Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

PHUONG PHAP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.6 KB, 6 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b> Phương pháp giáo dục kĩ năng sống cho học sinh trung học cơ sở như thế nào ?</b>
<i>Giáo dục là q trình kết hợp vai trị chủ đạo của giáo viên với sự tự giác tích</i>
<i>cực, tự rèn luyện của học sinh nhằm hình thành ý thức, tính cách và chủ yếu là hình</i>
<i>thành thói quen đạo đức với các chuẩn mực xã hội qui định. </i>


Nhân cách học sinh được hình thành qua hai con đường cơ bản: con đường dạy
học trên lớp và con đường hoạt động ngoài giờ lên lớp. Hoạt động giáo dục ngoài giờ
lên lớp (HĐGDNGLL) là một bộ phận hữu cơ của quá trình giáo dục ở nhà trường
phổ thơng trung học cơ sở (THCS). Đó là những hoạt động được tổ chức ngồi giờ
học các mơn văn hóa ở trên lớp. HĐGDNGLL là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên
lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và
hành động, góp phần hình thành tình cảm, niềm tin và sự phát triển nhân cách cho các
em. HDGDNGLL là điều kiện thuận lợi để học sinh phát huy vai trị chủ thể của mình
trong hoạt động, nâng cao tính tích cực hoạt động rèn luyện nhân cách phát triển toàn
diện.


1. Mục tiêu của HĐGDNGLL: HĐGDNGLL ở trường THCS hướng đến
những mục tiêu sau đây:


- Củng cố và khắc sâu những kiến thức của các môn học, mở rộng và nâng cao
hiểu biết cho học sinh về các lĩnh vực của đời sống xã hội, làm phong phú hơn vốn tri
thức kinh nghiệm hoạt động tập thể của học sinh


- Rèn luyện các kỹ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi học sinh trung học cơ sở
như: kỹ năng giao tiếp ứng xử có văn hóa, kỹ năng tổ chức quản lý và tham gia các
hoạt động tập thể với tư cách là chủ thể hoạt động, khả năng kiểm tra, đánh giá kết
quả học tập, rèn luyện, củng cố phát triển các hành vi, thói quen tốt trong học tập, lao
động và cơng tác xã hội.


- Bồi dưỡng thái độ tự giác, tích cực tham gia các hoạt động tập thể và hoạt
động xã hội, hình thành tình cảm chân thành, niềm tin trong sáng với cuộc sống, với


quê hương đất nước, có thái độ đúng đắn với các hiện tượng tự nhiên và xã hội. Từ
mục tiêu của HĐGDNGLL, cho thấy việc rèn luyện kỹ năng cho học sinh là yêu cầu
rất cơ bản trong quá trình các em tham gia hoạt động, đòi hỏi người giáo viên phải
linh hoạt trong việc sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động. Việc
thay đổi các phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động trong một chủ đề hoạt động
cụ thể sẽ tạo điều kiện hình thành và phát triển các kỹ năng cơ bản ở học sinh. Đó
cũng là giải pháp rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, tức là những kỹ năng - theo tổ
chức UNICEF - mang tính tâm lý xã hội và giao tiếp cá nhân giúp cho con người đưa
ra những quyết định có cơ sở, giao tiếp một cách có hiệu quả, phát triển những kỹ
năng tự xử lý và quản lý bản thân nhằm giúp họ có một cuộc sống lành mạnh và có
hiệu quả.


