Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

Đánh giá an toàn vốn nội bộ- Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho ngành Ngân hàng Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (500.22 KB, 11 trang )

Đánh giá an toàn vốn nội bộ- Kinh nghiệm quốc tế
và bài học cho ngành Ngân hàng Việt Nam
Lê Thanh Tùng

Ban Kinh tế Trung ương
Ngày nhận: 25/08/2021

Ngày nhận bản sửa: 21/09/2021

Ngày duyệt đăng: 22/09/2021

Tóm tắt: Trong xu thế tồn cầu hóa mạnh mẽ, để khẳng định uy tín, nâng cao năng

lực cạnh tranh và tối đa hóa hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, yêu cầu đề ra cho
hoạt động của ngành Ngân hàng Việt Nam là đáp ứng được các tiêu chuẩn quốc tế.
Chủ trương này được thể hiện rõ qua việc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban
hành Thông tư 41/2016/TT-NHNN (Thông tư 41) quy định tỷ lệ an tồn vốn đối với
tồn Ngành Ngân hàng, Thơng tư 13/2018/TT-NHNN (Thơng tư 13) quy định về hệ
thống kiểm sốt hoạt động và yêu cầu đến 01/01/2021, tất cả các ngân hàng thương
mại trong nước phải đáp ứng 3 trụ cột của Basel II, trong đó có ICAAP. Nghiên cứu
này sử dụng các phương pháp thống kê, so sánh, phân tích- tổng hợp, diễn giải, quy
nạp phân tích việc triển khai ICAAP tại một số quốc gia trên thế giới, thực trạng
triển khai ICAAP ở các NHTM tại Việt Nam hiện nay, từ đó rút ra những bài học
kinh nghiệm cho ngành Ngân hàng Việt Nam.
Từ khóa: ICAAP, Basel II, Ngân hàng Thương mại, Ngân hàng Nhà nước, Stress test
Internal Capital Adequacy Assessment Process - International experiences and lessons for
banking industry in Vietnam

Abstract: In the recent trend of globalization of economic activities, aiming to build credibility,
strengthening competitiveness and maximizing business efficiency, Vietnam banking operations shall
be met in conformity with international standards regulatory. This  has been clearly demonstrated


in Circular No. 41/2016/TT-NHNN dated December 30th, 2016 of the State Bank of Vietnam
Governor  stipulating the capital adequacy ratio for the commercial banks and the foreign banks’
branches in line with the Pillar 1 of Basel II Framework; Circular No. 13/2018/TT-NHNN dated May
18th, 2018 of the State Bank of Vietnam on internal control systems of commercial banks and foreign
banks branches, including ICAAP in the Pillar 2 of Basel II Framework. This paper outlines main
findings on ICAAP implementations in some developed countries in the world and in Vietnam as well,
then summarizes experiences learned from that by using some research methods included analysis,
statistics, synthesis, induction, deduction, comparing….
Keywords: ICAAP, Basel II, Commercial bank, State Bank of Vietnam, Stress test.
Le, Thanh Tung
Email:
Central Economic Commission

© Học viện Ngân hàng
ISSN 1859 - 011X

21

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng
Số 232- Tháng 9. 2021


Đánh giá an toàn vốn nội bộ- Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho ngành Ngân hàng Việt Nam

1. Đặt vấn đề
Khái niệm Khung đánh giá an toàn vốn nội
bộ (ICAAP) lần đầu tiên được nhắc đến
tại Basel II vào tháng 6/2004, sau đó bản
hồn chỉnh được ban hành vào năm 2006.
Theo đó, Basel (2006) đã định nghĩa rằng

“ICAAP đưa ra các hướng dẫn cho ngân
hàng thương mại (NHTM) về đánh giá mức
độ rủi ro, khẩu vị rủi ro, khả năng kiểm tra
sức chịu đựng về vốn (Stress test), mức độ
đủ vốn nội bộ và các nội dung khác. Yêu
cầu chính của khung ICAAP là đánh giá
mức độ đủ vốn với các mức rủi ro thích hợp
của NHTM”.
Mọi tổ chức tín dụng (TCTD), bất kể quy
mơ, đều phải thiết lập được một quy trình
đánh giá an tồn vốn nội bộ của riêng mình
(Edgar, 2005). Resti (2008) cho rằng các
nhà quản lý ngân hàng cần nắm lấy Trụ Cột
2 như một cơ hội để thực hiện đầu tư chiến
lược trong q trình quản lý rủi ro và các
cơng cụ có thể cung cấp giá trị cho các cổ
đông, chứ không đơn thuần là việc tuân thủ
quy định của cơ quan quản lý. Thông qua
ICAAP, nhà quản trị ngân hàng sẽ có cái
nhìn tổng qt, tồn diện về các vấn đề khó
khăn mà ngân hàng đang và sẽ đối mặt, từ
đó có giải pháp cụ thể (The World Bank
Group, 2018).
Mục tiêu của ICAAP nhằm: (i) Gắn kết
công tác quản trị vốn với quản lý rủi ro
trong ngân hàng và hỗ trợ ngân hàng trong
việc đưa ra các quyết định kinh doanh;
(ii) Tự nhận biết về mức độ phù hợp giữa
nguồn vốn nội bộ với hồ sơ rủi ro của ngân
hàng và mơi trường kinh doanh; (iii) Thiết

lập và duy trì mối quan hệ giữa rủi ro và
vốn, đồng thời gắn chặt hiệu quả hoạt động
kinh doanh vào cả rủi ro và vốn. ICAAP
có vai trị quan trọng trong cơng tác quản
lý rủi ro của ngân hàng, giúp tối ưu hiệu
quả sử dụng vốn, thúc đẩy hoạt động kinh
doanh hiệu quả; tăng cường sự vững chắc

22

cho hệ thống ngân hàng. Vì vậy, ICAAP đã
sớm được triển khai ở hệ thống ngân hàng
của nhiều quốc gia trên thế giới.
Nhìn chung, các nghiên cứu này đã đưa ra
nền tảng cơ sở lý luận đầy đủ về ICAAP.
Nhiều nghiên cứu đã thực hiện phân tích
chuyên sâu công tác triển khai ICAAP ở
một số quốc gia nhất định. Tuy nhiên, chưa
nhiều nghiên cứu tập hợp các kinh nghiệm
triển khai ICAAP ở các quốc gia theo các
tiêu chí thuộc nội dung ICAAP và rút ra
bài học kinh nghiệm triển khai ICAAP
cho NHTM Việt Nam theo tiêu chí của nội
dung ICAAP.
Phần tiếp theo nghiên cứu này bao gồm các
nội dung: (2) Kinh nghiệm quốc tế về triển
khai ICAAP tại ngân hàng; (3) Thực trạng
triển khai ICAAP tại các NHTM Việt Nam
hiện nay; (4) Bài học kinh nghiệm về triển
khai ICAAP tại Việt Nam.

