Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

SỰ VẬN HÀNH CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG VÀ SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO THỊ TRƯỜNG THỊT HEO GIAI ĐOẠN 2019 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 45 trang )

VIỆN ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
***********

BÁO CÁO TIỂU LUẬN
MÔN HỌC: KINH TẾ HỌC QUẢN LÝ

“SỰ VẬN HÀNH CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
VÀ SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO THỊ
TRƯỜNG THỊT HEO GIAI ĐOẠN 2019-2020”

Họ và tên: Lê Hữu Chung
MSSV: 2028340101004
Lớp: CH20QT02
Ngành: Quản Trị Kinh Doanh
Giảng viên: TS. Nguyễn Văn Chiến
Bình Dương - 2021


TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
VIỆN ĐÀO TẠO SĐH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU CHẤM ĐIỂM

DÀNH CHO GIẢNG VIÊN
A Thang điểm và góp ý từng phần:
Nội
Tiêu chuẩn chấm điểm
dung


1
Điểm hình thức
1.1

Báo cáo thực tập tốt nghiệp viết đúng chính

Điểm
tối đa
3

Điểm
của GV

Góp ý và nhận
xét của GV

1

tả, trình bày đúng về font, cỡ chữ, canh lề,
đánh số trang, in ấn
1.2

Báo cáo tuân thủ quy định đánh số tiểu mục

1

trong mục lục, danh mục bảng, biểu, hình
vẽ, danh mục chữ viết tắt
1.3


Báo cáo tuân thủ theo quy định trích dẫn tài

0.5

liệu tham khảo
1.4

Báo cáo được nộp đúng thời hạn theo quy

0.5

định
2
2.1

Điểm nội dung

7

Phần đặt vấn đề phù hợp với nội dung của

2

đề tài
2.2

Phần mơ tả số liệu và phương pháp phân

4


tích phù hợp với nội dung của đề tài
2.3

Phần kết luận phù hợp với nội dung của đề

1

tài
Tổng cộng:

10

B. Đánh giá chung
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................


..................................................................................................................................................
C. Câu hỏi và đề nghị của GV:
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Bình Dương, ngày…… tháng ….. năm…...
GIẢNG VIÊN CHẤM ĐIỂM

………………………………

b


PHẦN I: BÁO CÁO TIỂU LUẬN

“SỰ VẬN HÀNH CỦA NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
VÀ SỰ CAN THIỆP CỦA CHÍNH PHỦ VÀO THỊ TRƯỜNG
THỊT HEO GIAI ĐOẠN 2019-2020”


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... i
Phần 1: Cơ sở lý thuyết về sự vận hành của nền kinh tế thị trường và sự can thiệp
của chính phủ ..................................................................................................................... 1
1.1. Khái niệm về cung- cầu hàng hóa và sự cân bằng của thị trường ............................ 1
1.1.1. Cầu và quy luật cầu ........................................................................................... 1
1.1.2. Cung và quy luật cung ....................................................................................... 2
1.1.3. Cân bằng của thị trường .................................................................................... 4
1.2. Một số lý thuyết về nền kinh tế thị trường và sự can thiệp của Nhà nước ............... 5
1.2.1. Các lý thuyết liên quan ...................................................................................... 5
1.2.2. Các hình thức can thiệp của Nhà nước trên thị trường ...................................... 7
1.2.2.1. Thiết lập mức giá trần ................................................................................. 7
1.2.2.2. Thiết lập mức giá sàn.................................................................................. 7
1.2.2.3. Chính sách can thiệp giá gián tiếp (thuế, trợ cấp) ...................................... 8
Phần 2: Đánh giá, phân tích thực trạng của thị trường thịt heo giai đoạn 2019-2020
và các chính sách can thiệp của Nhà nước vào thị trường ............................................ 9
2.1. Đánh giá tổng quan về diễn biến thị trường thịt heo giai đoạn 2019-2020 .............. 9
2.2. Phân tích các chính sách can thiệp của Nhà nước vào thị trường thịt heo giai đoạn
2019-2020 ...................................................................................................................... 11
2.3. Phân tích ưu, nhược điểm của các chính sách can thiệp ........................................ 13
2.3.1. Ưu điểm của các chính sách: ........................................................................... 13
2.3.2. Nhược điểm của các chính sách: ..................................................................... 13
Phần 3: Phương hướng, giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà nước đối
với thị trường thịt heo ..................................................................................................... 14
3.1. Dự báo các triển vọng, định hướng phát triển thị trường thịt heo. ......................... 14

3.2. Các đề xuất kiến nghị đối với sự can thiệp của Nhà nước ..................................... 15
Kết luận ............................................................................................................................ 16
Tài liệu tham khảo ........................................................................................................... 17


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Hình 1: Đồ thị đường cầu .................................................................................................... 1
Hình 2: Đồ thị đường cung .................................................................................................. 3
Hình 3: Trạng thái cân bằng của thị trường......................................................................... 4
Hình 4: Thay đổi trạng thái cân bằng trên thị trường .......................................................... 4
Hình 5: Sử dụng các cơng cụ thuế, trợ cấp .......................................................................... 8
Hình 6: Thực trạng tiêu dùng thịt lợn tại Việt Nam ............................................................ 9
Hình 7: Diễn biến giá thịt heo giai đoạn 2019-2020 ......................................................... 10
Hình 8: Giá thịt heo sau khi tiến hành các giải pháp bình ổn giá ...................................... 13


LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Xây dựng nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa được là mơ
hình tổng qt, là đường lối chiến lược nhất quán của Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên
chủ nghĩa xã hội kể từ Đại hội Đảng IX (2001). Trong nền kinh tế thị trường định hướng
XHCN vừa phải đồng thời đảm bảo được sự vận hành tuân theo quy luật của thị trường,
vừa chịu sự chi phối bởi các quy luật kinh tế của chủ nghĩa xã hội và các yếu tố bảo đảm
tính định hướng xã hội chủ nghĩa, vai trò quản lý của Nhà nước rất quan trọng khi phải
đóng vai trị là người phân phối, điều tiết để giúp khắc phục những khuyết tật của thị
trường. Trong số những khuyết tật của thị trường, có thể kể đến những tác động tiêu cực
của quy luật cung – cầu khiến giá cả hàng hóa biến động bất thường gây ảnh hưởng tới
anh sinh xã hội.
Trong số các mặt hàng được đưa vào rổ hàng hóa để tính CPI của một quốc gia,
nhóm các hàng hóa thiết yếu chiếm tới hơn 60% và trong đó chi tiêu cho thực phẩm

