Tải bản đầy đủ (.pdf) (184 trang)

Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phòng học môn vật lý trường thpt áp dụng dạy học phần quang hình học vật lý lớp 11 thpt chương trình chuẩn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.65 MB, 184 trang )

Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

CAO THANH BẢO

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG PHỊNG HỌC BỘ MƠN VẬT LÝ TRƢỜNG THPT
Áp dụng dạy học phần “Quang hình học” Vật lý 11 THPT chng trỡnh chun

Luận văn thạc sĩ giáo dục học

Vinh - 2010
-1-


Bộ giáo dục và đào tạo
Trờng đại học vinh

CAO THANH BẢO

ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ
SỬ DỤNG PHỊNG HỌC BỘ MƠN VẬT LÝ TRƢỜNG THPT
Áp dụng dạy học phần “Quang hình học” Vật lý 11 THPT chng trỡnh chun

Luận văn thạc sĩ giáo dục học

Chuyên ngành: lý luận và ph-ơng pháp dạy học vật lý
MÃ số: 60.14.10
CN B HNG DN KHOA HC: PGS.TS. phạm thị phú

Vinh - 2010


-1-


Lời cảm ơn
Tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc về sự hướng dẫn tận tình của
Cơ giáo hướng dẫn: PGS.TS. Phạm Thị Phú trong suốt thời gian
nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Tác giả chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Khoa sau đại học,
Khoa Vật lý, Tổ Phương pháp giảng dạy khoa Vật lý của trường Đại
học Vinh. Cảm ơn Ban giám hiệu, Tổ Vật lý trường THPT Diễn
Châu 3 - Nghệ An, cảm ơn Ban giám hiệu, tổ Vật lý các trường
THPT trên địa bàn TP Vinh và các huyện, thị ven biển tỉnh Nghệ An.
LỜIcảm
CẢM
Tác giả xin chân thành
ơn ƠN
Quý Thầy, Cô giáo và các Bạn
đồng nghiệp đã quan tâm giúp đỡ, đóng góp nhiều ý kiến quý báu
cho luận văn.
Tác giả xin bày tỏ lịng biết ơn đối với gia đình và những người
thân đã động viên và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả hoàn thành
luận văn này.
Diễn Châu, ngày 26 tháng 11 năm 2010
Tác giả
Cao Thanh Bảo

-1-


CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN

 PHBM

Phòng học bộ mơn

 PHTT

Phịng học truyền thống

 PPTN

Phƣơng pháp thực nghiệm

 PPNT

Phƣơng pháp nhận thức

 TN

Thực nghiệm

 ĐC

Đối chứng

 GV

Giáo viên

 HS


Học sinh

 BTTN

Bài tập thí nghiệm

 PPDH

Phƣơng pháp dạy học

 BTVL

Bài tập Vật lý

 PTDH

Phƣơng tiện dạy học

 PMDH

Phần mềm dạy học

 NXB

Nhà xuất bản

 NXBGD

Nhà xuất bản giáo dục


 THPT

Trung học phổ thông

-2-


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ................................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 2
4. Giả thuyết nghiên cứu ............................................................................ 3
5. Nhiệm vụ nghiên cứu............................................................................. 3
6. Phƣơng pháp nghiên cứu ....................................................................... 3
7. Đóng góp mới của đề tài ........................................................................ 3
8. Cấu trúc luận văn ................................................................................... 4
Chƣơng 1 ....................................................................................................... 5
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHỊNG HỌC BỘ MƠN
VẬT LÝ Ở CÁC TRƢỜNG PHỔ THƠNG ................................................. 5
1.1. Cơ sở lý luận về phòng học bộ mơn ................................................... 5
1.1.1. Phịng học bộ mơn ....................................................................... 5
1.1.2. Phịng học bộ môn Vật lý ............................................................. 7
1.2. Cơ sở pháp lý xây dựng PHBM........................................................ 10
1.3. Phịng học bộ mơn một số nƣớc tiên tiến trên thế giới ..................... 11
1.4. Phòng học bộ môn Vật lý một số trƣờng điểm ở Việt Nam ............. 13
1.4.1. PHBM Vật lý ở trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng 13
1.4.2. PHBM Vật lý ở trường THPT Chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An
.............................................................................................................. 15
1.4.3. Hình ảnh PHBM Vật lý một số trường khác .............................. 17

1.5. Khảo sát thực trạng PHBM Vật lý các trƣờng THPT trên địa bàn
Thành phố Vinh và các huyện, thị ven biển tỉnh Nghệ An. .................... 19
1.5.1. Mục tiêu khảo sát ....................................................................... 19
1.5.2. Lựa chọn tiêu chí đánh giá......................................................... 19
1.5.3. Đối tượng và phạm vi khảo sát .................................................. 20
1.5.4. Các phương pháp khảo sát......................................................... 20
1.5.5. Kết quả khảo sát ......................................................................... 20
1.5.6. Nguyên nhân thực trạng về PHBM ............................................ 24
-3-


Kết luận chƣơng 1 .................................................................................... 26
Chƣơng 2 .................................................................................................... 28
ĐỀ XUẤT MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG
PHBM VẬT LÝ. ÁP DỤNG DẠY HỌC PHẦN "QUANG HÌNH HỌC"
VẬT LÝ 11 THPT CHƢƠNG TRÌNH CHUẨN ....................................... 28
2.1. Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng PHBM Vât lý ........... 28
2.1.1. Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, GV về PHBM Vật lý . 28
2.1.2. Đầu tư xây dựng PHBM Vật lý .................................................. 28
2.1.3. Phân loại và bố trí thiết bị trong PHBM Vật lý ......................... 29
2.1.4. Xây dựng kế hoạch sử dụng PHBM Vật lý ................................. 29
2.1.5. Tổ chức các sinh hoạt chuyên môn về dạy - học ở PHBM Vật lý
.............................................................................................................. 30
2.1.6. Tổ chức hoạt động ngoại khóa, Câu lạc bộ Vật lý tại PHBM Vật
lý ........................................................................................................... 30
2.1.7. Tăng cường sử dụng các thiết bị thí nghiệm ở PHBM vào dạy
học ........................................................................................................ 31
2.1.8. Tăng cường sử dụng phương tiện hiện đại trong PHBM Vật lý 31
2.1.9. Tăng cường công tác quản lý PHBM Vật lý .............................. 32
2.1.10. Đẩy mạnh phong trào làm đồ dùng dạy học trong GV ............ 33

