Tải bản đầy đủ (.docx) (18 trang)

Văn 8 tuần 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (382.9 KB, 18 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>Tuần 3 - Tiết 8 TỨC NƯỚC VỠ BỜ Ngày soạn:14/9/2021 “Tắt đèn”- Ngô Tất Tố Ngày giảng: I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS nắm được cốt tryện, nhân vật, sự việc trong “ Tức nước vỡ bờ “ - Học sinh hiểu được giá trị hiện thức và nhân đạo của đoạn trích: bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ đương thời và tình cảnh đau thương của người nông dân cùng khổ trong xã hộicũ. - Cảm nhận được quy luật: Có áp bức thì có đấu tranh. Thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân. - Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của tác giả. NT xây dựng tình huống , miêu tả , khắc hoạ nhân vật. - Học sinh khuyết tật: hs nắm được cách đọc, thành thạo hơn 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng tóm tắt, đọc - hiểu một đoạn trích trong truyện hiện đại viết theo khuynh hướng hiện thực. - Học sinh khuyết tật: rèn kĩ năng giao tiếp, hợp tác,hòa đồng thân thiện 3. Thái độ: Giáo dục các em lòng căm ghét chế độ TD phong kiến và cảm thông với những kiếp người bất hạnh. 4. Năng lực cần phát triển - Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ – Năng lực đọc hiểu văn bản (văn bản truyện Việt Nam hiện đại). – Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học). – Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản). - GD đạo đức: Biết cảm thông sâu sắc, giáo dục cho HS biết tôn trọng những người nông dân, họ tuy nghèo nhưng có phẩm chất cao quí: nhân hậu, giàu lòng tự trọng, rất mực yêu thương chồng con. Có ý thức đấu tranh với những bất công của xã hội. => giáo dục về giá trị yêu thương, tự do, tôn trọng... II. CHUẨN BỊ -SGK - SGV - Thiết kế - câu hỏi trắc nghiệm . - Tự liệu hình ảnh liên quan đến bài học - Phiếu học tập: PHIẾU HỌC TẬP Nhóm....... Nhóm trưởng:.................................................. Quan sát SGK. Tìm chi tiết, hình ảnh để hoàn thiện bảng sau: Cai lệ đến nhà nhà chi Dậu Cai lệ Nhận xét Hành động. Lời nói.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> III. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC - Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học .... - PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề... + Sơ đồ tư duy. IV. TIẾN TRÌNH HOẠT ĐỘNG – GIÁO DỤC 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS (1p) 2. Bài mới Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý của HS A. HOẠT ĐỘNG I. KHỞI ĐỘNG (3P) (1) Học sinh báo cáo kết quả tìm hiểu văn bản ở nhà. (2) Giáo viên nhận xét và giới thiệu bài: Nhà thơ Tố Hữu đã từng khái quát cuộc sống nông thôn và nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng 8: Ôi ! nhớ những năm nào thuở trước Xóm làng ta xơ xác héo hon Nửa đêm thuế thúc trống dồn Sân đình máu chảy dường thôn lính đầy Con đói lả ôm lưng mẹ khóc Mẹ đợ con đấu thóc cầm hơi Kiếp người cơm vãi cơm rơi Biết đâu nẻo đất phương trời mà đi Chúng ta có thể thấy được phần nào bức tanh hiện thực đó qua đoạn trích “ Tức nước vỡ bờ” B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (25P) - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động I-TÌM HIỂU CHUNG: (5P) Hoạt động của giáo viên-học sinh HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP - Gọi HS đọc chú thích GK? - Hãy cho biết vài nét về tác giả Ngô Tất Tố ? -Xuất xứ văn bản? - Gọi HS tóm tắt ngắn gọn toàn bộ tác phẩm?. Nội dung cần đạt 1) Tác giả: - Tác giả ( 1893 - 1954 ) tại Bắc Ninh nay là Đông Anh, Hà Nội. Xuất thân từ nhà nho, gốc nông dân. - Ông là một nhà văn xuất sắc chuyên viết về nông thôn trước CM 2) Tác phẩm: - “Tắt đèn” là tác phẩm tiêu biểu nhất của tác giả. - Đoạn trích nằm trong chương XVIII. Nhan đề do người biên soạn đặt..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> Cảnh trong phim Ngô Tất Tố là nhà văn viết về đề tài nông dân và nông thôn rất thành công.“Tắt đèn” lấy đề tài từ một vụ thuế ở làng quê đồng bằng Bác bộ- ở đây là thuế thân, thứ thuế đánh vào người dân đinh, một di tích còn sót lại từ thời trung cổ. Qua tác phẩm, Ngô Tất Tố đã phản ánh xã hội nông thôn đương thời một cách tập trung nhất, điển hình nhất.Chính trong vụ thuế, bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ thức dân phong kiến và tình trạng thống khổ của người nông dân được bộc lộ đầy dủ hơn lúc nào hết. Có thể nói: Tắt đèn là bức tranh thu nhỏ của nông thôn Việt Nam trước cách mạng đồng thời cũng là bản án đanh thép đối với trật tự xã hội thối nát . Tác phẩm được dựng thành phim “ Chị Dậu”. II- ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN: (20P) Vụ thuế đang trong thời điểm gay gắt nhất, quan sắp về tận làng để đốc thuế; bọn tay sai hung hăng xông vào nhà những người chưa nộp thuế để đánh trói, đem ra đình cùm kẹp... chị Dậu dù phải bán con, bán đàn chó mới mở mắt, bán gánh khoai để có tiền nộp đủ sưu cho chồng nhưng bọn hào lí lại bắt nhà chị phải nộp cả suất sưu cho người em chồng đã chết từ năm ngoái, thành thử anh Dậu vẫn là người thiếu sưu. Anh Dậu đang ốm, tưởng đã chết đêm qua. Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP 1.Đọc - Chú thích (1) GV hướng dẫn HS đọc - Đọc làm nổi bật không khí hồi hộp, khẩn -Học sinh đọc văn bản. trương, căng thẳng ở phần đầu, sảng khoái ở -Giải thích từ khó ( chú thích SGK) phần cuối. Chú ý ngôn ngữ đối thoại của các -H thực hiện theo y/c của G nhân vật (3)Đoạn trích chia làm mấy đoạn? 2. Bố cục: 2 đoạn Nội dung từng đoạn? -Đầu => Ngon miệng hay không: Cảnh buổi -Xung phong trả lời câu hỏi sáng ở nhà chị Dậu. -Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ - Còn lại: Chị Dậu với bọn cai lệ sung... 3.Phân tích: HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP a- Tình thế của gia đình chi Dậu: (1) HD học sinh đọc thầm đoạn đầu - Anh Dậu bị ốm, yếu VB. - Chị Dậu lo lắng vì chồng ốm, sưu chưa (2) Trước khi bọn cai lệ đến nhà chị đóng đủ -> Chồng lại bị đánh. Dậu, tình thế gia đình chị Dậu ra sao - Bà lão hàng xóm lo lắng cho anh Dậu ? - Chị Dậu nấu cháo - Quạt cho chóng nguội - Gia đình chị Dậu lúc đó có ai ? - Cho chồng ăn Tâm trạng mọi người ntn ? => Tình thế cùng đường khốn quẫn, thân cô, (3) Em đánh giá gì về tình thế của thế cô, chồng ốm yếu, con còn nhỏ..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> gia đình chị Dậu lúc đó ? -Xung phong trả lời câu hỏi - Tham gia nhận xét, đánh giá, bổ sung... Hoạt động của giáo viên-học sinh - Giải thích “ Cai lệ “ ? - Giao nhiệm vụ cho các nhóm: phiếu học tâp. - Tổ chức cho các nhóm thảo luận. GV quan sát, khích lệ HS. - Tổ chức cho HS báo cáo kết quả thảo luận qua phiếu học tập - Tổ chức cho HS nhận xét. Hành động. Lời nói. Nội dung cần đạt b- Nhân vật cai lệ: - Cai lệ là tay sai đắc lực của quan phủ giúp bọn lý dịch tróc nã người nghèo chưa nộp đủ sưu thuế . - Đại diện nhóm trình bày kết quả thảo luận -Các nhóm khác tham gia ý kiến. -Nhận xét, rút kinh nghiệm.. Cai lệ đến nhà nhà chi Dậu Cai lệ - Sầm sập tiến vào - Gõ đầu roi xuống đất - Trợn ngược hai mắt - Giật phắt dây thừng - Sầm sập chạy tới chỗ anh Dậu - Bịch mấy bịch vào ngực chi Dậu - Tát đánh bốp vào mặt chị Dậu - Sấn đến, nhảy vào - quát -thét... -hầm hè... -nham nhảm thét trói vợ chồng kẻ thiếu sưu.. Nhận xét - Miêu tả ngoại hình, hành động nhân vật cụ thể, tinh tế, sức sảo. Các ĐT, TT giáu giá trị gợi tả, gợi cảm. - Cai lệ là tay sai PK chuyên đàn áp nhân dân=> Bọn chúng tàn ác, bất nhân, ... Tích hợp giáo dục đạo đức GV: Trong bộ máy thống trị của XH đương thời, cai lệ là tên tay sai mạt hạng vô danh nhưng nhân vật này lại mang nét tiêu biểu riêng. Hắn hung dữ, luôn nhân danh nhà nước để thể hiện tính hung bạo, dã thú của tên tay sai chuyên nghiệp. Hắn không phải con người Hành động của hắn thì bạo ngược, ngôn ngữ của hắn là ngôn ngữ gầm rít của dã thú.. Và hắn cũng không biết nghe tiếng nói con người. Hắn không mảy may nghe chị Dậu nói, nhìn anh Dậu ốm...tuy chỉ xuất hiện trong một đoạn văn ngắn, nhưng nhân vật hiện lên hết sức nổi bật, sống động và điển hình. Hắn là hiện thân sinh động cho trật tự dã thú của XH thực dân phong kiến đương thời. C. HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (5P) - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> GV chiếu bài tập, HS làm Câu 1: Tên thật của nhà văn Ngô Tất Tố là gì? . A. Ngô Tất Tố. . B. Ngô Văn Tố. . C. Ngô Công Tố. . D. Ngô Lộc Hà. Câu 2: Nghệ thuật đặc sắc của tác phẩm là . A. Tình huống truyện đặc sắc, có kịch tính cao.. . B. Nghệ thuật tương phản làm nổi bật tính cách nhân vật. . C. Ngòi bút hiện thực sinh động, ngôn ngữ đối thoại đặc sắc.. . D. Tất cả đều đúng.. Câu 3: Nhà văn Ngô Tất Tố từng làm những công việc gì? . A. Khảo cứu triết học, văn học cổ. . B. Làm báo. . C. Viết văn. . D. Tất cả đều đúng. Câu 4: Đoạn trích Tức nước vỡ bờ được trích từ chương thứ bao nhiêu của tác phẩm “Tắt đèn”? . A. Chương VIII. . B. Chương VII. . C. Chương XVIII. . D. Chương XVII. Câu 5: Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu miêu tả các nhân vật bằng cách nào? . A. Giới thiệu về nhân vật và các phẩm chất tính cách của nhân v ật.. . B. Để cho nhân vật tự bộc lộc qua hành vi, giọng nói và đi ệu b ộ c ủa mình.. . C. Để cho nhân vật này đánh giá về nhân vật kia..

