Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Ảnh hưởng của thức ăn lên tốc độ trăng trưởng, thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm he chân trắng (penaeus vannamei) sản xuất tại công ty cổ phần chăn nuôi cp việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1017.89 KB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

LƢU THỊ LƢƠNG

ẢNH HƢỞNG CỦA THỨC ĂN LÊN TỐC ĐỘ TĂNG TRƢỞNG, THỜI GIAN
BIẾN THÁI VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG TÔM HE CHÂN TRẮNG
(Penaeus vannamei) SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NI
CP.VIỆT NAM.

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KỸ SƢ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN

VINH - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH

ẢNH HƢỞNG CỦA THỨC ĂN LÊN TỐC ĐỘ TĂNG TRƢỞNG, THỜI GIAN
BIẾN THÁI VÀ TỶ LỆ SỐNG CỦA ẤU TRÙNG TÔM HE CHÂN TRẮNG
(Penaeus vannamei) SẢN XUẤT TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHĂN NI
CP.VIỆT NAM.

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
NGÀNH KỸ SƢ NI TRỒNG THỦY SẢN

Sinh viên thực hiện

:


Lƣu Thị Lƣơng

Lớp

:

48KNTTS

MSV

:

0753032297

Ngƣời hƣớng dẫn

:

Ths.Trần Thị Kim Anh

VINH - 2011
ii


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành khóa học, đồng thời để hồn thành được bản khóa luận tốt
nghiệp này, ngồi sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ
của nhiều đơn vị, cá nhân và tổ chức.
Trước hết tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn giảng viên Trần
Thị Kim Anh, là người đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tơi trong suốt q trình

thực hiện đề tài này.
Tiếp đến tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo, các cán bộ khoa Nông Lâm - Ngư, trường Đại học Vinh đã truyền giảng cho em những kiến thức và những
kinh nghiệm quý báu trong hơn 4 năm qua đã học tập trên ghế nhà trường.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo công ty sản xuất giống CP.Việt Nam
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về cơ sở vật chất cũng như hướng dẫn tôi trong thời
gian thực tập.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn tới các anh chị, các bạn đã ln cổ vũ, giúp đỡ
tơi trong suốt q trình học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

1


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CT

: công thức

NTTS

: nuôi trồng thủy sản

TĐTT

: tốc độ tăng trưởng

TGBT

: thời gian biến thái


TLS

: tỷ lệ sống

TN

: thí nghiệm

S

: sáng

C

: chiều

Z

: Zoea

M

: Mysis

2


DANH MỤC BẢNG
STT
Trang


Tên bảng

Bảng 1.1. Giá trị dinh dưỡng của tảo Thalassiosira weissflogii
Bảng 3.1. Kết quả theo dõi một số yếu tố mơi trường trong bể thí nghiệm
Bảng 3.2. TĐTT tuyệt đối ALG (mm/ngày) về chiều dài toàn thân của ấu trùng tơm
trong các bể thí nghiệm
Bảng 3.3. TĐTT tương đối RLG (%/ngày) về chiều dài toàn thân của ấu trùng tơm
trong các bể thí nghiệm
Bảng 3.4. Thời gian biến thái của ấu trùng tôm qua mỗi giai đoạn phát triển
Bảng 3.5. Kết quả kiểm tra tỷ lệ sống ở các cơng thức thí nghiệm

DANH MỤC HÌNH

STT

Tên hình

Hình 1.1. Đặc điểm hình thái tơm he chân trắng Penaeus vannamei
Hình 1.2. Giai đoạn ấu trùng Nauplius
Hình 1.3. Giai đoạn Zoea
Hình 1.4. Giai đoạn Mysis
Hình 1.5 Hình ảnh tảo Thalassiosira weissflogii
Hình 1.6. Hình ảnh tảo Chaetoceros sp
Hình 3.1. Diễn biến yếu tố độ kiềm trong các bể thí nghiệm
Hình 3.2. Biến động NH3 trong các bể thí nghiệm
Hình 3.3. Diễn biến tăng trưởng chiều dài trung bình của ấu trùng tơm

3


Trang


ƣơ

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số đặc điểm sinh học của tôm he chân trắng Penaeus vannamei
1.1.1. Hệ thống phân loại
1.1.2. Đặc điểm hình thái
1.1.3. Đặc điểm phân bố
1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng và lột xác
1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng
1.1.6. Đặc điểm sinh sản
1.2. Tình hình nuôi và nghiên cứu sản xuất tôm he chân trắng Penaeus
vannamei trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Trên thế giới
1.2.2. Ở Việt Nam
1.3. Đặc điểm, vai trò và giá trị dinh dƣỡng của tảo Thalassiosira weissflogii
và tảo Chaetoceros sp
1.3.1. Tảo Thalassiosira weissflogii
1.3.2. Tảo Chaetoceros sp
Chƣơng 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƢỢNG, VẬT LIỆU,
NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian, địa điểm
2.2. Đối tượng nghiên cứu
2.3. Vật liệu nghiên cứu
2.4. Nội dung đề tài
2.5. Phương pháp nghiên cứu

2.5.1. Sơ đồ khối nghiên cứu
2.5.2. Bố trí thí nghiệm
2.5.3. Phương pháp xác định các yếu tố môi trường
2.5.4. Phương pháp xác định các chỉ số đánh giá

