Tải bản đầy đủ (.docx) (202 trang)

Giao an dia ly 7 Ninh Binh 2016 2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 202 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>TUẦN 1 Ngày soạn: 12/08/2014 Ngày dạy: Tiết: 01. PHẦN 1: THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG BÀI 1: DÂN SỐ I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: HS cần hiểu và nắm vững về: - Dân số, mật độ dân số và tháp tuổi. - Dân số là nguồn lao động của một địa phương. - Tình hình và nguyên nhân của sự gia tăng dân số. - Hậu quả của sự bùng nổ dân số đối với các nước đang phát triển và cách giải quyết. 2. Kĩ năng: - Hiểu và nhận biết được sự gia tăng dân số và bùng nổ dân số qua biểu đồ dân số. - Rèn luyện kĩ năng đọc và khai thác thông tin từ các biểu đồ dân số và tháp tuổi. 3. Thái độ: - Ý thức về vai trò của chính sách dân số, bảo vệ tài nguyên và môi trường. II. CHUẨN BỊ - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, hai tháp tuổi H1.1 SGK và biểu đồ gia tăng dân số Thế giới H1.2 SGK (phóng to), - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lý 7 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (1 phút) - Kiểm tra sách, vở, dụng cụ học tập của HS 3. Hoạt động dạy và học Bài mới (1 phút): Hiện nay trên Trái Đất có bao nhiêu người? Trong số đó có bao nhiêu nam, bao nhiêu nữ, bao nhiêu người già, trẻ…Và trung bình cứ một ngày trên thế giới có khoảng 35 triệu trẻ sơ sinh ra đời, điều đó tạo ra những thuận lợi, khó khăn gì cho sự phát triển kinh tế - xã hội? Chúng ta tìm thấy câu trả lời trong bài học ngày hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Hoạt động 1: Tìm hiểu dân số, nguồn lao động - GV yêu cầu HS đọc thuật ngữ dân số và giới thiệu một vài số liệu nói về dân số nước ta. ? Vậy trong các cuộc điều tra dân số, người ta cần tìm hiểu những điều gì. - Giáo viên giới thiệu sơ lược hình 1.1 sách giáo khoa và đặt câu hỏi: 1. Tổng số trẻ em từ khi mới sinh ra cho đến 4 tuổi ở mỗi tháp ước tính có bao nhiêu bé trai. NỘI DUNG CHÍNH 1. Dân số, nguồn lao động - Các cuộc điều tra dân số cho biết tình hình dân số, nguồn lao động của một địa phương, một quốc gia..

<span class='text_page_counter'>(2)</span> và bao nhiêu bé gái ? 2. So sánh số người trong độ tuổi lao động ? 3. Nhận xét hình dạng 2 tháp tuổi ? 4. Căn cứ vào tháp tuổi cho biết đặc điểm gì của dân số ? (Giáo viên giới thiệu 3 dạng tháp tuổi cơ bản) - Tháp tuổi có hình dạng: Đáy rộng, thân hẹp (như tháp 1) cho biết dân số trẻ. - Ngược lại tháp tuổi có hình dạng: Đáy hẹp, thân rộng (như tháp 2) cho biết dân số già.. - Tháp tuổi cho biết đặc điểm cụ thể của dân số qua giới tính, độ tuổi, nguồn lao động hiện tại và tương lai của địa phương.. Hoạt động 2: Tình hình gia tăng dân số trên thế 2. Dân số thế giới tăng nhanh giới: trong thế kỉ XIX và thế kỉ XX: - GV yêu cầu HS đọc thuật ngữ “Tỉ lệ sinh”, “Tỉ lệ tử”, cho biết “Tỉ lệ gia tăng tự nhiên” - GV yêu cầu HS quan sát hình 1.3 và 1.4, cho biết tỉ lệ gia tăng dân số là khoảng cách giữa các yếu tố nào ? Ý nghĩa của khoảng cách rộng, hẹp ? - Quan sát hình 1.2, cho biết dân số thế giới bắt đầu tăng: + Tăng nhanh vào năm nào ? + Tăng vọt từ năm nào ? + Giải thích nguyên nhân ? - Dân số thế giới tăng nhanh nhờ những tiến bộ về kinh tế - xã hội và y tế. Hoạt động 3: Bùng nổ dân số: 3. Bùng nổ dân số: - GV yêu cầu HS quan sát 2 biểu đồ hình 1.3 và 1.4, cho biết: 1. Tỉ lệ sinh, tỉ lệ tử ở 2 nhóm nước ? 2. So sánh sự gia tăng dân số ở 2 nhóm nước trên ? - GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm nhận xét so sánh đánh giá một nhóm nước. Các nước Các nước phát triển đang phát triển 1950 1980 2000 1950 1980 2000 Tỉ lệ sinh ( >20 <20 17 40 >30 25 ‰) Tỉ lệ tử (‰ 10 <10 12 25 12 <10 ) Kết g tự nhi - Không giảm, vẫn luận tỉ n ở mức cao. lệ gia - Ngày càng giảm. - Cao nhiều so với.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> tă. - Thấp nhiều so các nước phát với các nước đang triển. phát triển. ? Trong 2 thế kỉ XIX, XX sự gia tăng dân số thế - Sự gia tăng dân số không đều trên thế giới. giới có đặc điểm gì nổi bật ? - Dân số ở các nước phát triển giảm. Bùng nổ dân số ở các nước đang phát triển. ? Hậu quả do bùng nổ dân số gây ra ở các nước đang phát triển. (Ảnh hưởng tiêu cực đến bảo vệ tài nguyên và môi trường, chất lượng cuộc sống, kinh tế …). ? Việt Nam thuộc nhóm nước nào, có ở trong tình trạng bùng nổ dân số không ? Nước ta có những chính sách gì ? - Những biện pháp giải quyết tích cực để khắc - Nhiều nước có chính sách dân số và phát triển kinh tế - xã hội tích phục bùng nổ dân số ? cực để khắc phục bùng nổ dân số. + Kiểm soát sinh đẻ. + Phát triển giáo dục. + Tiến hành cách mạng nông nghiệp và công nghiệp hoá. 4. Củng cố: (3 phút ) 4.1. Điền vào chỗ trống những từ, cụm từ thích hợp trong các câu sau: a. Điều tra dân số cho biết ......... của một địa phương, một nước. b. Tháp tuổi cho biết ......... của dân số qua ......... của địa phương. c. Trong hai thế kỉ gần đây, dân số thế giới ......... đó là nhờ ......... 4.2. Bùng nổ dân số xảy ra khi: a. Dân số tăng cao đột ngột ở các vùng thành thị. b. Tỉ lệ sinh cao, tỉ lệ tử tăng. c. Tỉ lệ gia tăng dân số lên đến 2,1%. d. Dân số ớ các nước phát triển tăng nhanh khi họ giành được độc lập.  Đáp án: 4.1 a (tình hình dân số, nguồn lao động) ; b (đặc điểm cụ thể, qua giới tính và độ tuổi) ; c (tăng nhanh, nhờ những tiến bộ trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội và y tế). 4.2 ( d ). 5. Dặn dò: (2 phút ) a. Học bài, làm bài tập số 2 trang 6 sách giáo khoa. b. Làm bài tập 1, 2, 3 trang 1 - Tập bản đồ Địa lí 7. c. Chuẩn bị bài 2: “Sự phân bố dân cư. Các chủng tộc trên thế giới”: a. Tìm hiểu sự phân bố dân cư nước ta ? Tại sao ? b. Tranh ảnh của các chủng tộc trên thế giới ? Các chủng tộc khác nhau như thế nào? c. Mật độ dân số là gì ? Cách tính ? IV. RÚT KINH NGHIỆM. ........................................................................................................................................ .........................................................................................................................................

<span class='text_page_counter'>(4)</span> ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........ Ngày .... tháng .... năm ..... Ký duyệt. TUẦN 1 Ngày soạn: 13/08/2014 Ngày dạy: Tiết: 02. BÀI 2: SỰ PHÂN BỐ DÂN CƯ CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI II. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm:.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 1. Kiến thức: - Biết được sự phân bố dân cư không đồng đều và những vùng đông dân của thế giới. - Nhận biết sự khác nhau và sự phân bố của các chủng tộc chính trên thế giới. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng đọc bản đồ phân bố dân cư. - Nhận biết ba chủng tộc chính trên thế giới qua ảnh và trên thực tế. 3. Thái độ: - Ý thức về sự đoàn kết giữa các chủng tộc. II. CHUẨN BỊ - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, bản đồ dân cư và các đô thị trên thế giới, bản đồ tự nhiên thế giới. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lý 7 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) a) Tháp tuổi cho biết đặc điểm gì của dân số? b) Bùng nổ dân số thế giới xảy ra khi nào? - Nêu nguyên nhân. - Hậu quả và cách giải quyết. 3. Hoạt động dạy và học Bài mới (1 phút): Chúng ta thấy trên Thế giới có nơi dân cư tập trung đông đúc, nhưng lại có nới rất thưa thớt. Vậy sự phân bố dân cư trên Thế giới như thế nào? Cô và các bạn sẽ cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 1: Tìm hiểu sự phân bố dân cư (16 phút) - GV giới thiệu và phân biệt rõ 2 thuật ngữ: Dân số và dân cư (Tất cả những người sống trên một lãnh thổ, định lượng bằng mật độ dân số) - Học sinh đọc thuật ngữ: Mật độ dân số. Áp dụng tính mật độ dân số ở bài tập 2 (tr.9 – SGK). Từ đó, khái quát công thức tính mật độ dân số. - Quan sát bản đồ hình 2.1, cho biết: + Một chấm đỏ thể hiện bao nhiêu người + Có khu vực chấm đỏ dày, nơi chấm đỏ thưa thớt nói lên điều gì? + Số liệu mật độ dân số cho biết điều gì ? - GV yêu cầu HS dựa vào lược đồ 2.1, kể tên: + Khu vực đông dân của thế giới?. 1. Sự phân bố dân cư.. - Dân cư phân bố không đều. - Số liệu mật độ dân số cho biết tình hình phân bố dân cư của một địa phương, một nước. - Dân cư tập trung ở các đồng bằng, ven biển.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> + Phân bố tập trung ở đâu? và các đô thị là nơi có khí hậu tốt, điều kiện + Nguyên nhân của sự phân bố sinh sống, giao thông thuận lợi. nói trên ? ? Tại sao có thể nói rằng: Ngày nay con người có thể sống ở mọi nơi trên Trái Đất? (Phương tiện đi lại hiện đại, khoa học kĩ thuật phát triển…) Hoạt động 2: Tìm hiểu các chủng 2. Các chủng tộc. tộc trên Thế giới (15 phút) * GV yêu cầu HS đọc thuật ngữ “Chủng tộc” (tr.186 SGK) * Dựa vào đâu để phân chia dân cư trên thế giới thành các chủng tộc ? * Chia lớp thành 3 nhóm thảo luận: Chủng tộc Đặc điểm hình Địa bàn sinh - Đặc điểm về hình thái ? thái cơ thể sống - Địa bàn sinh sống chủ yếu ? * Học sinh báo cáo, giáo viên chuẩn - Da vàng: nhạt - Chủ yếu ở xác. (Mông Cổ, Mãn châu Á (trừ Châu), thẫm Trung Đông). Môn-gô(Hoa, Việt, Lào), - Châu Mĩ, lô-it (Da nâu (Cam-puĐại Dương ; vàng) chia, In-đô-nêTrung Âu. xi-a). - Tóc đen, mượt, dài. Mắt đen, mũi to. - Da nâu đậm, đen. Tóc đen, Nê-grô-it ngắn và xoăn. - Châu Phi, (Da đen) - Mắt đen, to. Nam Ấn Độ. Mũi thấp, rộng. Môi dày. ng) - Da trắng hồng, tóc màu nâu Ơ-rô-pê-ô- hoặc vàng gợn it (Da tr sóng. - Mắt xanh hoặc nâu. - Mũi dài, nhọn và hẹp. - Môi mỏng. 4. Củng cố: (5 phút ) 4.1. Mật độ dân số là: a. Số dân sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ.. - Châu Âu, Trung và Nam Á. - Trung Đông..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> b. Số diện tích trung bình của một người dân. c. Dân số trung bình của các địa phương trong nước. d. Số dân trung bình sinh sống trên một đơn vị diện tích lãnh thổ. 4.2. Kết quả bài tập 2 trang 9 sách giáo khoa cho thấy Việt Nam có mật độ dân số cao hơn Trung Quốc và In-đô-nê-xi-a vì: a. Diện tích nhỏ, dân số ít. b. Diện tích lớn, dân số đông. c. Diện tích nhỏ, dân số đông. 4.3. Dân cư phân bố không đều giữa các khu vực trên thế giới do: a. Sự chênh lệch trình độ phát triển kinh tế giữa các khu vực. b. Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng. c. Điều kiện thuận lợi cho sự sống và đi lại của con người chi phối. d. khả năng khắc phục trở ngại của con người khác nhau.  Đáp án: 4.1 ( d ), 4.2 ( c ), 4.3 ( c ). 5. Dặn dò: (2 phút ) a. Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trang 9 sách giáo khoa. b. Làm bài tập 1, 2 trang 2 - Tập bản đồ Địa lí 7. c. Chuẩn bị bài 3: “Quần cư. Đô thị hoá”: - Sưu tầm tranh ảnh thể hiện làng xóm ở nông thôn và thành thị Việt Nam hoặc thế giới? - Thử tìm hiểu cách sinh sống và đặc điểm công việc của dân cư sống ở nông thôn và thành thị có gì giống và khác nhau ? - Đô thị hoá là gì ? Thế nào là quần cư ? IV. RÚT KINH NGHIỆM. ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ..................................................................................................................................... Ngày .... tháng ..... năm ...... Ký duyệt. TUẦN 2 Ngày soạn: 20/08/2014 Ngày dạy: Tiết: 03. BÀI 3: QUẦN CƯ ĐÔ THỊ HÓA III.. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> 1. Kiến thức: - Nắm được các đặc điểm cơ bản của quần cư nông thôn và quần cư thành thị, sự khác nhau về lối sống giữa 2 loại quần cư. - Biết được vài nét về lịch sử phát triển đô thị và sự hình thành các siêu đô thị. 2. Kĩ năng: - Nhận biết quần cư đô thị, quần cư nông thôn qua ảnh chụp, tranh và thực tế. - Nhận biết sự phân bố của 22 siêu đô thị đông dân nhất thế giới. 3. Thái độ: - Tình yêu quê hương, đất nước. - Ý thức đúng đắn về chính sách dân cư. II. CHUẨN BỊ - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, bản đồ dân cư và các đô thị trên thế giới, ảnh các đô thị Việt Nam. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lí 7. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) 2.1. Xác định trên bản đồ dân cư thế giới 2.1. các khu vực dân cư sống tập trung ? Đồng bằng, ven biển, đô thị (6 điểm). 2.2. Dựa vào cơ sở nào để phân chia dân 2.2. cư thành các chủng tộc ? b ( 4 điểm). a. Màu mắt. b. Hình thái bên ngoài cơ thể. c. Cấu tạo bên trong cơ thể. d. Tất cả đều đúng. 3. Hoạt động dạy và học Bài mới (1 phút): Từ xa xưa, con người đã biết sống quây quần bên nhau, để tạo nên sức mạnh nhằm khai thác và chế ngự tự nhiên. Các làng mạc và đô thị dần hình thành. Vậy để hiểu hơn về quần cư và đô thị hóa chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 1: Tìm hiểu quần cư đô thị và 1. Quần cư nông thôn và quần cư đô quần cư nông thôn. (16 phút) thị: - GV giới thiệu thuật ngữ: Dân cư và quần cư. ? Quần cư có tác động đến yếu tố nào của dân cư ở một nơi ? (sự phân bố, mật độ, lối sống…). - Quan sát ảnh 3.1 và 3.2, cho biết sự khác nhau của 2 kiểu quần cư đô thị và nông thôn ? - GV chia lớp thành 2 nhóm thảo luận theo nội dung: Cách tổ chức sinh sống ? Mật độ, lối sống ?.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> Hoạt động kinh tế ? Các nhóm trình bày, giáo viên chuẩn xác và kết luận.. Các yếu tố Cách tổ chức sinh sống Mật độ. Lối sống. Hoạt động 2: Đô thị hóa và siêu đô thị (13 phút). Hoạt động kinh tế. Quần cư Quần cư đô nông thôn thị Nhà cửa xen Nhà cửa xây đồng ruộng, thành phố, tập hợp thành phường. làng, xóm. Dân cư thưa. Dân cư tập trung đông Dựa vào làng xóm, có truyền thống phong tục tập gia đình, quán, lễ hội cổ dòng họ, truyền. Công đồng có tổ chức, mọi người tuân thủ theo pháp luật, quy định về nếp sống văn minh, trật tự, bình đẳng. Nông - lâm - Công nghiệp ngư nghiệp dịch vụ. ? Đô thị xuất hiện sớm nhất vào lúc nào và 2. Đô thị hoá, siêu đô thị: ở đâu ? (Thời cổ đại với các nền văn minh: - Số người sống trong các đô thị chiếm Trung Quốc, Ai Cập, La Mã…). Nguyên 50% dân số thế giới. nhân xuất hiện ? (Nhu cầu trao đổi hàng hoá, sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp). ? Đô thị phát triển nhất khi nào. ? Những yếu tố quan trọng nào thúc đẩy - Đô thị xuất hiện rất sớm và phát triển quá trình phát triển đô thị ? (Sự phát triển mạnh nhất ở thế kỉ XIX – lúc công nghiệp của thương nghiệp, thủ công nghiệp, công phát triển. nghiệp). - GV yêu cầu HS xem hình 3.3, cho biết: + Có bao nhiêu siêu đô thị trên thế giới ? (23). + Châu lục nào có nhiều siêu đô thị nhất ? (Châu Á: 12). Kể tên ? + Các siêu đô thị phần lớn thuộc nhóm.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> nước nào ? (nước đang phát triển). + Sự tăng nhanh, tự phát của số dân trong - Số siêu đô thị ngày càng tăng ở các các đô thị gây ra hậu quả gì ? (môi trường, nước đang phát triển châu Á và Nam Mỹ. sức khoẻ, giao thông, giáo dục, trật tự an ninh xã hội …). 4. Củng cố: (4 phút ) - Đặc điểm khác nhau cơ bản của hai loại quần cư chính? - Hướng dẫn khai thác số liệu thống kê: 5. Dặn dò: (5 phút ) - Học bài, trả lời câu hỏi và bài tập trang 1, 2 sách giáo khoa. - Làm bài tập 1, 2 trang 2 - Tập bản đồ Địa lí 7. - Chuẩn bị bài 4: “Thực hành: Phân tích lược đồ dân số và tháp tuổi”: + Ôn lại cách đọc tháp tuổi, kĩ năng nhận xét và phân tích các tháp tuổi. + Quan sát hình dạng tháp tuổi Thành phố Hồ Chí Minh năm 1989 và năm 1999, hãy cho biết có sự thay đổi gì đối với dân số Thành phố Hồ Chí Minh sau 10 năm ? + Quan sát lược đồ hình 4.1, cho biết huyện Tiền Hải nằm về phía nào của tỉnh Thái Bình, mật độ dân số bao nhiêu ? + Qua hình 4.4, các siêu đô thị ở châu Á phần lớn nằm ở vị trí nào ? Thuộc các nước nào ? IV. RÚT KINH NGHIỆM.. ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Ngày .... tháng .... năm ..... Ký duyệt. TUẦN 2 Ngày soạn: 20/08/2014 Ngày dạy: 26/08/2014 Tiết: 04. BÀI 4: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ DÂN SỐ VÀ THÁP I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Khái niệm mật độ dân số và sự phân bố dân cư không đều trên thế giới. - Các khái niệm đô thị, siêu đô thị và sự phân bố các siêu đô thị ở châu Á. 2. Kĩ năng: - Củng cố và nâng cao thêm kĩ năng nhận biết một số cách thể hiện mật độ dân số, phân bố dân cư, các đô thị trên lược đồ dân số..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Đọc và khai thác các thông tin trên lược đồ dân số. Sự biến đổi kết cấu dân số theo độ tuổi, nhận dạng tháp tuổi. - Vận dụng để tìm hiểu thực tế dân số châu Á. 3. Thái độ: - Nhận thức đúng đắn và thực hiện tốt chính sách dân cư và chính sách dân số. II. CHUẨN BỊ - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, bản đồ tự nhiên và phân bố dân cư châu Á, tháp tuổi của Thành phố Hồ Chí Minh (nếu có). - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lí 7. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5phút) - Đặc điểm khác nhau cơ bản của hai loại quần cư chính? (Khác nhau về : Cách tổ chức sinh sống, mật độ, lối sống, hoạt động kinh tế). 3. Hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Hoạt động 1: Phân tích lược đố mật độ dân số tỉnh Thái Bình (7 phút) - Hướng dẫn học sinh đọc tên lược đồ H4.1 SGK, và bảng chú giải có mấy thang mật độ dân số? - Tìm trên lược đồ hình 4.1 nơi có mật độ dân số cao nhất, nơi có mật độ dân số thấp nhất, mật độ nào chiếm ưu thế trong lược đồ. NỘI DUNG CHÍNH 1.Bài tập 1. - Thị xã Thái Bình có mật độ dân số cao nhất (> 3000 người/km2) - Thấp nhất là huyện Tiền Hải (< 1000 người/km2) - Mật độ chiếm ưu thế 1000 – 3000 người/km2 => Mật độ dân số Thái Bình (năm 2000) thuộc loại cao của nước ta. So với mật độ dân số của cả nước là 238 người/km2 (2001) thì mật độ dân số Thái Bình cao hơn từ 3- 6 lần. Hoạt động 2: Phân tích tháp tuổi TP. Hồ 2.Bài tập 2 Chí Minh (12 phút) - GV chia lớp thành 2 nhóm thảo luận: + Hãy so sánh tỉ lệ người dưới độ tuổi lao động ở tháp tuổi năm 1989 và 1999. Nhóm tuổi nào giảm về tỉ lệ ? + Trong nhóm tuổi lao động năm 1989 thì lớp tuổi nào đông nhất ? Đó là những lớp tuổi nào ? Nhóm nào tăng tỉ lệ ? - Học sinh các nhóm báo cáo, giáo viên - Sau 10 năm, dân số Thành phố Hồ Chí.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> chuẩn xác. Hoạt động 3: Phân tích lược đồ phân bố dân cư ở Châu Á. (13 phút) - Hướng dẫn học sinh quan sát hình 4.4, cho biết: + Dân cư châu Á chủ yếu phân bố ở đâu ? + Đó là khu vực như thế nào ? + Các đô thị lớn thường phân bố ở đâu?. Minh đã già đi. 3.Bài tập 3. - Nam Á, Đông Nam Á và Đông Á tập trung đông dân. - Các đô thị lớn nằm ở ven biển, các sông lớn.. 4. Củng cố: (5 phút ) 4.1. Quan sát 2 tháp tuổi thành phố Hồ Chí Minh năm 1989 và 1999, số trẻ em từ 0 – 15 tuổi diễn biến theo chiều nào ? a. Tăng lên. b. Giảm xuống. c. Bằng nhau. 4.2. Quan sát hình 4.4, cho biết số đô thị có 8 triệu dân của Ấn Độ là: a. 3 đô thị. b. 4 đô thị. c. 2 đô thị. d. Tất cả đều sai.  Đáp án: 4.1 ( b ), 4.2 ( a ). 5. Dặn dò: (2 phút ) - Học bài, làm bài tập 1, 2 trang 3 - Tập bản đồ Địa lí 7. - Chuẩn bị bài 5: “Đới nóng. Môi trường xích đạo ẩm”: + Ôn tập lại các đới khí hậu chính trên trái đất về ranh giới, khí hậu ? + Việt Nam nằm trong đới khí hậu nào ? Khí hậu 2 miền Bắc và Nam khác nhau như thế nào ? Có đặc điểm gì về mùa đông và mùa hạ ? IV. RÚT KINH NGHIỆM. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………. Ngày .... tháng .... năm ..... Ký duyệt. TUẦN 3 Ngày soạn: 24/08/2014 Ngày dạy: Tiết: 05. PHẦN II: CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÍ CHƯƠNG I: MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI NÓNG BÀI 5: ĐỚI NÓNG. MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM.

<span class='text_page_counter'>(13)</span> II. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Xác định được vị trí đới nóng trên thế giới và các kiểu môi trường đới nóng. - Trình bày được đặc điểm của môi trường xích đạo ẩm (Nhiệt độ và lượng mưa cao quanh năm, có rừng rậm xanh quanh năm). 2. Kĩ năng: - Đọc được biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của môi trường xích đạo ẩm và sơ đồ lát cắt rừng rậm xích đạo xanh quanh năm. - Nhận biết được đặc điểm môi trường xích đạo ẩm qua một đoạn văn mô tả và qua ảnh chụp. 3. Thái độ: - Tình yêu thiên nhiên và ý thức bảo vệ môi trường. II. CHUẨN BỊ - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, bản đồ khí hậu thế giới, bản đồ các môi trường tự nhiên thế giới, tranh ảnh rừng rậm xanh quanh năm, các biểu đồ và lược đồ trong sách giáo khoa. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lí 7. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Hoạt động dạy và học (1 phút) Bài mới: Trên trái đất có nhiều đới và kiểu khí hậu khác nhau, trong đó có môi trường xích đạo ẩm – Một trong những môi trường thuộc đới nóng. Vậy môi trường đới nóng và xích đạo ẩm có những đặc điểm cơ bản gì ? HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Hoạt động 1: Tìm hiểu về đới nóng (11 phút) - Qua lược đồ 5.1, xác định ranh giới các môi trường địa lí ? - Tại sao đới nóng còn có tên gọi là “Nội chí tuyến” ? - So sánh diện tích của đới nóng với diện tích đất nổi trên trái đất ? - Đặc điểm tự nhiên của đới nóng có ảnh hưởng thế nào đến giới thực vật và phân bố dân cư của khu vực này ? => Kết luận: - Vị trí nội chí tuyến là nơi có nhiệt độ cao quanh năm, gió tín phong thổi thường xuyên. - 70% thực vật của trái đất sống trong rừng rậm của đới.. NỘI DUNG CHÍNH I. ĐỚI NÓNG. - Nằm giữa 2 chí tuyến, chiếm diện tích đất nổi khá lớn trên trái đất. - Giới sinh vật rất phong phú, là khu vực đông dân của thế giới..

<span class='text_page_counter'>(14)</span> - Là nơi có nền nông nghiệp cổ truyền lâu đời, tập trung đông dân. ? Dựa vào hình 5.1, nêu tên các kiểu môi trường của đới nóng ? Môi trường nào chiếm diện tích nhỏ nhất? (Chú ý: Môi trường hoang mạc có ở cả đới nóng và đới ôn hoà nên học riêng) Hoạt động 2: Đặc điểm của môi trường xích đạo ẩm (23 phút) - Quan sát biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa của Xingapo, cho nhận xét và tìm ra đặc điểm đặc trưng của khí hậu xích đạo ẩm ? (Chia 2 nhóm thảo luận). * Nhóm 1 - Sự chênh lệch nhiệt độ giữa tháng mùa hè, đông như thế nào ? - Đường biểu diễn nhiệt độ trung bình tháng có đặc điểm gì ? - Nhiệt độ trung bình năm ? - Kết luận chung về nhiệt độ ? * Nhóm 2 - Tháng nào không có mưa ? - Đặc điểm lượng mưa các tháng ? - Lượng mưa trung bình năm ? - Kết luận chung về lượng mưa ? - Đại diện nhóm báo cáo, giáo viên chuẩn xác kiến thức. - Giáo viên khái quát cho học sinh nhớ hình dạng biểu đồ khí hậu Xingapo là đại diện cho tính chất khí hậu ở môi trường xích đạo ẩm. + Tháng nào cũng có mưa, lượng mưa từ 170 – 250 mm. + Nhiệt độ cao quanh năm, từ 26 – 280C. - Giáo viên bổ sung kiến thức hoàn chỉnh về đặc điểm của môi trường xích đạo ẩm: + Biên độ nhiệt ngày và đêm: 100C. + Mưa vào chiều tối hàng ngày và kèm theo sấm chớp. + Độ ẩm không khí cao trên 80%. - Quan sát hình 5.3, 5.4 cho biết rừng có mấy tầng chính? Giới hạn từng tầng?. II. MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM 1. Khí hậu:. Nhiệt độ Lượng mưa Những - Chênh lệch - Lượng mưa đặc nhiệt độ hè trung bình điểm và đông hàng tháng từ 0 cơ bản thấp: 3 C. 170 – 250 mm. của khí - Nhiệt độ - Trung bình hậu trung bình năm 1500 – năm: 25 – 2500 mm. 0 28 C. Kết Nóng ẩm quanh năm, mưa luận nhiều quanh năm. chung. 2. Rừng rậm xanh quanh năm: - Độ ẩm và nhiệt độ cao nên rừng xanh quanh năm. Vùng cửa sông và biển có.

<span class='text_page_counter'>(15)</span> rừng ngập mặn. - Đặc điểm của thực vật rừng sẽ ảnh - Nhiều loại cây, mọc nhiều tầng, rất rạm hưởng tới đặc điểm động vật như thế nào ? rạp cao từ 40 – 50 m. - Động vật rất phong phú và đa dạng, sống trên khắp các tầng rừng rậm - Giáo viên kết luận: Đặc điểm môi trường xích đạo: + Khí hậu nóng ẩm quanh năm (t0 > 250C, mưa trung bình 1500 – 2500 mm). + Có rừng rậm quanh năm phát triển ở khắp nơi (rừng rậm nhiều tầng tập trung 70% số loài chim thú trên thế giới). => Giáo viên hướng dẫn học sinh liên hệ ý thức bảo vệ rừng chính là bảo vệ nơi cư trú của động vật, giúp cân bằng sinh thái, giữ gìn bầu không khí trong lành. 4. Củng cố: (4 phút ) 4.1. Trong đới nóng có những môi trường nào ? Việt Nam thuộc kiểu môi trường nào ? 4.2. Nêu đặc điểm cơ bản của môi trường xích đạo ẩm ? 4.3. Bài tập 3: Những từ ngữ nào nói lên đặc điểm dễ nhận biết của rừng rậm xanh quanh năm ?  Đáp án: 4.1. Môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa (Việt Nam) và hoang mạc. 4.2. Khí hậu nóng ẩm quanh năm, lượng mưa... ; có rừng rậm xanh quanh năm. 4.3. Rừng cây rậm, cây cỏ và dây leo bốn phía, khao khát được nhìn thấy trời xanh ... không khí ngột ngạt oi bức. 5. Dặn dò: (5 phút ) – Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 trang 18 và 19 sách giáo khoa. – Làm bài tập 1, 2 trang 5 - Tập bản đồ địa lí 7. – Chuẩn bị bài 6: “Môi trường nhiệt đới”: + Vị trí và đặc điểm của môi trường nhiệt đới ? + Đặc điểm thực vật của môi trường nhiệt đới ? + Đất Feralit được hình thành như thế nào ? + Đá ong hoá là hiện tượng như thế nào ? + Tại sao diện tích xavan đang ngày càng được mở rộng trên thế giới ? IV. RÚT KINH NGHIỆM. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………. Ngày .... tháng .... năm ......

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Ký duyệt. TUẦN 3 Ngày soạn: 24/08/2014 Ngày dạy: Tiết: 06. BÀI 6: MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được đặc điểm của môi trường nhiệt đới (nóng quanh năm và có thời kì khô hạn) và khí hậu nhiệt đới (nóng quanh năm và lượng mưa thay đổi, càng về gần chí tuyến lượng mưa càng giảm và số tháng khô hạn càng kéo dài). - Nhận biết được cảnh quan đặc trưng của môi trường nhiệt đới là xavan hay đồng cỏ cao nhiệt đới. 2. Kĩ năng: - Củng cố và luyện tập thêm kĩ năng đọc biểu đồ khí hậu cho học sinh. - Củng cố kĩ năng nhận biết về môi trường địa lí cho học sinh qua ảnh chụp, tranh vẽ... 3. Thái độ: - Tình yêu thiên nhiên. - Ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường. II. CHUẨN BỊ - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, bản đồ khí hậu thế giới, biểu đồ khí hậu nhiệt đới hình 6.1, 6.2 trang 22 sách giáo khoa, ảnh xavan, đồng cỏ và động vật của xavan. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lí 7. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) 2.1. Xác định giới hạn của đới nóng và môi 2.1. trường xích đạo ẩm trên bản đồ các môi trường - Đới nóng: Nằm giữa 2 chí tuyến (4 địa lí ? điểm). 2.2. Rừng rậm thường xanh là loại rừng chính - Xích đạo ẩm: 50B – 50N (4 điểm)..

<span class='text_page_counter'>(17)</span> thuộc: 2.2. a. Môi trường xích đạo ẩm. - a (2 điểm). b. Môi trường nhiệt đới. c. Môi trường nhiệt đới gió mùa. d. Môi trường hoang mạc. 3. Hoạt động dạy và học (1 phút) Bài mới: Môi trường nhiệt đới có khí hậu nóng, lượng mưa càng về các chí tuyến càng giảm dần ; Nhưng lại là một trong những nơi có nhiều dân cư sinh sống trên thế giới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS. NỘI DUNG CHÍNH. Hoạt động 1: Tìm hiểu về khí hậu nhiệt đới (16 1. Khí hậu: phút) - GV giới thiệu các thuật ngữ: + Rừng hành lang: Rừng mọc dài ở hai bên bờ suối. + Xavan: Thảm cỏ liên tục phủ kín mặt đất có độ cao trên 0,8m. Xavan là thảm thực vật nhiệt đới đặc trưng của các cao nguyên Trung và Đông Phi. + Đất Feralit - Đất đặc trưng của đới nóng. - Xác định vị trí của môi trường nhiệt đới trên - Nằm trong khoảng từ vĩ tuyến 5 – hình 5.1 sách giáo khoa ? 300 ở hai bán cầu. - Giới thiệu và xác định vị trí của 2 địa điểm Malacan (90B), Giamêna (120B) trên hình 5.1. → Nhấn mạnh: cùng trong môi trường nhiệt đới, 2 địa điểm chênh nhau 3 vĩ độ Bắc. - Quan sát hình 6.1 và 6.2 cho nhận xét về sự phân bố nhiệt độ, lượng mưa của 2 địa điểm trên? * Nhóm 1: - Nhận xét sự phân bố nhiệt độ của 2 biểu đồ ? - Kết luận về sự thay đổi nhiệt độ ? * Nhóm 2: Cho nhận xét về phân bố lượng mưa của 2 biểu đồ ? - Học sinh báo cáo, giáo viên chuẩn xác kiến thức theo nội dung sau: Nhiệt độ Biên độ Thời kì Địa nhiệt nhiệt độ điểm tăng - Thời kì I: Tháng 3- 4 0 Malacan 25 – 28 C - Thời kì II: (90B) 30C Tháng 10 -. Lượng mưa Nhiệt độ Số tháng Số tháng Lượng trung có mưa không mưa mưa trung bình bình - 9 tháng. - 3 tháng - Tập - Tháng 1, 0 25 C trung từ 2, 12 941 mm tháng 5 -.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> 11 - Thời kì I: 0 Giamêna 22 – 34 C 4 - 5 (120B) 120C - Thời kì II: 8-9 Kết luận. Tăng từ 3 – 120C. 2 lần nhiệt tăng trong năm. 220C Giảm từ 25 – 220C. 10 - 7 tháng - Từ tháng 5 9. - 5 tháng - Tháng 1, 2, 3, 11, 12.. Giảm Tăng lên từ dần từ 9 - 3 - 9 tháng 7 tháng. 647 mm. Giảm. Qua kết quả bảng trên, hãy đưa ra nhận xét về - Nhiệt độ trung bình >220C. đặc điểm khí hậu nhiệt đới? - Mưa tập trung vào một mùa. - Càng gần chí tuyến biên độ nhiệt trong năm lớn dần, lượng mưa trung bình giảm dần. Thời kì khô hạn kéo dài. Hoạt động 2: Đặc điểm khác của môi trường nhiệt đới (15 phút) ? Quan sát hình 6.3 và 6.4, so sánh sự giống nhau và khác nhau của hai xavan ? vì sao có sự khác nhau ? + Giống: Cùng trong thời kì mùa mưa. + Khác: Trên hình 6.3 cỏ thưa, không xanh tốt, ít cây cao. Không có rừng hành lang. Còn trên hình 6.4 thảm cỏ dày xanh hơn, nhiều cây cao phát triển, có rừng hành lang. (Vì lượng mưa, thời gian mưa ở Kênia ít hơn Trung Phi, thực vật thay đổi theo). ? Sự thay đổi lượng mưa của môi trường nhiệt đới ảnh hưởng tới thiên nhiên ra sao ? ? Thực vật như thế nào ? (sự biến đổi trong năm và biến đổi từ xích đạo về hai chí tuyến...).. 2. Đặc điểm khác của môi trường nhiệt đới:. - Thực vật thay đổi theo mùa: Xanh tốt vào mùa mưa, khô héo vào mùa khô. - Càng về hai chí tuyến thực vật càng nghèo nàn, khô cằn hơn: Từ rừng thưa sang đồng cỏ đến nửa hoang mạc. - Sông có hai mùa nước: lũ và cạn. ? Mực nước sông như thế nào ? - Đất Feralit rất dễ bị xói mòn rửa ? Mưa tập trung vào một mùa ảnh hưởng tới trôi nếu canh tác không hợp lí và đất như thế nào ? rừng bị phá bừa bãi. ? Quá trình hình thành đất Feralit và vì sao đất ở vùng nhiệt đới thường có màu đỏ vàng ? (Nước mưa trong mùa mưa thấm ... màu đỏ Vùng nhiệt dới có đất và khí hậu vàng ... ). thích hợp với nhiều loại cây lương.

