Tải bản đầy đủ (.pdf) (201 trang)

LVTN 2017 ẩn dụ ý niệm trong ca từ phạm duy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.22 MB, 201 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI

ẨN DỤ Ý NIỆM TRONG CA TỪ PHẠM DUY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC
Hệ đào tạo: Cử nhân tài năng
Khóa học: 2013 - 2017

TP. HỒ CHÍ MINH, (2017)


ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ TUYẾT MAI

ẨN DỤ Ý NIỆM TRONG CA TỪ PHẠM DUY

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH NGÔN NGỮ HỌC
Hệ đào tạo: Cử nhân tài năng
Khóa học: 2013 - 2017

NGƯỜI HƯỚNG DẪN: PGS.TS NGUYỄN CƠNG ĐỨC

TP. HỒ CHÍ MINH, (2017)


LỜI CAM ĐOAN



Tôi xin cam đoan kết quả nghiên cứu trong khóa luận này hồn tồn trung thực và
do tơi thực hiện. Các thơng tin trích dẫn trong khóa luận đều ghi rõ nguồn gốc.
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Tuyết Mai


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình tiếp xúc, tìm hiểu kiến thức Ngôn ngữ học tri nhận và thực
hiện đề tài Ẩn dụ ý niệm trong ca từ Phạm Duy, em đã nhận được sự giúp đỡ của rất
nhiều thầy cô.
Xin gửi lời cảm ơn đến thầy PGS.TS Nguyễn Công Đức, người đã trực tiếp hướng
dẫn em khóa luận này. Cảm ơn thầy đã nhiệt tình, tận tâm, chỉ dạy, định hướng và hướng
dẫn em hồn thành khóa luận.
Đồng thời cảm ơn các thầy cô Bộ môn Ngôn ngữ học, đã chỉ dạy kiến thức, hướng
dẫn em trong quá trình học tập và hồn thành khóa luận.
Cảm ơn thầy cơ hệ dạy và phụ trách hệ Cử nhân tài năng, khoa Văn học và Ngôn
ngữ (nay là khoa Văn học, Bộ môn Ngôn ngữ học) đã tạo điều kiện cho em và các bạn
thực hiện khóa luận.
Khóa luận khơng tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được những góp
ý, hướng dẫn chân tình từ thầy cơ.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tác giả khóa luận

Nguyễn Thị Tuyết Mai


1


MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 2
1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 2
2. Lịch sử nghiên cứu .................................................................................... 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................ 5
4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................... 5
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 6
6. Kết cấu của khóa luận................................................................................ 7
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 8
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ NHẠC SĨ PHẠM
DUY .................................................................................................................. 8
1.1. ẨN DỤ THEO QUAN ĐIỂM TRUYỀN THỐNG................................ 8
1.1.1. Khái niệm.......................................................................................... 8
1.1.2. Phân loại ............................................................................................ 10
1.2. ẨN DỤ THEO QUAN ĐIỂM NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN ...... 17
1.2.1. Ngôn ngữ học tri nhận ....................................................................... 17
1.2.1.1. Vài nét về ngôn ngữ học tri nhận ................................................ 17
1.2.2.2. Một số khái niệm trong ngôn ngữ học tri nhận ........................... 19
1.2.2. Ẩn dụ ý niệm (conceptual metaphor) ................................................ 23
1.2.3. Phân loại ............................................................................................ 30
1.2.3.1. Ẩn dụ cấu trúc (Structural Metaphors) ........................................ 30
1.2.3.2. Ẩn dụ bản thể (Ontological Metaphors) ...................................... 34
1.2.3.3. Ẩn dụ định hướng (Orientational metaphors) ............................. 42
1.2. Vài nét về nhạc sĩ Phạm Duy ............................................................... 47
1.2.1. Cuộc đời ......................................................................................... 47
1.2.2. Sự nghiệp âm nhạc.......................................................................... 48
TIỂU KẾT ...................................................................................................... 50
CHƯƠNG 2. ẨN DỤ Ý NIỆM TIÊU BIỂU TRONG CA TỪ PHẠM DUY
........................................................................................................................ 51



2

2.1. Ẩn dụ cấu trúc....................................................................................... 51
2.2. Ẩn dụ bản thể ........................................................................................ 78
2.2.1. Ẩn dụ vật chứa ................................................................................ 78
2.2.2. Ẩn dụ bản thể có miền nguồn là thực thể ....................................... 82
2.3. Ẩn dụ định hướng ................................................................................. 93
TIẾU KẾT ...................................................................................................... 96
CHƯƠNG 3. TƠN GIÁO, TÍN NGƯỠNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN ẨN DỤ Ý
NIỆM TRONG CA TỪ PHẠM DUY ............................................................ 97
3.1. Vài nét về tơn giáo, tín ngưỡng ............................................................ 97
3.1.1. Khái niệm........................................................................................ 97
3.1.2. Tìm hiểu một số tơn giáo, tín ngưỡng ............................................ 99
3.1.3. Hoạt động tơn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam .............................. 105
3.2. Tìm hiểu sự ảnh hưởng của tơn giáo, tín ngưỡng đến ẩn dụ ý niệm
trong ca từ Phạm Duy ................................................................................ 106
3.2.1. Phật giáo ảnh hưởng đến ẩn dụ ý niệm trong ca từ Phạm Duy .... 108
3.2.2. Công giáo ảnh hưởng đến ẩn dụ ý niệm trong ca từ Phạm Duy .. 114
3.2.3. Tín ngưỡng dân gian Việt Nam ảnh hưởng đến ẩn dụ ý niệm trong
ca từ Phạm Duy....................................................................................... 117
3.2.4. Nho giáo và Đạo giáo ảnh hưởng đến ẩn dụ ý niệm trong ca từ
Phạm Duy ............................................................................................... 125
TIỂU KẾT .................................................................................................... 128
KẾT LUẬN .................................................................................................. 130
DANH MỤC NGỮ LIỆU KHẢO SÁT CHO ĐỀ TÀI................................ 132
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 135
PHỤ LỤC 1 .................................................................................................. 140
PHỤ LỤC 2 .................................................................................................. 144
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài


3

Trong khoảng thế kỷ XX, ngôn ngữ học tri nhận là hướng nghiên cứu khá mới xuất
hiện, hướng nghiên cứu này giúp tìm hiểu được những tri nhận của của con người về thế
giới xung quanh, bao gồm văn hóa, dân tộc, q hương, tình u…thơng qua ngơn ngữ.
Đây cũng là nét khác biệt của ẩn dụ ý niệm so với ẩn dụ theo quan điểm truyền thống. Nếu
ẩn dụ theo quan điểm truyền thống giúp ta tìm hiểu các sáng tạo ngôn từ của riêng tác giả,
thể hiện phong cách cá nhân tác giả, thì ẩn dụ ý niệm giúp ta hiểu được cách tri nhận thông
qua ngôn từ khơng chỉ của riêng tác giả, mà cịn đại diện cho cộng đồng người, cho thấy
sự ảnh hưởng của các giai đoạn trong đời người, của văn hóa, vùng đất, con người, dân
tộc…mà tác giả chịu ảnh hưởng.
Cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI, giới nghiên cứu Việt ngữ học có các cơng trình
nghiên cứu về lý thuyết lẫn ứng dụng về ngôn ngữ học tri nhận như: công trình Ngơn ngữ
học tri nhận – Từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt của Lý Toàn Thắng (2005),
cơng trình Ngơn ngữ học tri nhận (ghi chép và suy nghĩ) (2007) và Khảo luận ngôn ngữ
học tri nhận (2009) của Trần Văn Cơ… Việc nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận, đặc biệt
là ẩn dụ ý niệm vẫn đang là vấn đề mới, cần thiết trong thực tiễn ngôn ngữ học Việt Nam
hiện nay.
Phạm Duy là nhạc sĩ lớn trong nền Tân nhạc Việt Nam.Các sáng tác của Phạm Duy
đồ sộ về số lượng, đa dạng về thể loại. Nhiều người Việt yêu âm nhạc thuộc lòng và mê
mẩn âm nhạc, ca từ Pham Duy. Nhiều bài hát được Phạm Duy sáng tác trở nên thân thuộc
trong đời sống người Việt.
Sự độc đáo trong việc sáng tác âm nhạc của Phạm Duy là việc ông kết hợp những nét
cổ truyền của âm nhạc Việt Nam với các trào lưu, các phong cách phương Tây mới mẻ,
tạo nên nhiều tác phẩm đột phá, đặc sắc.
Thông thường người nghiên cứu lĩnh vực ngơn ngữ học nói chung và nghiên cứu ẩn
dụ ý niệm nói riêng, thường dựa trên ngữ liệu của các tác phẩm văn học. Song số ít đề cập

đến việc nghiên cứu ẩn dụ ý niệm trong ca từ của các nhạc sĩ, dựa trên nền ngữ liệu là ca
từ trong các ca khúc. Do đó việc nghiên cứu ẩn dụ ý niệm trong ca từ Phạm Duy mang tính
mới, phù hợp, cần thiết.
2. Lịch sử nghiên cứu


4

Trong Metaphors We live by, George Lakoff và Mark Johnson đã đưa ra quan điểm
khác biệt về ẩn dụ, loại ẩn dụ này khác biệt so với các loại ẩn dụ theo quan điểm truyền
thống. George Lakoff và Mark Johnson chỉ ra rằng ẩn dụ không chỉ xuất hiện trong thi ca,
văn học, ngôn ngữ mà tồn tại trong cả ngôn từ sinh hoạt hằng ngày. Đây là một trong những
cách nhìn theo hướng tri nhận về ngơn ngữ học trên thế giới.
Cuối thế kỷ XX, giới Việt ngữ học đã biết và tiếp xúc ngôn ngữ học tri nhận. Tuy
nhiên, hướng nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận chỉ thực sự có chỗ đứng tại Việt Nam trong
thời gian gần đây, với những cơng trình như cơng trình: Từ lý thuyết đại cương đến thực
tiễn tiếng Việt của Lý Toàn Thắng (2005); Trần Văn Cơ với Khảo luận ẩn dụ ý niệm (2007)
và Ngôn ngữ học tri nhận – Ghi chép và suy nghĩ (2009)… Đây là những công trình tiêu
biểu, mang tính chất giới thiệu lý thuyết, đặt nền móng cho việc nghiên cứu ngơn ngữ học
tri nhận của các nhà Việt ngữ học.
Bên cạnh đó, một số cơng trình nghiên cứu mang tính cụ thể, khơng chỉ giới thiệu mà
cịn áp dụng lý thuyết ngơn ngữ học tri nhận vào thực tiễn tiếng Việt, thông qua các cơng
trình: Tìm hiểu tiếng Việt từ góc độ ngơn ngữ học tri nhận (luận văn thạc sĩ) của Võ Thị
Dung (2003); cơng trình Sự tri nhận khơng gian biểu hiện qua nhóm từ chỉ quan hệ vị trí
trong tiếng Việt so sánh với tiếng Anh (luận văn thạc sĩ) của Nguyễn Thị Tâm (2004); cơng
trình Hiện tượng ẩn dụ: Nhìn từ các quan điểm truyền thống và quan điểm tri nhận luận
của Hà Thanh Hải (2007); cơng trình Ẩn dụ dưới góc độ ngơn ngữ học tri nhận (luận án
tiến sĩ) của Phan Thuế Hưng (2008); cơng trình Thành ngữ tiếng Anh và thành ngữ tiếng
Việt có yếu tố chỉ bộ phận con người dưới góc nhìn của ngơn ngữ học tri nhận (luận án
tiến sĩ) của Nguyễn Ngọc Vũ (2008); cơng trình Ẩn dụ trong thi pháp dưới góc nhìn của

G. Lakoff và M. Turner (luận văn thạc sĩ) của Lê Thị Ánh Hiền (2009).
Hướng nghiên cứu ẩn dụ ý niệm đã các nhà nghiên cứu ứng dụng trên cứ liệu thơ,
văn người Việt như: cơng trình Ẩn dụ ý niệm trong thơ Xuân Diệu (luận văn thạc sỹ) của
Nguyễn Thị Thùy (2013). Ngoài ra, ẩn dụ ý niệm đã được Nguyễn Thị Thanh Hiền nghiên
cứu trên cứ liệu ca từ trong luận văn thạc sĩ năm 2009, với đề tài Ẩn dụ ý niệm mơ hình ẩn
dụ cấu trúc trên cứ liệu ca từ Trịnh Công Sơn .


5

Những cơng trình nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm nói riêng và ngơn ngữ học tri nhận nói
chung ngày càng phát triển cho thấy sự phát triển của khoa học tri nhận tại Việt Nam. Nó
khơng chỉ là một vấn đề chun ngành mà cịn mang tính chất liên ngành, đóng vai trị như
cánh cửa bước vào thế giới bên trong con người ở chiều sâu tâm lý, phản ánh nhận thức và
tư duy của con người.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu của khóa luận là khảo sát các loại ẩn dụ ý niệm theo quan điểm
của ngôn ngữ học tri nhận, dựa trên cứ liệu là ca từ trong các ca khúc của nhạc sĩ Phạm
Duy. Sau khi khảo sát, khóa luận tiến hành phân tích ngữ liệu đã khảo sát. Từ đó sẽ khái
qt được sự hình thành và vai trị của ẩn dụ ý niệm trong cách tri nhận của Phạm Duy,
phản ánh sự tri nhận của cộng đồng văn hóa, dân tộc người mà ông sinh sống. Đồng thời
từng bước chứng minh sự ảnh hưởng của tơn giáo, tín ngưỡng đến việc ẩn dụ ý niệm, cụ
thể là ẩn dụ ý niệm trong ca từ Phạm Duy.
4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm Duy là nhạc sĩ tài năng, có đóng góp lớn đối với nền âm nhạc Việt Nam. Sức
sáng tác mãnh liệt của Phạm Duy đã được minh chứng với hơn một ngàn nhạc phẩm. Tuy
nhiên, vì nhiều biến cố và lý do khác nhau, mà số lượng bài hát được phép cấp phép hiện
nay khá ít so với tồn bộ kho tàng sáng tác âm nhạc của Phạm Duy.
Trong sáng tác âm nhạc, Phạm Duy vừa sáng tác vừa viết nhạc, hoặc dựa theo nhạc
ngoại mà viết lời Việt. Ngồi ra cịn có phổ thơ của một số nhà thơ như Thích Nhất Hạnh,

Phạm Thiên Thư, Nguyễn Tất Nhiên, Hàn Mạc Tử, Nguyễn Bính, Lưu Trọng Lư, Huy
Cận, Xuân Diệu…
Mục đích tìm hiểu Ẩn dụ ý niệm trong ca từ Phạm Duy, nên khóa luận chỉ sử dụng
các ca từ do Phạm Duy sáng tác, không dùng ca từ trong bài hát được phổ thơ hoặc viết lời
dựa trên nền nhạc/ ngơn ngữ nước ngồi. Cụ thể, khóa luận lấy ngữ liệu ca từ trong: tuyển
tập tình khúc “Đưa em tìm động hoa vàng” do Cơng ty Sách Phương Nam giữ bản quyền
và xuất bản; Mười bài Thiền ca được in trong sách “Âm nhạc và học hành”, NXB. Thế
giới, Thành phố Hồ Chí Minh.


