Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

ĐỀ CƯƠNG NGUYỄN ÁI QUỐC VỚI SỰ TRUYỀN BÁ CHỦ NGHĨA MÁC LÊNIN VÀO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (166.46 KB, 28 trang )

ĐỀ CƯƠNG
NGUYỄN ÁI QUỐC VÀ SỰ TRUYỀN BÁ CHỦ NGHĨA MÁC- LÊNIN VÀO VIỆT
NAM

Câu 1(2đ): Quê hương của Nguyễn Ái Quốc - vùng đất Nghệ An có ảnh
hưởng như thế nào đến con người nơi đây, đến lịch sử dân tộc?
Bài làm
1. Giới thiệu về Nghệ An
- Nam Đàn- Nghệ An, mảnh đất này được nhắc đến trong nhiều bài văn, bài
thơ. Là nơi sản sinh ra những anh hùng, nhân kiệt và chính là quê hương của
chủ tịch Hồ Chí Minh.
- Nghệ An nằm ở vị trí trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, cách thủ đô Hà Nội
300km về phía Nam. Diện tích tự nhiên của tỉnh là 1.648.729 ha, trong đó
miền núi chiếm ¾ S, phần lớn diện tích đồi núi tập trung ở phía Tây của tỉnh.
Địa hình của tỉnh bị chia cắt bởi hệ thống sông ngòi dày đặc và những dãy
núi xen kẽ.
- Nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa mang tính chuyển tiếp của khí
hậu miền Bắc và miền Nam. Do địa hình phân bố phức tạp nên khí hậu ở đây
cũng phân dị theo tiểu vùng và mùa vụ.
2. Nghệ An có ảnh hưởng đến con người nơi đây, lịch sử dân tộc.
- Thiên nhiên khắc nghiệt đã tạo nên nhân cách con người xứ nghệ cần cù và
sáng tạo, kiên trung và nghĩa hiệp, cầu thị và học giỏi. Trên mảnh đất này
“thời nào cũng có danh nhân, vùng nào cũng có nhiều bậc anh hùng tài cao
chí lớn” đã làm rạng danh quê hương đất nước.
- Rất nhiều người con ưu tú của Nghệ An đã trở thành những ngôi sao sáng
trong công cuộc cứu nước vĩ đại đó như Phan Bội Châu, Trần Tấn, Đặng Như
Mai, Đặng Nguyên Cẩn, Lê Hồng Sơn, Lê Hồng Phong, Nguyễn Thị Minh Khai...
và tiêu biểu nhất là Hồ Chí Minh- Anh hùng giải phóng dân tộc, nhà văn hóa
lớn của Việt Nam.

1




Trong lịch sử, Nghệ An đã từng là đất tiến của người Việt trong quá trình mở
nước, là tiền đồn, lại có lúc là hậu phương, là căn cứ cho nhiều cuộc chiến
tranh giữ nước.
- Từ TK VIII trong thời kì Bắc thuộc, nhân dân xứ Nghệ đã khởi nghĩa chống
lại nhà Đường, tôn Mai Thúc Loan làm hoàng đế.
- Thời nhà Trần (TK XIII- XIV), xứ Nghệ là hậu cứ quan trọng, đóng góp nhiều
sức người sức của cho ba lần chiến thắng giặc Nguyên- Mông ở phương Bắc
và là tiền đồn ngăn chặn giặc phương Nam, mở mang bờ cõi.
- Trong kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Nghệ An là hậu phương
quan trọng, trực tiếp chi viện cho chiến trường Lào và các chiến trường quan
trọng trong cả nước.
 Như vậy, Nghệ An không chỉ có ảnh hưởng lớn đến con người nơi đây mà
còn ảnh hưởng đến lịch sử dân tộc.
Câu 2 (2đ): Nguyễn Tất Thành đã có ý định đi ra nước ngoài vào thời
điểm nào? Mục đích của ý định đi ra nước ngoài là gì? Hãy nhận xét
nhận thức “tìm đường” của Nguyễn Tất Thành lúc này.
Bài làm
1. Về ý định ra nước ngoài của NTT, Người đã trả lời phỏng vấn cảu phóng
viên tạp chí Ngọn lửa nhỏ rằng: “Vào chạc 13 tuổi...”. Người thiếu niên ấy đã
sớm hiểu biết và rất đau xót trước cảnh thống khổ của đồng bào. Người
khâm phục các cụ Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám, Phan Châu Trinh và
Phan Bội Châu nhưng không hoàn toàn tán thành cách làm của một người
nào. Chính vì vậy, Người muốn tìm một con đường cứu nước mới để giải
phóng dân tộc.
2. Mục đích
- Xuất phát từ lòng yêu nước, hoàn cảnh lịch sử, truyền thống quê hương, gia
đình, việc NTT có ý định ra nước ngoài với mục đích là:
+ Người muốn mở rộng tầm nhìn và sự quan sát ra thế giới rộng lớn bên

ngoài và là một nước phương tây cụ thể đang thống trị nước mình. Người
nói: “Vào chạc 13 tuổi lần đầu tiên tôi được nghe những từ ngữ tiếng Pháp:
tự do, bình đẳng, bác ái- đối với chúng tôi lúc ấy, mọi người da trắng được
2


coi là người Pháp- thế là tôi muốn làm quen với văn minh Pháp, tìm xem
những gì ẩn giấu đằng sau những từ ấy”. Sở dĩ Người nói “tìm xem những gì
ẩn giấu đằng sau những từ ấy” là vì trong nhận thức của Người lúc này đang
có sự tương phản giữa truyền thống tự do, bình đẳng, bác ái cùng nền văn
minh của chính quốc mà Người được nghe với sự tàn bạo của CNTD mà
Người tận mắt chứng kiến. Đó cũng là điều mà Người nhận thấy phải khám
phá, phải nhận biết và để khám phá được, để nhận biết được thì phải đi sang
nước họ.
+ Người sang các nước phương Tây văn minh để xem xét, học hỏi con đường
giải phóng dân tộc, nhân dân. Để từ đó áp dụng vào VN tìm một con đường
cứu nước đúng đắn, phù hợp với hoàn cảnh lịch sử cụ thể trong nước, tiến tới
giải phóng dân tộc, giải phóng nhân dân khỏi ách thống trị thực dân, mang
lại cuộc sống hạnh phúc cho toàn thể nhân dân.
3. Nhận xét nhận thức “tìm đường” của NTT
- Có thể thấy nhận thức tìm đường của NTT thời kì này mang tư tưởng vô
cùng tiến bộ. Người đã vượt xa khỏi tầm ảnh hưởng của các trào lưu tư
tưởng nội tại trong nước để hướng cái nhìn của mình tới một chân trời rộng
mở hơn. Và cũng chính từ đây, ý chí quyết tâm tìm ra con đường cứu nước
cùng với lòng yêu nước nồng nàn đã giúp Người vượt qua mọi khó khăn, gian
khổ trong suốt hành trình của mình để đem đến ánh sáng độc lập cho dân tộc
VN.
- Một thế kỉ đã trôi qua nhưng sự kiện NTT ra đi tìm đường cứu nước, cứu
dân vẫn còn nguyên ý nghĩa lịch sử và ý nghĩa thời đại. Ngày nay trong hành
trình hội nhập cùng nhân loại đi đến tương lai, chúng ta càng tin tưởng và

kiên trì phấn đấu trên con đường Chủ tịch HCM vĩ đại đã chỉ ra, quyết tâm
đưa ngọn cờ của Người đến đích thắng lợi.
Câu 3 (2đ) Những ngày sống trên đất Mỹ năm 1912, chứng kiến cuộc
sống của những người da đen ở khu Harlem, về những vụ “hành hình
kiểu Luynsơ” của đảng 3K, NTT đã bày tỏ thái độ và có những hành
động gì sau đó?
Bài làm
- Thời gian sống và làm việc trên đất Mỹ, nhất là khu vực Harlem, đã để lại
cho người nhiều ấn tượng sâu sắc về sự thống khổ của người da đen Mỹ, đặc
3