2.1.11. Xây dựng đội ngũ cán bộ phụ trách PHBM Vật lý .................. 34
2.2. Xây dựng PHBM trƣờng THPT Diễn Châu 3 – Mơ hình PHBM cho
các trƣờng THPT trên địa bàn thành phố Vinh và các các huyện, thị ven
biển tỉnh Nghệ An. ................................................................................... 34
2.2.1. Đặc điểm, tình hình .................................................................... 34
2.2.2. Xây dựng PHBM Vật lý trường THPT Diễn Châu 3 ................. 34
2.3. Áp dụng dạy học phần “Quang hình học” Vật lý 11 THPT chƣơng
trình chuẩn ............................................................................................... 45
2.3.1. Vị trí và đặc điểm phần “Quang hình học” Vật lý 11 THPT
chương trình chuẩn .............................................................................. 45
2.3.2. Mục tiêu dạy học của phần “Quang hình học” Vật lý 11 THPT
chương trình chuẩn. ............................................................................. 45
-4-


2.3.3. Grap nội dung phần "Quang hình học" Vật lý lớp 11 THPT
chương trình chuẩn .............................................................................. 47
2.3.4. Xây dựng cơ sở dữ liệu điện tử trực quan hỗ trợ thí nghiệm dạy
học phần “Quang hình học” Vật lý 11 THPT chương trình chuẩn ..... 49
2.3.5. Các thí nghiệm có thể sử dụng trong phần “Quang hình học”
Vật lý 11 THPT chương trình chuẩn. ................................................... 49
2.3.6. Sử dụng thiết bị trong PHBM dạy học phần “Quang hình học”
Vật lý 11 THPT chương trình chuẩn .................................................... 52
Kết luận chƣơng 2 .................................................................................... 65
Chƣơng 3 ..................................................................................................... 67
THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ...................................................................... 67
3.1. Mục đích thực nghiệm sƣ phạm ....................................................... 67
3.2. Đối tƣợng thực nghiệm ..................................................................... 67
3.3. Nhiệm vụ thực nghiệm ..................................................................... 67
3.4. Nội dung thực nghiệm ...................................................................... 67

3.4.1. Chuẩn bị thực nghiệm sư phạm.................................................. 67
3.4.2. Nội dung thực nghiệm sư phạm.................................................. 68
3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm .......................................................... 69
3.5.1. Lựa chọn tiêu chí đánh giá......................................................... 69
3.5.2. Kết quả thực nghiệm .................................................................. 70
Kết luận chƣơng 3.................................................................................... 78
KẾT LUẬN ................................................................................................. 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 81
PHỤ LỤC

-5-


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cách mạng khoa học kỹ thuật là yếu tố quan trọng bậc nhất làm nên sự
phát triển của mỗi quốc gia. Giáo dục và đào tạo giữ một vai trò quan trọng
đối với sự nghiệp cơng nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nƣớc. Đảng và Nhà
nƣớc ta luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục, coi giáo dục và đào tạo là
quốc sách hàng đầu. Nghị quyết số 40/2000/QH10 của Quốc hội khóa 10
đã chỉ rõ “Mục tiêu của việc đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thơng là
xây dựng nội dung chƣơng trình, phƣơng pháp giáo dục, sách giáo khoa
phổ thơng mới nhằm nâng cao chất lƣợng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp
ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục vụ cơng nghiệp hố, hiện đại
hố đất nƣớc, phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam; tiếp cận
trình độ giáo dục phổ thơng ở các nƣớc phát triển trong khu vực và thế
giới”.
Trong những năm qua, cùng với việc thực hiện đổi mới chƣơng trình,
sách giáo khoa phổ thơng thì cơng tác thiết bị dạy học, xây dựng, sử dụng
PHBM theo chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã góp phần đổi mới

phƣơng pháp dạy học. Việc xây dựng PHBM sẽ tạo môi trƣờng học tập đa
dạng, năng động, sáng tạo, tự chủ cho GV và HS. Dạy học bằng PHBM là
xu hƣớng chung mà các nƣớc phát triển trên thế giới đang thực hiện. Ở
PHBM, công tác giáo dục HS đƣợc tiến hành một cách có hệ thống, với
mức độ khoa học cao về hồn thiện q trình giáo dục trong nhà trƣờng.
Hoạt động dạy học của thầy trò trong PHBM đƣợc xây dựng theo hƣớng
gắn với việc sử dụng thiết bị môn học. PHBM nhằm tạo ra khơng gian linh
hoạt, HS có thể tiếp nhận kiến thức đa chiều qua đọc tài liệu, làm thí
nghiệm, thực hành…
Hiện nay các nhà trƣờng đã đƣợc đầu tƣ trang thiết bị dạy học khá
nhiều, đặc biết là thiết bị thí nghiệm bộ mơn Vật lý. Tuy nhiên, thực trạng
-1-


sử dụng thiết bị dạy học nói chung và sử dụng thiết bị dạy học mơn Vật lý
nói riêng trong các trƣờng phổ thơng vẫn cịn nhiều bất cập, vẫn cịn tình
trạng GV dạy chay. Ngun nhân là do một số thiết bị thí nghiệm chất
lƣợng cịn hạn chế, một số trƣờng cịn thiếu PHBM hoặc có nhƣng việc
quản lý, sử dụng PHBM còn yếu dẫn đến việc GV ngại làm thí nghiệm.
Trong chƣơng trình Vật lý THPT thì phần “Quang hình học” lớp 11 có
khá nhiều thí nghiệm, trong đó có thí nghiệm thực hành do đó việc sử dụng
PHBM sẽ góp phần rèn luyện kỷ năng thực hành cho HS, nâng cao chất
lƣợng dạy và học môn Vật lý.
Xuất phát từ cơ sở lý luận và thực tiễn nói trên, tơi lựa chọn đề tài
nghiên cứu:
“Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng PHBM Vật
lý trƣờng THPT. Áp dụng dạy học phần “Quang hình học” Vật lý lớp
11 THPT chƣơng trình chuẩn”.
2. Mục đích nghiên cứu
- Đề xuất một số biện pháp khả thi nâng cao hiệu quả sử dụng PHBM