4


2.6. Phương pháp xử lý số liệu
Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
3.1. Kết quả theo dõi các yếu tố môi trường
3.2. Ảnh hưởng của các công thức thức ăn lên TĐTT chiều dài của tôm he chân
trẳng Penaeus vannamei
3.2.1. Tăng trưởng về chiều dài của tôm
3.2.2. Tốc độ tăng trưởng về chiều dài của ấu trùng tôm he chân trắng Penaeus
vannamei
3.3. Ảnh hưởng của các công thức thức ăn lên thời gian biến thái của ấu trùng tôm
he chân trắng Penaeus vannamei
3.4. Ảnh hưởng của các công thức thức ăn lên tỷ lệ sống của ấu trùng tôm he chân
trắng Penaeus vannamei
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO

5


MỞ ĐẦU
Cho đến nay ngành nuôi trồng thuỷ sản thế giới cũng như Việt Nam đóng vai
trị quan trọng trong thu nhập kinh tế quốc dân. Việt Nam là một quốc gia có lợi thế
về vùng biển đã tạo điều kiện cho ngành có thể phát triển ni trồng các đối tượng

thủy hải sản.
Trong các đối tượng nuôi giáp xác là tơm thì tơm he chân trắng đang là đối
tượng được chú trọng và nuôi phổ biến. Nhưng cho đến nay vấn đề con giống vẫn là
mỗi quan tâm hàng đầu của ngành. Để sản xuất được con giống đảm bảo yêu cầu về
chất lượng và số lượng thì đang cần nhiều nghiên cứu quy trình cơng nghệ phù hợp.
Trong đó, chế độ dinh dưỡng hợp lý, khẩu phần ăn là rất cần thiết để tạo ra nguồn
giống tốt.
Với giá trị dinh dưỡng, vai trò điều hòa, cân bằng các yếu tố mơi trường…thì vi
tảo như: Nanochlropsis oculata, Isochrysis galbana, Chaetoceros calcitrans,
Chaetoceros sp, Thalassiosira weissflogii, tảo khô Spirulina đang là nguồn thức ăn
tươi sống quan trọng không thể thiếu cho các giai đoạn ấu trùng của các loài giáp
xác, động vật thân mềm, nhuyễn thể nói chung và với lồi tơm thẻ chân trắng nói
riêng. Trong đó, tảo Thalassiosira weissflogii và tảo Chaetoceros sp là hai loài tảo
đang được sử dụng làm thức ăn phổ biến trong sản xuất giống tôm thẻ chân trắng.
Tôm thẻ chân trắng thế hệ mới CPF- Turbo năm 2008 của tập đồn chăn ni
CP Thái Lan đã cho ra thế hệ tôm he chân trắng có sức đề kháng tốt, khả năng dinh
dưỡng cao áp dụng nuôi và sản xuất giống ở nhiều địa điểm của Việt Nam.
Từ thực tế sản xuất đó được sự giúp đỡ của cơ sở sản xuất công ty chăn nuôi
CP.Việt Nam, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Ảnh hưởng của thức ăn
lên tốc độ tăng trưởng, thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm he chân
trắng (Penaeus vannamei) sản xuất tại công ty cổ phần chăn nuôi CP. Việt
Nam’’

6


Mục tiêu của đề tài là đánh giá ảnh hưởng của các công thức thức ăn khác nhau
đến tốc độ tăng trưởng, thời gian biến thái và tỷ lệ sống của tôm thẻ chân trắng
Penaeus vannamei.


7


Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Một số đặc điểm sinh học của tôm thẻ chân trắng
1.1.1. Hệ thống phân loại
Tơm he chân trắng có hệ thống phân loại như
sau:
Ngành chân khớp

: Arthropoda

Lớp giáp xác

: Crustacea

Bộ mười chân

: Decapoda

Bộ phụ bơi lội

: Natantia

Họ tơm He
Giống

: Penaeidae

Hình 1.1. Đặc điểm hình thái tơm he


: Penaeus

chân trắng Penaeus vannamei

Lồi : Penaeus vannamei (Boone, 1931)hoặc Litopenaeus
vannamei
1.1.2. Đặc điểm hình thái
Cơ thể tơm he chân trắng được chia làm 2 phần: phần đầu ngực và phần
bụng.
Phần đầu ngực có 14 đơi phần phụ, bao gồm:
- 1 đơi mắt kép có cuống mắt
- 2 đơi râu: Anten 1 (A1) và Anten 2 (A2), A1 ngắn, đốt 1 lớn và có hốc mắt, có
2 nhánh ngắn. A2 có nhánh ngồi biến thành vẩy râu (Antennal scale), nhánh trong
kéo dài. Hai đôi râu này đảm nhận chức năng khứu giác và giữ thăng bằng.
- 3 đôi hàm: đôi hàm lớn, đôi hàm nhỏ 1 và đôi hàm nhỏ 2
- 3 đơi chân hàm có chức năng giữ mồi, ăn mồi và hỗ trợ cho hoạt động.
- 5 đơi chân bị hay chân ngực, giữ cho tơm bị trên mặt đáy.
Phần đầu ngực được bảo vệ bởi phần giáp đầu ngực. Trên giáp đầu ngực có
nhiều gai, gờ, sóng, rãnh. Phía trước vỏ giáp đầu ngực là chủy đầu, (rostrum), vũ
khí tự vệ của tơm là chủy đầu hình nhọn mũi kiếm, có gai trên chủy.

