cấu trúc kép trong tổ chức

R&D, một cấu trúc để đổi mới sản phẩm và một cấu trúc đổi mới quy
trình. Do đó, có ý kiến cho rằng khái niệm thông thường về thiết kế tổ
chức R&D, coi R&D nhiều hay ít với đổi mới sản phẩm, khơng thể hiện
một bức tranh tồn cảnh cho nhiều cơng ty.


Tên tác phẩm: Factors influencing the integration of external

evaluations in the open innovation process – a qualitative study in micro
firms in the creative industries (2017)
-

Tác giả: Mueller, J., & Abecassis-Moedas, C.
Nội dung bài báo: Khám phá cách đánh giá bên ngoài ảnh hưởng

đến q trình đổi mới trong các ngành cơng nghiệp sáng tạo.
-

Kết quả nghiên cứu: Bài báo đưa ra các định đề về các yếu tố ảnh

hưởng đến việc đánh giá bên ngồi là một nguồn lực cho q trình đổi mới
trong các doanh nghiệp siêu nhỏ. Các yếu tố là: hoàn cảnh của cá nhân được
đánh giá, mức độ tin cậy của người đánh giá bên ngoài, nội dung đánh giá và
tác động tiềm tàng của đánh giá đối với cá nhân được đánh giá.



Tên tác phẩm: Determinants of product and proces innovation in

small food manufacturing firms
 Tác giả: Tessa Avermaetea, Jacques Viaenea & Eleanor J.
Morganb with Eamonn Pittsc Nick Crawfordb and Denise Mahonc
 Nội dung bài báo: Xác minh mức độ mà các yếu tố quyết định sự
tồn tại của doanh nghiệp nhỏ có liên quan đến sự đổi mới sản phẩm và


quy trình sản xuất
 Kết quả nghiên cứu:
Sự đổi mới trong các doanh nghiệp nhỏ gắn liền với các đặc điểm của doanh
nhân và khả năng của lực lượng lao động.
Kết quả chỉ ra rằng nỗ lực R&D (nghiên cứu và phát triển) của công ty càng
cao, sự cộng tác của công ty với khách hàng và các viện nghiên cứu càng
chuyên sâu.
1.3 Một số định nghĩa, khái niệm cơ bản
I.3.1 Đổi mới
 Đổi mới (innovation) là một từ bắt nguồn từ từ “nova” gốc Latin nghĩa
là “mới”. Đổi mới thường được hiểu là sự mở đầu cho một giải pháp nào đó
khác với các giải pháp đã triển khai.
 Đổi mới trong ý nghĩa hiện đại của nó là "một ý tưởng, suy nghĩ sáng
tạo, trí tưởng tượng mới dưới dạng thiết bị hoặc phương pháp". Sự đổi mới
thường được xem là ứng dụng của các giải pháp tốt hơn, đáp ứng các yêu cầu
mới, nhu cầu không được chứng minh hoặc nhu cầu thị trường hiện có. Sự đổi
mới như vậy diễn ra thông qua việc cung cấp các sản phẩm, quy trình, dịch vụ
cơng nghệ hoặc mơ hình kinh doanh hiệu quả hơn được cung cấp cho thị
trường, chính phủ và xã hội. Một sự đổi mới là một cái gì đó ngun bản và

hiệu quả hơn và, do đó, mới, "xâm nhập" vào thị trường hoặc xã hội. Đổi mới
có liên quan đến, nhưng khơng giống như phát minh vì đổi mới có nhiều khả
năng liên quan đến việc triển khai thực tế một phát minh (tức là khả năng mới /
cải tiến) để tạo ra tác động có ý nghĩa trong thị trường hoặc xã hội, và khơng
phải tất cả các đổi mới địi hỏi một phát minh. Đổi mới thường xuyên thể hiện
qua quy trình kỹ thuật khi vấn đề đang được giải quyết có bản chất kỹ thuật
hoặc khoa học.
 Đổi mới khơng chỉ dừng lại ở việc phát minh ra các ý tưởng, mà các ý
tưởng này cần được đưa vào khai thác. Giáo sư Ed Robert của tổ chức MIT đã
định nghĩa “đổi mới” là phát minh kèm theo khai thác.


