Tải bản đầy đủ (.docx) (24 trang)

MOT SO BIEN PHAP REN KI NANG GIAI TOAN CO LOI VAN CHO HOC SINH LOP 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (245.65 KB, 24 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRƯỜNG TIỂU HỌC. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. “MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 1”. Môn :. Toán. Tên tác giả: Chức vụ:. Giáo viên. Năm học: 2012 - 2013.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc. -------------------------SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Tên sáng kiến kinh nghiệm:. “MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KĨ NĂNG GIẢI TOÁN CÓ LỜI VĂN CHO HỌC SINH LỚP 1”. SƠ YẾU LÝ LỊCH. Họ và tên: Ngày tháng năm sinh: Chức vụ: Năm vào ngành: Đơn vị công tác: Trình độ chuyên môn: Cao đẳng sư phạm Hệ đào tạo:. Tại chức.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> A. ĐẶT VẤN ĐỀ I. Lý do chọn đề tài: Xuất phát từ mục tiêu giáo dục của Đảng: Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Mục tiêu của Đảng đối với bậc giáo dục Tiểu học là: Nhằm cung cấp cho học sinh một nền giáo dục cơ sở để phát triển nhiều mặt,cân đối nhân cách con người. Cấp bậc Tiểu học là bậc học đầu tiên của nền giáo dục, nó góp phần vô cùng quan trọng hình thành tư duy, nâng dần từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng. Một trong những môn học quan trọng ở Tiểu học là môn Toán. Môn toán là môn học “công cụ, cung cấp kiến thức, kĩ năng phương pháp, góp phần xây dựng nền tảng văn hóa phổ thông của con người lao động mới. Toán học là công cụ của khoa học kĩ thuật có nguồn gốc trong thực tiễn.Những kiến thức toán học phổ thông cơ bản sẽ giúp cho học sinh có cơ sở để học các môn khoa học, kỹ thuật. Cùng với kiến thức, môn toán trong nhà trường còn cung cấp cho học sinh những kỹ năng như: Kỹ năng tính (tính viết, tính nhẩm…); Kỹ năng sử dụng các dụng cụ toán học (thước kẻ, com pa …); Kỹ năng đọc , vẽ hình, kỹ năng đo đạc (bằng dụng cụ), ước lượng (bằng mắt, bằng tay, bằng gang tay hay bằng bước chân. Đồng thời với việc trau dồi kiến thức, kĩ năng toán học cơ bản cho học sinh, môn toán còn giúp cho học sinh phương pháp suy luận, phương pháp lao động tốt, phương pháp tự học, phương pháp giải quyết các vấn đề, từ đó học sinh có phương pháp tự học và phát triển trí thông minh sáng tạo. Qua hoạt động học toán, học sinh được rèn luyện tính cẩn thận, phân biệt rõ ràng, đúng sai. Môn toán còn có tác dụng trau dồi cho học sinh óc thẩm mĩ: giúp các em thích học toán, thể hiện trong lợi ích của môn toán, trong hình thức trình bày. Dạy học môn Toán ở lớp Một nhằm giúp học sinh: + Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực về phép đếm, về các số tự nhiên trong phạm vi 100, về độ dài và đo độ dài trong phạm vi 20, về tuần lễ và ngày trong tuần, về giờ đúng trên đồng hồ; về một số hình học (Đoạn thẳng, điểm, hình vuông, hình tam giác, hình tròn); về bài toán có lời văn. + Hình thành và rèn luyện kỹ năng thực hành đọc ,viết, đếm, so sánh các số trong phạm vi 100; cộng trừ không nhớ trong phạm vi 100;đo và ước lượng độ dài doạn thẳng (với các số là số tự nhiên trong phạm vi 20 cm).Nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn, đoạn thẳng, điểm, vẽ điểm, đoạn thẳng). Giải một số bài dạng bài toán đơn về cộng trừ, bước đầu biết biểu đạt bằng lời, bằng ký hiệu, một số nội dung đơn giản của bài học và bài thực hành, tập so sánh , phân tích , tổng hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa trong phạm vi của những nội dung có nhiều quan hệ với đời sống thực tế của học sinh. + Các em chăm chỉ, tự tin, cẩn thận, ham hiểu biết và học sinh có hứng thú học toán. Là người giáo viên trực tiếp dạy lớp 1 và đặc biệt là dạy môn toán, để thực hiện chương trình đổi mới giáo dục Toán học lớp 1 nói riêng và toán học Tiểu học nói chung tôi rất trăn trở và suy nghĩ nhiều làm sao để học sinh lớp 1 có kỹ năng giải các bài toán có lời văndạng đơn giản. Xác định được tầm quan.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> trọng của việc dạy học giải toán có lời văn, tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp rèn kỹ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1.”. II. Mục đích nghiên cứu: - Tìm ra những giải pháp để giúp các em lớp một có kỹ năng giải toán có lời văn thật thành thạo. - Học sinh hiểu và yêu thích môn Toán từ đó các em có điều kiện rèn tư duy toán học tốt hơn. - Góp phần nâng cao chất lượng dạy học toán nói riêng và giáo dục nói chung trong trường Tiểu học Thị trấn Phùng.. III.Đối tượng nghiên cứu - HS lớp 1D trường Tiểu học năm học 2012-2013.. IV. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tìm hiểu thực trạng ban đầu về việc giải toán có lời văn ở lớp 1 trường Tiểu học Thị trấn Phùng. - Tìm ra những biện pháp để giúp các em lớp một có kỹ năng giải toán có lời văn thật thành thạo. - Học sinh hiểu và yêu thích môn Toán từ đó các em có điều kiện rèn tư duy toán học. - Trên cơ sở những kết quả đạt được và những tồn tại để rút ra bài học kinh nghiệm và có những đề xuất.. V. Các phương pháp nghiên cứu - Phương pháp quan sát sư phạm: Phương pháp này thực hiện trong quá trình dạy học , dự giờ các lớp, quan sát học sinh trong học tập. - Phương pháp điều tra giáo dục: Hình thức: -Trò chuyện, hỏi đáp trực tiếp với học sinh. -Sử dụng phiếu điều tra. - Phương pháp nghiên cứu tài liệu, sản phẩm hoạt động của học sinh. - Phương pháp luyện tập thực hành. - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.. VI. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu Phạm vi kiến thức và phương pháp dạy học môn toán rất đa dạng, phong phú.