Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của đảng, nhà nước việt nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (99.05 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................1
NỘI DUNG..........................................................................................................................2
1. Tình hình dân tộc, tơn giáo ở Việt Nam...........................................................................2
1.1 Những đặc điểm cơ bản, tình hình dân tộc ở Việt Nam.................................................2
1.2. Những đặc điểm cơ bản, tình hình tơn giáo ở Việt Nam..............................................4
2. Quan điểm, chính sách dân tộc, đồn kết dân tộc và cơng tác tôn giáo của Đảng và
Nhà nước ta..........................................................................................................................5
2.1. Quan điểm, chính sách dân tộc, đồn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước ta...............5
2.1.1. Những quan điểm về dân tộc, đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước ta...............5
2.1.2. Trong thời kỳ mới, Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện chính sách dân tộc,
đồn kết dân tộc như sau:.....................................................................................................7
2.2. Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về tôn giáo và công tác tôn giáo............7
3. Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, chính sách tơn giáo của Đảng, Nhà nước Việt
Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay..................................................................9
KẾT LUẬN........................................................................................................................15
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................................16


LỜI MỞ ĐẦU

Việt Nam là một quốc gia thống nhất, đa dân tộc, đa tín ngưỡng, tơn giáo. Trải
qua hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, đồng bào các dân tộc, tơn giáo ln ln
đồn kết, chung tay đấu tranh với “thiên tai, địch họa”, xây dựng Tổ quốc ngày càng
giàu mạnh. Với quan điểm nhất quán, xuyên suốt trong lãnh đạo thực hiện chính sách
dân tộc và tơn giáo, Đảng và Nhà nước ta đề ra nhiều chủ trương, chính sách phát triển
kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo vùng dân tộc và miền núi. Trong đó, nhiều chính
sách đi vào cuộc sống, diện mạo kinh tế các địa phương miền núi, hải đảo, vùng đồng
bào dân tộc từng bước phát triển. Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện nảy
sinh nhiều thách thức, địi hỏi cần phải được điều chỉnh, thay đổi cho phù hợp với tình
hình mới.


Cho tới thời điểm hiện nay, Đảng ta vẫn luôn khẳng định vấn đề dân tộc, vấn đề
tôn giáo và công tác dân tộc, công tác tôn giáo là vấn đề chiến lược có tầm quan trọng
đặc biệt; thực hiện tốt chính sách dân tộc, tơn giáo, phát huy truyền thống và sức mạnh
của khối đại đoàn kết toàn dân tộc là một đảm bảo quan trọng cho thắng lợi của sự
nghiệp cách mạng của toàn Đảng, tồn dân và tồn qn ta. Do đó, tơi chọn chủ đề
“Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước
Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay” để làm bài thu hoạch cho môn
học Lý luận dân tộc và quan hệ dân tộc ở Việt Nam. Do kiến thức và tầm hiểu biết cịn
hạn chế nên bài viết của tơi khơng tránh khỏi sai sót rất mong được các giảng viên góp
ý kiến cho bài thu hoạch được hồn thiện.
Hà Nội, ngày 05 tháng 9 năm 2019

1


NỘI DUNG
1. Tình hình dân tộc, tơn giáo ở Việt Nam
1.1 Những đặc điểm cơ bản, tình hình dân tộc ở Việt Nam
Việt Nam là quốc gia thống nhất gồm 54 dân tộc (53 dân tộc thiểu số chiếm
14% dân số cả nước, cư trú chủ yếu ở miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới),
cùng cư trú, tồn tại và phát triển trên lãnh thổ Việt Nam, đã sớm hình thành các đặc
điểm cơ bản:
Cộng đồng các dân tộc Việt Nam chung sống đoàn kết, hoà hợp. Ngay từ thuở
khai sinh, các dân tộc phải cố kết, chung sức, chung lòng chống chọi với thiên nhiên,
bão lũ; tinh thần đoàn kết càng được phát huy hơn trong lịch sử đấu tranh chống giặc
ngoại xâm, giải phóng dân tộc. Trong sự nghiệp cách mạng, dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam, truyền thống đoàn kết, thống nhất dân tộc không ngừng
được củng cố và phát triển, tạo nên sức mạnh vĩ đại để chiến thắng thiên tai, chiến
thắng thù trong, giặc ngoài đem lại thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Các dân tộc cư trú xen kẽ nhau, có trình độ phát triển kinh tế - xã hội khơng