<span class='text_page_counter'>(6)</span> . D. Tất cả đều đúng. Câu 6: Câu trả lời của chị Dậu khi nghe anh Dậu khuyên can: “Thà ngồi tù. Đ ể cho chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được” nói lên thái độ gì của chị? . B. Thái độ bất cần. . A. Thái độ không chịu khuất phục. . C. Thái độ kiêu căng. . D. Thái độ bực tức. D.HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG SÁNG TẠO (8P) - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. ? Băng sự hiểu biết của em, em hãy tóm tắt nội dung tác phẩm Tắt Đèn - HS trình bày bản chuẩn bị - Lớp nhận xét - GV đánh giá, cho điểm Tác phẩm kể về nhân vật chính là chị Dậu. Trước khi lấy chồng chị vốn có tên là Lê Thị Đào, một cô gái đẹp, giỏi giang, tháo vát và (theo nhà văn) sinh ra trong gia đình trung lưu. Vốn lúc đầu, gia cảnh anh chị Dậu có dư giả, nhưng vì liền lúc mẹ và em trai anh Dậu cùng qua đời, anh chị dù đã hết sức cần kiệm nhưng vẫn phải tiêu quá nhiều tiền cho hai đám ma. Chưa hết, sau khi đám ma cho em trai xong, anh Dậu bỗng mắc bệnh sốt rét, không làm gì được, mọi vất vả dồn lên vai chị Dậu, khiến gia cảnh lâm vào cảnh 'nhất nhì trong hạng cùng đinh' trong làng. Mùa sưu đến, chị Dậu phải chạy vạy khắp nơi vay tiền để nộp cho chồng, nhưng không kiếm đâu ra. Anh Dậu dù bị ốm nhưng vẫn bị bọn cai lệ cùm kẹp lôi ra giam ở đình làng. Cuối cùng, bần cùng quá, chị buộc lòng phải dứt ruột bán đi cái Tí, đứa con gái đầu lòng 7 tuổi ngoan ngoãn, hiếu thảo và ổ chó mới đẻ chưa kịp mở mắt cho vợ chồng lão Nghị Quế bên thôn Đoài để lấy hai đồng nộp sưu. Nhưng vừa đủ tiền nộp xong suất sưu cho chồng, bọn cai trong làng lại ép chị nộp cả tiền sưu cho em trai anh Dậu với lý do chết ở năm ta nhưng lúc đó lịch năm tây đã sang năm mới. Vậy là anh Dậu vẫn bị bắt không được về nhà. Nửa đêm, anh Dậu dở sống dở chết được đưa về. Được bà con lối xóm giúp đỡ, anh dần tỉnh lại. Một bà lão hàng xóm tốt bụng cho chị vay bát gạo nấu cháo để anh ăn lại sức. Nhưng vừa kề bát cháo lên miệng, bọn cai lệ và người nhà lí trưởng ập vào ép sưu. Chị Dậu ra sức van xin không được, cuối cùng uất ức quá không thể chịu được nữa, chị đã ra tay đánh cả cai lệ và tên người nhà lý trưởng. Phạm tội đánh người nhà nước, chị bị thúc giải lên quan. Tên quan huyện lại là tên dâm ô, định ra tay sàm sỡ chị. Chị bèn vứt tọt nắm bạc vào mặt hắn rồi vùng chạy..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Sau đó, chị may mắn gặp một người nhà quan cụ trên tỉnh. Người này cho chị 2 đồng nộp nốt tiền sưu và hứa hẹn cho chị công việc vắt sữa của mình để quan cụ uống (do quan cụ đã rụng hết răng không ăn được cơm). Chị bèn về bàn với anh Dậu, cho cái Tỉu làm con nuôi nhà hàng xóm, lên tỉnh làm việc. Thời gian đầu, chị làm được tiền và gửi về cho anh Dậu. Nhưng vào một đêm tối, quan cụ mò vào buồng của chị định giở trò đồi bại với chị... Tác phẩm kết thúc bằng câu "Chị vùng chạy ra ngoài giữa lúc trời tối đen như mực, đen như cái tiền đồ của chị vậy!" E.HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO (3p) - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. 1. Tiếp tục tìm hiểu văn bản. 2. Tìm hệ thông nhân vật trong truyện. Tham khảo: NHÂN VẬT: Chị Dậu (nhân vật chính): 24 tuổi, một người phụ nữ nông dân nghèo, vừa xinh đẹp, chu đáo, tháo vát, đảm đang, yêu thương chồng con hết mực nhưng đồng thời là người dũng cảm, mạnh mẽ, bất khuất muốn đấu tranh vì công lý. Anh Dậu: 26 tuổi, một nông dân hiền lành chất phác, là chồng của chị Dậu. Anh bắt đầu đi làm ruộng từ năm lên tám, và là một tá điền lực lưỡng. Sau khi lo ma cho em trai xong, anh bị mắc bệnh sốt rét, không làm ăn được gì. Tới mùa sưu, anh bị cùm kẹp ra đình làng để vợ ở nhà phải bán con kiếm tiền nộp sưu chuộc anh về. Cái Tí: là con gái đầu lòng của vợ chồng anh chị Dậu. Đây là một cô bé ngoan ngoãn, hiếu thảo, đảm đang, tháo vát. Mới 7 tuổi nhưng đã thay mẹ đảm đương việc nhà, chăm em, biết thương thầy u. Vì không có tiền nộp sưu cho thầy, em buộc lòng bị bán làm con ở cho Nghị Quế để gánh bớt đi bệnh tật. Trong đoạn bị bán cho vợ chồng lão Nghị, em bị vợ lão ép phải ăn cơm thừa