Tải bản đầy đủ (.docx) (131 trang)

Thạc sĩ, “quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh cao bằng”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (471.31 KB, 131 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
Báo chí là một trong những phương tiện truyền thơng hữu ích, kho tư liệu mở
khổng lồ, đóng vai trị quan trọng trong việc nâng cao dân trí. Báo chí phản ánh đầy
đủ, toàn diện mọi hoạt động, các bước tiến của xã hội loài người và trở thành cầu
nối giữa chính phủ, doanh nghiệp và người dân, kết nối giữa Trung ương và địa
phương, trong nước và quốc tế.
Sau hơn 30 năm đổi mới, cùng với kinh tế, nền báo chí cách mạng Việt Nam
đã khơng ngừng phát triển và đạt được những thành tựu quan trọng. Báo chí đã bám
sát đời sống xã hội, cung cấp những thông tin đa chiều, sâu sắc; tuyên truyền chủ
trương, chính sách của Đảng và Nhà nước hiệu quả. Vai trò của báo chí ngày càng
nâng cao trong đời sống xã hội, đặc biệt là trong quá trình đấu tranh chống tham
nhũng, quan liêu, lãng phí,... góp phần vào việc bổ sung, hồn thiện đường lối, chủ
trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng,
hiệu lực quản lý của Nhà nước, thực hiện dân chủ, giữ vững ổn định chính trị, bảo
đảm trật tự, an tồn xã hội.
Để đảm bảo báo chí Việt Nam hoạt động có hiệu quả, ngày 17-10-1997, Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII đã ban hành Chỉ thị 22-CT/TW về việc tiếp
tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý cơng tác báo chí, xuất bản. Đây
chính là động lực để kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa X thông qua Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Báo chí ngày 12-6-1999. Ngày 54-2016, tại Kỳ họp thứ
11, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII đã thơng qua Luật Báo chí năm
2016 và Luật có hiệu lực từ ngày 1-1-2017. Một trong những điểm mới, nổi bật
được đề cập tại Luật Báo chí năm 2016 là việc khẳng định và đưa ra quy định luật
pháp để cơng dân thực hiện quyền tự do báo chí, quyền tự do ngơn luận trên báo
chí. Điều này cho thấy, Nhà nước ta đã thể hiện sự cố gắng trong q trình quản lý
hoạt động báo chí phù hợp với điều kiện, tình hình mới.

1



Tuy nhiên, trong những năm gần đây, hoạt động báo chí bộc lộ một số bất cập,
thiếu ổn định. Do xu hướng thương mại hóa, một số tờ báo có biểu hiện xa rời tơn
chỉ mục đích, đối tượng phục vụ và không thực hiện đúng các quy định của nhà
nước trong các vấn đề liên quan đến việc xin cấp phép xuất bản, nộp lưu chiểu ấn
phẩm; thông tin được đăng tải trên một số tờ báo thiếu chính xác, chất lượng nhiều
bài báo không đảm bảo; nhiều địa phương vì lý do này hoặc lý do khác đã gây cản
trở hoạt động của phóng viên, cung cấp thơng tin sai lệch... Những hạn chế trên,
một phần là do vấn đề quản lý báo chí chưa được thực hiện tốt và vấn đề đặt ra là
phải có những giải pháp hữu hiệu để nâng cao hiệu quả hoạt động này, nhất là tại
các địa phương. Xuất phát từ thực tế đó, tơi đã tiến hành chọn đề tài “Quản lý nhà
nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng” để nghiên cứu làm
luận văn tốt nghiệp Cao học Quản lý Cơng của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đen đe tài luận văn
Đây là một lĩnh vực đã có nhiều đề tài nghiên cứu, tiếp cận từ nhiều hướng
khác nhau. Những kết quả nghiên cứu tiêu biểu có thể kể tên là:
Thứ nhất, là các cơng trình nghiên cứu của các giáo sư, tiến sỹ, nhà báo có uy
tín, kinh nghiệm thực tiễn đã được xuất bản thành sách như: Cuốn sách Quản lý
Nhà nước và pháp luật về báo chí (sách chuyên khảo dành cho học viên ngành báo
chí truyền thơng) của PGS.TS Lê Thanh Bình, Ths.Phí Thị Thanh Tâm - NXB Văn
Hóa Thông Tin, 2009; Cuốn sách Quản lý Nhà nước về Thông tin và Truyền thông
(sách chuyên khảo dành cho cán bộ, viên chức, học viên, sinh viên) do TS. Lê Minh
Tồn chủ biên - NXB Chính Trị Quốc Gia, 2009; Cuốn sách Cơ sở lý luận báo chí,
Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội; Cuốn sách Lãnh đạo và quản lý hoạt động báo chí ở
Việt Nam hiện nay
(2010)

, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội của TS. Đặng Quốc Bảo (chủ

biên); Cuốn sách Công tác lãnh đạo và quản lý báo chí trong 25 năm tiến
hành sự nghiệp đổi mới (2012), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội;.


2


Đây là các cơng trình mang tính chất tham khảo rất giá trị đối với những người
nghiên cứu vấn đề báo chí dưới góc độ khoa học quản lý.
Thứ hai, một số nghiên cứu về hoạt động báo chí và quản lý báo ở địa bàn một
số tỉnh, thành phố, như: Quản lý Nhà nước về báo chí ở Việt Nam hiện nay, Luận án
tiến sỹ chuyên ngành Quản lý công của tác giả Nguyễn Thị Mai Anh; Vấn đề Quản
lý Nhà nước về hoạt động báo chí ở Cần Thơ hiện nay (2014), Luận văn thạc sỹ
chuyên ngành báo chí của tác giả Đặng Đình Hn; Quản lý Nhà nước cấp tỉnh về
báo chí khu vực đồng bằng sơng Hồng (Khảo sát tại Nam Định, Ninh Bình, Hải
Phịng, từ năm 2011- 2014 (2015) của tác giả Trần Thu Hằng, Luận văn thạc sỹ
chuyên ngành Báo chí - Học viện Báo chí và Tuyên truyền; Một số giải pháp nâng
cao hiệu quả quản lý hoạt động báo chí trên địa bàn thành phố Hải Phòng (2012),
Luận văn thạc sỹ chuyên ngành Báo chí của tác giả Trần Thị Hà Giang;... Các đề tài,
luận văn này đã đi sâu vào phân tích, đánh giá hoạt động báo chí, và cơng tác quản
lý báo chí ở địa bàn cấp tỉnh. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra những giải pháp nhằm
quản lý và phát triển mạnh mẽ hoạt động báo chí ở một số địa phương.
Thứ ba là các bài nghiên cứu đăng trên tạp chí khoa học và tham luận tại các
hội thảo khoa học về báo chí. Các bài viết tiêu biểu như: Lưu Kiếm Thanh
(2011)

, “ Vai trò của báo chí - truyền thơng trong cải cách hành chính nhà

nước”, Tạp chí Quản lý Nhà nước, số 185/2011; Nguyễn Vũ Tiến (2002),
“Nâng cao hiệu quả lãnh đạo của Đảng đối với báo chr, Tạp chí Lý luận
chính trị, số 9/2002; Lê Dỗn Hợp (2007), "Quản lý báo chí trong sự nghiệp
đổi mới đất nước hiện nay", Báo điện tử Nhân dân (18/6); Tô Huy Rứa
(2007), "Tiếp tục đổi mới và phát triển vững chắc nền báo chí cách mạng

nước ta", Báo Nhân dân (21/6); Trần Đăng Tuấn (2007), “Một số vấn đề
lãnh đạo, quản lý báo chí trong tình hình hiện nay”, Tạp chí Cộng sản số
6/2007; Đinh Văn Hường, Báo chí truyền thơng thực hiện chức năng phản
biện, dự báo và giám sát phục vụ phát triển bền vững; Trương Minh Tuấn
(2014),

