Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

ÁP lực CẠNH TRANH của IPHONE TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (418.61 KB, 24 trang )

Đề tài: ÁP LỰC CẠNH TRANH CỦA IPHONE TRÊN THỊ
TRƯỜNG VIỆT NAM

Các thành viên :

1.Nguyễn Thị Huyền

11131755

2.Quách Thị Đào

11134724

3.Nguyễn Thị Thu Trang

11134138

4.Nguyễn Thị Bạch Tuyết

11134435

5.Nguyễn Thị Hoài

11131482


MỤC LỤC
1. Lịch sử phát triển của dòng điện thoại iphone
2.

Mơ hình 5 lực lượng cạnh tranh


2.1. Áp lực từ nhà cung ứng
2.2 Áp lực từ đối thủ cạnh tranh trong ngành
2.3 Áp lực từ khách hàng
2.4 Áp lực từ sản phẩm thay thế
2.5 Áp lực từ đối thủ tiềm năng
3. Apple giải quyết những áp lực cạnh tranh như thế nào?


BÀI LÀM

I.

Lịch sử phát triển của dòng điện thoại iphone
Ra mắt từ năm 2007 với chiếc iPhone 2G thế hệ đầu tiên, theo thời gian chiếc
điện thoại này đã có hàng loạt thay đổi ấn tượng với các thiết bị tiền nhiệm. Tới nay,
iPhone là một trong những chiếc điện thoại thống lĩnh nền công nghệ Thế giới
Iphone 2G ra mắt mắt năm 2007

Đây là chiếc Iphone đầu tiên được Apple cho ra mắt thị trường và tạo nên cơn
lốc mới trong xu hướng điện thoại thế giới - điện thoại màn hình cảm ứng. Chiếc điện
thoại này chỉ được trang bị bộ nhớ RAM 128MB với hai phiên bản 4GB và
8GB. iPhone 2G chỉ có kết nối EDGE với màn hình 3.5 inch với độ phân giải
320x480 pixel cùng camera 2MP. Đây là chiếc điện thoại duy nhất được sử dụng vỏ
nhôm bạc giống như Macbook Pro và iMac.
Tại thời điểm ra mắt, Iphone 2G không nhận được sự yêu thích của dư luận và
người dùng ngay lập tực. Thậm chí, nó nhận khá nhiều phản hỏi tiêu cực từ các hãng
điện thoại đối thủ khác.
iPhone 2G phiên bản 4GB có giá 499 USD, bản 8GB 599GB tại Mỹ.
IPhone 3G ra mắt năm 2008
Sau khi ra mắt 2G, Apple tiếp tục tung ra chiếc iPhone thế hệ thứ 2: iPhone

3G. Về thiết kế, iPhone 3G hầu như khơng có thay đổi nhiều so với thế hệ trước ngoài


việc nắp lưng của nó được thay thế bằng nhựa chứ không phải bằng nhôm như phiên
bản đầu.
Thay đổi lớn nhất của iPhone 3G chính là hỗ trợ kết nối 3G và GPS trên máy.
Ngoài ra, dung lượng bộ nhớ máy cũng lớn hơn với hai phiên bản 8GB và 16GB. Máy
có 2 màu đen và trắng cho người dùng sử dụng.
Chiếc điện thoại này là cột mốc đánh dấu mức độ phủ sóng của iPhone trên thị
trường quốc tế với hơn 70 quốc gia.
Giá iPhone 3G thời điểm ra mắt có giá 399 USD cho bản 8GB, 499 USD cho
bản 16GB.
iPhone 3GS ra mắt năm 2009
Một năm sau, iPhone 3GS tiếp tục được ra mắt. Đây là chiếc điện thoại đầu
tiên mở màn cho dòng các thế hệ “S” của iPhone. Được biết tới như một chiếc điện
thoại với “thiết kế tuyệt vời vẫn được giữ nguyên nhưng bên trong thì hồn tồn mới”.
iPhone 3GS vẫn giữ ngun thiết kế cũng như các thơng số về màn hình giống 3G.
Nâng cấp chủ đạo của iPhone 3GS là về chip xử lý và bộ nhớ RAM. iPhone 3GS có
bộ vi xử lý đạt 600MHz, mạnh gấp 1,5 lần iPhone 3G. Một tính năng đăc biệt nữa là
khả năng điều khiển bằng giọng nói bằng cách nhấn giữ nút Home. Mặc dù tính năng
này vẫn gặp nhiều hạn chế nhưng đây cũng là tiền thân để phát triển trợ lý ảo Siri hiện
nay.
Giá của iPhone 3GS thời điểm ra mắt iPhone 3GS phiên bản 16GB có giá 199
USD, phiên bản 32Gb là 299 USD.
iPhone 4 ra mắt năm 2010
IPhone 4 được đánh giá là một bước tiến lớn nhất của Apple. Chiếc điện thoại
này có thay đổi hồn tồn mới về thiết kế với khung thép khơng gỉ. Màn hình iPhone
4 vẫn là 3.5 inch nhưng được thay thế bằng màn hình IPS LCD với độ phân giải tăng
lên tới 960x640 pixel, đây cũng là mở đầu của công nghệ màn hình Retina của hãng.
Máy cịn được trang bị bộ vi xử lý A4 đạt tốc độ 1GHz, RAM 512GB. Tại thời điểm

này, đây chính là chiếc điện thoại mỏng nhất thế giới với 9,3mm.


iPhone 4 là chiếc điện thoại đầu tiên có camera trước và đèn flash sau. Đây
chính là mở màn cho thời đại selfie cùng hàng loạt các bức ảnh tự sướng kinh của các
bạn trẻ. Đây cũng là chiếc điện thoại đầu tiên của iPhone có chế độ gọi FaceTime.
Theo ước tính thì có tới hơn 100 tính năng mới được áp dụng trên chiếc điện thoại
này. Chỉ trong tuần đầu tiên phát hành chính thức trên 5 nước, máy đã bán được 1,7
triệu máy.
Tại thời điểm ra mắt, iPhone 4 có giá 199 USD cho bản 16GB và 299 USD cho
bản 32GB.

