Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

Tác động của các FTA thế hệ mới đến ngành phân phối của Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (554.41 KB, 8 trang )

Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020

TÁC ĐỘNG CỦA CÁC FTA THẾ HỆ MỚI ĐẾN NGÀNH PHÂN PHỐI CỦA VIỆT NAM
IMPACTS OF NEW GENERATION OF FREE TRADE AGREEMENTS (FTAS)
ON VIETNAM’S DISTRIBUTION INDUSTRY
ThS. Huỳnh Bá Thúy Diệu(1), ThS. Trương Thị Viên (2)Trường cao đẳng Cơng nghệ Thơng tin Hữu nghị Việt- Hàn
Email: 

Tóm tắt
Thị trường phân phối ở Việt Nam là một trong những thị trường phân phối năng động và hấp dẫn trong
khu vực châu Á. Xu hướng mở cửa thị trường theo các cam kết hiệp định thương mại tự do song phương và đa
phương đã và đang tạo ra những tác động đến ngành phân phối của Việt Nam. Bài viết này giới thiệu về thực
trạng của ngành phân phối Việt Nam trong giai đoạn 2016-2018, những cam kết của Việt Nam trong các FTA
thế hệ mới bao gồm: CPTPP và EVFTA. Từ đây bài viết có những nhận định về sự tác động tích cực và tiêu cực
của các FTA thế hệ mới đến ngành phân phối của Việt Nam và đề xuất các yêu cầu đối với cơ quan quản lý nhà
nước và doanh nghiệp phân phối để phát triển bền vững ngành phân phối của Việt nam. Đối với cơ quan quản
lý nhà nước thì các chính sách cần thiết cho ngành phân phối được đề xuất bao gồm cả việc (1) cải thiện nguồn
hàng cho ngành phân phối và (2) ban hành hành lang pháp lý liên quan đến việc kiểm soát chất lượng nguồn
hàng. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh là yêu cầu cấp bách của doanh nghiệp phân phối hiện nay để có thể
tồn tại và phát triển trong bối cảnh mới.
Từ khóa: Tác động, FTA thế hệ mới, ngành phân phối, Việt Nam.
Abstract
The distribution market in Vietnam is one of the dynamic and attractive distribution markets in Asia
market. The trend of market opening under bilateral and multilateral free trade agreement commitments has
made an impact on Vietnam's distribution industry. This article introduces the current situation of Vietnam's
distribution industry in the period of 2016-2018, Vietnam's commitments in the new generation FTAs include:
CPTPP and EVFTA. This article has made comments on the positive and negative impacts of new generation
FTAs on Vietnam's distribution industry and proposed requirements for state management agencies and
distribution enterprises to Sustainable development of Vietnam's distribution industry. For state management
agencies, the necessary policies for the distribution industry are proposed including (1) improving the supply of
goods for the distribution industry and (2) issuing a legal corridor related to the distribution. quality control of


sourcing. Improving competitiveness is an urgent requirement of current distribution enterprises to survive and
develop in a new context.
Keywords: impacts, new generation of FTA, distribution industry, Vietnam.

1. Đặt vấn đề
Ngành Phân phối mà chủ yếu là phân phối bán lẻ, là một trong những ngành có tốc độ tăng
trưởng liên tục và ấn tượng ở Việt Nam. Trong mắt các nhà đầu tư nước ngồi thị trường bán lẻ Việt
Nam cũng nằm trong nhóm những thị trường mới nổi hấp dẫn nhất. Điều này cho thấy đây thực sự là
một ngành dịch vụ nhiều tiềm năng phát triển, mang lại lợi ích đáng kể cho nền kinh tế. Trên thực tế,
đóng góp của ngành bán lẻ trong nền kinh tế không chỉ dừng lại ở lợi nhuận và số lượng công ăn việc
làm mà ngành này tạo ra. Với vai trò là khâu kết nối không thể thiếu giữa sản xuất với tiêu dùng, sự
vận hành của hoạt động bán lẻ có ý nghĩa quan trọng đối với các ngành sản xuất hàng hóa phục vụ tiêu
dùng cả ở góc độ sản phẩm đầu ra, các yếu tố đầu vào và tỷ suất lợi nhuận. Nói cách khác, sự phát
triển của ngành bán lẻ khơng chỉ có ý nghĩa với riêng ngành này mà còn kéo theo sự phát triển của hầu
hết các ngành sản xuất trong nền kinh tế.