2. Kinh nghiệm quốc tế về triển khai
ICAAP tại ngân hàng
Hiện nay, nhiều NHTW và NHTM trên thế
giới tại Đức, Áo, Nga và một số quốc gia ở
Châu Âu, là những quốc gia có nền kinh tế
và hệ thống tài chính ngân hàng phát triển
cao hơn Việt Nam, đã triển khai ICAAP và
đem lại nhiều kết quả tích cực, cụ thể:
2.1. Kinh nghiệm của Cơ quan quản lý tại
Đức
Theo nghiên cứu của Edgar Meister (2005),
thị phần trong hệ thống ngân hàng Đức được
phân chia thành nhiều mảng nhỏ với sự cạnh
khốc liệt giữa các ngân hàng. Có khoảng
2.400 TCTD hoạt động tại thị trường Đức,
phần lớn trong số đó là các ngân hàng đa
năng (universal banks) với những lĩnh vực
kinh doanh ngân hàng đa dạng.
Để tạo tính linh hoạt phù hợp, cơ quan quản
lý tại Đức cho phép các ngân hàng triển

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 232- Tháng 9. 2021


LÊ THANH TÙNG

khai toàn bộ cách tiếp cận đối với các loại
rủi ro trọng yếu mà Basel II cho phép. Các
ngân hàng lớn cũng không được yêu cầu cụ
thể phải sử dụng phương pháp tiêu chuẩn

hay phương pháp nội bộ, họ được quyền
tự do lựa chọn phương pháp phù hợp với
từng ngân hàng. Các tập đoàn ngân hàng
lớn của Đức như Deutsche bank, Dresdner
bank… đều sử dụng phương pháp nội bộ
nâng cao đối với ít nhất một danh mục tại
thời điểm triển khai. Với các ngân hàng
nhỏ hơn, có khoảng 460 ngân hàng sử dụng
phương pháp nội bộ từ thời điểm bắt đầu
triển khai. Số lượng lớn các ngân hàng có
thể triển khai phương pháp nội bộ như vậy
là nhờ các Hiệp hội ngân hàng cung cấp tập
trung phương pháp đo lường rủi ro, dịch vụ
công nghệ thông tin, thông tin về vỡ nợ…
Khi triển khai ICAAP tại thị trường Đức,
cơ quan quản lý gặp thách thức lớn khi đưa
ra các tiêu chuẩn phù hợp đồng thời với hai
yêu cầu là: (i) Mọi TCTD, bất kể quy mô,
đều phải thiết lập được một quy trình đánh
giá an tồn vốn nội bộ của riêng mình; (ii)
Thị trường Đức có rất nhiều các ngân hàng
nhỏ và vừa, khơng có nhiều nguồn lực về
vốn, nhân lực, hệ thống công nghệ, năng
lực và kinh nghiệm quản trị… Theo đó, cơ
quan quản lý cần phải đưa ra những luật
lệ đủ linh hoạt để bắt buộc các ngân hàng
lớn thiết lập những mơ hình và quy trình
quản lý rủi ro tiên tiến, phức tạp nhằm nâng
cao khả năng đo lường và tính tốn vốn mà
khơng gây khó khăn cho các ngân hàng có

quy mơ nhỏ và trình độ quản trị ở mức độ
đơn giản hơn. Đây là lý do mà quy định
“Những yêu cầu tối thiểu trong quản lý rủi
ro” (MaRisk) được ra đời. Với mục đích
đưa ra các “yêu cầu tối thiếu”, MaRisk
được xây dựng dựa trên các “tiêu chuẩn an
toàn và lành mạnh”. Hệ thống quản lý rủi
ro của các ngân hàng nhỏ cũng được coi là
đáp ứng tiêu chuẩn nếu như đạt được các
tiêu chuẩn an tồn và lành mạnh. Vì vậy,

tiêu chuẩn an toàn và lành mạnh được áp
dụng tại mọi TCTD tại thị trường Đức.
Liên quan đến quá trình đánh giá tuân thủ
của cơ quan quản lý, hệ thống giám sát
ngân hàng tại Đức được biết đến là một hệ
thống kép, có hai cơ quan quản lý chịu trách
nhiệm giám sát sự an toàn của hệ thống là
BundesBank (NHTW) và BaFin (Cơ quan
giám sát an tồn tài chính). BundesBank
đóng vai trị giám sát hàng ngày và có cơ
chế chia sẻ kết quả kiểm tra, giám sát cho
BaFin. BaFin cũng có đội ngũ giám sát
thường xuyên/đột xuất khi cần và cơ quan
này có trách nhiệm duy nhất về các hành
động pháp lý đối với hệ thống ngân hàng
(ví dụ cấp và rút giấy phép kinh doanh,
đóng cửa hoạt động, hạn chế hoạt động
kinh doanh của các TCTD…).
Một vấn đề quan trọng trong thực hiện SREP