iPhone 4S ra mắt năm 2010

Năm 2010 đánh dấu sự thay đổi lớn của Apple với sự qua đời của vị phù thủy
tài ba Steve Jobs và sự ra mắt của Tim Cook cùng cộng sự Phil Schiller với iPhone 4S.
Chiếc điện thoại này gần như vẫn giữ nguyên thiết kế như của iPhone 4. Những điều
đáng ngạc nhiên đến từ bên trong chiếc điện thoại này. iPhone 4S được trang bị bộ vi
xử lý A5 nhanh gấp 2 lần trên iPhone 4, RAM 1GB. Điểm nổi bật của máy chính là hệ
thống camera và tích hợp trợ lý ảo Siri. Camera sau của máy đạt tới 8MP với khả năng
quay video HD chuẩn 1.080p. Ngoài ra, chiếc điện thoại này còn được trang bị kết nối
GSM và CDMA, người dùng có thể sử dụng nó ở khắp mọi nơi.
Điện thoại iPhone 4S có giá 199 USD cho phiên bản 16GB, 299 USD cho bản
32GB, 399 USD cho bản 64GB.

iPhone 5 ra mắt năm 2012

So với những chiếc iPhone đời trước thì iPhone 5 là chiếc smartphone có màn
hình to nhất, 4 inch, mỏng 7,6mm, nhẹ 112 gram, mỏng hơn 25%, nhẹ hơn 20% so với
thiết bị tiền nhiệm. Độ phân giải của thiết bị này lên tới 1136x640 pixel với bộ vi xử



lý A6 có tốc độ nhanh gấp 2 lần A5 và mạnh gấp 2 lần về hiển thị đồ họa trên iPhone
4S. Đây cũng là thiết bị đầu tiên có kết nối LTE 4G.
Tại thời điểm ra mắt, dư luận khá khắt khe với sản phẩm này. Có rất nhiều ý
kiến về việc thiếu đi thay đổi, nâng cấp và phép màu trong sản phẩm này, ví dụ như:
thiết kế khơng thay đổi ấn tượng, chỉ thay đổi kích thước màn hình, những nâng cấp
khơng đủ để thuyết phục người dùng,... Nhưng vẫn không thể phủ nhận về sự thành
công của iPhone 5. Cho tới nay, đây vẫn là thiết kế được khá nhiều người yêu thích.
Tương tự như iPhone 4S, điện thoại iPhone 5 có giá 199 USD cho phiên bản
16GB, 299 USD cho bản 32GB, 399 USD cho bản 64GB.

iPhone 5S và 5C ra mắt năm 2013

Đến thời điểm hiện tại, 5S vẫn là sự lựa chọn của nhiều người dùng. Cũng
giống với các phiên bản “S” khác, về thiết kế, 5S khơng có nhiều thay đổi so với
iPhone 5. Nhưng người dùng vẫn có thể dễ dàng nhận biết 2 chiếc điện thoại này
thông qua nút Home và đèn flash của camera sau. IPhone 5s được trang bị thêm cảm
biến vân tay Touch ID tích hợp trên nút Home và đèn flash LED ở camera sau nên có
hình thn dài thay vì hình trịn như trên iPhone 5.
Đây cũng là năm đầu tiên Apple cho ra mắt 2 chiếc iPhone cùng một năm. Tuy
nhiên, chiếc iPhone 5C được kỳ vọng là một chiếc iPhone giá rẻ chất lượng tốt thì lại
khơng hề ấn tượng như kỳ vọng. Đây được xem như một phiên bản vỏ nhựa của chiếc
iPhone 5 với cấu hình tương đương. Tuy nhiên, doanh số bán ra của sản phẩm này thì
khơng hề tệ như người ta vẫn nghĩ.

iPhone 6 và iPhone 6 Plus ra mắt năm 2014


So với chiếc điện thoại tiền nhiệm thì iPhone 6 là một sản phẩm đột phá cả về

thiết kế lẫn tính năng. Tại thời điểm này, nó là chiếc điện thoại mỏng và mạnh nhất
trong lịch sử. IPhone 6 có kích thước lớn 4.7 inch theo chuẩn Retina. Cảm ứng vân tay
trên thiết bị này đã được nâng cấp để người dùng sử dụng nhanh hơn, dễ dàng hơn,
bảo mật hơn.
Về thiết kế, iPhone 6 đã có những phá cách từ những đường bo trịn và mặt
kính ơm cạnh máy với độ mỏng ấn tượng 6.9mm. Camera của thiết bị cũng cải tiến
đáng kể với bộ cảm biếm iSight thế hệ mới và bộ chống rung kỹ thuật số cùng công
nghệ lấy nét cực nhạy.
IPhone 6 Plus chỉ khác iPhone 6 ở kích thước màn hình, 6 Plus có màn hình
rộng tới 5.5 inch. Tuy nhiên, iPhone 6 Plus dày 7.9mm dày hơn so với iPhone 6
(6.9mm). Màn hình của 6Plus cũng có độ phân giải cao hơn trên mỗi inch so với
iPhone 6 (401 với 326 pixel trên mỗi inch).
Giá của iPhone 6S là 199 USD cho bản 16GB, 299 USD cho bản 32GB, 399
USD cho bản 64GB và 128GB. iPhone 6 Plus thì có giá 299 USD, 399 USD, 499
USD cho bản 16, 64 và 128GB.

iPhone 6S và 6S Plus ra mắt năm 2015

Ra mắt từ cuối tháng 9 -về tính năng, iPhone 6s được trang bị tính năng Force
Touch đầy ấn tượng cho phép người dùng điều chỉnh lực bàn tay để điều khiển, thao
tác trên máy. Thiết bị này có bộ vi xử lý A9 64bit cùng chip đồ họa M9 cho kết nối
LTE và Wifi chạy nhanh gấp đôi, nhanh hơn 70% chip A8, khả năng đồ họa mạnh hơn
90%.
Về thiết kế, iPhone 6s có vỏ nhôm Series 7000 không thể bẻ cong. Camera
cũng được nâng cấp lên 12MP và 5MP. Lần này, iPhone 6s có thêm màu vàng hồng
mới khá sang trọng.


iPhone 6s và iPhone 6s Plus có giá bán giống như giá iPhone 6 và iPhone 6
Plus thời điểm mới ra mắt.