307


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020

Trong bối cảnh hội nhập sâu rộng, đặc biệt với việc Việt Nam tham gia Hiệp định Đối tác
Xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Hiệp định thương mại tự do với EU (EVFTA) – hai Hiệp định có
cam kết mạnh trong mở cửa thị trường bán lẻ cũng như xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan đối
với hàng hóa, ngành bán lẻ Việt Nam đang đứng trước nhiều thách thức lớn. Sự có mặt và liên tục mở
rộng quy mô của các nhà bán lẻ lớn trên thế giới đang khiến cạnh tranh trong lĩnh vực này của các nhà
bán lẻ Việt Nam ngày càng khó khăn. Cạnh tranh cũng khiến các nhà bán lẻ Việt Nam bộc lộ những
điểm yếu về lao động, tính chun nghiệp, năng lực quản lý, cơng nghệ kiểm sốt quy trình… Những
hệ quả đầu tiên đã được nhận diện, với một số lượng đáng kể các doanh nghiệp bán lẻ rời khỏi thị
trường cũng như những khó khăn của các nhà sản xuất nội trong việc đưa hàng hóa vào các hệ thống

bán lẻ nước ngồi.
Việc nghiên cứu tác động của các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới tác động như thế nào
đến ngành phân phối của Việt Nam đang là vấn đề được quan tâm hiện nay.
2. Thực trạng ngành phân phối của Việt Nam và các cam kết Việt Nam trong các FTA thế hệ
mới về phân phối
2.1. Thực trạng ngành phân phối của Việt Nam hiện nay
Sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), thị trường bán lẻ đã mở cửa
hồn tồn, những thay đổi tích cực của thị trường đã tác động lớn đến tiêu dùng của người dân cũng
như phương thức phân phối sản phẩm của các nhà sản xuất, cung cấp. Điều này được thể hiện trong
Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI) được ghi nhận bởi tập đoàn Tư vấn thị trường AT Kearney
(Mỹ) - Nghiên cứu xếp hạng 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới, dựa trên cơ sở điều tra, khảo
sát các nhà phân phối, bán lẻ hàng đầu thế giới.
Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, tăng trưởng bình quân của tiêu dùng cá nhân là
10,5%/năm, từ đó, tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cũng tăng dần qua các
năm với tỷ lệ tăng bình quân là 15,5%/năm. Cụ thể:
Bảng 1: Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (Đvt: tỷ đồng)
Chỉ tiêu
Bán lẻ hàng hóa
Dịch vụ lưu trú, ăn uống
Du lịch lữ hành
Dịch vụ khác
Tổng cộng

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

2.676.450


2.937.321

3.306.138

413.437

494.716

539.542

34.062

39.943

41.000

403.417

466.335

509.036

3.527.366

3.934.215

4.395.716

(Nguồn: Tổng cục thống kê Việt Nam)


Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng của Việt Nam liên tục tăng từ năm
2016 đến năm 2018 với mức tăng chủ yếu ở lĩnh vực bán lẻ hàng hóa.
+ Về số lượng các cơ sở bán lẻ
Theo số liệu thống kê của Bộ Công Thương được dẫn bởi nhiều bài báo, khoảng cuối năm
2018 đầu 2019, cả nước có gần 9.000 chợ các loại, khoảng 800 siêu thị và 250 trung tâm thương mại.
Tỷ trọng hàng hóa bán qua hệ thống thương mại hiện đại như siêu thị, trung tâm thương mại… chiếm
25- 30% tổng mức bán lẻ và có xu hướng tăng lên. Thị phần của chợ truyền thống vẫn đang áp đảo,
với khoảng 70-80% lượng hàng hóa.