6

Phạm vi đề tài tập trung giải quyết các việc sau:
Thứ nhất: hệ thống hóa các cơ sở lý thuyết về ẩn dụ ý niệm và cơ chế nhận diện ẩn
dụ ý niệm.
Thứ hai: khảo sát, phân loại và tiến hành phân tích một số ẩn dụ ý niệm tiêu biểu
trong ca từ Phạm Duy, qua ba loại ẩn dụ ý niệm: ẩn dụ cấu trúc, ẩn dụ bản thể, ẩn dụ định
hướng. Từ đó khái quát nguyên nhân, cơ chế hình thành ẩn dụ ý niệm trong ca từ Phạm
Duy.
Cuối cùng, tìm hiểu việc tơn giáo, tín ngưỡng ảnh hướng đến ẩn dụ ý niệm ẩn dụ
trong ca từ được Phạm Duy sáng tác.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp định lượng
Phương pháp thống kê: Dựa trên ngữ liệu là các ca khúc Phạm Duy, chúng tôi tiến
hành khảo sát, thống kê và phân loại các ẩn dụ ý niệm theo quan điểm của Ngôn ngữ học
tri nhận.
Phương pháp định tính
Phương pháp so sánh đối chiếu: So sánh đối chiếu để phân biệt được ẩn dụ niệm theo
quan điểm của ngôn ngữ học tri nhận và ẩn dụ theo quan điểm ngơn ngữ học truyền thống.
Từ đó, xác định đúng đối tượng mà khóa luận nghiên cứu.

Phương pháp miêu tả: Miêu tả các đặc điểm cấu trúc của ẩn dụ ý niệm theo quan
điểm của ngôn ngữ học tri nhận.
Phương pháp phân tích – tổng hợp: Dựa vào ngữ liệu khảo sát về ẩn dụ ý niệm về
con người trong ca từ Phạm Duy, chúng tơi tiến hành phân tích để tìm ra ý niệm nguồn, ý
niệm đích. Dựa vào kết quả phân tích, tiến hành tổng hợp các loại ý niệm để tạo lập sơ đồ
ánh xạ các ẩn dụ cấu trúc trong ca từ Phạm Duy. Bên cạnh đó, đề tài cịn phân tích cơ sở
hình thành một số ẩn dụ ý niệm tiêu biểu trong ca từ Phạm Duy, để hiểu rõ cách tri nhận
của người Việt thơng qua ngơn ngữ. Phân tích sự ảnh hưởng của tơn giáo, tín ngưỡng đến
sự hình thành các ẩn dụ ý niệm trong ca từ Phạm Duy


7

6. Kết cấu của khóa luận
Khóa luận Ẩn dụ ý niệm trong ca từ Phạm Duy bao gồm những phần chính: phần mở
đầu, phần nội dung, phần kết luận, danh mục ngữ liệu khảo sát cho khóa luận, thư mục ngữ
liệu tài liệu tham khảo và phụ lục. Trong đó, phần nội dung gồm ba chương như sau:
Chương 1. Cơ sở lý luận và tổng quan về nhạc sĩ Phạm Duy
Chương một, giới thiệu lý thuyết về quan niệm, phân loại ẩn dụ theo quan điểm truyền
thống và theo lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận. Đồng thời, giới thiệu sơ lược về cuộc đời,
sự nghiệp sáng tác âm nhạc của nhạc sĩ Phạm Duy
Chương 2. Ẩn dụ ý niệm tiêu biểu trong ca từ Phạm Duy
Chương hai, dựa trên kết quả khảo sát ngữ liệu về ẩn dụ ý niệm trong ca từ Phạm
Duy, khóa luận tiến hành phân chia ngữ liệu thành ba nhóm, thuộc ba loại ẩn dụ ý niệm:
ẩn dụ cấu trúc ẩn dụ, ẩn dụ bản thể, ẩn dụ định hướng. Tiếp đó, khóa luận đi vào miêu tả,
phân tích cơ sở ẩn dụ ý niệm. Đồng thời phân tích miền nguồn và miền đích, sự phóng
chiếu giữa các miền ý niệm với nhau, để tìm thấy cơ chế hình thành ẩn dụ ý niệm.
Chương 3. Tơn giáo, tín ngưỡng ảnh hưởng đến ẩn dụ ý niệm trong ca từ Phạm Duy
Chương ba, tìm hiểu sơ lược về tơn giáo, tín ngưỡng tại Việt Nam. Phân tích và minh
chứng về sự ảnh hưởng của tơn giáo, tín ngưỡng đến các ẩn dụ ý niệm trong ca từ của

Phạm Duy.


8

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ NHẠC SĨ PHẠM DUY
1.1. ẨN DỤ THEO QUAN ĐIỂM TRUYỀN THỐNG
1.1.1. Khái niệm
Theo Đinh Trọng Lạc (1999), ẩn dụ là “định danh thứ hai mang ý nghĩa hình tượng
dựa trên sự giống nhau hay tương đồng – có tính chất hiện thực hoặc tưởng tượng ra –
giữa khách thể (hoặc hiện tượng, hoạt động, tính chất) A được định danh với khách thể
(hoặc hiện tượng, hoạt động, tính chất) B có tên dọi được chuyển sang dùng cho A”.
Nguyễn Thiện Giáp (2010) định nghĩa trong 777 khái niệm ngôn ngữ học về ẩn dụ
như sau: Ẩn dụ là “sự chuyển đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật, hiện
tượng được so sánh với nhau”.
Đỗ Hữu Châu (2005) quan niệm rằng: “Ẩn dụ là cách gọi tên một sự vật này bằng tên
một sự vật khác, giữa chúng có mối quan hệ tương đồng”. Sau này Đỗ Hữu Châu giải thích
cụ thể hơn: “Cho A là một hình thức ngữ âm, X và Y là những ý nghĩa biểu vật. A vốn là
tên gọi của X (tức X là nghĩa biểu vật chính của A). Phương thức ẩn dụ là phương thức lấy
tên gọi A của X để gọi tên Y (để biểu thị Y), nếu như X và Y có nét nào đó giống nhau”.
Theo quan điểm của ngôn ngữ học truyền thống, ẩn dụ thường xuất hiện trong văn
chương, văn chương là môi trường sinh sống thuận lợi của ẩn dụ. Nhờ ẩn dụ mà nhà văn,
nhà thơ thể hiện được tài hoa và phong cách nghệ thuật của mình. Do đó ẩn dụ mang màu
sắc, sắc thái cá nhân, đại diện cho sự tinh thông và sức sáng tạo ngôn từ của cá nhân. Ẩn
dụ mang lại vẻ đẹp về ý nghĩa phái sinh, hàm ẩn khơng chỉ gói gọn trong từ mà trong cả
câu, hoặc tồn bộ tác phẩm.
Ví dụ, khi một người phụ nữ nói về cuộc đời khổ cực của mình, người phụ nữ đó có
các cách nói như sau:
(1) Tơi thấy mình mà khổ sở q!

