Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Yếu tố truyền thống trong nghệ thuật sắp đặt việt nam giai đoạn 1995 2018 TT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (320.69 KB, 27 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HOÁ NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM

Nguyễn Hữu Đức

YẾU TỐ TRUYỀN THỐNG TRONG NGHỆ
THUẬT SẮP ĐẶT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995 - 2018
Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử mỹ thuật
Mã số: 9210101

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT

Hà Nội - 2021


Cơng trình được hồn thành tại:
VIỆN VĂN HĨA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
Người hướng dẫn khoa học: PGS. Lê Anh Vân
Phản biện1:
Phản biện 2:
Phản biện 3:

Luận án sẽ được bảo vệ tại Hội đồng đánh giá luận án cấp Viện
Họp tại: Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam
Số 32, phố Hào Nam, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội
Vào hồi , ngày

tháng

năm 2021



Có thể tìm hiểu luận án tại:
- Thư viện Quốc gia Việt Nam;
- Thư viện Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt Nam


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nghệ thuật Sắp đặt được tiếp nhận từ phương Tây vào Việt
Nam thập kỷ 1990. Trong quá trình phát triển của Nghệ thuật Sắp đặt
Việt Nam (NTSĐVN) giai đoạn 1995 - 2018, yếu tố truyền thống
(YTTT) và hiện đại đã hòa quyện với nhau trong tác phẩm tạo nên
đặc điểm, giá trị nghệ thuật riêng biệt, trở thành một hiện tượng nổi
bật trong đời sống văn hóa nghệ thuật đương đại. Vì vậy, nghiên cứu
hiện tượng nghệ thuật này là yêu cầu cần thiết.
1.1. Biểu hiện YTTT qua hình thức và chủ đề của NTSĐVN
giai đoạn này là khá rõ rệt. Các YTTT như tạo hình, trang trí dân
gian; khơng gian di sản, chất liệu bản địa... Các yếu tố văn hóa, lịch
sử truyền thống biểu hiện qua nhiều chủ đề, mang tính đa nghĩa, tác
động tích cực đến sự nhận thức, đáp ứng sự thay đổi của xã hội và
đòi hỏi xã hội phải biến cải. Do đó, nghiên cứu YTTT trong
NTSĐVN giai đoạn 1995 - 2018 là nhiệm vụ cần thiết.
1.2. YTTT và hình thức biểu hiện mới trong NTSĐVNcó quan
hệ tương hỗ: YTTT tạo cho tác phẩm sự khác biệt, ngược lại, hình
thức biểu hiện mới tạo cho YTTT sức sống mạnh mẽ trong đời sống
đương đại. Nghiên cứu NTSĐVN có YTTT giai đoạn này nhằm chỉ
rõ biểu hiện, đặc điểm, giá trị nghệ thuật nổi bật, đặc biệt là thời kỳ
hội nhập quốc tế hiện nay, là yêu cầu mang tính cấp thiết.
1.3. NTSĐVN có YTTT giai đoạn này đã có thành tựu, đặc

điểm, giá trị nghệ thuật và vị thế của nó trong xã hội đương đại. Tuy
nhiên, chưa có cơng trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, chuyên
sâu, toàn diện về vấn đề này. Đặt vấn đề nghiên cứu YTTT trong
NTSĐVN giai đoạn này nhằm bổ sung cơ sở dữ liệu về Nghệ thuật
Sắp đặt ở trong nước, đáp ứng yêu cầu khoa học, thực tiễn.


2
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu, phân tích YTTT trong các tác phẩm Sắp đặt Việt
Nam tiêu biểu, để từ đó khẳng định và làm rõ biểu hiện, khẳng định
đặc điểm, giá trị nghệ thuật và xu hướng tiếp cận YTTT của
NTSĐVN trong bối cảnh giao lưu, hội nhập quốc tế.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
2.2.1. Phân tích, tổng hợp tình hình nghiên cứu liên quan đến đề
tài. Trên cơ sở đó xác định cơ sở lý luận, gồm phân tích, tổng hợp
các khái niệm, thuật ngữ và lý thuyết nghiên cứu của đề tài luận án.
2.2.2. Nghiên cứu YTTT biểu hiện qua hình thức và chủ đề của
NTSĐVN giai đoạn 1995 - 2018.
2.2.3. Luận bàn về kết quả nghiên cứu để khẳng định và làm rõ
đặc điểm, giá trị nghệ thuật và xu hướng tiếp cận YTTT của
NTSĐVN.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là YTTT biểu hiện qua
hình thức và chủ đề của các tác phẩm Sắp đặt Việt Nam giai đoạn
1995 - 2018.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Luận án tiến hành khảo sát các tác phẩm

Sắp đặt Việt Nam có YTTT nổi bật, biểu hiện qua hình thức và chủ
đề tác phẩm, do các nghệ sĩ Việt Nam sáng tác. Tổng số tác phẩm
Sắp đặt được lựa chọn sử dụng trong luận án gồm: 69 tác phẩm tiêu
biểu của 30 tác giả.
Phạm vi thời gian: từ 1995 đến 2018. Giai đoạn này NTSĐVN
có YTTT đã đạt được những thành tựu nổi bật và bộc lộ một số hạn
chế nhất định. Chọn năm 1995 là điểm xuất phát của nghiên cứu vì


3
thời điểm này đã ghi nhận “triển lãm Sắp đặt Đất qua lửa (29 Hàng
Bài, Hà Nội), “giàu yếu tố nghi lễ dân gian, tâm linh và văn hóa
truyền thống”. Chọn năm 2018 là điểm kết thúc nghiên cứu vì nó gắn
liền với sự kiện nghệ thuật đương đại hướng đến truyền thống, có
chủ đề “Di sản” nổi bật, hội tụ nghệ sĩ trên cả ba miền tham gia.
4. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học
4.1. Câu hỏi nghiên cứu
Để làm sáng rõ vấn đề nghiên cứu, chỉ ra biểu hiện, đặc điểm,
giá trị nghệ thuật của YTTT trong NTSĐVN và xu hướng tiếp cận
truyền thống trong giai đoạn tới, NCS đưa ra 3 câu hỏi nghiên cứu:
Câu hỏi 1: Làm thế nào để nhận biết YTTT trong NTSĐVN giai
đoạn 1995 - 2018 thơng qua hình thức và chủ đề tác phẩm?
Câu hỏi 2: Việc sử dụng các YTTT trong NTSĐVN tạo ra các
đặc điểm và giá trị nghệ thuật nào?
Câu hỏi 3: Xu hướng tiếp cận YTTT trong NTSĐVN trong giai
đoạn tới sẽ như thế nào?
4.2. Giả thuyết khoa học
Giả thuyết 1: NTSĐVN giai đoạn 1995 - 2018 biểu hiện rõ
YTTT của người Việt qua hình thức và chủ đề tác phẩm với các
thành tố tạo hình, không gian di sản, chất liệu bản địa; chủ đề văn

hóa, tín ngưỡng, ký ức và phản biện xã hội.
Giả thuyết 2: YTTT trong NTSĐVN tạo ra đặc điểm nghệ thuật
riêng biệt mang tính tượng trưng, ước lệ; tính biểu cảm dân gian; tính
xung đột giữa truyền thống và hiện đại. Đồng thời, NTSĐVN giai
đoạn này tạo nên những giá trị nghệ thuật độc đáo, góp phần làm đa
dạng biểu đạt qua hình thức và chủ đề tác phẩm; mở rộng ranh giới
thẩm mỹ; định vị NTSĐVN.
Giả thuyết 3: Trở về khai thác truyền thống để tìm sự khác biệt
cho Nghệ thuật Sắp đặt là xu hướng mang tính tồn cầu, tất yếu,


