Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Su dung cac PP tich cuc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.94 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Trường THCS Thị Trấn Tổ tự nhiên. CHUYÊN ĐỀ 1 : SỬ DỤNG “ LINH HOẠT CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC ” TRONG GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ – HÓA – SINH Ở TRƯỜNG THCS NĂM HỌC: 2015-2016. I .Đặt vấn đề. Cùng với xu hướng phát triển của thời đại về các lĩnh vực khoa học - công nghệ, sự bùng nổ về thông tin, Giáo dục – Đào tạo cũng có những bước phát triển mới. Trong những năm gần đây, Giáo dục – Đào tạo nước ta có nhiều đổi mới về nội dung và các kỹ thuật dạy học . Để đáp ứng yêu cầu cung cấp nguồn nhân lực có đủ khả năng phục vụ cho xã hội phát triển trong tương lai, việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những yêu cầu bức thiết hiện nay. Phương pháp dạy học tích cực lấy người học làm trung tâm là một trong những mục tiêu giáo dục được nhiều nhà giáo dục nghiên cứu, đúc kết từ thực tiễn và xây dựng thành những lý luận mang tính khoa học và hệ thống. Phương pháp dạy học theo lối phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học. Giáo viên là người giữ vai trò hướng dẫn, gợi ý, tổ chức, giúp cho người học tự tìm kiếm, khám phá những tri thức mới theo kiểu tranh luận, hội thảo theo nhóm. Họ có vai trò là “trọng tài”, điều khiển tiến trình giờ dạy. Vì vậy sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực này chú ý đến đối tượng người học, coi trọng việc nâng cao khả năng cho người học; nêu tình huống, kích thích hứng thú, suy nghĩ và phân xử các ý kiến đối lập của người học, từ đó hệ thống hóa các vấn đề, tổng kết bài giảng, khắc sâu những tri thức cần nắm vững. II- Thực trạng : 1.Thuận lợi: a) Veà phía giaùo vieân: Giáo viên trẻ, năng nổ nhiệt tình trong công tác Luôn học hỏi kinh nghiệm nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Không ngừng học tập qua sách tham khảo, tài liệu nâng cao và qua mạng internet Tích cực trong đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy tính chủ động sáng tạo của học sinh trong học tập b) Veà phía HS: Thích thú khi được tiếp thu phương pháp dạy học mới từ giáo viên Thích tự tìm tòi, tự học hỏi để tiếp thu kiến thức mới 2. Khoù khaên : a) Veà phía giaùo vieân: Giáo viên chưa hiểu rõ các kỹ thuật dạy học tích cực nên chưa vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực vào bài dạy ..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> Giáo viên còn ít thời gian để vận dụng nhiều phương pháp tích cực trong 1 tiết dạy . Một số giáo viên chưa mạnh dạn trong việc việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát huy sự chủ động tích cực của học sinh Một số giáo viên ít chịu học hỏi qua sách, qua mạng nhằm nâng cao tay nghề b) Veà phía HS: Các em còn lúng túng mỗi khi tiếp thu kỹ thuật dạy học mới từ giáo viên. Một số học sinh còn gây ồn ào chưa chú ý thực hiện theo các yêu cầu của giáo viên. Một số học sinh còn chay lười, thụ động trong học tập. * Nguyên nhân tồn tại thực trạng của đơn vị : a) Veà phía giaùo vieân: Do ít tìm hiểu kiến thức, các kỹ thuật dạy học mới qua sách, qua mạng nên giáo viên chưa tự tin khi đổi mới phương pháp, chưa sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực. b) Veà phía HS: Các em không học bài, chuẩn bị bài ở nhà nên rất thụ động trong học tập * Giaûi phaùp cuï theå : a) Veà phía giaùo vieân: Giáo viên cần tăng cường học hỏi kinh nghiệm đồng nghiệp nhằm nâng cao trình độ chuyên môn và tay nghề Cần thường xuyên học hỏi, tìm hiểu việc đổi mới các phương pháp dạy học tích cực và sử dụng linh hoạt các phương pháp qua sách tham khảo, chuyên môn và qua mạng internet. b) Veà