3


Tăng cường công tác Quản lý Nhà nước về báo chí trong tình hình hiện nay, Tạp
chí Quốc phịng tồn dân 6/2014; Nguyễn Quang Vinh (2013), Tăng cường công
tác Quản lý Nhà nước đối với báo chí địa phương, Tạp chí Người làm báo số
7/2013; Nguyễn Văn Dững (2015), “Thực trạng và vấn đề quản lý báo chí ở Việt
Nam hiện nay", Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thơng, 6/2015; Nguyễn Quang
Vinh (2016), "Tăng cường vai trị giám sát, phản biện của báo chí trong việc hoạch
định, thực thi và đánh giá chính sách cơng", Tạp chí Quản lý Nhà nước số
248/2016...
Các bài báo khoa học nói trên đã làm rõ những hạn chế, khuyết điểm trong
hoạt động báo chí và trong cơng tác quản lý báo chí trong thời gian qua. Trên cơ sở
đó đưa ra các giải pháp nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng, tăng cường cơng tác
QLNN đối với hoạt động báo chí.
Qua nghiên cứu, tập hợp, thống kê tài liệu nhận thấy, các đề tài nghiên cứu đã
giải quyết những vấn đề cơ bản sau đây:
Một là, xác định những luận điểm có tính lý luận, cơ sở quan trọng về các nội
dung: đặc điểm của báo chí, nội dung và phương thức lãnh đạo, quản lý đối với các
loại hình báo chí.
Hai là, nghiên cứu thực tiễn lãnh đạo, quản lý hoạt động báo chí ở phạm vi
tồn quốc hoặc phạm vi các địa phương cấp tỉnh.
Tuy nhiên, các cơng trình nghiên cứu chỉ đề cập ở mức độ khái quát chung về
công tác lãnh đạo, quản lý đối với các hoạt động báo chí. Chưa có cơng trình nào

phân tích một cách đầy đủ công tác lãnh đạo, quản lý đối với hoạt động báo chí từ
góc độ QLNN ở địa phương. Mối quan hệ giữa các chủ thể có chức năng quản lý
đối với hoạt động báo chí ở địa phương chưa được làm rõ. Đặc biệt, việc QLNN đối
với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng, cho đến nay, chưa có một cơng
trình nào nghiên cứu sâu, đầy đủ và toàn diện với tư cách là một đề tài nghiên cứu
khoa học.

4


Bởi vậy việc lựa chọn nội dung “Quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí
trên địa bàn tỉnh Cao Bằng” để nghiên cứu là phù hợp, có ý nghĩa lý luận và thực
tiễn, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý, đảm bảo cho hoạt động báo
chí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng hoạt động tốt hơn.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của Luận văn
-

Mục đích:
Luận văn được thực hiện với mục đích xây dựng và làm sáng tỏ những vấn đề
cơ bản về hoạt động báo chí và QLNN đối với hoạt động báo chí, vai trị và đóng
góp của báo chí trong đời sống xã hội. Phân tích những kết quả đã đạt được và
những tồn tại, hạn chế trong công tác QLNN đối với hoạt động báo chí trên địa bàn
tỉnh Cao Bằng và tìm ra các nguyên nhân, đề xuất các giải pháp khắc phục những
tồn tại, hạn chế.

-

Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Đưa ra các luận điểm, căn cứ khoa học về mặt lý luận và thực tiễn làm sáng
tỏ những vấn đề cơ bản về hoạt động báo chí và QLNN đối với hoạt động báo chí,

vai trị và đóng góp của báo chí trong đời sống xã hội.
+ Phân tích các kết quả đã đạt được và những tồn tại, hạn chế trong công tác
QLNN đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
+ Xác định nguyên nhân của các kết quả đã đạt được và những tồn tại, hạn chế
trong công tác QLNN đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng và đề
xuất các giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế đó.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
-

Đối tượng nghiên cứu:
Là những vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN đối với hoạt động báo chí.

-

Phạm vi nghiên cứu:
+ Về nội dung: luận văn tiến hành nghiên cứu công tác QLNN đối với hoạt
động báo chí địa phương.
+ Về khơng gian: địa bàn tỉnh Cao Bằng.
+ Về thời gian: 2013 - 2017.
5.

Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn

5


- Phương pháp luận:
Luận văn được thực hiện trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin cũng
như quan điểm của Đảng và pháp luật của Nhà nước Việt Nam về hoạt động báo chí

trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
- Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu cụ thể như phương pháp hệ
thống hóa, phân tích, so sánh... để thực hiện luận văn.
6.

Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn

- Ý nghĩa lý luận:
Xây dựng cơ sở luận và thực tiễn của việc QLNN đối với lĩnh vực báo chí, chỉ
rõ những kết quả đạt được và những hạn chế, thiếu sót cũng như nguyên nhân của
hạn chế, thiếu sót đó. Trên cơ sở đó đề xuất những phương hướng, giải pháp cơ bản
nhằm tăng cường quản lý của nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn tỉnh
Cao Bằng trong tình hình hiện nay.
- Ý nghĩa thực tiễn:
Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo
và là ý tưởng đề xuất đối với các cơ quan, tổ chức hoạt động liên quan đến lĩnh vực
báo chí trên địa bàn tỉnh Cao Bằng.
7.

Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục,
phần chính của luận văn gồm 03 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận của Quản lý nhà nước về hoạt động báo chí.
Chương 2: Thực trạng Quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí trên địa bàn
tỉnh Cao Bằng.
Chương 3: Giải pháp Quản lý nhà nước đối với hoạt động báo chí từ thực tiễn
tỉnh Cao Bằng.


6


Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ
LUẬN CỦA QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG BÁO CHÍ
1.1. Khái quát về báo chí
1.1.1.

Khái niệm, đặc điểm
1.1.11. Khái niệm báo chí
Trong xu thế tồn cầu hóa đang diễn ra một cách mạnh mẽ trên thế giới như

hiện nay, hoạt động thơng tin nói chung và báo chí nói riêng ngày càng đóng vai trị
quan trọng trong đời sống xã hội. Báo chí đang thực sự có những bước đột biến, đi
vào chiều sâu về cả lượng và chất. Trong những năm qua, thông tin báo chí nước ta
đã góp phần quan trọng vào mọi mặt của đời sống xã hội, phấn đấu vì mục tiêu dân
giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Trong hơn 30 năm thực hiện
chính sách và đường lối đổi mới do Đảng lãnh đạo, các phương tiện truyền thơng
đại chúng đóng vai trị hết sức quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn
hóa xã hội và đấu tranh phịng chống tội phạm.
Báo chí đã thực sự trở thành một trong những kênh thực hiện nhiệm vụ tuyên
truyền quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng; chính sách pháp luật của Nhà
nước, phát hiện và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của quần chúng; những vấn đề
bức xúc trong đời sống xã hội; kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực,
quan liêu lãng phí và suy thối đạo đức lối sống. Báo chí cũng đã góp phần giáo dục
truyền thống tốt đẹp của dân tộc, truyền thống cách mạng, góp phần nâng cao dân
trí, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao, phong phú và đa dạng về đời sống tinh thần của
nhân dân. Bên cạnh những vấn đề trên, báo chí nước ta trong q trình đổi mới và
hội nhập đã góp phần nâng cao chất lượng thơng tin đối ngoại, góp phần quan trọng
giới thiệu đất nước, văn hóa, con người Việt Nam với bạn bè quốc tế; thực hiện

đường lối đối ngoại, độc lập, tự chủ, đa dạng, đa phương hóa các quan hệ quốc tế
của Đảng, Nhà nước ta; góp phần nâng cao uy tín và vị thế Việt Nam trên trường
quốc tế.