308


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020

Bảng 2: Số lượng các cơ sở bán lẻ theo mơ hình thương mại
Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

8.568

8.539

9.000

Siêu thị


762

957

800

Trung tâm thương mại

139

189

250

9.469

9.685

10.050

Chợ các loại

Tổng cộng

(Nguồn: Tổng cục Thống kê- dẫn trong báo cáo “ Thị trường bán lẻ Việt Nam”)

+ Về bán lẻ thông qua phương thức thương mại điện tử: theo Báo cáo Thương mại điện tử
Việt Nam 2018 của Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin – Bộ Công Thương, “ứng dụng
thương mại điện tử trong cộng đồng đã trở thành một trào lưu rộng khắp. Năm 2018, giá trị mua hàng
trực tuyến của một người ước tính đạt 260 USD và doanh số thương mại điện tử B2C đạt 1,5 tỷ USD”.

Không chỉ trị giá các giao dịch bán lẻ qua mạng tăng cao, số lượng các websites phục vụ hoạt động
bán lẻ/tiếp cận người tiêu dùng cũng đang có sự gia tăng nhanh chóng. Có thể thấy bán lẻ qua phương
thức thương mại điện tử đang là một xu hướng phát triển quan trọng và đầy tiềm năng của bán lẻ ở
Việt Nam. Và cũng như trên thế giới, bán lẻ qua phương thức điện tử ở Việt Nam có thể được thực
hiện độc lập hoặc kết hợp với bán lẻ qua các mơ hình bán lẻ trực tiếp khác.
Bảng 3: Số lượng website thương mại điện tử (TMĐT) đã được xác nhận thông báo, đăng ký
Năm

Sàn giao dịch
TMĐT

Website khuyến
mại trực tuyến

Website đấu giá
trực tuyến

Website TMĐT bán
hàng

2016

536

85

21

13.526


2017

772

97

28

14.305

2018

914

125

42

17.432

(Nguồn: Báo cáo Thương Mại Điện Tử Việt Nam 2018 của Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông
tin- Bộ Công Thương)

Theo xếp hạng trong Chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu (GRDI) do Tập đoàn Tư vấn thị trường
AT Kearney (Hoa Kỳ) 9 công bố hàng năm (từ năm 2001 đến nay), kể từ năm 2008 đến nay, trừ năm
2012, Việt Nam liên tục nằm trong tốp 30 thị trường bán lẻ mới nổi hấp dẫn nhất thế giới cho đầu tư
nước ngoài.
Vào năm 2017, Việt Nam tiến 5 bậc lên vị trí thứ 6 trong bảng xếp hạng Chỉ số phát triển bán
lẻ tồn cầu (GRDI). Đây là vị trí cao nhất của Việt Nam trong 16 năm xếp hạng GRDI. Và đây là sự
trở lại tốp cao trong bảng xếp hạng mà Việt Nam đã từng đạt được trong lịch sử của chỉ số do hãng tư

vấn của Mỹ A.T. Kearney thực hiện.
Việt Nam chỉ đứng sau các thị trường lớn là Ấn Độ, Trung Quốc, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ và
Các tiểu vương quốc Ả rập thống nhất (UAE). Việt Nam đã vượt các thị trường đông dân như
Indonesia (vị trí trứ 8), hay các nước có thị trường bán lẻ tốt trong những năm qua như Thái Lan (thứ
30), Philippines (vị trí 18), Kazakhstan (thứ 16), Saudi Arabia (thứ 11)...
Điều này cho thấy thị trường bán lẻ trong nước đang hấp dẫn trở lại đối với các nhà đầu tư
nước ngoài, bởi Việt Nam đã tuột khỏi danh sách 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới trong năm
2012, trong khi từng đứng đầu danh sách này trong năm 2008, xếp vị trí thứ 6 trong năm 2009, thứ 14
trong năm 2010 và thứ 23 trong năm 2011.

309


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020

Hình 1: Nước đứng đầu xếp hạng GRDI năm 2017.