Ở đề tài này tôi tập trung nghiên cứu phương pháp dạy học “Phát huy tính tích cực tự giác của học sinh” trong việc tổ chức và hướng dẫn học sinh lớp 1 giải toán có lời văn . Trong bốn năm học gần đây, tôi được phân công giảng dạy ở lớp 1. Quá trình đó tôi luôn tìm hiểu, ghi chép, tập hợp những ưu điểm thiếu sót của học sinh ở trong lớp về việc giải toán có lời văn. Tôi đã mạnh dạn trao đổi với bạn bè đồng nghiệp để tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục những ưu, nhược điểm trên. Năm học 2012 -2013 này tôi lại được phân công giảng dạy lớp 1 D trường Tiểu học Thị trấn Phùng. Áp dụng những kinh nghiệm và đánh giá kết quả học tập của học sinh về “Giải toán có lời văn”.Từ cơ sở lý luận và thực tiễn, qua thực tế giảng dạy tôi xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp để nâng cao chất lượng giảng dạy kiến thức “Giải toán có lời văn” ở lớp 1..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM I. Cơ sở lý luận: Giải toán có lời văn là một trong năm mạch kiến thức cơ bản xuyên suốt chương trình Toán cấp Tiểu học. Thông qua giải toán có lời văn các em được phát triển trí tuệ, được rèn luyện kỹ năng tổng hợp :đọc viết, diễn đạt, trình bày, tính toán. Toán có lời văn là mạch kiến thức tổng hợp của các mạch kiến thức toán học. Giải toán có lời văn các em sẽ được giải các loại toán về số học,các yếu tố đại số, các yếu tố hình học và đo các đại lượng. Toán có lời văn là chiếc cầu nối giữa toán học và thực tế đời sống, giữa toán học với các môn khác. Tuy nhiên vì mới quen với môn toán, với các phép tính cộng, trừ lại tiếp xúc với việc giải toán có lời văn nên không tránh khỏi có những bỡ ngỡ với học sinh. Giải toán có lời văn góp phần củng cố kiến thức toán, rèn luyện kỹ năng diễn đạt, tích cực góp phần phát triển tư duy cho học sinh Tiểu học.. II. Cơ sở thực tiễn Đối với trẻ em lớp 1, môn toán tuy có dễ nhưng để học sinh đọc hiểu bài toán có lời văn quả không dễ dàng. Bởi vì đối với lớp 1: vốn từ, vốn hiểu biết, khả năng đọc hiểu, khả năng tư duy lôgic của các em còn rất hạn chế. Các em chưa biết cách tự học, học tập chưa tích cực. Bởi vậy nỗi băn khoăn của giáo viên hoàn toàn chính đáng. Vậy làm thế nào để giáo viên nói, học sinh hiểu và thực hành diễn đạt đúng yêu cầu của bài toán? Đó là mục đích chính của dề tài này.. III. Thực trạng vấn đề. Thực tế hiện nay cho thấy, các em thực sự lúng túng khi giải bài toán có lời văn. Một số em chưa biết tóm tắt bài toán, chưa biết phân tích đề toán để tìm ra đường lối giải, chưa biết tổng hợp để trình bày bài giải, diến đạt thiếu lô gic. Các em giải toán một cách máy móc, nặng về dập khuôn, bắt chước. Qua thực tế khảo sát cùng một đề toán cho học sinh lớp 1 của ba năm học khác nhau cho thấy việc giải toán có những hạn chế như sau: Về học sinh 1. Một số học sinh chưa hiểu rõ đặc điểm cơ bản của bài toán có lời văn gồm có hai phần đó là: - Các số (Gắn với các thông tin đã biết) - Câu hỏi (Chỉ thông tin cần tìm) 2. Một số học sinh chưa biết cách tóm tắt bài toán. 3. Chưa phân biệt được các dạng toán có lời văn ở lớp 1. 4. Học sinh không hiểu một số từ, một số thuật ngữ trong bài toán. Do đó, các em không hiểu nội dung bài toán có lời văn dẫn đến không biết cách giải bài toán. 5. Học sinh rất lúng túng khi nêu câu lời giải, thậm chí có những em viết câu trả lời sai, viết sai phép tính, viết sai đáp số. Những tiết đầu tiên của giải toán có lời văn, mỗi lớp chỉ có khoảng 20% số học sinh biết nêu câu trả lời, viết đúng phép tính và đáp số. Số còn lại các em vẫn chưa nắm rõ những vấn đề trên. 6. Không biết xác định tên đơn vị tính toán khi giải..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 8. Không biết trình bày bài giải. - Bài giải chưa đủ các bước như: Bài giải + Câu trả lời. + Phép tính. + Đáp số. - Có học sinh không làm phép tính mà trả lời luôn câu hỏi. Cũng có em nêu miệng thì đúng nhưng viết vào vở lại sai. Có em không ghi đáp số hoặc trình bày bài làm còn chưa sạch đẹp. Về phía giáo viên: 1. Chưa nghiên cứu kỹ hệ thống bài toán có lời văn trong chương trình toán lớp 1 cụ thể như sau: - Giải bài toán một cách đơn giản (nhìn tranh để nêu phép tính thích hợp.) - Giải bài toán để tìm ra cách giải cơ bản, đầy đủ nhất. - Các dạng toán có lời văn ở lớp 1: Chủ yếu hai dạng chính là thêm và bớt. 2. Chưa lựa chọn phương pháp thích hợp giúp học sinh nắm chắc đặc điểm cơ bản của bài toán có lời văn. 3. Chưa xác định được học sinh cần phải làm gì trong mỗi tiết dạy, giáo viên cần chốt điều cơ bản nào để học sinh hiểu chắc chắn kiến thức cần ghi nhớ. 4. Giáo viên chưa tạo cơ hội để học sinh phát huy tích cực, chủ động tiếp thu kiến thức. Giáo viên thường sợ cháy giáo án mà làm thay học sinh rất nhiều. 5. Giáo viên ngại sử dụng đồ dùng minh họa, ngại tóm tắt bằng sơ đồ, hình vẽ hoặc đoạn thẳng. 6. Sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp trong việc giúp học sinh tìm đường lối giải toán còn khó hiểu. 7. Về mặt nhận thức, giáo viên còn coi việc dạy cho học sinh giải toán có lời văn là đơn giản, dễ dàng nên chưa tìm tòi nghiên cứu để có phương pháp giảng dạy có hiệu quả. 8. Giáo viên chưa có những biện pháp hướng dẫn cụ thể, phù hợp để các em phát triển năng lực tư duy của mình. Trước những thực trạng trên tôi nhận thấy mình cần phải có những biện pháp cụ thể để giúp các em rèn kĩ năng giải toán có lời văn đạt hiệu quả cao nhất.. IV. Các biện pháp thực hiện Xuất phát từ mục đích nghiên cứu, qua điều tra thực trạng ban đầu, trước hết tôi nắm bắt rõ nội dung chương trình sau đó nghiên cứu và tìm ra các giải pháp để rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1.. Biện pháp 1: Nghiên cứu hệ thống bài toán có lời văn trong chương trình toán lớp 1. 1. Làm quen với toán có lời văn: Để dạy tốt môn toán lớp 1 nói chung, “Giải toán có lời văn” nói riêng, điều đầu tiên mỗi giáo viên phải nắm thật chắc nội dung chương trình, sách giáo khoa..