<span class='text_page_counter'>(19)</span> ? Tại sao khí hậu nhiệt đới lại có 2 mùa mưa thực và cây công nghiệp. và khô hạn rõ lại là khu vực đông dân trên thế giới? (Chú ý: Chú trọng tưới tiêu trong mùa khô). ? Tại sao xavan ngày càng mở rộng ? (mưa theo mùa, phá rừng, cây bụi đất, đốt nương rẫy ...)  Ý thức bảo vệ môi trường. 4. Củng cố: (4 phút ) 4.1. Trong đới nóng có những môi trường nào ? Việt Nam thuộc kiểu môi trường nào ? 4.2. Nêu đặc điểm cơ bản của môi trường xích đạo ẩm ? 4.3. Bài tập 3: Những từ ngữ nào nói lên đặc điểm dễ nhận biết của rừng rậm xanh quanh năm ?  Đáp án: 4.1. Môi trường xích đạo ẩm, môi trường nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa (Việt Nam) và hoang mạc. 4.2. Khí hậu nóng ẩm quanh năm, lượng mưa... ; có rừng rậm xanh quanh năm. 4.3. Rừng cây rậm, cây cỏ và dây leo bốn phía, khao khát được nhìn thấy trời xanh ... không khí ngột ngạt oi bức. 5. Dặn dò: (3 phút ) - Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4 trang 18 và 19 sách giáo khoa. - Làm bài tập 1, 2 trang 5 - Tập bản đồ địa lí 7. - Chuẩn bị bài 6: “Môi trường nhiệt đới”: + Vị trí và đặc điểm của môi trường nhiệt đới ? + Đặc điểm thực vật của môi trường nhiệt đới ? + Đất Feralit được hình thành như thế nào ? + Đá ong hoá là hiện tượng như thế nào ? + Tại sao diện tích xavan đang ngày càng được mở rộng trên thế giới ? IV. RÚT KINH NGHIỆM. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……… Ngày .... tháng .... năm ..... Ký duyệt. TUẦN 4 Ngày soạn: 07/09/2014.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> Ngày dạy: Tiết: 07. BÀI 7: MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được nguyên nhân cơ bản hình thành gió mùa ở đới nóng và đặc điểm của gió mùa mùa hạ, gió mùa mùa đông. - Nắm hai đặc điểm cơ bản của môi trường nhiệt đới gió mùa (nhiệt độ thay đổi theo mùa gió, thời tiết điễn biến thất thường). Điều này chi phối thiên nhiên và hoạt động của con người theo nhịp điệu gió mùa. - Hiểu được môi trường nhiệt đới gió mùa là môi trường đặc sắc và đa dạng ở đới nóng. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc bản đồ, ảnh địa lí, biểu đồ khí hậu và nhận biết khí hậu nhiệt đới gió mùa qua biểu đồ khí hậu. 3. Thái độ: - Tình yêu thiên nhiên. - Ý thức bảo vệ môi trường. II. CHUẨN BỊ - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, bản đồ khí hậu Việt Nam, bản đồ các môi trường địa lí thế giới. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lí 7. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) 2.1. Nêu đặc điểm khí hậu của môi trường nhiệt đới ? Xác định vị trí giới hạn môi trường nhiệt đới trên bản đồ các môi trường địa lí thế giới ? 2.2. Đất được hình thành ở vùng nhiệt đới có màu đỏ vàng do chứa nhiều ôxít sắt, nhôm gọi là: a. Đất đá vôi. b. Đất Feralít. c. Đất sét. d. Đất phèn. 3. Hoạt động dạy và học (1 phút) Bài mới: Nằm cùng vĩ độ với các hoang mạc trong đới nóng nhưng có một môi trường lại thích hợp cho sự sống của con người, do đó là một trong những khu vực tập trung đông dân cư nhất thế giới, có khí hậu đặc biệt thích hợp với cây lúa nước. Thiên nhiên ở đây có những nét đặc sắc hơn tất cả các môi trường của đới nóng. Đó là môi trường gì, yếu tố nào chi phối, ảnh hưởng tới cảnh sắc thiên nhiên và cuộc sống con người trong khu vực như thế nào. Ta cùng tìm câu trả lời trong bài hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS. NỘI DUNG CHÍNH. Hoạt động 1: Tìm hiểu về khí hậu nhiệt đới gió 1. Khí hậu: mùa (11 phút) - Qua hình 5.1, xác định vị trí môi trường nhiệt.

<span class='text_page_counter'>(21)</span> đới gió mùa ? - Giáo viên giới thiệu thuật ngữ “gió mùa”: là loại gió thổi theo mùa trên những vùng rộng lớn của các lục địa Á, Phi, Ôxtrâylia, chủ yếu trong mùa hè và mùa đông. - Quan sát hình 7.1 và 7.2 sách giáo khoa: 1. Nhận xét hướng gió thổi vào mùa hè ở các khu vực? 2. Hướng gió thổi vào mùa đông ở các khu vực? 3. Do đặc điểm của hướng gió thổi, hai mùa gió mang theo tính chất gì? 4. Cho nhận xét về lượng mưa ở các khu vực này trong mùa hè và mùa đông ? 5. Giải thích vì sao lượng mưa có sự chênh lệch rất lớn giữa hai mùa ?  Giáo viên giải thích thêm và kết luận. Đông Nam Á và Nam Á là các khu vực điển hình của môi trường nhiệt đới có gió mùa hoạt động. Gió mùa làm thay đổi chế độ nhiệt và lượng mưa ở hai mùa rất rõ rệt. ? Trên hình 7.1, 7.2, tại sao hướng mũi tên chỉ hướng gió ở Nam Á lại chuyển hướng cả 2 mùa hè và đông ? (ảnh hưởng của lực tự quay của trái đất). - Hoạt động theo hai nhóm: Qua biểu đồ hình 7.3 và 7.4 cho biết diễn biến nhiệt độ và lượng mưa trong năm của + Hà Nội có gì khác biệt với Mumbai ? + Diễn biến nhiệt độ của 2 địa điểm ? + Diễn biến lượng mưa ? Hà Nội (210B) Mumbai (190B) Nhiệt lượng Nhiệt lượng độ mưa độ mưa Mưa lớn Mưa lớn 0 0 Mùa >30 C (mùa <30 C (mùa hè mưa) mưa) Mưa ít Lượng 0 Mùa <18 C (mùa mưa rất >230C đông mưa ít) nhỏ (mùa khô).

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Biên độ nhiệt năm. 120C. TB: 1722 mm. 70C. TB: 1784 mm.  Kết luận: - Hà Nội có mùa đông lạnh, Mumbai nóng quanh năm. - Cả 2 địa điểm đều có lượng mưa lớn (>1500 mm, mùa đông ở Hà Nội mưa nhiều hơn Mumbai). ? Qua nhận xét, phân tích hình 7.3, 7.4 cho biết yếu tố nào chi phối, ảnh hưởng rất sâu sắc tới nhiệt độ và lượng mưa của khí hậu nhiệt đới gió mùa ? ? So sánh, tìm ra sự khác biệt giữa 2 loại biểu đồ khí hậu của nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa ? - Giáo viên kết luận.. - Tính chất thất thường của thời tiết thể hiện: + Mùa mưa có năm đến sớm, có năm đến muộn. + Lượng mưa không đều giữa các năm. + Mùa đông có năm đến sớm, năm đến muộn; rét nhiều, rét ít. Thiên tai xảy ra. + Lượng mưa trung bình năm thay đổi phụ thuộc vào vị trí địa hình. Hoạt động 2: Đặc điểm khác nhau của môi trường nhiệt đới gió mùa (12 phút) - Nhận xét sự thay đổi của cảnh sắc thiên nhiên qua ảnh 7.5 và 7.6 ? + Mùa khô rừng cây cao su cảnh sắc thế nào ? + Mùa mưa ? + Hai cảnh sắc đó biểu hiện sự thay đổi theo yếu tố nào? + Nguyên nhân của sự thay đổi đó ? + Có sự khác nhau về thiên nhiên giữa nơi mưa nhiều và nơi mưa ít không ? - Giáo viên phân tích: Cảnh sắc thiên nhiên. - Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió. - Nhiệt độ trung bình năm >200C. - Biên độ nhiệt trung bình 80C. - Lượng mưa trung bình >1500 mm, mùa khô ngắn có lượng mưa nhỏ. - Thời tiết diễn biến thất thường, hay gây thiên tai.. 2. Các đặc điểm khác của môi trường:. Gió mùa có ảnh hưởng lớn đến cảnh sắc thiên nhiên..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> nhiệt đới gió mùa biến đổi theo mùa, theo không - Môi trường đa dạng, phong phú gian, tuỳ thuộc vào lượng mưa và sự phân bố nhất đới nóng. lượng mưa mà các cảnh quan khác nhau: rừng - Thích hợp với nhiều loại cây mưa xích đạo, rừng nhiệt đới mưa mùa, rừng lương thực và cây công nghiệp ngập mặn, đồng cỏ cao nhiệt đới. nhiệt đới, do đó còn là nơi đông  Kết luận. dân cư nhất thế giới 4. Củng cố: (4 phút ) 4.1. Khu vực nhiệt đới gió mùa điển hình là: a. Đông Nam Á. b. Trung Á. c. Nam Á. d. Đông Á và Nam Á. 4.2. Khí hậu nhiệt đới gió mùa là loại khí hậu: a. Có sự biến đổi của thiên nhiên theo thời gian và không gian. b. Có nhiều thiên tai. c. Có sự biến đổi khí hậu theo sự thay đổi của gió mùa. d. Có sự biến đổi của khí hậu theo sự phân bố lượng mưa. 4.3. đặc điểm nổi bật của khí hậu nhiệt đới gió mùa là: a. Nhiệt độ cao, lượng mưa lớn. b. Thời tiết diễn biến thất thường. c. Có 2 mùa gió vào mùa hè và mùa đông. d. Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa.  Đáp án: 4.1 (a+c); 4.2 (c); 4.3 (b+d ). 5. Dặn dò: (5 phút ) - Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2 trang 25 sách giáo khoa. - Làm bài tập 1, 2 trang 6 - Tập bản đồ địa lí 7. - Chuẩn bị bài 9 “hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng” IV. RÚT KINH NGHIỆM. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……… Ngày .... tháng .... năm ..... Ký duyệt.

<span class='text_page_counter'>(24)</span> TUẦN 4 Ngày soạn: 07/09/2014 Ngày dạy: Tiết: 08. BÀI 9: HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI NÓNG I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Nắm được các mối quan hệ giữa khí hậu với nông nghiệp và đất trồng, giữa khia thác đất và bảo vệ đất. - Biết được một số cây trồng, vật nuôi ở các kiểu môi trường khác nhau của đới nóng. 2. Kĩ năng: - Luyện tập cách mô tả hiện tượng địa lí qua tranh vẽ liên hoàn và củng cố thêm kĩ năng đọc ảnh địa lí cho học sinh. - Luyện kĩ năng phán đoán địa lí cho học sinh ở mức độ cao hơn và phức tạp hơn về mối quan hệ giữa khí hậu với nông nghiệp và đất trồng, giữa khai thác với bảo vệ đất trồng. 3. Thái độ: - Tình yêu thiên nhiên. - Ý thức bảo vệ môi trường. II. CHUẨN BỊ - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, tranh ảnh về xói mòn đất, bản đồ tự nhiên thế giới. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lí 7. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - Cho biết đặc điểm khí hậu nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa (GV ghi những đặc điểm của 2 môi trường khí hậu trên vào góc bảng để dùng khi giảng bài mới) 3. Hoạt động dạy và học (1 phút) Bài mới: Sự phân hóa đa dạng của môi trường đới nóng biểu hiện rõ nét ở đặc điểm khí hậu, ở sắc thái thiên nhiên, nhất là làm cho hoạt động nông nghiệp ở mỗi vùng trong đới có những đặc điểm khác nhau, sự khác nhau đó biểu hiện như thế nào chúng ta sẽ cùng tìm hiểu trong nội dung bài học ngày hôm nay..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS. NỘI DUNG CHÍNH. Hoạt động 1: Đặc điểm sản xuất nông nghiệp (17 phút) - Yêu cầu HS nhắc lại các đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa đã ghi trên bảng. - Tìm ra đặc điểm chung của môi trường đới nóng ? (nắng, nóng quanh năm và mưa nhiều). - Các đặc điểm trên ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp như thế nào? (nuôi nhiều con, trồng nhiều cây; cây trồng phát triển xanh tốt quanh năm, xen canh, gối vụ từ 2 – 3 vụ 1 năm). - Tìm mối quan hệ giữa hình 9.1 và 9.2 sách giáo khoa ? Nguyên nhân? (sườn đồi trơ trụi cây với các khe rãnh sâu do nhiệt độ và lượng mưa cao). - Nhiệt độ và độ ẩm cao nên các chất hữu cơ bị phân huỷ nhanh, vì thế lớp mùn ở đới nóng thường không dày  bị rửa trôi. ? Nếu rừng cây trên vùng đồi núi ở đới nóng bị chặt phá hết và mưa nhiều thì điều gì sẽ xảy ra ? (lớp đất màu dễ bị nước mưa cuốn trôi, đất bị thoái hoá...)  Liên hệ vùng núi đồi Việt Nam. - Chúng ta cần có những giải pháp nào để khắc phục những bất lợi do khí hậu gây ra? + Bảo vệ và trồng rừng, khai thác có kế hoạch. + Làm tốt công tác thuỷ lợi, trồng cây che phủ đất + Phòng chống thiên tai, dịch bệnh. + Bố trí mùa vụ cây trồng hợp lí. Hoạt động 2: Các sản phẩm nông nghiệp (12 phút) - Cho biết các cây lương thực và hoa màu trồng chủ yếu ở đồng bằng và vùng núi nước ta? (lúa, ngô, khoai, sắn, cao lương). ? Tại sao sắn (khoai mì) trồng ở vùng đồi núi ? ? Tại sao khoai trồng ở đồng bằng ? ? Tại sao lúa nước trồng khắp nơi ?  Vậy loại cây lương thực phát triển tốt ở đới nóng là gì ?. 1. Đặc điểm sản xuất nông nghiệp:. - Đa dạng cây trồng và vật nuôi ; xen canh, gối vụ quanh năm.. - Đất ở đới nóng rất dễ bị xói mòn và rửa trôi nếu không có cây cối che phủ.. 2. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu:. - Cây lương thực phù hợp với khí hậu và đất trồng đới nóng: Lúa nước, khoai, sắn, cao lương.. - Giáo viên giới thiệu cây cao lương (lúa miến, hạt bo bo) thích hợp khí hậu khô nóng, được trồng nhiều ở châu Phi, Trung Quốc, Ấn Độ. ? Nêu tên các cây công nghiệp trồng nhiều ở Cây công nghiệp rất phong phú, có.

<span class='text_page_counter'>(26)</span> nước ta ? (cà phê, cao su, dừa, bông, mía, lạc, giá trị xuất khẩu cao. chè). Đó cũng là những cây công nghiệp ở đới nóng có giá trị xuất khẩu cao. ? Xác định trên bản đồ thế giới vị trí các nước và khu vực sản xuất nhiều loại cây lương thực và cây công nghiệp trên ? + Cà phê: Đông Nam Á, Tây Phi, Nam Mĩ. + Cao su: Đông Nam Á. + Dừa: Ven biển Đông Nam Á. + Bông: Nam Á. + Mía: Nam Mĩ. + Lạc: Nam Mĩ, Nam Á. - Đọc đoạn: “chăn nuôi ... đông dân cư”, cho biết: ? Các vật nuôi ở đới nóng được chăn nuôi chủ yếu ở đâu ? Vì sao được phân bố ở các khu vực đó ? + Cừu, dê: Nơi khô hạn hoặc vùng núi. + Trâu, bò: Nơi có đồng cỏ. Ấn Độ là nước có đàn trâu và bò lớn nhất thế giới. + Lợn, gia cầm: nơi nhiều vùng ngũ cốc và đông dân cư. => Nhìn chung, chăn nuôi chưa phát triển bằng trồng trọt. ? Với khí hậu và cây trồng ở địa phương em, thích hợp với nuôi con gì ? Tại sao ? 4. Củng cố: (4 phút ) 4.1. Đất ở đới nóng dễ bị xói mòn và thoái hoá là do: - Lượng mưa lớn và tập trung vào một mùa. - Mùa khô kéo dài. - Việc canh tác không đúng khoa học. - Tất cả đều sai. 4.2. Các loại nông sản chính của đới nóng: a. Lúa nước, ngô, khoai, sắn, cao lương. b. Cà phê, cao su, dừa, bông, lạc. c. Trâu, bò, dê, cừu, lợn, gia cầm. d. Tất cả các loại trên.  Đáp án: 4.1 ( a+b+c ), 4.2 ( d ). 5. Dặn dò: (5 phút ) - Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, trang 32 sách giáo khoa. - Làm bài tập 1 trang 7 - Tập bản đồ địa lí 7. - Chuẩn bị bài 10 “Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường ở đới nóng”.

<span class='text_page_counter'>(27)</span> IV. RÚT KINH NGHIỆM. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……… Ngày .... tháng .... năm ..... Ký duyệt. TUẦN 5 Ngày soạn: 14/09/2014 Ngày dạy: Tiết: 09. BÀI 10: DÂN SỐ VÀ SỨC ÉP DÂN SỐ TỚI TÀI NGUYÊN, MÔI TRƯỜNG.

<span class='text_page_counter'>(28)</span> I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Biết được đới nóng vừa đông dân vừa có bùng nổ dân số trong khi nền kinh tế còn đang trong quá trình phát triển, chưa đáp ứng được nhu cầu cơ bản của người dân. - Biết được sức ép dân số, đời sống và các biện pháp của các nước đang phát triển áp dụng để giảm sức ép dân số và bảo vệ tài nguyên, môi trường. 2. Kĩ năng: - Luyện tập cách đọc và phân tích biểu đồ các mối quan hệ và sơ đồ các mối quan hệ. - Bước đầu luyện tập cách phân tích các số liệu thống kê. 3. Thái độ: - Ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường. II. CHUẨN BỊ - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, biểu đồ về mối quan hệ giữa dân số và lương thực châu Phi (phóng to), biểu đồ dân cư thế giới - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lí 7. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) ? Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu của đới nóng là gì ? Tại sao lúa nước có thể trồng được ở mọi nơi ? ? Đốt rừng làm nương rẫy là hình thức canh tác nông nghiệp: a. Luân canh. c. Du canh. b. Thâm canh. d. Định canh. 3. Hoạt động dạy và học (1 phút) Bài mới: Đới nóng tập trung gần một nửa dân số thế giới nhưng kinh tế còn chậm phát triển. Dân cư tập trung quá đông vào một số khu vực đã dẫn tới những vấn đ ề l ớn v ề môi tr ường. Vi ệc gi ải quyết mối quan hệ giữa dân cư và môi trường ở đây phải gắn chặt với sự phát triển kinh tế - xã hội.. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Hoạt động 1: Đặc điểm dân số (15 phút) - Quan sát bản đồ “phân bố dân cư thế giới”, cho biết: ? Trong 3 môi trường khí hậu, dân cư thế giới tập trung nhiều nhất ở đới nào? Tại sao? ? Dân cư đới nóng tập trung ở những khu vực nào? (Đông Nam Á, Nam Á, Tây Phi, Đông Nam Bra-xin). - Với dân số bằng ½ nhân loại, tập trung sống chỉ ở 4 khu vực trên sẽ tác động như thế nào đến tài nguyên và môi trường ở đây ? + Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt. + Môi trường bị ô nhiễm. - Quan sát biểu đồ hình 1.4, cho biết tình trạng gia tăng dân số tự nhiên hiện nay của đới nóng như thế nào? (tăng quá nhanh, bùng nổ dân số). - Tài nguyên, môi trường bị xuống cấp, dân số thì bùng nổ dẫn tới tình trạng gì đối với tự nhiên? (tác động xấu thêm, kiệt quệ thêm… gây sức ép nặng nề. NỘI DUNG CHÍNH 1. Dân số: - 50% dân số thế giới sống ở đới nóng. - Gia tăng tự nhiên nhanh và bùng nổ dân số có tác động rất xấu đến tài nguyên và môi trường..

<span class='text_page_counter'>(29)</span> cho việc cải thiện đời sống người dân). Hoạt động 2: Sức ép của dân số tới tài nguyên, môi trường. (14 phút) - Quan sát biểu đồ hình 10.1, cho biết: ? Nhật xét về mối quan hệ giữa dân số với sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người? ? Nguyên nhân nào làm cho bình quân lương thực sụt giảm ? ? Phải có biện pháp gì để nâng bình quân lương thực đầu người lên? (giảm tăng dân, nâng mức tăng lương thực). - Phân tích bảng số liệu dân số và diện tích rừng Đông Nam Á từ 1980 – 1990, cho biết: ? Dân số tăng hay giảm? Diện tích rừng tăng hay giảm? ? Nhận xét mối tương quan giữa chúng ? ? Nguyên nhân nào làm cho diện tích rừng giảm ? - Những tác động của sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường và xã hội như thế nào? Biện pháp để bảo vệ tài nguyên và môi trường ? + Giảm tỉ lệ gia tăng dân số. + Phát triển kinh tế. + Nâng cao đời sống của dân.. 2. Sức ép của dân số tới tài nguyên và môi trường:. - Làm cho tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, suy giảm (môi trường suy thoái, diện tích rừng ngày càng thu hẹp, đất bạc màu, khoáng sản bị cạn kiệt, thiếu nước sạch…) - Chất lượng cuộc sống người dân thấp.. 4. Củng cố: (4 phút ) 4.1. Tại sao việc giảm tỉ lệ gia tăng dân số là công việc cấp bách, cần tiến hành ngay trong tất cả phần lớn các nước nhiệt đới ? 4.2. Để giảm bớt sức ép của dân số tới tài nguyên và môi trường đới nóng: a. Giảm tỉ lệ gia tăng tự nhiên. b. Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. c. Phát động chiến tranh. d. Không có phương án nào.  Đáp án: - 4.1 Tác động rất xấu đến tài nguyên, môi trường, đời sống người dân… - 4.2 (a+b) 5. Dặn dò: (5 phút ) - Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2 trang 35 sách giáo khoa. - Làm bài tập 1, 2, 3 trang 8 - Tập bản đồ Địa lí 7. - Chuẩn bị bài 11: “Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng”: + Ở các vùng nông thôn của đới nóng dân số tăng nhanh trong khi diện tích đất canh tác có hạn dẫn đến hậu quả gì? + Để mở rộng diện tích đất phát triển nông nghiệp, trong đới nóng người ta thường khai phá những vùng đất mới ở đâu và làm gì? + Ở đới nóng, người ta thường di dân đến những nơi nào?.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> + Sự di dân đến các thành phố lớn và tăng dân số đô thị quá nhanh dẫn đến hậu quả gì? biện pháp khắc phục? + Nguyên nhân dẫn đến các làn song di dân ở đới nóng? IV. RÚT KINH NGHIỆM. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………..... Ngày .... tháng .... năm ..... Ký duyệt. TUẦN 5 Ngày soạn: 14/09/2014 Ngày dạy: Tiết: 10. BÀI 11: DI DÂN VÀ SỰ BÙNG NỔ ĐÔ THỊ Ở ĐỚI NÓNG I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Làm cho học sinh nắm được nguyên nhân của di dân và đô thị hoá đới nóng. - Biết được nguyên nhân hình thành và những vấn đề đang đặt ra cho các đô thị, siêu đô thị ở đới nóng. 2. Kĩ năng:.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> - Bước đầu giúp học sinh luyện tập cách phân tích các sự vật, hiện tượng địa lí (các nguyên nhân di dân). - Củng cố thêm các kĩ năng đọc và phân tích ảnh địa lí, bản đồ địa lí và biểu đồ hình cột. 3. Thái độ: - Có ý thức đúng đắn về các chính sách dân cư của Đảng và Nhà nước. - Ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường. II. CHUẨN BỊ - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, bản đồ dân cư và đô thị trên thế giới. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lí 7. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) 2.1. Hậu quả của việc tăng dân số quá nhanh ở đới nóng ? 2.2. Ở đới nóng, dân cư tập trung đông đúc nhất ở:. a. Đông Bắc Á và Đông Á. c. Tây Nam Á và Nam Á. b. Đông Nam Á và Nam Á. d. Tây Bắc Á và Bắc Á. 3. Hoạt động dạy và học (1 phút): Bài mới: Đa số các nước đới nóng là các nước nghèo hoặc đang phát triển, dân số lại tăng nhanh, làm xuất hiện nhiều luồng di dân, kéo theo quá trình đô thị hoá ở đới này diễn ra ngày càng nhanh và phức tạp. Vậy, bức tranh di dân ở đới nóng có đặc điểm gì và do những nguyên nhân nào? Quá trình đô thị hoá tác động đến tài nguyên và môi trường đới nóng? HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 1: Sự di dân (15 phút) - Giáo viên nhắc lại tình hình gia tăng dân số đới nóng → di dân. - Đọc đoạn “Di dân … Tây Nam Á” trang 36 sách giáo khoa, cho biết: ? Nêu nguyên nhân của sự di dân đới nóng ? ? Tại sao di dân ở đới nóng diễn ra rất đa dạng và phức tạp ? + Đa dạng: Nhiều hình thức, nhiều nguyên nhân. + Phức tạp: Nguyên nhân tích cực, nguyên nhân tiêu cực. Hướng dẫn phân tích các nhóm nguyên nhân trên. ? Cho biết những biện pháp di dân tích cực tác động tốt đến phát triển kinh tế - xã hội là gì? Hoạt động 2: Đô thị hóa (16 phút) - Qua hình 3.3, đọc tên các siêu đô thị hơn 8 triệu dân ở đới nóng ? - Giáo viên đưa ra số liệu tỉ lệ dân đô thị: Châu lục 1950 2001. 1. Sự di dân:. - Đới nóng là nơi có sự di dân lớn do nhiều nguyên nhân khác nhau. - Có tác động tích cực, tiêu cực đến sự phát triển kinh tế và xã hội.. - Cần sử dụng biện pháp di dân có tổ chức, có kế hoạch mới giải quyết được sức ép dân số, nâng cao đời sống, phát triển kinh tế - xã hội. 2. Đô thị hoá:.

<span class='text_page_counter'>(32)</span> Á Phi Nam Mĩ. 15% 15% 41%. 37% 33% 79%. - Qua số liệu trên, em có nhận xét như thế nào về vấn đề đô thị hoá ở đới nóng? Tốc độ đô thị hoá biểu hiện như thế nào? - Giáo viên giới thiệu hình 11.1 và 11.2, nêu những biểu hiện tích cực và tiêu cực đối với kinh tế - xã hội của việc đô thị hoá có kế hoạch và không có kế hoạch? - Cho biết những tác động xấu tới môi trường do đô thị hoá tự phát ở đới nóng gây ra?. - Trong những năm gần đây, đới nóng có tốc độ đô thị hoá cao trên thế giới. - Tỉ lệ dân thành thị tăng nhanh và số siêu đô thị ngày càng nhiều. - Đô thị hoá tự phát gây ra ô nhiễm môi trường, huỷ hoại cảnh quan, ùn tắc giao thông, tệ nạn xã hội, thất nghiệp. Phân cách giàu nghèo lớn..  Liên hệ địa phương để giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên và môi trường. 4. Củng cố: (5 phút ) 4.1. Đô thị hoá là: - Quá trình nâng cấp cấu trúc hạ tầng của thành phố. - Quá trình biến đổi nông thôn thành thành thị. - Quá trình mở rộng thành phố cả về diện tích lẫn dân số. - Quá trình biến đổi phânbố về các lực lượng sản xuất, bố trí dân cư, những vùng không phải đô thị thành đô thị. 4.2. Nguyên nhân dẫn đến làn sóng di dân ở đới nóng: - Thiên tai liên tiếp mất mùa. - Xung đột, chiến tranh, đói nghèo. - Do yêu cầu phát triển công nghiệp - dịch vụ, nông nghiệp. - Tất cả đều sai. 4.3. Những hậu quả của việc đô thị hoá quá nhanh ở đới nóng: - Ô nhiễm môi trường, huỷ hoại cảnh quan, đời sống bấp bênh. - Ách tắc giao thông, nhiều tệ nạn xã hội, thất nghiệp. - Cải thiện đời sống của người nông dân lên thành thị. - Xuất hiện nhiều các siêu đô thị đông dân.  Đáp án: - 4.1 ( b+c) - 4.2 ( a+b+c+d ) - 4.3 ( a+b+c ). 5. Dặn dò: (2 phút ) - Học bài, trả lời câu hỏi 1, 2, 3 trang 38 sách giáo khoa. - Làm bài tập 1, 2 trang 9 - Tập bản đồ Địa lí 7. - Chuẩn bị bài 12: “Thực hành: Nhận biết đặc điểm môi trường đới nóng”: + Ôn lại đặc điểm khí hậu của 3 kiểu môi trường đới nóng. + Các dạng biểu đồ khí hậu đặc trưng của 3 kiểu môi trường trên..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> IV. RÚT KINH NGHIỆM. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……….. Ngày .... tháng .... năm ..... Ký duyệt. TUẦN 6 Ngày soạn: 20/09/2014 Ngày dạy: Tiết: 11. BÀI 12: THỰC HÀNH: NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Đặc điểm khí hậu xích đạo ẩm, nhiệt đới và nhiệt đới gió mùa. - Đặc điểm của các kiểu môi trường ở đới nóng. 2. Kĩ năng: - Kĩ năng nhận biết các môi trường của đới nóng qua ảnh địa lí, qua biểu đồ khí hậu. - Kĩ năng phân tích mối quan hệ giữa chế độ mưa với chế độ sông ngòi, giữa khí hậu với môi trường. 3. Thái độ: - Lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường. II. CHUẨN BỊ.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, bản đồ các môi trường địa lí thế giới, biểu đồ khí hậu Tây Ninh, tranh ảnh về các cảnh quan của đới nóng. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lí 7. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) 2.1. Nêu đặc điểm cơ bản của khí hậu xích đạo ẩm? Nêu đặc điểm hình dạng biểu đồ khí hậu xích đạo ẩm? 2.2. Quang cảnh của môi trường nhiệt đới thay đổi dần về hai chí tuyến theo thứ tự: a. Rừng thưa, nửa hoang mạc, xavan. b. rừng thưa, xavan, nửa hoang mạc. c. Xavan, nửa hoang mạc, rừng thưa. d. Nửa hoang mạc, xavan, rừng thưa. 3. Hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 1: Xác định tên của môi trường 1. Bài tập 1: (15 phút) - Giáo viên chia lớp thành 3 nhóm thảo luận theo nội dung: + Ảnh chụp gì ? + Chủ đề phù hợp với đặc điểm của môi trường nào ở đới nóng ? + Xác định tên của môi trường trong ảnh ? - Đại diện nhóm báo cáo, GV chuẩn xác theo bảng: A. Xahara B. Công viên C. Bắc Công gô Seragát Ảnh chụp - Những cồn cát lượn - Đồng cỏ, cây ca - Rừng rậm nhiều (chủ đề ảnh) song mênh mông dưới oxen lẫn. tầng, xanh tốt phát nắng chói. triển quanh bờ sông. - Không có động, thực - Phía xa là rừng - Sông đầy ắp nước. vật. hành lang. Chủ đề ảnh - Xahara là hoạng mạc - Xavan là thảm thực Cảnh quan của môi phù hợp với nhiệt đới lớn nhất thế vật tiêu biểu cho môi trường nắng nóng và đặc điểm giới. trường nhiệt đới. mưa nhiều quanh môi trường - Hình 5.1 bài 5: Có - Nắng nóng, mưa năm vùng xích đạo. nào đường chí tuyến Bắc theo mùa. đi qua nên cực kì khô hạn, khí hậu khắc nghiệt. Tên của môi Hoang mạc Nhiệt đới Xích đạo ẩm trường Hoạt động 2: Nhận xét biểu đồ (18 phút) 2. Bài tập 4: - Nhắc lại đặc điểm nhiệt độ và lượng mưa với trị số đặc trưng của các kiểu khí hậu đới nóng? (Nóng quanh năm, nhiệt độ trung bình năm > 200C. Nhiệt đới có 2 lần nhiệt độ tăng cao, mưa quanh năm –.

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Xích đạo ẩm, mưa theo mùa - Nhiệt đới gió mùa). - Yêu cầu học sinh phân tích từng yếu tố nhiệt độ, lượng mưa rồi kết luận theo bảng sau: Biểu Đặc điểm nhiệt độ Đặc điểm Kết luận Loại khí hậu đồ mưa A - Nhiều tháng nhiệt độ Mùa mưa là Không đúng. Địa Trung Hải 0 < 15 C vào mùa hè. mùa hè. (Nam bán cầu – Pectơ-Ôxtrâylia). B - Nóng quanh năm, nhiệt Mưa nhiều Đúng khí hậu Nhiệt đới gió 0 độ >20 C. vào mùa hè. của đới nóng. mùa. - 2 lần nhiệt độ tăng cao. C - Tháng cao nhất mùa hè Mưa quanh Không đúng. Ôn đới hải dương. < 200C. năm. - Mùa đông nhiệt độ < 50C. D - Mùa đông nhiệt độ Mưa rất ít, Không đúng. 0 < -5 C. lượng mưa Ôn đới lụa địa. nhỏ. 0 E - Mùa hè nhiệt độ >25 C. - Mưa rất ít. - Không đúng. Hoang mạc - Mùa đông nhiệt độ - Mưa vào (Bátđa - Irắc). 0 <15 C. mùa thu và đông. - Tìm hiểu và phân tích biểu đồ khí hậu B ? + Nhiệt độ quanh năm >250C. + Lương mưa trung bình 1.500 mm. + Mùa mưa nhiều là mùa hè. + Mưa ít vào mùa đông.  Đó là đặc điểm của loại khí hậu gì? (Nhiệt đới gió mùa). Giáo viên dùng biểu đồ khí hậu của Ninh Bình để xác định kiểu khí hậu của địa phương. 4. Củng cố: (4 phút ) 4.1. Giáo viên củng cố lại những đặc điểm chính của các kiểu khí hậu xích đạo ẩm, nhiệt đới, nhiệt đới gió mùa và đặc điểm chung của khí hậu đới nóng. 4.2. Xác lập mối quan hệ giữa khí hậu với sông ngòi, với thực vật. 5. Dặn dò: (2 phút ) - Học bài, làm bài tập 1, 2, 3, 4 trang 10 - Tập bản đồ Địa lí 7. - Chuẩn bị bài 13: “Môi trường đới ôn hòa” IV. RÚT KINH NGHIỆM. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……….. Ngày .... tháng .... năm ......

