Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

Bai 14 Enzim va vai tro cua enzim trong qua trinh chuyen hoa vat chat

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (114.7 KB, 4 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Chương III: CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT VÀ NĂNG LƯỢNG TRONG TẾ BÀO Bài 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN HOÁ VẬT CHẤT I. Mục tiêu bài dạy: Nêu được vai trò của enzim trong tế bào, các nhân tố ảnh hưởng tới hoạt tính của enzim. Điều hoà hoạt động trao đổi chất. II/ Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài: - Kĩ năng thể hiện sự tự tin khi trình bày ý kiến trước nhóm, tổ, lớp. - Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin về cấu trúc, cơ chế tác động, các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa năng lượng. - Kĩ năng trình bày suy nghĩ/ý tưởng, hợp tác; quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong hoạt động nhóm. III/ Các phương pháp kĩ thuật dạy học: - Trực quan - tìm tòi. - Vấn đáp - tìm tòi. - Dạy học nhóm. IV/ Phương tiện dạy học: Tranh vẽ phóng to hình 14.1 và 14.2 SGK. V/ Tiến trình bài dạy: 1. Khám phá (mở đầu, vào bài): Dùng câu hỏi lệnh ▲ mở đầu bài: Em hãy giải thích tại sao cơ thể người có thể tiêu hoá được đường tinh bột nhưng lại không tiêu hoá được xenlulôzơ? ( ở người không có enzim phân giải xenlulôzơ). 2.Kết nối (dẫn HS vào bài mới): Dựa vào kết quả trả lời của HS, GV dẫn HS vào bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung bài dạy ▲ Enzim là gì? ∆ Đọc mục I. SGK trả I. Enzim: lời. Enzim là chất xúc tác sinh Bản chất của chất xúc tác học được tổng hợp trong các là chỉ làm tăng tốc độ phản tế bào sống. ứng, không bị biến đổi sau phản ứng. ▲ Treo hình 14.1 phóng ∆ Xem hình 14.1 phóng 1) Cấu trúc của enzim: to, nội dung I.1,2 SGK cho to, nội dung I.1,2 SGK trả - Enzim có bản chất là biết cấu trúc và cơ chế hoạt lời. prôtêin hoặc prôtêin kết hợp động của enzim. với chất khác không phải là prôtêin. - Trong phân tử enzim có trung tâm hoạt động tương thích với cấu hình không gian.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> của cơ chất mà nó tác động. 2) Cơ chế tác động của enzim: - Enzim liên kết với cơ chất tại TTHĐ  phức hợp enzim - cơ chất. - Enzim tương tác với cơ chất  sản phẩm. E + S  [E-S]  E + P - Liên kết enzim - cơ chất mang tính đặc thù nên mỗi loại enzim thường chỉ xúc tác cho một phản ứng nhất định. 3) Các yếu tố ảnh hưởng ∆ Xem đồ thị, rút ra đến hoạt tính của enzim: thông tin. a. Nhiệt độ: Mỗi enzim có một nhiệt độ tối ưu, tại đó ∆ Trả lời theo HD của enzim có hoạt tính tối đa làm GV. cho tốc độ phản ứng xảy ra (Enzim có bản chất là nhanh nhất. prôtêin, nhiệt độ cao làm prôtêin bị biến tính, nhiệt độ thấp enzim ngừng hoạt động).. ▲ Vẽ đồ thị ảnh hưởng của nhiệt độ lên hoạt tính của enzim. - Nhiệt độ tối thích là gì? - Tại sao khi ở nhiệt độ cao thì enzim lại mất hoạt tính? Nếu nhiệt độ thấp thì sau? Cung cấp thêm: Đa số các enzim ở tế bào của người có Tt = 350C – 400C, enzim của vi khuẩn suối nước nóng Tt = 700C hoặc cao hơn. ▲ pH tối thích là gì? Cung cấp thêm: Đa số enzim có [pH]t = 6 - 8. Có enzim hoạt động tốt trong ∆ Trả lời theo HD của môi trường kiềm, có tối GV. enzim hoạt động tốt trong môi trường axit. VD [pH]t của trypsin dịch ruột là 8, của pepsin dạ dày là 2. ▲ Cho HS đọc và tự rút ra thông tin ở các mục I.3c, d, e. ∆ Đọc và tự rút ra thông tin ở các mục I.3c, d, e.. b. Độ pH: Mỗi enzim hoạt động trong một giới độ pH nhất định. Ví dụ pepsin của dịch dạ dày người cần pH = 2.. c. Nồng độ enzim và cơ chất: Với một hàm lượng enzim xác định, hoạt tính của enzim thường tăng dần theo nồng độ cơ chất, nhưng đến một giới hạn nồng độ cơ chất nhất định thì hoạt tính của enzim bị bão hòa. d. Chất ức chế hoặc hoạt hoá enzim: Một số hoá chất có.