đồng đều, nhưng khơng có sự phân chia lãnh thổ và chế độ xã hội riêng. Hình thái cư
trú xen kẽ nhiều dân tộc anh em, phản ánh mối quan hệ đoàn kết, thống nhất của cộng
đồng dân tộc Việt Nam trong một quốc gia. Những năm gần đây, gắn liền với sự phát
triển kinh tế, văn hoá, xã hội, tính chất đan xen đó càng tăng lên. Hiện nay, ở miền núi
hầu như khơng có tỉnh, huyện nào chỉ có một cồng đồng hai dân tộc sinh sống, như:
Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Kon Tum, Gia Lai, Đăk Lăk, Đăk Nông, Lâm
Đồng… Do địa bàn cư trú, phong tục tập quán và tâm lý, lối sống của các dân tộc, nên
trình độ phát triển kinh tế - xã hội của vùng, miền dân tộc không đồng đều. Một số
dân tộc có dân số ít, ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế - xã hội cịn gặp khó khăn,
như: Si La, Pu Péo, Rơ Măm, Brâu, Ơ Đu…

2


Mỗi dân tộc có bản sắc văn hóa riêng, tạo nên nền văn hóa Việt Nam đa dạng,
phong phú, thống nhất. Mỗi dân tộc đều có phong tục, tập quán, tâm lý, lối sống, tín
ngưỡng tơn giáo mang tính đặc thù, tạo nên những sắc thái văn hóa riêng của từng dân
tộc, tồn tại và phát triển trong tính đa dạng và thống nhất của nền văn hóa các dân tộc
Việt Nam.
Địa bàn cư trú của các dân tộc thiểu số có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng
về chính trị, kinh tế, văn hóa, an ninh, quốc phịng, đối ngoại và bảo vệ bền vững môi
trường sinh thái. Đồng bào cư trú suốt dọc tuyến biên giới phía Bắc, Tây và Tây Nam,
có nhiều cửa ngõ thơng thương giữa nước ta với các nước trong khu vực và trên thế
giới. Đây là địa bàn có nguồn tài nguyên phong phú, đa dạng, có hệ thống rừng phịng
hộ, rừng đặc dụng phục vụ cho sự nghiệp phát triển của đất nước và bảo vệ bền vững
môi trường sinh thái. Trong tình hình hiện nay, miền núi là địa bàn tiềm năng, mang
tính chiến lược, cơ bản cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Kinh tế ở miền núi, các dân tộc thiểu số còn chậm phát triển, tình trạng du
canh, du cư, di dân tự do vẫn còn diễn biến phức tạp. Kết cấu hạ tầng (điện, đường,
trường, trạm, dịch vụ) ở vùng sâu, vùng xa, vùng căn cứ cách mạng vẫn cịn khó

khăn, nhiều nơi mơi trường sinh thái tiếp tục bị suy thoái.
Tỉ lệ hộ đói nghèo ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi cao hơn so với bình
quân chung cả nước, khoảng cách chênh lệch về mức sống, về trình độ phát triển kinh
tế - xã hội giữa các dân tộc, giữa các vùng ngày càng gia tăng; chất lượng, hiệu quả về
giáo dục đào tạo cịn thấp, cơng tác chăm sóc sức khỏe cho đồng bào dân tộc thiểu số
gặp nhiều khó khăn, một số bản sắc tốt đẹp trong văn hóa của các dân tộc thiểu số
đang bị mai một, một số tập quán lạc hậu, mê tín dị đoan có xu hướng phát triển.
Hệ thống chính trị cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi cịn yếu,
tỉ lệ cán bộ có trình độ cao đẳng, đại học thấp. Năng lực, trình độ cán bộ xã, phường
còn hạn chế, số lượng đảng viên là người dân tộc thiểu số thấp, vẫn cịn thơn bản chưa
3


có đảng viên. Hoạt động của cấp ủy, chính quyền, mặt trận và đoàn thể ở nhiều nơi
chưa sát dân, chưa tập hợp được đồng bào.
Các thế lực thù địch ln tìm cách lợi dụng những khó khăn về đời sống, trình
độ dân trí thấp của đồng bào và những sai sót của các cấp, các ngành trong thực hiện
chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước ta để kích động tư tưởng ly khai, tự trị, phá
hoại truyền thống đoàn kết và thống nhất của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, gây
mất ổn định chính trị, nhất là trên các địa bàn chiến lược, trọng điểm.
1.2. Những đặc điểm cơ bản, tình hình tơn giáo ở Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia có nhiều tín ngưỡng tôn giáo. Đến nay Nhà nước ta
công nhận tư cách pháp nhân cho 12 tôn giáo và cấp đăng ký hoạt động cho 32 tổ
chức tôn giáo (tôn giáo gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao Đài, Phật giáo Hòa
Hảo, Hồi giáo, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ ân Hiếu
nghĩa, Giáo hội Phật đường Nam tông Minh sư đạo, Minh lý đạo – tam tông miếu và
đạo Bà hải. Chức sắc các tôn giáo: Phật giáo 48.498, Công giáo 3.394, Tin lành 132,
Cao Đài 14.261, Hòa Hảo 1.956, Hồi giáo 699. Cơ sở thờ tự: Phật giáo 16.984, Công
giáo 5.546, Tin lành 320, Cao Đài 1.290, Hòa Hảo 39, Hồi giáo 79. Cơ sở đào tạo:
Phật giáo Học viện Phật giáo 4; Công giáo Đại chủng viện 6); khoảng 25% dân số là