<span class='text_page_counter'>(36)</span> Ký duyệt. TUẦN 6 Ngày soạn: 26/09/2014 Ngày dạy: Tiết: 12. CHƯƠNG II: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HOÀ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI ÔN HOÀ. BÀI 13: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HOÀ I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - HS nắm được 2 đặc điểm cơ bản của môi trường đới ôn hoà + Tính chất trung gian của khí hậu với thời tiết thất thường. + Tính đa dạng của thiên nhiên theo thời gian và không gian. - Hiểu và phân biệt được sự khác nhau giữa các kiểu khí hậu của đới ôn hoà qua biểu đồ khí hậu. - Thấy được sự thay đổi của nhiệt độ, lượng mưa khác nhau có ảnh hưởng đến sự phân bố các kiểu rừng ở đới ôn hoà. 2. Kĩ năng: - Tiếp tục củng cố thêm kĩ năng đọc, phân tích ảnh và bản đồ địa lí, bồi dưỡng kĩ năng nhận biết các kiểu khí hậu ôn hoà qua biểu đồ và tranh ảnh. 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ý thức bảo vệ môi trường..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> II. CHUẨN BỊ - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, Bản đồ các môi trường địa lí trên thế giới, tranh ảnh các cảnh quan ở môi trường đới ôn hoà. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lí 7. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ - Kết hợp trong quá trình giảng bài mới. 3. Hoạt động dạy và học (1 phút): Bài mới: Ở lớp 6 chúng ta đã được học các đới khí hậu trên trái đất theo vĩ độ, trong đó hai chí tuyến đến hai vòng cực là hai khu vực có góc chiếu của ánh sáng mặt trời và thời gian chiếu sáng trong năm rất chênh lệch. Trên trái đất duy nhất ở đới này thể hiện rất rõ trong năm. Đó là những đặc điểm gì? sự phân hoá của môi trường trong đới này như thế nào…. Bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 1: Đặc điểm khí hậu ở đới nóng (18 phút) - GV treo bản đồ các môi trường địa lí, hướng dẫn HS quan sát H.13.1/ Tr.43 SGK - Yêu cầu 1 HS lên xác định vị trí đới ôn hoà. ? Đới ôn hòa nằm giữa hai đới nào ? ? Xác định giới hạn vĩ độ ? ? So sánh diện tích đất nổi ở cả 2 bán cầu của đới ôn hoà? → Đới ôn hòa nằm ở vị trí như thế nào so với đới nóng và đới lạnh ? - GV hướng dẫn HS đọc bảng số liệu Tr.42 SGK ? Phân tích bảng số liệu để thấy tính chất trung gian của đới ôn hoà ? - HS trả lời, GV nhận xét, kết luận - GV hướng dẫn HS quan sát luợc đồ hình 13.1/ Tr.43, SGK, xác định các kí hiệu trên lược đồ. - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm (3 phút ) ? Dựa vào lược đồ, phân tích nguyên nhân gây ra thời tiết thất thường ở đới ôn hoà? + N1: Tìm các khối khí di chuyển tới đới ôn hòa, ảnh hưởng của các khối khí này? + N2: Ở đấy có các loại gió và dòng hải lưu gì? Ảnh hưởng của chúng đến khí hậu như thế nào ? → Thời tiết đới ôn hòa có đặc điểm gì nổi bật ? - GV chốt lại nguyên nhân, tính chất thất thường của thời tiết đới ôn hòa là do : + Vị trí trung gian giữa lục địa và đại dương (khối khí ẩm ướt hải dương và khối khí khô lạnh lục địa). * Vị trí: - Nằm giữa đới nóng và đới lạnh. - Nằm ở khoảng giữa chí tuyến và vòng cực ở cả 2 bán cầu.. 1. Khí hậu - Mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới lạnh.. - Thời tiết thay đổi thất thường..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> + Vị trí trung gian giữa đới nóng và đới lạnh : - Khối khí nóng tràn về làm nhiệt độ tăng rất cao và rất khô, dễ gây cháy ở nhiều nơi. - Khối khí lạnh tràn về làm cho nhiệt độ xuống đột ngột dưới 00C, gió mạnh, tuyết rơi rất dày? Hoạt động 2: Sự phân hoá của môi trường (19 phút ) - Thời tiết ở nước ta có mấy mùa? (2 mùa: mùa mưa, mùa khô) - GV cho HS quan sát ảnh 4 mùa ở đới ôn hòa. ? Nhận xét sự thay đổi cảnh sắc thiên nhiên của đới ôn hòa theo thời gian trong năm? (thời tiết biến đổi theo 4 mùa) - GV tổ chức cho HS thảo luận về đặc điểm thiên nhiên 4 mùa. Mỗi nhóm thảo luận 1 mùa theo gợi ý: + Thời gian từng mùa ? + Đặc điểm thời tiết từng mùa ? + Đặc điểm cây cối từng mùa ? - HS tiến hành thảo luận, trình bày kết quả trước lớp, các nhóm nhận xét, bổ sung. - GV chuẩn xác kiến thức: Tháng 1- 3 4-6 7-9 10 - 12 Mùa Đông Xuân Hạ Thu Thời Trời Nắng Nắng Trời tiết lạnh, có ấm, tuyết nóng, mát tuyết rơi tan mưa lạnh và nhiều khô Cây Cây tăng Cây nẩy Quả chín Lá khô cỏ trưởng lộc, ra vàng và chậm, hoa rơi rụng trơ cành (trừ cây lá kim) - GV yêu cầu HS quan sát H.13.1/ Tr.43 SGK - Yêu cầu HS quan sát và xác định các kiểu môi trường trong đới ôn hoà (vị trí gần hay xa biển? Gần cực hay chí tuyến? ) ? Quan sát các dòng biển nóng và gió Tây ôn đới, cho biết chúng có vai trò, vị trí gì đối với khí hậu ở đới ôn hòa? (nơi có dòng biển nóng chạy qua nơi đó có khí hậu ôn đới hải dương ). - GV cho HS đọc và so sánh các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa / tr.44, sgk. GV chia lớp làm 6 nhóm thảo luận (3 phút) phân tích các biểu đồ nhiệt độ và. 2. Sự phân hoá của môi trường.. - Thiên nhiên đới ôn hoà có sự thay đổi theo 4 mùa: Xuân Hạ- Thu - Đông. - Thiên nhiên đới ôn hoà có sự thay đổi theo không gian từ bắc xuống nam và từ tây sang đông..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> lượng mưa của các kiểu khí hậu trong đới ôn hoà và xác định các thảm thực vật tương ứng với từng kiểu khí hậu đó? + Nhóm 1 & 2: Biểu đồ 1 + Nhóm 3 & 4: Biểu đồ 2 + Nhóm 5 & 6 : Biểu đồ 3 - HS tiến hành thảo luận, trình bày kết quả trên bảng phụ. - GV chú ý cho HS xác định đặc điểm các kiểu môi trường dựa vào : + Đới nóng: nhiệt độ tháng nóng nhất và thấp nhất, chênh lệch nhiệt độ trong năm và sự phân bố lượng mưa trong năm + Đới ôn hòa chú ý nhiệt độ mùa Đông (tháng 1) và nhiệt độ mùa hạ (tháng 7) - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, GV nhận xét, treo bảng phụ chuẩn xác kiến thức - GV hướng dẫn HS quan sát các H 13.2; 13.3; 13.4/ Tr.44 SGK và đối chiếu với các biểu đồ nhiệt độ lượng mưa tương ứng. - Vận dụng kiến thức đã học, giải thích : ? Vì sao ở môi trường ôn đới hải dương lại có nhiều rừng lá rộng ? ? Vì sao ở môi trường ôn đới lục địa lại có rừng lá kim? ? Vì sao ở môi trường Địa Trung Hải lại có rừng cây bụi gai ? - HS do tác động của lượng mưa và nhiệt độ về mùa đông đến giới thực vật. - GV giải thích nguyên nhân hình thành rừng hỗn giao, thảo nguyên. - GV cho HS quan sát cây rừng ở 3 ảnh: ? Em có nhận xét gì về rừng ở môi trường ôn đới so với rừng ở môi trường đới nóng? (Rừng cây ôn đới thuần một vài loài cây và không rậm rạp như rừng ở đới nóng) - GV chia lớp làm 2 nhóm, yêu cầu HS quan sát lược đồ thảo luận (2 phút): + Nhóm 1: Ở đại lục châu Á và Bắc Mĩ, từ bắc xuống nam có các kiểu môi trường nào? Thảm thực vật thay đổi như thế nào? + Nhóm 2: Ở đại lục châu Á và Bắc Mĩ, từ tây sang đông có các kiểu môi trường nào? Thảm thực vật thay đổi như thế nào ? - Đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả, nhận xét bổ sung..

<span class='text_page_counter'>(40)</span> ? Nhận xét chung về sự phân hoá của môi trường đới ôn hoà. 4. Củng cố: (4 phút ) - GV chuẩn xác lại toàn bộ kiến thức nội dung bài học. - Cho HS trả lời CH 1,2 SGK trang 45. - Chọn đáp án đúng nhất cho CH sau: Thời tiết thay đổi thất thường ở đới ôn hòa được biểu hiện : a ) Nhiệt độ tăng, giảm đột ngột trong vài giờ b ) Nhiệt độ thay đổi theo mùa c ) Nhiệt độ thay đổi từ Bắc xuống Nam d ) Nhiệt độ thay đổi từ Đông sang Tây. 5. Dặn dò: (2 phút ) - HS học bài cũ - Xem trước bài mới “ Hoạt động nông nghiệp ở đới ôn hòa” - Chuẩn bị tranh, ảnh về hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới ôn hòa - Tìm tài liệu về sản xuất chuyên môn hóa cao ở các nước kinh tế phát triển. 6. Phụ lục: Bảng phụ Nhiệt độ Lượng mưa 0 Biểu đồ khí hậu ( C) (mm) Kết luận chung T1 T7 T1 T7 Ôn đới hải dương - Mùa hạ mát 0 ( Bret - 48 B) 6 16 139 62 - Mùa đông không lạnh lắm - Mưa quanh năm. Ôn đới lục địa - Mùa đông lạnh có tuyết rơi, -10 19 31 74 0 (Mat-xcơ-va 56 B) - Mùa hạ nóng, mưa nhiều Địa Trung Hải - Mùa hạ nóng và khô 0 (Aten- 41 B) 10 28 69 9 - Mùa đông ấm áp, mưa vào thu đông IV. RÚT KINH NGHIỆM. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……… Ngày .... tháng .... năm ..... Ký duyệt. TUẦN 7 Ngày soạn: 08/10/2014 Ngày dạy: Tiết: 13. BÀI 14: HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI ÔN HOÀ I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức:.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> - Học sinh hiểu cách sử dụng đất đai trong nông nghiệp ở đới ôn hoà. - Biết được nền nông nghiệp ở đới ôn hoà có những biện pháp tốt tạo ra một số lượng nông sản hàng hoá chất lượng cao đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Các khắc phục rất có hiệu quả những bất lợi về thời tiết và khí hậu gây ra trong nông nghhiệp. - Biết hai hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp chính theo hộ gia đình và theo trang trại ở đới ôn hoà. 2. Kĩ năng: - Củng cố rèn luyện kĩ năng phân tích thông tin từ ảnh địa lí cho học sinh. - Rèn luyện kĩ năng tổng hợp địa lí 3. Thái độ: - Có thái độ học tập đúng đắn. - Giáo dục lòng yêu lao động sáng tạo, ý thức BVMT II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, sách giáo viên, bản đồ các kiểu môi trường ở đới ôn hoà, tranh ảnh về sản xuất chuyên môn hoá ở đới ôn hoà, bản đồ nông nghiệp Hoa Kì. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lí 7. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - Tính chất trung gian của khí hậu và của thời tiết ở đới ôn hoà thể hiện như thế nào? - Trình bày sự phân hoá của môi trường đới ôn hoà 3. Hoạt động dạy và học (1 phút): Bài mới: Nhìn chung đới ôn hòa có nền nông nghiệp tiên tiến. Những khó khăn về thời tiết, khí hậu đã và đang được khắc phục nhờ sự tiến bộ của khoa học – kĩ thuật, giúp cho nền nông nghiệp ở đới ôn hòa phát triển hơn ở đới nóng. Vậy sự phát triển đó được thể hiện như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS. NỘI DUNG CHÍNH. Hoạt động 1: Nền nông nghiệp tiên tiến (16 phút) - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK đoạn “Tổ chức sản xuất …. dịch vụ nông nghiệp” ? Ở đới ôn hoà có những hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp phổ biến nào? ? Giữa 2 hình thức trên có điểm gì giống và khác nhau? - HS trả lời, GV nhận xét (Trình độ sản xuất tiên tiến và sử dụng những dịch vụ nông nghiệp cho sản lượng lớn, hiệu quả cao, do sử dung máy móc, phân bón. Các hóa chất kích thích tăng trưởng, rất chú ý đến giống cây, vật nuôi mới có năng suất cao) - GV yêu cầu, hướng dẫn HS quan sát hình 14.1 và 14.2/Tr.46 SGK ? Miêu tả 2 ảnh cho biết 2 ảnh tương ứng với hình thức canh tác nào ? So sánh sự khác nhau về quy mô diện tích và trình độ cơ giới hoá ở 2 ảnh?. 1. Nền nông nghiệp tiên tiến - Có 2 hình thức tổ chức sản xuất nông nhiệp : + Hộ gia đình + Trang trại. - Tổ chức sản xuất nông nghiệp qui mô lớn theo kiểu công nghiệp.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> - Trình độ cơ giới hoá ở trang trại cao hơn ở các hộ gia đình… + H.14.1 : Canh tác theo kiểu hộ gia đình ở I-ta-li-a + H.14.2 : quanh cảnh trang trại ở Hoa Kì. ? Tại sao để phát triển nông nghiệp ở đới ôn hoà, con người phải khắc phục những khó khăn do thời tiết và khí hậu gây ra? - Thời tiết biến động khác thường, khí hậu có mùa đông lạnh. - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm (3 phút): + N1: Dựa vào ảnh 14.3, 14.4 và 14.5/ Tr.47 nêu 1 số biện pháp khoa học kĩ thuật được áp dụng để khắc phục lượng mưa ít và khó khăn về thời tiết ở đới ôn hoà ? (Hệ thống thuỷ lợi hoàn chỉnh, tưới nước tự động, tiết kiệm nước, phun sương tự động tưới nước ẩm…) => Từ đây liện hệ thực tế ở Việt Nam để thấy nền nông nghiệp ở nước ta đang từng bước phát triển ? + N2: Cho biết cách khắc phục hiệu quả những bất lợi do thời tiết, khí hậu mang lại cho nông nghiệp như thế nào? + N3: Trình bày các biện pháp được áp dụng trong sản xuất ở đới ôn hòa để có 1 lượng nông sản lớn, chất lượng cao và đồng đều? - HS trả lời, GV nhận xét - GV bổ sung, nêu cụ thể các biện pháp được áp dụng trong nông nghiệp ở đới ôn hoà như tạo giống bò cho nhiều sữa, giống hoa hồng đen ở Hà Lan, giống lợc nhiều nạc ít mỡ ở Tây Âu, chăn nuôi bò theo kiểu công nghiệp (Hướng dẫn HS khai thác hình 14.6/ Tr.48 SGK) Hoạt động 2: Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu (15 phút) - GV yêu cầu HS nhắc lại tên các kiểu môi trường và đặc điểm khí hậu của các kiểu môi trường trong đới ôn hòa - GV bổ sung đặc điểm khí hậu môi trường cận nhiệt đới gió mùa (Mùa đông ấm và khô, mùa hạ nóng ẩm), hoang mạc (rất nóng và khô) - GV yêu cầu HS thảo luận theo bàn (5 phút) theo nội dung phiếu học tập : ? Nêu các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu ở từng kiểu môi trường trong đới ôn hoà? - Đại diện các nhóm báo cáo về đặc điểm khí hậu và các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu vào bảng phụ: Môi trường Đặc điểm khí hậu Nông sản chủ yếu Cận nhiệt - Mùa đông ấm, - Lúa nước, đậu đới gió mùa khô tương, bông, hoa. - Chuyên môn hoá sản xuất.. - Áp dụng rộng rãi các thành tựu kĩ thuật tiên tiến, đặc biệt là tuyển chọn và lai tạo giống cây trồng và vật nuôi. 2. Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu. - Sản phẩm nông nghiệp đới ôn hoà rất đa dạng.

<span class='text_page_counter'>(43)</span> Hoang mạc ôn đới Địa Trung Hải. - Mùa hạ nóng, ẩm - Rất nóng, khô, khắc nghiệt -Nắng quanh năm - Hè nóng, khô - Mưa mùa thu, đông - Mưa quanh năm - Mùa hạ mát, mùa đông ấm - Mùa đông lạnh - Mùa hạ nóng, có mưa. quả vùng nhiệt đới - Chăn nuôi cừu. - Nho và sx rượu vang - Cam, chanh, ô liu… Ôn đới hải - Lúa mì, củ cải dương đường, hoa quả, chăn nuôi bò Ôn đới lục - Lúa mì, đại mạnh địa - Thảo nguyên đất đen: chăn nuôi gia súc, trồng khoai tây, ngô Ôn đới lạnh - Lạnh rét mùa - Lúa mạch đen, đông khoai tây - Mùa hè mát, có - Chăn nuôi hươu mưa Bắc cực - Sản phẩm nông nghiệp - GV nhận xét, chuẩn xác kiến thức trong bảng phụ ? Từ bảng trên, em có nhận xét gì về số lượng sản phẩm, chủ yếu của từng kiểu cách khai thác sử dụng môi trường tự nhiên trong sản môi trường đều khác nhau xuất nông nghiệp? - GV hướng dẫn HS đọc, khai thác tìm hiểu chăn nuôi bò theo kiểu công nghiệp hiện đại H 14.6, SGK / tr.48 ? Tại sao sản phẩm nông nghiệp của mỗi kiểu môi trường lại khác nhau? 4. Củng cố: (4 phút ) - GV khái quát lại nội dung bài học - Cho HS xác định trên bản đồ các vùng khí hậu đới ôn hòa và nêu một số loài động – thực vật điển hình với kiểu khí hậu đó. - Để sản xuất ra khối lượng nông sản lớn, có giá trị cao, nền nông nghiệp tiên tiến ở đới ôn hòa đã áp dụng những biện pháp gì? 5. Dặn dò: (2 phút ) - HS học bài cũ, trả lời các CH trong SGk - Xem trước bài “ Hoạt động công nghiệp ở đới ôn hòa” và trả lời các CH sau: + Các ngành công nghiệp chủ yếu ở đới ôn hòa? + Cảnh quan công nghiệp ở đới ôn hòa được biểu hiện như thế nào? IV. RÚT KINH NGHIỆM. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………….

<span class='text_page_counter'>(44)</span> ………………………………………………………………………………………… ……….. Ngày .... tháng .... năm ..... Ký duyệt. TUẦN 7 Ngày soạn: 08/10/2014 Ngày dạy: Tiết: 14. BÀI 15: HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI ÔN HOÀ I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Nền công nghiệp ở các nước ôn đới là nền công nghiệp hiện đại thể hiện trong công nghiệp chế biến. - Biết và phân biệt được các cảnh quan công nghiệp phổ biến ở đới ôn hoà: khu công nghiệp, trung tâm công nghiệp và vùng công nghiệp. - Hiểu được nền công nghiệp hiện đạicùng với các cảnh quan công nghiệp hóa có thể gây nên sự ô nhiễm MT do các chất thải công nghiệp 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phân tích bố cục một ảnh địa lí..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> - Phân tích ảnh địa lí về hoạt động sản xuất công nghiệp với MT ở đới ôn hòa. 3. Thái độ: - Không ủng hộ các hoạt động kinh tế có ảnh hưởng xấu đến môi trường. II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, sách giáo viên, lược đồ phân bố công nghiệp ở đới ôn hoà hoặc lược đồ phân bố công nghiệp ở Bắc Mĩ và châu Âu - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lí 7. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) ? Để sản xuất ra khối lượng nông sản lớn, có giá trị cao, nền nông nghiệp tiên tiến ở đới ôn hoà đã áp dụng những biện pháp nào ? - Xây dựng hệ thống thuỷ lợi hoàn chỉnh, xây dựng nhà kính, trồng cây chắn gió vên bờ ruộng, che phủ cây bằng tấm nhựa. - Lai tạo các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất và chất lượng tốt. 3. Hoạt động dạy và học (1 phút): Bài mới: Công nghiệp là ngành kinh tế quan trọng bậc nhất ở đới ôn hoà. Ở đây những dấu hiệu về công nghiệp và đô thị hoá luôn hiện ra trước mắt chúng ta với hệ thống giao thông các loại đan xen. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 1: Nền công nghiệp hiện đại, có cơ cấu đa dạng (18 phút) - Có 2 cách phân loại các nghành công nghiệp: + Công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ + Công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến ? Hãy cho biết các nước ở đới ôn hòa bước vào cuộc cánh mạng công nghiệp từ thời gian nào? Từ đó đến nay nền công nghiệp đã phát triền như thế nào? - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm (5 phút). Các nhóm tiến hành thảo luận và trình bày kết quả trước lớp. * N1: Công nghiệp khai thác là gì? Công nghiệp khai thác phát triển ở những nơi nào? - HS: Công nghiệp khai thác là nghành công nghiệp lấy trực tiếp các nguyên, nhiên liệu từ tự nhiên để cung cấp cho các ngành công nghiệp chế biến. Ngành công nghiệp này phát triển mạnh ở những vùng có nhiều tài nguyên thiên nhiên: khoáng sản, rừng…. như U-ran-, Xi-bia… * N2: Công nghiệp chế biến là gì? Vì sao lại nói ngành công nghiệp chế biến ở đới ôn hòa hết sức đa dạng? - HS: Công nghiệp chế biến là ngành công nghiệp có vai trò biến đổi các nguyên, nhiên liệu thành các sản phẩm cung cấp cho thị trường. Đây là ngành công nghiệp có rất nhiều ngành sản xuất, từ các ngành truyền thống (luyện kim, cơ khí,…) đến các ngành có hàm lượng trí tuệ cao, còn gọi là ngành công nghệ cao (điện tử, viễn thông, hàng không vũ trụ,…). 1. Nền công nghiệp hiện đại, có cơ cấu đa dạng.. - Đới ôn hoà là nơi có nền công nghiệp phát triển rất sớm, cách đây khoáng 250 năm. - Gồm : + Công nghiệp khai thác: phát triển ở những nơi tập trung nhiều khoáng sản.. + Công nghiệp chế biến: là thế mạnh nổi bật và hết sức đa dạng, từ các ngành truyền thống đến các ngành hiện đại..

<span class='text_page_counter'>(46)</span> * N3: Cho biết đặc điểm của công nghiệp chế biến ở đới ôn hòa? - HS: + Rất đa dạng, có rất nhiều ngành sản xuất khác nhau, từ sản xuất ra nguyên liệu đến các sản phẩm tiêu dùng hằng ngày và các loại máy móc từ đơn giản đến tinh vi, tự động hóa. + Phần lớn nguyên, nhiên liệu đều nhập từ các nước đới nóng +Phân bố sản xuất chủ yếu ở các cảng sông, cảng biển (để tiện nhập nguyên liệu và xuất sản phẩm làm ra) hoặc các đô thị lớn (có nguồn tiêu thụ lớn) * N4: Vai trò của công nghiệp đới ôn hòa đối với thế giới như thế nào? Kể tên và tìm trên lược đồ những nước có nền công nghiệp có vai trò hàng đầu thế giới? - HS: Hoa Kì, Nhật Bản, Đức, Nga, Anh, Pháp, Ca-na-đa Hoạt động 2: Cảnh quan công nghiệp (15 phút) - GV cho HS đọc thuật ngữ “cảnh quan công nghiệp hóa”, SGK / tr.186 - GV cho HS quan sát H 15.1 và 15.2/ Tr.51 SGK giải thích thêm: Đây là môi trường nhân tạo, được hình thành nên trong quá trình công nghiệp hóa, được đặc trưng bởi các công trình (nhà cửa, nhà máy, cửa hàng…) đan xen với các tuyến đường (đường bộ - thủy - sắt - ống, sân bay, bến cảng, nhà ga…) luôn hiện ra trước mắt chúng ta. ? Các cảnh quan công nghiệp ở đới ôn hòa phát triển như thế nào? Biểu hiện ra sao? - GV tổ chức cho HS thảo luận nhóm (3 phút). Các nhóm tiến hành thảo luận, trình bày kết quả trước lớp. * N1: Khu công nghiệp là gì? Lợi ích kinh tế của việc thành lập khu công nghiệp? (dễ hợp tác trong sản xuất, giảm chi phí vận chuyển) * N2: Trung tâm công nghiệp là gì? Các trung tâm công nghiệp thường phân bố ở đâu và có đặc điểm gì? (Các trung tâm công nghiệp thường là các thành phố công nghiệp, có nhiều ngành sản phẩm đa dạng) * N3: Vùng công nghiệp là gì? Quy mô? Đới ôn hòa có những vùng công nghiệp lớn nào nổi tiếng trên Thế giới? ? Quan sát H 15.3, SGK / tr.51, nhận xét sự phân bố các Trung tâm công nghiệp chính ở đới ôn hòa? - GV cho HS quan sát H 15.3/ Tr.51 SGK để chỉ ra các trung tâm công nghiệp, các vùng công nghiệp lớn giúp HS phân biệt được thế nào là trung tâm công nghiệp, thế nào là vùng công nghiệp - Yêu cầu HS xác định trên lược đồ phân bố công nghiệp ở đới ôn hoà các trung tâm công nghiệp, các vùng công. - ¾ sản phẩm công nghiệp của thế giới là do đới ôn hòa cung cấp. 2. Cảnh nghiệp.. quan. công. - Cảnh quan công nghiệp phổ biến khắp nơi: nhà máy công nghiệp (cơ sở công nghiệp) → khu công nghiệp → trung tâm công nghiệp → vùng công nghiệp..

<span class='text_page_counter'>(47)</span> nghiệp. - GV cho HS quan sát H 15.1 và 15.2, SGK / tr.51: Hãy - Cảnh quan công nghiệp giới thiệu nội dung 2 hình ? là niềm tự hào của các - HS: + H 15.1 là một khu công nghiệp hóa dầu với các quốc gia thuộc đới ôn hòa nhà máy khác nhau nằm san sát bên nhau, với các đường nhưng cũng là nơi tập cao tốc có giao lộ nhiều tầng để vận chuyển nguyên liệu, trung nguồn gây ô nhiễm hàng hóa. môi trường. + H 15.2 là một cơ sở công nghiệp có công nghệ cao ở châu Ấu, nằm giữa cánh đồng, có thảm cỏ, cây xanh bao quanh. ? Cho biết trong 2 khu công nghiệp này, khu nào có khả năng gây ô nhiễm cho môi trường nhiều nhất, vì sao? => GV bổ sung: Xu thế ngày nay của thế giới là xây dựng các “khu công nghiệp xanh kiểu mới” thay thế cho các khu công nghiệp trước đây gây ô nhiễm môi trường - GV liên hệ cảnh quan công nghiệp ở Tp. Hồ Chí Minh, Biên Hòa: + Khu công nghiệp Tân Tạo, Tân Bình, Biên Hòa 1, 2… + Trung tâm công nghiệp: Tp. Hồ Chí Minh + Vùng công nghiệp ĐNB hiện đang được hình thành 4. Củng cố: (3 phút ) - GV khái quát lại nội dung bài học. - Trình bày các ngành công nghiệp chủ yếu ở đới ôn hòa? - Cảnh quan công nghiệp ở đới ôn hòa biểu hiện như thế nào? - GV hướng dẫn HS làm BT 3, SGK / tr.52 5. Dặn dò: (2 phút ) - HS học bài cũ, làm BT 3, SGK / tr. 53 - Về nhà sưu tầm ành : Một số đô thị lớn ở các nước phát triển ở đới ôn hòa - Ảnh: Khu dân nghèo, ô nhiễm môi trường, cành người thất nghiệp. - Xem trước bài “Đô thị hóa ở đới ôn”. IV. RÚT KINH NGHIỆM. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……….. Ngày .... tháng .... năm ..... Ký duyệt.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> TUẦN 8 Ngày soạn: 13/10/2014 Ngày dạy: Tiết: 15. BÀI 16: ĐÔ THỊ HÓA Ở ĐỚI ÔN HOÀ I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu được những đặc điểm cơ bản của đô thị hoá ở đới ôn hoà (Đô thị hoá phát triển cả về số lượng, chiều rộng, chiều sâu và chiều cao. Liên kết với nhau thành chùm đô thị hoặc các siêu đô thị phát triển theo quy hoạch). - Nắm được các vấn đề nảy sinh trong quá trình đô thị hoá ở các nước phát triển 2. Kĩ năng: - Hướng dẫn học sinh làm quen với các sơ đồ lát cắt qua các đô thị và biết cách đọc lát cắt đô thị. 3. Thái độ: - Có thái độ học tập đúng đắn. II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, sách giáo viên, ảnh đô thị lớn ở các nướcc phát triển, bản đồ dân số thế giới, ảnh về người thất nghiệp ở các khu dân nghèo ở các nước phát triển. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lí 7. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) ? Nền công nghiệp ở đới ôn hoà có đặc điểm gì? - Đới ôn hoà là nơi có nền công nghiệp phát triển sớm và được trang bị nhiều máy móc thiết bị tiên tiến. - Cơ cấu công nghiệp gồm hai nhóm ngành chính: công nghiệp khai thác và công nghiệp chế biến trong đó ngành công nghiệp chế biến chiếm ưu thế. - 3/4 sản lượng công nghiệp thế giới do đới ôn hoà cung cấp. 3. Hoạt động dạy và học (1 phút): Bài mới: Đại bộ phận dân số ở đới ôn hoà sống trong các đô thị lớn, nhỏ. Đô thị hoá ở đới ôn hoà có những nét khác biệt so với đô thị hoá ở đới nóng như thế nào cô và các bạn cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 1: Đô thị hoá ở mức cao (19 phút) 1. Đô thị hoá ở mức cao - GV: Hướng dẫn HS đọc “ Sự phát triển….nhất trên thế giới”..

<span class='text_page_counter'>(49)</span> ? Quan sát bản đồ các siêu đô thị trên thế giới nhận xét số lượng đô thị ở đới ôn hòa so với đới khác? Em có nhận xét gì về tỷ lệ dân số đô thị ở đới ôn hoà? - HS trả lời GV kết luận + Nhiều đô thị + Tỷ lệ dân đô thị rất cao chiếm 75% dân số. ? Nguyên nhân vì sao làm cho dân số đô thị ở đới ôn hoà cao như vậy? + Các ngành công nghiệp và dịch vụ phát triển mạnh. + Gần đây còn là nơi tập trung nhiều đô thị nhất trên thế giới. ? Quan sát bản đồ kể tên các siêu đô thị ở đới ôn hòa? (Tốc độ đô thị hoá ở đới ôn hoà rất cao) ? Em hãy lấy số liệu cụ thể đế chứng minh tỷ lệ dân đô thị ở đới ôn hoà rất cao? Tốc độ đô thị hoá nhanh? + Nhiều đô thị phát triển nhanh chóng trở thành các siêu đô thị, thành phố Niu Oóc có 21 triệu người chiếm gần 10% dân đô thị ở đới ôn hoà. Tôkyô có hơn 27 triệu người, chiếm 27% số dân đô thị nước Nhật. ? Hình thức phân bố của đô thị ở đới ôn hoà có đặc điểm gì thể hiện đạt mức độ phát triển cao? - HS trả lời ,GV kết luận. - GV: Hướng dẫn HS quan sát H 16.1 và H 16.2 SGK. ? Ở đới ôn hoà có những loại đô thị nào? Trình độ phát triển của những đô thị ở đới ôn hoà như thế nào? + Có hai dạng đô thị: Đô thị hiện đại và đô thị cổ. Các đô thị đều phát triển theo quy hoạch..GV nói thêm trong SGK. - GV mở rộng: Vươn chiều cao - nhà cao tầng chọc trời. Chiều sâu - nhiều nhà kho hoặc đường GT ngầm trong lòng đất...... - Tập trung nhiều đô thị nhất thế giới. Tỷ lệ dân đô thị cao, chiếm 75% dân số.. ? Lối sống phổ biến ở đới ôn hoà là lối sống nào? Tại sao? (Vì ở đới ôn hoà có nhiều đô thị 75% dân số ở đây sống trong các đô thị) => Vậy đô thị hóa phát triển mạnh gây ra những vấn đề gì ta tìm hiểu ở phần 2 Hoạt động 1: Các vấn đề của đô thị (15 phút) - GV: Hướng dẫn HS đọc “ Sự mở rộng…….trình độ kỹ thuật” - GV: Hướng dẫn HS quan sát H 16.3 và H 16.4 SGK. ? Sự mở rộng và phát triển nhanh của các đô thị nảy sinh những vấn đề gì?. - Lối sống đô thị trở thành phổ biến trong phần lớn dân cư.. - Các đô thị ở đới ôn hoà mở rộng, kết nối với nhau thành chuỗi đô thị, chùm đô thị. - Sự phát triển của các đô thị được tiến hành theo quy hoạch vươn theo cả chiều sâu và chiều cao.. 2. Các vấn đề của đô thị. - Sự phát triển nhanh của các đô thị nảy sinh nhiều.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> + Ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, thiếu chỗ ở.. vấn đề xã hội như ô nhiễm môi trường, ùn tắc GT giờ cao điểm, thiếu chỗ ở, công trình công cộng, tỉ lệ thất nghiệp cao. ? Để giải quyết những vấn đề đó, các nước đới ôn hoà đã - Quy hoạch lại đô thị tiến hành thực hiện những biện pháp nào? theo hướng phi tập trung, =>Như vậy vấn đề đô thị hóa đới ôn hòa là vấn đề các xây dựng các thành phố nước cần quan tâm khi tiến hành đô thị hóa. vệ tinh....Đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn. 4. Củng cố: (3 phút ) ? Em hãy đánh giá về trình độ phát triển của các đô thị ở đới ôn hoà? ? Nêu những vấn đề xã hội nảy sinh khi các đô thị phát triển quá nhanh và hướng giải quyết? 5. Dặn dò: (1 phút ) - Trả lời câu hỏi: 1, 2 (SGK). - Ôn lại kiến thức từ bài 1 – bài 16, tiết sau kiểm tra 15 phút và ôn tập chuẩn bị kiểm tra 45 phút. IV. RÚT KINH NGHIỆM. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……….. Ngày .... tháng .... năm ..... Ký duyệt.