4
không chỉ riêng đối với NTSĐVN trong bối cảnh giao lưu và hội
nhập quốc tế.
5. Phương pháp nghiên cứu
Luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở Mỹ thuật học cùng một số
thành tựu của các ngành khoa học có liên quan tới luận án như: văn
hóa, lịch sử, văn học,... Thơng qua các phương pháp chủ yếu:
Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu; điền dã; thống kê, so sánh;
phỏng vấn chuyên gia; tiếp cận liên ngành. Qua đó đề tài sẽ chỉ rõ
các biểu hiện YTTT trong hình thức và chủ đề của tác phẩm, đặc
điểm, giá trị văn hóa, nghệ thuật của NTSĐVN giai đoạn này.
6. Đóng góp mới của đề tài luận án
6.1. Về mặt khoa học
Ở phương diện lý luận và lịch sử mỹ thuật, luận án nghiên cứu
YTTT trong NTSĐVN để tìm hiểu mối quan hệ giữa truyền thống với
hình thức biểu hiện mới trong giai đoạn lịch sử gắn liền với thời kỳ Đổi
mới của đất nước, bối cảnh tồn cầu hóa, giao lưu và hội nhập quốc tế.
6.2. Về mặt thực tiễn
Luận án là cơng trình nghiên cứu chun sâu, chun biệt, đánh

giá các vấn đề khoa học của YTTT trong NTSĐVN giai đoạn 1995 2018. Từ kết quả nghiên cứu đóng góp hướng trọng tâm làm sáng tỏ
những câu hỏi và luận điểm khoa học đặt ra:
Đóng góp vào việc nhận diện NTSĐVN thơng qua biểu hiện của
YTTT qua hình thức và chủ đề của tác phẩm Sắp đặt giai đoạn này.
Luận án chỉ ra các biểu hiện, đặc điểm và giá trị nghệ thuật của các
tác phẩm Sắp đặt Việt Nam giai đoạn này. Đồng thời, chỉ rõ giá trị góp
phần làm đa dạng biểu đạt qua hình thức và chủ đề tác phẩm; mở rộng
ranh giới thẩm mỹ; định vị NTSĐVN trong bối cảnh chung của nghệ
thuật đương đại. Khẳng định YTTT trong NTSĐVN đóng góp vào thành
tựu chung, là bệ đỡ cho sáng tạo NTSĐVN để tạo nên sự khác biệt.


5
Kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị thực tiễn, bổ sung dữ
liệu cập nhật vào nguồn tư liệu nghệ thuật, cung cấp thông tin
chuyên sâu cho giới sáng tác, giới nghiên cứu, người học và công
chúng thưởng thức nghệ thuật đương đại.
7. Bố cục của luận án
Ngoài phần mở đầu (8 trang), Kết luận (03 trang), Tài liệu tham
khảo (12 trang) và phụ lục (65 trang), nội dung chính được chia làm
3 chương:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và
khái quát NTSĐVN giai đoạn 1995 - 2018 (41 trang);
Chương 2: Biểu hiện yếu tố truyền thống trong Nghệ thuật Sắp
đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018 (52 trang);
Chương 3: Đặc điểm và giá trị nghệ thuật của các tác phẩm Sắp
đặt Việt Nam có YTTT giai đoạn 1995 - 2018 (41 trang).
Chương1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN
VÀ KHÁI QUÁT VỀ NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT VIỆT NAM

GIAI ĐOẠN 1995 - 2018
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
1.1.1. Tình hình nghiên cứu ở trong nước
Nhóm cơng trình nghiên cứu về Nghệ thuật Sắp đặt tiêu biểu
như Kỷ yếu Hội thảo khoa học Vấn đề hình thức và chất liệu trong
nghệ thuật đương đại, 2005, Trường Đại học Mỹ thuật Hà Nội. Năm
2008, Trường Đại học Mỹ thuật Việt Nam (ĐHMTVN) xuất bản
cuốn Nghệ thuật Việt Nam trong bối cảnh tồn cầu hóa, kỷ yếu hội
thảo khoa học, Nxb. Mỹ thuật. Năm 2011, tác giả Đỗ Kỳ Huy chủ
nhiệm chuyên đề Khái quát về tình hình các hoạt động mỹ thuật
mang tính chất cộng đồng tại Huế, tư liệu Trường Đại học Nghệ
thuật Huế. Năm 2012, tác giả Vũ Huy Thông công bố đề tài nghiên
cứu khoa học cấp cơ sở trường ĐHMTVN, Sắp đặt Việt Nam trong


6
mối liên hệ với một số yếu tố thẩm mỹ truyền thống. Năm 2013, tác
giả Lê Văn Sửu chủ biên cuốn Kết nối nghệ thuật và di sản, Nxb.
Thế Giới. Năm 2013, tác giả Bùi Như Hương - Phạm Trung xuất bản
cuốn Nghệ thuật đương đại Việt Nam 1990 - 2010, Nxb. Tri thức.
Năm 2014, tác giả Bùi Thị Thanh Mai công bố đề tài nghiên cứu
khoa học cấp cơ sở trường ĐHMTVN, Mỹ thuật hậu đổi mới trong
mối liên hệ với những vấn đề xã hội Việt Nam đương đại. Năm 2018,
tác giả Trần Hồng Ngân cơng bố đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ
sở trường ĐHMTVN, Khuynh hướng tiếp cận di sản truyền thống
qua một số dự án nghệ thuật tại Việt Nam từ 2010 đến 2016... Đây là
nguồn tư liệu quan trọng có tính nền tảng giúp NCS có được luận cứ
khoa học đáng tin cậy và cái nhìn tổng quan về NTSĐVN.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở ngồi nước
Nhóm cơng trình nghiên cứu ở nước ngoài tiêu biểu, liên quan

đến đề tài, được dịch thuật từ nhiều ngơn ngữ khác nhau như: cuốn
Hồn cảnh hậu hiện đại của tác giả Jean - Fracois Lyotard (1979), do
Ngân Xuyên dịch (2008), Nxb. Tri Thức; Caroline Turner chủ biên
(1994), Truyền thống và thay đổi, Bùi Như Hương dịch; cuốn Art
and Social Change, do tác giả Caroline Turner chủ biên (2001); Xu
Gan (2002), Nghệ thuật Sắp đặt , nhóm tác giả dịch; Zhang Zhao Hui
- Xu Ling (2002), Nghệ thuật truyền thơng mới, Hà Thị Tường Thu
dịch; cơng trình nghiên cứu mang tính lý luận Themes in
Contemporary Art của đồng tác giả Gill Perry - Paul Wood chủ biên
(2004); Cynthia Freeland (2010), Một đề dẫn về lý thuyết Nghệ thuật,
Như Huy dịch; Cuốn Installation Art của tác giả Wang Shaoquiang
chủ biên (2010)... Các cơng trình này là cơ sở để xây dựng khái niệm
về NTSĐ, cung cấp nhiều thông tin về nghệ thuật đương đại ở khu
vực châu Á và trên thế giới.


