Tải bản đầy đủ (.pdf) (139 trang)

Quá trình hình thành và phát triển của đặc khu kinh tế thâm quyến (trung quốc) từ năm 1980 2009

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.14 MB, 139 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HOÀNG NGỌC C

QUá TRìNH HìNH THàNH Và PHáT TRIểN
CủA ĐặC KHU KINH TÕ TH¢M QUỸN (TRUNG QC)
Tõ N¡M 1980 - 2009

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

VINH - 2010


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

HOÀNG NGỌC C

QUá TRìNH HìNH THàNH Và PHáT TRIểN
CủA ĐặC KHU KINH TÕ TH¢M QUỸN (TRUNG QC)
Tõ N¡M 1980 - 2009

CHUN NGÀNH: LỊCH SỬ THẾ GIỚI
MÃ SỐ: 60.22.50

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học:
PGS.TS. PHẠM NGỌC TÂN


VINH - 2010


Lời cảm ơn
Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới ng-ời h-ớng dẫn khoa
học PGS.TS. Phạm Ngọc Tân, đà tận tình giúp đỡ, h-ớng dẫn, chỉ bảo cho
chúng tôi kể từ khi nhận đề tài cho đến khi hoàn thành luận văn này.
Chúng tôi vô cùng biết ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Sau Đại
học, khoa Lịch sử, nhất là các thầy, cô giáo trong tổ bộ môn Lịch sử thế giới
- khoa Lịch sử - Tr-ờng Đại học Vinh đà chỉ dẫn tận tình và tạo điều kiện
giúp đỡ chúng tôi trong quá trình học tập và làm luận văn.
Chúng tôi cũng xin chân thành cảm ơn Viện Nghiên cứu Trung Quốc,
Thông tấn xà ViƯt Nam, ViƯn Nghiªn cøu kinh tÕ thÕ giíi, Th- viện Quốc gia
Việt Nam, Th- viện tr-ờng Đại học Khoa học XÃ hội và Nhân văn, Th- viện
tr-ờng Đại học S- phạm Hà Nội 2, Th- viện tr-ờng Đại học Vinh... đÃ
giúp đỡ chúng tôi trong quá trình tìm tài liệu.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đối với những ng-ời
thân yêu trong gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đà luôn động viên, giúp đỡ,
tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và làm luận văn
vừa qua.
Vinh, thỏng 12 nm 2010
Tỏc giả


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

AFTA

:


Khu vực mậu dịch tự do Đông Nam Á

APEC

:

Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương

ASEAN :

Tổ chức hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á

ASEM

:

Diễn đàn hợp tác Á - Âu

CEPA

:

Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện

CNTB

:

Chủ nghĩa tư bản


CNXH

:

Chủ nghĩa xã hội

ĐKKT

:

Đặc khu kinh tế

FDI

:

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

GDP

:

Tổng sản phẩm nội địa

IMF

:

Quỹ tiền tệ quốc tế


KHKT

:

Khoa học kỹ thuật

KHXH

:

Khoa học xã hội

KTTD

:

Khu kinh tế tự do



:

Nghị định

NDT

:

Nhân dân tệ


NICs

:

Các nước công nghiệp mới

TTg

:

Thủ tướng

UBND

:

Ủy ban nhân dân

USD

:

Đô la Mỹ

VAT

:

Thuế giá trị gia tăng


WTO

:

Tổ chức thương mại thế giới


MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài ............................................................................... 1

2.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................. 3

3.

Mục đích và nhiệm vụ của đề tài ....................................................... 7

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ..................................................... 8

5.

Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu ....................................... 8


6.

Đóng góp của luận văn ...................................................................... 9

7.

Bố cục của luận văn ......................................................................... 10

Chương 1.

SỰ HÌNH THÀNH ĐẶC KHU KINH TẾ THÂM QUYẾN
(TRUNG QUỐC) ...................................................................... 11

1.1.

Những nhân tố tác động đến sự ra đời đặc khu kinh tế Thâm
Quyến ............................................................................................... 11

1.1.1.

Nhân tố bên ngoài ............................................................................ 11

1.1.2.

Nhân tố trong nước .......................................................................... 16

1.2.

Sự hình thành đặc khu kinh tế Thâm Quyến ở Trung Quốc ......... 21


1.2.1.

Sự hình thành các Đặc khu kinh tế ở Trung Quốc .......................... 21

1.2.2.

Sự hình thành Đặc khu kinh tế Thâm Quyến .................................. 23

Tiểu kết chương 1............................................................................................ 25
Chương 2.

QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA ĐẶC KHU KINH TẾ
THÂM QUYẾN (TRUNG QUỐC) TỪ NĂM 1980 ĐẾN
NĂM 2009 .................................................................................. 27

2.1.

Những chủ trương chính sách nhằm phát triển Đặc khu kinh
tế Thâm Quyến ................................................................................... 27

2.1.1.

Đặc điểm và mục tiêu chung của Đặc khu kinh tế Trung Quốc ......... 27

2.1.2.

Các chính sách, biện pháp phát triển Đặc khu kinh tế Thâm
Quyến ............................................................................................... 29



2.2.

Những thành tựu đạt được sau ba mươi năm xây dựng và
phát triển (1980 - 2009) ................................................................... 38

2.2.1.

Vấn đề dân số và tốc độ tăng trưởng kinh tế .................................. 38

2.2.2.

Thành công trong xây dựng cơ sở hạ tầng ...................................... 41

2.2.3.

Thu hút vốn đầu tư nước ngồi ........................................................ 49

2.2.4.

Thành cơng trong xuất nhập khẩu ................................................... 56

2.2.5.

Tốc độ cơng nghiệp hóa.................................................................. 63

2.2.6.

Trên các lĩnh vực khác ..................................................................... 69

Tiểu kết chương 2............................................................................................ 82

Chương 3.

MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN
CỦA ĐẶC KHU KINH TẾ THÂM QUYẾN (TRUNG QUỐC)
VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM ĐỐI VỚI VIỆT NAM ........... 84

3.1.

Nhận xét về quá trình phát triển của Đặc khu kinh tế Thâm Quyến ........ 84

3.1.1.

Những đóng góp của Đặc khu kinh tế Thâm Quyến cho công
cuộc cải cách mở cửa ở Trung Quốc ............................................... 84

3.1.2.

Ngun nhân thành cơng của q trình xây dựng và phát
triển ở Đặc khu kinh tế Thâm Quyến ............................................. 92

3.1.3.

Những vấn đề tồn tại và triển vọng của Đặc khu kinh tế
Thâm Quyến .................................................................................... 99

3.2.

Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam trong công cuộc đổi mới
hiện nay .......................................................................................... 103


3.2.1.

