Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

BÀI GIẢNG LỊCH sử ĐẢNG nguyễn ái quốc truyền bá chủ nghĩa mác lênin vào việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (149.08 KB, 23 trang )

MỞ ĐẦU
1. Mục đích, yêu cầu:
- Nhằm giúp học viên nhận thức rõ vai trị của đồng chí Nguyễn Ái Quốc
trong việc chuẩn bị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Trên cơ sở đó, nhận thức đúng đắn cơng lao to lớn của đồng chí Nguyễn
Ái Quốc, vai trị của Đảng ta đối với tiến trình cách mạng Việt Nam. Phát huy vai
trò, trách nhiệm trong xấy dựng tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh.
2. Nội dung: Kết cấu làm 2 phần (trọng tâm là phần 2)
* Đồng chí Nguyễn Ái Quốc sớm nhận thấy yêu cầu khách quan của
lịch sử trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam.
* Q trình đồng chí Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa MácLênin vào Việt Nam.
3. Thời gian:

4 tiết

4. Phương pháp: Diễn dịch, quy nạp, giới thiệu tư liệu và định hướng
nghiên cứu.
5. Tài liệu:
* Lịch sử Đảng Cộng sản Việt nam (Sơ thảo), tập 1 (1920-1954), Ban
nghiên cứu Lịch sử Đảng Trung ương, Nxb.ST, H.1981, tr.45-46.
* Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt nam, Nxb. CTQG, H.2001,
tr.25-41.
* Hồ Chí Minh, Tồn tập, tập 1, 2, Nxb.CTQG, H.1995.
* Phạm Xanh, Nguyễn Ái Quốc với việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lê
nin ở Việt Nam (1921-1930), Nxb.TTLL, H.1990.
* Trần Dân Tiên, Những mẫu truyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch,
Nxb. Văn học, H.1969, tr.11

1



NỘI DUNG
I. Đồng chí Nguyễn Ái Quốc sớm nhận thấy yêu cầu khách quan của
lịch sử trong việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam.
1. Điều kiện đồng chí Nguyễn Ái Quốc ra đi tìm đường cứu nước.
a. Cuộc khủng hoảng về đường lối cách mạng cuối thế kỷ XIX, đầu
thế kỷ XX ở Việt Nam là tiền đề thúc đẩy đồng chí Nguyễn Ái quốc ra đi tìm
đường cứu nước, tìm đến với học thuyết Mác-Lê nin.
- Vào những năm 20 của thế kỷ XX, cuộc khủng hoảng về đường lối cách
mạng ở nước ta đã diễn ra sâu sắc. Thực chất, đó là cuộc khủng hoảng về vai
trò lãnh đạo của một giai cấp tiên tiến đối với xã hội Việt nam (vì giai cấp cơng
nhân VN đang trong quá trình hình thành và phát triển, chưa có lý luận tiên
phong dẫn đường, chưa tổ chức ra chính Đảng của mình).
-> Do đó, cuộc khủng hoảng chỉ được giải quyết khi giai cấp công nhân
VN đã trưởng thành và được vũ trang bằng lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin.
Nói cách khác: Cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước ở VN đương
thời thực chất là cuộc khủng hoảng về lý luận cách mạng đúng đắn.
Cho nên, cần tìm ra một học thuyết mới, học thuyết cách mạng, khoa học
của thời đại để thoát khỏi sự bế tắc về đường lối giải phóng dân tộc. Đó là yêu
cầu cấp bách của cách mạng VN và là tiền đề thúc đẩy đồng chí Nguyễn Ái
Quốc ra đi tìm đường cứu nước.
- Với tư duy vượt tầm của các nhà yêu nước đương thời, Người xác
định: phải tìm một con đường cứu nước khác, phải đi ra nước ngoài nhưng theo
một hướng khác, đoạn tuyệt hẳn với con đương mà những nhà yêu nước đương
thời đã đi, (mặc dù người rất khâm phục trí khí của các nhà yêu nước tiền bối)
-> Bằng trí tuệ mẫn cảm, Người đã tổng kết các phong trào yêu nước VN
đương thời, chỉ ra nguyên nhân của sự thất bại và bế tắc về đường lối cứu nước:
* Cụ Phan Bội Châu: tinh thần chống Pháp sôi nổi nhưng lại muốn dựa
vào Nhật để đuổi Pháp chẳng khác gì “đưa Hổ cửa trước rước Beo cửa sau”.

2



* Cụ Phan Chu Trinh: Muốn xóa bỏ chế độ vua quan phong kiến,
nhưng lại muốn dựa vào sự giúp đỡ của Pháp để “canh tân đất nước”, chẳng
khác gì “xin giặc rũ lịng thương”.
* Cụ Hồng Hoa Thám: Có thực tế hơn, biết dựa vào nông dân và trực
tiếp đánh Pháp bằng chiến tranh du kích, nhằm củng cố chế độ phong kiến
đương thời. Nên cho đến khi kết thúc phong trào vẫn khơng có được đường lối
rõ rệt và đúng đắn, vẫn nằm trong khuôn khổ của “cốt cách phong kiến”.
=> Chính vì vậy, Người đã quyết định đi ra nước ngồi và đi về phương
Tây để tìm tòi, khám phá chân lý: “Xem nước Pháp và các nước khác họ sống
thế nào ? làm ăn ra sao ? để rồi trở về giúp đồng bào chúng ta”
(Trần Dân Tiên, Những mẫu truyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch,
Nxb. Văn học, H.1969, tr.11)
Mặc dù là con đường chưa được định hình, chưa nhìn thấy mục tiêu cụ thể
và không biết sẽ phải trãi qua những bước thăng trầm như thế nào ? Tất cả đều
chưa hình dung được trước, mà phải do thực tế đặt ra và từng bước giải quyết.
b. Hồn cảnh gia đình và truyền thống cách mạng kiên cường của
quê hương đã tác động đến Người từ khi còn nhỏ.
* Người xuất thân trong một gia đình nhà nho nghèo, yêu nước, nguồn
gốc là nông dân lao động. Lớn lên từ quê hương Nghệ An – một trong những cái
nôi lớn của phong trào yêu nước đương thời, nên Người sớm nhận thức và rất
đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào.
* Những cuộc đàm luận tại nhà Cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc thân sinh
của Người và tại nhà cụ cử nhân Vương Thúc Quý thầy học của Bác, ngày càng
vun đắp trong Người tinh thần yêu nước, thương nòi, đồng thời cũng đặt ra
những băn khoăn cho Người về con đường sắp tới sẽ đi, cách thức phải làm để
đạt được mục đích cứu nước, cứu nhà.