Giá iPhone 6s và giá iPhone 6s Plus thường cao hơn so với các dịng máy
Android tuy nhiên đó là là điều dễ hiểu khi thương hiệu Apple đã đi vào lịch sử các
dòng máy cao cấp.

iPhone 7 và 7 Plus ra mắt năm 2016

Sự bùng nổ của siêu phẩm mới. Apple đã tổ chức sự kiện ra mắt iPhone
7 và iPhone 7 Plus vào tối 7/9/2016.
Bộ đôi iPhone 7 sở hữu thiết kế hồn tồn mới chứ khơng giống hoàn toàn với
các phiên bản tiền nhiệm. Máy vẫn sở hữu lớp vỏ làm bằng nhôm với logo táo khuyết
làm bằng thép không gỉ, nhưng kiểu dáng vô cùng gọn gàng, bóng bẩy. Dãy anten
phía sau đã được loại bỏ giúp mặt sau của máy trông được liền mạch hơn.
Phone 7 vẫn có màn hình Retina 4.7 inch với độ phân giải 750 x 1334 pixels.
Điểm khác biệt là màn hình iPhone 7 sẽ có độ sáng lớn hơn 25% so với thế hệ trước.
Và để tăng chất lượng âm thanh trên iPhone thế hệ mới Apple đã tích hợp hệ
thống loa kép. Loa kép sẽ thay cho cổng cắm tai nghe 3.5 mm. Hãng đã phát triển
loại tai nghe không dây với tên gọi AirPods
Và trong lễ công bố cịn cơng bố thêm điểm mới về màu sắc của bộ đơi này. Đó
chính là việc iPhone 7 và iPhone 7 Plus có có thêm bản màu đen bóng được gọi là “Jet
Black”. Ngồi ra, máy cịn có thêm các màu như đen truyền thống, bạc, vàng và vàng
hồng.. Tuy nhiên phiên bản đen bóng chỉ có ở phiên bản 128GB và 256GB. Apple
nâng cấp dung lượng bộ nhớ lên 32GB, 256Gb loại bỏ bộ nhớ 64GB và 16Gb.
iPhone 7 có cấu hình mạnh mẽ hơn khi được trang bị bộ vi xử lý Apple A10
mới nhất. Gồm có 4 nhân xử lý kèm nhân đồ họa 6 nhân. Chip xử lý mới này giúp
hiệu năng CPU của iPhone 7 nhanh hơn 40% và tăng 50% tốc độ so với iPhone 6s/6s
Plus.


Sự nâng cấp tiếp theo đó chính là camera của bộ đôi mới này. Camera trước
của iPhone 7 cũng được nâng lên 7 mp, cho phép chụp ảnh góc rộng và selfie tốt.

iPhone 7 được trang bị cảm biến ảnh 12 MP. Khẩu độ mở lên đến f/1.8 hỗ trợ
chống rung quang học 3 trục. Ngồi ra iPhone 7 cịn có chip xử lý tín hiệu hình ảnh
riêng. Nó có thể thực hiện hơn 100 tỷ chức năng khác nhau chỉ trong 25 miligiay. Nhờ
đó tăng tốc độ chụp ảnh trên iPhone 7 nhanh hơn 60% và tiết kiệm pin hơn 30%.
Trong khi iPhone 7 Plus sử dụng camera kép 12mp, một cụm cảm biến góc
rộng và một telephoto. Camera này còn hỗ trợ zoom quang 2x, zoom kỹ thuật số 10x
mà hình ảnh khơng hề bị vỡ. Hệ thống 2 camera tạo ra một bản đồ để tìm chủ thể bức
ảnh và xóa phơng phía sau, tạo hiệu ứng rất sâu.
Apple đã đưa ra giá khởi điểm iPhone 7 tại Mỹ là 649 USD . Như vậy giá khởi
điểm của iPhone 7 cũng bằng với giá khi ra mắt của iPhone 6S 16Gb trước đây.Trong
khi đó giá iPhone 7 Plus từ 769 USD

II.

Mơ hình 5 lực lượng cạnh tranh
Tuy iphone được đánh giá rất cao trên thị trường quốc tế cũng như thị trường
Việt Nam nhưng nó cũng gặp những áp lực cạnh tranh rất lớn. Dựa vào mô hình 5 lực
lượng cạnh tranh chúng em xin trình bày về áp lực cảu iphone trên thị trường Việt
Nam.
II.1 Áp lực từ nhà cung ứng
a. Sức ép của nhà cung cấp thể hiện nhiều đặc điểm, trong đó có những đặc

trưng cơ bản sau:
Mức độ tập trung các nhà cung cấp thể hiện ở quy mô và số lượng các nhà
cung cấp. Số lượng các nhà cung cấp quyết định đến áp lực cạnh tranh, quyền lực đàm
phán của họ đối với ngành nói chung và doanh nghiệp nói riêng. Nếu thị trường có
một nhà cung cấp lớn sẽ tạo thêm áp lực cạnh tranh mạnh ảnh hưởng tới sản xuất của
toàn ngành. Ngược lại, khi trên thị trường thị phần của các nhà cung ứng được chia
nhỏ thì sức ép cạnh tranh sẽ được giảm xuống, khả năng ảnh hưởng tới ngành của một
nhà cung ứng là không nhiều.