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> ▲ Treo hình 14.2 SGK phóng to, hỏi: Sản phẩm P tăng cao ảnh hưởng như thế ∆ Trả lời theo chú giải nào đến toàn bộ quá trình dưới hình 14.2 SGK. chuyển hóa A  P? ▲ Cho HS làm câu hỏi lệnh trang 59. ∆ Cần nêu được: nồng độ của H tăng bất thường, gây hại cho tế bào.. ▲ Điều gì xảy ra khi 1 enzim nào đó được tổng hợp ∆ Cần nêu được: dẫn đến quá ít hoặc bất hoạt? bệnh lí rối loạn chuyển hóa.. thể làm tăng hoặc giảm hoạt tính của enzim. VD: DDT ức chế một số enzyme quan trọng trong hệ thần kinh người. e. Nồng độ enzim: Hoạt tính enzim tỉ lệ thuận với nồng độ enzim. II. Vai trò của enzim trong quá trình chuyển hoá vật chất: - Làm tăng nhanh các phản ứng sinh hoá trong tế bào (có thể cả triệu lần), duy trì hoạt động sống của tế bào. - Tế bào tự điều hoà quá trình chuyển hoá vật chất thông qua điểu khiển hoạt tính của enzim bằng các chất hoạt hoá hay chất ức chế đặc hiệu. - Ức chế ngược là kiểu điều hoà trong đó sản phẩm của con đường chuyển hoá quay lại tác động như một chất ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu con đường chuyển hoá. - Khi tế bào không tổng hợp được enzime hoặc enzim tổng hợp được bị bất hoạt dẫn đến bệnh lí rối loạn chuyển hóa.. 3. Thực hành, luyện tập (củng cố): - Câu hỏi và bài tập cuối bài. Câu 1. Cấu trúc của enzim: Thành phần của enzim là prôtêin hoặc prôtêin kết hợp với các chất khác không phải là prôtêin. Trong phân tử enzim có vùng cấu trúc không gian đặc biệt chuyên liên kết với cơ chất (cơ chất là chất chịu sự tác động của enzim) được gọi là trung tâm hoạt động. Thực chất đây là một chỗ lõm hoặc khe nhỏ trên bề mặt enzim. Cấu hình không gian này tương thích với cấu hình không gian của cơ chất. Tại đây, các cơ chất sẽ được liên kết tạm thời với enzim và nhờ đó phản ứng được xúc tác..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Cơ chế hoạt động của enzim: Enzim thoạt đầu liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động tạo nên phức hợp enzim - cơ chất. Sau đó bằng nhiều cách khác nhau enzim tương tác với cơ chất để tạo ra sản phẩm. Việc liên kết enzim - cơ chất mang tính đặc thù. Vì thế mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho một vài phản ứng. Câu 2. Khi nhiệt độ tăng lên quá cao so với nhiệt độ tối ưu của một enzim thì hoạt tính của enzim đó bị giảm hoặc bị mất hoàn toàn là do: Enzim có cấu tạo từ prôtêin kết hợp với các chất khác, mà prôtêin là hợp chất dễ bị biến tính dưới tác động của nhiệt độ. Khi nhiệt độ tăng quá cao, prôtêin sẽ bị biến tính (nên giảm hoặc mất hoạt tính). Câu 3. Tế bào nhân thực có các bào quan có màng bao bọc cũng như có lưới nội chất chia tế bào chất thành những ngăn tương đối cách biệt. Cấu trúc như vậy có lợi cho hoạt động của enzim: tạo điều kiện cho sự phối hợp hoạt động của các enzim. Vì trong tế bào enzim hoạt động theo kiểu dây chuyền, sản phẩm của phản ứng do enzim trước đó xúc tác sẽ là cơ chất cho phản ứng do enzim sau tác dụng. Ví dụ, trong hạt lúa mạch đang nảy mầm amilaza phân giải tinh bột thành mantôzơ và mantaza sẽ phân giải mantôzơ thành glucôzơ. Câu 4. Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất để thích ứng với môi trường bằng cách điều chỉnh hoạt tính của các loại enzim. Một trong các cách điều chỉnh hoạt tính của enzim khá hiệu quả và nhanh chóng là sử dụng các chất ức chế hoặc hoạt hóa enzim. Các chất ức chế đặc hiệu khi liên kết với enzim sẽ làm biến đổi cấu hình của enzim làm cho enzim không thể liên kết được với cơ chất. Ngược lại, các chất hoạt hoá khi liên kết với enzim sẽ làm tăng hoạt tính của enzim. Ức chế ngược là kiểu điều hòa trong đó sản phẩm của con đường chuyên hóa quay lại tác động như một chất ức chế làm bất hoạt enzim xúc tác cho phản ứng ở đầu của con đường chuyển hóa. Khi một enzim nào đó của tế bào không được tổng hợp hoặc quá ít hoặc bị bất hoạt thì không những sản phẩm không được tạo thành mà cơ chất của enzim đó cũng bị tích lũy và gây độc, gây bệnh rối loạn chuyển hóa. 4. Vận dụng, liên hệ thực tế (dặn dò): - Tại sao enzim Amylaza chỉ tác động được lên tinh bột mà không tác động được lên prôtêin, xenlulôzơ... (Do trung tâm hoạt động của enzim không tương thích cơ chất) - Khi xào thịt bò người ta thường cho vài lát dứa tươi vào xào cùng. Tương tự khi ăn thịt bò khô người ta hay ăn cùng với nộm đu đủ. Em hãy giải thích cơ sở khoa học của các biện pháp trên? (Dứa có chứa bromelin còn đu đủ có chứa papain, đều là những enzim có tác dụng thủy phân prôtêin thành các axit amin). - Học bài theo câu hỏi SGK. - Xem trước bài 16. - Ôn lại kiến thức chuẩn bị thi HKI..

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

×