chiếm tới 42% theo điều tra của Tổng cục thống kê vào năm 2020 1. Trong tổng số chi
tiêu cho thực phẩm, chi cho thịt heo chiếm một phần khơng nhỏ khi bình qn 1 người
Việt Nam tiêu thụ tới 28,5kg thịt heo theo điều tra năm 2019 và có xu hướng tiếp tục tăng
trong tương lai. Vì vậy, thay đổi trong giá thịt heo sẽ có tác động rất lớn tới mức chi tiêu
của hộ gia đình nói riêng và chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của tồn quốc nói chung.
Trong giai đoạn 2019-2020, thị trường đã chứng kiến giá thịt heo tăng phi mã ở tất
cả các vùng trong cả nước. Giá thịt heo hơi đã tăng từ mức xấp xỉ 50.000 VND/kg vào
thời điểm ngày 01/01/2019 lên mức đỉnh điểm khoảng 100.000 VND/kg vào thời điểm
ngày 01/05/2020. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc tăng giá này, trong đó phần lớn là
do những nguyên nhân khách quan như: Ảnh hưởng của dịch bệnh COVID19 khiến cho
nguồn cung thực phẩm và thức ăn chăn nuôi bị gián đoạn, sự bùng phát của dịch tả lợn
Châu phi khiến cho đàn heo bị tổn thất nặng nề,… Từ đó khiến cho cung – cầu trên thị
trường bị mất cân đối trầm trọng. Việc tăng giá thịt heo kéo dài từ năm 2019 sang đến
giữa năm 2020 qua thời điểm người dân mua sắm nhiều để phục vụ cho Tết Nguyên đán
và các dịp lễ, tết khác. Do đó, ảnh hưởng của việc tăng giá phi mã nếu không được điều
chỉnh sẽ gây ra hậu quả lớn tới sự ổn định của kinh tế vĩ mô. Cụ thể, theo tính tốn của

1

/>
i


Tổng cục thống kê, Giá thịt heo tăng 57% đã đẩy chỉ số CPI của Việt Nam tăng thêm
1,94% trong năm 20202.
Đứng trước tình hình đó, Chính phủ đã tiến hành một loạt các chính sách can thiệp
nhằm khắc phục các khuyết tật của thị trường nhằm bình ổn lại giá thịt heo. Ngồi ra, có
thể kể đến một số ảnh hưởng tích cực từ thị trường Việt Nam cũng như thế giới sau khi
nền kinh tế phục hồi dần từ đại dịch. Kết quả là từ giữa năm 2020, sau khi đạt đỉnh
khoảng 120.000 VND/kg, giá thịt heo đã giảm xuống chỉ còn 70.000-75.000 VND/kg vào

thời điểm hết quý I năm 2021.
Vì vậy, với mong muốn tìm hiểu về diễn biến cung-cầu trên thị trường, cơ sở đưa
ra chính sách và hiệu quả đạt được cũng như các bài học từ việc thực thi các chính sách
điều tiết, bình ổn giá đối với một mặt hàng cụ thể là thịt heo, tác giả đã lựa chọn đề tài :
“Sự vận hành của nền kinh tế thị trường và sự can thiệp của Chính phủ vào thị
trường mặt hàng thịt heo giai đoạn 2019-2020” cho tiểu luận này.
2. Tổng quan các cơng trình nghiên cứu trong và ngồi nước
2.1. Các cơng trình nghiên cứu trong nước
1. Trần Tấn Thọ (2012): Trong luận văn tốt nghiệp “Bình ổn giá thị trường: Pháp
luật và thực tiễn”, tác giả đã đi vào nghiên cứu cơ sở hình thành giá hàng hóa trên thị
trường và các chính sách Nhà nước sử dụng để có thể can thiệp vào điều tiết giá cả trên
thị trường từ góc độ pháp lý. Sau đó, tác giả đã tiến hành phân tích việc áp dụng các
chính sách này để điều tiết thị trường vào giai đoạn 2004; khi giá cả các mặt hàng thiết
yếu như thuốc men, thực phẩm, xăng dầu,… đồng loạt leo thang tạo nên “cơn bão giá”
ảnh hưởng tới đời sống của người tiêu dùng. Từ đó, tác giả đã rút ra ưu, nhược điểm của
các chính sách này đồng thời đề xuất các giải pháp chung để sửa đổi, bổ sung khung
chính sách cho phù hợp với thực tiễn của thị trường.
2. Ngơ Trí Long (2012): Trong bài viết “Chính sách điều tiết giá những mặt hàng
quan trọng, thiết yếu và những kiến nghị”, tác giả đã tiến hành nghiên cứu thực trạng về
diễn biến giá cả, cơ chế hình thành giá cả của 4 mặt hàng thiết yếu là: Điện, Xăng dầu,
Đất đai, Thuốc men trong giai đoạn 2011-2012 và các biện pháp của Nhà nước đã can
thiệp vào thị trường để góp phần bình ổn giá của các mặt hàng này. Nghiên cứu của tác
giả đã cho thấy cái nhìn chi tiết về sự khác biệt trong cơ chế quản lý giá cả của các mặt
2

/>
ii


hàng khác nhau cũng như cách thức điều tiết của Nhà nước đối với từng mặt hàng trong

từng trường hợp cụ thể. Tác giả cũng đi vào nghiên cứu, phân tích các khiếm khuyết của
từng thị trường, ưu nhược điểm của các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành và từ
đó đưa ra các kiến nghị đối với pháp luật về giá nói chung cũng như kiến nghị về biện
pháp quản lý giá đối với từng mặt hàng nói riêng.
3. Vũ Thị Thu (2015): Trong luận văn Thạc sỹ “Quản lý của Sở Công thương Hà
Nội đối với bán hàng bình ổn giá”, tác giả đã tiến hành nghiên cứu về cơ sở lý thuyết về
đặc trưng của Nhà nước đối với quản lý giá cả ở cả góc độ trung ương và địa phương,
trong đó chú trọng vào việc phân bổ vả sử dụng Ngân sách Nhà nước để tiến hành bình
ổn giá. Tiếp đó, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu thực tiễn tại một địa bàn nhất định là Hà
Nội với sự quản lý của Sở Công thương Hà Nội trong giai đoạn 2010-2014, sau khi
chương trình bình ổn giá bắt đầu được thực hiện tại địa bàn. Từ đó, tác giả đưa ra những
đề xuất, kiến nghị để Sở Cơng thương có thể phát huy thêm nữa vai trị của mình trong
việc quản lý giá nói riêng, cũng như kiến nghị chung với những người làm chính sách để
nâng cao vai trị và hiệu quả quản lý nói chung.
4. Nguyễn Thị Thu Hà (2005): Trong luận văn thạc sỹ “Một số giải pháp góp phần
phát huy vai trị bình ổn giá của kinh tế Nhà nước ở Việt Nam”, tác giả đã đi sâu vào
nghiên cứu vai trò của khu vực kinh tế Nhà nước bao gồm bộ phận doanh nghiệp và phi
doanh nghiệp (quản lý hành chính) trong việc định hướng và điều tiết, bình ổn giá. Với
đặc trưng của nền kinh tế Việt Nam là nền kinh tế thị trường với định hướng xã hội chủ
nghĩa; khu vực kinh tế Nhà nước có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế,
phân bổ các nguồn lực xã hội, đồng thời là công cụ để thực hiện chức năng quản lý của
Nhà nước. Tác giả đã trình bày tổng quan về tình hình hoạt động kinh doanh, cơ sở cho
việc tham gia điều tiết bình ổn thị trường và hiệu quả hoạt động điều tiết này của các
Doanh nghiệp Nhà nước trong giai đoạn năm 2004 và các đề xuất để phát huy hơn nữa
vai trò của khu vực kinh tế này.
5. Trương Nhật Duy và cộng sự (2012): Trong luận án “Diễn biến của thị trường
Gas Việt Nam và sự can thiệp của Chính phủ”, tác giả đã đi vào nghiên cứu các đặc điểm
của thị trường gas Việt Nam ở cả góc độ cung và cầu cũng như cơ chế hoạt động, phân
phối của thị trường. Tiếp đó, tác giả đã phân tích thực trạng của thị trường gas tại Việt
Nam vào năm 2011-2012, bao gồm diễn biến giá cả, nguyên nhân tăng/giảm, tác động