7
1.1.3. Đánh giá chung
Sau khi hệ thống các tài liệu nghiên cứu liên quan đến đề tài, có
thể nhận thấy ở nước ngồi đã có nhiều cơng trình nghiên cứu
chun sâu về Nghệ thuật Sắp đặt. Tuy nhiên, ở trong nước các cơng
trình nghiên cứu về loại hình nghệ thuật này còn hạn chế so với thực
tiễn sáng tác, chưa có đề tài nào nghiên cứu hệ thống, tồn diện,
chun sâu về YTTT trong NTSĐVN giai đoạn 1995 - 2018. Qua hệ
thống tài liệu, nghiên cứu sinh có được cái nhìn tổng quát về các vấn
đề đã được nghiên cứu, tập hợp, sắp xếp các luận cứ, xây dựng khái
niệm, khung lý thuyết và phương pháp tiếp cận phù hợp để giải quyết
mục tiêu nghiên cứu, xác định rõ hơn tính mới của đề tài, phạm vi và
trọng tâm nghiên cứu.
1.2. Cơ sở lý luận

1.2.1. Khái niệm
1.2.1.1. Khái niệm yếu tố truyền thống
Theo Từ điển Tiếng Việt, do tác giả Hoàng Phê chủ biên
(2012), Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội, danh từ yếu tố (element)
được định nghĩa là: “Bộ phận cấu thành một sự vật, sự việc, hiện
tượng”. Như vậy, yếu tố được hiểu đơn giản là một thành phần tạo
nên sự vật, hiện tượng. Tuy nhiên, phụ thuộc vào từng sự vật, hiện
tượng, lĩnh vực cụ thể mà yếu tố hiện diện ở dạng vật chất, hữu
hình hoặc tồn tại ở dạng tinh thần, trừu tượng.
Trước năm 1945, cụm từ “cổ truyền” được sử dụng để biểu đạt
nghĩa tương đương với từ truyền thống dùng phổ biến hiện nay.
Trong cuốn Từ điển Tiếng Việt, (2012), cụm từ truyền thống được
định nghĩa là: “Thói quen hình thành lâu đời trong lối sống và nếp
nghĩ, được truyền lại từ thế hệ này sang thế hệ khác”.
Như vậy, YTTT dân tộc là thành tố làm nên thành tựu vật chất
và tinh thần do người Việt sáng tạo, kết tinh trí tuệ và tình cảm của


8
dân tộc với giá trị được kiểm chứng qua thời gian, khẳng định chỗ
đứng trong tâm thức cộng đồng và lưu truyền trong đời sống xã hội.
1.2.1.2. Khái niệm Nghệ thuật Sắp đặt
Qua tổng hợp nguồn tư liệu của học giả quốc tế và trong nước
về Nghệ thuật Sắp đặt đặt, có thể rút ra khái niệm như sau: Nghệ
thuật Sắp đặt là loại hình nghệ thuật thị giác hóa nội tâm cảm nhận
của con người với đặc trưng cơ bản là tổ hợp hiện vật, tổ chức không
gian, thời gian thực, nhằm biểu đạt ý niệm, tư tưởng nghệ thuật.
Người tương tác là một phần của tác phẩm. Căn cứ vào đặc trưng
không gian di sản - bối cảnh tạo nghĩa và khơng gian trưng bày, có
thể chia Nghệ thuật Sắp đặt thành: định trường và phi định trường.

Khái niệm Nghệ thuật Sắp đặt định trường
Nghệ thuật Sắp đặt định trường (Site Specific Installation Art)
là loại Sắp đặt có yếu tố không gian di sản - bối cảnh tạo nghĩa là
thành phần tạo nghĩa cốt lõi cho nội dung tác phẩm. Khi di chuyển
tác phẩm ra khỏi không gian di sản - bối cảnh tạo nghĩa, ý nghĩa của
tác phẩm Sắp đặt sẽ thay đổi.
Khái niệm Nghệ thuật Sắp đặt phi định trường
Nghệ thuật Sắp đặt phi định trường (Non Site Specific
Installation Art) là loại Sắp đặt không phụ thuộc vào yếu tố không
gian di sản - bối cảnh tạo nghĩa. Mối quan hệ của tác phẩm Sắp đặt
loại này với không gian chỉ dừng ở không gian trưng bày thông
thường. Khi di chuyển tác phẩm đến không gian trưng bày thông
thường khác, nghĩa của nội dung tác phẩm Sắp đặt sẽ khơng thay đổi.
Ngồi ra, một số thuật ngữ liên quan, sử dụng trong đề tài luận
án cũng được làm rõ khái niệm.
1.2.1.3. Xác định khái niệm và giới thuyết YTTT trong NTSĐVN
YTTT trong NTSĐVN giai đoạn này, được giới thuyết gồm các
thành tố như: tạo hình, trang trí dân gian, khơng gian di sản, chất liệu
bản địa; chủ đề văn hóa, tín ngưỡng, ký ức, phản biện xã hội biểu


9
hiện qua hình thức và chủ đề NTSĐVN. Các YTTT này có đặc điểm
nổi bật mang tính tượng trưng, ước lệ, tính biểu cảm dân gian, tính
xung đột giữa truyền thống với hiện đại, có giá trị văn hóa nghệ thuật
dân tộc tiêu biểu. Các yếu tố khác không thuộc đối tượng giới thuyết
của đề tài sẽ không phải là trọng tâm khảo sát, nghiên cứu.
Qua những khái niệm, luận điểm đã trình bày, luận án có thể
đưa ra khái niệm YTTT trong NTSĐVN như sau: YTTT là thành
phần xây dựng tác phẩm NTSĐVN. Yếu tố truyền thống thuộc trạng

thái tinh thần do người Việt sáng tạo, lưu truyền trong tâm thức, đời
sống cộng đồng, mang đặc điểm và giá trị văn hóa nghệ thuật dân
tộc. YTTT khơi gợi sự liên tưởng, tưởng tượng về vẻ đẹp thẩm mỹ
và giá trị tinh thần, tư tưởng dân tộc. Qua đó, tác động đến tư duy,
tình cảm của người thưởng thức, làm cho họ cảm thấy tự hào, nhận
biết sâu sắc hơn về những giá trị tinh thần, văn hóa nghệ thuật truyền
thống vốn có trong hình thức biểu hiện mới, hướng tới cuộc sống
nhân văn, giàu tính sáng tạo, có trách nhiệm với bản thân, cộng đồng,
đáp ứng sự thay đổi của xã hội đương đại. Nói ngắn gọn, YTTT là
thành tựu mang giá trị vật chất và tinh thần do người Việt sáng tạo,
lưu truyền từ đời này sang đời khác. YTTT là thành phần kiến tạo tác
phẩm. Trong NTSĐVN, Yếu tố truyền thống biểu hiện qua tạo hình,
trang trí, hiện vật thủ công, chất liệu bản địa, chủ đề… của tác
phẩm, góp phần chuyển tải thơng điệp, giá trị truyền thống tới người
thưởng thức nghệ thuật qua hình thức biểu hiện mới trong đời sống
đương đại.
1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu và luận điểm khoa học
1.2.2.1. Lý thuyết Tiếp biến văn hóa (Acculturation)
Lý thuyết Tiếp biến văn hóa đã được các học giả phương Tây
quan tâm từ đầu thế kỷ 20 với các cơng trình nghiên cứu của nhiều
nhà xã hội học, triết học, nhân học, tâm lý học như William Isaac
Thomas, Florian Witold Znaniecki, Robert Redfield, Ralph Linton,