Nguồn: Hãng tư vấn A.T. Kearney
2.2. Các cam kết của Việt Nam trong các FTA thế hệ mới về phân phối
2.2.1. Cam kết mở cửa thị trường bán lẻ trong CPTPP
Do hiện tại, thực hiện cam kết trong WTO, Việt Nam đã mở cửa thị trường bán lẻ hồn tồn
cho nhà đầu tư nước ngồi (về hình thức hiện diện thương mại, về cac loại hoạt động) và chỉ còn giữ
lại 02 hàng rào là: (1) Kiểm tra nhu cầu kinh tế ENT đối với cơ sở bán lẻ ngồi cơ sở thứ nhất, và (2)
07 nhóm hàng cấm nhà bán lẻ nước ngoài được phép kinh doanh, đàm phán trong TPP về mở cửa thị
trường bán lẻ Việt Nam thực chất chỉ tập trung vào việc dỡ bỏ 02 loại hàng rào ở mức độ khác nhau.
Kiểm tra nhu cầu kinh tế (Economic Need Test-ENT) có thể hiểu là việc cơ quan có thẩm quyền căn
cứ vào tình hình thực tế để xem xét có cấp phép mở từng cơ sở bán lẻ cho doanh nghiệp có vốn đầu tư
nước ngồi hay khơng trừ cơ sở bán lẻ thứ nhất.
- Về phạm vi: các cam kết trong TPP của Việt Nam về mở cửa thị trường bán lẻ chỉ áp dụng
cho các nhà đầu tư nước ngồi đến từ các nước TPP, khơng áp dụng cho các trường hợp khác. Như

vậy, đối với các nhà đầu tư từ các nước bên ngoài TPP, Việt Nam vẫn tiếp tục thực hiện cam kết như
trong WTO.
- Về nội dung mở cửa: cam kết của Việt Nam về 02 loại rào cản còn lại về bán lẻ như sau:
+ Về loại hàng hóa: Việt Nam bảo lưu quyền tiếp tục áp dụng bất kỳ biện pháp nào đối với bán
lẻ 06 nhóm hàng hóa (so với danh mục các nhóm hàng hóa bảo lưu đối với cơ sở bán lẻ nước ngồi
trong cam kết WTO thì đã khơng cịn nhóm lúa gạo, đường, băng đĩa) đối với nhà đầu tư TPP trong
lĩnh vực bán lẻ.
Ngoài ra, đối với dịch vụ bán lẻ qua biên giới, Việt Nam bảo lưu quyền quy định bất kỳ biện
pháp hạn chế nào đối với việc phân phối các loại hàng hóa khơng phải sản phẩm phục vụ nhu cầu cá
nhân hay chương trình phần mềm máy tính hợp pháp phục vụ nhu cầu cá nhân hoặc thương mại.
+ Về công cụ ENT:
Việt Nam được quyền tiếp tục yêu cầu ENT đối với việc lập cơ sở bán lẻ (trừ cơ sở bán lẻ thứ
nhất) của nhà bán lẻ từ các nước TPP theo cách thức như trong cam kết TPP trong vòng 05 kể từ ngày
TPP có hiệu lực. Hết hạn 05 năm này, Việt Nam phải bỏ toàn bộ yêu cầu ENT. Tuy nhiên, Việt Nam
cam kết bỏ yêu cầu ENT ngay khi TPP có hiệu lực đối với trường hợp cơ sở bán lẻ có diện tích dưới
310


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020

500m2 tại các khu vực đã được UBND tỉnh quy hoạch cho hoạt động mua bán hàng hố và đã hồn
thành xây dựng cơ sở hạ tầng.
2.2.2. Cam kết mở cửa thị trường bán lẻ trong EVFTA
Mặc dù có cách thức đàm phán khác với TPP (TPP đàm phán theo phương pháp chọn – bỏ,
EVFTA đàm phán theo phương pháp chọn – bỏ), kết quả đàm phán về mở cửa thị trường bán lẻ trong
EVFTA gần như giống hoàn toàn với các cam kết TPP về mở cửa thị trường này trừ cam kết liên quan
tới danh mục hàng hóa bảo lưu. Cụ thể, danh mục hàng hóa mà Việt Nam bảo lưu quyền áp dụng bất
kỳ biện pháp nào đối với nhà bán lẻ EU giống như danh mục trong cam kết WTO của Việt Nam và vì
vậy rộng hơn Danh mục mà Việt Nam cam kết trong TPP.
Một khác biệt nữa giữa EVFTA và TPP về mở cửa thị trường bán lẻ là EVFTA nhấn mạnh việc