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

trong các tiết sinh hoạt. Giáo viên thường lặp đi lặp lại một vài hình thức hoạt động
đơn giản như: Sơ kết lớp, vui văn nghệ, tuyên dương khen thưởng học sinh.... Nội
dung hoạt động ít thay đổi, hình thức hoạt động thiếu tính đa dạng. Vì vậy dễ gây sự
nhàm chán, tạo bầu khơng khí uể oải trong hoạt động của học sinh. Hơn nữa, trong
những năm gần đây, tình trạng thanh, thiếu niên, đặc biệt là học sinh trung học cơ sở,
phạm pháp ngày càng gia tăng và mức độ nghiêm trọng của nó đã đến mức báo
động. Học sinh THCS dễ rơi vào những tệ nạn xã hội và góp phần ảnh hưởng đến
mơi trường học đường. Có rất nhiêu nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, nhưng một
trong những ngun nhân chính đó là học sinh ngày nay rất thiếu về các kỹ năng
sống cần thiết. Tình trạng thiếu kĩ năng sống đang khiến giới trẻ gặp lúng túng trong
việc giải quyết các vấn đề của bản thân, của nhóm từ đó dẫn đến trạng thái khủng
hoảng tâm lí khi thiếu một bản lĩnh vững vàng và kĩ năng ứng phó. Nếu như có một
chương trình hoạt động phong phú, có sự định hướng tốt của giáo viên, với vai trò
chủ động của học sinh thì chắc chắn các hoạt động sẽ mang lại tác dụng giáo dục tốt
cho các em. Chính vì vậy, việc nâng cao nhận thức về đổi mới phương pháp tổ
chứcHĐGDNGLL cho học sinh và tiến hành đổi mới phương pháp tổ chức
HĐGDNGLL thực sự là yêu cầu quan trọng trong quá trình đổi mới giáo dục phổ
thơng.



<b>3. Phương hướng đổi mới </b>


3.1. Trước hết, phải đa dạng hóa các hình thức HĐGDNGLL, khắc phục tính
chất đơn điệu, lặp đi lặp lại một vài hình thức đã quá quen thuộc với học sinh và gây
ra nhàm chán, tẻ nhạt đối với các em. Để thực hiện phương hướng này cần cụ thể
hóa ở những điểm sau:


- Nắm thật chắc mục tiêu giáo dục của từng hoạt động cụ thể. Mục tiêu đó định
hướng cho giáo viên trong việc xây dựng nội dung và hình thức hoạt động nhưng
phải đảm bảo tính thống nhất và mối liên hệ chặt chẽ giữa các nội dunghoạt động
của các tuần với nhau.


- Lựa chọn các hình thức hoạt động phù hợp với nội dung của tuần, của tháng.
Những hình thức này có thể được thay đổi hoặc nhắc lại ở mỗi chủ điểm giáo dục
tháng. Điều đó sẽ có tác dụng giúp em thực hiện HĐGDNGLL một cách linh hoạt
chủ động hơn.


- Gắn đổi mới các hình thức hoạt động với đổi mới phương pháp tổ chức
HĐGDNGLL. Điều này thể hiện ở chỗ tăng cường tính chất tương tác, tính sáng tạo
của học sinh khi tham gia hoạt động. Tính sáng tạo là công cụ nhận thức thiết yếu
giúp học sinh nâng cao hiểu biết của mình qua hoạt động. Đổi mới phương pháp tổ
HDGDNGLL là phải khuyến khích tính sáng tạo của học sinh.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

HDGDNGLL phải kiên quyết khắc phục tính áp đặt, bao biện, làm thay học sinh. Cụ
thể là:


- Phải đưa học sinh vào những tình huống cụ thể với những cơng việc được
giao cụ thể. Có như vậy mới giúp các em có điều kiện trưởng thành.



- Phát huy cao độ khả năng của đội ngũ cán bộ lớp, đồng thời khéo léo lôi cuốn
mọi thành viên trong lớp cùng tham gia vào các khâu của qui trình hoạt động. 3.3.
Đổi mới phương pháp tổ chức HDGDNGLL theo phương hướng tăng cường vận
dụng thiết bị và phương tiện dạy học các môn học.


- Trong điều kiện hiện nay, việc huy động sử dụng các thiết bị và phương tiện
dạy học của một số môn vào hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp là cách làm thể
hiện sự sáng tạo và linh hoạt. Những phương tiện dạy học của các mơn học được
dùng cho HĐGĐNGLL có thể là: bản đồ giáo khoa, tranh ảnh, băng hình, sơ đồ biểu
bảng.


