Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

CẠNH TRANH lãi SUẤT TRÊN THỊ TRƯỜNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM GIAI đoạn 2007 2010

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (646.05 KB, 26 trang )

Tiểu luận kinh tế vi mơ

Nhóm 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA NGÂN HÀNG
------------------------------

TIỂU LUẬN KINH TẾ VI MÔ

CẠNH TRANH LÃI SUẤT TRÊN THỊ TRƯỜNG
NGÂN HÀNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 - 2010

Lớp
: Kinh tế vi mô đêm 1 - K19
Nhóm
: Nhóm 9
Giáo viên hướng dẫn: TS. Hay Sinh
Danh sách học viên thực hiện:
1. Trần Thanh Bình
2. Đỗ Phúc Minh
3. Vũ Thị Nga
4. Vương Văn Đức
5. Nguyễn Hoàng Oanh
6. Hoàng Bá Hoài Phong
7. Nguyễn Văn Phúc
8. Nguyễn Thị Anh Tâm
9. Nguyễn Văn Thanh
10. Lưu Bách Tùng

TP. Hồ Chí Minh, tháng 08 năm 2010



GVHD: TS. Hay Sinh

Trang 1


Tiểu luận kinh tế vi mơ

Nhóm 9

MỤC LỤC

Trang

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỂ NGÂN HÀNG VÀ CẠNH TRANH TRONG
HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG................................................................................. 3
I.1. Ngân hàng Thương mại và hoạt động ngân hàng ........................................... 3
I.1.1. Định nghĩa Ngân hàng Thương mại............................................................. 3
I.1.2. Hoạt động ngân hàng................................................................................... 3
I.2.Cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng............................................................ 3
I.3. Định giá sản phẩm trong hoạt động Ngân hàng.............................................. 4
I.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc định giá trong hoạt động Ngân hàng....... 5
PHẦN II: THỰC TRẠNG CẠNH TRANH LÃI SUẤT TRÊN THỊ TRƯỜNG
NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG KHOẢNG THỜI GIAN TỪ 2007 – 2010 ..... 6
I. THỰC TRẠNG CẠNH TRANH LÃI SUẤT TRÊN THỊ TRƯỜNG NGÂN
HÀNG VIỆT NAM TRONG KHOẢNG THỜI GIAN TỪ 2007 – 2010:............. 6
II.1. Một số căn cứ pháp lý liên quan đến lãi suất: ................................................ 6
II.2.Diến biến lãi suất năm 2007: .......................................................................... 7
II.3. Diến biến lãi suất năm 2008: ......................................................................... 9
II.4. Diến biến lãi suất năm 2009: ....................................................................... 15

II.5. Diến biến lãi suất năm 2010: ....................................................................... 18
II.6. Các chiến lược cạnh tranh các ngân hàng sử dụng trong giai đoạn vừa qua: 20
II.7. Đúc kết một số nguyên nhân của việc cạnh tranh lãi suất: ........................... 21
PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, ĐỀ XUẤT ....................................................... 24
III.1. Các giải pháp Chính phủ, Ngân hàng nhà nước đã thực hiện:.................... 24
III.2. Các giải pháp, đề xuất của nhóm............................................................... 24

GVHD: TS. Hay Sinh

Trang 2


Tiểu luận kinh tế vi mơ

Nhóm 9

PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỂ NGÂN HÀNG VÀ CẠNH TRANH
TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG

I.1. Ngân hàng Thương mại và hoạt động ngân hàng
I.1.1. Định nghĩa Ngân hàng Thương mại
Ngân hàng Thương mại là loại ngân hàng giao dịch trực tiếp với các cơng ty,
xí nghiệp, tổ chức kinh tế và cá nhân, bằng cách nhận tiền gửi, tiền tiết kiệm, rồi sử
dụng số vốn đó để cho vay, chiết khấu, cung cấp các phương tiện thanh toán và cung
ứng các dịch vụ ngân hàng cho các đối tượng nói trên
I.1.2. Hoạt động ngân hàng
Hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng
với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và
cung ứng các dịch vụ thanh toán.
I.2.Cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng

Hoạt động ngân hàng tại Việt nam được điều chỉnh bởi Luật các tổ chức tín
dụng. Có thể nói thị trường hoạt động Ngân hàng tại Việt Nam có đặc điểm là một
thị trường cạnh tranh độc quyền. Cạnh tranh độc quyền có đặc điểm là sự phân biệt
sản phẩm. Các sản phẩm về mặt nào đó là độc nhất nhưng chúng lại là những hàng
thay thế gần gũi cho nhau. Sự phân biệt sản phẩm thường đi liền với nhãn hiệu do
Ngân hàng sở hữu. Các ngân hàng có những sản phẩm tương đối giống nhau nhưng
khách hàng lại cho rằng chúng có sự khác biệt, dựa trên chiến lược khác biệt hoá sản
phẩm của các ngân hàng. Tuy nhiên, sự tồn tại của những mặt hàng thay thế gần gũi
tác động đến quyền lực thị trường của các ngân hàng cho nên các ngân hàng đứng
trước đường cầu thường là rất co giãn.
Trong thị trường cạnh tranh ngân hàng, giá cả hàng hóa cũng được hình
thành do cung và cầu (cụ thể là nhu cầu về tiền và cung về tiền) tức nếu cầu về tiền
tê cao thì đẩy lãi suất lên cao và cung về tiền tệ cao sẽ đẩy lãi suất xuống thấp hơn.
Tuy nhiên, khác với các hàng hóa thông thường khác, giá cả tiền tệ (cụ thể là lãi
suất) ít khi biến động q mạnh và thơng thường do các ngân hàng định giá vào báo
giá cho khách hàng dựa trên cung cầu tiền thị trường. Nó khơng tự do thỏa thuận
GVHD: TS. Hay Sinh

Trang 3


Tiểu luận kinh tế vi mơ

Nhóm 9

như những hàng hóa thông thường trên thị trường. Đồng thời, giá cả tiền tệ (lãi suất)
được quản lý khá chặt chẽ bởi Chính phủ, Ngân hàng nhà nước (NHNN) như trong
giai đoạn khủng hoảng mà chúng ta sắp bàn dưới đây, lúc này cung thiếu so với cầu,
lãi suất tăng khá mạnh nhưng cũng không phải là tự do cạnh tranh mà bị khống chế
bởi các mức trần (hoặc sàn) của Chính phủ, NHNN. Do đó, phần nào cũng mang

yếu tố độc quyền.
Vốn hoạt động trong ngân hàng phải theo quy định về mức vốn pháp định
của tổ chức tín dụng do Chính phủ ban hành do vậy việc gia nhập ngành ngân hàng
cũng rất khó khăn. Tuy nhiên, trong những năm qua, hệ thống ngân hàng Việt Nam
đã phát triển nhanh cả về quy mô và chất lượng. Ngân hàng Nhà nước có nhiều nỗ
lực trong việc điều hành chính sách tiền tệ, ổn định tỷ giá, lãi suất và kiềm chế lạm
phát, góp phần làm ổn định kinh tế và tạo điều kiện cho tăng trưởng kinh tế ở mức
độ cao. Đặc biệt từ sau khi hội nhập WTO, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã mở
rộng rất nhanh, chính điều này đã tạo ra sự cạnh tranh khóc liệt trong hệ thống ngân
hàng.
I.3. Định giá sản phẩm trong hoạt động Ngân hàng
Căn cứ vào mức lãi suất cơ bản do ngân hàng Nhà nước quy định mà hình
thành nên mức lãi suất huy động và lãi suất cho vay tại các ngân hàng. Trong thị
trường cạnh tranh giá cả của đối thủ cạnh tranh và phản ứng của họ về giá ảnh
hưởng không nhỏ đến việc định giá của Ngân hàng. Người tiêu dùng đánh giá về giá
trị và giá cả của một sản phẩm dựa trên những giá cả và giá trị của sản phẩm tương
đương, chiến lược định giá của Ngân hàng cũng có thể ảnh hưởng đến sự cạnh
tranh. Một chiến lược giá cao, mức lời cao, có thể thu hút sự cạnh tranh, trong khi
một chiến lược giá thấp, mức lời thấp có thể làm nản các đối thủ cạnh tranh hay làm
họ rút lui khỏi thị trường.
Do vậy, ngân hàng cần biết giá cả và chất lượng của đối thủ. Điều này có thể thực
hiện được bằng nhiều cách. Một khi Ngân hàng đã biết rõ giả cả và các cống hiến
của những đối thủ cạnh tranh, Ngân hàng có thể sử dụng nó để định hướng cho việc
định giá sản phẩm của mình.