<span class='text_page_counter'>(51)</span> TUẦN 8 Ngày soạn: 13/10/2014 Ngày dạy: Tiết: 16. ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức - Củng cố các kiến thức về thành phần nhân văn của môi trường và các môi trường địa lý (từ bài 1 – bài 16). - Thông qua tranh ảnh địa lí nhận biết được các đặc điểm tự nhiên của môi trường đới nóng, và đới ôn hòa - So sánh để thấy được sự giống và khác nhau giữa hai môi trường. 3. Thái độ, hành vi - Giáo dục HS ý thức tự giác, chủ động trong học tập. II. CHUẨN BỊ: - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, tập bản đồ, lược đồ, biểu đồ, bản đồ, sơ đồ phù hợp với nội dung từng bài. Tranh ảnh về cảnh quan tự nhiên của các kiểu môi trường ở đới nóng và đới ôn hòa. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, vở bài tập, dụng cụ học tập III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra 15 phút: Đề: Câu 1: Chứng minh đô thị hóa ở mức độ cao là nét đặc trưng của đô thị hóa ở môi trường đới ôn hòa? Câu 2: Nêu những vấn đề xã hội nảy sinh khi các đô thị phát triển quá nhanh và hướng giải quyết? Trả lời: Câu 1: Đô thị hóa ở mức độ cao - Tập trung nhiều đô thị nhất thế giới. Tỷ lệ dân đô thị cao, chiếm 75% dân số. - Các đô thị ở đới ôn hoà mở rộng, kết nối với nhau thành chuỗi đô thị, chùm đô thị. - Sự phát triển của các đô thị được tiến hành theo quy hoạch vươn theo cả chiều sâu và chiều cao. - Lối sống đô thị trở thành phổ biến trong phần lớn dân cư. Câu 2: Các vấn đề xã hội nảy sinh - Sự phát triển nhanh của các đô thị nảy sinh nhiều vấn đề xã hội như ô nhiễm môi trường, ùn tắc GT giờ cao điểm, thiếu chỗ ở, công trình công cộng, tỉ lệ thất nghiệp cao. - Quy hoạch lại đô thị theo hướng phi tập trung, xây dựng các thành phố vệ tinh....Đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn. 3. Hoạt động dạy và học - GV cho HS câu hỏi ôn tập. - Hướng dẫn HS trả lời câu hỏi. - Giải đáp những thắc mắc của HS. - Hướng dẫn HS phương pháp làm bài kiểm tra Địa lý. THÀNH PHẦN NHÂN VĂN CỦA MÔI TRƯỜNG.

<span class='text_page_counter'>(52)</span> C1. Dân số: - Tháp tuổi: Cho biết kết cấu theo độ tuổi, giới tính của dân số.( Số người ở từng độ tuổi, nhóm tuổi. Tổng số nam, nữ ở từng độ tuổi, nhóm tuổi). - Bùng nổ dân số: Sảy ra khi tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên đạt hoặc vượt 2,1%. + Nguyên nhân + Hậu quả + Hướng khắc phục C2. Sự phân bố dân cư các chủng tộc trên thế giới: - Phân bố dân cư - Nguyên nhân - Các chủng tộc: CÁC CHỦNG TỘC TRÊN THẾ GIỚI. Môn gô lô it: Châu Á. Ơ rô pê ô it: Châu Âu. Nê grô it: Châu Phi. C3. Quần cư, đô thị hoá: - Các hình thức quần cư: CÁC HÌNH THỨC QUẦN CƯ. Quần cư nông thôn Mật độ dân số thấp, phân tán. Hoạt động kinh tế chủ yếu là sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp. Quần cư đô thị Mật độ dân số cao, tập trung. Hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ.. - Đô thị hoá: CÁC MÔI TRƯỜNG ĐỊA LÍ * Môi trường đới nóng. C1 Vị trí: (Học sinh xác định trên bản đồ treo tường) C2. Môi trường đới nóng gồm: MÔI TRƯỜNG XÍCH ĐẠO ẨM - Vị trí: 5oB – 5oN. - Khí hậu: Nóng ẩm quanh năm. Biên độ nhiệt nhỏ, lượng mưa lớn 1500mm – 2500mm, độ ẩm trên 80%. - Sinh vật: Phát triển rừng rậm xanh quanh năm, động vật đa dạng.. MÔI TRƯỜNG ĐỚI NÓNG. MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI - Vị trí: 5o – Chí tuyến ở cả hai bán cầu. - Khí hậu: Nhiệt độ cao quanh năm trên 20oC, lượng mưa trung bình năm khoảng 500mm – 1500mm, trong năm có thời kì khô hạn 3-9 tháng.( thay đổi theo mùa). - Sinh vật: Thay đổi dần về phía hai chí tuyến, rừng thưa.

<span class='text_page_counter'>(53)</span> MÔI TRƯỜNG NHIỆT ĐỚI GIÓ MÙA - Vị trí: Nằm ở khu vực Đông Nam Á và Nam Á. - Khí hậu: Nhiệt độ(> 20oC) lượng mưa(>1000mm) thay đổi theo mùa gió, thời tiết diễn biến thất thường. - Sinh vật: là khu vực có hệ sinh vật đa dạng nhất ở đới nóng. C3. Các hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng CÁC HÌNH THỨC CANH TÁC TRONG NÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI NÓNG Làm nương rẫy Làm ruộng, thâm Sản xuất nông sản - Là hình thức canh lúa nước. hàng hoá theo qui canh tác lạc hậu - Cho phép tăng vụ, mô lớn. năng suât, sản tăng năng suất, - Là hình thức sản lượng thấp. Ảnh tăng sản lượng, xuất chuyên môn hưởng xấu tới thúc đẩy chăn nuôi hoá, cho năng suất môi trường. phát triển. sản lượng cao, có giá trị C4. Hoạt động sản xuất nông nghiệp ở đới nóng. C5. Dân số, sức ép của dân số tới tài nguyên và môi trường đới nóng: C6. Di dân và sự bùng nổ đô thị ở đới nóng: - Sự di dân - Đô thị hoá * Môi trường đới ôn hòa (Làm câu hỏi như trên) => Từ đó suy ra những điểm giống và khác nhau của 2 môi trường về: Khí hậu, hoạt động nông nghiệp và đô thị hóa… 4. Củng cố: - GV: Nhận xét giờ ôn tập. Cho điểm những em tích cực hoạt động đóng góp ý kiến. 4. Dặn dò: - Hoàn thành câu hỏi ôn tập, ôn lại kiến thức, tiết sau kiểm tra 45 phút IV. RÚT KINH NGHIỆM. ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ............ Ngày ..... tháng ..... năm ..... Ký duyệt.

<span class='text_page_counter'>(54)</span> TUẦN 9 Ngày soạn: 16/10/2014 Ngày dạy: Tiết: 17. KIỂM TRA 1 TIẾT I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức - Kiểm tra kiến thức cơ bản về thành phần nhân văn của môi trường, môi trường đới nóng và môi trường đới lạnh trong trương trình địa lý lớp 7 (từ bài 1 – bài 16) 2. Kĩ năng - Rèn cho HS kĩ năng làm bài kiểm tra viết. 3. Thái độ, hành vi - Giáo dục HS ý thức tự giác, học và làm bài kiểm tra. II. CHUẨN BỊ - GV: Đề kiểm tra. - HS: Dụng cụ làm bài kiểm tra (bút, thước, giấy, máy tính bỏ túi…) III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra 45 phút: - GV nêu yêu cầu quy định của giờ kiểm tra, phát đề - HS làm bài, GV theo dõi nhắc nhở khi cần thiết. Chủ đề. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Nhận biết Thông hiểu Vận dụng. Môi trường đới - Biết vị trí và nóng kể tên các kiểu môi trường của đới nóng. - Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa. 50% TSĐ=5 40% TSĐ = 2 điểm điểm Dân số và sức ép dân số tới tài nguyên, môi trường. 40% TSĐ = 2 điểm - Nêu đặc điểm dân số của đới nóng. Cho biết tác động tiêu cực của việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng đối với tài nguyên, môi trường. Nêu biện pháp khắc phục.. Vận dụng sáng tạo. - Tại sao diện tích xavan và nửa hoang mạc ở vùng nhiệt đới ngày càng mở rộng 20% TSĐ = 1 TSĐ……. điểm.

<span class='text_page_counter'>(55)</span> 30% TSĐ=3 điểm Di dân và sự Kể tên các hình bùng nổ đô thị ở thức di dân và đới nóng cho biết hệ quả của chúng 20% TSĐ=2 50% TSĐ=1 điểm điểm TSĐ 10 5/10 = 50% Tổng số câu : 05 5 điểm = 50% TSĐ. 100% TSĐ = 3 TSĐ…. TSĐ…. điểm Nguyên nhân dẫn đến sự di dân TSĐ………... 50% TSĐ=1 TSĐ……….. điểm 3/10 = 30% 2/10 = 20% 3 điểm = 30% 2 điểm = TSĐ 20% TSĐ. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT Câu 1: Nêu vị trí và kể tên các kiểu môi trường của đới nóng? (2 điểm) Câu 2: Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới gió mùa? (2 điểm) Câu 3: Tại sao diện tích xavan và nửa hoang mạc ở vùng nhiệt đới ngày càng mở rộng? (1 điểm). Câu 4: Nêu đặc điểm dân số của đới nóng. Cho biết tác động tiêu cực của việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng đối với tài nguyên, môi trường. Nêu biện pháp khắc phục? (3 điểm). Câu 5: Nêu nguyên nhân dẫn đến sự di dân. Kể tên các hình thức di dân và cho biết hệ quả của chúng? (2 điểm) ĐÁP ÁN Câu 1: ( 2 điểm) - Nằm giữa 2 chí tuyến, chiếm diện tích đất nổi khá lớn trên trái đất (0.5đ) - Các kiểu môi trường ở đới nóng: + Môi trường xích đạo ẩm. (0.5đ) + Môi trường nhiệt đới. (0.5đ) + Môi trường nhiệt đới gió mùa. (0.5đ) Câu 2: ( 2 điểm) - Nhiệt độ và lượng mưa thay đổi theo mùa gió. (0.5đ) - Nhiệt độ trung bình năm >200C. (0.25đ) - Biên độ nhiệt trung bình 80C. (0.25đ) - Lượng mưa trung bình > 1500 mm, mùa khô ngắn có lượng mưa nhỏ. (0.5đ) - Thời tiết diễn biến thất thường, hay gây thiên tai. (0.5đ) Câu 3: ( 1 điểm) - Vì: lượng mưa ngày càng ít, con người chặt phá rừng bừa bãi → đất bị thoái hóa. (1đ) Câu 4: ( 3 điểm) - Đặc điểm dân số đới nóng: + Chiếm 50% dân số thế giới, tập trung chủ yếu ở Đông Nam Á, Nam Á.... (0.5đ) + Tỉ lệ gia tăng dân số cao → bùng nổ dân dân số. (0.5đ) - Tác động tới tài nguyên, môi trường: + Kinh tế chậm phát triển, nghèo đói. (0.5đ) + Tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt. (0.25đ) + Ô nhiễm môi trường, dịch bệnh. (0.25đ).

<span class='text_page_counter'>(56)</span> - Biện pháp: giảm tỉ lệ tăng dân số, phát triển kinh tế và nâng cao đời sống người dân. (1đ) Câu 5: ( 2 điểm) - Nguyên nhân: chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh, đói nghèo... (0.5đ) - Có hai hình thức di dân: + Di dân tự do → gây hậu quả tiêu cực → dân số tăng nhanh, thất nghiệp, ô nhiễm môi trường. (0.75đ) + Di dân có tổ chức, có kế hoạch → ảnh hướng tích cực → kinh tế phát triển. (0.75đ) 3. Củng cố: - GV thu bài, rút kinh nghiệm giờ kiểm tra - Dặn HS về nhà đọc trước bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa IV. RÚT KINH NGHIỆM. ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ .......... Ngày ..... tháng ..... năm ..... Ký duyệt.

<span class='text_page_counter'>(57)</span> TUẦN 9 Ngày soạn: 21/10/2014 Ngày dạy: Tiết: 18. BÀI 17: Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI ÔN HOÀ I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Học sinh biết được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí, nước ở các nước phát triển. - Hậu quả do ô nhiễm không khí và nước gây ra cho thiên nhiên và con người trong phạm vi toàn cầu. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng vẽ biểu đồ hình cột từ số liệu sẵn có. - Rèn kỹ năng phân tích ảnh địa lý. 3. Thái độ: - Có ý thức trong việc bảo vệ môi trường. II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, sách giáo viên, ảnh chụp Trái Đất với lỗ thủng tầng Ô zôn, các cảnh về nhiễm nước và không khí. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lí 7, sưu tập tranh ảnh về ô nhiễm môi trường. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - Trả bài kiểm tra 1 tiết, nhận xét ưu, nhược điểm, rút kinh nghiệm. 3. Hoạt động dạy và học (1 phút): Bài mới: Ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà đặc biệt là ô nhiễm nước, không khí đã ến mức báo động, nguyên nhân là do sự lạm dụng kỹ thuật và chủ yếu là do sự thiếu ý thức của con người trong việc bảo về môi trường. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS. NỘI DUNG CHÍNH.

<span class='text_page_counter'>(58)</span> Hoạt động 1: Ô nhiễm không khí. - GV: Hướng dẫn HS quan sát H 16.3 và H 16.4 SGK và H 17.1 kết hợp đọc thông tin SGK. ? Nguyên nhân nào làm cho bầu không khí bị ô nhiễm? - Do sự phát triển của công nghiệp và các phương tiện giao thông vận tải thải khói bụi vào bầu không khí. ? Em có đánh giá gì về tình trạng ô nhiễm không khí ở đới ôn hoà? - Không khí bị ô nhiễm nặng nề. - GV: Đó là nguồn gây ô nhiễm chính, ngoài ra còn có nguồn gây ô nhiễm khác như hoạt động núi lửa, cháy rừng do tự nhiên, song ảnh hưởng không đáng kể tới bầu không khí. - GV: Hướng dẫn HS quan sát H 17.2 đọc từ “ Hậu quả là………..vô cùng nghiêm trọng” ? Ô nhiễm môi trường không khí gây ra những hậu quả gì? - HS đọc thuật ngữ Hiệu ứng nhà kính (187) Hiệu ứng nhà kính do nhiều chất thải bụi ngăn sự bức xạ nhiệt của mặt đất lên cao làm không khí nóng lên băng tan chảy làm mực nước đại dương tan chảy...... ? Thủng tầng ô Zôn có tác hại gì đối với con người? Tia cực tím gây ung thư da..... ? Vậy để hạn chế tình trạng ô nhiễm môi trường người ta cần thực hiện những biện pháp nào? - Kí nghị định thư ( Xây dựng hệ thống khí thải hợp lí, ...) - GV: Vậy tình hình ô nhiễm nước như thế nào? Ta tìm hiểu phần 2 Hoạt động 2: Ô nhiễm nước. - GV: Hướng dẫn HS quan sát H 17.3 và H 17.4 SGK, đọc nôi dung phần 2. ? Nêu nguyên nhân, ô nhiễm môi trường nước? ? Thực trạng ô nhiễm nguồn nước ở đới ôn hoà? Biện pháp khắc phục? - HS: Báo cáo kết quả thảo luận. - GV: Chuẩn hoá kiến thức. + Nguyên nhân: Nước thải từ công nghiệp, nông nghiệp, chất thải từ các phương tiện giao thông - vận tải … chưa qua xử lý thải trực tiếp vào môi trường nước. + Hậu quả: Các nguồn nước ngầm, sông, hồ, biển, đại dương bị ô nhiễm nặng, ảnh hưởng đến sức khoẻ con người, các sinh vật sống trên Trái Đất. + Thủy triều đỏ. Do nước quá thừa đạm làm cho tảo đỏ chết . Thủy triều đen do váng dầu... + Biện pháp khắc phục: Xử lý nước thải trước khi thải ra. 1. Ô nhiễm không khí. - Sự phát triển của công nghiệp và các phương tiện giao thông vận tải làm cho bầu khí quyển bị ô nhiễm nặng nề.. - Hậu quả: Mưa a xít, gây hiệu ứng nhà kính trái đất nóng lên làm thay đổi khí hậu toàn cầu, thủng tầng Ô Zôn.. - Biện pháp: ký nghị định thư Ki - ô - tô, cắt giảm lượng khí thải gây ô nhiễm bầu khí quyển. 2. Ô nhiễm nước: - Nguyên nhân: chất thải công nghiệp, nông nghiệp, các phương tiện giao thông vận tải, sinh hoạt, thải trực tiếp vào môi trường. - Hậu quả môi trường nước bị ô nhiễm nặng “Thuỷ triều đen, đỏ”. - Biện pháp khắc phục: Xử lý nước thải trước khi thải vào môi trường..

<span class='text_page_counter'>(59)</span> môi trường….hạn chế các chất thải trong nông nghiệp - Ngoài ra trong nông nghiệp và công nghiệp không nên sử dụng quá nhiều chất độc hại không thể xử lý được. 4. Củng cố: (3 phút ) ? Nguyên nhân gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa chủ yếu là: a. Sự đô thị hoá quá nhanh. b. Sự thiếu ý thức bảo vệ môi trường của con người. c. Sự phát triển mạnh mẽ của công nghiệp. d. Sự lạm dụng kỹ thuật. ? Sự ô nhiễm không khí là do: a. Khí thải từ các cơ sở sản xuất công nghiệp. b. Khí thải từ hoạt động của các phương tiện giao thông. c. Bụi. d. Tất cả các ý trên. ? Hậu quả của ô nhiểm không khí là: a. Gây mưa axit. b. Tăng hiệu ứng nhà kính. c. Gây ra các bệnh về đường hô hấp, ảnh hưởng đến sức khoẻ của con người. d. Tất cả các ý trên. ? Biện pháp để giảm ô nhiễm không khí là: a. Ngừng hoạt động sản xuất công nghiệp. b. Cắt giảm lượng khí thải. c. Ngừng hoạt động của các phương tiện vận tải. d. Không đưa khí thải vào môi trường. 5. Dặn dò: (1 phút ) - GV hướng dẫn HS làm bài tập 2 SGK. - Hướng dẫn HS cách tính tổng lượng khí thải. - Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK. - Làm bài tập 2 trong tập bản đồ. - Chuẩn bị trước bài thực hành vào vở bài tập. “Nhận biết đặc điểm môi trường đới ôn hoà” IV. RÚT KINH NGHIỆM. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……….. Ngày .... tháng .... năm ..... Ký duyệt.

<span class='text_page_counter'>(60)</span> TUẦN 10 Ngày soạn: 13/10/2014 Ngày dạy: Tiết: 19. BÀI 18: THỰC HÀNH NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Củng cố cho học sinh kiến thức về các kiểu khí hậu của đới ôn hoà và nhận biết được các kiểu khí hậu thông qua các biểu đồ khí hậu. - Nhận biết các kiểu rừng ôn đới và nhận biết được qua tranh ảnh địa lí. - Nhận biết vấn đề ô nhiễm môi trường ở đới ôn hoà. - Biết vẽ đọc và phân tích được biểu đồ gia tăng lượng khí thải độc hại. 2. Kĩ năng: - Kĩ năng đọc, phân tích biểu đồ khí hậu ở đới ôn hoà qua tranh ảnh địa lí. 3. Thái độ: - Có ý thức tìm hiểu thực tế. -Yêu thiên nhiên quê hương đất nước -Có ý thức bảo vệ thiên nhiên II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, sách giáo viên, bản đồ tự nhiên đới ôn hòa hoặc thế giới, biểu đồ khí hậu đới ôn hòa - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lí 7, ôn tập lại kiến thức về đới ôn hòa. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ - Kết hợp trong quá trình thực hành. 3. Hoạt động dạy và học (1 phút): Bài mới: Để củng cố những kiến thức về tự nhiên của môi trường đới ôn hoà và vấn đề ô nhiễm môi trường do con người gây ra ở đới ôn hoà …. Bài mới. HOẠT NỘI DUNG CHÍNH ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Hoạt động 1. Bài tập1: Xác định các biểu đồ tương quan nhiệt độ lượng mưa 1: Xác định thuộc các môi trường nào của đới ôn hòa: các biểu đồ tương quan.

<span class='text_page_counter'>(61)</span> nhiệt độ lượng mưa thuộc các môi trường nào của đới ôn hòa GV: Hướng dẫn hs làm bài tập 1 (Đọc nội dung yêu cầu của bài). - Biểu đồ tương quan nhiệt ẩm trong nội dung bài tương đối khác so với các biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa đã học, ở đây lượng mưa được biểu hiện bằng đường màu xanh. - Cách đọc biểu đồ cũng tương đối khác so với các biểu đồ khác. Muốn xác định lượng mưa của các tháng chúng ta cần dóng theo các vạch chia tháng. GV: Hướng dẫn cách đọc.

<span class='text_page_counter'>(62)</span> trên mẫu biểu đồ phóng to. - Hướng dẫn HS thảo luận nhóm dựa trên cách khai thác biểu đồ đã hướng dẫn (Mỗi nhóm một biểu đồ) ? Phân tích chế độ nhiệt, lượng mưa của các biểu đồ từ đó rút ra nhận xét các biểu đồ A,B,C thuộc các môi trường nào của đới ôn hoà? - HS: Báo cáo kết quả thảo luận. - GV: Treo bảng chuẩn hoá kiến thức để HS đánh giá kết quả thảo luận của nhóm mình. Địa điểm. Nhiệt độ Lượng mưa Mùa hạ Mùa đông Mùa hạ. A (55º45’ B). 10oC. B (36º43’. 25oC. 9 tháng dưới 0ºC, thấp nhất 30ºC 10ºC ấm áp. Mùa đông. Mưa nhiều Mưa ít chủ Thuộc kiểu khí nhưng lượng yếu dưới hậu ôn đới lục mưa ít dạng tuyết địa Khô. hạn, Mưa. nhiều Khí. hậu. Địa.

<span class='text_page_counter'>(63)</span> B) không mưa hơn mùa hạ Trung Hải o C (51º41’ 15 C 5ºC ấm áp Mưa ít Mưa nhiều Khí hậu ôn đới B) > 40mm >250mm hải dương Hoạt động 3. Bài tập3: Nhận xét sự gia tăng lượng co 2 trong k2 từ năm 18402: Nhận xét 1997 và giải thích nguyên nhân của sự gia tăng đó: sự gia tăng * Nhận xét và giải thích: lượng co2 - Đến nay nền công nghiệp đã phát triển gấp nhiều lần lượng khí thải 2 trong k từ ngày càng tăng nhanh hơn, giai đoạn sau tăng nhanh hơn giai đoạn năm 1840- trước. 1997 và giải - Nguyên nhân của sự gia tăng lượng khí thải CO2 vào bầu khí quyển thích là do sự phát triển ngày càng nhanh của nền công nghiệp và các nguyên phương tiện giao thông vận tải trên thế giới. Thời kì đầu năm 1840 thế nhân của sự giới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp. gia tăng đó - GV yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 3. - GV không yêu cầu HS vẽ biểu đồ mà chỉ nhận xét và giải thích. - HS làm (5 phút), GV gọi 2 HS lên bảng làm, HS khác nhận xét bổ sung. - GV chuẩn kiến thức 4. Củng cố: (3 phút ) - GV: Đánh giá nhận xét giờ thực hành của hs. - Biểu dương các nhóm tích cực, nhắc nhở các nhóm chưa thực sự tích cực. 5. Dặn dò: (1 phút ) - Hoàn thành bài tập trong tập bản đồ thực hành. - Chuẩn bị trước bài 19 “ Môi trường hoang mạc” IV. RÚT KINH NGHIỆM. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……….. Ngày .... tháng .... năm ......

<span class='text_page_counter'>(64)</span> Ký duyệt. TUẦN 10 Ngày soạn: 27/10/2014 Ngày dạy: Tiết: 20. CHƯƠNG III: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC. BÀI 19: MÔI TRƯỜNG HOANG MẠC. I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được đặc điểm cơ bản của môi trường hoang mạc ( Khí hậu khắc nghiệt, cực kì khô hạn). Phân biệt được sự khác nhau giữa hoang mạc lạnh và hoang mạc nóng. - Biết sự thích nghi của sinh vật với môi trường hoang mạc. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng đọc so sánh biểu đồ khí hậu, đọc phân tích ảnh địa lí. 3. Thái độ: - Yêu thiên nhiên quê hương đất nước - Có ý thức bảo vệ thiên nhiên II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, sách giáo viên, bản đồ các môi trường địa lí trên thế giới, tranh ảnh về cảnh quan hoang mạc trên thế giới. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lí 7, sưu tập tranh ảnh về hoang mạc. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - Kiểm tra trong quá trình học bài mới 3. Hoạt động dạy và học (1 phút): Bài mới: Một môi trường chiếm 1/3 diện tích đất nổi trên trái đất, song rất hoang vắng địa hình bị sỏi đá hay những cồn cát bao phủ, thực động vật rất cằn cỗi thưa thớt. Môi trường này có cả trong đới nóng và đới ôn hoà, ít dân cư sinh sống đó chính là môi trường hoang mạc. Vậy cụ thể như thế nàota tìm hiểu trong bài hôm nay. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS. NỘI DUNG CHÍNH.

<span class='text_page_counter'>(65)</span> Hoạt động 1: Đặc điểm của môi trường - GV: Hướng dẫn HS quan sát trên bản đồ các môi trường địa lí. ? Các hoang mạc trên thế giới thường phân bố ở đâu. Chỉ trên bản đồ vị trí giới hạn các hoang mạc? - HS: Chỉ trên bản đồ. - Các hoang mạc chủ yếu nằm dọc theo hai chí tuyến, nằm sâu trong nội địa, nếu ở ven biển thì nằm cạnh những dòng biển lạnh. - Đưa ra những tác động của dòng biển lạnh tới sự hình thành các hoang mạc. ? Quan sát H19.1 kết hợp kiến thức đã học hãy nêu và phân tích những nguyên nhân hình thành hoang mạc? - Dọc 2 bên chí tuyến là nơi rất ít mưa, khô hạn kéo dài vì khu vực chí tuyến có 2 dải khí áp cao nên sức nén của không khí lên bề mặt trái đất lớn không khí chìm xuống không có sự vận động bay lên, nên hơi nước khó bốc hơi hầu như không gây mưa. - Ven biển có dòng biển lạnh nên khi hơi nước từ biển thổi vào gặp lạnh bị ngưng tụ nên lượng bốc hơi ít nên mưa ít hoặc không có mưa - Xa biển nên ảnh hưởng của biển vào đất liền ít => 3 yếu tố trên là những nguyên nhân chính hình thành hoang mạc - Ngoài ra hiện nay còn do tác động của con người.... ? Phân tích các biểu đồ H19.2 và H19.3 SGK? So sánh đặc điểm khí hậu ở hai vị trí? từ đó rút ra đặc điểm chung của khí hậu hoang mạc? - HS: Thảo luận nhóm và báo cáo kết quả. - GV: Đưa ra bảng chuẩn hoá kiến thức. + H19.2: Mùa đông nhiệt độ thấp nhất 16 oC. không có mưa. Mùa hạ nhiệt độ cao nhất 40 oC. Mưa rất ít khoảng 21mm, biên độ dao động nhiệt 24oC. + H19.3: Mùa đông nhiệt thấp nhất -28oC vào tháng 1, mưa ít Mùa hạ nhiệt độ cao nhất 16 oC lượng mưa ít 125mm. Biên độ 44oC => Khô hạn, khắc nghiệt - Sự khác nhau của hoang mạc đới nóng và đới ôn hòa + H19.2: Biên độ nhiệt cao, mùa đông ấm, mùa hạ rất nóng, lượng mưa rất ít, gần như không có mưa. + H19.3: Biên độ nhiệt trong năm rất cao, mùa hạ không nóng, mùa đông rất lạnh, mưa ít. 1. Đặc điểm của môi trường. - Hoang mạc chiếm 1/3 diện tích đất nổi trên các lục địa. Chủ yếu nằm dọc theo chí tuyến và giữa lục địa Á- Âu. - Khí hậu hết sức khô hạn khắc nghiệt, biên độ nhiệt rất lớn nhất là ngày và đêm..

<span class='text_page_counter'>(66)</span> - Đêm ở hoang mạc có những tiếng nổ lớn đó là do thay đổi nhiệt độ đá co lại gây nổ, ngày vùi trứng trong cát vẫn chín được ? tại sao khí hậu hoang mạc lại khô hạn và chênh lệch nhiệt độ ngày đêm rất lớn? - Mưa ít do vị trí gần chí tuyến ,nhiệt độ cao độ bốc hơi lớn có khi mưa chưa rơi đến mặt đất đã bốc hơi hết nhiệt độ ngày đêm chênh lệch lớn là do ngày lượng nhiẹt lớn đất hấp thụ nhiệt rất nhanh còn đêm nhiệt độ giảm đất tỏa nhiệt rất nhanh. kết hợp hơi lạnh từ các dòng biển lạnh ven bờ thổi vào nên rất lạnh có khi xuống o0c - GV: Hướng dẫn học sinh quan sát H19.4 và H19.5 SGK và miêu tả quang cảnh? ? Em có nhận xét gì về đặc điểm dân cư và hệ thực động - Dân cư sống trong các vật ở đây? ốc đảo, hệ động - thực vật => Chuyển ý: Với đặc điểm môi trường như vậy động - thưa thớt, nghèo nàn. thực vật đã thích nghi như thế nào. 2. Sự thích nghi của Hoạt động 2: Sự thích nghi của thực, động vật với môi thực, động vật với môi trường trường. - GV: Hướng dẫn HS đọc phần 2 SGK. ? Thực vật, động vật thích nghi với môi trường khô hạn, - Thích nghi bằng cách tự khắc nghiệt như thế nào? hạn chế sự mất nước, tăng - HS: Báo cáo kết quả thảo luận nhóm. Nhóm khác nhận cường dự trữ nước, chất xét, GV kết luận: dinh dưỡng trong cơ thể. + Thực vật tự hạn chế thhoát hơi nước, dự trữ nước, chất dinh dưỡng, rút ngắn chu kỳ sinh trưởng, lá biến thành gai, thân bọc sáp, thấp, lùn, dễ to, dài. + Động vật sống vùi mình trong cát hoặc trong các hốc đá, kiếm ăn vào ban đêm, có khả năng chịu được đói, khát lâu. ? Tại sao thực vật lại có rễ to và dài? Để hút nước ngầm rất sâu dưới lòng đất. 4. Củng cố: (5 phút ) Hãy lựa chọn đáp án đúng nhất trong các phương án trả lời ? Hoang mạc là nơi: a. Khí hậu cực kỳ khô hạn, cát đá mênh mông. b. Động vật và con người rất thưa thớt. c. Cây cỏ cằn cỗi. d. Cả 3 ý trên đều đúng. ? Nguyên nhân hình thành hoang mạc: a. Khí hậu khô hạn, ít mưa. b. Vị trí nằm sâu trong lục địa. c. Có dòng lạnh chảy qua. d. Cả ba ý trên đều đúng. ? Đặc điểm lượng mưa tại hoang mạc: a. Lượng mưa trung bình năm rất thấp, dưới 250 mm/năm. b. Lượng mưa cao gấp 2 lần lượng bốc hơi..

<span class='text_page_counter'>(67)</span> c. Độ ẩm tương đối cao trên 80%. d. Cả 3 ý trên đều đúng. ? Đặc điểm giới thực vật trong hoang mạc: a. Rêu và địa y phát triển rộng rãi. b. Lá thu nhỏ để tránh bốc thoát hơi, lá cứng, vỏ dầy, có loài không có lá, có loài lá biến thành cai. c. Các loài cây thường có lá rất to và rậm rạp do hấp thụ ánh sáng Mặt Trời. d. Cả ba ý trên đều đúng. ? Đặc điểm giới động vật trong hoang mạc: a. Rất hiếm, chủ yếu là các loài bò sát và côn trùng. b. Không có các loài bò sát và côn trùng. c. Phong phú các loài động vật có cơ thể rất lớn như: Voi, sư tử, hổ, báo, tê giác... d. Hai ý b, c đúng. ? Hoang mạc lớn nhất thế giới là: a. Hoang mạc Atacama. b. Hoang mạc Gôbi. c. Hoang mạc Xahara. 5. Dặn dò: (1 phút ) - Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK. - Làm bài tập trong tập bản đồ. - Chuẩn bị trước bài mới “ Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc”. IV. RÚT KINH NGHIỆM. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ……….. Ngày .... tháng .... năm ..... Ký duyệt.

<span class='text_page_counter'>(68)</span> TUẦN 11 Ngày soạn: 22/10/2016 Ngày dạy: …../……/2016 Tiết: 21. BÀI 20: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở HOANG MẠC. I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Học sinh hiểu được các hạot động kinh tế cổ truyền và hiện đại trong hoang mạc, thấy được khả năng thích ứng của con người đối với môi trường. - Biết nguyên nhân hoacng mạc hoá đang mở rộng trên thế giới và các biện pháp cải tạo, chinh phục hoang mạc đang được ứng dụng. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân tích ảnh địa lý và tư duy tổng hợp. 3. Thái độ: - Có ý thức bảo vệ môi trường. II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, sách giáo viên, ảnh tư liệu về hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại ở các hoangmạc, ảnh và tư liệu về các biện pháp chống và cải tạo hoang mạc hoá trên thế giới. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lí 7, sưu tập tranh ảnh phục vụ bài học. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút).

<span class='text_page_counter'>(69)</span> 2. Kiểm tra bài cũ (4 phút) ? Khí hậu hoang mạc có đặc điểm gì? Sinh vật thích nghi với môi trường khí hậu khắc nghiệt như thế nào? - Khí hậu ở hoang mạc hết sức khô hạn, khắc nghiệt, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm và giữa các mùa rất lớn.(4đ) - Động, thực vật thưa thớt, cằn cỗi, thích nghi với môi trường khô hạn, kắc nghiệt bằng cách tự hạn chế sự mất nước, tăng cường dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể.(6đ) 3. Hoạt động dạy và học (1 phút): Bài mới: Mặc dù điều kiện sống vô cùng khắc nghiệt của môi trường hoang mạc, nhưng con người vẫn có mặt từ rất lâu đời. Họ sống, cải tạo hoang mạc như thế nào, ta xét bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Hoạt động 1: Hoạt động kinh tế (20 phút) - GV yêu cầu HS đọc thuật ngữ “ốc đảo” / Tr.186 SGK - GV hướng dẫn HS quan sát các bức ảnh về hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc (Hình 20.1, 20.2/ Tr.64; H.20.3, 20.4/ Tr.65 sgk) và mô tả về các hoạt động kinh tế trong từng bức ảnh. ? Tại sao ở hoang mạc trồng trọt lại phát triển trên các ốc đảo ? Ở đây chủ yếu trồng cây gì? (Vì khí hậu khô hạn, khắc nghiệt nên chỉ trồng trọt được trong các ốc đảo, nơi có nguồn nước ngầm. Cây chà là có vị trí đặc biệt quan trọng ở hoang mạc) ? Cho biết trong điều kiện khô hạn ở hoang mạc, việc sinh sống của con người phụ thuộc vào yếu tố nào? + Vào khả năng tìm nguồn nước + Vào khả năng trồng trọt, chăn nuôi. + Vào khả năng vận chuyển nước, lương thực, thực phẩm và các nhu yếu phẩm từ nơi này đến nơi khác. - GV chia lớp làm 4 nhóm, thảo luận (4phút) ? Dựa vào các bức ảnh kết hợp sự hiểu biết của bản thân, em hãy cho biết trong môi trường hoang mạc có những hoạt động kinh tế nào? Điều kiện nào giúp cho các hoạt động kinh tế đó phát triển? - GV định hướng cho HS thảo luận chia các hoạt động kinh tế cổ truyền và các hoạt động kinh tế hiện đại và những điều kiện giúp các hoạt động kinh tế đó phát triển. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung - GV nhận xét, dẫn dắt HS đi phân tích từng hoạt động kinh tế của con người trong môi trường hoang mạc và giải thích về điều kiện phát triển và ý nghĩa của các hoạt động kinh tế đó. ? Ngoài chăn nuôi du mục ở hoang mạc còn có các hoạt động kinh tế cổ truyền nào khác?. NỘI DUNG CHÍNH 1. Hoạt động kinh tế.. * Hoạt động kinh tế cổ truyền: Chăn nuôi du mục, trồng trọt trong ốc đảo, vận chuyển và buôn bán hàng hoá qua hoang mạc. * Hoạt động kinh tế hiện đại: công nghiệp khai thác dầu khí, khoáng sản, nước ngầm dưới lòng đất (nhờ kĩ thuật khoan sâu) và hoạt động du lịch.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> ? Trồng trọt và chuyên chở hàng qua hoang mạc. ? Vì sao hoạt động kinh tế cổ truyền quan trọng ở hoang mạc là chăn nuôi du mục và chủ yếu là chăn nuôi gia súc? (Do tính chất khô hạn của khí hậu hoang mạc → thực vật chủ yếu là cỏ → chăn nuôi du mục và nuôi các con vật phổ biến là dê, cừu, lạc đà để lấy thịt, sữa và da, dùng lam sức kéo…chuyên chở trong các hoang mạc) ? Một số dân tộc sống chở hàng hóa qua hoang mạc bằng phương tiện gì? (Trong sinh hoạt, phương tiện giao thông lâu đời nhất là dùng lạc đà để chuyên chở hàng hóa và buôn bán) ? Quan sát các ảnh 20.3 và 20.4/ Tr.65, phân tích vai trò của kĩ thuật khoan sâu trong việc làm biến đổi bộ mặt của hoang mạc? - GV cho bieát : + H 20.3 là cảnh trồng trọt ở những nơi có dàn tưới nước tự động xoay tròn của Li-bi. Cây cối chỉ mọc ở những nơi có nước tưới, hình thành nên những vòng tròn xanh, bên ngoài vòng tròn là hoang mạc. Để có được nước tưới như vậy, phải khoan đến các vỉa nước ngầm rất sâu nên rất tốn kém. + H 20.4 là các dàn khoan dầu mỏ với các cột khói của khí đồng hành đang bốc cháy. Các giếng dầu này thường nằm rất sâu. Các nguồn lợ từ dầu mỏ, khí đốt… đã giúp con người có đủ khả năng trả chi phí rất đắt cho việc khoan sâu. - GV: Việc khai thác trên hoang mạc rất tốn kém nhưng con người vẫn cải tạo hoang mạc bằng các giếng khoan sâu đến các túi nước ngầm hay các túi dầu mỏ, khoáng sản nằm bên dưới các hoang mạc ở các bán đảo Ả rập, Tây Nam Hoa Kì, Bắc Phi. Bằng lợi nhuận khổng lồ khi khoan được các khu mỏ dầu khí, túi nước… các đô thị mới mọc lên trong hoang mạc với đầy đủ tiện nghi cho những người thợ khai thác và điều hành… Cuộc sống hiện đại bắt đầu xuất hiện ở các ốc đảo; coù nhieàu ñoâ thò moïc leân; nhà ở, phương tiện hiện đại, nếp sống hiện đại thay thế cho cuộc sống cổ truyền lạc hậu. - GV bổ sung thêm về hoạt động tổ chức các chuyến du lịch qua hoang mạc. Hoạt động 2: Hoang mạc đang ngày càng mở rộng (15 phút) - GV hướng dẫn HS quan sát ảnh 20.5/ Tr.65 sgk, mô tả và nhận xét hiện tượng trong ảnh ? (Cát lấn vào khu dân cư ở các hoang mạc) ? Nguyên nhân nào làm cho các hoang mạc ngày càng mở rộng?. 2. Hoang mạc đang ngày càng mở rộng.. * Nguyên nhân : - Do tự nhiên, do nạn cát.