tại Đức mà cơ quan quản lý đã gặp phải là
nguồn nhân lực. Số lượng các thanh tra viên
trước khi triển khai Basel II khá thấp, chẳng
hạn năm 2001 chỉ có khoảng 100 thanh tra
viên ở BundesBank và BaFin thực hiện quá
trình đánh giá tuân thủ. Để đáp ứng nhu cầu,
BundesBank và BaFin đã cùng nhau tổ chức
các buổi đào tạo từ 2002 đến 2004 để hỗ
trợ các thanh tra (số lượng được đào tạo lên
đến 200 người). Giảng viên là các chuyên
gia trong ngành ngân hàng, ngoài ra cịn có
hơn 150 giảng viên ngồi ngành ngân hàng.
Với nguồn nhân lực thanh tra được cải thiện,
các cơ quan quản lý tập trung vào các ngân
hàng có tính trọng yếu đến sự ổn định của
hệ thống tài chính và có các hoạt động đa
quốc gia. Bên cạnh đó, do số lượng các ngân
hàng nhỏ là khá lớn, cơ quan quản lý khơng
thực hiện q trình đánh giá tn thủ một
cách toàn diện bao gồm thanh tra thực địa
tất cả các ngân hàng theo từng năm (Edgar
Meister, 2005).
2.2. Kinh nghiệm thực hành SREP đảm
bảo việc đánh giá triển khai ICAAP tại Áo

Số 232- Tháng 9. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

23



Đánh giá an toàn vốn nội bộ- Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho ngành Ngân hàng Việt Nam

Tại Châu Âu nói chung, khung Basel được
đưa vào các Chỉ thị tại Nghị viện Châu
Âu để luật hóa các yêu cầu Basel II đối
với các ngân hàng và công ty đầu tư hoạt
động tại Châu Âu (EU). Một phần các yêu
cầu theo Basel II được Nghị viện Châu Âu
đưa vào Chỉ thị 2000/12/EC ban hành ngày
20/3/2000 quy định về hoạt động kinh
doanh liên tục của TCTD, trong đó yêu
cầu về mức đủ vốn cho các NHTM là tiêu
chuẩn hợp pháp bắt buộc. Tại Áo, khung
pháp lý được đưa ra trong Đạo luật ngân
hàng Áo (BWG) cũng như các yêu cầu của
Cơ quan giám sát thị trường tài chính Áo
(FMA). Đối với Trụ cột 2, các yêu cầu sau
đây được thực thi dựa trên cơ sở của Chỉ thị
2000/12/EC:
- Cơ chế quản trị doanh nghiệp lành mạnh
với chức năng nhiệm vụ rõ ràng.
- Quy trình xác định, kiểm sốt, giám sát và
báo cáo rủi ro hiện tại và rủi ro tiềm ẩn một
cách hiệu quả, cơ chế giám kiểm soát nội
bộ thích hợp.
- Đầy đủ quy trình, ngun tắc phù hợp với
bản chất, quy mô, và mức độ phức tạp của
hoạt động kinh doanh.

- Chiến lược tổng thể để đánh giá, rà soát

vốn nội bộ một cách liên tục để đảm bảo
chịu đựng được rủi ro hiện tại và rủi ro tiềm
ẩn, cả về định tính và định lượng.
Chỉ thị 2000/12/EC cũng đưa ra trách
nhiệm của cơ quan quản lý, yêu cầu các cơ
quan này đánh giá chiến lược và quy trình
nội bộ cũng như hồ sơ rủi ro của các ngân
hàng. Trong trường hợp Chỉ thị 2000/12/
EC bị vi phạm, các chế tài sẽ được áp dụng,
có thể bao gồm việc yêu cầu ngân hàng dự
trữ thêm vốn bổ sung. Về phía EU, để hỗ
trợ việc triển khai một cách nhất quán trong
khu vực, Ủy ban các cơ quan giám sát ngân
hàng Châu Âu (CEBS) (bao gồm đại diện
của các cơ quan giám sát thành viên), đã
đưa ra hướng dẫn về áp dụng quy trình
giám sát theo Trụ cột 2 của Basel II. Quá
trình đánh giá SREP của cơ quan quản lý
được tóm tắt như hình 1.
2.3. Kinh nghiệm của Ngân hàng Gazprombank- Nga
Ngân hàng Gazprombank là ngân hàng
quốc doanh Nga, có quy mơ tài sản lớn

Hình 1. Q trình đánh giá SREP của Áo
Nguồn: Oesterreichische Nationalbank và Austrian Financial Market
Authority, 2006

24

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 232- Tháng 9. 2021



LÊ THANH TÙNG

thứ ba tại quốc gia này. Các lĩnh vực kinh
doanh chính của ngân hàng là ngân hàng
bán bn, ngân hàng bán lẻ, ngân hàng đầu
tư và dịch vụ lưu ký. Từ năm 2014, ngân
hàng này đã triển khai thực hiện ICAAP
nhằm đảm bảo mức độ đủ vốn trong việc
quản lý các rủi ro trọng yếu thuộc Trụ cột
1 và các rủi ro khác thuộc Trụ cột 2 theo
yêu cầu Basel II. Việc xác định vốn tổng
thể được ngân hàng này xác định dựa trên
tổng các mức vốn cho từng loại rủi ro cụ
thể. Đồng thời, ngân hàng đề ra chiến lược,
định hướng để duy trì mức vốn tối thiểu
đó. Quy trình ICAAP được xây dựng dựa
trên chiến lược phát triển và chính sách tài
chính của ngân hàng. Quy định này được
ngân hàng văn bản hóa và truyền thơng đến
các bộ phận, đơn vị có liên quan. Điều này
giúp các cá nhân, đơn vị dễ dàng tiếp cận
văn bản cũng như có hướng dẫn triển khai
rõ ràng (Gazprombank, 2015).
Triển khai ICAAP được ngân hàng thực
hiện định kỳ và đảm bảo được các nội dung
sau: Các rủi ro trọng yếu được kiểm sốt
phù hợp với quy mơ, đặc điểm và phạm vi
hoạt động của ngân hàng; Vốn phân bổ vừa

