Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

Thảo luận hình sự phần chung lần 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (218.89 KB, 9 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH

MƠN LUẬT HÌNH SỰ
BUỔI THẢO LUẬN LẦN 3
Giảng viên hướng dẫn: Thạc sĩ Trần Văn Thượng
Lớp HS45.3
Danh sách nhóm
Họ và tên
Trần Ngọc Thảo Trâm
Lê Võ Khánh Trân
Đỗ Thị Thuỳ Trang
Lê Thị Ngọc Trang
Lê Thị Thuỳ Trang
Nguyễn Ksor Thùy Trang
Nguyễn Thị Thảo Trang
Nguyễn Thị Thu Trang
Nguyễn Minh Trí

MSSV
2053801013168
2053801013169
2053801013172
2053801013173
2053801013174
2053801013175
2053801013176
2053801013177
2053801013179



Mục lục
I.

Trắc nghiệm tự luận: Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?.......1

8. Mỗi tội phạm chỉ có một khách thể trực tiếp.......................................................1
9. Mọi tội phạm suy cho cùng đều xâm hại đến khách thể chung............................1
10. Một tội phạm nếu trên thực tế đã làm cho đối tượng tác động của tội phạm tốt
hơn so với tình trạng ban đầu thì khơng bị coi là gây thiệt hại cho xã hội............1
15. Đối tượng tác động của Tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS) là xe ôtô, xe
máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ............................................................2
16. Mọi xử sự của con người gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội đều
được coi là hành vi khách quan của tội phạm........................................................2
II. Bài tập:.........................................................................................................2
Bài tập 9:..................................................................................................................2
Anh (chị) hãy xác định: chị Y có được coi là bị cưỡng bức khơng? Nếu có thì là
loại cưỡng bức gì và có ảnh hưởng như thế nào đến trách nhiệm hình sự của
Y?.......................................................................................................................3
Bài tập 10:................................................................................................................4
1. Đối tượng tác động và khách thể của tội phạm do B thực hiện.....................4
2. Cơng cụ phạm tội trong vụ án này là gì? Dấu hiệu cơng cụ phạm tội có phải
là dấu hiệu định tội của các tội phạm trên hay không? Tại sao?........................4
3. Loại hậu quả do hành vi phạm tội của B gây ra?..........................................4
4. Lỗi của B trong việc gây thương tích cho A? Tại sao?..................................5
Bài tập 11..................................................................................................................5
1. Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của Trung là gì?.............................5
2. Hành vi của Trung đã xâm phạm khách thể trực tiếp nào?..............................5
3. Xét về hình thức thể hiện hành vi phạm tội của Trung thuộc loại nào?........5
4. Loại hậu quả do hành vi phạm tội của Trung gây ra là gì? Mức độ thiệt hại
của mỗi loại hậu quả là như thế nào?.................................................................5

5. Dạng quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm trong vụ án
này. Tại sao?.......................................................................................................6
6. Lỗi của Trung đối với từng loại thiệt hại trong vụ án trên? Tại sao?...............6



I.

Trắc nghiệm tự luận: Nhận định sau đây đúng hay sai? Tại sao?
8. Mỗi tội phạm chỉ có một khách thể trực tiếp.
 Sai
 Vì khách thể trực tiếp của tội phạm là quan hệ xã hội cụ thể bị loại tội phạm cụ
thể trực tiếp xâm hại. Thông thường mỗi tội phạm thường có 1 khách thể trực
tiếp, nhưng có một số ít tội phạm có nhiều khách thể trực tiếp.
Ví dụ: tại khoản 1 Điều 168 BLHS 2015 quy định về tội cướp tài sản: “1. Người
nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc hoặc có hành vi khác làm
cho người bị tấn cơng lâm vào tình trạng khơng thể chống cự được nhằm chiếm
đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm”. Ở đây có hai quan hệ xã hội
là quan hệ nhân thân và quan hệ sở hữu đồng thời bị xâm hại ⇒ cả hai quan hệ
này đều là khách thể trực tiếp.
9. Mọi tội phạm suy cho cùng đều xâm hại đến khách thể chung.
 Đúng.
 Vì khách thể chung của tội phạm là tổng hợp các quan hệ xã hội được Luật Hình
sự (LHS) bảo vệ khỏi sự xâm hại của tội phạm (quy định tại Điều 1 và Điều 8 của
BLHS 2015).
- Điều 1 BLHS 2015 quy định: “Bộ luật hình sự có nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền
quốc gia, an ninh của đất nước, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, quyền con
người, quyền cơng dân, bảo vệ quyền bình đẳng giữa đồng bào các dân tộc,
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, tổ chức, bảo vệ trật tự pháp luật, chống mọi
hành vi phạm tội; giáo dục mọi người ý thức tuân theo pháp luật, phòng

ngừa và đấu tranh chống tội phạm.
Bộ luật này quy định về tội phạm và hình phạt.”
- Khoản 1 Điều 8 BLHS 2015: “1. Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội
được quy định trong Bộ luật hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình
sự hoặc pháp nhân thương mại thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ
chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hóa, quốc phịng, an ninh, trật tự, an tồn
xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm quyền con người,
quyền, lợi ích hợp pháp của cơng dân, xâm phạm những lĩnh vực khác của
trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa mà theo quy định của Bộ luật này phải bị
xử lý hình sự.”
⇒ Cho dù là tội phạm nào thì cũng đã đều xâm hại đến các quan hệ xã hội được
LHS bảo vệ - khách thể chung.
10. Một tội phạm nếu trên thực tế đã làm cho đối tượng tác động của tội phạm
tốt hơn so với tình trạng ban đầu thì khơng bị coi là gây thiệt hại cho xã hội.
 Sai.

1


 Vì trên thực tế có những trường hợp tội phạm đã làm cho đối tượng tác động của
tội phạm tốt hơn so với tình trạng ban đầu hoặc khơng làm biến đổi tình trạng ban
đầu của đối tượng tác động.
Ví dụ: A trộm cắp chiếc xe đạp thuộc sở hữu của B. Sau đó A sơn sửa chiếc xe
đạp lại làm cho tình trạng của xe tốt hơn ban đầu hoặc A bảo quản, giữ gìn
khơng làm chiếc xe bị hư hại thêm. Trong trường hợp này tuy rằng A không
làm hư hại cho chiếc xe đạp nhưng vẫn gây ra thiệt hại cho xã hội đó là thiệt
hại về quyền sở hữu của B.
15. Đối tượng tác động của Tội đua xe trái phép (Điều 266 BLHS) là xe ơtơ, xe
máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ.

 Đúng.
 Vì đối tượng tác động của tội phạm là một bộ phận của khách thể của tội phạm,
nó chịu sự tác động của hành vi phạm tội và thơng qua sự tác động đến nó tội
phạm gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho khách thể.
- Như vậy, ở khoản 1 Điều 266 BLHS có quy định rằng:
“ 1. Người nào đua trái phép xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ
gây thiệt hại cho người khác thuộc một trong các trường hợp sau đây hoặc đã bị
xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc Điều 265 của
Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà
cịn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải
tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn
thương cơ thể từ 31% đến 60%;
b) Gây thiệt hại về tài sản từ 50.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng”.
⇒ Đối tượng tác động của Tội đua xe trái phép là xe ô tô, xe gắn máy hoặc các loại xe
khác có gắn động cơ.
16. Mọi xử sự của con người gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho xã hội
đều được coi là hành vi khách quan của tội phạm.
 Sai.
 Vì hành vi khách quan của tội phạm là những xử sự có ý thức và ý chí của con
người được thể hiện ra thế giới khách quan dưới những hình thức nhất định, gây
thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại. Và một xử sự của con người gây thiệt hại hoặc
đe dọa gây thiệt hại cho xã hội chỉ được coi là hành vi khách quan của tội phạm
khi thỏa mãn cả 3 điều kiện:
- Phải có tính nguy hiểm cho xã hội
- Phải là hành vi trái pháp luật hình sự.
- Là hoạt động có ý thức và có ý chí.
⇒ Nếu thiếu một điều kiện nào trong ba điều kiện trên thì không được xem là hành vi
khách quan.


2


II. Bài tập:
Bài tập 9:
Chị Y vừa được công ty thương mại X tuyển vào làm thủ quỹ. Biết rõ việc
này, ba tên A, B, C (đã thành niên và đều là thành phần thất nghiệp, nghiện
ngập) đã chặn đường chị Y đòi Y phải giao nộp cho chúng 5 triệu đồng, nếu
không chúng sẽ tố cáo hành vi tham ô mà chị Y đã thực hiện trước đây ở một cơ
quan nhà nước. Lo sợ bị mất việc làm, chị Y đã tự ý lấy số tiền 5 triệu trong công
quỹ của công ty X và giao cho bọn chúng. Vụ việc bị phát hiện.
Anh (chị) hãy xác định: chị Y có được coi là bị cưỡng bức khơng? Nếu có thì là
loại cưỡng bức gì và có ảnh hưởng như thế nào đến trách nhiệm hình sự của
Y?
 Chị Y được coi là bị cưỡng bức. Vì:
- Trong hệ thống pháp luật Việt Nam chưa có khái niệm cụ thể về “cưỡng
bức” nên chúng ta dựa trên từ điển Luật học (trang 124) định nghĩa: “Cưỡng
bức là việc sử dụng quyền lực, hoặc đe dọa, hoặc dùng sức mạnh, hoặc dùng
bất cứ thủ đoạn nào khác buộc một người phải hành động trái với sự tự
nguyện của họ. Nếu có sử dụng vũ khí hoặc đe dọa sử dụng vũ khí để đoạt
tài sản của người khác thì đó là hành vi cướp, khơng cịn trong phạm trù
cưỡng bức nữa”.
- Cưỡng bức là hợp pháp khi luật pháp cho phép làm và do người có thẩm
quyền thực hiện.
Ví dụ: Cưỡng bức phá dỡ những ngôi nhà xây dựng trái phép, ra lệnh đình chỉ
hoạt động của một cơ sở sản xuất, kinh doanh gây ô nhiễm, độc hại mơi
trường. v.v
- Dựa theo định nghĩa nêu trên thì chị Y đã bị A, B, C đe doạ bằng lời nói trực
tiếp (khơng sử dụng vũ khí) nhằm chiếm đoạt số tiền 5 triệu đồng, dù chị Y
không muốn giao tiền nhưng vẫn phải trộm tiền để thực hiện theo u cầu

của A, B, C nên đó chính là dấu hiệu cho thấy chị Y bị cưỡng bức.
- Đây chính là loại cưỡng bức về mặt tinh thần đối với chị Y. Cưỡng bức về
tinh thần là trường hợp dùng lời nói hoặc bằng cách nào khác đe dọa, uy
hiếp tinh thần, tác động đến ý chí người khác, nhằm buộc họ phải làm hoặc
khơng được làm một việc gì đó
- Về trách nhiệm hình sự của chị Y, căn cứ điểm k, khoản 1 Điều 51 Bộ luật
Hình sự năm 2015:
“Điều 51. Các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự
1. Các tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

k) Phạm tội vì bị người khác đe dọa hoặc cưỡng bức;
…”

3


Chính vì thế, đây là yếu tố để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của chị Y, nhưng nếu
sự cưỡng bức chưa tới mức làm cho người bị cưỡng bức tê liệt ý chí thì người bị cưỡng
bức phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng được coi là phạm tội vì do người khác đe
dọa, cưỡng bức.
Bài tập 10:
A có nhiệm vụ quản lý và bảo vệ khu rừng của nông trường X. B đã nhiều lần
vào khu rừng trên để chặt trộm cây bạch đàn. Một buổi A bắt quả tang B đang
chặt trộm bạch đàn. A buộc B phải về trụ sở của nông trường để xử lý theo quy
định. B xin tha nhưng A không chấp nhận. Trên đường trở về trụ sở nông trường,
lợi dụng trời tối và đoạn đường khó đi, B đã dùng rìu chặt cây chém hai nhát vào
đầu A làm A té quỵ, B tiếp tục chém nhiều nhát vào vùng ngực và mặt của A. Khi
thấy A nằm bất động B xách rìu đi về phía rừng. Một lúc sau có người phát hiện và
A đã được cứu sống. Giấy chứng thương ghi nhận A bị thương tật với tỷ lệ 65%.
Biết rằng hành vi của B cấu thành 2 tội: tội giết người (Điều 123 BLHS) và tội trộm

cắp tài sản (Điều 173 BLHS).
Anh (chị) hãy xác định:
1. Đối tượng tác động và khách thể của tội phạm do B thực hiện.
 Đối tượng tác động của tội phạm do B thực hiện:
- Đối với hành vi chặt trộm cây bạch đàn thì đối tượng tác động là cây bạch
đàn.
- Đối với hành vi dùng rìu chặt cây chém hai nhát vào đầu A và chém nhiều
nhát vào vùng ngực và mặt của A thì đối tượng tác động ở đây là A.
 Khách thể của tội phạm do B thưc hiện:
- Đối với hành vi chặt trộm cây bạch đàn thì khách thể là quan hệ xã hội mà
hành vi phạm tội của A xâm hại là quyền sở hữu tài sản của nông trường X.
- Đối với hành vi dùng rìu chặt cây chém hai nhát vào đầu A thì khách thể là
quan hệ xã hội mà hành vi phạm tội của A xâm hại là quyền được pháp luật
bảo vệ về tính mạng, sức khỏe của A.
2. Cơng cụ phạm tội trong vụ án này là gì? Dấu hiệu cơng cụ phạm tội có
phải là dấu hiệu định tội của các tội phạm trên hay không? Tại sao?
 Công cụ phạm tội trong vụ án này là chiếc rìu mà B đã dùng để chặt trộm cây
bạch đàn và chém hai nhát vào đầu A và chém nhiều nhát vào vùng ngực và mặt
của A.
 Dấu hiệu công cụ phạm tội không phải là dấu hiệu định tội của các tội phạm
trên.
 Giải thích: Cây rìu khơng được coi là dấu hiệu định tội vì cây rìu chỉ là công cụ,
phương tiện để B sử dụng để tác động lên đối tượng tác động là cơ thể A và cây
bạch đàn gây thiệt hại cho khách thể ( quyền được bảo vệ về tính mạng của A và
quyền sở hữu tài sản của nông trường X ).
3. Loại hậu quả do hành vi phạm tội của B gây ra?
 Loại hậu quả do hành vi phạm tội của B gây ra:

4



-Thiệt hại về vật chất: cây bạch đàn.
-Thiệt hại về thể chất: tính mạng, sức khỏe của A.
4. Lỗi của B trong việc gây thương tích cho A? Tại sao?
 Lỗi của B trong việc gây thương tích cho A: Lỗi cố ý trực tiếp.
 Giải thích: Trường hợp này A có năng lực TNHS đầy đủ, nhận thức được hành
vi nguy hiểm của mình, có khả năng thấy trước được hậu quả anh A sẽ tử vong
và mong muốn hậu quả đó xảy ra. Điều này được thể hiện ở hành vi tấn công
với cường độ mạnh (B đã dùng rìu chặt cây chém 02 nhát vào đầu A làm A té
quỵ, B tiếp tục chém nhiều nhát vào vùng ngực và mặt của A), sử dụng hung
khí nguy hiểm, vị trí tấn cơng tại vùng trọng yếu trên cơ thể như đầu, ngực,
mặt. Điều đó thể hiện lỗi của B trong trường hợp này là cố ý trực tiếp.
Bài tập 11
Do mâu thuẫn với mẹ ruột mình (bà Liêu), sau một hồi cãi vã với mẹ, Trung
liền mang can nhựa đi mua 3 lít xăng đem về nhà. Lúc này cháu Thảo (con gái
Trung) đang ngủ trên giường, chị Xuân (vợ Trung) đang bế đứa con gái 2 tuổi là
cháu Vy. Thấy Trung tay cầm can xăng với thái độ rất hung hăng, chị Xuân liền
can ngăn, nhưng Trung gạt chị Xuân ra, vừa quát: “Tao đốt nhà rồi trả cho bà
Liêu”, vừa tưới xăng lên nền nhà và vách nhà bằng gỗ. Chị Xuân một tay bế con,
một tay giật can xăng trên tay Trung. Tức thì Trung bật quẹt, lửa bùng cháy. Sau
đó hàng xóm đến can ngăn và dập lửa.
Kết quả là cháu Vy bị bỏng nặng và chết ngay sau đó. Chị Xuân và Trung
cũng bị bỏng nhưng thoát chết (chị Xuân bị bỏng nặng với tỷ lệ thương tật là
41%). Một phần vách nhà và tài sản trong nhà (gồm giường, tủ, bàn ghế) bị
cháy, thiệt hại về tài sản là 10 triệu đồng.
1. Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của Trung là gì?
 Đối tượng tác động của hành vi phạm tội của Trung là cháu Vy, chị Xuân, một
phần vách nhà và tài sản trong nhà (gồm giường, tủ, bàn ghế) bị cháy.
2. Hành vi của Trung đã xâm phạm khách thể trực tiếp nào?
 Hành vi của Trung đã xâm phạm khách thể trực tiếp là quyền sở hữu tài sản và

quyền được bảo vệ tính mạng, sức khỏe của cháu Vy và chị Xuân.
3. Xét về hình thức thể hiện hành vi phạm tội của Trung thuộc loại nào?
 Hình thức thể hiện hành vi phạm tội của Trung thuộc loại hành động phạm tội.
4. Loại hậu quả do hành vi phạm tội của Trung gây ra là gì? Mức độ thiệt hại
của mỗi loại hậu quả là như thế nào?
 Loại hậu quả do hành vi phạm tội của Trung gây ra là: thiệt hại về vật chất và
thiệt hại về thể chất. Mức độ thiệt hại của mỗi loại hậu quả là:
-Thiệt hại về vật chất: Một phần vách nhà và tài sản trong nhà (gồm giường, tủ,
bàn ghế) bị cháy, thiệt hại về tài sản là 10 triệu đồng.

5


-Thiệt hại về thể chất: cháu Vy chết, chị Xuân bị bỏng nặng với tỉ lệ thương tật là
41%.
5. Dạng quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm trong vụ án
này. Tại sao?
 Dạng quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả của tội phạm trong vụ án này là
đơn trực tiếp. Vì trong vụ án trên chỉ có 1 hành vi trái pháp luật đó là việc đốt nhà
của Trung dẫn đến hậu quả là thiệt hại về tính mạng của cháu Vy, sức khỏe của
chị Xuân và tài sản trong nhà.
6. Lỗi của Trung đối với từng loại thiệt hại trong vụ án trên? Tại sao?
 Lỗi của Trung đối với từng loạt thiệt hại trong vụ án trên là:
- Lỗi cố ý trực tiếp đối với thiệt hại về tài sản, vì Trung cố tình đốt nhà để gây nên
thiệt hại đối với căn nhà của bà Liêu. Trung biết rõ hành vi của mình là gây nguy
hiểm thấy trước được hậu quả là nhà sẽ cháy và mong muốn hậu quả đó xảy ra.
Như vậy theo khoản 1 điều 10 BLHS 2015:
“ Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy
trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy ra.” lỗi của Trung là lỗi
cố ý trực tiếp.

- Lỗi cố ý gián tiếp đối với thiệt hại về tính mạng, sức khỏe của bé Vy và chị
Xuân vì Trung nhận thức được hành vi của mình là nguy hiểm cho vợ và con, thấy
trước được hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, Trung khơng mong muốn nhưng
lại để mặc cho hậu quả đó xảy ra.

6



×