3



c. Quá trình ra đi tìm đường cứu nước là quá trình lao động, học tập,
nghiên cứu, đặc biệt là qua thực tiễn đấu tranh cách mạng ở nhiều lục địa
trên thế giới.
Đây là nguyên nhân quan trọng nhất giải thích tại sao Người nhanh
chóng tiếp cận chủ nghĩa Mác-Lê nin, trở thành người cộng sản đầu tiên của
VN. Bởi lẽ:
* Vì chủ nghĩa Mác-Lê nin là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân nhưng
được xây dựng và đúc kết từ thực tiễn phơng trào cơng nhân.
- Chính Mác – Ăngghen là những người sáng lập ra CNXH khoa học đã
sống cùng giai cấp công nhân, hoạt động trong phong trào cơng nhân, qua phân
tích chọn lọc những tri thức của loài người như: Triết học cổ điển Đức, Kinh tế
chính trị học Anh, CNXH khơng tưởng Pháp mà đúc kết thành hệ thống lý luận của
mình.
- Thắng lợi của cách mạng Tháng 10 Nga vĩ đại năm 1917, đã minh
chứng cho tính đúng đắn và sức mạnh vơ địch của chủ nghĩa Mác-Lênin. Thắng
lợi đó đã mở ra thời đại mới, thời đại quá độ lên CNXH và CNCS trên phạm vi
toàn thế giới. Đồng thời, thắng lợi đó cũng mở ra con đường giành thắng lợi cho
cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa và phụ thuộc.
-> Khẩu hiệu chiến đấu vang dội của Lê nin “vô sản tất cả các nước và
các dân tộc bị áp bức đồn kết lại” có sức hấp dẫn đối với toàn thể nhân loại
cần lao và tiến bộ.
* Quá trình đi tìm đường cứu nước của Người là q trình lao động để
sống, hịa mình với giai cấp công nhân và nhân dân lao động đủ các mầu da, để
tìm thấy con đường cách mạng đúng đắn nên dễ tiếp thu chủ nghĩa Mác-Lê nin.
- Trong vòng 10 năm (1911-1920), Người đã tận dụng mọi cơ hội để đi
nhiều nơi trên thế giới, từ đó xem xét, khảo nghiệm nhiều khía cạnh khác nhau
trong đời sống phức tạp, đa dạng của nhân loại.
- Người đã từng đặt chân lên nhiều nước Châu Âu, Châu Á, Châu Phi và

Mỹ La tinh, đặt biệt đã dừng chân khảo sát ở các nước đế quốc lớn như Mỹ,
4


Anh, Pháp. Ở đâu Người cũng chịu đựng mọi gian khổ, hịa mình vào cuộc sống
của những người lao động chân tay như: phụ bếp, làm vườn, vẽ thuê...
-> Người khơng đứng ngồi để quan sát và suy nghĩ mà hịa mình vào
cuộc sống lao khổ để cảm nhận nó như chính cuộc sống của bản thân mình.
Chính q trình hoạt động thực tiễn phong phú và gắn với tư duy khoa
học đã đưa Người đến sự lựa chọn đúng đắn, tiếp cận với chân lý của thời đại.
* Chủ nghĩa yêu nước ở Người là chủ nghĩa yêu nước chân chính gắn
với chủ nghĩa quốc tế vơ sản cao cả, khác với chủ nghĩa yêu nước ở NêRu, XuCác-Nô, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh.
- Người xuất thân trong một gia đinh nhà nho, nhưng không bị ràng
buộc bởi tư tưởng “trung quân” như một số nhà nho đương thời. Tư tưởng yêu
nước của Người thấm nhuần những giá trị dân tộc và nhân bản của đạo lý Việt
Nam, gắn với dân và lấy dân làm mục tiêu hàng đầu, làm chuẩn mực cao nhất
cho mọi giá trị tinh thần.
- Chủ nghĩa yêu nước ở Người vừa kế thừa tinh hoa của chủ nghĩa yêu
nước truyền thống, vừa bao hàm tư duy mới phù hợp với yêu cầu giải phóng dân
tộc và xu thế thời đại.
-> Bằng những chuyến đi, những khảo nghiệm ở các Châu lục, Chủ nghĩa
yêu nước ở Người có những chuyển biến mới. Sự đồng cảm với đồng bào mình, đã
được nâng thành sự đồng cảm với nhân lao động, với các dân tộc bị áp bức. Điều
đó, càng giục giã Người quyết tâm tìm con đường giải phóng nhân dân mà Người
đã từng nung nấu, ấp ủ từ ngày rời Tổ quốc ra đi tìm đường cứu nước.
2. Những kết luận quan trọng, minh chứng Người đã đến với chủ
nghĩa Mác – Lê nin và trở thành người cộng sản đầu tiên của Việt Nam.
Từ tháng 6/1911 đến tháng 12/1920 là quá trình từng bước chuyển biến
về lập trường, quan điểm của Người từ giác ngộ dân tộc đến giác ngộ giai cấp,
từ chủ nghĩa yêu nước chân chính đến với chủ nghĩa Mác – Lê nin

a. Những sự kiện quan trọng trên thế giới tác động đến Người.
5


* Chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914-1918), đã phơi bầy tận gốc
bản chất dã man, tàn bạo, thối nát của CNTB.
* Cách mạng Tháng 10 Nga thành công năm 1917, mở ra thời đại mới,
biến học thuyết Mác – Lê nin thành hiện thực sinh động, thắng lợi trong thực tiễn.
* Quốc tế cộng sản (Quốc tế III), thành lập tháng 3/1919, xu thế thành
lập các Đảng Cộng sản đã xuất hiện ở nhiều nước.
b. Những kết luận quan trọng của Người
* Từ 1911-1916: Ở đâu CNTB cũng tàn ác, vô nhân đạo. Ở đâu giai cấp
công nhân và nhân dân lao động cũng bị áp bức, bóc lột dã man. Bởi vậy,
CNTB, CNĐQ ở đâu cũng là kẻ thù của giai cấp công nhân, nhân dân lao động;
giai cấp công nhân, nhân dân lao động ở đâu cũng là bạn.
-> Đây là kết luận có tính chất nền tảng đầu tiên, có ý nghĩa quan trọng
bởi vì:
- Đặt cơ sở cho quan niệm đúng đắn về bạn thù, phải đứng trên quan
điểm giai cấp: Khác với quan điểm của Phan Bội Châu cho rằng, Nhật là bạn
của VN vì “đồng Châu, đồng văn, đồng chủng”
- Sớm hình thành tư tưởng đoàn kết quốc tế, đoàn kết với các dân tộc bị
áp bức (cuộc đấu tranh cách mạng ở VN không đơn độc)
- Đặt cơ sở cho quan điểm đúng về chủ nghĩa yêu nước chân chính gắn
với chủ nghĩa quốc tế vô sản:
+ Yêu dân, thương dân, đau nổi đau của dân, của nước
+ Đồng cảm với nổi đau của giai cấp công nhân và nhân dân lao động
các nước
+ Cơ sở để xây dựng tinh thần đồn kết chiến đấu giữa cách mạng chính
quốc và cách mạng thuộc địa.
=> Kết luận chỉ ra: nhận thức của Người đã sát với luận điểm của chủ

nghĩa Mác – Lê nin về giai cấp và đấu tranh giai cấp, tuy Người chưa được đọc
những tác phẩm lý luận của chủ nghĩa Mác – Lê nin (nhưng có sự tương đồng)
6