GVHD: TS. Hay Sinh

Trang 4



Tiểu luận kinh tế vi mơ

Nhóm 9

I.4. Những nhân tố ảnh hưởng đến việc định giá trong hoạt động
Ngân hàng
- Trong thị trường cạnh tranh: kể từ sau khi hội nhập WTO hệ thống ngân
hàng Việt Nam đã mở rộng rất nhanh kéo theo việc gia nhập ngành nhanh chóng.
Các ngân hàng gặp nhiều khó khăn họ sẽ coi trọng sự tồn tại như mục tiêu chính
yếu. Họ phải định giá thấp sản phẩm của mình, miễn là giá cả đủ trang trải các biến
phí và một số định phí khác để có thể tồn tại, cầm cự được một thời gian nhằm vượt
qua giai đoạn khó khăn này. Tuy nhiên, việc định giá quá thấp
- Tối đa hóa lợi nhuận: Ngân hàng cũng giống như nhiều doanh nghiệp khác
muốn đề ra một mức giá nhằm tối đa hóa lợi nhuận hiện tại, họ ước lượng mức cầu
và phí tổn đi liền với những mức giá khác nhau và chọn ra mức giá có được lợi
nhuận tối đa hoặc tỉ lệ doanh thu trên vốn đầu tư tối đa.
- Chất lượng sản phẩm: một Ngân hàng có thể lấy mục tiêu dẫn đầu về chất
lượng sản phẩm trên thị trường nhưng điều này đòi hỏi phải đề ra mức giá cao và
tốn kém chi phí.
- Dẫn đầu thị phần: Ngân hàng muốn đạt thị phần cao nhất, họ tin rằng Ngân
hàng nào có thị phần lớn nhất sẽ có phí tổn thấp nhất và lợi nhuận về lâu dài là cao
nhất. họ đeo đuổi thị phần bằng cách định giá thấp và một chương trình phối hợp
hoạt động marketing đồng bộ để đạt được mục tiêu này.
- Các nhân tố khác: Ngân hàng có thể sử dụng giá để đạt các mục tiêu khác
nhau. Họ có thể định giá thấp để ngăn chặn không cho các đối thủ tham gia vào thị
trường hoặc định giá ngang đối thủ để ổn định thị trường. Giá có thể đưa ra để duy
trì sự trung thành của khách hàng cũ và sự ủng hộ của khách hàng mới. Như thế,
việc định giá có thể đóng vai trị quan trọng trong việc hồn thành các mục tiêu của
Ngân hàng ở nhiều mức độ khác nhau. Tuy nhiên, Ngân hàng là ngành đặc thù, cho
nên việc định giá sản phẩm trong ngân hàng cũng chịu ảnh hưởng bởi các văn bản

liên quan.

GVHD: TS. Hay Sinh

Trang 5


Tiểu luận kinh tế vi mơ

Nhóm 9

PHẦN II: THỰC TRẠNG CẠNH TRANH LÃI SUẤT TRÊN THỊ
TRƯỜNG NGÂN HÀNG VIỆT NAM TRONG KHOẢNG THỜI GIAN
TỪ 2007 – 2010

I. THỰC TRẠNG CẠNH TRANH LÃI SUẤT TRÊN THỊ TRƯỜNG NGÂN
HÀNG VIỆT NAM TRONG KHOẢNG THỜI GIAN TỪ 2007 – 2010:
II.1. Một số căn cứ pháp lý liên quan đến lãi suất:
 Huy động:


Nghị định 165/HĐBT ngày 23/9/1982 ấn định mức cố định từ ngày 01/10/1982.



Quyết định số 381/QĐ-NH1 ngày 28/12/1995 khống chế chênh lệch bình quân
giữa lãi suất huy động và lãi suất cho vay là 0,35%/tháng còn mức cụ thể giao
cho các NHTM tự quy định theo.




Đến ngày 28/6/1997, lãi suất huy động vốn đã thực sự tuân theo quy luật thị
trường khi NHNN hoàn toàn trao quyền cho các NHTM quyết định để phù hợp
với thời hạn của từng loại tiền gửi, địa bàn kinh doanh của từng tổ chức tín dụng.

 Tín dụng:


Nghị định số 165/HĐBT ngày 23/9/1982 xác định hai chủ thể cho vay là Ngân
hàng và Hợp tác xã (HTX) tín dụng.



Đối với Ngân hàng quy định gồm cho vay vốn lưu động và cho vay vốn cố định
đối với HTX Tín dụng chia mức cho vay thành mức ngắn hạn và mức còn lại.



Nghị định 99-HĐBT ngày 29/6/1987, quy định cho vay vốn lưu động trong giới
hạn 2,4% đến 6%/tháng và cho vay vốn cố định từ 2,1% đến 5,4%/tháng.



Quyết định 381/QĐ-NH1 ngày 28/12/1995, NHNN chính thức bỏ mức sàn mà
chỉ áp dụng trần lãi suất cho vay.



Quyết định số 241/2000/QĐ-NHNN1 ngày 02/8/2000, lãi suất cho vay của các
NHTM khơng phải tn theo mức trần. NHNN chính thức công bố định kỳ lãi

suất cơ bản và biên độ giao động. NHTM sẽ tự mình đưa ra các mức lãi suất cho
phù hợp với tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh



Quyết định số 546/2002/QĐ-NHNN ngày 30/5/2002 lãi suất cho vay được hoàn
toàn thả nổi theo nguyên tắc tự do thỏa thuận giữa bên đi vay và NHTM;



Quyết định 381/QĐ-NH1 ngày 28/12/1995 về mức trần cho vay và tại Quyết

GVHD: TS. Hay Sinh

Trang 6


Tiểu luận kinh tế vi mơ

Nhóm 9

định số 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/5/2008 NHNN đưa ra cách xác định mức
trần có khác đó là lãi suất cho vay khơng được vượt q 150% lãi suất cơ bản do
NHNN quy định.
II.2.Diến biến lãi suất năm 2007:
Tháng 02/2007, các NHTM đồng loạt tăng lãi suất đồng Việt Nam do thị
trường chứng khoán tăng mạnh. Khi đó, nhiều người dân rút tiền tiết kiệm để đổ vào
chứng khoán, buộc các NH phải tăng lãi suất để giữ chân khách hàng và cạnh tranh
với kênh đầu tư chứng khoán.
Đến khoảng giữa năm 2007, chuyển biến theo hướng ngược lại khi thị trường

chứng khoán trở nên trầm lắng. Các cơng ty chứng khốn, các cơng ty niêm yết và
những nhà đầu tư cá nhân bắt đầu có dấu hiệu chùn chân, khi đó nguồn vốn lại quay
trở lại ngân hàng. Nhiều ngân hàng dư vốn đành phải hạ lãi suất để từ chối bớt tiền
gửi.
Đến cuối năm 2007, lãi suất nhích lên trở lại khi các ngân hàng cần vốn để
cho doanh nghiệp vay vốn lưu động cho hoạt động sản xuất kinh doanh vào dịp cuối
năm. Ngồi việc tăng lãi suất, để tránh tình trạng tăng lãi suất liên tục sẽ phá vỡ cam
kết thực hiện lãi suất thỏa thuận trong Hiệp hội ngân hàng Việt Nam, các ngân hàng
tung ra nhiều chiêu khuyến mãi để tăng nhanh vốn huy động.
Lãi suất năm 2007
9.9

Lãi suất

9.8
9.7
9.6
9.5
9.4
9.3
1

2

3

4

5


6

7

8

9

10

11

12

Tháng

Hình 1: Diễn biến lãi suất huy động VND trong năm 2007
 Nguyên nhân:

GVHD: TS. Hay Sinh

Trang 7


Tiểu luận kinh tế vi mơ

Nhóm 9

Xuất phát từ năm 2007 khi hệ thống ngân hàng Việt Nam gặp phải hai vấn đề
lớn là rủi ro về mặt thanh khoản và rủi ro từ các hoạt động liên quan đến chứng

khoán và bất động sản:
- Về thanh khoản: Sự khác biệt quá ít về sản phẩm giữa các Ngân hàng
thương mại (NHTM) đã dẫn tới hệ lụy là các NHTM phải cạnh tranh về giá. Lãi suất
chính là cuộc chiến cuối cùng, là "lá bài" cuối cùng mà các NHTM buộc phải sử
dụng đến để hút khách hàng và giữ thị phần của họ. Tâm điểm của cuộc cạnh tranh
về giá của các NHTM xuất phát từ việc các ngân hàng nhỏ, mới ra đời. Trong cuộc
cạnh tranh này, mức lãi suất dẫn đầu vẫn thuộc nhóm các NHTM cổ phần nông thôn
vừa nâng cấp lên, các NHTM cổ phần đơ thị. Các NHTM nhỏ, mới ra đời chưa có
tên tuổi nên việc huy động vốn rất nan giải, buộc họ phải tăng lãi suất để thu hút vốn
huy động. Các NHTM quốc doanh và các NHTM cổ phần lớn, lâu đời có lợi thế về
thương hiệu, mạng lưới rộng khắp và có một thị phần nhất định nên phần nào ít chịu
sức ép lãi suất hơn những ngân hàng nhỏ, mới ra đời... Tuy là rất ngại các NHTM
quốc doanh, NHTM cổ phần lớn mặc dù rất "ngại" tham gia "cuộc chiến" lãi suất
nhưng trong bối cảnh lãi suất thị trường đang được dâng lên, thì lại khơng thể
khoanh tay đứng nhìn, bởi một khi khách đã đi thì khó lịng kéo họ quay trở lại.
- Các hoạt động liên quan đến chứng khoán và bất động sản: thị trường
chứng khoán và bất động sản thời gian từ đầu năm 2007, tăng trưởng quá nóng, lợi
nhuận thu được từ đầu tư chứng khoán và kinh doanh bất động sản cao hơn rất nhiều
so với lãi suất tiền gửi ngân hàng do vậy, lãi suất tiền gửi trở nên không cịn có ý
nghĩa. Thực tế cho thấy, thời gian qua, một lượng tiền không nhỏ từ các NHTM
được cho vay để "bơm" vào thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản. Người
dân rút tiền ra khỏi hệ thống ngân hàng, đổ vào thị trường chứng khoán hoặc thị
trường bất động sản với suất sinh lợi cao hơn nhiều, từ đó các ngân hàng buộc phải
tăng lãi suất huy động để giữ chân khách hàng. Ngoài ra, càng đổ tiền vào thì tính
chất “bong bóng” của thị trường chứng khống, thị trường bất động sản càng cao,
dẫn đến rủi ro càng cao và như vậy lãi suất cho vay của NHTM đối với các mục
đích vay vốn này tăng cao
Một nguyên nhân khác là do sự phân tách thị trường, và đây chính là sự bất
cập của thị trường tiền tệ hiện nay. Hoạt động của thị trường liên ngân hàng chưa


GVHD: TS. Hay Sinh

Trang 8


Tiểu luận kinh tế vi mơ

Nhóm 9

thơng suốt, trong cùng một địa bàn, có Ngân hàng thì thiếu vốn, có Ngân hàng lại
thừa vốn, song các Ngân hàng này lại chưa tiếp cận nhau, thậm chí khơng chịu bắt
tay nhau, dẫn đến tình trạng vốn trên thị trường liên ngân hàng vẫn dư thừa, lãi suất
liên ngân hàng hạ nhưng lãi suất huy động trên thị trường vẫn tăng.

Không kỳ hạn
3 tháng
(%/năm)
(%/năm)
Nhóm Ngân hàng thương mại nhà nước
Agribank
3.00%
7.56%
Vietcombank
3.00%
7.44%
BIDV
3.00%
7.56%
Vietinbank
3.00%

7.56%
Nhóm Ngân hàng thương mại cổ phần
ACB
3.00%
8.52%
Quốc tế
3.00%
8.52%
Sacombank
3.00%
8.40%
Techcombank
2.40%
8.58%
Đông Á
3.00%
8.40%
Eximbank
3.00%
8.52%
Habubank
3.00%
8.52%
Phương Đông
3.60%
8.64%
G-Bank
3.00%
8.64%
Ngân hàng


6 tháng
(%/năm)

12 tháng
(%/năm)

7.80%
7.80%
7.80%
7.80%

8.40%
8.40%
8.40%
8.40%

8.40%
8.76%
8.64%
8.76%
8.76%
8.76%
8.88%
8.88%
8.88%

9.18%
9.24%
9.24%

9.36%
9.24%
9.24%
9.36%
9.48%
9.36%

Bảng lãi suất VND một số ngân hàng tháng 01/2007 (Nguồn: sưu tầm)

II.3. Diến biến lãi suất năm 2008:
Cuối năm 2007 đã có những dự báo mặt bằng lãi suất vẫn đứng ở mức cao
hoặc tăng nhẹ trong tháng 1 năm 2008 khi nhu cầu vốn từ các doanh nghiệp vẫn cao
cho kỳ kinh doanh Tết Nguyên đán. Năm 2008, dự báo cuộc đua tăng lãi suất giữa
các ngân hàng sẽ được tăng tốc mạnh mẽ. Tuy nhiên, đã có những dấu hiệu cho thấy
Ngân hàng Nhà nước muốn ghìm cuộc đua này lại khi công bố mức lãi suất cơ bản
đồng VN áp dụng trong tháng 1-2008 là 8,25%/năm, không đổi kể từ tháng 12-2005
đến nay.

GVHD: TS. Hay Sinh

Trang 9


Tiểu luận kinh tế vi mơ

Nhóm 9

LÃI SUẤT NĂM 2008
20


NĂM

15
10
5
0
1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12


THÁNG

Hình 5: Diễn biến lãi suất huy động VND năm 2008

Năm 2008 có thể được coi là một năm có diễn biến lãi suất hết sức ngoạn
mục với những biến động có biên độ lớn và sự tham gia khá sâu sát của Ngân hàng
nhà nước Việt Nam. Có thể chia diễn biến lãi suất trong năm 2008 thành hai giai
đoạn như sau: Nửa đầu năm 2008 là cuộc đua tăng lãi suất của các ngân hàng và nữa
cuối là một cuộc đua theo chiều hướng ngược lại.
Diễn biến 6 tháng đầu năm: Từ mức lãi suất đầu năm là 8,5%, các ngân
hàng thương mại bắt đầu vào cuộc đua lãi suất, khởi đầu từ các ngân hàng thương
mại nhỏ, mới thành lập đến các ngân hàng thương mại cổ phần và cuối cùng các
ngân hàng thương mại quốc doanh cũng bị cuốn theo. Hiện tượng người dân rút tiền
từ ngân hàng có lãi suất thấp chuyển sang ngân hàng có lãi suất cao xuất hiện. Đây
là lý do để có ngân hàng buộc phải cấp tốc điều chỉnh tăng lãi suất để giữ chân
khách hàng. Các cam kết về mức trần lãi suất của các NHTM liên tục bị vi phạm.
Lãi suất huy động tăng cao đến đỉnh điểm vào tháng 6 năm 2008 là 18,5% (lúc này
lãi suất cơ bản của NHNN là 14% và lãi suất cho vay cao nhất là 21%). Một hiện
tượng thấy rõ là nguồn vốn chỉ di chuyển từ ngân hàng này sang ngân hàng khác
chứ vốn huy động trong dân đưa vào thị trường hầu như không đáng kể. Một nghịch
lý xuất hiện là lãi suất trung dài hạn của các NHTM lại thấp hơn so với lãi suất ngắn
hạn, đồng thời người gửi tiền cũng có tâm lý gửi ngắn ngày để chờ đợi lãi suất tiếp
tục tăng để rút ra gửi lại hoặc gửi vào ngân hàng khác có lãi suất cao hơn.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau, tuy nhiên có lẽ quan trọng nhất là do lạm
phát trong nước khá cao, chỉ trong 2 tháng đầu năm 2008 chỉ số giá (CPI) đã sấp xỉ
bằng mức của cả năm 2006. Chính sách thắt chặt tiền tệ được ngân hàng nhà nước
áp dụng, tăng lãi suất cơ bản, lãi suất tái cấp vốn, lãi suất chiết khấu, bán trái phiếu,