Những lợi thế của Việt Nam khi xây dựng các khu kinh tế .......... 103

3.2.2.

Một số gợi ý cho việc phát triển các khu kinh tế ở Việt Nam ........ 106

Tiểu kết chương 3.......................................................................................... 110
KẾT LUẬN .................................................................................................. 112
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 115
PHỤ LỤC


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Từ thập kỷ 70 (thế kỷ XX), cho đến cuộc khủng hoảng kinh tế
năm 1997, nhờ vào chiến lược cơng nghiệp hố hướng về xuất khẩu thực
hiện “cải cách”, “mở cửa”, nhiều quốc gia trên thế giới đã đạt được tốc độ
tăng trưởng cao,làm thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội nước mình. Mặt
khác, xu thế tồn cầu hố về kinh tế lại đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới,
vấn đề cải cách mở cửa nói chung và phát triển các đặc khu kinh tế nói riêng
đang là vấn đề mang tính thời sự vừa mang tính lý luận khoa học. Nó có ý
nghĩa lớn lao đối với các nước đang phát triển và đang trên con đường cơng
nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Trong định hướng phát triển nền kinh tế
của mình trước bối cảnh quốc tế mới hiện nay, sự xuất hiện các "con rồng" ở
Đông Á, Trung Quốc, ASEAN là kết quả của quá trình cải cách mở cửa nền
kinh tế vốn lạc hậu của các nước này theo xu hướng phù hợp với đặc điểm

và ưu thế riêng của từng nước.
1.2. Có thể nói, nền kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa đặc sắc Trung
Quốc là nền kinh tế mở thành công bậc nhất trên thế giới hiện nay. Từ khi xây
dựng thể chế kinh tế thị trường XHCN đặc sắc Trung Quốc, họ đã xác định rõ
chiến lược mở cửa với bên ngoài ở nhiều cấp độ “Trọng điểm mở cửa khu
vực Duyên Hải, từng bước mở cửa lục địa”, chú trọng phát triển ĐKKT, từ đó
hình thành kết cấu mở tồn diện, đa tầng. Trong đó, đặc biệt phải kể tới việc
xác định ngay từ đầu, phương hướng ưu tiên phát triển các đặc khu kinh tế,
xây dựng các thành phố mở của Duyên Hải, xây dựng các khu khai phát kinh
tế Duyên Hải... nhằm tạo nên cơ sở vật chất vững chắc, thúc đẩy toàn bộ nền
kinh tế đất nước phát triển trong cải cách. Vấn đề cải cách mở cửa của Trung
Quốc không phải ngẫu nhiên được đặt ra. Nó ra đời trong bối cảnh lịch sử
nhất định, trong đổi mới và phát triển chung của lý luận và CNXH về cải cách


2
mở cửa. Q trình cải cách mở cửa nói chung và phát triển các đặc khu kinh
tế nói riêng ba mươi năm qua đã đạt được những thành tựu đáng khẳng định
và có tác dụng to lớn đối với những bước đi tiếp theo trong sự nghiệp hiện đại
hoá đất nước. Song đây cũng là một quá trình tự điều chỉnh, tự hồn thiện đầy
khó khăn phức tạp.
1.3. Đặc khu Thâm Quyến là một trong năm đặc khu kinh tế lớn của
Trung Quốc. Nó trở thành "kiểu mẫu" của Trung Quốc trong q trình thực
hiện chính sách cải cách mở cửa. Như ơng Đặng Tiểu Bình đã từng phát biểu:
"Sự phát triển và kinh nghiệm của Thâm Quyến chứng tỏ chính sách xây dựng
kinh tế là đúng đắn, cần xây dựng đặc khu nhanh hơn nữa, tốt hơn nữa”. Điều
này góp phần quan trọng để Trung Quốc xây dựng lí luận một đất nước hai chế
độ [5; tr.221].
Qua 30 năm hình thành và phát triển (1980 - 2009), Thâm Quyến là
một điển hình về phát triển kinh tế hướng ra bên ngồi, sử dụng vốn có hiệu

quả và đổi mới thể chế hành chính cũng như phát triển kinh tế hàng hố. Vì
vậy, nghiên cứu vấn đề phát triển của đặc khu kinh tế Thâm Quyến Trung
Quốc) dưới góc độ lịch sử và tìm hiểu nó trong q trình lịch sử là đề tài hấp
dẫn và có ý nghĩa lý luận thực tiễn. Qua việc nghiên cứu sự phát triển của
đặc khu kinh tế Thâm Quyến có thể tìm hiểu sâu hơn về Trung Quốc trên
con đường cải cách, mở cửa và triển vọng mơ hình đặc khu kinh tế trong xu
thế tồn cầu hóa hiện nay. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu về đặc khu kinh tế
Thâm Quyến - Trung Quốc, một nước có nhiều điểm tương đồng với Việt
Nam về chế độ kinh tế, chính trị, xã hội sẽ rút ra những bài học cần thiết cho
Việt Nam trong cơng cuộc đổi mới hiện nay .
Vì những lý do trên, chúng tơi chọn đề tài “Q trình hình thành và
phát triển của đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc) từ năm 1980 - 2009”
làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học chuyên ngành Lịch sử Thế giới.


3
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Sự phát triển của các đặc khu kinh tế ở Trung Quốc nói chung và đặc
khu kinh tế Thâm Quyến nói riêng đã thu hút sự tìm tịi nghiên cứu của nhiều
học giả Trung Quốc, trên thế giới và ở Việt Nam. Việt Nam đang trên đường
cải cách, mở cửa và hội nhập quốc tế, đặc biệt hiện nay chúng ta đang chú
trọng phát triển các khu kinh tế ven biển, các khu chế xuất và đặc khu kinh tế
để tạo bước đột phá cho nền kinh tế. Vì vậy, tìm hiểu về các đặc khu kinh tế
Trung Quốc là một việc làm hết sức cần thiết đối với chúng ta. Qua một số
nguồn tài liệu chúng tôi tiếp cận được viết về vấn đề này tương đối đa dạng
như các sách chuyên khảo, các sách tham khảo, các đề tài khoa học, các luận
văn, các bài viết đăng trên báo, tạp chí như Nghiên cứu Trung Quốc, Kinh tế
thế giới, Thông tấn xã Việt Nam, Lao động, Ngoại thương, Sài Gịn giải
phóng, tài liệu lưu hành nội bộ, các trang website điện tử… để làm tư liệu
nghiên cứu luận văn.

