Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM MỸ THUẬT 6

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (13.21 MB, 26 trang )

SKKN: Kinh nghiệm dạy học tích hợp “Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”
vào bài vẽ tranh Đề tài bộ đội, mơn Mĩ thuật lớp 6.

MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chủ tịch Hồ Chí Minh, vị lãnh tụ vĩ đại vơ cùng kính u của dân tộc Việt
Nam. Tên tuổi cũng như những phẩm chất cao đẹp của Người đã vang khắp năm
Châu. Người là một nhà cách mạng lỗi lạc, nhà văn hóa lớn, một nhà tư tưởng vĩ đại.
Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người đã vận dụng sáng tạo chủ
nghĩa Mác – Lênin vào thực tiễn cách mạng Việt Nam trên mọi lĩnh vực như chính trị,
kinh tế - xã hội cũng như sự nghiệp giáo dục. Người đã để lại tài sản vô giá là tư
tưởng và tấm gương đạo đức cao đẹp, trong sáng, mẫu mực, kết tinh những giá trị
truyền thống của dân tộc, của nhân loại và thời đại. Cuộc đời hoạt động cách mạng
của Người mãi mãi là tấm gương cho các thế hệ chúng ta học tập và noi theo.
Đảng và Nhà nước ta đang triển khai Chỉ thị 05-CT/TW về “Đẩy mạnh học tập
và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” nên việc quán triệt giáo dục
học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người là cần thiết. Cơng việc
này sẽ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông ngày càng tốt hơn, đạt được
những mục tiêu đã được xác định của ngành giáo dục hiện nay.
Hiện nay đất nước ta đang trên đà phát triển về mọi mặt, đẩy mạnh sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đổi mới theo hướng tích cực, chủ động hội nhập thế
giới. Vừa giữ gìn bản sắc văn hố, tiếp thu có chọn lọc nền văn hố thế giới. Vì vậy
việc học tập rèn luyện tư tưởng đạo đức, lối sống và làm theo tấm gương đạo đức Hồ
Chí Minh là việc làm hết sức cần thiết, bởi vì tư tưởng của Người là nền tảng của xã
hội, là động lực vượt qua khó khăn thử thách để phát triển kinh tế đất nước, hoàn
thiện nhân cách của mỗi con người Việt Nam.
Môn Mĩ thuật ở trường phổ thơng có nhiều ưu thế trong việc tích hợp nội dung
bộ mơn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Tích hợp giáo dục nội dung tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong giảng
Giáo viên:


Trang 1


dạy là cần thiết, tuy nhiên cần chọn lộc, tiến hành theo đúng yêu cầu, nguyên tắc của
giáo dục, phù hợp tâm lí lứa tuổi học sinh, đảm bảo tự nhiên, nhẹ nhàng tránh kiên
cưỡng, quá tải và gượng ép.
Môn Mĩ thuật cũng là môn luôn đem đến cho các em cái hay, cái đẹp, một cách
nhìn thân thiện với thế giới xung quanh. Qua bài vẽ hướng các em lòng yêu thiên
nhiên, quê hương đất nước, truyền thống tốt đẹp của dân tộc, lịng biết ơn ơng cha ta
đã đổ bao xương máu để có cuộc sống tốt đẹp ngày hôm nay, giáo dục cho học sinh
tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội…Ngoài những phương pháp dạy học truyền
thống giáo viên cần phải lồng ghép tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong
từng tiết dạy để học sinh thấm nhuần tư tưởng, đạo đức, phong cách của Người. Học
tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách của Bác để sau này trở thành những
cơng dân có đủ phẩm chất cách mạng, có tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội.
Để đạt được mục tiêu giáo dục của Đảng và Nhà nước ta, nguyện vọng hồi
bão lớn của Bác Hồ, địi hỏi bất cứ giáo viên bộ môn nào cũng phải không ngừng
nâng cao năng lực chuyên môn, phẩm chất đạo đức người thầy giáo, luôn cải tiến
phương pháp, nghiệp vụ giảng dạy, đồng hành dạy “chữ” với dạy “người”.
Xuất phát từ những lí do trên tơi đã mạnh dạn chọn đề tài: “Kinh nghiệm dạy
học tích hợp tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong bài vẽ tranh “Đề tài
bộ đội” môn Mĩ thuật lớp 6 ở Trường THPT ”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Trang bị cho học sinh những hiểu biết cần thiết, cơ bản về đạo đức Hồ Chí
Minh, trên cơ sở đó các em có được nhận thức, thái độ và hành vi tích cực theo tư
tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Giáo dục ý thức quan tâm đến cuộc vận động này, làm cho việc học tập và làm theo
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trở thành thói quen và nếp sống của học
sinh.
Phát triển kĩ năng thực hành, kĩ năng phát hiện và ứng xử tích cực trong việc

học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Góp phần giáo dục

Giáo viên:

