Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

li dia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (171.36 KB, 17 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>MỤC LỤC Nội dung. I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 2. Lịch sử nghiên cứu 3. Mục đích nghiên cứu 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 6. Phương pháp nghiên cứu 7. Nội dung của đề tài II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu 1. Cơ sở lí luận 2. Cơ sở thực tiễn Chương 2: Nội dung nghiên cứu 1.Giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí ở bậc THPT. 2. Các phương pháp giáo dục môi trường: Chương 3: Biện pháp chủ yếu để thực hiện đề tài III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1.Kết luận 2.Kiến nghị V. TÀI LIỆU THAM KHẢO.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Ô nhiễm môi trường đang là vấn đề vô cùng cấp bách không chỉ của riêng một vùng nào, từ thành thị, nông thôn cho tới cả các tỉnh miền núi, đe dọa tới các nguồn nước và không khí, tàn phá đa dạng sinh học, gây biến đổi khí hậu và nhiều hệ lụy khác ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống con người. Trong số những biện pháp mà Liên hợp quốc đề ra trong chiến lược bảo vệ môi trường thì việc giáo dục ý thức cho thế hệ trẻ là một trong những nhiệm vụ hàng đầu. Để giải quyết tận gốc vấn đề môi trường trước hết phải bắt đầu từ nhận thức mà hiện nay chưa có một giáo trình hay môn học nào ở THPT giáo dục môi trường cho học sinh vì vậy việc giáo dục môi trường chủ yếu được lồng ghép , tích hợp vào một số môn học, trong đó môn Địa lý có nhiều thuận lợi để giáo dục môi trường cho học sinh. Với lí do trên tôi chọn đề tài: " Giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí trường THPT” muốn gửi đến các đồng nghiệp một vài kinh nghiệm nhằm mục đích nâng cao giáo dục toàn diện cho học sinh, giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường là một giải pháp bảo vệ môi trường cho tương lai. 2. Lịch sử nghiên cứu Đã có không ít những tác giả đã đưa ra vấn đề này ở nhiều tác phẩm với nhiều góc độ khác nhau: - Lê Thông, Nguyễn Hữu Dũng trong cuốn “ Dân số môi trường và tài nguyên “, Nhà xuất bản giáo dục – 2000. - Tác giả Nguyễn Thị Thu Hằng, Nguyễn Phi Hạnh, Đặng Văn Đức trong cuốn “ Giáo dục môi trường qua môn Địa Lí ở trường phổ thông”, Nhà xuất bản Hà Nội – 2003. - Tác giả Nguyễn Đình Khoa trong cuốn “ Môi trường sống và con người “, Nhà xuất bản Hà Nội – 1987. Kết quả nghiên cứu của các tác giả là hết sức to lớn. Song những vấn đề đó được đề cập ở phạm vi rộng lớn và mang tính bao quát. Qua bài tổng kết kinh nghiệm này đối tượng được lựa chọn là học sinh trường THPT Bình Sơn,giáo dục môi trường cho học sinh qua môn Địa lí, đưa ra những biện pháp giáo dục đạt kết quả cao..

<span class='text_page_counter'>(3)</span> 3.. Mục đích nghiên cứu Giáo dục môi trường phải đi đôi với giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Chúng ta muốn hiệu quả giáo dục môi trường luôn bền vững thì cần phải giáo dục cho các em những thói quen tốt, những kỹ năng sống liên quan đến bảo vệ môi trường. 4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu Học sinh khối 11 trường THPT Bình Sơn.Tìm hiểu thực trạng, giải pháp giáo dục môi trường trong môn Địa lý ở trường THPT. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu Thông qua các hoạt động giáo dục môi trường, các em được trang bị những kiến thức cơ bản về: yếu tố môi trường, vai trò của môi trường đối với con người và tác động ngược lại con người đối với môi trường, phát triển kỹ năng bảo vệ và gìn giữ môi trường nơi học sinh đang học tập và sinh sống tại gia đình. 6. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu dựa trên tính hiệu quả của giáo dục môi trường thông qua bài học Địa lý trường THPT 7 . Nội dung của đề tài Giáo dục môi trường trong dạy học Địa lý ở trường THPT II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Chương 1: Cơ sở lí luận liên quan đến đề tài nghiên cứu 1. Cơ sở lí luận - Môi trường. +Môi trường của loài người chính là không gian bao quanh Trái Đất, có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. +Môi trường sống của con người là tất cả hoàn cảnh bao quanh con người, có ảnh hưởng đến sự sống và phát triển của con người, đến chất lượng cuộc sống của con người. - Giáo dục môi trường. Giáo dục môi trường gắn liền với việc học kiến thức, rèn luyện kĩ năng, hình thành thái độ và lòng nhiệt tình để hoạt động một cách độc lập hoặc phối hợp nhằm tìm ra giải pháp cho vấn đề môi trường hiện tại và tương lai. - Mục đích của giáo dục môi trường..