GVHD: TS. Hay Sinh


Trang 10


Tiểu luận kinh tế vi mơ

Nhóm 9

tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc ... cụ thể tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc từ 10% lên 11%/năm
và nâng lãi suất cơ bản từ 8.25% lên 8.75%/năm kể từ 01/02/2008, rồi lên 12%/năm
và đỉnh điểm là 14%/năm lãi suất huy động có lúc lên trên 20%, lãi suất cho vay
cũng tăng lên ở mức tương ứng, rút tiền khỏi thị trường thơng qua việc phát hành
20,300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc 17/03/2008, đồng thời buộc Kho bạc rút 50.000 tỷ
từ các Ngân hàng Thương mại làm cho tính thanh khoản của các ngân hàng bị chặn
đột ngột điều này gây ra tình trạng thiếu vốn trầm trọng. Điều này thể hiện rõ qua
làn sóng đua nhau tăng lãi suất huy động vốn trong toàn hệ thống ngân hàng. Giá cả
hay nói cách khác lãi suất gần như là cơng cụ duy nhất để các ngân hàng thu hút
vốn. Để tránh bị vướng trần, các NHTM đã chế biến ra nhiều chiêu thức khuyến mãi
mà thực sự là làm tăng lãi suất huy động lên. Bên cạnh việc thiếu vốn, ảnh hưởng
khủng hoảng tài chính Mỹ đã khiến các NHTM chùn chân trong việc cho vay, chú
trọng vào việc bảo đảm an tồn hoạt động. Do đó, lãi suất cho vay cũng tăng cao
ngất ngưỡng khiến người dân, doanh nghiệp khó tiếp cận nguồn vốn.
Mặc dù tùy thuộc vào chiến lược của từng ngân hàng nhưng nhìn chung các
ngân hàng đều gặp phải sự mất cân đối giữa các kỳ hạn vốn huy động và cho vay.
Trong tổng số dư tiền gửi tại các ngân hàng, có tới 80% là tiền gửi có kỳ hạn ngắn
(dưới 6 tháng). Nhưng nhu cầu vốn cho sản xuất, kinh doanh và đầu tư phát triển lại
rất lớn với kỳ hạn thường kéo dài từ 1 năm trở lên. Trong khi đó, thị trường chứng
khốn và thị trường trái phiếu chưa phát triển nên gánh nặng về nguồn vốn trung và
dài hạn chủ yếu dồn lên vai các ngân hàng thương mại. Bởi vậy, áp lực trong cân
đối nguồn vốn các kỳ hạn của các ngân hàng là không hề nhỏ. Để thu hút nguồn vốn
các ngân hàng đã tăng lãi suất để thu hút vốn.

Thêm vào đó, sự ấm lên của thị trường chứng khốn và thị trường bất động
sản cũng có tác động nhất định đến nguồn vốn huy động của các ngân hàng. “Một
nguồn vốn không nhỏ đã dịch chuyển từ ngân hàng sang các kênh đầu tư này”. Và
cũng không phải ngẫu nhiên có những khoản vay trong các chương trình cho vay
tiêu dùng của các ngân hàng với lãi suất khá cao đổ vào thị trường chứng khoán và
thị trường bất động sản. Đó là chưa kể những đợt sóng trên thị trường vàng và thị
trường ngoại hối cũng khiến nhà đầu tư “sốt sắng” tham gia.
Không chỉ vậy vào cuối năm 2007 đầu năm 2008 nhằm phục vụ cho các nhu

GVHD: TS. Hay Sinh

Trang 11


Tiểu luận kinh tế vi mơ

Nhóm 9

cầu tiêu dùng và nhu cầu kinh doanh mùa cuối năm của khách hàng, nếu các ngân
hàng cổ phần không tăng lãi suất sẽ khó thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân
chúng, vì lạm phát tăng cao đã khiến người gửi tiết kiệm phải chịu lãi suất âm. Mặt
khác, do hiện nay nền kinh tế chưa hấp thụ hết dòng vốn ngoại, trong khi nguồn vốn
đầu tư gián tiếp vào Việt Nam được dự đoán sẽ tiếp tục chảy vào nên phải tăng lãi
suất huy động để hút tiền đồng.

CPI tháng 2 và cả năm giai đoạn 1997 – 2010 (Nguồn: Tổng cục thống kê)

Khơng kỳ hạn
3 tháng
6 tháng

12 tháng
24 tháng
(%/năm)
(%/năm)
(%/năm)
(%/năm)
(%/năm)
Nhóm Ngân hàng thương mại nhà nước
VCB
3.00
9.00
9.12
9.84
BIDV
3.00
7.20
7.56
8.28
8.40
Vietinbank
3.00
7.20
7.56
8.40
8.76
Nhóm Ngân hàng thương mại cổ phần
ACB
3.00
9.84
9.96

9.42
10.14
VIB
3.60
10.20
10.32
10.50
10.50
STB
4.80
9.72
9.78
9.96
10.14
TCB
3.00
10.20
10.32
10.56
10.56
EAB
3.60
11.52
11.64
11.88
9.72
Eximbank
3.36
9.36
9.96

10.20
10.24
Habubank
3.00
10.20
10.32
10.50
10.50
OCB
4.80
10.38
10.44
10.50
10.62
MB
2.40
8.28
8.76
9.24
9.60
SCB
3.60
12.00
12.60
13.80
13.80
Bảng lãi suất VND một số ngân hàng tháng 02/2008 (Nguồn: sưu tầm)
Ngân hàng

GVHD: TS. Hay Sinh


Trang 12


Tiểu luận kinh tế vi mơ

Nhóm 9

Diễn biến 6 tháng cuối năm: Bắt đầu từ tháng 7 trở đi, các ngân hàng lại
bước vào cuộc đua lãi suất mới nhưng với xu hướng ngược lại so với 6 tháng đầu
năm. Cuộc đua ban đầu chỉ mới nhích nhẹ từ 18,5% xuống còn 17,5% và bắt đầu
giảm mạnh từ tháng 10 năm 2008.
Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do các ngân hàng đã giữ được tính
thanh khoản của dịng tiền, đảm bảo được độ an tồn cao và tính rủi ro thấp. Mặt
khác, sau 6 tháng đã huy động được một lượng tiền khổng lồ về thì nay các ngân
hàng giảm lãi suất cho vay để kích thích người tiêu dùng trong hoạt động sản xuất
cũng như cho các doanh nghiệp vay để đầu tư. NH nào cũng chỉ muốn cho vay
khách hàng tốt, nhưng khách hàng tốt thì chỉ vay khi LS ở mức hợp lý (chỉ có khách
hàng xấu là vay bằng mọi giá). Vì vậy để có vốn rẻ khuyến khích nhu cầu vay của
DN tốt thì phải hạ LS huy động.
Thứ hai, tín hiệu tích cực từ lạm phát và chuyển biến kinh tế vĩ mơ cũng là cơ
sở để có được sự điều chỉnh này. Lạm phát có chiều hướng giảm - Do dư nợ tăng
thấp nên vốn khả dụng đồng Việt Nam dư thừa tương đối nhiều, cộng thêm tình
hình kinh tế có dấu hiệu giảm phát, các NH đã liên tục hạ LS tiền gửi đồng Việt
Nam. Từ16,5%- 17,5%/năm giảm về từ10,5%-14,5%/năm.
Và thứ ba, trên cơ sở xem xét các nhu cầu tín dụng, cân đối khả năng huy
động cũng như yêu cầu quản trị…, các ngân hàng đã có quyết định phù hợp với
trường hợp của mình, cũng như theo hướng chung của hệ thống. Trong bối cảnh khó
khăn của nền kinh tế, chi phí đầu vào tăng lên, khi có điều kiện các ngân hàng sẽ
xem xét để có điều chỉnh hợp lý, tính đến cả mục tiêu lợi nhuận của mình nữa, cùng

với nhận định việc giảm lãi suất huy động sẽ không ảnh hưởng lớn tới tốc độ huy
động trong thời gian tới.