Trang 2


cho học sinh trở thành công dân tốt, biết sống và học tập theo tư tưởng, đạo đức,
phong cách Hồ Chí Minh và có trách nhiệm với đất nước.
3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Khi tích hợp tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào bài giảng cần
thực hiện những vấn đề sau:
Chuẩn bị cần thiết cho mỗi bài giảng
Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài
Hướng dẫn học sinh cách vẽ tranh
Với ba nhiệm vụ này là đã tiến hành những phần quan trọng nhất ở bài dạy Vẽ tranh
trong chương trình Mĩ thuật lớp 6.
4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Trao đổi với học sinh, thu thập tài liệu qua các em.
- Thông qua các đợt kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong tiết
sinh hoạt dưới cờ; các cuộc thi kể chuyên về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
- Sử dụng kiến thức liên môn như: Bộ môn lịch sử, văn học...
5. PHẠM VI NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Phân môn vẽ tranh, Mơn mĩ thuật lớp 6
Nội dung cần áp dụng: Tồn bộ bài 13. Vẽ tranh: Đề tài bộ đội.
Đối tượng là học sinh khối lớp 6 năm học 2020- 2021, trường Trung học phổ
thông .
STT

LỚP


SĨ SỐ

1

6A1

42

2

6A2

41

3

6A3

41

4

6A4

41

5

6A5


40

6

6A6

40

NỘI DUNG
Giáo viên:

Trang 3


I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ
Hiện nay đất nước ta đang đẩy mạnh phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội theo hướng
hiện đại hoá cùng xây dựng chủ nghĩa xã hội.Từng bước hội nhập quốc tế đưa nước ta
sớm trở thành nước công nghiệp, sánh vai với các cường quốc năm châu thực hiện
mục tiêu của Đảng là “Xây dựng thành công CNXH và bảo vệ vững chắc nước Việt
Nam XHCN” học sinh khi ra trường phải là người có tài, có đức, có tri thức, lí tưởng,
sức khỏe, thẩm mĩ.
Cùng với các mơn học khác như: Ngữ Văn, GDCD, Âm nhạc, Hoạt động ngoài
giờ lên lớp…Giáo dục đạo đức cho học sinh qua tiết học Mĩ thuật là rất quan trọng, vì
mơn Mĩ thuật ln đem đến cho các em sự sáng tạo, cái hay cái đẹp trong cuộc sống,
giúp các em thêm yêu mến quê hương đất nước và con người Việt Nam.
Là giáo viên dạy môn Mĩ thuật, qua nhiều năm giảng dạy tơi nhận thấy việc
giáo dục lịng u q hương, đất nước là điều rất cần thiết nhằm nâng cao được tư
tưởng đạo đức cách mạng cho học sinh.
Để giáo dục thế hệ trẻ tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, có lối sống lành

mạnh, tinh thần yêu nước, yêu CNXH sâu sắc thì việc lồng ghép tư tưởng, đạo đức,
phong cách của Bác trong dạy Mĩ thuật có thể góp phần nhỏ nào đó hình thành nhân
cách, lối sống của học sinh.

II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1. Thuận lợi
Sở giáo dục và Đào tạo Tỉnh Bình Dương đã quan tâm và hỗ trợ tận tình, Ban
giám hiệu nhà trường đã tạo mọi điều kiện về cơ sở vật chất, phương tiện như: máy
chiếu, máy tính kết nối internet …cùng với các đồ dùng dạy học như: tranh, ảnh, băng
đĩa, giá vẽ, màu vẽ,..