<span class='text_page_counter'>(4)</span> Bảo vệ môi trường là vấn đề mang tính sống còn của đất nước, một trong những yếu tố quyết định sự phát triển bền vững của xã hội, đồng thời còn ảnh hưởng trực tiếp đến sự sống, thể chất, giống nòi của dân tộc. Vì vậy , cách ứng xử với xã hội, thiên nhiên và môi trường của một con người phần lớn được hình thành và căn bản được hoàn thiện trong lứa tuổi còn ngồi trên ghế nhà trường - Giáo dục môi trường nhằm làm cho các em hiểu rõ sự cần thiết phải bảo vệ môi trường, hình thành và phát triển ở các em thói quen, ý thức bảo vệ môi trường. Thông qua việc giáo dục về môi trường giúp bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, những cảm xúc và hình thành thói quen, kĩ năng sống bảo vệ môi trường cho các em học sinh 2.. Cơ sở thực tiễn: Việc giáo dục môi trường trong nhà trường hiện nay đôi lúc còn mang tính lý thuyết, chưa chú trọng yếu tố thực tiễn một cách sâu sắc, nghĩa là chưa thực hiện tốt phương châm “Học đi đôi với hành; lý luận gần gũi với thực tiễn ”. Việc giáo dục môi trường cần phải thực hiện thông qua những hoạt động cụ thể hơn, sinh động hơn, dần dần tiến tới không chỉ nâng cao về mặt nhận thức mà còn hình thành các thói quen tốt trong bảo vệ môi trường cho học sinh. Chương 2: Nội dung nghiên cứu 1.Giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí ở bậc THPT. 1.1Giáo dục môi trường, bảo vệ tài nguyên cho học sinh trong bài 15 – Địa lý 12 Bài 15 SỬ DỤNG, BẢO VỆ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN VÀ MÔI TRƯỜNG I. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. a. Tài nguyên rừng: - Rừng của nước ta đang được phục hồi. + Năm 1943: 14,3 triệu ha (70% diện tích là rừng giàu) + 1983: 7,2 triệu ha. + 2005: 12,7 triệu ha (chiếm 38%). - Tổng diện tích rừng và tỷ lệ che phủ rừng năm 2005 vẫn thấp hơn năm 1943 (43%). - Chất lượng rừng bị giảm sút : diện tích rừng giàu giảm, 70% diện tích rừng là rừng nghèo và rừng mới phục hồi..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> * Các biện pháp bảo vệ: - Đối với rừng phòng hộ có kế hoạch, biện pháp bảo vệ, nuôi dưỡng rừng hiện có, trồng rừng trên đất trống, đồi núi trọc. - Đối với rừng đặc dụng: Bảo vệ cảnh quan, đa dạng sinh học của các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. - Đối với rừng sản xuất: Phát triển diện tích và chất lượng rừng, độ phì và chất lượng đất rừng. * Ý nghĩa của việc bảo vệ rừng. - Về kinh tế: Cung cấp gỗ, dược phẩm, phát triển du lịch sinh thái…. - Về môi trường: Chống xói mòn đất, hạn chế lũ lụt, điều hoà khí hậu….. b. Đa dạng sinh học Suy giảm đa dạng sinh học - Giới sinh vật nước ta có tính đa dạng sinh vật cao. - Số lượng loài thực vật và động vật đang bị suy giảm nghiêm trọng. Nguyên nhân - Khai thác quá mức làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên và làm nghèo tính đa dạng của sinh vật. - Ôi nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước làm cho nguồn thuỷ sản bị giảm sút. Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học - Xây dựng hệ thống vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên. - Ban hành sách đỏ Việt Nam. - Quy định khai thác về gỗ, động vật, thuỷ sản. II. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất. Hiện trạng sử dụng đất - Năm 2005, có 12,7 triệu ha đất có rừng và 9,4 triệu ha đất sử dụng trong nông nghiệp (chiếm hơn 28% tổng diện tích đất tự nhiên), 5,3 triệu ha đất chưa sử dụng. - Bình quân đất nông nghiệp tính theo đầu người là 0,1 ha. Khả năng mở rộng đất nông nghiệp ở đồng bằng và miền núi là không nhiều. Suy thoái tài nguyên đất - Diện tích đất trống đồi trọc đã giảm mạnh nhưng diện tích đất đai bị suy thoái vẫn còn rất lớn. - Cả nước có khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe doạ sa mạc hoá (chiếm khoảng 28%). Biện pháp bảo vệ tài nguyên đất - Đối với đất vùng đồi núi: + Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, canh tác hợp lý: làm ruộng bậc thang, trong cây theo băng. + Cải tạo đất hoang đồi trọc bằng các biện pháp nông-lâm kết hợp. Bảo vệ.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> rừng, đất rừng, ngăn chặn nạn du canh du cư. - Đối với đất nông nghiệp: + Cần có biện pháp quản lý chặt chẽ và có kế hoạch mở rộng diện tích. + Thâm canh nâng cao hiệu quả sử dụng đất, chống bạc màu. + Bón phân cải tạo đất thích hợp, chống ô nhiễm đất, thoái hóa đất. III. Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên khác 1.Tài nguyên nước: a/Tình hình sử dụng: -Chưa khai thác hết tiềm năng và hiệu quả sử dụng thấp. Nhiều nơi khai thác nước ngầm quá mức. -Tình trạng thừa nước gây lũ lụt vào mùa mưa, thiếu nước gây hạn hán vào mùa khô. - Mức độ ô nhiễm môi trường nước ngày càng tăng, thiếu nước ngọt. b/Biện pháp bảo vệ: -Xây các công trình thuỷ lợi để cấp nước, thoát nước… -Trồng cây nâng độ che phủ, canh tác đúng kỹ thuật trên đất dốc. -Quy hoạch và sử dụng nguồn nước có hiệu quả. -Xử lý cơ sở sản xuất gây ô nhiễm. -Giáo dục ý thức người dân bảo vệ môi trường. 2.Tài nguyên khoáng sản: a/Tình hình sử dụng: Nước ta có nhiều mỏ khoáng sản nhưng phần nhiều là mỏ nhỏ, phân tán nên khó khăn trong quản lý khai thác, gây lãng phí tài nguyên và ô nhiễm môi trường  khai thác bừa bãi, không quy hoạch… b/Biện pháp bảo vệ: -Quản lý chặt chẽ việc khai thác. Tránh lãng phí tài nguyên và làm ô nhiễm môi trường từ khâu khai thác, vận chuyển tới chế biến khoáng sản. -Xử lý các trường hợp khai thác không giấy phép, gây ô nhiễm. 3.Tài nguyên du lịch: a/Tình hình sử dụng: Tình trạng ô nhiễm môi trường xảy ra ở nhiều điểm du lịch khiến cảnh quan du lịch bị suy thoái. b/Biện pháp bảo vệ: Cần bảo tồn, tôn tạo giá trị tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường du lịch khỏi bị ô nhiễm, phát triển du lịch sinh thái IV. Bảo vệ môi trường. - Tình trạng mất cân bằng sinh thái môi trường: +Sự mất cân bằng của các chu trình tuần hoàn vật chất gây nên bão lụt, hạn hán… Ví dụ: Phá rừng  đất bị xói mòn, rửa trôi, hạ mực nước ngầm, tăng tốc độ.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> dòng chảy, biến đổi khí hậu, sinh vật đe doạ bị tuyệt chủng… - Tình trạng ô nhiễm môi trường: + Ô nhiễm nguồn nước: nước thải công nghiệp và sinh hoạt đổ ra sông hồ chưa qua xử lý. + Ô nhiễm không khí: Ở các điểm dân cư, khu công nghiệp…Vượt quá mức tiêu chuẩn cho phép. + Ô nhiễm đất: nước thải, rác thải sau phân huỷ đều ngấm xuống đất, do sản xuất nông nghiệp. V. Chiến lược quốc gia về bảo vệ tài nguyên và môi trường. - Duy trì các hệ sinh thái, các quá trình sinh thái chủ yếu và các hệ thống sông có ý nghĩa quyết định đến đời sống con người. - Đảm bảo sự giàu có của đất nước về vốn gen, các loài nuôi trồng, các loài hoang dại, có liên quan đến lợi ích lâu dài. - Đảm bảo việc sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên, điều khiển việc sử dụng trong giới hạn có thể phục hồi được. - Đảm bảo chất lượng moi trường phù hợp với yêu cầu về đời sống con người. - Phấn đấu đạt tới trạng thái ổn định dân số ở mức cân bằng với khả năng sử dụng hợp lý các tài nguyên thiên nhiên. - Ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, kiểm soát và cải thiện môi trường. Câu hỏi: 1) Nêu tình trạng suy giảm tài nguyên rừng và hiện trạng rừng nước ta. Ý nghĩa và các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng ? 