của việc tăng giá gas đối với người tiêu dùng trên địa bàn cả nước nói chung; đồng thời
iii


phân tích các biện pháp can thiệp của Chính phủ trên thị trường, các ưu nhược điểm của
từng phương pháp, từ đó đề xuất các biện pháp xử lý hiệu quả hơn trong thời gian tới.
6. Tạ Thanh Hiền (2016): Trong luận văn thạc sỹ “Chính sách tài chính nhằm bình
ổn giá xăng dầu tại Việt Nam”, tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu tác động của các chính
sách của Nhà nước nhằm bình ổn giá một mặt hàng rất đặc thù là xăng dầu. Để phục vụ
cho mục đích nghiên cứu này, tác giả đã tiến hành phân tích diễn biến của giá xăng, các
yếu tố tác động đến giá xăng của Việt Nam trong giai đoạn 2008-2012 và các biện pháp
tài chính của Nhà nước (chính sách thuế, phí, chính sách giá, quỹ tài chính, lợi nhuận
định mức và chi phí kinh doanh định mức); kết quả và hạn chế của từng phương pháp. Từ
đó, tác giả đã đề xuất phương hướng và một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả
việc sử dụng chính sách tài chính trong cơng tác quản lý, điều hành nhằm bình ổn giá
xăng dầu ở Việt Nam.
7. Nguyễn Mạnh Hùng (2015): Trong luận án tiến sỹ “Nghiên cứu xây dựng chính
sách giá nhà nước vận tải hành khách bằng đường hàng khơng”, thay vì lựa chọn nghiên
cứu chính sách giá của một loại hàng hóa vật lý, tác giả đã tiến hành lý luận về đặc điểm
về giá cước vận tải hành khách bằng đường hàng không, các yếu tố ảnh hưởng đến xác
định giá cước vận tải hàng không và thị trường kinh doanh vận tải hàng không; đồng thời
nghiên cứu chính sách giá cước trong vận tải hàng không bao gồm cơ sở và cách xác
định. Phạm vi nghiên cứu của tác giả là nội dung về xây dựng giá thành vận tải hàng
khơng và chính sách giá cước vận tải hành khách bằng đường hàng không áp dụng cho
doanh nghiệp kinh doanh vận tải hàng không ở Việt Nam, trong đó tập trung nghiên cứu
sâu áp dụng cho Vietnam Airlines trong khoảng thời gian từ khi bắt đầu cho đến năm
2014. Từ đó, tác giả đưa ra đề xuất để Hồn thiện mơ hình xây dựng chính sách giá cước
vận tải hành khách bằng đường hàng không ở Việt Nam theo hướng tiếp cận thị trường
và đối tượng hành khách phù hợp với mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp.
8. Đồng Huỳnh Khánh Hòa (2017): Trong luận văn thạc sỹ “Quản lý Nhà nước

đối với hoạt động kinh doanh dược phẩm trên địa bàn Thành phố Đà Nẵng”, tác giả đã đi
sâu nghiên cứu công tác quản lý hoạt động kinh doanh của các cơ sở kinh doanh dược
phẩm thơng qua các chính sách của cơ quan quản lý nhà nước tại một địa bàn cụ thể là
Thành phố Đà Nẵng trong khoảng thời gian từ 2011-2015. Đối tượng nghiên cứu của tác
giả là các c cơ sở kinh doanh bán lẻ dược trên thị trường thành phố Đà Nẵng, mà không
nghiên cứu về các công ty sản xuất dược. Trong cơng trình nghiên cứu, tác giả đã đưa ra
iv


đánh giá, nhận định về số lượng và tỷ lệ phân bố các cơ sở kinh doanh dược phẩm trên
địa bàn các quận, huyện của địa phương, cơ sở hình thành giá thuốc, sự chênh lệch về giá
thuốc và vật tư y tế tại các cửa hàng này và biện pháp quản lý của Nhà nước trong việc
điều tiết giá thuốc đối với các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, từ đó đưa ra các khuyến nghị về
mặt chính sách.
9. Nguyễn Lộc An (2011): Trong Đề án “Nghiên cứu đánh giá thực trạng và đề
xuất các giải pháp góp phần bình ổn thị trường đường Việt Nam giai đoạn 2011-2015”,
tác giả đã đi sâu vào nghiên cứu các chính sách nhằm bình ổn thị trường đường của Nhà
nước giai đoạn 2006-2010 và đưa ra các khuyến nghị cho giai đoạn 2011-2015. Trong
nghiên cứu của mình, tác giả đã đánh giá tổng quan về thị trường đường thế giới cũng
như Việt Nam, đánh giá về thực trạng sản xuất, xuất khẩu, tiêu thụ, hệ thống phân phối
và những yếu tố tác động đến hoạt động sản xuất, kinh doanh đường. Đồng thời, tác giả
cũng Phân tích, đánh giá các chính sách nhằm quản lý thị trường đường trong giai đoạn
2006-2010, các thành tựu và hạn chế để từ đó đưa ra các giải pháp nhằm điều tiết, cân đối
cung-cầu trong thời gian tới.
10. Bùi Hữu Quyền (2011): Trong luận văn “Giải pháp quản lý và bình ổn thị
trường xăng dầu tại Việt Nam”, tác giả đã đi vào nghiên cứu biến động giá xăng dầu thế
giới, tác động của nó đến kinh tế xã hội Việt Nam cho đến thời điểm năm 2011; cách
thức quản lý giá xăng dầu tại một số quốc gia và tại Việt Nam, từ đó đề xuất mơ hình phù
hợp góp phần bình ổn thị trường trong nước. Các biện pháp điều tiết bao gồm chính sách
giá, chính sách thuế và trợ cấp, … đều được tác giả đánh giá chi tiết về bối cảnh sử dụng,