phải kiểm sốt rủi ro có thể xảy ra, vừa đáp
ứng được yêu cầu hoạt động của ngân hàng
cũng như đảm bảo được lợi nhuận đã đề ra
theo kế hoạch.
Các nội dung trong triển khai ICAAP mà
ngân hàng này tập trung gồm:
- Trách nhiệm của Hội đồng Quản trị
(HĐQT): Thiết lập chiến lược quản lý rủi
ro, xác định rủi ro trọng yếu và khẩu vị rủi
ro của ngân hàng; Phê duyệt ngưỡng chấp
nhận rủi ro trong hoạt động ngân hàng; Rà
soát, điều chỉnh quy trình quản lý rủi ro và
quản lý vốn ngân hàng định kỳ hàng năm.
- Trách nhiệm của Ban điều hành: Triển
khai các chiến lược về quản lý rủi ro, đo
lường rủi ro và kiểm soát rủi ro phù hợp
với khẩu vị rủi ro của ngân hàng; Giám sát
và quản lý hồ sơ rủi ro, vốn kinh tế; Ban

hành các hướng dẫn có liên quan đến cơng
tác quản lý rủi ro và quản lý vốn theo phê
duyệt của HĐQT; Xây dựng các nguyên
tắc về quản lý rủi ro, kế hoạch vốn và phân
bổ vốn. Các nguyên tắc này được thơng tin
đến tồn thể các đơn vị có liên quan trong
hệ thống; Rà sốt lại các chính sách, quy
định có liên quan đến ICAAP theo định kỳ
hoặc đột xuất theo yêu cầu thực tiễn; Báo
cáo HĐQT tình hình triển khai ICAAP.
- Đo lường rủi ro: Triển khai giám sát, đo

lường rủi ro phù hợp với quy định, nguyên
tắc của ngân hàng; Thực hiện báo cáo các
rủi ro trọng yếu và rủi ro khác; Công tác
đo lường tuân thủ theo quy định về ICAAP
đã đề ra; Đánh giá đồng thời công tác kiểm
tra sức chịu đựng và khẩu vị rủi ro; Người
đứng đầu của từng khối nghiệp vụ sẽ chịu
trách nhiệm về công tác đo lường, xác định
vốn cho loại rủi ro tương ứng với nghiệp vụ
phân công của khối; Bộ phận kế toán chịu
trách nhiệm theo dõi yêu cầu của mức vốn
tối thiểu, đánh giá mức vốn tối thiểu cần
thiết trong từng thời kỳ và kịp thời báo cáo
Ban điều hành, HĐQT khi có những vấn đề
phát sinh.
3. Thực trạng triển khai ICAAP tại Việt
Nam
3.1. Bối cảnh ngành Ngân hàng Việt Nam
Chủ trương hướng đến sự an toàn vốn trong
hoạt động kinh doanh ngân hàng nói chung,
trong đó có việc xây dựng khung ICAAP
theo các tiêu chuẩn quy định tại Basel II đã
được thể hiện rõ qua việc NHNN đã ban
hành Thơng tư 41/2016/TT-NHNN quy
định tỷ lệ an tồn vốn đối với ngân hàng
(Thông tư 41); Thông tư 13/2018/TTNHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội
bộ của ngân hàng (Thông tư 13). Đến cuối
năm 2020, trong 18 ngân hàng đạt chuẩn
Basel II ở mức cơ bản theo quy định tại


Số 232- Tháng 9. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

25


Đánh giá an toàn vốn nội bộ- Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho ngành Ngân hàng Việt Nam

Thông tư 41 thì chỉ có 6 ngân hàng đã hồn
thành 3 trụ cột Basel II. Trước tình hình đó,
cuối năm 2019, NHNN đã phải lùi thời gian
cho các ngân hàng chưa áp dụng đầy đủ các
tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu theo chuẩn Basel II, trong đó có ICAAP, đến trước ngày
01/01/2023.
3.2. Một số vấn đề trong triển khai ICAAP
tại các NHTM Việt Nam hiện nay
Thứ nhất, về định hướng triển khai ICAAP
Nghiên cứu của Nguyễn Thùy Dương
(2019) cho thấy một số NHTM hồn tồn
chưa bắt đầu q trình triển khai Basel II
hoặc chưa có định hướng rõ ràng về việc
triển khai Basel II, do vậy chưa có kế hoạch
triển khai ICAAP trên thực tế; chưa xác
định khẩu vị rủi ro và chưa đưa khẩu vị rủi
ro vào các hoạt động thường ngày của ngân
hàng.
Về việc xây dựng và triển khai quy trình
giám sát ICAAP, một số ít các ngân hàng
xây dựng và triển khai quy trình ICAAP ở
dưới ngưỡng 50%; hầu hết các ngân hàng
còn đang nghiên cứu để triển khai hoặc triển

khai chức năng này được thực hiện ở mức
độ thấp dưới 10%. Phần lớn các NHTM
này chưa có định hướng thực hiện quy trình
ICAAP từ ban lãnh đạo cấp cao. Tính đến
tháng 1/2021, có 12 ngân hàng đã cơng bố
hồn thành cả 3 trụ cột của Basel II.
Thứ hai, về các nội dung triển khai ICAAP
Nghiên cứu của Nguyễn Thùy Dương
(2019) cho thấy về cơ bản, các NHTM
mới chỉ triển khai được những bước đầu
như thiết lập khung ICAAP, đo lường rủi
ro truyền thống. Có nhiều nội dung các
NHTM chưa thực hiện được: (i) chưa thực
hiện xác định vốn mục tiêu dựa trên rủi ro;
(ii) chưa kiểm tra sức chịu đựng về vốn
theo các kịch bản hoạt động bình thường
(business as usual scenario) và kịch bản có
diễn biến bất lợi (stress scenario) để tính