(2) Tơi thấy mình nhỏ bé, gặp nhiều chuyện trắc trở!
(3) Cuộc đời tơi gian trn trăm bề, nay đây mai đó, nên tơi thấy mình nhỏ nhoi.


9

(4)Cuộc đời tơi trơi nổi với những khó khăn như cánh bèo trơi giữa sơng nước.
(5) Nghĩ mình mặt nước cánh bèo
Đã nhiều lưu lạc, lại nhiều gian truân
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
Trong các ví dụ trên, ví dụ (1), (2) và (3) là cách nói trực tiếp, khơng sử dụng phép
ẩn dụ, khơng nói hoa mỹ mà các ý được thể hiện rất rõ ràng, trong sáng và dễ hiểu. Ví dụ
(4) là cách nói so sánh. Câu (5), dựa trên ý nghĩa bề mặt, tức là nghĩa đen của từ vựng,
khó lịng nhận thấy được sự thể hiện suy nghĩ của Thúy Kiều về cuộc đời mình. Nhưng
nghĩa hàm ẩn lại cho phép giải thích, hiểu mặt nước cánh bèo ám chỉ thân phận nhỏ mọn,
trôi nổi, bấp bênh, không nơi nương tựa của người con gái, cũng như cánh bèo trôi trên
mặt nước. Sử dụng lối ẩn dụ mặt nước cánh bèo giúp câu thơ thu hút, có hồn và thể hiện
được ẩn ý, tài năng sử dụng ngôn từ của đại thi hào Nguyễn Du.
Trong văn học dân gian, những hình ảnh ẩn dụ cũng xuất hiện nhằm tăng thêm vẻ
đẹp cho tác phẩm. Ví dụ:
“Ai đem con sáo sang sông
Để cho con sáo sổ lồng sáo bay”
(Ca dao)
Hình ảnh con sáo, sang sơng, sổ lồng sáo bay thể hiện hàm ẩn của người tạo nên,
song vì hàm ẩn nên có nhiều cách hiểu về các hình ảnh này. Cách thứ nhất, có thể hiểu con
sáo là người thân cận bên mình, sang sơng là đến một nơi khác, sổ lồng sáo bay tức là
người thân cận bỏ mình đi. Cả câu ca dao ám chỉ những người bị kẻ thân cận phản bội khi
gặp điều kiện thuận lợi. Cách thứ hai, con sáo ám chỉ người con gái, sang sông tức là đi
đến một nơi khác, sổ lồng sáo bay cũng giống như người con gái yêu người khác mà bỏ
chàng trai (lồng nhốt chim sáo). Tức là người con gái đã phản bội người yêu mình khi đi

đến một vùng đất khác, khi gặp một người nào đó rồi sinh tình ý mà bỏ người đã u mình
trước đó. Cách nói ẩn dụ này hoa mỹ hơn cách nói thơng thường, và thể hiện được sự sâu
sắc và đầy ẩn ý của người nói.


10

Ẩn dụ là phương tiện hữu hiệu giúp tác giả xây dựng, tạo nên phong cách và chứng
tỏ tài năng của mình. Ẩn dụ cũng góp phần đưa từ ngữ trở nên trang trọng, giàu tính hình
tượng, hoa mỹ, biểu cảm và đầy ý nghĩa sâu xa. Dựa trên những sự tương đồng của sự vật,
hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác, con người, đặc biệt là các nhà văn thường sử
dụng ẩn dụ để tạo nên nét độc đáo và hàm ý sâu sắc cho ngôn từ mình sử dụng. .
Tuy nhiên, Ngơn ngữ học tri nhận (Cognitive linguistics) hiểu ẩn dụ theo cách mới,
cách hiểu này khác với ẩn dụ theo quan điểm truyền thống. Đó là ẩn dụ khơng cịn bó gọn
trong việc diễn đạt suy nghĩ của con người, bổ sung ý nghĩa và sắc thái cho từ dựa trên
quan điểm tương đồng, ẩn dụ còn là phương thức của tư duy, thể hiện tư duy, cách tri nhận
về thế giới xung quanh, văn hóa, dân tộc.... Đối với Ngơn ngữ học tri nhận, ẩn dụ không
chỉ tồn tại trong văn chương, mà ẩn dụ có mặt mọi nơi, trong đời sống con người. Ẩn dụ ý
niệm không đơn thuần mang phong cách của một cá nhân, mà còn đại diện ý niệm của cả
cộng đồng.
1.1.2. Phân loại
Theo quan điểm của ngôn ngữ học truyền thống, có nhiều cách để phân loại ẩn dụ.
Trong tiếng Việt, có ba cách phân loại ẩn dụ nổi bật: dựa trên sự giống nhau về đặc điểm,
dựa tính chất giữa hai sự vật, dựa trên từ loại và chức năng của từ ngữ ẩn dụ.
Về phân loại ẩn dụ, Đỗ Hữu Châu phân loại ẩn dụ như sau:
Thứ nhất, ẩn dụ hình thức: Ẩn dụ dựa trên sự giống nhau về hình thức giữa các sự
vật. Ví dụ: Các ẩn dụ trong các từ mặt trong mặt bàn, mặt ghế, mặt phẳng, mặt sông, mặt
nước, mặt hồ…; từ chân trong chân bàn, chân ghế, chân tửm chân mây, chân trời…; từ
mũi trong mũi dao, mũi kéo, mũi kim, Mũi Né…; từ cánh trong cánh quạt, cánh buồm…
Thứ hai, ẩn dụ cách thức: Ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về cách thức thực hiện giữa

hai hành động, hiện tượng. Ví dụ: cắt hộ khẩu, thu thập tin tức…
Thứ ba, ẩn dụ chức năng: Ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về chức năng giữa các sự vật.
Ví dụ: bến trong bến xe, bến tàu… khơng có sự tương đồng về mặt hình dạng, lẫn vị trí,
kích thước so với bến sơng, bến đị, bến nước, nhưng nó lại tương đồng với nhau về mặt
chức năng cùng “là đầu mối giao thông, nơi các phương tiện chuyển di, dừng đỗ”. Tương


