Tải bản đầy đủ (.doc) (131 trang)

Những yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch nội địa tại tỉnh hủa phăn cộng hòa dân chủ nhân dân lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (746.7 KB, 131 trang )

MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI.............................................................................................. 1
1.1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu............................................................................................................................... 3
1.2.1. Mục tiêu chung................................................................................................................................. 3
1.2.2. Mục tiêu cụ thể................................................................................................................................. 3
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................................................................... 4
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................................................... 4
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................................................ 4
1.4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................................................... 4
1.4.1. Phương pháp định tính.................................................................................................................. 4
1.4.2. Phương pháp định lượng.............................................................................................................. 5
1.5. Tổng quan về tình hình nghiên cứu.................................................................................................. 8
1.6. Đóng góp của luận văn....................................................................................................................... 15
1.7. Giới thiệu chung về du lịch tại tỉnh Hủa Phăn........................................................................... 16
1.8. Kết cấu của luận văn............................................................................................................................ 17
Tóm tắt chương 1........................................................................................................................................... 17
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU............................................. 18
2.1. Một số khái niệm cơ bản về du lịch............................................................................................... 18
2.1.1. Các khái niệm................................................................................................................................. 18
2.1.1.1. Khái niệm về du lịch............................................................................................................ 18
2.1.1.2. Khách du lịch.......................................................................................................................... 20
2.1.2. Sản phẩm du lịch........................................................................................................................... 22
2.1.3. Nhu cầu du lịch.............................................................................................................................. 24


2.1.4. Thị trường du lịch......................................................................................................................... 25
2.1.5. Dịch vụ du lịch và khu du lịch................................................................................................. 26
2.1.5.1. Dịch vụ du lịch....................................................................................................................... 26
2.1.5.2. Khu du lịch.............................................................................................................................. 28
2.2. Sự hài lòng của khách hàng và khách du lịch............................................................................ 29


2.2.1. Sự hài lòng của khách hàng...................................................................................................... 29
2.2.2. Sự hài lòng của khách du lịch.................................................................................................. 31
2.3. Yếu tố tác động tới việc lựa chọn một điểm du lịch................................................................ 34
2.3.1. Yếu tố bên trong............................................................................................................................ 34
2.3.2. Yếu tố bên ngồi............................................................................................................................ 34
2.4. Các mơ hình nghiên cứu liên quan đến đề tài............................................................................ 36
2.4.1. Mơ hình nghiên cứu của Pizam et al (1978)....................................................................... 36
2.4.2. Mơ hình nghiên cứu của Poon & Low (2005)................................................................... 37
2.4.3. Cơng trình nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ hài lòng của du
khách đối với du lịch sinh thái tỉnh Bến Tre (2013)..................................................................... 39
2.5. Giới thiệu chung về tỉnh Hủa Phăn................................................................................................ 40
2.5.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Hủa Phăn.......................................................... 40
2.5.1.1. Đặc điểm tự nhiên................................................................................................................. 40
2.5.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội.................................................................................................. 41
2.5.2. Các điều kiện để phát triển du lịch......................................................................................... 43
2.6. Mơ hình nghiên cứu đề xuất............................................................................................................. 45
2.6.1. Các yếu tố trong mơ hình........................................................................................................... 46
2.6.1.1. Phong cảnh và môi trường du lịch.................................................................................. 46
2.6.1.2. Cơ sở hạ tầng.......................................................................................................................... 46
2.6.1.3. Hậu cần..................................................................................................................................... 47


2.6.1.4. Mức giá..................................................................................................................................... 47
2.6.1.5. Nhân viên................................................................................................................................. 48
2.6.1.6. An ninh trật tự, an tồn....................................................................................................... 48
2.6.1.7. Sự hài lịng của du khách................................................................................................... 48
2.6.2. Các giả thiết nghiên cứu............................................................................................................. 49
Tóm tắt chương 2........................................................................................................................................... 50
CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU............................................................................... 51
3.1. Quy trình nghiên cứu........................................................................................................................... 51

3.1.1. Nghiên cứu sơ bộ.......................................................................................................................... 51
3.1.2. Nghiên cứu chính thức................................................................................................................ 52
3.2. Xây dựng thang đo và câu hỏi khảo sát........................................................................................ 52
3.2.1. Xây dựng thang đo và những câu hỏi của các yếu tố tác động đến sự hài lòng
của khách du lịch nội địa tại tỉnh Hủa Phăn.................................................................................... 52
3.2.2. Thang điểm đánh giá.................................................................................................................... 54
3.3. Phương pháp chọn mẫu và thu thập số liệu................................................................................ 55
3.3.1. Phương pháp chọn mẫu.............................................................................................................. 55
3.3.2. Thu thập số liệu.............................................................................................................................. 56
3.4. Phương pháp xử lý số liệu................................................................................................................. 56
Tóm tắt chương 3........................................................................................................................................... 58
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN...................................................... 59
4.1. Thông tin mẫu nghiên cứu................................................................................................................. 59
4.2. Kiểm định thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha................................................... 61
4.3. Phân tích nhân tố khám phá (EFA)................................................................................................ 66
4.4. Thang đo các yếu tố tác động đến sự hài lòng khách du lịch nội địa tại tỉnh .................67
4.5. Thang đo Sự hài lòng của du khách đến du lịch tại tỉnh Hủa Phăn................................... 72


4.5.1. Điều chỉnh mơ hình...................................................................................................................... 72
4.5.2. Phân tích sự tác động của các yếu tố đến sự hài lòng của du khách đến với các
khu du lịch của tỉnh Hủa Phăn.............................................................................................................. 74
4.5.2.1. Phong cảnh và môi trường du lịch.................................................................................. 74
4.5.2.2. Cơ sở hạ tầng.......................................................................................................................... 75
4.5.2.3. Hậu cần..................................................................................................................................... 76
4.5.2.4. Mức giá..................................................................................................................................... 76
4.5.2.5. Nhân viên................................................................................................................................. 77
4.5.2.6. An ninh trật tự, an toàn....................................................................................................... 78
4.5.3. Xây dựng mơ hình hồi quy........................................................................................................ 78
4.5.4. Thảo luận kết quả.......................................................................................................................... 82

Tóm tắt chương 4........................................................................................................................................... 83
CHƯƠNG 5: HÀM Ý QUẢN TRỊ VÀ KẾT LUẬN....................................................................... 84
5.1. Hàm ý quản trị...................................................................................................................................... .84
5.1.1. Hàm ý quản trị cho yếu tố An ninh trật tự, an toàn.......................................................... 85
5.1.2. Hàm ý quản trị cho yếu tố Phong cảnh và môi trường du lịch.................................... 86
5.1.3. Hàm ý quản trị cho yếu tố Cơ sở hạ tầng............................................................................. 88
5.1.4. Hàm ý quản trị cho yếu tố Mức giá........................................................................................ 89
5.1.5. Hàm ý quản trị cho yếu tố Nhân viên.................................................................................... 90
5.2. Kết luận..................................................................................................................................................... 92
5.3. Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài................................................................... 94
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................................................................... 95