Việt Nam có tồn quyền quyết định về việc ban hành các biện pháp quy hoạch đối với thị trường bán
lẻ (miễn là các biện pháp quy hoạch này áp dụng khơng phân biệt đối xử) cịn TPP không đề cập tới
điều này.
Mặc dù vậy, đây thực chất chỉ là việc nhấn mạnh thêm để tránh cách hiểu khác, cịn về mặt
ngun tắc, ngay cả TPP khơng nêu điều này thì Việt Nam vẫn hồn tồn có quyền quy định về quy
hoạch, không chỉ trong lĩnh vực bán lẻ mà trong tất cả các lĩnh vực dịch vụ nói chung và thương mại,
đầu tư nói riêng (miễn là không vi phạm các nguyên tắc chung về đầu tư và dịch vụ trong TPP,
EVFTA, ví dụ ngun tắc khơng phân biệt đối xử…). Do đó, về mặt thực tế, đây chỉ là khác biệt về
câu chữ.
Như vậy, cam kết trong TPP và EVFTA về mở cửa thị trường bán lẻ là tương tự nhau và cao
hơn WTO liên quan tới ENT (riêng TPP thì mở cửa hơn WTO về danh mục hàng hóa bảo lưu). Cụ thể,
TPP và EVFTA bỏ ENT theo lộ trình (ngay hoặc sau 05 năm) cho các nhà đầu tư từ các nước TPP và
EU trong lĩnh vực bán lẻ vào Việt Nam. Các nhà đầu tư từ các nước khác vẫn tiếp tục tuân thủ các quy
định về mở cửa thị trường theo cam kết trong WTO.
3. Tác động của các FTA thế hệ mới đến ngành phân phối của Việt Nam
Khi các FTA thế hệ mới có hiệu lực, ngành phân phối Việt Nam được dự báo sẽ chịu tác động
hai chiều, bao gồm cả tích cực và tiêu cực.
Tích cực:
+ Thứ nhất cơ hội hợp tác, liên doanh, học hỏi kinh nghiệm, đào tạo nguồn nhân lực để từng
bước tham gia chuỗi cung ứng/giá trị trong khu vực và hệ thống phân phối tồn cầu. Ví dụ, doanh
nghiệp phân phối/bán bn trong nước sẽ có cơ hội hợp tác với doanh nghiệp nhập khẩu dược phẩm
EU, doanh nghiệp bán buôn Việt Nam sẽ có cơ hội cung cấp hàng hố cho nhà bán lẻ EU tại Việt Nam
hoặc cung ứng cho hệ thống phân phối ở nước ngoài của doanh nghiệp EU.
+ Thứ hai cơ hội tiếp cận nguồn hàng nhập khẩu từ EU với giá rẻ hơn, chi phí vận chuyển thấp
hơn, thời gian vận chuyển ngắn hơn, chất lượng tốt hơn nhờ các cam kết cắt giảm thuế, quy tắc xuất
xứ, thủ tục hải quan, vệ sinh an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật, các rào cản kỹ thuật trong
thương mại, logistics.
+ Thứ ba cơ hội phát triển hình thức phân phối qua biên giới vào EU nhờ cam kết giữa hai bên
về không đánh thuế nhập khẩu trên giao dịch điện tử. Hình thức này đặc biệt phù hợp với doanh
nghiệp vừa và nhỏ vì giúp giảm thiểu chi phí thành lập hiện diện thương mại.