Trước hết là những cơng trình nghiên cứu của các tác giả nước ngồi:
- Bài viết: "Cuộc cách mạng đặc khu kinh tế" bản dịch của Lưu Ngọc
Trịnh từ tạp chí The SEZ Revolution - năm 1982, đây là một bài viết của tạp
chí nước ngoài đánh giá khá khách quan trong việc ban hành các chính sách
nhằm xây dựng các đặc khu kinh tế.
- Tác giả Wen Tianshen (Lưu Ngọc Trịnh dịch) với bài "Đặc khu kinh
tế ở Thâm Quyến" đăng trên tạp chí China ruonstruets, số 7/1983, đã nhấn
mạnh vấn đề "đặc khu" và những biểu hiện về sự phát triển của đặc khu kinh
tế Thâm Quyến sau 3 năm thành lập.
- Vũ Quang Viễn (Trung Quốc) với bài viết "Bàn về nhận thức một số
vấn đề đối với khu kinh tế đặc biệt Thâm Quyến", trên tạp chí Nghiên cứu
kinh tế Trung Quốc, số 2/1983, do Phạm Xuân Mai dịch, đã trình bày về sự
ra đời của đặc khu Thâm Quyến, tính chất xã hội cũng như đặc điểm của đặc
khu này.


4
- Dương Tế (TQ) với bài viết "Nhìn lại suy nghĩ về việc cải cách ở đặc
khu kinh tế Thâm Quyến", Vũ Hồng Địch dịch, 1988, đã trình bày về sự đổi
thay hết sức to lớn của Thâm Quyến sau 8 năm hình thành.
- Tác giả Vương Văn Tường (Trung Quốc) với tác phẩm "Đặc khu kinh
tế và 14 thành phố mở cửa của Trung Quốc" - Nhà xuất bản Bắc Kinh, 1986,
do Đỗ Nga Toàn dịch, đã khái quát về các đặc khu kinh tế Trung Quốc về vấn
đề chính trị, kinh tế, xã hội trong hơn 5 năm.
- Cuốn "Đặng Tiểu Bình - một trí tuệ siêu việt" của tác giả Lưu Cường
Ân và Uông Đợi Lý (Trung Quốc) do Tạ Ngọc Di và Nguyễn Viết Chi dịch,
xuất bản năm 2008, là một cuốn sách viết về một nhân vật nhưng cũng đã đề
cập đến công lao của Đặng Tiểu Bình đối với sự hình thành và phát triển đặc
khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc).
Đặc khu kinh tế kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc) còn được các nhà

khoa học Việt Nam bước đầu nghiên cứu và công bố một số cơng trình như :
- Tác giả Phạm Xuân Mai với báo cáo khoa học "Đặc khu kinh tế Thâm
Quyến", năm 1985 của Viện Châu Á - Thái Bình Dương cũng so sánh một
Thâm Quyến trước cải cách mở cửa và sau 5 năm xây dựng đặc khu kinh tế.
- Tác giả Nguyễn Thị Luyến (chủ biên) và một số tác giả khác viết
cuốn "Một số vấn đề về đặc khu kinh tế" xuất bản năm 1993 với những bài
tổng thuật, lược thuật và dịch thuật từ tài liệu nước ngoài, các tác giả đã giới
thiệu về vai trị, vị trí của việc xây dựng và phát triển các đặc khu kinh tế của
Trung Quốc trong hơn 10 năm, từ đó rút ra những kinh nghiệm lý thú của
Trung Quốc và một số nước trên thế giới.
- Dương Tế (TQ) với bài viết "Nhìn lại suy nghĩ về việc cải cách ở đặc
khu kinh tế Thâm Quyến", Vũ Hồng Địch dịch, 1988, đã trình bày về sự đổi
thay hết sức to lớn của Thâm Quyến sau 8 năm hình thành.


5
- Nguyễn Văn Hồng (chủ biên) và một số tác giả viết cuốn "Trung
Quốc cải cách và mở cửa, những bài học kinh nghiệm" xuất bản năm 2003,
đã đánh giá những thành tựu của 35 năm cải cách mở cửa của Trung Quốc,
trong đó đánh giá vai trị quan trọng của các đặc khu kinh tế và đặc khu kinh
tế Thâm Quyến - những bài học kinh nghiệm được rút ra.
- Hoa Hữu Lân (Viện Kinh tế chính trị thế giới) chủ nhiệm đề tài cấp
Bộ: “Các mơ hình khu kinh tế tự do ở một số nước châu Á”, năm 2000. Có thể
nói đây là một cơng trình nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam giới thiệu cơ chế
quản lý đặc trưng và các biện pháp thực hiện, tác động của các khu kinh tế tự
do đối với nền kinh tế của các nước. Từ đó rút ra những kinh nghiệm đối với
các loại hình khu kinh tế tự do ở Việt Nam hiện nay
- Đặc biệt là cuốn “Thâm Quyến phát triển thần kỳ - hiện đại hóa quốc tế hóa” của GS. TSKH. Võ Đại Lược (chủ biên) cùng nhóm tác giả,
Nhà xuất bản thế giới Hà Nội năm 2008, được biên tập trên cơ sở các báo cáo
khoa học của cán bộ giảng dạy Trường Đảng thuộc thành phố Thâm Quyến.

Chủ đề được lựa chọn là cải cách thể chế của Thâm Quyến và ĐKKT Thâm
Quyến. Trung Quốc xem Thâm Quyến là nơi thí điểm các cải cách của Trung
Quốc, theo một ý nghĩa nào đó, điều này cũng có ích cho Việt Nam.
Bên cạnh đó, cịn có những bài viết của các tác giả quan viết trên các
tạp chí và báo trong nước như :
- TS. Phùng Thị Huệ với bài "Khu kinh tế và khu chế xuất ở Trung
Quốc" trên Thông tin KHXH, số 7/1994. Giới thiệu và đánh giá về sự thành
công của các đặc khu kinh tế và khu chế xuất Trung Quốc.
- Bài "Thâm Quyến, điểm sáng về mở cửa kinh tế của Trung Quốc" của
tác giả Việt Nga đăng trên báo Ngoại thương số 1 và số 2 - 1/2006;
- Tác giả Nguyễn Minh Hằng với bài: "Việc thành lập các đặc khu kinh
tế ở Trung Quốc" đăng trên tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 5/1996, trình