Giáo viên:

Trang 4


Tổ chuyên môn luôn quan tâm sâu sắc, thường xuyên tổ chức các buổi thao
giảng, dự giờ góp ý nhằm củng cố và nâng cao phương pháp và kinh nghiệm giảng
dạy cho tổ viên.
Được tham gia các lớp bồi dưỡng cải cách thay sách giáo khoa theo phương
pháp mới môn mĩ thuật, lớp tập huấn đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm
tra đánh giá kết quả học tập của học sinh môn Mĩ thuật trường Trung học cơ sở, cho
nên giáo viên có nhiều cơ hội mở mang ý tưởng cho từng bài dạy tốt hơn.
Là giáo viên đã dạy Mĩ thuật nhiều năm tôi đã đúc kết cho mình một số kinh
nghiệm và sưu tầm được nhiều đồ dùng dạy học cần thiết như: Tranh ảnh, các loại
băng đĩa phục vụ cho bài dạy, mẫu vẽ, tài liệu về một số tác giả, tác phẩm tiêu biểu
của Mĩ thuật Việt Nam và thế giới,…
Nhờ được trang bị đầy đủ kiến thức, đào tạo đúng nghiệp vụ đồng thời luôn
được bồi dưỡng kiến thức kịp thời khi có những thay đổi về cải cách giáo dục trong
phương pháp giảng dạy. Công nghệ thông tin phát triển nên có điều kiện nghiên cứu

những tài liệu và được cập nhật thơng tin có liên quan đến bộ mơn Mĩ thuật một cách
nhanh nhất.
Đối với học sinh các em rất vui và thích thú khi đươc tiếp xúc với bộ mơn Mĩ
thuật.
2. Khó khăn
Do đặc thù địa phương: Trường Trung học phổ thông nằm trong vùng nông
thôn xã , học sinh đa số sống trên địa bàn nên các em chưa có điều kiện để tham gia
câu lạc bộ vẽ tranh ở nhà văn hoá thiếu nhi của huyện, tỉnh nên hạn chế tư duy sáng
tạo và khả năng học hỏi của các em.
Học sinh có năng khiếu về mơn học này rất ít (khoảng 30%)
Thành phần gia đình đa số là nơng dân nên ngồi giờ học ở trường, các em cịn
phải lao động phụ giúp gia đình nên có ảnh hưởng đến thời gian học tập, bên cạnh đó
một số ít phụ huynh chưa quan tâm nhiều đến việc học của con em mình.
Mặc dù đã được trang bị rất nhiều về cơ sở vật chất nhưng trong q trình dạy
giáo viên gặp khơng ít những khó khăn như: trường chưa có phịng chức năng cho bộ
mơn nên khi giáo viên muốn cho học sinh xem tranh ảnh, băng đĩa thì phải di chuyển
từ phịng học sang phịng nghe nhìn, như vậy rất tốn thời gian và ảnh hưởng đến giờ
lên lớp, cháy giáo án,…
Giáo viên:

Trang 5


3. Biện pháp khắc phục
Dự giờ, thao giảng rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy môn mĩ thuật.
Kết hợp chặc chẽ với giáo viên chủ nhiệm, gia đình học sinh và các giáo viên bộ môn
khác để nắm bắt tình hình của từng cá nhân học sinh từ đó có biện pháp giảng dạy và
giáo dục phù hợp.
III. CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Chuẩn bị

1.1 Chuẩn bị về nội dung và tư liệu
1.1.1 Đối với giáo viên
Giáo viên đọc và nghiên cứu kỹ sách giáo khoa, sách giáo viên và sách tham
khảo để xác định đúng vị trí, mục đích, yêu cầu và hệ thống kiến thức cơ bản, trọng
tâm của bài giảng.
Ngoài ra, giáo viên sưu tầm một số hình ảnh, tư liệu về Bác Hồ.
Giáo viên cho học sinh chuẩn bị từ trước tiểu phẩm nói về Bác Hồ với bộ đội để
cho học sinh trình diễn trong phần khởi động.
Soạn bài giảng bằng chương trình Microsoft PowerPoint. Giáo án là một trong
những yếu tố quyết định sự thành công của tiết dạy.
1.1.2 Đối với học sinh
Đọc sách giáo khoa trước để nắm sơ lược nội dung của bài học.
Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.
Tiểu phẩm nói về Bác Hồ với bộ đội đã tập dợt từ trước để trình diễn trong phần
khởi động.
Dụng cụ học tập như: giấy, chì, màu vẽ,…
1.2 Chuẩn bị về phương pháp
Ngồi việc ứng dụng cơng nghệ thơng tin thì giáo viên cần chuẩn bị tốt các
phương pháp như: Trực quan, gợi mở, vấn đáp, hoạt động nhóm, liên hệ thực tiễn
cuộc sống, kĩ thuật sắm vai…Trong đó quan trọng nhất là phương pháp trực quan
giúp học sinh quan sát, nhận xét để hiểu được cách sắp xếp bố cục. Tiếp đến là
Giáo viên:

Trang 6


phương pháp vấn đáp giúp học sinh phát huy được tính tích cực tạo điều kiện phát
huy tính sáng tạo của các em, đồng thời giáo viên biết được mức độ nhận thức của
học sinh. Phương pháp hướng dẫn học sinh thực hành bằng các silde trong bài giảng
điện tử sẽ giúp học sinh thích thú hơn và giáo viên cũng đỡ tốn thời gian hơn cho hoạt

động này.
2. Thực hiện
Phần I: GIỚI THIỆU BÀI
Giáo viên cho học sinh lên diễn tiểu phẩm trong khoảng thời gian 5 phút (nội
dung nói về Bác với Quân đội nhân dân Việt Nam).
Giáo viên cho hoc sinh rút ra bài học kinh nghiệm thông qua tiểu phẩm và dẫn dắt
vào bài mới: Đâu chỉ trong chiến tranh những người lính mới qn mình vì độc lập,
tự do cho đất nước mà ngay cả thời bình, người lính vẫn phải chịu những thiệt thịi,
lặng lẽ cống hiến hi sinh tuổi thanh xuân cho đất nước. Từ hình ảnh người lính đem
con chữ đến những bản làng nghèo xa xôi, thắp lên hi vọng và ước mơ cho những em
nhỏ vùng cao, đến hình ảnh người lính chia sẻ cùng nhân dân những nhọc nhằn, gian
khó đã trở thành quen thuộc với chúng ta, để bày tỏ sự trân q và lịng biết ơn của
mình đối với những người lính, thì hơm nay lớp chúng ta sẽ cùng thể hiện tình cảm
đó thơng qua bài vẽ tranh Đề tài bộ đội.
Giáo viên trình chiếu silde 1:

Học sinh ghi tựa bài mới vào tập
Giáo viên trình chiếu silde 2 tóm tắt nội dung chính của bài học:

Giáo viên:

Trang 7


Phần II: NỘI DUNG BÀI GIẢNG
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm và chọn nội dung đề tài
Giáo viên chiếu silde tiếp theo cho học sinh xem một số hình ảnh về Bộ đội

Giáo viên:


Trang 8


Giáo viên cho học sinh hoạt động theo 4 nhóm (thời gian thảo luận là 2 phút)

Nhóm 1: Hãy nêu những hoạt động của chú bộ đội trong thời chiến và thời
bình?
Nhóm 2: Gồm có những qn chủng, binh chủng nào? đặc điểm về qn trang?
Nhóm 3: Đặc điểm hình dáng, kiểu cách các loại vũ khí, và phương tiện tác
chiến gắn liền với bộ đội?
Nhóm 4: Kể một số tấm gương anh hùng, liệt sĩ, thương binh trong chiến đấu,
lao động hoặc đời sống sinh hoạt thường ngày?
Sau khi đại diện các nhóm trả lời, các nhóm khác tham gia đóng góp ý kiến bổ sung,
giáo viên chốt lại: Đề tài Bộ đội rất phong phú, sinh động vì có nhiều hoạt động,
nhiều bối cảnh khác nhau, hình ảnh các anh, chị bộ đội thông qua những hoạt động
luyện tập, chiến đấu, lao động, sinh hoạt luôn được nhân dân yêu mến. Tùy theo địa
phương, vùng miền khác nhau có thể tìm và chọn nội dung đề tài khác nhau (bộ đội
Hải qn, Biên phịng, Khơng qn, Bộ binh ở miền biển đảo, miền núi, thành phố,
nông thôn…). Chú ý đến trang phục của các binh chủng trong quân đội.

Giáo viên:

Trang 9


Bộ đội giúp dân

Bộ đội đang tập dợt trên thao trường

Bộ đội Bộ binh


Không quân
Giáo viên:

Trang 10

Bộ đội Tăng thiết giáp

Hải Quân


GƯƠNG ANH HÙNG TIÊU BIỂU

Giáo viên:

Trang 11

Anh hùng Võ Thị Sáu

Anh hùng Nguyễn Văn Trỗi


Sau khi giáo viên cho học sinh xem tranh, ảnh để củng cố phần trả lời của 4
nhóm, giáo viên đặt thêm câu hỏi:
? Tại sao gọi là “Bộ đội Cụ Hồ”?
? Hãy nêu một số hoạt động của thiếu nhi nhân Ngày thành lập Quân Đội Nhân
Dân Việt Nam?
Sau khi học sinh trả lời, giáo viên trình chiếu hình ảnh về Bác và lồng ghép tư
tưởng Hồ Chí Minh vào bài học:


Giáo viên:

Trang 12


Đồng bào các dân tộc đã gọi các đơn vị vũ trang ta là “Bộ đội Ông Ké”, Bộ đội
Ông Cụ”. Về sau, khi biết tên Ông Cụ là Chủ tịch Hồ Chí Minh nên mọi người đã
chuyển cách gọi thành ‘Bộ đội Cụ Hồ”. Rồi từ chiến khu Việt Bắc, tên gọi yêu quý đó
dần dần lan rộng ra trên phạm vi cả nước vào những năm đầu của cuộc kháng chiến
chóng Pháp. Từ đó tên “Bộ đội Cụ Hồ” mãi mãi trong lòng dân.
Bác Hồ và Đảng Cộng sản Việt Nam sáng lập ra quân đội cách mạng. Bác dạy
quân đội phải: Trung với nước, hiếu với dân ; nhiệm vụ nào cũng hồn thành; khó
khăn nào cũng vượt qua; kẻ thù nào cũng đánh thắng. Hình ảnh anh Bộ đội ln gần
gũi, gắn bó, đồng cam cộng khổ với nhân dân. Điều đó phản ánh đạo đức, tình cảm
cao đẹp của Bác Hồ với dân tộc, với non song đất nước.
Hình ảnh cá anh (chị) bộ đội ln thu hút được tình cảm kính trọng, u mến
của thiếu nhi, là tấm gương sáng để các em học tập và noi theo.
Ngày 22/12/1944, theo chỉ thị của Bác Hồ, đội Việt Nam tuyên truyền giải
quân được thành lập tại Cao bằng. Đồng chí Võ Nguyên Giáp được Bác Hồ ủy nhiệm
lãnh đạo, thành lập Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân đầu tiên tại đây, sau
này lấy ngày này làm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.

Giáo viên:

Trang 13


(Qua những sự kiện trên, giáo viên giáo dục học sinh về niêm tự hào dân tộc; về
Đảng, Bác Hồ; về non sơng đất nước Việt Nam, từ đó thế hệ các em biết gìn giữ và
phát huy những truyền thống quí báu của dân tộc).

Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh vẽ tranh
Hỏi: Em hãy nêu các bước vẽ tranh đề tài?
Học sinh trả lời: gồm 4 bước
Bước 1: Tìm và chọn nội dung đề tài
Bước 2: Tìm bố cục (phác mảng chính, mảng phụ)
Bước 3: Vẽ hình
Bước 4: Vẽ màu

Giáo viên trình chiếu các bước vẽ:

Bước 1

Giáo viên:

Bước 2

Trang 14
Bước 3

Bước 4


Giáo viên chiếu silde minh họa tên bìa sách ở vị trí khác nhau

Hoạt động 3: Hướng dẫn học sinh làm bài
Giáo viên trình chiếu silde bài tập

Vẽ một bức tranh về đề tài
Bộ đội, màu sắc tự chọn.


Trước khi học sinh làm bài, giáo viên cho học sinh xem bài vẽ của học sinh
những năm học trước.
Trong quá trình học sinh làm bài, giáo viên đến từng học sinh góp ý về nội
dung đề tài và cách vẽ phác bố cục. Gợi ý để học sinh phát huy trí tường tượng và
sáng tạo riêng.
Gợi ý hình ảnh Bác Hồ cùng với thiếu nhi đến thăm Bộ đội (thăm Bộ đội đang
luyện tập, sinh hoạt; thăm bảo tàng,…).
Khi học sinh vẽ, giáo viên theo dõi và góp ý để các em hồn thành bài tập.
Khuyến khích cách tìm tịi và thể hiện riêng của học sinh.
Hoạt động 4: Đánh giá kết quả học tập
Giáo viên chọn một số bài vẽ của học sinh và đính lên bảng, cho học sinh nhận
xét, xếp loại. Giáo viên gợi ý học sinh nhận xét về: lựa chọn nội dung đề tài, cách sắp
xếp bố cục, hình mảng chính, hình mảng phụ, hình vẽ và màu sắc.