biệt là “hành hình kiểu Luynsơ” và những hành động đầy tội ác của Đảng 3K.
Sau này (năm 1924) các ấn tượng đó đã được thể hiện lại trong những bài
báo cáo của người như “Hành hình kiểu Luynsơ, một phương diện ít người
biết đến của nền văn minh Mỹ” và “Đảng Ku-Klux- Klan”.
- Những bài báo đó có giá trị đặc biệt tố cáo mạnh mẽ tệ phân biệt chủng tộc
dã man, đồng thời cũng biểu lộ sử cảm thông với người da đen, “là giống
người bị áp bức và bóc lột nặng nề nhất trong giống người”. Từ sự cảm thông
đó, Người đã tỏ thái độ căm giận bọn người áp bức thống trị, và rồi sự căm
giận đã được thể hiện bằng hành động cụ thể, Theo báo “Caribbe” (tập IX, số
1) của Mỹ, Nguyễn Tất Thành đã dự đều đặn các cuộc họp của tổ chức UNITHội tin tưởng cải thiện người da đen của thế giới và đã hào hiệp góp tiền
hưởng ứng lời kêu gọi về tài chính của hội.
- Trong một cuộc mít-tinh do những người da đen tổ chức, “HCM đã dốc hết
tiền trong túi để ủng hộ cuộc đấu tranh chính nghĩa của họ”. Người luôn tỏ
thái độ ủng hộ nhiệt tình và chân thành các cuộc đấu tranh chính nghĩa của
những người Mĩ da đen và luôn quan tâm đến phong trào đấu tranh của
nhiều dân tộc khác, từ đó đã góp phần vào “cuộc chiến đấu cho người Mĩ, đặc
biệt là người Mĩ da đen”.
- Cũng trong thời gian này, Người có điều kiện tìm hiểu về lịch sử- xã hội Mĩ,

tìm hiểu các cuộc cách mạng Mĩ thế kỉ XVIII, nghiên cứu truyền thống văn
hóa Mĩ, đặc biệt là tìm hiểu Tuyên ngôn độc lập năm 1776 của nước Mĩ do
TH.Jefferson khởi thảo. Đối chiếu với thực tế cuộc sống không có tự do của
nhân dân lao động, Người đã hiểu được rõ hơn bản chất của chế độ xã hội Mĩ.
- Ngoài ra Người còn viết một số bài lên án chủ nghĩa phân biệt chủng tộc và
tham luận tại phiên họp thứ 25 Đại hội V của Quốc tế cộng sản. Đặc biệt
trong tác phẩm nổi tiếng “Bản án chế độ thực dân Pháp” (1925) NAQ đã
nhiều lần lên án gay gắt sự dã man của chủ nghĩa phân biệt chủn tộc và tội ác
man rợ của bọn 3K.
 Chính trong giai đoạn này, Người đã có một cái nhìn thiện cảm với cách
mạng Mĩ, nhân dân Mĩ. Vì thế sau này, Người luôn chú ý tìm cách mở ra con
đường ngoại giao nhân dân nhằm tranh thủ sự ủng hộ của ĐCS Mĩ, của nhân
dân Mĩ đối với VN trong quá trình thực hiện cuộc kháng chiến cứu nước.

4


Câu 4(2đ) Vì sao Nguyễn Ái Quốc gia nhập Đảng Xã hội Pháp? Sự kiện
Nguyễn Ái Quốc thay mặt Hội Những người yêu nước Việt Nam tại
Pháp gửi Bản yêu sách gồm tám điểm đến Hội nghị Vécxây
(Versailles) có ý nghĩa lịch sử như thế nào?
Bài làm
1. NAQ ra nhập Đảng Xã hội Pháp vì:
- Đảng Xã hội Pháp là tổ chức duy nhất ở Pháp bênh vực các nước thuộc địa,
là tổ chức duy nhất theo đuổi lí tưởng cao quý của Đại cách mạng Pháp: Tự
do- Bình đẳng- Bác ái.
- Hơn nữa khi tham gia Đảng Xã hội Pháp, NAQ có dịp gần gũi và hoạt động
với các nhà hoạt động chính trị và văn hóa nổi tiếng của Pháp như Mácsen,
Casanh, Lêông Bơlum, Giăng Lôngghê... để từ đó học hỏi kinh nghiệm và tìm
hướng đi cho phong trào cách mạng Việt Nam.

2. Ngày 18/6/1919 Nguyễn Ái Quốc thay mặt Hội Những người yêu nước
Việt Nam tại Pháp gửi Bản yêu sách của nhân dân An Nam gồm tám điểm
đến Hội nghị Vécxây (Versailles) với ND như sau:
1. Tổng ân xá cho tất cả những người bản xứ bị án tù chính trị;
2. Cải cách nền pháp lý ở Đông Dương bằng cách cho người bản xứ cũng
được quyền hưởng những đảm bảo về mặt pháp luật như người Âu châu; xóa
bỏ hoàn toàn các toà án đặc biệt dùng làm công cụ để khủng bố và áp bức bộ
phận trung thực nhất trong nhân dân An Nam;
3. Tự do báo chí và tự do ngôn luận;
4. Tự do lập hội và hội họp;
5. Tự do cư trú ở nước ngoài và tự do xuất dương;
6. Tự do học tập, thành lập các trường kỹ thuật và chuyên nghiệp ở tất cả
các tỉnh cho người bản xứ;
7. Thay chế độ ra các sắc lệnh bằng chế độ ra các đạo luật;
8. Đoàn đại biểu thường trực của người bản xứ, do người bản xứ bầu ra, tại
Nghị viện Pháp để giúp cho Nghị viện biết được những nguyện vọng của
người bản xứ.
5


- Ý nghĩa của Bản yêu sách:
+ Với bản yêu sách đó, NAQ đã gây tiếng vang lớn không chỉ trong dư luận xã
hội nước Pháp mà còn dội mạnh về nước, tạo nên một bước chuyển mới
trong phong trào giải phóng dân tộc. Người Pháp coi đó như một quả bom
làm chấn động dư luận nước Pháp. Còn người Việt Nam coi đó như tiếng sấm
mùa xuân xua tan đi màn sương mù đang vây bọc, tạo nên những bước
chuyển biến quan trọng về nhận thức trong phong trào GPDT.
+ Còn đối với thực dân Pháp thì sự kiện này như quả bom chính trị, một đòn
giáng vào mưu đồ xâm lược của chúng khiến chúng đi từ kinh ngạc đến lồng
lộn hò hét và cuối cùng ra lệnh điều tra tung tích NAQ và lập cơ quan chuyên

trách theo dõi những hoạt động cách mạng của NAQ và Việt Kiều yêu nước để
áp dụng các biện pháp ngăn chặn.
Câu 5 (2đ): Sự kiện nào đánh dấu bước chuyển biến cơ bản nhận thức
con đường cứu nước giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc? Sự kiện
nào đánh dấu bước chuyển biến về chất trong nhận thức tư tưởng và
lập trường chính trị của Nguyễn Ái Quốc?
Bài làm
1. Sự kiện đánh dấu bước chuyển cơ bản nhận thức con đường cứu nước giải
phóng dân tộc của NAQ là:
- Tháng 7/1920 NAQ đọc bản “Sơ thảo lần thứ nhất luận cương về các vấn đề
dân tộc và thuộc địa” của Lênin đăng trên báo nhân đạo đánh dấu việc Người
đã đến với chủ nghĩa Mác-Lênin
- Luận cương giải đáp cho NAQ những băn khoăn về con đường giành độc
lập, tự do cho dân tộc, và trả lời câu hỏi ai là người lãnh đạo, lực lượng tham
gia và mối quan hệ giữa cách mạng giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa
với cách mạng vô sản ở chính quốc... Luận cương đã ảnh hưởng rất lớn đến
sự hình thành thế giới quan cộng sản của NAQ.
2. Sự kiện đánh dấu bước chuyển biến quyết định nhảy vọt về chất trong
nhận thức tư tưởng và lập trường của NAQ:
- Sự kiện NAQ bỏ phiếu tán thành Quốc tế cộng sản và tham gia thành lập
ĐCS Pháp tháng 12/1920.