tín đồ theo các tơn giáo. Số lượng tín đồ 6 tôn giáo lớn: Phật giáo 10 triệu; Công giáo
5,9 triệu; Cao Đài 2,4 triệu; Phật giáo Hòa Hảo 1,3 triệu, Tin lành gần 1 triệu; Hồi
giáo trên 7 vạn.
Đại đa số tín đồ các tơn giáo là người lao động, chủ yếu là nông dân cư trú trên
địa bàn cả nước, một bộ phận tín đồ là đồng bào dân tộc thiểu số theo các tôn giáo cư
trú ở các địa bàn Tây Bắc (100 ngàn), Tây Nguyên (400 ngàn), Tây Nam Bộ (1,3
triệu).
Trong công cuộc đổi mới đất nước, đa số chức sắc và tín đồ các tơn giáo tích
cực thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hành đạo trong
4


khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật. Phát huy tinh thần yêu nước, đại đoàn kết toàn dân
tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Tuy nhiên, tình hình hoạt động tơn giáo cịn có những diễn biến phức tạp, tiềm
ẩn các yếu tố có thể gây mất ổn định ở cơ sở: Một số tôn giáo đẩy mạnh củng cố tổ
chức, phát triển tín đồ, phơ trương thanh thế, lợi dụng truyền đạo trái pháp luật, kích
động tín đồ địi đất, cơ sở thờ tự của tôn giáo. Ở một số nơi, nhất là ở vùng dân tộc
thiểu số, một số người đã lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo kích động tín đồ tham gia hoạt
động chống đối chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc gây mất ổn định
chính trị xã hội. Thành lập các Hội đồn tơn giáo mang yếu tố chính trị, kích động tín
đồ, làm giảm vai trị, uy tín của đảng viên có đạo ở cơ sở địa phương. Còn xuất hiện
“tà đạo” mang yếu tố mê tín, phản văn hố, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Các thế lực thù địch trong và ngoài nước triệt để lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tơn
giáo gắn với vấn đề dân tộc, dân chủ, nhân quyền để chống phá cách mạng nước ta.
2. Quan điểm, chính sách dân tộc, đồn kết dân tộc và công tác tôn giáo của
Đảng và Nhà nước ta
2.1. Quan điểm, chính sách dân tộc, đồn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước ta
2.1.1. Những quan điểm về dân tộc, đoàn kết dân tộc của Đảng và Nhà nước ta
Về dân tộc, đồn kết các dân tộc có vị trí chiến lược trong sự nghiệp cách

mạng nước ta. Đại đoàn kết toàn dân tộc trên nền tảng liên minh giai cấp công nhân
với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức, dưới sự lãnh đạo của Đảng, là đường lối
chiến lược của cách mạng Việt Nam; là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và là nhân
tố có ý nghĩa quyết định bảo đảm thắng lợi bền vững của sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
Dân tộc và đoàn kết dân tộc là vấn đề chiến lược cơ bản, lâu dài; đồng thời là
vấn đề cấp bách hiện nay của công cuộc đổi mới đất nước. Các dân tộc trong đại gia
đình Việt Nam bình đẳng, đồn kết, u thương, tơn trọng và giúp nhau cùng tiến bộ,
thực hiện thắng lợi sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước. Lấy mục tiêu
xây dựng một nước Việt Nam hồ bình, độc lập, thống nhất, tồn vẹn lãnh thổ, dân
5


giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh làm điểm tương đồng, xoá bỏ mặc
cảm, định kiến về quá khứ, thành phần giai cấp, chấp nhận những điểm khác nhau
khơng trái với lợi ích chung của dân tộc; đề cao tinh thần dân tộc, truyền thống nhân
nghĩa, khoan dung… để tập hợp, đoàn kết mọi người vào mặt trận chung, tăng cường
đồng thuận xã hội.
Thực hiện bình đẳng giữa các dân tộc là quan điểm nhất quán của Đảng ta
trong giải quyết vấn đề dân tộc, chính sách dân tộc. Các dân tộc có dân số dù ít hay
nhiều, ở trình độ phát triển cao hay thấp đều bình đẳng về chính trị, kinh tế, văn hố,
xã hội, an ninh - quốc phịng, bình đẳng về quyền và nghĩa vụ đối với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
Đoàn kết dân tộc phải trên cơ sở lấy mục tiêu xây dựng đất nước Việt Nam hồ
bình, độc lập, thống nhất, tồn vẹn lãnh thổ, dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh làm điểm tương đồng; tập hợp, đoàn kết mọi người vào một mặt trận
chung, tăng cường đối thoại xã hội, đảm bảo thực hiện thắng lợi sự nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình đẳng, đồn kết, thương u, tơn
trọng, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Ln tơn trọng lẫn nhau về lợi ích, truyền thống,