Vật lý trƣờng THPT trên cơ sở bức tranh thực trạng PHBM trƣờng THPT
khu vực thành phố Vinh và các huyện, thị ven biển Nghệ An.
- Áp dụng các biện pháp đã đề xuất dạy học phần “Quang hình học” Vật
lý lớp 11 THPT chƣơng trình chuẩn.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu:
- PHM trƣờng THPT
- PHBM Vật lý.
- Quá trình dạy học Vật lý trƣờng THPT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
- PHBM các trƣờng THPT trên địa bàn Thành phố Vinh và các huyện,
thị ven biển Nghệ An.
- Phần “Quang hình học” Vật lý lớp 11 THPT chƣơng trình chuẩn;
-2-


4. Giả thuyết nghiên cứu
Có thể đề xuất đƣợc các biện pháp đảm bảo tính khoa học và khả thi
nâng cao hiệu quả sử dụng PHBM Vật lý trên cơ sở bức tranh thực trạng
PHBM và các cơ sở lý luận về PHBM.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về PHBM nói chung và PHBM Vật lý ở
trƣờng THPT.
5.2. Khảo sát thực trạng xây dựng và sử dụng PHBM Vật lý trƣờng THPT
trên địa bàn thành phố Vinh và các huyện, thị ven biển tỉnh Nghệ An (Diễn
Châu, Quỳnh Lƣu, Yên Thành, Nghi Lộc, Cửa Lò).
5.3. Đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học trong
PHBM Vật lý.
5.4. Xây dựng PHBM Vật lý trƣờng THPT Diễn Châu 3.
5.5. Áp dụng các biện pháp đã nêu dạy học phần “Quang hình học” Vật lý

lớp 11 THPT chƣơng trình chuẩn và thực nghiệm sƣ phạm.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận: đọc các sách, tài liệu về những vấn đề liên
quan đến việc giải quyết các nhiệm vụ đã đề ra trong luận văn.
6.2. Nghiên cứu thực tiễn: Điều tra thực trạng các PHBM các trƣờng THPT
thuộc Thành phố Vinh và các huyện, thị ven biển tỉnh Nghệ An và việc
giảng dạy của GV của phần “ Quang hình học” Vật lý lớp 11 THPT
chƣơng trình chuẩn.
6.3. Thực nghiệm sƣ phạm ở trƣờng THPT Diễn Châu 3 – Nghệ An để
đánh giá giải pháp đã đề xuất trong luận văn.
6.4. Thống kê toán học: xử lý kết quả thực nghiệm sƣ phạm.
7. Đóng góp mới của đề tài
- Xây dựng đƣợc bức tranh thực trạng PHBM khu vực Thành phố Vinh
và các huyện, thị ven biển tỉnh Nghệ An;
- Đề xuất đƣợc 11 biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng PHBM Vật lý;
-3-


- Xây dựng đƣợc PHBM Vật lý trƣờng THPT Diễn Châu 3 - Nghệ An.
- Xây dựng đƣợc cơ sở dữ liệu điện tử trực quan (thí nghiệm ảo, hình
ảnh, bài giảng điện tử) phần "Quang hình học".
- Xây dựng đƣợc 04 tiến trình dạy học trong PHBM Vật lý THPT theo
định hƣớng tăng cƣờng sử dụng thiết bị dạy học trong PHBM.
8. Cấu trúc luận văn
Luận văn có khối lƣợng 76 trang chính văn và 74 trang phụ lục. Ngoài
phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, phần nội dung của đề tài
đƣợc trình bày ở ba chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phịng học bộ mơn Vật
lý ở các trƣờng THPT (23 trang).
Chƣơng 2. Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả PHBM Vật lý.

Áp dụng dạy học phần “Quang hình học” Vật lý lớp 11 THPT chƣơng trình
chuẩn (39 trang).
Chƣơng 3. Thực nghiệm sƣ phạm (14 trang).

-4-


Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ PHỊNG HỌC BỘ
MƠN VẬT LÝ Ở CÁC TRƢỜNG PHỔ THƠNG
1.1. Cơ sở lý luận về phịng học bộ mơn
1.1.1. Phịng học bộ mơn [12]
Trong trƣờng học, để tiến hành dạy học, ngồi các phịng học truyền
thống (PHTT) có thể lắp đặt phƣơng tiện nghe nhìn, cịn có các phịng học
bộ mơn (PHBM). PHBM là phịng học đƣợc trang bị, lắp đặt các thiết bị và
phƣơng tiện hỗ trợ phù hợp để dạy học, chuyên dùng cho một môn học
hoặc một số môn học khác nhau [8].
Dạy học bằng PHBM là xu hƣớng chung mà các nƣớc phát triển trên
thế giới đang thực hiện. Với (PHTT) chỉ có bảng đen, phấn trắng, bàn, ghế;
phịng học và HS khơng hề di chuyển theo mỗi bộ mơn khác nhau, chỉ có
GV bộ mơn di chuyển theo thời khóa biểu; GV tự mang TBDH đến lớp nếu
nội dung bài giảng cần thiết bị. PPDH này chỉ phù hợp với kiểu dạy chay,
học chay, thầy đọc, trị chép, rất thụ động...
Trong khi đó, PHBM là phòng học đƣợc trang bị hệ thống thiết bị dạy
học bộ môn và hệ thống các thiết bị nghe nhìn đƣợc lắp đặt phù hợp với bộ
mơn để GV và HS sử dụng thuận lợi, đảm bảo chất lƣợng dạy học mơn
học. Trong PHBM có bàn ghế chun dụng phù hợp với lứa tuổi HS và đặc
thù môn học, đủ về số lƣợng cho HS của mỗi lớp, có hệ thống tủ, giá cao
chuyên dùng bố trí hợp lý trong phòng chuẩn bị và một phần ở cuối
PHBM, giáp tƣờng ngang phía sau. Hệ thống giá, kệ thấp bố trí dƣới bậu