Tầm quan trọng của nhà cung ứng thể hiện ở số lượng sản phẩm mà họ cung
ứng, sự khác biệt về sản phẩm cung ứng, khả năng thay thế của nhà cung cấp, chi phí
chuyển đổi của các doanh nghiệp trong ngành.
Sự hiểu biết thông tin về nhà cung cấp cũng giúp doanh nghiệp có quyết định
đúng đắn nhất về sự lựa chọn nhà cung ứng phù hợp, hiệu quả nhất.
b. Thực trạng các nhà cung cấp, phân phối sản phẩm Iphone tại Việt Nam

Hiện nay trên thị trường Việt Nam, iphone được cung cấp bởi 3 nhà phân phối
chính hãng và uy tín nhất là Viettel, Vina, FPT. Với nhiều nhà phân phối khác nhau
nên mức giá bán của những chiếc iphone cũng khác nhau. Sở dĩ có sự khác nhau như
vậy là do chính sách giá bán đi cùng với lợi ích mà khách hàng có được ở các nhà
phân phối là khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu của người tiêu dùng sẽ đưa ra quyết
định việc lựa chọn iphone do nhà phân phối nào cung cấp. Ngay cả như việc sử dụng
iphone theo mạng điện thoại nào cũng là một ảnh hưởng không nhỏ đến quyết định
của người tiêu dùng.
Trước đây Apple chỉ phân phối các sản phẩm Apple tại Việt Nam thông qua
nhà phân phối chính thức được ủy quyền của hãng là FPT Trading và 2 nhà mạng
Viettel và VinaPhone. Trong đó, nhà phân phối được ủy quyền FPT Trading được chỉ
định phân phối các sản phẩm Apple đến các kênh các bán lẻ khác tại Việt Nam. Còn
lại 2 nhà mạng lớn chỉ được bán sản phẩm do chính kênh mình phân phối ra thị
trường.
Tuy nhiên, tháng 8 năm 2015, FPT Shop đã chính thức cơng bố về việc đã kí
kết hợp tác nhập nhập khẩu trực tiếp Apple chính hãng mà khơng phải thơng qua nhà
phân phối được ủy quyền chính thức trước đó. Bên cạnh FPTShop, Thế Giới Di Động
đã chính thức trở thành đại lý được ủy quyền trực tiếp của Apple tại Việt Nam.
➔ Người tiêu dùng có thể hoàn toàn yên tâm về chất lượng sản phẩm, cũng

như tiếp cận sản phẩm mới chính hãng của Apple nhanh hơn, giá cả hợp lý hơn.

Ví dụ về sự chênh lệch giá cả của những chiếc iphone do các nhà phân phối
khác nhau cung cấp:


+Ở Vina thì chính sách giá bán của iphone thường khá mềm mỏng hơn so với
hai nhà cung cấp còn lại. Như iphone 5s được bán với giá 15,6 triệu, iphone 5c được
bán với 12,8 triệu. Cùng với đó là chính sách bán hàng giảm giá 500 nghìn cho những
khách hàng đang sử dụng mạng Vina của họ.
+Còn ở nhà phân phối Viettel thì mức giá có cao hơn khi bán ở nhà phân phối
Vina từ khoảng 500 nghìn đến 1 triệu đồng ở các sản phẩm. Tuy nhiên, viettel cũng
biết cung cấp cho khách hàng nhiều dịch vụ đi kèm giúp cho khách hàng có nhiều lưa
chọn hơn như: cung cấp phiên bản khóa máy tức là chỉ dùng mạng của Viettel thì sẽ
được bán với giá rẻ hơn 300 đến 700 nghìn trên một sản phẩm. Với khách hàng chọn
hình thức mở mạng thì giá được bán như đã kể trên.
+Còn riêng nhà phân phối FPT. Đây là nhà phân phối khá nổi tiếng về mặt
công nghệ nên uy tín của nó về lĩnh vực nay sẽ hơn hẳn so với hai nhà phân phối trên.


Tuy nhiên giá bán của nó lại cao hơn hẳn so với hai nhà phân phối kia. Thường mức
giá chên lệch khoảng 2 triệu so với các nhà phân phối Viettel và Vina.
-Iphone 6 mới ra gần đây nhất cũng có sự chênh lệch về giá giữa các nhà phân
phối.
+Viettel bán ra iPhone 6 và 6 Plus phiên bản 16 GB với giá lần lượt 16,5 triệu
đồng và 19,1 triệu đồng. Chênh lệch giá giữa các phiên bản bộ nhớ cũng là 2,6 triệu
đồng tương tự như hàng FPT (FPT sẽ phân phối iPhone 6 và iPhone 6 Plus chính hãng
với giá từ 17.799.000 đồng và 20.399.000 đồng). Tuy nhiên đây là phiên bản lock và
nếu muốn dùng nhà mạng khác người dùng phải đóng thêm 700.000 đồng để mở
khố.
+Về phần Vinaphone, khác với Viettel, khách hàng của Vinaphone khi mua
máy sẽ phải lựa chọn kèm theo các gói cước trả trước và trả sau. Nhà mạng này cung