của chó cho tới khi nào ăn hết mới được ăn cơm mới. Thằng Dần: đứa con trai năm tuổi của vợ chồng anh chị Dậu. Nhõng nhẹo và chưa biết nghĩ tới thầy bu như cái Tí nhưng rất quý chị. Sau khi cái Tí bị bán, đã nằng nặc bắt bu phải dẫn chị về. Cái Tỉu: đứa con gái út mới hai tuổi, luôn khát sữa mẹ. Vợ chồng Nghị Quế: hai kẻ địa chủ độc ác. Nhân mùa sưu thuế đã đi xiết đồ của các dòng họ với giá rẻ. Vợ chồng lão tuy giàu nhưng lại kiệt sỉ, ngu dốt và thủ đoạn. Một số câu thoại như: "Đồng hồ Tây có bao giờ sai ?", "Bếp! Dọn mâm! Bà đã đếm rồi! Đúng đủ 14 miếng giò! Thiếu miếng nào là mày chết với bà"... Khi trả tiền bán con, bán chó cho chị Dậu, bà Nghị cố tình thiếu mấy đồng trinh trong cọc tiền làm chị Dậu cũng phải thốt lên: "Vợ chồng Nghị Quế giàu thế mà còn điêu"! Cai lệ: nghiện nặng, kẻ đi thúc sưu và bị chị Dậu đánh ngã ngửa ra giữa nhà. Quan huyện: tên quan dâm ô, lợi dụng xử án cho chị Dậu định cưỡng bức chị. Cụ "Cố": cha đẻ của quan cụ, ngoài 80, rụng hết răng, uống sữa người như một dạng.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> thuốc bổ vì không còn ăn được gì. Quan cụ: con cụ "Cố". Trong đêm tối mưa gió, lão đã mò vào buồng chị Dậu... Mụ cửu Xung: vợ quan cửu Xung trên tỉnh. Người này đã cho chị Dậu mười đồng nộp tiền sưu còn thiếu và giới thiệu cho chị công việc mới.. V.RKN - Đạt mục tiêu kế hoạch đặt ra - Cần tăng cương sử dụng các hình ảnh trực quan để làm sinh động bài giảng. Ngày soạn:14/9/2020 Ngày dạy:21/9/2020. Tuần 3 - Tiết 9 TỨC NƯỚC VỠ BỜ (Tiếp). “Tắt đèn”- Ngô Tất Tố I.MỤC TIÊU: 1. Kiến thức: - HS nắm được cốt tryện, nhân vật, sự việc trong “ Tức nước vỡ bờ “ - Học sinh hiểu được giá trị hiện thức và nhân đạo của đoạn trích: bộ mặt tàn ác, bất nhân của chế độ đương thời và tình cảnh đau thương của người nông dân cùng khổ trong xã hội cũ. - Cảm nhận được quy luật: Có áp bức thì có đấu tranh. Thấy được vẻ đẹp tâm hồn và sức sống tiềm tàng của người phụ nữ nông dân. - Thấy được những nét đặc sắc trong nghệ thuật viết truyện của tác giả. NT xây dựng tình huống , miêu tả , khắc hoạ nhân vật. - Học sinh khuyết tật: rèn kĩ năng giao tiếp, hợp tác,hòa đồng thân thiện 2. Kĩ năng: - Rèn kỹ năng tóm tắt, đọc - hiểu một đoạn trích trong truyện hiện đại viết theo khuynh hướng hiện thực. - Học sinh khuyết tật: rèn kĩ năng giao tiếp, hợp tác,hòa đồng thân thiện 3. Thái độ:- Giáo dục các em lòng căm ghét chế độ TD phong kiến và cảm thông với những kiếp người bất hạnh. 4. Năng lực cần phát triển - Tự học - Tư duy sáng tạo. - Hợp tác - Sử dụng ngôn ngữ – Năng lực đọc hiểu văn bản (văn bản truyện Việt Nam hiện đại). – Năng lực sử dụng tiếng Việt và giao tiếp (qua việc thảo luận trên lớp, thuyết trình trước lớp hệ thống tác phẩm văn học). – Năng lực cảm thụ thẩm mĩ (nhận ra giá trị nội dung, nghệ thuật của văn bản). - GD đạo đức: Biết cảm thông sâu sắc, giáo dục cho HS biết tôn trọng những người nông dân, họ tuy nghèo nhưng có phẩm chất cao quí: nhân hậu, giàu lòng tự trọng, rất mực yêu thương chồng con. Có ý thức đấu tranh với những bất công của xã hội. => giáo dục về giá trị yêu thương, tự do, tôn trọng... II. CHUẨN BỊ -SGK - SGV - Thiết kế - câu hỏi trắc nghiệm ..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> - Tự liệu hình ảnh liên quan đến bài học III. PHƯƠNG PHÁP/ KỸ THUẬT DẠY HỌC - Động não, HS trao đổi, thảo luận về nội dung, bài học .... - PP phân tích, thực hành , vấn đáp, nêu vấn đề... + Sơ đồ tư duy. IV. TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG 1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS (1p) 2. Bài mới A.HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5P) (3) Học sinh báo cáo kết quả tìm hiểu văn bản ở nhà. (4) Xem đoạn phim “Chị Dậu”.  