Tải bản đầy đủ (.pdf) (11 trang)

BÀI THI TIỂU LUẬN HỌC PHẦN LÝ LUẬN DẠY HỌC VẬT LÝ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (831.24 KB, 11 trang )

1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TPHCM
KHOA VẬT LÍ

BÀI THI TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN: LÝ LUẬN DẠY HỌC
VẬT LÝ
Sinh viên: VÕ NGỌC TÂN (4501102072)
GVHD: CÔ CAO THỊ SÔNG HƯƠNG


2

Câu 1 (1 đ). Hãy trình bày ngắn gọn trong vòng 500 từ những điều bản thân đã lĩnh hội
được và những điều muốn tìm hiểu thêm trong học phần LLDHVL.
Sau khi đậu vào đại học, em đã được học các mơn đại cương Vật lý như cơ, nhiệt,… sau
đó, em đi dạy thêm, đứng lớp. Dạy học đơn giản mà, mình giỏi, mình hiểu bài, mình giải được
bài tập Vật lý, thì mình chỉ cần dạy, chỉ cần chỉ cho học sinh “À bước này em phải làm cái này,
bước kia em phải ráp cái kia, là ra đáp án, cứ ráp công thức vô là xong, dễ mà, đúng hông?”. Đáp
lại là những cái gật gật, dạ dạ của học sinh. Nhưng em lại cảm thấy tại sao học sinh gật gật dạ
dạ, giải được bài rồi, mà tại sao lịng mình vẫn trống trải. Rồi vào học kì hai năm hai, trong quá
trình và sau khi đã học qua học phần “Lý luận dạy học Vật lý” dưới sự hướng dẫn tận tình của
cơ, từ từ em đã nhận ra cái em cần, một người thầy không phải là cần những cái gật gật dạ dạ,
những bài tập mà mình đã giải qua cho học sinh và học sinh bắt chước lặp lại như những chú
robot, mà đó là những tiếng “Ồ, À” kéo dài, là những nụ cười, những niềm vui thật sự, sự thích
thú của học sinh khi đã thực sự hiểu ra được vấn đề trong khi học Vật lý và áp dụng được vào
trong thực tiễn. Ngày qua ngày, em dần dần học được và nhận ra được tầm quan trọng của học
phần lý luận này. Thứ nhất, em đã học, nghiên cứu cùng các bạn chương trình đào tạo giáo dục
phổ thơng tổng thể, chương trình giáo dục phổ thơng mơn Vật lý, từ hiện hành tới chương trình


mới, tìm hiểu được mục tiêu môn Vật lý, không những giúp học sinh hình thành, phát triển được
năm phẩm chất “Yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm” hay ba nhóm năng lực
chung “Tự chủ và tự học; Giao tiếp và hợp tác; Giải quyết vấn đề và sáng tạo” mà còn giúp học
sinh phát triển được các năng lực đặc thù, năng lực Vật lý, các em có thể sử dụng kiến thức khoa
học của mình mà khám phá, giải quyết vấn đề dưới góc độ Vật lý, vận dụng được vào thực tiễn,
u thích mơn Vật lý và thấy được Vật lý luôn xung quanh ta, chứ không phải chỉ thấy sự đáng
sợ qua các bài tập, bài kiểm tra. Thứ hai, em đã được cô dạy, được giải nghĩa và đã tự mình “Ồ,
À” về các loại kiến thức Vật lý. Từ thế nào là hiện tượng, khái niệm, đại lượng, định luật, nguyên
tắc và quy tắc…Vật lý cho đến các mơ hình, các thuyết Vật lý mà trước đây em vẫn cịn lộn xộn
khơng phân biệt được, và chỉ là một chú vẹt nhớ cách đọc, chứ khơng hiểu nội hàm, ý nghĩa. Và
thứ ba, đây chính là điều tâm đắc nhất của em đó chính là được học “Các phương pháp dạy học
Vật lý”. Đúng vậy, đây chính là con đường, là phương tiện khơng thể thiếu dẫn đến những tiếng
“Ồ À”, là điều chứng minh câu nói “Dạy học là một nghệ thuật, giáo viên là nghệ sĩ, sân khấu là
bục giảng, học sinh là những khán giả đặc biệt”. Em đã được hướng dẫn, nghiên cứu phương


