Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tài liệu Nghiên cứu lý luận về doanh nghiệp doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.76 KB, 15 trang )

ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN KINH TẾ CHÍNH TRỊ

Đề tài: Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam lí luận và thực
tiễn
Người thực hiện : Nguyễn Văn Học
Lớp : Quản lí kinh tế 47A
Người hướng dẫn : GS.TS. Phạm Quang Phan
Mở đầu
I. Nghiên cứu lí luận về doanh nghiệp Nhà nước và cổ phần hóa doanh
nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế ở Việt Nam
1. Doanh nghiệp Nhà nước
a. Khái niệm
b. Vị trí và vai trò
2. Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước
a. Khái niệm
b. Vị trí và vai trò
II.Thực trạng doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam
1. Trước thời kì đổi mới (trước 1986)
2. Từ thời kì đổi mới đến nay (từ 1986->nay)
3. Đánh giá thành tựu, hạn chế của doanh nghiệp Nhà nước
4. Những vấn đề đặt ra trong việc củng cố sắp xếp các doanh nghiệp Nhà
nước
III. Nghiên cứu quan điểm và các giải pháp tiến hành cổ phần hóa
doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam
1. Các quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề cổ phần hóa doanh
nghiệp Nhà nước
2. Các giải pháp cơ bản tiến hành cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước
Kết luận
- Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của việc nghiên cứu đề tài
Danh mục tài liệu tham khảo.


MỞ ĐẦU

Như đã biết đất nước ta là một nước nghèo, các trang thiết bị lạc hậu, nguồn
tài chính hạn hẹp nên các doanh nghiệp Nhà nước hầu như không có khả năng cạnh
tranh trên thị trường và đổi mới công nghệ cũng như sản phẩm. Ngân sách Nhà
nước không có khả năng cấp vốn và bao cấp các doanh nghiệp Nhà nước như trước
đây. Các ngân hàng cho vay cũng phải có các điều kiện bảo đảm như tài sản thế
chấp, khả năng kinh doanh để tính khả năng thu hồi vốn. Hầu hết các doanh nghiệp
ở trong tình trạng không có vốn nhưng cũng không có cách nào để huy động. Đối
mặt với những khó khăn đó, cổ phần hóa được coi là một giải pháp nhằm tạo ra môi
trường huy động vốn dài hạn cho các doanh nghiệp để đầu tư chiều sâu đổi mới
công nghệ. Vì vậy đây là lựa chọn tất yếu có tính khách quan. Cổ phần hóa là một
nội dung quan trọng trong công cuộc đổi mới. Cổ phần hóa thu hút được một nguồn
vốn nhất định trong công nhân viên tại doanh nghiệp và ngoài xã hội, tạo ra một
động lực trong quản lý và phát huy tốt hơn tính sáng tạo, cần cù của người lao động
việc làm của người lao động đảm bảo tốt hơn nên doanh thu lợi nhuận và các khoản
nộp ngân sách, tích lũy vốn của doanh nghiệp và chính thu nhập của người lao động
sẽ tăng lên chuyển đổi hình thức sở hữu với quy chế quản lý mới,người lao động sẽ
phát huy ý thức kỷ luật, tự giác, chủ động tinh thần tiết kiệm trong lao động góp
phần làm cho hiệu quả trong sản xuất kinh doanh ngày càng cao, mang lợi ích thiết
thực cho bản thân mình, công ty Nhà nước và xã hội.
NỘI DUNG

I. NGHIÊN CỨU LÍ LUẬN VỀ DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC VÀ CỔ PHẦN HÓA
DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC TRONG NỀN KINH TẾ Ở VIỆT NAM
1. Doanh nghiệp Nhà nước
a. Khái niệm: Theo điều 1 của luật doanh nghiệp Nhà nước quy định.
Doanh nghiệp Nhà nước là tổ chức kinh tế do Nhà nước đầu tư vốn, thành
lập và tổ chức quản lý, hoạt động kinh doanh hoặc hoạt động côn gích, nhằm thực
hiện mục tiêu kinh tế xã hội do Nhà nước gia….