 Hơn nữa, một khía cạnh quan trọng của đổi mới là nó phải tạo ra lợi
nhuận và giá trị gia tăng cho tổ chức. Việc tạo ra ý tưởng và áp dụng các ý
tưởng để tạo ra sản phẩm mới chỉ là giai đoạn khởi đầu. Để trở thành đổi mới,
các ý tưởng cần được phát triển nhằm tạo ra các sản phẩm/dịch vụ theo nhu cầu
khách hàng.
 Vì vậy, “đổi mới là việc sử dụng các kiến thức mới nhằm cung cấp các
sản phẩm và dịch vụ mới đáp ứng nhu cầu của khách hàng”

Năng lực đổi mới
Khả năng và tài sản

Kiến thức mới về thị
trường
Kiến thức mới về
cơng nghệ

Sản phẩm mới
Chi phí thấp

Cải thiện các thuộc
tính
Các thuộc tính mới

Hình 1: Khái niệm đổi mới
1.3.2 Sức ép đổi mới
 Những sức ép đổi mới có thể xuất phát từ các tác động bên ngồi mơi
trường và có thể từ lực lượng tác động bên trong tổ chức. Các lực lượng bên ngồi
có nguồn gốc từ tất cả các yếu tố môi trường gián tiếp như công nghệ, kinh tế,
chính trị, xã hội hay từ các yếu tố mơi trường trực tiếp như khách hàng, đối tác
liên quan, các nhà tài trợ…
 Tuy nhiên, những đổi mới tổ chức chủ yếu bắt nguồn từ môi trường trực
tiếp, đặc biệt là sự thay đổi nhanh chóng của đối thủ cạnh tranh trong ngành, đối
thủ cạnh tranh tiềm năng và nhu cầu của khách hàng. Những thay đổi của các lực
lượng này bắt buộc mỗi tổ chức, mỗi doanh nghiệp phải tự đổi mới các sản phẩm
dịch vụ nhằm giành được lợi thế cạnh tranh và giá trị gia tăng một cách bền vững.
1.3.3. Tổng quát về các loại hình đổi mới
Đổi mới có thể được phân loại theo một số tiêu chí khác nhau, có thể theo
tính chất, theo độ sâu hoặc theo lĩnh vực đổi mới


 Theo tính chất đổi mới
Đổi mới bao gồm đổi mới hành chính tổ chức (administrative innovation) và đổi
mới kỹ thuật (technical innovation).
- Đổi mới hành chính tổ chức: là việc hoàn thiện hoặc làm biến đổi cơ cấu
tổ chức hoặc các quy trình hành chính của doanh nghiệp. Ví dụ, sự thay đổi từ
một cơ cấu máy móc sang một cơ cấu hữu cơ linh hoạt làm cho doanh nghiệp hấp
thụ tốt hơn và linh hoạt hơn với những nhu cầu thị trường là một đổi mới về chất
của cơ cấu tổ chức. Hay một doanh nghiệp có thể sắp xếp lại các bước trong quy
trình nhận đơn đặt hàng để cải thiện thời gian nhận đơn đáp ứng nhu cầu của

khách hàng là việc hồn thiện quy trình hành chính của tổ chức.
- Đổi mới kỹ thuật: là việc cải thiện hoặc làm tốt hơn những sản phẩm,
dịch vụ, các quá trình hay tạo ra những sản phẩm, dịch vụ và q trình mới hồn
tồn về chất.
Một doanh nghiệp sản xuất kem đánh răng có thể thay đổi hương vị hay bổ
sung thêm tính năng và tác dụng của một loại kem đánh răng, đó chính là việc
hồn thiện những sản phẩm đang có. Nhưng doanh nghiệp này cũng có thể tạo ra
một loại nước súc miệng làm sạch răng mà không cần sử dụng kem đánh răng
truyền thống, đó là việc làm mới hồn tồn về chất của sản phẩm. Đổi mới kỹ
thuật: bao gồm đổi mới sản phẩm hoặc đổi mới quy trình.
o

Đổi mới sản phẩm là các sản phẩm/dịch vụ được cải tiến hoặc các

sản phẩm dịch vụ mới đáp ứng những nhu cầu mới của thị trường và mơi trường
bên ngồi.
o