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ ĐỀ TÀI
1.1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, du lịch đã trở thành một nhu cầu khơng thể thiếu trong đời sống văn hóa,
xã hội ở các nước. Về mặt kinh tế, du lịch đã trở thành một trong những ngành kinh tế
quan trọng của nhiều nước công nghiệp phát triển. Mạng lưới du lịch đã được thiết lập ở
hầu hết các quốc gia trên thế giới. Các lợi ích kinh tế mang lại từ du lịch là điều không thể
phủ nhận, thông qua việc tiêu dùng của du khách đối với các sản phẩm của du lịch. Nhu
cầu của du khách bên cạnh việc tiêu dùng các hàng hố thơng thường cịn có những nhu
cầu tiêu dùng đặc biệt như: nhu cầu nâng cao kiến thức, học hỏi, vãn cảnh, chữa bệnh, nghỉ
ngơi, thư giãn…
Cùng với xu thế phát triển nhanh trên mọi lĩnh vực của thời đại, nhu cầu giao lưu, đi
lại của du khách dưới nhiều mục đích, hình thức và mức độ chi trả khác nhau ngày càng
tăng và trở thành hiện tượng phổ biến trong xã hội. Nắm bắt xu hướng đầy triển vọng trên,
các nhà quản lý điểm đến, các hãng lữ hành cũng như các nhà cung cấp dịch vụ du lịch đã
nỗ lực đẩy mạnh đầu tư nâng cấp hoặc xây mới các điểm tham quan, các cơ sở dịch vụ như
khách sạn, nhà hàng, khu vui chơi giải trí, cơ sở lưu trú với chất lượng tốt nhất…, nhằm
mục tiêu thu hút được nhiều khách hàng để mang lại lợi nhuận tối đa cho hoạt động kinh

doanh. Và khi các điểm đến du lịch hàng đầu chạy đua phát triển cơ sở hạ tầng, nâng cao
chất lượng dịch vụ địa phương và đẩy mạnh quảng bá, câu hỏi được đặt ra liệu du khách có
mong muốn những sản phẩm dịch vụ cao cấp giống nhau ở mọi điểm đến, hay họ sẽ lựa
chọn những địa danh với những đặc trưng riêng?
Đối với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, trong nhiều năm qua ngành du lịch đã
mang về cho ngân sách nhà nước một lượng doanh thu đáng kể. Lào là nước có tiềm năng
về tài nguyên du lịch, cả tài nguyên tự nhiên và nhân văn, có mơi trường chính trị ổn định;
có nguồn nhân lực trẻ, dồi dào dễ thích nghi với điều kiện mới. Đảng Nhân dân Cách mạng
và nhà nước Lào đã có những chính sách thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển, trong đó có
ngành du lịch. Vì thế, ngành du lịch của Lào đang trên đà phát triển, lượng khách quốc tế
đến cũng như khách du lịch nội địa ngày càng tăng. Du lịch Lào ngày càng
1


được biết đến nhiều hơn trên thế giới, nhiều điểm đến trong nước được bình chọn là địa chỉ
u thích của du khách quốc tế. Du lịch Lào đang ngày càng nhận được sự quan tâm của
toàn xã hội, trong đó phải kể đến du lịch Hủa Phăn - một trong những điểm đến hấp dẫn
thu hút được nhiều khách du lịch cả trong nước và nước ngoài.
Hủa Phăn là trung tâm kinh tế, văn hóa của bốn tỉnh miền bắc của Lào, tỉnh có vị trí
tiếp giáp Việt Nam ở phía bắc, đơng và đơng nam; về phía nam và tây nam tiếp giáp với
tỉnh Xiang Khoang; phía tây tiếp giáp với tỉnh Luang PraBang. Hủa Phăn là tỉnh có nhiều
tiềm năng để phát triển du lịch. Hủa Phăn có khí hậu mát mẻ quanh năm là điều kiện lý
tưởng để phát triển kinh tế kết hợp du lịch nghỉ dưỡng. Hủa Phăn được xem là một trong
những điểm du lịch hấp dẫn nhiều khách du lịch bởi vẻ đẹp tự nhiên với các hang động, di
tích lịch sử từ kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, khu đá cẩm thạch Houa
Meuong, thác nước, suối nước nóng Viêng Thong, núi cao Pha Thì, nền văn hóa các bộ tộc
Lào trên địa bàn tỉnh.
Những nét đặc trưng của Hủa Phăn sẽ là tiềm năng lớn để khai thác du lịch, tạo nên
lợi thế so sánh với các nơi khác. Thời gian qua theo xu hướng phát triển chung của vùng,
ngành du lịch tỉnh Hủa Phăn đã và đang trên đà phát triển. Tuy nhiên việc đầu tư phát triển,

quản lý và kiểm tra chất lượng của các đơn vị kinh doanh du lịch chưa được quan tâm đúng
mức. Thiên nhiên ở đây trở thành một điểm du lịch được yêu thích nên các dự án du lịch
cũng tích cực hỗ trợ nâng cấp, cải thiện một phần cơ sở hạ tầng, phát triển du lịch. Tuy
nhiên, kết quả đạt được chưa thực sự tương xứng với tiềm năng, lợi thế cạnh tranh còn hạn
chế. Tốc độ phát triển còn chậm, hiệu quả kinh tế - xã hội chưa cao, cơ sở vật chất - kỹ
thuật chủ yếu được đầu tư từ ngân sách quốc gia, chưa thu hút được đầu tư từ phía các
doanh nghiệp trong và ngồi ngành để phát triển với quy mơ lớn. Việc thu hút du khách
đến với điểm đến không chỉ dựa trên các yếu tố bên ngoài - hoạt động quảng bá và xúc tiến
du lịch, mà còn phải dựa vào các yếu tố bên trong - khả năng thu hút khách du lịch của
điểm đến. Mọi điểm đến bất kỳ đều có những nét độc đáo và đặc trưng riêng mà du khách
có thể lựa chọn thơng qua việc tiếp cận nhiều nguồn thơng tin khác nhau. Vì vậy, cơng tác
xúc tiến cho điểm đến cũng không kém phần quan trọng. Tuy nhiên, nếu mỗi điểm đến
khơng có sự thu hút, tức là khơng có các yếu tố thực sự thu hút du khách thì
2


cơng tác quảng bá có hiệu quả đến mấy cũng khó có thể kéo được du khách, nếu có thì khả
năng trở lại hoặc giới thiệu cho những người quen biết cũng rất thấp.
Đánh giá những yếu tố tác động đến sự hài lòng của du khách đã trở thành chủ đề
nóng đối với nghiên cứu du lịch trong những năm gần đây. Do đó, việc tìm hiểu các yếu tố
ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách nội địa đối với các dịch vụ du lịch của tỉnh Hủa
Phăn sẽ làm cơ sở để các Sở cũng như các điểm du lịch của tỉnh chú trọng khai thác tốt hơn
tiềm năng của mình, cung cấp các sản phẩm dịch vụ đáp ứng được sự kỳ vọng của du
khách. Chính vì vậy, đề tài “Những yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch
nội địa tại tỉnh Hủa Phăn nước CHDCND Lào” sẽ góp phần giải quyết vấn đề cấp thiết
này. Từ việc khái quát những lý thuyết chung về du lịch, các yếu tố ảnh hưởng đến mức độ
hài lòng của khách nội địa đối với các dịch vụ du lịch của tỉnh Hủa Phăn, xác định thực
trạng gồm cả những điểm phát triển tốt và những mặt còn hạn chế của ngành du lịch Hủa
Phăn, từ đó đề xuất giải pháp thích hợp thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch là vấn đề cấp
thiết giúp thúc đẩy phát triển du lịch của Hủa Phăn. Xu hướng nhằm thu hút khách du lịch,

không chỉ đến Hủa Phăn một lần mà còn trở lại và giới thiệu cho những người khác đến
với du lịch tỉnh Hủa Phăn. Thơng qua đó, tác giả cũng mong muốn nghiên cứu này sẽ có
thể được ứng dụng tốt vào thực tiễn hoạt động kinh doanh du lịch tại tỉnh Hủa Phăn.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đề tài tiến hành xác định, đánh giá các yếu tố tác động đến sự hài lòng của
khách du lịch nội địa tại tỉnh Hủa Phăn, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm nâng
cao sự hài lòng của khách du lịch nội địa đến với các điểm du lịch của tỉnh.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Nghiên cứu này nhằm mục tiêu khám phá các thành phần của một chất lượng
dịch vụ và đo lường chúng tại các khu du lịch tại tỉnh Hủa Phăn. Cụ thể là:
- Xác định các yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch nội địa tại tỉnh
Hủa Phăn
3