10
Melville Jean Herskovits, David L. Sam, John W. Berry... Nguyên lý
cơ bản của lý thuyết Tiếp biến văn hóa là xem xét kết quả tiếp xúc
văn hóa để phát hiện ra những dấu ấn có được từ sự tác động tương
hỗ của yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh. Bên cạnh đó, nhà nhân
học xuất sắc người Pháp Claude Levi - Strauss (1908 - 2009) đã đưa

ra luận điểm về “tính đa dạng của các nền văn hóa” với sự nhìn nhận
tính đa dạng văn hóa như là di sản chung của nhân loại, cần được bảo
vệ, kế thừa và sáng tạo trong mọi thời đại, được giới khoa học thế
giới thừa nhận, trở thành định hướng toàn cầu.
Năm 1938, tác giả Herkovits (MJ) đã công bố công trình nghiên
cứu Tiếp biến văn hóa - Nghiên cứu về các mối quan hệ văn hóa,
Nxb. Augustine, New York. 4. Ở Việt Nam, một số cơng trình đề cập
đến vấn đề tiếp biến văn hóa đã được xuất bản như: Năm 2018, tác
giả Nguyễn Văn Kim chủ biên cuốn Tiếp biến và hội nhập văn hóa ở
Việt Nam, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. Cuốn Cơ sở văn hóa Việt
Nam, do tác giả Trần Quốc Vượng chủ biên, Nxb. Giáo dục, với luận
điểm: “giao lưu và tiếp xúc văn hóa là sự vận động thường xuyên của
xã hội, gắn bó với tiến hóa xã hội nhưng cũng gắn bó với sự phát
triển của văn hóa, là sự vận động thường xuyên của văn hóa”. Nội
dung cơ bản của lý thuyết Tiếp biến văn hóa là tìm hiểu kết quả có
được từ q trình “tiếp xúc”, “đối thoại” và “trao đổi” văn hóa. Đồng
thời, xem xét mối quan hệ cơ bản giữa yếu tố nội sinh (yếu tố truyền
thống) và yếu tố ngoại sinh (hình thức biểu hiện mới). Áp dụng lý
thuyết Tiếp biến văn hóa vào nghiên cứu đề tài sẽ làm rõ quá trình
tiếp nhận, biến đổi và phát triển, sự hòa quyện giữa YTTT với hiện
đại trong NTSĐVN qua các nhân tố tác động như bối cảnh xã hội,
chính trị, kinh tế, văn hóa, lịch sử, tâm lý sáng tạo... Qua đó, làm nền
tảng cho những cho những bước nghiên cứu tiếp theo nhằm giải
quyết đầy đủ nội dung của luận án đặt ra ở mục đích nghiên cứu, câu
hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học.


11
1.2.2.2. Luận điểm khoa học
Ký hiệu học (Semiotic) không phải là vấn đề mới ở phương Tây,

nó đã được nghiên cứu từ cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, gắn liền
với tên tuổi của một số học giả như: Ch. Peirce (1839 - 1914), Ch.
Morris (1901 - 1979), F. De Saussure (1857 - 1913). Nổi bật là cơng
trình Ký hiệu học của Lotman, đứng đầu trường phái Tartu ở Nga,
với luận điểm: xem xét đối tượng nghiên cứu như một văn bản đã
được mã hóa, gồm cái biểu đạt (significant) và cái được biểu đạt
(signifié), trên cơ sở sử dụng hệ thống ký hiệu để giải mã văn bản.
Cùng có quan điểm tương tự, tác giả Erika Fischer - Lichte (1994),
Ký hiệu học sân khầu, với luận điểm: “mọi hệ thống thẩm mỹ đều
gắn liền với môi trường văn hóa thơng qua cái đặc trưng là chúng
đều tạo ra những ký hiệu về những ký hiệu được sản sinh ra từ văn
hóa”. Áp dụng luận điểm Ký hiệu học vào nghiên cứu đề tài, sẽ là
công cụ đắc lực trong quá trình giải mã các lớp ký hiệu biểu hình
“nén” trong tác phẩm. Qua đó, luận án sẽ làm sáng tỏ “cái biểu đạt”
và “cái được biểu đạt” trong tác phẩm, tạo nên đặc điểm, giá trị nghệ
thuật riêng biệt của NTSĐVN giai đoạn này.
1.3. Khái quát về Nghệ thuật Sắp đặt Việt Nam
Trước khi giới thiệu khái quát về NTSĐVN, xin điểm qua sự
hình thành Nghệ thuật Sắp đặt trên thế giới, vì đây là loại hình nghệ
thuật mới có nguồn gốc phương Tây được du nhập vào Việt Nam.
Nghệ thuật Sắp đặt đã manh nha ở phương Tây từ thập kỷ thứ
hai của thế kỷ XX, tuy chưa có tên gọi như ngày nay, phát triển
mạnh từ thập kỷ 60, 70 tại nhiều quốc gia ở châu Âu, Mỹ và lan tỏa
đến nhiều châu lục trên thế giới. Loại hình nghệ thuật này nảy sinh từ
bối cảnh kinh tế, xã hội hậu cơng nghiệp, hồn cảnh hậu hiện đại với
văn hóa tiêu thụ. Marcel Duchamp được xem là người tạo ra bước
ngoặt lịch sử, làm thay đổi lối tư duy và mở rộng quan niệm thẩm mỹ
về nghệ thuật, thông qua việc sử dụng “vật liệu làm sẵn” (ready



12
made) để kiến tạo tác phẩm. Bên cạnh đó, trào lưu nghệ thuật Fluxus,
Vị Lai và Dada với tư tưởng xóa bỏ sự độc quyền sáng tạo của nghệ
sĩ, chuẩn tắc của nghệ thuật hàn lâm,... Do đó, các tác phẩm Sắp đặt
ở phương Tây thường sử dụng những sản phẩm cơng nghiệp, phản
ánh một thái độ hồi nghi, giễu nhại, gây sốc, vượt xa những chuẩn
tắc thẩm mỹ truyền thống. Nhiều nghệ sĩ quốc tế đã khẳng định tên
tuổi của mình như: Marcel Duchamp, John Cage, Nam June Paik,
Dan Flavin, Walter de Maria, Ngải Vị Vị, Từ Băng, Sài Quốc
Cường, Lã Thắng Trung, Trương Đại Lực, Yumiko Ono...
Nghệ thuật Sắp đặt được tiếp nhận vào Việt Nam từ khoảng
giữa thập kỷ 1990, tuy trước đó đã manh nha một số thể nghiệm hình
thức nghệ thuật này của tác giả Đặng Thị Khuê và Trần Trung Tín.
Từ năm 1995 đến 2006, bối cảnh xã hội, chính trị, kinh tế có
nhiều thay đổi do công cuộc Đổi mới mang lại, nghệ sĩ Việt Nam có
cơ hội giao lưu, trao đổi với các nghệ sĩ quốc tế; giảng viên thỉnh
giảng nước ngoài sang Việt Nam; nhiều tài liệu, lý thuyết nghệ thuật
được dịch sang tiếng Việt. Năm 1994 chính phủ Mỹ xóa bỏ cấm vận,
kinh tế xã hội phát triển, mọi mặt đời sống được nâng cao. Năm
1997, Việt Nam hòa mạng mạng Internet quốc tế mở ra cơ hội cập
nhật tri thức mới. Các nhân tố tích cực này góp phần thúc đẩy Nghệ
thuật Sắp đặt phát triển ở Việt Nam. Tuy nhiên, giai đoạn này
NTSĐVN chủ yếu mang tính tự phát, chưa được thể chế, cơng chúng
đón nhận, tài chính được tài trợ từ các tổ chức Quỹ của nước ngoài.
Từ năm 2007 đến nay, đặc biệt là sự kiện Festival Mỹ thuật trẻ
năm 2007, đánh dấu lần đầu tiên các loại hình nghệ thuật đương đại
được tổ chức có quy mơ tồn quốc. Triển lãm Mỹ thuật tồn quốc
năm 2010, lần đầu tiên có danh mục giải thưởng cho NTSĐ và các
loại hình nghệ thuật đương đại, đánh dấu sự cơng nhận chính thức
của thể chế về loại hình nghệ thuật này. Các Biennial tại TP. Hồ Chí