<span class='text_page_counter'>(71)</span> ? Nêu một số thí dụ cho thấy những tác động của con bay người đã làm tăng diện tích hoang mạc trên thế giới? - Do biến động thời tiết, thời kì khô hạn kéo dài - Do con người khai thác cây xanh quá mức, hoặc do gia súc ăn phá cây non - Do khai thác đất cạn kiệt, đất không được chăm sóc, đầu tư cải tạo - Hướng dẫn HS quan sát ảnh 20.6 / Tr.66 sgk ? Nêu các biện pháp nhằm hạn chế sự phát triển của * Biện pháp hạn chế sự hoang mạc? phát triển của các hoang - HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý. mạc: ? Liên hệ ở Việt Nam về những biện pháp chống hiện - Khai thác nước ngầm tượng cát bay, đặc biệt là ở miền Nam Trung Bộ. bằng giếng khoan sâu hay bằng kênh đào - Trồng cây che phủ đất và cải tạo khí hậu 4. Củng cố: (3 phút ) - GV khái quát lại nội dung bài học. - Xác định lại ranh giới các đới khí hậu. 5. Dặn dò: (1 phút ) - Học bài cũ. - Chuẩn bị bài “ Môi trường đới lạnh” IV. RÚT KINH NGHIỆM. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Ngày .... tháng .... năm 2016 Ký duyệt.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> TUẦN 11 Ngày soạn: 22/10/2016 Ngày dạy: Tiết: 22. Chương IV: MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH. BÀI 21: MÔI TRƯỜNG ĐỚI LẠNH I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - HS nắm được đặc điểm cơ bản của đới lạnh (lạnh lẽo, khắc nghiệt) - Biết tính thích nghi của sinh vật ở đới lạnh để tồn tại và phát triển, đặc biệt là động vật dưới nước. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích bản đồ và ảnh địa lí, đọc biểu đồ khí hậu đới lạnh. 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ý thức BVMT. II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, sách giáo viên, bản đồ các môi trường địa lí, ảnh các động vật và thực vật ở môi trường đới lạnh - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lí 7, sưu tập tranh ảnh phục vụ bài học. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút).

<span class='text_page_counter'>(73)</span> 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) ? Nêu các hoạt động kinh tế cổ truyền và hiện đại ở môi trường hoang mạc? Biện pháp để hạn chế sự mở rộng của các hoang mạc? 3. Hoạt động dạy và học (1 phút): Bài mới: Đới lạnh là xứ sở của bang tuyết, khí hậu rất khắc nghiệt. Cho đến nay, còn nhiều điều chúng ta chưa biết về môi trường đới lạnh. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 1: Đặc điểm của môi trường (18 phút) - GV hướng dẫn HS quan sát hình 21.1/ Tr.67 và 21.2/ Tr.68 sgk, tìm ranh giới của môi trường đới lạnh ở cả 2 bán cầu ? - GV giới thiệu: + Đường vòng cực được thể hiện bằng vòng tròn nét đứt màu xanh thẫm. + Đường ranh giới đới lạnh là các nét đứt đỏ đậm, trùng với đường đẳng nhiệt 100C tháng 7 ở Bắc bán cầu và đường đẳng nhiệt 100C tháng 1 ở Nam bán cầu (tháng có nhiệt độ cao nhất mùa hạ ở 2 bán cầu). - GV treo bản đồ các môi trường địa lí, yêu cầu HS lên xác định vị trí của môi trường đới lạnh. ? Quan sát H 21.1 và 21.2, cho nhận xét xem có gì khác nhau giữa môi trường đới lạnh Bắc bán cầu với môi trường đới lạnh Nam bán cầu ? ? Ở Bắc bán cầu chủ yếu là Bắc Băng Dương, ở Nam bán cầu chủ yếu là châu Nam cực. - GV hướng dẫn HS quan sát biểu đồ hình 21.3/ Tr.68 sgk. - GV chia lớp làm 4 nhóm, thảo luận (3 phút) ? Phân tích biểu đồ theo câu hỏi trong phiếu học tập? - Diễn biến nhiệt độ trong năm : + Nhiệt độ tháng cao nhất? Nhiệt độ tháng thấp nhất? Biên độ nhiệt năm? + Số tháng có nhiệt độ < 0OC, số tháng có nhiệt độ > 0oC? - Lượng mưa: + Lượng mưa trung bình năm? + Tháng mưa nhiều, tháng mưa ít là tháng nào? Đặc điểm mưa? - Từ việc phân tích trên, em hãy rút ra đặc điểm khí hậu của đới lạnh? - Đại diện các nhóm lần lượt báo cáo kết quả thảo luận, GV nhận xét, chốt ý. - Yêu cầu HS quan sát các hình 21.4 và 21.5/ Tr.69, so. 1. Đặc điểm của môi trường.. * Vị trí: nằm trong khoảng từ 2 vòng cực về 2 cực.. * Khí hậu:. - Mùa đông lạnh kéo dài. - Mùa hè ngắn, nhiệt độ dưới 10oC. - Nhiệt độ trung bình năm < -100C - Lượng mưa ít, chủ yếu dưới dạng tuyết rơi.. => Khí hậu vô cùng lạnh lẽo và khắc nghiệt..

<span class='text_page_counter'>(74)</span> sánh sự khác nhau giữa núi băng và băng trôi và tác hại của nó.( Liên hệ thực tế) ? Kích thước khác nhau, Băng trôi xuất hiện vào mùa hạ, núi băng lượng băng quá nặng, quá dày tự tách ra từ 1 khối băng lớn. - GV: Đó là quang cảnh mà ta thường gặp trên các vùng biển đới lạnh vào mùa hạ. Hoạt động 2: Sự thích nghi của thực vật và động vật với 2. Sự thích nghi của môi trường (15 phút) thực vật và động vật với - GV cho HS đọc thuật ngữ “đài nguyên” SGK/ Tr.186 môi trường. - CH : Quan sát H21.6 và 21.7/ Tr.69 sgk, mô tả cảnh 2 đài nguyên vào mùa hạ ở Bắc Âu, Bắc Mĩ ? So sánh và rút ra nhận xét ? - HS trả lời, GV nhận xét, giúp HS giải thích về sự thích nghi của thực vật đối với khí hậu ở đới lạnh. + H 21.6: Cho thấy cảnh đài nguyên Bắc Âu vào mùa hạ thực vật có rêu và địa y đang nở hoa đỏ và vàng, ở ven bờ hồ là các cây thông lùn. Mặt đất chưa tan hết băng. + H 21.7: Cho thấy cảnh đài nguyên Bắc Mĩ vào mùa hạ với thực vật nghèo nàn, thưa thớt hơn. Chỉ thấy vài túm địa y mọc lác đác đang nở hoa đỏ. Ở đây không thấy những cây thông lùn như ảnh ở Bắc Âu. Băng chưa tan. => Đài nguyên Bắc Mĩ có khí hậu lạnh hơn đài nguyên Bắc Âu. ? Thực vật ở đài nguyên đới lạnh có đặc điểm gì? Cây đặc trưng là gì ? - HS: Cây thấp, lùn chống được bão tuyết, giữ nhiệt độ. ? Vì sao thực vật chỉ phát triển vào mùa hè ? - HS: Nhiệt độ cao hơn, băng tan → lộ đất, cây cối mọc lên. - HS quan sát các H21.8, 21.9 và 21.10/ Tr.69 kết hợp sự hiểu biết của bản thân, kể tên các động vật ở đới lạnh ? ? Động vật thích nghi với khí hậu khắc nghiệt của đới lạnh như thế nào ? ? Các động vật trên có đặc điểm gì khác với động vật ở đới nóng ? - GV giới thiệu : Tuần lộc sống dựa vào cây cỏ, rêu, địa y của đài nguyên. - Chim cánh cụt, hải cẩu sống dựa vào tôm cá dưới biển.. - Thực vật thưa thớt, chỉ phát triển vào mùa hè, thực vật đặc trưng là rêu và địa y và một số loài cây thấp lùn. - Động vật thích nghi với khí hậu lạnh nhờ có bộ lông dày không thấm nước hoặc lớp mỡ dày. + Một số động vật dùng hình thức ngủ đông hoặc di cư để tránh mùa đông lạnh..

<span class='text_page_counter'>(75)</span> => Mỗi loài thích nghi với thức ăn riêng của môi trường, có đặc điểm cơ thể chống lại khí hậu lạnh. ? Cuộc sống của sinh vật trở nên sôi động, nhộn nhịp vào mùa nào trong năm? Loại động vật sống địa bàn nào phong phú hơn? => Nét khác biệt của thực - động vật ở đới lạnh so với các đới khí hậu khác là gì? ? Bằng kiến thức sinh vật học, hãy cho biết hình thức tránh rét của động vật vào mùa đông là gì ? (Giảm tiêu hao năng lượng) ? Tại sao nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất ? - GV cho HS ? Qua các đặc điểm trên, em thấy giới thực vật và động vật ở đới lạnh có gì đặc biệt ? - Gọi HS đọc đoạn văn ở bài tập 4và quan sát H 21.11/ Tr.70, mô tả về cuộc sống của con người trong đới lạnh. 4. Củng cố: (3 phút ) - GV chuẩn xác lại nội dung bài học. - Hướng dẫn HS trả lời CH 1, 2, 3, 4 SGK 5. Dặn dò: (1 phút ) - Học bài 21, ôn lại cách phân tích biểu đồ khí hậu đới lạnh. - Làm bài tập 4 vào vở. - Ôn lại các vấn đề bảo vệ môi trường ở đới nóng và đới ôn hòa. - Chuẩn bị bài 22 : "Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh" IV. RÚT KINH NGHIỆM. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Ngày .... tháng .... năm2016 Ký duyệt.

<span class='text_page_counter'>(76)</span> TUẦN 12 Ngày soạn: 29/10/2016 Ngày dạy: Tiết: 23. BÀI 22: HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở ĐỚI LẠNH I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - HS nắm được các hoạt động kinh tế cổ truyền ở đới lạnh, chủ yếu dựa vào chăn nuôi và săn bắt động vật. - Thấy được các hoạt động kinh tế hiện đại dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên của đới lạnh. - Nắm được những khó khăn trong các hoạt động kinh tế của đới lạnh. - Hiểu được mối quan hệ nhân quả giữa hoạt động kinh tế của con người và sự suy giảm các loài động vật ở đới lạnh. - Thấy được sự cần thiết phải bảo vệ các loài động vật có nguy cơ tuyệt chủng 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích lược đồ và ảnh địa lí, kĩ năng vẽ sơ đồ về các mối quan hệ. - Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động kinh tế của con người với nguồn tài nguyên sinh vật ở môi trường đới lạnh 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu lao động, ý thức BVMT. II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, sách giáo viên, bản đồ các môi trường địa lí, lược đồ địa bàn cư trú của các dân tộc ở môi trường đới lạnh phương Bắc hoặc lược đồ phân bố dân cư trên Thế giới. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lí 7. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) ? Tính chất khắc nghiệt của khí hậu đới lạnh thể hiện như thế nào? Tại sao lại nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái đất? 3. Hoạt động dạy và học (1 phút): Bài mới: Hoang mạc tuy khô hạn, cát đá mênh mông nhưng con người vẫn sinh sống ở đó từ lâu đời. Ngày nay nhờ những tiến bộ khoa học kĩ thuật, con người ngày càng tiến sâu vào chinh phục và khai thác hoang mạc. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> Hoạt động 1: Hoạt động kinh tế của các dân tộc ở phương Bắc (15 phút) - GV hướng dẫn HS quan sát H22.1/Tr.71 sgk ? Kể tên các dân tộc sinh sống ở đới lạnh phương Bắc, địa bàn cư trú và hoạt động kinh tế chính của họ là gì? - HS trả lời, GV nhận xét, giới thiệu về người E-xki-mô là tổ tiên của các dân tộc ở đới lạnh. - GV treo bản đồ các môi trường địa lí, yêu cầu HS quan sát kết hợp H.22.1/ TR.71 để xác định địa bàn cư trú của các dân tộc sống bằng nghề chăn nuôi và địa bàn cư trú của các dân tộc sống bằng nghề săn bắt. Tại sao con người chỉ sinh sống ở ven biển mà không sống gần cực Bắc và Châu Nam Cực? (Ở gần 2 cực rất lạnh, không có nguồn thực phẩm cần thiết cho con người. Các dân tộc phương Bắc chỉ có thể sống được ở những nơi ít lạnh hơn, ấm áp hơn, có đài nguyên để chăn nuôi và săn bắn các thú có lông quý hoăc dựa vào nguồn động vật ven bờ biển băng giá, không sống được ở phương nam vì là nơi lạnh nhất Trái Đất). ? Quan sát H22.2 và 22.3/ Tr.72 SGK mô tả hiện tượng địa lí qua ảnh? - H 22.2 là cảnh một người La-pông đang chăn đàn tuần lộc trên đài nguyên tuyết trắng, với các đám cây bụi thấp bị tuyết phủ. - H 22.3 là cảnh một người đàn ông I-núc đang ngồi trên xe trượt tuyết (do chó kéo) câu cá ở một lỗ được khoét trong lớp băng đóng trên mặt sông. Vài con các câu được để bên cạnh. Trang phục của ông ta (toàn bằng da): chiếc áo khoác đen trùm đầu (mà họ gọi là a-nô-rắc), găng tay, đôi giày ống (đôi ủng), quần áo… Đặc biệt chú ý là ông ta đeo đôi kính mắt đen sậm (để chống lại ánh sáng chói mắt phản xạ trên mặt tuyết trắng, cho dù Mặt Trời chỉ mọc là là trên đường chân trời ) ? Nhận xét về các hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ở phương Bắc? - HS trả lời, GV nhận xét, kết luận về các hoạt động kinh tế cổ truyền ở đới lạnh Hoạt động 2: Việc nghiên cứu và khai thác môi trường (17 phút) ? Kể tên các tài nguyên, khoáng sản ở đới lạnh? Nhận xét? ? Vì sao ở đới lạnh có nhiều tài nguyên nhưng vẫn chưa được khai thác? (Do khí hậu quá lạnh, mặt đất đóng băng quanh năm, có mùa đông kéo dài, thiếu nhân công mà đưa nhân công từ nơi khác đến quá tốn kém, thiếu phương tiện vận chuyển và kĩ thuật hiện đại…). 1. Hoạt động kinh tế của các dân tộc ở phương Bắc. - Là nơi có ít người sinh sống nhất trên Trái Đất. - Các hoạt động kinh tế cổ truyền: + Chăn nuôi tuần lộc. + Đánh bắt cá, săn thú có lông quý để lấy mỡ, thịt và da.. 2. Việc nghiên cứu và khai thác môi trường. - Là nơi có nguồn tài nguyên phong phú.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> - Hướng dẫn HS quan sát H22.4 và 22.5/ Tr.73, mô tả nội dung các hình ? + H 22.4 : là một dàn khoan dầu mỏ trên biển Bắc, giữa các tảng băng trôi. + H 22.5 : là cảnh các nhà khoa học đang khoan thăm dò địa chất ở châu Nam Cực. Chúng ta thấy rất rõ các căn lều trắng họ sống và làm việc trong mùa hạ (vào mùa đông, họ rút về sống ở các trạm nghiên cứu ven bờ biển để tránh lạnh và bão tuyết). ? Hiện nay, người ta đã tiến hành khai thác tài nguyên môi trường đới lạnh như thế nào? - HS trả lời, GV giới thiệu về các cuộc thám hiểm khám phá Bắc cực và Nam Cực trong thời gian gần đây và hậu quả của nó (một số loài động vật quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng...) ? Để khai thác tốt môi trường đới lạnh, các nước trên thế giới cần có giải pháp nào? - HS trả lời, GV nêu cụ thể về các giải pháp bảo vệ động vật ở đới lạnh như chống các tàu săn bắt cá voi xanh ở Nhật Bản của tổ chức Hoà bình xanh, phát triển kĩ thuật, giao thông vận tải với tàu phá băng.. - Ngày nay, các hoạt động kinh tế chủ yếu của đới lạnh là khai thác dầu mỏ và khoáng sản quý, đánh bắt và chế biến sản phẩm cá voi, chăn nuôi thú có lông quý. - Việc khai thác và nghiên cứu môi trường đới lạnh cần chú ý đến vấn đề bảo vệ các loài động vật quý và giải quyết sự thiếu nhân lực.. 4. Củng cố: (4 phút ) - GV chuẩn xác lại nội dung bài học. - Hướng dẫn HS làm bài tập 3 SGK 5. Dặn dò: (2 phút ) - Học bài cũ và làm BT3 vào vở, trả lời các CH trong SGK - Ôn tập vị trí, đặc điểm của tầng đối lưu của lớp vỏ khí. - Xác định các dãy núi cao trên Thế giới trong bản đồ tự nhiên thế giới - Đọc và xem trước bài “ Môi trường vùng núi”. IV. RÚT KINH NGHIỆM. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Ngày .... tháng .... năm 2016 Ký duyệt.

<span class='text_page_counter'>(79)</span> TUẦN 12 Ngày soạn: 29/10/2016 Ngày dạy: Tiết: 24. Chương V: MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI. HOẠT ĐỘNG KINH TẾ CỦA CON NGƯỜI Ở VÙNG NÚI. BÀI 23: MÔI TRƯỜNG VÙNG NÚI I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Nắm được những đặc điểm cơ bản của môi trường vùng núi( càng lên cao không khí càng loãng, thực vật phân tầng theo độ cao) và ảnh hưởng của sườn núi đối với môi trường. - Biết được cách cư trú khác nhau ở các vùng núi trên thế giới. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích ảnh địa lí và cách đọc lát cắt một ngọn núi. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức BVMT vùng núi. II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, sách giáo viên, bản đồ tự nhiên thế giới, tranh ảnh về các vùng núi trên thế giới và Việt Nam. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lí 7. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) ? Cho biết các hoạt động kinh tế chính của các dân tộc ở đới lạnh ? Việc nghiên cứu và khai thác môi trường đới lạnh có những khó khăn như thế nào ? 3. Hoạt động dạy và học (1 phút): Bài mới: Môi trường vùng núi có khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao, hướng sườn. Càng lên cao không khí càng loãng và càng lạnh, làm cho cảnh quan tự nhiên và cuộc sống ở vùng núi có những đặc điểm khác biệt hơn so với vùng đồng bằng. Vậy cụ thể như thế nào …. Bài mới.. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS. NỘI DUNG CHÍNH. Hoạt động 1: Đặc điểm của môi trường (18 phút) 1. Đặc điểm của môi - Yêu cầu HS nhắc lại các nhân tố ảnh hưởng đến khí hậu trường dã học ở lớp 6.( vĩ độ, độ cao, gần hay xa biển) - GV nhắc lại về sự thay đổi theo độ cao của nhiệt độ, độ loãng không khí, giới hạn băng tuyết. - GV hướng dẫn HS quan sát ảnh 23.1/ Tr.74 sgk và một số ảnh về cảnh quan vùng núi. ? Quan sát các ảnh trên, em hãy mô tả quang cảnh trong.

<span class='text_page_counter'>(80)</span> ảnh và rút ra nhận xét ? - Quang cảnh vùng núi Hi-ma-lay-a ở Nê-pan. Chủ yếu là cây lùn thấp, hoa đó, phía xa trên cao là tuyết phủ trắng đỉnh núi. ? Xác định vị trí các vùng núi trong ảnh trên bản đồ tự nhiên thế giới. ? Tại sao trên các đỉnh núi lại có tuyết phủ trắng? - Do càng lên cao nhiệt độ càng giảm. - GV hướng dẫn HS quan sát H23.2/ Tr.75 SGK , chia lớp làm 4 nhóm thảo luận theo phiếu học tập (3 phút) * Nhóm 1 & 2: Quan sát H23.2 SGK, cho biết: - Cây cối phát triển từ chân núi lên đỉnh núi như thế nào? (theo vành đai) - Vùng núi An-pơ được chia làm mấy vành đai ? Giới hạn mỗi vành như thế nào ? So sánh với sự thay đổi thực vật theo vĩ độ ? - Vì sao cây cối lại có sự thay đổi theo độ cao như vậy?. * Nhóm 3& 4: Quan sát H23.2/ Tr. 75 SGK, cho biết: - Sự khác nhau về phân tầng thực vật ở hai sườn của dãy An-pơ? - Giải thích vì sao có sự khác nhau đó? - Nhận xét về ảnh hưởng của sườn núi đối với thực vật và khí hậu? → Đại diên nhóm 1& 2 trình bày kết quả thảo luận, nhận xét, bổ sung. GV chốt nội dung chính → Tiếp tục gọi đại diện nhóm 3& 4 trình bày kết quả, GV nhận xét và chốt nội dung ? Nêu những khó khăn của vùng núi đối với đời sống của con người? Liên hệ thực tế ở Việt Nam: ? Nêu những biện pháp nhằm khắc phục những khó khăn trên? Hoạt động 2: Cư trú của con người (14 phút) ? Dựa vào hiểu biết của bản thân, hãy cho biết ở Quảng Trị có các dân tộc nào sinh sống ? Đặc điểm cư trú của họ như thế nào ? Nhận xét ? ? Vậy đặc điểm cư trú của các dân tộc vùng núi chịu ảnh hưởng của các điều kiện nào ? - HS: Địa hình, nơi canh tác, chăn nuôi, tài nguyên… ? Lấy ví dụ cụ thể ở các dân tộc ở nước ta mà em biết ? - HS: + Người H’Mông (Mèo) ở trên núi cao + Người Tày ở lưng chừng núi, núi tấp. - Khí hậu và thực vật ở vùng núi thay đổi theo độ cao. - Sự phân tầng thực vật thành các vành đai cao ở các vùng núi cũng gần giống như khi đi từ vùng vĩ độ thấp lên vùng vĩ độ cao. - Khí hậu và thực vật ở vùng núi còn thay đổi theo hướng của sườn núi. - Hướng và độ dốc của sườn núi có ảnh hưởng rất lớn đến môi trường và cuộc sống của người dân vùng núi.. 2. Cư trú của con người - Vùng núi là nơi cư trú của các dân tộc ít người. - Vùng núi thường là nơi thưa dân..

<span class='text_page_counter'>(81)</span> + Người Mường ở núi tấp, chân núi - Gọi HS đọc đoạn văn phần 2 SGK và cho biết các dân - Người dân ở các vùng tộc ở vùng núi trên Trái Đất có đặc điểm cư trú như thế núi khác nhau trên Trái nào ? Đất có đặc điểm cư trú ? Vì sao ở mỗi dân tộc lại có đăc điểm cư trú khác nhau ? khác nhau. - HS trả lời, GV nhận xét và chốt ý 4. Củng cố: (4 phút ) GV khái quát lại nội dung bài học ? Trình bày sự thay đổi của thảm thực vật theo độ cao và theo hướng sườn núi ở vùng núi An-pơ? - GV cho HS làm việc nhóm theo bàn làm bài tập 2/ Tr.76 nhằm củng cố kến thức cho HS. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, điền vào bảng phụ sau: Độ cao(m) Đới ôn hoà Đới nóng 200- 900 Rừng lá rộng Rừng rậm 900- 1600 Rừng hỗn giao Rừng cận nhiệt trên núi 1600- 3000 Rừng lá kim, đồng cỏ núi cao Rừng hỗn giao ôn đới trên núi 3000- 4500 Rừng lá kim ôn đới núi cao 4500- 5500 Tuyết vĩnh cửu Đồng cỏ núi cao Trên 5500 Tuyết vĩnh cửu Từ bảng so sánh trên, GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về đặc điểm khác nhau nổi bật giữa phân tầng thực vật theo độ cao ở 2 đới và rút ra nhận xét. 5. Dặn dò: (2 phút ) - HS học bài cũ và trả lời các CH trong SGK - HS ôn lại kiến thức chương III và chương IV, tiết sau ôn tập IV. RÚT KINH NGHIỆM. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Ngày .... tháng .... năm 2016 Ký duyệt.

<span class='text_page_counter'>(82)</span> TUẦN 13 Ngày soạn: 4/11/2016 Ngày dạy: Tiết: 25. ÔN TẬP CÁC CHƯƠNG II, III, IV, V I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Ôn tập lại toàn bộ kiến thức chương III - IV cho các em và qua đó đánh giá lại quá trình tiếp thu tri thức cho HS. 2. Kĩ năng: - Tổng hợp, rèn luyện kĩ năng đọc lược đồ. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường cho HS II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, sách giáo viên, bản đồ ranh giới các đới khí hậu trên Trái đất, ảnh các cảnh quan môi trường tự nhiên trên Thế giới, bảng phụ. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lí 7, tranh ảnh phục vụ bài học. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ - Kiểm tra trong quá trình ôn tập. 3. Hoạt động dạy và học HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 1: Môi trường hoang mạc. Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc (18 phút) ? Nêu các đặc điểm của khí hậu hoang mạc? ? Thực vật và động vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường khắc nghiệt, khô hạn như thế nào? ? Trình bày các hoạt động kinh tế cổ truyền và kinh tế hiện đại trong các hoang mạc ngày nay? ? Nêu một số biện pháp đang được sử dụng để khai thác hoang mạc và hạn chế quá trình hoang mạc mở rộng trên thế giới? Hoạt động 2: Môi trường đới lạnh. Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh (10 phút) ? Xác định vị trí, giới hạn môi trường đới lạnh trên bản đồ? ? Tính chất khắc nghiệt của khí hậu đới lạnh thể hiện như thế nào?. 1. Môi trường hoang mạc. Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc a) Môi trường hoang mạc - Đặc điểm của môi trường - Sự thích nghi của thực, động vật với môi trường b) Hoạt động kinh tế của con người ở hoang mạc : - Hoạt động kinh tế - Hoang mạc đang ngày càng mở rộng. 2. Môi trường đới lạnh. Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh : a) Môi trường đới lạnh - Đặc điểm của môi trường. - Sự thích nghi của thực vật và động.

<span class='text_page_counter'>(83)</span> ? Tại sao nói đới lạnh là vùng hoang mạc lạnh của Trái Đất? ? Giới thực vật và động vật ở đới lạnh có gì đặc biệt? ? Kể tên các hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ở phương bắc? ? Đới lạnh có những nguồn tài nguyên chính nào? Tại sao cho đến nay nhiều tài nguyên của đới lạnh vẫn chưa được khai thác?. vật với môi trường. b) Hoạt động kinh tế của con người ở đới lạnh : - Hoạt động kinh tế của các dân tộc ở phương Bắc. - Việc nghiên cứu và khai thác môi trường. 3. Môi trường vùng núi - Đặc điểm của môi trường. Hoạt động 3: Môi trường vùng núi (10 phút) ? Trình bày đặc điểm chính của môi trường vùng núi? - Cư trú của con người ? Trình bày đặc điểm cư trú củ con người ở vùng núi? 4. Củng cố: (4 phút ) - Giáo viên khái quát lại nội dung ôn tập - GV cho HS làm BT : - Quan sát H 19.2 và 19.3/ SGK/ tr 62, hoàn thành bảng sau : Hoang mạc Xa-ha-ra. Nhiệt độ Lượng mưa Thuộc đới ………………………. ………………… ………………… ………………………. …………………. Gô-bi ………………………. …………………….. ………………….. ……………………….. …………………….. 5. Dặn dò: (2 phút ) - Ôn lại trên Trái đất có bao nhiêu châu lục, bao nhiêu lục địa và các đại dương, kể tên. - Xác định vị trí các châu lục trên quả địa cầu hoặc bản đồ tự nhiên thế giới. - Chuẩn bị bài “ Thế giới rộng lớn và đa dạng” IV. PHỤ LỤC: Đặc điểm MT hoang mạc MT đới lạnh MT vùng núi Vị trí Phần lớn nằm dọc theo Nằm trong khoảng từ 2 2 đường chí tuyến và vòng cực về 2 cực. giữa lục địa Á - Âu. Khí hậu - Khô hạn và khắc Vô cùng lạnh lẽo và - Càng lên cao nhiệt nghiệt. khắc nghiệt độ càng giảm - Biên độ nhiệt trong - Thay đổi theo năm và biên độ nhiệt hướng của sườn núi. ngày đêm rất lớn. Động, - Thưc vật cằn cỗi - Thực vật thưa thớt, Thay đổi theo độ cao thực vật - Động vật rất hiếm chủ yếu là rêu và địa y. và theo hướng của - Động vật thích nghi sườn núi nhờ có bộ lông dày, không thấm nước hoặc lớp mỡ dày.

<span class='text_page_counter'>(84)</span> Các hoạt - Hoạt động kinh tế cổ động truyền: Chăn nuôi du kinh tế mục, trồng trọt trong các ốc đảo, chuyên chở hàng hóa bằng lạc đà qua sa mạc. - Kinh tế hiện đại: Khai thác chế biến dàu khí, khai thác khoáng sản, du lịch qua sa mạc. Các vấn Hạn chế sự mở rộng đề cần của các hoang mạc quan tâm. → Một số loài ngủ đông, số khác di cư để tránh mùa đông lạnh - Hoạt động cổ truyền: Chăn nuôi tuần lộc, đánh bắt cá, săn bắt thú. - Hoạt động kinh tế hiện đại: Khai thác dầu mỏ, khoáng sản quý, đánh bắt và chế biến sản phẩm cá voi, chăn nuôi thú có lông quý. Chú ý bảo vệ các loài động vật quí hiếm và giải quyểt nguồn nhân lực.. Chú ý bảo vệ môi trường và bản sắc văn hoá của các dân tộc ít người ở vùng núi.. V. RÚT KINH NGHIỆM. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Ngày .... tháng .... năm 2016 Ký duyệt.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> TUẦN 13 Ngày soạn: 4/11/2016 Ngày dạy: Tiết: 26. Phần III: THIÊN NHIÊN VÀ CON NGƯỜI Ở CÁC CHÂU LỤC. BÀI 25: THẾ GIỚI RỘNG LỚN VÀ ĐA DẠNG. I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - HS hiểu được sự khác nhau giữa lục địa và châu lục. Thế giới có 6 lục địa và 6 châu lục. - Hiểu những khái niệm kinh tế cần thiết để phân biệt được 2 nhóm nước phát triển và đang phát triển. 2. Kĩ năng: - Rèn luyện thêm kĩ năng đọc bản đồ, phân tích, so sánh số liệu thống kê. 3. Thái độ: - Giáo dục ý thức BVMT, tình cảm quốc tế. II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, sách giáo viên, bản đồ TN và các nước trên thế giới, bảng số liệu thống kê, phiếu học tập, quả địa cầu, bản đồ thế giới, bảng số liệu thống kê bài tập 2/ Tr.81 SGK. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lí 7, tranh ảnh phục vụ bài học. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Hoạt động dạy và học Bài mới: Thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn và đa dạng. Bề mặt Trái Đất có các lục địa và các đại dương. Trên các châu lục có hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau về điều kiện tự nhiên, về kinh tế - xã hội và văn hóa…. Vậy thế giới đa dạng và rộng lớn như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay…. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 1: Các lục địa và các châu lục (20 phút) - GV hướng dẫn HS quan sát quả địa cầu hoặc bản đồ tự niên Thế giới và giới thiệu ranh giới của các châu lục và lục địa. ? Theo em lục địa là gì? Châu lục là gì? ? Dựa vào cơ sở nào để phân chia lục địa và châu lục? ? Cho biết châu lục và lục địa có gì giống và khác nhau? - GV cho HS thảo luận nhóm (2 phút) ? Vận dụng khái niệm lục địa và châu lục, quan sát trên. 1. Các lục địa và các châu lục:. - Lục địa là khối đất liền rộng lớn, có biển và đại dương bao quanh. - Châu lục bao gồm các lục địa và các đảo, quần.

<span class='text_page_counter'>(86)</span> bản đồ thế giới. - N1 : Trên thế giới có mấy lục địa ? Xác định vị trí, giới hạn các lục địa đó. - N2 : Trên thế giới có mấy đại dương ? Xác định các đại dương bao quanh từng lục địa. - N3 : Trên thế giới có mấy châu lục ? Xác định vị trí, giới hạn các châu lục. - N4 : Kể tên và xác định một số đảo và quần đảo lớn nằm chung quanh từng lục địa ? → Các nhóm tiến hành thảo luận, cử đại diện lên trình bày trên bản đồ Thế giới. ? Quan sát bản đồ thế giới, hãy cho biết : - Lục địa nào gồm 2 châu lục? Đó là các châu lục nào ? - Châu lục nào gồm 2 lục địa? Đó là các lục địc nào? - Châu lục nào nằm dưới lớp băng tuyết vĩnh cửu phủ quanh năm? → HS trả lời, GV nhận xét, giảng giải về các châu lục và lục địa trên thế giới. Hoạt động 2: Các nhóm nước trên thế giới (18 phút) ? Dựa vào bảng số liệu Tr.80 SGK, hãy cho biết trên Thế giới có bao nhiêu quốc gia và vùng lãnh thổ? ? Châu lục nào có nhiều quốc gia nhất (châu Phi) và châu lục nào có ít quốc gia nhất (châu Nam Cực)? ? Quan sát hình 25.1/ tr 80 SGK, hãy cho biết người ta đã phân chia thu nhập bình quân đầu người trên Thế giới thành các mức như thế nào? (Thành 5 mức khác nhau) ? Để phân loại và đánh giá sự phát triển KT - XH từng nước, người ta dựa vào chỉ tiêu gì ? - HS trả lời, GV giảng về khái niệm chỉ số phát triển của con người (HDI) : Là sự kết hợp của 3 thành phần : tuổi thọ, trình độ học vấn, thu nhập bình quân đầu người ? Dựa vào chỉ tiêu trên, các nươc trên thế giới được chia làm mấy nhóm ? Đó là nhũng nhóm nước nào ? - HS trả lời, GV nhận xét. - GV chia lớp làm 4 nhóm, thảo luận (2 phút) + N 1&2: Tìm hiểu nhóm nước phát triển. Xác định các nước đó trên lược đồ + N 3&4: Tìm hiểu nhóm nước đang phát triển. Xác định các nước đó trên lược đồ. - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét, chốt ý. - Yêu cầu HS làm bài tập 2/ Tr.81 sgk.. đảo thuộc lục địa đó. - Trên Thế giới có 6 lục địa - Trên Thế giới có 4 đại dương - Trên Thế giới có 6 châu lục. 2. Các nhóm nước trên thế giới:. - Dựa vào các chỉ tiêu: Thu nhập bình quân đầu người, tỉ lệ tử vong của trẻ em, chỉ số phát triển con người (HDI), người ta chia các nước trên thế giới làm 2 nhóm: + Nhóm nước phát triển. + Nhóm nước đang phát triển.