2) Nêu biểu hiện và nguyên nhân của sự suy giảm đa dạng sinh học ở nước ta. Các biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học ? 3) Trình bày hiện trạng sử dụng tài nguyên đất và tình trạng suy thoái tài nguyên đất ở nước ta. Các biện pháp bảo vệ đất ở vùng đồi núi và vùng đồng bằng. 4) Nêu tình hình sử dụng và các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước ở nước ta. 1.2 Giáo dục môi trường, bảo vệ tài nguyên cho học sinh lớp 10 trong: chương X Bài 41 Môi trường và tài nguyên thiên nhiên ; bài 42 Môi trường và sự phát triển bền vững Bài 41: Môi trường và tài nguyên thiên nhiên I.Môi trường -Môi trường xung quanh hay môi trường địa lí là không gian bao quanh Trái Đất , có quan hệ trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. -Môi trường sống của con người là tất cả hoàn cảnh bao quanh con người có ảnh hưởng đến sự sống phát triển của con người..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> -Môi trường sống của con người gồm: +Môi trường tự nhiên: Gồm tất cả những gì thuộc về tự nhiên ở xung quanh con người,có mối quan hệ trực tiếp hay gián tiếp đến sự sinh trưởng,phát triển và tồn tại của con người +Môi trường xã hội:Bao gồm các mối quan hệ xã hội trong sản xuất,trong phân phối,trong giao tiếp. +Môi trường nhân tạo:Bao gồm các đối tượng lao động do con người sản xuất ra và chịu sự chi phối của con người. -Sự khác nhau giữa MTTN và MTNT: +MTTN: xuất hiện trên bề mặt TĐ không phụ thuộc vào con người,con người tác động vào MTTN thay đổi,nhưng các thành phần TN vẫn phát triển theo quy luật tự nhiên +MTNT:là kết quả lao động của con người,phụ thuộc vào con người,con người không tác động vào thì các thành phần của MTNT sẽ bị hủy hoại. II.Chức năng của môi trường , vai trò của môi trường đối với sự phát triển xã hội loài người 1.Chức năng -Là không gian sống của con người -Là nguồn cung cấp tài nguyên thiên nhiên -Là nơi chứa đựng các chất phế thải do con người tạo ra. 2.Vai trò Môi trường tự nhiên có vai trò rất quan trọng với xã hội loài người nhưng không có vai trò quyết định đến sự phát triển xã hội loài người(vai trò quyết định sự phát triển XH là phương thức SX bao gồm sức SX và quan hệ SX) III.Tài nguyên thiên nhiên *Khái niệm: Là các thành phần của tự nhiên mà ở trình độ nhất định của sự phát triển lực lượng sản xuất chúng được sử dụng hoặc có thể được sử dụng làm phương tiện sản xuất và làm đối tượng tiêu dùng *Phân loại: -Theo thuộc tính tự nhiên:đất,nước,khí hậu,SV,KS -Theo công dụng kinh tế:tài nguyên nông nghiệp,CN,DL -Theo khả năng có thể hao kiệt trong quá trình sử dụng của con người: +Tài nguyên không khôi phục được:KS +Tài nguyên khôi phục được:ĐTV,đất trồng +Tài nguyên không bị hao kiệt:NL mặt trời,không khí,nước Bài 42: Môi trường và sự phát triển bền vững I.Sử dụng hợp lí tài nguyên,bảo vệ môi trường là điều kiện để phát triển.