ưu nhược điểm để từ đó đưa ra các giải pháp hồn thiện trong tương lai.
2.2. Các cơng trình nghiên cứu nước ngoài.
1. Christophe Gouel (2013): Trong bài viết “Food Price Volatility and Domestic
Stabilization Policies in Developing Countries”, tác giả đã đi vào nghiên cứu chính sách
bình ổn giá lương thực tại các nước đang phát triển trong bối cảnh giá lương thực leo
thang. Nghiên cứu của tác giả đã cung cấp khung lý thuyết cho cơ sở áp dụng chính sách
bình ổn giá, việc thiết kế khung giá của chính phủ và hiệu quả của việc áp dụng chính
sách, đồng thời phân tích thực tiễn ở một số quốc gia đang phát triển, từ đó đưa ra các
khuyến nghị trong tương lai.
2. Robert T.Deacon (1978): Trong bài viết “An Economic Analysis of Gasoline
Price Controls”, tác giả đã đi vào nghiên cứu các chính sách điều tiết giá xăng dầu của
v


Chính phủ Mỹ trong khoảng thời gian từ 1971-1974 khi giá xăng dầu leo thang. Các
chính sách bao gồm thiết lập giá trần, trợ cấp cho các doanh nghiệp lọc dầu trong nước và
đầy mạnh nhập khẩu để cải thiện nguồn cung. Tác giả đã nghiên cứu về cơ sở đưa ra các
chính sách và hiệu quả tại Mỹ trong khoảng thời gian khảo sát, phân tích ưu nhược điểm
và đưa ra các đề xuất về mức độ can thiệp của Chính phủ trên thị trường.
3. Lucy Ngare và cộng sự (2014): Trong bài viết “Analysis of Price Volatility and
Implications for Price Stabilization Policies in Mozambique” tác giả đã nghiên cứu biến
động của giá ngô trên 12 chợ đầu mối ở Mozambique và hiệu quả của các biện pháp can
thiệp giá của chính phủ đối với mặt hàng này. Thơng qua sử dụng mơ hình GARCH, tác
giả đã đưa ra kết luận rằng để giúp giá ngơ có thể ổn định, Chính phủ nên kết hợp đồng
thời cả các biện pháp bình ổn giá thị trường (thiết lập khung giá trần-sàn, các chính sách
trợ giá nơng sản,…) và các biện pháp phi thị trường (đầu tư vào đường xá để phục vụ
việc vận chuyển, xây dựng kho bãi, thiết lập hệ thống thơng tin về giá hàng hóa,…).
3. Câu hỏi nghiên cứu của Đề tài
Các cơng trình nghiên cứu trên đây đều là các cơng trình hướng về chính sách
quản lý các mặt hàng thiết yếu như xăng dầu, thực phẩm,… Song các đề tài đều đã tương

đối cũ và chưa có đề tài nào làm về mặt hàng thịt heo- vốn dĩ là một mặt hàng dễ chịu tác
động về giá do các vấn đề liên quan đến nguồn cung và đã có nhiều biến động trong thời
gian gần đây. Vì vậy, đối với tiểu luận này đề tài nghiên cứu sẽ là:
- Câu hỏi 1: Giá thịt heo trên thị trường Việt Nam chịu ảnh hưởng của những yếu
tố nào?
- Câu hỏi 2: Nhà nước đã có chính sách như thế nào để bình ổn giá thịt heo trong
thời gian qua?
- Câu hỏi 3: Các kết quả và hạn chế từ chính sách bình ổn giá thịt heo của Nhà
nước là gì?
- Câu hỏi 4: Các đề xuất để nâng cao hiệu quả quản lý giá thịt heo của Nhà nước?
4. Mục tiêu nghiên cứu của Đề tài
Mục tiêu nghiên cứu của để tài bao gồm:
- Mục tiêu 1: Hệ thống hóa cơ sở lý thuyết liên quan đến việc hình thành giá cả
của hàng hóa trên thị trường;
vi


- Mục tiêu 2: Phân tích, làm rõ thực trạng diễn biến giá thịt heo giai đoạn 20192020 và các chính sách can thiệp của Nhà nước trên thị trường;
- Mục tiêu 3: Đề xuất phương hướng và những giải pháp cơ bản nhằm hạn chế mặt
chưa thành công; phát huy những thành cơng của chính sách quản lý giá nhằm nâng cao
hiệu quả trong công tác điều hành giá thịt heo ở Việt Nam.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Diễn biến của thị trường thịt heo tại Việt Nam và tác
động, hiệu quả của chính sách bình ổn giá thịt heo trong cơng tác quản lý, điều hành kinh
tế của Nhà nước;
- Phạm vi nghiên cứu: Thị trường thịt heo Việt Nam và chính sách quản lý giá thịt
heo giai đoạn 2019-2020.
6. Nguồn số liệu nghiên cứu.
Chủ yếu là số liệu thứ cấp được công bố trên website của Tổng cục Thống kê, Bộ
Công thương, Hiệp hội chăn nuôi Việt Nam, các báo cáo ngành,…

7. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu được sử dụng trong tiểu luận là phân tích, tổng hợp, đối
chiếu dữ liệu, minh họa thông qua các đồ thị và bảng biểu kết hợp với so sánh và trích
xuất ý kiến chuyên gia trong các bài nghiên cứu đi trước.
8. Bố cục của nghiên cứu
Phần 1: Cơ sở lý thuyết về sự vận hành của nền kinh tế thị trường và sự can
thiệp của chính phủ
1.1. Khái niệm về cung- cầu hàng hóa và sự cân bằng của thị trường
1.1.1. Cầu và quy luật cầu
1.1.2. Cung và quy luật cung
1.1.3. Cân bằng của thị trường

vii


1.2. Một số lý thuyết về nền kinh tế thị trường và sự can thiệp của Nhà nước
1.2.1. Các lý thuyết liên quan
1.2.2. Các hình thức can thiệp của Nhà nước trên thị trường
Phần 2: Đánh giá, phân tích thực trạng của thị trường thịt heo giai đoạn
2019-2020 và các chính sách can thiệp của Nhà nước vào thị trường
2.1. Đánh giá tổng quan về diễn biến thị trường thịt heo giai đoạn 2019-2020
2.2. Phân tích các chính sách can thiệp của Nhà nước vào thị trường thịt heo giai
đoạn 2019-2020
2.3. Phân tích ưu, nhược điểm của các chính sách can thiệp
2.3.1. Ưu điểm của các chính sách:
2.3.2. Nhược điểm của các chính sách:
Phần 3: Phương hướng, giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý của Nhà
nước đối với thị trường thịt heo
3.1. Dự báo các triển vọng, định hướng phát triển thị trường thịt heo.
3.2. Các đề xuất kiến nghị đối với sự can thiệp của Nhà nước

