Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Dan ghi ta cua Lor ca

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.71 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span><div class='page_container' data-page=1>

<b>LUYỆN ĐỀ</b>
<b>Đề 1</b>


<b>I. Đọc hiểu(3 điểm)</b>


<b>Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi nêu ở dưới:</b>


<i>Cái đẹp vừa ý là xinh, là khéo. Ta không háo hức cái tráng lệ, huy hồng,</i>
<i>khơng say mê cái huyền ảo, kì vĩ. Màu sắc chuộng cái dịu dàng, thanh nhã, ghét sặc</i>
<i>sỡ. Quy mô chuộng sự vừa khéo, vừa xinh, phải khoảng. Giao tiếp, ứng xử chuộng</i>
<i>hợp tình, hợp lí, áo quần, trang sức, món ăn đều khơng chuộng sự cầu kì. Tất cả đều</i>
<i>hướng vào cái đẹp, dịu dàng, thanh lịch, dun dáng và có quy mơ vừa phải.</i>


<i>Khơng có cơng trình kiến trúc nào, kể cả vua chúa, nhằm vào sự vĩnh viễn. Hình như</i>
<i>ta coi trọng Thế hơn Lực, q sự kín đáo hơn sự phơ trương, sự hồ đồng hơn rạch</i>
<i>rịi trắng đen. Phải chăng đó là kết quả của ý thức lâu đời về sự nhỏ yếu, về thực tế</i>
<i>nhiều khó khăn, nhiều bất trắc?</i>


1. Đoạn trích trên được trích từ văn bản nào thuộc chương trình Ngữ văn lớp 12? Tác
giả của đoạn văn?


2. Từ ta trong câu thứ hai chỉ đối tượng nào?
3. Những vấn đề được đề cập trong đoạn văn?


4. Liệt kê những từ cụm từ chỉ thái độ của ta trong đoạn văn.


5. Phân tích giá trị của các cụm từ hình như, phải chăng trong đoạn văn.
<b>II. Làm văn( 7 điểm)</b>


<b>Câu 1(3 điểm)</b>



Trong thơng điệp nhân ngày phịng chống AIDS 1/12/2003, Cô- phi- An- nan
viết: " Trong thế giới khốc liệt của AIDS khơng có khái niệm chúng ta và họ. Trong
<i>thế giới đó im lặng là đồng nghĩa với cái chết"</i> ( Ngữ văn 12, tập 1). Anh chị suy nghĩ
như thế nào về ý kiến trên.


<b>Câu 2(4 điểm) : </b>


Trong bài Đàn ghi ta của Lor- ca, nhà thơ Thanh Thảo viết:
<i>đường chỉ tay đã đứt</i>


<i>dịng sơng rộng vơ cùng</i>
<i>Lor-ca bơi sang ngang</i>
<i>Trên chiếc ghi ta màu bạc</i>


Đoạn thơ đã gợi cho anh(chị) những suy nghĩ gì về điều tác giả muốn bộc lộ
qua hình tượng Lor-ca với cây đàn ghi ta của chàng?


<b>Đáp án</b>
<b>I. Đọc hiểu</b>


</div>
<span class='text_page_counter'>(2)</span><div class='page_container' data-page=2>

2. Từ ta trong câu thứ hai chỉ chung người Việt Nam hoặc dân tộc Việt Nam
<b>(0,5 điểm)</b>


3. Những vấn đề được đề cập trong đoạn văn:(0,5 điểm)
- Đặc điểm thị hiếu thẩm mĩ của người Việt Nam nói chung.


- Lí giải cơ sở hình thành thị hiếu thẩm mĩ riêng của người Việt Nam.


4. Những cụm từ, từ chỉ thái độ của ta trong đoạn văn: không háo hức, không
<i>say mê, chuộng ( được dùng 3 lần), ghét, không chuộng, coi trọng, quý.(0,5 điểm)</i>



5. Các cụm từ hình như, phải chăng thể hiện thái độ thận trọng, khoa học của
tác giả trong việc nhận diện các đặc điểm của văn hoá Việt Nam. Đồng thời chúng
cũng cho thấy mong muốn của tác giả là gợi vấn đề, nêu vấn đề để mọi người cũng
suy nghĩ và bày tỏ ý kiến. Qua hai cụm từ trên, ta thấy tác giả không áp đặt ý kiến,
nhận xét của mình cho người khác.(1 điểm)


<b>II. Làm văn</b>
<b>Câu 1:(3 điểm) </b>


<b>Mở bài:(0,5 điểm) </b>


- Giới thiệu về hiện tượng HIV/AIDS là một thảm họa của nhân loại.