7


Theo các nhà nghiên cứu nói chung, báo chí là một mặt của đời sống xã hội, từ
khi ra đời đến nay đã tồn tại song hành cùng quá trình phát triển của lồi người.
Trong q trình đó, báo chí có những tác động to lớn đối với xã hội loài người được
thể hiện trên nhiều phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa, lối sống.
Do vậy, việc nhận thức vai trị của báo chí là một vấn đề bức thiết trong mọi
thời đại, mọi hình thái Nhà nước. Nó có ý nghĩa rất lớn góp phần vào việc điều hòa
các mối quan hệ xã hội theo định hướng chung của Nhà nước, tạo ra một môi
trường ổn định để phát triển kinh tế xã hội. Chính vì thế, trong quá khứ cũng như
hiện tại có nhiều học giả nghiên cứu và đưa ra những khái niệm về báo chí dưới
những góc độ khác nhau.
Theo triết học cổ Hy Lạp: “Chữ báo chí xuất phát từ chữ information có
nghĩa là thông tin, thông báo, báo tin và được hiểu như việc tạo ra hình thái giúp
cho sự hiểu biết của con người về thế giới xung quanh đang tồn tại bằng việc lấy
hiện thực khách quan để phản ánh một cách liên tục, xuyên suốt trong quan hệ chặt
chẽ giữa nhà báo - tácpham - công chúng” [36, tr.6].
Tác giả cuốn sách Cơ sở lý luận báo chí truyền thơng cho rằng: “Báo chí là
bao gồm tất cả các tổ chức thơng tin thuộc những loại hình khác nhau (xuất bản,
radio, vơ tuyến truyền hình...) và ở những cấp độ khác nhau từ trung ương đến địa
phương, với ý nghĩa là tất cả các phương tiện thông tin đại chúng” [36, tr.47].
Một số quan điểm khác thì khơng định nghĩa báo chí riêng biệt mà gắn liền
báo chí với truyền thông. Ở cách hiểu này, trong Từ điển tiếng Việt của Viện Ngơn
ngữ học định nghĩa báo chí truyền thơng hiểu theo nghĩa chung nhất và trừu tượng
nhất là “quá trình truyền dữ liệu giữa các đơn vị chức năng ” [25, ừ. 1053].

Trong Từ điển xã hội học do G. Endruweit và G. Trommsdrff chủ biên, định
nghĩa báo chí truyền thông là “sự tạo ra mối liên hệ giữa hai đối tượng có thể
mang bản chất sự sống hay khơng ” [46, tr.517].
Cịn tác giả Trần Hữu Quang trong cuốn Xã hội học truyền thơng đại chúng
thì khẳng định: “Báo chí truyền thơng là một q trình truyền đạt, tiếp nhận và trao

8


đổi thông tin nhằm thiết lập các mối liên hệ giữa con người với con người ”. Theo
đó, tác giả này định nghĩa, “truyền thơng đại chúng là q trình truyền đạt thông
tin một cách rộng rãi đến mọi người trong xã hội thông qua các phương tiện truyền
thông đại chúng như phát thanh, truyền hình ” [29, tr.3].
Nhìn chung, các tác giả trên bằng cách này hay cách khác, đã cố gắng đưa ra
những định nghĩa chung nhất về báo chí và tựu chung lại đều xem báo chí như một
phương tiện diễn đạt, chia sẻ thông tin giữa các chủ thể khác nhau trong xã hội.
Những định nghĩa được đưa ra như một sự cố gắng để khẳng định nội hàm cơ bản
của báo chí. Tuy nhiên, trong một phạm vi nhất định, đây là những định nghĩa khá
rộng và chưa biểu thị hết các loại hình báo chí đang hiện diện trong xã hội và các
loại hình ấy được hiểu như thế nào, diễn đạt ra sao.
Chính từ những khiếm khuyết này mà, Luật Báo chí nước Cộng hòa Xã hội
Chủ nghĩa Việt Nam năm 2016, Được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 11 thơng qua
ngày 05 tháng 4 năm 2016 trong phần định nghĩa về báo chí đã khơng tập trung vào
giải thích rõ nội hàm của báo chí và cũng khơng chỉ làm cơng tác liệt kê các loại
hình báo chí như Luật báo chí sửa đổi, bổ sung trước đó mà được định nghĩa rộng
hơn những cũng cụ thể, rõ ràng hơn.
Điều 3 Luật Báo chí quy định: Báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện,
vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng
tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng thông qua
các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử.

Có thể nói Điều 3 Luật Báo chí 2016 như một định nghĩa chính thức và đầy đủ
về báo chí, đây được xem là căn cứ chủ yếu để tìm hiểu tất cả các nội dung liên
quan đến QLNN đối với hoạt động báo chí.
1.1.1.2.

Đặc điểm của báo chí
Với các khái niệm được trình bày như trên, phần nào đã cho chúng ta tiếp cận

một cách khái quát về báo chí và những biểu hiện cụ thể của nó. Dù các khái niệm

9


chưa được hoàn chỉnh, chuẩn mực bởi yếu tố lịch sử và những biểu hiện của hoạt
động báo chí nhưng nhìn chung báo chí có những đặc điểm chính sau:
a. Báo chí mang tính lịch sử
Trước nhu cầu thơng tin và truyền tin của xã hội, báo chí đã xuất hiện và phát
triển song hành với quá trình phát triển của xã hội lồi người. Báo chí là một phạm
trù lịch sử, nó sẽ tồn tại lâu dài cùng với sự tồn tại của con người. Ngày nay, chưa
có một nhà nghiên cứu nào có thể tiên liệu được sự mất đi của báo chí.
Chính một q trình tồn tại song hành cùng với xã hội lồi người và có những
ảnh hưởng, tác động đến đời sống, suy nghĩ, sinh hoạt và nhu cầu hưởng thụ văn
hóa của con người nên báo chí sẽ phải ln có biến đổi cho phù hợp với thực tại. Vì
thế, qua mỗi thời kỳ lịch sử, báo chí đều có những biểu hiện rất khác nhau. Bên
cạnh đó, nội dung chuyển tải thơng tin của báo chí và các hình thức thể hiện của báo
chí cũng có sự thay đổi. Điều này có thể nhận thấy rõ nét nhất qua những thay đổi
như vũ bão của báo chí thế giới cũng như báo chí Việt Nam cùng với khả năng đáp
ứng ngày cang cao nhu cầu của quần chúng. Cụ thể, khi mới hình thành, báo chí chỉ
là những trang chép tay, truyền nhau đơn giản và rất sơ khai, tường thuật các lễ hội,
chiến trận phục vụ nhu cầu của một bộ phận nhất định trong xã hội. Thời kỳ này,

báo chí thường khơng gắn liền với lợi ích kinh tế và khơng mang tính thương mại
mà chủ yếu vì nhu cầu tìm hiểu thơng tin của con người. Kể từ đó, báo chí có những
bước phát triển khá dài. Sau những bản chép tay là những bản báo in đầu tiên và
phát triển cho tới đa phương tiện như ngày nay, tất cả điều đó đều là kết quả của q
trình phát triển lâu dài với nhiều thách thức. Tùy theo điều kiện lịch sử và xu hướng
của công chúng, hệ thống báo chí có những bước đi riêng của mình để đáp ứng lại
những điều đó. Trong xã hội hiện đại, báo chí dần dần mang tính tồn cầu hóa, quốc
tế hóa, tập trung và độc quyền hóa với sự hiện diện của các tập đồn thơng tin,
truyền thơng đa phương tiện, các loại hình báo viết, báo hình, báo nói, báo mạng và
cả báo chí cơng dân. Khơng những thế, theo một số nhà nghiên cứu chuyên ngành,
báo chí hiện nay càng có xu hướng “lá cải”.

1
0


Tại Việt Nam, trong vòng 10 năm trở lại đây, báo chí đã có nhiều thay đổi để
đuổi kịp sự phát triển của thế giới. Bên cạnh các loại hình báo in, báo truyền hình,
phát thanh đã hình thành khá lâu thì loại hình báo điện tử đã được triển khai mạnh
mẽ và đang hứa hẹn là một loại hình phát triển nhanh tại Việt Nam trong thời gian
tới. Nằm trong hệ thống báo chí thế giới, báo chí Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng ít
nhiều từ các xu hướng trong làng báo quốc tế.
Trên cơ sở tận dụng những thành tựu tiến bộ của nền báo chí thế giới, nền báo
chí Việt Nam đã tích cực đổi mới. Từ những trang báo nghèo nàn về mặt thiết kế,
đến nay những trang báo đã được thực hiện đẹp hơn, không cịn tình trạng cả trang
báo chỉ tồn chữ, các yếu tố đồ họa đã được chú trọng.
b. Báo chí mang tính quần chúng
Đây là một đặc điểm cơ bản và đặc thù của báo chí. Xun suốt q trình hình
thành và phát triển của báo chí, tính chất quần chúng ln có một vị trí rất quan
trọng và là yếu tố chủ yếu để báo chí tồn tại.