Kết luận

viii


Phần 1: Cơ sở lý thuyết về sự vận hành của nền kinh tế thị trường và sự can
thiệp của chính phủ
1.1. Khái niệm về cung- cầu hàng hóa và sự cân bằng của thị trường
1.1.1. Cầu và quy luật cầu
a. Khái niệm về cầu
Theo Giáo trình Nguyên lý kinh tế học vi mô (2009), NXB Lao động –xã hội, do
TS. Vũ Kim Dũng chủ biên thì cầu hàng hóa được định nghĩa như sau:
“Cầu về một loại hàng hóa biểu thị số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người mua
mong muốn và có khả năng mua tại các mức giá xác định trong một khoảng thời gian
nhất định, các yếu tố khác không đổi”.
Như vậy, từ định nghĩa trên, có thể thấy được các yếu tố tác động đến cầu hàng
hóa bao gồm: khối lượng hàng hóa hay lượng cầu (QD) mà người mua có khả năng mua
và vào các mức giá khá nhau (P) của hàng hóa trong một khoảng thời gian xác định
b. Quy luật của cầu hàng hóa
Sau khi quan sát, kiểm chứng biến động về giá và và lượng cầu, các nhà kinh tế
học đã nhận thấy:
- Giả định tất cả các yếu tố khác khơng thay đổi, nếu giá của hàng hóa dịch vụ
tăng lên sẽ làm cho lượng cầu về hàng hóa và dịch vụ đó giảm đi và ngược lại. Mối quan
hệ giữa giá và lượng cầu là mối quan hệ nghịch.
- Hàm cầu có thể được biểu diễn dưới dạng tuyến tính đơn giản nhất như sau:
QD = a – b* P (với a>=0;b>=0)
Đồ thị đường cầu được biểu thị như hình sau:
Hình 1: Đồ thị đường cầu

1



(Giáo trình Ngun lý kinh tế học vi mơ (2009), NXB Lao động –xã hội)
- Sự vận động dọc đường cầu:
Khi giá của hàng hóa giảm từ PA đến PB thì cầu đối với hàng hóa sẽ tăng từ QA
đến QB. Độ lớn trong sự thay đổi lượng cầu phụ thuộc vào mức độ co giãn của cầu với
giá được biểu thị với cơng thức: Ep=

∆Q/Q
∆P/P

.

Đối với những hàng hóa có cầu co giãn mạnh thì đường cầu sẽ có độ dốc nhỏ và
một sự thay đổi nhỏ của giá cũng sẽ khiến lượng cầu QD biến động mạnh. Ngược lại đối
với những hàng hóa có cầu kém co giãn thì đường cầu sẽ có độ dốc lớn và giá thay đổi
không ảnh hưởng nhiều đến lượng cầu QD. Các yếu tố tác động đến độ co giãn của cầu
theo giá bao gồm: Sự sẵn có của hàng hóa thay thế (Hàng hóa càng có nhiều hàng hóa
thay thế cầu càng co giãn và ngược lại); Tính thiết yếu của hàng hóa (Hàng hóa càng thiết
yếu thì cầu càng kém co giãn và ngược lại); Yếu tố thời gian (Trong một khoảng thời
gian ngắn, cầu về nhiều loại hàng hoá là ít co giãn và ngược lại)
- Sự dịch chuyển của đường cầu: Ngoài sự vận động dọc đường cầu, đường cầu
của một loại hàng hóa dịch vụ cịn có thể dịch chuyển trong các trường hợp sau: Thay đổi
trong thu nhập của người tiêu dùng; Thay đổi trong thị hiếu của người tiêu dùng; Giá cả
của hàng hóa liên quan như hàng hóa bổ sung và hàng hóa thay thế; Giá kỳ vọng trong
tương lai; Số lượng người mua,…
1.1.2. Cung và quy luật cung
a. Khái niệm về cung hàng hóa
Theo Giáo trình Ngun lý kinh tế học vi mơ (2009), NXB Lao động –xã hội, do
TS. Vũ Kim Dũng chủ biên thì cung hàng hóa được định nghĩa như sau:

“Cung về hàng hóa dịch vụ là số lượng hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán sẵn
sàng và có khả năng bán tại các mức giá khác nhau trong một thời gian nhất định với giả
định các yếu tố khác khơng thay đổi”.
Từ đó, có thể nói rằng cung phản ánh mối quan hệ giữa giá và lượng cầu. Cung về
một loại hàng hóa dịch vụ là tổng lượng cung tại các mức giá khác nhau mà người bán
sẵn sàng và có khả năng bán.
b. Quy luật của cung hàng hóa
Sau khi quan sát, kiểm chứng biến động về giá và và lượng cung, các nhà kinh tế
học đã nhận thấy:
2


- Giả định tất cả các yếu tố khác không thay đổi, nếu giá của hàng hóa dịch vụ
tăng lên sẽ làm cho lượng cung về hàng hóa và dịch vụ đó tăng thêm và ngược lại. Mối
quan hệ giữa giá và lượng cầu là mối quan hệ thuận.
- Hàm cung có thể được biểu diễn dưới dạng tuyến tính đơn giản nhất như sau:
QS = a + b* P (với a>=0;b>=0)
Đồ thị đường cung được biểu thị như hình sau:
Hình 2: Đồ thị đường cung

(Giáo trình Nguyên lý kinh tế học vi mô (2009), NXB Lao động –xã hội)
- Sự vận động dọc đường cung:
Khi giá của hàng hóa giảm từ P0 đến P1 thì cầu đối với hàng hóa sẽ tăng từ Q0 đến
Q1. Độ lớn trong sự thay đổi lượng cầu phụ thuộc vào mức độ co giãn của cầu với giá
được biểu thị với công thức: Ep=

∆Q/Q
∆P/P

.