6
bày về sự hình thành, vai trị, mục tiêu của các đặc khu kinh tế, những kết quả
và hậu quả của việc thành lập các đặc khu kinh tế.
- Tác giả Thái Nguyễn Bạch Liêu với bài "Kinh nghiệm Trung Quốc:
Thế mạnh Thâm Quyến" trên báo Sài Gịn giải phóng ngày 12/4/2003.
- Bài "Đặc khu kinh tế Thâm Quyến" của Đặng Phương Hoa đăng trên
tạp chí Kinh tế và chính trị thế giới số 6/2008;
- Bài viết "Đặc khu kinh tế Thâm Quyến Trung Quốc những đột phá và
phát triển" của tác giả Cù Chí Lợi và Hồng Thế Anh đăng trên tạp chí Nghiên
cứu Trung Quốc, số 5/2008, cũng đã khái quát về sự phát triển của đặc khu
kinh tế Thâm Quyến, những điều kiện và đột phá chính sách góp phần vào sự
thành cơng của Thâm Quyến, với những tư liệu khai thác từ chuyến đi thực tế
mắt thấy tai nghe của nhóm tác giả.
- Tác giả Lê Văn Sang và Nguyễn Minh Hằng với bài: "Các đặc khu
kinh tế của Trung Quốc, những gợi ý cho Việt Nam" đăng trên tạp chí Nghiên
cứu Trung Quốc, số 2/2009, đã trình bày về những loại hình đặc khu kinh tế

của Trung Quốc cũng như một số kết luận rút ra và qua sự phát triển của các
đặc khu kinh tế của Trung Quốc với những số liệu mới mẻ
- Tác giả Ngọc Miên với bài "Trung Quốc mở cửa, nhìn từ Thâm
Quyến" trên báo Lao động xã hội, ngày 21/2/1999 hay bài “Đặc khu Thâm
Quyến và những kiến nghị cho Việt Nam” trong và những bài,
tin được đăng trên Thông tấn xã Việt Nam trong suốt 30 năm qua đã mô tả
một cách rõ nét về sự thành công của đặc khu kinh tế Trung Quốc...
Trên cơ sở những tài liệu trên đã giúp chúng tôi trong quá trình nghiên
cứu có được diện mạo tổng quan về q trình hình thành và phát triển của đặc
khu kinh tế Thâm Quyến Trung Quốc trong suốt ba mươi năm qua. Các cơng
trình bài viết trên đã cung cấp cho chúng tơi nguồn tư liệu q giá, bổ ích
giúp chúng tơi khi thực hiện đề tài này.


7
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích
Dựa vào nguồn tư liệu nằm rải rác ở một số đầu sách về các bài viết trên
các tờ báo, tạp chí và báo, tác giả luận văn đã cố gắng tập hợp, khái quát, đánh
giá một cách có hệ thống vấn đề "Quá trình hình thành và phát triển của
đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc) từ năm 1980 đến năm 2009"
nhằm mục đích trả lời cho câu hỏi: Vì sao Thâm Quyến trước năm 1980 chỉ là
một làng chài nghèo nàn lạc hậu nay trở thành một đặc khu kinh tế thịnh
vượng nhất ở Trung Quốc ? góp phần khơng nhỏ cho ngân sách Nhà nước.
Đồng thời, đề tài cũng đưa ra những bài học kinh nghiệm từ sự hình thành và
phát triển của Thâm Quyến cho cơng cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay.
Từ đó, giúp chúng ta thấy được một cái nhìn tồn cảnh về sự phát triển
của đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc), một hiện tượng đặc biệt
trong bức tranh kinh tế Trung Quốc thời kỳ cải cách, mở cửa cũng như những
tồn tại của loại hình kinh tế đặc khu ở Trung Quốc.

3.2. Nhiệm vụ
Để làm rõ được quá trình hình thành và phát triển của đặc khu kinh tế
Thâm Quyến (Trung Quốc) trong ba mươi năm từ 1980 đến 2009 tác giả luận
văn đã cố gắng đi đến giải quyết một số nhiệm vụ trọng tâm sau đây:
Thứ nhất, phân tích về tình hình Thâm Quyến trước cải cách mở cửa và
những chủ trương của Nhà nước Trung Quốc nhằm xây dựng đặc khu kinh tế
nói chung và đặc khu Thâm Quyến nói riêng.
Thứ hai, nghiên cứu về quá trình hình thành và phát triển của đặc khu
kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc) trong ba mươi năm (từ 1980 đến 2009).
Thứ ba, rút ra một số nhận xét về sự phát triển này và những bài học
kinh nghiệm đối với Việt Nam cũng như những triển vọng trong việc xây
dựng các khu kinh tế ở Việt Nam.


8
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Luận văn xác định đối tượng nghiên cứu là sự hình thành và các giai
đoạn phát triển của ĐKKT Thâm Quyến từ 1980 đến 2009. Tuy nhiên, để
xác định được đặc khu Thâm Quyến là đặc khu thành công nhất trong các
ĐKKT ở Trung Quốc đề tài cũng đặt Thâm Quyến trong sự so sánh với các
ĐKKT khác.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Căn cứ vào nguồn tư liệu, chúng tôi xác định phạm vi nghiên cứu của
đề tài là:
- Về thời gian: Thời gian nghiên cứu của đề tài được giới hạn bởi mốc
mở đầu là năm 1980 và mốc kết thúc là năm 2009. Tuy vậy, vì là một đề tài
nghiên cứu dưới góc độ sử học, vì thế luận văn không thể không đề cập đến
một số nội dung liên quan đến thời kỳ trước cải cách mở cửa ở Trung Quốc
(1978), nhằm giúp chúng ta có cơ sở để làm sáng rõ về sự phát triển của đặc

khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc).
- Về mặt không gian: Không gian nghiên cứu chủ yếu của đề tài là đặc
khu kinh tế Thâm Quyến.
- Về mặt nội dung: Sự phát triển của đặc khu kinh tế Thâm Quyến
(Trung Quốc) thể hiện trên các mặt kinh tế, chính trị, xã hội như : Tốc độ
cơng nghiệp hố - dịch vụ; thu hút vốn đầu tư nước ngoài, xây dựng cơ sở hạ
tầng, du lịch đóng góp cho ngân sách Nhà nước, việc làm cho người lao động,
hay vấn đề tự chủ về chính trị, kinh tế từ khi hình thành đặc khu này cho đến
năm 2009.
5. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu
5.1. Nguồn tư liệu
Luận văn được thực hiện dựa trên các nguồn tài liệu sau đây:


9
- Nhóm tài liệu gốc: Bao gồm những quyết định, chủ trương của Nhà
nước Trung Quốc về việc thành lập các đặc khu kinh tế nói chung và đặc khu
kinh tế Thâm Quyến nói riêng. Các cơng bố về số liệu phát triển của các đặc
khu qua từng giai đoạn.
- Nhóm tài liệu chuyên khảo về cải cách, mở cửa ở các đặc khu kinh tế
của Trung Quốc.
- Nhóm tài liệu gồm các cơng trình nghiên cứu, bài viết trên các sách,
báo, tạp chí nghiên cứu Trung Quốc và các tạp chí trong nước.
- Nhóm tài liệu là đề tài khoa học cấp Bộ, luận văn tốt nghiệp Cao học
Thạc sĩ, Luận văn tốt nghiệp đại học liên quan đến đề tài.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết những vấn đề mà đề tài đặt ra, chúng tôi dựa vào chủ
nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử, phương pháp luận MácLênin, quan điểm của Đảng và Nhà nước trong quan hệ hợp tác với Trung
Quốc và các nước để làm cơ sở phương pháp luận cho việc nghiên cứu. Luận
văn cố gắng trình bày các sự kiện trung thực, khách quan, xem xét sự vận