+ Thứ tư là cơ hội thành lập hiện diện thương mại tại EU, hỗ trợ xuất khẩu hàng hóa nhờ các
cam kết mở cửa dịch vụ phân phối, di chuyển thể nhân, bảo hộ đầu tư của EU. Nhiều mặt hàng Việt
Nam đã khẳng định được tên tuổi tại thị trường EU cũng sẽ được bảo hộ thương hiệu theo EVFTA.
Doanh nghiệp Việt Nam cũng có thể thâm nhập vào thị trường ngách như phân phối hàng thực phẩm,
tiêu dùng Việt Nam để phục vụ kiều bào.
311


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020

Tiêu cực:
Do Việt Nam hiện đã đang mở cửa thị trường ở mức bằng với cam kết EVFTA trong 05 năm
đầu kể từ khi Hiệp định này có hiệu lực, dự kiến trong ngắn hạn, những cam kết EVFTA về dịch vụ
phân phối sẽ không làm thay đổi đáng kể bối cảnh cạnh tranh của ngành phân phối Việt Nam. Áp lực
trong thời gian tới đối với ngành phân phối Việt Nam lại là cạnh tranh từ các nhà đầu tư nước ngồi
nói chung vào Việt Nam theo cam kết WTO và pháp luật hiện hành.
Dễ dàng nhận thấy, cam kết mới trong EVFTA sẽ tạo điều kiện cho nhà phân phối EU mở rộng
mạng lưới tại Việt Nam, gia tăng thách thức cạnh tranh. Tuy nhiên, thực tế pháp luật trong nước 5 đã
miễn ENT đối với cơ sở bán lẻ dưới 500m2 và doanh nghiệp nước ngoài cũng dễ dàng đáp ứng ENT
hoặc tránh rào cản này thơng qua hình thức mua lại/sáp nhập nhờ kinh nghiệm và tiềm lực tài chính
mạnh. Sau khi bỏ ENT, ta vẫn có quyền áp dụng các biện pháp quy hoạch cần thiết. Cơ cấu hàng hóa của
EU khơng cạnh tranh trực tiếp với ta mà mang tính bổ sung nên nhà phân phối EU cũng không thể chỉ
bán hàng nhập khẩu từ EU (dù được xóa bỏ thuế nhập khẩu). Do đó, tác động của các cam kết mới này
dự kiến không lớn, doanh nghiệp trong nước vẫn có thời gian chuẩn bị, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Sau 05 năm kể từ khi EVFTA có hiệu lực, các nhà phân phối EU có thể mở các cơ sở bán lẻ mà
không qua thủ tục ENT, qua đó tạo ra áp lực cạnh tranh nhất định với các nhà bán lẻ Việt Nam.
4. Các đề xuất chính sách nhằm hỗ trợ ngành phân phối Việt Nam phát triển bền vững
4.1. Đối với cơ quan quản lý
Thứ nhất: Đề xuất chính sách cải thiện nguồn hàng cho ngành bán lẻ: thông qua việc tăng
cường kết nối giữa nhà sản xuất và nhà bán lẻ. Để thực hiện tốt điều này Nhà nước hỗ trợ thành lập các