Độ co giãn của cung theo giá phụ thuộc vào các điều kiện sau: (i) Khả năng điều
chỉnh các yếu tố đầu vào của sản xuất (Nguyên vật liệu, năng lực sản xuất dư thừa, hàng
tồn kho,…), khả năng điều chỉnh các yếu tố đầu vào càng mạnh thì cung càng co giãn và
ngược lại; (ii) Yếu tố thời gian: Cung đối với hàng hóa dịch vụ trong dài hạn thường co
giãn hơn đối với hàng hóa dịch vụ trong ngắn hạn.
- Sự dịch chuyển của đường cung: Sự dịch chuyển của đường cung phụ thuộc vào
sự thay đổi về chi phí sản xuất để tạo ra hàng hóa dịch vụ đó, bao gồm các yếu tố sau:
Thay đổi giá các nguồn đầu vào; Trình độ cơng nghệ; Số lượng nhà cung cấp: Khi các
nhà cung cấp vì lý do nào đó mà đột ngột rời bỏ thị trường sẽ làm đường cung dịch
chuyển sang trái và ngược lại; Kỳ vọng của nhà sản xuất; Các chính sách của chính phủ
(thuế, phí…);…
3


1.1.3. Cân bằng của thị trường
Thị trường đạt trạng thái cân bằng tại một mức giá mà cung thị trường bằng với
cầu thị trường như ở hình dưới đây
Hình 3: Trạng thái cân bằng của thị trường

A

B

P1
C

P2

C


D

Q1

Q2

(Giáo trình Nguyên lý kinh tế học vi mô (2009), NXB Lao động –xã hội)

Tại điểm E, thị trường đạt trạng thái cân bằng với giá của hàng hóa là Po và lượng
hàng hóa là Qo. Tuy vậy, không phải lúc nào thị trường cũng ở trong trạng thái cân bằng
này mà có thể xảy ra tình trạng dư thừa hoặc thiếu hụt. Ví dụ, khi giá của sản phẩm giảm
từ Po xuống P2, lúc này cầu của hàng hóa tăng lên Q2 song cung hàng hóa lại giảm xuống
Q1, do đó sẽ tạo ra trạng thái thiếu hụt và trong bối cảnh thị trường hoàn hảo, sự thiếu hụt
này sẽ tạo ra sức ép để thị trường quay lại điểm cân bằng. Ngược lại, trong trường hợp
giá hàng hóa tăng lên P1, cầu hàng hóa giảm xuống Q1 trong khi đó cung hàng hóa lại
tăng lên Q2, tạo ra trạng thái dư thừa trên thi trường và gây áp lực để thị trường trở lại
điểm cân bằng E.
Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra các cú sốc cung hoặc sốc cầu làm dịch chuyển
đường cung hoặc cầu thì sẽ hình thành trạng thái cân bằng mới trên thị trường như ở hình
dưới đây
Hình 4: Thay đổi trạng thái cân bằng trên thị trường

4


S2
P2
P2
D2

Q2
Hình 4a: Thay đổi trạng thái cân bằng
do cầu

Q2
Hình 4b: Thay đổi trạng thái cân bằng do
cung

Qua hình trên có thể thấy trạng thái cân bằng của thị trường có thể thay đổi trong
trường hợp cung và cầu dịch chuyển với mức giá và sản lượng khác nhau.
1.2. Một số lý thuyết về nền kinh tế thị trường và sự can thiệp của Nhà nước
1.2.1. Các lý thuyết liên quan
Sự trao đổi, mua bán hàng hóa giữa người mua và người bán giúp hình thành nên
thị trường và kéo theo đó là nhiều học thuyết về nền kinh tế thị trường của các trường
phái kinh tế học khác nhau. Theo Lý thuyết bàn tay vơ hình của Adam Smith (1776)
thuộc trường phái kinh tế học cổ điển thì: “Trong nền kinh tế thị trường, các cá nhân
tham gia muốn tối đa hóa lợi nhuận cho mình. Ai cũng muốn thế cho nên vơ hình trung
đã thúc đẩy sự phát triển và củng cố lợi ích cho cả cộng đồng”. Hay nói cách khác, theo
Adam Smith thì nền kinh tế thị trường là nền kinh tế tự điều tiết, vận động theo quy luật
của thị trường, hầu như khơng có sự can thiệp của Nhà nước. Smith tin rằng cạnh tranh là
cơ chế tự điều hịa và rằng chính phủ khơng nên can thiệp vào kinh doanh bằng biện pháp
thuế quan, hay bất cứ cơng cụ nào khác, trừ khi nó được sử dụng để bảo vệ thị trường tự
do cạnh tranh. Rất nhiều các học thuyết kinh tế ngày nay (hoặc ít nhất là 1 phần) được
phát triển từ các nghiên cứu chủ chốt của Smith.
Quan điểm của Adam Smith được kế thừa bởi các nhà kinh tế học thuộc trường
phái cách tân (Marginalism) vào đầu thế kỷ 20. Các nhà kinh tế học cách tân cho rằng giá
được xác định bởi các chi phí sản xuất đồng thời cũng phụ thuộc vào mức độ nhu cầu,
mức cầu này được quyết định bởi mức độ hài lòng của khách hàng khi tiêu dùng hàng
hóa và dịch vụ cụ thể.
5



Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của các học thuyết kinh tế và những cuộc khủng
hoảng xảy ra trong giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, vai trò của Nhà nước trong
việc điều tiết thị trường đã bắt đầu được nghiên cứu kỹ và đưa vào các lý thuyết mới,
trong đó có thể kể đến:
- Học thuyết kinh tế của trường phái Keynes (1883-1946): Trong bối cảnh cuộc
Đại suy thoái kinh tế ở Mỹ vào những năm 1929-1933, nhà kinh tế học J.M.Keynes đã
đưa ra những lý thuyết kinh tế làm nền móng cho trường phái kinh tế học Keynes sau
này. Ông phủ nhận cách lý giải cổ điển về sự tự điều chỉnh của nền kinh tế, nhà nước
phải can thiệp vào kinh tế. Học thuyết này đánh giá cao hành vi tiêu dùng. Trong thực tế,
luôn xảy ra sự mất cân đối giữa cung và cầu, mà cầu là động lực của nền kinh tế nên nhà
nước phải can thiệp vào kinh tế. Chi tiêu của chính phủ với tư cách là một bộ phận của
Tổng cầu sẽ có vai trị điều tiết cho nền kinh tế, nó có thể tạo ra cầu về hàng hóa và dịch
vụ nếu các cá nhân khơng sẵn sàng tiêu dùng và các doanh nghiệp không sẵn sàng đầu tư
thêm các nhà máy. Chi tiêu chính phủ có thể sử dụng năng lực sản xuất dư thừa đó.
Keynes đưa ra giả thuyết rằng sự ảnh hưởng chung của chi tiêu chính phủ sẽ được nhân
lên nếu doanh nghiệp sẵn sang thuê thêm công nhân và công nhân sẵn sàng tiêu dùng
nhiều hơn.Học thuyết Keynes cho rằng giữa chính phủ và tổng thế nền kinh tế có sự
tương tác theo các chiều hướng ngược lại của chu kỳ kinh doanh: Chi tiêu nhiều hơn
trong thời kì suy thối, chi tiêu ít hơn trong thời kì phát triển. Nếu sự bùng nổ kinh tế có
thể gây ra lạm phát cao thì chính phủ nên cắt giảm chi tiêu và tăng thuế.
- Học thuyết kinh tế thị trường xã hội: Là học thuyết kinh tế được thiết lập ở Tây
Đức vào cuối những năm 1940. Cách nhìn nhận của phái kinh tế thị trường xã hội về vai
trò của nhà nước trong nền kinh tế có sự khác biệt so với các phái tự do mới của Mỹ.
Trong nền kinh tế thị trường xã hội, các quá trình kinh tế - xã hội vận hành trên nguyên
tắc cạnh tranh có hiệu quả và phát huy cao độ tính chủ động và sáng kiến của cá nhân, do
đó chính phủ chỉ can thiệp vào nơi nào cạnh tranh khơng có hiệu quả, ở nơi cần phải bảo
vệ và thúc đẩy cạnh tranh có hiệu quả. Trái ngược với tình trạng của một nền kinh tế thị
trường tự do, nhà nước không thụ động và tích cực đưa ra những biện pháp điều chỉnh..