động của chúng trong mối quan hệ chặt chẽ với nhau, từ đó rút ra những nhận
xét và đánh giá.
Đây là một đề tài lịch sử nên phương pháp lịch sử và phương pháp
lôgic được đặc biệt coi trọng. Luận văn dựa trên những tài liệu lịch sử thu
thập được để phân tích, đánh giá, hệ thống hố, khái qt hố vấn đề.
Ngồi ra, luận văn cịn sử dụng các phương pháp chuyên ngành và liên
ngành như: tổng hợp, thống kê, phân tích, đối chiếu, so sánh và suy luận lơgic
nhằm hỗ trợ cho hai phương pháp chủ yếu trên.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn có những đóng góp nhất định sau:
- Luận văn là một cơng trình nghiên cứu mang tính chuyên đề về một
địa phương cụ thể. Đưa ra một cái nhìn cụ thể, tồn diện dưới góc độ sử học


10
về quá trình hình thành và phát triển của đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung
Quốc) trong suốt ba mươi năm từ 1980 đến 2009.
- Bước đầu đánh giá những thành công của đặc khu kinh tế Thâm
Quyến trên mọi lĩnh vực thể hiện sự vượt trội trong năm đặc khu kinh tế của
Trung Quốc. Luận văn lý giải những nguyên nhân tạo nên sự khác biệt và các
bài học trên những thành cơng đó.
- Với kết quả đạt được, luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo
cho những ai quan tâm đến các đặc khu kinh tế và đặc khu Thâm Quyến của
Trung Quốc và cũng có thể phục vụ cho việc giảng dạy và biên soạn bài
giảng. Đồng thời góp phần so sánh những đặc điểm của đặc khu kinh tế của
Trung Quốc với các đặc khu kinh tế của các nước khác trong khu vực và trên
thế giới.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của
luận văn được bố cục thành ba chương:

Chương 1.

Sự hình thành đặc khu kinh tế Thâm Quyến (Trung Quốc)

Chương 2.

Quá trình phát triển của đặc khu kinh tế Thâm Quyến
(Trung Quốc)

Chương 3.

Một số nhận xét về quá trình phát triển của đặc khu kinh
tế Thâm Quyến và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam


11
Chương 1
SỰ HÌNH THÀNH ĐẶC KHU THÂM QUYẾN (TRUNG QUỐC)
1.1. Những nhân tố tác động đến sự ra đời đặc khu kinh tế Thâm Quyến
1.1.1. Nhân tố bên ngoài
Kể từ giữa thế kỷ XVII, sự ra đời và phát triển của CNTB gắn liền với
sự phát triển của sức sản xuất xã hội nhằm làm tăng nhanh khối lượng hàng
hóa, đáp ứng nhu cầu trao đổi trên thị trường thế giới. Cuộc cách mạng kỹ
thuật lần thứ nhất đã tạo ra những lực lượng sản xuất nhiều hơn, đồ sộ hơn lực
lượng sản xuất của tất cả các thế kỷ trước kia gộp lại . Nền đại cơng nghiệp đã
xóa bỏ kinh tế khép kín của chế độ phong kiến, nó địi hỏi những nhu cầu về
trao đổi hàng hóa thay cho tình trạng cơ lập trước kia của các địa phương và
dân tộc tự cung tự cấp. Như vậy, cách đây hơn hai thế kỷ, xu thế quốc tế hóa
nền kinh tế thế giới đã hình thành và được khẳng định.
Sau Đại chiến thế giới lần thứ hai, xu thế đó lại càng phát triển với tốc

độ mạnh mẽ hơn. Sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và sự lớn mạnh của sức
sản xuất khơng chỉ có ý nghĩa tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu giao lưu
kinh tế văn hóa quốc tế. Bản chất của vấn đề ở chỗ, nó là nguyên nhân phá
vỡ giới tuyến quốc gia, đưa nền kinh tế mỗi nước hòa nhập vào thị trường
quốc tế. Sự phân chia thế giới làm hai hệ thống CNXH và TBCN thực sự
càng đòi hỏi một cách đầy thuyết phục rằng những đòi hỏi đến sự nhất thể
hóa nền kinh tế thế giới là tất yếu. Trong thời gian dài tồn tại, các nước
XHCN ở mức độ nào đó đã co mình trong sự nhất thể hóa kinh tế trrong hệ
thống XHCN [45, tr.5].
Xuất phát từ quan điểm hai cực về chế độ chính trị các nước XHCN
cũng muốn liên kết với nhau, tạo thành hệ thống kinh tế song song với hệ
thống kinh tế TBCN, chủ trương không phát triển dựa vào hệ thống kinh tế


12
TBCN, mặc cho nó là nền kinh tế có cơ sở vật chất, kỹ thuật sớm hơn và có
trình độ cao hơn. Việc phân chia thành hai hệ thống kinh tế thế giới như vậy ít
nhiều làm ảnh hưởng đến q trình và tiến độ quốc tế hóa kinh tế. Sự đổ vỡ
của các nước Đông Âu và Liên Xô và đặt ra cho các nước XHCN còn lại cần
phải hòa nhập vào nền kinh tế thế giới. Trong thời đại ngày nay việc kinh tế
một nước thịnh hay suy trên mức độ rất lớn phụ thuộc vào khả năng thích ứng
và giao lưu trong mơi trường kinh tế thế giới. Nền sản xuất công nghiệp
không thể mở rộng quy mơ hiện đại hóa nếu chỉ sử dụng nguồn vốn, kỹ thuật,
nguyên liệu trong nước, thậm chí trong một số nước. Sản phẩm của nó cũng
khơng thể tiêu thụ hết bằng nhu cầu nội địa. Đó là chưa kể những nhu cầu lại
không được thỏa mãn bằng sản phẩm của chính ngành sản xuấ trong nước.
Tóm lại, từ cuối thế kỷ XVII đến nay, nhất là thời đại chúng ta đang sống, bất
cứ quốc gia nào muốn phát triển hưng thịnh đều phải trong guồng quay chung
của nền kinh tế thế giới, nằm trong mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau.
Việc lựa chọn con đường mở cửa nền kinh tế ở các nước là khác nhau,