Đổi mới quy trình liên quan đến việc hợp lý hóa, sắp xếp lại các

bước trong quy trình sản xuất hoặc đưa thêm các yếu tố mới vào quy trình sản
xuất các sản phẩm/dịch vụ. Ví dụ đổi mới quy trình như đưa các ngun liệu đầu
vào mới vào sản xuất, chun mơn hóa lại cơng việc, cải tiến lại dịng cơng việc,
thay đổi trang thiết bị sản xuất.
Những đổi mới kỹ thuật có thể cần hoặc không cần đến những sự đổi mới


hành chính tổ chức và chúng có thể bị hoặc khơng bị tác động của những đổi mới
hành chính tổ chức. Đổi mới kỹ thuật cần đến những kiến thức mới về công nghệ
và về thị trường để tạo ra những sản phẩm/dịch vụ mới. Trong phạm vi của tài liệu

này, chúng ta chủ yếu tập trung vào đổi mới kỹ thuật.
 Theo độ sâu của đổi mới
Đổi mới bao gồm đổi mới nâng cao (incremental innovation) và đổi mới triệt để
hay còn gọi là đổi mới đột phá (radical nnovation). Đổi mới nâng cao là khai thác
các hình thức hay cơng nghệ hiện tại nhằm mục đích cải thiện những sản
phẩm/dịch vụ hay quy trình hiện hữu. Đổi mới triệt để liên quan đến phát triển các
sản phẩm/dịch vụ với những giá trị cốt lõi mới hơn hẳn những giá trị cốt lõi hiện
tại.
 Theo lĩnh vực đổi mới
Đổi mới trong các doanh nghiệp sẽ bao gồm đổi mới công nghệ, đổi mới
marketing, đổi mới cơ cấu tổ chức và đổi mới chiến lược.
1.3.4. Tác nhân đổi mới
Muốn đổi mới thành công trong các tổ chức và các doanh nghiệp, chúng ta
cần đến những cá nhân với vai trò là những tác nhân đổi mới tổ chức. Tác nhân
đổi mới là khái niệm đề cập đến khả năng của một cá nhân trong việc tác động
đến cách mà tổ chức, các doanh nghiệp phản ứng với sự thay đổi từ thị trường.
Tác nhân đổi mới là “người khởi xướng ý tưởng”, “người chuyển đổi và liên kết”,
“người thúc đẩy”, “người bảo trợ” và “người quản lý dự án” của những đổi mới
trong các tổ chức và doanh nghiệp.
 Người khởi xướng ý tưởng
Người khởi xướng là những người có vai trò chuyển đổi những kiến thức của
thị trường và công nghệ thành những ý tưởng và sáng kiến mới lạ, là nền tảng cho
việc tạo ra những sản phẩm/dịch vụ mới. Người khởi xướng cần sở hữu:
 Những kiến thức và trí tuệ nhằm tìm ra những quy trình, cách thức tiếp
cận hay phương pháp giải quyết vấn đề hiệu quả và tiết kiệm hơn.


 Những kỹ năng chuyên môn trong một lĩnh vực nhất định, đồng thời có
đủ những kiến thức tổng hợp về những lĩnh vực khác giúp phối hợp và liên kết các
kiến thức chuyên môn khác nhau như kiến thức về nghiên cứu và phát triển,

marketing, sản xuất, thị trường và khách hàng cho đổi mới sản phẩm/dịch vụ.
Những kiến thức nói trên giúp người khởi xướng thấy được mối quan hệ giữa công
nghệ và áp dụng công nghệ cũng như việc chuyển đổi những kỳ vọng và mong
muốn của khách hàng thành sản phẩm
 Người chuyển đổi và liên kết
Những ý tưởng đổi mới có thể có thể có nguồn gốc bên trong hoặc bên ngoài tổ
chức. Người chuyển đổi và liên kết có vai trị kết nối nội bộ tổ chức với những
nguồn thơng tin bên ngồi. Được coi như một “bộ chuyển đổi ngôn ngữ”, người
chuyển đổi nắm bắt những đặc điểm, những vấn đề của tổ chức và chuyển tải
chúng bằng những “ngôn ngữ” và cách thức mà những lực lượng bên ngồi có thể
hiểu được. Đồng thời họ thu nhận cách giải quyết vấn đề và phổ biến chúng bằng
“ngôn ngữ riêng” mà tổ chức có thể hiểu. Đơi khi người chuyển đổi cịn có vai trị
lưu giữ thơng tin cho tổ chức và định hướng cho các cá nhân trong tổ chức tìm đến
những nguồn thông tin đáng tin cậy.
 Người lãnh đạo và thúc đẩy
Người lãnh đạo và thúc đẩy có vai trị đảm bảo sự thành công cho công cuộc đổi
mới trên cơ sở quyền lực sẵn có. Nhiệm vụ là xúc tiến và hỗ trợ những ý tưởng đổi
mới, truyền thông tầm nhìn, những lý do thuyết phục và lợi ích kỳ vọng của đổi
mới, theo sát quá trình đổi mới, xử lý các vấn đề phát sinh, tạo điều kiện giảm
thiểu những kháng cự, hướng dẫn và tư vấn trong quá trình đổi mới.
 Người bảo trợ
Thường là những nhà quản lý cấp cao của tổ chức, người bảo trợ thường “đứng
sau” những đổi mới. Họ có vai trị hậu thuẫn, tạo điều kiện tiếp cận các nguồn lực,
và bảo vệ tổ chức khỏi những thế lực cản trở về mặt chính trị. Đối với bất kỳ cuộc
đổi mới nào, sự bảo trợ thường nhằm đạt được hai mục đích, thứ nhất là nhằm