GV gới thiệu bài. B.HOẠT ĐỘNG II. HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (25P) - Mục tiêu: Trang bị cho học sinh những kiến thức mới liên quan đến tình huống/ vấn đề nêu ra ở hoạt động khởi động Hoạt động của giáo viên-học sinh HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ LỚP (1) Trước hành động và thái độ của cai lệ, chị Dậu đã bảo vệ chồng ntn ? (2) Quá trình đối phó của chị Dậu với 2 tên tay sai diễn ra ntn ? Quá trình ấy có hợp lý không ? + Khi cai lệ sầm sập đến định trói anh Dậu? + Khi cai lệ bịch mấy bịch vào ngực chị Dậu rồi sấn đến trói anh Dậu? + Khi cai lệ tát vào mặt chị Dậu rồi nhảy vào cạnh anh Dậu? (3) Em có nhận xét gì về cách xưng hô của chi Dậu ? - Cách xưng hô như vậy phản ánh thái độ gì của chị Dậu ? - Đọc yêu cầu bài tập - Yêu cầu thảo luận nhóm bàn - Thời gian: 3 phút - Các nhóm báo cáo, bổ sung. - Gv: Chốt:. Nội dung cần đạt c.Nhân vật chị Dậu: - Chị Dậu van xin bằng giọng run run => Cách ứng xử tất yếu của người nông dân đối với người đại diện cho nhà nước. + Chị xám mặt lại vì lo cho anh Dậu. Giọng chị vừa mềm mỏng vừa thiết tha: Gọi ông Xưng cháu.- Van xin + Chị Dậu “ Chồng tôi đau ốm, ông không được phép hành ha “ => Lời đấu lí với cai lệ => Chị Dậu gọi ông xưng tôi- ngang hàng. + Chị Dậu vội xám mặt lại “ Mày trói ngay chồng bà đi bà cho mày xem ”. Chị túm lấy cổ hắn, ấn giúi ra cửa - Xưng hô mày, bà => Đấu lực- hành động mạnh mẽ, quyết liệt. Sức mạnh ghê gớm và tư thế ngang tàng - Hành động, thái độ, cách ứng xử của chị Dậu là hợp lý bởi “ Tức nước thì phải vỡ bờ “, “ Có áp bức thì phải có đấu tranh”. Tình yêu thương là cội nguồn của sức mạnh..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> (4) Nhận xét về hành động của chị? Theo em:do đâu mà chị Dậu có sức mạnh lạ lùng như vây?Trình bày một phút ý kiến của em - Gọi HS nhận xét. - GV đánh giá, cho điểm (5) Gọi HS đọc lời chị Dậu nói với anh Dậu khi chồng chị khuyên can chị. Em hiểu thêm gì về chị Dậu qua câu nói đó? - Sử dụng kĩ thuật động não - GV huy động tối đa ý kiến phát biểu của học sinh - HS thảo luận để lựa chọn đáp án phù hợp - GV chốt:. - Thà ngồi tù. Để chúng nó làm tình làm tội mãi thế, tôi không chịu được. => Chị Dậu không chấp nhận cái vô lí, bất công của XH đương thời. Chi không cứ chịu cúi đầu cho kẻ ác chà đạp nữa. ở chị có một sức mạnh phản kháng tiềm tàng.. (6) Em có ý kiến nhận xét gì về tình cách của nhân vật chị Dậu? - Gọi HS trình bày- Nhận xét. -GV tổng hợp - kết luận *Giáo dục đạo đức:2’ ?Qua văn bản em rút ra bài học về tình yêu thương giữa con người với con người? Hs:Trả lời cá nhân Gv: chốt: Tình thương là cội nguồn của sức mạnh…. Đoạn trích cho thấy rõ nét tính cách của chị Dậu:mộc mạc, hiền dịu, đầy vị tha, sống khiêm nhường, biết nhẫn nhục chịu đựng nhưng hoàn toàn không yếu đuối, chỉ biết sợ hãi mà trái lại chị có một sức sống mạnh mẽ, tinh thần phản kháng tiềm tàng, bất khuất. Btuy hành động của chị chỉ là bột phát nhưng chúng ta có thể tin tưởng khi có ánh sáng của Đảng, chị sẽ là người đi đầu trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do. Nhà văn Nguyễn Tuân cũng từng viết: tôi nhớ như có lần nào, tôi đã gặp chi Dậu ở một đám đông phá kho thóc Nhật, ở một cuộc cướp chính quyền huyện kì Tổng khởi nghĩa 4. Tổng kết: Hoạt động của giáo viên-học sinh Nội dung cần đạt (1) Qua đoạn trích, em hiểu gì về giá trị nội -Nghệ thuật đoạn trích: dung? Những thành công về nghệ thuật đoạn + Khắc hoạ nhân vật rõ nét. trích? +Ngòi bút miêu tả linh hoạt, sống - Gọi HS nhận xét. động..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Gọi HS đọc ghi nhớ Ngôn ngữ kể, tả, đối thoại đặc sắc. - GV khắc sâu kiến thức trọng tâm. * Ghi nhớ: SGK C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (6P) Mục tiêu: hoàn thiện kiến thức vừa chiếm lĩnh được; rèn luyện kĩ năng áp dụng kiến thức mới để giải quyết các tình huống/vấn đề trong học tập.. Hoạt động của giáo viên-học Nội dung cần đạt sinh HOẠT ĐỘNG CHUNG CẢ + Tức nước vỡ bờ là câu tục ngữ dân gian nói LỚP về hiện thực trong tự nhiên nhưng được tác giả - Gọi Hs đọc câu hỏi 4- SGK. Ngô Tất Tố khai thác ở chân lí của đời sống xã - Thảo luận nhóm khăn phủ bản: hội: có áp bức có đấu tranh. Chia lớp thành 4 nhóm Thời gian thảo luận: 5 phút - Thành viên viết ý kiến : 2p - Thống nhất ý kiến : 3p Các nhóm báo cáo Các nhóm nhận xét GV chốt . + Ông chỉ ra: con đường sống của quần chúng bị áp bức chỉ có thể là con đường đấu tranh để tự giải phóng. + Tuy chưa nhận thức được chân lí cách