* Từ 1917-1919: Những lời tuyên bố tự do, dân chủ của bọn đế quốc chỉ
là luận điệu giả dối, muốn có tự do, độc lập thực sự, các dân tộc bị áp bức phải
trông cậy vào lực lượng của chính mình, người VN phải tự giải phóng lấy mình.
-> Đầu năm 1919, Người ra nhập Đảng XH Pháp để có điều kiện gần gủi
hiểu biết cụ thể và thơng cảm sâu sắc với những người bị áp bức, bóc lột đã từng sát
cánh đấu tranh với giai cấp CN và nhân dân lao động, với các dân tộc thuộc địa...
- Ngày 18/6/1919, Người thay mặt Hội những người yêu nước VN, gửi
tới Hội nghị Véc - xây (các nước ĐQ thắng trận trong Thế chiến I họp bàn phân
chia quyền lợi) bản yêu sách của nhân dân VN, đòi chính phủ Pháp thừa nhận
các quyền tự do, dân chủ và quyền bình đẳng của dân tộc VN nhưng khơng được
Hội nghị thừa nhận.
-> Với bản yêu sách gồm 8 điểm đó, Người đã gây được tiếng vang lớn
khơng những trong dư luận XH nước Pháp mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ về trong
nước, tạo nên một bước chuyển mới trong phong trào giải phóng dân tộc.
=> Ý nghĩa của kết luận này:
+ Vạch trần sự giả dối, tàn bạo của CNĐQ, nêu lên tinh thần chủ động
của nhân dân thuộc địa.
+ Khẳng định con đường cứu nước của hai cụ Phan Bội Châu, Phan Chu
Trinh dựa vào ĐQ, thực dân là sai lầm. Phê phán tư tưởng sô vanh: coi trọng
cách mạng chính quốc, coi nhẹ cách mạng thuộc đia (Quốc tế II)
* Năm 1920: Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc khơng có con
đường nào khác, con đường cách mạng vơ sản. Chỉ có CNXH, CNCS mới giải
phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi
ách nô lệ. Trong thời đại ngày nay, giai cấp CN là giai cấp duy nhất có sứ mệnh
lịch sử lãnh đạo cách mạng đi đến thắng lợi cuối cùng.

-> Đây là kết luận được Người rút ra sau khi đọc Luận cương về vấn đề dân
tộc và thuộc địa của Lê nin trên báo Nhân đạo (tháng 7/1920), tạo ra bước chuyển
biến căn bản trong nhận thức của Người và tháng 12/1920, Người tham giai sáng
lập Đảng Cộng sản Pháp (nhân sự kiện Đại hội Đảng xã hội Pháp xảy ra cuộc đấu
7


tranh gay gắt giữa hai phái theo Quốc tế III hay khơng ? Ai theo Quốc tế III thì
đứng ra thành lập Đảng Cộng sản Pháp. Người đã bỏ phiếu tán thành theo quốc tế
III – Quốc tế của Lê nin), trở thành người cộng sản đầu tiên của VN.
=> Ý nghĩa của kết luận này:
+ Bác là người VN đầu tiên tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn gắn
ĐLDT với CNXH. Bác cũng là người Châu Á đầu tiên vượt tầm tư tưởng dân
chủ tư sản để đến với chủ nghĩa Mác – Lê nin
+ Người nhận thức rõ vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp CN VN
+ Bác là người mở đường để đưa chủ nghĩa Mác – Lê nin vào VN, tạo
bước ngoặt lịch sử của dân tộc.
3. Nguyên nhân đồng chí Nguyễn Ái Quốc sớm tìm đến với chủ nghĩa
Mác – Lê nin

(có 3 nguyên nhân)

* Đồng chí Nguyễn Ái Quốc là người có lịng u nước nồng nàn, đi từ
chủ nghĩa u nước chân chính đến với chủ nghĩa Mác – Lê nin (Theo lời Bác:
yêu nước trên quan điểm với giai cấp CN)
* Đồng chí Nguyễn Ái Quốc đã trải qua một q trình khổ cơng rèn
luyện, học tập, lao động trong phong trào CN và phong trào giải phóng dân tộc.
* Kết hợp giữa yếu tố thời đại với thiên tài trí tuệ của mình, Người đã cùng
vượt qua tư tưởng dân chủ tư sản đương thời để đến với chủ nghĩa Mác – Lê nin.
II. Q trình đồng chí Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác –

Lê nin vào Việt Nam.
* Sau khi tìm được con đường cứu nước đúng đắn cho dân tộc. Người
đã xúc tiến hoạt động lý luận và thực tiễn nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê
nin vào VN.
* Việc truyền bá của Người diễn ra liên tục từ năm 1921 đến năm 1930,
khi Đảng Cộng sản VN ra đời, đánh dấu sự chiến thắng bước đầu của tư tưởng
CSCN trong lịch sử tư tưởng nước ta.
8


* Sự truyền bá tư tưởng chủ nghĩa Mác – Lê nin của Người không phải
là một hiện tượng nhất thời, tự phát mà là một q trình khơng liên tục, đi từ
thấp đến cao, có chủ định.
-> Có thể phân chia q trình đó thành ba thời kỳ ứng với mỗi giai đoạn
hoạt động của Người ở từng địa bàn khác nhau:
- Thời kỳ 1920 – 1923 hoạt động ở Pari
- Thời kỳ 1923 - 1924 hoạt động ở Matxcơva
- Thời kỳ 1924 – 1930 hoạt động ở Quảng Châu và Thái Lan
Ở mỗi thời kỳ tùy vào điều kiện lịch sử cụ thể mà Người sử dụng các phương
pháp truyền bá khác nhau. Giữa các thời kỳ có mối liên hệ mật thiết với nhau; thời
kỳ sau là kết quả của thời kỳ trước. Chúng ta lần lượt nghiên cứu các thời kỳ:
1. Thời kỳ 1920-1923.
Đây là thời kỳ Người hoạt động ở Pari - thủ đô nước Pháp, là thời kỳ đầu
của quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin, đó là thời kỳ tiếp tục phát triển
những tư tưởng yêu nước, bắt gặp ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lê nin và
những hoạt động tích cực truyền bá tư tưởng của chủ nghĩa Mác – Lê nin.
a. Mốc khởi đầu cho quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin vào VN:
là Người viết bài “Đơng Dương” đăng trên Tạp chí cộng sản số 14 (4/1921) và
số 15 (5/1921).
Trong các bài viết đó, lần đầu tiên Người đã trình bày những điều kiện