11

tự như chốt trong chốt biên phòng, chốt quân sự, chốt trạm, … so với chức năng ban đầu
là “chốt cửa – bộ phận để khóa, nối cửa và bản lề”; cửa trong cửa sông, cửa biển, cửa rừng,
cửa hang… so với chức năng ban đầu “là cánh cửa – bộ phận của căn nhà”…
Thứ tư, ẩn dụ kết quả: Ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về tác động của các sự vật đối
với con người. Ví dụ: “quẳng gánh lo mà vui sống” có nghĩa là những lo lắng của con
người được xem là gánh nặng, tức những thứ làm con người mất đi sức khỏe và tinh thể.
Do đó vứt bỏ gánh nặng, vứt bỏ những lo lắng sẽ giúp con người sống cuộc sống vui vẻ và
ý nghĩa hơn.
Trong ẩn dụ kết quả cịn có loại ẩn dụ gọi tên những cảm giác thuộc giác quan này
để gọi tên những cảm giác của giác quan khác hay những “cảm giác” của trí tuệ, tình cảm.
Ví dụ như: chua, cay, mặn, nhạt, ngọt, đắng… là những cảm giác thuộc trường vị giác, khi
dùng chúng với vai trò ẩn dụ, vượt ra ngoài biên giới của vị giác chúng xuất hiện trong
trường thính giác, có thể kể đến như: lời nói cay đắng, nói ngọt lọt đến xương, giọng chua
lt, pha trị nhạt q! Ở các ví dụ chứa ẩn dụ này, khơng cịn đơn thuần thuộc trường
thính giác mà cịn có trí tuệ, tình cảm xen lẫn vào. Tương tự ta có các từ thuộc về trường
xúc giác như: nặng, nhẹ, êm… được dùng cho trường thị giác và thính giác như: giọng nói
êm êm, tiếng nói vùng biển nghe rất nặng, nhẹ giọng thôi, màu xanh rất nhẹ, màu tím nhẹ…
Đinh Trọng Lạc đã căn cứ vào từ loại, chức năng của từ ngữ ẩn dụ, để chia ẩn dụ
thành ba loại:
Thứ nhất, ẩn dụ định danh: thủ pháp có tính chất thuần túy kĩ thuật dùng để cung cấp
những tên gọi mới bằng cách dùng vốn từ vựng cũ.

Ví dụ: đầu thơn, bụng thuyền, má phanh, tay ghế, chân mây…
Thứ hai, ẩn dụ nhận thức: nảy sinh do kết quả của việc làm biến chuyển khả năng kết
hợp của những từ chỉ dấu hiệu khi làm thay đổi ý nghĩa của chúng từ cụ thể đến trừu tượng.
Ví dụ: Những tính từ như: giá lạnh, mơn mởn, hiền hịa, vằng vặc…
Thứ ba, ẩn dụ hình tượng: là nguồn sản sinh ra đồng nghĩa.Ví dụ:
“Lặn lội thân cò nơi quãng vắng


12

Eo sèo mặt nước buổi đị đơng”
(Thương vợ – Tú Xương)
Cị là động vật thuộc họ chim, gắn bó với văn minh nơng nghiệp lúa nước. Ở đây cị
là hình ảnh tượng trưng cho người vợ của Tú Xương, nói rộng ra là hình ảnh người phụ
nữ, những người nơng dân chân lấm tay bùn, quanh năm dầm mưa dãi nắng, thân cò lặn
lội sớm. Đây là sự sáng tạo mang tính chất cá nhân, tăng tính hấp dẫn cho người tiếp nhận.
Ngồi những ẩn dụ đã trình bày, Đinh Trọng Lạc còn phân biệt ẩn dụ bổ sung và ẩn
dụ tượng trưng.
Ẩn dụ bổ sung (ẩn dụ chuyển đổi cảm giác) là sự kết hợp của hai hay nhiều từ chỉ
những cảm giác sinh ra từ khu trung cảm giác khác nhau. Cơ sở tâm lý học của nó là sự tác
động lẫn nhau giữa các giác quan, sự hợp nhất của chúng.
Thính giác + xúc giác: giọng cơ ấy ấm áp
Thị giác + xúc giác: màu đỏ nóng rực
Thính giác + vị giác: lời nói mặn mà
Thị giác + khứu giác: thấy thơm
Khứu giác + vị giác: mùi thơm ngọt ngào
Thị giác + vị giác: thấy ngọt ngào
Thính giác + xúc giác: nghe ấm cả tấm lòng
Ẩn dụ tượng trưng là sự kết hợp của một khái niệm trừu tượng với một khái niệm về
cảm giác.

Ví dụ: Nỗi buồn dìu dịu. Những ý nghĩ đắng cay. Cỏ cây một màu khổ não. Xanh ve
mãi lên một niềm hy vọng. Mùa đỏ giận dữ (Nguyễn Tuân)
Ở đây có sự kết hợp của các từ ngữ: màu với khổ não, màu đỏ với giận dữ. Sự kết
hợp đó được thực hiện trên cơ sở khác loại, bởi vì một khái niệm thì trừu tượng, một khái
niệm thì cụ thể.
Ẩn dụ tượng trưng là đặc điểm ngôn ngữ thơ. Đây là một công cụ đắc lực trong việc
bộc lộ tâm hồn sâu kín qua cái cảm quan kì diệu của con người. Ví dụ:


13

“Tai nương nước giọt mái nhà
Nghe trời nằng nặng, nghe ta buồn buồn
Nghe đi rời rạc trong hồn
Những chân xa vắng dặm mòn lẻ loi.”
(Buồn đêm mưa – Huy Cận)
Quan điểm của Đinh Trọng Lạc thể hiện ẩn dụ dưới góc nhìn của phong cách học.
Các loại ẩn dụ có thể kể đến như: ẩn dụ tượng trưng với những đặc điểm riêng phù hợp
với thơ ca qua đó thể hiện được tâm tư tình cảm và phong cách sáng tác của tác giả; ẩn dụ
bổ sung, ẩn dụ định danh vừa có tác dụng làm tăng vốn từ vừa tạo nên sự đa dạng, phong
phú trong cách diễn đạt, thể hiện cảm xúc…; ẩn dụ hình tượng đem đến cho người đọc sự
liên tưởng và nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc thơng qua hệ thống hình tượng giàu chất gợi.
Trong Từ vựng học Tiếng Việt, Nguyễn Thiện Giáp nhận định: “Ẩn dụ là sự chuyển
đổi tên gọi dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật hoặc hiện tượng được so sánh với nhau”.
Dựa vào tính chất của sự giống nhau, Nguyễn Thiện Giáp chia thành tám kiểu ẩn dụ:
Kiểu ẩn dụ 1: Sự giống nhau về hình thức
Kiểu ẩn dụ này được hình thành dựa vào sự tương đồng về hình thức, tạo nên nghĩa
ẩn dụ của các sự vật. Ta có, chân là bộ phân dưới cùng của cơ thể người, động vật. Do đó
các bộ phận nằm ở vị trí dưới cùng của các sự vật thường được gọi là chân: chân mây,
chân bàn, chân tủ, chân đèn, chân giường, chân trời, chân nhang…Ví dụ:

“Buồn trơng nội cỏ rầu rầu
Chân mây mặt đất một màu xanh xanh.”
(Truyện Kiều – Nguyễn Du)
“Cánh diều no gió
Sáo nó thổi vang
Sao trời trôi qua
Diều thành trăng vàng.”