cửa sổ theo hai tƣờng dọc của phịng. Chiếu sáng tự nhiên và hệ thống
chiếu sáng nhân tạo đảm bảo các tiêu chuẩn hiện hành, có hệ thống cửa sổ
kính đảm bảo thống mát về mùa hè và kín gió vào mùa đơng. Hệ thống
rèm cửa của PHBM đƣợc bố trí theo các gian của phịng để có thể che ánh
sáng cục bộ hoặc tồn phịng theo u cầu; có hệ thống điện, nƣớc, khí ga
-5-


theo yêu cầu sử dụng. PHBM cần có các thiết bị trình chiếu nhƣ: projector,
máy chiếu vật thể, máy vi tính… Trang thiết bị dạy học của PHBM đƣợc
sắp xếp hợp lý trong hệ thống tủ, giá, kệ chuyên dùng, thuận tiện cho việc
sử dụng và bảo quản [12, 5].
Ở PHBM, công tác giáo dục HS đƣợc tiến hành một cách có hệ thống,
với mức độ khoa học cao về hồn thiện q trình giáo dục trong nhà
trƣờng. PHBM có thiết bị dạy học đƣợc bố trí sẵn theo yêu cầu của mơn
học, có tủ đựng thiết bị dạy học để ngay trong khn viên lớp học, có khu
vực chuẩn bị các bài thí nghiệm thực hành của GV và HS. PHBM cịn có
bàn ghế đƣợc thiết kế thuận lợi cho việc thực hiện các thí nghiệm, thực
hành, hoạt động nhóm của HS và dễ dàng sử dụng thiết bị dạy học.
Hoạt động dạy học của thầy trò đƣợc xây dựng theo hƣớng gắn với
việc sử dụng thiết bị môn học. PHBM nhằm tạo ra khơng gian linh hoạt,
HS có thể tiếp nhận kiến thức đa chiều qua đọc tài liệu, làm thí nghiệm,
thực hành...
Giảng dạy, học tập tại PHBM sẽ tạo đƣợc niềm hứng thú với việc học
kiến thức. Qua đó tác động đến tất cả các giác quan, tạo nên hiệu quả cao
khơng chỉ ghi nhớ mà cịn tìm tịi sáng tạo. Dạy học trong PHBM, GV và
HS đều có điều kiện hồn thiện thêm các phƣơng pháp dạy học, gắn kết
kiến thức sách vở và thực tiễn, khắc phục đƣợc những thói quen thụ động,
chờ đợi, ỷ lại, tiếp thu một chiều trong học tập. Không những vậy, việc xây
dựng, tổ chức học tập tại các PHBM cịn giúp các nhà trƣờng có thể trang

bị đồng bộ và chuyên sâu các loại thiết bị dạy học.
Dạy học trong PHBM không chỉ mang lại kết quả cao trong việc nâng
cao chất lƣợng giáo dục, phát huy tốt hiệu quả trang thiết bị đồ dùng dạy
học mà còn phát huy sự sáng tạo của thầy, cô giáo đáp ứng yêu cầu đổi mới
phƣơng pháp dạy học, tăng cƣờng sự tham gia một cách tích cực tự giác,
chủ động, sáng tạo của HS trong các hoạt động giáo dục trong nhà trƣờng.
Ðó chính là việc tạo nên một mơi trƣờng giáo dục an tồn, bình đẳng, tạo
-6-


hứng thú cho HS trong học tập, góp phần tăng cƣờng khả năng thực hành
của HS, nâng cao chất lƣợng giáo dục trên cơ sở tập trung mọi nỗ lực của
nhà trƣờng vì ngƣời học, với các mối quan tâm thể hiện thái độ thân thiện
và tinh thần dân chủ.
1.1.2. Phịng học bộ mơn Vật lý
1.1.2.1. Khái niệm PHBM Vật lý
Phịng học bộ mơn Vật lý là PHBM dành cho tổ chức các giờ học Vật lý
- một môn học gắn liền với thí nghiệm và thực hành [12, 5].
1.1.2.2. Vị trí của PHBM Vật lý trong hệ thống phƣơng tiện dạy học Vật lý
Theo Nguyễn Đức Thâm "PTDH là các phƣơng tiện vật chất do GV và
(hoặc) HS sử dụng dƣới sự chỉ đạo của GV trong quá trình dạy học tạo
những điều kiện cần thiết nhằm đạt đƣợc mục đích dạy học" [18, 190]. Tác
giả Thái Duy Tuyên còn nêu tƣờng minh ngoại diên của khái niệm PTDH
"bao gồm các thiết bị dạy và học, phòng dạy học, phịng thí nghiệm, bàn
ghế, các phƣơng tiện kỷ thuật..." [20, 236]. Nhƣ vậy theo hai tác giả trên thì
PHBM, PHTT cũng chỉ là một loại PTDH.
Theo Nguyễn Ngọc Quang thì "PTDH bao gồm mọi thiết bị kỹ thuật từ
đơn giản đến phức tạp đƣợc dùng trong quá trình dạy và học để làm dễ
dàng cho sự truyền thụ và lĩnh hội kiến thức kỷ năng kỷ xảo" [13]. Nghĩa là
phòng học (PHBM và PHTT) không thuộc ngoại diên của khái niệm