thuận lợi của Châu Á nói chung và Đơng Dương nói riêng cho việc truyền bá tư
tưởng XHCN.
-> Khi phân tích những điều kiện CT-XH và những điều kiện lịch sử của
Châu Á và Đông Dương. Người khẳng định: “Sự tàn bạo của CNTB đã chuẩn
bị đất rồi. CNXH chỉ cịn phải làm cái việc gieo hạt giống của cơng cuộc giải
phóng mà thơi”
(HCM, Tồn tập, tập 1, Nxb. CTQG, H.1995, tr.28)
b. Trên nền tảng đó Người đã tiến hành vận động những người cộng
sản Pháp và những người yêu nước của các dân tộc thuộc địa sống ở Pari
9


ủng hộ phương hương hoạt động của mình như: M. Ca Sanh, Va Yang Cu
Tuyri ê (những người sáng lập ra Đảng Cộng sản Pháp), Sa Rốt (người cộng sản
quê ở Máctirich thuộc Châu Mỹ Latinh), đã tạo điều kiện cho Người hoạt động
theo hướng đó.
-> Hoạt động của Người được triển khai theo hai hướng chính là: Sử
dụng các phương tiện sẳn có của các tổ chức chính trị cánh tả Pháp và tạo ra
những phương tiện, những tổ chức chính trị mới của các dân tộc bị nơ dịch.
* Ở hướng đầu: Người đã chính thức đặt vấn đề đó một cách cơng khai
tại Đại hội I Đảng Cộng sản Pháp họp ở Mác – xây.
Trong dự thảo báo cáo của tiểu ban Đông Dương trong Ban nghiên cứu
thộc địa của Đảng cộng sản Pháp, Người viết:
“Công tác tuyên truyền cách mạng và chống quân phiệt cần được tiến
hành dưới sự lãnh đạo và đôn đốc của Đảng, trong tất cả các nước thuộc địa và
các nước gọi là bảo hộ.
Công tác tuyên truyền này thực hiện:
- Bằng các báo chí xuất bản ở Pháp
- Bằng diễn đàn các Đại hội Đảng của chúng ta và khi cần bằng diễn
đàn các Nghị viện

- Bằng các buổi nói chuyện
- Bằng mọi phương thức thích hợp với đối tượng, với trình độ giáo dục
và văn minh của người bản xứ ở thuộc địa”
(HCM, Toàn tập, tập 1, Nxb. CTQG, H.1995, tr.440-441).
-> Như vậy, trong dự thảo đó Người đã chỉ ra một cách rõ ràng những
phương thức sử dụng để tuyên truyền cách mạng và xác định một cách dứt
khoát việc tuyên truyền đó phải phù hợp với đối tượng, với trình độ học vấn và
văn minh của quần chúng thuộc địa.
Theo tinh thần đó, Người tiếp tục duy trì mối quan hệ đã có từ trước với
báo chí cánh tả Pháp, đặc biệt là những tờ báo, tạp chí có lập trường dứt khốt
theo đường lối của Quốc tế III và đoạn tuyệt với những tờ báo đã chuyển sang
lập trường chính trị khác.
10


* Ở hướng thứ 2: Người đã tìm ra một phương pháp riêng cho mình là
xây dựng một tổ chức chính trị làm nền tảng và sử dụng những hình thức khác
để tuyên truyền tư tưởng cách mạng.
- Ngày 20/7/1921, Người cùng các chiến sĩ chống thực dân thuộc nhiều
nước khác nhau đang sống ở Pari lập ra Hội liên hiệp thuộc địa, cử ra BCH và
xây dựng chương trình, điều lệ của Hội.
+ Hội liên hiệp thuộc địa là hình thức liên minh của các dân tộc bị áp
bức, được lập ra tại trung tâm của chính nước ĐQ đang thống trị họ.
-> Lúc đầu có 120 hội viên, sau tăng lên 300. Hội viên của Hội là những
người dân thuộc địa đang sinh sống trên đất Pháp từ Bắc Phi, Tây Phi, Đông Dương
đến Mác - ti - rích, Guy - am; đại diện cho hầu hết các dân tộc, các sắc tộc bị thực
dân Pháp thống trị trên ba đại lục lớn là Châu Á, Châu Phi và Châu Mỹ - La tinh.
+ Hội liên hiệp thuộc địa xuất bản tờ báo “Người cùng khổ”- là cơ quan
ngơn luận của mình. Người là người sáng lập, chủ nhiệm kiêm chủ bút và giải
quyết các công việc hàng ngày của tờ báo.

-> Người viết nhiều bài, gồm nhiều thể loại khác nhau, toàn bộ các bài
báo của Người là Bản án chế độ thực dân Pháp và là nguyện vọng giành độc
lập, tự do cho nhân dân VN và nhân dân các thuộc địa.
Lời văn của Người rất giản dị, trong sáng và đầy tính chiến đấu, chĩa mũi
nhọn vào bè lũ ĐQ, thực dân trên mọi lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, XH.
Dưới ngịi bút của Người bộ mặt giả nhân, giả nghĩa của thực dân Pháp bị bóc trần,
cái mà chúng gọi là “khai hóa văn minh” thực chất là sự “khai hóa giết người”.
+ Báo “Người cùng khổ”đã được giai cấp CN và nhân dân lao động ở
Pháp ủng hộ và cổ vũ nhiệt tình: trong suốt 4 năm, tờ báo đã xuất bản được 38
số và được bí mật chuyển về Đơng Dương, VN và các thuộc địa khác của Pháp.
-> Vai trị của tờ báo: Nhờ có tờ báo này mà nhiều người đã thấy rõ hơn
tội ác của thực dân Pháp và bước đầu hiểu được cách mạng Tháng 10 Nga, biết
đến Lê nin và Quốc tế III. Đặc biệt, tờ báo lần đầu tiên đã đóng vai trị quan
trọng trong việc tuyên truyền, tổ chức và phát động phong trào giải phóng dân
11


tộc ở Đông Dương và các nước thuộc địa của Pháp đi theo quan điểm của chủ
nghĩa Mác – Lê nin.
+ Báo “Người cùng khổ” xuất bản bằng tiếng Pháp nên mức độ ảnh
hưởng của nó đối với người VN không lớn lắm. Nên đầu năm 1923, Người đã
vận động Hội những người VN yêu nước ra báo “VN hồn” bằng tiếng mẹ đẻ.
-> Để phổ biến sâu rộng trong cộng đồng người VN tại Pháp và gửi về
nước nhằm thức tỉnh, giáo dục đồng bào trong nước, nhưng rồi do yêu cầu công
tác Người đi Liên Xô nên dự định đó khơng thực hiện được.
- Ngồi báo chí, Người cịn sử dụng các hình thức khác như diễn thuyết,
viết kịch để truyền bá tư tưởng cách mạng của mình
+ Những hoạt động này của Người thường tập trung ở câu lạc bộ ngoại ô
Phô-bua do Lê - ô - Pơn - dét một trí thức tiến bộ tổ chức và lãnh đạo.
-> Tại câu lạc bộ này, vào chiều chủ nhất ngày 11/6/1922 vở kịch “Con