- Doanh nghiệp Nhà nước, có tư cách pháp nhân, pháp quyền và nghĩa vụ
dân sự, tự chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động, kinh doanh trong phạm vi số vốn
do doanh nghiệp quản lý.
b. Vị trí và vai trò của doanh nghiệp Nhà nước trong nền kinh tế nhiều thành
phần.
Sự hình thành và phát triển doanh nghiệp Nhà nước của mỗi quốc gia tuy có
những đặc điểm riêng nhất định, song có đặc điểm chung là thường tập trung vào
những ngành, những lĩnh vực then chốt, giữ vị trí vai trò chủ đạo trong nền kinh tế
quốc dân.
Trả qua nhiều năm xây dựng và phát triển, doanh nghiệp Nhà nước ở nước ta
đã trở thành một lực lượng kinh tế hùng hậu, nhất là trong các ngành sản xuất và
dịch vụ quan trọng. Trong nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần của nước ta doanh
nghiệp Nhà nước giữ vị trí hàng đầu và vai trò chủ đạo được thể hiện ở các mặt sau:
- Doanh nghiệp Nhà nước là lực lượng vật chất quan trọng, và là công cụ
quản lý để Nhà nước định hướng và điều tiết vĩ mô nền kinh tế quốc dân. Nhà nước
điều tiết phát triển của các thành phần kinh tế thông qua các hệ thống pháp luật, kế
hoạch và chính sách, đồng thời sử dụng doanh nghiệp Nhà nước như là một thực lực
kinh tế, làm cơ sở đảm bảo cho những cân đối chủ yếu trong quá trình phát triển nền
kinh tế quốc dân.
- Doanh nghiệp Nhà nước là một trong số các nguồn chủ yếu cung cấp tài
chính cho ngân sách Nhà nước. Nhờ có đóng góp to lớn về tài chính của các doanh
nghiệp Nhà nước cho ngân sách, Nhà nước có thêm vốn đầu tư vào lĩnh vực kết cấu
hạ tầng kinh tế kỹ thuật nhằm bảo đảm cung cấp các loại hàng hóa và dịch vụ công
cộng cho xã hội, góp phần tích cực vào nâng cao tốc độ và hiệu quả phát triển nền
kinh tế quốc dân.
- Doanh nghiệp Nhà nước là nơi đặc biệt quan trọng thu hút viện trợ vốn đầu
tư nước ngoài cho phát triển kinh tế xã hội của đất nước: Để đáp ứng nhu cầu to lớn
về vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cần tận lực khai thác các nguồn lực tài
chính bên trong nước kết hợp thu hút nguồn nhân lực bên ngoài. Thu hút tài trợ các
nguồn vốn bên ngoài vào các lĩnh vực như khai thác than, dầu khí, chế tạo hàng

điện tử, ô tô, xe máy…
- Doanh nghiệp Nhà nước gánh vác trách nhiệm nặng nề trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội.
Như vậy, doanh nghiệp Nhà nước là trung tâm tiêu biểu của khoa học, công
nghệ, là tấm gương sáng về quản lý, các doanh nghiệp không chỉ chịu phục vụ riêng
cho mình, mà còn góp phần phổ biến trang bị khoa học, công nghệ mới…. Doanh
nghiệp Nhà nước còn tạo ra công ăn việc làm cho người lao động, cải thiện cuộc
sống, nâng cao văn hóa giáo dục, giảm sự chênh lệch thành thị và nông thôn…
2. Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước
a. Khái niệm
Trước xu thế phát triển ngày càng cao của thị trường thế giới và những yêu
cầu của nền kinh tế "mở" thì mô hình hoạt động cứng nhắc của các doanh nghiệp
Nhà nước không còn phù hợp đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam.
Trên thế giới, xu thế cổ phần hóa đã diễn ra mạnh mẽ từ những năm 80, cổ phần hóa
có thể hiểu là việc chuyển một doanh nghiệp Nhà nước thuộc sở hữu Nhà nước
thành công ty cổ phần thuộc sở hữu tập thể nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động và
huy động vốn đáp ứng cho nhu cầu đầu tư và phát triển.
Như vậy, cổ phần hóa chính là phương thức thực hiện xã hội hóa sở hữu,
chuyển đổi từ sở hữu toàn dân sang sở hữu tập thể. Đây là một công cụ huy động
vốn đạt hiệu quả cao, tạo điều kiện cho người lao động thực sự làm chủ doanh
nghiệp.
b. Vị trí và vai trò của cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước
Cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước là lối ra phù hợp với khu vực kinh tế
Nhà nước, nó có vị trí vai trò trên nhiều mặt sau:
- Cổ phần hóa giải tỏa được bế tắc khủng hoảng về vốn cho doanh nghiệp cổ
phần hóa để tạo điều kiện cho nó mở rộng sản xuất kinh doanh, giảm nhẹ gánh nặng
tài chính cho Nhà nước, Nhà nước có thể thu hồi vốn đầu tư ở doanh nghiệp để
chuyển sang đầu tư các hoạt động ưu tiên hơn nhằm tạo đòn bẩy sang đầu tư cho
các hoạt động ưu tiên hơn nhằm tạo đòn bẩy thúc đẩy phát triển của toàn bộ xã hội,
như đầu tư cho kết cấu hạ tầng kỹ thuật công trình phúc lợi, giáo dục khoa học..