- Quan tâm của tổng thư kí Liên hợp quốcvề vấn đề phịng chống HIV/AIDS
- Trích câu nói...


<b>Thân bài (2 điểm)</b>


<b>* Thế giới khốc liệt của AIDS(0,25điểm)</b>


- Giải thích khái niệm AIDS: AIDS là tên viết tắt của cụm từ Tiếng Anh nghĩa là hội
chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (còn gọi là bệnh liệt kháng hoặc SIDA)


- Nêu thực trạng của bệnh dịch AIDS ở Việt Nam và cả thế giới.
- Những hậu quả của căn bệnh AIDS để lại:


+ Tuổi thọ giảm sút, thiệt hại về tính mạng
+ Thiệt hại về của cải vật chất.



+ Băng hoại các giá trị đạo đức.
+ Ngăn cản sự phát triển của xã hội
+ Đưa lồi người tới diệt vong


<b>* Khơng có khái niệm chúng ta và họ(0,25điểm)</b>


- Chúng ta: chỉ những người khoẻ mạnh, may mắn chưa mắc bệnh AIDS.
- Họ: chỉ những người mắc bệnh AIDS


- Khái niệm chúng ta và họ là một thực tế xảy ra trong xã hội bởi:


+ Những người mắc bệnh AIDS thường bị những người xung quanh xa lánh, sợ hãi,
không dám tiếp xúc kể cả người thân, do tính chất đặc biệt ,nguy hiểm của căn bệnh
này.


+ Đối với người bị AIDS đó là một nỗi kinh hồng, khơng ít người xa lánh cộng đồng
, thậm chí tuyệt vọng.


+ Như vậy thực tế xã hội đã vơ tình tạo nên hai thế giới: chúng ta và họ.


</div>
<span class='text_page_counter'>(3)</span><div class='page_container' data-page=3>

bình thường cần hiểu biết để có cách ứng xử và phịng chống đúng sẽ tráng được
nguy cơ mắc bệnh.


<b>* Im lặng là đồng nghĩa với cái chết(0,5 điểm)</b>


- AIDS là đại dịch vô cũng nguy hiểm, là thảm hoạ của lồi người. Nếu khơng tích
cực phịng chống AIDS sẽ gõ cửa từng nhà, đưa lồi người đến chỗ diệt vong.


- Vì thế tác giả kêu gọi mọi người hãy chung tay đẩy lùi căn bệnh AIDS bằng mọi
cách, bằng tất những những gì có thể làm được.



+ Đưa vấn đề AIDS lên vị trí hàng đầu trong chương trình nghị sự về chính trị và
hành động thực tế. Phòng chống AIDS phải trở thành nhiệm vụ bức thiết của mỗi
quốc gia.


+ Đầu tư ngân sách cho việc phòng chống AIDS


+ Tất cả các tổ chức từ gia đình đến cơ quan đồn thể phải giứp đỡ họ hoà nhập cộng
đồng. Tuyên truyền mọi người cùng phịng chống


+ Tránh thái độ kì thị, phân biệt đối xử, tạo hàng rào ngăn cách. Người bị bệnh im
lặng, người khơng mắc kì thị, tất cả đều đồng nghĩa với cái chết


<b>* Trách nhiệm của thanh niên, học sinh góp phần đẩy lùi căn bệnh</b>
<b>AIDS(0,5 điểm)</b>


- Luôn tu dưỡng phẩm chất tốt, có lối sống lành mạnh.Khơng quan hệ tình dục bừa
bãi. Khơng tiêm chích ma t....


- Tham gia các hoạt động xã hội cũng cộng đồng phòng chống căn bệnh AIDS.


- Khoan dung, nhân ái đối xử tốt với người mắc HIV/AIDS . Giúp đỡ họ để hạn chế
nỗi đau và tiêu cực do chính họ gây ra.


