Tiểu luận Môn Thị Trường Tài Chính
Nhóm 11 - TCDN Đêm 1
ĐỀ TÀI 3: THỊ TRƯỜNG TIỀN GỬI VÀ CHO VAY
TRÊN ĐỊA BÀN TPHCM
A - VÀI NÉT VỀ HỆ THỐNG NHTM
1. LÝ THUYẾT VỀ NHTM:
1.1 Định nghóa
Ngân hàng bắt nguồn từ một công việc rất đơn giản là giữ các đồ vật quý cho
những người chủ sở hữu nó, tránh gây mất mát. Đổi lại, người chủ sở hữu phải trả cho
người giữ một khoản tiền công. Khi công việc này mang lại nhiều lợi ích cho những
người gửi, các đồ vật cần gửi ngày càng đa dạng hơn, dần dần, ngân hàng là nơi giữ tiền
cho những người có tiền. Khi xã hội phát triển, thương mại phát triển, nhu cầu về tiền
ngày càng lớn, tức là phát sinh nhu cầu vay tiền ngày càng lớn trong xã hội. Khi nắm
trong tay một lượng tiền, những người giữ tiền nảy ra một nhu cầu cho vay số tiền đó, vì
lượng tiền trong tay họ không phải bao giờ cũng bị đòi trong cùng một thời gian, tức là
có độ chênh lệch lượng tiền cần gửi và lượng tiền cần rút của người chủ sở hữu. Từ đó
phát sinh nghiệp vụ đầu tiên cơ bản nhất của ngân hàng nói chung, đó là huy động vốn
và cho vay vốn.
Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng (luật 47/2010/QH12): Ngân hàng là loại hình tổ
chức tín dụng có thể được thực hiện tất cả các hoạt động ngân hàng theo quy định của Luật
này. Theo tính chất và mục tiêu hoạt động, các loại hình ngân hàng bao gồm ngân hàng
thương mại, ngân hàng chính sách, ngân hàng hợp tác xã.
Điều 4 Luật các tổ chức tín dụng (luật 47/2010/QH12) Hoạt động ngân hàng là việc
kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số các nghiệp vụ sau đây: a) Nhận tiền
gửi; b) Cấp tín dụng; c) Cung ứng dịch vụ thanh tốn qua tài khoản.
Như vậy ngân hàng thương mại là định chế tài chính trung gian quan trọng
vào loại bậc nhất trong nền kinh tế thị trường. Nhờ hệ thống định chế này mà các nguồn
1
Tiểu luận Môn Thị Trường Tài Chính
Nhóm 11 - TCDN Đêm 1
tiền vốn nhàn rỗi sẽ được huy động, tạo lập nguồn vốn tín dụng to lớn để có thể cho vay
phát triển kinh tế.
Ngân hàng thương mại đã hình thành, tồn tại và phát triển gắn liền với sự phát
triển của kinh tế hàng hoá. Sự phát triển của hệ thống ngân hàng thương mại đã có tác
động rất lớn và quan trọng đến quá trình phát triển của nền kinh tế hàng hoá, ngược lại
kinh tế hàng hoá phát triển mạnh mẽ đến giai đoạn cao của nó– kinh tế thị trường – thì
ngân hàng thương mại cũng ngày càng được hoàn thiện và trở thành những định chế tài
chính không thể thiếu được.
Từ đó có thể nói ngân hàng thương mại được thể hiện qua các điểm sau: là tổ
chức tín dụng, được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng, là tổ chức nhận tiền gửi và
cung cấp dịch vụ thanh toán.
1.2 Chức năng
-
Chức năng trung gian tài chính gồm :
• Trung gian giữa các khách hàng với nhau : giữa người gửi tiền và người vay
tiền, giữa người trả tiền và người nhận tiền, giữa người mua và người bán
ngoại tệ ….
• Trung gian giữa NHTW và công chúng : NHTW chỉ giao dịch với NHTM,
NHTM giao dịch giữa NHTW và công chúng.
-
Chức năng tạo tiền: sáng tạo ra bút tệ góp phần gia tăng khối tiền tệ cho nền kinh
tế.
-
Chức năng “sản xuất” gồm: huy động và sử dụng các nguồn lực để tạo ra “sản
phẩm” và dịch vụ ngân hàng cung cấp cho nền kinh tế.