Nguyên nhân của sự xuất hiện báo chí cũng từ những nhu cầu có thực của một
bộ phận quần chúng trong xã hội. Từ nhu cầu tìm hiều và truyền tải thơng tin cũng
như mong muốn thông báo đến cộng đồng xã hội những sự kiện về quân sự, lễ hội
văn hóa xảy ra, báo chí xuất hiện và mang lại các giá trị to lớn về mặt tinh thần cho
con người. Bởi những biểu hiện tích cực ngay từ buổi sơ khai nên báo chí ngày càng
gắn chặt với quần chúng khó có thể tách rời. Báo chí cần đến quần chúng để làm cơ
sở tồn tại của mình. Ngược lại, quần chúng cần đến báo chí như một món ăn tinh
thần, nhịp cầu chia sẻ thông tin và các chỉ dẫn mang tính định hướng trong cuộc
sống. Trong giai đoạn hiện nay, khi mà công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ và
trở nên thơng dụng thì tính quần chúng của báo chí được biểu hiện rất rõ. Các thơng
tin mà báo chí cung cấp hàng ngày có sức lan tỏa, huy động và hiệu triệu to lớn, tác
động trực tiếp và có hiệu quả đến các mối quan hệ xã hội và thực tiễn điều hành,
quản lý xã hội của Nhà nước.

1
1


Chính vì lẽ đó mà, ngay từ khi xây dựng Luật Báo chí đầu tiên, Nhà nước ta
đã thống nhất xác định: “Báo chí ở nước Cộng hịa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là
phương tiện thông tin đại chúng thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ quan ngôn
luận của các tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội (dưới đây gọi là
tổ chức); Là diễn đàn của nhân dân ” [26, tr.4].
Nhận thức một cách sâu sắc đặc điểm này của báo chí sẽ giúp cho các nhà
quản lý rất nhiều trong nhiệm vụ quản lý hiệu quả các hoạt động báo chí, phát triển
các yếu tố tích cực của báo chí, giảm thiểu và hạn chế những nguy cơ gây hại trong
hoạt động báo chí, góp phần vào sự giữ gìn, ổn định an ninh trật tự xã hội, phát triển
kinh tế và chủ động hội nhập với thế giới.
c. Báo chí mang tính chính trị
Báo chí tự bản thân khơng mang tính chính trị nhưng các giai cấp, các lực

lượng xã hội ln mốn lợi dụng nó để phục vụ cho lợi ích chính trị của mình. Vì thế
báo chí mang tính chính trị sâu sắc. Ngồi ra, báo chí khơng chỉ là nhu cầu thơng
tin, giải trí về mặt tinh thần mà còn ảnh hưởng đến các vấn đề xã hội, đến quan hệ
quần chúng, quan hệ dân tộc và quan hệ quốc tế. Báo chí chính là một sợi dây liên
kết mọi người và có tính hiệu triệu rất cao nên dễ dàng tác động đến các vấn đề
nhạy cảm về chính trị.
Khi mới hình thành, với hình thức sơ khai thì tính chính trị của báo chí khơng
được biểu hiện một cách rõ nét, hay nói cách khác, vấn đề chính trị trong báo chí
khơng được con người đề cập đến.
Theo sự phát triển của xã hội và khi báo chí ngày càng phát huy vai trị trong
việc hiệu triệu quần chúng, sự đối khàng về quyền lợi giữa các giai cấp khác nhau,
giữa các quốc gia, dân tộc, các vùng miền lãnh thổ với nhau ngày càng cao thì tính
chính trị của báo chí bộc lộ mạnh mẽ bằng quyền lực và các chiêu bài được toan
tính kỹ càng. Các lực lượng lãnh đạo tìm cách biến báo chí thành một cơng cụ để
điều hành xã hội, bóc lột các tầng lớp nhân dân lao động, ru ngủ ý thức phản kháng
trong con người. Chính vì vậy, khơng phải ngẫu nhiên mà báo chí được coi là

1
2


“quyền lực thứ tư” Với phạm vi rộng, sự tác động tới cơng chúng lớn của báo chí,
nhiều nhà nước không thể bỏ qua công cụ hữu hiệu này để tác động đến đời sống
chính trị của người dân.
Trong giai đoạn hiện nay, do phạm vi ảnh hưởng và sức mạnh tác động to lớn
của mình, các tập đồn báo chí trên thế giới đã trở thành một thế lực hay một thứ
quyền lực tồn cầu. Nó tác động vào dư luận xã hội một cách tự nhiên, vạch ra
hướng đi cho nhận thức, thúc đẩy việc hình thành thái độ, quan điểm chính trị - xã
hội. Bằng cách ấy, báo chí đã tạo ra các điều kiện thuận lợi hoặc bất lợi cho những
hành động cụ thể nào đó. Muốn vận động quần chúng cho một chính sách hay một

quan điểm chính trị thì phải thơng qua báo chí, bởi chỉ thơng qua báo chí mới đến
được quảng đại quần chúng. Cho nên các hoạt động chính trị nào khơng được báo
chí, truyền thơng loan tải xem như khơng đáng quan trọng hay thậm chí khơng hiện
hữu. Thành phần nào có khả năng thu hút và thuyết phục quần chúng, nhất là trước
những sự chọn lựa chính sách khó khăn hay phức tạp, thì sẽ thành cơng. Thiếu sự hỗ
trợ của báo chí thì thường dẫn đến tình trạng bị động và dễ đưa đến những phản ứng
cho xong hơn là nắm lấy cơ hội hướng dẫn dư luận một cách chủ động về một hay
nhiều vấn đề nào đó.
Chính vì lẽ đó mà các quốc gia trên thế giới đang dần có xu hướng tập trung
nguồn lực vào báo chí. Ngay tại một quốc gia khơng thống nhất về chính trị như
Malaysia thì đảng chính trị cầm quyền và nhà nước vẫn chủ động tạo ra các nguồn
lực và điều kiện tinh tế, xã hội, kỹ thuật, công nghệ để xây dựng các tập đồn báo
chí nhằm mục đích tạo ra sức mạnh truyền thơng chi phối sự kiện xã hội, phục vụ
cho các yêu cầu, nhiệm vụ chính trị.
d. Báo chí mang tính kinh tế
Tuy báo chí ra đời với nhu cầu truyền tải thông tin cho xã hội nhưng các mục
tiêu thương mại cũng đã được quan tâm nhiều hơn bao giờ hết. Nhất là trong nền
kinh tế thị trường và bối cảnh thương mại hóa toàn cầu hiện nay, hầu như mọi lĩnh