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Trong chương trình toán lớp 1, giai đoạn đầu học sinh còn đang học chữ nên chưa thể đưa ngay “Bài toán có lời văn”. Mặc dù đến tuần 22, học sinh mới được chính thức học cách giải bài toán có lời văn nhưng giáo viên đã ngầm chuẩn bị từ xa cho việc này ngay từ bài “ Phép cộng trong phạm vi 3” ở tuần 7. Bắt đầu từ tuần 7 cho đến tuần 16 đều có các bài tập thuộc dạng “ Nhìn tranh nêu phép tính” Ở đây học sinh được làm quen với việc: - Xem tranh vẽ - Nêu bài toán bằng lời. - Nêu câu trả lời - Điền phép tính thích hợp (với tình huống trong tranh) VD: Dạy bài luyện tập (trang 48). Sau khi xem tranh vẽ ở trang 48 (SGK).HS tập nêu bài toán bằng lời: “Có 1 bạn học sinh thêm 3 bạn nữa đang đi tới. Hỏi tất cả có bao nhiêu bạn học sinh? HS tập nêu miệng câu trả lời: Có tất cả 4 bạn học sinh.Sau đó viết phép tính thích hợp vào ô trống: 1 + 3 = 4 Việc ngầm chuẩn bị cho học sinh các tiền đề để giải toán có lời văn là chuẩn bị cho học sinh cả về viết câu trả lời và viết phép tính.Chính vì vậy ngay sau các bài tập “Nhìn tranh điền phép tính thích hợp vào dãy 5 ô trống.” Chúng ta đặt thêm cho các em những câu hỏi để các em trả lời miệng. VD: Từ bức tranh “Có 6 con bướm, 1 con nữa bay tới.” Ở trang 68-SGK . Sau khi học sinh điền phép tính vào ô trống 6. +. 1. =. 7. GV nên hỏi tiếp: “Vậy có tất cả mấy con bướm?” HS trả lời được:Có tất cả 7 con bướm; Hoặc Số bướm có tất cả là 7 con. Bài tập 3 trang 85: HS quan sát và hiểu được: Lúc đầu trên cành có 10 quả táo, có 2 quả táo rụng xuống. Hỏi còn lại mấy quả? 10 2 = 8 HS trả lời được : Trên cành còn lại 8 quả táo. Cứ làm như vậy nhiều lần, học sinh sẽ quen dần với cách nêu lời giải bằng miệng. Từ đó các em dễ dàng viết được các câu lời giải sau này. Tiếp theo đó, từ tuần 17 cho đến tuần 22, học sinh được làm quen với việc đọc tóm tắt rồi nêu đề toán bằng lời, sau đó nêu cách giải và tự điền số và phép tính thích hợp vào dãy năm ô trống. VD: Bài luyện tập chung (trang 89) Bài 5: Viết phép tính thích hợp a. Có : 5quả Thêm : 3 quả Có tất cả : … quả ?.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> Qua bài tập này HS từng bước làm quen với lời thay cho hình vẽ, HS dần dần thoát ly khỏi hình ảnh trực quan từng bước tiếp cận đề bài toán.Yêu cầu học sinh phải đọc và hiểu được tóm tắt, biết diễn đạt đề bài và lời giải bài toán bằng lời, chọn phép tính thích hợp điền vào ô trống nhưng chưa cần viết lời giải. Tuy không yêu cầu cao, tránh tình trạng quá tải với học sinh nhưng đối với HS khá giỏi chúng ta có thể động viên các em diễn đạt nhiều cách khác nhau: VD: Khi dạy bài tập trên, GV hướng dẫn HS dựa vào tóm tắt và nêu đề toán. Cùng một phần tóm tắt các em có thể nêu nhiều đề toán khác nhau. Cách 1: Em có 5 quả bóng , mẹ cho em thêm 3 quả bóng. Hỏi em có tất cả mấy quả bóng? Cách 2: Lan có 5 quả cam, cô cho Lan thêm 3 quả cam nữa. Hỏi Lan có tất cả mấy quả cam? Cách 3: Nhà em có 5 quả trứng , bà cho thêm 3 quả trứng nữa. Hỏi nhà em có tất cả mấy quả trứng?.... HS được nêu nhiều đề toán khác nhau sẽ giúp các em phát huy được tính tích cực chủ động trong việc tìm ra kiến thức mới. 2. Giới thiệu bài toán có lời văn cụ thể. *Tiếp theo, trước khi chính thức học “Giải các bài toán có lời văn” học sinh được học bài nói về cấu tạo của một bài toán có lời văn (gồm hai thành phần chính là những cái đã cho (đã biết) và những cái phải tìm (chưa biết). Vì khó có thể giải thích cho HS “Bài toán là gì?’ nên mục tiêu của tiết học này là chỉ giới thiệu cho các em hai bộ phận của một bài toán: + Những điều đã cho (dữ kiện) + Và cái phải tìm (câu hỏi) Khi dạy bài: “Bài toán có lời văn” (SGK- trang 115-116) Trong bài này có bốn bức tranh, kèm theo là bốn đề toán: hai đề còn thiếu dữ kiện một đề còn thiếu câu hỏi, một đề thiếu cả dữ kiện lẫn câu hỏi (biểu thị bằng dấu …). Với loại bài tập này, GV yêu cầu HS quan sát kỹ tranh vẽ rồi nêu miệng bài toán sau đó điền số vào chỗ các dữ kiện còn thiếu rồi điền từ vào các câu hỏi (còn để trống). Từ đó GV giới thiệu cho các em: “Bài toán thường có hai phần”: + Những số đã cho + Số phải tìm (câu hỏi) Dạng bài tập này giúp các em hiểu sâu hơn về cấu tao số của bài toán có lời văn. *Các loại toán có lời văn trong chương trình lớp 1 chủ yếu là hai loại toán: “Thêm và bớt” thỉnh thoảng có biến tấu một chút: - Bài toán “Thêm” thành bài toán gộp, chẳng hạn “An có 4 quả bóng, Bình có 3 quả bóng. Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng?”, dạng này khá phổ biến. - Bài toán “Bớt” thành bài toán tìm số hạng, chẳng hạn: “Lớp 1A có 35 bạn, trong đó có 20 bạn nữ. Hỏi lớp 1A có bao nhiêu bạn nam?”, dạng này thường ít gặp vì dạng này hơi khó (Chương trình cũ dạy ở lớp 2) * Về hình thức trình bày bài giải, HS phải trình bày bài giải đầy đủ theo quy định thống nhất từ lớp 1 đến lớp 5: + Câu lời giải..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> + Phép tính giải. + Đáp số. VD: Khi dạy bài toán “Nhà em có 5con gà, mẹ mua thêm 4 con gà nữa. Hỏi nhà em có tất cả mấy con gà?” - HS lớp 1 theo chương trình cũ chỉ cần giải bài toán trên như sau: Bài giải 5 + 4 = 9 con gà) - HS lớp một theo chương trình Toán học hiện nay phải giải như sau: Bài giải Nhà An có tất cả số con gà là: 5 + 4 = 9 (con gà) Đáp số: 9 con gà. 3. Giải bài toán có lời văn đơn giản *Về số lượng bài toán trong một tiết học được rút bớt để dành thời gian cho các em viết câu lời giải. Chẳng hạn trước đây trong một tiết “Bài toán nhiều hơn” HS phải giải 8 bài toán (4 bài mẫu, 4 bài luyện tập) thì bây giờ trong tiết “ Giải toán có lời văn” (trang 117) chỉ có 4 bài (một bài mẫu và 3 bài luyện tập). GV phải nắm chắc được nội dung chương trình, ý đồ của SGK để dạy cho HS đạt kết quả cao nhất. Chính vì thế, khi dạy bài này, giáo viên dành thời gian cho học sinh đọc kỹ yêu càu của bài sau đó tìm câu trả lời cho phù hợp. Giáo viên khuyến khích các em tự nghĩ ra nhiều cách đặt lời giải khác nhau. Ban đầu các em có thể trả lời câu hỏi một cách đơn giản . VD: Khi dạy bài toán: Nhà An có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà nữa.Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà ? Với bài toán này giáo viên chỉ yêu cầu học sinh trả lời đơn giản như sau: Nhà An có tất cả là: Có tất cả là : Số con gà có tất cả là : Học sinh phải nắm rõ được tên đơn vị như: con gà, quả bóng hay con vịt... Dần dần giáo viên hướng dẫn học sinh trả lời câu hỏi đầy đủ và hay hơn. Chẳng hạn với bài toán: An có 4 quả bóng, Bình có 3 quả bóng. Hỏi cả hai bạn mấy quả bóng? (SGK trang 117) Ở bài này học sinh có thể đặt câu lời giải theo rất nhiều cách khác nhau như: + Cả hai bạn có số quả bóng là: + Hai bạn có tất cả số quả bóng là: + An và Bình có số quả bóng là: + Số bóng của An và Bình có là: Giáo viên cho học sinh tìm được rất nhiều câu trả lời khác nhau để tư duy của các em được phát triển. Sau đó giáo viên cần hướng cho các em chọn cách viết câu trả lời gần với câu hỏi nhất để cho các học sinh trung bình có thể nhận ra và trả lời được bằng cách làm như sau: + Học sinh phải đọc kỹ câu hỏi. + Bỏ chữ hỏi ở đầu câu..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> + Thay chữ bao nhiêu (mấy) bằng chữ số. + Bỏ dấu hỏi chấm cuối câu hỏi rồi thêm chữ là và dấu hai chấm . Cụ thể khi dạy bài 2 (trang 122) như sau: Tổ em có 5 bạn nam và 5 bạn nữ. Hỏi tổ em có tất cả mấy bạn? Câu trả lời là: Tổ em có tất cả số bạn là : Khi dạy bài 2 (trang 150): Trên sân bay có 12 máy bay, sau đó có 2 máy bay bay đi. Hỏi trên sân bay còn lại bao nhiêu máy bay? Câu trả lời là: Trên sân bay còn lại số máy bay là: Với cách làm trên, tôi thấy việc dạy cho học sinh tìm câu trả lời cho bài tập toán có lời văn không còn khó với các em học sinh nữa. 4. Giáo viên chốt các bước cơ bản khi giải toán có lời văn. Để giải toán có lời văn được tốt, học sinh cần nắm được các bước như sau: - Tóm tắt được bài toán. - Nắm được bài đó thuộc dạng toán gì? Bài toán có lời văn ở lớp 1 bao gồm có hai dạng:. a. Dạng toán “Thêm” Tóm tắt Có…... Có….. Thêm…... Hoặc. .. Có…... Tất cả có…..?. Tất cả có……?. b. Dạng toán “Bớt” Tóm tắt: Có. :…………………. Bớt. :…………………. Còn lại. :……….. con gà?.. Có tất cả….. Hoặc. Trong đó có…… Còn lại………..?. - Tìm được câu lời giải: Câu lời giải phải nêu được đầy đủ đại lượng phải tìm. - Phép tính và đơn vị tính (Đơn vị tính chuẩn theo đơn vị đo đại lượng: con, chiếc, bạn, quả, viên…) - Đáp số: Phải ghi đầy đủ dữ liệu: + con gà, con chim, con vịt… + chiếc bánh, chiếc kẹo… + cái áo, cái cúc… + viên bi, viên kẹo…. Biện pháp 2: Quy trình “Giải bài toán có lời văn” Trước hết, muốn giải được bài toán có lời văn, giáo viên cần cho học sinh nắm được đường lối chung để giải bài toán có lời văn được thực hiện theo năm bước sau:.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> Bước 1: Đọc và tìm hiểu đề toán. Trong dạy học giải toán ở lớp 1 cái khó không phải không phải là tìm được lời giải, mà cái khó là tìm cách giải cho phù hợp với tư duy kiến thức của học sinh. Vì khi giải toán cho học sinh lớp 1, việc giải để học sinh nắm được các "biểu tượng" là chưa đủ. Nhiều khi học sinh gặp khó khăn trong giải toán không phải bài toán khó, mà lại là học sinh phải hiểu được từ ngữ được sử dụng trong bài toán. Đối với học sinh kĩ năng đọc là rất quan trọng. Đọc ở đây không phải đọc to một từ mà là đọc và hiểu. Nhiệm vụ đầu tiên của giáo viên là giúp học sinh hiểu được đầu bài toán. Đây là bước cực kỳ quan trọng vì học sinh lớp 1 đọc còn phải đánh vần. Vốn từ, vốn hiểu biết của các em còn hạn chế. Vì vậy tôi cho các em đọc thật kĩ đề bài để giúp các em xác định rõ bài toán cho biết gì ? Hỏi gì? Để học sinh dễ hiểu đề bài, giáo viên nên dùng phấn màu gạch chân các từ ngữ chính trong đề bài. VD: Bài 3 trang upload.123doc.net: Giáo viên có thể hỏi: - Em thấy ở dưới ao có mấy con vịt? (Có 5 con vịt) - Trên bờ có mấy con vịt? (Có 4 con vịt) - Em có bài toán thế nào? Sau đó giáo viên cho học sinh đọc hoặc nêu đề toán trong sách giáo khoa.. Bước 2: Phân tích bài toán Sau khi học sinh đọc bài toán, giáo viên cần đặt câu hỏi gợi mở để học sinh hiểu được để bài. Từ đó giúp các em xác định rõ: - Bài toán cho ta biết gì? - Bài toán hỏi gì ? - Muốn giải được bài toán ta phải sử dụng phép tính nào ? Khi học sinh đã hiểu được bài toán, giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt.. Bước 3 : Tóm tắt bài toán Lớp 1: sử dụng nhiều hình thức tóm tắt đầu bài toán. Các hình thức này được nâng cao dần theo mức độ tư duy của học sinh. Lúc đầu là dùng tranh ảnh, hình ảnh, hình vẽ. Mức tiếp theo là tóm tắt bằng sơ đồ hình vẽ và sơ đồ lời (Bài 3 trang 87, bài 3 trang 90, Toán 1 Việc này giúp các em bỏ bớt được những câu, những chữ không thật quan trọng trong đề toán. Biểu thị được bằng lời hoặc hình vẽ các mối quan hệ trong bài toán, làm cho bài toán được rút gọn lại, mối quan hệ giữa các số đã cho và số phải tìm hiện ra rõ ràng hơn. Từ phần tóm tắt, các em có thể đọc lại bài toán một cách chính xác. Ở phần này, giáo viên cho học sinh biết nhiều cách tóm tắt khác nhau. Cách 1 : Tóm tắt bằng lời : VD : Nga gấp dược 3 cái thuyền, hà gấp được 4 cái thuyền. Hỏi cả hai bạn gấp được mấy cái thuyền ? Tóm tắt Nga : 3 cái thuyền.