1.3 Phân loại
- Dựa vào hình thức sở hữu:
+ Ngân hàng thương mại Nhà nước: là NHTM do nhà nước đầu tư vốn, thành lập và
2
Tiểu luận Môn Thị Trường Tài Chính
Nhóm 11 - TCDN Đêm 1
tổ chức hoạt động kinh doanh, góp phần thực hiện mục tiêu kinh tế của Nhà nước.
+ Ngân hàng thương mại cổ phần: là NHTM được thành lập dưới hình thức công ty cổ
phần.
+ Ngân hàng thương mại liên doanh: là ngân hàng được thành lập bằng vốn góp của
bên Việt Nam và bên nước ngoài trên cơ sở hợp đồng liên doanh.
+ Chi nhánh Ngân hàng thương mại nước ngoài: là đơn vị phụ thuộc của ngân hàng
nước ngoài, được ngân hàng nước ngoài bảo đảm chịu trách nhiệm đối với mọi nghóa
vụ và cam kết của chi nhánh tại Việt Nam
- Dựa vào chiến lược kinh doanh:
+ Ngân hàng bán buôn: là ngân hàng chỉ giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối tượng
khách hàng công ty.
+ Ngân hàng bán lẻ: là ngân hàng chỉ giao dịch và cung ứng dịch vụ cho đối tượng
khách hàng cá nhân.
+ Ngân hàng vừa bán buôn vừa bán lẻ: là ngân hàng giao dịch và cung ứng dịch vụ
cho khách hàng cá nhân và khách hàng công ty.
- Dựa vào quan hệ tổ chức:
+ Ngân hàng hội sở: là nơi tập trung quyền lực cao nhất và cung cấp đầy đủ các dịch
vụ ngân hàng,
+ Ngân hàng chi nhánh (cấp 1 và cấp 2): chỉ tập trung vào các giao dịch cơ bản như
huy động vốn, thanh toán và cho vay.
+ Phòng giao dịch: trực thuộc chi nhánh, thường mở ở nơi đông dân cư và có nhu cầu
giao dịch với ngân hàng như siêu thị, khu công nghiệp.
1.4 Các hoạt động chủ yếu của NHTM:
-
Hoạt động huy động vốn:
• Nhận tiền gửi không kỳ hạn, có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
3
Tiểu luận Môn Thị Trường Tài Chính
Nhóm 11 - TCDN Đêm 1
• Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động
vốn.
• Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác.
• Vay vốn ngắn hạn của ngân hàng nhà nước
• Các hình thức huy động vốn khác.
-
Hoạt động tín dụng.
• Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn
• Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng…
• Chiết khấu thương phiếu và các giấy tờ có giá
-
Hoạt động dịch vụ thanh toán
-
Hoạt động ngân quỹ.
-
Các hoạt động khác như: góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, kinh
doanh ngoại hối, kinh doanh vàng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh dịch vụ và
bảo hiểm, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, dịch vụ tư vấn và các dịch vụ khác liên
quan đến hoạt động ngân hàng.
2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG NHTM Ở VN:
Ngành ngân hàng nước ta đã trải qua 55 năm (6.5.1951-6.5.2006) xây dựng và phát
triển, với nhiều chặng đường gay go và phức tạp. Đặc biệt là chặng đường từ năm 1986
cho đến nay, chặng đường đổi mới căn bản và toàn diện của hệ thống ngân hàng VN.
Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện theo tinh thần của Đại hội Đảng toàn quốc lần
thứ VI (năm1986).Tháng 7/1987: Hội đồng Bộ trưởng ra Quyết định số 218/CT cho làm
thử việc chuyển hoạt động ngân hàng sang hạch toán kinh tế và kinh doanh XHCN (làm
thử đầu tiên tại TP.HCM từ tháng 7.1987, Hà Nội, Gia Lai...).
Tháng 3/1988: Hội đồng Bộ trưởng ban hành Nghị định 53/HĐBT với định hướng cơ
bản là chuyển hẳn hệ thống ngân hàng sang hoạt động kinh doanh.