6


- Đây là một mốc lịch sử quan trọng trong hành trình đi tìm đường cứu nước
của Người, đánh dấu bước chuyển biến quyết định, nhảy vọt, thay đổi về chất
trong nhận thức tư tưởng và lập trường chính trị của Người- từ một nhà yêu
nước chân chính đã trở thành một chiến sĩ cộng sản.
- Đồng thời, sự kiện đó cũng đánh dấu một bước ngoặt lịch sử vĩ đại của cách

mạng Việt Nam, mở đầu quá trình kết hợp đấu tranh giai cấp với đấu tranh
dân tộc, độc lập đân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, tinh thần yêu nước chân
chính với chủ nghĩa quốc tế vô sản. Từ đây cách mạng VN đã bắt đầu đi vào
quỹ đạo của cách mạng vô sản. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con đường cách
mạng độc lập dân tộc gắn liền với CNXH bắt đầu hình thành.
Câu 6 (3đ): Cuộc đời của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc có ảnh hưởng
như thế nào đối với sự hình thành nhân cách và chí hướng cách mạng
của Nguyễn Tất Thành?
Bài làm
I. Cuộc đời NSS
- Ông NSS(1862- 1929) người làng Sen (nay thuộc xã Kim Liên, huyện Nam
Đàn, Tỉnh Nghệ An); con ông Nguyễn Sinh Nhậm và bà Hà Thị Hy.
Cuộc đời của ông được chia làm ba chặng:
1. Từ nhỏ đến khi đỗ Phó Bảng (1863- 1901). Có thể chia làm hai giai đoạn:
a. Giai đoạn Kim Liên
- Đến năm 15 tuổi NSS mồ côi cả cha lẫn mẹ, ở với anh, phải chịu nhiều vất
vả, thiệt thòi. Có tài, có chí, thông minh, hiếu học mà không được học, bước
đầu cảm thấy ít nhiều bất công trong xã hội, hình thành quyết chí học tập,
vươn lên mong thoát khỏi khổ.
b. Giai đoạn Hoàng Trù
- Đến năm 38 tuổi nhờ giúp đỡ của gia đình cụ Hoàng Xuân Đường, của
người vợ hiền tần tảo, nhờ có chí cao, nghị lực mạnh, kiên trì theo đuổi học
hành, thi cử, cuối cùng đã đạt được chí hướng, đỗ phó bảng năm 1901.
 Nét quán xuyến toàn bộ thời kì này của của ông là tinh thần khổ học, là ý
chí theo đuổi việc học đến cùng.
7


2. Từ khi đỗ đạt đến khi bị biếm truất (1901- 1910)
- Trong 5 năm dạy học tại quê nhà NSS có điều kiện đi sâu vào cuộc sống của

nhân dân, giao du tiếp xúc với nhiều sĩ phu yêu nước (Phan Bội Châu, Vương
Thúc Qúy).
- Năm 1906, sau đoạn tang mẹ vợ, NSS vào Huế nhận chức Thừa biện Bộ lễ,
có điều kiện va chạm trực tiếp với quan trường thực dân... Lúc này ông mới
thực hiểu nhân tình thế thái, hiểu sự thối nát của quan trường, hiểu cả những
khó khăn phức tạp và sự bế tắc của sự nghiệp cứu mước.
 Nét nổi bật trong tư tưởng NSS thời kì này là tư tưởng thương dân, một
nội dung cơ bản tiến bộ của tư tưởng yêu nước, nhưng ở ông nó mới được
bộc lộ ở những khía cạnh cụ thể, gần gũi, thiết thực: đồng cảm với nỗi khổ
của dân, cưu mang giúp đỡ dân nghèo.
3. Từ khi bị mất chức cho đến cuối đời (1910- 1929)
- Việc ông huyện “lạm quyền” thả những người bị bắt giam trong phong trào
chống thuế, xử phạt nghiêm khắc bọn tổng lý hà lạm, ức hiếp nhân dân, thái
độ trễ nải trong việc quan, bỏ qua hoặc xử hòa các vụ kiện tụng, hay bỏ huyện
đường đi chơi... là những biểu hiện chống đối theo kiểu riêng của ông, phản
ánh tâm trạng bi quan, chán nản thất vọng trước thời cuộc của một con
người yêu nước thương dân nhưng ý thức được sự yếu đuối và bất lực của
mình.
- Sau khi bị cách chức, ông đi đần vào các tỉnh phía Nam: Phan Thiết, Thủ
Dầu Một, Sài Gòn, Cao Lãnh... có lần tới cả Phnôm Pênh. Đây là một thời kì bế
tắc, đầy mâu thuẫn, nhiều lúc ông phẫn chí, say rượu, giả cuồng, cạo đầu, ăn
mặc lôi thôi. Nhưng đằng sau cái bề ngoài đi tu, giả điên, say rượu, mê tín...
ấy vẫn là một con người ham hoạt động, liên hệ, chắp nối. Thời gian này cụ
viết nhiều thư, trao đổi với nhiều người, tìm cách liên lạc với các cụ chính trị
bị lưu đày ở Phan Thiết, đã dự định tổ chức một cuộc vượt biên nhưng không
thành.
- Gần cuối đời, ông đến định cư tại làng Hội Hòa An, Sa Đéc. Tại đây ông lấy
họ Vương, hành nghề bốc thuốc cho dân địa phương. Ông tái hôn với một phụ
nữ, sinh ra ông Vương Chí Nghĩa và từ trần ngày 29/11/1929


8


II. Những ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách và chí hướng cách
mạng của NTT.
- Trước hết đó là tấm gương ý chí kiên cường, quyết tâm vượt qua mọi gian
khổ, khó khăn để đạt cho được mục tiêu. Ông nêu cao tấm gương hiếu học,
khổ học. Ý chí vươn lên đỉnh cao của kiến thức, nghị lực phi thường, quyết
tâm sắt đá của ông để đạt được mục tiêu, đã trở thành tấm gương sáng cho
con cái noi theo. Sau này ý chí cứu dân, cứu nước sôi sục, thường trực, thiết
tha không nhụt chí, không nản lòng của NAQ chính là sự kế tục ý chí của thân
phụ mình, có điều ở cường độ mãnh liệt hơn với mục tiêu cao hơn.
- Tấm gương ý chí gắn liền với tấm gương lao động. NSS từ khi còn nhỏ đã
phải lao động (chăn trâu, cắt cỏ,…). Đến khi về nhà cụ Đường NSS cũng vừa
làm vừa học. Đây là ảnh hưởng thứ hai từ NSS đến NTT, trở thành nghị lực
vượt mọi gian khổ khi NTT bôn ba tìm đường cứu nước. Nhờ tấm gương này
mà sau này NAQ có thể khảng khái giơ hai bàn tay ra nói vs bạn: “ chúng ta sẽ
làm bất cứ việc gì để sống và để đi”.
- NSS là một nhà nho cấp tiến, có nhân cách cao thượng. Ông xem thường
nghi lễ phong kiến, khuyên răn con cái chớ học đòi phong cách nhà quan, xem
quan lại chỉ là kẻ nô lệ nhất trong đám người nô lệ, khinh rẻ uy quyền, coi
trọng đạo đức, gìn giữ nếp sống trong sạch, giản dị, gần gũi nhân dân, yêu
thương học trò.
- Lòng yêu thương nhân dân (đồng cảm, cưu mang, giúp đỡ dân nghèo), sự
tỉnh táo trong cách nhìn thời cuộc của ông phó bảng NSS đã có ảnh hưởng
sâu sắc đến NSC. Thuyết “Nước là dân, yêu nước là yêu dân... lấy chủ chương
lấy dân làm hậu thuẫn cho tất cả các phong trào cải cách chính trị hay xã
hội” của cụ phó Bảng NSS đã thấm NTT từ lúc còn thơ, và khi đã “làm quen
với các tri thức mới của phương Tây thì NAQ càng thấy cái thuyết của cha
mình có giá trị, càng thấy cái quan niệm chính trị của mình là hợp với trào

lưu” tức là hợp với lí luận Mác- Lênin về vai trò quyết định của quần chúng
nhân dân trong lịch sử.
 Qủa thực “chỉ có nhân cách mới có thể tác động đến sự phát triển và quy
định ủa nhân cách, chỉ có tính cách ms có thể làm ra tính cách mà thôi”.
(Usinsky). Cụ phó bảng NSS thưc sự là 1 nhân cách lớn. Từ nhân cách đó đã
tỏa ra những luồng ảnh hưởng và NTT đã tiếp nhận nó để hình thành nên
nhân cách cao đẹp và chí hướng cách mạng đúng đắn cho mình. Như vậy, có
9