26

tốn vốn bổ sung (buffer) hoặc điều chỉnh
vốn mục tiêu, khẩu vị rủi ro; (iii) chưa lập
kế hoạch vốn (xác định nguồn tăng vốn
dự kiến và phân bổ vốn mục tiêu cho hoạt
động kinh doanh) và (iv) chưa giám sát, có
báo cáo nội bộ về mức đủ vốn.
Thứ ba, về các phương pháp đo lường rủi
ro và tính vốn kinh tế
Hiện nay, hầu hết các NHTM thực hiện đo

lường rủi ro và tính vốn kinh tế theo các
phương pháp quy định tại Thông tư 13 và
Thông tư 41.
Tuy nhiên, hai Thông tư này mới chỉ được
triển khai theo các phương pháp chuẩn hóa
của Basel II. Việc áp dụng phương pháp
chuẩn hóa tương đối đơn giản, dễ triển khai
và theo dõi giám sát từ phía NHNN. Tuy
nhiên phương pháp chuẩn hóa có những hạn
chế khi không phù hợp với đặc thù của từng
ngân hàng, do vậy ước lượng về vốn tự có
để duy trì tỷ lệ CAR có thể khơng chính xác
với thực trạng rủi ro của từng ngân hàng.
Việc áp dụng triển khai theo phương pháp
chuẩn hóa cũng khơng khuyến khích các
ngân hàng đầu tư vào việc xây dựng các
mơ hình đo lường rủi ro nội bộ/nâng cao,
từ đó hạn chế sự chính xác trong việc tính
tốn lượng vốn cần duy trì, khơng tối ưu
hóa về vốn đối với mỗi ngân hàng nói riêng
và tổng thể ngành ngân hàng cũng như nền
kinh tế nói chung.
Áp dụng các mơ hình đo lường rủi ro và
tính tốn vốn theo các phương pháp nội bộ/
nâng cao chính là việc ứng dụng triển khai
Basel II một cách đầy đủ, đem lại lợi ích
tốt hơn cho các ngân hàng và cả nền kinh
tế. Các phương pháp này sẽ giúp các ngân
hàng đo lường rủi ro chính xác hơn, phù
hợp với những đặc thù của mỗi ngân hàng,

giúp ngân hàng đẩy mạnh ứng dụng kết quả
vào công tác quản lý rủi ro và điều hành
hoạt động kinh doanh như lập kế hoạch,
định giá trên cơ sở rủi ro, đánh giá hiệu quả
trên cơ sở rủi ro… Từ đó ngân hàng sẽ tối

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 232- Tháng 9. 2021


LÊ THANH TÙNG

đa hóa hiệu quả quản lý rủi ro, nhất là trong
bối cảnh hoạt động ngân hàng có nhiều
rủi ro do sự thay đổi nhanh chóng từ mơi
trường kinh doanh, nền kinh tế Việt Nam
đang đối diện với nhiều thách thức từ xu
hướng tồn cầu hóa, thay đổi địa chính trị ở
nhiều quốc gia, cường quốc kinh tế, và tác
động từ những biến động chưa từng có như
dịch Covid 19 đang bùng phát trên phạm vi
toàn cầu hiện nay.
Thứ tư, kinh phí, nguồn lực triển khai cho Basel II nói chung cũng như ICAAP là rất lớn
Hiện tại, chưa có số liệu báo cáo về kinh
phí triển khai Basel II cũng như ICAAP
tại các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, đã có
nhiều nhận định liên quan về vấn đề này,
chẳng hạn theo Lê Thị Thu Trang (2020),
khó khăn đầu tiên trong triển khai Basel
II là chi phí lớn. Thành Đức (2020) khẳng
định việc triển khai Basel II đòi hỏi kỹ

thuật phức tạp, sự đầu tư lớn về tài chính,
nguồn nhân lực, hệ thống công nghệ thông
tin, năng lực thanh tra... Trong đó, quy
trình ICAAP là nội dung trọng tâm của Basel II và khó hồn thành nhất; địi hỏi kinh
phí và nguồn lực rất lớn của các ngân hàng.
Điều này cũng tương đồng với thực tiễn
triển khai ICAAP trên thế giới. Theo Asian
Markets (2004), nhiều ngân hàng trên thế
giới đã triển khai ICAAP theo chuẩn Basel
II phải đối mặt với khơng ít khó khăn, từ
điều kiện vĩ mơ, hành lang pháp lý cũng
như chi phí đầu tư rất cao (số tiền phải chi
để triển khai Basel II tại các ngân hàng tại
Mỹ năm 2004 vào khoảng từ 25 triệu USD
đến 50 triệu USD).
4. Bài học kinh nghiệm về triển khai
ICAAP tại Việt Nam
4.1. Bài học kinh nghiệm cho Ngân hàng
Nhà nước Việt Nam
Thứ nhất, xác định lợi ích mà ICAAP mang

lại đối với cơ quan quản lý
- Đảm bảo sự ổn định của Hệ thống tài
chính: Thực thi nguyên tắc Trụ cột 2nguyên tắc giám sát từ phía cơ quan quản
lý đảm bảo từng NHTM có hệ thống Quy
trình quản lý vốn nội bộ bền vững; NHNN
có cơ chế kiểm soát, giám sát phù hợp.
- Cơ hội nắm bắt rõ thực trạng của các
NHTM trong hệ thống: Nhận diện sớm các
NHTM có vấn đề, khơng đảm bảo khả năng

về vốn, thiếu năng lực quản trị triển khai
Quy trình ICAAP.
- Tăng cường năng lực, trình độ của Cơ
quan quản lý: Basel II/ICAAP là một hệ
thống quy định phức hợp, việc tổ chức nắm
bắt, triển khai thành công là cơ hội đào tạo,
nâng cao năng lực trình độ, nghiệp vụ của
Bộ phận Thanh tra giám sát của NHNN.
Thứ hai, có giải pháp quản lý các NHTM
với quy mô khác nhau trong triển khai
ICAAP
- NHNN cần tạo mơi trường bình đẳng,
cơng bằng giữa các NHTM trong triển khai
ICAAP. Theo đó, NHNN cần nghiên cứu
bổ sung thêm quy định đối với các phương
pháp đo lường và tính vốn nội bộ/nâng cao
theo thơng lệ của Basel II; có sự linh hoạt
trong quy định cho phép các NHTM được
lựa chọn các phương pháp đo lường rủi ro
và tính tốn vốn phù hợp. Theo đó, dựa trên
quy mơ, tính phức tạp, trình độ quản trị và
điều kiện thực tiễn của mỗi ngân hàng, quy
định của NHNN cần khuyến nghị các ngân
hàng lớn thiết lập mơ hình quản trị tiên
tiến, phức tạp, lựa chọn các phương pháp
đo lường rủi ro và tính tốn vốn theo các
phương pháp nội bộ/nâng cao mà khơng
gây khó khăn cho các ngân hàng có quy
mơ nhỏ và trình độ quản trị ở mức độ đơn
giản hơn.