4
Tiểu luận Môn Thị Trường Tài Chính
Nhóm 11 - TCDN Đêm 1
Tháng 5/1990: Hội đồng Nhà nước thông qua và công bố 2 Pháp lệnh về ngân hàng
( Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín
dụng và công ty tài chính). Sự ra đời của 2 Pháp lệnh Ngân hàng đã chính thức chuyển
cơ chế hoạt động của hệ thống Ngân hàng Việt Nam từ một cấp sang hai cấp, trong đó
Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh
tiền tệ, ngân hàng và thực thi nhiệm vụ của một Ngân hàng trung ương; các ngân hàng
thương mại và tổ chức tín dụng kinh doanh tiền tệ, tín dụng, thanh toán, ngoại hối và
dịch vụ ngân hàng trong khuôn khổ pháp luật.
Tháng 10/1993, quan hệ hợp tác giữa Việt nam và cộng đồng tài chính quốc tế (Quỹ
Tiền tệ quốc tế, Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á) được tái lập và
khơi thông.
Ngày 2/12/1997, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật Các tổ chức tín dụng
được Quốc hội khóa X chính thức thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/10/1998.
Ngày 16/6/2010, Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Luật các tổ chức tín dụng
được Quốc hội khóa XII chính thức thông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày
01/01/2011. Luật các TCTD năm 2010 đã có nhiều qui định nhằm nâng cao mức độ an
toàn trong hoạt động của TCTD trên cơ sở quán triệt quan điểm: TCTD là doanh nghiệp
đặc biệt, cần được quản lý một cách đặc biệt và tiếp cận sát với thông lệ quốc tế về các
yêu cầu bảo đảm an toàn trong hoạt động ngân hàng.
Sau khi ban hành Luật các TCTD mới, các văn bản pháp lý về hoạt động ngân hàng
cũng được xem xét để điều chỉnh, các qui định an toàn đối với các TCTD được điều
chỉnh theo hướng phù hợp dần với các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế, nổi bật là
Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/5/2010 và Thông tư số 19/2010/TT-NHNN
ngày 27/9/2010 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 13. Điểm quan trọng trong
5
Tiểu luận Môn Thị Trường Tài Chính
Nhóm 11 - TCDN Đêm 1
Thông tư 13 này là, nâng tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu giữa vốn tự có so với tổng tài sản
“có” rủi ro từ 8% (theo quyết định 457/2005/QĐ-NHNN) lên 9%.
Như vậy hệ thống ngân hàng thương mại VN đã chính thức đánh dấu sự ra đời và
phát triển khoảng trên 15 năm (từ 1990 đến nay). Trải qua chặng đường trên, hệ thống
NHTM VN đã không ngừng phát triển về quy mô (vốn điều lệ không ngừng gia tăng,
mạng lưới chi nhánh…), chất lượng hoạt động và hiệu quả trong kinh doanh. Tính đến
tháng 6/2011, hệ thống NHTM ở nước ta bao gồm:
•
5 NHTM nhà nước : Ngân hàng ngoại thương VN (VCB), Ngân hàng đầu tư và phát
triển VN (BIDV) , Ngân hàng công thương VN (Vietin Bank ) , Ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn (Agribank) , Ngân hàng phát triển nhà đồng bằng
sông Cửu Long (MHB).
•
37 NHTM cổ phần: NHTM CP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank), NHTM CP
Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), NHTM CP Á Châu (ACB), NHTM CP Đông Á
(EAB) , NHTM CP Phương Đông (OCB), NHTM CP Quân Đội (MB)…
•
5 ngân hàng 100% vốn nước ngoài: Ngân hàng HSBC, Ngân hàng ANZ, Ngân hàng
Shinhan, Ngân hàng Standard Chartered, Ngân hàng H Hong Leong
•
5 ngân hàng liên doanh: Ngân hàng VID Public Bank, Ngân hàng trách nhiệm hữu
hạn Indovina, Ngân hàng Shinhanvina, Ngân hàng Việt Thái Vinasiam, Ngân hàng
Việt Nga.