GVHD: TS. Hay Sinh

Trang 13


Tiểu luận kinh tế vi mơ

Nhóm 9

Khơng KH 3 tháng
6 tháng
12 tháng Trên 12 tháng
(%/năm)
(%/năm)
(%/năm)
(%/năm)
(%/năm)
Nhóm Ngân hàng thương mại nhà nước
BIDV
12.60
12.60
12.50
11.5 – 12
Agribank
12.60
12.60
12.48

12 – 12.48
Vietinbank
12.60
12.60
12.30
9.5 – 11
Nhóm Ngân hàng thương mại cổ phần
ACB
10.20
10.50
11.00
10.5 – 11
STB
10.56
10.80
11.28
9.6 – 12.18
VIB
13.85
12.50
12.00
9 – 10
EAB
14.52
13.68
12.00
10.08 – 11.04
An Bình
12.85
12.90

12.50
9.5 – 12.35
Bảng lãi suất VND một số ngân hàng tháng 11/2008 (Nguồn: sưu tầm)
Ngân hàng

Diễn biến lãi suất cơ bản và điều hành của Chính phủ, NHNN:
Với mức lãi suất cơ bản là 8.25% đầu năm 2008, để phù hợp với tính hình
thực tế biến động lãi suất trên thị trường, tháng 02/2008, NHNN đã cho tăng lãi suất
cơ bản lên thành 8.75%. Mức lãi suất cơ bản này duy trì được 03 tháng, đến tháng
05/2008 lãi suất cơ bản đã là 12%. Mức 12% được làm cơ sở cho các tổ chức tín
dụng ấn định lãi suất kinh doanh (lãi suất huy động, lãi suất cho vay) bằng đồng
Việt Nam đối với khách hàng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do
Ngân hàng Nhà nước công bố để áp dụng trong từng thời kỳ. mức trần lãi suất huy
động 12%/năm theo Công điện số 02/CĐ-NHNN ngày 26/02/2008 hết hiệu lực thi
hành. Và với mức lãi suất cơ bản là 12%/năm, thì lãi suất cho vay tối đa của các
TCTD là 18%/năm, tương đối phù hợp với mặt bằng lãi suất thị trường, không gây
nên những xáo trộn lớn trên thị trường tiền tệ, tín dụng (theo báo cáo của các ngân
hàng thương mại về lãi suất cho vay trên thị trường hiện nay, thấp nhất là 12% 14%/năm, phổ biến là 15% - 18%/năm).
Các ngân hàng thương mại, điển hình như Ngân hàng Đầu tư và Phát triển
Việt Nam (BIDV) cũng đã điều chỉnh lãi suất huy động tối đa đối với đồng Việt
Nam, áp dụng từ ngày 19/5 như sau: kỳ hạn dưới 6 tháng là 13,3%/năm, từ 6 - 12
tháng là 13,5%/năm và trên 12 tháng là 13%. Lãi suất cho vay cũng được ngân hàng
này điều chỉnh lại thành 16,5%/năm (lãi suất tối thiểu) và 18%/năm (lãi suất tối đa).

GVHD: TS. Hay Sinh

Trang 14


Tiểu luận kinh tế vi mơ


Nhóm 9

Đỉnh điểm của lãi suất là vào ngày 11/06/2008 khi NHNN tăng lãi suất cơ
bản lên 14%/năm điều này dẫn đến lãi suất cho vay tăng lên cao ngất ngưỡng ở mức
21%/năm (khoảng 1.75%/tháng). Mức 14% này duy trì hơn bốn tháng cho đến ngày
21/10/2008 thì hạ xuống 13%/năm và giảm dần cho đến cuối năm 2008 cịn 8.5%.

Diễn biến lãi suất cơ bản
14

14

13

13
12

12

12
11

11

10

10
9


8.25

8.75

8.5
8

8
7

7
6
5
4
3
2
1
0
1/1/08

1/2/08

19/5/08

11/6/08

21/10/08

5/11/08


21/11/08

5/12/08

22/12/08

1/2/09

25/11/09

Hình 3: Diễn biến lãi suất cơ bản năm 2008 – 2009

II.4. Diến biến lãi suất năm 2009:
Ngay từ những tháng đầu năm, lãi suất huy động của các ngân hàng tăng nhẹ.
Một lý giải chắc chắn cho đợt điều chỉnh lãi suất huy động mới của các NH, vốn
không chỉ dừng lại ở khối các NHTMCP, là nhằm chuẩn bị một nguồn vốn dồi dào
trước các dự báo cho rằng nhu cầu vốn của DN sẽ đặc biệt tăng mạnh trong năm
2009. Các điều chỉnh tăng vì thế được thực hiện với hầu hết các kỳ hạn, từ kỳ hạn
tuần đến kỳ hạn 36 tháng. Ngày 12.3 của các NHTM gây chú ý khi công bố áp dụng
mức lãi suất huy động cao nhất 8,7%/năm cho kỳ hạn 36 tháng. Lãi suất các kỳ hạn
lần lượt được điều chỉnh tăng, lên mức 8%/năm cho kỳ hạn trên 12 tháng,
7,32%/năm cho kỳ hạn 3 tháng, và các kỳ hạn 6 - 9 - 12 tháng lần lượt nhận được
mức lãi xuất 7,44%/năm, 7,524%/năm và 8,004%/năm.
Từ tháng 5 đến tháng 7/2009, làn sóng đua tăng lãi suất huy động đồng Việt
nam ở các NHTM chưa có dấu hiệu dừng do nhu cầu hấp thụ vốn của nền kinh tế
tăng cao, lãi suất huy động đồng Việt Nam đang tiến sát về mức trần cho vay. Nhiều
NHTM chỉ trong 2 tuần đã tăng lãi suất tiền gửi 2 đến 3 lần. Trong tuần đầu tiên của
tháng 5, lãi suất giao dịch mới chỉ tăng nhẹ. Ở khối NHTM Nhà nước, lãi suất huy

GVHD: TS. Hay Sinh


Trang 15


Tiểu luận kinh tế vi mơ

Nhóm 9

động đồng Việt Nam không kỳ hạn phổ biến là 2,88%/năm, kỳ hạn 3 tháng: 7,3%, 6
tháng: 7,5%/năm và 12 tháng là 7,85%/năm. Tại khối NHTM cổ phần, mức
2,87%/năm dành cho không kỳ hạn, các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng có mức
lãi suất tương ứng là 7,59%/năm, 7,75%/năm và 8,04%/năm. Đến tuần cuối của
tháng 5, làn sóng tăng lãi suất huy động bằng đồng Việt Nam tăng khá mạnh. Cụ
thể, tại Ngân hàng An Bình, hiện mức lãi suất đỉnh đã lên tới 9,7% khi khách hàng
gửi tiết kiệm bậc thang với kỳ hạn dài và số tiền lớn. Với kỳ hạn 18 tháng, người
gửi tiền được hưởng lãi suất 9%/năm; 24 tháng: 9,2%/năm; 36 tháng: 9,4%/năm; 60
tháng: 9,5%/năm. trong tuần đầu tiên của tháng 5, lãi suất giao dịch mới chỉ tăng
nhẹ, ở khối ngân hàng thương mại Nhà nước, lãi suất huy động đồng Việt Nam
không kỳ hạn phổ biến là 2,88%/năm, kỳ hạn 3 tháng: 7,3%, 6 tháng: 7,5%/năm và
12 tháng là 7,85%/năm. Tại khối ngân hàng thương mại cổ phần, mức 2,87%/năm
dành cho không kỳ hạn, các kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng và 12 tháng có mức lãi suất
tương ứng là 7,59%/năm, 7,75%/năm và 8,04%/năm.
Từ tháng 8 đến tháng10/2009, các ngân hàng gia tăng lãi suất và đỉnh cao
nhất lên đến 9,5%. Cụ thể, Ngân hàng Hàng hải Việt Nam (Maritime Bank) lãi
suất tăng mạnh ở các kỳ hạn dài đều trên 9% và 36 tháng đã lên đến đỉnh 9,5%. Với
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Phát triển nhà TP.HCM (HDBank), ngay khi lãi
suất của nhiều ngân hàng tăng mạnh, ngân hàng nay cũng đã áp dụng lãi suất cao
nhất lên tới 9,5%/năm, kỳ hạn 36 tháng; các kỳ hạn 18 và 24 tháng cũng có mức
cao, 9,1% và 9,3%.


Lãi suất năm 2009
12

Lãi suất

10
8
6
4
2
0
1

2

3

4

5

6

7

8

9

10


11

Tháng

Hình 4: Diễn biến lãi suất huy động năm 2009

GVHD: TS. Hay Sinh

Trang 16


Tiểu luận kinh tế vi mơ

Nhóm 9

Tiếp tục sau đó các ngân hàng thương mại đưa ra các mức lãi suất huy động
cơ bản như 15 tháng (9,4%), 24 tháng (9,8%) hay 36 tháng (10,3%/năm) và tiếp tục
tăng lãi xuất huy động 0.3%. Đặc biệt, vào ngày 12/8 lãi suất huy động vốn đồng
Việt Nam đã lên tới đỉnh là 10.3%.
Đến đầu tháng 11 nhóm NHTM cổ phần điều chỉnh tăng lãi suất huy động
đồng Việt Nam với mức từ 0,1-0,3%/năm và tăng lãi suất huy động USD từ 0,10,2%/năm ở hầu hết các kỳ hạn, đặc biệt là lãi suất ngắn hạn. Hiện nay, lãi suất của
các ngân hàng đã lên tới 9.99%/năm cho kỳ hạn 1 tháng.
Có thể thấy, thực tế lãi suất huy động tăng gần sát lãi suất cho vay đã phản
ánh sự căng thẳng nguồn vốn của các ngân hàng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các
ngân hàng tiến vào cuộc đua lãi suất vào cuối năm.
Trước hết là do áp lực về vốn để thực hiện chính sách cho vay ưu đãi của
chính phủ và nhu cầu đáo hạn các khoản tiền gởi vào cuối năm. Khi ngân hàng thực
hiện hỗ trợ lãi suất, một yêu cầu bắt buộc là không được từ chối cho vay nếu đối
tượng đủ điều kiện. Hơn nữa, những hợp đồng tín dụng đã ký từ trước đã đến ngày