văn hố, ngơn ngữ, phong tục tập qn của các dân tộc; dân tộc có trình độ phát triển
cao phải có trách nhiệm giúp đỡ dân tộc có trình độ phát triển thấp, vùng kinh tế - xã
hội phát triển phải giúp đỡ vùng kinh tế - xã hội chậm phát triển, nhằm đảm bảo các
dân tộc có điều kiện phát triển tồn diện, tiến kịp trình độ phát triển chung của cả
nước. Kiên quyết đấu tranh với mọi âm mưu chia rẽ đoàn kết dân tộc; tránh tư tưởng
kỳ thị dân tộc, tư tưởng ỷ lại trông chờ vào sự hỗ trợ của Trung ương và tương trợ của
dân tộc khác.
Phát triển tồn diện chính trị, kinh tế, văn hố, xã hội, an ninh - quốc phịng ở
vùng dân tộc và miền núi, gắn tăng trưởng kinh tế với giải quyết các vấn đề xã hội,
thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Ưu tiên đầu tư phát triển kinh tế xã hội các vùng dân tộc, khai thác có hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của từng vùng, đi
đôi với bảo vệ bền vững môi trường sinh thái, phát huy nội lực, tinh thần tự lực, tự
cường của đồng bào các dân tộc. Công tác dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc là
nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân, của các cấp, các ngành, của tồn bộ hệ
thống chính trị.
6


Năm quan điểm nêu trên vừa cơ bản, vừa có giá trị lâu dài trong công tác dân
tộc ở nước ta, đòi hỏi phải nắm vững và quán triệt thực hiện chặt chẽ, nhất quán trong
giải quyết vấn đề dân tộc, nhất là các cơ sở có nhiều dân tộc thiểu số.
2.1.2. Trong thời kỳ mới, Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện chính sách
dân tộc, đồn kết dân tộc như sau:
Đẩy mạnh cơng tác xố đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống của đồng bào các
dân tộc thiểu số, trọng tâm là đồng bào vùng cao, vùng sâu, vùng xa, khu vực biên
giới. Giúp đồng bào các dân tộc khắc phục tình trạng thiếu đất sản xuất, nhà ở tạm bợ,
thiếu nước sinh hoạt, nâng cấp cơ sở hạ tầng, định canh, định cư, xây dựng khu kinh
tế mới ở khu vực biên giới, xoá nghèo nhanh và bền vững.
Củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị cơ sở vùng
dân tộc thiểu số. Kiện toàn, củng cố, nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức cơ sở
đảng, đẩy mạnh phát triển đảng viên; nâng cao năng lực quản lý Nhà nước của bộ

máy chính quyền các cấp, vai trị tập hợp quần chúng của mặt trận và các đoàn thể.
Kiên quyết khắc phục tình trạng cán bộ quan liêu, xa dân; thực hiện tốt phương châm
“gần dân, hiểu dân, nghe dân nói, nói dân hiểu, làm dân tin”.
Xây dựng thế trận quốc phịng tồn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân vững
chắc ở vùng các dân tộc thiểu số, phát huy sức mạnh tại chỗ, sẵn sàng đập tan mọi âm
mưu và hành động lợi dụng dân tộc, tôn giáo của các thế lực thù địch; tăng cường
công tác đảm bảo an ninh chính trị, trật tự, an tồn xã hội, khơng để xảy ra “điểm
nóng” trên các địa bàn chiến lược, trọng điểm: Tây Bắc, Tây Nguyên, Tây Nam Bộ;
thực hiện tốt chủ trương xây dựng phát triển các khu kinh tế - quốc phòng ở khu vực
biên giới.
Thơng qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội và chính sách cụ thể đối
với các vùng, các dân tộc để động viên đồng bào phát huy nội lực, ý chí tự lực, tự cường,
tinh thần vươn lên trong phát triển kinh tế, xố đói, giảm nghèo, nâng cao dân trí, phịng
chống và khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, xây dựng đời sống ở khu dân
cư, xây dựng bản làng văn hoá.
2.2. Quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước về tơn giáo và cơng tác tơn giáo
Những quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về công tác tôn giáo
trong tình hình mới biểu hiện thơng qua:
7


