LỜI NÓI ĐẦU
Đất đai là sản phẩm của tự nhiên, là một trong những tài nguyên quốc gia
vô cùng quý giá. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt khơng gì thay thế được,
đóng vai trị quyết định cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người nói
chung và của từng Quốc gia nói riêng.
Đất đai tham gia vào tất cả các hoạt động của đời sống kinh tế, xã hội; là
nguồn của cải; là một tài sản cố định, nó có ý nghĩa kinh tế, xã hội sâu sắc gắn
liền với mỗi gia đình, cơ quan, tổ chức, đơn vị kinh tế xã hội và Nhà nước.
Kể từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường, đặc biệt là những
năm gần đây, tình hình tranh chấp đất đai ngày càng gia tang về số lượng và
phức tạp về tính chất, nhất là những vùng đơ thị hóa nhanh như thành phố Ninh
Bình, Thanh Hóa, Hà Nam… Các dạng tranh chấp đất đai phổ biến trong thực tế
là: tranh chấp hợp đồng, chuyển nhượng, cho thuê, thừa kế, thế chấp; tranh chấp
do lấn chiếm
Trong nền kinh tế thị trường, người ta coi đất đai là hàng hoá đặc biệt.
Đặc biệt hơn, đối với mỗi con người thì quyền sở hữu đất là một tài sản mang ý
nghĩa to lớn. Có những người trong xã hội phải cố gắng phấn đấu nhiều năm
thậm chí gần như cả cuộc đời mình chỉ để mong có một mảnh đất an cư lập
nghiệp. Như vậy có thể thấy đất đai có một vai trị vơ cùng quan trọng trong đời
sống. Giá trị của đất đai càng lớn kéo theo đó làm một hệ quả tất yếu của các
hành vi vi phạm quy định về đất đai, tranh chấp đất đai ngày càng phổ biến và
mức độ phức tạp ngày càng tăng cao.
Nguyên nhân phát sinh tranh chấp là người dân khơng có thói quen cắm
cột mốc, q trình sử dụng bị sai lệch hoặc chuyển nhượng, tặng cho không làm
đày đủ các thủ tục cần thiết, hợp lệ. Hệ thống hồ sơ địa chính, đặc biệt là bản đồ
địa chính chính quy chưa đầy đủ, thiếu đồng bộ, thống nhất, độ chính xác và tin
cậy khơng cao nên gây ra những khó khăn rất lớn cho các cấp chính quyền địa
phương trong thực thi thẩm quyền quản lý theo quy định của pháp luật, đặc biệt
là ở cấp cơ sở. Nhiều vấn đề lịch sử để lại chưa được giải quyết dứt điểm và kịp
thời như việc xác định nguồn gốc, mốc giới, thời hạn, mục đích, quy chủ sử
dụng đất... đã nảy sinh nhiều bức xúc. Trong quá trình giải quyết tranh chấp, các
cơ quan chức năng gặp không ít khó khăn khi tìm chứng cứ để xác định tính
khách quan của vụ việc, thậm chí có nhiều trường họp phải suy đoán theo lập
luận của các bên. Từ đó, xảy ra nhiều tình trạng khiếu kiện vượt cấp, kéo dài,
thưa gửi nhiều nơi và qua nhiều cấp giải quyết mà các bên vẫn khiếu nại.
Trong những năm qua, công tác giải quyết tranh chấp, khiếu nại trên lĩnh
vực đất đai đã có nhiều chuyển biến tích cực, giải quyết được một khối lượng
lớn vụ việc, góp phần ổn định tình hình chính trị, giữ vững an ninh, trật tự xã
hội. Tuy nhiên, tình hình tranh chấp, khiếu nại có liên quan đến đất đai hiện nay
vẫn cịn diễn biến phức tạp, tiềm ẩn nguy cơ ảnh hưởng đến an ninh chính trị,
trật tự, an tồn xã hội. Đây là một trong những nội dung đang được Đảng, Nhà
nước và xã hội rất quan tâm.
Qua thời gian học tập lớp “Bồi dưỡng ngạch chuyên viên K56” do Trường
Chính trị tỉnh Ninh Bình tổ chức và giảng dạy em được các Thầy, các Cô truyền
đạt những kiến thức và kỹ năng quản lý hành chính nhà nước gồm những nội dung:
- Phần 1. Phần lý thuyết.
- Phần 2. Kiến thức Quản lý nhà nước theo ngành và lãnh thổ.
- Phần 3. Những kỹ năng cơ bản.