thể thấy ảnh hưởng của NSS đến NTT là một chủ nghĩa yêu nước thấm đượm
chủ nghĩa nhân văn.
Câu 7(3đ): Cuộc đời và nhân cách của bà HoàngThị Loan (1868-1901)
có ảnh hưởng như thế nào đối với sự hình thành nhân cách và chí
hướng cách mạng của Nguyễn Tất Thành?
Bài làm
1. Tiểu sử bà Hoàng Thị Loan
- Bà Hoàng Thị Loan (1868-1901), là con gái cụ Hoàng Xuân Đường, sinh ra
trong một gia đình nho học truyền thống lâu đời.
- Con người bà hội tụ đủ bốn đức tính của người phụ nữ truyền thống: công,
dung, ngôn, hạnh.
- Được sự động viên, ủng hộ của gia đình, bà Hoàng Thị Loan đã mạnh dạn
vượt lên những quan niệm cổ hủ của xã hội để đem lòng yêu thương và kết
duyên cùng cậu Nguyễn Sinh Sắc (1883).
- Năm 1895, ông Sắc đủ tiêu chuẩn vào làm giám sinh trong Quốc Tử Giám để
ôn luyện văn chương, chờ kì thi hội, bà đã gồng gánh theo chồng vào Huế để
nuôi chồng, nuôi con.
- Vì lao động quá sức, đời sống ngặt nghèo, thiếu thốn, sức khỏe suy giảm sau
khi sinh con trai út. Bà qua đời vào ngày 10/2/1901.
- Năm 1922, hài cốt của bà được cô Nguyễn Thị Thanh đưa về an táng tại

vườn nhà mình ở làng Sen Kim Liên. Năm 1942, cải táng tại núi Động Thanh
thuộc dãy núi Đại Huệ. Năm 1985, nhân dân và cq địa phương xd tại đây 1
khu lăng mộ cho bà.
2. Ảnh hưởng từ cuộc đời và nhân cách của bà Hoàng Thị Loan đến NTT.
- Nếu ảnh hưởng của ông NSS đối với các con là nền bác học với một nhân
cách yêu nước thương nòi mang đậm tính nhân văn thì ảnh hưởng từ người
mẹ là nền văn hóa dân gian mang đậm truyền thống dân tộc và những phẩm
chất của tầng lớp lao động bình dân in đậm trong tình mẫu tử.
Bà đã nêu một tấm gương trong sáng về nhân cách đạo đức cho con cái học
tập. Ở đâu bà cũng thể hiện một lối sống vui vẻ, vô tư, có nghĩa, có tình được
10


mọi người hết sức yêu mến và quý trọng. Với tấm lòng nhân hậu và mẫn cảm
của người mẹ, bà đã vun trồng, uốn nắn, dạy dỗ con cái học bài học đầu tiên
về cách sống, về đạo lý làm người.
- Sinh ra trong 1 gia đình Nho học, ít nhiều bà có học được chữ thánh hiền;
lớn lên ở 1 vùng quê giàu truyền thống yêu nước, bà sớm có vốn văn học dân
gian phong phú. Và thế, Bà Hoàng Thị Loan đã dành rất nhiều tâm sức để
truyền thụ cho con những hiểu biết ban đầu về thế giới tự nhiên và xã hội và
về cs. Bà dạy co biết yêu lao động, biết làm những việc phù hợp vs sức lực và
lứa tuổi một cách say mê, chịu khó, sáng tạo. Nhờ vậy đến năm 1901, sau khi
bà mất, Nguyễn Sinh Cung từ Huế trở về Hoàng Trù, mặc dù tuổi nhỏ đã đỡ
đần nhiều việc cho bà ngoại.

Tất cả những câu hỏi ngây thơ, ngộ nghĩnh của con đều được bà tìm cách trả
lời rõ ràng, cặn kẽ, dễ hiểu.
- Những lời ru, tiếng hát ngọt ngào, chan chứa tình cảm và giá trị nhân văn
sâu sắc của mẹ đã góp phần tạo nên tâm hồn rộng mở, tấm lòng nhân ái
mênh mông của NAQ.

lời ca tiếng hát đã nhen nhóm vào lòng con tình yêu quê hương, đất nước sâu
nặng phần nào hình thành ý chí quyết tâm làm nhiệp lớn vì dân trong tâm
hồn Nguyễn Sinh Cung. Để rồi khi lớn lên, cậu quyết tâm bôn ba khắp năm
châu bốn bể, ra đi tìm đường cứu nước chỉ với một chí tuệ lớn, một tâm hồn
trong sáng, cháy bỏng tình yêu quê hương, đất nước và hai bàn tay trắng:
“Ru con, con ngủ đi nào
Cù lao dưỡng dục biết bao cho cùng
Làm trai quyết chí anh hùng
Ra tay xây dựng vẫy vùng nước non”.
Tiếng ru à ơi của mẹ đã đưa cậu bé Cung vào giấc ngủ say nồng bằng những
lời chói ngời đạo lí:
“Con ơi, mẹ dặn câu này,
Chăm lo đèn sách cho tày áo cơm
11


Làm người đói sạch rách thơm
Công danh phủi nhẹ, nước non phải đền”.
- Bà đã nêu 1 tấm gương sáng về hân cách cho con cái học tập đó là trong
sinh hoạt hàng ngày, bà sống rất giản dị, tiết kiệm, sẵn sàng giúp đỡ mọi
người. Nếp sống giản dị, thanh tao đó của bà đã được phản ánh rõ ràng
trong cuộc đời NAQ.
- Bà HTL đã tập cho con những việc tốt và thực tế đã trở thành nếp sống quen
thuộc hàng ngày của cậu bé NSC.
=> đó chính là những đức tính quý báu được giáo dục từ đấng sinh thành
mẫu mực và hiền từ, gốp phần quan trọng hình thành nên nhân cách, ước
mơ, hoài bão của NTT. Sau này, trong quá trình bôn ba khắp các đại dương,
các châu lục để tìm tòi, khảo cứu con đường cứu nước gpdt, NTT đã tự mình
lao động, làm nhiều nghề khác nhau để kiếm sống, để học tập và đấu tranh
nhằm thực hiện ước mơ, hoài bão của mình.

Tuổi thơ của NTT như 1 tờ giấy trắng mà bà HTL là ng đã viết những dòng
đầu tiên, định hướng nhân cách, tỏa sáng tâm hồn, bồi đắp lòng bác ái, tình
nghĩa đồng bào. Ngay từ thuở ấu thơ, tấm gương của ng mẹ đã đi sâu vào
tâm khảm, tạo nên bản lĩnh tự lực cánh sinh mọi lúc, mọi nơi của NTT sau
này.
Câu 8(3đ): Trong bài viết Đông Dương số 14 (tháng 4-1921) và bài viết
Đông Dương số 15 (tháng 5-1921) của Nguyễn Ái Quốc cùng đăng trên
tạp chí La Revue Communiste, tác giả đã đưa ra quan điểm như thế
nào về tình hình cách mạng ở Đông Dương.
Bài làm
1. Bài Đông Dương số 14
- Phê bình 1số ĐCS ở các nước đế quốc không quan tâm đến CM ở các nước
thuộc địa Phê bình các ĐCS không nghiên cứu cụ thể về CM ở các nước thuộc
địa mà chỉ nghiên cứu tình hình giai cấp vô sản ở chính quốc. Người viết:
“Tuy rằng quốc tế cs đã làm cho vđ thuộc địa có được tầm quan trọng xứng
đáng với nó bằng cách coi nó là thuộc về những vđ thời sự khẩn trương nhất,
nhưng trong thực tiễn, các ban thuộc địa ở các cường quốc thực dân, cho đến
nay vẫn chưa quan tâm đến vđ này, thậm chí các ban này cũng chưa xem xét
12


vđ một cách nghiêm túc!” và còn “vđ tuyển mộ người thuộc địa lại được CNTB
và CNĐQ của chính quốc nghiên cứu ráo riết.”
- Chỉ ra các nước đế quốc áp bức , bóc lột rất nặng nề nhân dân Đông Dương
về cả vật chất và tinh thần trên cơ sở chính sách ngu dân: “sự thật là ng ĐD k
có 1 phương tiện hành động và học tập nào hết. báo chí, hội họp, lập hội, đi
lại đều bị cấm…Việc có những báo hoặc tạp chí mang tư tưởng tiến bộ một
chút hoặc có 1 tờ báo của gc CN là 1 tội nặng. Rượu cồn và thuốc phiện cùng
báo chí phản động của bọn cầm quyền bổ sung cho cái công cuộc ngu dân của
chính phủ. Máy chém và nhà tù làm nốt phần còn lại.”