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Hà : 4 cái thuyền Cả hai bạn : ... cái thuyền ? Cách 2 : Tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng : Bài toán: Một sợi dây dài 13 cm, cắt bớt đi 2cm. Hỏi sợi dây còn lại dài bao nhiêu xăng- ti -mét? Tóm tắt ? cm 2cm 13cm Cách 3 : Tóm tắt bằng sơ đồ mẫu vât : VD : Hàng trên : ? ngôi sao Hàng dưới : Giáo viên nên hướng dẫn cho học sinh lựa chọn cách tóm tắt phù hợp và dễ nhìn nhất. Trong cùng một bài toán cũng có nhiều cách tóm tắt khác nhau vì vậy giáo viên nên cho học sinh biết nhiều cách tóm tắt để các em vận dụng một cách linh hoạt, tránh dập khuôn máy móc. VD :Bài 1 (SGK- 122) An có 4 quả bóng xanh và 5 quả bóng đỏ. Hỏi An có tất cả mấy quả bóng ? Cách 1 : Có : 4 bóng xanh Có : 5 bóng đỏ Có tất cả : ... quả bóng ? Cách 2 : Bóng xanh : 4 quả Bóng đỏ : 5 quả Có tất cả : ... quả ? Cách 3 : ? quả bóng. 4 bóng xanh. 5 bóng đỏ. Phần tóm tắt không nằm trong phần bài giải của bài toán nhưng phần này HS cần được luyện kỹ để học sinh nắm chắc và hiểu rõ bài toán một cách đầy đủ và chính xác.. Bước 4 : Giải bài toán Các em dựa vào tóm tắt trên để viết bài giải : Bài giải An có tất cả số quả bóng là : 4 + 5 = 9 (quả bóng) Đáp số : 9 quả bóng..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Có thể coi việc trình bày bài giải là trình bày một sản phẩm của tư duy. Thực tế hiện nay các em học sinh lớp 1 trình bày bài giải còn rất hạn chế, kể cả học sinh khá giỏi. Cần rèn cho học sinh có thói quen trình bày bài giải một cách chính xác, khoa học, sạch đẹp dù trong giấy, bảng lớp hay vở, giấy kiểm tra.. Bước 5 :Kiểm tra lại bài giải : Học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh lớp 1 thường có thói quen khi làm bài xong không hay kiểm tra lại bài đã làm. Giáo viên cần giúp học sinh xây dựng thói quen học tập này. Cần kiểm tra về lời giải, phép tính, đáp số hoặc tìm cách giải, câu trả lời khác. VD : Cũng có bài toán "nhiều hơn" như : Anh 25 tuổi, anh nhiều hơn em 4 tuổi. Hỏi em bao nhiêu tuổi ? Đa số các em cứ nghĩ nhiều hơn là phải làm phép tính cộng. Nhưng ở bài này chúng ta phải làm phép tính trừ. 25 – 4 = 21(tuổi) Phần kiểm tra cách giải bài toán sẽ giúp các em hiểu được mình làm đúng hay sai. Tôi giúp các em phân tích bài toán qua thực tế cuộc sống vì anh bao giờ cũng phải hơn tuổi em. Bài toán nói anh hơn tuổi em tức là em kém tuổi anh. Đến đây HS có thể tìm cách giải dễ dàng hơn- sau đó so sánh tuổi anh với em xem đã hợp lý chưa ? Nhờ phần kiểm tra lại mà học sinh lớp tôi ít nhầm lẫn trong các dạng toán này. Trong 5 bước trên, các em làm vào vở bước 3 và bước 4 còn các bước khác các em chỉ suy nghĩ làm miệng hoặc làm nháp. Khi học sinh đã nắm vững 5 bước của một bài toán có lời văn với từng loại bài khác nhau. Khi giải xong giáo viên cần chốt cho học sinh những điều cơ bản nhất cần ghi nhớ.. Biện pháp 3 : Các dạng toán có lời văn ở lớp 1. a. Dạng toán : « Thêm » Bài toán 1 : Nhà an có 5 con gà, mẹ mua thêm 4 con gà nữa. Hỏi nhà An có tất cả mất con gà ? Trước hết giáo viên cho học sinh tìm hiểu và phân tích đề toán. - Học sinh xem tranh trong SGK- trang 117. - Sau đó giáo viên cho học sinh quan sát trên màn hình rồi nêu câu hỏi : + Bài toán cho biết những gì ? - Nhà An có 5 con gà. - Mẹ mua thêm 4 con gà. + Bài toán hỏi gì? - Nhà An có tất cả mấy con gà? - Khi học sinh trả lời hoặc nhắc lại câu trả lời của bạn để tìm hiểu bài toán, giáo viên tóm tắt bài toán lên bảng (như SGK) rồi nói : «Ta có thể tóm tắt như sau.» Tóm tắt Có : 5 con gà Thêm : 4 con gà Có tất cả : ... con gà ?.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> Giáo viên cho học sinh nêu lại bài toán sau đó hướng dẫn học sinh giải bài toán : - Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà ta làm thế nào ? - (Ta phải làm phép tính cộng : Lấy 5 cộng 4 bằng 9. Như vậy là nhà An có 9 con gà.) - Vài học sinh nêu lại câu trả lời trên. Sau đó giáo viên hướng dẫn các em trình bày bài giải. Ta viết bài giải của bài toán như sau : Ta viết chữ : «Bài giải » + Viết câu lời giải : GV hướng dẫn học sinh dựa vào câu hỏi để viết câu lời giải như : « Số con gà có tất cả là :» hay : «Nhà An có tất cả số con gà là :» Cho học sinh chọn câu trả lời thích hợp nhất: Nhà An có tất cả số con gà là : rồi ghi câu lời giải đó lên bảng. + Viết phép tính : GV hướng dẫn Học sinh cách viết phép tính trong bài giải (như SGK.). Hướng dẫn các em đọc phép tính đó (năm cộng bốn bằng chín), ở đây 9 chỉ 9 con gà nên ta viết « con gà » ở trong dấu ngoặc đơn: (con gà) - Viết đáp số : Học sinh viết như SGK. Bài giải Nhà An có tất cả số con gà là : 4 + 5 = 9 (con gà) Đáp số : 9 con gà Giáo viên cho học sinh đọc bại bài giải vài lượt để học sinh ghi nhớ cách trình bày bài giải toán có lời văn : +Viết « Bài giải » +Viết câu lời giải. +Viết phép tính thích hợp (tên đơn vị trong dấu ngoặc đơn.) +Viết đáp số. Bài toán 2 : Trong vườn có 12 cây chuối, bố trồng thêm 3 cây chuối. Hỏi trong vườn có tất cả bao nhiêu cây chuối ? Với bài tập này, sau khi cho học sinh đọc kỹ đề bài,bằng hình ảnh trực quan sinh đông, giáo viên cho học sinh quan sát trên màn hinh : - Trong vườn có bao nhiêu cây chuối ? + HS quan sát bức tranh có 12 cây chuối. - Bố trồng thêm mấy cây chuối ? + Trên màn hình hiện ra thêm 3 cây chuối - Đề bài hỏi gì ? + Trong vườn có tất cả bao nhiêu cây chuối ? Sau khi học sinh quan sát hình vẽ và phân tích đề toán, giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt bài toán. Học sinh gạch chân những từ quan trọng như : Có , 5 cây chuối ; Thêm , 3 cây chuối ; Có tất cả, bao nhiêu cây chuối ? Với bài tập này các em nên chọn cách tóm tắt bằng lời như sau : Tóm tắt Có : 12 cây chuối Thêm : 3 cây chuối.