trong đó những nước có những thuận lợi về vị trí địa lý mà chủ yếu là gần
biển đã lựa chọn các loại hình khu kinh tế tự do, đặc biệt là ĐKKT (theo mơ
hình Trung Quốc). Thực ra, các đặc khu kinh tế không phải là sáng kiến riêng
của Trung Quốc, nó đã có lịch sử hàng trăm năm, là sản phẩm của sức sản
xuất ngày càng được quốc tế hóa. Đặc khu kinh tế trên thế giới được phân
thành bốn kiểu dựa theo chức năng tác dụng của nó (khu mậu dịch tự do, khu
gia công xuất khẩu, khu công nghiệp khoa học và khu mang tính tổng hợp).
Đặc khu thương mại đầu tiên trên thế giới là cảng Ligen của Italia năm 1547,
sau đó một số thành phố nổi tiếng Châu Âu cũng lần lượt xây dựng một số
đặc khu kinh tế. Những năm 30 của thế kỷ XX, Mỹ xây dựng khu bn bán
với nước ngồi. Năm 1959, Aixơlen lập lại khu công nghiệp xuất khẩu đầu
tiên trên thế giới.


13
Trong thực tiễn kinh tế thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai, ở một
số nước thuộc “Thế giới thứ ba” đã xuất hiện những khu tự do (zones
franches) có những đặc trưng giống như đặc khu kinh tế Trung Quốc sau
này. Đó chủ yếu là những vùng thu hút vốn đầu tư của tư bản nước ngoài,
nhất là các công ty xuyên quốc gia. Những vùng này gần cảng biển hay sân
bay lớn, trong thực tế được miễn các thứ thuế và được tự do đưa nguyên liệu
và nửa thành phẩm vào. Ở đây, các công ty nước ngoài được hưởng ưu đãi
về thuế đất đai, điện, nước, đường sá, nhà cửa với giá thấp. Ở đây không quy
định tiền công tối thiểu, cũng không cho phép các cơng đồn hoạt động. Đó
thực sự là “những quốc gia trong những quốc gia” như báo chí phương Tây
gọi. Những nước thuộc “thế giới thứ ba” dùng các “khu tự do” này làm đầu
cầu thu hút tiền vốn đầu tư và công nghệ tiên tiến của các nước tư bản phát
triển, dùng những tiền vốn và những công nghệ ấy vào mục đích phát triển
nền kinh tế cịn lạc hậu của mình.
Ở các nước XHCN, các đặc khu kinh tế kiểu như thế cũng được đề

xướng vào những năm 70 - đầu những năm 80 khi nền kinh tế các nước đó
lâm vào tình trạng khủng hoảng. Những mục tiêu được đặt ra hồi đó là: Thu
hút tư bản nước ngồi, thu hút kỹ thuật và cơng nghệ tiên tiến, phát triển sản
xuất, xuất khẩu, áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến, đào tạo cán bộ
kinh doanh và quản lý. Một số nước đã thông qua đạo luật về mặt này: ở
Bungari luật thành lập các khu miễn thuế (1987); ở Hungari, Rumani, Nam
Tư cũng có đạo luật tương tự. Tuy nhiên, ở những nước Đông Âu chưa đạt
được thành cơng, vì mấy lẽ: trước hết, thời gian cịn ít và những quy chế hoạt
động của các đặc khu chưa rành mạch, thứ hai quan niệm về các điều kiện
kinh tế cịn chật hẹp, nói chung chỉ mới dành cho chúng một số chức năng
hạn chế với những phương pháp cũng còn hạn chế (chủ yếu về thuế) khác hẳn
ở Trung Quốc vào thời điểm đó.


14
Các khu kinh tế tự do không chỉ sớm xuất hiện ở phương Tây mà vào
dầu thế kỷ XVIII, dưới hình thức “Cảng tự do” ở Singapo, Denang
(Malaixia), Hồng Kơng, Philipin... với mục tiêu khi đó là tái sản xuất và cung
ứng cho tàu biển cũng như khuyến khích mậu dịch hàng chuyển khẩu. Hàng
hóa được miễn thuế quan xuất nhập khẩu trong cả một vùng hay khu mậu
dịch tự do (Free trade zone) như ở Gibơranta (1790), Singapo (1819), Hồng
Kông (1842)... Thập kỷ 60, 70 của thế kỷ XX là “thời kỳ hoàng kim” trong
phát triển kinh tế ven biển của các nước trên thế giới nói chung và Châu Á nói
riêng. Bất kỳ quốc gia nào, thành phố nào muối phát triển cũng đều tích cực
tham gia phát triển rộng rãi về vật chất - khoa học - kỹ thuật, thơng tin trên
thế giới. Đó là ngun nhân khiến các thành phố trên vịnh Tokyo, vịnh Ơxaca
biển kín Nakai của Nhật Bản sau chiến tranh phát triển nhanh chóng... Theo
thống kê, cuối những năm 80 của thế kỷ XX, hơn 120 quốc gia trên thế giới
đã có hơn 600 đặc khu kinh tế, giá trị mậu dịch của khu vực này đã chiếm hơn
20% mậu dịch quốc tế. Nhiều nước đang phát triển ở châu Á, châu Phi và Mỹ

Latinh cũng đang xây dựng các đặc khu kinh tế.
Châu Á- Thái Bình Dương là khu vực bao gồm nhiều quốc gia có trình
độ khơng đồng đều. Song ở đây lại có ưu thế trong việc bổ sung, hỗ trợ lẫn
nhau, tạo tiềm năng lớn cho sự gia nhập nền kinh tế khu vực và thế giới. Nhật
Bản với vai trò đầu tàu về kinh tế đã trở thành nước cung cấp vốn, kỹ thuật,
sản phẩm tiên tiến cho khu vực. Đồng thời Nhật Bản cũng là thị trường lớn
tiêu thụ nguyên liệu, hàng tiêu dùng trong khu vực. Các nước công nghiệp
mới (NICs) là nơi cung cấp thiết bị, linh kiện, sản phẩm trung gian tiên tiến và
cũng là nguồn cung cấp vốn to lớn cho nền kinh tế mở cửa. Trong đó đặc biệt
phải kể đến Đài Loan với số lượng ngoại tệ lớn (trên 50 tỷ đô la Mỹ - những
năm 80), Đài Loan đã tăng số đầu tư vào châu Á nhất là vào Indonesia và
Philippin. Thập kỷ 80, hai tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến (Trung Quốc) đã