<span class='text_page_counter'>(87)</span> ? Liên hệ Việt Nam thuộc nhóm nước nào ? ? Ngoài cách phân loại trên thì việc phân chia các nhóm nước còn có cách phân loại nào khác? - GV giảng về sự phân chia các nhóm nước theo cơ cấu kinh tế 3. Củng cố: (4 phút ) - GV khái quát lại nội dung bài học - Tại sao nói “Thế giới chúng ta đang sống thật rộng lớn và đa dạng” ? - Cho HS làm BT 2/ tr 81 SGK.. Các nước phát triển. Các nước đang phát triển. 4. Dặn dò: (2 phút ) - Học bài cũ và trả lời CH trong SGK - Xác định lại vị trí các lục địa, đại dương và các châu lục trên Thế giới. - Tìm hiểu bài “Thiên nhiên châu Phi” - Sưu tầm tranh ảnh, tài liệu vầ thiên nhiên, kinh tế - Xã hội châu Phi. IV. RÚT KINH NGHIỆM. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Ngày .... tháng .... năm 2016 Ký duyệt.

<span class='text_page_counter'>(88)</span> TUẦN 14 Ngày soạn: 11/11/2016 Ngày dạy: Tiết: 27. Chương VI: CHÂU PHI BÀI 26: THIÊN NHIÊN CHÂU PHI. I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Biết được đặc điểm về vị trí địa lí, hình dạng lục địa, đặc điểm địa hình và khoáng sản của châu Phi. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng đọc và phân tích lược đồ để tìm ra vị trí địa lí, đặc điểm địa hình và sự phân bố khoáng sản ở châu Phi. 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, ý thức BVMT. II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, sách giáo viên, bản đồ tự nhiên châu Phi. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lí 7, tranh ảnh phục vụ bài học. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Hoạt động dạy và học Bài mới: Môi trường vùng núi có khí hậu và thực vật thay đổi theo độ cao, hướng sườn. Càng lên cao không khí càng loãng và càng lạnh, làm cho cảnh quan tự nhiên và cuộc sống ở vùng núi có những đặc điểm khác biệt hơn so với vùng đồng bằng. Vậy cụ thể như thế nào …. Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Hoạt động 1: Vị trí địa lí (10 phút) - GV treo bản đồ tự nhiên châu Phi, hướng dẫn HS quan sát - Gọi 1 HS lên xác định trên bản đồ lãnh thổ châu Phi. - GV nhận xét, xác định lại và giới thiệu toạ độ các điểm cực Bắc, Nam, Đông, Tây của châu Phi. + Cực Bắc : mũi Cáp Blăng 37°20’B + Cực Nam : mũi Kim 34°51’N + Cực Đông : mũi Rát-ha-phun 51°24’N + Cực Tây : mũi Xanh (Cáp - ve) 17°35’T ? Cho biết diện tích của châu Phi ? So sánh với các châu lục khác và rút ra nhận xét ? - GV cho HS thảo luận nhóm (2 phút) ? Quan sát hình 26.1/ Tr.83 SGK kết hợp bản đồ tự nhiên châu Phi, cho biết: + N 1: Châu Phi tiếp giáp với những biển và đại dương nào? Xác định trên lược đồ.. NỘI DUNG CHÍNH 1. Vị trí địa lí. - Diện tích: Hơn 30 triệu km2 - Vị trí : + Đại bộ phận diện tích nằm giữa 2 đường chí tuyến. + Đường xích đạo đi.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> + N 2 : Đường xích đạo đi qua phần nào của châu Phi? ? Hai đường chí tuyến đi qua phần nào của lục địa? ? Vậy lãnh thổ châu Phi chủ yếu thuộc môi trường nào? - HS tiên hành thảo luận và trình bày kết quả - GV nhận xét, bồ sung. ? Quan sát lược đồ nhận xét đặc điểm của đường bờ biển châu Phi ? Đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu châu Phi? - Yêu cầu HS nêu tên và xác định các đảo lớn và bán đảo lớn ở châu Phi trên bản đồ. ? Nêu tên và xác định các dòng biển nóng và các dòng biển lạnh chảy ven bờ châu Phi ? ? Cho biết ý nghĩa của kênh đào Xuy-ê đối với giao thông đường biển trên thế giới? - HS trả lời, GV nhận xét, giới thiệu thêm về kênh đào Xuyê và ý nghĩa của nó: Điểm nút giao thông biển quan trọng bậc nhất của hàng hải quốc tế - đường biển đi từ Tây Âu sang Viễn Đông qua biển Địa Trung Hải vào Xuy- ê được rút ngắn rất nhiều Hoạt động 2: Địa hình và khoáng sản (10 phút) - GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi, giới thiệu về kí hiệu các dạng địa hình. - GV chia lớp làm 4 nhóm, thảo luận (3 phút) theo phiếu học tập. ? Quan sát lược đồ cho biết ở châu Phi có các dạng địa hình nào? Dạng địa hình nào là chủ yếu? ? Nhận xét về đặc điểm và sự phân bố các dạng địa hình ở châu Phi ? - Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận. - GV nhận xét, chốt nội dung chính. - Yêu cầu HS xác định trên bản đồ các dãy núi, các bồn địa và sơn nguyên ở châu Phi. ? Cho biết địa hình ở phía Đông khác địa hình phía Tây châu Phi như thế nào? Tại sao có sự khác nhau đó? - HS: Các cao nguyên cao từ 1500m – 2000m tập trung phía Đông Nam. Thấp dần là các bồn địa và các hoang mạc ở phía Tây Bắc. Do phía Đông được nâng lên mạnh, tạo nhiều hồ hẹp và thung lũng sâu ? Qua đó cho biết hướng nghiêng chính của địa hình châu Phi? - HS trả lời, GV nhận xét. - Yêu cầu HS xác định trên lược đồ vị trí các sông, hồ lớn ở châu Phi. ? Nêu giá trị kinh tế của sông ngòi và hồ ở châu Phi - GV yêu cầu HS làm việc theo từng cặp (2 phút) hoàn thành bài tập 3/ Tr.84 sgk. qua chính giữa châu lục. → phần lớn diện tích nằm trong đới nóng. - Biển ít bị cắt xẻ, ít đảo, quầm đảo và vịnh biển, do đó biền ít ăn sâu vào đất liền.. 2. Địa hình và khoáng sản. a. Địa hình: - Là một khối cao nguyên khổng lồ, cao trung bình 750m, có các bồn địa xen kẽ các sơn nguyên. - Có rất ít núi cao và đồng bằng thấp, tập trung chủ yếu ở ven biển.. - Hướng nghiêng chính của địa hình là thấp dần từ Đông Nam đến Tây Bắc. b. Khoáng sản: - Phong phú, đa dạng,.

<span class='text_page_counter'>(90)</span> ? Quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi, cho biết ở châu Phi có nhất là kim loại quý các tài nguyên khoáng sản nào ? Xác định vị trí của các mỏ hiếm khoáng sản đó trên lược đồ ? - Các nhóm báo cáo kết quả, nhận xét, bổ sung. - GV treo bảng phụ chuẩn xác kiến thức: Các khoáng sản Nơi phân bố Dầu mỏ, khí đốt Ven biển Bắc Phi và ven vịnh Ghinê Phốt phát Bắc Phi Vàng, kim cương Ven vịnh Ghinê, Trung Phi, cao nguyên Nam Phi Sắt Dãy núi Krêkenbé Đồng, chì, mangan Các cao nguyên Nam Phi => Em có nhận xét gì về nguồn tài nguyên khoáng sản ở châu Phi 3. Củng cố: (4 phút ) - GV khái quát lại nội dung bài học - Xác định trên bản đồ tự nhiên châu Phi: + Các biển và đại dương bao quanh châu Phi. Cho biết đường bờ biển có ảnh hưởng thế nào tới khí hậu châu Phi? + Các núi, cao nguyên và sơn nguyên, các bồn địa ở châu Phi? + Các sông lớn và các hồ lớn ở châu Phi? + Kênh đào Xuy-ê và cho biết ý nghĩa của nó? 4. Dặn dò: (2 phút ) - HS học bài cũ và trả lời các câu hỏi trong SGK /tr.84 - Làm bài tập 3/ SGK/ tr.83 vào vở - Xem trước bài “Thiên nhiên châu Phi ( tiếp theo) ” - Tìm hiểu các vấn đề sau : + Ảnh hưởng của vị trí địa lí, địa hình đến khí hậu ở châu Phi như thế nào? + Ở châu Phi có những môi trường tự nhiên nào? Giải thích vì sao có sự phân bố như vậy ? IV. RÚT KINH NGHIỆM. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Ngày .... tháng .... năm 2016 Ký duyệt.

<span class='text_page_counter'>(91)</span> TUẦN 14 Ngày soạn: 11/11/2016 Ngày dạy: Tiết: 28. BÀI 27: THIÊN NHIÊN CHÂU PHI (Tiếp) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Nắm vững đặc điểm khí hậu và đặc điểm các môi trường tự nhiên của Châu Phi. - Nắm vững sự phân bố các môi trường tự nhiên ở Châu Phi. - Hiểu rõ mối quan hệ qua lại giữa vị trí địa lí với khí hậu và ự phân bố các môi trường tự nhiên ở Châu Phi. 2. Kĩ năng: - Đọc, miêu tả, phân tích lược đồ ảnh địa lí. - Phân tích các mối quan hệ giữa các yếu tố địa lí (Lượng mưa với phân bố môi trường tự nhiên). - Nhận biết môi trường tự nhiên qua ảnh. 3. Thái độ: - Yêu thiên nhiên, có ý thức bảo vệ thiên nhiên. - Có thái độ tin tưởng vào khoa học. II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, sách giáo viên, bản đồ tự nhiên châu Phi, bản đồ phân bố lượng mưa châu Phi, bản đồ phân bố các môi trường tự nhiên ở châu Phi. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lí 7, tranh ảnh phục vụ bài học. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - Nêu đặc điểm vị trí địa lí và địa hình châu Phi ? Đặc điểm đó có ảnh hưởng như thế nào đến khí hậu châu Phi? 3. Hoạt động dạy và học Bài mới: (1 phút) Đại bộ phận lãnh thổ nằm trong đới nóng, khí hậu khô. Với đặc điểm tự nhiên như vậy môi trường tự nhiên ở Châu Phi phân hoá như thế nào… Bài mới HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 1: Khí hậu (20 phút) - GV cho HS quan sát H 26.1/ tr.83 và H 27.1/ tr.85 SGK, chia nhóm thảo luận (3 phút) - Yêu cầu HS nghiên cứu SGK kết hợp hiểu biết bản thân, hãy cho biết đặc điểm khí hậu của châu Phi? + N1: Giải thích vì sao châu Phi là châu lục nóng? (So sánh phần đất liền của 2 chí tuyến của châu Phi và phần còn lại). 3. Khí hậu:. - Phần lớn lãnh thổ châu Phi nằm giữa 2 chí tuyến nên châu Phi là châu lục.

<span class='text_page_counter'>(92)</span> + N2: Giải thích vì sao khí hậu châu Phi khô? (Quan sát hình dạng lãnh thổ, đường bờ biển và kích thước châu Phi) + N3: Giải thích vì sao ở châu Phi lại hình thành những hoang mạc lớn? (Quan sát vị trí các đưởng chí tuyến, vị trí lục địa Á-Âu so với châu Phi) + N4: Rút ra nhận xét về sự phân bố lượng mưa ở châu Phi?. nóng + Nhiệt độ trung bình năm trên 200C, thời tiết ổn định. - Ảnh hưởng của biển không vào sâu trong đất liền nên châu Phi là châu lục khô → Hình thành hoang mạc lớn nhất Thế giới + N5: Xác định nguyên nhân phân bố lượng mưa không - Lương mưa phân bố đều ở châu Phi ? không đều và tương đối ít, + N6: Đọc tên các dòng biển nóng, lạnh chảy ven bờ giảm dần về phía hai chí châu Phi và chứng minh chúng có ảnh hưởng tới lớn tới tuyến. lượng mưa của các vùng ven biển châu Phi ? => Khí hậu nóng và khô - HS trả lời. bậc nhất thế giới. Hoạt động 2: Các đặc điểm khác của môi trường (15 4. Các đặc điểm khác của phút) môi trường. - GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ các môi trường tự nhiên châu Phi H.27.2 sgk/ Tr.86 ? Đọc tên các kiểu môi trường ở châu Phi? Xác định vị trí các kiểu môi trường đó trên lược đồ? ? Nhận xét về sự phân bố các kiểu môi trường ở châu - Các môi trường tự nhiên Phi? Vì sao có sự phân bố như vậy? châu Phi nằm đối xứng qua ? Dựa vào H.27.1 và H.27.2 SGK, nêu mối quan hệ giữa xích đạo: lượng mưa và thảm thực vật ở châu Phi ? + Môi trường xích đạo ẩm. - GV yêu cầu HS nhắc lại đặc điểm khí hậu, thực động + 2 Môi trường nhiệt đới. vật ở từng kiểu môi trường trên và trình bày vào bảng + 2 Môi trường hoang mạc. sau : + 2 Môi trường địa trung hải. Môi trường Đặc điểm tự Cảnh quan nhiên Xích đạo ẩm Nhiệt đới Hoang mạc Địa trung hải Cận nhiệt đới ẩm ? Môi trường tự nhiên nào là điển hình ở châu Phi? Tại - Xa van và hoang mạc chiếm diện tích lớn ở châu sao? - HS trả lời, GV nhận xét, nhấn mạnh nguyên nhân hình Phi. thành nên các hoang mạc lớn ở châu Phi. 3. Củng cố: (2 phút ) - GV khái quát lại nội dung bài học? - Nêu mối quan hệ giữa lượng mưa và lớp phủ thực vật? - Nêu những thuận lợi và khó khăn của các môi trường tự nhiên đối với phát triển kinh tế ở châu Phi? + Thuận lợi: có tài nguyên rừng và khoáng sản phong phú….

<span class='text_page_counter'>(93)</span> + Khó khăn: Khí hậu khô và nóng, diện tích hoang mạc rộng lớn… 4. Dặn dò: (1 phút ) - Học bài cũ và trả lời các CH trong SGK/ Tr.87 - Làm câu 2 SGK/ Tr.87 vào vở - Chuẩn bị bài thực hành Bài 28 “ Phân tích lược đồ phân bố các môi trường tự nhiên, biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa ở châu Phi ” IV. RÚT KINH NGHIỆM. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Ngày .... tháng .... năm 2016 Ký duyệt.

<span class='text_page_counter'>(94)</span> TUẦN 15 Ngày soạn: 18/11/2016 Ngày dạy: Tiết: 29. BÀI 28: THỰC HÀNH PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ PHÂN BỐ CÁC MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN, BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA Ở CHÂU PHI I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - HS nắm vững sự phân bố các môi trường tự nhiên châu Phi, giải thích được nguyên nhân của sự phân bố đó. 2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng phân tích bản đồ lượng mưa, nhiệt độ của một địa điểm để rút ra đặc điểm khí hậu. 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu TN, ý thức BVMT II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, sách giáo viên, bản đồ các môi trường tự nhiên châu Phi, biểu đồ khí hậu của 4 địa điểm ở châu Phi. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lí 7, tranh ảnh phục vụ bài học. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - Cho biết mối quan hệ giữa lượng mưa và lớp phủ thực vật ở châu Phi? Tại sao hoang mạc lại chiếm diện tích lớn ở châu Phi? 3. Hoạt động dạy và học: HOẠT NỘI DUNG CHÍNH ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Hoạt động 1. Trình bày và giải thích sự phân bố các môi trường tự nhiên. 1: Trình bày và giải thích sự phân bố - Châu Phi có 5 kiểu môi trường: Xích đạo ẩm, cận nhiệt đới, nhiệt các môi đới, hoang mạc và địa trung hải. trường tự - Môi trường nhiệt đới và hoang mạc chiếm diện tích lớn nhất. nhiên (15 phút) - GV gọi HS đọc nội.

<span class='text_page_counter'>(95)</span> dung yêu cầu của bài tập 1 - GV hướng dẫn HS quan sát lược đồ các môi trường tự nhiên châu Phi và trả lời các câu hỏi sau: ? Châu Phi có các kiểu môi trường tự nhiên nào ? Môi trường nào có diện tích lớn nhất? ? Xác định vị trí các môi trường ở châu Phi trên lược đồ. Nhận xét về sự phân bố đó? ? Giải thích tại sao? - HS: Châu Phi có các môi trường tự nhiên : + Môi trường xích đạo ẩm: Gồm bồn địa Công gô và một. - Khí hậu châu Phi khô hình thành những hoang mạc lớn nhất thế giới.Và do đường bờ biển của châu Phi ít bị chia cắt, biển ít ăn sâu vào đất liền cùng với ảnh hưởng của các dòng biển lạnh chảy ven bờ làm cho các hoang mạc ở châu Phi lan ra sát biển. 2. Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa.

<span class='text_page_counter'>(96)</span> dải đất hẹp vịnh Ghi nê. + 2 môi trường nhiệt đới nằm phía bắc và phía nam đường xích đạo + 2 môi trường hoang mạc chí tuyến: Hoang mạc Xa - ha - ra ở Bắc Phi, hoang mạc Ca - la - ha ra ở Nam Phi + 2 Mội trường Địa trung hải: Gồm dãy Át - lát, đồng bằng ven biển Bắc Phi, vùng cực nam châu Phi. - GV hướng dẫn HS dựa vào kiến thức đã học để giải thích về sự phân bố của các môi trường tự nhiên ở.

<span class='text_page_counter'>(97)</span> châu Phi. - HS trả lời, GV nhận xét, kết luận ? Vì sao các hoang mạc châu Phi lại lan ra sát biển? * N 1: Nhận xét vị trí của 2 đường chí tuyến và vị trí của lục địa Á - Âu so với châu Phi ? * N 2: Cho biết ảnh hưởng của các dòng biển chảy ven bờ phía đông và phía tây châu Phi ?. Hoạt động 2: Phân tích biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa (21 phút) - GV tổ chức cho.

<span class='text_page_counter'>(98)</span> HS thảo luận nhóm (5 phút), mỗi nhóm phân tích 1 biểu đồ khí hậu theo gợi ý trong SGK và trình bày kết quả vào bảng sau: - Đại diện các nhóm báo cáo, nhận xét, bổ sung. - GV treo bảng phụ làm thông tin phản hồi cho hoạt động 2. Biểu đồ khí Lượng mưa hậu (mm/năm) A. B. C. - TB năm: 1244 mm - Mùa mưa: T1 → T 3 năm sau. Nhiệt độ (0C). - Tháng nóng nhất T3 và T11: 250C - Tháng lạnh nhất T7: 180C - TB năm: - Tháng 897 mm nóng nhât - Mùa mưa : T5: 350C T6 → T9 - Tháng lạnh nhất T1 : 180C - TB năm: - Tháng 2592mm nóng nhât - Mùa mưa : T4: 280C T9 → T5 - Tháng. Biên độ dao Đặc điểm động nhiệt khí hậu 0 ( C) 100C - Kiểu khí hận nhiệt đới. Vị trí địa lí - Bán cầu Nam - Số 3: Lu -bum - ba si. 150C. - Kiểu khí hậu nhiệt đới. - Bán cầu Bắc - Số 2: Ua -ga - đu - gu. 80C. - Kiểu khí hậu xích đạo ẩm. - Bán cầu Nam - Số1 : Li – brơ - vin.

<span class='text_page_counter'>(99)</span> năm sau. lạnh nhất T7 : 200C D - TB năm: - Tháng 120C - Kiểu khí - Bán cầu 506mm nóng nhât hậu địa Nam 0 - Mùa mưa : T2: 22 C trung hải - Số 4: Kếp T4 → T7 - Tháng -tao lạnh nhất T7 : 100C 3. Củng cố: (2 phút ) - GV nhận xét kết quả thực hành của từng nhóm. - Chọ ý trả lời đúng nhất : Hoang mạc Na-míp ăn sát biển chủ yếu là do : A . Dòng biển lạnh Ben-ghê-la B . Địa hình cao trên 200m C . Ảnh hưởng của dãy núi Đrê-ken-béc D . Bờ biển ít bị cắt xẻ 4. Dặn dò: (1 phút ) - Hoàn thiện bài thực hành. - Chuẩn bị bài 29 “Dân cư, xã hội châu Phi” IV. RÚT KINH NGHIỆM. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Ngày .... tháng .... năm 2016 Ký duyệt.

<span class='text_page_counter'>(100)</span> TUẦN 15 Ngày soạn: 18/11/2016 Ngày dạy: Tiết: 30. BÀI 29: DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU PHI I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Nắm vững sự phân bố dân cư rất không đồng đều ở châu Phi. - Hiểu rõ những hậu quả của lịch sử để lại qua việc mua bán nô lệ và thuộc địa hoá của các cường quốc phương Tây. - Hiểu được sự bùng nổ dân số không thể kiểm soát được và sự xung đột sắc tộc triền miên đang cản trở sự phát triển của châu Phi. 2. Kĩ năng: - Phân tích lược đồ phân bố dân cư và đô thị để rút ra nguyên nhân của sự phân bố đó. - Phân tích số liệu thống kê về sự gia tăng dân số của một số quốc gia ở châu Phi. 3. Thái độ: Giáo dục tình cảm quốc tế II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, sách giáo viên, bản đồ phân bố dân cư và đô thị châu Phi, bảng số liệu thống kê về tỉ lệ gia tăng dân số ở một số quốc gia châu Phi, ảnh, tư liệu về xung đột vũ trang và di dân do xung đột vũ trang ở châu Phi. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lí 7, tranh ảnh phục vụ bài học. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - Trình bày và xác định các môi trường tự nhiên ở châu Phi bằng lược đồ tự nhiên? 3. Hoạt động dạy và học Bài mới: (1 phút) Dân cư châu Phi phân bố không đều và gia tăng nhanh. Bùng nổ dân số, đại dịch AIDS, xung đột giữa các tộc người và sự can thiệp của nước ngoài là những nguyên nhân chủ yếu kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội của châu lục này. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 1: Lịch sử và dân cư (3 phút) 1. Lịch sử và dân cư - GV yêu cầu HS đọc thêm. (Đọc thêm) Hoạt động 2: Sự bùng nổ dân số và xung đột tộc người 2. Sự bùng nổ dân số và châu Phi (30 phút) xung đột tộc người châu Phi. - GV giới thiệu về vấn đề bùng nổ dân số ở châu Phi. a) Bùng nổ dân số ? Vì sao ở châu Phi có hiện tượng bùng nổ dân số. - Châu Phi có tỉ lệ gia - Hướng dẫn HS quan sát bảng số liệu về tình hình dân số tăng tự nhiên cao nhất của một số quốc gia ở châu Phi. thế giới (2,4%) ? Những quốc gia nào có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao.

<span class='text_page_counter'>(101)</span> hơn mức trung bình năm của châu Phi ? Quốc gia nào có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên thấp hơn mức trung bình của châu Phi ? Xác định vị trí các quốc gia đó trên lược đồ các nước châu Phi. ? Hãy nêu những hậu quả của hiện tượng bùng nổ dân số ở châu Phi ? ? Tại sao nạn đói thường xuyên đe dọa châu Phi ? - HS: dân số tăng nhanh, KT - XH chậm phát triển ? Tại sao vấn đề bùng nổ dân số không thể kiểm soát được ở châu Phi ? ? Vấn đề kiểm soát việc sinh đẻ khó thực hiện ở châu Phi vì gặp trở ngại của thủ tục truyền thống, sự thiếu hiểu biết của người dân về khoa học - kĩ thuật… - HS trả lời, GV nhận xét, mở rộng kiến thức về các nạn đói và các dịch bệnh thường xảy ra ở châu Phi. - GV: + Chiến tranh tàn phá nền kinh tế các nước có xung đột nội bộ, xung đột đa quốc gia, hút cạn các nguồn lực châu Phi, vì thế 50% dân số sống dưới mức nghèo khổ, nợ nước ngoài lên tới 2/3 tổng giá trị sản phẩm quốc dân + Đại dịch ADIS tàn phá châu Phi dữ dội, toàn châu lục chiến đến ¾ số người nhiễm HIV/ ADIS trên Thế giới. ? Đại dịch ADIS tác hại như thế nào đối với kinh tế - xã hội châu Phi ? ? Do đâu ở châu Phi thường xảy ra các xung đột tộc người? - GV phân tích: Âm mưu thâm độc của thực dân châu Âu thể hiện việc thành lập các quốc gia thể hiện qua các chính sách chia để trị, các quốc gia khác nhau về ngôn ngữ, phong tục, tập quán, tôn giáo ? Tại sao trong cùng một nước hoặc giữa các nước láng giềng mâu thuẫn giữa các dân tộc rất căng thẳng ? - HS: Chính quyền nằm trong tay thủ lĩnh của một vài tộc người ? Kết quả của việc giải quyết những mâu thuẫn trên là gì? Để lại hậu quả như thế nào cho nền kinh tế - xã hội? - HS: Nội chiến làm cho nền kinh tế giảm sút, tạo cơ hội cho nước ngoài nhảy vào can thiệp ? Hậu quả của các cuộc xung đột nội chiến giữa các nước láng giềng như thế nào ?. - Nạn đói và đại dịch AIDS đang đe doạ người dân châu Phi.. b. Xung đột tộc người. => Kinh tế - xã hội châu Phi chậm phát triển.

<span class='text_page_counter'>(102)</span> - HS: Dẫn đến bệnh tật, nghèo đói, KT-XH bất ổn, đặc biệt bệnh ADIS phát triển mạnh nhất Thế gới ? Kể về các cuộc xung đột tộc người ở châu Phi gần đây mà em biết? - GV cho HS quan sát H.29.2/ Tr.92 SGK ? Cho biết nội dung miêu tả trong ảnh ? - HS trả lời, GV nhận xét, nhấn mạnh về nguyên nhân kìm hãm sự phát triển kinh tế xã hội ở châu Phi. 3. Củng cố: (4 phút ) - Giáo viên khái quát lại nội dung bài học - Sự phân hóa dân cư châu Phi chủ yếu dựa vào yếu tố tự nhiên, xã họi nào? - Nguyên nhân XH nào đã làm châu Phi dẫn tới con đường nghèo đói, bệnh tật? - Chọn đáp án đúng nhất : Hậu quả của xung đột tộc người ở châu Phi là A . Làn sóng di dân tăng nhanh B . Sản xuất đình trệ, mức sống hạ thấp, cơ sở hạ tầng bị tàn phá C . Nhiều vấn đề xã hội nảy sinh : thất nghiệp, dịch bệnh, đói nghèo,… D . Tất cả các ý trên. 4. Dặn dò: (1 phút ) - Học bài cũ và trả lời các CH trong SGK. - Chuẩn bị bài 30 “ Kinh tế châu Phi ” IV. RÚT KINH NGHIỆM. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Ngày .... tháng .... năm 2016 Ký duyệt.

<span class='text_page_counter'>(103)</span> TUẦN 16 Ngày soạn: 25/11/2016 Ngày dạy: Tiết: 31. BÀI 30: KINH TẾ CHÂU PHI I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Nắm vững đặc điểm nông nghiệp và công nghiệp châu Phi. - Nắm vững tình hình phát triển nông nghiệp và công nghiệp ở châu Phi 2. Kĩ năng: - Đọc và phân tích lược đồ để hiểu rõ sự phân bố các ngành nông nghiệp và công nghiệp ở châu Phi. II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, sách giáo viên, bản đồ nông nghiệp châu Phi, bản đồ công nghiệp châu Phi, một số hình ảnh về trồng trọt và chăn nuôi, về các ngành công nghiệp châu Phi. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lí 7, tranh ảnh phục vụ bài học. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - Sự bùng nổ dân số và xung đột tộc người ở châu Phi? 3. Hoạt động dạy và học Bài mới: (1 phút) Kinh tế châu Phi còn lạc hậu. Nền kinh tế phát triển theo hướng chuyên môn hóa phiến diện, phụ thuộc nhiều vào thị trường nên dễ bị thiệt hại khi kinh tế thế giới biến động. Đô thị hóa diễn ra nhanh nhưng chủ yếu là tự phát. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH Hoạt động 1: Tìm hiểu ngành nông nghiệp (15p) - GV: Dựa vào hình 30.1, điền thông tin vào bảng để thể hiện sự phân bố các loại cây trồng (phụ lục1) - HS: trả lời. - GV: Sự khác nhau giữa sản xuất cây công nghiệp và cây lương thực.? - HS: Điền thông tin vào bảng phụ lục 2 - GV: bổ sung và kết luận: Các nước châu Phi hình thành 2 khu vực sản xuất nông nghiệp khác nhau: + Khu vực sản xuất cây công nghiệp nhiệt đới xuất khẩu theo hướng chuyên môn hoá phần lớn do nước ngoài sở hữu như đồn điền trang trại trên diện tích rộng, đất đai tốt, trang bị kĩ thuật cao + Khu vực sản xuất nhỏ của người dân địa phương, trình độ sản xuất lạc hậu phụ thuộc vào tự. 1. Nông nghiệp a) Trồng trọt - Các loại cây trồng chính + Cây công nghiệp Phụ lục 1 + Cây lương thực + Cây ăn quả - Tình hình sản xuất cây công nghiệp và cây lương thực (phụ lục 2).

<span class='text_page_counter'>(104)</span> nhiên. - GV: Qua bảng kiến thức, tại sao sản xuất nông nghiệp ở châu Phi không đáp ứng được nhu cầu ? - HS: trả lời - GV: So với ngành trồng trọt, sự phát triển của ngành chăn nuôi như thế nào? so sánh hình thức chăn nuôi ở châu phi so với đới ôn hòa? => Chuyển ý: Ngành công nghiệp châu Phi có đặc điểm như thế nào?. - Sản xuất lương thực không đáp ứng được nhu cầu của người dân → nạn đói đe dọa thường xuyên → nhập khẩu lương thực b) Chăn nuôi - Kém phát triển - Hình thức chăn thả phổ biến - Các loại vật nuôi: + Cừu dê: chăn thả thành đàn lớn trên các đồng cỏ + Bò + Lợn 2. Công nghiệp - Tài nguyên khoáng sản phong phú.. Hoạt động 2: Tìm hiểu ngành công nghiệp (15p) - GV: Quan sát hình 30.2, kể tên và vùng phân bố các loại khoáng sản ? - HS: quan sát lược đồ, kể tên vị trí các mỏ tài nguyên KS - GV: Có những ngành CN nào và nơi phân bố? - CN kém phát triển, chiếm 2% nhận xét trình độ phát triển công nghiệp của Châu giá trị sản lượng CN thế giới Phi? - Nước có nền CN tương đối - HS: sử dụng SGK để trả lời. phát triển: CH Nam Phi, An- GV: Nguyên nhân kìm hãm sự phát triển công giê-ri… nghiệp châu Phi ? - Các ngành CN: - HS: trả lời + Khai khoáng - GV: Nêu đặc điểm chung nhất về trình độ phát + Luyện kim màu triển kinh tế của châu Phi ? + Lắp ráp, cơ khí - HS: trả lời + Lọc dầu - GV: kết luận, ghi bảng 4. Củng cố: (5 phút ) 4.1. Sự khác nhau trong sản xuất cây công nghiệp và cây lương thực ở châu Phi ? 4.2. GV hướng dẫn HS làm bài tập 3 SGK trang 96. 5. Dặn dò: (1 phút ) Học bài cũ và đọc SGK bài 31. IV. RÚT KINH NGHIỆM. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Ngày .... tháng .... năm 2016 Ký duyệt.

<span class='text_page_counter'>(105)</span> TUẦN 16 Ngày soạn: 25/11/2016 Ngày dạy: Tiết: 32. BÀI 31: KINH TẾ CHÂU PHI (Tiếp) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Học sinh nắm được đặc điểm nền kinh tế ở châu Phi: phục vụ cho xuất khẩu, nhập hàng tiêu dùng, lương thực, thực phẩm - Thấy được đô thị hoá không tương xứng với tình hình phát triển công nghiệp nên nhiều vấn đề về kinh tế - xã hội cần giải quyết 2. Kĩ năng: - Phân tích lược đồ - Nắm được cấu trúc nền kinh tế của châu Phi 3. Thái độ - Yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, sách giáo viên, lược đồ kinh tế châu Phi, lược đồ phân bố dân cư và các đô thị ở châu Phi, tranh ảnh về sinh hoạt dân cư ở châu Phi. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lí 7, tranh ảnh phục vụ bài học. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (4 phút) - Nông nghiệp châu Phi có đặc điểm gì ? - Tại sao công nghiệp châu Phi còn chậm phát triển ? 3. Hoạt động dạy và học Bài mới: (1 phút) Ngoài nông nghiệp và công nghiệp, ở châu Phi còn có các ngành kinh tế nào nữa? Ngành dịch vụ và quá trình đô thị hóa diễn ra như thế nào? Cô và các bạn cùng tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay… HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS. NỘI DUNG CHÍNH. HĐ 1: Tìm hiểu ngành dịch vụ (20p) 3. Dịch vụ - GV: Quan sát hình 31.1, điểm chung giữa các tuyến đường sắt về nơi bắt đầu và kết thúc? - HS: Trả lời.

<span class='text_page_counter'>(106)</span> - GV: Nêu mối quan hệ giữa vị trí phân bố các vùng chuyên canh cây CN và vùng khai khoáng và nơi xuất phát của các tuyến đường sắt? => Tuyến đường sắt xuất phát từ trong nội địa vận chuyển sản phẩm cây CN và khoáng sản ra ven biển, đến các cảng lớn để phục vụ xuất khẩu - GV giới thiệu: Hoạt động xuất nhập khẩu tương đối đơn giản. Bạn hàng lớn nhất của châu Phi là các nước tư bản. - GV: Châu Phi xuất khẩu mặt hàng nào? nhập khẩu mặt hàng nào ? Tại sao phần lớn các nước châu Phi phải xuất khẩu khoáng sản, nguyên liệu thô và nhập máy móc thiết bị. (Vì các công ty nước ngoài nắm giữ ngành công nghiệp khai khoáng, trồng cây CN) - HS: Trả lời - GV: Nêu ra những nghịch lí trong xuất nhập khẩu mặt hàng nông sản? Giải thích nguyên nhân? (Xuất khẩu sản phẩm cây CN, nhập khẩu lương thực) - GV giới thiệu: Nông sản và khoáng sản xuất khẩu có giả cả thấp so với hàng công nghiệp nhập khẩu có giá trị cao gây ra những thiệt hại cho các nước châu Phi - HS đọc thuật ngữ “khủng hoảng kinh tế” (Khủng hoảng kinh tế là tình trạng khó khăn về kinh tế, xảy ra do sự cân bằng giữa sản xuất và tiêu thụ bị phá vỡ) ? Giá trị kinh tế về giao thông của kênh đào Xuyê ? - HS: Trả lời. - Xuất khẩu và nhập khẩu: Khoáng sản Cây CN nhiệt đới Xuất khẩu Châu Phi Các nước Tư bản Nhập khẩu Máy móc, thiết bị Hàng tiêu dùng Lương thực. - 90% thu nhập ngoại tệ nhờ vào xuất khẩu nông sản và khoáng sản. - Nguồn thu từ lệ phí qua kênh đào Xuy-ê - Du lịch: Ai-cập, Kê-ni-a HĐ 2: Tìm hiểu vấn đề đô thị hóa (10p) 4. Đô thị hóa - GV: Nêu nghịch lí giữa tốc độ đô thị hoá và trình - Tốc độ đô thị hoá không tương độ phát triển kinh tế ở châu Phi ? xứng với trình độ phát triển kinh tế.