cấp các gói cước trả sau cam kết từ 450.000 đồng cho tới 700.000 đồng, trong đó, bao
gồm cả số tiền trừ dần vào giá máy giống như từng áp dụng với các dòng máy iPhone
5S và iPhone 5 các năm trước. IPhone 6 và 6 Plus của Vinaphone có giá lần lượt là
16,1 triệu đồng và 19,4 triệu đồng cho phiên bản 16 GB cho thuê bao trả sau và ngang
bằng với Viettel đối với thuê bao trả trước.
Việc có ngày càng nhiều đối tác trở thành nhà phân phối ủy quyền trực tiếp của
Iphone, giúp thúc đẩy doanh số bán hàng cho phía Apple đồng thời giúp xây dựng
thương hiệu của các nhà cung cấp dịch vụ mạng trong lòng người tiêu dùng. Tuy
nhiên, trên thực tế, có lẽ do sức hot của Iphone nên các nhà phân phối đôi khi bị thiệt,
việc phân phối Iphone chính hãng khơng hẳn đã đạt được nhiều lợi ích như mong
muốn. Đó là: Ngoài việc yêu cầu đối tác quy định nghiêm ngặt về ngày, giờ, hình thức
cơng bố, ngày giới thiệu sản phẩm, giá cả, các chính sách hậu đãi… phía Apple cịn
quy định cả cách thức thong tin với báo chí… Và nếu đối tác khơng tn thủ quy định
thì sẽ phải đối mặt với nguy cơ bị kiện hoặc bị phạt rất lớn.
Do nhu cầu sử dụng Iphone lớn, sản phẩm là hàng độc, hấp dẫn, tiềm lực Apple
rất mạnh nên sức ép từ các nhà cung ứng lên là không lớn. Apple gần như không phải
chịu sự o ép từ phía nhà phân phối tại Việt Nam.


II.2

Áp lực từ đối thủ cạnh tranh trong ngành
Trong hiện nay ngồi nhắc đến iphone thì hầu hết mọi người nhắc đến 1 cái tên
tuổi đàn anh SAM SUNG. Cuộc chiến giữa Apple và Samsung bắt đầu vào năm 2010
khi Samsung chính thức tung dịng điện thoại và máy tính bảng Galaxy cạnh tranh với
Iphone. Trước đó Samsung là đối tác cung cấp chip và màn hình cho Apple nhưng chỉ
một thời gian ngắn, quan hệ giữa Apple và Samsung Electronics đóng băng. Samsung
và Apple kết thúc hợp đồng cung cấp và tham gia vào cuộc chiến pháp lý tốn kém.
Năm 2011, Apple khởi kiện Samsung nhái kiểu dáng và tính năng của Iphone. Ít lâu
sau,người ta lại chứng kiến Samsung kiện Apple vi phạm bản quyền của Samsung khi

sản xuất các dòng điện thoại Iphone 4.
Cuộc chiến giành giật thị trường giữa hai ông lớn từ 2010 tới 2014 không phân
thắng bại cho tới cuối năm 2014, doanh số bán hàng của Samsung đã sụt giảm thảm
hại, giảm đến 20% kéo theo lợi nhuận giảm tới 49%. Đây là con số tệ nhất của
Samsung trong 2 năm trở lại đây. Samsung mất thị phần smartphone trung cấp và điện
thoại giá rẻ vào tay các sản phẩm giá rẻ đến từ Trung Quốc trong khi mẫu điện thoại
Galaxy S5 và Galaxy Note 4 được kì vọng là sẽ cứu vãn tình hình cũng thất bại hồn
tồn vì người tiêu dùng bỏ qua Galaxy S5 và Note 4 để chờ đợi sự ra mắt của iPhone
6 và iPhone 6 Plus.
Năm 2016, sam sung đã đánh phủ đầu với bản note 7 làm điên đảo người dùng
thì ipone 7 vẫn chưa đc trình làng. Ở thời điểm ra mắt, cả Galaxy Note 7 và iPhone 7
Plus là hai siêu phẩm hàng đầu của cả Samsung và Apple. Bởi vậy những gì tinh túy
nhất và mạnh mẽ nhất đều hội tụ trên hai sản phẩm này.
Note 7. Copy dữ liệu ra máy tính của andoir tốt hơn ios. Giá ip 7 xấp xỉ 20 tr,
plus 22tr. Tại fpt giá bán note 7 là 18 990 000đ thấp hơn so với bộ đôi ip 7 và 7 plus

➔ Điểm cộng lớn cho note 7.

Và đây là bảng so sánh thông số kĩ thuật của 2 siêu phẩm


Nhìn vào trên đánh giá chung note 7 vẫn nổi trội hơn ip 7. Ip 7 năm nay khơng
có mấy điểm nội trội hơn ngồi tính năng chụp ảnh. Nhưng dù cả Galaxy Note 7 và
iPhone 7 Plus cùng sở hữu camera sau có độ phân giải 12 MP. Tuy nhiên khẩu độ
F/1.7 của Note 7 sẽ đánh bại khẩu độ F/2.2 trên sản phẩm của Apple về khả năng chụp
thiếu sáng.
Theo đánh giá khách quan của những người tiêu dùng mạng cho thấy note là 1
đối thủ đáng gờm với bộ đôi ip 7 và ip 7 plus

Samsung Galaxy Note 7

Màn

Super AMOLED 5.7-inch Quad-

hình

HD (1440 x 2560 pixels, 518 ppi)

Vi xử lý

Exynos 8893 tốc độ 2.7GHz/
Snapdragon 823 tốc độ 2.3GHz

GPU

Mali-T880 MP16/ Adreno 530

RAM

6GB

Apple iPhone 7 Plus
LED-backlit IPS LCD 5,5 inch,
độ phân giải Full HD (1080 x
1920 pixel, 401ppi)
Apple A10