- Cổ phần hóa thông qua đa dạng hóa sở hữu tạo động lực cho người lao
động. Cổ phần hóa bảo đảm sở hữu hóa cho người lao động tại công ty, xí nghiệp
bằng cách cho họ tham gia đầu tư mua cổ phiếu, thực hiện quyền làm chủ thực sự,
có tính vật chất trên phần vốn đóng góp của họ và thực sự phấn đấu hăng hái cho
nâng cao hiệu quả đồng vốn có.
- Cổ phần hóa cho phép dứt bỏ được chế độ bao cấp ngân sách của Nhà
nước, gạt bỏ chỉ đạo nhiều chi phí kinh tế của các cơ quan chủ quản bên trên. Đồng
thời làm cho doanh nghiệp thực sự trở thành chủ thể kinh doanh, chỉ hoạt động vì
mục tiêu của doanh nghiệp.
- Cổ phần hóa tạo điều kiện cải tiến, đổi mới cộng tác lãnh đạo quản lý doanh
nghiệp, tập trung vào đồng bộ thống nhất thực sự vì lợi ích chung và lợi ích riêng
trong doanh nghiệp.
- Cổ phần hóa tạo điều kiện cho doanh nghiệp cổ phần được tự chủ, chủ động
trong quan hệ tự nguyện liên doanh, liên kết kinh tế với các tổ chức và cá nhân
trong và ngoài nước, mở ra khả năng tự nguyện hợp tác kinh doanh.
- Như vậy, cổ phần hóa con đường ngắn nhất vừa bảo tồn vốn cho Nhà nước,
giúp các doanh nghiệp tồn tại và phát triển thực hiện những chủ trương của Đảng và
Nhà nước, thu hút được nguồn vốn trong dân, còn tạo môi trường cạnh tranh bình
đẳng, khuyến khích được mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển
II. THỰC TRẠNG DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM
1. Trước thời kì đổi mới (trước 1986)
Từ năm 1986 trở về trước, khu vực kinh tế Nhà nước ở nước ta hoạt động
trong cơ chế kế hoạch tập trung quan liêu bao cấp, tăng trưởng với tốc độ chậm, thất
thường và hiệu quả kinh tế xã hội thấp.
Do chủ quan duy ý chí và nóng vội đi lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta đã phát
triển ào ào, tràn lan nền kinh tế quốc dân làm cho số doanh nghiệp Nhà nước từ
7000 năm 1976 tăng lên 12.000 năm 1986. Điều này đã gây ra tình trạng lãng phí
tiền của của Nhà nước vào xây dựng và trang bị các doanh nghiệp Nhà nước. Hơn
nữa, quản lý các doanh nghiệp Nhà nước lại thực hiện theo cơ chế bao cấp trong
một thời gian dài, làm cho hiệu quả sử dụng tài sản trong khu vực kinh tế Nhà nước

còn thấp, thiếu vốn và chiếm dụng vốn lẫn nhau trở thành một hiện tượng phổ biến.
2.Từ thời kì đổi mới đến nay (từ 1986 đến nay)
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12/1986) đánh dấu
các mốc quan trọng trong tiến trình đổi mới kinh tế xã hội của đất nước.
- Cùng với quá trình đổi mới và chuyển đổi cơ chế đã làm cho doanh nghiệp
Nhà nước năng động hơn, hiệu quả hơn. Số lượng doanh nghiệp Nhà nước từ năm
1989 là 12.000, sau khi mạnh tay sắp xếp lại đã giảm đi quá nửa, nhưng tỷ trọng
GDP của khu vực kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế quốc dân lại tăng lên, từ
37,6% năm 1986 tăng lên 43,3% năm 1995, năm 2000 khoảng 39%; trong 5 năm
1991 - 1995 tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của khu vực doanh
nghiệp Nhà nước đạt 11,7%, trong đó của toàn bộ nền kinh tế quốc dân chỉ là 8,2%.
- Tuy đã đạt được nhiều kết quả, nhiều tích cực song trước xu thế toàn cầu
hóa, hội nhập kinh tế mà có không ít các doanh nghiệp Nhà nước làm ăn thua lỗ,
làm mất vốn của Nhà nước, không có khả năng thanh toán công nợ. Theo báo cáo
của Bộ Tài chính tại hội nghị ngành tài chính toàn quốc họp tại Hà Nội ngày 9 đến
ngày 10/11/1998 số doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ có giảm dần từ 21% năm 1991
còn 16% năm 1995 nhưng đến năm 1996 lại tăng lên 22%. Năm 1997 có 1923
doanh nghiệp thua lỗ, chiếm 35% tổng số doanh nghiệp Nhà nước. Các doanh
nghiệp Nhà nước có quy mô còn bé và không đồng đều, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật,
công nghệ, tay nghề kém, kinh nghiệm, quản lý còn nhiều bất cập đã làm cho các
doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ trầm trọng.
3. Đánh giá thành tựu, hạn chế của doanh nghiệp Nhà nước

×