phía HS: Cần tích cực chuẩn bị bài ở nhà để chủ động hơn khi tiếp thu kiến thức mới tại lớp III. Nội dung chuyên đề : 1. Phương pháp vấn đáp gợi mở Là quá trình tương tác giữa giáo viên và học sinh được thực hiện qua hệ thống câu hỏi và trả lời tương ứng về một chủ đề nhất định . Giáo viên không trực tiếp đưa ra những kiến thức hoàn chỉnh mà hướng dẫn học sinh tư duy từng bước để tự tìm ra kiến thức mới . Loại câu hỏi có yêu cầu thấp , đòi hỏi khả năng tái hiện kiến thức nhớ lại và trình bày lại điều đã học Loại câu hỏi có yêu cầu cao đòi hỏi sự thông hiểu , kỹ năng phân tích tổpng hợp , so sánh thể hiện các khái niệm , định lý. Quy trình thực hiện: Bước 1 : Xác định mục tiêu bài học và đối tượng dạy học . xác định được đơn vị kiến thức kỹ năng cơ bản trong bài học và tỉm cách diễn đạt các nội dung này dưới dạng câu hỏi gợi ý và dẫn dắc học sinh . Bước 2: Dự kiến nội dung các câu hỏi , hình thức hỏi , thời điểm đặt câu hỏi , trình tự của các câu hỏi. Dự kiến các nội dung các câu trả lời của học sinh , các câu nhận xét hoặc trả của giáo viên của giáo viên đối với học.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> . Bước 3: Dự kiến câu hỏi phụ để tùy tình hình đối tượng cụ thể mà tiếp tục gợi ý , dẫn đắc học sinh Bước 4: Giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi dự kiến phì hợp với trình độ nhận thức của từng đối tượng học sinh ,trong quá trình tiến hành bài dạy và trình bày chú ý thu thập thông tin phản hồi từ phía học sinh * Chú ý rút kinh nghiệm về tính rõ ràng , chính xác và trật tự logic của hệ thống câu họi đã đượpc sử dụng trong giờ dạy l 2. Phương pháp dạy học hợp tác trong nhóm nhỏ: *. Quy trình thực hiện : Bước 1: Làm việc chung cả lớp: - Nêu vấn đề, xác định nhiệm vụ nhận thức - Tổ chức các nhóm, giao nhiệm vụ cho các nhóm - Hướng dẫn cách làm việc theo nhóm. Bước 2: Làm việc theo nhóm - Phân công trong nhóm, từng cá nhân làm việc độc lập - Trao đổi ý kiến, thảo luận trong nhóm - Cử đại diện trình bày kết quả làm việc của nhóm. Bước 3: Thảo luận, tổng kết ttước toàn lớp - Các nhóm lần lượt báo cáo kết quả - Thảo luận chung. - GV tổng kết, đặt vấn đề cho bài tiếp theo hoặc vấn đề tiếp theo. 3. PP trực quan: a. Quy trình thực hiện Bước 1: GV treo những đồ dùng trực quan hoặc giới thiệu về các vật dụng thí nghiệm, các thiết bị kỹ thuật…Nêu yêu cầu định hướng cho sự quan sát của HS. Bước 2: GV trình bày các nội dung trong lược đồ, sơ đồ, bản đồ… tiến hành làm thí nghiệm, trình chiếu các thiết bị kỹ thuật, phim đèn chiếu, phim điện ảnh… Bước 3: Yêu cầu HS trình bày lại, giải thích nội dung sơ đồ, biểu đồ, trình bày những gì thu nhận được qua thí nghiệm hoặc qua những phương tiện kỹ thuật, phim đèn chiếu, phim điện ảnh. Bước 4: Từ những chi tiết, thông tin HS thu được từ phương tiện trực quan, GV nêu câu hỏi yêu cầu HS rút ra kết luận khái quát về vấn đề mà phương tiện trực quan cần chuyển tải. 4. Phương pháp luyện tập và thực hành: Một số lưu ý khi sử dụng PP luyện tập, thực hành: - Các bài tập luyện tập được nhắc đi nhắc lại ngày càng khắt khe hơn, nhanh hơn và áp lực lên HS cũng mạnh hơn. Tuy nhiên áp lực không nên quá cao mà chỉ vừa đủ để khuyến khích HS làm bài chịu khó hơn. - Thời gian cho luyện tập, thực hành cũng không nên kéo dài quá dễ gây nên sự nhạt nhẽo và nhàm chán. - Cần thiết kế các bài tập có sự phân hoá để khuyến khích mọi đối tượng HS. - Có thể tổ chức các hoạt động luyện tập, thực hành thông qua nhiều hoạt động khác nhau, kể cả việc tổ chức thành các trò chơi học tập. * Quy trình thực hiện : Bước 1: HS tìm hiểu nội dung bài tập( thực hành) Bước 2: GV hướng dẫn học sinh mục tiêu của nội dung Bước 3: Gv hướng dẫn nhọc sinh giải các câu hỏi bài tập( nội dung thực hành).