1
3


vực nghề nghiệp đều chịu ảnh hưởng của lợi ích về quảng cáo, thương mại và báo
chí cũng khơng là ngoại lệ.
Nguồn lợi mà các tập đồn báo chí mang lại thông qua hai dạng thức chủ yếu:
trực tiếp và giãn tiếp. Nguồn lực trực tiếp thu được qua việc bán các sản phẩm hàng
hóa, dịch vụ báo chí và hoạt động quảng cáo. Ở các nước công nghiệp phát triển,
nguồn thu từ quảng cáo ngày càng lớn, chiếm phần chủ yếu tổng doanh thu của các
tờ báo, các đài phát thanh truyền hình, cịn các tờ báo phát khơng, có nghĩa là các

hợp đồng quảng cáo trở thành nguồn thu duy nhất. Nguồn lợi gián tiếp mà các tập
đoàn báo chí, truyền thơng thu được qua việc tạo ra những ảnh hưởng chính trị, làm
thay đổi các chính sách của nhà nước, hình thành những điều kiện đầu tư thuận lợi,
những đơn đặt hàng béo bở. Về sâu xa thì đây mới là nguồn lợi to lớn hơn mà các
tập đồn báo chí muốn hướng đến. Và lý do quan trọng nhất để dẫn đến sự liên kết
trong báo chí với giới cơng ghiệp, tài chính, dịch vụ để hình thành những tập đồn
độc quyền khổng lồ.
Tại các nước phương Tây, tập đồn tư bản thơng qua báo chí để quảng bá,
quảng cáo, giữ gìn, đánh bóng thương hiệu của mình, dùng báo chí làm cầu nối giữa
sản phẩm của mình với cơng chúng. Hơn nữa, báo chí lại là ngành kinh doanh hái ra
tiền. Vì thế mà từ khi khai sinh, mục đích thương mại của báo in đã rất rõ ràng. Tờ
Anzeiger (nghĩa là Người quảng cáo) xuất bản ở Dréden (Đức) năm 1730, theo nhà
nghiên cứu Anthony Smith, đã tự cho mình là phục vụ tất cả những ai trong hay
ngoài thành phố muốn mua hay bán, cho thuê hay đi thuê, cho vay hay đi vay. Ở
Mỹ, trong thời gian thuộc địa, thương mại là một yếu tố tiên quyết của báo chí [47,
tr.19-20]. Riêng ngành công nghiệp báo in Mỹ, thu nhập tăng từ 12.2 tỷ USD vào
năm 1975 lên 54.9 tỷ USD năm 2000. Nói cách khác, báo in thu nhập tăng 2.5 lần từ
quảng cáo năm 2000 so với năm 1950 [48, tr.54].
Ngày nay, khi internet phát triển, các báo mạng xuất hiện cũng là mơi trường
tốt để báo chí thu lợi nhuận bằng nhiều cách thức khác nhau. Và dần dần, đời sống
kinh tế bắt đầu chi phối sâu sắc đến các hoạt động của báo chí.

1
4


1.1.2.

Các loại hình báo chí trong giai đoạn hiện nay Bởi tính chất đặc thù


của hoạt động báo chí và cách hiểu của từng quốc gia khác nhau nên cho đến
nay vẫn chưa có sự thống nhất chung về các loại hình báo chí. Hơn nữa, hoạt
động báo chí ở Việt Nam là hoạt động tuy đã có hơn 150 năm nhưng so với
thế giới vẫn còn khá mới mẻ. Chính vì lẽ đó mà những quan niệm và các loại
hình báo chí ở Việt Nam có nhiều điểm khác biệt và cần có thời gian tiếp thu,
hội nhập. Dù vậy, căn cứ vào Luật Báo chí 2016 và trên cơ sở tổng hợp các
nguồn tài liệu khác nhau, có thể khái qt các loại hình báo chí hiện nay như
sau:
1.1.2.1.

Báo in
Báo in là tên gọi chung cho báo, tạp chí, bản tin thời sự, bản tin thơng tấn...

Báo in là loại hình báo chí ra đời sớm nhất trong trong lịch sử nhân loại. Nhờ vận
dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật mới đã giúp báo in có những bước tiến
trong cơng nghệ cũng như quy trình làm báo. Đồng thời báo in cũng ngày càng
phong phú, chất lượng hơn về nội dung thơng tin và hình thức trình bày.
Chính thức có mặt như một tờ báo vào thế kỷ thứ XVII, từ một bản tin nhỏ đến
nay trên thế giới, báo in đã phát triển vượt bậc mà biểu hiện cụ thể là nhiều tập đồn
truyền thơng xuất hiện, chi phối đến các hoạt động khác của xã hội. Ở báo in, có
một đặc điểm cơ bản mà khó có thể tồn tại ở các loại hình báo chí khác, đó chính là
tính hiện diện. Báo in có thể hiện diện khắp nơi trên thế giới mà không phụ thuộc kỹ
thuật công nghệ hiện đại hay phương tiện truyền tải kỹ thuật số. Ngồi ra, tính hiện
diện của báo in còn được biểu hiện qua việc tiếp cận đến tất cả các đối tượng độc
giả khác nhau. Có lẽ nhờ đặc điểm này, báo in đã tồn tại với bạn đọc dù gặp sự cạnh
tranh khốc liệt bởi các loại hình báo chí khác, nhất là ở các nước phương Đông.
Ngày nay, báo in được thực hiện dưới nhiều hình thức: nhật báo, tuần báo, bán
nguyệt san, nguyệt san, lưỡng nguyệt san... Riêng ở các nước phát triển thì có báo
buổi sáng, báo buổi chiều, báo bình dân, báo quốc gia, báo địa phương, nhật báo đặc


1
5


biệt... Mỗi loại báo in như vừa nêu có cách trình bày, nội dung phản ánh, đối tượng
độc giả khác nhau, thời gian phát hành khác nhau.
Tuy nhiên, trước sự cạnh tranh gay gắt của các phương tiện truyền thông báo
chí khác như radio, tivi và đặc biệt là mạng internet khiến cho báo in ngày càng thu
hẹp quy mô sản xuất, nhất là với sự ra đời của báo trực tuyến. Có nhiều nguyên
nhân để lý giải cho thực trạng này như: do cuộc khủng hoảng tài chính tồn cầu,
lượng độc giả bị sút giảm nhanh chóng dẫn đến thiếu hụt kinh phí hay ngay trong
bản thân tờ báo in đã có những nhược điểm: Nguyên liệu tự nhiên (gỗ rừng) ngày
càng cạn kiệt, nguyên liệu nhân tạo thì đắt đỏ; tốc độ phân phối quá chậm (bằng cơ
giới) nếu so sánh với tốc độ tính bằng giây của báo số, gần như khơng có khả năng
cập nhật, chỉnh sửa trong khi tính “động” và tính “tương tác” là hai ưu điểm vượt
trội của báo số... Dù vậy, ở nhiều nước trên thế giới hiện nay, báo in vẫn đang giữ vị
trí độc tơn và nhận được sự chọn lựa của nhiều độc giả đủ mọi thành phần.
1.1.2.2.

Báo nói
Báo nói hay cịn gọi là chương trình phát thanh, truyền thanh. Đây là loại hình

báo chí dựa trên ngun tắc kỹ thuật truyền âm thanh để chuyển tải các chương
trình tin tức đến đơng đảo cơng chúng thính giả cũng như nhóm thính giả đặc thù.
Phát thanh là một loại hình báo chí từng có thời gian dài thống lĩnh các
phương tiện truyền thơng. Bởi lẽ phát thanh có phương thức và con đường tác động
đến thính giả một cách riêng biệt, trong đó từ ngữ với phương thức biểu đạt bằng lời
nói là phương tiện chuyển tải ý nghĩa và tình cảm, gắn liền với âm thanh và tiếng
động minh hoạ. Bản chất quá trẽnh tác động của báo nói là một sự tương tác để đi
đến sự hiểu biết, là sự truyền tải ý tưởng, tình cảm bằng cách sử dụng hệ thống các

ký hiệu âm thanh phong phú. Đây là một q trình liên tục mà chính bản thân báo
viết khơng hề có được. Hơn nữa, tốc độ chuyển tải thơng tin của báo nói cũng nhanh
hơn báo viết gấp nhiều lần. Tuy nhiên, so với báo hình, thính giả tiếp nhận thơng tin
qua phát thanh khơng có khả năng nhìn được bằng mắt. Người nghe khơng thể nhìn
thấy những dấu hiệu khác thường khi giao tiếp bằng lời nói như khi biểu đạt bằng