Nội dung

Giáo viên:

Trang 15


Giáo viên khen ngợi những bài vẽ hình ảnh Bác Hồ (đánh giá bài vẽ với các
mức độ khác nhau).
Với mỗi bài, giáo viên cần gợi ý, nhấn mạnh tới một vài ưu điểm để định
hướng cho học sinh phát biểu.
Giáo viên nhận xét chung về tiết học, dặn học sinh chuẩn bị cho bài sau.
Giáo viên nhận xét, xếp loại lại và tổng kết bài học.
Phần III: TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH (phần học sinh ghi vào tập)
Bài 13: Vẽ tranh
ĐỀ TÀI BƠ ĐỘI

I.
Tìm và chọn nội dung đề tài
- Có nhiều nội dung về đề tài Bộ đội: Chân dung anh Bộ đội, Bộ đội lao động,
mừng chiến thắng, vui chơi cùng thiếu nhi, canh gác, giúp dân,…
- Gồm có nhiều qn chủng, binh chủng: Bộ binh, Khơng quân, Tăng thiết giáp,
Hải quân…
- Trang phục, quân trang: Ba lơ, nón cối, bình ton…, Phương tiện và vũ khí: xe
tăng, máy bay, tên lửa…
- Một số gương anh hùng, liệt sỹ tiêu biểu: Chị Võ Thị Sáu, Anh Nguyễn Văn
II.

III.

Trỗi, Anh Lê Văn Tám…
Cách vẽ tranh: Gồm 4 bước
Bước 1: Tìm và chọn nội dung đề tài
Bước 2: Sắp xếp bố cục (phác mảng chính, mảng phụ)
Bước 3: Vẽ hình
Bước 4: Vẽ màu.
Bài tập
Vẽ một bức tranh về đề tài Bộ đội, màu sắc tự chọn.

KẾT LUẬN
1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
Giáo viên:

Trang 16


Việc đổi mới phương pháp và tích hợp tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí

Minh vào bài vẽ tranh nói riêng và mơn Mĩ thuật nói chung và cũng như bao môn học
khác là điều rất cần thiết đối với tình hình thực tế hiện nay. Mục đích là thể hiện được
kỹ năng bài vẽ và tư duy sáng tạo và hình thành nhân cách của học sinh.
Về kỹ năng: Học sinh đã biết lựa chọn nội dung đề tài phù hợp với yêu cầu bài
vẽ. Nhận thấy được sự đa dạng, phong phú trong chiến đấu, sinh hoạt, học tập và tình
cảm quân dân cao đẹp của Quân đội nhân dân Việt Nam. Biết cách tự tạo ra cái đẹp
cho bản thân mình và cho cuộc sống. Vẽ được một bức tranh về Đề tài Bộ đội theo
yêu cầu bài học.
Về thái độ: Hiểu được bản chất cao đẹp của Anh Bộ đội Cụ Hồ. Thể hiện tình
cảm yêu quý, kính trọng đối với các anh, chị Bộ đội. Các em u q cuộc sống mn
màu, mn vẻ của thế giới xung quanh, từ đó nhân rộng lên thành tình yêu quê
hương, đất nước và con người Việt Nam.
Dưới đây là một số thống kê ở khối lớp 6 trường Trung học phổ thông để
chúng ta tiện so sánh kết quả khi chưa áp dụng và đã áp dụng phương pháp tích hợp
tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh vào bài giảng.
Kết quả của năm học 2019 - 2020 (khi chưa áp dụng)
Đạt

Chưa đạt

Stt

Lớp

Sĩ số

Số lượng(hs)

Tỉ lệ (%)


Số lượng(hs)

Tỉ lệ (%)

1

6A1

36

31

86.1%

05

13.9%

2

6A2

36

33

91.7%

03


8.3%

3

6A3

36

30

83.3%

06

16.7%

4

6A4

35

31

88.6%

04

11.4%


5

6A5

35

31

88.6%

04

11.4%

6

6A6

35

32

88.9%

03

11.1%

Qua thời gian giảng dạy tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh cùng với
sáng tạo của người giáo viên và hoạt động tích cực của học sinh kết quả đạt được sau

khi tích hợp tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong bài giảng rất khả quan.
Kết quả của năm học 2020 - 2021 (Sau khi áp dụng)
Giáo viên:

Trang 17


Đạt

Chưa đạt

Stt

Lớp

Sĩ số

Số lượng(hs)

Tỉ lệ (%)

Số lượng(hs)

Tỉ lệ (%)