•
48 Văn phòng đại diện chi nhánh ngân hàng nước ngoài
• 17 công ty tài chính
• 13 công ty cho thuê tài chính
Hệ thống NHTM VN đã có những đóng góp quan trọng cho sự ổn định và tăng
trưởng kinh tế ở nước ta trong nhiều năm qua. Với nhiều hình thức huy động vốn tương
đối đa dạng, NHTM VN đã huy động vốn hàng trăm tỷ đồng từ các nguồn vốn trong xã
6
Tiểu luận Môn Thị Trường Tài Chính
Nhóm 11 - TCDN Đêm 1
hội, tăng dư nợ cho vay với mọi thành phần kinh tế, tăng đầu tư vào những chương trình
trọng điểm quốc gia, qua đó góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện
công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, kiểm soát lạm phát, thúc đẩy kinh tế tăng
trưởng, góp phần tạo công ăn việc làm cho xã hội. Nhiều dịch vụ tiện ích (chi lương, thu
chi hộ, thanh toán chuyển khoản, chuyển tiền tự động, dịch vụ ngân hàng điện tử, dịch
vụ thẻ…) và nhiều sản phẩm mới xuất hiện đã đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của dân cư và
sản xuất kinh doanh của mọi thành phần kinh tế…
B - THỰC TRANG HOẠT ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG TIỀN GỬI VÀ CHO VAY TẠI
ĐỊA BÀN TPHCM
Thành phố Hồ Chí Minh là một trung tâm kinh tế lớn của cả nước, nền kinh tế của
thành phố chủ yếu dựa vào hai khu vực công nghiệp-xây dựng và thương mại-dịch vụ.
Là trung tâm thương mại lớn nhất và là trung tâm xuất nhập khẩu lớn nhất yêu cầu đòi
hỏi phải có khu vực tài chính đủ mạnh để đáp ứng các yêu cầu của thị trường. Đó là lý
do chính khi thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh tập trung
vào ngành dịch vụ có thế mạnh và lợi thế so sánh, khuyến khích phát triển dịch vụ có
giá trị gia tăng cao là tài chính-tín dụng-ngân hàng-bảo hiểm.
Địa bàn thành phố Hồ Chí Minh đều có mặt hầu hết các NHTMNN, NHTMCP, NH
liên doanh, NH có 100% vốn nước ngoài, Chi nhánh NHNN… Các NH đa số là NH vừa
bán buôn vừa bán lẻ. Trong những năm gần đây, áp lực cạnh tranh ngày càng tăng do
thực hiện lộ trình nới lỏng các quy định đối với các tổ chức tài chính nước ngoài, nhất là
về việc mở chi nhánh và các điểm giao dịch, việc dỡ bỏ hạn chế về huy động tiền gửi
bằng VND; khả năng mở rộng dịch vụ ngân hàng và sự phát triển bùng nổ của công
nghệ thông tin, các NHTM đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về phát triển dịch
vụ NHBL. Nhìn chung, các ngân hàng bắt đầu quan tâm và tập trung khai thác thị trường
bán lẻ như đẩy mạnh hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển các loại hình dịch vụ
7
Tiểu luận Môn Thị Trường Tài Chính
Nhóm 11 - TCDN Đêm 1
mới, đa tiện ích và đã được xã hội chấp nhận như máy ATM, internet banking, home
banking, PC banking, mobile banking. Hình thức huy động ngày càng đa dạng và linh
hoạt hơn, lượng kiều hối qua các ngân hàng tăng mạnh. Các NHTM đã có những cải
thiện đáng kể về năng lực tài chính, công nghệ, quản trị điều hành, cơ cấu tổ chức và
mạng lưới kênh phân phối, hệ thống sản phẩm dịch vụ ngân hàng, góp phần phát triển
dịch vụ NHBL, đem lại cho khách hàng ngày càng nhiều tiện ích mới và văn minh trong
thanh toán.
Hoạt động của dịch vụ ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đang phát
triển khởi sắc với những bước đi đột phá theo hướng đa dạng hóa nhằm đáp ứng mọi nhu
cầu của một nền kinh tế đang phát triển, có tốc độ phát triển nhanh, thể hiện được vai
trò là một trung tâm của toàn vùng và cả khu vực Nam Bộ. Đây là một loại dịch vụ cao
cấp so với nhiều ngành dịch vụ khác vì là ngành tạo nên tỷ suất lợi nhuận lớn, đồng thời
đòi hỏi phải có một đội ngũ lao động có trình độ, có kỹ năng và đào tạo cơ bản.