3

pháp dạy học hiện tượng, đại lượng, định luật, ứng dụng kĩ thuật,… Vật lý, đã hiểu thế nào là
dạy học một cách khoa học, khơng cịn em phải làm thế này, em phải ráp thế kia nửa. Em được
cùng các bạn bước lên bục giảng và bắt đầu học được cách làm một người giáo viên thực sự.
Kiến thức rất quan trọng với học sinh, nhưng “cần câu” cách để học sinh tự mình thích thú kiếm
ra kiến thức ấy cũng quan trọng không kém. Và em đã học được rất nhiều từ học phần này, em
đã thấy học phần này đem lại nhiều bài học mới và thiết thực cho tương lai giáo viên Lý của em.
Và học phần này cô không những cho em kiến thức, mà cịn là “cần câu”, nên những điều em
muốn tìm hiểu thêm chính là những điều từ “cần câu” cơ đã cho em, học phần này em đã học đủ
rồi ạ. Em chân thành cảm ơn cơ.
Câu 2 (2đ). Trình bày các giai đoạn dạy học hiện tượng “Nhật thực”.
Tri giác hiện tượng “Nhật thực”
GV: Phân nhóm cho HS. Sau đó GV phát phiếu học tập (dùng để HS ghi bài và theo dõi bài học

một cách tốt nhất) cho mỗi học sinh và phát một bảng phụ cho mỗi nhóm để HS thảo luận theo
nhóm.
(Nội dung phíếu học tập có nội dung sau: Quan sát thí nghiệm và dựa vào định luật truyền thẳng
của ánh sáng, bóng tối, bóng nửa tối, nhóm em hãy thảo luận và xác định vùng bóng tối và bóng
nửa tối trên Trái Đất. Phát biểu hiện tượng “Nhật thực”.)
GV: Yêu cầu HS phát biểu lại định luật truyền thẳng của ánh sáng, bóng tối và bóng nửa tối.
HS: Phát biểu định luật truyền thẳng của ánh sáng, bóng tối và bóng nửa tối.
GV: Lắng nghe câu trả lời của HS và sửa chữa bổ sung cho HS có thiếu sót (HS phải ghi nhận
được về định luật là trong mơi trường trong suốt, đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường
thẳng; Bóng tối (bóng nửa tối) nằm phía sau vật cản khơng nhận được ánh sáng (nhận được
ánh sáng từ một phần) truyền tới từ nguồn sáng)
HS: Ghi lại vào phiếu học tập
GV: Làm thí nghiệm mô phỏng về hiện tượng “Nhật thực” và mô tả thí nghiệm cho học sinh
(Nội dung thí nghiệm: thí nghiệm được thực hiện dựa trên bộ dụng cụ tự chế tạo về hiện tượng
“Nhật thực” bao gồm một khung để treo quả địa cầu, khối tròn tượng trưng cho mặt trăng được


4

lắp đặt sao cho quay được xung quanh trái đất, và một bóng đèn tượng trưng cho mặt trời phát
ra nguồn sáng) và yêu cầu học sinh quan sát GV làm thí nghiệm, và lắng nghe GV mơ tả.
HS: Quan sát, lắng nghe giáo viên làm thí nghiệm, mơ tả.
GV: Yêu cầu HS dựa trên thí nghiệm vừa rồi và kiến thức đã ôn lại về định luật truyền thẳng của
ánh sáng, bóng tối, bóng nửa tối hãy thảo luận theo nhóm và xác định vùng bóng tối, bóng nửa
tối trên Trái Đất.
HS: Thảo luận theo nhóm và xác định vùng bóng tối, bóng nửa tối trên Trái Đất (Sản phẩm cần
đạt là hình vẽ trên bảng nhóm về hiện tượng “Nhật thực”, Mặt Trời, Mặt Trăng, Trái Đất ở vị trí
nào? Bóng tối, bóng nửa tối sẽ xuất hiện ở đâu trên Trái Đất)
GV: Cho mỗi nhóm cử đại diện trình bày sản phẩm của nhóm mình trước lớp. GV cùng HS lắng
nghe đại diện mỗi nhóm trình bày kết quả. Sau đó cho HS nhận xét bài làm lẫn nhau.