- Các phương tiện và thiết bị dạy học có thể có sẵn ở trường hoặc do giáo viên
làm, hoặc học sinh sưu tầm được. Vì vậy với bất kỳ hoạt động nào khi tổ chức thực
hiện cũng phải phối hợp nhiều loại thiết bị và phương tiện dạy học từ nhiều nguồn.


3.4. Đổi mới đánh giá kết quả hoạt động cũng là yêu cầu cần thiết trong quá
trình đổi mới phương pháp tổ chức HĐGDNGLL.


- Khi đánh giá phải so sánh mục tiêu, đối chiếu với mục tiêu để xem xét mức
độ hoạt động của học sinh. Bởi vì đánh giá là hình thức giúp học sinh tự nhìn nhận
những tiến bộ cũng như những tồn tại cần khắc phục trong quá trình tham gia và
điều khiển hoạt động.


- Đánh giá hoạt động cần nhấn mạnh kỹ năng và hành vi, coi đó là yêu cầu cơ
bản cần đạt được trong hoạt động. Học sinh được chủ động tự đánh giá và đánh giá
lẫn nhau.


4. Một số phương pháp tổ chức HĐGDNGLL cụ thể


4.1. Phương pháp tổ chức câu lạc bộ: Câu lạc bộ là một hình thức hoạt động


theo lứa tuổi do Đồn thanh niên tổ chức và quản lí. Mục đích của câu lạc bộ là:
-Tuyên truyền, nâng cao nhận thức và giáo dục đạo đức, truyền thống cho học sinh.


- Tạo điều kiện cho học sinh giao tiếp, ứng xử, vui chơi giải tri lành mạnh. Bày
tỏ quan điểm, tâm tư nguyện vọng trong học tập và cuộc sống.


- Giúp các em giải quyết các vấn đề khó khăn, vướng mắc trong học tập, lao
động và trong cuộc sống hàng ngày . . .


- Phương pháp tổ chức câu lạc bộ có thể thực hiện theo qui trình sau:


<i>Bước 1: Chuẩn bị nội dung và hình thức hoạt động câu lạc bộ tương ứng với</i>
các chủ điểm hàng tháng.


<i>Bước 2: Lập kế hoạch triển khai hoạt động câu lạc bộ, phân công trách nhiệm</i>
- Xác định thời gian tổ chức câu lạc bộ.


- Thông báo rộng rãi đến từng thành viên được phân công công việc và thành
viên câu lạc bộ.


<i>Bước 3: Tổ chức thực hiện kế hoạch đã định. </i>


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

- Trân trọng những sáng kiến dù nhỏ của mỗi thành viên.


- Linh hoạt điều chỉnh các nội dung hoạt động sao cho phù hợp với điều kiện
cụ thể.


- Nhanh chóng giải quyết những yêu cầu phát sinh.


<i>Bước 4: Tổ chức hoạt động theo chương trình, nội dung đã định. </i>



- Khai mạc: Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu chương trình.
- Từng bước tiến hành các nội dung hoạt động theo chương trình, xen kẽ các
nội dung sao cho buổi sinh hoạt sôi nổi, hấp dẫn, tránh nhàm chán, đảm bảo thời
gian qui định.


<i>4.2: Phương pháp tổ chức hội thi Mục đích hội thi: </i>


- Góp phần bồi dưỡng cho các em động cơ học tập tích cực, kích thích hứng
thú nhận thức.


- Phát hiện, bồi dưỡng các em có năng khiếu. phát huy tính sáng tạo, độc lập
suy nghĩ.


- Góp phần nâng cao đời sống văn hóa, bồi dưỡng, phát triển và hoàn thiện
nhân cách của học sinh trong nhà trường.