Theo báo cáo tình hình kinh tế - xã hội TPHCM năm 2011, tổng GDP trên đại bàn
thành phố ước đạt 514.635 tỷ đồng. Trong đó giá trị tăng thêm khu vụ dịch vụ ước
272.592 tỷ đồng chiếm 53% GDP. Tổng vốn huy động của các NHTM trên địa bàn đã
đạt con số 886,9 ngàn tỷ đồng, tổng dư nợ tín dụng đạt 753,8 ngàn tỷ đồng tăng 6.3% so
với cũng kỳ; đạt chỉ tiêu của Nghị quyết 11/NQ-CP đã đề ra là kiểm soát để đảm bảo
tốc độ tăng trưởng tín dụng năm 2011 dưới 20%. Tỷ lệ nợ xấu là 5.21%. Tình hình vi
phạm trần lãi suất đã giảm sau khi NHNN tăng cường kiểm tra và có hình thức xử phạm
mạnh hơn. Lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh cũng có dấu hiệu giảm, nhưng cần thời
gian nhất định mới mạng lại tác dụng đến nền kinh tế thành phố. Nhìn chung, NHTM
tại địa bàn TPHCM đóng góp tích cực vào việc cung ứng nguồn vốn cho nền kinh tế và
vươn đến vị trí là một trung tâm dịch vụ tài chính-ngân hàng của khu vực Đông Nam Á.
1. CÁC LOẠI HÌNH SẢN PHẨM DỊCH VỤ HUY ĐỘNG VỐN TẠI TPHCM.
8
Tiểu luận Môn Thị Trường Tài Chính
Nhóm 11 - TCDN Đêm 1
Theo nghị định 49/2000/ND0-CP ngày 20/09/2000 của chính phủ về tổ chức hoạt
động của NHTM nhằm cụ thể hóa việc thi hành Luật các TCTD, NHTM được huy động
vốn với các hình thức sau :
• Nhận tiền gửi của tổ chức, các nhân và các TCTD khác dưới hình thức tiền gửi
không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
• Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn
của tổ chức, các nhân trong và ngoài nước khi được Thống đốc NHNN chấp nhận.
• Vay vốn của TCTD khác hoạt động tại VN và của các TCTD nước ngoài.
• Vay vốn ngắn hạn của NHNN theo quy định của Luật NHNN VN.
1.1 Huy động vốn qua tài khoản tiền gửi thanh toán.
Đây là nguồn huy động từ các đối tượng khách hàng là cá nhân hay tổ chức có
nhu cầu thực hiện thanh toán qua ngân hàng. Khách hàng mở tài khoản tại NHTM và
được cung cấp các dịch vụ liên qua như thanh toán chuyển tiền đi, nhận tiền đến,
đóng học phí, đóng tiền điện thoại, tiền điện, tiền nước, đóng lệ phí và phí, nộp
thuế… Để thực hiện các dịch vụ trên khách hàng thường nộp tiền vào ngân hàng để
sử dụng khi có nhu cầu. NHTM tận dụng các nguồn tiền gửi thanh toán này để sử
dụng cho hoạt động của mình. Lãi suất tiền gửi thanh toán thường thấp, lãi được tính
theo định kỳ hàng tháng theo phương pháp tích số và đây là nguồn huy động vốn có
chi phí sử dụng vốn thấp nhất của ngân hàng.
1.2 Huy động vốn qua tiền gửi tiết kiệm
Bao gồm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn hoặc có kỳ hạn. Tiết kiệm có kỳ hạn
phân thành nhiều loại và đa dạng từ 1 tuần cho đến hơn 36 tháng . Phương thức trả
lãi chia thành nhiều loại lónh lãi đầy kỳ, cuối kỳ, hay định kỳ.
Tùy theo khả năng thiết kế các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm đa dạng đáp ứng
nhu cầu đa dạng của khách hàng tiền gửi còn có các loại tiền gửi khác như : tiết
9
Tiểu luận Môn Thị Trường Tài Chính
Nhóm 11 - TCDN Đêm 1
kiệm dự thưởng, các sản phẩm tiết kiệm – bảo hiểm bacassure, tiết kiệm theo
chương trình mừng xuân….
1.3 Huy động vốn qua phát hành các giấy tờ có giá .
Giấy tờ có giá là chứng nhận của TCTD phát hành để huy động vốn, trong đó
xác nhận nghóa vụ trả nợ một khoản tiền trong một thời hạn nhất định, điều kiện trả
lãi và các điều kiện cam kết khác giữa TCTD và người gửi. Giấy tờ có giá có 2
loại :ghi danh và vô danh. Giấy tờ có giá thuộc công cụ vốn là cổ phiếu ưu đãi, cổ
phiếu phổ thông… giấy tờ có giá thuộc công cụ nợ như chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu,
trái phiếu.