1
6


nét mặt, sử dụng tay để minh hoạ. Các hình thức giao tiếp bằng mắt, ngôn ngữ, cử
chỉ không thể được sử dụng để chuyển tải ý nghĩa thông điệp. Bởi vậy, đây là một
điểm yếu buộc báo nói phải phát huy những lợi thế để bù đắp.
Theo xu thế phát triển, một mặt các phương tiện truyền thông đại chúng trong
đó có báo nói phải khơng ngừng thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của công chúng,
mặt khác bản thân công chúng lại liên tục đặt ra những yêu cầu mới đối với hoạt
động của hệ thống này. Đó chính là những địi hỏi của bạn nghe đài trước cuộc
sống, và những nhu cầu tinh thần ngày một đa dạng phong phú. Cũng chính điều
này đang là lý do tạo ra cạnh tranh quyết liệt giữa các cơ quan truyền thơng đại
chúng để làm sao ngày càng có thêm nhiều bạn đọc, người nghe, người xem. Ở các
đô thị lớn, đời sống kinh tế tăng trưởng hơn, kèm theo đó là sự phát triển mạnh mẽ
của các phương tiện thơng tin đại chúng. Do đó cách thức tiếp nhận thơng tin của
cơng chúng có nhiều thay đổi. Cơng chúng hiện nay và sau này vẫn luôn luôn cần
đến một âm thanh khơng có hình ảnh để có được cái quyền tự họ mỗi buổi sáng, rút
ra được cái ý nghĩa của những tin tức lắng nghe được qua báo nói.
Báo chí truyền thơng ngày nay đa dạng hố thơng tin: thông tin nhiều chiều,
thông tin sâu cho từng đối tượng, cho từng nhóm nhỏ càng phát triển. Mỗi nhóm
cơng chúng và mỗi người có quyền tự lựa chọn cho mình một hình thức tiếp nhận
thơng tin phù hợp thì phát thanh vẫn là một phương tiện thông tin được nhiều người
ưa thích. Nhờ ứng dụng những tiến bộ về kỹ thuật và cơng nghệ mới, ưu thế cùa báo

nói ngày càng được khẳng định rõ rệt hơn. Từ công nghệ bán dẫn sang cáp quang,
rồi kỹ thuật số, ngày nay báo nói vẫn khơng ngừng tận dụng mọi thành quả của công
nghệ hiện đại để đáp ứng nhu cầu hàng ngày của con người không chỉ ở miền quê xa
xôi, thiếu thốn mà cả trong các căn hộ hiện đại trong thành phố. Điển hình như trước
đây nước Mỹ chỉ có các đài phát thanh lớn là VOA, ABC thì nay có hàng trăm đài
phát thanh. Tuy vậy, cuộc cạnh tranh của báo nói với báo hình và cả báo in là tất yếu
và chắc chắn sẽ không phân thắng bại, vì mỗi loại hình đều có ưu điểm riêng, con
đường riêng để đến với công chúng.

1
7


1.1.2.3. Báo hình
Báo hình là chương trình truyền hình, chương trình nghe - nhìn thời sự được
thực hiện bằng các phương tiện kỹ thuật khác nhau, phát thông tin đi xa bằng cả âm
thanh và hình ảnh động.
Cả ngơn ngữ hệ Ân - Âu đều thể hiện khái niệm báo hình bằng cách kết hợp
hai từ tố Hy Lạp gồm tele (xa) và video (nhìn). Khác với các phương tiện truyền
thơng nghe nhìn khác như điện ảnh, video, CD-Rom, báo hình có thể phản ánh sự
kiện một cách trực tiếp, đưa thơng tin ở thời điểm hiện tại. Báo hình cũng khác biệt
với báo in và báo nói khi đây chính là hệ thống kỹ thuật chuyển hình ảnh, tiếng
động đi xa qua tín hiệu truyền hình và được tiếp nhận trực tiếp qua màn huỳnh
quang. Chức năng truyền thông của báo hình là sáng tạo và phát truyền các chương
trình truyền hình.
Những thí nghiệm phát hình ảnh động đi xa được tiến hành từ nửa đầu thế kỷ
XX. Từ năm 1935 ở Đức và Pháp, công chúng đã được xem báo hình khá đều đặn.
Ngày 2-11-1936 được xem là ngày khai sinh của báo hình khi Đài Phát thanh BBC
của Anh sử dụng các bức ảnh của truyền hình điện tử để phát sóng cho đơng đảo
người xem. Trước Chiến tranh thế giới thứ hai, Liên Xô (năm 1939) rồi tới Mỹ

(1942) đã có các chương trình truyền hình phát sóng đều đặn. Tuy nhiên, do chiến
tranh đã khơng cho phép truyền hình tiếp tục phát triển.
Trong và sau chiến tranh, nước Mỹ là nơi duy nhất vẫn duy trì chế độ phát
sóng đều đặn, những phát minh cơng nghệ cơ bản vẫn được áp dụng nhanh chóng,
vượt lên trước các nước tiên tiến qua các cột mốc như sau: Năm 1954 phát hình
màu, năm 1956 sáng chế được băng ghi hình điện tử, năm 1962 truyền phát bằng vệ
tinh, từ năm 1960 đến năm 1970 có truyền hình cáp, năm 1975 có chương trình
HBO trả tiền trước, năm 1981 có chương trình thơng tấn đặc biệt CNN v.v...
Ở Việt Nam, ngay trong thời kỳ chiến tranh khốc liệt, các chương trình thí
nghiệm về truyền hình đã được Đài Tiếng nói Việt Nam thực hiện. Ngày 7-9-1970,
nhân dân Hà Nội đã được tận mắt chứng kiến những hình ảnh truyền hình đầu tiên.

1
8


Tại miền Nam Việt Nam, năm 1962 đã xuất hiện đài truyền hình phục vụ quân đội
Mỹ-ngụy. Và tháng 5-1976, Đài Truyền hình Việt Nam với tư cách là đài truyền
hình quốc gia của đất nước Việt Nam thống nhất đã chính thức phát sóng và được
xem như một bước phát triển mới của lịch sử báo chí Việt Nam.
Từ kỹ thuật phát sóng lục địa, thơng qua các đài phát mặt đất, ngày nay báo
hình đã được phân phối qua vệ tinh và qua mạng cáp quang. Chính những biểu hiện
ưu việt về cả hình ảnh, âm thanh sinh động được truyền dẫn trực tiếp liên tục và sự
đầu tư về kỹ thuật chuyên sâu nên báo hình dù xuất hiện sau nhưng đã trở nên phổ
biến và có tính cạnh tranh cao so với các loại hình báo chí khác. Sự hấp dẫn đã tạo
cho báo hình những bước đi thuận lợi và thể hiện sự đột phá để phục vụ khán giả
ngày càng tốt hơn trong điều kiện kén chọn của người xem, nghe và đọc như hiện
nay. Điều này đã giúp cho báo hình liên tục đứng vững trước thực trạng các loại
hình báo chí khác có dấu hiệu xuống dốc trong thời kỳ bùng nổ thông tin hiện nay.
1.1.2.4. Báo điện tử

Báo điện tử là loại hình báo chí được thực hiện trên mạng thơng tin máy tính,
tuy mới xuất hiện trong hơn hai thập kỷ gần đây nhưng nó đã có một chỗ đứng nhất
định trong lòng độc giả. Sự xuất hiện của báo mạng điện tử đã gây ra những xáo
trộn đối với các loại hình báo chí khác khi tạo nên cuộc cạnh tranh với báo hình, báo
nói, báo viết và báo điện tử đang chiếm ưu thế, khẳng định sức mạnh của một loại
hình báo đầy tiềm năng.
Ưu thế đầu tiên của báo điện tử chính là khả năng cập nhật thông tin nhanh
nhạy, cùng với sự phong phú, đa dạng của các thông tin này. Với cùng một thông
tin, báo hình hoặc báo nói phải đợi đến giờ phát sóng của các bản tin, hay với báo in
thì phải chờ công đoạn kiểm duyệt thông tin, in báo và đến tận ngày phát hành thì
thơng tin mới đến được tay bạn đọc. Trong khi đó, với báo mạng bạn chi cần một cái
nhấp chuột, tất cả những thơng tin nóng hổi nhất sẽ luôn được cập nhật, gần như
cùng một lúc với sự kiện diễn ra. Người đọc hiện nay rất cần sự nhanh nhạy trong
các thông tin và báo điện tử đã đáp ứng được nhu cầu đó. Hơn nữa, những thông tin