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> *Hiện trạng của tài nguyên và môi trường: -Các nguồn tài nguyên có hạn, đang bị cạn kiệt(khoáng sản,sinh vật) -Môi trường sinh thái đang bị ô nhiễm,suy thoái,sự nóng lên của Trái Đất do các khí thải làm tăng hiệu ứng nhà kính. *Sự phát triển bền vững: -Sử dụng hợp lí tài nguyên,bảo vệ môi trường để cho sự phát triển của xã hội hôm nay không làm hạn chế cho sự phát triển của ngày mai,phải tạo nền tảng cho sự phát triển tương lai. -Mục tiêu của sự phát triển bền vững:Sự phát triển phải đảm bảo cho con người có đời sống vật chất,tinh thần ngày càng cao,trong môi trường sống lành mạnh -Cơ sở của sự phát triển bền vững: +Giảm đến mức thấp của sự cạn kiệt TNMT.Đảm bảo sử dụng lâu dài các tài nguyên tái tạo lại được bằng cách tái chế,tránh lãng phí,tìm ra nguyên liệu mới thay thế. +Bảo tồn tính đa dạng sinh học,quản lí tốt phương thức và mức độ sử dụng +Bảo vệ,duy trì các hệ sinh thái tự nhiên,phục hồi lại các môi trường đã bị suy thoái,giữ gìn cân bằng các hệ sinh thái. *Hướng giải quyết các vấn đề môi trường -Phải có sự phối hợp,nỗ lực chung của các quốc gia,mọi tầng lớp trong xã hội -Chấm dứt chạy đua vũ trang,chấm dứt chiến tranh. -Giúp các nước đang phát triển thoát khỏi đói nghèo. -Áp dụng các tiến bộ KH-KT để kiểm soát tình trạng môi trường,sử dụng hợp tài nguyên -Phải thực hiện các công tác quốc tế về MT,luật MT II.Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước phát triển -Sự phát triển công nghiệp,đô thị hóa nhanh,dẫn đến vấn đề môi trường toàn cầu(mưa axit,..),chủ yếu ở Hoa Kì -Nhiều nước CN phát triển đã bảo vệ tốt hơn môi trường của nước mình,lại chuyển các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm sang các nước đang phát triển. III.Vấn đề môi trường và phát triển ở các nước đang phát triển 1.Các nước đang phát triển là nơi tập trung nhiều vấn đề môi trường và phát triển Chiếm 1/2 diện tích các lục địa, 3/4dân số thế giới, giàu tài nguyên,môi trường bị hủy hoại nghiêm trọng. 2.Khai thác và chế biến khoáng sản ở các nước đang phát triển -Khai thác và chế biến khoáng sản:là nguồn xuất khẩu chủ yếu để thu ngoại tệ.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> -TLCH 165:Sự tiến bộ của KHKT làm giảm chi phí sử dụng nguyên nhiên liệu,tìm được các nguyên nhiên liệu rẻ tiền thay thế,làm cho các nước đang phát triển giảm nguồn thu ngoại tệ,nợ tăng lên. -Việc khai thác mỏ mà không chú ý đến bảo vệ môi trường, thì môi trường rễ bị ô nhiễm. -Các nước phát triển lợi dụng khó khăn ở các nước đang phát triển để bóc lột tài nguyên. 3.Việc khai thác tài nguyên nông,lâm nghiệp ở các nước đang phát triển. -Tài nguyên rừng rất phong phú -Việc đốt rừng làm nương rẫy, phá rừng lấy củi,lấy lâm sản xuất khẩu, mở rộng diện tích canh tác,...→ rừng bị suy giảm về diện tích, chất lượng, thúc đẩy quá trình hoang hoá ở vùng nhiệt đới. 1.3 Tôi tiến hành khảo kết quả đánh giá học sinh lớp 11C9 với vấn đề giáo dục môi trường trong bài: Bài 3: “ Một Số Vấn Đề Mang tính toàn cầu” Phiếu học tập : Một số vấn đề về môi trường toàn cầu Vấn đề môi trường. Hiện trạng. Nguyên nhân. Hậu quả. Giải pháp. Biến đổi khí hậu toàn cầu Suy giảm tầng ô dôn Ô nhiễm biển và đại dương Suy giảm đa dạng sinh học - Bảng chuẩn kiến thức: Vấn đề môi trường. Hiện trạng. Biến đổi - Trái đất khí hậu nóng lên. toàn cầu. Nguyên nhân - Lượng CO2 tăng đáng kể trong khí quyển → hiệu ứng nhà kính.. Hậu quả - Băng tan. - Mực nước biển tăng →ngập một. Giải pháp Cắt giảm lượng CO2, SO2, NO2, CH4 trong.