- Phát huy vai trò của Hiệp hội ngân hàng
trong việc chia sẻ thông tin, kinh nghiệm
trong triển khai ICAAP để giúp các NHTM

Số 232- Tháng 9. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

27


Đánh giá an toàn vốn nội bộ- Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho ngành Ngân hàng Việt Nam

và hệ thống ngân hàng nâng cao hiệu quả
trong quá trình triển khai, cắt giảm chi phí
và rút ngắn thời gian triển khai thực hiện.
Thứ ba, có sự chuẩn bị đầy đủ về hệ thống
cơ chế chính sách, nguồn nhân lực và cơ
chế giám sát
Về cơ chế chính sách, hiện nay NHNN đã
ban hành Thơng tư 41 trong đó u cầu các
ngân hàng phải có đủ mức Vốn tự có để
đáp ứng các yêu cầu về tỷ lệ an toàn vốn
theo Trụ cột 1 của Basel II; Thông tư 13
Quy định về hệ thống Kiểm soát nội bộ tại
các NHTM trong đó đưa ra các yêu cầu cơ
bản đối với hệ thống kiểm soát nội bộ của
các TCTD, các yêu cầu đánh giá nội bộ về
mức độ đủ vốn cũng như minh bạch thông
tin tại Trụ cột 2 và 3 của Basel II. Thông tư
41 và Thông tư 13 được xem là một bước
tiến lớn của NHNN trong việc tuân thủ các

quy định của Basel II.
Tuy nhiên, NHNN chưa ban hành quy định
áp dụng các phương pháp đo lường rủi ro
và tính tốn vốn nội bộ/nâng cao của Basel
II, đồng thời có cơ chế phê duyệt mơ hình
nội bộ của các NHTM như thông lệ thực
hiện ICAAP của NHTW tại các nước phát
triển. Một số u cầu về tính tốn vốn đối
với các rủi ro trọng yếu tại Trụ cột 2 cũng
cần có những hướng dẫn cụ thể hơn, đảm
bảo định hướng cho mỗi ngân hàng trong
việc tính tốn, xác định mức vốn kinh tế
phù hợp khi xây dựng quy trình triển khai
ICAAP cho mỗi ngân hàng. Các kịch bản
kiểm thử sức chịu đựng từ các biến động
nền kinh tế cũng cần có những hướng dẫn
từ phía NHNN để đảm bảo các ngân hàng
thực hiện kiểm tra sức chịu đựng/khả năng
chống chịu rủi ro của mỗi ngân hàng phù
hợp; có tính đến đầy đủ các yếu tố biến
động rủi ro có thể có của nền kinh tế đối
với hoạt động mỗi ngân hàng, qua đó dự trữ
mức dự phịng về vốn đủ đáp ứng cho các
biến động này.

28

Về nhân sự, NHNN cần đảm bảo nguồn
nhân lực đủ khả năng thông hiểu ICAAP/
Basel II, có khả năng giám sát, đánh giá

việc triển khai ICAAP tại các NHTM.
Về cơ chế giám sát, Cơ quan Thanh tra
Giám sát NHNN phải thực thi được đúng
vai trị giám sát, tạo sự cơng bằng, kỷ luật
chặt chẽ giữa các NHTM trong việc lập
kế hoạch, tổ chức, thực hiện Basel II và
ICAAP nói riêng.
Về cơng cụ giám sát, hệ thống công nghệ
và cơ sở dữ liệu, NHNN cần có sự trang bị
đầy đủ, đảm bảo nâng cao năng lực thanh
tra giám sát thông qua hệ thống cơ sở dữ
liệu và các công cụ hiện đại theo thông lệ
quốc tế; đảm bảo điều kiện để phục vụ cho
công tác giám sát thực hiện thường xuyên,
liên tục đối với toàn bộ hoạt động của đối
tượng được giám sát.
Thứ tư, có cơ chế khuyến khích, tạo động
lực cho các NHTM tuân thủ, triển khai
hồn thiện sớm ICAAP
NHNN cần tạo mơi trường bình đẳng,
cơng bằng giữa các NHTM trong triển khai
ICAAP. Theo đó, cần có cơ chế tạo động
lực khuyến khích việc công khai, minh
bạch các thông tin về quản lý rủi ro trong
hoạt động ngân hàng. Tổ chức đánh giá
xếp loại các NHTM thơng qua việc đánh
giá tiến độ, q trình thực hiện triển khai
Basel II, ICAAP, công bố với các tổ chức
xếp hạng quốc tế và phương tiện thông tin
đại chúng.

Ngồi ra, để khuyến khích, tạo động lực
cho các NHTM tuân thủ, triển khai ICAAP,
NHNN cần có những cơ chế khuyến khích
đối với NHTM triển khai thành cơng Basel II cũng như ICAAP, chẳng hạn: Phân
loại áp dụng hệ số an toàn vốn CAR giữa
các NHTM sớm triển khai thành cơng Basel II, ICAAP với các ngân hàng cịn lại.
Theo đó, đối với các ngân hàng chưa triển
khai hoặc triển khai chưa thành cơng Basel

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 232- Tháng 9. 2021


LÊ THANH TÙNG

II, ICAAP thì cần áp dụng hệ số CAR cao
hơn nhằm đảm bảo có thêm vốn bù đắp cho
các rủi ro có thể phát sinh từ những hạn
chế trong năng lực quản lý rủi ro của các
NHTM đó; Triển khai thành công Basel II,
ICAAP là điều kiện ưu tiên trong xem xét
cấp phép mở chi nhánh, phòng giao dịch,
tăng trưởng tín dụng cho NHTM.
4.2. Bài học kinh nghiệm cho các NHTM
Việt Nam
Thứ nhất, xác định lợi ích mà ICAAP mang
lại đối với NHTM
Việc sớm chủ động nghiên cứu và nâng cấp
hệ thống quản trị ngân hàng theo chuẩn Basel II và tuân thủ chặt chẽ theo quy trình
ICAAP sẽ mang đến cho NHTM những lợi
ích sau đây:

- Về mặt hoạch định chiến lược: Có chiến
lược kinh doanh hợp lý, tập trung vào các
đối tượng khách hàng, lĩnh vực, ngành
hàng, sản phẩm có lợi nhuận sau điều chỉnh
rủi ro cao nhất; Có chiến lược quản trị vốn
hợp lý để phân bổ nguồn vốn một cách tối
ưu, xây dựng chiến lược kinh doanh hợp lý
với hiệu quả cao và rủi ro được kiểm soát.
- Về điều hành hoạt động kinh doanh
thường xuyên: Cho phép xây dựng một
cơ chế định giá sản phẩm, khoản cho vay
và đầu tư trên cơ sở xem xét cân nhắc đến
các tổn thất do rủi ro có thể gặp phải, qua
đó đảm bảo hiệu quả kinh doanh của ngân
hàng sau khi đã tính đến các chi phí rủi ro.
- Về quản lý rủi ro: Hình thành một hệ
thống quản lý rủi ro theo chuẩn mực Basel II để có thể kiểm sốt được tất cả các
loại rủi ro trọng yếu trong hoạt động ngân
hàng; giúp NHTM có khả năng nhận diện,
đo lường, đánh giá, kiểm sốt và giám sát
rủi ro; từ đó xác định được trạng thái rủi ro
thực tế của ngân hàng và tính tốn lượng
vốn ngân hàng phải nắm giữ.
- Thực hiện kịch bản kiểm tra sức chịu đựng

về vốn và tổng hợp tính toán vốn kinh tế:
Ngân hàng thực hiện thiết kế kịch bản kiểm
tra sức chịu đựng về vốn dựa trên tiêu chí:
Điều kiện kinh tế vĩ mơ; Lịch sử hoạt động
của ngân hàng và ngành ngân hàng; Hành

lang pháp lý, chỉ đạo của cơ quan quản lý
về hoạt động ngân hàng; Hoạt động nội tại
của ngân hàng. Trên cơ sở kịch bản được
thiết kế, ngân hàng triển khai kiểm tra sức
chịu đựng; xác định những điểm mạnh
cũng như điểm yếu liên quan tới vốn kinh
tế; có giải pháp bổ sung và điều chỉnh vốn
kịp thời, đảm bảo hoạt động kinh doanh
liên tục của ngân hàng ngay cả trong tình
huống xấu nhất.
Thứ hai, có sự chuẩn bị đầy đủ điều kiện
triển khai ICAAP: Nhân sự là yếu tố hàng
đầu trong việc quyết định chất lượng của
hoạt động Quản lý rủi ro tại mỗi ngân hàng.
Trong khi đó, lĩnh vực quản lý rủi ro là lĩnh
vực tương đối mới với thị trường tài chính
Việt Nam và nguồn cung về nhân sự thực
sự là nhu cầu cấp bách đối với các ngân
hàng trong bối cảnh số lượng nhân sự có
chất lượng, kinh nghiệm có thể đáp ứng
ngay yêu cầu chưa nhiều. Các ngân hàng
cần có thời gian để chuẩn bị đào tạo nhân
lực và tuyển dụng để có thể thực hiện được
các yêu cầu công việc.
Hệ thống công nghệ thông tin và cơ sở dữ
liệu phù hợp là yêu cầu bắt buộc để triển
khai ICAAP. Để có được cơ sở dữ liệu phù
hợp địi hỏi các ngân hàng phải thu thập
đầy đủ dữ liệu lịch sử. Tuy nhiên, với việc
ban hành các yêu cầu mới về quản lý rủi

ro, một số trường thông tin trước đây chưa
được thu thập và quản lý, do vậy các ngân
hàng cũng cần thời gian đủ dài để thu thập
thơng tin nhằm có đủ cơ sở dữ liệu phục vụ
q trình phân tích dữ liệu.
Xây dựng văn hóa quản lý rủi ro tại NHTM:
Văn hóa rủi ro sẽ thúc đẩy nhận thức về rủi
ro, thái độ và cách ứng xử của các cán bộ

Số 232- Tháng 9. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

29


Đánh giá an toàn vốn nội bộ- Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho ngành Ngân hàng Việt Nam

nhân viên đối với rủi ro và mức độ chấp
nhận rủi ro. Thơng thường, văn hóa rủi ro
sẽ được hình thành và được lan tỏa từ các
cấp lãnh đạo cao nhất. Văn hóa rủi ro cần
đảm bảo hai khía cạnh: Các quyết định kinh
doanh đã tính đến yếu tố rủi ro; các chiến
lược, quyết định kinh doanh được xem xét
trong mối liên hệ với rủi ro.
Thứ ba, triển khai đầy đủ các nội dung
ICAAP theo yêu cầu của Basel II: Về xây
dựng kế hoạch và báo cáo, ICAAP phải
được gắn kết vào quy trình lập kế hoạch
và ra quyết định chiến lược. Các NHTM
có thể sử dụng mơ hình tính tốn vốn kinh

tế đơn giản hoặc áp dụng các phương pháp
tính toán phức tạp, nhưng mục tiêu cuối
cùng phải đánh giá được mức tổng vốn cần
thiết nhằm bảo vệ ngân hàng khỏi các rủi
ro tiềm ẩn.
Về xác định, đo lường, đánh giá rủi ro theo
ICAAP, NHTM nên thiết lập đầy đủ các
phương pháp tính tốn vốn định lượng hoặc
định tính, phụ thuộc vào từng loại rủi ro;
tuy nhiên với các phương pháp định tính
cần phải tập trung vào xây dựng cách thức
quản lý rủi ro và sử dụng các công cụ quản
lý rủi ro chính xác và phù hợp.
Về phân tích mức độ đủ vốn bù đắp rủi ro,
các ngân hàng xác định vốn bù đắp cho
tổng thể rủi ro thông qua sử dụng mơ hình
đo lường các loại rủi ro trọng yếu tại Trụ
cột 1 và Trụ cột 2 của Basel II, có tính tới
mức độ đa dạng hóa giữa các loại rủi ro để
ước tính tồn bộ vốn nội bộ theo u cầu.
Việc lựa chọn phương pháp tính tốn vốn
đơn giản hay phức tạp sẽ phụ thuộc vào
quy mô và tính chất hoạt động của NHTM
cũng như căn cứ và yêu cầu của cơ quan
giám sát. Một trong những yếu tố cần lưu
ý là mức độ tin cậy mà NHTM áp dụng để
xác định mức vốn bù đắp rủi ro, phụ thuộc
vào mục tiêu NHTM dự định đạt được.
Về lập kế hoạch và phân bổ vốn, ngân hàng