mạng, chưa chỉ ra con đường đấu tranh cho người nông dân nhưng với Tắt đèn, Ngô Tất Tố đã Xui người nông dân nổi loạn Nguyễn Tuân- và cảnh Tức nước vỡ bờ dự bão cơn bão táp của quần chúng nông dân nổi dậy sau này. HOẠT ĐỘNG IV. VẬN DỤNG (6P) - Mục tiêu: phát hiện các tình huống thực tiễn và vận dụng được các kiến thức, kĩ năng trong cuộc sống tương tự tình huống/vấn đề đã học. -Đọc diễn cảm một đoạn mà em tâm đắc nhất? -Kể lại nội dung phim “ Chi Dậu” mà em đã xem? - HS chia sẻ, trình bày HOẠT ĐỘNG V. TÌM TÒI, SÁNG TẠO (3P) - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời. -Xem lại nội dung đoạn trích, tóm tắt bằng đoạn văn khoảng 10n dòng? - Viết đoạn văn phát biểu cảm nghĩ về nhân vật chị Dậu. * Hướng dẫn về nhà: -Soạn bài “ Lão Hạc “ Xem trước bài “Xây dựng đoạn văn trong văn bản V.RKN - Đạt mục tiêu kế hoạch đặt ra - Cần tăng cường so sánh với các tác phẩm cùng chủ đề.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Ngày soạn:14/9/2020 Ngày giảng:23/9/2020. Tiết 10. Tập làm văn: XÂY DỰNG ĐOẠN TRONG VĂN BẢN I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức Nắm được các khái niệm đoạn văn, từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong đoạn văn và cách trình bày nội dung trong đoạn văn. - Học sinh khuyết tật: hs nắm được cách đọc, thành thạo hơn 2. Kĩ năng - Nhận biết được từ ngữ chủ đề, câu chủ đề, quan hệ giữa các câu trong một đoạn văn đã cho. - Hình thành chủ đề, viết các từ ngữ và câu chủ đề, viết các câu liền mạch theo chủ đề và quan hệ nhất định. - Trình bày một đoạn văn theo kiểu quy nạp, diễn dịch, song hành, tổng hợp. - Học sinh khuyết tật: rèn kĩ năng giao tiếp, hợp tác,hòa đồng thân thiện 3. Thái độ - Giáo dục ý thức nghiêm túc khi trình bày đoạn văn trong toàn văn bản. 4. Định hướng phát triển năng lực - Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tư duy ngôn ngữ. - Năng lực viết sáng tạo, năng lực cảm thụ văn học. - Năng lực tìm kiếm và xử lí thông tin. * Nội dung tích hợp giáo dục đạo đức: giá trị sống: TRÁCH NHIỆM, HẠNH PHÚC, ĐOÀN KẾT, YÊU THƯƠNG, HỢP TÁC, TÔN TRỌNG. Học sinh có trách nhiệm trong việc xác định được chủ đề, bố cục, cách liên kết, cách trình bày đoạn văn trong các văn bản được học II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH - Giáo viên: + Nghiên cứu SGK, SBT, SGV, chuẩn kiến thức kĩ năng, tư liệu tham khảo. + Chuẩn bị kế hoạch dạy học, thiết bị, phương tiện dạy học (máy chiếu). - Học sinh: + Đọc kĩ SGK, tài liệu liên quan. + Soạn bài theo hệ thống câu hỏi SGK. III. PHƯƠNG PHÁP - Phương pháp thuyết trình, luyện tập, giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm - Kĩ thuật giao nhiệm vụ, hỏi và trả lời, động não, “trình bày một phút”, tóm tắt tài liệu... IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định lớp:1’ 2. Kiểm tra bài cũ:Kiểm tra sự chuẩn bị bài của học sinh 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (2’) - Mục tiêu: đặt vấn đề tiếp cận bài học.. NỘI DUNG BÀI HỌC.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> G H. ? Đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản? Số lượng câu trong văn bản ? Đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản: đoạn văn. Số lượng câu trong văn bản: thường do nhiều câu tạo thành. Vậy đoạn văn là gì, từ và câu trong đoạn văn yêu cầu như thế nào, tiết học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu.. G B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (17’) - Mục tiêu: tìm hiểu khái niệm đoạn văn, từ và câu trong đoạn văn. Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là đoạn văn. (8P) G - Gọi học sinh đọc văn bản. H - 2 học sinh đọc văn bản. G ? Văn bản trên gồm mấy ý? Mỗi ý được viết thành mấy đoạn văn? H - 2 ý mỗi ý được viết thành 1 đoạn văn. G ? Nêu ý chính của mỗi đoạn trong văn bản? H + Đoạn 1: cuộc đời sự nghiệp Ngô Tất Tố, tác phẩm tiêu biểu. + Đoạn 2: Giới thiệu tóm tắt nội dung nghệ thuật tác phẩm. G ? Em thường dựa vào dấu hiệu hình thức nào để nhận biết đoạn văn? H - Nội dung: Thường có nhiều câu tạo thành (Đơn vị trên câu). Biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. - Hình thức: Bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi vào 1, 2 ô đến chỗ chấm xuống dòng => Là đơn vị trực tiếp tạo nên văn bản. G ? Thế nào là đoạn văn? H => Đoạn văn là đơn vị tạo nên VB, gồm có nhiều câu, Bắt đầu từ chỗ viết hoa lùi đầu dòng kết thúc bằng dấu chấm xuống dòng và thường biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. H Đọc ghi nhớ. Hoạt động 2: Tìm hiểu từ ngữ và câu trong đoạn văn. (9P). I. Thế nào là đoạn văn? 1.Ph.tích ngữ liệu: SGK trang 34. VB “Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn”. - VB gồm 2 ý. - Mỗi ý được viết thành 1 đoạn văn.. - Nhận biết đoạn văn (Đặc điểm đoạn văn) - Nội dung: Biểu đạt một ý tương đối hoàn chỉnh. - Hình thức: Bắt đầu từ chỗ viết hoa => xuống dòng.. 2. Ghi nhớ 1/ SGK.T 36 II. Từ ngữ và câu trong đoạn văn..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> G H. G H. G H G H. G H. ? Đọc thầm văn bản trên và tìm các từ ngữ thuyết minh cho đối tượng chính trong đoạn văn ? Đoạn 1: Ngô Tất Tố (ông, nhà văn) Đoạn 2: Tắt đèn (tác phẩm) => Các từ ngữ trên được lặp lại nhiều lần thuyết minh cho đối tượng chính trong đoạn văn. (Tác giả NTT và TP Tắt đèn) => ngầm hướng người đọc đến nội dung chủ đề của VB -> Gọi là từ chủ đề. ? Đọc thầm đoạn văn thứ hai trong văn bản cho biết: ý khái quát bao trùm cả đoạn? => Đoạn văn đánh giá những thành công xuất sắc của Ngô Tất Tố qua TP “ tắt đèn” trong việc tái hiện thực trạng nông thôn Việt Nam trước CMT8 và khẳng định phẩm chất tốt đẹp của người nông dân chân chính. ? Câu nào trong đoạn văn chứa ý khái quát nhất cho nội dung trên? - Câu: “Tắt đèn là tác phẩm tiêu biểu nhất của Ngô Tất Tố”. ? Câu chứa ý khái quát của đoạn văn được gọi là câu chủ đề. Vậy em nhận xét gì về câu chủ đề? => Câu chủ đề thường có vai trò định hướng nội dung cho cả đoạn văn, vì vậy khi văn bản có nhiều đọan văn chỉ cần nhặt ra các câu chủ đề rồi ghép lại với nhau chúng ta sẽ có văn bản tóm tắt khá hoàn chỉnh. ? Em hiểu thế nào là từ ngữ chủ đề và câu chủ đề? Đọc ghi nhớ 2 (Tr. 36).. G ? Đoạn thứ nhất có câu chủ đề không? Yếu tố nào duy trì đối tượng trong đoạn văn? H Trình bày. G ? Quan hệ ý nghĩa giữa các câu trong đoạn văn như thế nào? H Trình bày.. 1. Từ ngữ chủ đề và câu chủ đề trong đoạn văn * Phân tích ngữ liệu: SGK trang 35. VB “Ngô Tất Tố và tác phẩm Tắt đèn”. - Từ ngữ duy trì đối tượng trong đoạn văn: Đoạn 1: Ngô Tất Tố (ông, nhà văn). Đoạn 2: Tắt đèn (tác phẩm) => Từ ngữ chủ đề. * Câu then chốt trong đoạn văn. - Câu 1 (đoạn 2) là câu chủ đề. - Nhận xét: + Về nội dung: Thường mang ý nghĩa khái quát cho cả đoạn văn. + Hình thức: Ngắn gọn, đủ hai phần chính: C – V. + Vị trí: đứng đầu hoặc cuối đoạn văn. => gọi là câu chủ đề. * Ghi nhớ 2: SGK. 36 2. Cách trình bày nội dung trong đoạn văn : a) Nội dung đoạn văn được trình bày bằng nhiều cách khác nhau. - Phân tích và so sánh cách trình bày của 2 đoạn trong VB trên. + Đoạn 1 : Không có câu chủ đề -> Duy trì đối tượng bằng từ ngữ chủ đề. Giữa các câu có quan hệ ngang bằng, cùng thực hiện nhiệm vụ giới thiệu về NTTố. -> T/bày theo cách song hành. + Đoạn 2 : Câu chủ đề nằm ở.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> đầu đoạn văn (Mang ý kh/quát) -> Những câu sau bổ sung ý nghĩa (triển khai) cho câu chủ đề -> Trình bày theo cách diễn dịch. b) Đoạn văn : - Câu chủ đề nằm ở đầu đoạn văn. - ND : lí giải vì sao lá cây có màu xanh. -> Trình bày từ ý cụ thể đến ý khái quát -> Cách trình bày qui nạp.. G. ? Câu chủ đề đoạn 2 nằm ở vị trí nào? Những câu sau có nhiệm vụ gì? H - Những câu sau bổ sung ý nghĩa (triển khai) cho câu chủ đề Nhà văn đã dựng lên một bức tranh xã hội có giá trị hiện thực sâu sắc...Nổi bật mối xung đột giai cấp/ phơi trần bộ mặt tàn ác xấu xa/...Xây dựng hình tượng người phụ nữ nông G dân.... ? Đoạn văn có câu chủ đề không? Nếu có thì H nó ở vị trí nào? G Trình bày. ? Nhận xét về cách trình bày nội dung của H đoạn văn, theo trình tự nào? G Trình bày. ? Từ đó em có nhận xét gì về cách trình bày H đoạn văn? H Trình bày. * Ghi nhớ 3 : SGK - 36. Đọc ghi nhớ C.HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (14’) - Mục