2GB



64GB, 128GB và 256GB
Camera
sau
Camera
trước
Kết nối
Hệ điều
hành
Pin
Tính
năng

12 MP, khẩu độ F/1.7, hỗ trợ
chống rung quang học, quay video
4K
5 MP hỗ trợ chống rung quang học

4G LTE, Wifi, Bluetooth

32 GB/ 128 GB/ 256 GB
12 MP, chống rung quang học
OIS, quay video 4K
5 MP
1 SIM, 4G LTE, Wifi, Bluetooth
4.0

Android 6.0.1 Marshmallow

iOS 10


4.000 mAh

3.100 mAh

Cảm biến vân tay, sạc nhanh, sạc
không dây, Samsung pay, bút Spen, chống nước IP68

3D Touch, cảm biến vân tay,
chống nước


Không những vậy SAM SUNG đã bắt đầu đưa ra những thơng tin làm những
tín đồ cơng nghệ khơng ngừng hoảng hốt. Theo như dự kiến, đầu năm tới 2017 hãng
điện tử Hàn Quốc Samsung sẽ cho ra mắt người dùng chiếc điện thoại thông minh mới
mang tên Samsung Galaxy S8. Đây chính là phiên bản kế nhiệm của chiếc Samsung
Galaxy S7 phát hành hồi đầu năm nay. Samsung Galaxy S8 màn hình 4K mở khóa
bằng mống mắt sạc nhanh Quick Charge 3.0 chống nước. Theo như một số chuyên gia
công nghệ cho rằng, Samsung Galaxy S8 sẽ là một trong những thiết bị di động thông
minh tốt nhất năm tới 2017. Chiếc điện thoại thông minh mới này sẽ giúp bạn có thể
kết nối với các thiết bị hiện đại như xe ô tô, nhà thông minh thông qua công nghệ di
động hiện tại. Chiếc điện thoại thông minh này dự kiến sẽ trang bị cơng nghệ mở khóa
bằng mống mắt.
S8 cũng sẽ hỗ trợ thanh toán di động, một trong những tính năng hàng đầu hiện
nay. Chiếc điện thoại thông minh này dự kiến sẽ trang bị công nghệ mở khóa bằng
mống mắt. Một số ý kiến cho rằng, Samsung sẽ trang bị công nghệ nhận diện mống
mắt cho chiếc phablet sắp tới Samsung Galaxy Note 6. Nguồn tin rò rỉ mới đây còn
cho biết, S8 sẽ hỗ trợ sạc 80% pin chỉ mất 15 phút. Sản phẩm hứa hẹn sẽ có tốc độ sạc
nhanh nhất trên thị trường smartphone trong năm tới. Pin trên máy dự kiến sẽ có dung
lượng 4000 mAh. S8 dự kiến cũng sẽ là thiết bị đầu tiên của Samsung được trang bị
chuẩn kết nối mới USB Type-C, giúp truyền tải dữ liệu nhanh hơn. Máy sẽ tích hợp

camera 23MP phía sau, có khả năng nhận dạng khuôn mặt, lấy nét tự động laser.
Galaxy S8 sẽ sử dụng hệ điều hành Android N, tương thích với HTML mới nhất và
Bluetooth 5.0. Sản phẩm cũng sẽ tích hợp tính năng chống nước, chống bụi. Máy sẽ
có khả năng chống nước đạt chuẩn I
SamSung đánh mạnh vào chiến lược marketing với những ưu đãu đặc biệt :


2.3 Áp lực từ khách hàng
Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tồn bộ
hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành.
Tính nhạy cảm đối với giá: Tính đến tháng 6/2016, giá trung bình của
smartphone ở Việt Nam đã nhích thêm khoảng 800.000 đồng sau một năm. Hệ thống
FPT Shop cũng nhận định, người dùng ở Việt Nam đang chi tiền ngày nhiều hơn cho
việc mua sắm smartphone. Tại hệ thống này, thị phần của phân khúc smartphone tầm
trung 3 đến 6 triệu đồng đã chiếm tới 70% doanh số. Còn smartphone phổ thơng, giá
rẻ giờ thị phần khơng cịn nhiều.
Thống kê chi tiết từ hãng nghiên cứu thị trường GfK cho thấy, tính đến giữa
2016, thị phần của smartphone tầm giá 4 đến 6 triệu đồng tăng thêm 3%, từ 18,2% lên
21,2%. Trong khi đó, thị phần của smartphone giá rẻ dưới 4 triệu đồng lại sụt giảm.


Từ chỗ chiếm tới 24,2% vào thời điểm giữa 2015, sau một năm, thị phần smartphone
giá rẻ dưới 2 triệu đồng giảm xuống còn 17%.

Dù vẫn chiếm tỷ lệ lớn nhất tính đến giữa 2016, 38,9%, phân khúc smartphone
tầm 2 đến 4 triệu đồng đã sụt giảm nhẹ khi cùng kỳ 2015 đạt 40,6%. Trái ngược lại,
phân khúc smartphone đắt tiền hơn đều có sự tăng trưởng tốt trong thời gian gần đây.
Ấn tượng nhất ở tầm giá 8 đến 10 triệu đồng, khi thị phần tăng gần gấp đôi từ 3,5%
lên 6,6%. Ngay cả phân khúc cao cấp trên 10 triệu đồng, thị phần cũng nhích từ 8%
lên 9,7%.


Thị phần của smartphone giá từ 4 triệu đồng trở lên đang tăng mạnh so
với năm ngoái.
Nguồn: GfK.

Thực tế ở Việt Nam hiện giờ, phân khúc smartphone tầm trung 4 đến 8 triệu
đồng là chật chội nhất với khoảng 40 đến 50 model và hàng chục thương hiệu lớn
bé. Khơng cịn nhà sản xuất nào bỏ qua sản phẩm ở tầm giá này. Ngay cả Apple vốn


được định vị là thương hiệu ở nhóm cao cấp, từ đầu năm đến nay mẫu iPhone 5s chính
hãng cũng hạ giá sâu và duy trì ở mức trên dưới 7 triệu đồng để cạnh tranh với
smartphone Android tầm trung.
Trong khi đó, các hãng tên tuổi hay thương hiệu thị phần lớn cũng khơng cịn
mặn mà với smartphone phổ thơng giá rẻ tầm 2 triệu đồng. Samsung, Sony hay HTC,
Oppo khơng cịn tung ra sản phẩm mới, mà chỉ giảm giá model đời cũ. Phân khúc phổ
thông và giá rẻ giờ tập trung chủ yếu các thương hiệu Việt, hãng Trung Quốc hay một
số nhà sản xuất mới gia nhập thị trường Việt Nam.