1


Phần bụng có 7 đốt. 5 đốt đầu mỗi đốt mang 1 đơi chân bơi hay cịn gọi là
chân bụng. Mỗi chân bụng có 1 đốt chung bên trong, đốt ngoài chia làm 2 nhánh:
nhánh trong và nhánh ngoài. Đốt bụng thứ 7 biến thành teson, hợp với đôi chân
đuôi phân nhánh tạo thành đuôi, giúp cho tôm chuyển động lên xuống và búng
nhảy. Ở tôm đực 2 nhánh trong của đôi chân bụng 1 biến thành petasma và 2 nhánh

trong của đôi chân bụng 2 biến thành đôi phụ bộ đực, là các bộ phận sinh dục đực
bên ngoài [9].
1.1.3. Đặc điểm phân bố
Tôm he chân trắng là một lồi ngồi tự nhiên sống ở vùng biển có đáy cát, ở
độ sâu từ 0,5 - 72m. Giai đoạn ấu trùng tơm có thể sống ở độ mặn 25 - 35‰, nhiệt
độ 27 – 310C, nhưng thích nghi tốt nhất ở độ mặn 28 - 33‰, nhiệt độ 28 – 300C,
pH 7,7 – 8,2 (Nguyễn Trọng Nho), nồng độ NH3 < 0,1mg/l (viện nghiên cứu nuôi
trồng thủy sản III), độ kiềm thích hợp cho giai đoạn này là từ 20 – 150mg/l (Nguyễn
Ngọc Dự Nhãn). Tuy nhiên sự phân bố của tôm he cũng thay đổi tùy từng giai đoạn
phát triển. Giai đoạn ấu trùng và Potslarvae 5 tôm sống trôi nổi ở tầng mặt và ở tầng
giữa, từ cuối giai đoạn potslarvae tôm bắt đầu chuyển sang sống đáy.
Hiện nay, lồi tơm này được phân bố ở châu Mỹ La Tinh, Đài loan, Trung
Quốc, Thái Lan, Việt Nam và một số nước khác trên thế giới.
1.1.4. Đặc điểm sinh trưởng và lột xác
* Đặc điểm sinh trưởng
a, Thời kỳ phôi
Thời kỳ này bắt đầu từ khi trứng thụ tinh đến khi trứng nở. thời kỳ này phát
triển tùy theo nhiệt độ nước.
b, Thời kỳ ấu trùng
Ấu trùng tôm he chân trắng cũng trải qua nhiều lần lột xác và biến thái, gồm
các giai đoạn chính: Nauplius, Protozoea, Mysis và giai đoạn hậu ấu trùng
Postlarvae.
- Giai đoạn Nauplius

2


Ấu trùng Nauplius của tôm thẻ chân trắng trải qua 5 lần lột xác. Thời gian của
giai đoạn này cũng phụ thuộc vào nhiệt độ nước. Nhiệt độ thích hợp cho giai đoạn
này là 28 – 300C. Ấu trùng Nauplius hình quả lê, có 3 đơi phần phụ và 1 điểm mắt.

Đôi phần phụ thứ nhất không phân nhánh, là mầm của đôi râu 1. Hai đôi phần phụ
thứ 2, thứ 3 phân thành 2 nhánh, là mầm của đôi râu 2 và đơi hàm 1. Trên phần phụ
có nhiều lơng cứng, từ Nauplius 2 trở đi lơng cứng có nhiều lơng nhỏ dạng lơng
chim. Trên chạc đi có các gai đuôi. Công thức gai đuôi là đặc điểm quan trọng để
phân biệt các giai đoạn Nauplius. Bắt đầu từ Nauplius 3, mặt bụng xuất hiện các
mẫu lồi, là mầm của các đôi hàm 2, hàm 3, chân hàm 1, 2, 3 sau này. Giai đoạn
Nauplius 4, Nauplius 5, Nauplius 6 phần sau cơ thể kéo dài. Cuối Nauplius 6 hệ
tiêu hóa bắt đầu hoạt động.
Ấu trùng Nauplius bơi lội bằng 3 đôi phần phụ, vận động theo kiểu ziczăc,
không định hướng và không liên tục. Chúng chưa ăn thức ăn ngồi mà dinh dưỡng
bằng nỗn hồng dự trữ.

Hình 1.2. Giai đoạn ấu trùng Nauplius
- Giai đoạn Zoea (Z)
Giai đoạn Zoea phát triển qua 3 giai đoạn phụ: Zoea 1 (Z1), Zoea 2 (Z2), Zoea
3 (Z3). Cơ thể Zoea 1 kéo dài, chia làm 2 phần: phần đầu có vỏ giáp đính lỏng lẻo.
Phần sau gồm 5 đốt ngực, và 1 phần bụng chưa phân đốt có chạc đi. Z1 chưa có
chủy đầu , mắt đã có sự phân chia rõ nhưng dính sát nhau thành một khối, chưa có
cuống mắt. Z2 có chủy đầu, 2 mắt kép có cuống mắt tách rời, phần bụng đã chia

3


thành 4 đốt. Z3 xuất hiện giáp đầu ngực. Phần bụng xuất hiện mầm 5 đơi chân ngực.
Phần bụng có 7 đốt bao gồm 6 đốt bụng và 1 chạc đuôi. Ấu trùng Zoea bơi lội nhờ 2
đôi râu và 3 đôi chân hàm phân nhánh. Chúng bơi lội liên tục, có định hướng thẳng
về phía trước. Ấu trùng Zoea bắt đầu ăn thức ăn ngoài, thức ăn chủ yếu là thực vật
nổi với hình thức ăn lọc. Ở giai đoạn này ấu trùng ăn mồi liên tục, thải phân tạo
thành đi phân kéo dài ra phía sau.
Ngồi hình thức ăn lọc, ấu trùng zoea vẫn có khả năng bắt mồi và ăn được các

động vật nổi kích thước nhỏ (Nauplius của Artemia, luân trùng…), đặc biệt cuối Z2,
Z3 . Mỗi giai đoạn phụ của ấu trùng Zoea thường kéo dài khoảng 30 – 42 giờ, trung
bình 36 giờ ở nhiệt độ 28 – 290C.