Tín ngưỡng, tơn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và
sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đồng bào
các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đảng, Nhà nước ta thực
hiện nhất qn chính sách đại đồn kết tồn dân tộc, khơng phân biệt đối xử vì lý do tín
ngưỡng, tơn giáo; đồn kết đồng bào theo các tơn giáo khác nhau, đồn kết đồng bào
khơng theo tôn giáo và đồng bào theo tôn giáo. Phát huy những giá trị văn hoá, đạo đức
tốt đẹp của các tôn giáo, động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời,
đẹp đạo, tham gia đóng góp tích cực cho cơng cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nội
dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng. Động viên đồng

bào nâng cao tinh thần yêu nước, ý thức bảo vệ độc lập và thống nhất Tổ quốc thông
qua thực hiện tốt các chính sách kinh tế - xã hội, an ninh – quốc phịng, bảo đảm lợi
ích vật chất và tinh thần của nhân dân nói chung, trong đó có đồng bào các tơn giáo.
Cơng tác tơn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị; trong đó, các tổ chức quần
chúng có vai trị quan trọng trong công tác quản lý Nhà nước đối với các tôn giáo.
Cơng tác tơn giáo, chính sách tơn giáo: Thực hiện có hiệu quả chủ trương,
chính sách và các chương trình phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống vật chất,
văn hố của nhân dân, trong đó có đồng bào các tôn giáo. Tạo điều kiện cho các tơn
giáo hoạt động bình thường theo đúng chính sách và pháp luật của Nhà nước. Kiên
quyết đấu tranh với những hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tơn giáo để mê hoặc, chia rẽ,
phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, xây
dựng cuộc sống tốt đời, đẹp đạo trong quần chúng, tín đồ, chức sắc, nhà tu hành ở cơ
cở. Xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới,
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tăng cường thơng tin tun truyền về chính sách tôn
giáo của Đảng và Nhà nước, phát huy tinh thần yêu nước của đồng bào có đạo; tự giác
và phối hợp đấu tranh làm thất bại âm mưu của các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề
tôn giáo, dân tộc, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chống đối chế độ. Hướng
dẫn các tôn giáo thực hiện quan hệ đối ngoại phù hợp với đường lối đối ngoại của
Đảng và Nhà nước.
3. Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc, chính sách tơn giáo của Đảng, Nhà
nước Việt Nam trong giai đoạn hội nhập quốc tế hiện nay
Từ khi đất nước thống nhất, quá độ đi lên CNXH, nhất là q trình tiến hành
cơng cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam
8


XHCN, Đảng ta tiếp tục thực hiện nhất quán quan điểm, nguyên tắc về chính sách dân
tộc; đồng thời bổ sung, phát triển những nội dung mới phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thời kỳ mới. Các nghị quyết, kế hoạch phát triển
kinh tế - xã hội (KT - XH) của Đảng và Nhà nước qua các kỳ Đại hội Đảng, đều quan

tâm sâu sắc đến việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội ở miền núi, vùng đồng bào dân
tộc thiểu số. Tại Hội nghị Trung ương 7 (Khóa IX), Đảng đã ban hành Nghị quyết số
24-NQ/TW về công tác dân tộc, trong đó nêu rõ những quan điểm cơ bản, mục tiêu,
nhiệm vụ cụ thể của công tác dân tộc trong thời kỳ mới. Đến Đại hội X, Đảng ta tiếp
tục khẳng định: “Vấn đề dân tộc và đoàn kết các dân tộc có vị trí chiến lược lâu dài
trong sự nghiệp cách mạng nước ta. Các dân tộc trong đại gia đình Việt Nam bình
đẳng, đồn kết, tơn trọng và giúp đỡ lẫn nhau cùng tiến bộ…”1. Quan điểm của Đảng
là sự tổng kết thực tiễn nhiều năm thực hiện đường lối, chính sách dân tộc và cơng tác
dân tộc của Đảng và Nhà nước ta; vừa có giá trị chỉ đạo lâu dài, vừa có ý nghĩa thực
tiễn, gắn chặt với thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong
giai đoạn mới. Trong những nội dung quan trọng đó, Đảng ta đặc biệt nhấn mạnh tính
chiến lược, nguyên tắc và yêu cầu nhiệm vụ phát triển toàn diện địa bàn vùng dân tộc
và miền núi; sự ưu tiên đầu tư phát triển KT - XH và công tác dân tộc là trách nhiệm
của tồn bộ hệ thống chính trị.
Trên cơ sở đó, Đảng và Nhà nước đã đề ra và tổ chức thực hiện nhiều chương
trình, đề án quan trọng, có tác dụng to lớn đối với đồng bào dân tộc, như: Quyết
định135/1998 về Chương trình phát triển KT - XH các xã đặc biệt khó khăn miền núi
và vùng sâu, vùng xa; Quyết định 134/2004 về chính sách hỗ trợ đất sản xuất, đất ở,
nhà ở, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số… các Nghị quyết về phát
triển KT - XH, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên, Tây Bắc, Tây Nam
Bộ... Nhờ vậy, tình hình chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội ở vùng đồng bào các dân
tộc thiểu số đã ngày càng ổn định và có bước phát triển vững chắc. Đời sống nhân dân
từng bước được nâng lên; vấn đề chăm sóc sức khỏe, giáo dục - đào tạo đã có những
chuyển biến tích cực; kết cấu hạ tầng cơ sở được đầu tư phát triển hơn; tỷ lệ hộ nghèo
9