Trung tâm giao dịch hàng hóa hoặc tổ chức các Phiên chợ giao dịch hàng hóa (hay cịn gọi là các
Trung tâm giao dịch) hoạt động thường kỳ và định kỳ (một tháng một-hai lần). Sự khác biệt giữa các
Trung tâm giao dịch này với các Hội chợ, triển lãm giới thiệu sản phẩm không chỉ là ở tần suất tổ chức
thường xuyên hơn mà quan trọng là ở cách thức kết nối giữa nhà bán lẻ với nhà sản xuất. Cụ thể, các
Trung tâm giao dịch này có đặc thù:
+ Các nhà sản xuất chào các hàng hóa theo cơ chế riêng/đặc thù (về giá, cách thức vận
chuyển/giao hàng, thanh toán…) cho các khách hàng là các nhà bán lẻ;
+ Các nhà bán lẻ có thể tìm hiểu, chủ động đưa ra đơn đặt hàng/yêu cầu với các nhà sản xuất để
có thể có hàng hóa với chất lượng và giá cả phù hợp với nhu cầu của mình;
+ Các nhà bán lẻ nhỏ có thể tạo thành các nhóm mua chung để đặt hàng các nhà sản xuất theo
nhóm sản phẩm đặt hàng;
+ Các nhà bán lẻ có thể đặt hàng nhà sản xuất để sản xuất theo thương hiệu riêng, đáp ứng nhu
cầu của người tiêu dùng.
Thứ hai: ban hành hành lang pháp lý liên quan đến việc kiểm sốt chất lượng nguồn hàng
thơng qua các hoạt động như:
+ Nâng tần suất kiểm tra và thay đổi phương thức kiểm tra (kiểm tra đột xuất/bất thường thay
vì kiểm tra theo từng đợt/phong trào) đối với chất lượng hàng hóa, chống hàng lậu, hàng giả tại các cơ
sở sản xuất và các điểm bán lẻ;
+ Kiểm soát chặt chẽ cơ chế, cán bộ kiểm tra chất lượng hàng hóa nhằm đảm bảo việc kiểm tra
là thực chất, hiệu quả, chỉ tiến hành nếu có dấu hiệu vi phạm, khơng gây vướng mắc, không tạo dư địa
nhũng nhiễu;
+ Tăng mức xử phạt đối với các trường hợp vi phạm tiêu chuẩn chất lượng đã công bố, quy
chuẩn chất lượng tối thiểu; Cải cách hành chính trong thủ tục kiểm sốt chất lượng hàng hóa nhập
khẩu để bảo đảm việc kiểm sốt được nhanh chóng, trúng và đúng;
312


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020

+ Bổ sung, thiết kế các cơ chế kiểm soát chặt chẽ nguồn hàng nhập khẩu (đặc biệt là hàng hóa

nhập khẩu tiểu ngạch qua biên giới đất liền) để đảm bảo ngăn chặn hàng buôn lâu, gian lận thương
mại, qua đó đảm bảo chất lượng hàng hóa cũng như cạnh tranh cơng bằng đối với hàng hóa nội địa;
+ Cơng khai tất cả các kết quả kiểm tra chất lượng của các loại sản phẩm hàng hóa mà các cơ
quan có thẩm quyền đã thực hiện, qua đó các nhà bán lẻ có thêm thơng tin để có biện pháp xử lý phù
hợp với các trường hợp vi phạm (rút khỏi lưu thông, trả lại hàng hóa cho nhà sản xuất, phạt theo hợp
đồng với nhà sản xuất, hỗ trợ khách hàng yêu cầu nhà sản xuất bồi thường…).
4.2. Đối với doanh nghiệp phân phối
Ngay từ bây giờ, doanh nghiệp cần xác định phân khúc thị trường có lợi thế (ví dụ thị trường
nơng thơn); xây dựng chiến lược dài hạn để nâng cao năng lực cạnh tranh; kiểm sốt tốt chất lượng
hàng hóa, tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm an toàn từ nhà cung cấp; cải thiện dịch vụ, uy tín để dành
được niềm tin và sự hài lòng từ khách hàng.
Trước sức ép cạnh tranh bên ngoài, doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, cần liên
kết, hỗ trợ nhau phát triển; hợp tác với các nhà sản xuất trong nước tạo nguồn hàng đa dạng, chất
lượng với giá cả cạnh tranh để cung ứng cho các cơ sở phân phối nhằm giảm phụ thuộc vào hàng cùng
loại nhập khẩu.
Doanh nghiệp bán lẻ lớn có thể tập hợp, liên kết các hộ kinh doanh bán lẻ để thiết lập chuỗi cửa
hàng thơng qua hình thức nhượng quyền thương mại. Doanh nghiệp cũng cần tích cực, thơng qua các
tổ chức nghề nghiệp, cập nhật các cam kết quốc tế, văn bản pháp luật mới về phân phối; trao đổi kinh
nghiệm xây dựng thương hiệu, mở rộng thị trường, đào tạo nhân lực; báo cáo những vướng mắc trong
hoạt động kinh doanh lên các cơ quan quản lý để có hướng xử lý kịp thời.
5. Kết luận
Ngành dịch vụ phân phối là ngành dịch vụ có rất nhiều triển vọng và lợi thế trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế ngành càng sâu rộng. Đây cũng là ngành có tốc độ tăng trưởng ấn tượng trong
thời gian qua, tạo ra việc làm và thu nhập cho hàng chục triệu người lao động.
Tuy nhiên, ngành phân phối Việt Nam cũng đang đứng trước những thách thức rất lớn trong
cạnh tranh với các nhà bán lẻ nước ngoài ngay trên thị trường nội địa. Với năng lực cạnh tranh cịn hạn
chế, tính chun nghiệp không cao, yếu và thiếu cả về nguồn vốn và nguồn nhân lực, các nhà bán lẻ
nội địa đang mất dần các lợi thế sân nhà, đặc biệt trong các mơ hình bán lẻ hiện đại.
Việc kịp thời khắc phục các tồn tại này, tiếp tục đà tăng trưởng trong bối cảnh mới, khi mà các
Hiệp định thương mại tự do tiếp tục mở rộng cửa hơn nữa cho đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực này, là