Hình 1.3. Giai đoạn Zoea

Protozoea 2

Protozoea 3

Hình 1.3. Các giai đoạn phụ của ấu trùng Protozoea
- Giai đoạn Mysis

4


Giai đoạn này cũng phát triển qua 3 giai đoạn phụ: Mysis 1 (M1), Mysis 2 (M2),
Mysis 3 (M3). Chân đi của Mysis phát triển thành mẫu đi, nhánh ngồi của
Anten 2 bắt đầu dẹp để hình thành vẩy râu, cơ thể cong gập, đầu chúc xuống dưới.
Ấu trùng Mysis bơi kiểu búng ngược, vận động chủ yếu nhờ 5 đơi chân bị.
Mysis bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu là động vật nổi. Tuy nhiên chúng vẫn có
thể ăn tảo Silic, đặc biệt ở giai đoạn phụ M1, M2 . Thời gian chuyển giai đoạn của
Mysis gần giống giai đoạn Zoea.
Có thể phân biệt các giai đoạn phụ của Mysis dựa vào sự hình thành mầm chân
bụng: M1 : đầu Mysis chưa có mầm chân bụng, cuối M1 mầm chân bụng bắt đầu
hình thành. M2: mầm chân bụng có 1 đốt, M3: mầm chân bụng có 2 đốt.

Hình 1.4. Giai đoạn Mysis

Mysis - 1


Mysis - 2

Mysis - 3

Hình 1.4. Các giai đoạn phụ của ấu trùng Mysis
- Giai đoạn Potslarvae
Giai đoạn hậu ấu trùng này, tôm thẻ đã có hình dạng của lồi nhưng sắc tố chưa
hồn thiện, nhánh trong Anten 2 chưa kéo dài. Potslarvae bơi thẳng có định hướng
về phía trước, bơi lội chủ yếu nhờ 5 đôi chân bụng. Potslarvae sống trôi nổi, bắt đầu

5


từ PL3 hoặc PL5 trở đi chúng chuyển sang sống đáy.Thời gian lột xác tùy thuộc vào
nhiệt độ.từ PL5 trở đi gọi là giai đoạn ấu niên.
c, Thời kỳ ấu niên
Hệ thống mang của tơm đã hồn chỉnh. Tơm chuyển sang sống đáy, bắt đầu bò
bằng chân bò và bơi bằng chân bơi.
d, Thời kỳ thiếu niên
Tôm bắt đầu ổn định tỷ lệ thân, Thelycum và petasma được hình thành nhưng
chưa hoàn chỉnh. Cuối thời kỳ thiếu niên bắt đầu có sự sinh trưởng khơng đồng đều
giữa hai giới tính. Con cái thường lớn nhanh hơn con đực.
e, Thời kỳ tiền trưởng thành
Tôm trưởng thành về mặt sinh dục: cơ quan sinh dục ngồi đã hồn thiện. Tơm
đực bắt đầu có tinh trùng trong túi tinh, tơm cái đã tham gia giao vĩ lần đầu. Hiện
tượng sinh trưởng không đồng đều giữa hai giới tính thể hiện rõ rệt trong thời kỳ
này.
f, Thời kỳ trưởng thành
Tơm có khả năng tham gia sinh sản. Chúng sống ở vùng xa bở, nơi có độ trong

cao và độ mặn ổn định (Trần Minh Anh, 1989).
*Sự lột xác
Tôm he chân trắng Penaeus vannamei cũng như các lồi tơm khác và các động
vật thuộc ngành chân khớp khác quá trình sinh trưởng đều trải qua các giai đoạn lột
xác.Sự lột xác là kết quả của một quá trình phức tạp, trải qua nhiều giai đoạn, được
chuẩn bị từ nhiều ngày trước đó. Q trình xảy ra liên quan đến tất cả các mơ, địi
hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa các cơ quan liên quan và cần có sự tham gia của các
hormone.
Chu kỳ lột xác được tính từ lần lột xác trước đến lần lột xác kế tiếp. Chu kỳ lột
xác được phân thành 4 giai đoạn: giai đoạn sau lột xác, giai đoạn giữa lột xác, giai
đoạn trước lột xác và giai đoạn lột xác.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự lột xác:

6


+ Ánh sáng: cường độ chiếu sáng và thời gian chiếu sáng đều ảnh hưởng tới
quá trình lột xác. Khi hạn chế thời gian chiếu sáng sẽ ức chế hoạt động lột xác của
tôm, ngược lại nếu kép dài thời gian chiếu sáng hơn bình thường sẽ rút ngắn thời
gian lột xác.
+ Nhiệt độ: nhiệt độ ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến quá trình lột xác.
Nhiệt độ thấp hơn 14 - 180C, sự lột xác bị ức chế. Nhiệt độ cao trong khoảng thích
hợp, tơm tăng cường trao đổi chất, tích lũy dinh dưỡng, chuẩn bị đầy đủ cho quá
trình lột xác xảy ra.
+ Độ mặn: độ mặn thấp trong khảng thích hợp tơm sẽ tăng cường lột xác, sinh
trưởng nhanh hơn.
+ Các yếu tố, điều kiện môi trường khác: pH, hàm lượng NH3, NO2, NH4+,độ
cứng,… đều ảnh hưởng đến sự lột xác.
Tôm ở thời kỳ thành thục sinh dục sẽ không lột xác. Chu kỳ lột xác liên quan
đến chu kỳ thủy triều. Thông thường đầu chu kỳ thủy triều tôm mới lột xác rộ [9].