- Tác giả khẳng định sự áp bức đó không thể làm tê liệt nhân dân Đông
Dương mà còn tạo ra mâu thuẫn, tạo điều kiện cho CM dễ dàng nổ ra.
“Sự đầu độc có hệ thống của bọn TB thực dân không thể làm tê liệt sự
sống,càng không thể làm tê liệt tư tưởng CM của người Đông Dương. Đằng
sau sự phục tùng tiêu cực người Đông Dương giấu một cái gì đó đang sôi
sục , đang gào thét và sẽ bùng nổ một cách ghê gớm khi thời cơ đến’’.
2. Bài Đông Dương số 15:
- Sau khi phân tích điều kiện lịch sử địa lý đã đặt ra vấn đề là CNCS có thể áp
dụng ở Châu Âu nói chung và Đông Dương nói riêng được không ? Tác giả
khẳng định là có và chỉ ra nhiệm vụ của những người cộng sản là phải truyền
bá CN Mác – Lênin về nước.
- Tác giả chỉ ra CMĐ D đang thiếu những đk cb để hoạt động đó là: tự do báo
chí, tự do du lịch, tự do hội họp, tự do dạy và học (bởi những điều này đều bị
những kẻ khai hóa thuộc địa ngăn cấm một cách dã man.)
- Tác giả đưa ra quan điểm vạch rõ mối quan hệ khăng khít giữa PTCMND
châu Á với PTCMVS ở chính quốc: “Ngày mà hằng trăm triệu nhân dân châu
Á bị tàn sát và áp bức thức tỉnh để gạt bỏ sự bóc lột đê tiện của bọn TD lòng
tham k đáy, họ sẽ hình thành 1 lực lượng khổng lồ, và trong khi thủ tiêu 1
trong những điều kiện tồn tại của CNTB là CNĐQ, họ có thể giúp những ng
anh em mình ở phương Tây trong niệm vụ gp hoàn toàn.” => luận điểm sáng
tạo nhất về PTCMDT thuộc địa.

13


Câu 9(3đ): Vì sao nói việc truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin của Nguyễn
Ái Quốc vào Việt Nam là một quá trình chứ không phải là một hiện
tượng nhất thời?
Bài làm
Từ khi bắt gặp CN Mác- Lenin, Nguyễn Ái Quốc đã hoạt động không biết mệt

mỏi, liên tục để truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin vào Việt Nam. Vì thế không
thể xem việc truyền bá tư tưởng cách mạng vô sản ở Việt Nam của NAQ như
một hiện tượng nhất thời, mà phải xem xét nó với tính cách là một quá trình.
Quá trình đó gồm 3 chặng, tương ứng với ba thời kì kế tiếp nhau: Pari,
Matxcơva- Quảng Châu, Xiêm.
- Thời kì ở Pari là chặng mở đầu với nội dung tuyên truyền, hoạt động là phải
thức tỉnh dân tộc. NAQ đã bóc trần bộ mặt thật của TD Pháp và bè lũ tay sai,
ca ngợi các anh hùng, các tấm gương yêu nước, đấu tranh vì độc lập dân tộc.
NAQ đã sử dụng báo chí làm công cụ tuyên truyền.
- Thời kì ở Liên Xô là chặng thứ hai trong quá trình hoạt động, truyền bá chủ
nghĩa Mác- Lênin của Người. Thời kì này Người đã hoàn thiện thế giới quan,
nhân sinh quan cách mạng, đặt mối quan hệ trực tiếp cho phong trào CMVN
với QTCS và ĐCS Liên Xô. Người đã phác họa những nét lớn về chiến lược đấu
tranh của nhân dân ta theo con đường cách mạng tháng Mười. Người đã viết
sách báo để tuyên truyền về nước.
- Thời kì TQ, Xiêm là chặng thứ 3, chặng cuối cùng trong quá trình truyền bá
tư tưởng CMVS về trong nước. Người không chỉ ra báo chí, viết sách mà còn
đào tạo đội ngũ những người tuyên truyền, thành lập một tổ chức cách mạng
vừa tầm nhằm đẩy manh hoạt động tuyên truyền. Vì thế thời kì này việc
truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin ko chỉ được thực hiện bởi một mình NAQ mà
còn bởi các học trò của Người đặt trong một tổ chức cách mạng do chính
Người tạo dựng- tổ chức Hội VN Cách mạng Thanh niên.
=> Mỗi chặng có những phương tiện, nội dung tuyên truyền CN Mác- Lênin
và yêu cầu mục đích khác nhau. Nhưng đặt trong một quá trình thì chặng
trước tạo tiền đề cho chặng sau, chặng sau là kết quả của chặng trước theo
một trình tự logic thức tỉnh- lựa chọn- hành động.

14



- Sự ra đời của ĐCS VN – 1 Đảng kiểu mới ở một nước thuộc địa nửa phong
kiến chính là kết quả của một quá trình chuẩn bị kĩ lưỡng về tư tưởng, lý
luận, tổ chức và hoạt động không mệt mỏi của NAQ, có ý nghĩa quyết định
thắng lợi của CM nước ta.
Câu 10(3đ): Vì sao có thể khẳng định chủ nghĩa Mác – Lênin đã chọc
thủng lưới sắt của thực dân Pháp truyền đến Việt Nam?
Bài làm
Việc truyền bá CN Mác – Lênin ở Việt Nam phải trải qua những trở lực lớn
lao mà trước hết là chính quyền thực dân Pháp.
- Ngay từ khi ra đời, CN Mác đã bị giai cấp tư sản thế giới coi là kẻ thù không
độ trời chung “ bóng ma lởn vởn trên Châu Âu”. Thực dân Pháp với đầy đủ
phương tiện, tòa án cảnh sát, nhà tù, quân đội để ngăn chặn chủ nghĩa Mác
truyền bá vào VN
- Chính quyền ở chính quốc và thuộc địa theo dõi rất sát sao hoạt động những
Việt kiều yêu nước – Trong đó có NAQ được coi là “phần tử nguy hiểm” để đối
phó.
- Đối với thuộc địa Đông Dương trong đó có Việt Nam chúng áp dụng hai đối
sách :
+ Một là chúng kiện toàn hệ thống bạo lực đồ sộ, quân đội cảnh sát, toàn án,
nhà tù, dập tắt những phong trào yêu nước, đặt CN cộng sản ra ngoài vòng
pháp luật, chúng đã tấn công vào những tổ chức cách mạng, yêu nước.
+ Hai là chúng thành lập “Mặt trận phòng thủ chung” của các quốc gia có
thuộc địa thành liên minh chống lại chủ nghĩa cộng sản đang lan rộng trên
thế giới, làm cho các cuộc thuộc địa trở thành các ốc đảo bị cô lập với thế giới
bên ngoài.
- Những chính sách của thực dân pháp trên thực tế đã gây nhiều khó khăn
cho việc truyền bá CN Mác – Lênin vào nước ta nhưng không thể ngăn được
sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa phong trào CN, phong trào yêu nước với CN
Mác – Lênin.
- Sự ra đời của ĐCS VN là minh chứng cho sự thất bại của TDP trong âm mưu