Rồng tre”, hài kịch 3 màn của Người lần đầu tiên được công diễn.
Tuy những hình thức truyền bá này khơng đến được với đồng bào trong
nước, nhưng cũng tác động mạnh mẽ đến một bộ phận Việt kiều sống tại Pháp,
hướng cho họ nghĩ về đất nước và thôi thúc họ hành động cách mạng.
=> Nghiên cứu những tác phẩm của Người thời kỳ ở Pari (đến tháng
6/1923), chúng ta thấy Người hướng địn đả kích mạnh mẽ và sắc bén nhất
vào hai kẻ thù chủ yếu của cách mạng là thực dân Pháp và bọn tay sai các
loại, qua đó mà thức tỉnh dân tộc.
Hay nói chính xác hơn, cụ thể hơn, nội dung chủ yếu xuyên suốt trong
những tác phẩm của Người thời kỳ này là thức tỉnh dân tộc vùng dậy đấu tranh,
nội dung cụ thể:
+ Vạch trần bản chất xâm lược xấu sa của thực dân Pháp ở Đông Dương
-> Người viết: “CNĐQ Pháp đã vào Đông Dương từ nửa thế kỷ nay. Vì lợi
ích của nó, nó đã dùng lưỡi lê để chinh phục chúng tơi. Từ đó, chúng tơi khơng chỉ
bị áp bức và bóc lột một cách nhục nhã, mà còn bị hành hạ và đầu độc một cách
thê thảm... nhà tù nhiều hơn trường học và lúc nào cũng chật ních...”
(HCM, Tồn tập, tập 1, Nxb. CTQG, H.1995, tr.22)
12


+ Đã kích bọn tay sai vua quan bù nhìn mà đại diện là triều đình Nhà
Nguyễn thối nát.
-> Tháng 6/1922, vua Khải Định sang Pháp, Người lên án Khải Định
trên lập trường giai cấp vô sản. Người đã viết vở kịch “Con Rồng tre” và một
loạt bài cho dân chúng Pari hiểu đây đủ bộ mặt của một tên vua bù nhìn, phản
dân hại nước, một tên vua có mn vàn thói xấu, lố bịch và ngu dốt.
Tóm lại:
Thời kỳ hoạt động của Người ở Pari, tuy không dài nhưng là thời kỳ rất
quan trọng đối với cách mạng nước ta. Người đã dồn sức lực và trí tuệ khai mở
con đường đưa tư tưởng cách mạng theo quan điểm chủ nghĩa Mác – Lê nin về

nước mà trọng tâm là thức tỉnh tinh thần cách mạng của nhân dân.
2. Thời kỳ 1923-1924.
Thời kỳ phác thảo những nét lớn về chiến lược của cách mạng VN. Đây
là thời kỳ Người hoạt động ở Mat xco va.
a. Ở Matxcova (Liên xô): là trung tâm của phong trào cách mạng thế
giới, nơi đóng trụ sở của QTCS, Bộ Tổng tham mưu của những người cộng sản
thế giới và có khối lượng thông tin đồ sộ, đã tạo điều kiện cho hoạt động cách
mạng của Người nhiều thuận lợi.
-> Các mối quan hệ giao tiếp của Người được mở rộng, tăng cường cả về
số lượng và chất lượng. Tại đây Người có thể trò chuyện, trao đổi kinh nghiệm
với những lãnh tụ nổi tiếng trong phong trào cộng sản và CN quốc tế, với các
chiến sĩ chống ĐQ thực dân trên thế giới và được học tập, nghiên cứu nhiều về
những nguyên lý cơ bản của CNCS, tạo điều kiện cho người hồn thiện thế giới
quan Macxit, trên cơ sở đó Người triển khai kế hoạch hoạt động tuyên truyền
với nhiều hình thức phong phú hơn.
* Thời kỳ này trong truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin, Người đã sử
dụng nhiều phương tiện thông tin khác nhau:
- Về phương tiện báo chí: Người tiếp tục duy trì quan hệ với báo chí
cánh tả Pháp, từ tháng 9/1923 đã xuất hiện bài viết của Người trên các báo
13


L’Humanite (Nhân đạo) và La Vieouvriere (Báo của QTCS). Người cịn là
phóng viên thường trú của báo “Người cùng khổ” tại Mát xcova.
Ngồi ra, Người cịn đặt quan hệ với những ấn phẩm định kỳ của QTCS
như: Tạp chí Thư tín Quốc tế bằng các thư tiếng Pháp, Anh, Đức; của quốc tế
Nơng dân như: Tạp chí Quốc tế Nơng dân; với báo của Đảng Cộng sản Liên Xô
như tờ Sự Thật, Người cơng nhân Ba Cu...
- Ngồi báo chí: Người bắt đầu sử dụng các phương tiện thông tin mới
trước đó chưa có như: truyền đơn, sách, diễn đàn.

+ Từ những tài liệu sưu tầm, tập hợp từ nhiều năm. Người đã hoàn thành
việc biên soạn cuốn “Bản án chế độ thực dân Pháp” bằng tiếng Pháp gửi về in
tại Pháp năm 1925.
-> Tác phẩm tố cáo tội ác của thực dân Pháp ở thuộc địa, vạch trần thủ
đoạn bóc lột tàn nhẫn, man rợ của thực dân Pháp đối với các nước thuộc địa.
+ Người cùng một số sinh viên Trung Quốc viết cuốn “Trung Quốc và
sinh viên TQ” được nhà xuất bản Matxcova xuất bản năm 1924. Người còn viết
cuốn “chủng tộc da đen” được ấn hành trong thời gian này.
-> Nội dung 2 cuốn sách đó tập trung lên án chế độ sấu xa, tàn ác của
CNĐQ và tình trạng đau khổ của các nước thuộc địa (tiếc rằng hai cuốn sách
này đã bị thất lạc)
- Người tham dự các Hội Nghị Quốc tế lớn như: tháng 10/1923, dự Đại
hội I Quốc tế nông dân -> Đại hội bầu Người vào BCH Quốc tế nông dân và
BCH cử Người làm ủy viên Đoàn chủ tịch.
Năm 1924, Người dự các Đại hội của Thanh niên, Phụ nữ quốc tế, Công
hội đỏ và Đại hội V Quốc tế CS (6-7/1924)
-> Tại các ĐH đó, Người đã nói lên tiếng nói của nhân dân thuộc địa,
bảo vệ những luận điểm đúng đắn của Lê nin về vấn đề dân tộc và thuốc địa,
tuyên truyền những tư tưởng cách mạng của mình trên lập trường Macxit.
Những lời phát biểu của Người đã để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng các
đại biểu, đặc biệt là các đại biểu đến từ các nước thuộc địa và phụ thuộc ở Châu
Á, Châu Phi, Châu Mỹ - La tinh.
14