1.1.5. Đặc điểm dinh dưỡng
Tôm he chân trắng Penaeus vannamei cũng là lồi tơm ăn tạp. Giai đoạn cịn
nhỏ ăn động vật, thực vật phù du. Giai đoạn lớn hơn tôm ăn chủ yếu là động vật phù
du. Tính ăn của tơm thay đổi tùy theo giai đoạn phát triển. Tơm có thể ăn thịt lẫn
nhau khi lột xác hoặc thiếu thức ăn.
- Giai đoạn Nauplius: tơm dinh dưỡng bằng nỗn hồng dự trữ.chưa ăn thức ăn
ngồi. Đến cuối Nauplius 5 tơm có sự chuyển động nhu động.
- Giai đoạn Zoea: Ấu trùng thiên về ăn lọc, bắt mồi liên tục, thức ăn là thực vật
nổi, chủ yếu là các loài tảo như: Skeletonema costatum, Chaetoceros sp, Navicula
sp, Cossinodiscus sp, …Khả năng bắt mồi chủ động tăng dần từ Zoea 1 đến Zoea 3,
đặc biệt từ cuối Zoea 2 trở đi. Ấu trùng Zoea cũng có khả năng ăn một số động vật
nổi nhỏ như: luân trùng, nauplius của Artemia, ấu trùng động vật thân mềm,…
- Giai đoạn Mysis: tôm bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu là động vật nổi như:
luân trùng, Artemia, ấu trùng động vật, …

7


- Giai đoạn Postlarvae, tôm bắt mồi chủ động, thức ăn chủ yếu là động vật nổi
như: Branchionus Plicatilis, Cladocera, Artemia, Copepoda, ấu trùng của giáp xác
khác, ấu trùng của động vật thân mềm.
- Thời kỳ ấu niên đến trưởng thành: từ thời ấu niên, tơm thể hiện tính ăn của
loầi (ăn tạp, thiên về thức ăn động vât).
Trong sản xuất giống nhân tạo người ta còn bổ sung thêm các thức ăn nhân tạo.
Tuy nhiên, xét về mặt dinh dưỡng, hiện nay chưa có lồi thức ăn nhân tạo nào có
thể thay thế thức ăn tươi sống như: một số loài tảo và Artemia, luân trùng.
Hiện nay, các điểm sản xuất giống tôm như công ty CP. Việt Nam đang sử
dụng thức ăn tươi sống là tảo Chaetoceros sp, tảo Thalassiosira weissflogii,
Artemia cho giai đoạn Nauplius, Zoea, Mysis, đồng thời bổ sung thức ăn nhân tạo
các giai đoạn Postlarvae [9]

1.1.6. Đặc điểm sinh sản
Trong thiên nhiên, tôm he chân trắng trưởng thành giao hợp, sinh sản trong
những vùng biển có độ sâu 70m với nhiệt độ 26 - 280C, độ mặn khá cao (35‰).
Trứng nở ra ấu trùng và vẫn loanh quanh ở khu vực sâu này. Tới giai đoạn
Postlarvae, chúng bơi vào gần bờ và sinh sống ở đáy những vùng cửa sông cạn. sau
1 vài tháng tôm con trưởng thành, chúng bơi ngược ra biển và tiếp diễn chu kỳ sinh
sản [14].
Hiện nay, do sinh sản nhân tạo nên người ta đã cho tôm đẻ được hầu hết các
mùa quanh năm.
1.2. Tình hình ni và nghiên cứu sản xuất tôm thẻ chân trắng Penaeus
vannamei trên thế giới và Việt Nam
1.2.1. Trên thế giới
Với những ưu điểm vượt trội thì sản lượng tơm he chân trắng ngày càng chiếm
vị trí hàng đầu trong ni và xuất khẩu tơm trên thế giới. Trong đó, các quốc gia
như: Ecuado, Mehico, Parama… là những quốc gia có nghề ni tơm phát triển từ
lâu đời và Ecuado là nước đứng đầu về sản lượng.

8


Trước đây, do dịch bệnh do virus Taura bùng phát ở các nước châu Mỹ đã gây
thiệt hại lớn và gây hoang mang cho những người nuôi tôm. Tuy nhiên, những
thành cơng của các cơng trình nghiên cứu tạo đàn tôm sạch bệnh và cải thiện chất
lượng con giống đã mở ra hy vọng cho việc duy trì và phát triển nghề ni tơm nói
chung ở các nước trên thế giới.
Trung Quốc, Đài Loan, Indonesia, Philipine, Malaysia đã tiến hành nhập và
thuần hóa lồi tơm he chân trắng. Đi đầu là Trung Quốc, họ đã nhập về nuôi ở tỉnh
Sơn Đông. Năm 1998, Trung Quốc đã sản xuất được 150 triệu giống tơm thuần
chủng, sạch bệnh, năng suất ni bình quân 2 tấn/ha/vụ và sẵn sàng chuyển giao
công nghệ cho bất cứ quốc gia nào muốn nhập ni lồi tơm này.