Minh, Các Festival làng nghề tại Huế… NTSĐVN phát triển trên cả


13
ba miền đất nước, nhiều triển lãm Sắp đặt của cá nhân ở trong nước
và quốc tế. Một số nghệ sĩ đã định danh với sáng tác sử dụng chất
liệu bản địa, đồ thủ công và YTTT để xây dựng tác phẩm, tiêu biểu
như Đặng Thị Khuê, Nguyễn Bảo Toàn, Nguyễn Minh Thành, Oanh
Phi Phi, Phan Thảo Nguyên… NTSĐVN giai đoạn này đã đạt được
thành tựu với những giải thưởng ở trong nước và quốc tế, đáp ứng sự
thay đổi của xã hội, được thể chế và cơng chúng đón nhận.
Quá trình tiếp nhận và phát triển của NTSĐVN đã tạo ra hai thế hệ
nghệ sĩ. Từ năm 2000 trở về trước, thuộc thế hệ nghệ sĩ tiên phong làm
Sắp đặt như: Đặng Thị Khuê, Trần Trung Tín, Vũ Dân Tân, Nguyễn
Minh Thành, Trương Tân, Nguyễn Bảo Toàn, Trần Lương...
Từ sau năm 2000 đến nay, thuộc thế hệ nghệ sĩ thứ hai, có cơ
hội tiếp cận với các chuyên gia người nước ngồi như: Lê Trần Hậu
Anh, Lưu Chí Hiếu, Trần Hậu Yên Thế... Gần đây, thực hành nghệ
thuật đương đại đã vận hành theo mơ hình dự án, chun đề, xã hội
hóa kính phí, hướng tới chất lượng nghệ thuật và chuyên nghiệp hơn.
Tiểu kết
Qua hệ thống các tư liệu về YTTT và Nghệ thuật Sắp đặt, luận án
xây dựng cơ sở lý luận; các khái niệm cơ bản; lý thuyết, luận điểm và
phương pháp tiếp cận phù hợp; Điểm qua Nghệ thuật Sắp đặt thế giới,
khái quát NTSĐVN giai đoạn 1995 - 2018 trong bối cảnh giao lưu, hội
nhập quốc tế. Đây là cơ sở lý luận để hướng tới nội dung nghiên cứu ở
các chương tiếp theo. Qua đó làm nền tảng cho q trình nghiên cứu tìm
ra tính mới, giải quyết đầy đủ nội dung đề ra ở mục đích, câu hỏi nghiên
cứu và giả thuyết khoa học của luận án.
Chương 2

BIỂU HIỆN YẾU TỐ TRUYỀN THỐNG TRONG
NGHỆ THUẬT SẮP ĐẶT VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1995 - 2018
2.1. Biểu hiện yếu tố truyền thống qua hình thức tác phẩm


14
2.1.1. Yếu tố truyền thống qua tạo hình, trang trí
Khai thác lối tạo hình giản lược, trang trí dân gian xuất hiện
trong khá nhiều Nghệ thuật Sắp đặt Việt Nam (NTSĐVN) giai đoạn
này. Nếu một số tác phẩm Sắp đặt ở miền Bắc và miền Trung thường
chú trọng khai thác hình tượng nghệ thuật với lối tạo hình điêu khắc
đình làng, rối nước, đồ mã, trang trí dân gian; thì một số tác phẩm
Sắp đặt ở khu vực miền Nam lại đi sâu vào khai thác hình tượng
nghệ thuật với lối tạo hình tượng nhà mồ, họa tiết trang trí của đồng
bào Tây Nguyên. Một số tác phẩm Sắp đặt tiêu biểu như: Trở về, Ký
ức 1 (Chu Lượng), khai thác hình tượng chú Tễu, thằng Bờm, cơ
tiên…thơng qua các hiện vật rối nước truyền thống; Ký tự (Đặng Thị
Khuê), sử dụng trực tiếp hiện vật rùa cưỡi hạc; Những cái túi (Trần
Đức Quý), khai thác hình tượng tượng lăng mộ truyền thống; Đối
diện (Phan Lê Chung), khai thác hình tượng trong tranh thờ làng
Sình để tạo nên những bức tượng khơng gian ba chiểu với cách tạo
hình giản lược, dung dị, mang đậm tinh thần truyền thống.
Bên cạnh yếu tố tạo hình, yếu tố trang trí dân gian biểu hiện rõ nét
trong NTSĐVN giai đoạn này, NTSĐVN đã khai thác khá phong phú các
yếu tố trang trí truyền thống, từ họa tiết, hoa văn, đường nét cho tới mảng
miếng, màu sắc. Tiêu biểu như: Sông Tô (Vũ Xuân Đông); Chuyện của
đình (Vũ Đình Tuấn); Những áng mây xưa (Nguyễn Minh Thành); Nghi
trượng (Trần Hậu Yên Thế); Cội nguồn lịch sử dân tộc Việt (Triệu Khánh
Tiến); Hành trình lịch sử (nhóm tác giả)… Các tác phẩm Sắp đặt này đã
khai thác hiệu quả YTTT thông qua ngôn ngữ hội họa, điêu khắc, đồ họa

với thủ pháp ẩn dụ, tượng trưng, chất liệu bản địa và kỹ thuật truyền thống
như Sơn mài, gò đồng, bồi giấy, chạm trổ… để xây dựng tác phẩm.
2.1.2 .Yếu tố truyền thống qua không gian di sản
Việt Nam với bề dày lịch sử, có nhiều di sản văn hóa vật thể và
phi vật thể, mang giá trị văn hóa, lịch sử truyền thống. Đó là một lợi


15
thế lớn mà NTSĐVN có thể khai thác để xây dựng tác phẩm. Tùy
thuộc vào đặc trưng không gian trong tác phẩm Sắp đặt mà có thể
chia thành hai loại: Sắp đặt định trường; Sắp đặt phi định trường.
Nghệ thuật Sắp đặt định trường “tiếm đoạt” không gian di sản - bối
cảnh tạo nghĩa để xây dựng tác phẩm. Mối quan hệ này tạo hiệu quả
cộng hưởng về thẩm mỹ và ý nghĩa văn hóa, lịch sử, tạo cho
NTSĐVN nét riêng biệt. Một số tác phẩm tiêu biểu như: Không gian
nghệ thuật (Nguyễn Văn Tiến và Trần Anh Quân); Ẩn náu (Đặng Thị
Khuê); Quảng trường thi ca (Đinh Khắc Thịnh)… Tuy nhiên, việc
khai thác không gian di sản - bối cảnh tạo nghĩa đối với NTSĐVN
giai đoạn này còn nhiều hạn chế so với tiềm năng di sản hiện có.
2.1.3. Yếu tố chất liệu bản địa
Có thể nói, lịch sử nghệ thuật cũng chính là lịch sử chất liệu
kiến tạo nghệ thuật. Nói như tác giả Trần Hậu Yên Thế: “chất liệu
bản địa...là tri thức truyền thống”. Chất liệu không chỉ là vật chất
biểu hiện chất cảm, kỹ thuật, dấu vết tạo hình của chủ thể sáng tạo,
mà hơn thế, trong Nghệ thuật Sắp đặt, bản thân chất liệu mang thông
điệp, là ký hiệu tạo nghĩa, ranh giới sử dụng chất liệu là vô hạn.
Một số tác giả đã định danh với chất liệu bản địa như: Đặng Thị
Khuê, Nguyễn Bảo Toàn, Nguyễn Minh Thành, Oanh Phi Phi, Phan
Thảo Nguyên... Đề cập về chất liệu trong Nghệ thuật Sắp đặt, tác giả
Kraevskaia Natalia nhấn mạnh: “Việc phát triển một ngôn ngữ sắp đặt