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Có tất cả : ... cây chuối ? Học sinh tóm tắt vào bảng con. Lưu ý là các em viết các dấu hai chấm phải thẳng với nhau. Muốn tìm trong vườn có tất cả bao nhiêu cây chuối ta phải làm phép tính gì ? (Ta làm phép tính cộng :12 + 3 = 15) Bài giải Trong vườn có tất cả số cây chuối là : 12 + 3 = 15 (cây chuối) Đáp số : 15 cây chuối. Bài 3 : Trên tường có 14 bức tranh, người ta treo thêm 2 bức tranh nữa. Hỏi trên tường có tất cả bao nhiêu bức tranh ? Với bài toán này, sau khi học sinh đọc kỹ đề , phân tích thì học sinh sẽ tóm tắt như sau : Tóm tắt Có : 14 bức tranh Thêm : 2 bức tranh Có tất cả : ... bức tranh ? Khi đã nắm được cách thức và tóm tắt được bài toán, học sinh dễ dàng giải bài toán hơn. Bài giải Trên tường có tất cả số bức tranh là : 14 + 2 = 16 (bức tranh) Đáp số : 16 bức tranh. Để các em nắm rõ dạng bài tập này,buổi chiều có tiết hướng dẫn học tôi luyện thêm cho các em bài toán sau : Mặt khác để rèn thêm kỹ năng giải toán có lời văn dạng này tôi còn đưa thêm dạng bài toán trắc nghiệm sau: Bài toán 4: Khoanh vào chữ đặt trước kết quả đúng. Con lợn nhà Bình đẻ được 10 lợn con. Hỏi nhà bạn Bình có tất cả bao nhiêu con lợn? A. 10 con lợn B. 9 con lợn C. 11 con lợn Học sinh có thể khoanh vào đáp án C (vì 10 + 1 = 11). b. Dạng bài toán «Gộp» Dạng bài tập này cũng giống như cách làm dạng bài tập toán « thêm » nhưng nó chỉ biến tấu một chút, cụ thể như sau : Bài toán 1: An có 4 quả bóng, Bình có 3 quả bón . Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng. Tóm tắt An có : 4 quả bóng Bình có : 3 quả bóng Cả hai bạn có : … quả bóng? Dựa vào phần tóm tắt, muốn tìm được cả hai bạn có tất cả mấy quả bóng ta phải làm tính cộng: Lấy 4 + 3 = 7 (quả bóng) Bài giải.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Cả hai bạn có số quả bóng là: 4 + 3 = 7 (quả bóng) Đáp số: 7 quả bóng Bài toán 2: Đoạn thẳng AB dài 3cm, đoạn thẳng BC dài 6cm. Hỏi đoạn thẳng BC dài bao nhiêu xăng- ti- mét? Với bài tập này, Giáo viên nên cho các em lưa chọn cách tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng như sau: ? cm B. A 3cm. C 6cm. Muốn tìm đoạn thẳng AC dài bao nhiêu xăng- ti- mét ta phải gộp hai đoạn thẳng lại với nhau.Vậy ta phải làm phép tính gì? (Phép tính cộng : 3 + 6 = 9) Bài giải Đoạn thẳng AC dài là : 3 + 6 = 9 (cm) Đáp số : 9 cm. Bài 3 : Đàn vịt có 5 con ở dưới ao và 4 con ở trên bờ. Hỏi đàn vịt có tất cả mấy con ? Cũng như các bài tập trên, việc dùng hình ảnh sinh động bằng cách GV cho học sinh quan sát trên màn hình đàn vịt ở dưới ao 5 con và có 4 con đang ở trên bờ . HS quan sát hình vẽ, tóm tắt để tìm ra cách giải. Bài giải Đàn vịt có tất cả số con là : 5 + 4 = 9 (con) Đáp số : 9 con vịt Cả hai dạng bài trên học sinh phải được làm quen với cụm từ : Có tất cả và Cả hai... Vây muốn giải hai dạng bài tập trên , học sinh phải dùng phép tính cộng . Sau khi học sinh giải bài toán có lời văn một cách thành thạo về phéptính cộng chúng ta giới thiệu cho các em bài toán giải bằng phép tính trừ. Đóchính là dạng toán «bớt ». c. Dạng toán « Bớt» Ngay từ đầu Giáo viên phải cho học sinh hiểu rõ bản chất thông qua việc tìm hiểu và phân tích đề bài. Ở loại bài tập này phải sử dụng trực quan sinh động để học sinh nắm được cách thức và đường lối giải bài toán. Bài toán 1: Nhà An có 9 con gà, mẹ đem bán 3 con gà. Hỏi Nhà An còn lại mấy con gà ? GV yêu cầu học sinh gạch một gạch dưới điều bài toán cho biết. Gạch hai gạch dưới câu hỏi của bài toán..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> Bài toán cho biết gì? - Có 9 con gà, bán 3 con gà Bài toán hỏi gì ? - Còn lại mấy con gà ? Muốn biết nhà An còn lại mấy -Ta làm phép tính trừ : con gà ta phải làm phép tính gì ? Lấy : 9 – 4 = 5 (con gà) Sau khi cho học sinh xem tranh và phân tích đề bài.giáo viên hướng dẫn học sinh tóm tắt và giải bài toán : Tóm tắt Có : 9 con gà Bán : 5 con gà Còn lại : ... con gà ? Bài giải Nhà An còn lại số con gà là : 9 – 5 = 4 (con gà) Đáp số : 4 con gà. Bài toán 2 : Một sợi dây dài 13 cm, đã cắt đi 2cm. Hỏi sợi dây còn lại dài bao nhiêu xăng – ti – mét ? Với bài toán này, bên cạnh cách tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng giáo viên có thể cho các em quan sát vật thật đó là một sợi dây, sau đó cắt đi 2 cm rồi hỏi học sinh : - Muốn tìm sợi dây còn lại em phải làm phép tính gì ? Với đồ dùng minh họa học sinh dễ dàng tìm ra cách giải đó là : ( Lấy 13 – 2 = 11) Tóm tắt ? cm 2cm 13cm Bài giải Sợi dây còn lại dài là : 12– 5 = 11 (cm) Đáp số : 11 cm Ở dạng bài tập này giáo viên nên khắc sâu cho học sinh nắm được câu hỏi trong dạng bài toán này có cụm từ : Còn lại vì vậy để giải bài toán dạng này chúng ta phải làm phép tính trừ. Bài toán 3 : Lớp 1 B có 35 bạn , trong đó có 20 bạn nữ. Hỏi lớp 1 B có bao nhiêu bạn nam ? Đây là dạng bài tập khó trong chương trình lớp 1 vì thực ra đây là dạng toán «Tìm số hạng » đã được dạy ở chương trình lớp 2 cũ. Tóm tắt Lớp 1B có : 35 bạn Nữ : 20 bạn Nam : ... bạn ?.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> Bài tập này giáo viên có thể cho học sinh tóm tắt bằng sơ đồ đoạn thẳng để các em dễ nhận ra cách giải bài toán.Muốn tìm được số học sinh nam của lớp 1B ta phải làm phép tính gì ? (Phép tính trừ : 35 – 20 = 15 (bạn) Bài giải Số học sinh nam của lớp 1 B là : 35 – 20 = 15 (bạn) Đáp số : 15 bạn Trên đây là một số dạng bài toán có lời văn được dạy trong chương trình toán lớp 1. Các em còn nhỏ, hay quên nên ở trên lớp, đặc biệt trong các tiết hướng dẫn học giáo viên luôn khắc sâu kiến thức cho các em. Ngoài việc dạy cho học sinh hiểu và giải tốt giáo viên cần giúp các em hiểu chắc và hiểu sâu loại toán này. Ở mỗi bài ,ở mỗi tiết về : «Giải toán có lời văn » giáo viên cần phát huy tính tích cực chủ động của học sinh bằng việc tự tóm tắt đề toán, tự đặt đề toán theo dữ kiện đã cho, tự đặt đề toán theo tóm tắt cho trước, lập bài toán tương tự với bài toán đã giải. Tất cả các giải pháp trên tôi tiến hành ở các giờ học Toán trên lớp, tiêt hướng dẫn học Toán buổi chiều cho học sinh.. Biện pháp 4: Sử dụng đồ dùng và các trang thiết bị dạy học. - Đồ dùng Như chúng ta đã biết, con đường nhận thức của học sinh Tiểu học là: Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, rồi từ tư duy trừu tượng trở lại thực tiễn”. Đồ dùng thiết bị dạy học là phương tiện vật chất, phương tiện hữu hình cực kỳ cần thiết khi dạy “Giải toán có lời văn” cho học sinh lớp Một. Cũng trong cùng một bài toán có lời văn, nếu chỉ dùng lời để dẫn dắt, dùng lời để hướng dẫn học sinh làm bài