Năm 2003, sản lượng nuôi tôm của châu Á đạt 1,35 triệu tấn, tăng 11% so với
sản lượng năm 2002 và tăng 15% so với sản lượng năm 2001. Riêng Trung Quốc
đạt 390.000 tấn, tăng 15% sản lượng năm 2000. Tiếp đến là Thái Lan đạt 280.000
tấn, giảm 9% sản lượng năm 2000. Sản lượng tôm của Indonesia tăng và đạt
160.000 tấn. Sản lượng tôm của Ấn Độ năm 2003 có thể đạt 150.000 tấn. Thực tế,
năm 2003 các nước châu Á dẫn đầu về sản lượng nuôi tôm trên thế giới, chiếm
khoảng 86% sản lượng tôm trên thế giới. Riêng tôm he chân trắng chiếm 42% sản
lượng tương đương với tơm Sú.
Nhìn chung, sản lượng tơm he chân trắng đã không ngừng tăng từ năm 2000.
Theo (FAO năm 2006, tổng sản lượng tôm he chân trắng năm 2006 đạt 2,13
triệu tấn tăng 15 lần so với năm 2000. Tôm he chân trắng chiếm 31% tổng sản
lượng khai thác và nuôi trồng trên thế giới. Theo dự báo sản lượng sẽ tiếp tục tăng
trong những năm tới do hiện nay có nhiều nước đang đẩy mạnh phát triển ni mới
này.
Tơm he chân trắng Penaeus vannamei được du nhập sang Việt Nam năm 2002.
Trước tình hình dịch bệnh do virus Taura của các lồi tơm he chân trắng bùng phát
vào những năm 1992 tại các nước Ecuador, các nước châu Mỹ và châu Á đã khiến
tỷ lệ tôm chết rất cao, gây tổn thất lớn cho ngành nuôi trồng thủy sản ở các nước
này. Vì vậy, Viện Hải dương học - Mỹ bắt đầu từ năm 1995, qua nhiều lần tiến hành

9


nghiên cứu chọn giống di truyền đã cho ra dòng tôm he chân trắng Penaeus
vannamei (Litopenaeus vannamei) kháng virus gây hội chứng Taura [16]
Từ khi ra đời dịng tơm này đã có nhiều đóng góp nghiên cứu của các tác giả
tiêu biểu như sau:
Năm 1992, tác giả Bray và Lawrence đã nghiên cứu và phân chia các giai đoạn
phát triển của tôm he.
Tác giả Akiyama, 1992 nghiên cứu nhu cầu protein của các lồi thuộc nhóm ăn

thực vật như Penaeus vannamei thấp hơn nhóm ăn thiên về động vật.
Năm 1994, tác giả Le Moullae đã chứng minh rằng trong ấu trùng tôm Penaeus
vannamei hoạt động của enzyme trypsin tăng nhưng hoạt động của Chymotrypsin
giảm khi tăng hàm lượng protein trong thức ăn.
Theo Shiau, 1997, hàm lượng Cellulose không ảnh hưởng tới khả năng tiêu hóa
protein của Penaeus vannamei nhưng ảnh hưởng tới một số lồi tơm khác. Chứng tỏ
khả năng tiêu hóa của lồi Penaeus vannamei rất tốt.
Các tác giả Bray, 1992 và Trần Minh Anh, 1989 đã nghiên cứu về đặc điểm
sinh sản của tơm he nói chung, trong đó có lồi Penaeus vannamei.
Hiện nay, lồi tơm này đã được du nhập qua nhiều quốc gia trên thế giới như:
Thái Lan, Trung Quốc, Nhật Bản, Indonesia, Ấn độ, Đài Loan, … và đã tiến hành
sản xuất giống, nuôi thương phẩm, kết quả thu được rất khả quan. Trong những năm
qua, cùng với những đối tượng nuôi khác mỗi nước đều gặp phải những khó khăn
trong sản xuất giống, chất lượng con giống cũng có phần kém chất lượng và tình
hình đó ngày càng được nghiên cứu khắc phục.
Và với ưu điểm là dịng tơm bố mẹ mới, có sức đề kháng tốt, khả năng dinh
dưỡng cao và tốc độ tăng trưởng nhanh hơn các giống tôm he chân trắng thời kỳ
trước đến 45% thì tơm he chân trắng Penaeus vannamei vẫn đang là đối tượng được
ưa chuộng áp dụng nuôi ở nhiều các quốc gia trên thế giới [11]
1.2.2. Ở Việt Nam
Trước tình hình phổ biến sản xuất giống cũng như ni thương phẩm lồi tơm
he chân trắng Penaeus vannamei trên thế giới thì tại Việt cũng đã phát triển phong

10


trào nuôi tôm he chân trắng. Khởi đầu là thế hệ mới CPF-Tubor của tập đồn chăn
ni CP. Việt Nam đã du nhập dịng tơm này qua Việt Nam mới đầu năm 2002
[12].
Từ khi đưa vào nuôi, sản lượng tôm he chân trắng không ngừng tăng. Trong