Những mục tiêu trong chính sách xã hội là cơng ăn việc làm, nhà cửa và chính sách giáo
dục, cũng như một sự cân bằng về sự phát triển mức thu nhập. Thêm vào đó có những
điều khoản để kiềm chế thị trường tự do (thí dụ, biện pháp chống lũng đoạn thị trường,

6


những luật lệ chống lợi dụng quyền lực thị trường...). Những điều này giúp đỡ loại trừ
những vấn đề không tốt xảy ra trong một thị trường tự do.
- Tại Việt Nam: Tại Đại hội IX (năm 2001), Đảng ta chính thức đưa ra khái
niệm kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, coi đó là mơ hình tổng quát, là
đường lối chiến lược nhất quán của Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội.
Về cơ chế vận hành của nền kinh tế, đó là sự kết hợp giữa cơ chế thị trường với vai trò
quản lý, điều hành của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, bảo đảm các mục tiêu
phát triển kinh tế - xã hội. Tại Hội nghị Trung ương 6 khóa X, tháng 3-2008, Đảng ta
khẳng định, nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam là nền kinh tế
vừa tuân theo quy luật của thị trường, vừa chịu sự chi phối bởi các quy luật kinh tế của
chủ nghĩa xã hội và các yếu tố bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa. Đây cũng là
nền kinh tế có tổ chức, có kế hoạch, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam
và sự quản lý của Nhà nước xã hội chủ nghĩa. Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa vừa phát huy những ưu thế của kinh tế thị trường và kinh tế kế hoạch, vừa loại bỏ
những khuyết tật của hai nền kinh tế đó, nhằm thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh,
dân chủ, công bằng, văn minh.
1.2.2. Các hình thức can thiệp của Nhà nước trên thị trường
1.2.2.1. Thiết lập mức giá trần
Giá trần là mức giá tối đa mà người bán có thể bán hàng hóa dịch vụ trên thị
trường. Khi mức giá cân bằng trên thị trường trở nên quá cao và ảnh hưởng tới quyền lợi
của người tiêu dùng, Nhà nước có thể thiết lập mức giá trần cho hàng hóa dịch vụ. Điều
này khiến cho người tiêu dùng dù có thu nhập thấp vẫn có thể tiếp cận được với những
hàng hóa dịch vụ quan trọng. Mức giá trần thường được thiết lập trong một thời gian nhất

định. Tuy vậy, việc thiết lập mức giá trần ở dưới mức cần bằng của thị trường có thể dẫn
đến tình trạng thiếu hụt nguồn cung do người bán không thể sản xuất được hàng hóa tại
mức giá cho sẵn. Ngồi ra, chính sách này có thể làm xuất hiện thị trường chợ đen- nơi
người tiêu dùng vẫn phải mua hàng hóa với giá cao hơn do sự thiếu hụt trên thị trường
chính thống và điều này có thể đi ngược lại mong muốn ban đầu của Nhà nước.
1.2.2.2. Thiết lập mức giá sàn
Giá sàn là mức giá tối thiểu mà người mua có thể mua được hàng hóa trên thị
trường. Ngược lại với giá trần, Nhà nước thiết lập mức giá sàn để bảo vệ những người
7


cung ứng hàng hóa dịch vụ và cũng dùng để điều tiết thị trường trong một khoảng thời
gian nhất định. Tuy vậy, việc thiết lập mức giá sàn ở trên mức cân bằng của thị trường có
thể gây ra tình trạng dư cung do người bán sẵn lòng bán hàng hóa tại mức giá đã được
thiết lập nưng người mua khơng sẵn lịng mua. Điều này sẽ gây ra tình trạng lãng phí
nguồn lực cho sản xuất và đi ngược lại mong muốn ban đầu của Nhà nước.
1.2.2.3. Chính sách can thiệp giá gián tiếp (thuế, trợ cấp)
Ngoài việc sử dụng chính sách giá, Nhà nước có thể can thiệp gián tiếp vào thị
trường thông qua việc áp dụng các chính sách thuế và trợ cấp như ở hình sau
Hình 5: Sử dụng các cơng cụ thuế, trợ cấp

G

S3

Q3
(Giáo trình Nguyên lý kinh tế học vi mô (2009), NXB Lao động –xã hội)

Thị trường đang cân bằng ở điểm E với mức giá P1 và sản lượng Q1 Khi chính
phủ thu thuế trên mỗi đơn vị hàng hoá bán ra một lượng tiền thuế là T, những người sản

xuất sẽ thấy rằng, giờ đây thuế đã làm tăng chi phí cung ứng hàng hoá của họ. Nếu trước
kia, khi chưa có thuế, họ sẵn sàng cung ứng một mức sản lượng Q tại mức giá P, thì sau
khi bị đánh thuế, họ chỉ sẵn sàng cung ứng mức sản lượng Q như cũ nếu mức giá là P +
T. Nói cách khác, thuế làm cho đường cung S1 tịnh tiến lên trên thành đường S2 một
đoạn là T. Điểm cân bằng thị trường mới, sau thuế sẽ là F. Mức giá và sản lượng cân
bằng sau thuế là P2, Q2. ta có P2 lớn hơn P1 và Q2 nhỏ hơn sản lượng Q1 ban đầu. Như
vậy, nếu các điều kiện khác là giữ nguyên, thuế làm cho sản lượng cân bằng giảm và mức
giá cân bằng tăng.
Ngược lại, trường hợp Chính phủ muốn khuyến khích sản xuất có thể tăng trợ cấp
cho người bán hoặc giảm thuế. Do đó, người sản xuất sẽ thấy chi phí sản xuất được cắt
giảm và họ sẵn lòng sản xuất ở mức giá thấp hơn mà không ảnh hưởng tới lợi nhuận.
8