tuyên bố cho các thế lực chính trị đối lập nhận thấy những nhà quản lý cấp cao
đang ủng hộ và hỗ trợ cho sự đổi mới, thứ hai là nhằm củng cố và tăng cường
niềm tin của các cá nhân vào sự thành công của công cuộc đổi mới.

 Người quản lý dự án
Người quản lý dự án có vai trị biến những tầm nhìn thay đổi do người
lãnh đạo và thúc đẩy vạch ra thành hiện thực. Nhiệm vụ của họ là ra quyết định
tác nghiệp dựa trên những quyết định chiến lược định hướng của những nhà lãnh
đạo. Các công việc chủ yếu là lập kế hoạch về các hoạt động cần thực hiện, thời
gian thực hiện và chi phí thực hiện theo những nguyên tắc kế tốn nhất định.
1.3.5 Quy trình sản xuất
 Quy trình sản xuất là một quá trình thực hiện các bước kết hợp giữa máy
móc và cách làm thủ cơng theo từng công đoạn sản xuất để tạo ra sản phẩm cần
thiết phục vụ cho đời sống của mọi người trên Trái Đất.
 Hai loại quy trình sản xuất:
- Sản xuất tập trung vào sản phẩm: chỉ tốt nhất khi sản xuất ít sản phẩm và đã
được chuẩn hoá
 Sản xuất tập trung vào quy trình: chỉ tốt nhất khi sản xuất ra nhiều loại
sản phẩm với số lượng nhỏ.
1.3.6 Đổi mới quy trình sản xuất
 Đổi mới quy trình (process innovation) là việc áp dụng một phương
pháp sản xuất mới hoặc cải tiến một phương pháp phân phối mới hoặc cải tiến.
ĐMST quy trình bao gồm những thay đổi căn bản trong cách thức sản xuất,
máy móc thiết bị hoặc phần mềm. Đổi mới quy trình có thể được tiến hành
nhằm cắt giảm chi phí sản xuất hoặc phân phối, nâng cao chất lượng, hoặc để
tạo ra và/hoặc cung ứng sản phẩm mới hoặc cải tiến. Phương pháp sản xuất
liên quan đến cách thức sản xuất (kỹ thuật), máy móc, thiết bị và phần mềm sử
dụng để sản xuất hàng hoá hoặc dịch vụ.
 Đổi mới quy trình, phương pháp sản xuất bao gồm những thay đổi về


hoạch định, phân tích, thiết kế cách thức sản xuất; cách thức tổ chức sản xuất
và phương thức sản xuất.
 Đổi mới quy trình sản xuất có thể là sự điều chỉnh một khâu hoặc tất cả

các khâu của quá trình sản xuất.
1.3.7 Chế biến thực phẩm
 Chế biến thực phẩm là việc biến đổi các sản phẩm nông nghiệp thành
thực phẩm hoặc một dạng thực phẩm thành các hình thức thực phẩm khác. Chế
biến thực phẩm bao gồm nhiều hình thức chế biến thực phẩm, từ nghiền hạt
để làm bột thô để nấu tại nhà đến các phương pháp công nghiệp phức tạp được
sử dụng để làm thực phẩm tiện lợi.
Chế biến thực phẩm chính là cần thiết để làm cho hầu hết các loại thực
phẩm có thể ăn được, và chế biến thực phẩm thứ cấp biến các thành phần
thành thực phẩm quen thuộc, chẳng hạn như bánh mì.



×