năm 2003, Việt Nam đã sản xuất được 15.000 tấn, năm 2005 sản xuất được hươn
100.000 tấn tôm he chân trắng, năm 2006 sản lượng tơm he chân trắng đạt 150.000
tấn. Tính đến hết tháng 6/2008 sản lượng tôm thu hoạch 24 tỉnh đạt 90.688 tấn,
trong đó sản lượng tơm thẻ chân trắng là 12.324 tấn.
Đến hết tháng 6 năm 2008, tổng diện tích nuôi tôm nước lợ cảu 24 tỉnh ven
biển là 369.094 ha, trong đó diện tích ni tơm thẻ chân trắng là 12.411 ha. Vì tơm
thẻ chân trắng ít bệnh hơn tôm Sú (37% so với 21%), trong khi lợi nhuận trên 1kg
tơm hai lồi là tương đương nhau nên xu hướng vẫn chuyển dần sang ni tơm he
chân trắng.
Khánh Hịa là tỉnh có tốc độ ni tơm he chân trắng rất nhanh. Năm 2008, diện
tích ni tơm he chân trắng ở đây chỉ có 900 ha thì sang năm 2009 đã tăng lên 3.100
ha. Ở Đà Nẵng, tôm he chân trắng cũng đã nhanh chóng chiếm hết diện tích ni.
Nếu như năm 2008, trên địa bàn Đà Nẵng có 120 ha mặt nước ni tơm sú thì sang
năm 2009 chỉ cịn 17 ha. Trong khi đó, diện tích ni tơm he chân trắng của năm
2008 chỉ có 25 ha, sau đó tăng vụt lên 151 ha vào năm 2009.
Đến hết tháng 6 năm 2008 cả nước có 2.488 trại sản xuất giống tơm đưa vào
sản xuất, trong đó trại sản xuất tôm he chân trắng là 51 trại, sản xuất trên 2,7 tỉ con/
năm. Mặc dù nhiều trại sản xuất tôm Sú đã chuyển sang sản xuất tôm thẻ chân trắng
nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu bên cạnh việc quản lý con giống vẫn chưa tốt.
Mới đây, tại cuộc họp về nuôi tôm he chân trắng ở huyện Cần Giờ, UBND TP.Hồ
Chí Minh đồng ý quy hoạch 2.500 ha (tập trung 4 xã Tam Thôn Hiệp, An Thới
Đông, Lý Nhơn và Bình Khánh) ni tơm thẻ chân trắng thay cho tôm sú như trước.
Sự việc này nhằm giải quyết mối lo dịch bệnh, nhằm hạn chế nguy cơ người ni
tơm rơi vào tình trạng phá sản.

11


Hiện nay, ở Cần Giờ có khoảng 800ha ni tơm he chân trắng. Ưu thế của loại
tôm này là mật độ nuôi dày (trên 100 con/m2), năng suất cao, tiêu tốn thức ăn ít, dú

giá bán thấp hơn tơm sú nhưng hiệu quả lại cao hơn do thời gian nuôi ngắn (khoảng
2 - 3 tháng) là có thể bán tỉa từng đợt thay vì 1 lần như tơm sú. Nếu dịch bệnh xảy
ra cũng hạn chế tổn thất.
Tuy nhiên, dù là nuôi tôm sú hay tôm he chân trắng, yêu cều đầu tiên vẫn là con
giống tốt và càn có hạ tầng hồn chỉnh cho ảc vùng ni, từng ao nuôi theo quy
hoạch chung của thành phố và huyện [11].
Để đáp ứng nhu cầu con giống cho nuôi thương phẩm thì cơng ty CP.Việt Nam
đã tiến hành sản xuất giống cho các vùng nuôi ở hầu hết các tỉnh trong cả nước như:
Ninh Thuận, Bến Tre, Bình Định, Nghệ An, Khánh Hịa,… [13].
Từ khi được du nhập thì dịng tơm thẻ chân trắng Penaeus vannamei cũng đã
được nhiều tác giả Việt Nam nghiên cứu.
Theo Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III - Nha Trang đã nghiên cứu về các
yếu tố mơi trường thích hợp cho ấu trùng tơm thẻ chân trắng Penaeus vannamei:
nhiệt độ 26 - 300C, độ mặn 28 - 32‰, pH 8,2 - 8,6, NH3 < 0,1mg/l, NO2 < 0,05mg/l.
Theo Nguyễn Hải Âu, 2004 và Nguyễn Trọng Nho, ấu trùng Zoea, Mysis sinh
trưởng tốt ở độ mặn 29 - 33‰, nhiệt độ tốt nhất là 28 - 320C.
Theo Vũ Thế Trụ pH thích hợp cho tơm He trưởng thành từ 7,5 - 8,5.
Theo Đào Văn Trí và Nguyễn Thành Vũ, nghiên cứu mật độ thích hợp cho
ương nuôi ấu trùng tôm thẻ chân trắng Penaeus vannamei là 100 - 150 Nauplius/lit.
Tác giả Hồ Hữu Danh tìm hiểu quy trình ương ni ấu trùng Larvae tơm he
chân trắng.
Tuy nhiên, tùy từng điều kiện tự nhiên, điều kiện nuôi trồng, để hạn chế được
dịch bệnh, tăng khả năng dinh dưỡng và sức đề kháng cho tơm giống thì mỗi cơ sở
sản xuất cần phải nghiên cứu thí nghiệm để đưa ra quy trình sản xuất giống tốt nhất
áp dụng cho cơ sở sản xuất giống.
1.3. Đặc điểm, vai trò và giá trị dinh dƣỡng của tảo Thalassiosira weissflogii
và tảo Chaetoceros sp

12



1.3.1. Tảo Thalassiosira weissflogii
Tảo Thalassiosira weissflogii là một loài vi tảo thuộc tảo Nâu, tảo có hình hộp,
có kích thước tế bào từ 6 - 20μm x 8 - 15μm, mặt vỏ hình chữ nhật và có đường
kính đài hơn trục vỏ tế bào, đai vỏ không đều, mép đai có 2 – 28 mấu nhỏ, một mẫu
có dạng hình môi để liên kết với tế bào bên cạnh. Tế bào có một nhân, hình cầu.Thể
sắc tố của tảo hình hạt, nhiều và nhỏ. thường được nuôi và làm thức ăn cho ấu trùng
tôm [17].
Bảng 1.1. Giá trị dinh dưỡng của tảo [15].
30 ÷ 55%

Protein

Thành phần amino acid tương tự protein của
trứng gà (albumin)
Chủ yếu là các polysaccharide,

Hydratecacbon

10 ÷ 30%

Lipid

10 ÷ 25%

Khoáng

10 ÷ 40%

Phospho, canxi, natri, silic (tảo khuê)


Acid nucleic

4 ÷ 6%

RNA:DNA = 3:1

Các acid béo 20 ÷ 40% lipid tổng số,
phospholipid: 10% lipid tổng số

Thành phần này thay đổi khác nhau phụ thuộc vào từng lồi tảo ni và điều
kiện nuôi (cường độ ánh sáng, nhiệt độ, chu kỳ chiếu sáng, bước sóng, chế độ dinh
dưỡng trong từng mơi trường nuôi) và thời gian thu hoạch ở các giai đoạn tăng
trưởng khác nhau [10].