Tổ chức hội thi là một hình thức kiểm tra, đánh giá trình độ, nghiệp vụ tổ chức
hoạt động dạy học của giáo viên.Tổ chức hội thi cịn là hình thức kiểm tra, đánh giá
kết quả học tập, rèn luyện tu dưỡng của học sinh. Cách tiến hành và tổ chức hội thi:


Bước 1: Xác định chủ đề, mục tiêu, nội dung hội thi và đặt tên cho hội thi.
Căn cứ vào nhiệm vụ năm học, nội đung và chương trình HĐGDNGLL, nhu cầu và
nguyện vọng của học sinh để lựa chọn chủ đề hội thi, đặt tên cho hội thi, xác định
mục tiêu, nội dung hội thi. (ví dụ: Thi tìm hiểu về HIV/AIDS, lấy chủ đề “Em cũng
góp phần chống HIVIAIDS”. . . )


<i>Bước 2: Xác định thời gian và địa điểm tổ chức hội thi. Sau khi lựa chọn chủ</i>
đề hội thi, cần xác định thời điểm tổ chức hội thi. Thời điểm tổ chức hội thi thường
được chọn vào những có ý nghĩa lịch sử hoặc ngày cao điểm của một đợt thi đua,


một đợt hoạt động theo chủ đề, chủ điểm (20/11 , 22/12, 3/2 . . . ), hoặc những ngày
kỉ niệm: Thành lập trường. ngày truyền thống địa phương hoặc tháng an tồn giao
thơng, tháng vì người nghèo..


<i>Bước 3. Tổ chức công tác thông tin. Tuyên truyền, vận động cho hội thi. </i>
Để tổ chức hội thi đạt được mục tiêu giáo dục, cần phải làm tốt công tác thông tin
tuyên truyền. Cần phải thông báo cụ thể chủ đề, nội dung, mục đích và u cầu hội
thi tới tồn thể giáo viên và học sinh trước khi tổ chức hội thi một thời gian thích
hợp để các em có thời gian chuẩn bị và luyện tập.


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5>

<i>Bước 5: Thiết kế nội dung chương trình hội thi </i>


<i>Bước 6: Dự trù kinh phí, chuẩn bị cơ sở vật chất. . . cho hội thi </i>
<i>Bước 7: Tổ chức hội thi : Trước khi tiến hành hội thi: </i>


- Tạo bầu khơng khí sơi nổi, phấn khởi cho hội thi qua các phương tiện thông
tin đại chúng và các phương tiện hỗ trợ khác: băng rôn, biểu ngữ, cờ, các phương
tiện âm thanh …


- Kiểm tra tồn bộ cơng tác chuẩn bị của lớp, khối tham gia, công tác chuẩn bị
của các tiểu ban, của ban giám khảo.


Kiểm tra cơ sở vật chất, trang thiết bị. loa máy, sân khấu, phần thưởng
-Thơng báo chương trình hội thi tới các thành phần tham dự hội thi.


- Họp ban giám khảo để phổ biến biểu điểm, qui cách chấm và tính điểm. xác
định các yêu cầu đối với ban giám khảo và qui trình hoạt động của ban giám khảo
hội thi. Sau khi đã hồn tất các cơng việc, hội thi được tiến hành theo chương trình
đã định:



- Khai mạc hội thi: Tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu, giới thiệu danh sách các
đơn vị, cá nhân, giới thiệu ban giám khảo, thơng báo chương trình hội thi.


- Phần tự giới thiệu hoặc ra mắt các đội thi hoặc toàn đoàn dự thi.
- Tiến hành hội thi.


<i>Bước 8: Kết thúc hội thi: </i>


- Ban tổ chức công bố kết quả, tổng kết, đánh giá hội thi.


- Trao giải thưởng hội thi, cảm ơn các đại biểu, các nhà tài trợ hội thi .


<i>- Rút kinh nghiệm, thông báo về những công việc sắp tới, dặn dò học sinh. . </i>
- Kết thúc hội thi trong khơng khí hân hoan, phấn khởi.


<i>4.3. Phương pháp thảo luận chuyên đề Mục đích thảo luận: </i>


- Giúp học sinh có cơ hội được cùng nhau chia sẻ, trao đổi thông tin, hợp tác
để giải quyết các vấn đề, thơng qua đó giúp nhau hiểu một cách đúng đắn những vấn
đề được thảo luận.