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Mưa axit.. - Chủ yếu từ ngành sx điện và các ngành CN sử dụng than đốt.. số vùng đất thấp. sx và sinh - ảnh hưởng đến hoạt. sức khoẻ, sinh hoạt và sản xuất.. Suy giảm tầng ô dôn. - Tầng ô dôn bị thủng và lỗ thủng ngày càng lớn.. Hoạt động CN và sinh hoạt → một lượng khí thải lớn trong khí quyển.. ảnh hưởng đến sức khoẻ, mùa màng, sinh vật thủy sinh.. Cắt giảm lượng CFCS trong sx và sinh hoạt.. Ô nhiễm biển và đại dương. - Ô nhiễm nghiêm trọng nguồn nước ngọt.. - Chất thải công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt.. - Thiếu nguồn nước sạch.. - Tăng cường xây dựng các nhà máy xử lý chất thải.. - Ô nhiễm biển.. Suy giảm. Nhiều loài sinh vật bị đa dạng tuyệt chủng sinh học hoặc đứng trước nguy cơ tuyệt chủng.. - ảnh hưởng đến sức khoẻ.. - Việc vận chuyển dầu và các sản phẩm - ảnh hưởng đến dầu mỏ. sinh vật thủy sinh.. Khai thác thiên nhiên quá mức.. - Mất đi nhiều loài sinh vật, nguồn thực phẩm, nguồn thuốc chữa bệnh, nguồn nguyên liệu... - Mất cân bằng sinh thái.. Qua quá trình khảo sát nội dung tích hợp đạt kết quả sau:. - Đảm bảo an toàn hàng hải. - Toàn thế giới tham gia vào mạng lưới các trung tâm sinh vật, xây dựng các khu bảo vệ thiên nhiên..

<span class='text_page_counter'>(12)</span> Giỏi Lớp. Tổng số. 11C9. 46. SL 10. Khá %. SL. 21.7. 34. Trung bình %. 74. Yếu. SL. %. SL. %. 2. 4.3. 0. 0. So sánh kết quả trên với năm học trước tôi nhận thấy: Khi thực hiện các giải pháp giáo dục môi trường trong dạy học Địa lí chất lượng môn học được nâng cao, học sinh đam mê hứng thú học tập bộ môn hơn so với trước. Vì thế trong quá trình giảng dạy giáo viên cần chủ động vấn đề tích hợp giáo dục môi trường trong từng bài dạy Địa lí phù hợp với từng đối tượng học sinh. 2. Các phương pháp giáo dục môi trường: - Phương pháp giảng giải. - Phương pháp đàm thoại. .- Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan. - Phương pháp thí nghiệm. - Phương pháp thảo luận. - Phương pháp đóng vai. - Phương pháp nghiên cứu tình huống. - Phương pháp thực địa. * Phương pháp đàm thoại: Đây là phương pháp truyền thống tuy nhiên rất có hiệu quả, giáo viên có thể áp dụng trong nhiều tiết học. Phương pháp này giáo viên sử dụng hệ thống câu hỏi để dẫn dắt chỉ đạo học sinh tìm hiểu và lĩnh hội kiến thức. * Phương pháp sử dụng các phương tiện trực quan: Trong việc học địa lý việc sử dụng các phương tiện trực quan có ý nghĩa rất lớn bởi vì học sinh chỉ có thể quan sát được các vấn đề môi trường tại địa phương, còn phần lớn các vấn đề môi trường tại Việt Nam và thế giới các em không có điều kiện để quan sát. Chính vì thế phương tiện trực quan giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách hiệu quả nhất..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> Phương tiện trực quan rất phong phú và đa dạng song loại phương tiện có nhiều khả năng giáo dục môi trường cho học sinh là các tranh ảnh, băng đĩa có nội dung về các vấn đề môi trường. * Phương pháp nêu gương: - Giáo viên có thể tìm hiểu một số gương điển hình tại địa phương hoặc thông qua các hình ảnh minh họa đã sưu tầm từ các địa phương khác để vấn đáp các em, định hướng cho các em xác định hành vi của mình đã đúng hoặc chưa.Nêu gương các bạn trong lớp trong trường để các em Chương 3: Biện pháp chủ yếu để thực hiện đề tài * Đối với giáo viên - Lập bảng liệt kê nội dung giáo dục môi trường có thể khai thác từ sách giáo khoa thuộc các khối khác nhau. - Chọn nội dung: Tích hợp toàn phần ( Kiến thức giáo dục môi trường trùng lặp hoàn toàn với kiến thức địa lí), tích hợp bộ phận (Kiến thức giáo dục môi trường là một bộ phận của kiến thức Địa lí) - Thiết kế bài học phải có tính