30

cần phân tích yêu cầu vốn hiện tại và tương
lai so với các mục tiêu chiến lược. Ban lãnh
đạo cấp cao cần xem việc hoạch định vốn
như một yếu tố quan trọng trong khả năng
đạt được mục tiêu chiến lược mong muốn
của ngân hàng. Trên cơ sở đó, ngân hàng
thực hiện phân bổ vốn hiệu quả, trong đó
xét tới mối liên hệ giữa kế hoạch kinh doanh, khả năng chịu đựng rủi ro cũng như
chiến lược khẩu vị rủi ro của ngân hàng.
Một kế hoạch phân bổ vốn tốt sẽ hạn chế
sự phát triển vào các danh mục mang lại
rủi ro trong khi khuyến khích tăng trưởng
ở những danh mục an tồn mang lại lợi
nhuận điều chỉnh rủi ro cao cho ngân hàng.
Về sử dụng vốn, ngân hàng cần tính tốn
vốn và hiệu quả sử dụng vốn cho từng đối
tượng dựa trên thước đo lợi nhuận điều
chỉnh rủi ro RAROC (phương pháp đo
lường lợi nhuận điều chỉnh rủi ro phổ biến
nhất hiện nay). Ngân hàng cần xây dựng
cơ chế định giá theo rủi ro phù hợp với các
khách hàng, sản phẩm nhằm: (i) bù đắp đầy
đủ tất cả các chi phí phát sinh liên quan một
khoản cho vay trên cơ sở lượng hóa cụ thể
các cấu phần chi phí, mức độ rủi ro và lợi
nhuận kỳ vọng của ngân hàng; (ii) phân
biệt giá theo mức độ rủi ro của khách hàng;
(iii) phù hợp so với mặt bằng lãi suất thị

trường, tạo dựng lợi thế cạnh tranh so với
ngân hàng khác trên thị trường.
5. Kết luận
Nghiên cứu đã tổng hợp một số vấn đề lý
luận về ICAAP trên cơ sở nghiên cứu quy
định của Basel II. Ngồi ra, nghiên cứu đã
phân tích kinh nghiệm thực tiễn triển khai
ICAAP tại một số quốc gia có trình độ
phát triển cao trên thế giới, theo tiêu chí
nội dung ICAAP, có điều kiện triển khai
ICAAP tương đồng với Việt Nam gồm:
NHTW Đức, Hungary, Áo và các NHTM
tại Nga, Châu Âu. Trong khn khổ nghiên

Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng- Số 232- Tháng 9. 2021


LÊ THANH TÙNG

cứu, tác giả đã khái quát thực trạng triển
khai ICAAP tại các NHTM Việt Nam hiện
nay, từ đó đề ra một số bài học kinh nghiệm
trong triển khai ICAAP. ■

Tài liệu tham khảo
Asian Markets (2004), Basel II: The Taiwanese Effect, Global Association Of Risk Professionals
Basel Committee on Banking Supervision (May, 2006), International Convergence of Capital Measurement and Capital
Standards, Bank for International Settlement.
Bangladesh Bank (2011), Process Document for SRP-SREP Dialogue on ICAAP.
Bafin (2012) Mindestanforderungen an das Risikomanagement MaRisk

Edgar Meister (2005), Pillar 2 in Basel II - supervisory implications and implementation in Germany Presentation
by Mr Edgar Meister, Member of the Executive Board of the Deutsche Bundesbank, at a seminar at the Bank of
Russia “The supervisory implications of Basel II”, Moscow, 20 April 2005.
Gazprombank (2015), ICAAP Repor
KPMG (2011), ICAAP in Europe, KPMG
Lê Thị Thu Trang (2020), Giải pháp đáp ứng tiêu chuẩn Basel II về quản trị rủi ro tại các ngân hàng thương mại Việt
Nam, Tạp chí Tài chính doanh nghiệp.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thông tư số 13/2018/TT-NHNN ngày 18/5/2018 của NHNN về quy định về hệ thống
kiểm soát nội bộ của ngân hàng thương mại, chi nhánh ngân hàng nước ngồi.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Thơng tư số 41/2016/TT-NHNN ngày 30/12/2016 của NHNN về quy định tỷ lệ an tồn
vốn và vốn tự có; tài sản tính theo RRTD; vốn yêu cầu cho RRHĐ, thị trường đối với ngân hàng, chi nhánh ngân
hàng nước ngoài.
Nghị viện Châu Âu (2000), Chỉ thị 2000/12/EC quy định về hoạt động kinh doanh liên tục của Tổ chức tín dụng.
Nguyễn Thùy Dương và cộng sự (2019), Ứng dụng quy trình đánh giá mức độ đầy đủ vốn nội bộ (ICAAP) tại các ngân
hàng thương mại theo Basel II, Đề tài khoa học và công nghệ cấp bộ, mã số ĐTNH019/17, Ngân hàng Nhà nước
Việt Nam.
Oesterreichische Nationalbank và Austrian Financial Market Authority (2006) Guidelines on Bank-Wide Risk
Management Internal Capital Adequacy Assessment Process.
Resti, A (2008), Pillar 2 in the New Basel Accord, The Challenge of Economic Capital, Incisive Media 2008.
The World Bank Group (2018), BASEL II Pillar II Practice Study.
Thành Đức (2020), Để ngân hàng sớm về đích Basel II, Báo kiểm tốn nhà nước.

Số 232- Tháng 9. 2021- Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng

31



×