Thời hạn của GTCG ngắn hạn và trung dài hạn. GTCG trung dài hạn từ 12
tháng đến trên 10 năm. Phương thức trả lãi : định kỳ, trả lãi trước hoặc trả lãi sau.
1.4 Huy động vốn từ các tổ chức tín dụng và từ ngân hàng nhà nước.
Để đáp ứng nhu cầu NHTM có thể huy động vốn từ các TCTD khác hoặc từ
NHNN là nợ cấp vốn cho NHTM với hình thức đi vay.
1.5 Tình hình huy động vốn từ năm 2007-2011
Trong 5 năm từ năm 2007 đến năm 2011, các NHTM tại TPHCM có bước
phát triển đáng kể tổng số huy động qua 5 năm đã tăng hơn 182%. Trong đó khu vực
NHTMCP có bước phát triển đáng kể. Tổng nguồn vốn huy động của NHTMCP thường
chiếm 50% tổng nguồn huy động. Bên cạnh theo cam kết WTO thị trường tài chính –
ngân hàng phải mở cửa 05 ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoạt động rất mạnh mẽ.
Huy động vốn năm 2011 tăng 169% so với năm 2007. Năm 2008, cũng giống như các địa
phương khác trong nước, trên địa bàn thành phố có nhiều tác động bất lợi ảnh hưởng tới
công tác huy động vốn. Năm 2009 có sự gia tăng tiền gửi nhiều hơn so với các năm
khác. Điều này tương ứng với tình hình phát triển kinh tế tại TPHCM GDP năm 2009
của TP tăng trưởng đạt mức 8,5%, cao hơn mức ước tính là 8% vào tháng 12 năm 2008.
10
Tiểu luận Môn Thị Trường Tài Chính
Nhóm 11 - TCDN Đêm 1
Năm 2010 và năm 2011 có tăng trong tình hình kinh tế xã hội của TPHCM khó khăn hơn
năm 2009.
Đvt: tỷ đồng
Vốn huy động của ngân hàng từ năm 2007 đến năm 2011
CHỈ TIÊU
LOẠI NGÂN HÀNG
2007
487,028
2008
2009
2010
2011
585,339
786,982
806,273
886,900
Ngân hàng TM NN và có CPNN nắm chi phối
158,073
179,995
204,839
229,751
227,977
Ngân hàng thương mại cổ phần
239,418
305,873
468,604
425,991
486,908
89,537
99,472
113,539
150,531
172,015
487,028
585,339
786,982
806,273
886,900
294,166
407,465
464,897
495,717
263,950
278,416
365,266
329,846
377,114
7,102
12,757
14,251
11,530
14,069
487,028
585,359
786,982
806,273
886,900
Bằng nội tệ
Trong đó :
365,080
426,554
554,276
603,820
667,836
Tiết kiệm
144,783
198,157
259,881
261,235
321,058
Giấy tờ có giá
15,532
18,513
18,688
30,313
32,193
Bằng ngoại tệ
Trong đó :
121,948
158,806
232,706
202,453
219,064
38,258
51,488
66,340
67,630
69,939
7,102
7,001
8,059
9,600
10,091
Ngân hàng có vốn đầu tư nước ngoài
ĐỐI TƯNG TIỀN GỬI
Tiền gửi dân cư
Tiền gửi tổ chức kinh tế
Tiền gửi khách hàng nước ngoài
LOẠI TIỀN GỬI
Tiết kiệm
Tiền gửi của khách hàng nước ngoài
215,977
(Nguồn: Cục thống kê TPHCM)
Thị phần giữa NHTMNN – NHTMCP và NH có vốn đầu tư nước ngoài cạnh tranh
gay gắt. . Qua thống kê cho thấy trong 05 năm qua đã có sự gia tăng thị phần giữa NH
có vốn nước ngoài và NHTMCP, trong khi đó thị phần của NHTMNN lại bị giảm sút .