15
nhận số vốn đầu tư khá lớn của Đài Loan trong q trình mở cửa. Khơng thể
phủ nhận sự hưng thịnh của vành đai kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương là
yếu tố chính tạo nên sự phát triển mạnh mẽ và khả năng tiềm tàng của các
quốc gia trong khu vực. Việc hình thành các khu kinh tế tự do hay các ĐKKT
ở các vùng kinh tế ven biển trong mối liên hệ, hợp tác khu vực khăng khít, có
hiệu quả mang ý nghĩa thực tiễn đối với mỗi nước cần đẩy mạnh nền kinh tế
của mình. Muốn vậy, mỗi nước trong khu vực, nhất là các nước đang phát
triển cần định ra chiến lược mở của kinh tế - trước hết là chiến lược mở của
kinh tế ven biển mới mơ hình ĐKKT.
Nói tóm lại, quốc tế hóa nền kinh tế thế giới là xu thế tất yếu, mỗi nước
phát triển đều phải gia nhập nền kinh tế thế giới. Cục diện thế giới cuối thế kỷ
XX đầu thế kỷ XXI càng đòi hỏi sự hợp tác chặt chẽ và có hiệu quả giữa các
nền kinh tế từng nước, từng khu vực nhằm bổ sung, hỗ trợ nhau cùng phát
triển. Trong giao lưu kinh tế, các đặc khu kinh tế vùng ven biển bao giờ cũng
đóng vai trị quan trọng và ln phát huy tác dụng lơi kéo các vùng kinh tế

trong nước cùng phát triển. Những đặc điểm và ưu thế của nó ảnh hưởng rất
lớn bởi tính tốn chiến lược phát triển kinh tế của mỗi nước, của khu vực và
toàn thế giới. Bởi vậy, trong bối cảnh thế giới lấy kinh tế làm trọng điểm như
ngày nay, khơng nước nào có thể thịnh vượng bằng con đường đóng cửa tự
sản xuất tự tiêu thụ. cũng khơng một quốc gia biển hay có vùng biển nào lại
khơng tính đến, bước đi từ biển, thu hút vốn đầu tư nước ngồi, xuất khẩu
bằng đường biển thơng qua các điều kiện kinh tế đó là những tính tốn có ý
nghĩa chiến lược lâu dài để phát huy lợi thế của mình. Ở châu Á Thái Bình
Dương sự hưng thịnh của những quốc gia có lợi thế về biển để thành lập khu
kinh tế tự do như (Singapo) hoặc những vùng ven biển để khẳng định tiềm
năng đất nước và chính sách mở cửa vùng kinh tế ven biển. Điều đó đã đón
nhận vốn và kỹ thuật hiện đại của thế giới, đưa nguồn hàng, kỹ thuật của


16
mình đáp ứng nhu cầu địi hỏi của thị trường thế giới, từ đó khẳng định vị trí
của mình trong quan hệ của mình là hướng đi phù hợp với rất nhiều nước, vấn
đề là cần lập ra các ĐKKT với những cơ chế mở cửa như thế nào để có hiệu
quả trên cơ sở phù hợp với đặc điểm và vị thế của từng nước từng vùng.
Trung Quốc là những nước đóng vai trị quan trọng đối với sự phát
triển kinh tế và ổn định an ninh trong khu vực. Vùng ven biển Trung Quốc lại
chứa đựng nhiều yếu tố thuận lợi độc đáo trong giao lưu kinh tế khu vực và
thế giới. Chính sách mở cửa trước hết là việc lập ra các ĐKKT trên bối cảnh
lịch sử khách quan thuận lợi ấy và phù hợp với nhu cầu chấn hưng nền kinh tế
Trung Quốc trong thời đại mới.
1.1.2. Nhân tố trong nước
1.1.2.1. Tình hình Trung Quốc trước cải cách, mở cửa
Từ ngày thành lập nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (1/10/1949)
đến trước năm 1978, nền kinh tế Trung Quốc hầu như nằm trong trình trạng
đóng cửa. Hoặc có thời kỳ mở cửa cũng chỉ bó hẹp trong quan hệ với các

nước thuộc hệ thống XHCN. Có thể phân tích hai ngun nhân dẫn đến tình
trạng đóng cửa kinh tế gần 30 năm như sau:
Thứ nhất, về nguyên nhân chủ quan: Do chưa nhận thức đầy đủ, đúng
đắn quy luật phát triển kinh tế nền thời kỳ đầu, Trung Quốc chủ trương xây
dựng CNXH theo mơ hình Liên Xô. Thể chế kinh tế tập trung, quan liêu bao
cấp đã bó chặt mọi hoạt động kinh tế trong khuôn khổ của kế hoạch chỉ huy
cứng nhắc: Mọi tư tưởng quan điểm và quy luật kinh tế thị trường đều bị coi
là xét lại hoặc phản bội XHCN. Sau thời kỳ cải cách dân chủ, khôi phục kinh
tế (1949 - 1950) với sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc đã đạt được một số
thành tựu nhất định trong xây dựng kinh tế. Xuất phát từ quan điểm chính trị,
Đảng Cộng sản Trung Quốc, đứng đầu là Mao Trạch Đơng, nhận thức rằng:
Hồn tồn có thể xây dựng thành công CNXH trên cơ sở phát huy đầy đủ ý


17
chí và nhiệt tình cách mạng của quần chúng, giữ vững nền độc lập, tự chủ của
dân tộc. Từ phong trào “Đại nhảy vọt”, Trung Quốc đóng cửa đến từng cơng
xã. Mỗi cơng xã là một đơn vị khép kín tự cung, tự cấp, quản lý bằng biện
pháp hành chính, quân sự, phân phối bình quân kiểu “ăn nồi cơm to”. Bằng
biện pháp đóng cửa giữ nền độc lập, huy động toàn dân nấu gang thép, Trung
Quốc hi vọng sẽ có những bước “tiến vọt” trong xây dựng kinh tế, cung cấp
nhiều gang thép cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa đất nước. Kết quả của sự
nóng vội, duy ý chí bất chấp quy luật khách quan, muốn đi lên bằng hai bàn
tay trắng đã đẩy nền kinh tế “nhảy vọt” đến chổ đỗ vỡ và khủng hoảng
nghiêm trọng. Tình hình buộc Trung Quốc phải tiến hành ba năm điều chỉnh
(1962 - 1965) để ổn định nền kinh tế đầy nguy cơ sụp đổ.
Sau thời kỳ “Đại nhảy vọt”, nền kinh tế Trung Quốc rơi vào tình trạng
suy đốn hơn trong 10 năm “Đại cách mạng văn hóa” (1966 - 1976). Thực
tiễn của chính sách “Ba ngọn cờ hồng” là sai lầm và thất bại. Năm 1966 Mao
Trạch Đông quyết định phát động cuộc “Cách mạng hóa” với quan điểm cho