PTDH.
Trần Doãn Qƣới coi PHBM là một phƣơng thức dạy học (mơi trƣờng
vật chất và xã hội) của q trình dạy học [14, 1-2]. Theo tác giả Phạm Thị
Phú thì PHBM không đơn thuần là PTDH mà là tổ hợp các PTDH, các
phƣơng tiện sử dụng trong PHBM tạo ra sự nhảy vọt về chất trong việc
nâng cao hiệu quả khai thác thiết bị nhằm thực hiện các mục tiêu dạy học.
Hiện nay các PTDH hiện đại đƣợc trang bị và khai thác để khắc phục các
hạn chế của các PTDH truyền thống thì PHBM càng có vị trí đực biệt quan
trọng. Đối với mơn Vật lý thiết bị thí nghiệm giữ vai trị đặc thù, chỉ có thể
-7-


thực hiện tốt chức năng lý luận dạy học của thiết bị thí nghiệm khi hoạt
động dạy học diễn ra ở PHBM [12]. Chúng tơi cũng đồng tình với tác giả
Phạm Thị Phú và tác giả Trần Doãn Quới rằng PHBM là một phƣơng thức
dạy học, là tổ hợp các PTDH. PHBM là môi trƣờng thuận lợi để sử dụng
phối hợp các PTDH nhằm khai thác hiệu quả (chất lƣợng cao và chi phí
thấp) các PTDH [12].
1.1.2.3. Chức năng của PHBM Vật lý ở trƣờng phổ thông [12]
PHBM Vật lý vừa là phịng học vừa là phịng thí nghiệm, nơi diễn ra
hoạt động dạy và học môn Vật lý. PHBM Vật lý có các chức năng sau:
- Theo quan điểm triết học, PHBM Vật lý là một phƣơng thức dạy học,
là môi trƣờng vật chất và xã hội để hoạt động dạy học diễn ra trong sự
tƣơng tác giữa chủ thể của q trình (thầy và trị) với nội dung dạy học
thông qua các PTDH.
- Theo quan điểm giáo dục học, PHBM Vật lý là khâu tổ chức quá trình
dạy học giáo dục nhằm thực hiện tối ƣu các điều kiện vật chất kỷ thuật giáo
dục, đảm bảo thực hiện sự đồng bộ và tổng hợp các yếu tố cấu trúc của
QTDH: Quan điểm, mục tiêu, nội dung, phƣơng pháp, phƣơng tiện, hình
thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả dạy học.

- Theo quan điểm của lý luận dạy học, PHBM Vật lý là điều kiện vật
chất cần thiết để thực hiện tốt các nhiệm vụ của dạy học Vật lý: Giáo
dƣỡng, giáo dục, phát triển và giáo dục kỷ thuật tổng hợp.
- Theo quan điểm của lý luận nhận thức, PHBM Vật lý là môi trƣờng
thuận lợi để khai thác triệt để các chức năng của các PTDH trên các bình
diện khác nhau: Trực quan trực tiếp, trực quan gián tiếp và cả bình diện
khái niệm ngôn ngữ.
1.1.2.4. Các ƣu điểm của PHBM Vật lý so với PHTT [12]
- Tạo điều kiện thuận lợi thực tế để GV sử dụng PTDH với công suất
cao hơn. Các PTDH đều có chức năng cơ bản là làm dễ dàng cho sự tuyền
đạt (của GV) và lĩnh hội (của HS) đối với kiến thức kỷ năng kỷ xảo. Nay
-8-


trong PHBM các phƣơng tiện lại đƣợc bố trí "trong tầm tay", khơng phải
mang vác di chuyển thì khơng có lý do gì mà khơng sử dụng. Ví dụ, thiết bị
thí nghiệm trong dạy học Vật lý có nhiều hình thức sử dụng (xem sơ đồ 1)
Sơ đồ 1. Các hình thức thí nghiệm Vật lý ở trƣờng phổ thơng
Thí nghiệm giáo khoa

TN biểu diễn

Mở đầu

TN mở đầu

Nghiên cứu

TN nghiên cứu


Củng cố

TN thực tập

TN trực diện

TN thực hành

TN NC khảo sát

TN TH đồng loạt

TN NC minh họa

TN TH luân phiên

TN QS ở nhà

TN củng cố

- Chỉ có thể khai thác đƣợc các hình thức thí nghiệm này trong PHBM,
dạy học trong PHBM tạo các điều kiện cần thiết cho thí nghiệm và quan sát
ở nhà của HS.
- Cho phép thực hiện trọn vẹn hơn những yêu cầu sƣ phạm, tâm lý, vệ
sinh học đƣờng và tổ chức lao động khoa học, bảo đảm an toàn lao động và
hiệu quả kinh tế trong quá trình dạy học - giáo dục trong mơn Vật lý.
PHBM Vật lý có tác dụng đặc biệt tạo khơng khí nghiên cứu khoa học bởi
-9-