Đây là những nội dung hết sức bổ ích và cần thiết cho cán bộ, công chức
trong việc thực thi nhiệm vụ tại cơ quan, đơn vị đang công tác. Vận dụng những
kiến thức đã tiếp thu từ các thầy, các cô, em lựa chọn tình huống “Giải quyết
tranh chấp quyền sử dụng đất giữa hộ ông Đặng Việt Trung và hộ ông Nguyễn
Đức Chuyên tại phố Phúc Hưng, phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình năm
2020” là chủ đề tiểu luận tình huống cuối khóa học.
Tiểu luận tình huống là bài kiểm tra cuối khoá nhằm đánh giá khả năng vận
dụng kiến thức lý luận vào điều kiện thực tiễn của hoạt động quản lý nhà nước
hiện hành. Đây là vấn đề hết sức thiết thực, quan trọng, nhưng cũng rất đa dạng,
phức tạp khi tổ chức thực hiện, nhất là đối với bản thân tôi là cơng chức Địa
chính, xây dựng, đơ thị và mơi trường; việc tham mưu cho lãnh đạo UBND
phường giải quyết sự việc thực tế xảy ra địi hỏi phải có năng lực, trình độ để đưa
ra những phương hướng xử lý thực sự phù hợp với điều kiện cụ thể. Song, những
yêu cầu của tiểu luận tình huống quản lý nhà nước không đơn giản chỉ là việc giải
quyết đơn thuần mà trong đó phải hàm chứa đầy đủ khả năng phân tích cơ sở lý
luận, các quy định; đánh giá ưu, khuyết điểm của từng vấn đề làm cơ sở cho việc
đề xuất kiến nghị giải quyết từng nội dung. Do đó, mặc dù đã cố gắng rất nhiều,
nhưng do thời gian ngắn, kinh nghiệm bản thân có hạn nên bài viết này chắc chắn
còn nhiều hạn chế, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các Thầy, các Cơ để bài
tiểu luận được hồn chỉnh hơn.
Xin chân thành cám ơn Ban Giám hiệu, các thầy cô giáo trường Chính trị
tỉnh Ninh Bình đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho tơi
hồn thành Chương trình học tập này!
Phần I
NỘI DUNG TÌNH HUỐNG
1. Hồn cảnh ra đời
Phường Phúc Thành được Thành lập từ ngày 01/10/1997 diện tích tự
nhiên là 103,7ha; dân số là 2.765 hộ bằng 10.847 nhân khẩu, dân cư được
phân bổ trên địa bàn 15 tổ dân phố; trên địa bàn phường có một số cơ quan
quan trọng của Trung ương, của Tỉnh, Thành phố nhất là các cơ sở y tế và
một số doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn. Phường có vị trí giao thơng
thuận thuận tiện có đường quốc lộ 1A đi qua là đầu mối giao thông quan
trọng nối liền giữa miền Bắc, miền Trung, miền Nam thuận tiện trong các mối
quan hệ với các huyện, thị trong tỉnh, các phường trong thành phố Ninh Bình.
Với vị trí địa lý có được, phường Phúc Thành có nhiều điều kiện để phát triển
kinh tế.
Trình độ dân trí tương đối đồng đều, 70% dân số làm nghề kinh doanh
buôn bán và lao động khác; số cịn lại là cán bộ, cơng nhân, viên chức. Trong
những năm qua được sự quan tâm của Tỉnh, Thành phố cơ sở hạ tầng quy hoạch
đô thị trên địa bàn phường đã được hoàn thiện theo hướng đồng bộ, ngày càng
khang trang, sạch đẹp, nhất là hệ thống vỉa hè, hệ thống cây xanh trên các trục
đường chính; các hạng mục hạ tầng thiết yếu như hệ thống điện chiếu sáng, nước
sinh hoạt của nhân dân được đảm bảo, 100% tuyến đường giao thơng được bê
tơng hóa, nhựa hóa; hệ thống thoát tiêu, thoát nước từng bước được quan tâm đầu
tư, hoàn chỉnh. Ngành nghề chủ yếu của nhân dân trên các trục đường chính là
kinh doanh, dịch vụ, bn bán nhỏ. Những năm gần đây, kinh tế trên địa bàn phát
triển ổn định, thu ngân sách đạt và vượt Kế hoạch đề ra, cơng tác văn hóa xã hội
có nhiều tiến bộ, thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội; công tác quy hoạch xây
dựng, trật tự an tồn giao thơng, trật tự đơ thị, vệ sinh mơi trường có nhiều chuyển
biến tích cực; tình hình an ninh chính trị, trật tự an tồn xã hội, qn sự địa
phương được bảo đảm. Năm 2020 các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều đạt và vượt
kế hoạch. Trong năm phường đã tiếp nhận 05 đơn thư, nội dung các đơn thư
kiến nghị chủ yếu về tranh chấp đất đai, trật tự đô thị, vệ sinh môi trường;
phường đã tổ chức giải quyết xong 05/5 đơn đạt tỷ lệ 100%, trong đó điển hình là
vụ tranh chấp đất đai giữa hộ ông Đặng Việt Trung và hộ ông Nguyễn Đức
Chuyên tại phố Phúc Hưng, phường Phúc Thành, thành phố Ninh Bình.