rất cần thiết. Trong q trình đó, bên cạnh những nỗ lực của chính các nhà bán lẻ, những hỗ trợ từ Nhà
nước bằng các chính sách thích hợp để hỗ trợ một cách hiệu quả, phù hợp cam kết, đúng và trúng nhu
cầu của các nhà bán lẻ nội địa là rất quan trọng. Các chính sách cần thiết cho ngành phân phối được đề
xuất bao gồm cả việc (1) cải thiện nguồn hàng cho ngành phân phối và (2) ban hành hành lang pháp lý
liên quan đến việc kiểm soát chất lượng nguồn hàng. Bên cạnh sự hỗ trợ của cơ quan quản lý nhà nước
thì tự các doanh nghiệp ngành phân phối phải nỗ lực nâng cao năng lực cạnh tranh của mình thì mới có
thể phát triển bền vững được.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.

Bộ Công Thương (2018), ‘Báo cáo các cam kết của Việt Nam và EU trong một số lĩnh vực chính của Hiệp
định EVFTA và IPA’, Hà Nội.

2.

Bộ Thông tin và Truyền thông (2015), ‘Sổ tay tuyên truyền về Hội nhập kinh tế quốc tế và tham gia các
hiệp định thương mại tự do của Việt Nam’, Hà Nội.

3.

Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin- Bộ Công Thương (2016), ‘Báo cáo Thương Mại Điện Tử
Việt Nam 2016’, Hà Nội.

313


Kỷ yếu Hội thảo quốc tế “Thương mại và phân phối” lần 2 năm 2020

4.


Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin- Bộ Công Thương (2017), ‘Báo cáo Thương Mại Điện Tử
Việt Nam 2017’, Hà Nội.

5.

Cục Thương mại điện tử và công nghệ thông tin- Bộ Công Thương (2018), ‘Báo cáo Thương Mại Điện Tử
Việt Nam 2018’, Hà Nội.

6.

Hiệp Hội Thương Mại Điện Tử Việt Nam (2019), ‘Báo cáo chỉ số Thương Mại Điện tử 2019’, Hà Nội.

7.

Hiệp Hội Thương Mại Điện Tử Việt Nam (2018), ‘Báo cáo chỉ số Thương Mại Điện tử 2018’, Hà Nội.

8.

Hiệp Hội Thương Mại Điện Tử Việt Nam (2017), ‘Báo cáo chỉ số Thương Mại Điện tử 2017’, Hà Nội.

9.

Tổng cục thống kê (2018), ‘Niên giám thống kê năm 2018’, Hà Nội.

10. Tổng cục thống kê (2017), ‘Niên giám thống kê năm 2017’, Hà Nội.
11. Tổng cục thống kê (2018), ‘Thị trường bán lẻ Việt Nam’, Hà Nội.
12. Trung tâm WTO và Hội Nhập- Phịng Thương Mại và Cơng Nghiệp Việt Nam (2019), ‘Báo cáo về các
FTA Việt Nam đã tham gia’, Hà Nội.

314




×