thì vừa vất vả tốn công, vừa không hiệu quả và sẽ khó khăn hơn rất nhiều so với đồ dùng thiết bị, tranh ảnh, vật thực để minh họa. Chính vì vậy rất cần thiết phải sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học để dạy học sinh “Giải toán có lời văn”. Hiện nay bộ đồ dùng dạy toán được trang bị cho các trường đã có khá nhiều các đồ dùng, mẫu vật cho việc sử dụng dạy học: “Giải toán có lời văn” song vẫn là thiếu đối với tình hình hiện nay. Ngoài bộ đồ dùng đó giáo viên cần phải sưu tầm nhiều loại tranh ảnh, mẫu vật thực để cho học sinh dễ dàng nhận ra và nắm bắt các kiến thức. - Các trang thiết bị phục vụ cho việc dạy học: Máy chiếu và máy tính. Năm học 2012- 2013 này chúng tôi rất may mắn được nhà trường quan tâm đầu tư cho các lớp 1, mỗi lớp một máy chiếu riêng. Vì vậy đây là một công cụ rất tốt giúp chúng tôi trong dạy học nói chung cũng như trong dạy toán nói riêng. Việc sử dụng máy chiếu rất thuận lợi cho chúng tôi dạy giải toán có lời văn. Để làm tốt điều đó, chúng tôi phải đọc kỹ bài. Tìm xem trong bài cần sử dụng những đồ dùng, tranh ảnh nào để minh họa cho bài toán có lời văn được sinh động. VD: Khi dạy bài : Giải toán có lời văn (SGK- 148) Bài toán: Có 8 con chim đậu trên cây, sau đó có hai con bay đi. Hỏi trên cây còn lại bao nhiêu con chim?.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> Nếu chúng ta chỉ cho học sinh quan sát hình vẽ ở trong sách giáo khoa thì cũng không thể hiệu quả bằng dùng công nghệ thông tin : - Cho học sinh quan sát bức tranh trên cây có 8 con chim đậu, sau đó có 2 con chim bay đi. Với hình ảnh không chỉ đẹp về màu sắc mà nó còn là những bức tranh sinh động sẽ làm cho các em hứng thú học tập hơn và chắc chắn các em học sẽ tốt hơn. Tất cả mọi người đều có quan niệm rằng dạy toán là khô khan nhưng nếu chúng ta biết kết với những đồ dùng trực quan sinh động thì chắc chắn chúng ta sẽ thu được kết quả cao hơn, tiết học toán không còn khô khan nữa. Trong bài luyện tập (SGK-trang 157) Bài toán: Lúc đầu con sên bò được 15 cm, sau đó bò tiếp được 14cm. Hỏi con sên bò được tất cả bao nhiêu xăng- ti –mét? Với bài toán này tôi cho học sinh đọc kỹ đề bài và hỏi học sinh: - Lúc đầu con sên bò được bao nhiêu xăng –ti –mét? ( 15cm) - Giáo viên cho học sinh quan sát hình ảnh động trên màn hình con sên dang bò được đoạn đường dài là 15 cm thì nó dừng lai. Giáo viên hỏi tiếp: Sau đó con sên bò tiếp được bao nhiêu xăng ti mét? (14cm). HS quan sát tiếp: Con sên lại chuyển động thêm 14 cm nữa. Vậy con sên bò được tất cả bao nhiêu xăng –ti –mét? Nhìn vào sơ đồ sinh động như vậy học sinh dễ dàng tìm được con sên bò được tất cả bao nhiêu xăng -ti –mét bằng phép tính cộng : 15+14 = 29 (cm) Giáo viên nên ứng dụng công nghệ thông tin như thiết kế các slide trong giáo án điện tử như thiết kế các hiệu ứng di chuyển ra hoặc vào, thêm hoặc bớt … để hướng dẫn học sinh phân tích đề toán. Bằng các hình ảnh động, cụ thể, sinh động Học sinh dễ dàng nắm được nội dung bài toán và tìm ra cách giải. Biện pháp 5: Một số lưu ý cơ bản khi dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1. 1. Giải thích một số từ ngữ, thuật ngữ trong bài toán mà học sinh khó hiểu. Một số dạng câu hỏi khác thường trong bài toán: Bài toán 3 (trang 168) Bài toán: Đo rồi viết số đo độ dài đoạn thẳng AB và đoạn thẳng BC.Tính độ dài đoạn thẳng AC. Ở các bài toán có lời văn khác câu hỏi bao giờ cũng có từ Hỏi còn ở bài này có từ Tính vì vậy giáo viên phải hướng dẫn cho học sinh hiểu được Tính ở đây cũng chính là điều cần phải tìm. 2. Giúp học sinh hiểu và phân biệt được đại lượng phải tìm của bài toán, đơn vị để tính đại lượng đó. VD: - Tìm số học sinh của tổ: đơn vị là bạn (hoặc là em, học sinh). - Tìm số con vật : Đơn vị tính là con. - Tìm số tiền : Đơn vị tính là đồng. - Các bài toán liên quan đến đại lượng và mối quan hệ giữa các đại lượng là một phần quan trọng trong giải toán tiểu học. Vì thế cần rèn cho học sinh thao tác đo đại luợng và tính toán trên các số đo đại lượng. Ví dụ: lớp 1 học sinh được học.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> đo độ dài là xăng - ti- mét, học sinh được yêu cầu đo độ dài đoạn thẳng và giải toán liên quan đến đơn vị đo xăng - ti - mét. VD : Khi dạy bài luyện tập chung (Trang-168) Bài toán : Đo rồi viết số đo độ dài đoạn thẳng AB, đoạn thẳng BC. Tính độ dài đoạn thẳng AC. …cm. …cm. ? cm. Với bài toán này, trước tiên các con phải đo chính xác hai đoạn thẳng AB và BC. Sau đó học sinh mới tính được độ dài đoạn thẳng AC. 3. Cách ghi đáp số: Ghi cụ thể đơn vị đo và đại lượng phải tìm VD : 10 con vịt. 52 quả bóng. 4. Cách thay đổi trật tự nhóm từ để được một câu trả lời mới. VD : Bài 1( trang 151) Lan gấp được 14 cái thuyền, Lan cho bạn 4 cái thuyền. Hỏi Lan còn bao nhiêu cái thuyền ? Câu trả lời của bài này là : Lan còn số cái thuyền là : Với bài này học sinh có thể thay đổi cụm từ số cái thuyền để có câu trả lời mới là: Số cái thuyền Lan còn lại là : Số cái thuyền còn lại của Lan là 5. Cách trình bày bài giải trong vở ô ly : - Trình bày bài sao cho cân đối. ` - Không viết câu trả lời và lời giải cùng dòng. - Viết phép tính khoảng cách vừa phải (nên quy định viết số có 2 chữ số thì các chữ số cách nhau nửa con chữ ; viết số và dấu phép tính cách nhau 1 con chữ…) - Ghi đáp số dịch sang bên phải (Nên quy định cho học sinh bằng cách đếm số ô từ lề trái). Biện pháp 6 : Luôn tạo cơ hội cho học sinh được phát huy tính tích cực chủ động. Ngoài việc dạy cho học sinh hiểu và giải toán tốt, giáo viên cần giúp học sinh hiểu chắc, hiểu sâu loại toán này.Ở mỗi bài, mỗi tiết về «Giải toán có lời văn» giáo viên cần phát huy tư duy, trí tuệ, phát huy tính tích cực chủ động của học sinh bằng việc hướng cho học sinh tự tóm tắt đề toán, tự đặt đề toán theo tóm tắt cho trước. VD : Khi dạy bài Giải toán có lời văn (SGK-trang 117).