2. Mơ tả tình huống
Năm 1990 Ơng Đặng Việt Trung, sinh năm 1945, được UBND xã Ninh
Thành xét cấp đất để xây dựng nhà ở với diện tích 140m 2; Chủ sở hữu trong
Giấy chứng nhận QSDĐ mang tên ông Đặng Việt Trung. Năm 1992 ông Nguyễn
Đức Chuyên là em vợ ơng Trung xây dựng gia đình nhưng chưa có đất ở riêng.
Ơng Trung đã cho ơng Chun mượn tạm 70 m2 để làm nhà ở, đến khi nào có
đất ở riêng thì trả lại cho anh là Đặng Việt Trung.
Đến tháng 6 năm 2007 ông Chuyên đã được nhà nước cấp đất ở tại khu
dân cư phía Nam đường Lương Văn Tụy, phường Phúc Thành để xây dựng nhà
ở với diện tích 110m2. Ơng Trung và ơng Chun đã thống nhất với nhau thời
gian là 03 tháng sau khi nhà nước giao đất cho ơng Chun thì ơng Chuyên phải
trả lại phần đất đã mượn cho ông Trung. Nhưng sau khi đã được giao đất tại khu
dân cư phía Nam đường Lương Văn Tụy, phố Phúc Thịnh, phường Phúc Thành
ông Chuyên đã bán lô này lấy tiền và vẫn ở trên phần đất mượn tạm của ông Trung
mà khơng trả lại. Năm 2010 ơng Trung đã có đơn đề nghị UBND phường giải
quyết. UBND phường đã tiến hành hịa giải (có biên bản hịa giải, cơng văn thơng
báo cho ông Chuyên thực hiện cam kết theo kết luận của UBND phường), nhưng
ông Chuyên vẫn chưa trả lại đất cho ông Trung. Năm 2020 ông Trung muốn xây
dựng lại nhà ở nhưng phần đất ông Chuyên mượn vẫn chưa thu lại được để ông
Trung xây dựng nhà theo diện tích đất của ơng đã được cấp. Do điều kiện trong gia
đình khơng giải quyết được nên ơng Trung làm đơn đề nghị UBND phường Phúc
Thành giải quyết.
Phần II
PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG
1. Mục tiêu phân tích tình huống
Phân tích làm rõ bản chất vụ việc, hành vi vi phạm pháp luật, xác định
nguyên nhân và trên cơ sở đó xây dựng phương án xử lý vụ việc nêu trên một
cách hiệu quả, đúng quy định pháp luật, kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền
một số biện pháp cụ thể giải quyết triệt để mâu thuẫn xung quanh vụ việc trên,
góp phần ổn định tình hình an ninh trật tự ở địa phương.
2. Cơ sở lý luận
- Luật Đất đai năm 2013 có hiệu lực từ ngày 01/7/2014.
- Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ hướng dẫn thi
hành Luật Đất đai năm 2013.
- Bộ luật Dân sự năm 2015.
- Bộ tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên (phần I, II)
3. Phân tích diễn biến tình huống
Năm 1990 Ơng Đặng Việt Trung được UBND xã Ninh Thành xét cấp đất
để xây dựng nhà ở với diện tích 140 m2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất là
ông Đặng Việt Trung. Năm 1992 ông Nguyễn Đức Chuyên là em vợ ơng Trung
xây dựng gia đình nhưng chưa có đất ở riêng. Ơng Trung đã cho ơng Chun
mượn tạm khoảng 70m2 để làm nhà ở tạm sinh hoạt, đến khi nào có đất ở riêng
thì trả lại cho anh Đặng Việt Trung. Đến tháng 6 năm 2007 ông Chuyên đã được
nhà nước cấp đất ở tại khu dân cư phía Nam đường Lương Văn Tụy, phố Phúc
Thịnh để xây dựng nhà ở với diện tích 110m 2. Ơng Trung và ơng Chun đã
thống nhất với nhau thời gian là 03 tháng sau khi nhà nước giao đất cho ơng
Chun thì ơng Chun phải trả lại phần đất đã mượn cho ông Trung. Nhưng khi
đã được giao đất tại khu dân cư phía Nam đường Lương Văn Tụy, phố Phúc Thịnh
ông Chuyên đã bán lô này lấy tiền và vẫn ở trên phần đất mượn tạm của ông Trung
mà không hoàn trả lại. Năm 2010 ông Trung đã có đơn đề nghị UBND phường giải
quyết. UBND phường đã tiến hành hịa giải (có biên bản hịa giải, công văn thông
báo cho ông Chuyên thực hiện cam kết theo kết luận của UBND phường), nhưng
ông Chuyên vẫn chưa trả lại đất cho ông Trung. Năm 2020 ông Trung muốn xây
dựng lại nhà ở nhưng phần đất ông Chuyên mượn vẫn chưa thu lại được để ông
Trung xây dựng nhà theo diện tích đất của ơng đã được cấp. Do điều kiện trong gia
đình khơng giải quyết được nên ông Trung làm đơn đề nghị UBND phường Phúc
Thành giải quyết.