trong đồng bào dân tộc thiểu số giảm nhanh (bình quân khoảng 3-5%/năm), tốc độ
phân hóa giàu nghèo giữa các vùng, các nhóm dân tộc được kiềm chế; nhiều tỉnh đã
cơ bản giải quyết được những bức xúc về nước sinh hoạt, nhà ở, đất ở, đất sản xuất,

việc làm…, đồng bào các dân tộc ngày càng tin tưởng hơn vào sự lãnh đạo của Đảng,
sự quản lý, điều hành của Nhà nước, tiếp tục nêu cao truyền thống đoàn kết, tích cực
lao động sản xuất, xây dựng đời sống văn hóa, góp phần giữ vững an ninh chính trị,
trật tự, an tồn xã hội. Tính đến tháng 8 - 2008, các địa phương trong cả nước đã tạo
điều kiện giải quyết về nhà ở cho 340.000 hộ dân tộc thiểu số nghèo (đạt 98%), hỗ trợ
đất ở cho 62.310 hộ (đạt 71%); cả nước có 1814 xã vùng dân tộc, miền núi đặc biệt
khó khăn có đường ơ tơ đến trung tâm xã (chiếm 98,5%); 100% số huyện, 95% xã và
70% số hộ được dùng điện lưới quốc gia; 100% xã có lớp mẫu giáo, trường tiểu học,
trung học cơ sở; 100% huyện miền núi có trường trung học phổ thông, trung tâm y tế,
bệnh viện đa khoa; hầu hết các xã có trạm y tế, đội ngũ y, bác sỹ được bổ sung và tăng
cường; 100% xã miền núi có nhà văn hóa, điểm bưu điện - văn hóa…
Cùng với việc thực hiện tốt chính sách dân tộc, công tác dân tộc, Đảng và Nhà
nước ta cũng thường xun thực hiện có hiệu quả chính sách tơn giáo và công tác tôn
giáo. Tư tưởng nhất quán của Đảng ta là tơn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo và
quyền tự do khơng tín ngưỡng, tơn giáo của nhân dân, hết sức chăm lo đồn kết tơn
giáo, hịa hợp dân tộc. Ngay trong chỉ thị của Thường vụ Trung ương Đảng về vấn đề
thành lập Hội Phản đế Đồng minh (tháng 11-1930), Đảng ta đã nhấn mạnh: "... phải
lãnh đạo từng tập thể sinh hoạt hay tập quán của nhân dân gia nhập một tổ chức cách
mạng, để dần dần cách mạng hóa quần chúng, mà lại đảm bảo tự do tín ngưỡng của
quần chúng..."2. Sau khi đất nước giành được độc lập, trong phiên họp đầu tiên của
Chính phủ (3 - 9 - 1945), Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định “Tín ngưỡng tự do và
Lương Giáo đồn kết”3. Theo đó, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành và tổ chức thực
hiện có hiệu quả nhiều nghị quyết, chỉ thị, sắc lệnh, nghị định về vấn đề tơn giáo,
cơng tác tơn giáo; qua đó, góp phần củng cố, phát huy được sức mạnh của khối đại
10


đồn kết tồn dân tộc và sự đóng góp của đồng bào các tôn giáo vào thắng lợi của
cách mạng.
Trong q trình thực hiện cơng cuộc đổi mới đất nước, hội nhập quốc tế, nhận

thức về tôn giáo và công tác tơn giáo của Đảng có nhiều đổi mới và phát triển. Nghị
quyết 24 của Bộ Chính trị (khố VII) về cơng tác tơn giáo khẳng định: tín ngưỡng, tơn
giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân; Đảng và Nhà nước ta tôn trọng
quyền tự do tín ngưỡng, tơn giáo và khơng tín ngưỡng, tơn giáo của nhân dân, thực
hiện bình đẳng, đồn kết lương - giáo và giữa các tôn giáo; kiên quyết khắc phục thái
độ hẹp hòi, thành kiến, phân biệt đối xử với đồng bào có đạo, chống những hành vi
lợi dụng tơn giáo phá hoại độc lập dân tộc và đoàn kết dân tộc, chống phá CNXH,
ngăn cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành
Trung ương Đảng (khóa IX) chỉ rõ: "Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của
một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng
CNXH ở nước ta. Đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân
tộc”4. Ngày 18-6-2004, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đã thơng qua Pháp lệnh về tín
ngưỡng, tơn giáo; Chính phủ đã ban hành các chỉ thị, nghị định… về tôn giáo và công
tác tôn giáo, từng bước hồn thiện thể chế chính sách, pháp luật về tơn giáo, đảm bảo
hoạt động tôn giáo của tổ chức, cá nhân chức sắc, tín đồ các tơn giáo theo pháp luật.
Là một bộ phận quan trọng trong cộng đồng dân tộc, đồng bào các tơn giáo
ln gắn bó, đồn kết, đồng hành với đồng bào cả nước, phấn đấu vì lợi ích chung của
dân tộc, của cách mạng. Mong muốn của đại bộ phận tín đồ tơn giáo là xóa bỏ áp bức,
bất công, xây dựng một cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc. Điều mong muốn của
đồng bào có đạo cũng là mục tiêu, lý tưởng của sự nghiệp cách mạng do Đảng ta lãnh
đạo. Bởi vậy, dù theo bất cứ tôn giáo nào, đồng bào ta luôn quan tâm đến sự nghiệp
chung của dân tộc; tín đồ, chức sắc, chức việc các tôn giáo phấn khởi, tin tưởng vào
đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Hoạt động
tôn giáo tự do, bình đẳng, đúng pháp luật; các tơn giáo đều có sự phát triển mạnh về
11


tín đồ, chức sắc, chức việc. Hệ thống các trường, lớp đào tạo chức sắc của các tôn
giáo được mở rộng. Tính đến tính đến năm 2018, Nhà nước đã công nhận 41 tổ chức
thuộc 15 tôn giáo, với khoảng 25,3 triệu tín đồ (chiếm 27% dân số trong cả nước), gần

61 nghìn chức sắc, 134 nghìn chức việc, 28 nghìn cơ sở thờ tự và 56 trường đào tạo.
Trong đó, Phật giáo có trên 14 triệu tín đồ, trên 30 nghìn chức sắc, 42 trường đào tạo
và gần 18,5 nghìn cơ sở thờ tự; Cơng giáo có trên 7 triệu tín đồ, gần 7,5 nghìn chức
sắc, 10 trường đào tạo và gần 7,8 nghìn cơ sở thờ tự; Cao đài có trên 1,1 triệu tín đồ,
gần 13,5 nghìn chức sắc, 1 trường đào tạo và gần 1,2 nghìn cơ sở thờ tự; Tin lành có
trên 1 triệu tín đồ, trên 2 nghìn chức sắc, 1 trường đào tạo và trên 600 cơ sở thờ tự...
Với phương châm: “Đạo pháp, dân tộc và CNXH”, “Nước vinh, đạo sáng”, “Sống
phúc âm, phụng sự Thiên chúa, phục vụ Tổ quốc”, gắn bó với dân tộc, xây dựng cuộc
sống “tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào có đạo tham gia tích cực, có hiệu quả các phong
trào thi đua yêu nước, các hoạt động xã hội, nhân đạo, từ thiện. Các tổ chức tôn giáo
đã vận động, quyên góp được hàng trăm tỷ đồng ủng hộ đồng bào bị thiên tai, bão lũ;
tổ chức hàng trăm lớp học tình thương cho trẻ em nghèo, các trung tâm nuôi dạy trẻ
mồ côi, người tàn tật, người bị bệnh hiểm nghèo; khám chữa bệnh và cấp thuốc miễn
phí cho nhân dân... Qua đó, góp phần cùng nhân dân cả nước khắc phục khó khăn,
phát triển KT - XH, củng cố quốc phòng - an ninh, thực hiện thắng lợi mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội cơng bằng, dân chủ, văn minh. Những chuyển biến tích cực
trong hoạt động của các tơn giáo khẳng định: chính sách tơn trọng và đảm bảo quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta đã đi vào đời sống xã hội, đáp
ứng được nguyện vọng của đồng bào các tôn giáo trong cả nước...
Rõ ràng, quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về dân tộc, tơn giáo
là đúng đắn, hồn tồn phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của đất nước, phù hợp với
nguyện vọng của mọi tầng lớp nhân dân. Thế nhưng, hiện nay các thế lực thù địch vẫn
cố tình xuyên tạc tình hình dân tộc, tơn giáo ở nước ta, nhằm phục vụ cho âm mưu
thâm độc của chúng. Họ dựng lên rằng, Đảng và Nhà nước ta thực hiện chính sách
“độc tài cai trị”, “đàn áp tơn giáo”, “đàn áp dân tộc”… Họ đưa ra chiêu bài đòi “tự do
12


tơn giáo”, địi “quyền tự trị cho từng dân tộc”; kích động thành lập cái gọi là “Vương
quốc Mơng tự trị” ở khu vực Tây Bắc; “nhà nước Đề Ga độc lập” ở Tây Nguyên, với