ngăn chặn CN Mác ở nước ta và cũng đồng thời khẳng định xu hướng phát
15


triển tất yếu của CM nước ta, là sự tìm kiếm , chọn lựa của NAQ và cũng là
của cả dân tộc không thế lực nào ngăn cản được.
Câu 11(5đ) Hoàn cảnh lịch sử thế giới , truyền thống dân tộc và hoàn
cảnh trong nước có tác động như thế nào đến NTT trước khi ra đi tìm
đường cứu nước năm 1911?
Bài làm
1 Hoàn cảnh lịch sử thế giới:
- Đến cuối thế kỷ thứ XIX, chủ nghĩa tư bản thế giới chuyển sang giai đoạn đế
quốc chủ nghĩa. Các nước đế quốc tranh giành nhau xâm chiếm thuộc địa và
đã căn bản hoàn thành việc phân chia thế giới, áp đặt ách thống trị thực dân
ở khắp các nước Á, Phi, Mỹ Latinh.
- Thế giới bị chia cắt làm hai: một khu vực gồm các nước tư bản, có nền công
nghiệp phát triển, thường được gọi là phương Tây,còn khu vực còn lại gồm
các nước thuộc địa và phụ thuộc , nền kinh tế còn lạc hậu , thường được gọi
là phương Đông.
=> Vấn đề đặt ra cho các nước thuộc địa và phụ thuộc làm thế nào để được
giải phóng. Thế giới hình thành mâu thuẫn mới: mẫu thuẫn giữa các dân tộc
thuộc địa với chủ nghĩa đế quốc, thực dân. Nó trở thành điều kiện khách quan
cho phép phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa gắn bó với phong trào
cách mạng quốc tê, đặc biệt là với phong trào cách mạng của giai cấp công
nhân ở các nước tư bản.
2. Truyền thống dân tộc :
Dân tộc Việt Nam trải qua hàng nghìn năm lịch sử dựng nước và giữ nước đã
tạo lập cho mình một nền văn hóa riêng, phong phú và bền vững với những
giá trị truyền thống tốt đẹp và cao quý.
- Trước hết đó là chủ nghĩa yêu nước, tinh thần dân tộc chân chính và ý chí

bất khuất đấu tranh để dựng nước và giữ nước .
Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam đã có quá trình lịch sử hàng ngàn năm với nội
dung phong phú và sâu sắc như: yêu nước gắn liền với yêu quê hương, yêu
con người Việt Nam, yêu truyền thống văn hóa quý giá. Thời kì phong kiến,
yêu nước có nội dung trung quân ái quốc, lợi ích giai cấp thống trị phù hợp
16


với lợi ích của nhân dân lao động trong sự nghiệp chống xâm lược, bảo vệ Tổ
quốc.
Tinh thần dân tộc là một nhận thức về vấn đề dân tộc. Dân tộc VN ra đời là cả
quá trình phát triển của LSDT. VN có truyền thống thống nhất không chia cắt.
- Trong các giá trị truyền thống Việt Nam, tinh thần nhân nghĩa, truyền thống
đoàn kết, tương thân, tương ái là những nét hết sức đặc sắc. Truyền thống
này hình thành một lúc với hình thành dân tộc, từ hoàn cảnh và nhu cầu đấu
tranh quyết liêt với thiên nhiên và giặc ngoại xâm. Người Việt Nam gắn bó
vơi nhau trong tình làng, nghĩa xóm.
Trong văn hóa đạo đức Việt Nam, chữ “Nghĩa” có ý nghĩa là lẽ phải, ngay
thẳng. Nguyễn Trãi đã từng nói: Phàm mưu việc lớn phải lấy nhân nghĩa làm
gốc, nên “công to phải lấy nhân nghĩa làm đầu ”.
3. Hoàn cảnh trong nước:
- Vào giữa thế kỷ XIX, đế quốc Pháp nổ súng đánh chiếm nước ta, giữa lúc chế
độ phong kiến Việt Nam đang trên đà suy tàn, mâu thuẫn giữa giai cấp nông
dân với giai cấp địa chủ phong kiến trở nên gay gắt
- Trước hành động xâm lược của đế quốc Pháp, chế độ phong kiến mà đại
biểu là triều đình nhà Nguyễn đã chọn con đường quỳ gối đầu hàng, dâng
nước ta cho Pháp thông qua hai bản hiệp ước Hác- măng (1883) và Hiệp ước
Patonot (1884). Chế độ phong kiến Việt Nam trước đây đại biểu cho dân tộc,
đến nay bộc lộ rõ sự thối nát, bất lực và phản động. Ngược lại, ngay từ khi đế
quốc Pháp xâm lược nước ta, các phong trào yêu nước chống Pháp của nhân

dân ta dưới ngọn cờ pk với truyền thống kiên cường bất khuất đã liên tiếp nổ
ra khắp Bắc , Trung, Nam. Cuộc chiến đấu vô cùng anh dũng của nhân dân ta
đã gây cho bọn xâm lược rất nhiều khó khăn, thiệt hại. Tuy nhiên,các cuộc
kháng chiến anh dũng đó đều không thành công, đều bị dập tắt trong biển
máu. Tiêu biểu như:
+ Năm 1885, phong trào đấu tranh vũ trang chống Pháp dưới ngọn cờ Cần
Vương do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết đứng đầu bùng nổ. PT đã lan
rộng ra các địa phương song PT Cần Vương cuối cùng cũng đã tàn lụi với sự
thất bại của cuộc khởi nghĩa Hương Khê (1896).

17


+ Cuộc KN nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo bước sang giai
đoạn thứ 2 cũng gặp nhiều khó khăn trước những âm mưu thủ đoạn của TD
Pháp, Hoàng Hoa Thám phải xin giảng hòa với Pháp lần 2 (1897).
- Sang đầu thế kỷ XX, sau khi đã cơ bản hoàn thành giai đoạn vũ trang xâm
lược nước ta, đế quốc Pháp tiến hành kế hoạch “khai thác thuộc địa”, nhằm
bóc lột, vơ vét sức người, sức của ở Việt Nam.
- Những thay đổi kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội đã dẫn đến những thay đổi
về tính chất và mâu thuẫn cơ bản của XHVN. Cơ cấu giai cấp xã hội cũng thay
đổi: bên cạnh các giai cấp cũ vẫn còn tồn tại và bị phân hóa thì đã xuất hiện
các giai cấp mới: công nhân , tầng lớp TS và TTS. Bị đế quốc Pháp xâm lược,
xã hội Việt Nam từ một xã hội phong kiến chuyển thành xã hội thuộc địa, nửa
phong kiến.
- Đứng trước những hoàn cảnh đó những sĩ phu yêu nước tiến bộ đang trên
con đường TS hóa đã mạnh dạn đoạn tuyệt với con đường PK, tiếp thu các tư
tưởng dân chủ tư sản từ phương Tây thông qua các Tân thư, Tân văn từ TQ,
NB. Họ hướng phong trào cách mạng VN đi theo CMTS ở phương Tây, 2 đại
diện tiêu biêu là PBC và PCT , 2 ông đã tiếp thu tư tưởng DCTS và phát động

một PT yêu nước theo khuynh hướng Dân chủ TS một cách sôi nổi. Tuy nhiên
các pt của hai ông đều thất bại => CM VN rơi vào bế tắc và khủng hoảng về
giai cấp lãnh đạo và con đường cứu nước.
4. Tác động :
Thấu hiểu nỗi đau khổ của người dân mất nước, khâm phục ý chí, lòng yêu
nước của các bậc tiền bối nhưng k tán thành bước đi của họ, đồng thời nhận
ra những hạn chế của các pt yêu nước trước đó. Vì vậy Nguyễn Ái Quốc đã
chủ trương phải tìm con đường mới để gp dt và Người đã quyế định ra đi tìm
đường cứu nước mà hướng đi là sang các nước phương Tây.
Câu 12(5đ) Hãy phân tích quá trình NAQ truyền bá chủ nghĩa Mác –
Lênin vào VN trong thời kì ở Pari (1921- 1923)
Bài làm
1. Giới thiệu thời kỳ ở Pari:
- Thời gian hoạt động của NAQ trên đất Pháp gồm thời kỳ tìm đường và thời
kỳ hoạt động truyền bá tư tưởng cứu nước. Như vậy hoạt động truyền bá CN
18