Nhận đơn của ông Trung, qua xem xét sự việc, Ủy ban nhân dân phường
Phúc Thành đã mời ông Nguyễn Đức Chuyên lên làm việc, yêu cầu ông Chuyên
thực hiện trả lại phần đất đã mượn ở tạm cho ông Đặng Việt Trung để ông Trung
thực hiện Kế hoạch sửa chữa nhà ở đã xuống cấp, đảm bảo cuộc sống gia đình.
Trên cơ sở quan hệ giữa ơng Trung và ông Chuyên là anh em vợ. Do vậy UBND
phường Phúc Thành đã tổ chức hòa giải nhiều lần, đề nghị hai hộ ông Trung và
ông Chuyên bàn bạc và thống nhất với nhau về thời gian, kế hoạch trả đất sao
cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh, đồng thời giữ được tình cảm gia đình,
nhưng hai bên vẫn khơng thỏa thuận được do đó kết quả hịa giải khơng thành.
Năm 2020 UBND phường đề nghị ông Đặng Việt Trung chuyển đơn đến TAND
thành phố Ninh Bình xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật.
4. Nguyên nhân
Do quá trình phát triển của xã hội, là phường trung tâm của thành phố, do
vậy giá trị đất ở trên địa bàn phường ngày một tăng cao. Vợ chông ông Nguyễn
Đức Chun khơng có nghề nghiệp ổn định, kinh tế gia đình khó khăn thu nhập
chính của gia đình chỉ trông chờ vào việc ông Chuyên đi xe ôm. Bên cạnh đó
giữa 2 hộ gia đình ơng Đặng Việt Trung và ơng Nguyễn Đức Chun trong q
trình chung sống đã xảy ra mâu thuẫn, tình cảm gia đình bị rạn nứt, dẫn đến
tranh chấp ngày một gia tăng, ông Trung địi lại phần đất cho ơng Chun mượn
ở tạm. Cơng tác tuyên truyền phổ biến pháp luật ở cở sở hiệu quả chưa cao, dẫn
đến người dân chưa hiểu hết trách nhiệm - nghĩa vụ và quyền lợi của mình.
5. Hậu quả
Việc tranh chấp đất đai giữa những cá nhân trong gia đình ơng Đặng Việt
Trung và ơng Nguyễn Đức Chuyên dẫn đến hậu quả làm mất an ninh trật tự ở
địa phương; gây thiệt hại về kinh tế và tình cảm gia đình giữa các bên và làm
ảnh hưởng đến việc xây dựng tình làng nghĩa xóm ở tổ dân phố.
PHẦN III
XỬ LÝ TÌNH HUỐNG
1. Mục tiêu xử lý tình huống
Mục tiêu chung:
- Tăng cường pháp chế, giữ được kỷ cương phép nước
- Bảo vệ lợi ích chính đáng của công dân
Mục tiêu cụ thể:
Vụ kiện tranh chấp về đất đai giữa hộ gia đình ơng Đặng Việt Trung và
ơng Nguyễn Đức Chuyên. Vậy ta phải xác định rõ:
+ Đối tượng cần giải quyết?
+ Cấp nào, cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết?
+ Đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các bên có tranh chấp.
+ Làm thế nào để giải quyết nhanh, có hiệu quả cao đối với các vụ việc
hành chính trong bộ máy quản lý hành chính nhà nước, mang lại sự hài lịng
cho người dân.
2. Xây dựng các phương án, chọn phương án tối ưu
a) Phương án 1: Tuyên truyền, thuyết phục, giáo dục ở cơ sở.