“Tin lành Đega” làm quốc đạo; thành lập “Nhà nước Khmer Campuchia Krom” ở
vùng đồng bào Khmer Nam Bộ… Thực chất, đây là thủ đoạn nham hiểm, lợi dụng
vấn đề “dân tộc, tôn giáo” để kích động, chia rẽ các dân tộc, tơn giáo, nhằm phá hoại
khối đại đoàn kết toàn dân tộc, gây mất ổn định chính trị, xã hội… Nhưng những luận
điệu đó khơng đánh lừa được ai, bởi thực tế hồn tồn bác bỏ điều đó.
Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả chính sách dân tộc, chính sách tơn giáo của
Đảng, Nhà nước, tới đây chúng ta cần thực hiện tốt một số nội dung cơ bản sau:
Một là: đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức, trách
nhiệm của hệ thống chính trị, nhất là đối với cấp uỷ, đội ngũ cán bộ, đảng viên các
cấp về vị trí, nhiệm vụ cơng tác dân tộc, cơng tác tơn giáo trong tình hình mới.
Hai là: làm tốt cơng tác quy hoạch và đào tạo cán bộ theo từng vùng, từng dân
tộc cụ thể; có chính sách thỏa đáng đối với cán bộ công tác ở vùng dân tộc miền núi
đặc biệt khó khăn; xây dựng chính sách ưu đãi với những người có uy tín trong đồng
bào dân tộc thiểu số. Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ thơn (bản, phum, sóc) có đủ
phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực tổ chức, hướng dẫn nhân dân thực hiện tốt
các chính sách, pháp luật Nhà nước trên địa bàn.
Ba là: các ngành, các cấp cần rà sốt, kịp thời bổ sung những chính sách đầu tư
sát hợp đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, đồng bào các tôn giáo; tổ chức thực
hiện đồng bộ, chặt chẽ từ trung ương đến cơ sở, đảm bảo các loại vốn đầu tư thực sự
có hiệu quả, tạo điều kiện để đồng bào phấn đấu vươn lên thoát nghèo một cách bền
vững, hịa nhập với tiến trình đi lên của đất nước.
Bốn là: thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở; xây dựng thế trận quốc phịng
tồn dân, thế trận an ninh nhân dân vững chắc; chủ động phát hiện, ngăn chặn có hiệu

13


quả mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo để phá hoại sự nghiệp
xây dựng CNXH của nhân dân ta.
Năm là: làm tốt công tác vận động quần chúng, tranh thủ đội ngũ già làng, chức

sắc, chức việc, đội ngũ cốt cán vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có đơng đồng
bào theo đạo. Kiên quyết đấu tranh với các hành vi lợi dụng vấn đề dân tộc, vấn đề
tôn giáo để chống phá cách mạng, vi phạm chính sách, pháp luật Nhà nước.
Sáu là: đẩy mạnh công tác tuyên truyền đối ngoại về dân tộc, tôn giáo, giúp cho
cộng đồng thế giới hiểu rõ chính sách dân tộc, chính sách tơn trọng tự do tín ngưỡng,
tơn giáo của Đảng và Nhà nước ta và thực tế tình hình cuộc sống lao động, sản xuất,
sinh hoạt tín ngưỡng, tơn giáo ở Việt Nam.

KẾT LUẬN
Trong công cuộc hội nhập quốc tế hiện nay, Đảng ta tiếp tục thực hiện nhất
quán quan điểm, nguyên tắc về chính sách dân tộc; đồng thời bổ sung, phát triển
những nội dung mới phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong
thời kỳ mới. Đảng, Nhà nước Việt Nam luôn khẳng định: động lực chủ yếu để phát
triển đất nước là đại đoàn kết tồn dân tộc, đồn kết tơn giáo. Thực hiện đường lối
này, Đảng, Nhà nước ta chủ trương khép lại quá khứ, hướng đến tương lai, xoá bỏ
14


mặc cảm, định kiến, phân biệt, đối xử về thành phần giai cấp, dân tộc, tôn giáo, tôn
trọng những ý kiến khác nhau nhưng khơng trái với lợi ích của đất nước, lợi ích của
dân tộc, đề cao truyền thống nhân nghĩa, khoan dung vì sự ổn định chính trị xã hội;
thực hiện đường lối đại đoàn kết toàn dân tộc, hoạt động của các tơn giáo đã có những
đóng góp nhất định trong việc tập hợp và vận động đồng bào có tín ngưỡng tơn giáo
thực hiện theo chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà nước “ Xây dựng đời
sống văn hoá mới ở khu dân cư” góp phần xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đây
là chất xúc tác, chất kết dính giữa nhân dân với Đảng, Nhà nước là nhân tố quan trọng
cấu thành khối đại đoàn kết toàn dân tộc tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. ĐCSVN: Văn kiện Đại hội Đảng thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, 2005, tr.195.
2. Nguyễn Phú Trọng: Nghiên cứu Nghị quyết Hội nghị toàn quốc giữa nhiệm kỳ
của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1994, tr.34.
3. ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 1996, tr.198.
4. ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội, 2001, tr.263.
15


5. ĐCSVN: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2006, tr.28-29.
6. ĐCSVN:Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội, 2011, tr.79, 98.

16



×