tiêu: củng cố kiến thức, rèn kĩ năng làm bài tập liên quan đến đoạn văn Hoạt động 3: Hướng dẫn luyện tập G ? Văn bản được chia làm mấy ý? Mỗi ý được G diễn đạt bằng mấy đoạn văn - Hoạt động cá nhân. H H lên bảng trình bày. G H còn lại quan sát, nhận xét. G Nhận xét, đánh giá, sửa sai ( nếu có). G H. ? Phân tích cách trình bày nội dung trong các đoạn văn Hoạt động nhóm ( 4 nhóm ). Cách thức: + Bước 1: Giao nhiệm vụ + Nhóm 1: a + Nhóm 2: b + Nhóm 3: c + Nhóm 4: a - Học sinh hoạt động theo các nhóm trả lời từng câu hỏi. (Thời gian: 5 phút Học sinh: cá nhân sử dụng phiếu học tập hoạt động theo nhóm bàn. Nội dung: Điền vào phiếu học tập. III. Luyện tập Bài tập 1-T36 Văn bản gồm 2 ý diễn đạt = 2 đoạn văn. + ý 1 = đoạn 1: Thầy đồ chép bài văn tế ông thân sinh mình để tế bà chủ nhà chết + ý 2 = đoạn 2: Chủ nhà trách thầy viết nhầm, thầy cãi là do người chết nhầm. Bài tập 2/ T36 a) Diễn dịch Câu chủ đề: Trần Đăng Khoa... yêu thương b, c) Song hành. Không có câu chủ đề.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Phân công: Bàn...) + Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ. + Bước 3: Trao đổi thảo luận. + Bước 4: Đánh giá chốt kiến thức. G *Giáo dục đạo đức:3’ Bài tập 3/T37 ? Viết đoạn văn theo cách diễn dịch, sau đó H viết đoạn văn H đổi thành đoạn văn qui nạp. Hướng dẫn Câu chủ đề: a. Câu chủ đề Lịch sử ta có nhiều cuộc kháng chiến vĩ đại b. Các câu khai triển: chứng tỏ tinh thần yêu nước của nhân dân ta. - Khởi nghĩa Hai Bà Trng 40 -> - Hoạt động cá nhân ( cách viết theo nhóm) chiến thắng của Ngô Quyền Nhóm 1 + 2 viết đoạn văn theo cách quy 938,-> chiến thắng của nhà nạp Trần 1258-1285-1288 -> chiến Nhóm 3 + 4 Viết đoạn văn theo cách diễn thắng của Lê Lợi 1418-1427 -> dịch. kháng chiến chống Pháp thành G Về nhà làm ngược lại. công -> kháng chiến chống Mỹ Thu 10 phiếu, chấm và trả sau. toàn thắng. D. HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG (3’) - Mục tiêu: vận dụng kiến thức đã học để giải quyết tình huống thực tiễn. ? Có mấy cách trình bày nội dung trong đoạn văn? ? Tác dụng của việc dùng câu chủ đề, từ ngữ chủ đề trong việc trình bày đoạn văn? HS đánh giá mục tiêu đạt được trong tiết học. E. HOẠT ĐỘNG TÌM TÒI, SÁNG TẠO (3’) - Mục tiêu: tìm tòi, mở rộng thêm những gì đã được học, dần hình thành nhu cầu học tập suốt đời G chiếu đoạn văn: Tình bạn phải chân thành, tôn trọng nhau, hết lòng yêu thương, giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Lúc vui, lúc buồn, khi thành đạt, khi khó khăn, bạn bè phải san sẻ cùng nhau. Có bạn chí thiết, có bạn tri âm, tri kỉ… Nhân dân ta có nhiều câu tục ngữ rất hay nói về tình bạn như : “giàu vì bạn, sang vì vợ” hay “Học thầy không tày học bạn”, nhà thơ Nguyễn Khuyến có bài “bạn đến chơi nhà” được nhiều người yêu thích. Trong đời người, hầu như ai cũng có bạn. Bạn học thời tuổi thơ, thời cắp sách là trong sáng nhất, hồn nhiên nhất. Thật vậy, tình bạn là một trong những tình cảm cao đẹp của chúng ta. ? Tìm câu chủ đề ? Đoạn văn được trình bày theo cách nào? Vì sao? H: Dựng đoạn quy nạp (là cách trình bầy nội dung đi từ các ý chi tiết, cụ thể đến ý chung khái quát. Trong đoạn quy nạp, các câu mang ý chi tiết, cụ thể đứng trước, câu chủ đề đứng cuối đoạn). G: nhận xét giờ học. Hướng dẫn HS về nhà (2’) * Đối với bài cũ:0 bị bài: Viết bài tập làm văn số 1 (Văn tự sự) + Ôn tập lại văn tự sự, miêu tả, biểu cảm ở lớp 6,7 + Mang giấy viết TLV. * Chuẩn bị bài mới: Lão Hạc. + Đọc diễn cảm, tóm tắt văn bản. + Nhân vật Lão Hạc, Ông giáo, Binh Tư; sự kiện cốt truyện trong tác phẩm truyện viết theo khuynh hướng hiện thực..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> + Nắm được sự thể hiện tinh thần nhân đạo của nhà văn. + Thấy được tài năng nghệ thuật xuất sắc của nhà văn Nam Cao trong việc xây dựng tình huống truyện, miêu tả, kể chuyện, khắc họa hình tượng nhân vật. V.RKN - Đạt mục tiêu kế hoạch đặt ra - Cần hướng dẫn học sinh khai thác sâu các chi tiết nghệ thuật....

<span class='text_page_counter'>(18)</span>

<span class='text_page_counter'>(19)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×