- Giúp cho học sinh có cơ hội được bày tỏ những ý kiến, những quan điểm của
mình một cách dân chủ, tự tin để kiểm chứng hay để tự khẳng định và tự điều chỉnh.


- Hình thành và phát triển cho học sinh kĩ năng trình bày trước tập thể, biết
thuyết phục người khác, biết bảo vệ chính kiến của mình, biết lắng nghe và chia sẻ,
biết hợp tác.


Thảo luận chuyền đề cần phải thực hiện theo các bước sau:
<i>Bước 1: Định hướng cho thảo luận: </i>



- Đặt tên cho chủ đề hay chuyên đề thảo luận.
- Các nội dung cần thảo luận.


- Hình thức thảo luận (theo lớp hay theo nhóm).
- Ấn định thời gian thảo luận.


<i>Bước 2: Chuẩn bị cho thảo luận Đối với giáo viên: </i>
- Thông báo nội dung cần thảo luận cho toàn lớp.


- Gợi ý những tài liệu cần thiết cho học sinh nghiên cứu, tham khảo để chuẩn
bị cho thảo luận.


</div>
<span class='text_page_counter'>(6)</span><div class='page_container' data-page=6>

- Giao trách nhiệm cho cán bộ lớp và triển khai tổ chức hội thảo.


- Họp cán bộ lớp để kiểm tra, rà sót các nội dung cơng tác, giải quyết những
vấn đề khó khăn. Đối với học sinh:


- Cán bộ lớp xây dựng kế hoạch thảo luận và gợi ý về nội dung thảo luận cho
các bạn chuẩn bị.


- Hướng dẫn các thành viên nghiên cứu tài liệu để chuẩn bị nội dung cho thảo
luận, có thể phân cơng, giao nhiệm vụ cho các tổ, nhóm, cá nhân theo sở thích, tự
nguyện hay bắt buộc.


- Phân cơng các nhiệm vụ khác như trang trí, dẫn chương trình, chuẩn bị cơ sở
vất chất, văn nghệ, mời đại biểu.


- Cử người điều khiển thảo luận, cần chú ý đến những người có khả năng ứng
xử tốt.



- Chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ để xen kẽ khi thảo luận.


- Họp báo cáo kết quả chuẩn bị với giáo viên trước ngày tổ chức thảo luận, kịp
thời giải quyết những vướng mắc (nếu có).


<i>Bước 3: Tiến hành thảo luận </i>


- Người dẫn chương trình tuyên bố lí do, giới thiệu đại biểu.


- Người điều khiển thơng báo chương trình thảo luận, nêu các vấn đề cần thảo
luận.


- Tiến hành thảo luận nêu. Người điều khiển khéo léo dẫn dắt, điều khiển, khêu
gợi sự mạnh dạn, tích cực của mọi người tham gia để thảo luận sôi nổi và có hiệu
quả.


- Xen kẽ một số tiết mục văn nghệ.


- Khi gặp khó khăn, có thể có sự tham gia của các cố vấn hay giáo viên chủ
nhiệm: Gợi ý, nêu lên các vấn đề hay hướng dẫn để giúp học sinh thảo luận sôi nổi
và đúng hướng.


<i>Bước 4: Kết thúc thảo luận Người điều khiển tổng kết kết quả thảo luận. </i>
- Mời giáo viên nhận xét, đánh giá và đính hướng cho các hoạt động kế tiếp.
- Kết thúc thảo luận trong tiếng nhạc sôi động hay một bài hát tập thể vui
nhộn. Để thực hiện được phương hướng đổi mới, đòi hỏi GV phải nắm chắc các kỹ
năng sau: kỹ năng quan sát, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng giao bài tập, kỹ năng phản
hồi, kỹ năng trình bày, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng kiên định, kỹ
năng hợp tác, kỹ năng tìm kiếm sự hỗ trợ, kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn


đề, kỹ năng tự nhận thức . . .


</div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×