Số lượng người mua: Hơn 35 năm hình thành và phát triển, dưới sự lãnh đạo
của Steve Jobs,Iphone đã tạo nên một thương hiệu Apple hàng đầu thế giới với giá trị
thương hiệu 228,5 tỷ USD năm 2016, thuộc top 10 thương hiệu lớn nhất thế giới. Nhờ
đó Apple đã tạo cho chính mình một danh sách khách hang trung thành- những người
luôn sẵn sang mua các sản phẩm công nghệ mới nhất của Apple. Hơn thế nữa, với
chiến lược đa dạng hóa cơ sở khách hàng thông qua việc gửi thông tin các sản phẩm
cho những khách hàng chưa hề quen biết, hay thông qua các trang mạng xã hội như
Facebook, Twitter, Instagram… để biến một lượng lớn khách hàng ảo thành khách
hàng thật. Theo hãng nghiên cứu thị trường Statista (Mỹ), doanh số iPhone tăng mạnh
mẽ qua từng năm. Nếu năm 2007, Apple bán được khoảng 1,4 triệu iPhone thì đến
năm 2014, con số này tăng lên 170 triệu chiếc. Tổng số, Apple đã bán 590 triệu

iPhone từ năm 2007-2014. Trong 3 quý đầu năm 2015, Apple đã bán được 156 triệu
chiếc, dự kiến quý cuối năm bán được hơn 70 triệu chiếc nữa.
Như vậy, từ năm 2007 cho đến cuối năm nay, dự tính Apple bán ra tổng số 816
triệu chiếc iPhone.
Mỗi năm, Apple không chỉ cho ra mắt các sản phẩm đáp ứng được hầu hết
những mong mướn của người tiều dùng mà cịn khơng ngừng nghiên cứu , phát triển
để có thể đưa ra những sản phẩm vượt ngoài sức tưởng tượng của chúng ta. Có lẽ vì
điều này đã làm cho giới cơng nghệ và người tiêu dung ln ngóng chờ các sản phẩm
của Apple đến vậy.


Khách hàng gây áp lực với Apple về cả giá cả , chất lượng sản phẩm , dịch vụ
đi kèm và chính họ là người điều khiển cạnh tranh trong ngành thông qua quyết định
mua hàng. Áp lực cạnh tranh mà khách hàng tạo cho Apple ln ln lớn vì các sản
phẩm thay thế khác. Hơn nữa, các hãng trong ngành tạo ra các sản phẩm cạnh tranh
nhau khơng có sự khác biệt hóa q lớn về cơng nghệ nên sự cạnh tranh càng khốc liệt
khi khi khách hàng có nhiều sự lựa chọn.

2.4

Áp lực từ sản phẩm thay thế

Tạp chí uy tính TIME vừa cơng bố danh sách 50 thiết bị cơng nghệ có ảnh
hưởng lớn nhất mọi thời đại và iPhone được xếp đứng đầu danh sách này.
Danh sách 50 thiết bị này gồm tất cả thiết bị ở các lĩnh vực công nghệ khác
nhau như PC, thiết bị đeo, các thiết bị cầm tay và kính thực tế ảo. Trong đó nhiều thiết
bị đã khơng cịn tồn tại song nhưng vẫn được bầu chọn do tầm ảnh hưởng với ngành
cơng nghệ thế giới vẫn cịn ngun giá trị.
TIME thừa nhận rằng, smartphone đã tồn tại trước khi iPhone ra mắt, nhưng
iPhone có một vị trí đứng đầu vì đó là thiết bị có màn hình cảm ứng và làm

smartphone trở thành thiết bị cần thiết cho hàng triệu người trên thế giới. Sự ra đời
của iPhone và hệ sinh thái mobile đã làm thay đổi mối quan hệ giữa người dùng, máy
tính tính và thơng tin, thay đổi hồn tồn cách con người liên lạc, giải trí, làm việc,
mua sắm..
Sự thành công của mỗi thế hệ iPhone là điều không cần bàn cãi.IPhone là sự
mở đầu cho một kỷ nguyên smartphone, là đỉnh cao, là biểu tượng mà hiện tại vẫn
chưa có sản phẩm nào có thể vượt qua được.
Điện thoại cơ bản (feature-phone) đang chết dần trong bối cảnh smartphone
càng ngày càng rẻ đa dạng hơn, rẻ hơn, dễ sử dụng hơn với sự cạnh tranh khốc liệt của
những tên tuổi như Samsung, Nokia, Sony, LG, Motorola, Huawei, Xioami... Những
chiếc điện thoại cơ bản, bộ đàm...vấn được sử dụng nhưng đang dần đần bị thay thế
bởi những chiếc smartphone đang được cải tiến từng ngày.