chức năng vừa là phịng học vừa là phịng thí nghiệm, HS đóng vai nhà Vật
lý học tự tay thực hiện các thí nghiệm (hình thức thí nghiệm thực tập) hoặc
quan sát thu thập xử lý số liệu thí nghiệm (hình thức thí nghiệm biểu diễn)
tự tìm kiếm chiếm lĩnh tri thức, kỷ năng Vật lý dƣới sự hƣớng dẫn, khích lệ
của GV, qua đó hình thành những phẩm chất cần thiết của ngƣời lao động
trong xã hội công nghiệp hiện đại.
- Nâng cao hiệu quả lao động của ngƣời GV, tăng mức độ "khẩn
trƣơng" của giờ làm việc, tiết kiệm thời gian.
- Tạo điều kiện rèn luyện phát triển các kỷ năng về Vật lý: Quan sát, đo
lƣờng, lắp ráp tiến hành thí nghiệm, thu thập xử lý số liệu thí nghiệm,...
- Tạo thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động ngoại khóa nhằm bồi dƣỡng
phát triển năng khiếu Vật lý, năng lực sáng tạo của HS. PHBM Vật lý là
nơi làm việc tốt nhất cho các nhóm "các nhà Vật lý trẻ tuổi", "các kỹ sƣ
trẻ". Trong PHBM có các tủ đựng các thiết bị để chế tạo các thiết bị dạy
học Vật lý tự làm - đó là môi trƣờng để sáng tạo Vật lý.
- PHBM Vật lý mang lại hiệu quả kinh tế do chỗ thiết bị dạy học khơng
bị lãng phí trong kho mà khai thác hết công suất, khi đƣợc sử dụng thiết bị
thƣờng xuyên đƣợc bảo dƣỡng không bị hƣ hỏng do không sử dụng.
1.2. Cơ sở pháp lý xây dựng PHBM
Nhận thức đƣợc tác dụng to lớn của phƣơng thức dạy học theo hệ
thống PHBM, trong xu thế hội nhập quốc tế; trong cơng cuộc đổi mới tồn
diện giáo dục phổ thơng, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản
về xây dựng hệ thống PHBM, cụ thể:
1.2.1. Quy chế công nhận PHBM đạt chuẩn quốc gia, ban hành kèm theo
Quyết định số 32/2004/QĐ-BGDĐT ngày 24/9/2004 của Bộ trƣởng Bộ
Giáo dục và Đào tạo [phụ lục 1a].
Theo Quy chế này PHBM phải đạt các tiêu chuẩn về cơ sở vật chất, về
cán bộ chuyên trách, về tổ chức hoạt động và quản lý. Trong đó tiêu chuẩn
về cơ sở vật chất và nhân sự là vấn đề cốt lõi.
- 10 -



1.2.2. Quy định về PHBM, ban hành kèm theo Quyết định số
37/2008/QĐ-BGDĐT ngày 16/7/2008 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào
tạo. Văn bản này thay thế Quyết định số 32/2004/QĐ-BGDĐT ngày
24/9/2004 của Bộ trƣởng Bộ Giáo dục và Đào tạo [phụ lục 1b].
Văn bản này quy định về PHBM, bao gồm: Quy cách PHBM, các yêu
cầu kỹ thuật của PHBM, quản lý và sử dụng PHBM. Với mục đích thống
nhất trên phạm vi toàn quốc các điều kiện cần thiết về cơ sở vật chất kỷ
thuật của PHBM phù hợp với chƣơng trình giáo dục phổ thơng và làm căn
cứ xây mới hoặc cải tạo PHBM nhằm nâng cao chất lƣợng dạy và học.
1.3. Phịng học bộ mơn một số nƣớc tiên tiến trên thế giới [12]
PHBM do các nhà khoa học Anh khởi xƣớng vào năm 1930. Nhà trƣờng
châu Âu là nơi phát triển hình thức dạy học này. Dạy học theo hệ thống
PHBM trở thành xu thế quốc tế từ những năm 60 của thế kỷ trƣớc.
Ở Liên Xô (cũ) từ những năm 50 của thế kỷ XX bắt đầu quá trình
chuyển từ phƣơng thức dạy theo PHTT sang phƣơng thức PHBM, phải mất
ba thập kỷ mới hồn tất quả trình chuyển đổi. Đến năm 1982 ở nƣớc cộng
hịa Ukraina 100% trƣờng phổ thơng đã hồn tất chuyển sang hệ thống
PHBM. Hiện nay dạy học theo hệ thống PHBM vẫn duy trì ở các trƣờng
phổ thơng CHLB Nga.
Ở CHDC Đức đến cuối năm 1974 số trƣờng phổ thơng có ít nhất 01
PHBM Vật lý là 91%, 01 PHBM Hóa là 96%, 01 PHBM Sinh là 82%, 01
PHBM Tốn học và 01 PHBM Tiếng Đức là 50%. Có khoảng 35% tổng số
trƣờng phổ thông đã chuyển sang dạy học theo PHBM. Đến năm 1981 đã
có 95% số trƣờng THCS (hệ 10 năm) và 100% số trƣờng trung học mở
rộng (hệ 11, 12 năm) đã dạy học theo phƣơng thức PHBM.
Ở Tiệp Khắc, Hung-ga-ry cũng ƣu tiên trang bị PHBM, phổ biến là
PHBM Vật lý, Hóa học, Sinh học, Địa lý và học tiếng nƣớc ngoài. Từ
những năm 1969 dạy học theo hệ thống PHBM ở Hung-ga-ry đã trỏ thành

phổ biến ở các trƣờng trung học.
- 11 -


Ở Hà Lan hệ thống PHBM đƣợc xây dựng ở hầu hết các trƣờng THPT
nhƣng khơng cầu tồn. Một trƣờng THPT lớn ở thủ đô Amxtecdam đáng lẽ
cần nhiều PHBM Vật lý nhƣng trƣờng chỉ xây dựng 01 phòng học dùng
cho các bài học có thí nghiệm.
Ở Phần Lan, một quốc gia có nền giáo dục đƣợc đánh giá hiệu quả nhất
thế giới, khảo sát ở hai trƣờng trung học. Ở đó, tất cả HS đều đƣợc học tại
PHBM theo thời khóa biểu. Mơn học nào cũng có PHBM, có GV đƣợc
phân công chịu trách nhiệm. Ngƣời ta đã đầu tƣ rất thích đáng cho mỗi
PHBM nhƣ: có đủ ti vi, đầu máy, cassette, máy tính, projector, overhead,
camera vật thể, bảng đen, bảng trắng (để viết bút dạ), các hệ thống bảng
biểu của bộ môn, các loại thƣớc đo... đƣợc để sẵn. Phía cuối PHBM là một
kho học cụ đƣợc nối với phòng học bằng cánh cửa lớn. PHBM Vật lý có
trang bị cả cân tiểu ly, tính chính xác đến bốn số thập phân. Tại phịng Hóa,
có cả tủ sấy. Ở phòng Sinh vật, riêng bộ mẫu vật thật của hơn năm mƣơi
loài chim và thú cũng đủ gây bất ngờ cho khách tham quan. Tất cả các món
đồ đƣợc trang bị trong phịng bộ mơn đều có giá trị sử dụng cao. Tuy
nhiên, không phải nhất nhất mọi thiết bị đều đƣợc làm sẵn, mà khoảng 30%
đồ dùng dạy học ở phịng bộ mơn do thầy và trị cùng tìm kiếm, tạo nên, bổ
sung để bộ sƣu tập ngày càng phong phú. Ví dụ, mơ hình các phân tử ở
phịng Hóa học, sơ đồ mạch dẫn ở phịng Vật lý, các giống cây đƣợc trồng
trong chậu cảnh, bể kiếng nuôi các giống cá - tôm - cua và thực vật thủy
sinh trong phòng Sinh vật, bộ sƣu tập các loại đá ở phòng Địa lý... (Theo
Lâm Dũng - Phịng học bộ mơn nhìn từ nƣớc ngồi. Báo điện tử
Vietnamnet, 07/5/2006).
Ở Mơng Cổ mặc dù có nhiều khó khăn về hoàn cảnh địa lý và kinh tế
nhƣng đã triển khai hệ thống PHBM từ năm 1980 và đến nay đa số các