14

(Thả diều – Trần Đăng Khoa)
Trong những bài thơ trên, các tác giả đã vận dụng ẩn dụ về chân mây dựa mối tương
liên giữa chân (thuộc bộ phận cơ thể người); cánh diều, cánh (thuộc bộ phận cơ thể của
con vật).
Trong tiếng Việt loại ẩn dụ dựa vào sự giống nhau về hình thức rất đa dạng và phong
phú: miệng giếng, miệng hố, răng lược, chân tóc, mũi ghe, mũi thuyền…
Kiểu ẩn dụ 2: Sự giống nhau về màu sắc
Dựa vào sự giống nhau giữa các sự vật, hiện tượng mà hình thành các ẩn dụ làm cho
gam màu sắc trong tiếng Việt trở nên đa dạng, phong phú, sống động, gần gũi và dễ hình
dung. Thay vì chỉ sử dụng các gam màu cơ bản, thì trong tiếng Việt hình thành thêm các
từ chỉ màu sắc mang nét ẩn dụ như: màu xanh rêu, màu xanh lá chuối, màu xanh lá mạ,
màu hồng cánh sen, màu hồng dâu, màu hồng đất, màu hồng đào, màu đỏ gạch, màu cam
đất, màu xanh da trời, màu da cam, màu cánh gián…
Kiểu ẩn dụ 3: Sự giống nhau về chức năng
Ẩn dụ này dựa vào sự giống nhau về chức năng của các sự vật. Trong tiếng Việt từ
bến chỉ nơi chuyên dùng để các phương tiện giao thông tập trung, để hành khách lên xuống
như: bến xe, bến tàu, bến sơng… Bên cạnh đó, từ bến cịn chỉ nơi người con gái có thể
nương đậu tình dun của mình, bến lúc này được hiểu là người con gái. Ví dụ:
“Trăm năm dù lỗi hẹn hò

Cây đa bến cũ con đò khác đưa
Con đò sớm thác năm xưa
Cây đa bến cũ còn lưa đến chừ”
(Ca dao)
Trong câu ca dao trên ta thấy bến chỉ người con gái, còn đò là người con trai. Người
con trai có về, có đi đâu chăng nữa thì lịng dạ người con gái vẫn sắt son đợi chờ, sự chờ
đợi này tựa như bến đợi đò.


15

Kiểu ẩn dụ 4: Sự giống nhau về một thuộc tính, tính chất nào đó
Dựa vào sự tương đồng của một thuộc tính, tính chất với các sự vật, hiện tượng khác
mà ta có hệ thống từ mang nghĩa ẩn dụ. Trong tiếng Việt từ ngọt ngào chỉ vị giác khi trải
nghiệm các món ăn có vị ngọt như: mía, đường, kẹo… Bên cạnh đó, ngọt ngào cũng được
dùng khi nói về tình cảm, cảm xúc của con người, mang lại cảm giác dễ chịu, say đắm
như: tình cảm ngọt ngào, hạnh phúc ngọt ngào, cảm xúc ngọt ngào… Ngoài ra cịn chỉ về
mặt âm thanh như: giọng nói ngọt ngào, lời ru ngọt ngào, tiếng hát ngọt ngào…
Kiểu ẩn dụ 5: Sự giống nhau về một đặc điểm, một vẻ ngồi nào đó
Kiểu ẩn dụ này được hình thành dựa trên sự giống nhau về một đặc điểm hay một vẻ
bề ngồi nào đó. Nhân vật Tây Thi hay Thúy Kiều được dùng để chỉ những người phụ nữ
đẹp, cịn Sở Khanh để chỉ người đàn ơng trăng hoa, bội bạc. Trong tác phẩm Chí Phèo của
Nam Cao thì nhân vật Thị Nở được miêu tả là người phụ nữ có ngoại hình xấu xí đến “ma
chê quỷ hờn” Chí Phèo là kẻ nghiện rượu chuyên rạch mặt ăn vạ, nên Thị Nở là nhân vật
được dùng ẩn dụ để nói về những người phụ nữ có ngoại hình xấu và Chí Phèo được dùng
chỉ những hạng người đâm thuê chém mướn, đập đầu ăn vạ …
Kiểu ẩn dụ 6: Những ẩn dụ từ cụ thể đến trừu tượng
Kiểu ẩn dụ này dựa vào những sự vật, hiện tượng cụ thể mà để nói cái trừu tượng.
Lửa là cái cụ thể có thể nhìn thấy được, cảm nhận được, nhưng cũng có thể dùng lửa để
nói đến những phạm trù trừu tượng như: lửa căm thù, lửa giận hờn, lửa tình u, lửa đam

mê, lửa tình…
“Tơi u em: đến nay chừng có thể
Ngọn lửa tình chưa hẳn đã tài phai
Nhưng khơng để em bận lịng thêm nữa
Hay hồn em phải gợn bóng u hồi”
(Tơi u em – A.S.Pushkin, bản dịch của Nguyễn Đức Quyết)
Trong đoạn thơ, Pushkin đã sử dụng hình ảnh lửa một cách ẩn dụ, ngọn lửa khơng
cịn là cái cụ thể mà đã trở thành ngọn lửa tình mang tính trừu tượng.


16

“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim”
(Từ ấy – Tố Hữu)
Mặt trời chân lý, ánh sáng chân lý… đều là những ẩn dụ độc đáo thể hiện sức sáng
tạo và phong cách cá nhân của nhà thơ. Lấy cái cụ thể mặt trời, ánh sáng để làm nền cho
cái trừu tượng là chân lý.
Kiểu ẩn dụ 7: Chuyển tên các con vật thành tên người
Sử dụng tên các con vật để gọi tên người, thay tên người bằng tên gọi của các con vật
dựa vào những đặc tính giống nhau. Ví dụ: cơ ấy là một con bồ câu; con chim non của mẹ;
con cún con của ba; anh ta là một con hổ dũng mãnh…
Kiểu ẩn dụ 8: Chuyển tính chất của sinh vật sang sự vật hoặc hiện tượng khác
Từ tính chất của sinh vật chuyển sang tính chất của sự vật hoặc hiện tượng khác, được
xem là hiện tượng nhân cách hóa. Ví dụ: thời gian trơi, mưa khóc, chiếc lá đau, khăn
thương nhớ…
“Có đám mây mùa hạ
Vắt nửa mình sang thu”
(Sang thu – Hữu Thỉnh)
“Nhưng mỗi năm, mỗi vắng

Người thuê viết nay đâu
Giấy đỏ buồn không thắm
Mực đọng trong nghiên sầụ”
(Ơng đồ - Vũ Đình Liên)
Qua các kiểu ẩn dụ trên, ta thấy rằng ẩn dụ xảy ra ở trường hợp danh từ (chân, bến,
thuyền...), động từ (đi, chạy, giữ, nắm…), tính từ (ngọt ngào, đắng, cay…)