<span class='text_page_counter'>(21)</span> Ngay từ phần giới thiệu bài giáo viên đặt câu hỏi nêu vấn đề để nhằm tạo tính tò mò cho học sinh. Sau đó giáo viên đặt một số câu hỏi nhằm dẫn dắt, gợi mở cho học sinh tự mình khám phá kiến thức: Bài toán cho biết gì? Sang phần tóm tắt bài toán giáo viên cũng không áp đặt ngay mà dùng một số câu hỏi để có thể giúp học sinh hiểu và tự tóm tắt được: Nhà An có mấy con gà? (5 con gà). Mẹ mua thêm mấy con gà? (4 con gà). Vậy bài toán hỏi gì? (Hỏi nhà An có tất cả mấy con gà.) Sau khi hoàn thành tóm tắt giáo viên dùng câu hỏi để dẫn dắt học sinh nắm được cách giải bài toán. Muốn biết nhà An có tất cả mấy con gà ta làm như thế nào? Lấy 5 + 4 = 9 (con gà) Vì đây là bài toán đầu tiên của giải toán có lời văn nên giáo viên hướng dẫn thật cẩn thận để cho học sinh có thể nắm vững được cách trình bày bài giải để sang các bài tiếp theo học sinh sẽ học tốt hơn, dễ hơn và làm tốt phần thực hành tiếp theo. Sang phần thực hành, giáo viên cũng không vội vàng ngay mà hướng dẫn học sinh hướng cách làm bằng hệ thống câu hỏi: Bài toán cho biết gì? Bài toán hỏi gì? Muốn tìm "Kết quả" ta làm phép tính gì? Để phát huy được tính tích cực chủ động tìm ra cách giải. Sau đó giáo viên cho học sinh tự giải bài tập vào vở. Sau nhận xét giáo viên phát huy khả năng học sinh. Ai có lời giải khác đồng thời giúp học sinh có sự so sánh; nhận xét và lực chọn cách giải hay nhất, tích lũy được cho học sinh nhiều kinh nghiệm giải toán. Qua đó góp phần rèn luyện trí thông minh, óc sáng tạo và khả năng suy nghĩ linh hoạt cho học sinh. Ngoài ra, giáo viên còn sử dụng trò chơi học tập (thi đua) nhằm tạo không khí lớp học vui vẻ, học sinh học tập đạt kết quả cao..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> C. KẾT QUẢ Qua quá trình vừa nghiên cứu ,vừa áp dụng một số biện pháp vào thực tế giảng dạy toán 1, trong suốt quá trình giảng dạy tôi luôn cố gắng vận dụng những kinh nghiệm đã có từ thực tế để vận dụng vào quá trình giảng dạy, nhờ đó : - Học sinh được luyện tập nhiều qua các dạng bài toán nên các em nắm vững quy trình giải bài toán có lời văn. - Học sinh biết biết cách tóm tắt bài toán bằng lời và sơ đồ đoạn thẳng. Từ đó giúp các em hình thành được phép tính thích hợp. - Học sinh đã hiểu được ý nghĩa của bài toán, biết cách trình bày bài toán một cách hợp lý và khoa học. Chính vì vậy đã tạo được niềm vui, niềm tin và say mê trong học toán nói chung và giải toán có lời văn nói riêng cho các em học sinh lớp 1. Qua các bài kiểm tra trên lớp, qua việc chấm vở của học sinh cũng như gọi học sinh lên bảng làm bài... tôi thấy đa số các em làm đúng và đầy đủ, trình bày đẹp và khoa học. Chỉ còn lại một số em giải còn thiếu câu trả lời và còn sai phép tính. - Năm học 2010- 2011: Dạy học bình thường theo khả năng và thực tế đồng thời tìm hiểu và tập hợp số liệu, thực hiện 3 lần kiểm tra khảo sát. - Năm học 2011- 2012 : Áp dụng kinh nghiệm vào thực tế giảng dạy và tiếp tục tìm hiểu, bổ sung những kinh nghiệm thu được, thực hiện 3 lần kiểm tra khảo sát. - Năm học 2012- 2013 : Tiếp tục áp dụng những kinh nghiệm đã tích lũy được vào thực tế giảng dạy. Bảng kết quả kiểm chứng (Qua 3 năm thực nghiệm áp dụng kinh nghiệm.) Biết tóm tắt đề bài Năm học TSHS phù hợp SL % 2010-2011 30 15 50% 2011-2012 30 18 60% 2012-2013 31 24 77,4%. Bài đúng, chưa đầy Bài giải sai đủ % SL % SL % 50% 8 26,7% 7 23,3% 60% 7 23,3% 5 16,7% 77.4% 3 9 .7% 2 8,9%. Bài đúng, đầy đủ. SL 15 18 24. Nhìn vào bảng kết quả ta thấy, tỷ lệ học sinh biết tóm tắt và làm bài giải đúng so với năm trước tăng lên rõ rệt. Qua tổng hợp kết quả 3 lần kiểm tra khảo sát ở cuối năm học 2012-2013 (với đề tương tự như các năm học trước), số học sinh còn sai sót là rất ít. Dựa vào kết quả trên và dựa vào tình hình học tập ở trên lớp của học sinh tôi thấy kỹ năng giải toán có lời văn của học sinh tăng lên rõ rệt. Như vậy việc áp dụng giải pháp giúp học sinh lớp 1 giải toán có lời văn mang lại hiệu quả tốt..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> D. KẾT LUẬN Giải toán có lời văn là một hoạt động năng động, sáng tạo nhất trong hoạt đông trí tuệ của học sinh Tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng. Nó có một vị trí vô cùng quan trọng trong việc hình thành và phát triển năng lực tư duy cho trẻ. Giải toán có lời văn còn góp phần quan trọng để phát triển trí tuệ cho các em một cách tổng hợp. Từ đó các em sẽ có một nền tảng vững chắc để học các môn học khác và tiếp tục học lên các lớp trên. Thông qua quá trình giải toán giúp giáo viên phát hiện được những kiến thức nào học sinh đã nắm vững, mảng kiến thức nào học sinh còn lúng túng chưa thành thạo. Từ đó giáo viên có kế hoạch để bồi dưỡng cho các em khắc phục những mặt yếu kém. Muốn làm được điều trên, trước hết mỗi giáo viên phải nắm vững nội dung chương trình, cấu trúc SGK về « Giải toán có lời văn » ở lớp 1 để xác định được trong mỗi tiết học phải dạy cho học sinh cái gì ? Dạy như thế nào ? -Đối với học sinh Tiểu học ,đặc biệt là học sinh lớp 1, cần coi trọng sử dụng trực quan trong giảng dạy nói chung và trong dạy « giải toán có lời văn » nói riêng. Tuy nhiên, cũng không vì thế mà làm dụng trực quan hoặc sử dụng một cách hình thức. Dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 không thể nóng vội, mà phải hết sức bình tĩnh, nhẹ nhàng, tỉ mỉ nhưng cũng rất cương quyết để hình thành cho các em một phương pháp tư duy học tập đó là tư duy khoa học, tư duy sáng tạo, tư duy logic. Rèn cho các em đức tính chịu khó, cẩn thận trong giải toán có lời văn. Vận dụng các phương pháp giảng dạy phù hợp, linh hoạt để phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Trên đây là một chút kinh nghiệm của tôi trong quá trình giảng dạy, góp phần « Phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo của học sinh trong việc rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1». Vì khả năng có hạn nên bài viết không sao tránh khỏi thiếu sót. Tôi rất mong có sự đóng góp ý kiến của các cấp lãnh đạo, giúp cho bài giảng của tôi ngày càng hoàn thiện hơn. Tôi cũng mong các cấp lãnh đạo ngành tổ chức cho chúng tôi học tập những kinh nghiệm của các đồng nghiệp để bồi dưỡng chuyên môn cho chúng tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn ! XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ. Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình viết, không sao chép nội dung của người khác Người viết đề tài.

<span class='text_page_counter'>(24)</span>

<span class='text_page_counter'>(25)</span>

×