trƣờng đƣợc trang bị PHBM.
Ở Singapo hệ thống PHBM đƣợc xây dựng khang trang về cơ sở vật
chất, đầy đủ và hiện đại về thiết bị giảng dạy. Các phƣơng tiện nghe nhìn
- 12 -


và máy vi tính đƣợc đặc biệt quan tâm. Một trƣờng thƣờng có 02 PHBM
Vật lý, 01 PHBM nhạc, 01 PHBM Thể dục thể thao…
Ở Thái Lan, việc dạy học theo hệ thống PHBM đã đƣợc thực hiện ở các
trƣờng trung học. Ngay ở tiểu học cũng đã có PHBM Tin học và phịng
nghe nhìn dƣới dạng các trung tâm Tin học và trung tâm nghe nhìn dùng
chung cho nhiều trƣờng tiểu học.
Ở Trung Quốc, hệ thống PHBM đƣợc quan tâm xây dựng cho các
trƣờng trung học, nhất là các trƣờng trọng điểm. ngay ở tỉnh Quảng Tây một tỉnh xa thủ đơ Bắc Kinh, các PHBM Lý, Hóa, Sinh cũng đƣợc xây
dựng khá hiện đại về trƣờng sở, đồ gỗ và thiết bị giảng dạy.
Những tƣ tiệu, số liệu trên đây và những dẫn chứng tƣơng tự đã phản
ánh một xu thế chung của các nƣớc thên thế giới là, cùng với việc hiện đại
hóa nội dung chƣơng trình và phƣơng pháp đào tạo, cần tăng cƣờng xây
dựng cơ sở vật chất, thiết bị giảng dạy cho nhà trƣờng và gắn với nó là yêu
cầu nâng cao hiệu quả sử dụng chúng. Từ đó dẫn tới một một địi hỏi mang
tính quy luật là việc chuyển dạy - học truyền thống sang việc dạy - học theo
hệ thống PHBM.
1.4. Phịng học bộ mơn Vật lý một số trƣờng điểm ở Việt Nam
1.4.1. PHBM Vật lý ở trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng [12]
Trƣờng THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng, địa chỉ số 1 Vũ Văn
Dũng, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng, tiền thân là trƣờng Năng khiếu
cấp 2 - 3 Quảng Nam - Đà Nẵng với chức năng nhiệm vụ là đào tạo mũi
nhọn, bồi dƣỡng nhân tài. Trƣờng tuyển HS năng khiếu theo các mơn
chun: Tốn, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa
lý, Anh văn, Pháp văn với sỹ số bình quân 25 HS/lớp, đây là sỹ số lý tƣởng

cho một lớp chuyên.
Từ năm học 2003 - 2004 với kinh phí đầu tƣ nâng cấp cơ sở vật chất
phục vụ dạy và học trên 70 tỷ đồng, trƣờng THPT Chuyên Lê Quý Đôn đã

- 13 -


dành một phần lớn kinh phí xây dựng hệ thống PHBM cho các mơn: Vật
lý, Hóa học, Sinh học, Tin học.
Đối với mơn Vật
lý có 02 phịng thí
nghiệm vừa là phịng
thực hành thí nghiệm
vừa là PHBM. Đối
với lớp chun Lý thì
đây là PHBM - nơi
diễn ra các giờ học
Vật lý, đối với các
lớp

khác

đây



phịng thực hành các
bài thí nghiệm thực

Ảnh 1. Trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn - Đà Nẵng


hành bắt buộc trong
chƣơng trình. Phịng học có đầy đủ trang thiết bị dùng chung: Phƣơng tiện
nghe nhìn (máy tính, projector, màn chiếu, máy chiếu vật thể, bảng, loa,
đầu đọc đĩa hình), bàn ghế theo đúng quy định của Bộ, chân dung nhà Vật
lý, tủ đựng thiết bị. Thiết bị thí nghiệm có đầy đủ theo danh mục thiết bị tối
thiểu mơn Vật lý (dùng cho các lớp đại trà) và hệ thống các bài thí nghiệm
nâng cao do Cơng ty thiết bị giáo dục Thắng Lợi cung cấp. Các thiết bị đã
đƣợc GV Vật lý của trƣờng khai thác thƣờng xuyên theo phƣơng châm
đúng, đủ, bám sát chƣơng trình (đối với các lớp khơng chun Lý) và nâng
cao chun biệt hóa đối với HS chuyên Lý.
HS chuyên Vật lý có các bài thí nghiệm nghiên cứu bám sát chƣơng
trình dành cho khối chuyên Vật lý đồng thời các em còn đƣợc tiến hành các
thí nghiệm theo chuyên đề tự khảo sát xây dựng các quy luật Vật lý hoặc
đo đạc các đại lƣợng Vật lý mới thuộc nội dung chuyên đề. Các em đƣợc tổ
chức thành các nhóm nghiên cứu (nhà sáng tạo trẻ) thực hiện các dự án
- 14 -