17

Trên đây là những cách phân loại ẩn dụ của một số nhà nghiên cứu ngôn ngữ học: Đỗ
Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp và Đinh Trọng Lạc. Quan điểm thống nhất của các nhà
ngôn ngữ học và ngữ văn học chính là thừa nhận có hai loại ẩn dụ là: ẩn dụ từ vựng và ẩn
dụ tu từ. Quan niệm cũng như cách phân loại về ẩn dụ khác nhau nhưng không mâu thuẫn,
đối lập mà chúng bổ sung cho nhau giúp đọc giả hiểu và thống nhất về cách phân loại ẩn
dụ.
1.2. ẨN DỤ THEO QUAN ĐIỂM NGÔN NGỮ HỌC TRI NHẬN
Nếu như ẩn dụ truyền thống là sự sáng tạo của nhà văn trong các tác phẩm văn chương
thì ẩn dụ ý niệm là sự thể hiện kinh nghiệm sống của nhà văn đồng thời phản ánh tư duy
và văn hóa dân tộc. Ẩn dụ ý niệm khơng chỉ có trong văn chương mà tồn tại phổ biến trong
ngôn ngữ đời sống hằng ngày.
Trước khi bàn đến vấn đề này chúng ta cần có một cái nhìn khái quát về ngôn ngữ
học tri nhận – không gian chứa đựng ẩn dụ ý niệm.
1.2.1. Ngôn ngữ học tri nhận
1.2.1.1. Vài nét về ngôn ngữ học tri nhận
Ngôn ngữ học tri nhận (Cognitive Linguistics) là ngành khoa học nghiên cứu ngôn
ngữ trong mối quan hệ với con người, lấy ngôn ngữ tự nhiên hay ngôn ngữ trong đời sống
thường ngày của con người làm đối tượng nghiên cứu. Ngôn ngữ học tri nhận xem ngôn
ngữ tự nhiên của con người như một bộ phận cấu thành ý thức. Đối tượng nghiên cứu này
khiến cho ngôn ngữ học tri nhận không bó hẹp trong việc nghiên cứu ngơn ngữ mà phải

mở rộng giải quyết những vấn đề liên ngành khác để giải thích những điều liên quan đến
tư duy, trí tuệ. Do đó, khi đề cập đến ngơn ngữ học tri nhận mà khơng nói đến những ngành
khoa học tri nhận (Cognitie science) có liên quan trực tiếp đến nó là một điều thiếu sót lớn.
Trong q trình hình thành và phát triển của mình, ngơn ngữ học tri nhận ln được
đặt trong mối quan hệ với những ngành khoa học tri nhận khác như Nhân chủng học tri
nhận (Cognitive anthropology), Tâm lý học tri nhận (Cognitive psychology)… Bên cạnh
đó, các ngành như triết học, văn hóa học, dân tộc học, logic học cũng là những ngành có
liên quan mật thiết đến khoa học tri nhận.


18

Trong khoảng những năm 60 của thế kỷ XX khoa học tri nhận bắt đầu phát triển ở
Mỹ. Ngay sau đó, những năm cuối thập niên 70 của thế kỷ XX, Chomsky đưa ra lý thuyết
về ngữ pháp tạo sinh. Hai sự kiện này trở thành động lực thúc đẩy sự hình thành và phát
triển sau này của ngơn ngữ học tri nhận. Thực chất, lý thuyết ngữ pháp tạo sinh của
Chomsky ra đời trong khuôn khổ của khoa học tri nhận [34:12] đồng thời chịu ảnh hưởng
trực tiếp từ tâm lí học tri nhận.
Tâm lý học tri nhận quan tâm nghiên cứu đến đối tượng là những trạng thái tâm lý,
tinh thần – những phạm trù thuộc về tổ chức trí tuệ bên trong con người. Solso – nhà tâm
lý học Ý nổi tiếng – đã đưa ra nhận định cụ thể hơn về đối tượng của ngành tâm lý học tri
nhận, ông cho rằng tâm lý học tri nhận “nghiên cứu xem con người tiếp nhận các thông tin
về thế giới như thế nào, những thơng tin đó được con người hình dung ra sao, chúng được
lưu trữ trong kí ức và được cải biến thành tri thức như thế nào và các tri thức này ảnh
hưởng ra sao đến sự chú ý và hành vi của chúng ta” [34:13]. Dưới sức ảnh hưởng của tâm
lý học tri nhận và lý thuyết ngữ pháp tạo sinh, cuối thập niên 70 của thế kỷ XX, ngôn ngữ
học bắt đầu xuất hiện những khuynh hướng nghiên cứu về vấn đề tri nhận luận. Khoảng
cuối những năm 80 của thế kỷ XX, lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận được phát triển bởi các
nhà nghiên cứu tên tuổi như Ch. Fillmore, G. Lakoff, M. Johnson, R. Langacker, L.
Talmy… Đặc biệt, G. Lakoff và M. Johnson với cơng trình “Metaphors we live by” (Chúng

ta sống bằng ẩn dụ) ra đời năm 1980, mà theo John M. Lawler – nhà ngôn ngữ học Đại học
Michigan (Mỹ): đây là một cuốn sách có thể được xem như là sách giáo khoa về ngôn ngữ
học tri nhận, đánh dấu sự phát triển và hoàn thiện của ngôn ngữ học tri nhận. Theo J.M.
Lawler, nhiều nhà ngôn ngữ học đã vọng tưởng về một ngày mà những giá trị phức tạp
trong ngơn ngữ của lồi người trở nên bình thường, và chúng được sử dụng rộng rãi khơng
chỉ trong nền văn hóa của một dân tộc mà cịn ở cả các nền văn hóa khác; một ngày mà
chúng ta có thể giải mã tất cả những bí mật về tư duy và thơng tin, và một ngày mà con
người sẽ ngừng thắc mắc rằng chúng ta nói bao nhiêu ngơn ngữ. Ngày này vẫn chưa đến,
nhưng “Metaphors we live by” sẽ mang nó gần gũi hơn với chúng ta. (Every linguist
dreams of the day when the intricate variety of human language will be a commonplace,
widely understood in our own and other cultures; when we can unlock the secrets of human


19

thought and communication; when people will stop asing us how many languages we
speak. This day has not yet arrived; but the present book brings it somewhat closer).
G. Lakoff và M. Johson đã nêu trong cơng trình của mình rằng hầu hết mọi người
nhận định ẩn dụ là phương thức làm cho trí tưởng tượng của ta trở nên thi vị và là biện
pháp tu sức cho từ – là một phần đặc biệt hơn ngôn ngữ tự nhiên. Hơn nữa, ẩn dụ là nét
đặc thù chỉ có ở ngơn ngữ, nó thuộc về ý nghĩa của từ hơn là tư duy hay hành động. Đây
là lý do khiến cho nhiều người nghĩ rằng chúng ta có thể sống tốt mà khơng cần có ẩn dụ.
Nhưng thực chất khơng phải như vậy, ẩn dụ lan tỏa khắp nơi trong cuộc sống của chúng ở
mọi thời điểm, khơng chỉ có trong ngơn ngữ mà cịn có trong tư duy và hành động. Hệ
thống ý niệm thông thường của chúng ta, trong cả suy nghĩ và hành động, về cơ bản mang
tính ẩn dụ. (Metaphor is for most people a device of the poetic imagination and the
rhetorical flourish — a matter of extraordinary rather than ordinary language. Moreover,
metaphor is typically viewed as characteristic of language alone, a matter of words rather
than thought or action. For this reason, most people think they can get along perfectly well
without metaphor. We have found, on the contrary, that metaphor is pervasive in everyday

life, not just in language but in thought and action. Our ordinary conceptual system, in
terms of which we both think and act, is fundamentally metaphorical in nature) [47:4].
Cùng thời điểm với G. Lakoff và M. Johnson, Langacker (1988) đã đưa ra lý thuyết
về ngữ pháp tri nhận (Cognitive Grammar). Năm 1989, tại Đức, Hiệp hội Ngôn ngữ học
tri nhận quốc tế được thành lập, sau đó, cho ra đời tạp chí Cognitive Linguistic. Sau này,
giới ngôn ngữ học lấy năm diễn ra sự kiện này làm mốc ra đời của ngôn ngữ học tri nhận.
Từ khi ra đời đến nay, ngôn ngữ học tri nhận đã phát triển mạnh mẽ trên toàn thế giới.
Ở Việt Nam, ngôn ngữ học tri nhận được tiếp nhận như một khuynh hướng nghiên cứu
ngôn ngữ học mới với nhiều mảnh đất màu mỡ để khai phá từ những năm đầu thế kỉ XXI
– muộn hơn nhiều so với thế giới với những cơng trình ngơn ngữ học tri nhận của Trần
Văn Cơ, Lý Toàn Thắng, Hữu Đạt…
1.2.2.2. Một số khái niệm trong ngôn ngữ học tri nhận
Sự ra đời của ngôn ngữ học tri nhận đưa đến cho chúng ta một số khái niệm chuyên
môn như tri nhận (cognition), ý niệm (concept), điển dạng (prototype), phạm trù…