1
9


mà báo mạng đưa ra đều được trải rộng trên mọi lĩnh vực, từ kinh tế - chính trị đến
lĩnh vực văn hóa - xã hội hay thể thao, thời tiết, người đọc có thể tùy chọn theo từng
mục đề mà mình thích. Lượng thơng tin mà báo mạng đưa ra khơng hề thua kém
những loại hình báo chí khác về sự đa dạng, phong phú.
Một trong những lợi thế khác của báo mạng chính là ở khả năng lưu trữ dường
như là vô tận của các thông tin. Người đọc có thể tìm kiếm các tài liệu cần thiết, sau
đó có thể dễ dàng lưu (save) các thơng tin đó để phục vụ cho mục đích của bản thân.
Những tài liệu đó sẽ được lưu trữ một cách an tồn mà khơng chịu ảnh hưởng của
thời gian, khơng gian. Báo mạng cịn có tính chủ động cao hơn so với các loại hình
báo chí khác. Độc giả có quyền được lựa chọn thơng tin một cách nhanh chóng.
Ngồi ra, giữa độc giả và tòa soạn của một tờ báo mạng ln có sự tương tác rất

cao. Người đọc dễ dàng gửi ý kiến về một bài báo ngay lập tức (đối với một số tờ
báo mạng phía dưới bài báo ln có một khung dành riêng cho ư kiến độc giả), và
qua đó tịa soạn cập nhật những nhận xét hay những thơng tin nóng được nhanh
chóng hơn.
Ngồi ra, báo điện từ còn thể hiện ưu thế bởi yếu tố đa phương tiện
(multimedia). Có thể coi báo điện tử hiện nay là sự hội tụ của cả báo giấy (text), báo
nói (audio) và báo hình (video). Người đọc lướt web không chỉ được cập nhật thông
tin dưới dạng chữ viết mà cịn có thể nghe rất nhiều kênh phát thanh và xem truyền
hình ngay trên các website báo chí. Ưu thế này không hề xuất hiện ở các loại hình
báo chí khác.
Ngày nay, sự phát triển nhanh chóng của internet càng làm cho báo điện tử lớn
mạnh và từ đó cũng tạo cho các loại hình báo chí khác có những sự thay đổi khơng
ngừng để chiếm lại vị trí của mình trong lịng độc giả. Bên cạnh việc cải tiến nội
dung, các loại báo này đang nỗ lực trong việc đổi mới cách trình bày hay giao diện,
đầu tư kỹ thuật và phát triển thêm nhiều chương trình phát thanh, phát sóng đa dạng,
phong phú. Qua đó, độc giả là người sẽ thụ hưởng nhiều thành quả tích cực từ quá
trình cạnh tranh này.

2
0


1.1.3

Giá trị và vai trị của báo chí trong đời sống xã hội Là một loại hình

hoạt động mang tính chính trị xã hội, ra đời do nhu cầu khách quan của xã
hội và phát triển đến một trình độ nhất định, báo chí giữ một vai trị hết sức
quan trọng. Bản thân sự ra đời, tồn tại và phát triển của
báo chí đã khẳng định một cách khách quan giá trị và ý nghĩa của nó trong đời sống

xã hội. Ở phương diện nhà nước, bất kỳ một lực lượng cầm quyền nào trong các
quốc gia trên thế giới cũng đều sử dụng báo chí như một cơng cụ để tác động vào tư
tưởng, tình cảm của cơng chúng, nhằm tạo ra ở họ những nhận thức mới, những
định hướng có giá trị cho cuộc sống. Dù ở bất cứ chế độ nào thì báo chí vẫn là cơng
cụ của một giai cấp, trong cuộc đấu tranh để xác lập hình thái kinh tế - xã hội, bao
gồm cơ sở kinh tế và kiến trúc thượng tầng, phù hợp với lợi ích cơ bản, lâu dài của
nó. Hiểu theo nghĩa hẹp, hoạt động báo chí nhằm mục tiêu góp phần làm cho hệ tư
tưởng của giai cấp đang đóng vai trò quyết định chiều hướng phát triển của lịch sử,
trở thành hệ tư tưởng chủ đạo trong xã hội.
Ở nước ta, báo chí là cơng cụ chính trị của Đảng, của Nhà nước, của các tổ
chức, đoàn thể xã hội, là diễn đàn của nhân dân khi khẳng định về chức năng và vai
trị của báo chí trong Luật Báo chí 2016 như sau: “Báo chí ở nước Cộng hịa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam là phương tiện thơng tin thiết yếu đối với đời sống xã hội; là cơ
quan ngôn luận của cơ quan Đảng, cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp; là
diễn đàn của Nhân dân” [28, tr.8]. Vai trị của báo chí trong đời sống chính trị - xã
hội thể hiện rõ trong hai cuộc kháng chiến của nhân dân ta chống thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ để giải phóng đất nước. Ngay khi chưa có Đảng lãnh đạo, các lực lượng
xã hội đã có những tờ báo hoạt động rất tích cực và đã gây được sự chú ý của dư
luận xã hội về các vấn đề chính trị. Báo chí đã trở thành vũ khí quan trọng của nhân
dân ta trong các cuộc đấu tranh chính trị. Báo chí thật sự đã trở thành vũ khí sắc bén
trên mặt trận tư tưởng - văn hóa, mặt khác nó cũng tạo những điều kiện cần thiết để
cho mọi người dân có thể tham gia vào đời sống chính trị của đất nước.

2
1


Với nội dung thơng tin có định hướng đúng đắn, chân thật, có sức thuyết phục,
báo chí có khả năng hình thành dư luận xã hội, dẫn đến hành động xã hội, phù hợp

với sự vận động của hiện thực theo những chiều hướng có chủ định. Báo chí khơng
chỉ là vũ khí tư tưởng sắc bén, lợi hại mà cịn là hình thức tun truyền tập thể, cổ
động tập thể, tổ chức tập thể; điều này càng phù hợp với thời đại bùng nổ thơng tin
hiện nay. Báo chí thể hiện vai trò trong đời sống xã hội như sau:
a. Báo chí định hướng tư tưởng, dư luận
Báo chí là cơng cụ, là vũ khí quan trọng trong mặt trận tư tưởng và định hướng
dư luận. Đây là một nội dung đặc biệt được lưu tâm của các chính đảng, các hệ
thống xã hội cũng như các giai cấp nắm quyền lãnh đạo trong xã hội. Trên mặt trận
tư tưởng, báo chí giữ vai trị liên kết những thành viên riêng lẻ của xã hội thành một
khối thống nhất dựa vào một lập trường chính trị chung, thái độ tích cực để xây
dựng và cải tạo xã hội. Một khi nhận thức được tính ưu việt của chế độ xã hội, mục
đích, hành động và kết quả phù hợp với lợi ích của mình, người dân sẽ tự nguyện
thực hiện các nhiệm vụ của mình trên những điều kiện cụ thể.
Ở nước ta, báo chí chính là phương tiện dùng để “tuyên truyền, phổ biến, góp
phần xây dựng và bảo vệ đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của
Nhà nước, thành tựu của đất nước và thế giới theo tơn chỉ, mục đích của cơ quan
báo chí; góp phần ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao dân trí, đáp
ứng nhu cầu văn hóa lành mạnh của Nhân dân, bảo vệ và phát huy truyền thống tốt
đẹp của dân tộc, xây dựng và phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, tăng cường khối
đại đoàn kết toàn dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa”
[28, tr.8].
Đồng thời báo chí cịn có vai trị “Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội; làm
diễn đàn thực hiện quyền tự do ngôn luận của Nhân dân" [28, tr.8]. Chính vì lẽ đó,
báo chí là lực lượng xung kích trên mặt trận tư tưởng - hướng dẫn dư luận của
Đảng, là công cụ tham gia quản lý xã hội; công cụ giám sát cán bộ, đảng viên về
đạo đức lối sống, giữ vai trò phản biện xã hội, đấu tranh chống các luận điệu sai trái,