giải ngân cũng là một áp lực về vốn đối với ngân hàng. Trong bối cảnh hiện nay,
khó khăn khơng chỉ đến với ngân hàng thương mại mà cả đối với Ngân hàng Nhà
nước. Bởi lẽ, nếu giữ nguyên hoặc hạ lãi suất cơ bản để hạ giá vốn cho doanh
nghiệp, hỗ trợ chống suy giảm kinh tế thì phải đối mặt với áp lực cung cầu vốn trên
thị trường. Và điều này lại mâu thuẫn với việc nâng lãi suất cơ bản để giải tỏa cơn
khát vốn cho ngân hàng.
Mặt khác, để ổn định tăng trưởng và kiềm chế lạm phát, chính phủ phải bảo
vệ sự ổn định của lượng tiền cung ứng tăng thêm, do thực tế, nếu phát hành thêm
một đồng thì vịng quay của một đồng đó trong một năm lên tới 4,85 lần.
Ngồi ra, do tác động của việc nới lỏng chính sách tài khố và tiền tệ, nhất là
cơ chế hỗ trợ lãi suất trong 10 tháng đầu năm 2009, làm cho việc kiểm soát tốc độ
tăng ở mức hợp lý của hai chỉ tiêu trên gặp nhiều khó khăn, ảnh hưởng khơng thuận
lợi đối với việc kiềm soát lạm phát, ổn định lãi suất thị trường trong các tháng cuối
năm 2009 và sẽ kéo dài sang năm 2010 do độ trễ của tác động tiền tệ.

GVHD: TS. Hay Sinh

Trang 17


Tiểu luận kinh tế vi mơ

Nhóm 9

Khơng KH 3 tháng
6 tháng
12 tháng Trên 12 tháng
(%/năm)
(%/năm)
(%/năm)

(%/năm)
(%/năm)
Nhóm Ngân hàng thương mại nhà nước
Vietinbank
7.50
7.70
8.00
8 – 8.58
Agribank
7.50
7.70
8.00
8.00
BIDV
7.45
7.78
8.18
8.48
VCB
7.44
7.55
7.87
8.22
Nhóm Ngân hàng thương mại cổ phần
STB
7.78
8.06
8.21
8.748 – 8.808
EAB

7.42
7.32
7.50
7.2 – 7.26
An Bình
7.90
8.20
8.40
8.42 – 8.8
VIB
7.30
7.50
7.80
7.80
ACB
7.50
7.75
8.05
8.15 – 8.6
Bảng lãi suất VND một số ngân hàng tháng 06/2009 (Nguồn: sưu tầm)
Ngân hàng

II.5. Diến biến lãi suất năm 2010:
Chỉ số giá (CPI) tháng 12/2009 tăng 1,38%, tháng 01/2010 tăng 1,36% và
tháng 02/2010 tăng 1,96% đã tác động đến tâm lý thị trường nên mặt bằng lãi suất
huy động VND trong Quý I/2010 có xu hướng tăng, lãi suất cho vay VND thực tế ở
mức khá cao.
Tính đến tháng 03/2010 nhiều ngân hàng vẫn khó huy động vốn. Trong khi
lãi suất huy động khơng thể tăng được do quy định chặt chẽ thì khuyến mãi là lối
thoát cuối cùng. Tất cả các ngân hàng đều chọn phương án trèo qua trần lãi suất huy

động bằng khuyến mãi.
Thị trường bất động sản khơng có đột phá, chứng khốn lình xình, sàn vàng
sắp đến ngày đóng cửa, tất cả đều là điều kiện thuận lợi cho việc huy động vốn của
ngân hàng song thực tế ngân hàng lại khó huy động được vốn.
Trần huy động vốn đang được Ngân hàng nhà nước nắm chặt chắc sẽ chưa
được sớm gỡ bỏ khiến lãi suất cho vay cũng không thể tăng vọt.
Mức lãi suất 10,49% không đủ hấp dẫn người dân gửi tiền tiết kiệm. Thị
trường chứng khoán trồi sụt – tăng giảm khá thất thường và các sàn vàng đã gần như
đóng cửa thì nguồn tiền nhàn rỗi nhiều khả năng đang nằm trong két cất trữ. Nhiều
nhà đầu tư đang trong tâm trạng nghe ngóng, cân nhắc và mức lãi suất 10,49% cộng
với rất nhiều chương trình khuyến mãi cũng chưa chắc đã hấp dẫn được họ.
Sau khi Ngân hàng Nhà nước thực hiện đồng bộ, quyết liệt nhiều giải pháp
nhằm ổn định và giảm mặt bằng lãi suất, lãi suất huy động và cho vay VND từ đầu

GVHD: TS. Hay Sinh

Trang 18


Tiểu luận kinh tế vi mơ

Nhóm 9

tháng 4/2010 đã giảm, tuy mức giảm chưa mạnh vì tốc độ tăng trưởng nguồn vốn
huy động vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu tăng trưởng dư nợ tín dụng.
Lãi suất cho vay VND bình quân thực tế của 4 ngân hàng thương mại nhà
nước và 7 ngân hàng thương mại cổ phần có quy mô lớn khoảng 13,3%; Lãi suất
cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất nông nghiệp, nông thôn, xuất khẩu ở mức 12,5%
- 13%/năm, cho vay trung và dài hạn khoảng 14%/năm (tương ứng với lãi suất cùng
kỳ năm 2006, 2007).

Hiệp hội Ngân hàng đã thống nhất, hạ lãi suất huy động xuống quanh mức
11%/năm, áp dụng từ ngày 5/7/2010.Đối với các ngân hàng nhỏ gặp khó khăn về
nguồn vốn huy động được phép huy động tối đa 11,2%/năm. Theo lộ trình, chậm
nhất là tháng 10/2010 các ngân hàng phải đưa lãi suất huy động xuống còn
10%/năm.
Về lãi suất cho vay, các ngân hàng quốc doanh cũng cam kết cho ba đối
tượng ưu tiên là doanh nghiệp xuất khẩu, nông nghiệp nông thôn, doanh nghiệp nhỏ
và vừa xuống mức tối đa 12-12,5%/năm. Với các ngân hàng cổ phần, lãi suất cho
vay với các đối tượng này cao nhất 13-13,5%/năm.
Đầu tháng 7/2010 các ngân hàng thương mại (NHTM) Nhà nước và các
NHTM cổ phần quy mô lớn đã thống nhất tiếp tục giảm lãi suất cho vay, đặc biệt
đối với các doanh nghiệp trong khu vực nông nghiệp, nông thôn, doanh nghiệp xuất
khẩu, doanh nghiệp sản xuất nhỏ và vừa ở mức tối đa từ 12%-12,5%/năm.
Trong khi đó, diến biến trên thị trường cho thấy, lãi suất huy động đã có sự
điều chỉnh không đáng kể. Lãi suất huy động vẫn phổ biến ở mức 11,5%. Một số
ngân hàng đã hạ xuống dưới mức này. Rất nhiều ngân hàng duy trì mức 11,2% 11,4%. Mức thấp nhất là 10,49% của Petrolimex Bank, đây cũng là mức thấp nhất
trên thị trường hiện nay cho kỳ hạn dưới 12 tháng.
Mức lãi suất huy động cao nhất trên thị trường thời điểm này thuộc về Ngân
hàng Việt Nga với đỉnh là 11,99% cho các kỳ hạn từ 6 tháng đổ lên. VP Bank với lãi
suất 11,6% cho kỳ hạn 12 tháng và 11,8% cho kỳ hạn 36 tháng.