đặc biệt nhất định gắn liền với việc sử dụng các chất liệu”. Một số tác
phẩm Sắp đặt Việt Nam giai đoạn này đã khai thác hiệu quả “chất liệu”
vật chất và tinh thần bản địa thông qua mối liên hệ giữa giá trị truyền
thống, nguyên lý triết học phương Đông và khái niệm luận phương Tây
để xây dựng tác phẩm. Tiêu biểu như: Tên tôi là... (Trần Hậu Yên Thế),
Một tâm hồn (Đặng Thị Khuê), Chắp tay sen và nụ cười Phật (Lê Thừa
Tiến). Các tác phẩm này đã khai thác “chất liệu” bản địa nhằm tạo lập ý


16
niệm, thị giác hóa nội tâm cảm nhận, biểu đạt cái vơ hình, trừu tượng
của văn hóa truyền thống trong một bối cảnh mới.
2.2. Biểu hiện yếu tố truyền thống qua chủ đề tác phẩm
2.2.1. Yếu tố truyền thống qua chủ đề văn hóa, tín ngưỡng
YTTT khơng chỉ biểu hiện rõ nét qua hình thức tác phẩm, mà cịn biểu
hiện trong chủ đề của tác phẩm Sắp đặt. Một số tác phẩm Sắp đặt tiêu biểu có
YTTT biểu hiện qua chủ đề văn hóa, tín ngưỡng như: Sự gặp gỡ của những
nền văn hóa, Di sản (Đặng Thị Khuê); Những gương mặt cuộc đời
(Chu Lượng); Cầu mưa, Rằm tháng bảy (Nguyễn Bảo Toàn);
Nguyện cầu (Đặng Thị Khuê); Chắp tay sen và nụ cười Phật (Lê
Thừa Tiến); Om ma ni pad me hum (Nguyễn Đức Phương); Vòng
quay cuộc đời (Phan Lê Chung)… Trong đó, một số tác phẩm sử
dụng trực tiếp hiện vật thủ công như đồ mã, đồ gốm, mô hình kiến
trúc cổ, tượng rối nước để tơn vinh văn hóa truyền thống; một số tác
phẩm khai thác gián tiếp YTTT qua việc xây dựng hình tượng nghệ
thuật để biểu hiện chủ đề tín ngưỡng, mang tính tâm linh, tưởng
niệm, khơng khí lễ hội, tạo nên vẻ đẹp độc đáo, ý nghĩa sâu sắc cho
hình thức và chủ đề của tác phẩm.
2.2.2. Yếu tố truyền thống qua chủ đề ký ức
YTTT biểu hiện rõ nét trong các tác phẩm Sắp đặt Việt Nam

thông qua chủ đề ký ức lịch sử. Việc khai thác YTTT từ các truyền
thuyết, tích cổ và các sự kiện gắn liền với lịch sử dân tộc, mang lại
sự riêng biệt, độc đáo. Tiêu biểu như: Huyền sử (Đinh Khắc Thịnh);
Chuyện chàng Rít (Trần Hậu Yên Thế); Cội nguồn lịch sử dân tộc
Việt (Triệu Khánh Tiến)... Bên cạnh đó, tác phẩm phản ánh ký ức
lịch sử chiến tranh của dân tộc như: Việt Nam cuộc chiến hóa thạch
(Lê Thừa Tiến); Da Cam (Nguyễn Minh Phương); Tên tôi là... (Trần
Hậu Yên Thế). Ngoài ra, một số tác phẩm Sắp đặt giai đoạn này còn
khai thác nội dung ký ức cộng đồng làng quê xưa như: Những bà mẹ


17
quê (Phạm Văn Quý); Hóa thạch làng trong phố (Vương Văn
Thạo)... Hình thức biểu hiện mới kết hợp với quan niệm dân gian,
triết lý phương Đông, kể những câu chuyện của dân tộc, tạo cho
NTSĐVN giai đoạn này một ấn tượng thị giác mạnh, ý nghĩa sâu sắc,
gợi cho công chúng liên tưởng đến nhiều sự kiện lịch sử, chiều sâu
đa nghĩa của thông điệp nghệ thuật. Tác giả Nguyễn Thế Sơn cho
rằng: “di sản dân tộc bao gồm cả ký ức cộng đồng”.
2.2.3. Yếu tố truyền thống qua chủ đề phản biện xã hội
Có thể nói, chủ đề phản biện xã hội là chủ đề mới, rất hiếm gặp
trong nghệ thuật tạo hình truyền thống. Tuy ít ỏi nhưng khi nó được
các nghệ sĩ dân gian thể hiện với lối ẩn dụ, thì chúng trở nên rất đặc
sắc, ấn tượng. Ví dụ như: tranh Đám cưới chuột (Đơng Hồ); phù điêu
Đôi chuột chầu cua (bệ đá thờ vua Đinh). Bên cạnh các chủ đề khác,
YTTT biểu hiện rõ nét trong NTSĐVN qua chủ đề phản biện xã hội
đương đại, tạo hiệu quả tích cực tác động đến nhận thức của cộng
đồng. Tiêu biểu như: Phượt (Nguyễn Mạnh Hùng); Chen lấn
(Nguyễn Ngọc Lâm); Ghế (Lê Văn Sửu); Đồng vọng, Barrie I (Đặng
Thị Khuê)... Các tác phẩm Sắp đặt này là sự kết hợp linh hoạt giữa

YTTT với hình thức biểu hiện mới, từ việc khai thác hình tượng,
biểu tượng, cho tới sử dụng lối tạo hình dân gian, chất liệu bản địa để
xây dựng tác phẩm.
Như vậy, có thể nhận biết YTTT trong chủ đề phản biện xã hội
thông qua sự đối lập giữa truyền thống với hiện đại. NTSĐVN có YTTT
đã thể hiện tốt vai trị chuyển tải thơng điệp, là phương tiện nổi trội phản
chiếu kịp thời những biến động trong đời sống đương đại, chủ để phản
biện xã hội - vấn đề kiêng kỵ mà nghệ thuật truyền thống hiếm khi đề
cập, hoặc tránh né. YTTT có khả năng khơi gợi cho nghệ sĩ lồng ghép
tư tưởng, thái độ, cá tính sáng tạo, đáp ứng thay đổi của xã hội và đòi
hỏi xã hội phải cải biến.


18
Tiểu kết
Các diễn giải của chương hai cho thấy một số vấn đề nghiên
cứu mới được bàn luận, đó là YTTT biểu hiện rõ nét qua hình thức
và chủ đề của tác phẩm Sắp đặt Việt Nam giai đoạn 1995 - 2018. Các
yếu tố tạo hình, trang trí, bố cục, màu sắc, không gian di sản, hiện vật
thủ công, chất liệu bản địa đã tạo cho hình thức tác phẩm vẻ đẹp
dung dị, ấn tượng thị giác mạnh, cách thức biểu hiện đa dạng; các
yếu tố văn hóa, lịch sử truyền thống biểu hiện thơng qua các chủ đề
văn hóa, tín ngưỡng, ký ức và phản biện xã hội, tạo cho nội dung tác
phẩm chiều sâu mang sắc thái riêng biệt, có thể nhận diện.
Chương 3
ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ NGHỆ THUẬT CỦA TÁC PHẨM
SẮP ĐẶT VIỆT NAM CÓ YẾU TỐ TRUYỀN THỐNG
GIAI ĐOẠN 1995 - 2018
3.1. Đặc điểm nghệ thuật
3.1.1. Tính tượng trưng, ước lệ

Các tác phẩm Sắp đặt Việt Nam có YTTT giai đoạn này biểu
hiện rõ rệt không gian, màu sắc tượng trưng, ước lệ, tạo nên đặc
điểm nghệ thuật độc đáo. Không gian, màu sắc, quan niệm thẩm mỹ
gắn liền với triết lý âm dương ngũ hành, tam tài phổ biến trong tranh
dân gian, tranh thờ miền núi, cờ lễ hội, đồ mã, trang phục lễ hội
truyền thống, lối bố cục không gian kiến trúc cổ…được khai thác,
mang lại hiệu quả nổi bật về tính tượng trưng, ước lệ với ý nghĩa sâu
sắc trong hình thức và chủ đề tác phẩm. Tiêu biểu như: Một tâm hồn,
Ngày và đêm (Đặng Thị Khuê); Một con đường, Đồng lúa (Nguyễn
Minh Thành); Chuyện của đình (Vũ Đình Tuấn)... Tính tượng trưng,
ước lệ trong NTSĐVN giai đoạn này có thể nhận biết qua màu sắc,
không gian và bố cục tác phẩm, tạo nên đặc điểm nổi bật và giá trị
văn hóa nghệ thuật đặc sắc.


19
3.1.2. Tính biểu cảm dân gian
Tính biểu cảm dân gian cũng tạo nên đặc điểm nhận diện trong
hình thức và chủ để của tác phẩm Sắp đặt Việt Nam có YTTT giai đoạn
này. Đặc điểm này được hình thành nhờ tổ hợp hiện vật thủ cơng,
hình tượng, biểu tượng, chất liệu bản địa….giàu trạng thái cảm xúc,
chất cảm. Tính biểu cảm dân gian toát nên đời sống tinh thần phong
phú của cộng đồng văn minh lúa nước. Tính biểu cảm dân gian với
vẻ đẹp dung dị, phóng khống, biểu hiện phong phú trong tác phẩm,
khơi gợi ký ức về cội nguồn dân tộc, đời sống cộng đồng, ký ức cá
nhân với lối biểu hiện đa dạng trong hình thức, giàu giá trị nhân văn
trong chủ đề. Tiêu biểu như: Những gương mặt cuộc đời (Chu
Lượng); Giọt sương Jarai 1, 2, 3, 4, 5 (Phan Thảo Nguyên); Đối
diện, Vòng quay cuộc đời (Phan Lê Chung); Cội nguồn dân tộc Việt
(Triệu Khắc Tiến), Ký tự (Đặng Thị Khuê), Hành trình lịch sử (nhóm

tác giả)…Như vậy, tính biểu cảm dân gian đã tạo cho NTSĐVN vẻ
đẹp dung dị, đặc điểm nghệ thuật riêng biệt, chuyển tải giá trị truyền
thống, đời sống tinh thần của dân tộc, cảm giác gần gũi, công chúng
dễ tiếp nhận. Họa sĩ Vũ Đình Tuấn từng phát biểu, đại ý: “khơng gì
bằng lấy chính truyền thống để nói về truyền thống”.
3.1.3. Tính xung đột giữa truyền thống với hiện đại
Đây là đặc điểm nổi bật thông qua mối quan hệ xung đột giữa
truyền thống và hiện đại, đối lập giữa thế giới và địa phương, toàn
cầu và dân tộc. Một số tác phẩm Sắp đặt đã khai thác vấn đề xung
đột qua hình thức và chủ đề tác phẩm nhằm làm rõ thêm vai trò của
truyền thống trong xã hội đương đại. Tác giả IoIa Lenzi nhận định:
“các tác phẩm thể hiện sư cọ xát khi châu Á chạm trán với hiện đại
và vấn đề xung đột giữa truyền thống với hiện đại vẫn cịn liên quan
đến ngày hơm nay”. Tính xung đột trong tác phẩm Sắp đặt Việt Nam
có YTTT giai đoạn này chủ yếu được hình thành từ các mối quan hệ:
đối lập giữa tổ hợp đồ vật; đối lập giữa đồ vật với bối cảnh; đối lập


20
giữa quan niệm cũ - mới. Chúng tạo nên tính xung đột trong hình
thức và chủ đề tác phẩm, biểu hiện thơng qua thủ pháp, tạo hình, bố
cục, bối cảnh, quan niệm văn hóa, tín ngưỡng... Tiêu biểu như:
Phượt (Nguyễn Mạnh Hùng); Du cư trong thành phố (Nguyễn Hồng
Phương); Trên bờ sơng Hồng (Trần Lương); Ngóng (Trần Văn
Thức), Fourtress temple (Đền pháo đài) (Bùi Công Khánh)...
3.2. Giá trị nghệ thuật
3.2.1. Đa dạng biểu đạt qua hình thức và chủ đề tác phẩm
Yếu tố truyền thống trong Nghệ thuật Sắp đặt Việt Nam giai
đoạn này đã tạo cho tác phẩm đa dạng biểu đạt văn hóa nghệ thuật,
lịch sử dân tộc, và ngược lại, hình thức biểu hiện mới đã tạo cho

truyền thống một môi trường phát triển mới, đáp ứng sự thay đổi của
đời sống đương đại và xu hướng hội nhập quốc tế. Trong đó, nổi bật
là sự kết hợp giữa lối tiếp cận trực tiếp và gián tiếp, “sử dụng nghệ
thuật như một biểu trưng, một môi trường để tương tác, qua đó biến
đổi, lồng ghép, in dấu những quan điểm cá nhân về con người, về xã
hội đương đại”. Các tác phẩm Sắp đặt có YTTT với hình thức biểu
hiện phong phú, chủ đề phản ánh đa dạng, sâu sắc, bám sát cuộc
sống. Ở chủ đề nào cũng tốt lên giá trị nổi bật, từ việc tơn vinh văn
hóa, tín ngưỡng truyền thống, ký ức lịch sử cho tới phản biện xã hội
đương đại, gắn liền với câu chuyện của dân tộc, được kể qua hình
thức biểu hiện mới.
3.2.2. Mở rộng ranh giới thẩm mỹ
Giá trị nghệ thuật của tác phẩm Sắp đặt Việt Nam có YTTT giai
đoạn này, không chỉ là giá trị truyền thống, mà hơn thế nó góp phần
mở rộng ranh giới thẩm mỹ. Các tác phẩm Sắp đặt Việt Nam có
YTTT trong giai đoạn này đã thiết lập một thẩm mỹ mới, thoát khỏi
thẩm mỹ khoa học, duy lý phương Tây để mở rộng ranh giới thẩm
mỹ “thị giác hóa cảm nhận nội tâm của con người” hay như nhận


21
định của tác giả Đặng Thị Khuê: “thẩm mỹ ngày nay ngày càng quan
tâm đến cái khơng nhìn thấy được và nhấn mạnh đến sự giao cảm và
chiêm nghiệm ở người xem”, nguyên tắc ấy rất phù hợp tự nhiên với
lối diễn đạt mang tính tượng trưng ẩn dụ vốn rất phổ biến trong
truyền thống thẩm mỹ Việt Nam. Quá trình phát triển của NTSĐVN
giai đoạn này, YTTT hịa quyện với hiện đại đã khơng chỉ góp phần
mở rộng ranh giới thẩm mỹ mà còn định vị NTSĐVN.
3.2.3. Định vị Nghệ thuật Sắp đặt
Định vị Nghệ thuật Sắp đặt trong trường hợp này được hiểu là

xác định vị trí của NTSĐVN trong đời sống xã hội của người Việt và
vị trí cuả nó trong lịch sử nghệ thuật đương đại.
YTTT trong các tác phẩm Sắp đặt Việt Nam giai đoạn này đã
góp phần định vị Nghệ thuật Sắp đặt trong lịch sử nghệ thuật chính
thống và trong lịng cơng chúng. Từng bước khẳng định vai trị và vị
thế bình đẳng với các loại hình nghệ thuật truyền thống. YTTT trong
tác phẩm Nghệ thuật Sắp đặt không chỉ tạo nên vẻ đẹp cho hình thức
mà cịn chuyển tải hiệu quả thơng điệp của chủ đề tác phẩm, là
phương tiện nổi trội so với các loại hình nghệ thuật truyền thống vốn
có, phản ánh kịp thời sự thay đổi của xã hội đương đại. Các tác phẩm
Sắp đặt Việt Nam có YTTT giai đoạn này đã đạt được thành tưu, được
công chúng ủng hộ, thể chế chính thức cơng nhận, góp phần định vị
NTSĐVN trong lịch sử nghệ thuật đương đại và đời sống xã hội.
3.3. Luận bàn về vai trò, giá trị và xu hướng tiếp cận truyền thống
Cách tiếp cận di sản truyền thống trong NTSĐVN
Nhìn chung, NTSĐVN giai đoạn này thường được tiếp cận di
sản, khai thác chất liệu truyền thống trong từ hai cách phổ biến: Tiếp
cận di sản vật thể và tiếp cận di sản phi vật thể để xây dựng tác
phẩm. Tuy nhiên, việc khai thác, sử dụng trực tiếp hiện vật truyền
thống có nhiều mặt ưu việt, song nó cũng bộc lộ những hạn chế như


22
khiến cho tác phẩm dễ bị trùng lặp, dễ tạo cho nghệ sĩ có tâm lý ỉ lại.
Ngược lại, việc khai thác, sử dụng tinh thần thẩm mỹ, lối tạo hình,
văn hóa, tín ngưỡng từ gợi ý của truyền thống, địi hỏi nhiều khả
năng sáng tạo độc lập từ phía nghệ sĩ, YTTT chỉ là những gợi ý, khơi
nguồn sáng tạo mà người nghệ sĩ có thể nương vào đó, lồng ghép cá
tính, thái độ, quan niệm để biểu đạt tư tưởng nghệ thuật.
Tác động tích cực đến nhận thức xã hội

Nghệ thuật Sắp đặt Việt Nam có YTTT giai đoạn 1995 - 2018
đã tạo nên đặc điểm nhận diện, ấn tượng thị giác mạnh, phản ánh đa
dạng văn hóa, lịch sử, tín ngưỡng trong đời sống đương đại, tác động
tích cực tới nhận thức xã hội. Tác động trực tiếp tới thói quen thưởng
thức nghệ thuật, chuyển từ lối thưởng thức thụ động sang chủ động.
Tác động tích cực trở lại đối với tư duy sáng tạo, khơi gợi sự liên
tưởng phong phú. Tác động trở lại sự phát triển của một số ngành
nghề thủ công truyền thống, là kênh thơng tin hữu ích tới cơng chúng
ở trong nước và quốc tế. Với đặc trưng tự do, cởi mở của Nghệ thuật
Sắp đặt, các nghệ sĩ Việt Nam giai đoạn này đã nhanh chóng tạo ra
các tác phẩm hịa quyện giữa truyền thống với hiện đại nhằm đáp
ứng kịp thời quá trình thay đổi của xã hội, đồng thời nó góp phần
thúc đẩy tiến bộ xã hội, nói như tác giả IoIa Lenzi: “tác phẩm của họ
đòi hỏi xã hội phải biến cải”.
Truyền thống là bệ đỡ cho sáng tạo nghệ thuật
Trở về truyền thống để tìm sự khác biệt cho tác phẩm Sắp đặt
đã trở thành xu hướng mang tính tồn cầu và tất yếu. Đặc biệt, một
số nước ở châu Á như Việt Nam, Nhật Bản, Indonesia, … tiêu biểu
là Học viện CAFA của Trung Quốc đã có chủ trương lấy truyền
thống làm bệ đỡ cho những thể nghiệm nghệ thuật mới. Dù trực tiếp
hay gián tiếp, truyền thống luôn là bệ đỡ cho sáng tạo nghệ thuật, tác
giả IoIa Lenzi khẳng định: “Cách tiếp cận liên ngành, đa giác quan,


23
chiến lược thu hút người xem, chất liệu, các gợi ý thị giác khác dựa
trên ý tưởng xuất phát từ di sản địa phương - ngay cả khi đã bị chỉnh
sửa - đã cung cấp một nền móng chung, vững chãi vào những thời
điểm xáo trộn văn hóa”. NTSĐVN cũng không phải là ngoại lệ.
Tiểu kết

Nội dung chương ba chỉ rõ YTTT trong Nghệ thuật Sắp đặt Việt
Nam giai đoạn 1995 - 2018, tạo nên đặc điểm và giá trị nghệ thuật độc
đáo. Các đặc điểm nghệ thuật nổi bật như: tính tượng trưng, ước lệ; tính
biểu cảm dân gian; tính xung đột giữa truyền thống và hiện đại đã tạo
cho NTSĐVN hình thức ấn tượng, chủ đề sâu sắc, phản ánh sinh động
những câu chuyện của dân tộc trong hình thức biểu hiện mới.
Nhận định YTTT hịa quyện với hiện đại trong NTSĐVN, góp
phần tạo nên giá trị mới, đáp ứng sự chuyển biến của xã hội, đồng thời
đòi hỏi xã hội phải cải biến. YTTT là nền tảng cho sáng tạo nghệ thuật,
là cầu nối giữa truyền thống với hiện đại. Xu hướng tiếp cận di sản, một
tiềm năng lớn để tìm sự khác biệt trong NTSĐVN là sự lựa chọn tất yếu
trong bối cảnh giao lưu, hội nhập quốc tế.
KẾT LUẬN
Qua nội dung nghiên cứu YTTT trong NTSĐVN giai đoạn 1995
-2018, đề tài luận án rút ra một số kết luận sau:
1. Luận án đã xác lập cơ sở lý thuyết, lý luận và xây dựng khái
niệm để nghiên cứu YTTT trong NTSĐVN giai đoạn này. Việc sử
dụng lý thuyết Tiếp biến văn hóa, và các luận điểm của triết học, mỹ
học, Ký hiệu học phương pháp tiếp cận liên ngành làm nền tảng cho
quá trình nghiên cứu là cần thiết để tìm ra tính mới, giải quyết đầy đủ
nội dung, mục đích nghiên cứu và giả thuyết khoa học của luận án.
2. Luận án đã chỉ ra biểu hiện của YTTT thơng qua hình thức
và chủ đề của NTSĐVN giai đoạn này, là phương tiện nghệ thuật sắc
bén, nổi trội so với các loại hình nghệ thuật vốn có, phản chiếu kịp


×