mềm dẻo, thích ứng với nhiều tình huống khác nhau, nhưng đều đạt được mục tiêu giáo dục môi trường . - Thường xuyên tìm tòi học hỏi những tài liệu, phương pháp giáo dục môi trường có hiệu quả, đa dạng hơn trong các hoạt động. *Công tác giáo dục môi trường nói chung cần được cải tiến bằng những phương pháp giáo dục sau đây: - Ban Giám hiệu chỉ đạo tổ chức Đoàn tổ chức các hoạt động cụ thể và sinh động nhằm nâng cao hiệu quả các hoạt động ngoại khóa về giáo dục môi trường như tổ chức hưởng ứng “Chiến dịch làm cho thế giới sạch hơn”, “ Tuần lễ về nước sạch vệ sinh môi trường”, bằng những hoạt động bảo vệ môi trường nhân ngày “Môi trường thế giới” (5/6); trong đó chú trọng việc nâng cao hiệu quả tuyên truyền về vệ sinh môi trường; tổ chức các cuộc thi tìm hiểu theo từng đề tài về môi trường với nhiều hình thức như: bài viết, vẽ tranh, chụp ảnh , làm băng hình, trắc nghiệm kiến thức; phổ biến các bài hát có nội dung giáo dục môi trường . - Công tác giáo dục môi trường luôn đồng hành với công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật trong nhà trường như: Luật Giáo dục, Luật Giao thông đường bộ, Luật Phòng chống ma túy, Luật phòng chống xâm hại tình dục trẻ em,…nhằm mục tiêu xây dựng trường học an toàn, thân thiện. - Tiếp tục nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên và học sinh về bảo vệ môi trường, gắn việc giáo dục môi trường với việc triển khai thực hiện cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện và học sinh tích cực”..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> -Tập trung xây dựng cảnh quan nhà trường xanh- sạch- đẹp; đặc biệt chú trọng khu nhà vệ sinh phải tuyệt đối thông thoáng, sạch sẽ và hàng ngày có thuê mướn, bố trí người dọn vệ sinh thường xuyên. - Giáo dục học sinh có ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, phòng học lớp học, khu nhà vệ sinh, không vứt rác bừa bãi, không viết vẽ bậy trên bàn, trên tường và hình thành thói quen tự giác nhặt rác trong trường bỏ vào sọt rác đúng nơi qui định. - Giáo dục môi trường phải đi đôi với giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Chúng ta muốn hiệu quả giáo dục môi trường luôn bền vững thì cần phải giáo dục cho các em những thói quen tốt, những kỹ năng sống liên quan đến bảo vệ môi trường. Ví dụ: Cần phải ý thức hơn đối với môi trường thông qua từng công việc cụ thể của mỗi cá nhân. Trước tiên, đó chính là sự thay đổi thói quen hàng ngày trong cuộc sống theo hướng tiết kiệm năng lượng. Chỉ cần một cái nhấn nút tắt đèn hay các thiết bị điện, điện tử khi ra vào phòng ở hay nơi làm việc thì cũng giảm thiểu được khá nhiều chi phí phải trả. Chúng ta rèn các em thói quen không vứt rác trong phòng học, ngoài sân trường, không ném rác trên đường đi, khi thấy rác trước mặt phải nhặt và đổ rác đúng nơi quy định, không phải bằng khẩu hiệu hay lời khuyên mà quy định bắt buộc mỗi lớp học phải có một giỏ đựng rác đặt ở góc lớp. Khi nhìn thấy người khác vứt rác không đúng chỗ, nên có trách nhiệm nhắc nhở lịch sự để giữ gìn nhà trường luôn sạch đẹp, vệ sinh. Khi tổ chức cho học sinh đi tham quan, du lịch, phải nhắc nhở các em không được vứt bừa bãi giấy gói, bao bì thức ăn, chai lọ, vỏ đồ hộp…không đúng nơi đổ rác. Trong học tập, chúng ta nên khuyên các em tận dụng viết hai mặt giấy, giấy loại tích góp để làm kế hoạch nhỏ. Trong cuộc sống hàng ngày, khi đi lựa chọn mua hàng tiêu dùng, giáo dục các em giảm thiểu dùng bao bì nilon, tránh mua các hàng hóa có bao bì quá nhiều và cầu kỳ, nên chọn mua nhũng sản phẩm có ghi “sản phẩm xanh”, sản phẩm không độc hại với môi trường hoặc mua những loại hàng hóa có bao bì dễ tiêu hủy trong tự nhiên hoặc có thể dùng lại nhiều lần….

<span class='text_page_counter'>(15)</span> III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ - Đề nghị ngành giáo dục mở các chuyên đề bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho giáo viên về giáo dục môi trường nhằm nâng cao khả năng tích hợp, lồng ghép giáo dục môi trường trong các giờ học chính khóa, hoạt động ngoài giờ lên lớp. Đồng thời khắc phục những hạn chế khi tích hợp về giáo dục môi trường trong giảng dạy như: lạm dụng thuật ngữ khoa học chuyên ngành về môi trường, thông tin giáo dục về môi trường mang tính lý thuyết suông, quá hàn lâm, không vừa sức học sinh từng khối lớp và thực tiễn ở địa phương, nhà trường. - Các cấp quản lý giáo dục trong trường phải quan tâm thường xuyên đến công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung về giáo dục môi trường nên coi đó như một hoạt động chuyên môn trong trường. Bên cạnh đó, cần nghiêm khắc phê bình, xử lý các hiện tượng buông lỏng hoặc xem nhẹ công tác giáo dục môi trường; đồng thời chú trọng việc nêu gương và nhân rộng điển hình những tập thể, cá nhân có những sáng kiến hay, cách làm tốt, hiệu quả trong công tác giáo dục môi trường. - Để công tác giáo dục môi trường có tính khả thi, nhà trường cần huy động mọi nguồn lực trong ngành giáo dục và xã hội từng bước đầu tư và nâng cấp cơ sở vật chất trường học, đảm bảo tiêu chuẩn môi trường về: ánh sáng, không khí trong lành, không gian yên tĩnh, nước sạch, công trình vệ sinh đạt chuẩn. -Về công tác tuyên truyền và giáo dục nhà trường cần phải trang bị: phim tư liệu, tranh ảnh, tài liệu, báo chí, thiết bị phục vụ công tác giáo dục môi trường, xây dựng vườn trường, góc sinh thái… -Công tác bảo vệ môi trường có trở thành hiện thực hay không, có được duy trì một cách bền vững hay không điều đó phụ thuộc rất lớn vào công tác giáo dục thanh thiếu niên còn đang ngồi trên ghế nhà trường.Tôi rất mong được sự phối hợp, giúp đỡ của các ban ngành, đoàn thể, cơ quan chức năng về bảo vệ môi trường tích cực hơn nữa ủng hộ vật chất và tinh thần để công tác giáo dục môi trường trong trường học ngày càng cụ thể, thiết thực, đồng.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> bộ và hiệu quả, góp phần cho con em chúng ta được phát triển một cách hoàn thiện hơn về trí tuệ và nhân cách, biết sống thân thiện với môi trường, để việc bảo vệ môi trường dần dần trở thành nếp nghĩ, thành thói quen, thành hành động cụ thể. Tôi xin chân thành cảm ơn !.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Lê Thông ( Chủ biên ) – Nguyễn Hữu Dũng. Dân số môi trường tài nguyên. Nhà xuất bản giáo dục – 2000. 2. Nguyễn Đình Giang. Tư liệu dạy học Địa Lí 7. Nhà xuất bản giáo dục – 2004. 3. PGS.TS.Nguyễn Thị Thu Hằng ( Chủ biên ) – PGS. Nguyễn Phi Hạnh – PGS.TS. Đặng Văn Đức. Giáo dục môi trường qua môn Địa Lí ở trường phổ thông. Nhà xuất bản Hà Nội – 2003. . 4. Tác giả Nguyễn Đình Khoa.Môi trường sống và con người. Nhà xuất bản Hà Nội – 1987. 6. Website: - vi.wikipedia.org/wiki/Ô_nhiễm_môi_trường - www.iesd.gov.vn/ - tailieu.vn/xem-tai.../moi-truong-va-phat-trien-ben-vung.167657.html.

<span class='text_page_counter'>(18)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×