- Đánh giá mức độ hài lòng của khách du lịch nội địa tại tỉnh Hủa Phăn
- Đề xuất các hàm ý quản trị nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách du
lịch nội địa khi du lịch tại tỉnh Hủa Phăn. Dựa vào kết quả nghiên cứu, một số hàm
ý được đưa ra nhằm cung cấp thêm những thông tin về ngành hàng này cho các
doanh nghiệp kinh doanh du lịch để xây dựng chiến lược kinh doanh tốt hơn. Từ đó
nâng cao mức độ hài lịng của khách nội địa khi đến du lịch tại tỉnh.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là các yếu tố tác động đến sự hài lịng của khách nội
địa. Bên cạnh đó, nghiên cứu còn thực hiện khảo sát đối với khách du lịch nội địa đã
từng tham quan du lịch tại tỉnh Hủa Phăn thông qua bảng câu hỏi.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Thời gian nghiên cứu:

- Không gian nghiên cứu: địa bàn tỉnh Hủa Phăn
-Thời gian nghiên cứu: từ tháng 9/2019 đến tháng 12/2019
+ Thời gian khảo sát: trong tháng 11/2019.
+ Thời gian ứng dụng: Sau khi nghiên cứu và đưa ra hàm ý quản trị, đề tài có thể ứng
dụng để nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch cũng như mức độ hài lòng của khách du lịch
nội địa tại tỉnh Hủa Phăn đến năm 2025.
1.4. Phương pháp nghiên cứu
1.4.1. Phương pháp định tính
- Nghiên cứu định tính được sử dụng trong phần nghiên cứu sơ bộ
- Phương pháp nghiên cứu được sử dụng là phỏng vấn chuyên gia
- Thơng tin thu thập từ nghiên cứu định tính được tổng hợp, thống kê và phân tích
nằm xây dựng, điểu chỉnh và bổ sung các biến thang đo những yếu tố đánh giá đến sự
hài lòng của khách du lịch nội địa đối với các dịch vụ du lịch tại Hủa Phăn.

4


1.4.2. Phương pháp định lượng
- Dùng kỹ thuật thu thập thông tin trực tiếp bằng cách phỏng vấn khách du lịch
nội địa ( phiếu khảo sát ) tại tỉnh Hủa Phăn. Bên cạnh đó, tác giả cũng gửi phiếu khảo
sát qua mạng Internet, Email để dữ liệu thu thập được đa dạng và khách quan hơn.
Mục tiêu nghiên
cứu

Nghiên cứu định
lượng

Lý thuyết về dịch vụ du
lịch, sự hài lòng


Thang đo và
bảng câu hỏi
chính thức

Phỏng vấn thử
để điều chỉnh
thang đo và bảng
câu hỏi

Xử lý số liệu bằng SPSS 18:
- Hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha

- Phân tích nhân tố EFA

Đánh giá và
phân tích kết
5
quả nghiên cứu

Thang đo ban đầu

Xây dựng bảng câu hỏi
và thảo luận nhóm
chuyên gia để khẳng
định cơ sở lý thuyết

Giải pháp nâng cao
chất lượng dịch vụ du
lịch nhằm mức độ hài lịng
của khách nội địa


- Phân tích hồi quy tuyến tính

5


- Mục tiêu nghiên cứu này là vừa để sàng lọc các biến quan sát, vừa đề xác định thành
phần cũng như giá trị và độ tin cây của thang đo các yếu tố đánh giá đến sự hài lòng của
khách du lịch nội địa đối với các dịch vụ du lịch tại Hủa Phăn và kiểm định mơ hình lý
thuyết.
Thông tin thu thập được từ bảng khảo sát sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS
18.0 để đo lường sự tác động của các nhân tố đến sự hài lòng của khách du lịch nội địa tại
tinh Hủa Phăn
- Giai đoạn thứ nhất: Nghiên cứu trước tiên sẽ dựa vào các kết quả nghiên cứu có
sẵn, mơ hình nghiên cứu trên thế giới về chất lượng dịch vụ, những khái niệm liên quan
đến dịch vụ du lịch kết hợp với tình hình cung cấp dịch vụ du lịch, từng bước định hình mơ
hình lý thuyết cho nghiên cứu.
- Giai đoạn thứ hai: Nghiên cứu được thực hiện tại tỉnh Hủa Phăn thơng qua hai
bước chính: nghiên cứu sơ bộ sử dụng phương pháp định tính và nghiên cứu chính thức sử
dụng phương pháp định lượng.
Nghiên cứu sơ bộ: Sử dụng kỹ thuật tham khảo ý kiến chuyên gia và phỏng vấn thử
cho 20 khách hàng nhằm phát hiện những sai sót trong thiết kế bảng câu hỏi, nhằm phát
hiện ra những nội dung còn thiếu cần phải bổ sung và điều chỉnh.
Nghiên cứu chính thức: Áp dụng kỹ thuật trả lời bảng câu hỏi với Likert 5 mức độ
(1: hồn tồn khơng đồng ý; 5: hồn tồn đồng ý) được gửi du khách đã và đang du lịch tại
Hủa Phăn thơng qua hình thức gửi bản câu hỏi trực tiếp, nghiên cứu này được thực hiện
với kích thước mẫu là 222.
- Giai đoạn thứ ba: Áp dụng thang đo tổng hợp từ một số mơ hình chất lượng dịch
vụ để chọn sáu thành phần để đánh giá chất lượng dịch vụ du lịch và sự hài lòng của khách
nội địa tại tỉnh Hủa Phăn.

Thông tin thu thập sẽ được xử lý bằng phần mềm SPSS, thang đo sau khi được kiểm
tra độ tin cậy bằng hệ số Cronbach Alpha, xác định lại các thành phần trong thang đo bằng
phân tích nhân tố, phân tích nhân tố khám phá EFA và kiểm tra độ tương quan.

6


Phân tích hồi qui để xác định đo lường và đánh giá mức độ ảnh hưởng của nhân tố
đến sự hài lòng của khách nội địa đối với dịch vụ du lịch của Hủa Phăn để hồi qui, đề xuất
các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch của tỉnh.
Nguồn thông tin
- Nguồn thông tin, dữ liệu sử dụng trong bài nghiên cứu này được lấy từ hai nguồn
thông tin thứ cấp và thông tin sơ cấp
❖ Thông tin thứ cấp
Nguồn dữ liệu được sử dụng phục vụ cho nghiên cứu được lấy từ các tham khảo,
trích dẫn, thống kê từ các nguồn như sách thống kê, phỏng vấn chính quyền địa phương;
các đề tài nghiên cứu trước trên cơ sở tiến hành lựa chọn, phân tích, so sách, tổng hợp các
số liệu, thông tin nhằm kế thừa một cách có chọn lọc những thành tựu nghiên cứu của các
đề tài trước; thông tin từ phương tiện truyền thông đại chúng ( các bài trên báo, tạp chí,
báo cáo của Sở Thơng tin Văn hóa và Du lịch tỉnh Hủa Phăn).
❖ Thu thập số liệu sơ cấp
- Nghiên cứu tiến hành quan sát, phỏng vấn, điều tra qua bảng câu hỏi với khách nội địa
đi du lịch tại tỉnh Hủa Phăn giai đoạn 2017 - 2019. Cách thức chọn mẫu phi xác suất theo
kiểu thuận tiện, khảo sát với các bảng câu hỏi.
- Chi phí thu thập bao gồm chi phí in và thu thập bảng câu hỏi.
- Thời gian thu thập là khoảng thời gian từ lúc chọn lọc đối tượng cho đến lúc phỏng vấn
thu thập thông tin.
- Chất lượng thông tin là giá trị của thông tin và độ tin cây của thang đo.
❖ Phương pháp chọn mẫu
Do khơng có điều kiện có được danh sách và thời gian của các đoàn du lịch đến Hủa

Phăn và cần thu thập thông tin từ đối tượng khách du lịch đi lẻ nên đề tài chọn mẫu phi xác
suất theo kiểu thuận tiện.
Cỡ mẫu: Để đề tài đạt tính khả thi cao nên tơi xác định cỡ mẫu là 222 mẫu. Trong đó
cơ cấu mẫu theo từng nhóm khách được xác định dựa vào số lượng khách nội địa đến Hủa
Phăn qua 3 năm, từ năm 2017 đến 2019, tại một số địa điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh.
7


1.5. Tổng quan về tình hình nghiên cứu
Tình hình nghiên cứu về sự hài lòng trên thế giới, các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài
lòng trong một số giai đoạn có thể được hiểu biết khá cụ thể thơng qua những bài viết tổng
hợp đã được thực hiện bởi một số nhà nghiên cứu trong lĩnh vực này. Các nghiên cứu đó
là:
- Đặng Thanh Thảo (2012), Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của khách du lịch
đối với khu du lịch Côn Đảo. Đề tài đã xác định, đo lường các yếu tố ảnh hưởng đến sự hài
lòng của khách du lịch đối với khu du lịch Cơn Đảo. Qua đó, đề xuất một số kiến nghị rút
ra từ nghiên cứu cho việc hoạch định các giải pháp thu hút khách du lịch đến với khu du
lịch Côn Đảo nhằm nâng cao chất lượng phục vụ giúp tăng sự hài lòng của du khách.
Nghiên cứu được thực hiện thông qua hai giai đoạn là nghiên cứu định tính và nghiên cứu
định lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, các yếu tố chính tác động đến sự hài lòng của du
khách là:
(1) Lòng mến khách, (2) Hậu cần, (3) Cơ sở hạ tầng. Ngồi ra, khơng có sự khác biệt
về giới tính, nghề nghiệp, trình độ học vấn, độ tuổi và thu nhập trong việc đánh giá các yếu
tố tác động đến sự hài lòng của du khách đối với khu du lịch Côn Đảo. Qua kết quả khảo
sát và phân tích, nghiên cứu đã đề xuất một số kiến nghị chính nhằm nâng cao chất lượng
phục vụ của khu du lịch Côn Đảo đối với du khách, đó là kiến nghị về cơ sở hạ tầng khu
du lịch (cảnh quan, nhà hàng, khách sạn), chính sách điều tiết giá cả trong khu vực, tăng
cường quảng bá hình ảnh du lịch địa phương đến với du khách, nâng cao trình độ của đội
ngũ hướng dẫn viên du lịch nói riêng và nhân viên trong ngành du lịch nói chung, quan
tâm đến yếu tố cộng đồng trong du lịch, tăng cường tuyên truyền cho người dân địa

phương hiểu được vai trị của việc phát triển du lịch.
- Đinh Cơng Thành, Phạm Lê Hồng Nhung và Trương Quốc Dũng (2011), Đánh giá
mức độ hài lòng của khách nội địa với du lịch tỉnh Sóc Trăng, Tạp chí Khoa học trường
Đại học Cần Thơ (tr 199-209). Bài nghiên cứu đánh giá mức độ hài lòng của du khách nội
địa đối với du lịch Sóc Trăng. Thang đo Likert 5 cấp độ (từ 1 - Rất khơng hài lịng đến 5 Rất hài lòng) được sử dụng để đo lường mức độ hài lòng của du khách về các yếu tố cấu
8


thành sản phẩm du lịch Sóc Trăng. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp thống kê mô tả
để xác định mức độ hài lịng của du khách, ngồi ra phương pháp Willingness to Pay cũng
được sử dụng để đo lường mức thoả mãn của du khách về chi phí bỏ ra khi đi du lịch tại
tỉnh Sóc Trăng. Kết quả nghiên cứu giúp hiểu rõ hơn về thực trạng hoạt động du lịch tỉnh
Sóc Trăng và mức độ hài lịng của du khách nội địa đối với Sóc Trăng, từ những cơ sở đó
đề xuất giải pháp nâng cao mức độ hài lòng của du khách khi đi du lịch tại Sóc Trăng
nhằm phát triển du lịch tỉnh Sóc Trăng một cách hiệu quả.
- Lưu Thanh Đức Hải và Nguyễn Hồng Giang (2011). Phân tích các nhân tố ảnh
hưởng đến sự hài lòng của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch ở Kiên Giang. Số liệu
sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ kết quả khảo sát 295 du khách. Số liệu được xử
lý bằng phần mềm thống kê SPSS, kiểm định thang đo bằng hệ số Cronbach’s Alpha, mơ
hình phân tích nhân tố khám phá (EFA). Kết quả của các mơ hình đo lường cho thấy, sau
khi đã bổ sung và điều chỉnh, các thang đo đều đạt được độ tin cậy và giá trị cho phép. Kết
quả cũng cho thấy trong phạm vi của nghiên cứu điển hình 295 du khách đến Kiên Giang
thì sự hài lịng của du khách có liên quan đến 05 thành phần: (1) Tiện nghi cơ sở lưu trú,
(2) Phương tiện vận chuyển thoải mái, (3) Thái độ hướng dẫn viên, (4) Hạ tầng cơ sở và
(5) Hình thức hướng dẫn viên, thông qua 14 biến quan sát. Dựa vào kết quả phân tích nhân
tố khám phá cho thấy năm thành phần nói trên đều có quan hệ nhân quả với sự hài lịng
của du khách. Trong đó, thái độ hướng dẫn viên tác động mạnh nhất đến sự hài lịng du
khách, kế đến là hình thức hướng dẫn viên, sự thoải mái phương tiện vận chuyển, hạ tầng
cơ sở và cuối cùng là tiện nghi cơ sở lưu trú.
- Nguyễn Trọng Nhân, Đào Ngọc Cảnh và Nguyễn Thị Huỳnh Phượng (2014). Đánh

giá mức độ hài lòng của du khách quốc tế đối với du lịch chợ nổi ở thành phố Cần Thơ và
vùng phụ cận, Tạp chí Khoa học Trường Đại học Cần Thơ, số 31 tr 31-38. Nhận thức được
tính ưu việt từ sự hài lịng của du khách đối với việc phát triển du lịch; nghiên cứu tiến
hành đánh giá mức độ hài lịng, phân tích những ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách
quốc tế đối với du lịch chợ nổi ở thành phố Cần Thơ và vùng phụ cận. Theo kết quả khảo
sát, du khách chỉ cảm thấy dưới mức hài lòng về chuyến du lịch ở chợ nổi và điều này do
9


nhiều yếu tố tác động: (1) môi trường sông nước, cảnh quan; (2) hệ thống đường sá, bến
bãi giao thông du lịch; (3) các điều kiện đảm bảo an toàn và nhân viên phục vụ trên
phương tiện vận chuyển tham quan; (4) sự thiếu đa dạng về nhà hàng, nơi mua sắm và hoạt
động giải trí; (5) thái độ và cung cách phục vụ của nhân viên ở cơ sở lưu trú; (6) hiện
tượng chèo kéo, thách giá, ăn xin ở các bến tàu; (7) giá cả các loại dịch vụ cao. Để nâng
cao mức độ hài lòng cùa du khách, tác giả cho rằng cần phải cải thiện những tồn tại này.
Từ đó, đề xuất những giải pháp nhằm nâng cao mức độ hài lòng của khách du lịch đối với
du lịch chợ nổi ở thành phố Cần Thơ và vùng phụ cận.
- Jutathip Nilngam (2013), Nghiên cứu sự hài lòng của du khách đối với du lịch Thái
Lan. Nghiên cứu này nhằm xác định các yếu tố trong các dịch vụ du lịch ảnh hưởng
đến sự hài lòng của du khách. Và để làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu thì Jutathip Nilngam
(2013) đã làm một cuộc điều tra khảo sát với 400 bản câu hỏi thu được.
Kết quả đã xác định có 10 nhóm nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lịng gồm : (1) giao
thơng vận tải, (2) cơ sở lưu trú, (3) Nhà hàng/dịch vụ ẩm thực, (4) Tour trọn gói và dịch vụ
hướng dẫn viên du lịch, (5) Điểm du lịch, (6) Cửa hàng bán đồ lưu niệm và đồ địa phương,
(7) Sự an tồn, (8) Quảng cáo và quan hệ cơng chúng, (9) Xuất nhập cảnh, (10) Các dịch
vụ khác.
- Sukontan Suradetpipop (2005), nghiên cứu Sự hài lòng của khách nội địa đối với
phố cổ Chiang Saen, huyện Chieng Saen, Tỉnh Chieng Lai (Thái Lan). Với một cuộc điều
tra khảo sát với 405 bản câu hỏi thu được và kết quả đã cho thấy rằng, sự hài lòng của du
khách nội địa về các dịch vụ du lịch phố cổ Chieng Saen chịu ảnh hưởng bởi 6 yếu tố với

độ tin cây 95% bao gồm (1) sự an tồn; (2)giao thơng vận tải; (3)dịch vụ ăn uống, mua
sắm, giải trí; (4) đồ lưu niệm; (5) giá cả hàng hóa và dịch vụ và (6)v ai trò của nhà nước
đối với điểm du lịch. Phân tích mơ hình hồi quy đã chứng minh rằng sự an tồn chính là độ
tin cậy có tác động mạnh nhất lên sự hài lòng của khách nội địa về du lịch phố cổ Chieng
Saen, Tỉnh Chieng Lai. Còn yếu tố về giá cả hàng hóa và dịch vụ là yếu tố tác động thấp
nhất.
- Zeithaml và Bitner (2000), đây là mơ hình nghiên cứu sự hài lịng trong dịch vu.
10


Để đo mức độ hài lòng của khách hàng với các dịch vụ cụ thể, các nhà nghiên cứu trước đó
đã sử dụng các cơng cụ khác nhau nhằm tạo ra khoảng cách điểm số đưa trên sự khác biệt
giữa “mong đợi” và “nhận thức” vì “chất lượng dịch vụ được xem như là khoảng cách giữa
mong đợi dịch vụ và nhận thức của khách hàng khi sử dụng dịch vụ”. Như vậy đo lương
sự hài lòng các dịch vụ cụ thể cũng chính là đo lường chất lượng các dịch vụ dựa trên tiêu
chuẩn thang đo SERVQUAL (Parasuraman, 1988). Theo Parasuraman 5 nhân tố quyết
định chất lượng dịch vụ: (1) Sự tin cậy, (2) Khả năng đáp ứng, (3) Năng lực phục vụ, (4)
Sự đồng cảm, (5) Tính hữu hình. Nhưng hạn chế của mơ hình là: Các tiêu chí đo lường
chất lượng dịch vụ mang tính cụ thể trong khi sự hài lòng của du khách liên quan nhiều
yếu tố chủ quan khác ngoài yếu tố chất lượng dịch vụ như giá cả, thời gian sử dụng dịch
vụ, quan hệ với du khách; Nên nó ít phụ thuộc vào kinh nghiệm của nhà cung cấp dịch vụ,
môi trường du lịch, quan hệ giữa du khách và nhà cung cấp dịch vụ trong khi đó sự hài
lịng của du khách lại phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố này; Các đánh giá về chất lượng
dịch vụ phụ thuộc vào việc thực hiện các giá trị này như thế nào trong khi sự hài lòng của
du khách lại so sánh giữa các giá trị cảm nhận và các giá trị mong đợi của việc thực hiện
dịch vụ đó; Sử dụng một tập hợp các thuộc tính cố định chung cho mọi điểm đến.
- Ở Lào có nghiên cứu của ChanSyNa PHANTHAPHONE (2014), “Đánh giá mức
độ hài lòng của khách nội địa đối với các dịch vụ du lịch của cố đô Luangphabang”, Luận
văn Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh, Đại học Kinh tế - Luật Thành phố Hồ Chí Minh. Mục
đích chính của nghiên cứu là đánh giá mức độ hài lòng của khách nội địa đối với các dịch

vụ du lịch của cố đơ Luangphabang, qua đó đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao chất
lượng phục vụ giúp tăng sự hài lòng của khách nội địa. Dựa trên mơ hình nghiên cứu đề
xuất gồm sáu thành phần có tác động đến sự hài lịng của khách du lich: Phương tiện vận
chuyển, Dịch vụ ăn uống - giải trí, Lịng mến khách, Cơ sở lưu trú, Tài ngun du lịch, An
tồn. Phương pháp nghiên cứu định tính và định lượng đã được sử dụng để kiểm định mơ
hình qua các giai đoạn nghiên cứu.
Một số nghiên cứu khác cùng lĩnh vực có liên quan trong và ngồi nước như:
11


Cơng trình nghiên cứu đánh giá khả năng thu hút của điểm đến mà Huand Ritchie
(1993) đã đề xuất mô hình gồm 5 nhóm nhân tố tác động đến thu hút du khách là: (1) Các
yếu tố tự nhiên; (2) Các yếu tố xã hội; (3) Các yếu tố lịch sử;(4) Các điều kiện giải trí và
mua sắm; (5) Cơ sở hạ tầng, ẩm thực, lưu trú.
Trong đó, 5 nhóm nhân tố này bao gồm 16 thuộc tính để đánh giá khả năng thu hút
du khách của điểm đến. Đó là: (1) Phong cảnh thiên nhiên, (2) Khí hậu thời tiết, (3) Hấp
dẫn lịch sử, (4) Hấp dẫn văn hóa, (5) Phương tiện lưu trú, (6) Ẩm thực, (7) Cuộc sống bản
địa, (8) Tính có thể tiếp cận, (9) Các lễ hội sự kiện, (10) Hoạt động thể thao, (11) Mua
sắm, (12) Các hoạt động giải trí, (13) Thái độ đối với du khách, (14) Điều kiện đi lại, (15)
Rào cản ngôn ngữ, (16) Mức giá tại địa phương.
- Công trình nghiên cứu về khả năng thu hút du khách của điểm đến được đề xuất bởi
Azlizm Aziz (2002). Nghiên cứu đã đề xuất mơ hình gồm 5 nhóm nhân tố chính:
(1) Yếu tố địa lý: bao gồm các thành phần như vị trí địa lý của điểm đến, khả năng
tiếp cận của điểm đến có dễ dàng hay khơng, thời tiết, khí hậu, nét độc đáo của điểm đến
so với các điểm đến khác.
(2) Yếu tố văn hóa – xã hội: là lối sống bản địa, lòng hiếu khách, mức giá tại địa
phương.
(3) Các đặc tính bổ trợ: là cơ sở hạ tầng, dịch vụ lưu trú (khách sạn, motel,
resort,…) và ăn uống/ ẩm thực, phương tiện vận chuyển.
(4) Đặc điểm tự nhiên: nét đẹp tự nhiên của điểm đến, phong cảnh độc đáo, các

hoạt động ngoài trời.
(5) Đặc điểm vật chất: Cơng viên giải trí, khu vực mua sắm, kiến trúc, tiện nghi giải
t
r
í
.

- Cơng trình nghiên cứu về khả năng thu hút của điểm đến theo mô hình TDCA được

đề xuất bởi Vengesayi (2003). Theo Vengesayi, các yếu tố tài nguyên của điểm đến và hỗn
hợp các hoạtđộng là những yếu tố cơ bản tạo nên sự hấp dẫn của điểm đến. Cụ thể đó là
các yếu tố tự nhiên, lịch sử, văn hóa, các sự kiện và các hoạt động du lịch, giải trí tại điểm
12


đến. Các yếu tố tài nguyên của điểm đến và các hỗn hợp các hoạt động sẽ cung cấp cho du
lịch khách có thêm nhiều lựa chọn và đó chính là yếu tố “kéo” đối với du khách.
- Huỳnh Diệp Trâm Anh (2015). Thực hiện tổng quan tài liệu, tìm hiểu cơ sở lý
thuyết, nghiên cứu các mơ hình liên quan đến khả năng thu hút du khách của điểm đến và
thực trạng về phát triển du lịch tỉnh Đồng Nai thì tác giả đã lựa chọn mơ hình nghiên cứu
của Hu & Ritchie (1993) làm mơ hình đề xuất cho nghiên cứu này. Đề tài được tác

13


giả nghiên cứu qua hai giai đoạn: giai đoạn thử nghiệm và giai đoạn chính thức. Trong giai
đoạn thử nghiệm mục tiêu là xây dựng và xác định bảng khảo sát hồn chỉnh thơng qua cơ
sở lý thuyết, ý kiến chuyên gia kết hợp với thử nghiệm thực tế. Kết quả đã xây dựng được
bảng khảo sát với 31 tiêu chí. Trong giai đoạn chính thức, đề tài triển khai khảo sát tại một
số điểm du lịch của điểm đến Đồng Nai với số lượng 284 phiếu khảo sát. Phương pháp chọn

mẫu thuận tiện, sử dụng công cụ đo lường thực hiện bởi phần mềm SPSS 18.0 để xác định
độ tin cậy, giá trị thang đo và mơ hình hồi quy. Kết quả nghiên cứu cho thấy, thang đo các
yếu tố tác động đến khả năng thu hút du khách của điểm đến Đồng Nai gồm
3 yếu tố tác động đến khả năng thu hút du khách của điểm đến Đồng Nai đó là: (1) Điều
kiện giải trí mua sắm, (2) Các đặc tính bổ trợ (Cơ sở hạ tầng, ẩm thực và dịch vụ hỗ trợ),
(3) Các yếu tố tự nhiên, lịch sử, văn hóa – xã hội. Ðề tài nghiên cứu đã trình bày tổng quát
về cơ sở lý thuyết về điểm đến du lịch, lý thuyết về khả năng thu hút của điểm đến và các
thuộc tính cấu thành khả năng thu hút của điểm đến. Ngoài ra tác giả căn cứ vào cơ
sở lý thuyết của mơ hình khả năng thu hút của điểm đến của Hu and Ritchie, 1993 (mơ
hình gốc) và các mơ hình nghiên cứu trong nước để xây dựng mơ hình cho phù hợp với
khả năng thu hút du khách của điểm đến Đồng Nai. Qua kết quả phân tích các nhân tố tác
động đến khả năng thu hút du khách của điểm đến Đồng Nai, tác giả gợi ý một số giải pháp
nhằm tăng khả năng thu hút du khách của điểm đến Đồng Nai trong thời gian tới. Bên cạnh
đó, đề tài cũng không tránh khỏi những hạn chế nhất định: kiến thức về khả năng thu hút
của điểm đến của tác giả còn hạn hẹp, chưa nghiên cứu sâu các mơ hình, q trình nghiên
cứu định tính cịn chưa tốt nên các thành phần thang đo sau khi xử lý số liệu có sự thay đổi
so với nghiên cứu tại bàn của tác giả, việc chọn mẫu trong nghiên cứu được tiến hành theo
kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện. Do dó, khả năng tổng qt hóa sẽ khơng cao, và mẫu nghiên
cứu chưa thể khái quát đuợc toàn bộ những tính chất của tổng thể nghiên cứu. Và cũng
chính những hạn chế này sẽ là gợi ý cho các đề tài nghiên cứu tiếp theo, có thể chỉ là khả
năng thu hút của từng điểm đến trong tỉnh Đồng Nai. Nói khác đi là nghiên cứu có tính
chun sâu hơn sẽ giúp hoàn thiện việc nâng cao khả năng thu hút du khách của tỉnh Đồng
Nai. Bên cạnh đó, mẫu nghiên cứu tiếp theo nên được chọn mẫu theo xác suất để làm tăng
14


khả năng khái quát hóa của tập mẫu nghiên cứu.
- Bùi Thị Tám, Mai Lệ Quyên (2012). Sử dụng mô hình đánh giá khả năng thu hút
của điểm đến được đề xuất bởi Hu and Ritchie (1993) với việc bổ sung yếu tố “an toàn của
điểm đến” – một trong những vấn đề nổi bật trong du lịch quốc tế hiện nay, bảng hỏi được

thiết kế gồm 17 thuộc tính để đánh giá khả năng thu hút du khách của điểm đến Huế. Tác
giả vận dụng mơ hình thuộc tính đánh giá hình ảnh điểm đến và bảng hỏi cấu trúc, nghiên
cứu này tiến hành điều tra với 418 du khách và 72 nhà cung cấp để phân tích đánh giá của
du khách đối với khả năng thu hút du khách của điểm đến Huế. Từ đó, đề xuất một số giải
pháp nhằm cải thiện khả năng thu hút du khách, xây dựng và quảng bá hình ảnh điểm đến
Huế. Cũng cần nhấn mạnh rằng cho đến nay các nghiên cứu đánh giá khả năng thu hút du
khách chỉ được tiếp cận từ phía cầu theo đúng với cơ sở lý thuyết của khái niệm này. Tuy
nhiên, trong phạm vi nghiên cứu này chúng tôi vẫn mở rộng điều tra thơng tin từ phía cung
cấp (chun gia và doanh nghiệp) nhưng chỉ với mục đích có thêm các thơng tin tham
khảo. Kết quả nghiên cứu cho thấy khả năng thu hút của một điểm đến được cấu thành bởi
tổ hợp các yếu tố, mà trong đó khơng có hoặc có rất ít yếu tố có vai trị quyết định. Rõ ràng
là mức độ hấp dẫn của điểm đến không chỉ phụ thuộc vào tài nguyên thiên mà quan trọng
hơn là mức độ phát triển sản phẩm và phát triển điểm đến nhằm đáp ứng các nhu cầu đa
dạng và phức tạp của từng cá nhân du khách. Một khi các yếu tố sản phẩm cịn mờ nhạt thì
tác động trực tiếp đến cảm nhận của du khách về khả năng của điểm đến làm hài lịng trải
nghiệm của họ.
1.6. Đóng góp của luận văn
Với đề tài “Những yếu tố tác động đến sự hài lòng của khách du lịch nội địa tại tỉnh
Hủa Phăn nước CHDCND Lào”, tác giả kỳ vọng sẽ mang lại những đóng góp như sau:
- Các thơng tin về sự hài lịng của khách du lịch nội địa là cơ sở để giúp các nhà quản
lý du lịch hiểu thêm về hành vi khách hàng của mình, từ đó có thể đưa ra các sản phẩm du
lịch đáp ứng tốt hơn nhu cầu của du khách, xây dựng chiến lược tiếp thị phù hợp hơn.
- Nghiên cứu này có thể làm cơ sở cũng như tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu

15


liên quan hay các nghiên cứu khác.
- Đề tài khẳng định vai trò của việc thu hút du khách trong sự phát triển du lịch nói
chung và phát triển kinh tế - xã hội nói riêng tại tỉnh Hủa Phăn, nước CHDCND Lào.

- Góp phần tạo cơ sở khoa học cho các giải pháp thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh
Hủa Phăn.
- Đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm cải thiện sự hài lòng của khách du lịch
nội địa đến với tỉnh Hủa Phăn ngày càng nhiều hơn.
1.7. Giới thiệu chung về du lịch tại tỉnh Hủa Phăn
Trên cơ sở thực hiện nghị quyết X của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ IX và kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội lần thứ VIII của Chính phủ, cùng với việc phát triển kinh tế - xã
hội của đất nước, ngành du lịch tiếp tục khuyến khích, thúc đẩy việc gìn giữ văn hóa truyền
thống, phong tục tập quán tốt đẹp của nhân dân các bộ tộc Lào; phát triển du lịch sinh thái,
du lịch lịch sử và văn hóa nhẳm tạo cơng ăn việc làm và thu nhập cho người dân địa
phương.
Trong năm 2017, Sở Thơng tin, Văn hóa và Du lịch tỉnh đã phối hợp với Bộ Thơng
tin, Văn hóa và Du lịch nhằm khảo sát, lập dự án và thông qua kế hoạch phát triển điểm du
lịch suối nước nóng NaMuang. Đồng thời, thúc đẩy các nhà đầu tư du lịch vào khu du lịch
thác Tat Kon huyện Xon và thác Tat Saluai thị xã Xam Nua tiếp tục phát triển các hoạt
động kinh doanh theo kế hoạch nhằm thu hút khách du lịch trong và ngồi nước.
Tồn tỉnh Hủa Phăn có 152 điểm du lịch, trong đó du lịch tự nhiên có 51 địa điểm,
đểm du lịch văn hóa có 35 điểm, điểm du lịch lịch sử có 66 điểm. Tổng số khách sạn,
resort là 72, với 210 nhà hàng ăn uống, 24 khu giải trí.
Năm 2017, thu nhập từ du lịch của tỉnh Hủa Phăn đạt 34.397.372.000 kíp tương
đương 4.299.671 đơ la Mỹ. Đến năm 2018, nguồn thu từ du lịch của tỉnh đạt 45.844.000
kíp tương đương 5.730.000 đơ la Mỹ.
Hủa Phăn là tỉnh có nhiều tiềm năng để phát triển du lịch, tỉnh đang có nhiều chính

16


sách để thu hút đầu tư vào lĩnh vực này. Chính vì thế lượng khách du lịch đến Hủa Phăn
ngày càng nhiều, trong đó phải kể đến là khách nội địa.
Số liệu từ Sở Văn hóa Thơng tin và Du lịch Hủa Phăn khơng có thống kê thành từng

nhóm khách riêng biệt nên đề tài sẽ tiến hành chia mẫu theo kiểu thuận tiện với tổng số
khách nội tỉnh 112 mẫu và khách từ các tỉnh khác đến du lịch tại Hủa Phăn 110 mẫu.
1.8. Kết cấu của luận văn
Nội dung chính của đề tài gồm có 5 chương:
Chương 1: Tổng quan
Chương 2: Cơ sở lý thuyết
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Hàm ý quản trị và kết luận
Tóm tắt chương 1
Chương này giới thiệu tổng quát về cơ sở hình thành đề tài, tóm tắt tình hình nghiên
cứu của một số đề tài có liên quan của các nghiên cứu trước đó. Ngồi ra, chương này cịn
nêu lên mục tiêu nghiên cứu của đề tài, phạm vi, đối tượng nghiên cứu và đóng góp của đề
tài, giúp người đọc có cái nhìn tổng quát hơn về đề tài.

17


CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ MƠ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Một số khái niệm cơ bản về du lịch
2.1.1. Các khái niệm
2.1.1.1. Khái niệm về du lịch
Ngày nay, du lịch đã trở thành một hiện tượng kinh tế xã hội phổ biến không chỉ ở
các nước phát triển mà cịn ở các nước đang phát triển, trong đó có CHDCND Lào. Tuy
nhiên, cho đến nay, không chỉ ở Lào, nhận thức về nội dung du lịch vẫn chưa thống nhất.
Do hồn cảnh khác nhau, dưới mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, mỗi người có một cách
hiểu về du lịch khác nhau. mỗi quốc gia quy định nội hàm của khái niệm khách du lịch nội
địa khác nhau. Điều này được giải thích là do tốc độ phát triển kinh tế xã hội và mức sống
của dân của mỗi quốc gia khác nhau, hoặc do phương pháp tổng hợp các số liệu về khách
du lịch nội địa tại các quốc gia không giống nhau.

Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union of
Official Travel Oragnization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du hành đến một
nơi khác với địa điểm cư trú thường xun của mình nhằm mục đích khơng phải để làm
ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống…
Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Rome – Italia (21/8 – 5/9/1963), các chuyên
gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện tượng và các
hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở
bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hồ bình. Nơi họ
đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.
Theo các nhà kinh tế, du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội đơn thuần mà nó
phải gắn chặt với hoạt động kinh tế. Nhà kinh tế học Picara - Edmod đưa ra định nghĩa:
“Du lịch là việc tổng hoà việc tổ chức và chức năng của nó khơng chỉ về phương diện
khách vãng lai mà chính về phương diện giá trị do khách chỉ ra và của những khách vãng
lai mang đến với một túi tiền đầy, tiêu dùng trực tiếp hoặc gián tiếp cho các chi phí của họ
nhằm thoả mãn nhu cầu hiểu biết và giải trí.”
18


Theo Luật Du lịch được Quốc hội nước CHDCND Lào thông qua ngày 9 tháng 11
năm 2005, tại Điều 2 Chương I :
“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi từ nơi cư trú thường xuyên của
mình đến địa phương khác hoặc quốc gia khác nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ
dưỡng, giải trí, giao lưu văn hoá, thể thao, phát triển thể chất và tinh thần, khám phá nghiên
cứu, bồi dưỡng sức khỏe, giáo dục, khoa học, triển lãm,… mà khơng vì mục đích tìm cơng
ăn việc làm và hành nghề để tạo thu nhập” [17].
Như vậy, có thể thấy du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao gồm nhiều
thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp. Nó vừa mang đặc điểm của
ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội.
Tóm lại, du lịch có thể được hiểu là:
- Sự di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay

tập thể ngoài nơi cư trú nhằm mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao tại chỗ nhận thức về
thế giới xung quanh, có hoặc không kèm theo việc tiêu thụ một số giá trị tự nhiên, kinh tế,
văn hoá và dịch vụ của các cơ sở chuyên cung ứng.
- Một lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ nhằm thoả mãn nhu cầu nảy sinh trong quá
trình di chuyển và lưu trú qua đêm tạm thời trong thời gian rảnh rỗi của cá nhân hay tập thể
ngồi nơi cư trú với mục đích phục hồi sức khoẻ, nâng cao nhận thức tại chỗ về thế giới
xung quanh.
- Du lịch (Tourism): là các hoạt động của các cá nhân đi tới một nơi ngồi mơi trường
sống thường xuyên (nơi sinh hoạt hàng ngày của mình) trong thời gian không quá 1 năm
liên tục với mục đích chính của chuyến đi khơng liên quan tới hoạt động kiếm tiền nơi họ
đến.
- Khách du lịch (Visitors): Các cá nhân khi thực hiện các chuyến đi du lịch như trên
được gọi là khách du lịch.
- Khách du lịch quốc tế ( lnbound-outbound visitors ) là khách du lịch thực hiện chuyến
đi ra khỏi quốc gia mà họ cư trú. Chuyến đi được xác định là lượt xuất - nhập
19


cảnh tại các cửa khẩu quốc tế của quốc gia.
- Khách du lịch nội địa ( Domestic visitors ) là khách du lịch thực hiện chuyến đi trong
quốc gia mà họ cư trú. Chuyến đi được xác định từ nơi môi trường sống thường xuyên đến
khi trở về nơi xuất phát.
Hầu hết các quốc gia đều thống nhất về việc xác định thời gian và mục đích cho
chuyến đi nhưng việc xác định nội hàm của "môi trường sống thường xuyên lại không
thống nhất. Mỗi quốc gia khác nhau quy định nội hàm của khái niệm khách đu lịch nội địa
khác nhau. Theo một nghiên cứu thực hiện ở Tây Ban Nha, sử dụng định nghĩa khác nhau
về môi trường sống thường xuyên sẽ dẫn đến sự khác biệt hơn 30% trong tổng số các
chuyến đi được thực hiện bởi cư dân của Tây Ban Nha.
Điều đó có nghĩa là, UNWTO chấp nhận các khái niệm khách du lịch nội địa khác
nhau ở các quốc gia khác nhau, chỉ nhấn mạnh mục đích xác định khách du lịch nội địa

nhằm tính tốn tác động của nhóm này trong các hoạt động kinh tế của riêng từng quốc gia
thành viên.
Trong hầu hết các quốc gia, việc xác định chuyến đi du lịch nội địa thường được xét
theo các thuộc tính: khoảng cách của chuyến đi (1 chiều) tính từ nơi ở, nơi học tập hoặc
nơi làm việc; thời gian chuyến đi, tần suất chuyến đi; mục đích chính của chuyến đi;
chuyến đi có hoặc khơng th sử dụng các dịch vụ du lịch ở nơi đến.
2.1.1.2. Khách du lịch
Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch và lữ hành quốc tế tổ chức tại Roma (năm1963),
đã đề nghị một thuật ngữ chung cho thuật ngữ cho khách: “Bất kỳ người nào đến thăm một
quốc gia khác hơn quốc gia mà mình đang sống với bất kỳ lý do nào khác hơn là để làm
việc hưởng lương tại quốc gia mà người đó đến thăm”.
- Khách thăm viếng được chia làm hai loại: khách du lịch và khách tham quan
- Khách du lịch là khách thăm viếng lưu trú tại một quốc gia khác (hoặc một nơi khác
nơi ở thường xuyên) trên 24 giờ và nghỉ lại qua đêm với mục đích giải trí, tiêu khiển,
nghỉ lễ, tơn giáo, thể thao, sức khỏe, thăm viếng gia đình - bạn bè, tham dự hội nghị,
công tác.
20


- Khách tham quan còn gọi là khách thăm viếng một ngày (day visitor) là khách thăm
viếng lưu lại một khu vực dưới 24 giờ. Những người đi tới một quốc gia khác hoặc một
nơi khác bằng tàu thủy theo tuyến (cruise ship) cũng được gọi là khách tham quan. Nhân
viên của thủy thủ đoàn hay phi hành đoàn nếu khơng thường trú tại khu vục đó cũng
được gọi là khách tham quan (ngoài trừ họ nghỉ ngơi tại khách sạn).
- Hội nghị Liên hợp quốc về du lịch và lữ hành quốc tế tổ chức tại Roma (1963), thống
nhất quan điểm về khách du lịch quốc tế và nội địa, sau này tổ chức du lịch thế giới
WTO (World tourism Organization) chính thức thừa nhận:
- Khách du lịch quốc tế (International Tourist): là những người lưu trú ít nhất là
một đêm nhưng không quá một năm tại một quốc gia khác với quốc gia thường trú với
nhiều mục đích khác nhau ngoài hoạt động để được trả lương ở nới đến.

- Khách du lịch nội địa (Domestic tourist): là một người đang sống trong một
quốc gia, không kể quốc tịch nào, đi đến một nơi khác không phải nơi cư trú thường
xuyên trong quốc gia đó trong khoảng thời gian ít nhất 24 giờ và khơng q một năm
với các mục đích khác nhau ngồi hoạt động để được trả lương ở nới đến.
Định nghĩa khách du lịch của Việt Nam
Khái niệm về “du khách” cũng có nhiều cách hiểu khác nhau khi đứng trên các góc độ
khác nhau.
Theo giáo trình Địa lý dành cho sinh viên các trường Cao đẳng Sư phạm của Lào định
nghĩa: “Du khách từ bên ngoài đến địa điểm du lịch chủ yếu nhằm mục đích nâng cao nhận
thức với mơi trường xung quanh, tham gia vào các hoạt động thư giãn, giải trí, thể thao,
văn hoá kèm theo việc tiêu thụ những giá trị tự nhiên, kinh tế, dịch vụ và qua đêm tại cơ sở
lưu trú của ngành du lịch”[23]
Trong pháp lệnh du lịch của Việt Nam ban hành năm 1999 có những quy định như sau
về khách du lịch:
- Tại điểm 2, điều 10, chương I: “Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du
lịch trừ trường hợp đi học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập nơi đến” [16].
- Tại điều 20 chương IV: “Khách du lịch bao gồm khách du lịch nội địa và khách du lịch
21


×