Mác- Lênin của Người chỉ là một giai đoạn trong toàn bộ thời gian người
sống và hoạt động trên đất Pháp. Đây là sự khởi đầu của quá trình.
2. Quá trình truyền bá
a) Phương tiện và cách thức truyền bá
- NAQ tiếp tục duy trì mối quan hệ đã có từ trước với báo chí cánh tả Pháp
đặc biệt là những tờ báo , những tạp chí có lập trường dứt khoát theo đường
lối của Quốc tế cộng sản.
- Người đi tìm cho mình một phương tiện riêng của mình, lấy những người bị
áp bức bóc lột ở các thuộc địa làm đối tượng chủ yếu. Trên cơ sở đó, ngày
26/6/1921, NAQ tổ chức việc thành lập Hội liên hiệp thuộc địa ra báo Le
Paria làm cơ quan ngôn luận.
NAQ còn vận động Hội những người yêu nước VN ra báo VN hồn. Ngoài báo

chí, NAQ còn sử dụng các hình thức diễn thuyết, viết kịch để truyền bá tư
tưởng CM của mình (CLB ở Phôbua, vở kịch Con rồng tre.)
 Có thể nói với sự xuất hiện của tờ báo Le Paria , một phương tiện truyền
bá chủ yếu thời kì này, tư tưởng cách mạng của NAQ theo quan điểm Macxit
đến với nhân dân ta thường xuyên và có hệ thống.
- Con đường truyền bá chủ nghĩa đế quốc về nước:
+ Sử dụng đường dây bưu điện thông thường.
+ Xây dựng một đường dây bí mất qua các thủy thủ yêu nước trên tuyến vận
tải Pháp – Đông Dương
b) Nội dung truyền bá:
=> Mục đích: nhằm chuẩn bị bước đầu về mặt tư tưởng cho sự vùng dậy của
dân tộc trong tương lai, hướng đúng vào hai kẻ thù chính của dân tộc, đối
tượng của CM.
- Bài Đông Dương đăng trên “tạp chí cộng sản số 14” (4/1921) và số 15
(5/1921), là mốc khởi đầu cho quá trình truyền bá chủ nghĩa Mác – lênin về
VN của gười

19


- Trong bài viết đó, lần đầu tiên NAQ đã trình bày những điều kiện thuận lợi
của châu Á nói chung và đông dương nói riêng cho việc truyền bá tư tưởng
XHCN.
* Về điều kiện chính trị - xã hội:
+ Chính sự tàn bạo của CNĐQ thực dân về mặt khác quan đã chuẩn bị điều
kiện thuận lợi cho CNXH nảy nở và phát triển: đó là gai cấp công nhân , là cơ
sở Xh của CN Mác và là người đào huyệt chôn CNTB.
+ Sự đầu độc có hệ thống của bọn TB thực dân không thể làm tê liệt sức sống,
càng không thể làm tê liệt tư tưởng CM của người Đông Dương. Đằng sau sự
phục tùng tiêu cực người Đông Dương giấu 1 cái gì đó đang sôi sục đang gào

thét và sẽ bùng nổ 1 cách ghê gớm, khi thời cơ đến .
* Về điều kiện lịch sử:
Người đề cập đến chế độ công điền tồn tại trong làng xã VN với những luật lệ
riêng của nó.
=> Từ những phân tích đó , NAQ khẳng định châu Á nói chung và Đông
Dương nói riêng có thể áp dụng CNXH.
- Nghiên cứu những tác phẩm của NAQ thời kỳ ở Pháp có thể thấy rằng
Người hướng các đòn đả kích mạnh mẽ và sắc bén nhất vào hai kẻ thù chủ
yếu của dân tộc là bọn TDP và tay sai qua đó thức tỉnh dân tộc.
- Người tập trung sức lực, trí tuệ của mình vào việc vạch trần bản chất xấu xa
của CNTD ở Đông Dương.
- Một đòn đả kích khác mà NAQ chĩa vào là bọn tay sai các loại từ vua quan
bù nhìn đến những kẻ vì tiếng bơ thừa sữa cặn của TDP sống ươn hèn hoặc
ra sức tâng bốc công ơn khai thác của nước đại Pháp.
=> Đây là 2 kẻ thù chính của dân tộc.
3. Hiệu quả truyền bá :
- Được nhân dân các nước thuộc địa mến mộ: số người đặt mua báo dài hạn
tăng lên và nhiều người ủng hộ tiền cho báo.

20


- Các bài báo của NAQ được gửi từ Pháp về được các báo trong nước đăng lại
cho thấy ảnh hưởng của báo Le Paria trong nhân dân ta , đặc biệt là tầng lớp
tri thức học sinh, sv và đông đảo công nhân.
- Thông qua hoạt động của các nhà tri thức tiến bộ, ảnh hưởng của báo Le
Paria, tên tuổi của NAQ ngày càng lớn tiếng. Do đó, trong ý thức nhân dân,
nhất là tầng lớp tri thức tiến bộ đã thừa nhận NAQ như một vị lãnh tụ tương
lai của đất nước.
=> Nhận xét: Thời gian hoạt động của NAQ hoạt động ở Pháp tuy không dài

nhưng đây là thời kỳ rất quan trọng đối với cách mạng nước ta . Đó là thời kỳ
NAQ đặt nền móng cho toàn bộ sự nghiệp cũng như toàn bộ tương lai của đất
nước.
Câu 13(5đ) Hãy phân tích quá trình NAQ truyền bá chủ nghĩa Mác –
Lênin vào VN trong thời kì ở Matxcơva (1923-1924)?
1 Sự thay đổi môi trường hoạt động từ Pari sang Matxcơva.
- Thời kỳ chuyển sang hoạt động ở Macxcơva các mối quan hệ giao tiếp của
NAQ được mở rộng. Người có thể trao đổi kinh nghiệm với các lãnh tụ nổi
tiếng, trong phong trào công nhân quốc tê, với các chiến sĩ chống TD mọi
miền thế giới và học tập các nguyên lý cơ bản của CNCS.
- Quốc tế cộng sản chưa có cơ sở ở Đông Dương, TDP thực hiện chính sách
chống cộng ở đây ngăn chủ nghĩa cộng sản thân nhập. NAQ muốn mở đường
đưa CN Mác đến với nhân dân VN. Con đường đưa CM Mác – lênin từ
Matxcơva, từ quốc tế cộng sản về VN đã được khai thông NAQ là người đã
khai mở con đường đó.
2. Phương tiện truyền bá;
- Ở Matxcơva NQA tiếp tục liên hệ với báo chí cánh tả Pháp. Từ số 18, tháng
9/1923 báo Le Paria đã đăng các bài của NQA về QTCS, về Đại hội I Quốc tế
Nông dân, về trường ĐH Phương Đông, về nước Nga Xô Viết.
- NAQ đặt quan hệ với các ấn phẩm định kỳ của QTCS như tạp chí thông tin
quốc tế bằng các thứ tiếng Anh, Pháp, Đức , của QT Nông dân như tạp chí
Quốc tế Nông dân, với báo của ĐCS Liên Xô như Sự thật, Người nông dân Ba
Cu.

21


- Ngoài báo chí NQA bắt đầu sử dụng các phương tiện thông tin mới như:
truyền đơn, sách báo, diễn đàn.
3. Nội dung truyền bá.