<span class='text_page_counter'>(107)</span> Châu phi có nền kinh tế lạc hậu. Tỉ lệ dân thành thị cao (>33% - 2000) => bùng nổ dân số đô thị - GV: Quan sát bảng số liệu trang 98, chỉ ra sự khác nhau về mức độ đô thị hoá giữa các quốc qia ven vịnh Ghinê, duyên hải Bắc Phi và duyên hải Đông Phi ? + Mức độ ĐTH cao nhất: Bắc Phi + Mức độ ĐTH khá cao: ven vịnh Ghinê + Mức độ ĐTH thấp nhất: Đông Phi - GV: Nguyên nhân của bùng nổ dân số đô thị ở châu Phi ? - HS : trả lời. - Nguyên nhân bùng nổ dân số đô thị: + Gia tăng dân số không kiểm soát được + Sản xuất nông nghiệp không phát triển + Thiên tai + Nội chiến liên miên. => Di dân nông thôn vào đô thị - Hậu quả bùng nổ dân số đô thị: xuất hiện nhiều khu vực nhà ổ chuột.. 4. Củng cố: (5 phút ) 4.1 Vì sao châu Phi chủ yếu xuất khẩu sản phẩm cây công nghiệp nhiệt đới, khoáng sản và nhập khẩu máy móc, thiết bị hàng tiêu dùng, lương thực. 4.2. Dựa vào nội dung SGK, hãy điền tiếp thông tin vào sơ đồ sau sao cho phù hợp: Hoạt động kinh tế đối ngoại của châu Phi Xuất khẩu (xuất đi). Nhập khẩu (nhập về). ........................................ ......................................... ........................................ .........................................

<span class='text_page_counter'>(108)</span> 4.3. Quan sát hình 31.1 và 29.1 cho biết: + Tên 1 số cảng biển ở châu Phi + Châu Phi có bao nhiêu đô thị trên 1 triệu dân ? Nêu tên các đô thị có trên 5 triệu dân. 4.4. Hãy nêu hậu quả của việc di dân ồ ạt từ nông thôn vào thành phố và tốc độ đô thị hóa quá nhanh ở châu Phi. 5. Dặn dò: (1 phút ) - Xem lại kiến thức tiết sau kiểm tra 15 phút, ôn tập chuẩn bị kiểm tra học kỳ I. IV. RÚT KINH NGHIỆM. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Ngày .... tháng .... năm 2016 Ký duyệt. TUẦN 17.

<span class='text_page_counter'>(109)</span> Ngày soạn: 02/12/2016 Ngày dạy: Tiết: 33. BÀI 32: CÁC KHU VỰC CHÂU PHI I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Nắm được sự phân chia Châu Phi thành 3 khu vực: Bắc Phi, Trung Phi và Nam Phi. - Nắm vững các đặc điểm tự nhiên và kinh tế của khu vực Bắc Phi và Trung Phi. 2. Kĩ năng - Phân tích và đọc biểu đồ - Phân tích hình ảnh 3. Thái độ - Yêu thích môn học II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, sách giáo viên, bản đồ 3 khu vực kinh tế châu Phi, bản đồ kinh tế châu Phi, một số hình ảnh về văn hoá và tôn giáo của các nước Bắc Phi, Trung Phi và Nam Phi. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lí 7, tranh ảnh phục vụ bài học. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ. 3. Hoạt động dạy và học Bài mới: (1 phút) Châu Phi có trình độ phát triển kinh tế - xã hội rất không điều: Các n ước Nam Phi và Bắc Phi phát triển hơn, các nước Trung Phi m ột th ời gian dài tr ải qua kh ủng ho ảng kinh tế lớn.. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS. NỘI DUNG CHÍNH. HĐ 1: Tìm hiểu khu vực Bắc Phi (17p) - GV: Xem lược đồ 32.1 châu Phi chia làm mấy khu vực? (làm 3 khu vực: Bắc Phi, Trung Phi, Nam Phi) - HS: Trả lời - GV: Dựa vào phần a và lược đồ 27.1 biết Bắc Phi có những môi trường nào - HS: Trả lời (ở ven biển phía tây bắc có rừng rậm, sâu trong nội địa có xavan và cây bụi lá cứng, lùi xuống là hoang mạc Xahara là hoang mạc nhiệt đới lớn nhất thế giới mưa không quá 50 mm) - GV: Gọi HS chỉ tên và giới hạn của các nước Bắc Phi? - HS: Trả lời - GV: Xem lược đồ 32.2 kể một số sản phẩm nông nghiệp và các khoáng sản của Bắc Phi? - HS: Trả lời. 1. Khu vực Bắc Phi: a. Khái quát tự nhiên - Phía Bắc là dãy Atlat, đồng bằng ven biển - phía Nam là hoang mạc Xahara. b. Khái quát dân cư xã hội - Dân cư Bắc Phi chủ yếu là người Ả Rập và người Béc-be thuộc chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it theo đạo Hồi. Kinh tế tương đối phát triển.

<span class='text_page_counter'>(110)</span> dựa trên cơ sở các ngành dầu khí và du lịch. HĐ 2: Khu vực Trung Phi (15p) 2. Khu vực Trung Phi: - GV: Quan sát lược đồ 32.1 nêu tên các nước a. Khái quát tự nhiên Trung Phi? - Phía Tây là bồn địa, phía đông - HS: Trả lời là các cao nguyên xen lẫn núi - GV: Xem hình 32.2 nêu tên các cây công nghiệp cao và hồ kiến tạo ở Trung Phi ? (cà phê, ca cao, bông, cọ dầu). - HS: Trả lời - GV: Nông nghiệp ở Trung Phi phát triển ở những khu vực nào? Tại sao lại phát triển ở đó? (ở phía đông của Trung Phi có nhiều cà phê do có nhiều đất đỏ badan thuộc sơn nguyên Êtiôpia và phía tây của Trung Phi có nhiều lạc và ca cao ở ven biển) - GV: Dân cư Trung Phi có đặc điểm gì? b. Khái quát dân cư xã hội - HS: Trả lời - Dân cư Trung Phi chủ yếu là người Ban tu thuộc chủng tộc Nêgrôit, có tín ngưỡng đa dạng. - GV: Khái quát kinh tế Trung Phi? - Kinh tế các nước Trung Phi - HS: Trả lời chậm phát triển. 4. Củng cố: (5 phút ) - Hãy dựa vào hình 32.3 nêu tên những nước có nhiều dầu mỏ ở Bắc Phi? (Angiêri, Li Bi) - Hãy dựa vào hình 32.3 nêu tên những nước có nhiều kim cương nhất? (CHDC Công gô) - Nêu sự khác nhau về kinh tế của Bắc Phi và Trung Phi? 5. Dặn dò: (1 phút ) - Về nhà học bài, làm bài tập 1 trang 104 và chuẩn bị trước bài 33. IV. RÚT KINH NGHIỆM. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Ngày .... tháng .... năm 2016 Ký duyệt. TUẦN 17 Ngày soạn: 02/12/2016.

<span class='text_page_counter'>(111)</span> Ngày dạy: Tiết: 34. BÀI 33: CÁC KHU VỰC CHÂU PHI (Tiếp) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Những nét đặc trưng về tự nhiên, kinh tế xã hội khu vực Nam Phi - Phân biệt những nét khác nhau về tự nhiên và kinh tế- xã hội giữa các khu vực châu Phi - Cộng hoà Nam Phi là nước có nền công nghiệp phát triển nhất châu Phi. 2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng phân tích lược đồ. 3.Thái độ: Giáo dục lòng yêu TN, ý thức BVMT II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, sách giáo viên, lược đồ các nước châu Phi, lược đồ tự nhiên châu Phi, lược đồ kinh tế châu Phi. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lí 7, tranh ảnh phục vụ bài học. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) ? Cho biết sự khác biệt về kinh tế giữa khu vực Bắc Phi và Trung Phi? Giải thích vì sao có sự khác nhau đó? 3. Hoạt động dạy và học Bài mới: (1 phút) Nam Phi là khu vực nhỏ nhất trong ba khu vực của châu Phi, nhưng Nam Phi là khu vực có ý nghĩa quan trọng, đại diện cho một châu Phi đang đổi mới và phát triển mạnh mẽ. Bài hôm nay ta tiếp tục tìm hiểu về tự nhiên và kinh tế xã hội của khu vực nằm ở nửa cầu Nam châu Phi. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS Hoạt động 1: Tìm hiểu về tự nhiên Nam Phi (13 phút) - GV treo lược đồ các nước châu Phi yêu cầu HS lên xác định vị trí các nước thuộc khu vực Nam Phi. - GV treo lược đồ tự nhiên châu Phi, xác định giới hạn khu vực Nam Phi trên lược đồ.. NỘI DUNG CHÍNH 3. Khu vực Nam Phi. a) Khái quát tự nhiên..

<span class='text_page_counter'>(112)</span> - GV tổ chức thảo luận nhóm (5 phút) Nhóm 1: Quan sát lược đồ tự nhiên châu Phi cho biết: + Độ cao trung bình của khu vực Nam Phi? + Đặc điểm địa hình khu vực Nam Phi? + Các dạng địa hình phân bố như thế nào ở Nam Phi? + Yêu cầu HS xác định trên lược đồ dãy Đrê-ken-bec và bồn địa Ca-la-ha-ri. Nhóm 2: Khu vực Nam Phi nằm chủ yếu trong môi trường khí hậu nào? Nêu đặc điểm khí hậu của Nam Phi? ? Tại sao phần lớn Bắc Phi và Nam Phi đều nằm trong môi trường nhiệt đới nhưng khí hậu của Nam Phi lại ẩm và dịu hơn khí hậu Bắc Phi ? - HS trả lời, GV nhận xét, chốt ý. Nhóm 3: Nêu đặc điểm thảm thực vật ở Nam Phi ? ? Thảm thực vật thay đổi từ tây sâng đông như thế nào? Vì sao có sự thay đổi đó? - Đại diện các nhóm báo cáo - GV nhận xét, giảng giải giúp HS nắm được vai trò của dãy Đrê-ken-bec và các dòng biển. Hoạt động 2: Tìm hiểu kinh tế - xã hội Nam Phi (20 phút) ? Nghiên cứu sgk kết hợp kiến thức đã học cho biết so với khu vực Bắc Phi và Trung Phi, thành phần chủng tộc của Nam Phi có nét khác biệt như thế nào? Dân cư Nam Phi chủ yếu theo tôn giáo nào? - HS: Thành phần chủng tộc ở khu vực Nam Phi có sự đa dạng hơn so với khu vực bắc Phi, Trung Phi. - GV giảng về sự phân biệt chủng tộc của Cộng hoà Nam Phi: Chế độ A-pác-thai là chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi do chính quyền thiểu số người da trắng dựng lên để đàn áp đại đa số dân chúng da. - Địa hình: + Độ cao trung bình hơn 1000m + Phía đông nam là dãy Drêken-bec + Trung tâm trũng xuống tạo thành bồn địa Ca-la-ha-ri. - Phía tây là các hoang mạc - Khí hậu: Phần lớn Nam Phi nằm trong môi trường nhiệt đới. + Phía đông quanh năm nóng ẩm, mưa nhiều. + Cực Nam có khí hậu Địa Trung Hải. + Phía tây có khí hậu khô và nóng. - Thảm thực vật phân hóa theo chiều đông sang tây : + Phía đông có rừng nhiệt đới + Càng đi sâu vào nội địa cảnh quan chuyển sang rừng thưa rồi xavan + Phía tây thực vật cần cổi, thưa thớt b) Khái quát kinh tế - xã hội - Thành phần chủng tộc đa dạng: gồm 3 chủng tộc lớn cùng thành phần người lai. - Phần lớn theo đạo Thiên Chúa..

<span class='text_page_counter'>(113)</span> đen bản xứ. - Cộng hòa Nam Phi trong khu vực là quốc gia có chế độ phân biệt chủng tộc nặng nề nhất Thế Giới; người da đen bị phân biệt đối xử và có đời sống rất thấp kém. 4/1994, Hội đồng dân tộc Phi (ANC) do ông Nelson Madela là đại diện đã nhận chức tổng thống → ông là vị tổng thống da đen đầu tiên của Cộng Hòa Nam Phi, chấm dứt hơn 30 năm cai trị của thiểu số người da trắng. Chủ nghĩa phân biệt chủng tộc (A-pác-thai) bị bãi bỏ… ? Thái độ của chúng ta đối với sự phân biệt chủng tộc như thế nào? - GV hướng dẫn HS quan sát hình 32.3/Tr.102/ SGK ? Nêu sự phân bố các loại khoáng sản chính, các cây hoa quả cận nhiệt đới và chăn nuôi ở Nam Phi? ? Kể tên các ngành kinh tế chính ở khu vực Nam Phi ? - HS: + Trồng các loại nông sản hoa quả cận nhiệt đới + Công nghiệp chính là khai khoáng, luyện kim, cơ khí… ? Nhận xét tình hình phát triển kinh tế của các nước trong khu vực Nam Phi?. - Các nước có sự phát triển kinh tế chênh lệch, trong đó Cộng hoà Nam Phi là nước có nền kinh tế phát triển nhất. 4. Củng cố: (4 phút ) - GV khái quát lại nội dung bài học - Tại sao phần lớn Bắc Phi và Nam Phi đều nằm trong môi trường nhiệt đới nhưng khí hậu của Nam Phi lại ẩm và dịu hơi khí hậu Bắc Phi ? - Nêu một số đặc điểm của công nghiệp và nông niệp của Cộng hoà Nam Phi?.

<span class='text_page_counter'>(114)</span> 5. Dặn dò: (1 phút ) - Học bài, làm bài tập - HS làm bài tập 3/106 sgk - Ôn tập đặc điểm kinh tế của các khu vực châu Phi - Xem trước bài thưc hành : “So sánh nền kinh tế của ba khu vực châu Phi” IV. RÚT KINH NGHIỆM. ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ Ngày ..... tháng ..... năm 2016 Ký duyệt.

<span class='text_page_counter'>(115)</span> TUẦN 18 Ngày soạn: 9/12/2016 Ngày dạy: Tiết: 35. ÔN TẬP HỌC KỲ I I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức : - Hệ thống hóa kiến thức từ đầu chương đến nay để học sinh có kiến thức tổng quát nhất về chương trình đã học. - Phát triển thêm những kĩ năng đã thực hành về biểu đồ, cách nhận biết biểu đồ, bản đồ phù hợp với ảnh. 2. Về kỹ năng - Rèn cho học sinh kỹ năng thiết lập mối quan hệ giữa các yếu tố địa lý như: mối quan hệ giữa tự nhiên với sự phân bố dân cư. Giữa tự nhiên với sự phân hóa của cảnh quan - Rèn luyện kỹ năng quan sát, phân tích lược đồ và bảng số liệu - Vẽ biểu đồ và nhận xét các số liệu trên bản đồ. 3. Về thái độ - Giúp học sinh yêu mến môn học và tích cực tìm hiểu những đặc điểm của châu lục này. II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, sách giáo viên, một số bản đồ, biểu đồ đã dạy - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lí 7, tranh ảnh phục vụ bài học. III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra 15 phút: - Nêu tình hình phát triển dịch vụ ở Châu Phi? - Nguyên nhân bùng nổ dân số đô thị? Hậu quả và biện pháp giải quyết bùng nổ dân số? 3. Hoạt động dạy và học - GV: Chia nhóm cho học sinh làm các bài tập của các chương.

<span class='text_page_counter'>(116)</span> Nhóm 1: Câu 1: Hãy ghép đôi các nội dung ở cột A so cho phù hợp với các ý ở cột B và ghi kết quả vào cột C để nêu lên những biện pháp mà nông nghiệp tiên tiến ở đới ôn hoà đã áp dụng nhằm sản xuất ra khối lượng nông sản lớn, có giá trị cao: A. C B 1. Để tưới nước 1....... a. Sử dụng tấm nhựa trong 2. Để hạn chế tuyết trong mùa đông 2....... b. Trồng cây quanh bờ ruộng lạnh giá 3. Để ngăn gió mạnh 3....... c. Lai tạo nhiều giống mới 4. Để ngăn ngừa mưa đá, sương giá 4....... d. Xây dựng nhiều nhà kính 5. Để có giống cây con thích nghi với 5........ e. Sử dụng hệ thống tự chảy, khí hậu, năng suất cao .......... hoặc tưới nước xoay tròn Nhóm 2: Câu 2: Bài tập số 3 trang 58 - SGK a. Vẽ biểu đô hình cột biểu thị số lượng khí thải bình quân đầu người năm 2000. b. Tính tổng lượng khí thải mỗi nước dựa vào số liệu dân số năm 2000. - Hoa Kỳ.......................tấn/năm - Pháp............................tấn/năm Câu 3: Nghị định thư Ki-ô-tto đã thống nhất yêu cầu các nước trên thế giới chú ý: A. Bảo vệ quyền lợi bà mẹ và trẻ em B. Cắt giảm lượng khí thải hàng năm C. Hạn chế sử dụng vũ khí nguyên tử Nhóm 3: Câu 4: Dựa vào 3 biểu đồ nhiệt ẩm A, B, C trang 59 SGK, xác định kiểu khí hậu của mỗi biểu đồ. Biểu đồ Nhiệt độ Lượng mưa KL kiểu khí hậu A - Trung bình................. - Cả năm....................... ............................. - Biên độ....................... - Phân phối................... ............................. B - Trung bình................. - Cả năm....................... ............................. - Biên độ....................... - Phân phối................... ............................. C - Trung bình................. - Cả năm....................... ............................. - Biên độ....................... - Phân phối................... ............................. Nhóm 4: ? Môi trường xích đạo ẩm có các đặc điểm gì ? Nêu đặc điểm của khí hậu nhiệt đới ? Hãy nêu sự khác nhau của các hình thức canh tác nông nghiệp ở đới nóng ? Môi trường xích đạo ẩm có các đặc điểm đặc điểm thuận lợi và khó khăn gì đối với sản xuất nông nghiệp ? Vẽ sơ đồ thể hiện tác động tiêu cực của việc gia tăng dân số quá nhanh ở đới nóng đối với tài nguyên và môi trường Nhóm 5: ? Tính chất trung gian của khí hậu thất thường của thời tiết ở đới ôn hoà biểu hiên như thế nào ? Trình bày các ngành công nghiệp chủ yếu ở đới ôn hoà.

<span class='text_page_counter'>(117)</span> ? Trình bày cảnh quan công nghiệp chủ yếu ở đới ôn hoà ? Nêu các vấn đề xã hội nảy sinh khi các đô thị phát triển quá nhanh và hướng giải quyết ? Nêu các nguyên nhân gây ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước ở đới ôn hoà Nhóm 6: ? Nêu một số biện pháp đang được sử dụng để khai thác hoang mạc và hạn chế quá trình hoang mạc mở rộng trên thế giới ? Kể tên một số hoạt động kinh tế cổ truyền của các dân tộc ở phía Bắc, quá trình hoang mạc mở rộng trên thế giới - Học sinh các nhóm thảo luận , đại diện nhóm trình bày, HS khác bổ sung - GV chuẩn kiến thức 4. Củng cố: (3 phút ) 5. Dặn dò: (1 phút ) - Ôn lại toàn bộ kiến thức tiết sau kiểm tra học kỳ I. IV. RÚT KINH NGHIỆM. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Ngày .... tháng .... năm 2016 Ký duyệt.

<span class='text_page_counter'>(118)</span> TUẦN 18 Ngày soạn: 9/12/2016 Ngày dạy: Tiết: 36. KIỂM TRA HỌC KỲ I I. MỤC TIÊU KIỂM TRA: 1. Kiến thức - Kiểm tra những kiến thức cơ bản học sinh đã học từ đầu năm đến hết học kỳ I 2. Kĩ năng - Rèn kỹ năng làm lài biết kết hợp kiến thức để giải thích một số hiện tượng địa lý. - Kỹ năng rèn bài viết tự luận. II. CHUẨN BỊ - GV: Đề kiểm tra. - HS: Dụng cụ làm bài kiểm tra (bút, thước, giấy, máy tính bỏ túi…) III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra học kỳ I. - GV nêu yêu cầu quy định của giờ kiểm tra - GV phát đề. - HS làm bài, GV theo dõi nhắc nhở khi cần thiết KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ. Nội dung Nhận biết TL TN Môi trường 1b (1.0đ) hoang mạc Thiên nhiên 1 (3.0đ) Châu Phi Môi trường đới nóng Tổng câu 3(5.0đ). Các cấp độ tư duy Thông hiểu TL TN 1a (3.0đ). Vận dụng TL TN. 1 (1.0đ) 1 (2.0đ). 1(3.0đ) 1 (2.0đ) ĐỀ BÀI Câu 1: Trình bày vị trí địa lý và địa hình của Châu Phi (3 điểm). Tổng điểm 4.0đ 4.0đ 2.0đ 4(10.0đ).

<span class='text_page_counter'>(119)</span> Câu 2: Nêu đặc điểm của khí hậu môi trường hoang mạc? Động vật, thực vật ở hoang mạc thích nghi với môi trường như thế nào? (4 điểm) Câu 3: Giải thích vì sao khí hậu châu Phi khô, hình thành những hoang mạc lớn? (1 điểm) Câu 4: Hãy phân tích biểu đồ khí hậu tại Hà Nội và cho biết địa điểm đó thuộc kiểu khí hậu nào? (2 điểm). ĐÁP ÁN Câu 1: (2 điểm) a) Diện tích - Trên 30 triệu km²; thứ 3 thế giới sau châu Á, châu Mĩ (0.5đ) b) Vị trí và giới hạn. - Tiếp giáp với: Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, biển Đỏ,tiếp giáp với châu Á qua kênh Xuyê (1.0đ) - Đường xích đạo đi qua chính giữa châu lục (0.5đ) - Phần lớn lãnh thổ thuộc đới nóng (0.5đ) - Đường bờ biển ít bị cắt xẻ, rất ít vịnh biển, đảo, bán đảo (0.5đ) Câu 2: (4 Điểm) * Đặc điểm khí hậu: (2đ) + rất khắc nghiệt (0.5đ) + Lượng mưa rất ít trong khi lượng bốc hơi rất lớn; có nơi nhiều năm liền không mưa hoặc mưa chưa đến mặt đất đã bốc hơi hết (1.0đ) => Hết sức khô hạn + Chênh lệch nhiệt độ ngày - đêm rất lớn (0.5đ) - Sinh vật: (0.5đ) + Thực vật cằn cỗi, thưa thớt + Động vật nghèo nàn * Sự thích nghi của thực, động vật với môi trường (2.0đ) - Hạn chế sự mất nước trong cơ thể (Thân lá biến thành gai, bọc sáp) 0.5đ - Tăng cường khả năng tìm nguồn nước (rề cây to, dài) 0.5đ - Dự trữ nước và chất dinh dưỡng trong cơ thể . Tránh nóng ban ngày 0.5đ - Rút ngắn chu kì sinh trưởng cho phù hợp với thời kì có mưa ngắn trong năm 0.5đ Câu 3: (1 điểm) - Giải thích: Vì nằm giữa 2 chí tuyến,chịu ảnh hưởng của các dòng biển lạnh và địa hình cao ở bờ biển Câu 4: (2 điểm).

<span class='text_page_counter'>(120)</span> - Đường đẳng nhiệt: Không ổn định (0.5đ) - Nhiệt độ cao nhất vào tháng 7,8 (30ºC. Nhiệt độ thấp nhất vào tháng 1 (17ºC) 0.5đ - Lượng mưa lớn nhất vào tháng 8 (300mm). Lượng mưa thấp nhất vào tháng 1 (20mm) 0.5đ => khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa (0.5đ) IV. RÚT KINH NGHIỆM. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Ngày .... tháng .... năm 2016 Ký duyệt.

<span class='text_page_counter'>(121)</span> TUẦN 19 Ngày soạn: 20/12/2014 Ngày dạy: Tiết: 37. BÀI 34: THỰC HÀNH: SO SÁNH NỀN KINH TẾ CỦA BA KHU VỰC CHÂU PHI I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Nắm vững sự khác biệt trong thu nhập bình quân đầu người giữa các quốc gia châu Phi. - So sánh đặc điểm nền kinh tế của ba khu vực châu Phi.2 2. Kĩ năng - Rèn cho HS kĩ năng đọc bản đồ, phân tích so sánh các số liệu. II. CHUẨN BỊ - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, lược đồ các khu vực châu Phi, lược đồ thu nhập bình quân theo đầu người cảu các nước châu Phi. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lý 7 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (1 phút) - Khái quát tự nhiên khu vực Nam Phi? - Khái quát kinh tế xã hội khu vực Nam Phi? 3. Hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Thảo luận về thu nhập bình quân đầu người các khu vực ở Châu Phi (20p) - GV: cho HS quan sát lược đồ thu nhập bình quân đầu người của các nước châu Phi. - HS: Quan sát và cho biết nội dung của bản đồ. - GV nêu nhiệm vụ, cách thức tổ chức thảo luận nhóm: + Nhóm lớn: 3 nhóm + Thời gian: 10 phút + Nhiệm vụ: Nhóm 1: Cho biết tên các quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người trên 1000 USD/năm? Phân bố? Nhóm 2: Cho biết tên các quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người trên 2500 USD/năm? Phân bố?. 1. Bài tập 1:. - Các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người trên 1000 USD/năm + Ma - rốc, An - giê - ri, Tuy - ni -di, Li - bi, Ai Cập, Na - mi - bi - a, Bôt - xoa - na, Cộng hòa Nam Phi + Các quốc gia này chủ yếu nằm ở Bắc Phi và Nam Phi..

<span class='text_page_counter'>(122)</span> Nhóm 3: Cho biết tên các quốc gia có mức thu - Các quốc gia có mức thu nhập nhập bình quân đầu người dưới 200USD/năm? bình quân đầu người dưới Phân bố? 200USD/năm - HS thảo luận, cử nhóm trưởng và thư kí, thư kí + Buốc - ki - na Pha - xô, Ni - giê, ghi kết quả vào phiếu học tập đã chuẩn bị sẵn. Sát, Ê - ti - ô - pi - a, Xô - ma - li - HS: Các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả, các + Các quốc gia này chủ yếu nằm ở nhóm nhận xét bổ sung. Bắc Phi. - HS: Nhận xét về sự phân hóa thu nhập bình - Sự phân hóa thu nhập bình quân quân đầu người giữa 3 khu vực kinh tế của Châu đầu người giữa 3 khu vực kinh tế Phi? của Châu Phi: - G.V: Đánh giá kết quả các nhóm, chuẩn kiến + Không đồng đều giữa các khu thức. vực: Nam Phi cao nhất, tiếp đến là - HS: Nhận xét về sự phân hóa thu nhập bình Bắc Phi, thấp nhất là Trung Phi. quân đầu người giữa 3 khu vực kinh tế của châu + Trong mỗi khu vực cũng có sự Phi? chênh lệch lớn. HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm kinh tế của các khu 2. Bài tập 2 vực Châu Phi (15p) - GV: Chia lớp làm 3 nhóm, mỗi nhóm làm 1 nội dung trong phiếu được phát - HS: Thảo luận và trình bày - GV: Nhận xét, kết luận - Bảng phụ lục: - GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm: 3 nhóm mỗi nhóm thảo luận tìm hiểu đặc điểm kinh tế của 1 khu vực và lên bảng điền vào cột của nhóm mình. Khu Bắc Phi Trung Phi Nam Phi vực Đặc - Chủ yếu dựa vào khai - Kinh tế chậm phát - Nam Phi có trình độ phát điểm thác, xuất khẩu dầu mỏ, triển, chủ yếu dựa vào triển kinh tế rất chênh lệch, kinh khí đốt, phốt phát và phát khai thác lâm sản, phát triển nhất klaf cộng hòa tế triển du lịch khoáng sản, và trồng cây Nam Phi. - Các cây trồng chủ yếu: công nghiệp xuất khẩu. lúa mì, ô liu, cây ăn quả - Nạn đói diễn ra thường cận nhiệt đới (các nước xuyên do thiên tai nặng ven Địa Trung Hải), lạc, nề, nền kinh tế nhiều bông, ngô (các nước phía nước thường xuyên rơi Nam Xa - ha - ra) vào khủng hoảng do giá nông sản và khoáng sản không ổn định 4. Củng cố (5p) - Trình bày những nét đặc trưng nhất của nền kinh tê châu Phi 5. Dặn dò (1p) - Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới IV. RÚT KINH NGHIỆM. ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ........

<span class='text_page_counter'>(123)</span> Ngày .... tháng .... năm ..... Ký duyệt. TUẦN 19 Ngày soạn: 21/12/2014 Ngày dạy: Tiết: 38. CHƯƠNG VII: CHÂU MĨ BÀI 35: KHÁI QUÁT CHÂU MĨ I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Nắm được vị trí địa lí, hình dạng lãnh thổ , kích thước để hiểu rõ châu Mĩ là một lãnh thổ rộng lớn. - Châu Mĩ nằm ở nữa cầu Tây, là lãnh thổ của những người nhập cư nên thành phần chủng tộc đa dạng là và văn hoá độc đáo 2. Kĩ năng - Rèn luyện cho học sinh kĩ năng đọc và phân tích lược đồ, xác định giới hạn, vị trí địa lí, qui mô lãnh thổ châu Mĩ & các luồng nhập cư vào châu Mĩ để rút ra những kiến thức về sự hình thành dân cư châu Mĩ . II. CHUẨN BỊ - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, bản đồ thế giới, Quả địa cầu, ản đồ tự nhiên châu Mĩ, lược đồ các luồng nhập cư châu Mĩ - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lý 7 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (1 phút) - Kiểm tra tập bản đồ của 2 em HS 3. Hoạt động dạy và học: Bài mới: Châu Mĩ được người châu Âu phát kiến vào cuối thế kỉ XV nên được gọi là tân thế giới. Những luồng di dân trong quá trình lịch sử đã góp phần hình thành một cộng đồng dân cư năng động và đa dạng ở châu lục. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Một lãnh thổ rộng lớn 1. Một lãnh thổ rộng lớn. - GV: Sử dụng bản đồ tự nhiên Châu Mĩ hướng dẫn hs quan sát. ? Xác định vị trí giới hạn của Châu Mĩ trên bản đồ? - HS: Thực hiện trên bản đồ treo tường. ? Em có nhận xét gì về diện tích, và vị trí của - Châu Mĩ rộng 42 triệu km2 nằm Châu Mĩ? hoàn toàn ở nửa cầu tây..

<span class='text_page_counter'>(124)</span> - HS: Châu Mĩ có diện tích lớn và nằm hoàn toàn ở nửa cầu Tây. ? So sánh diện tích của Châu Mĩ với Châu Phi? - HS: Châu mĩ có diện tích lớn hơn Châu Phi ? Tại sao nói Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu tây? - HS: Nửa cầu tây được tính từ 20oT đến 16oĐ ? Quan sát trên bản đồ hãy cho biết Châu Mĩ tiếp giáp với những đại dương nào ở hướng nào? - HS: Tiếp giáp với Đại Tây Dương ở hướng đông, Thái Bình Dương ở hướng tây. ? Xác định vị trí của chí tuyến bắc, chí tuyến nam, xích đạo, vòng cực bắc, nam đi qua khu vực nào của châu lục? xác định eo đất Trung Mĩ đi qua khu vực nào của Châu lục?( Chỉ trên bản đồ treo tường ). - HS: Thực hiện trên bản đồ treo tường. ? Em có nhận xét gì về giới hạn của Châu Mĩ so với các Châu lục khác? ? Hãy xác định eo đất Pa-na-ma, kênh đào Pa-nama trên bản đồ? Cho biết ý nghĩa của kênh đào Pa-na-ma? - HS: Giúp giao thông vận tải đường biển từ Thái Bình Dương sang Đại Tây Dương thuận tiện. - GV: Cuối thế kỉ XV người Châu Âu mới tìm ra Châu Mĩ nên Châu Mĩ được gọi là tân thế giới… HĐ2: Vùng đất nhập cư thành phần chủng tộc đa dạng - GV: Treo bản đồ các luồng dân nhập cư vào Châu Mĩ và hướng dẫn học sinh quan sát. ? Chủ nhân của Châu Mĩ thuộc chủng tộc nào có xuất sứ từ đâu? ? Xác định luồng nhập cư của Chủng tộc Môn Gô Lô Ít cổ trên bản đồ? - HS: Thực hiện trên bản đồ ? Em có nhận xét gì về địa bàn cư trú và hoạt động kinh tế của họ? - HS: + Người Anh Điêng: Phân bố dải rác trên khắp châu lục, sống bằng săn bắt và trồng trọt. + Người ExKi Mô cư trú ở ven Bắc Băng Dương sống bằng nghề đánh cá và săn thú. - GV: Sang thế kỉ XVI Người Châu Âu di cư ồ ạt sang Châu Mĩ. ? Xác định và đọc tên các luồng nhập cư từ Châu Âu vào Châu Mĩ? - HS: Thực hiện trên bản đồ treo tường.. - Châu Mĩ trải dài trên nhiều vĩ độ từ vùng cực Bắc đến vùng cậnn cực Nam (71o50’B đến 55o54’N). 2. Vùng đất nhập cư thành phần chủng tộc đa dạng. - Chủ nhân của Châu Mĩ là người Anh Điêng, Ex - ki - mô thuộc chủng tộc mô gô lo ít di cư từ Châu Á đến trong thời kì xa xưa..

<span class='text_page_counter'>(125)</span> ? Sau khi nhập cư thực đân da trắng thực hiện chính sách như thế nào đối với người bản địa? - HS: Tàn sát, cướp đất để lập đồn điền trồng cây công nghiệp. ? Trong quá trrình nhập cư như vậy dân cư Châu Mĩ có những đặc điểm gì? ? Giải thích tại sao có sự khác nhau về ngôn ngữ giữa dân cư Bắc Mĩ với dân cư Trung và Nam Mĩ? - HS: Di cư sang Bắc Mĩ là người Anh, Pháp, Đức nói tiếng Anh. Di cư sang Trung và Nam Mĩ người TBN và Bồ Đào Nha nói tiếng La Tinh.. - Do lịch sử nhập cư lâu dài Châu Mĩ có thành phần chủng tộc đa dạng …… trong quá trình chung sống các chủng tộc đã hoà huyết tạo nên các thế hệ người lai.. 4. Củng cố (5p) - Các luồng nhập cư có vai trò như thế nào đến sự hình thành cộng đồng dân cư Châu Mĩ? - HS: Các luồng nhập cư có vai trò rất quan trọng trong quá trình hình thành nên sự đa dạng về thành phần chủng tộc …… 5. Dặn dò (1p) - Học và trả lời bài theo câu hỏi SGK. - Làm bài tập 1 SGK. - Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành. - Chuẩn bị bài mới bài 36 “ Thiên nhiên Bắc Mĩ” IV. RÚT KINH NGHIỆM. ........................................................................................................................................ .... ................................................................................................................................... ......... Ngày .... tháng .... năm ..... Ký duyệt.