Giả thuyết nếu tổ dân phố, các tổ chức đồn thể ở cơ sở phố thường
xun nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng để kịp thời phổ biến, tuyên
truyền giáo dục pháp luật cho người dân. Nếu có mẫu thuẫn xảy ra ở khu dân
cư, tổ hòa giải ở cơ sở phải tổ chức hòa giải, thuyết phục, để tránh đơn thư,
khiến kiện kéo dài. Nhưng phải xây dựng được các tổ chức đồn thể đủ mạnh,
uy tín, có kiến thức, có hiểu biết về pháp luật thì mới giải quyết sự việc có
tình có lý, hài hịa giữa hai bên.
- Ưu điểm: đơn giản, không tốn kém, giữ được mối quan hệ tình cảm
gia đình, cùng nhau xây dựng gia đình hạnh phúc, ấm no.
- Nhược điểm: kỷ cương, phép nước dễ bị xem nhẹ.
b) Phương án 2: UBND phường Phúc Thành và các tổ chức đồn
thể chính trị - xã hội phường tổ chức hòa giải, phổ biến pháp luật.
- Ưu điểm: Thực hiện đúng quy định của pháp luật, giữ được tình cảm gia
đình, đảm bảo an ninh trật tự ở khu dân cư, tạo dựng lòng tin của nhân dân.
- Nhược điểm: Nếu xử lý không khéo thì đây là cơ hội phát sinh cho
tiêu cực, nhũng nhiễu, làm giảm sút lòng tin của nhân dân.
Cụ thể:
Sau khi nhận đơn của ơng Đặng Việt Trung thì UBND phường Phúc
Thành tiến hành mời đương sự và các bên liên quan lên UBND phường hòa
giải theo quy định của pháp luật.
+ Nếu hịa giải thành thì UBND phường lập biên bản hòa giải thành và kết
thúc vụ việc.
+ Nếu hịa giải khơng thành thì UBND phường lập biên bản hịa giải
khơng thành và hướng dẫn các bên tranh chấp nộp đơn khởi kiện đến TAND
để giải quyết.
c) Phương án 3: Chuyển hồ sơ lên Tòa án nhân dân giải quyết.
Ưu điểm:
- Đảm bảo nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa. Thể hiện được tính
nghiêm minh của Pháp luật
- Bảo vệ lợi ích chính đáng cho cơng dân.
Nhược điểm:
- Tình cảm gia đình bị rạn nứt
- Làm ảnh hưởng đến trật tự xã hội.
- Làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Bộ máy hành chính nhà nước
ở địa phương.
Trong 03 phương án trên em chọn phương án 02 để giải quyết tình
huống:
Căn cứ Luật đất đai năm 2013 Điều 202 Hòa giải tranh chấp đất đai và
Điều 203 Thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai, thì Chủ tịch UBND
phường có trách nhiệm tổ chức hịa giải tranh chấp đất đai tại địa phương
mình, trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị xã hội của phường.
- Trong q trình hịa giải phải ln ln tơn trọng ý chí của mỗi bên và
đương sự tham gia khiếu kiện. Khuyến khích các bên (hộ ông Trung và ông
Chuyên) cùng nhau thỏa thuận tìm hướng tối ưu nhất để giải quyết thỏa đáng
mà vẫn giữ được tình cảm anh em trong gia đình(các hội nghị hòa giải đều
được ghi biên bản).
- Trường hợp hòa giải không thành, UBND phường đề nghị 1 trong 2 bên
đương sự chuyển đơn đề nghị đến TAND giải quyết theo quy định của pháp luật.
PHẦN IV
KIẾN NGHỊ
1. Kiến nghị với các cơ quan Đảng, Nhà nước
- Bên cạnh việc ban hành, sửa đổi Luật đất đai hiện hành, Nhà nước cần
xem xét xây dựng, ban hành nhanh chóng hệ thống chính sách pháp luật đất đai
một cách hồn thiện, đồng bộ, các văn bản hướng dẫn thống nhất từ trung ương
đến địa phương đầy đủ, kịp thời, tránh hiện tượng chồng chéo và phù họp với sự
phát hiển của kinh tế xã hội đất nước.
- Chú trọng củng cố, hoàn thiện tổ chức bộ máy ngành địa chính từ Trung
ương đến cơ sở, quan tâm đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, cơng chức trong
ngành nhằm nâng cao trình độ, kiến thức quản lý nhà nước về đất đai cũng như
năng lực chuyên môn để đáp ứng tốt yêu cầu giải quyết các vấn đề thực tế đặt ra,
đặc biệt là đội ngũ cán bộ địa chính xã, phường, thị trấn. Lực lượng này có vai
trị rất quan trọng, đảm nhiệm giải quyết những vấn đề nảy sinh từ cơ sở.
- Quan tâm đầu tư kinh phí cho đo đạc lập bản đồ và hồ sơ địa chính cũng
như đầu tư các thiết bị máy móc, cơng nghệ tiên tiến, hiện đại, tạo điều kiện cho
ngành xây dựng nhanh chóng, đầy đủ và chính xác hệ thống bản đồ, hồ sơ địa
chính để đáp ứng việc quản lý đất đai một cách có hiệu quả nhất ở các cấp như
ứng dụng công nghệ tin học vào quản lý, khai thác tư liệu, trang bị máy móc
thiết bị cơng nghệ mới cho đo vẽ, thành lập bản đồ và các tư liệu, hồ sơ địa
chính khác...
- Tăng cường sự quan tâm, lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, sự chỉ đạo sát
sao, Chuyên quyết, nhất quán của cấp huyện, cấp tỉnh đối với chính quyền cơ sở.
Đặc biệt, trong những vấn đề phức tạp, nhạy cảm như bồi thường, giải phóng
mặt bằng, giải quyết khiếu nại, tố cáo, xử lý vi phạm đất đai.
2. Kiến nghị với các cơ quan quản lý cấp trên.
- Khi có hiện tượng tranh chấp đất đai giữa các chủ sử dụng đất và các
chủ sử dụng có đơn đề nghị các cấp giải quyết thì chính quyền các cấp mà đầu
tiên là cấp xã, phường tổ chức giải quyết ngay theo thẩm quyền cuả mình mà
pháp luật quy định, tránh để tồn đọng kéo dài gây mất đoàn kết trong nhân dân.
- Khi đã giải quyết thì phải giải quyết triệt để trên cơ sở hợp pháp, hơp lý.
Ngay sau khi giải quyết tranh chấp ổn thoả phải tiến hành việc hoàn chỉnh các hồ
sơ địa chính càn thiết có liên quan, để tránh có sự tranh chấp tiếp theo mang tính
dây chuyền. Đây chính là cơ sở pháp lý cho công tác quản lý đất đai sau này.
- Tăng cường phổ biến, tuyên truyền pháp luật đất đai nói riêng và các
pháp luật nói chung trong nhân dân bằng nhiều hình thức, nhằm giáo dục mọi
người có ý thức chấp hành đúng các chính sách pháp luật của nhà nước. Đồng
thời cấp uỷ và các cấp chính quyền địa phương cần quan tâm đến cơng tác địa
chính một cách thoả đáng để giải quyết kịp thời, có hiệu quả các vấn đề đặt ra.
- Chính quyền địa phương cần cụ thể hố bằng pháp luật đối với những
vấn đề được Trung ương uỷ quyền một cách kịp thời, phù họp với tình hình kinh
tế, xã hội ở địa phương.
- Phải tăng cường xây dựng chính quyền cơ sở vững mạnh, đáp ứng yêu
cầu quản lý và điều hành các mặt hoạt động của địa phương. Tiếp tục kiện toàn
hệ thống cơ quan quản lý đất đai, tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ - công
chức, quản lý đất đai trên địa bàn đáp ứng yêu cầu quản lý đất đai trong tình
hình mới. Tăng cường trách nhiệm và sự phối hợp hoạt động, phân định rõ trách
nhiệm, quyền hạn trong quản lý đất đai giữa các ngành, các cấp, khắc phục tình
trạng chồng chéo hoặc khoảng trống trong quản lý đất đai.
- Thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở. Làm tốt công tác tuyên truyền
phổ biến giáo dục pháp luật đất đai, nâng cao ý thức pháp luật đất đai. Cơng
khai, minh bạch hố các văn bản của Nhà nước liên quan đến quyền, nghĩa vụ
của người sử dụng đất. Tập trung xử lý dứt điểm những vấn đề lịch sử để lại
trong quản lý, sử dụng đất đai, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người sử dụng
đất và lợi ích của Nhà nước, xã hội, thiết lập trật tự quản lý, sử dụng đất theo
pháp luật. Tổ chức tốt cơng tác hịa giải ở cơ sở.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả giải quyết các khiếu nại về đất đai đối với
cấp huyện, gắn với tăng cường công tác tiếp dân, đối thoại giải đáp, giải thích
pháp luật có liên quan đến khiếu nại, tranh chấp. Để làm tốt nội dung này, địi
hỏi cán bộ thụ lý hồ sơ phải có kiến thức nghiệp vụ chun mơn, am hiểu pháp
luật, có kinh nghiệm thực tiễn, có trách nhiệm cao, nghiên cứu kỹ hồ sơ. Bộ máy
hành chính ở địa phương phải hiểu rất rõ pháp luật về đất đai của từng thời kỳ,
áp dụng đúng pháp luật hiện hành. Có như vậy chất lượng giải quyết khiếu nại,
tranh chấp về đất đai mới có tính khả thi và phù họp với pháp luật.
- Tăng cường đầu tư tài chính, cơ sở vật chất, hiện đại hố, tin học hố,
ứng dụng cơng nghệ thông tin trong quản lý đất đai trên địa bàn, xây dựng hoàn
thiện cơ sở dữ liệu đất đai, đảm bảo tính nhanh nhạy, chính xác, cập nhật kịp
thời mọi biến động trong quản lý, sử dụng đất.
- Tăng cường cơng tác xác lập hồ sơ địa chính các cấp và cấp giấy chứng
nhận QSD đất, chỉnh lý biến động đất đai thường xuyên gắn với công tác lưu trữ
hồ sơ tài liệu. Cơng tác này rất có ý nghĩa đối với công tác giải quyết hồ sơ
khiếu nại, tranh chấp đất đai khi phát sinh khiếu nại thì thời gian thụ lý sẽ rút
ngắn vì có đầy đủ căn cứ để xem xét. Nội dung này liên quan trực tiếp đến cán
bộ địa chính xây dựng cấp xã, thơng tin về nguồn gốc đất, q trình sử dụng và
biến động đất đai ... để tham mưu hòa giải ở cơ sở ngay khi khiếu nại, tranh chấp
phát sinh.
- Tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra về áp dụng pháp luật về đất đai,
để sớm phát hiện những bất cập trong chính sách, những thiếu sót, vi phạm
trong tổ chức thực hiện, nhằm triệt tiêu nguyên nhân, ngăn chặn những phát sinh
mới về tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai. Chuyên quyết giải quyết hết các
trường họp tồn đọng, không để kéo dài, phức tạp thêm
KẾT LUẬN
Những năm qua, nền kinh tế thị trường ở nước ta được xây dựng theo
định hướng xã hội chủ nghĩa, có sự quản lý của Nhà nước đặt dưới sự lãnh đạo
của Đảng, đã tác động mạnh mẽ đến mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, tạo điều
kiện cho con người phát triển đầy đủ về nhân cách như tính quyết đốn, độc lập,
tự chủ, tự chịu trách nhiệm, mạnh dạn, sáng tạo. Song bên cạnh đó, mặt trái của
nền kinh tế thị trường tác động làm cho một bộ phận cán bộ, nhân dân sa vào chủ
nghĩa thực dụng, cá nhân, thiếu tâm huyết với công việc, chưa thực sự gương
mẫu, nói khơng đi đơi với làm. Những biểu hiện này phần nào làm giảm niềm tin
của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, với chế độ xã hội chủ nghĩa.
Và thực tế trong những năm qua, vấn đề tranh chấp đất đai, khiếu kiện
liên quan đến đất đai đã trở thành vấn đề bức xúc trong xã hội. Ngun nhân
dẫn đến tình trạng trên có nhiều nhưng chủ yếu là do hệ thống pháp luật về đất
đai chưa hoàn chỉnh; lịch sử đất đai vốn vơ cùng phức tạp do sự thay đổi chính
sách, cơ chế quản lý,… do vậy dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực trong lĩnh
vực đất đai; hiệu lực quản lý hành chính nhà nước của chính quyền địa phương
chưa thực sự hiệu quả. Kiến thức về pháp luật của một bộ phận không nhỏ
trong nhân dân chưa nhận thức đầy đủ, nặng về đòi hỏi quyền lợi; các chế tài
để xử lý vi phạm cịn chồng chéo, có nội dung chưa rõ ràng cụ thể, do vậy
nhiều tồn tại về đất đai chưa được giải quyết dứt điểm.
Qua vụ việc tranh chấp quyền đất đai xảy ra ở phố Phúc Hưng, phường
Phúc Thành, thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình khơng phải là vụ việc có
tính chất phức tạp, cũng chỉ phản ánh một khía cạnh trong lĩnh vực quản lý đất
đai. Nhưng điều đáng suy ngẫm là trong cuộc sống hiện nay, yếu tố đạo đức bị
coi nhẹ, con người coi trọng vật chất mà coi thường đạo lý, vì vật chất mà hất
đổ tình anh em. Do vậy, các cấp ủy đảng, chính quyền, MTTQ và các đồn thể
chính trị - xã hội cần phải thường xun nâng cao trình độ năng lực cơng tác,
kỹ năng truyền đạt thuyết phục giáo dục pháp luật, đạo đức lối sống, giáo dục
truyền thống đạo lý tốt đẹp của cha ông ta, để người dân được nhận thức đầy
đủ, đúng đắn, toàn diện các quy định của pháp luật trên các lĩnh vực, từ đó tự
giác chấp hành và vận động người thân, gia đình thực hiện; từ đó những quyền
lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân được bảo vệ, mọi người dân được
sống trong mơi trường bình đẳng, lành mạnh, hạn chế những hành vi vi phạm
pháp luật.
Phát huy vai trò làm chủ của nhân dân và tăng cường sự lãnh đạo của Đảng
đối với nhà nước bằng chủ trương, đường lối của Đảng. Đảng phải thường xuyên tổ
chức kiểm tra, kiểm soát việc thực hiện chủ trương, đường lối của mình.
Cơng tác giải quyết khiếu nại, tranh chấp đất đai là một trong những nội
dung quan trọng của công tác quản lý Nhà nước về đất đai. Các vụ việc đã được
giải quyết thì phải tổ chức thực hiện, kiểm tra, đôn đốc kịp thời để không xảy ra
khiếu kiện kéo dài, gây bức xúc, làm phát sinh những quan hệ khiếu kiện mới
phức tạp hơn.
Thực hiện tốt các nội dung này khơng những góp phần nâng cao chất
lượng, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về đất đai, mà cịn góp phần đáng kể
trong việc phát triển kinh tế, đảm bảo trật tự xã hội cũng như củng cố niềm tin
của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước.
Quản lý nhà nước được thực hiện theo pháp luật là cơ sở chủ yếu để điều
chỉnh các quan hệ xã hội. Vì vậy, mọi vấn đề thuộc về quản lý phải tuân thủ
đúng theo quy định của pháp luật, ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm.
Cần tăng cường tổ chức việc giáo dục pháp luật đến tận cơ sở; làm cho
mọi người thông hiểu pháp luật. Thực hiện “Sống và làm việc theo Hiến pháp và
Pháp luật”. Giáo dục pháp luật cho công dân phải được thực hiện ở mọi lúc, mọi
nơi, mọi lứa tuổi. Các bộ luật cơ bản của nước ta cần được đưa vào thành mơn
học ngoại khóa cho học sinh phổ thơng và tổ chức sinh hoạt theo tình huống
tháng hoặc tuần/lần; sắm vai hoặc phiên tòa giả định sao cho thật sự thu hút, vui,
dễ nhớ. Để sau này các em có một số kiến thức cơ bản, khơng chỉ góp phần cho
sự hiểu biết về pháp luật của bản thân mà cịn tham gia thuyết phục người
thân trong gia đình cũng như ngồi xã hội.
Phải thực hiện cải cách hành chính trong việc giải quyết các vấn đề liên
quan đến đất đai nhà ở, tránh gây phiền hà, hạch sách nhũng nhiễu nhân dân.
Thường xuyên tạo điều kiện nâng cao trình độ về mọi mặt nhất là kiến thức quản
lý nhà nước cho cán bộ từ cơ sở đến tỉnh… những người thường
xuyên trực tiếp làm việc với người dân.
Trong quá trình giải quyết tranh chấp về đất đai cần quán triệt quan điểm
lấy dân làm gốc, dựa vào dân, bàn bạc dân chủ, phát huy tinh thần đoàn kết tương
trợ trong nội bộ nhân dân; đề cao vai trò của các đồn thể nhân dân trong cơng tác
hịa giải, giải quyết tranh chấp về đất đai.
Bằng kiến thức được tiếp thu được từ lớp bồi dưỡng kiến thức ngạch
chuyên viên và sự tích lũy của bản thân, bản thân em lựa chọn tình huống
quản lý vừa diễn ra trong thực tế của địa phương để phân tích làm rõ bản chất
vụ việc. Trên cơ sở đó, mạnh dạn đề nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ở thành phố Ninh Bình, tỉnh Ninh Bình một số gợi ý, biện pháp cụ thể, góp phần
giải quyết vụ việc một cách hiệu quả nhất, nhanh chóng ổn định tình hình,
khơng để nảy sinh những tình huống phức tạp tiếp theo, tạo điều kiện thuận lợi
cho việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
NGƯỜI VIẾT TIỀU LUẬN
Lã Văn HùngLaNguyễn
Trung LLãHải
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nội dung Tài liệu bồi dưỡng ngạch chuyên viên của Học viện hành
chính quốc gia, bài giảng của Trường Chính trị tỉnh Ninh Bình
2. Luật đất đai năm 2013.
3. Bộ luật Dân sự năm 2015
4. Một số tài liệu khác.
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
STT
Ký hiệu
Thơng thường
1
UBND
Ủy ban nhân dân
2
MTTQ
Mặt trận Tổ quốc
3
TAND
Tịa án nhân dân
4
QSDĐ
Quyền sử dụng đất
MỤC LỤC