20

Thứ nhất, thuật ngữ tri nhận (cognition) trong tiếng Anh vốn mang nhiều nghĩa, trong
đó có nghĩa nhận thức là khá nổi bật. Tuy nhiên, khi chuyển dịch sang tiếng Việt, cognition
được dịch là tri nhận. Theo Trần Văn Cơ, “tri nhận” và “nhận thức” tuy hai mà một. Cả
hai thuật ngữ này đều liên quan đến quá trình nhận thức, quá trình tư duy của con người,
nghĩa là quá trình con người phản ánh thế giới khách quan vào ý thức của mình [7:18].
Tri nhận (Cognition) là khái niệm trung tâm của khoa học tri nhận. Nó chứa đựng hai
nghĩa của những từ Latin kết hợp lại: cognitio có nghĩa là nhận thức và cogitatio có nghĩa
là tư duy, suy nghĩ. Khái niệm này biểu hiện một quá trình nhận thức hoặc là tổng thể
những q trình tâm lí (tinh thần, tư duy) – tri giác, phạm trù hóa, tư duy, lời nói… phục
vụ cho việc xử lí và chế biến thơng tin. Nó bao gồm cả sự nhận thức và đánh giá bản thân
mình trong thế giới xung quanh và xây dựng bức tranh thế giới đặc biệt – tất cả những cái
tạo thành cơ sở cho hành vi con người [3:17].

Thứ hai, hoạt động tri nhận của con người là một q trình thu nhập thơng tin tạo nên
sự hiểu biết nhất định của con người. Kết quả của hoạt động tri nhận xây dựng nên hệ thống
ý niệm của con người để con người dựa trên đó mà suy nghĩ, tưởng tượng và giải mã thế
giới xung quanh mình. Tuy nhiên, sự tri nhận và ý niệm hóa của mỗi người là khơng giống
nhau, nó phụ thuộc vào những điều kiện văn hóa nhất định.
Thứ ba, ýniệm (Concept) là đơn vị nhỏ nhất của quá trình tri nhận. Ý niệm là kết quả
của việc chúng ta tri giác và phản ánh thế giới xung quanh thông qua phương tiện là ngôn
ngữ dân tộc. Ý niệm của mỗi người chịu tác động bởi các thành tố văn hóa (tơn giáo, tín
ngưỡng, truyền thống dân tộc, nghệ thuật, phong tục tập quán…) trong ý thức của người
đó. Ý niệm là kết quả của quá trình tri nhận là quá trình tạo ra những biểu tượng tinh thần
(mental representation). Cấu trúc của biểu tượng tinh thần gồm ba thành tố: trí tuệ, cảm
xúc và ý chí, cả ba thành tố này đều được biểu hiện trong ngôn ngữ: trong ngữ âm, từ vựng,
ngữ pháp [7:28].
Ý niệm là đơn vị tinh thần hoặc tâm lý của ý thức chúng ta, là đơn vị nội dung của bộ
nhớ động, của từ vựng tinh thần và của bộ não (lingua mentalis), của toàn bộ bức tranh thế
giới được phản ánh trong tâm lí con người [7:29]. Trong q trình tư duy của mình, con


21

người làm nảy sinh những ý niệm qua hoạt động nhận thức thế giới và quy những ý niệm
này về một hệ thống – hệ thống ý niệm.
Trong ngôn ngữ học, ý niệm được biểu hiện trong ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp, trong
đó từ vựng là phương tiện biểu đạt các ý niệm rõ nét nhất. Langacker cho rằng: “Ngữ nghĩa
học là sự ý niệm hóa. Các từ ngữ đều biểu đạt các ý niệm và các ý niệm đều tương ứng với
các ý nghĩa” [19:11]. Ông đã đưa ra một ví dụ bằng tiếng Anh như sau: radius là một từ
tiếng Anh có ý niệm là “bán kính”, nghĩa là đoạn thẳng được nối từ tâm hình trịn đến một
điểm bất kì trên đường trịn. “Bán kính” khơng phải là một đoạn thẳng bất kì mà là một
đoạn thẳng được xác định với khoảng cách từ tâm đến đường trịn, nó được đặt trong mối
quan hệ với đường trịn. Ta hiểu được ý niệm “bán kính” là nhờ vào ý niệm nền “đường

trịn”. Khái qt ví dụ này chúng ta nhận thấy rằng một ý niệm phải được hiểu trên ý niệm
nền hay cái khung của nó, “hệ thống ý niệm liên quan với nhau theo cái cách mà để hiểu
bất kì một ý niệm nào trong đó chúng ta phải hiểu cái cấu trúc toàn thể mà ý niệm đó ăn
khớp với” (Fillmore, 1982) [35:26]. Khi nhắc đến ý niệm tí, sửu, dần, mão thì ta khơng thể
bỏ qua cái khung con giáp trong văn hóa Trung Hoa.
Khi chúng ta tạo ra một phát ngôn, chúng ta đồng thời đưa vào đó những kinh nghiệm,
văn hóa mà chúng ta mong muốn chuyển tải đến người nghe và tạo nên nhiều q trình ý
niệm hóa (conceptualization) – đây là quá trình hình thành các ý niệm. Việc hình thành các
ẩn dụ trong ngôn ngữ cũng được coi là một q trình ý niệm hóa.
Thứ tư, phạm trù là đối tượng được nhiều ngành khoa học quan tâm. Theo Trần Ngọc
Thêm (2011), trong triết học, phạm trù được định nghĩa là khái niệm rộng nhất phản ánh
những mặt, những thuộc tính, những mối liên hệ chung, cơ bản nhất của các hiện tượng
của hiện thực và nhận thức. Trong ngôn ngữ học, phạm trù ngữ pháp là sự khái quát của
một số ý nghĩa ngữ pháp nhất định được thể hiện ra bằng những phương thức ngữ pháp
nhất định [9:255].
Không chỉ trong khoa học mà trong đời sống thường này chúng ta cũng nói đến một
cách gián tiếp về các phạm trù. Ví dụ bố mẹ dạy cho con rằng: “Đây là ơng nội, kia là bà
nội, đó là cơ, chú, bác…” Thì ơng nội, bà nội, cơ, chú, bác là những tiểu phạm trù thuộc
phạm trù quan hệ thân tộc.


×