GVHD: TS. Hay Sinh

Trang 19


Tiểu luận kinh tế vi mơ

Khơng kỳ hạn
3 tháng

(%/năm)
(%/năm)
Nhóm Ngân hàng thương mại nhà nước
VCB
2.40
11.00
BIDV
2.40
10.00
Nhóm Ngân hàng thương mại cổ phần
ACB
3.00
11.08
STB
3.00
11.10
TCB
2.40
11.02
EAB
3.00
11.20
Eximbank
3.00
11.20
Ngân hàng

Nhóm 9

6 tháng

(%/năm)

12 tháng
(%/năm)

24 tháng
(%/năm)

11.00
10.20

11.00
10.30

10.50
10.40

11.08
11.10
11.05
11.20
11.20

11.08
11.10
11.15
11.20
11.20

11.00

10.98
11.15
10.90
10.35

Bảng lãi suất VND một số ngân hàng tháng 07/2010 (Nguồn: sưu tầm)

II.6. Các chiến lược cạnh tranh các ngân hàng sử dụng trong giai đoạn
vừa qua:
II.6.1 Huy động:
Để thu hút nguồn vốn đang dần di chuyển ra khỏi hệ thống ngân hàng nói
chung và đang dần chuyển ra khỏi ngân hàng mình nói riêng, các ngân hàng khơng
cịn cách nào khác là phải tăng lãi suất huy động. Tuy nhiên việc tăng lãi suất huy
động liên tục của các ngân hàng tạo thành cuộc “chạy đua” lãi suất đã gây ra những
ảnh hưởng không tốt đến nền kinh tế. Trước tiên là Hiệp hội các ngân hàng thỏa
thuận với nhau mức trần, sau đó không hiệu quả, Ngân hàng nhà nước vào cuộc với
các quy định cụ thể. Khi không thể sử dụng được biện pháp tăng lãi suất, các ngân
hàng đã đưa ra những chiêu thức mới:
-

Tặng quà cho khách gửi tiền, những món q khơng cịn mang tính tượng trưng
khích lệ mà có giá trị thực sự.

-

Khuyến mãi các tour du lịch nước ngoài đắt tiền.

-

Khuyến mãi lãi suất (tức là lãi suất thưởng ngoài lãi suất được nhận trên sổ) tuy

nhiên hình thức này về sau cũng bị NHNN cấm.

-

Khơng khuyến mãi lãi suất được các ngân hàng chuyển sang khuyến mãi “tiền
tươi” nhận ngay khi gửi tiền.
Tất cả những hình thức này đều mang đến kết quả là lãi suất huy động thực

tăng cao hơn so với lãi suất ghi trên sổ, điều này bắt đầu làm méo mó việc huy động

GVHD: TS. Hay Sinh

Trang 20


Tiểu luận kinh tế vi mơ

Nhóm 9

tiền tệ trên thị trường.
II.6.2 Tín dụng:
Khơng huy động được vốn, khơng có nguồn vốn cho vay và nếu có thì lãi
suất đầu vào cũng đã rất cao rồi. Do vậy, một mặt các ngân hàng thương mại không
mặn mà đối với việc cho vay, thứ hai nếu cho vay thì lãi suất cũng phải rất cao mới
có thể bù đắp lại chi phí. Vào thời điểm lãi suất cơ bản là 14% thì lãi suất cho vay
cao nhất theo quy định là 21%. Với mức lãi suất huy động thời điểm này cũng đã là
hơn 18% đến 19%, việc cho vay với lãi suất 21% của các ngân hàng thực sự là
khơng có lời. Tuy nhiên lãi suất cho vay đã đụng “trần” khơng thể tăng thêm được
nữa. Trước tình thế đó, các NHTM đã đưa ra nhiều chính sách:
-


Thu thêm phí thẩm định (thẩm định tài sản, thẩm định tín dụng …)

-

Thu phí quản lý tài sản (tài sản bảo đảm như BĐS, xe, …)

-

Thu phí quản lý khoản vay, quản lý hồ sơ …

-

Khi NHNN quy định khơng được thu phí liên quan đến các hoạt động tín dụng,
NHTM lại tiếp tục đưa ra chiến lược khác đó là đề nghị khách hàng bổ sung tài
sản bảo đảm bằng sổ tiết kiệm hoặc đề nghị khách hàng giữ lại một phần tiền
vay…
Tất cả những chiến lược đó đều làm tăng chi phí vay thực sự của khách hàng,

lãi suất cao nhất khi đó có thể lên đến 24%/năm. Và điều này đã thực sự làm méo
mó thị trường tín dụng.
II.7. Đúc kết một số nguyên nhân của việc cạnh tranh lãi suất:
* Mơi trường kinh tế
Chính sách nhà nước về cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (trong đó có
ngân hàng thương mại nhà nước) còn chậm.
Yếu tố giá cả tăng mạnh trong năm 2008 năm gần đây gây ra tâm lý e ngại
gửi tiền. Người dân e ngại gửi tiền đồng dài hạn vào hệ thống ngân hàng, dẫn đến
việc người dân chuyển sang đầu tư vào chứng khoán, bất động sản, hoặc tích trữ
dưới dạng USD và vàng.
Thị trường chứng khoán và bất động sản tăng trưởng quá nóng, lợi nhuận thu

được từ đầu tư chứng khốn và kinh doanh bất động sản cao hơn rất nhiều so với lãi
suất tiền gửi ngân hàng do vậy, lãi suất tiền gửi trở nên khơng cịn có ý nghĩa. Một
GVHD: TS. Hay Sinh

Trang 21


Tiểu luận kinh tế vi mơ

Nhóm 9

lượng tiền khơng nhỏ từ các NHTM được cho vay để "bơm" vào thị trường chứng
khoán, thị trường bất động sản. Người dân rút tiền ra khỏi hệ thống ngân hàng, đổ
vào các thị trường có suất sinh lợi cao, từ đó các ngân hàng buộc phải tăng lãi suất
huy động để giữ chân khách hàng.
Kinh tế khủng hoảng, khiến cho các ngân hàng ngần ngại trong việc cho vay,
huy động cao nhưng không cho vay được vì lãi suất vay quá cao (và ngân hàng cũng
khơng muốn cho vay vì sợ rủi ro). Dẫn đến nguồn vốn đôi khi bị ứ đọng trong ngân
hàng.
Hoạt động của thị trường liên ngân hàng chưa thông suốt, trong cùng một địa
bàn, có Ngân hàng thì thiếu vốn, có Ngân hàng lại thừa vốn, song các Ngân hàng
này lại chưa tiếp cận nhau, thậm chí khơng chịu bắt tay nhau, dẫn đến tình trạng vốn
trên thị trường liên ngân hàng vẫn dư thừa, lãi suất liên ngân hàng hạ nhưng lãi suất
huy động trên thị trường vẫn tăng.
* Khách hàng:
Suất sinh lợi ở các thị trường khác ngoài ngân hàng cao khiến người dân rút
tiền đổ vào các kênh đầu tư khác. Kinh tế suy thoái khiến người dân lo ngại khi gửi
tiền và người có tiền có xu hướng tự giữ lấy. Cạnh tranh lãi suất ngân hàng khiến
người gửi tiền có tâm lý giữ để chờ lãi suất tăng cao .... đó là những nguyên nhân từ
phía người gửi ngày càng đẩy lãi suất tăng.

Tốc độ tăng trưởng kinh tế dù được duy trì ở mức cao trong nhiều năm nhưng
thu nhập quốc dân bình qn đầu người vẫn cịn thấp, tiết kiệm và tích lũy trong dân
cư tuy đã tăng nhưng còn ở mức khiêm tốn và dân cư vẫn chưa thực sự tin tưởng khi
gửi tiết kiệm.
Nguồn vốn huy động của các ngân hàng chỉ tập trung ở đơ thị. Trong khi đó,
thị trường nơng thơn cịn bỏ ngỏ, nhưng nơi đây nguồn vốn có nhiều tiềm năng, nhất
là mấy năm gần đây nông thôn chuyển dịch cơ cấu kinh tế, nhiều trang trại, các hộ
nuôi thủy sản, trồng cây ăn trái đặc sản, chăn nuôi... mỗi năm thu nhập hàng trăm
triệu đồng và thậm chí cả tỷ đồng.
* Ngân hàng thương mại
Mức độ cạnh tranh trên thị trường vốn ngày càng cao. Việc huy động vốn của
các NHTM phải cạnh tranh với các kênh thu hút vốn khác như tiết kiệm bưu điện,

GVHD: TS. Hay Sinh

Trang 22


Tiểu luận kinh tế vi mơ

Nhóm 9

bảo hiểm nhân thọ, hoạt động đầu tư bất động sản, đầu tư cổ phiếu, trái phiếu trên
thị trường tài chính.
Nội lực của chính các ngân hàng, với quy mô vốn nhỏ, nguồn nhân lực hạn
chế, trình độ cơng nghệ cịn chậm tiến so với các nước trong khu vực. Hệ thống dịch
vụ ngân hàng trong nước còn đơn điệu, chất lượng chưa cao.
Do khơng thể đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ngân hàng đã khiến các ngân
hàng thương mại Việt Nam chủ yếu dựa vào công cụ lãi suất để cạnh tranh thu hút
khách hàng. Tuy nhiên, công cụ này cũng chỉ có tác dụng ở mức giới hạn nhất định.