HS: Lắng nghe trình bày và nhận xét các nhóm khác.
GV: Nhận xét, sửa chửa, bổ sung để hồn thiện kiến thức của HS (Lưu ý về kiến thức cho HS:
Có hai vùng bóng tối và bóng nửa tối trên Trái Đất, do Mặt Trăng che ánh sáng từ Mặt Trời tới
tạo thành vùng bóng tối, bóng nửa tối, lúc này là nơi quan sát thấy hiện tượng “Nhật Thực”. Và
vùng bóng tối, bóng nửa tối do khơng được Mặt Trời chiếu sáng
là ban đêm chứ không phải hiện tượng “Nhật thực”)
HS: Nghe GV giảng và hoàn thiện lại kiến thức (xác định, vẽ lại chính xác) hiện tượng “Nhật
thực” vào phiếu học tập.
Định nghĩa hiện tượng “Nhật thực”
GV: Từ những hoạt động trên, yêu cầu học sinh nêu định nghĩa hiện tượng “Nhật thực”.
HS: Nêu định nghĩa hiện tượng “Nhật thực”.
GV: Nhận xét câu trả lời của HS và rút ra kết luận củng cố cho HS: “Hiện tượng “Nhật thực” là
hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng đi qua giữa Trái Đất và Mặt Trời trên cùng một đường
thẳng, lúc này ta quan sát từ Trái Đất thấy Mặt Trăng che khuất hoàn toàn hay một phần Mặt
Trời”.
HS: Lắng nghe GV kết luận và ghi bài vào phiếu học tập


5

Đặt vấn đề nghiên cứu hiện tượng “Nhật thực”
GV: Yêu cầu HS về nhà nghiên cứu tần suất hiện tượng “Nhật thực” xảy ra như thế nào.
HS: Ghi chép lại về nhà tìm hiểu. (Kết quả cần đạt được là số lần nhật thực xảy ra trong năm)
GV: Đánh giá, tổng kết kết quả nhóm, cá nhân.
GV: Kết thúc bài giảng hiện tượng “Nhật thực”
Câu 3 (2đ). Trình bày các giai đoạn dạy học khái niệm “Khối lượng riêng”.
Phát hiện đặc điểm định tính của khái niệm.
GV: Phân nhóm theo tình hình lớp học.
GV: Làm thí nghiệm và mơ tả thí nghiệm cho HS, yêu cầu HS quan sát, lắng nghe. Sau đó HS
thảo luận theo nhóm và giơ tay xung phong lần lượt trả lời các câu hỏi sau: Khối lượng của hai

khối lập phương như thế nào (khối nào nặng hơn hay bằng nhau)? Vậy có thể có thể kết luận
nhôm nặng bằng sắt không? Tại sao? (Nội dung thí nghiệm: dụng cụ gồm hai khối lập phương
có cùng khối lượng, một khối làm hồn tồn bằng nhơm, một khối làm hoàn toàn bằng sắt, tất
nhiên lúc này khối nhơm sẽ có thể tích lớn hơn rõ rệt so với khối sắt. Bắt đầu làm thí nghiệm, sử
dụng cân Roberval đặt hai khối lên hai cán cân, lúc này cân cân bằng)
HS: Quan sát lắng nghe GV, trả lời câu hỏi.
GV: Lắng nghe HS trả lời và bổ sung hồn thiện cho các em. (Qua thí nghiệm chúng ta chỉ có
thể nói khối lượng của hai khối lập phương làm bằng sắt và nhôm này nặng bằng nhau, chứ
khơng thể kết luận sắt nặng bằng nhơm được, vì thể tích của chúng khác nhau)
GV: Làm thí nghiệm thứ hai và mơ tả thí nghiệm cho HS, u cầu HS quan sát, lắng nghe. Sau
đó HS thảo luận theo nhóm, và giơ tay xung phong lần lượt trả lời các câu hỏi sau: Lúc này khối
lượng của hai khối lập phương như thế nào (khối nào nặng hơn hay bằng nhau)? Vậy lúc này có
thể kết luận sắt nặng hơn nhơm được khơng? Tại sao? (Nội dung thí nghiệm: thay khối nhơm
ban đầu thành khối lập phương làm hồn tồn bằng nhơm có cùng thể tích với khối sắt ở thí
nghiệm đầu và đặt hai khối lên hai cán cân, lúc này cân sẽ nghiêng về bên khối sắt)
HS: Quan sát lắng nghe GV, trả lời câu hỏi.


6

GV: Lắng nghe HS trả lời và bổ sung hoàn thiện cho các em. (Ta thấy khối lượng của khối lập
phương làm bằng sắt nặng hơn khối lượng của khối lập phương làm bằng nhơm có cùng thể tích.
Vì lúc này thể tích hai khối bằng nhau rồi, nên ta có thể kết luận được sắt nặng hơn nhơm)
GV: Khối lượng chỉ đó được vật nào nặng hơn mà khơng xét đến thể tích của vật. Vậy để có thể
so sánh được chất nào nặng hơn chất nào ta không thể dùng đại lượng khối lượng, mà ta phải sử
dụng một đại lượng mới đó là “Khối lượng riêng”.
GV: Yêu cầu HS trả lời, từ hai thí nghiệm trên khối lượng riêng của một vật phụ thuộc vào các
đại lượng nào.
HS: Trả lời “Khối lượng và thể tích”
GV: Nhận xét và kết luận “Khối lượng riêng của một chất là đại lượng vật lý đặc trưng cho mật

độ (lượng) khối lượng trên một đơn vị thể tích của vật đó”
Xây dựng biểu thức định lượng của khái niệm.
GV: Yêu cầu học sinh thảo luận theo nhóm, từ khái niệm định tính trên, nếu kí hiệu D là khối
lượng riêng của một chất, vậy D có mối liên hệ với khối lượng m và thể tích V như thế nào.
HS: Thảo luận và xung phong nhận xét Khối lượng riêng tỉ lệ thuận với khối lượng và tỉ lệ nghịch
với thể tích.
𝑚

GV: Lắng nghe, bổ sung cho HS. Rút ra kết luận biểu thức của khối lượng riêng là 𝐷 = .
𝑉

Định nghĩa đại lượng vật lý.
GV: Sau khi tìm hiểu về khối lượng riêng, yêu cầu học sinh nêu khái niệm về khối lượng riêng.
HS: Nêu khái niệm về khối lượn riêng.
GV: Lắng nghe và nhận xét, bổ sung cho HS. Và kết luận: “Khối lượng riêng là đại lượng vật lý
đặc trưng cho mật độ khối lượng trên một đơn vị thể tích của vật đó và được đo bằng thương số
giữa khối lượng của vật và thể tích của vật đó. Biểu thức: 𝐷 =

𝑚
𝑉

”.

Xác định đơn vị đo.
GV: Từ biểu thức của khối lượng riêng, yêu cầu HS cho biết đơn vị của các đại lượng mà khối
lượng riêng phụ thuộc vào.


7


HS: Khối lượng có đơn vị kg, thể tích có đơn vị 𝑚3 .
GV: Yêu cầu HS dự đoán đơn vị của khối lượng riêng.
HS: Trả lời.
GV: Nhận xét và kết luận: “Đơn vị của khối lượng riêng là kg/𝑚3 .
GV: Định nghĩa đơn vị: “Đơn vị của khối lượng riêng là khối lượng riêng của một chất, trong đó
mật độ khối lượng của một vật bằng thương giữa 1 đơn vị khối lượng của vật và 1 đơn vị thể tích
của vật đó.”
Vận dụng khái niệm vào thực tiễn.
GV: Giao bài tập vận dụng cho HS: “Ở Ấn Độ thời cổ xưa, người ta đã đúc được một cái cột
bằng sắt nguyên chất, có khối lượng đến gần mười tấn. Làm thế nào để cân được chiếc cột đó?”
HS: Ghi chép bài tập vào vở, về nhà cùng thảo luận, tìm hiểu, tiết sau báo cáo kết quả đàm thoại
với GV trên lớp.
GV: Đánh giá, tổng kết kết quả nhóm, cá nhân.
GV: Kết thúc bài học.
Câu 4 (2 đ). Trình bày các giai đoạn dạy học ứng dụng kĩ thuật của hiện tượng cảm ứng
điện từ về “Máy phát điện xoay chiều” bằng con đường thứ nhất.
Quan sát, vận hành thiết bị để xác định tác động ở đầu vào và kết quả.
GV: Phân nhóm phù hợp. Phát cho mỗi nhóm một bảng phụ để ghi chép kết quả thảo luận nhóm.
GV: Cho HS quan sát một máy phát điện (chạy bằng xăng, gia dụng, đơn giản) và tiến hành vận
hành thiết bị cho HS quan sát. Yêu cầu HS vừa quan sát vừa thảo luận theo nhóm, dựa trên kiến
thức mình biết, trả lời cả câu hỏi theo nhóm sau: Em nhận ra được những bộ phận nào trên máy
qua quan sát? Kể tên? Công dụng của máy phát điện? Đầu vào là gì? Đầu ra là gì?
HS: Quan sát, thảo luận theo nhóm. Sau khi thảo luận xong, kết quả mỗi nhóm được trình bày
trên bảng phụ, đại diện từng nhóm lên thuyết trình, chỉ ra trên máy phát điện.
GV: Lắng nghe HS thuyết trình, hướng dẫn điều hành các nhóm nhận xét kết quả lẫn nhau. Sau
đó GV kết luận đánh giá dựa trên kết quả mỗi nhóm và hồn thiện kiến thức cho HS. (Gồm có


8


các bộ phận đó là Động cơ, đầu phát (các ổ cắm điện, đầu ra), hệ thống nhiên liệu (đầu vào,
chỗ chưa xăng), bộ điều khiển, hệ thống bôi trơn, hệ thống làm mát. Công dụng của máy cung
cấp nguồn điện. Đầu vào của máy này là (nhiên liệu) xăng làm động cơ hoạt động và qua một
quá trình tạo ra điện ở đầu ra.)
Quan sát để xác định cấu tạo bên trong, làm rõ những bộ phận có liên quan đến nhau.
GV: Phát cho mỗi nhóm hình vẽ cấu tạo máy phát điện xoay chiều. Cùng với sự định hướng của
GV, yêu cầu HS quan sát, thảo luận theo nhóm, phát hiện, kể tên ra được bộ phận chính của máy
phát điện xoay chiều.
HS: Nghe theo định hướng của GV, quan sát, thảo luận theo nhóm. Sau khi thảo luận xong, kết
quả mỗi nhóm được trình bày trên hình vẽ, đại diện từng nhóm lên thuyết trình. Các nhóm khác
lắng nghe và nhận xét lẫn nhau.
GV: Lắng nghe các nhóm thuyết trình. Đánh giá kết quả hoạt động của mỗi nhóm. Và kết luận
kiến thức nguyên tắc cấu tạo của máy phát điện xoay chiều cho HS, yêu cầu HS lắng nghe và vẽ
bộ phận chính và ghi mục 1 “Nguyên tắc cấu tạo của máy phát điện xoay chiều”. (Cấu tạo của
máy phát điện xoay chiều gồm hai phần chính là phần cảm và phần ứng. Phần cảm gồm hệ thống
các nam châm điện có thể quay được. Phần ứng gồm các cuộn dây điện có kích thước tương
đương nhau và cố định tại một vòng tròn.)
HS: Lắng nghe, vẽ bộ phận chính của máy phát điện xoay chiều và ghi mục 1 “Nguyên tắc cấu
tạo của máy phát điện xoay chiều”
Giải thích nguyên tắc hoạt động thiết bị.
GV: Yêu cầu HS dựa vào bộ phận chính của máy phát điện xoay chiều để nêu hiện tượng Vật lý
xảy ra khi máy hoạt động.
HS: Dựa theo kiến thức đã học và bộ phận chính của máy phát điện xoay chiều xung phong trả
lời câu hỏi của GV.
GV: Lắng nghe, đàm thoại với HS, đánh giá và kết luận cho cả lớp. (Khi máy hoạt động, xuất
hiện hiện tượng cảm ứng điện từ: Hiện tượng cảm ứng điện từ xảy ra do chính sự biến đổi của
dịng điện trong mạch gây ra gọi là hiện tượng tự cảm)


9


GV: Dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ, yêu cầu HS hoạt động và thảo luận theo nhóm giải
thích nguyên tắc hoạt động của máy phát điện. Sau đó mỗi nhóm cử đại diện trình bày kết quả
của nhóm mình trên bảng phụ hoặc hình vẽ thuyết trình kết quả trước lớp, các nhóm nhận xét lẫn
nhau.
HS: Thảo luận theo nhóm. Cử đại diện thuyết trình trình kết quả và nhận xét các nhóm khác.
GV: Hướng dẫn, nhận xét kết quả hoạt động của mỗi nhóm và kết luận kiến thức về nguyên tắc
hoạt động của máy phát điện xoay chiều cho HS và yêu cầu HS lắng nghe ghi chép mục 2
“Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều”. (Khi cho nhiên liệu (xăng) vào hệ thống
nhiên liệu, khởi động máy làm động cơ hoạt động, làm cho phần cảm gồm hệ thống các nam
châm quay xung quanh phần ứng, lúc này số đường sức từ của nam châm xuyên qua tiết diện của
cuộn dây luân phiên tăng giảm làm dòng điện cảm ứng xuất hiện trong cuộn dây cũng luân phiên
đổi chiều. Chu trình cứ diễn ra liên tục như vậy thì sẽ hình thành nên dòng điện xoay chiều và
cung cấp điện ở đầu ra.)
HS: Lắng nghe GV giảng bài và ghi chép mục 2 “Nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay
chiều”.
GV: Đánh giá, tổng kết kết quả nhóm, cá nhân.
GV: Kết thúc bài học.
Câu 5 (3đ). Trình bày các giai đoạn dạy học “Định luật 2 Newton”.
Làm rõ mỗi quan hệ giữa các đại lượng trong định luật.
GV: Phân nhóm phù hợp. Phát cho mỗi nhóm một bảng phụ để ghi chép kết quả thảo luận nhóm.
GV: Yêu cầu HS quan sát GV làm từng thí nghiệm và mơ tả thí nghiệm. Qua từng thí nghiệm,
HS dưới sự hướng dẫn của GV nhận xét mối quan hệ giữa các đại lượng với nhau.
(Nội dung thí nghiệm:
TN1. Khi ta đẩy một chiếc xe đang đứng yên (trên sàn nhà rất nhẵn) về phía nào thì xe chuyển
động về phía đó.
TN2. Khi ta đẩy nhẹ, thì xe tăng tốc chậm, nghĩa là gia tốc của xe nhỏ. Khi ta đẩy mạnh, xe
tăng tốc nhanh, nghĩa là gia tốc của xe lớn.



10

TN3. Hoặc với cùng 1 lực đẩy: Nếu xe có khối lượng càng lớn thì xe tăng tốc càng ít, nghĩa
là gia tốc càng nhỏ. Ngược lại, xe có khối lượng càng nhỏ thì xe tăng tốc càng nhiều, nghĩa
là gia tốc càng lớn.
HS: Quan sát, lắng nghe giáo viên làm, mơ tả từng thí nghiệm và nhận xét mối quan hệ giữa các
đại lượng.
GV: Lắng nghe HS, bổ sung, hồn thiện kiến thức cho HS. (Ở thí nghiệm thứ nhất chứng tỏ vecto
lực và vecto gia tốc cùng hướng với nhau. Ở thí nghiệm thứ hai chứng tỏ gia tốc mà vật thu được
phụ thuộc lực tác dụng lên vật. Ở thí nghiệm thứ ba chứng tỏ gia tốc mà vật thu được phụ thuộc
vào khối lượng của vật. Kết luận, vậy định luật 2 Newton biểu thị mối quan hệ giữa hiện tượng
tương tác, và hiện tượng biến đổi chuyển động của vật, được thể hiện thông qua mối liên hệ giữa
lực, gia tốc và khối lượng)
Xây dựng biểu thức định lượng của định luật.
GV: Yêu cầu HS qua các thí nghiệm trên nhận xét được mối liên hệ giữa các đại lượng lực, gia
tốc, khối lượng trong định luật 2 Newton và xây dựng được biểu thức định lượng của định luật.
HS: Nhận xét gia tốc của một vật tỉ lệ thuận với lực tác dụng lên vật đó, và tỉ lệ nghịch với khối
lượng của vật. Phát biểu biểu thức định lượng.
GV: Lắng nghe HS nhận xét và kết luận: Từ nhiều quan sát và thí nghiệm, Newton đã tìm ra mối
⃗ =
liên hệ giữa lực, gia tốc và khối lượng như sau 𝒂


𝑭
𝒎

Phát biểu định luật.
GV: Qua các hoạt động trên, yêu cầu HS phát biểu Định luật 2 Newton.
HS: Phát biểu định luật 2 Newton
GV: Lắng nghe, bổ sung, hoàn thiện kiến thức cho HS. (Vecto gia tốc của một vật luôn cùng

hướng với lực tác dụng lên vật. Độ lớn của vecto gia tốc tỉ lệ thuận với độ lớn của vecto lực

𝑭

⃗ = )
tác dụng lên vật và tỉ lệ nghịch với khối lượng của vật 𝒂
𝒎

Củng cố và vận dụng định luật.
Củng cố: Làm thí nghiệm kiểm nghiệm lại cơng thức.


11

GV: Cho mỗi một vài dụng cụ cần thiết để thực hiện thí nghiệm kiểm chứng định luật 2 Newton.
Yêu cầu mỗi nhóm với dụng cụ đã cho, thảo luận thiết kế được phương án thí nghiệm và cách
tiến hành thí nghiệm kiểm chứng.
HS: Thảo luận theo nhóm thiết kế phương án thí nghiệm và cách tiến hành thí nghiệm.
GV: Đánh giá, điều chỉnh, bổ sung phương án thí nghiệm của các nhóm đề xuất và tiến hành cho
các nhóm thực hiện thí nghiệm kiểm chứng, (Phương án thí nghiệm: Cho một xe lăn trên một
đường thẳng, đo gia tốc và đo khối lượng của xe, tính tích m.a. Sau đó đối chiếu tích thu được
với giá trị của lực mà cảm biến lực đo được. Từ đó nghiệm lại tính đúng đắn của cơng thức:
F=ma)
HS: Các nhóm dựa trên đánh giá, sửa chửa của GV tiến hành thí nghiệm kiểm chứng với thành
quả là bản số liệu hoàn chỉnh.
GV: Dựa vào bản số liệu hoàn chỉnh của HS, đánh giá, hồn thiện kiến thức cho mỗi nhóm.
Vận dụng định luật 2 Newton
GV: Yêu cầu HS vận dụng kiến thức đã học trả lời câu hỏi: Để thiết kế xe đua có hiệu suất cao
(chạy càng nhanh), nhà thiết kế đã vận dụng định luật gì? Vận dụng như thế nào?
HS: Phát biểu ý kiến.

GV: Nhận xét ý kiến của HS (Để thiết kế xe đua có hiệu suất cao, nhà thiết kế đã ứng dụng định
luật 2 Newton. Vì để tối ưu hóa gia tốc về phía trước, nhà thiết kế phải tạo ra xe máy càng nhẹ
càng tốt, nghĩa là giảm thiểu khối lượng, và sử dụng nhiều động cơ mạnh mẽ nhất có thể để tối
ưu hóa lực về phía trước).
GV: Đánh giá, tổng kết kết quả nhóm, cá nhân.
GV: Kết thúc bài học.



×