<b>Kết bài(0,5 điểm)</b>


Khẳng định ý nghĩa của lời nói và ý thức bản thân trước đại dịch khủng khiếp này.
<b>Câu 2:(4 điểm)</b>


HS có thể có nhiều cách trình bày khác nhau nhưng phải đảm bảo các ý cơ bản sau:


<b>1. Mở bài: giới thiệu vấn đề cần nghị luận(0,5 điểm)</b>


<b>2.Thân bài:(3 điểm)</b>


- Bài thơ Đàn ghi ta của Lor-ca là một sáng tạo độc đáo của Thanh Thảo, chứa
đựng nhiều suy ngẫm của nhà thơ về số phận của các nghệ sĩ lớn với gia tài nghệ
thuật phong phú mà họ để lại cho đời. Cũng qua đây những quan niệm riêng của nhà
thơ về bản chất của hành trình sáng tạo, về ý nghĩa của nghệ thuật được bộc lộ rõ, tất
nhiên không phải qua các tuyên ngôn trực tiếp mà qua những hình ảnh đầy ám gợi
mang đậm nét tượng trưng.(0,5 điểm)


</div>
<span class='text_page_counter'>(4)</span><div class='page_container' data-page=4>

khơng thể khơng nói tới cây đàn ghi ta và ngược lại, nói tới đàn ghi ta của Lor-ca,
hiển nhiên ta không thể không nghĩ về người nghệ sĩ ấy. Lor-ca hiện lên trên nền của
tiếng ghi ta và tiếng ghi ta dường như chỉ thực sự có ý nghĩa khi đảm nhiệm chức
năng chấm phá chân dung tinh thần của Lor-ca.(0,5 điểm)


- Theo bài thơ của Thanh Thảo, người đọc có thể hình dung Lor-ca như một
người nghệ sĩ thuần khiết, một anh chàng lãng du có hành trình số phận đầy bất trắc.
Với cây đàn chàng muốn cất tiếng hát về cuộc đời, về quê hương, về tình yêu, về ước
mơ hạnh phúc, về những ám ảnh của cái chết hay của tai ương không biết ập đến từ
phía nào. Ngược lại, chính những bài hát đó, những âm điệu của tiếng đàn đã thực sự
xác định khuôn mặt Lor-ca một con người của những cuộc tìm kiếm vơ tận( đi lang
thang về miền đơn độc - có hành trình nghệ thuật nào khơng là hành trình đơn độc),
yêu đời( tiếng ghi ta nâu/ tiếng ghi ta xanh...) nhạy cảm (Tây Ban Nha áo choàng đỏ
<i>gắt- một màu đỏ gieo vào ta những nghi ngại, những dự cảm bất an). Trong tiếng</i>
đàn(cũng có thể hiểu là tiếng thơ của Lor-ca) ta nghe xôn xao bao tiếng của sự sống
cùng những nghịch lí mn đời của nó. Ta cũng nghe được cả những tiếng kêu bi
thương của một thời bạo lực kinh hoàng với bãi bắn, với máu chảy, với áo choàng bê
bết đỏ...Rõ ràng một khi tiếng đàn đã nói được với ta những điều như thế và mang
tính chất một chứng từ của thời đại, nó sẽ trở thành bất tử. mãi ám ảnh tâm hồn con


người như giọt nước mắt vầng trăng/ longlanh trong đáy giếng.(0,5 điểm)


- Theo những tư liệu văn học sử, Lor-ca bị sát hại giữa khi ông đang ở độ tuổi
thanh xuân. Trong bài thơ của mình, Thanh Thảo khơng nói thẳng ra điều ấy mà ám
gợi nó bằng hình ảnh đường chỉ tay đã đứt. Nhưng đối với Lor-ca, chết chưa phải đã
hết, đúng như Nguyễn Du trong kiệt tác Truyện Kiều: Thác là thể phách, còn là tinh
<i>anh. Với chiếc ghi ta màu bạc cũng là di sản thơ ca mà chàng đã để lại cho đời. </i>
Lor-ca đã thực sự bơi qua được dòng sông của thời gian để đi vào miền bất diệt. Đó chính
là điều nhà thơ Thanh Thảo muốn nói qua mấy câu thơ thật hàm súc và giàu tính
tượng trưng: đường chỉ tay đã đứt/ dịng sơng rộng vơ cùng/ Lor-ca bơi sang ngang/
<i>trên chiếc ghi ta màu bạc.(0,5 điểm)</i>


- Đối với Lor-ca bản mệnh của chàng chính là cây đàn ghi ta. Nói rộng ra đối
với một người nghệ sĩ chân chính, cuộc sống của họ chính là những gì họ đã từng
sáng tác . Đời người thì ngắn nhưng nghệ thuật có thể làm cho con người bất tử.
Miễn là nghệ thuật được sáng tạo ra từ tim, óc, máu, lệ của người nghệ sĩ và chứa
đựng được, ôm trùm được mọi vui buồn của cuộc sống nhân gian.(0,5 điểm)


</div>
<span class='text_page_counter'>(5)</span><div class='page_container' data-page=5></div>

<!--links-->

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×