Sức ép cạnh tranh đã khiến các ngân hàng gần như đồng loạt công bố tăng lãi
suất huy động vốn, gần chạm ngưỡng trần lãi suất huy động.
Những ngân hàng thương mại trong nước hiện đang nắm giữ khoảng gần
90% thị phần tiền gửi, trong đó riêng các ngân hàng thương mại nhà nước chiếm
70%. Phần các ngân hàng nước ngoài chỉ chiếm khoảng dưới 10% thị phần. Nhưng
đây không phải là lợi thế trước tiến trình hội nhập và mở cửa cho các ngân hàng
nước ngoài vào hoạt động; mà chỉ là kết quả tất yếu của sự bảo hộ trong suốt thời
gian qua đối với các ngân hàng thương mại trong nước, đặc biệt là các ngân hàng
thương mại nhà nước so với các ngân hàng nước ngoài về đối tượng khách hàng, số
lượng và loại hình tiền tệ được phép huy động và mạng lưới hoạt động.
Sản phẩm không đa dạng dẫn tới hệ lụy là các NHTM phải cạnh tranh về giá.
Lãi suất chính là "lá bài" cuối cùng mà các NHTM buộc phải sử dụng đến để hút
khách hàng và giữ thị phần của họ, đặt biệt là các ngân hàng nhỏ, mới ra đời do
chưa có tên tuổi nên việc huy động vốn rất nan giải, buộc họ phải tăng lãi suất để
thu hút vốn huy động. Các ngân hàng lớn, lâu đời có lợi thế về thương hiệu, mạng
lưới rộng khắp và có một thị phần nhất định nên phần nào ít chịu sức ép lãi suất hơn
những ngân hàng nhỏ, mới ra đời... Tuy vậy, nhưng trong bối cảnh lãi suất thị
trường đang được dâng lên, thì lại khơng thể khoanh tay đứng nhìn, bởi một khi
khách đã đi thì khó lịng kéo họ quay trở lại.

GVHD: TS. Hay Sinh

Trang 23


Tiểu luận kinh tế vi mơ

Nhóm 9

PHẦN III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP, ĐỀ XUẤT

III.1. Các giải pháp Chính phủ, Ngân hàng nhà nước đã thực hiện:
Trong giai đoạn kinh tế khủng hoảng vừa qua, Chính phủ, Ngân hàng nhà
nước cũng đã có rất nhiều chính sách can thiệp nhằm ổn định kinh tế nói chung và
kìm hãm cuộc cạnh tranh lãi suất của các ngân hàng thương mại nói riêng. Cụ thể:


Quy định lãi suất trần (kể cả huy động và cho vay) để kìm hãm cuộc đua lãi suất
của các NHTM hết sức quyết liệt, thiết lập nhiều biện pháp kiểm tra kiểm sốt
các NHTM để tránh tình trạng các NHTM dùng “biến chiêu” để vượt rào.



Điều chỉnh liên tục lãi suất cơ bản, sử dụng lãi suất cơ bản như một cơng cụ định
hướng chính cho lãi suất trên thị trường tiền tệ trong giai đoạn vừa qua. Trước
khủng hoảng, vai trò định hướng của lãi suất cơ bản đối với lãi suất trên thị
trường rất mờ nhạt đơi khi cịn lạc điệu với thị trường, tuy nhiên trong giai đoạn
vừa qua, kết hợp với quy định về lãi suất trần, quy định về luật dân sự, lãi suất
cơ bản đã thực sự là một định hướng tốt cho lãi suất trên thị trường.



Kiểm tra, kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của thị trường bất động sản, thị
trường chứng khoán và đặc biệt là thị trường vàng phi vật chất, hạn chế tốt
những hoạt động mang tính đầu cơ, lũng đoạn thị trường, nâng giá “bong bóng”,
suất sinh lợi không thực tế ... dẫn đến hút vốn trên thị trường, tính rủi ro trong
nền kinh tế cao.



Thực hiện nhiều giải pháp để khống chế, kiểm soát lạm phát đang tăng rất cao

(đặc biệt là năm 2008) như phát hành tín phiếu bắt buộc, tăng tỷ lệ dữ trữ bắt
buộc của các NHTM, thực hiện nhiều gói kích thích kinh tế .... và những giải
pháp của chính phủ cũng đã tỏ ra hiệu quả khi trong năm 2009 và 2010 tình hình
đã ổn định hơn so với năm 2008 mặt dù vẫn chưa đi vào quỹ đạo ổn định, tăng
trưởng bình thường như những năm 2007 và vài năm trước đó.

III.2. Các giải pháp, đề xuất của nhóm
Với những phân tích như trên, nhóm cũng đề xuất một số giải pháp để có thể
hạn chế tình trạng cạnh tranh lãi suất có thể nói là “khơng lành mạnh” như trong
giai đoạn vừa qua
III.2.1. Về phía Chính phủ, Ngân hàng nhà nước


Một trong những xuất phát điểm của cuộc đua lãi suất trong hệ thống ngân hàng

GVHD: TS. Hay Sinh

Trang 24


Tiểu luận kinh tế vi mơ

Nhóm 9

là các ngân hàng nhỏ, mới thành lập do chưa có thị phần, thương hiệu nên để thu
hút nguồn vốn thì các ngân hàng này phải dùng “ chiêu” tăng lãi suất và khởi
động cuộc đua, do vậy NHNN cần cân nhắc kỹ lưỡng khả năng gia nhập ngành
của các ngân hàng nhỏ, mới đảm bảo khả năng của các ngân hàng này trong các
giai đoạn kinh tế khó khăn ... để tránh tình trạng khởi động việc cạnh tranh mang
lại những hậu quả tiêu cực cho nền kinh tế như trên.



Cần kiểm tra, kiểm sốt kỹ lưỡng, sát sao và có những quy định cụ thể, chặt chẽ
đối với thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản tránh tình trạng hai kênh
đầu tư này xuất hiện “bong bóng”, suất sinh lợi quá cao nhưng không thực dẫn
đến việc hút vốn từ dân cư, từ ngân hàng khiến cho lãi suất đầu ra của NH TM
tăng cao và đầu vào cũng phải nâng cao để hút vốn.



Khống chế, kiểm soát hiệu quả lạm phát vì một trong những nguyên nhân dẫn
đến cạnh tranh lãi suất trong thời gian qua chính là lạm phát trong nước cao. Một
mặt lạm phát cao cũng khiến người dân e dè trong việc gửi tiền vì lãi tiền gửi
không đủ bảo đảm bù được lạm phát và sinh lời, mặt khác với các hành động của
Chính phủ, Ngân hàng nhà nước để giảm lạm phát là giảm khối tiền trong nền
kinh tế (cụ thể, tăng dự trữ bắt buộc, phát hành tín hiếu bắt buộc ...) khiến cho
ngân hàng hụt vốn phải tăng lãi suất huy động để hút vốn và tăng lãi suất cho
vay hơn nữa để bù phần vốn bị giữ lại do dự trữ bắt buộc.



Một giải pháp nữa là kiểm soát tỷ giá, việc đồng tiền Việt Nam mất giá so với
các đồng tiền khác tuy có lợi cho xuất khẩu, song xét ở khía cạnh tài chính tiền
đồng Việt Nam giảm giá khiến suất sinh lợi trên tiền đồng thấp khi đó người có
tiền đồng sẽ chuyển sang nắm các tài sản khác như chứng khoán, bất động sản,
vàng ... khiến cho kênh huy động vốn tiền đồng của NHTM gặp khó khăn và đó
cũng là một nguyên nhân cạnh tranh lãi suất xảy ra.

III.2.2. Về phía ngân hàng thương mại:



Ngân hàng thương mại cần đa dạng hóa sản phẩm trong huy động, để có thể
cạnh tranh khơng bằng lãi suất (ví dụ cạnh tranh bằng dịch vụ, bằng thương hiệu,
uy tín, mức độ an tồn, tiện lợi, nhanh chóng ...) với những nội dung này phần
nào cũng có thể giảm bớt việc người gửi tiền rút tiền chờ lãi suất cao rồi gửi vào

GVHD: TS. Hay Sinh

Trang 25


×