=> Nghiên cứu những tác phẩm, những bài viết và những lời phát biểu
của Người thời kỳ này ta thấy:
+ Người tiếp tục tố cáo tội ác của CNTD nói chung và thực dân Pháp nói
riêng đối với nhân dân các thuộc đia và đối với VN. Nhưng ở Matxcova vấn đề được
tập trung lại trong các tác phẩm lớn, mức độ tố cáo tập trung hơn, toàn diện hơn.

+ Người cũng bắt đầu nêu ra những vấn đề mới mẻ, những nét lớn thuộc
về chiến lược của cách mạng VN như:
. Người đã hướng cuộc đấu tranh giải phóng của dân tộc ta tới QTCS,
tới cách mạng tháng 10 Nga.
Giới thiệu cho nhân dân ta về QTCS, một tổ chức chính trị



quốc tế (Quốc tế III), kiên quyết bênh vực quyền lợi của các dân tộc thuộc địa
Với Lê nin, người sáng lập và lãnh đạo của QTCS, người đứng



đầu Nhà nước công nông đầu tiên trên thế giới. Người đã giành những tình cảm tơn
kính “Khi cịn sống, Người là người cha, thầy học và cố vấn của chúng ta. Ngày
nay, Người là ngôi sao sáng dẫn đường cho chúng ta đi tới cuộc cách mạng xã hội”
(HCM, Toàn tập, tập I, Nxb. CTQG, H.1995, tr.237)


Về nước Nga Xô Viết, Nhà nước XHCN đầu tiên trên thế

giới: Dưới sự lãnh đạo của Đảng Bơn sê vích, đứng đầu là Lê nin, giai cấp công
nhân và nhân dân lao động Nga tiến hành cuộc cách mạng VS thắng lợi và đang
xây dựng một XH mới, một XH khơng có áp bức, bóc lột, một XH mà nhân loại
mơ ước từ lâu.
. Người đã đặt cuộc cách mạng giải phóng của các dân tộc thuộc địa
trong quĩ đạo cách mạng VS, coi đó là một bộ phận khơng thể tách khỏi của quá
trình cách mạng VS thế giới.
Người nêu ra luận điểm: “CNTB là con đĩa có một cái vịi bám vào giai
cấp VS ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp VS ở các thuộc địa.

Nếu người ta muốn giết con vật ấy, phải đồng thời cắt cả hai vòi, nếu người ta

15


chỉ cắt một vịi thơi, thì cái vịi kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp VS, con vật
ấy vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra”
(HCM, Toàn tập, tập 1, Nxb. CTQG, H.1995, tr.298)
-> Như vậy, rõ ràng người đào huyệt chôn CNTB khơng chỉ là giai cấp
VS ở chính quốc mà cả giai cấp VS ở các thuộc địa. Luận điểm nổi tiếng đó của
Người bao hàm hình ảnh khẩu hiệu chiến lược của QTCS “VS tất cả các nước
và các dân tộc bị áp bức đoàn kết lại”
. Người khẳng định vai trò lãnh đạo cách mạng của giai cấp CN
-> “Trong thời đại ngày nay, giai cấp CN là giai cấp độc nhất và duy nhất
có sứ mệnh lịch sử là lãnh đạo cách mạng đi đến thắng lợi cuối cùng”
. Từ thực tiễn lịch sử đất nước và những nước cùng cảnh ngộ, Người còn
phát hiện ra vai trị cách mạng to lớn của giai cấp nơng dân trong cơng cuộc
giải phóng dân tộc.
-> Người chỉ ra rằng: Ở những nước giai cấp nông dân chiến đa số trong
dân cư “nếu chỉ riêng lực lượng của mình thì nơng dân khơng bao giờ có thể
trút được gánh nặng đang đè nén họ...không thể chiếm được bộ máy Nhà nước
và giữ được bộ máy đó”
Từ đó Người kết luận: Để thực hiện được khẩu hiệu “Tất cả ruộng đất
về tay nông dân” một mơ ước ngàn đời của họ, nông dân nhất thiết phải tự
nguyện đi với giai cấp CN và kết thành một khối. Chỉ bằng cách đó nông dân
mới phát huy được đầy đủ sức mạnh về số lượng của mình và trong cuộc cách
mạng ấy cơng nhân và nông dân là động lực của cách mạng. Đó chính là tư
tưởng liên minh cơng nơng trong cách mạng giải phóng dân tộc.
Tóm lại:
- Thời kỳ ở Matxcova, những tư tưởng cách mạng của Người thuộc về

những vấn đề chiến lược, sách lược quan trọng của cuộc cách mạng giải phóng
dân tộc: xác định mục tiêu, phương hướng là cách mạng VS và theo con đường
cách mạng tháng 10 Nga; về giai cấp lãnh đao; đoàn kết quốc tế; đối tượng cách
16