Đường cung sẽ dịch chuyển từ S1 sang S3. Thị trường đạt mức cân bằng mới là G với
mức giá P3<P1 và sản lượng Q3>Q1.
Phần 2: Đánh giá, phân tích thực trạng của thị trường thịt heo giai đoạn
2019-2020 và các chính sách can thiệp của Nhà nước vào thị trường
2.1. Đánh giá tổng quan về diễn biến thị trường thịt heo giai đoạn 2019-2020
Thịt lợn là một mặt hàng quan trọng trong giỏ hàng hóa tiêu dùng của người Việt
Nam. Sức tiêu thụ thịt heo trung bình của người Việt Nam đã tăng khoảng 22% trong giai
đoạn 2013-2018 và đạt khoảng 24,8kg/người/năm vào năm 2019, thuộc nhóm các quốc
gia dẫn đầu về tiêu thụ thịt heo trong khu vực3. Khơng chỉ vậy, thịt lợn cịn chiếm tỷ
trọng cao nhất (khoảng 40%) tổng chi tiêu cho các loại thịt tại Việt Nam như minh họa tại
đồ thị dưới đây
Hình 6: Thực trạng tiêu dùng thịt lợn tại Việt Nam

Hình 6a: Thực trạng sản xuất và tiêu dùng (Nguồn:

Hình 6a: Cơ cấu tiêu dùng các loại thịt (Nguồn: Gira

Compilation)

USDA)

Để đáp ứng nhu cầu tiêu dùng thịt ngày càng tăng lên của người dân, ngoài sản
lượng thịt sản xuất trong nước khoảng 3,5 triệu tấn; Việt Nam phải nhập khẩu khoảng
128 ngàn tấn thịt heo trong năm 20204. Do nhu cầu lớn và sản xuất trong nước chưa đủ

3
4

/>Theo báo cáo thị trường thịt heo năm 2020 của Vietnambiz.

9


để đáp ứng nên việc tăng/giảm giá của thịt heo sẽ tác động lớn đến chi tiêu hàng tháng
của hộ gia đình tại Việt Nam.
Từ tháng 01 năm 2019 đến tháng 07 năm 2020, thị trường thịt heo tại Việt Nam
chứng kiến sự biến động mạnh khi giá thịt heo tăng gần 68,2%: giá thịt heo hơi vào tháng
01/2019 chỉ xấp xỉ 50.000 VND/kg thì vào tháng 04/2020 đã đạt trên 100.000 VND/kg
như ở hình dưới đây:
Hình 7: Diễn biến giá thịt heo giai đoạn 2019-2020

(Nguồn: Vinanet)
Việc giá thịt heo tăng đều tại cả 3 khu vực Bắc, Trung, Nam do các nguyên nhân
chủ yếu sau đây:
- Ảnh hưởng nặng nề từ dịch tả lợn Châu Phi ASF: Dịch tả lợn Châu Phi bùng
phát từ nửa cuối năm 2019 đã lan rộng các nước Châu A như Trung Quốc, Việt Nam,
Philippines, … và khiến cho sản lượng thịt heo tại các quốc gia này sụt giảm nghiêm

trọng. Tổng số đàn heo của tồn thế giới giảm khoảng 14,6% xuống cịn gần 1,1 tỷ con;
trong đó tại Trung Quốc số heo giảm tới 28,5% xuống còn 490 trệu con. Tại Việt Nam,
tổng đàn lợn thời điểm 31/12/2018 trước khi có bệnh dịch tả lợn châu Phi là 31 triệu con,
đến thời điểm 31/12/2019 chỉ còn 25 triệu con. Đến giữa tháng 3/2020, số đàn lợn mới
tăng được 6,3% so với tháng 12/2019, nâng con số tổng đàn lợn cả nước lên 24 triệu con,
bằng gần 74% so với tổng đàn lợn trước khi có bệnh dịch tả lợn châu Phi. Sản lượng thịt

10


heo hơi xuất chuồng cả năm 2019 ước tính đạt 3,3 triệu tấn, giảm 13,8% so với năm 2018
(quí IV ước đạt 731.00 tấn, giảm 26,3%)5.
- Gia tăng giá nguyên liệu đầu vào: Từ cuối năm 2019 và đầu năm 2020; do ảnh
hưởng của đại dịch COVID19 khiến cho chuỗi cung ứng của thị trường thế giới bị gián
đoạn, nhiều loại mặt hàng tăng giá, trong đó có mặt hàng thức ăn chăn ni. Cụ thể, theo
Reuters, giá lúa mì giao sau vào thời điểm cuối năm 2019 tăngđạt đỉnh 5,74 USD/giạ ,
mức cao nhất kể từ ngày 20/8/2018. Ngoài ra, việc vận chuyển nguyên liệu đầu vào và
heo giống khó khăn cũng là những nguyên nhân khiến giá thịt tăng mạnh.
- Nhu cầu gia tăng trong dịp lễ tết: Việc phát sinh nhu cầu mạnh trong dịp cuối
năm gần các ngày lễ tết cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự tăng giá thịt heo.
Trong dịp lễ tết Nguyên đán, các hộ gia đình tại Việt Nam thường chi tiêu tăng mạnh so
với ngày thường, đặc biệt cho các mặt hàng lương thực thực phẩm, đặc biệt là thịt heo.
Tất cả những yếu tố trên đây đã góp phần gây ra sự gia tăng phi mã của giá thịt
heo trong năm 2019 và nửa đầu năm 2020. Theo thống kê của Tổng cục thống kê, chỉ số
giá tiêu dùng CPI của Việt Nam trong tháng 01 năm 2020 tăng 1,23% so với tháng trước
và 6,43% so với cùng kỳ năm trước trong khi chỉ số này của năm 2019 chỉ là 0,1% và
2,56% 6 , riêng thịt lợn tăng 49%. Tiếp đó, trong 6 tháng đầu năm 2020; giá thịt lợn
tăng bình qn 68,2%, đóng góp 2,86% vào mức tăng 4,19% của CPI bình quân cùng giai
đoạn, chiếm gần 2/3 mức tăng CPI bình quân, kéo theo đà tăng giá của các mặt hàng thực
phẩm chế biến7.

2.2. Phân tích các chính sách can thiệp của Nhà nước vào thị trường thịt heo
giai đoạn 2019-2020
. Đứng trước tình hình giá thịt lợn tăng phi mã; Chính phủ đã thực thi một loạt
biện pháp chủ yếu tác động vào cung của hàng hóa để góp phần điều tiết thị trường, trong
đó có thể kể đến:
- Thiết lập mức giá trần: Trong tháng 03/2020; Bộ NN&PTNT đã thực hiện chỉ
đạo của Chính phủ tổ chức cuộc họp với 15 doanh nghiệp cung cấp thịt lợn lớn nhất
5

Theo báo cáo thị trường thịt heo năm 2019; 2020 của Vietnambiz
/>7
/>BB%B1c%20ph%E1%BA%A9m%20ch%E1%BA%BF%20bi%E1%BA%BFn.
6

11


×