2
2



có chủ đích của các thế lực thù địch, góp phần giữ vững an ninh chính trị và trật tự
an tồn xã hội nhiều năm qua. Trong đó, các vụ việc có sự tham gia tích cực của báo
chí như: Vụ gây rối trật tự ở Tây Nguyên 2004, vụ xét xử Nguyễn Văn Lý 2008, vụ
đòi đất trái phép ở 178 Nguyễn Lương Bằng, 42 Nhà Chung - Hà Nội và Nhà thờ
Tam Tịa ở Quảng Bình... [12, tr.28].
b. Báo chí góp phần tạo nên những phát triển về mặt kinh tế
Trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trường như hiện hay, những thơng tin
chính xác, kịp thời của báo chí là sức mạnh tạo nên thắng lợi cạnh tranh. Không một
phương tiện truyền thông nào giữ vai trị quan trọng như báo chí trong việc cung cấp
những thơng tin có giá trị về các lĩnh vực kinh tế cần thiết như: thơng tin thị trường,
hàng hóa (bao gồm thông tin giá cả, sức tiêu thụ, thị hiếu và xu hướng biến đổi thị
hiếu tiêu dùng)...; thông tin thị trường tài chính (tiền tệ, vốn, giá cả, cổ phiếu, sự vận
động của các dịng tài chính), thị trường lao động, vật tư, thiết bị, đặc biệt là thị
trường công nghệ (chu kỳ công nghệ, sự chuyển giao cơng nghệ).
Báo chí khơng chỉ dừng lại trong việc cung cấp thơng tin thuần túy mà cịn có
thể hướng dẫn thị trường, hướng dẫn việc áp dụng khoa học kỹ thuật và cơng nghệ
mới, giới thiệu những mơ hình, điển hình tiên tiến trong sản xuất và kinh doanh. Với
việc phổ biến các kinh nghiệm thành công hay thất bại trong quản lý, kinh doanh và
áp dụng công nghệ mới, tiết kiệm chi phí trong sản xuất. Khơng những thế, báo chí
cũng góp phần tạo nên hiệu quả kinh tế lớn cho xã hội thông qua việc dự báo, cảnh
báo những khó khăn, thách thức, tai họa cần phải vượt qua hay né tránh; phát hiện,
đề xuất với Đảng, Nhà nước những khó khăn, bất cập, vướng mắc cần tháo gỡ. Đơi
khi một bài báo tốt, có tầm, sắc bén, kịp thời có thể cứu một doanh nhân khỏi bị oan
sai, cứu doanh nghiệp khỏi đổ bể. Trong thời gian qua, rất nhiều doanh nghiệp trong
nước đã phát triển đều đặn, đạt được những thành tựu to lớn về kinh doanh, lợi
nhuận và trở thành những tập đoàn kinh tế lớn đều có phần đóng góp khơng nhỏ của
báo chí như: Tập đồn Bưu chính Viễn thơng (VNPT), Tập đồn Than và Khoáng

2

3


sản Việt Nam (TKV), Cà phê Trung Nguyên, Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam
(Vinamilk)... [49]
c, Báo chí làm phong phú đời sống văn hóa, tinh thần xã hội Vai trị của báo
chí trong lĩnh vực văn hóa thể hiện trên nhiều mặt. Thứ nhất, báo chí làm giàu, làm
đẹp cho vốn văn hóa dân tộc, nhất là ngơn ngữ, báo chí lả nơi vừa giữ gìn và sáng
tạo ra nhiều từ mới, thuật ngữ mới cả trong cách viết vả cách thể hiện, trong việc
chuẩn ngơn ngữ nói và viết. Thứ hai, báo chí đăng tải các tác phẩm văn học nghệ
thuật, khoa học, âm nhạc và các lĩnh vực khác. Thứ ba, qua các phương tiện thông
tin đại chúng, cơng chúng có thể tiếp nhận nhiều tri thức văn hóa đa dạng, phong
phú của các dân tộc khác để làm giàu cho văn hóa dân tộc mình. Thứ tư, báo chí
góp phần nâng cao văn hóa, giải trí, làm cho mọi người ngày càng hiểu nhau, xích
lại gần nhau hơn, chia sẻ tâm tư, tình cảm, cùng học tập và tiến bộ trong cuộc sống.
Xã hội càng phát triển, trình độ dân trí ngày càng cao, sự hình thành nhân
cách, lối sống của con người chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố tự nhiên và xă hội,
trong đó có báo chí. Do vậy, trong giai đoạn mới, để thực hiện tốt vai trị của mình,
các phương tiện thơng tin báo chí ở nước ta phải thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ
đấu tranh chống các tệ nạn xã hội; tăng cường truyền bá văn hóa dân tộc và tinh hoa
văn hóa nhân loại; xây dựng nền đạo đức mới trên nền tảng đạo lý dân tộc; vun đắp,
hoàn thiện hình mẫu con người Việt Nam hiện đại, kế thừa nét đẹp truyền thống của
cha ơng; nâng tầm trí tuệ, tri thức khoa học, công nghệ của mỗi công dân. Muốn
vậy, báo chí và người làm báo cần nâng cao nhận thức chính trị, trách nhiệm xã hội
và nghĩa vụ cơng dân, đồng thời nhanh chóng đổi mới nhiệm vụ để thơng tin khơng
chỉ đúng mà cịn hay, sinh động, hấp dẫn cho công chúng.
1.2.

Quản lý nhà nước đối với báo chí
1.2.1.


Khái niệm Quản lý nhà nước và các nguyên tắc Quản lý nhà nước

đối với báo chí
1.21.1.

Khái niệm quản lý

2
4


-

Theo giáo trình Hành chính cơng của Học viện Hành chính Quốc gia thì
quản lý là một hoạt động phức tạp và bao gồm nhiều chức năng. Hoạt động
quản lý phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Các yếu tố đó tác động đến nội dung
phương thức và công cụ để tiến hành quản lý. Trong đó các yếu tố cơ bản cần
chú ý là: con người, chính trị, tổ chức, quyền lực, thơng tin, văn hóa.

-

Dưới góc độ khoa học, khái niệm về “quản lý” có nhiều cách tiếp cận khác
nhau. Với ý nghĩa thơng thường, phổ biến thì quan lý có thể hiểu là hoạt động
tác động một cách có tổ chức và định hướng của chủ thể quản lư tới những
đối tượng quản lý để điều chỉnh chúng vận động ví phát triển theo những
mục tiẹu nhất định đã đề ra. Với cách hiểu này, quản lý bao gồm:
+ Chủ thể quản lý: là tác nhân tạo ra các tác động quản lý. Chủ thể có thể là cá

nhân hoặc tổ chức. Chủ thể quản lý tác động đến đối tượng quản lý bằng các cơng

cụ, hình thức và phương pháp thích hợp, cần thiết và dựa trên cơ sở những nguyên
tắc nhất định.
+ Đối tượng quản lý (khách thể quản lý): tiếp nhận sự tác động của chủ thể
quản lý.
+ Mục tiêu quản lý: Là cái đích cần phải đạt tới tại một thời điểm nhất định do
chủ thể quản lý đề ra. Đây là căn cứ để chủ thể quản lý thực hiện các tác động quản
lý cũng như lựa chọn các hình thức, phương thức thích hợp.
1.2.1.2.

Khái niệm Quản lý nhà nước
QLNN là một dạng quản lý chứa đựng bên trong nó nhiều kỹ năng thuộc về

quản lý như mọi tổ chức khác đã vận dụng. Trong xu thế chung của phát triển công
nghệ, nhiều thành tựu công nghệ được áp dụng thành công trong quản lý các tổ
chức tư nhân đã và đang được các tổ chức nhà nước vận dụng [22, tr.12].
QLNN xuất hiện cùng với sự xuất hiện của nhà nước, là quản lý công việc của
Nhà nước. Tuy nhiên, nội dung, phương thức và công cụ áp dụng để tiến hành các
hoạt động QLNN lại tùy thuộc vào từng điều kiện cụ thể của thể chế chính trị, thể

2
5


×