mạng; lực lượng đại đoàn kết toàn dân tộc; vấn đề liên minh giữa giai cấp CN
với giai cấp nông dân... về cơ bản đã được hình thành.
- Những tư tưởng đó là kết quả của những năm tháng miệt mài học tập,
nghiên cứu sách báo Macxit, đối chiếu, so sánh với những kiến thức thu nhận
được và thực tế Người đã trãi qua từ các thuộc địa.
- Những tác phẩm của Người ở thời kỳ này, bằng các con đường khác
nhau đã đến được với nhân dân VN, tạo ra một xung lực mới, một chất men mới
kích thích phong trào yêu nước khởi sắc trên phạm vi cả nước.
3. Thời kỳ 1924-1930.
Thời kỳ này Người hoạt động ở hai địa bàn là Quảng Châu và Đông Bắc
Xiêm. Đây là thời kỳ hoạt động tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê nin vào
VN và xây dựng thành công các tổ chức cách mạng, chuẩn bị cho sự ra đời của
Đảng Cộng sản VN.
a. Thời gian hoạt động ở Quảng Châu.
* Ngày 11/11/1924, Người về Quảng Châu (TQ) với cương vị là ủy viên
Bộ Phương Đông trực tiếp phụ trách Cục Phương Nam của QTCS.
-> Người từ Liên Xơ về Quảng Châu có nhiệm vụ xây dựng phong trào
cách mạng ở ĐNA, chịu trách nhiệm trước Quốc tế nông dân về phong trào
nông dân. Đối với VN, Người tích cực đẩy mạnh hơn nữa việc chuẩn bị mọi
điều kiện để tiến tới thành lập chính Đảng của giai cấp cơng nhân VN.
* Những hoạt động chính của Người:
- Người xây dựng tổ chức cách mạng tuần tự theo từng bước.
+ Từ tiếp xúc, tìm hiểu những người yêu nước VN đang hoạt động ở MN
TQ do Phan Bội Châu bàn giao danh sách 14 đồng chí thân cận, Người huấn

luyện và lựa chọn những thanh niên tích cực, được thử thách qua huấn luyện và
công tác lập ra nhóm bí mật tức “Cộng sản đồn” tháng 2/1925.
17


+ Từ những hạt nhân đó, tháng 6/1925 Người lập ra “Hội VN cách mạng
thanh niên” và đặt nó trong mối liên hệ với phong trào cách mạng thế giới, mà
trước hết là phong trào cách mạng ở các nước ĐNA, tức thành lập Hội Liên hiệp
các dân tộc bị áp bức.
-> Ngày 9/7/1925, nhờ hoạt động tích cực của Người, Hội Liên hiệp các
dân tộc bị áp bức ở Á Đông ra đời, do Liêu Trọng Khải lãnh tụ phái tả Quốc dân
Đảng TQ làm Hội trưởng. Tổ chức này có sự tham gia của các nhà cách mạng
TQ, Triều Tiên, Inđơnêxia, VN, Ấn Độ. Mỗi nước có một phân bộ. Phân bộ VN
do Người lãnh đạo và Lê Hồng Sơn giữ con dấu của phân bộ VN.
Chú ý: Định hướng nghiên cứu.
Vì sao năm 1925, Người khơng thành lập Đảng Cộng sản ngay mà lại
thành lập “Hội VN cách mạng thanh niên”, một tổ chức quần chúng mang tính
q độ ? (có 3 lý do)
Một là, ĐCS ra đời theo qui luật chứ không phải theo ý muốn chủ quan.
Người đã nắm vững qui luật chung về sự ra đời của các ĐCS là chủ nghĩa Mác –
Lê nin kết hợp với phong trào CN. Ở VN lúc này chưa đủ điều kiện chín muồi
cho sự kết hợp đó (phong trào CN cịn non yếu, chủ nghĩa Mác – Lê nin chưa
thấm sâu vào quần chúng, nhất là phong trào CN), nên Người phải tổ chức ra tổ
chức trung gian q độ, vừa tầm thích hợp, thơng qua đó làm cầu nối để truyền
bá chủ nghĩa Mác – Lê nin vào VN.
Hai là, từ kinh nghiệm lịch sử của các nhà kinh điển Mác – Lê nin:
+ Mác – Ăng ghen tham gia tổ chức đồng minh của những người chính
nghĩa, sau đó cải tổ tổ chức này thành tổ chức Đồng minh những người Cộng sản.
+ Ở Nga Plê - Kha - nốp truyền bá chủ nghĩa Mác vào nước Nga, thành
lập “Hội giải phóng lao động” (tiếc rằng sau đó ơng ta phản bội), Lê nin thực

hiện sự kết hợp lý luận cách mạng tiên phong với phong trào CN Nga thành lập
Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga.
Ba là, Người suy nghĩ nhiều là làm sao một ĐCS ra đời trong điều kiện
một nước thuộc địa nữa phong kiến, Đảng đó phải là Đảng của giai cấp công
18


nhân, tránh được nguy cơ thối hóa, biến chất thành Đảng nông dân hoặc Đảng
tiểu TS xa rời thực tiễn, xa vào cơ hội cải lương.
Nên Đảng muốn ra đời được phải có sự chuẩn bị chín muồi về chính trị,
tư tưởng và tổ chức chứ khơng thể nóng vội chủ quan.
- Thông qua tổ chức “Hội VN cách mạng thanh niên” truyền bá chủ
nghĩa Mác – Lê nin vào VN
+ Tạo ra các phương tiện tuyên truyền:
-> Sử dụng báo chí: chủ yếu là “Báo thanh niên” của Hội VN cách
mạng thanh niên, xuất bản bằng tiếng Việt, ngoài ra cịn có báo “Cơng nơng”,
“Lính cách mệnh” phát hành sau năm 1927.
-> Ngồi báo chí cịn có sách do Người chỉ đạo Tổng bộ Hội VN cách
mạng thanh niên xuất bản như: sách về CNXH, CNCS, chủ nghĩa Tam dân của
Tôn Trung Sơn. Đặc biệt, là cuốn “Đường cách mệnh” – xuất bản năm 1927, từ
những bài giảng của Người tại lớp huấn luyện của Hội VN cách mạng thanh
niên in thành sách.
+ Tổ chức đường dây liên lạc với trong nước và QTCS
-> Đường bộ: Quảng Châu – Lạng Sơn
Quảng Châu – Thái Lan – Sài Gòn
-> Đường biển: Quảng Châu – Hải Phòng – Sài Gòn
Sách đã theo Nguyễn Công Thu về Lạng Sơn và theo Nguyễn Lương Bằng
về Hải Phịng, rồi sau đó được in ấn, chép tay truyền đi khắp mọi miền đât nước.
+ Lực lượng tuyên truyền đã phát triển rộng khắp bằng chính hàng trăm
thanh niên trong tổ chức Hội VN cách mạng thanh niên đưa chủ nghĩa Mác – Lê

nin về nước.
-> Đây là phương tiện tuyên truyền sống rất hiệu quả, tiêu biểu là cách
đồng chí: Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn, Nguyễn Lương Bằng, Lê Hồng Phong...
+ Nội dung tuyên truyền về chủ nghĩa Mác – Lê nin giai đoạn này.
-> Giải quyết khái niệm về cách mạng: theo quan điểm của Người có 3
khái niệm cách mạng (Bức thư gửi Nguyễn Thượng Hiền)
. Kiểu cách mạng tiến hóa luận
19