nghiên cứu nhƣ các nhà Vật lý trẻ tuổi thiết kế chế tạo, sản phẩm nghiên
cứu là các mơ hình, thiết bị thí nghiệm tự làm bổ sung cho hệ thống thiết bị
của PHBM.
Trong 5 năm (từ 2004 - 2009) năm nào trƣờng cũng có HS tham gia các
đội tuyển dự thi quốc tế (10 HS dự thi) với 02 Huy chƣơng Vàng, 01 Huy
chƣơng Bạc, 01 Huy chƣơng Đồng OlympicVật lý quốc tế; 02 Huy chƣơng
Bạc, 01 Huy chƣơng Đồng và 01 Bằng khen Olympic Vật lý châu Á. Đội
tuyển HS giỏi quốc gia của trƣờng kể từ ngày thành lập (23 năm) đã mang
về 501 giải quốc gia. Đặc biệt năm học 2008 - 2009 có 65/68 HS dự thi đạt
giải (tỷ lệ 96%) với 5 giải Nhất, 22 giải Nhì, 24 giải Ba và 14 giải Khuyến
khích đứng thứ hai cả nƣớc.

1.4.2. PHBM Vật lý ở trường THPT Chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An
Trƣờng
THPT chuyên
Phan

Bội

Châu, địa chỉ
số 48 Lê Hồng
Phong, Thành
phố

Vinh,

Nghệ An có
nhiệm vụ đào
tạo mũi nhọn,
bồi

dƣỡng

nhân tài của

Ảnh 2. Trường THPT chuyên Phan Bội Châu - Nghệ An

tỉnh Nghệ An. Hàng năm trƣờng tuyển sinh 11 lớp năng khiếu theo các
mơn chun: Tốn, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử,
Địa lý, Anh văn, Pháp văn, Nga văn với chỉ tiêu không quá 35 HS/lớp.

- 15 -



Hiện

nay

mơn Vật lý của
trƣờng
phịng



01
thực

hành, 01 PHBM
và 01 kho đựng
thiết bị Vật lý
đƣợc bố trí liên
thơng.
Vật

PHBM


đƣợc

dùng cho các

Ảnh 3. PHBM Vật lý trường THPT chuyên Phan Bội Châu


giờ học Vật lý
có sử dụng thiết bị, thí nghiệm, đƣợc Cơng ty thiết bị Giáo dục 1 thiết kế,
lắp đặt. Phòng đƣợc trang bị bàn thí nghiệm 02 chỗ ngồi đƣợc cấp điện
xoay chiều và một chiếu (điện áp từ 0 - 24V), có các đồng hồ đo điện gắn
vào bàn học, ghế mặt tròn cho từng HS (các bàn đều đƣợc bố trí quay lên
phía bảng) để có thể thuận lợi cho cả tiết học lý thuyết và tiết thực hành.
Cuối phòng học có các giá thiết bị. Phịng thực hành đƣợc bố trí sẵn các bài
thực hành đồng loạt theo chƣơng trình. Trƣờng có 01 cán bộ phụ trách thiết
bị riêng cho môn Vật lý. Tuy nhiên hiện nay PHBM của trƣờng chƣa đạt
diện tích theo quy định. Trƣờng đã đƣợc phê duyệt đầu tƣ là trƣờng trọng
điểm của cả nƣớc, UBND tỉnh đã phê duyệt dự án đầu tƣ xây dựng trƣờng
THPT chuyên Phan Bội Châu giai đoạn 2010 - 2015 với tổng mức đầu tƣ
xây dựng cơ sở 2 là hơn 315 tỷ đồng. Trong đó tập trong xây dựng các
phịng thí nghiệm, PHBM đạt tiêu chuẩn quốc tế.
Trƣờng THPT chuyên Phan Bội Châu đã đạt đƣợc sự chuyển biến
mạnh mẽ trong việc nâng cao chất lƣợng đào tạo. Kết quả từ 2005 - 2010
trƣờng có 285 HS đạt HS giỏi quốc gia (trong đó 11 giải nhất, 69 giải nhì,
114 giải ba, 91 giải KK), 02 Huy chƣơng vàng Olympic Vật lý quốc tế, 01
- 16 -


Huy chƣơng đồng Olympic Vật lý quốc tế, 01 Huy chƣơng vàng Olympic
vật lý Châu Á…Với các kết quả trên nhà trƣờng luôn đƣợc xếp trong tốp
đầu của cả nƣớc về chất lƣợng, số lƣợng tỷ lệ HSG quốc gia - quốc tế.
Đƣợc Bộ Giáo dục & Đào tạo tặng Bằng khen về công tác bồi dƣỡng HSG
và bồi dƣỡng GV giai đoạn 2007 - 2010. Trƣờng liên tục nằm trong tốp đầu
cả nƣớc về kết quả thi Đại học, Cao đẳng, năm 2010 đứng thứ 6 cả nƣớc về
HS có điểm bình qn bài thi cao và đứng đầu cả nƣớc về HS đạt từ 27
điểm trở lên, 01 HS (duy nhất của cả nƣớc) đạt điểm tuyệt đối 30/30. Năm

học 2009 - 2010 trƣờng có kết quả HS giỏi quốc gia cao nhất từ trƣớc đến
nay, có 63/66 HS dự thi đạt giải, có 3 HS đƣợc tham gia đội tuyển dự thi
quốc tế (01 HS dự thi Olympic Vật lý châu Á tại Đài Loan, 02 HS dự thi
Olympic Tin học quốc tế tại Canada).
1.4.3. Hình ảnh PHBM Vật lý một số trường khác

Ảnh 4. PHBM Vật lý trường THCS Phạm Ngọc Thạch - TP Đà Nẵng

- 17 -


Ảnh 5. PHBM Vật lý trường THCS Xuân Mai - Hà Nội

Ảnh 6. Giờ thực hành Vật lý tại PHBM trường THPT Lương Thế Vinh
TP Hồ Chí Minh

- 18 -


×