Hình 1.5 Hình ảnh tảo Thalassiosira weissflogii

13


1.3.2. Tảo Chaetoceros sp
Tảo Chaetoceros sp là một loài vi tảo thuộc tảo Silic được nhập từ Úc, đang
được sử dụng cho nhiều đối tượng thủy sản nuôi nước mặn như tơm, cua, động vật
thân mềm.
Đây là lồi tảo làm thức ăn tiên quyết cho ấu trùng tôm giai đoạn Zoea đến giai
đoạn Postlarvae ( Fujinaga). Kích thước tảo từ 3 - 15μm phù hợp với kích cỡ miệng
của ấu trùng tôm. Thành phần của vi tảo bao gồm: Protein, carbonhydrate, lipid và
các chất khoáng. Những thành phần này tạo nên 90 - 95% trọng lượng khô của vi
tảo. Phần còn lại là các acid nucleic chiếm 5 - 10%. Trong đó, hàm lượng proptein
chiếm khoảng 33% (Brown và CTV, 1989) quyết định giá trị dinh dưỡng của vi tảo,

hàm lượng acid béo không no mạch đơn chiếm 2 - 40% và acid béo không no mạch
dài (PUFA) chiếm 20 - 59% (L.V.Thịnh, 1999). Acid béo có vai trị rất quan trọng
đối với ấu trùng giáp xác, động vật thân mềm, cá biển,… Ngồi ra, tảo Chaetoceros
sp cịn chứa thành phần Omega 3 (EPA và DHA) không thể thiếu cho ấu trùng
Nauplius (tạp chí khoa học cơng nghe cau so khoa hoc và cong nghe).
Tuy nhiên, nhu cầu dinh dưỡng của mỗi đối tượng là khác nhau. Do đó tùy đối
tượng nuôi và giai đoạn nuôi cụ thể để lựa chọn lồi tảo ni phù hợp.
Trong vài thập niên qua, do nhu cầu sản xuất giống các đối tượng có giá trị
kinh tế đang phát triển rầm rộ. Nhu cầu về thức ăn tươi sống đã được đặt lên hàng
đầu. Đa số các lồi tảo ni đều có giá trị dinh dưỡng cao, kích thước phù hợp với
các lồi ấu trùng. Chính vì những ưu điểm đó mà tảo được ni rộng rãi trong các
trại sản xuất giống và có những đóng góp nhất định vào thành cơng của các trại sản
xuất giống nhân tạo.
Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng của các động vật cho ăn bằng hỗn hợp các loài
tảo khác nhau thường cao hơn các động vật chỉ cho ăn một lồi tảo. Một lồi tảo cá
biệt có thể thiếu một chất dinh dưỡng, trong khi loài tảo khác có thể chứa chất dinh
dưỡng đó và thiếu chất dinh dưỡng khác. Do đó, hỗn hợp hai lồi tảo sẽ cung cấp
cho động vật một lượng đầy đủ gồm cả 2 chất dinh dưỡng.

14


Hình 1.6.hình ảnh tảo Chaetoceros sp

Chƣơng 2. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM, ĐỐI TƢỢNG,
VẬT LIỆU, NỘI DUNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu
- Thời gian nghiên cứu: 28 tháng 3 năm 2011 - 30 tháng 5 năm 2011
- Địa điểm nghiên cứu: cơ sở sản xuất giống công ty cổ phần chăn nuôi CP.
Việt Nam - chi nhánh xã An Hải - Ninh Phước - Ninh Thuận.

2.2. Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu ấu trùng tôm thẻ chân trắng Paneus vannamei
(Litopenaeus vannamei) đầu giai đoạn Zoea 1 đến cuối giai đoạn Mysis 2.
2.3. Vật liệu nghiên cứu
- Nguồn thức ăn:

15


Giai đoạn Nauplius tơm đang dinh dưỡng bằng nỗn hồng. Cuối giai đoạn
Nauplius 5 bắt đầu cho ăn tảo tươi.
+ Tảo Thalassiosira weissflogii
+ Tảo Chaetoceros sp
+ Artemia và một số thức ăn tổng hợp: TNT1,TNT2,..
- Trang thiết bị nghiên cứu
+ Dụng cụ: xơ đựng 45lit, hệ thống sục khí, cốc đong thủy tinh, vợt.
+ Dụng cụ đo các chỉ số môi trường: nhiệt kế bách phân đo nhiệt độ, test đo
pH, máy đo độ mặn (khúc xạ kế độ chính xác tới 0,01%), test NH3, test DO, test độ
kiềm.
+ Dụng cụ đo chiều dài ấu trùng tôm: thước kẻ mm, kính hiển vi.
2.4. Nội dung của đề tài
- Ảnh hưởng của thức ăn tảo Thalassiosira welssflogii lên tốc độ tăng trưởng,
thời gian biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm.
- Ảnh hưởng của thức ăn tảo Chaetoceros sp lên tốc độ tăng trưởng, thời gian
biến thái và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm.
- Ảnh hưởng của sự kết hợp 2 loài tảo lên tốc độ tăng trưởng , thời gian biến
thái và tỷ lệ sống của ấu trùng tôm.
2.5.Phƣơng pháp nghiên cứu
2.5.1. Sơ đồ khối nghiên cứu


16


×