. Kiểu cách mạng cải lương (cải cách)
. Cách mạng theo kiểu cách mạng tháng 10 Nga
Trong đó, Người khẳng định chỉ theo kiểu cách mạng tháng 10 Nga mới
là triệt để.
-> Phương hướng đi lên CNCS: trước hết phải làm cách mạng dân tộc
giải phóng
-> Về lực lượng cách mạng: lấy cơng nơng làm gốc, từ đó mở rộng ra lực
lượng toàn dân tộc: Đây là tư tưởng tiến bộ hơn hẳn Phan Bội Châu, Phan Chu
Trinh, đặt nền móng cho việc xây dựng liên minh cơng nơng và Mặt trận dân tộc
thống nhất sau này.
-> Về phương pháp cách mạng: chia làm 3 giai đoạn
. Giai đoạn 1: tổ chức
. Giai đoạn 2: tuyên truyền cổ động, phát động đấu tranh CT-KT.
. Giai đoạn 3: khởi nghĩa.
-> Về Đảng cách mạng: cách mạng muốn thành cơng phải có Đảng lãnh
đạo. Đảng đó là Đảng kiểu mới, bên trong tổ chức quần chúng, bên ngồi liên lạc với
vơ sản thế giới, Đảng phải lấy chủ nghĩa làm cốt – chủ nghĩa đó chính là chủ nghĩa
Lê nin (Đây là tư tưởng mới mà ở hai chặng trước đó Người chưa đề cập đến)
=> Những tư tưởng cơ bản của Người đã đặt nền móng cho sự hình
thành đường lối chiến lược và sách lược của Đảng ta sau này và những tư

tưởng trên đã có tác dụng to lớn đối với phong trào cách mạng trong nước,
chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho Đảng ra đời.
Tuy nhiên, Tại Quảng Châu TQ tháng 4/1927 đã xãy ra sự kiện Tưởng
Giới Thạch phản bội, bất ngờ tấn công Đảng Cộng sản TQ, thủ tiêu những thành
quả đã giành được trong những năm 1925-1927. Trong cuộc phản kích đó, bọn
phản cách mạng khơng chỉ khủng bố ĐCS TQ mà cả những nhà cách mạng VN
đang hoạt động ở đó. Các cơ sở hoạt động và huấn luyện của những người yêu
nước VN bị giải tán

20


-> Sự biến đó đã làm cho những nhà cách mạng VN khơng cịn những điều
kiện thuận lợi để tiếp tục hoạt động như trước nữa, đặt ra yêu cầu phải có một mảnh
đất mới, một cơ sở mới để tiếp tục đưa phong trào cách mạng tiếp tục phát triển.
b. Vùng Đông Bắc Xiêm – Sự tiếp nối giai đoạn Quảng Châu bị ngắt
quãng.
* Từ khá sớm Người đã nghĩ đến mãnh đất Xiêm, nhưng tại sao phải là
Xiêm chứ không phải là một nơi nào khác ? Bởi vì (có 3 lý do)
- Ở đó có nhiều Việt kiều sinh sống (trên 3 vạn người), họ sống quần tụ
thành làng xóm
- Họ có tinh thần yêu nước, đặc biệt chịu ảnh hưởng của tổ chức cách
mạng do Người lập ra
-> Từ năm 1925, chính Người đã cử Hồ Tùng Mậu sang gây cơ sở ở đây.
Hồ Tùng Mậu cùng với Đặng Thúc Hứa đã tổ chức chi bộ thanh niên đầu tiên ở
Phì - Chịt và xây dựng những trạm giao liên đóng vai trị như những trạm trung
chuyển giữa Quảng Châu và trong nước.
Từ những chi bộ đầu tiên đó, Việt kiều yêu nước tiếp tục tổ chức nhiều
chi bộ ở một số nơi khác. Những chi bộ này trực thuộc Tổng bộ đóng ở Quảng
Châu, khơng qua các cấp trung gian khác.

- Mặt khác, việc Người lựa chọn về Xiêm hoạt động đã được QTCS chấp
thuận và tạo điều kiện thuận lợi bằng việc hợp thức hóa vai trị của Người trong QTCS
thích hợp với những công việc đang cần tiếp tục xúc tiến của Người lúc bấy giờ.
-> Tháng 5/1927, Người rời TQ đi Vla - đi - vô - xtoc rồi xuyên Xibia về
Matxcova, ở đó cơng tác một thời gian, sau đó Người qua Béc - lin và mãi đến
mùa Thu 1928 mới đến Xiêm hoạt động với bí danh là Thầu Chín.
* Nội dung hoạt động của Người ở Xiêm về cơ bản giống ở Quảng Châu
– là tiếp nối những công việc đang còn dang dở
- Người tiếp tục mở các lớp huấn luyện ngắn ngày, đào tạo những chiến
sĩ tuyên truyền và tổ chức để đưa họ về nước hoạt động.
21


- Người đổi tên báo “Đồng Thanh” vừa ra được 2 số thành tờ “Thân
Ái”, số 1 của tờ báo ra ngày 1/10/1928.
- Người viết một số tác phẩm như: Kịch Đề Thám, Bài ca Trần Hưng
Đạo và đặc biệt dịch một số tác phẩm của các nhà kinh điển như: Nhân loại tiến
hóa lịch sử; Chủ nghĩa Cộng sản A, B ,C; Tuyên ngôn của ĐCS; Ba lê công
xã...Rất nhiều chiến sĩ cộng sản hoạt động cùng thời với Người đều nhắc đến
những cuốn sách Người đã dịch, nhưng đáng tiếc cho đến nay vẫn chưa tìm thấy
những tác phẩm đó.
- Người lập ra các HTX và mở những lớp học cho con em Việt kiều tại
những cụm dân cư người Việt sinh sống.
-> Những việc làm đó dù mang tính chất thể nghiệm, nhưng vẫn thể hiện
đậm nét hoài bão của Người về một xã hội tương lai khi cách mạng thành công.

KẾT LUẬN
Như vậy, bằng hoạt động tích cực của Người, chủ nghĩa Mác – Lê nin đã
từng bước được truyền bá sâu rộng vào VN, đã thổi bùng ngọn lữa đấu tranh
cách mạng VN. Đặc biệt, vào những năm 1928-1929, từ phong trào “Vơ sản

hóa” của Hội VN cách mạng thanh niên đã làm cho phong trào cách mạng cả
nước dấy lên mạnh mẽ, góp phần tích cực xúc tiến việc kết hợp chủ nghĩa Mác –
Lê nin với phong trào CN và phong trào yêu nước, để tiến tới thành lập Đảng
Cộng sản VN vào đầu năm 1930.
Trao đổi
* Vai trị đồng chí Nguyễn Ái Quốc trong việc thành lập Đảng Cộng
sản VN năm 1930 ?
- Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước đúng đắn, con đường cách
mạng vô sản ?
- Nguyễn Ái Quốc chuẩn bị về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho việc
thành lập Đảng ?
22


23



×