Sức ảnh hưởng của smartphone nói chung và iphone nói riêng sẽ còn tiếp tục
kéo dài trong nhiều thập kỷ tới, trước khi con người tìm ra phương thức liên lạc hoàn
toàn mới.
➔ Áp lực từ các sản phẩm thay thế là không đáng kể

2.5

Áp lực từ đối thủ tiềm năng
Theo M-Porter, đối thủ tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện chưa có mặt trên trong ngành
nhưng có thể ảnh hưởng tới ngành trong tương lai. Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực
của họ tới ngành mạnh hay yếu sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau
+ Sức hấp dẫn của ngành: Yếu tố này được thể hiện qua các chỉ tiêu như tỉ suất sinh
lợi, số lượng khách hàng, số lượng doanh nghiệp trong ngành.
+Những rào cản gia nhập ngành : là những yếu tố làm cho việc gia nhập vào một
ngành khó khăn và tốn kém hơn .
1. Kỹ thuật

2. Vốn
3. Các yếu tố thương mại : Hệ thống phân phối, thương hiệu , hệ thống khách hàng …
4. Các nguồn lực đặc thù: Nguyên vật liệu đầu vào ( Bị kiểm soát ), Bằng cấp , phát

minh sáng chế, Nguồn nhân lực, sự bảo hộ của chính phủ ….
Khơng ai có thể lường được việc Apple sẽ cho ra đời máy nghe nhạc Ipod đánh bại
người hùng về công nghệ mutilmedia như Sony. Rõ ràng sức hấp dẫn của cầu các thiết
bị nghe nhạc đã đưa Ipod trở thành sản phẩm công nghệ được ưa chuộng nhất. Chính
Sony đã tự làm các rào cản về cơng nghệ, thương hiệu của mình giảm sút bằng việc
q chú trọng vào phát triển theo chiều rộng nhiều ngành để người tí hon Apple thâm
nhập và kiểm sốt tồn bộ thị trường, biến lợi thế cạnh tranh của Sony trở thành gánh
nặng cho chính họ.
Tương tự như ví dụ trên chúng ta so sánh trong ngành công nghiệp nặng như sản xuất
máy bay. Rào cản gia nhập ngành quá lớn cả về vốn, công nghệ, nguyên vật liệu đầu
vào nên hiện tại chỉ có 2 hãng hàng khơng lớn cạnh tranh với nhau là Airbus và
Boeing. Nếu khơng có sự đột biến về công nghệ để chế tạo ra sản phẩm mới hoặc là


tối ưu hơn máy bay ( Loại máy nào đó có thể đi từ nơi này sang nơi khác như truyện
cổ tích) hoặc là tính năng tương tương nhưng giá và cơng nghệ rẻ hơn thì chắc chắn
rào cản gia nhập ngành chế tạo máy bay vẫn là đích quá xa cho các doanh nghiệp
khác.
Hiện tại các dòng sản phẩm mới ra chưa có gì nổi bật để có thể cạnh tranh với đối thủ
đứng đầu iphone.

III. Apple giải quyết với áp lực cạnh tranh như thế nào?
3.1 Chiến lược để thu hút khách hàng.
- quảng cáo: đây là 1 phần then chốt trong giao tiếp giữa Apple và khách hàng
“ giấc mơ của tôi là mọi người trên thế giới này có 1 chiếc máy tính apple riêng, để
làm được như vậy, chúng ta phải là 1 công ty tiếp thi vĩ đại”

- bán hàng trực tiếp: thận trọng với việc bán lẻ.các cửa hàng bán lẻ đã chứng
minh cho sự đổi mới công nghệ của apple,các cửa hàng được thiết kế dựa trên kinh
nghiệm sâu sắc về khách hàng.
- bán hàng qua mạng: apple đã tung ra 1 chiến dịch tiếp thị đặc biệt trong suốt
thời gian qua với những chương trình khuyến mại hấp dẫn..

3.2 Đối với đối thủ cạnh tranh
- công cụ cạnh tranh bằng sản phẩm: nâng cao chất lượng , cải tiến mẫu mã.
Tính đơn giản trong những sản phẩm của apple được bắt nguồn từ sự lựa chọn của
khách hàng,bên cạnh đó Apple không ngừng đưa ra những phiên bản mới cho từng
sản phẩm của mình bằng cách cải tiến sản phẩm thế hệ trước đó
- cạnh tranh bằng giá bán của sản phẩm, sử dụng chiến lược giá từ phía nhà
mạng và đổi lại là hợp đồng cam kết sử dụng dịch vụ không dây lâu dài


- cạnh tranh bằng thương hiệu: luôn là người đi tiên phong dẫn dắt thị trường,
các sản phẩm mới của Apple ln được khách hàng chờ đón bởi những ưu điểm đột
phá, mẫu mã đa dạng...

3.3 Các chiến lược khác
- đối với nhà cung cấp dịch vụ trực tuyến: bắt đầu tiếp cận tất cả các phương
tiện truyền thông, bước đầu là từ xuất bản cho đến báo chí.
- đối với hệ điều hành IOS: biến Apple thành 1 nhà cải tiến hệ điều hành khép
kín tuyệt vời.Apple khơng muốn người khác đặt chân lên nền tảng của họ khi chưa
được phép và ích lợi của nền tảng khép kín chính là quyền kiểm sốt.
- đối với việc phát triển các ứng dụng: Apple không ngừng sáng tạo, nghiên
cứu ra những ứng dụng mang tính


Kết Luận

- con người là cốt lõi của mọi vấn đề, cần được phân tích và xem xét dưới
nhiều góc độ khác nhau điều này có thể đưa đến thành cơng hoặc thất bại cho cơng ty
- cần khuyến khích đam mê và khơi nguồn sáng tạo cho nhân viên
- tổ chức lại phòng ban cho hợp lý, các phòng ban có quan hệ chặt chẽ với
nhau, làm cho bộ máy gọn nhẹ ít tốn kém chi phí
-trao đơi ,tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm và nân cao năng lực lãnh đạo của nhà
quản trị
- ln tìm hiểu thị hiếu và nhu cầu của người tieu dùng
-biết rõ thị trường, đói thủ cạnh tranh, điểm mạnh ,yếu của doanh nghiệp mình
- cải tiến cơng nghệ kỹ thuật theo kịp thời đại để sản phẩ không bị lỗi thời



×