Biểu 1: Tỷ trọng vốn huy động của các loại hình ngân hàng qua các năm
11
Tiểu luận Môn Thị Trường Tài Chính
Nhóm 11 - TCDN Đêm 1
(Nguồn : Cục thống kê TPHCM)
Về quy mô tăng trưởng nguồn huy động thì chủ yếu tập trung vào NHTMCP. Về mặt
bằng chung thì các loại hình tiền gửi tiết kiệm đa dạng thu hút nhiều khách hàng tiền gửi
thì NHTMCP tốt hơn NHTMNN và NH có vốn nước ngoài. Hiểu được khách hàng của
mình và đáp ứng được nhu cầu là lợi thế của NHTMCP. Khác với NHTMNN với quy mô
cồng kềnh cũ kó, NHTMCP tập trung thu hút nguồn vốn tiền gửi từ các cá nhân, thu hút
tiền gửi từ nguồn vốn dân cư. Đây là nguồn vốn ổn định nhất. Trong 5 năm đánh dấu sự
phát triển NHTMCP và NH có vốn đầu tư nước ngoài, NHTMNN hầu như tăng trưởng ít.
Biểu 2: Tỷ lệ tăng trưởng vốn huy động của các loại hình ngân hàng qua các
năm
(Nguồn : Cục thống kê TPHCM)
12
Tiểu luận Môn Thị Trường Tài Chính
Nhóm 11 - TCDN Đêm 1
Đến ngày 31/12/2011 lãi suất huy động tiền VND ít biến động, các NHTM huy động
với mức lãi suất phổ biến 6%/năm đối với tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 1
tháng, 14%/năm ở các kỳ hạn từ 1 tháng trở lên.
Lãi suất huy động tiền USD phổ biến 2%/năm đối với tiền gửi dân cư và 0.5%/năm
đối với tiền gửi tổ chức kinh tế.
2. CÁC LOẠI HÌNH SẢN PHẨM DỊCH VỤ TÍN DỤNG TẠI TPHCM.
Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng
cho khách hàng. Cũng như quan hệ tín dụng khác, tín dụng ngân hàng chứa 3 nội dung:
có sự chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ người sở hữu sang cho người sử dụng, sử
chuyển nhượng này có thời hạn hay mang tính tạm thời, sự chuyển nhượng này có kèm
chi phí.
Tín dụng ngân hàng cho vay mục đích phục vụ sản xuất kinh doanh, tiêu dùng cá
nhân, mua bán bất động sản, sản xuất nông lân ngư nghiệp… Thời hạn tín dụng có 3 loại:
ngắn hạn dưới 12 tháng, trung hạn trên 12 tháng đến 60 tháng, dài hạn trên 60 tháng.
Cho vay có thế chấp tài sản đảm bảo hay tín chấp tùy thuộc do mỗi ngân hàng quyết
định dựa trên tiêu chí riêng của mình. Phương thức cho vay : từng lần, hạn mức tín dụng,
dự án đầu tư, trả góp…. Phương thức trả nợ gốc và lãi đầu kỳ, định kỳ hoặc cuối kỳ. Các
khách hàng doanh nghiệp có tư cách pháp nhân theo quy định Luật Doanh Nghiệp, Bộ
luật dân sự . Có đầy đủ năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự. Các
khách hàng dân cư gồm cá nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác quy định tại Bộ Luật dân sự.
2.1 Cho vay ngắn trung dài hạn.
Cho vay khách hàng doanh nghiệp thường vay thực hiện hoạt động sản xuất kinh
doanh, đầu tư xây dựng cơ bản, mau sắm máy móc thiết bị để sản xuất, cho vay bổ sung
vốn lưu động để sản xuất kinh doanh, mua bán đầu tư bất động sản…
Cho vay khách hàng dân cư để sản xuất kinh doanh, cho vay tiêu dùng mua sắm
13
Tiểu luận Môn Thị Trường Tài Chính
Nhóm 11 - TCDN Đêm 1
đồ dùng sinh hoạt, cho vay hạn mức thấu chi , cho vay thông qua nghiệp vụ phát hành và
sử dụng thẻ tín dụng, cho vay lưu vụ….
2.2 Bảo lãnh vay, bảo lãnh thanh toán, bảo lãnh thực hiện hợp đồng…
NHTM thực hiện các nghiệp vụ bảo lãnh để khách hàng có nhu cầu cần chứng
minh nghóa vụ thực hiện của mình. Khi phát sinh nghiệp vụ bảo lãnh, khách hàng sẽ liên
hệ với NHTM thực hiện. Bảo lãnh ngân hàng là cam kết bằng văn bản của TCTD ( bên
bảo lãnh ) với bên có quyền ( bên nhận bảo lãnh) về việc thực hiện nghóa vụ tài chính
thay cho khách hàng ( bên được bảo lãnh) khi khác