- NAQ tiếp tục tố cáo tội ác của CNTD nói chung và CNTD Pháp nói riêng đối
với nhân dân các nước thuộc địa, đối với nhân dân VN nhưng ở mức độ tập
trung hơn và toàn diện hơn giai đoạn trước.
- NAQ cung cấp cho nhân dân ta những hiểu biết, những thông tin về một tổ
chức chính trị quốc tế kiên quyết bênh vực quyền lợi của DT thuộc địa, đó là
QTCS, đứng đầu là V.I Lenin, NAQ đã dành những tình cảm tôn kính. Với nước
Nga Xô viết , nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới, NAQ đã dành nhiều trang
viết nhằm đượm tình cảm yêu mến, biết ơn.
- Người kêu gọi các ĐCS, các nước thuộc địa gửi con em mình đến Matxcơva
để học tập. Trường ĐH Phương Đông trở thành 1 lò đào tạo những chiến sĩ
tuyền tuyến , những cổ động viên cho phong trào CM theo khuynh hướng vô
sản ở nước ta.
- Chủ đích của những bài viết của NAQ đã rõ ràng: hướng cuộc đấu tranh của
nhân dân các thuộc địa tới nước Nga Xô viết , theo gương CM tháng 10 . Đồng
thời , để tiến hành cuộc CM giai phóng dân tộc thắng lợi phải có một giai cấp
công nhân giác ngộ, các tổ chức, vũ trang bằng học thuyết CM nhất – CN Mác
– Lênin.
- Đồng thời với việc xác định, đánh giá đúng vai trò CM của nông dân, NAQ đã
nghiêm khắc phê phán những khuynh hướng đề cao quá đáng vai trò của
nông dân.
4. Hiệu quả truyền bá.
- Những tài liệu mácxit, trong đó có những tác phẩm của NAQ theo những
đường dây bí mật đã đến được với nhân dân ta. NAQ sử dụng đường dây liên
lạc của QTCS và ĐCS Pháp để gửi các tài liệu về Pháp rồi theo chân các thủy
thủ về VN. Sách vở mác xit không chỉ vào nước ta qua đường biển mà còn
qua Thái Lan và Lào.Tiêu biểu là tác phẩm bản án chế độ TDP được truyền
bá rộng trong thanh niên, học sinh.

22



- Những tác phẩm của NAQ ở Matxcơva truyền bá vào VN đã tạo ra một xung
lực mới, một chất men kích thích phong trào yêu nước đang khởi sắc trên
khắp cả nước, chuẩn bị những điều kiện thuận lợi cho giai đoạn tiếp sau đó –
Thời kỳ ở Quảng Châu – Đông Bắc Xiêm.
=> Nhận Xét : Như vậy, thời kỳ ở Matxcơva những tư tưởng CM của NAQ
thuộc những vấn đề chiến lược quan trọng trong cuộc CM giải phóng dân tộc.
Những kết quả đó chỉ có thể thực hiện được ở Matxcơva, nó là kết quả của
những năm tháng miệt mài học tập, nghiên cứu trong sách báo mác xít, đối
chiếu so sánh những kiến thức thu nhận được với thực tế mà Người đã trải
qua, đã thu lượm được từ các thuộc địa.
Câu 14(5đ): Hãy phân tích quá trình NAQ truyền bá chủ nghĩa Mác –
Lênin vào VN trong thời kì ở Quảng Châu – vùng Đông Bắc Xiêm
(1924- 1929)?
Bài làm
1 Phương tiện truyền bá.
- Sách báo:
+ Xuất bản báo:
Xuất bản báo Thanh niên làm cơ quan tuyên truyền mục đích ,tôn chỉ và chủ
trương của hội, hướng dẫn hoạt động cách mạng cho mỗi hội viên. Số báo
đầu tiên ra ngày 21/6/1925 tại Quảng Châu.
Tuần báo Công nông xuất bản nhằm vào đối tượng công – nông từ 2/1926
– đầu năm 1928.
Nguyệt san Lính Cách mệnh nhằm vào đối tượng là binh lính người Việt
trong quân đội Pháp ở Đông Dương, XB từ 1927 -1928.
Ngoài ra còn có nguyệt san VN tiền phong.
+ Xuất bản sách:
Tổng bộ cho XB sách giới thiệu về CNXH và CN Tam dân của Tôn Dật Tiên.
Đáng kể nhất là cuốn sách Đường Kách Mệnh do bộ tuyên truyền của hội liên
hiệp các dân tộc bị áp bức XB năm 1927.

23


- Đào tạo cán bộ :
Lớp huấn luyện đầu tiên những thanh niên có đủ tiêu chuẩn để thành lập
Cộng sản đoàn (2/1925) và tổ chức hội VNCMTN, sau đó cử về nước tuyên
truyền. Chương trình học khá rộng, bao gồm cả lý thuyết và thực hành.
Ngoài việc mở lớp đào tạo những người tổ chức, tuyên truyền, NAQ còn lựa
chọn sử dụng một số phương pháp đào tạo khác , lựa chọn và cử học sinh đi
học ở Trường Đại học Phương Đông và Trường Quân chính Hoàng Phổ.
+ Ở Xiêm NAQ tiếp tục mở các lớp huấn luyện ngắn ngày, đào tạo cán bộ
tuyên truyền và tổ chức. Đổi tên tờ báo Đồng Thanh thành báo Thân Ái với số
báo đầu tiên ra ngày 1/10/1928
Ngoài ra, NAQ còn viết 1 số tác phẩm như Kịch Đề Thám , bài ca Trần Hưng
Đạo và đặc biệt là dịch 1 số tác phẩm kinh điển: Nhân loại tiến bộ hóa sử ,
CNCS A.B.C , ...
2 Nội dung truyền bá.
* Những quan điểm về CM:
+ Khái niệm về CM:
- Theo nghĩa chung nhất: cách mạng là phá cái cũ đổi ra cái mới , phá cái xấu
đổi ra cái tốt.
- Theo nghĩa rộng : Cuộc CM bao gồm sự cải biến toàn bộ trật tự chính trị,
kinh tế và xã hội.
- Theo nghĩa hẹp: CM là sự thay thế toàn cán bộ chế độ cũ bằng một chế độ
mới.
+ Phân loại CM:
Từ định nghĩa CM, NQA đi tới phân loại các cuộc CM trên thế giới. Theo NAQ
có 3 loại CM: TB cách mệnh như Pháp cách mệnh năm 1789, Mĩ cách mệnh
độc lập năm 1776 (đuổi Anh), Nhật cách mệnh năm 1864.
+ Đối tượng , nhiệm vụ CM:

- Đối tượng: TDP và phong kiến tay sai: 2 kẻ thù chính của dân tộc VN
- Lực lượng CM : công nông là nền tảng CM.
24


- Nhiệm vụ: Trước hết tiến hành cuộc CM giải phóng dân tộc đánh đuổi TDP
và sau đó tiên hành CMXHCN để xóa bỏ chế độ người bóc lột người và có
hạnh phúc, bình đẳng thật sự.
+ Phương pháp CM :
Phương pháp CM của NAQ được thể hiện tập trung nhất trong chiến lược
gồm 3 giai đoạn của CMGPDT. Chiến lược đó chứa đựng một cách đầy đủ
những tư tưởng chuẩn bị những điều kiện cần thiết để khi có tình thế cách
mạng sẽ thực hiện bước cuối cùng của nó – lật đổ chế độ cũ, xây dựng XH
mới.
Giai đoạn 1 : giai đoạn tổ chức
Giai đoạn 2 : giai đoạn cổ động, tuyên truyền hay là giai đoạn nửa công khai
Giai đoạn 3 : giai đoạn khởi nghĩa
* Về Đảng CM , Đảng cộng sản
- Theo NAQ, để đoàn kết và lãnh đạo CM đi đến thắng lợi, điều kiện tiên quyết
là phải có 1 Đảng cách mạng với tư cách là bộ tham mưu của CM chịu trách
nhiệm vận động và tổ chức quần chúng trong nước, giữ mối liên hệ với CM
thế giới.
- Để tập hợp những người cùng chí hướng vào đảng CM, để Đảng CM thống
nhất về chính trị, tư tưởng cần phải vũ trang bằng 1 chủ nghĩa mà mọi người
trong Đảng đều phải nắm vững và tuân theo 1 cách tự giác CN đó. Đó là CN
Mác- Lênin.
NAQ đã nhận thấy chất keo gắn kết những thành viên trong một tổ chức
không chỉ ở sự đồng tâm hiệp lực mà chủ yếu ở CN Mác – Lênin chủ nghĩa đó
bồi dưỡng cho các thành viên lý tưởng cao cả.
 Vì thế mà CN Mác – Lênin là thứ đảm bảo cho Đảng thống nhất về chính

trị- tư tưởng tổ chức và thống nhất trong hành động.
4 Hiệu quả truyền bá.
- CN Mác- Lênin đã gặp được mảnh đất tốt, nhanh chóng bén rễ, nảy mầm ở
nước ta => PT vô sản hóa (1928). Phong trào phát triển mạnh đưa CN MácLênin vào các nhà máy xí nghiệp.
25


×