1

6A1

42


42

0

0

2

6A2

41

41

100
100

0

0

3

6A3

41

41


100

0

0

4

6A4

41

41

100

0

0

5

6A5

40

40

100


0

0

6

6A6

40

40

100

0

0

Với bảng số liệu trên cho thấy 100% học sinh xếp đạt. Đó cũng là cơ sở là nền
tảng để lên các lớp trên các em học tốt hơn. Qua đó ta thấy để học sinh đạt kết quả
cao trong học tập thì người giáo viên ngồi sử dụng một số phương pháp dạy truyền
thống còn cần kết hợp nhiều phương pháp khác và sự hỗ trợ của thiết bị, công nghệ
thông tin và tích hợp vào bài giảng để tiết học sinh động hơn, hiệu quả hơn.
2. BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Khi lên lớp giáo viên nên tạo hứng thú, khơng khí lớp nhẹ nhàng, đầm ấm ngay
từ đầu giờ học để giáo viên có thể gần gũi học sinh, hồ nhập với các em như: thảo
luận nhóm, tổ chức trị chơi, sắm vai, quan sát thực tế... Có như vậy lớp học mới học
mới diễn ra tự nhiên, sôi nổi và giáo viên dễ dàng dẫn dắt các em thực hiện tốt các
u cầu của mình đề ra.
Khi tích hợp tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong đổi mới

phương pháp dạy học cần kết hợp hài hòa giữa ý tưởng thiết kế nội dung bài giảng
với đặc trưng từng bộ môn; phải đảm bảo chuyển tải được kiến thức cơ bản cần thiết;
mặt khác phải đảm bảo tính thẩm mĩ, khoa học và tiện lợi. Điều đó địi hỏi khi tích
hợp, giáo viên cần nắm bắt được kết cấu của bài giảng. Những thơng tin, tư liệu, hình
ảnh… cần phải được chọn lọc, thiết thực và phù hợp với nội dung bài giảng.
Người giáo viên phải thường xuyên học hỏi, tự học để nâng cao kiến thức,
cũng như thường xun tìm tịi những phương pháp hay để vận dụng vào giảng dạy.
Tăng cường dự giờ, học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp.
Giáo viên:

Trang 18


Khi nhận xét bài vẽ của học sinh giáo viên nên tuyên dương, động viên, khích
lệ học sinh nhằm khuyến khích các em tích cực học tập. Tránh chê bai bài của học
sinh trước lớp, như vậy các em sẽ thiếu tự tin và không mạnh dạn phát huy khả năng
sáng tạo của mình.
Với kết quả đạt được như trên, tơi có thể tự tin áp dụng cho nhiều bài bài giảng
khác, nhiểu đối tượng học sinh khác nhau trong nhà trường.
3. PHẠM VI ỨNG DỤNG VÀ HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA ĐỀ TÀI
Những giải pháp trình bày ở trên đã được bản thân đút kết kinh nghiệm từ
những năm học qua, tôi nhận thấy kết quả học tập của học sinh khả quan hơn, 100%
học sinh xếp loại Đạt, học sinh hứng thú hơn trong học tập và đa số các em rất u
thích mơn học này.
Qua bài vẽ hướng các em lòng yêu thiên nhiên, quê hương đất nước, truyền
thống tốt đẹp của dân tộc, lịng biết ơn ơng cha ta đã đổ bao xương máu để có cuộc
sống tốt đẹp ngày hôm nay, giáo dục cho học sinh tinh thần yêu nước, yêu chủ nghĩa
xã hội, từ đó các em cố gắng học thật tốt để sau này ra sức xây dựng và bảo vệ đất
nước.
Với sáng kiến kinh nghiệm này cho thấy chúng ta có thể áp dụng rộng rãi việc

tích hợp tư tưởng Hồ Chí Minh vào bài giảng không những ở phân môn này mà cịn
ở những phân mơn khác, khơng những ở mơn học này mà cịn ở nhiều mơn học khác
trong nhà trường.

4. Ý KIẾN ĐỀ XUẤT
Để nâng cao phẩm chất đạo đức, tinh thần hiếu học, lễ phép, tôn sư trọng đạo
cho học sinh hiện nay thì việc học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh
thực sự rất quan trọng. Vậy thì đối với mỗi thầy giáo, cơ giáo cũng cần phải nghiêm
chỉnh trong cách cư xử với học sinh, tác phong làm việc, hoạt động hàng ngày. Và
thực sự là tấm gương sáng về đạo đức và sáng tạo.
Giáo viên:

Trang 19


Đối với nhà trường: Cần phải nghiêm khắc trong việc xử lý vi phạm của học
sinh, thường xuyên tuyên truyền về tư tưởng của Bác đối với một số môn học, ngoài
giờ lên lớp, tiết sinh hoạt dưới cờ.
Thư viện cần tăng thêm tài liệu về cuộc đời và sự nghiệp của Người.
Phòng truyền thống, phòng đội cần sưu tầm tranh ảnh về Chủ tịch Hồ Chí Minh
và các chiến sỹ cách mạng, những nhà yêu nước, nhà cách mạng.
Khuyến khích HS sưu tầm ảnh tư liệu về cách mạng, về Bác.
Hiện trường Trung học phổ thơng chưa có phịng chức năng riêng cho bộ môn
Mĩ thuật nên chưa thuận tiện cho quá trình dạy và học của giáo viên và học sinh. Nên
có chỗ trưng bày kết quả học tập của học sinh khoá trước để học sinh khoá sau tham
khảo.
Phụ huynh học sinh: Gia đình cần quan tâm, tạo điều kiện để các em có thời
gian chuẩn bị cho việc học.
Mối quan hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội là động lực giúp các em vững
bước trên con đường đi đến tương lai.

5. LỜI KẾT
Môn mĩ thuật là môn học thiên về cái đẹp. Cái đẹp có ở mọi nơi, cái đẹp tự
nhiên của tạo hóa và cái đẹp tạo ra từ con người. Muốn trò giỏi, không chỉ đơn thuần
là dạy các em biết nhận ra cái đẹp, tập tạo ra cái đẹp mà còn phải biết vận dụng cái
đẹp vào học tập, sinh hoạt hàng ngày, cho cơng việc mai sau . Chính vì vậy người
thầy chỉ truyền đạt kiến thức thôi chưa đủ mà còn phải là người giáo dục các em
hướng tới chân, thiện, mĩ trong cuộc sống.
Ngồi ra tơi cịn tìm hiểu tâm sinh lý của học sinh để từng bước dẫn dắt các em
học tập với tinh thần tự giác, phát huy tính sáng tạo. Có thể nói: “Dạy học luôn là
việc làm sáng tạo, luôn làm mới con người về nhận thức, về đạo đức lối sống” người
giáo viên là những kỷ sư tâm hồn, luôn ươm những mầm xanh, chồi biếc. Vậy để gây
hứng thú cho học sinh, làm mới nội dung dạy học, với môn Mĩ thuật tôi nhận thấy
Giáo viên:

Trang 20


tích hợp về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh là nội dung rất quan trọng trong một số
tiết dạy. Nhưng việc áp dụng đó địi hỏi giáo viên cần linh hoạt, phân bố thời gian hợp
lý, kiến thức phù hợp cho từng bài. Tránh tình trạng giáo viên quá sa đà dẫn đến việc
dạy học Mĩ thuật thành tiết kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh.
Chúng ta cũng biết rằng tư tưởng của Người rất rộng lớn trên nhiều lĩnh vực, là
kim chỉ nam cho mọi hoạt động của Đảng và nhân dân ta. Nên chọn lọc nội dung cốt
lõi nhất để lồng ghép hợp lý, làm sao học sinh dễ hiểu, khắc sâu và ghi nhớ.
Trên đây tôi mạnh dạn nêu lên một số kinh nghiệm nhỏ mà bản thân đã thực
hiện trong thời gian qua, rất mong sự trao đổi, góp ý của đồng nghiệp để bản thân có
những tiết dạy lồng ghép tư tưởng Hồ Chí Minh hay hơn nữa, cũng mong rằng những
tiết Mĩ thuật đó sẽ đóng góp một phần nhỏ vào quá trình nhận thức của các em học
sinh.
Xin chân thành cảm ơn!

, ngày 19 tháng 04 năm 2021
Người thực hiện
Đoàn Thị Phương Thơ

MỘT SỐ TRANH, ẢNH MINH HOẠ
Một số hình ảnh hoạt động của giáo viên và học sinh:

Giáo viên:

Trang 21


Học sinh tích cực học tập

Giáo viên:

Trang 22


Giáo viên hướng dận học sinh tìm hiểu bài

Hoạt động nhóm

Học sinh làm bài thực hành.

Giáo viên:

Trang 23



Học sinh trưng bày kết quả học tập

TRANH VẼ CỦA HỌC SINH

Lương Thị Thúy, lớp 6A5

Giáo viên:

Trang 24

Phạm Thanh Ngân, lớp 6A3


Nguyễn Bảo Trâm, lớp 6a3

Đặng Quỳnh Trang, lớp 6A6

Nguyễn Bảo Nhi, lớp 6A1

Nguyễn Minh Tú, lớp 6A4

.

Nguyễn Thị Minh Thư, lớp 6A2

Giáo viên:

Trang 25

Lê Gia hân, lớp 6A3



×