rằng: Mâu thuẫn chủ yếu và lâu dài của Trung Quốc là mâu thuẫn giữa giai
cấp vô sản và giai cấp tư sản, nhiệm vụ trọng tâm của đất nước là đấu tranh
giai cấp tiêu diệt âm mưu phá hoại công cuộc xây dựng CNXH. Khẩu hiệu
hành động của giai cấp này là “nắm khâu cách mạng, thúc đẩy sản xuất”,
“chính trị là thống sối”. Có thể nói, đây là thời kỳ đóng cửa hồn tồn nền
kinh tế, văn hóa đất nước để thực hiện nhiệm vụ cốt tử là “đấu tranh giai
cấp”. Tình trạng rối loạn về chính trị, đóng cửa về kinh tế đã đẩy Trung Quốc
sát bờ vực thẳm - kinh tế tiêu điều, khoa học kỹ thuật lạc hậu xa với thời đại,
giáo dục, văn hóa suy đốn... Kết quả là: đến năm 1977, sau những năm khơi
phục và băng bó vết thương của “Cách mạng văn hóa”, nền kinh tế của Trung
Quốc cũng chỉ đạt được những chỉ tiêu thấp: thép 24 tấn, than 403 triệu tấn,
điện 137 tỷ KW/h, dầu thô 65 triệu tấn, lương thực 300 triệu tấn [ 7; tr.10 ]


18
Đường lối đóng cửa về kinh tế của Trung Quốc vừa thể hiện sự hạn
chế về trình độ nhận thức chủ nghĩa Mác - Lênin vửa thể hiện sự thiếu hụt
trong kinh nghiệm xây dựng kinh tế XHCN nói riêng, trong quan hệ quốc tế
nói chung.
Từ thập kỷ 50 đến đầu thập kỷ 70 (thế kỷ XX), Trung Quốc thực hiện
chính sách đóng cửa với các nước phương Tây. Cịn với các nước XHCN,
Trung Quốc cũng chỉ mở cửa giao lưu kinh tế qua một số hình thức chủ yếu
như vay vốn, nhận hoặc gửi nợ, gửi người đi đào tạo nước ngoài... Những hạn
chế về tư tưởng, đường lối xây dựng kinh tế và những diễn biến chính trị, xã
hội trong nước đã không cho phép những ý tưởng và kế hoạch cải cách mở
cửa nền kinh tế đất nước có cơ hội bất bắt rễ và khẳng định mình.
Bên cạnh ngun nhân chủ quan như đã phân tích, không thể không
thừa nhận nguyên nhân khách quan đã đẩy nền kinh tế Trung Quốc lâm vào
tình trạng đóng cửa, hoặc nửa đóng cửa trong hơn hai thập kỷ.
Trước hết, nói về ngun nhân từ phía các nước TBCN. Trong thập kỷ

50 của thế kỷ XX, các nước TBCN phương Tây lo khôi phục kinh tế ổn định
đất nước sau Chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945). Lúc này, nhìn chung,
nền kinh tế TBCN chưa có nhu cầu cấp thiết phải mở rộng hệ thống thị trường
của thế giới. Bước sang thập kỷ 50 và 60, quan hệ quốc tế tồn tại mâu thuẫn
đối đầu về chính trị và quân sự giữa hai phe TBCN và XHCN là chủ yếu, hệ
thống TBCN đứng đầu là Mỹ đã thực hiện chính sách bao vây nền kinh tế đối
với các nước XHCN đang cịn non trẻ và nghèo nàn. Vì vậy, Trung Quốc
cũng như các nước XHCN nghĩa khác chưa có điều kiện để giao lưu với các
nước TBCN. Bước sang những năm đầu của thập niên 70, việc bình thường
hóa quan hệ Trung - Mỹ (1971), Trung - Nhật (1972) đã tạo ra những biến
chuyển có lợi cho nền kinh tế Trung Quốc. Song thời điểm này, cuộc “Đại
các mạng văn hóa” trong nước chưa cho phép những chính sách kinh tế mới
có điều kiện hoạch định và thực hiện.


19
Những quan điểm sai lầm và sự bất hòa trong cộng đồng các nước
XHCN cũng là nguyên nhân kìm hãm hướng đi mở cửa của Trung Quốc. Các
nước XHCN đã sai lầm khi chỉ chấp nhận sự phân công lao động trong hệ
thống, tách quan hệ kinh tế thế giới thành hai tuyến song song - TBCN và
XHCN. Mọi giao lưu kinh tế, văn hóa với TBCN, thậm chí việc thừa nhận quy
luật kinh tế thị trường TBCN đều bị coi là xét lại, là phản bội XHCN, chỉ có
XHCN là tốt đẹp, ưu việt vì nó ngược lại với TBCN, nó sáng ngời nên khơng
sống nhờ vào TBCN. Do vậy, Trung Quốc cũng như các nước XHCN khác
không muốn xây dựng nền kinh tế đất nước bằng sự giúp đỡ của các nước
TBCN, dù là vốn hay kỹ thuật. Mặt khác, quan hệ trong các nước XHCN nói
chung cũng khơng hồn tồn thuận buồm xi gió và tạo thuận lợi cho giao lưu
kinh tế của Trung Quốc với các nước trong hệ thống. Cuối thập kỷ 50, đầu thập
kỷ 60 (thế kỷ XX), quan hệ Xô - Trung bắt đầu rạn nứt. Sang thập kỷ 60 - 70,
không những quan hệ này căng thẳng mà quan hệ giữa Trung Quốc và các

nước Đơng Âu cũng xấu đi. Điều đó làm Trung Quốc mất đi những nguồn trợ
giúp đáng kể từ phía Liên Xơ. Sang thập kỷ 70 quan hệ Trung - Việt cũng bắt
đầu rạn nứt. Nói tóm lại, vào những năm đầu của thập kỷ 70, Trung Quốc lâm
vào khủng hoảng nghiêm trọng. Về chính trị là cuộc nổi loạn kéo dài của cách
mạng văn hóa, về kinh tế là tình hình đóng cửa với các nước XHCN nhưng lại
mở cửa với các nước TBCN. Theo cách nói chung của Trung Quốc, chính sách
đóng cửa đã cho nền kinh tế đất nước “ăn đòn” [45, tr.10].
1.1.2.2. Những vấn đề đặt ra đối với nền kinh tế Trung Quốc.
Cách mạng văn hóa kết thúc, Mao Trạch Đơng chết (1976), tình hình
Trung Quốc bắt đầu chuyển biến. Năm 1978, Đặng Tiểu Bình chính thức trở
lại chính trường, từng bước nắm quyền điều hành đất nước. Hàng loạt vấn đề
cấp thiết đặt ra lúc này:


×