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Bước 4: HS hoạt động luyện tập- thực hành thông qua nhiều hoạt động khác nhau. 5. Phương pháp bàn tay nặn bột * Quy trình thực hiện : Pha 1: Đưa ra tình huống xuất phát và câu hỏi nêu vấn đề Pha 2: Hình thành biểu tượng ban đầu của học sinh Pha 3: Đề xuất giả thuyết và phương án kiểm chứng giả thuyết Pha 4: Tìm tòi nghiên cứu Pha 5: Kết luận, hệ thống hóa kiến thức * Biện Pháp thực hiện : Pha 1: Giáo viên chủ động đưa ra tình huống xuất phát như là một cách dẫn nhập và bài học. Tình huống xuất phát phải ngắn gọn, gần gũi dễ hiểu đối với học sinh. Tình huống xuất phát nhằm đưa ra câu hỏi nêu vấn đề (câu hỏi nêu vấn đề phải là câu hỏi mở tuyệt đối không được dùng câu hỏi đóng). Tuy nhiên có những trường hợp không nhất thiết phải có tình huống xuất phát mới đề xuất được câu hỏi nêu vấn đề (tùy vào từng kiến thức và từng trường hợp cụ thể) Lưu ý: Học sinh phải có một vở bài thực hành không phải là vở nháp cũng không phải là vở ghi chép thông thừơng của học sinh; cũng không phải là cuốn vở để giáo viên dùng để sửa lỗi cho học sinh mà nhằm mục đích chính là để học sinh tự do diễn đạt suy nghĩ ý kiến của mình thông qua ngôn ngữ viết từ đó học sinh nhớ lâu hơn và hiểu sâu sắc hơn. Pha 2: Giáo viên khuyến khích học sinh nêu những suy nghĩ, nhận thức ban đầu của mình trước khi được học kiến thức mới. Giáo viên có thể yêu cầu học sinh nhắc lại kiến thức cũ liên quan đến kiến thức mới của bài học để làm bộc lộ quan niệm ban đầu của học sinh Giáo viên có thể yêu cầu học sinh trình bày quan niệm ban đầu thông qua lời nói, viết hoặc vẽ để biểu hiện suy nghĩ. Lưu ý: Khi học sinh trình bày quan điểm, các câu hỏi đề xuất GV không được nhận xét mà ghi các câu hỏi lên góc phải của bảng. Pha 3: Từ các câu hỏi được đề xuất, giáo viên nêu câu hỏi cho học sinh, đề nghị các em đề xuất các giả thuyết và thiết kế phương án thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu để kiểm chứng Nếu ý kiến của của học sinh nêu lên có ý đúng nhưng ngôn từ chưa chuẩn xác hoặc diễn đạt chưa rõ thì giáo viên nên gợi ý và từng bước giúp học sinh hoàn thiện diễn đạt. Giáo viên cũng có thể yêu cầu học sinh khác chỉnh sửa cho rõ ý. Giáo viên có thể nhận xét trực tiếp nhưng yêu cầu học sinh khác cho ý kiến về phương pháp mà học sinh đó nêu ra thì tốt hơn Sau khi học sinh đề xuất được các phương án thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu, giáo viên nêu nhận xét chung và quyết định tiến hành phương án kiểm chứng phù hợp nhất..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Lưu ý: Khi học sinh trình bày ý kiến chưa đúng GV không nên chê bai hoặc nhận xét tiêu cực để tránh sự rụt rè, xấu hổ của học sinh. Pha 4: Nếu phải làm thí nghiệm thì ưu tiên thực hiện thí nghiệm trực tiếp trên vật thật. Một số trường hợp không thể tiến hành trực tiếp trên vật thật có thể trên mô hình hoặc cho học sinh quan sát trên tranh vẽ. Đối với quan sát giáo viên ưu tiên quan sát vật thật trước sau đó mới cho học sinh quan sát trên tranh vẽ hay mô hình Khi tiến hành thí nghiệm hoặc quan sát giáo viên cần nêu rõ yêu cầu và mục đích tiến hành trước khi cho học sinh tiến hành thí nghiệm hoặc quan sát Khi tiến hành thí nghiệm hoặc quan sát giáo viên yêu cầu học sinh phải ghi lại kết quả( bằng lời hay vẽ sơ đồ) Khi học sinh làm thí nghiệm giáo viên bao quát lớp, quan sát từng nhóm. Nếu thấy nhóm hoặc học sinh nào làm sai thì giáo viên chỉ nhắc nhở trong nhóm đó hoặc riêng học sinh đó. Pha 5: Sau khi thực hiện thực nghiệm tìm tòi – nghiên cứu, các câu trả lời dần dần được giải quyết. Giáo viên có nhiệm vụ tóm tắt, kết luận và hệ thống lại để học sinh ghi vào vở coi như là kiến thức của bài học Giáo viên khắc sâu kiến thức cho học sinh bằng cách cho học sinh nhìn lại, đối chiếu lại với các ý kiến ban đầu để tự phát hiện ra mình sai hay đúng và tự sữa chữa thay đổi một cách chủ động Nếu kiến thức phức tạp và dài giáo viên có thể in sẵn tờ rời tóm tắt kiến thức của bài học để phát cho học sinh dán vào vở thực hành hoặc tập hợp thành một tập riêng để tránh mất thời gian ghi chép IV. Keát luaän: Trong học tập, không phải mọi tri thức, kĩ năng, thái độ đều được hình thành bằng những hoạt động độc lập cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp thầy - trò, trò trò, tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường chiếm lĩnh nội dung học tập. Thông qua thảo luận, tranh luận trong tập thể, ý kiến mỗi cá nhân được bộc lộ, khẳng định hay bác bỏ, qua đó người học nâng mình lên một trình độ mới. Vì vậy đòi hỏi giáo viên phải sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tích cực giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách chủ động.. Tân châu, Ngày 16/9/2016 Người viết. Mai Thị Thúy.

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×