<span class='text_page_counter'>(126)</span> TUẦN 20 Ngày soạn: 25/12/2014 Ngày dạy: Tiết: 39. BÀI 36: THIÊN NHIÊN BẮC MĨ I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Biết được vị trí địa lý, giới hạn của Bắc Mĩ là từ vùng cực Bắc đến vĩ tuyến 150B. - Trình bày được đặc điểm địa hình Bắc Mĩ: cấu trúc địa hình đơn giản, chia làm 3 khu vực kéo dài theo chiều kinh tuyến - Trình bày được đặc điểm của các sông và hồ lớn của Bắc Mĩ - Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) đặc điểm khí hậu Bắc Mĩ 2. Kĩ năng - Xác định trên bản đồ (lược đồ) châu Mĩ hoặc bản đồ thế giới vị trí của khu vực Bắc Mĩ. - Rèn kĩ năng phân tích lát cắt địa hình - Củng cố kĩ năng đọc bản đồ. II. CHUẨN BỊ - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, lược đồ tự nhiên châu Mĩ, lát cắt địa nhình Bắc Mĩ. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lý 7 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - Khái quát tự nhiên khu vực Nam Phi? - Khái quát kinh tế xã hội khu vực Nam Phi? 3. Hoạt động dạy và học: Bài mới: Trong nội dung bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu về thiên nhiên Bắc Mĩ, tuy có đ ị hình khá đơn giản nhưng khí hậu lại phân hoá rất đa dạng, vậy để tìm hi ểu v ề đ ặc đi ểm đ ịa hình và khí hậu chúng ta cần đọc và phân tích các lược đồ để hiểu sâu về nội dung kiến thức.. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS HĐ1: Tìm hiểu các khu vực địa hình (15 phút) - GV: Hướng dẫn hs quan sát bản đồ tự nhiên. ? Hãy xác định vị trí giới hạn của Bắc Mĩ, xác định hệ thống Coóc - đi - e, Đồng bằng trung tâm, Dãy Át Lát? - HS: Thực hiện trên bản đồ. + Hệ thống Coóc đi e ở phía tây. + Đồng bằng ở giữa. + Dãy A pa lát ở phía đông. - GV: Hướng dẫn học sinh xác định vị trí của hệ thống Coóc đi e. ? Dựa vào bản đồ xác định độ cao trung bình, sự phân bố các dãy núi, các cao nguyên của hệ thống. NỘI DUNG CHÍNH 1. Các khu vực địa hình. a. Hệ thống Coóc đi e ở phía tây.. - Hệ thống Coóc đi e cao và đồ sộ nằm ở phía tây của lục địa, kéo dài 9000 km, cao trung bình 3000 - 4000m, gồm nhiều dãy chạy.

<span class='text_page_counter'>(127)</span> Coóc đi e?. song song so le xen kẽ là các cao nguyên sơn nguyên. ? Dựa vào bản đồ hãy cho biết ở miền núi Coóc đi - Miền núi Coóc đi e có nhiều e có những loại khoáng sản nào, chỉ và đọc tên khoáng sản như Đồng, Vàng, các loại khoáng sản đó trên bản đồ? quặng đa kim, ura ni…. b. Miền đồng bằng ở giữa. - HS: Xác định vị trí giới hạn của đồng bằng trung tâm trên bản đồ treo tường. ? Dựa vào mầu sắc biểu thị độ cao trên bản đồ và H36.1 xác định độ cao của vùng đồng bằng trung tâm? - HS: Cao trung bình 50m cao ở hướng tây bắc, thấp dần về hướng nam và đông nam. ? Với đặc điểm địa hình như vậy có ảnh hưởng như thế nào đến sự di chuyển của các khối khí? - Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khổng lồ cao ở hướng tây bắc và thấp dần về hướng đông nam và hướng nam, tạo điều kiện thuận lợi cho các đợt khí nóng ở phía nam và những đợt khí lạnh ở phía bắc dễ xâm nhập sâu vào trong nội địa. - Trong miền đồng bằng có nhiều ? Chỉ trên bản đồ hệ thống hồ lớn và hệ thống hồ rộng và sông dài Mít-xi-xi-pi, Mít-su-ri? c. Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông.. ? Xác định vị trí của miền núi già và sơn nguyên ở phía đông trên bản đồ? - HS: Thực hiện trên bản đồ treo tường. - Phía đông là miền núi già và sơn ? Dựa vào mầu sắc biểu thị độ cao trên bản đồ nguyên chạy theo hướng tây bắc xác định độ cao của miền núi già và sơn nguyên? đông nam. Dãy Apa Lát phía bắc cao 400 m đến 500 m, phía nam cao 1000 m đến 1500 m chứa nhiều than, sắt. 2. Sự phân hoá khí hậu. - GV: Hướng dẫn hs quan sát bản đồ khí hậu Bắc Mĩ kết hợp với H36.3 SGK. ? Ở Bắc Mĩ có những kiểu khí hậu nào, kiểu khí hậu nào chiếm diện tích lớn nhất? - HS: Khu vực Bắc Mĩ bao gồm khí hậu hàn đới, ôn đới, cận nhiệt, nhiệt đới, khí hậu núi cao, khí.

<span class='text_page_counter'>(128)</span> hậu hoang mạc. Trong đó kiểu khí hậu ôn đới chiếm diện tích lớn nhất - Khí hậu bắc mĩ rất đa dạng. ? Dựa vào bản đồ nhận xét sự thay đổi của các kiểu khí hậu từ bắc xuống nam? - HS: Hàn đới → ôn đới → nhiệt đới…. ? Sự thay đổi khí hậu từ tây sang đông? - HS: Cận nhiệt → hoang mạc → ôn đới. ? Rút ra nhận xét chung về sự phân hoá khí hậu của khu vực Bắc Mĩ? - Khí hậu Bắc Mĩ phân hoá theo chiều bắc nam và phân hoá theo chiều đông tây. ? Các cao nguyên bồn địa và sườn đông Coóc đi e mưa rất ít vì sao? - HS: Hệ thống Coóc đi e ngăn cản các khối khí từ Thái Bình dương vào. 4. Củng cố (5p) ? Trình bày sự phân hoá của khí hậu bắc mĩ giải thích tại sao có sự phân hoá như vậy? - Phân hoá theo chiều từ bắc xuống nam, theo qui luật địa đới. - Phân hoá từ tây sang đông, theo qui luật phi địa đới hay qui luật đai cao. 5. Dặn dò (1p) - Học và trả lời bài theo câu hỏi trong SGK. - Làm bài tập trong tập bản đồ thực hành. - Chuẩn bị trước bài 37 “Dân cư Bắc Mĩ” IV. RÚT KINH NGHIỆM. ........................................................................................................................................ .... ................................................................................................................................... ......... Ngày .... tháng .... năm ..... Ký duyệt. TUẦN 20 Ngày soạn: 25/12/2014 Ngày dạy: Tiết: 40. BÀI 37: DÂN CƯ BẮC MĨ I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm:.

<span class='text_page_counter'>(129)</span> 1. Kiến thức: - Nắm vững sự phân bố dân cư Bắc Mĩ có sự khác nhau giữa phía đông và phía đông và phía tây kinh tyuến 100oT - Hiểu rõ các luồng di cư từ vùng Hồ Lớn xuống Vành Đai Mặt Trời, từ Mê hy cô sang lãnh thổ Hoa Kì. - Hiểu rõ tầm quan trọng của quá trình đô thị hoá. 2. Kĩ năng: - Dựa vào bản đồ, lược đồ học sinh xác định được: + Sự phân bố dân cư khác nhau ở phía tây và phía đông của kinh tuyến 100 oT. Sự di dân từ vùng Hồ Lớn xuống Vành Đai Mặt Trời, từ Mê hy cô sang lãnh thổ Hoa Kì. + Xác định trên bản đồ mạng lưới đô thị và siêu đô thị của Bắc Mĩ. II. CHUẨN BỊ - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, bản đồ phân bố dân cư và đô thị ở Bắc Mĩ, một số hình ảnh đô thị ở Bắc Mĩ. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lý 7 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - Trình bày sự phân hóa khí hậu Bắc Mĩ? Giải thích sự phân hóa đó? 3. Hoạt động dạy và học: Bài mới: Sự phân bố dân cư Bắc Mĩ đang biến động cùng với các chuyển biến trong nền kinh tế của các quốc gia trên lục địa này. Quá trình đô thị hoá nhanh ở Bắc Mĩ là kết quả của sự phát triển công nghiệp hình thành nên các dải siêu đô thị. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu sự phân bố dân cư 1. Sự phân bố dân cư ? Qua sự chuẩn bị bài cho biết số dân và mật độ - Số dân: 415,1 triệu (2001). Mật dân số trung bình của Bắc Mĩ? độ dân số trung bình 20 ng/km2 - Dân cư Bắc Mĩ có sự khác biệt giữa miền Bắc và miền Nam, giữa - GV: Hướng dẫn HS quan sát trên bản đồ treo phía Tây và phía Đông tường kết hợp quan sát trên H37.1 SGK. - Do sự tương phản giữa các khu ? Em có nhận xét gì về sự phân bố dân cư của khu vực địa hình phía tây và đông ảnh vực Bắc Mĩ? hưởng tới sự phân bố dân. - Quần đảo cực bắc Canađa thưa ? Dựa vào lược đồ và các đặc điểm tự nhiên đã dân vì ảnh hưởng của khí hậu. học trình bày sự phân bố dân cư và nguyên nhân - Vùng đông nam Canađa ven bờ dẫn đến sự phân bố dân cư đó? nam vùng hồ lớn, ven biển đông - HS: Thảo luận và trình bày trên bản đồ treo bắc Hoa Kỳ tập trung dân đông tường. nhất do công nghiệp phát triển Đô + Phía bắc trên bán đảo A-lát-xca và bắc Ca-na- thị hoá cao, tập trung nhiều thành đa dân cư rất thưa thớt nhiều nơi không có người phố, khu công nghiệp, hải cảng. sinh sống do khí hậu quá lạnh lẽo. + Phía tây: (Giới hạn từ kinh độ 100 o T) Dân cư thưa vắng mật độ trung bình 1 – 10 ng/km 2 do địa.

<span class='text_page_counter'>(130)</span> hình hiển trở. Dải đồng bằng hẹp ven biển phía tây ven Thái Bình Dương có mật độ dân số cao từ 11 – 50 ng/km2. + Phía đông và đông nam có mật độ dân số cao hơn từ 51 – 100 ng/km2 phía nam vùng Hồ lớn và Duyên Hải Đông Bắc Hoa Kì mật độ dân cư rất cao trên 100ng/km2 do công nghiệp ở đây phát triển rất sớm - GV: Xác định trên bản đồ treo tường. Hiện nay một bộ phận dân cư Hoa Kì đang di chuyển từ vùng công nghiệp phía nam Hồ Lớn và đông bắc ven đại tây dương tới các vùng công nghiệp mới năng động hơn ở phía nam và duyên hải ven Đại Tây Dương. HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm đô thị. - GV: Hướng dẫn hs quan sát trên bản đồ và H37.1 SGK. ? Em có nhận xét gì về mạng lưới đô thị và sự phân bố các đô thị ở Bắc Mĩ. Chỉ trên bản đồ? - HS: Xác định trên bản đồ. Mạng lưới đô thị phát triển nhanh phân bố ở duyên hải ven Thái Bình Dương kéo dài đến Mê-hi-cô-xi-ti. Tập trrung ở ven vùng Hồ Lớn và ven Đại Tây Dương, càng vào sâu trong nội địa các đô thị càng nhỏ và thưa dần. ? Cho biết tỉ lệ dân đô thị ở Bắc Mĩ?. - GV: Hướng dẫn hs quan sát H37.2 SGK ? Xác định vị trí thành phố Si-ca-gô trên bản đồ treo tường. Miêu tả quang cảnh trong thành phố? - HS: Xác định trên bản đồ. Quang cảnh thành phố có nhiều nhà cao ốc, dân cư đông đúc, hoạt động kinh tế chủ yếu là công nghiệp và dịch vụ. ? Hãy xác định các thành phố mới được xây dựng ven Thái Bình Dương? - HS: Xác định trên bản đồ( Đây là những vùng đô thị mới) - GV: Các trung tâm công nghiệp ở phía nam Hồ Lớn dẫ thay đổi cơ cấu, giảm tỉ trọng của những ngành công nghiệp truyền thống, tập trung vào những ngành công nghiệp mới hiện đại và dịch vụ để giảm bớt sức ép với môi trường …. 2. Đặc điểm đô thị.. - Hơn ¾ dân số Bắc Mĩ sống trong các đô thị. Phần lớn các đô thị phân bố ven Hồ Lớn và Duyên Hải ven Đại Tây Dương.. - Sự xuất hiện của nhiều thành phố mới ở miền nam và Duyên Hải ven Thái Bình Dương đã dẫn đến sự phân bố lại dân cư của Hoa Kì..

<span class='text_page_counter'>(131)</span> 4. Củng cố (3p) - Tại sao ven bờ biển phía Nam Hồ Lớn và vùng duyên hải ĐB Hoa Kì là nơi dân cư tập trung đông. - Trình bày sự thay đổi trong phân bố dân cư của Bắc Mĩ. 5. Dặn dò (1p) - Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới IV. RÚT KINH NGHIỆM. ........................................................................................................................................ .... ................................................................................................................................... ......... Ngày .... tháng .... năm ..... Ký duyệt. TUẦN 21 Ngày soạn: 08/01/2015 Ngày dạy: Tiết: 41. BÀI 38: KINH TẾ BẮC MĨ I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Trình bày và giải thích một số đặc điểm về nông nghiệp của Bắc Mĩ: + Nền nông nghiệp tiến tiến, hiệu quả cao do tự nhiên thuân lợi, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật. + Sản xuất nông nghiệp của Hoa Kỳ, Ca-na-da chiếm vị trí hàng đầu thế giới + Phân bố nông nghiệp có sự phân hóa từ Bắc xuông Nam, từ Đông sang Tây. - Biết sử dụng nhiều phân bón thuốc hóa học và các thuốc trù sâu gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng..

<span class='text_page_counter'>(132)</span> 2. Kĩ năng - Rèn kỹ năng phân tích lược đồ nông nghiệp để xác định được các vùng nông nghiệp - Kỹ năng phân tích các hình thức ảnh hưởng nông nghiệp Bắc Mĩ để thấy được các hình thức tổ chức sản xuất và áp dụng khoa học kỹ thuật. - Phân tích mối quan hệ giữa hoạt động kinh tế với môi trường ở Bắc Mĩ II. CHUẨN BỊ - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, lược đồ kinh tế chung châu Mĩ, lược đồ nông nghiệp Bắc Mĩ - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lý 7 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - Trình bày sự phân hóa dân cư Bắc Mĩ? 3. Hoạt động dạy và học: Bài mới: (1p) Nông nghiệp Bắc Mĩ là nền nông nghiệp hàng hóa, phát triển đạt đến trình độ cao. Tuy nhiên vẫn có sự khác biệt giữa nền nông nghiệp Hoa Kì và Cana-da với nền nông nghiệp của Mê-hi-cô. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH 1. Nền nông nghiệp tiên tiến: HĐ1: Tìm hiểu những điều kiện cho nền nông a) Những điều kiện cho nền nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển (10p) nghiệp Bắc Mĩ phát triển: - GV: Vận dụng kiến thức đã học cho biết nông - Điều kiện tự nhiên : nghiệp Bắc Mĩ có những điều kiện tự nhiên thuận + Đồng bằng rộng, đất nông lợi nào? nghiệp tốt . - HS: trả lời + Hệ thống sông, hồ cung cấp + Đồng bằng trung tâm có diện tích đất nông nước, nhiều kiểu khí hậu. Giống nghiệp lớn. cây trồng, vật nuôi chất lượng tốt + Hệ thống sông hồ lớn trong nước, phù sa màu và năng suất cao. mỡ. + Nhiều kiểu khí hậu thuận lợi hình thành các vành đai nông nghiệp chuyên môn hoá cao. Có nhiều giống cây trồng, vật nuôi chất lượng và năng suất cao.) - GV: Việc sữ dụng khoa học kỹ thuật trong nông - Điều kiện kinh tế - xã hội : nghiệp như thế nào? + Có trình độ khoa học kĩ thuật - HS: trả lời tiên tiến . + Các trung tâm khoa học hỗ trợ đắc lực cho vệc + Các hình thức tổ chức sản xuất tăng năng suất cây trồng, vật nuôi công nghệ sinh hiện đại, phân bón lớn. hoạt được ứng dụng mạnh mẽ trong sản xuất. + Sử dụng phân hoá học lớn. + Phương tiện cơ giới đứng đầu thế giới. Tiếp thị nông sản qua mạng internet. Tính toán phương án gieo trồng, nắm giá cả thị trường. - GV Giới thiệu cho HS biết sử dụng nhiều phân bón thuốc hóa học và các thuốc trừ sâu gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng..

<span class='text_page_counter'>(133)</span> HĐ2: Tìm hiểu đặc điểm nông nghiệp. (7 phút) - GV: Quan sát H38.1 Sgk em thấy thu hoạch bông như thế nào? (Cơ giới hoá, năng suất cao) - GV: Do điều kiện tốt nền nông nghiệp Bắc Mĩ có gì nổi bật? Dựa vào bảng số lịêu nông nghiệp các nước Bắc Mĩ cho thấy tỷ lệ lao động trong nông nghiệp của các nước Bắc Mĩ ra sao? Hiệu quả sản xuất nông nghiệp như thế nào? - Tỷ lệ lao động phát triển của các nước Ca-na-da và Hoa Kỳ cao hơn Mê-Hi-Cô. HĐ3: Tìm hiểu những hạn chế trong nông nghiệp ở Bắc Mĩ (5p) - GV: Cho biết nông nghiệp Bắc Mĩ có những hạn chế và khó khăn gì? (Thời tiết, khí hậu có nhiều biến động, chịu sự cạnh tranh của thị trường thế giới, ô nhiễm môi trường do phân, thuốc.) HĐ4: Tìm hiểu các vùng nông nghiệp Bắc Mĩ (12p) - GV chia lớp làm hai nhóm: Dựa vào H38.2 Sgk trình bày sự phân bố một số nông sản trên lãnh thổ Bắc Mĩ? + Nhóm 1: Nhận xét về sự phân bố sản xuất nông nghiệp phân hoá từ bắc đến nam? + Nhóm 2: Phân bố sản xuất nông nghiệp từ tây sang đông? * Sự phân bố sản xuất từ bắc xuống nam phụ thuộc vào điều kiện khí hậu: + Bắc Ca-na-da khí hậu lạnh giá nhưng đã ứng dụng khoa học kỹ thuật trồng trọt trong nhà kính. + Quần đảo cực bắc rất lạnh người Exit-Ki-Mô khai thác thiên nhiên săn bắt, đánh cá. + Đồng bằng Ca-na-da rừng lá kim được khai thác cung cấp cho công nghiệp gỗ và giấy. * Sự phân bố sản xuất từ tây sang đông phụ thuộc vào điều kiện địa hình. b) Đặc điểm nông nghiệp. - Nền nông nghiệp phát triển mạnh đạt trình độ cao. - Phát triển nền nông nghiệp hàng hoá với qui mô lớn. - Nền nông nghiệp ít sử dụng lao động sản xuất ra khối lượng hàng hoá cao, năng suất lao động lớn. c) Những hạn chế trong nông nghiệp Bắc Mĩ: - Nông sản giá thành cao bị cạnh tranh mạnh . - Gây ô nhiễm môi trường do sử dụng phân hoá học, thuốc trừ sâu. d) Các vùng nông nghiệp Bắc Mĩ:. - Sự phân bố sản xuất nông nghiệp có sự phân hoá từ Bắc xuống Nam. + Phía nam Ca-na-da, bắc Hoa Kỳ trồng lúa mì. + Xuống phía nam : Trồng ngô, lúa mì, chăn nuôi bò sữa. + Vịnh Mê-Hi-Cô: Cây công nghiệp nhiệt đới (Bông, mía, cây ăn quả). - Sự phân bố sản xuất theo hướng từ tây sang đông: + Phía tây khí hậu khô hạn trên các vùng núi cao nguyên phát triển chăn nuôi. + Phía đông khí hậu cận nhiệt đới hình thành vành đai chuyên canh cây công nghiệp và vành đai chăn nuôi.. 4. Củng cố 3p - Những điều kiện nào làm cho nền nông nghiệp Hoa Kỳ và Ca-na-da đạt trình độ cao?.

<span class='text_page_counter'>(134)</span> - Dựa vào hình 38.2sgk trình bày sự phân bố sản xuất nông nghiệp ở Bắc Mĩ? 5. Dặn dò 1p - Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới IV. RÚT KINH NGHIỆM. ........................................................................................................................................ .... ................................................................................................................................... ......... Ngày .... tháng .... năm ..... Ký duyệt. TUẦN 21 Ngày soạn: 08/01/2015 Ngày dạy: Tiết: 42. BÀI 38: KINH TẾ BẮC MĨ (Tiếp) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về công nghiệp và dịch vụ của Bắc Mĩ: + CN: Nền CN hiện đại, phát triển cao, có sự khác nhau giữa các nước + DV: Chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế - Trình bày được một số đặc điểm của Hiệp định Mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA) 2. Kĩ năng - Rèn cho HS kĩ năng đọc và phân tích bản đồ hoặc số liệu thống kê về kinh tế của Bắc Mĩ. II. CHUẨN BỊ - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, lược đồ kinh tế chung châu Mĩ. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lý 7 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút).

<span class='text_page_counter'>(135)</span> - Hãy trình bày đặc điểm và sự phân bố nền nông nghiệp Bắc Mĩ 3. Hoạt động dạy và học: Bài mới: (1p) Với sự ra đời cuộc CMKHKT lần thứ 2 ở Hoa Kỳ, Bắc Mĩ có nhiều điều kiện thuận lợi và trở thành một trong những khu vực có nền công nghiệp và dịch vụ phát triển nhất thế giới. Bài học hôm nay chúng ta cùng tìm hiểu 2 nhóm ngành công nghiệp và dịch vụ của Bắc Mĩ.. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS. HĐ1: Tìm hiểu sự phân bố Công nghiệp (7p) - GV: Treo bản đồ kinh tế Châu Mĩ - Y/c HS hãy quan sát kĩ và nêu sự phân bố các ngành CN của 3 nước: Hoa Kì; Ca-na-da; Mê-hicô? - HS: 2 đến 3 HS xác định. - GV: Chuẩn kiến thức trên bản đồ - Gợi ý HS kẻ bảng theo mẫu sau: (Bảng phụ lục) HĐ2: CN Bắc Mĩ phát triển trình độ cao (7p) - GV: Quan sát H39.2 và H39.3: Em có nhận xét gì về trình độ phát triển CN ngành CN hàng không và vũ trụ của Hoa Kỳ? - HS: trả lời - GV (Mở rộng): + Tàu con thoi Chalengiơ giống như chiếc máy bay phản lực, có thể s/d nhiều lần, do đó cần trình độ KHKT cao để có thể s/d các thành tựu mới nhất vào việc cải thiện và hoàn thiện các tàu vũ trụ từ dùng 1 lần sang dùng nhiều lần. + SX máy bay Bôing đòi hỏi nguồn nhân lực có tay nghề cao và đông, sự phân công LĐ hợp lí sự chính xác cao độ, việc chuyên môn hóa và hợp tác hóa trong việc chế tạo các chi tiết máy bay phải hợp lí, khoa học, chính xác, kịp thời để có thể lắp giáp thành các máy bay theo đúng y/c riêng của khách hàng. So với việc SX máy bay Ebớt ở châu Âu phải có sự hợp tác rộng rãi của nhiều nước tham gia SX theo sự phân công từng bộ phận SX quy mô lớn hàng loạt máy bay khổng lồ. HĐ3: Tìm hiểu dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế (10p). NỘI DUNG CHÍNH 2. Công nghiệp chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới. a) Sự phân bố các ngành CN: - Bảng phụ lục. b) CN Bắc Mĩ phát triển trình độ cao: - Nền CN đứng đầu thế giới. - Ngành hàng không và vũ trụ phát triển mạnh mẽ.. 3. Dịch vụ chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế..

<span class='text_page_counter'>(136)</span> - GV: Dựa vào bảng số liệu GDP của các nước Bắc Mĩ: Hãy nêu vai trò của các ngành DV trong SX và đời sống? - HS: Trả lời. - GV chốt kiến thức: - GV: DV hoạt động mạnh trong lĩnh vực nào? Phân bố tập trung ở đâu? - HS: Tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, gtvt, bưu chính, viễn thông. Phân bố các thành phố CN lớn, khu CN mới "Vành đai mặt trời". HĐ4: Tìm hiểu Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA) - 10p - GV: NAFTA thành lập năm nào? Gồm bao nhiêu nước tham gia? - HS: 1993 gồm 3 nước tham gia: Hoa Kỳ, Mê-hicô, Ca-na-đa. - GV:NAFTA có ý nghĩa gì đối với các nước Bắc Mĩ? - HS: Trả lời. - GV chốt kiến thức: - GV (mở rộng): Hoa Kỳ có vai trò rất lớn trong NAFTA chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu và vốn đầu tư nước ngoài vào Mêhicô, hơn 80% kim ngạch xuất khẩu của Canađa. - GV: KL, khái quát toàn bài.. - Chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu GDP (Ca-na-đa 68%, Hoa Kỳ 72%). - Có vai trò quan trọng trong nền kinh tế các quốc gia. 4. Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA) - Gồm 3 nước Ca-na-da, Hoa Kì, Mê-Hi-Cô. - Được kí kết năm 1993 - Mục đích: + Tăng cường sức cạnh tranh trên thị trường thế giới. + Chuyển giao công nghệ, tận dụng nguồn nhân lực và nguồn nguyên liệu ở Mêhicô ập trung phát triển các ngành công nghệ kĩ thuật cao ở Hoa Kỳ và Canađa. + Mở rộng thị trường nội địa và thế giới.. 4. Củng cố 3p - Xác định sự phân bố của các ngành CN của 3 nước trên bản đồ kinh tế? - Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ (NAFTA) có ý nghĩa gì đối với các nước Bắc Mĩ? 5. Dặn dò 1p - Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới IV. PHỤ LỤC. Tên quốc Các ngành công nghiệp Phân bố tập trung gia Canađa Khai thác, chế biến lâm sản, hóa - Phía bắc hồ lớn . chất, luyện kim . -Ven biển Đại Tây Dương Hoa Kỳ Phát triển tấ cả các ngành kĩ thuật - Vùng đông bắc, vùng nam và cao. đông nam. Mêhicô Cơ khí, luyện kim, đóng tàu, hóa - Thủ đô Mê-hi-cô. chất, lọc dầu, công nghiệp thực - Ven vịnh Mê-hi-cô. phẩm. V. RÚT KINH NGHIỆM. ........................................................................................................................................ .... ................................................................................................................................... ......... Ngày .... tháng .... năm ......

<span class='text_page_counter'>(137)</span> Ký duyệt. TUẦN 22 Ngày soạn: 09/01/2015 Ngày dạy: Tiết: 43. BÀI 40: THỰC HÀNH: TÌM HIỂU VÙNG CÔNG NGHIỆP TRUYỀN THỐNG Ở ĐÔNG BẮC HOA KỲ VÀ VÙNG CÔNG NGHIỆP “VÀNH ĐAI MẶT TRỜI” I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Trình bày sự phân hóa không gian công nghiệp, xu hướng chuyển dịch vốn và nguồn lao động trong công nghiệp Hoa Kỳ. 2. Kĩ năng - Rèn và củng cố cho HS kĩ năng đọc phân tích bản đồ, số liệu II. CHUẨN BỊ - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, lược đồ kinh tế chung Châu Mĩ, lược đồ không gian công nghiệp Hoa Kì, các tranh ảnh, số liệu về công nghiệp Bắc Mĩ. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lý 7 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - Trình bày sự phát triển của nền công nghiệp Bắc Mĩ? 3. Hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH I. Yêu cầu II. Thực hành HĐ1: Tìm hiểu vùng công nghiệp truyền thống ở 1. Vùng công nghiệp truyền Đông Bắc Hoa Kỳ (20p) thống ở Đông Bắc Hoa Kì - GV treo các bản đồ: Dân cư đô thị, kinh tế - Tên các đô thị lớn: chung yêu cầu HS quan sát: + Đô thị trên 10 triệu dân: Niu I-.

<span class='text_page_counter'>(138)</span> - Xác định trên bản đồ vị trí của vùng công nghiệp truyền thống ở Đông Bắc Hoa Kì ? - GV: tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm: 3 nhóm. GV giao nhiệm vụ cho các nhóm mỗi nhóm thảo luận tìm hiểu 1 nội dung yêu cầu trong SGK ? - GV dành 5’ cho các nhóm thảo luận , GV hướng dẫn và đôn đốc các nhóm làm việc hết giờ gọi các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả và thuyết trình trên bản đồ gọi nhận xét bổ sung. - GV tổng hợp đánh giá kết quả.. ooc, Mê-hi-cô Xity + Đô thị từ 5 - 10 triệu dân: Si-cagô, Đi-tơ-roi, Bô-xtơn... + Đô thị từ 3 - 5 triệu dân: Banti-mo, Phi-la-đen-phi-a, Oa-sinhtơn, Cli-vơ-len, Xin-xi-na-ti - Các ngành công nghiệp chính: Cơ khí, luyện kim, hoá chất, khai thác và chế biến gỗ, dệt, đóng tàu - Các ngành công nghiệp truyền thống có thời kì bị sa sút do: + Ảnh hưởng của các cuộc khủng hoảng kinh tế liên tiếp (19731979, 1980-1082) + Thị trường bị thu hẹp do sự cạnh tranh của các nước Tây Âu, Nhật Bản và các nước công nghiệp mới + Giá cả nguyên, nhiên liệu, lao động tăng cao khiến giá thành sản phẩm cao, khó cạnh tranh HĐ2: Tìm hiểu sự phát triển của vành đai công 2. Sự phát triển của vành đai nghiệp mới (15p) công nghiệp mới - GV: treo Lược đồ không gian công nghiệp Hoa Kì và yêu cầu HS quan sát: - Xác định vị trí của vành đai công nghiệp mới (Vành đai Mặt Trời)? + Nghiên cứu BĐ hãy nêu hướng chuyển dịch - Hướng chuyển dịch vốn và lao vốn và lao động trên lãnh thổ Hoa Kì? động trên lãnh thổ Hoa Kì: + Thảo luận cả lớp tìm hiểu tại sao có sự chuyển Chuyển từ vựng Đông Bắc xuống dịch vốn và lao động đó? vành đai công nghiệp mới (Vành + Thảo luận phân tích thuận lợi của vị trí vùng đai Mặt Trời) công nghiệp mới (Vành đai Mặt Trời)? - Nguyên nhân: - GV: yêu cầu HS sinh lên chỉ và thuyết trình trên + Do sự phát triển của vùng công bản đồ. nghiệp mới phía nam và tây nam - HS: trả lời có nhiều lợi thế phát triển (lao động, nguyên liệu, thị trường, công nghệ kĩ thuật mới) + Hơn nữa vùng Đông Bắc là vùng đông dân và là trung tâm tài chính của Hoa Kì đang bị sa sút đòi hỏi phải có hướng đầu tư mới - Vị trí của vùng công nghiệp mới (Vành đai Mặt Trời) rất thuận lợi: + Phía nam gần biên giới Mê-hi-.

<span class='text_page_counter'>(139)</span> cô dễ nhập khẩu nguyên liệu và xuất khẩu hàng hoá sang các nước Trung và nam Mĩ - Phía Tây thuận lợi cho việc giao tiếp với châu á Thái Bình Dương. 4. Củng cố 3p - Tại sao các ngành CN Hoa Kỳ có thời kỳ bị sa sút ? - Nguyên nhân của sự chuyển dịch vốn và lao động ở Hoa Kỳ? 5. Dặn dò 1p - Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới IV. RÚT KINH NGHIỆM. ......................................................................................................................................... ... ..................................................................................................................................... ....... Ngày .... tháng .... năm ..... Ký duyệt. TUẦN 22 Ngày soạn: 09/01/2015 Ngày dạy: Tiết: 44. BÀI 41: THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Biết được vị trí địa lý, giới hạn, phạm vi khu vực Trung và Nam Mĩ - Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của eo đất Trung Mĩ, các quần đảo trong biển Ca-ri-bê và lục địa Nam Mĩ 2. Kĩ năng: - Xác định trên bản đồ châu Mĩ hoặc bản đồ thế giới vị trí địa lý của các khu vực Trung và Nam Mĩ - Rèn và tiếp tục củng cố cho HS kĩ năng đọc, phân tích bản đồ tự nhiên II. CHUẨN BỊ - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, lược đồ tự nhiên châu Mĩ, các tranh ảnh, số liệu về thiên nhiên Trung và Nam Mĩ - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lý 7 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - Trình bày sự phát triển của vành đai công nghiệp mới ở Hoa Kỳ? 3. Hoạt động dạy và học:.

<span class='text_page_counter'>(140)</span> Tiết trước chúng ta tìm hiểu về nền kinh tế bắc Mĩ .Vậy Trung và Nam Mĩ có đặc điểm ntn chúng ta hãy vào bài học hôm nay? HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu nét khái quát về tự nhiên Trung 1. Khái quát tự nhiên và Nam Mĩ (15p) - GV: treo lược đồ châu Mĩ yêu cầu HS quan sát giáo viên chỉ giới hạn của khu vực Trung Mĩ và Nam Mĩ ? Lên bảng chỉ và xác định trên bản đồ vị trí, giới hạn của khu vực ? ? Nêu số liệu về diện tích của khu vực? Xác định - Diện tích : 20,5 triệu km2 vị trí tiếp giáp của Trung và Nam mĩ ? - Tiếp giáp - GV: Qua đó em có nhận xét gì về vị trí của + Bắc giáp Bắc Mĩ Trung và Nam Mĩ ? + Đông bắc, Đông nam tiếp giáp - HS: Trả lời Đại Tây Dương + Tây giáp Thái Bình Dương → Trung và Nam Mĩ nằm trong 1 không gian địa lí rộng lớn - GV: Chỉ eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti a) Eo đất Trung Mĩ và quần đảo cho HS quan sát Ăng-ti ? Quan sát bản đồ cho biết eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti nằm trong môi trường khí hậu nào? - HS: Trả lời - GV: Dựa vào bản đồ và SGK hãy thảo luận tìm - Eo đất Trung Mĩ là nơi tận cùng hiểu đặc điểm tự nhiên của eo đất Trung Mĩ và của hệ thống Cooc-di-e, phần lớn quần đảo Ăng-ti? diện tích là núi và cao nguyên có ? Tại sao eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti lại nhiều núi lửa đang hoạt động, có đặc điểm tự nhiên như vậy? đồng bằng nhỏ hẹp, ven biển. - HS: Trả lời - Quần đảo Ăng-ti là một vũng - GV chốt rồi chuyển cung gồm vụ số cỏc đảo lớn nhỏ, kéo dài từ cửa vịnh Mê-xi-cô đến bờ đại lục Nam Mĩ, phần lớn là các đảo có núi cao và đồng bằng ven biển HĐ2: Tìm hiểu khu vực Nam Mĩ (15p) b) Khu vực Nam Mĩ - GV: chỉ khu vực Nam Mĩ trên bản đồ và yêu cầu HS quan sát: ? Nam Mĩ gồm mấy khu vực chính đó là các khu - Nam Mĩ có 3 khu vực Địa hình vực nào ? chính - GV: tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm : 3 + Phía Tây: Hệ thống núi An-det nhóm mỗi nhóm thảo luận tìm hiểu 1 khu vực đồ sộ xen kẽ các thung lũng và - GV: dành 5’ cho các nhóm thảo luận cao nguyên mở rộng - GV: hướng dẫn và đôn đốc các nhóm làm việc + Trung tâm: Các đồng bằng: Ôhết giờ gọi các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả ri-nô-cô, A-ma-dôn, Pam-pa, Lavà thuyết trình trên bản đồ gọi nhận xét bổ sung. - pla-ta.

<span class='text_page_counter'>(141)</span> - GV tổng hợp đánh giá kết quả. + Phía đông: các sơn nguyên: - GV: Sơn nguyên Braxin và Guyan độ cao trung Guy-an, Bra-xin bình 300 - 600 m thuận tiện sản xuất và sinh hoạt: đất tốt, khí hậu ôn hòa, diện tích đồng cