Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

giao an 7 tuan 37

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (152.67 KB, 5 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Ngày soạn: 06/ 5 / 2016 Ngày dạy: / 5 / 2016. Tuần 37 Tiết 174 (Nâng cao). HOẠT ĐỘNG NGỮ VĂN I.Mục tiêu cần đạt Giúp HS: 1. Kiến thức: Yêu cầu của việc đọc diễn cảm văn nghị luận. 2. Kĩ năng: - Xác định được giọng văn nghị luận của toàn bộ văn bản. - Xác định được ngữ liệu cần có ở những câu văn nghị luận cụ thể trong văn bản. - Thi đọc diễn cảm. 3. Thái độ: Tập đọc rõ ràng, đúng dấu câu, dấu giọng và phần nào thể hiện được tình cảm ở những chỗ cần nhấn giọng. II. Chuẩn bị 1.Giáo viên: Sgk, Sách tham khảo, giáo án, bảng phụ. 2.Học sinh: Kiến thức bài đã chuẩn bị ở nhà. III. Phương pháp: Vấn đáp, diễn giảng, nêu vấn đề. IV. Tiến trình lên lớp 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ: Lồng vào bài mới. 3. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG BÀI DẠY HĐ1: Hướng dẫn Hs xác định yêu cầu I. YÊU CẦU CHUNG chung trước khi luyện đọc các văn bản nghị luận Gv hướng dẫn Hs cách đọc các văn bản nghị luận theo 2 cấp độ: - Đọc đúng. - Đọc đúng: Phát âm đúng, ngắt câu đúng, mạch - Đọc diễn cảm. lạc và rõ ràng. - Đọc diễn cảm : Thể hiện rõ từng luận điểm trong mỗi vb, giọng điệu riêng của từng vb. HĐ2: Hướng dẫn Hs luyện đọc các văn bản nghị luận * Bước 1: Hướng dẫn Hs đọc vb Đức tính giản dị của Bác Hồ ( Phạm Văn Đồng) - Hs: 3-> 4 Hs đọc bài - Gv: Chốt sửa sai. - Gv: Cho Hs về nhà đọc diễn cảm.. II. LUYỆN TẬP 1. Đức tính giản dị của Bác Hồ : Nhiệt tình, ngợi ca, giản dị mà trang trọng, các câu văn trong bài, nhìn chung khá dài, nhiều vế, nhiều thành phần nhưng vẫn mạch lạc và nhất quán. Cần ngắt câu cho đúng. Lại cần chú ý các câu cảm có dấu ( !) Câu 1 : Nhấn mạnh ngữ : Sự nhất quán, lay trời chuyển đất. Câu 2 : Tăng cảm xúc ngợi ca vào các từ ngữ : Rất lạ lùng, rất kì diệu, nhịp điệu liệt kê ở các đồng trạng ngữ, đồng vị ngữ: Trong sáng, thanh bạch,.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> tuyệt đẹp. Đoạn 3,4 - Con người của Bác …thế giới ngày nay : Đọc với giọng tình cảm ấm áp , gần với giọng kể chuyện . Chú ý nhấn giọng ở các từ ngữ càng thực sự văn minh … Đoạn cuối :Cần phân biệt lời văn của tác giả và trích lời của BH . Hai câu trích cần đọc giọng hùng tráng và thống thiết. * Bước 2: Hướng dẫn Hs đọc vb Ý nghĩa văn chương ( Hoài Thanh) - Hs: 3-> 4 Hs đọc bài - Gv: Chốt sửa sai. - Gv: Cho Hs về nhà đọc diễn cảm.. 4. Ý nghĩa văn chương : Giọng chậm, trữ tình giản dị, tình cảm lắng và thấm thía. Hai câu đầu : Giọng kể chuyện lâm li, buồn thương; câu 3 giọng tỉnh táo, khái quát. Đoạn : Câu chuyện có lẽ chỉ là … gợi lòng vị tha : giọng tâm tình thủ thỉ như lời trò chuyện. Đoạn : vậy thì …hết : tiếp tục giọng tâm tình, thủ thỉ như đoạn 2. *Lưu ý : Câu cuối cùng, giọng ngạc nhiên như không thể hình dung nổi được cảnh tượng nếu xảy ra.. 4. Củng cố: Giáo viên nhận xét ưu, khuyết điểm khi đọc vb nghị luận. 5. Dặn dò - Xem lại bài, luyện đọc thêm các văn bản nghị luận ngoài chương trình học (Sưu tầm). - Xem lại các kiến thức đã kiểm tra HK II để chuẩn bị Trả bài kiểm tra tổng hợp. V. Rút kinh nghiệm -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------. Ngày soạn: 06/ 5 / 2016 Ngày dạy: / 5 / 2016. TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KÌ II. Tuần 37 Tiết 175.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> I. Mục tiêu cần đạt Gióp Hs: 1. Kiến thức: - Củng cố lại những kiến thức và kĩ năng đã học về các phân môn Ngữ văn ở HK II. - Đánh giá được chất lượng bài làm của mình so với yêu cầu của đề bài. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng và kinh nghiệm sửa chữa những sai sót trong bài làm. 3. Thái độ: Giáo dục cho các em ý thức tích cực, chủ động trong học tập và có ý thức sửa chữa các lỗi mắc phải trong bài làm. II. Chuẩn bị 1.Giáo viên: Chấm bài, đánh giá ưu, khuyết điểm của bài làm và thống kê điểm. 2.Học sinh: Xem lại cách làm bài của mình và kiến thức để sửa bài kiểm tra. III. Phương pháp: Vấn đáp, diễn giảng, nêu vấn đề. IV. Tiến trình lên lớp 1.Ổn định lớp 2.Kiểm tra bài cũ: Lồng vào nội dung trả bài kiểm tra HK II. 3. Bài mới HĐ1: Gv chữa bài kiểm tra (Đáp án ở tiết 172, 173) HĐ2: Nhận xét ưu, khuyết điểm * Gv nhận xét 1. Ưu điểm:  Đa số Hs nghiêm túc làm bài, một số em có sự tiến bộ rõ rệt.  Rút kinh nghiệm từ những bài kiểm tra lần trước.  Trình bày sạch sẽ, khoa học. 2. Khuyết điểm:  Một số bài viết trình bày cẩu thả, sai chính tả, gạch xóa nhiều… Hs không đọc kĩ đề.  Một số em làm sai toàn bộ phần Văn bản và tiếng Việt.  Một số em không học bài dù đã ôn tập rất kĩ nên điểm thấp.  Một số em chưa biết cách viết bài văn, không có sự liên kết giữa các câu, các đoạn. Cụ thể: - Về phân môn văn học: + 100% Hs ghi chính xác câu tục ngữ về con người và xã hội đã được học. + Phần lớn Hs trình bày được ý nghĩa của văn bản “Ca Huế trên sông Hương”, số còn lại trả lời chưa đầy đủ về ý nghĩa của văn bản. + Đa số Hs rút ra được bài học từ văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, còn lại Hs trả lời chưa đầy đủ ý, chỉ mới lưu ý đến việc học tập sự giản dị của Bác. - Về phân môn Tiếng Việt: + 100 % Hs trả lời được thành phần trạng ngữ trong câu: Trong cái vỏ xanh kia. + Đa số Hs trả lời được công dụng của dấu chấm phẩy là đánh dấu ranh giới của các vế trong một câu ghép có cấu tạo phức tạp, một số Hs diễn đạt chưa chính xác. - Về phân môn Tập làm văn: Hs có nắm được kiểu bài nghị luận giải thích (Giải thích câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây), Hs xác định được các nội dung cần giải thích, biết đưa ra dẫn chứng cụ thể để giải thích câu tục ngữ; Một số trường hợp chưa đọc kĩ yêu cầu của đề nên bài viết còn chung chung, dài dòng, thiếu dẫn chứng; hoặc cũng có những trường hợp Hs viết bài quá sơ sài, trình bày cẩu thả ý, câu văn còn lủng củng, sai chính tả nhiều..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> * Hs tự nhận xét HĐ3: Nguyên nhân tăng giảm – hướng phấn đấu *Nguyên nhân tăng – giảm:  Một số học sinh có học bài nên bài làm của các em điểm số khá cao.  Bên cạnh đó một số em còn lơ là chưa quan tâm đến việc học.  Thời gian ôn tập tương đối ít do Hs phải ôn tập rất nhiều môn. * Hướng phấn đấu:  Gv ôn tập theo đúng khả năng học của các em.  Hs phải cố gắng và chú ý học hơn nữa.  Cần đọc kĩ đề bài để xác định đúng trọng tâm của đề bài. HĐ4: Gv trả bài BẢNG HỆ THỐNG ĐIỂM Xếp loại Giỏi Khá Trung bình Yếu Kém. Lớp 7C1/ 34 Số lượng 1 16 16 1. Tỉ lệ (%) 3% 47 % 47 % 3%. Lớp 7C2/ 34 Số lượng. Tỉ lệ (%). 18 16. 53 % 47 %. 4. Củng cố: - Gv và Hs nhắc lại một số yêu cầu cần thiết khi làm kiểm tra. - Nhận xét thái độ của Hs trong giờ trả bài. 5. Dặn dò - Xem lại các kiến thức vừa kiểm tra. - Ôn tập lại các kiến thức đã học trong cả năm học để có nền tảng vững chắc khi bước lên lớp 8. V. Rút kinh nghiệm -----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------. KÝ DUYỆT TUẦN 37. Ngày. tháng 5 năm 2016. Đỗ Trúc Loan.

<span class='text_page_counter'>(5)</span>

<span class='text_page_counter'>(6)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×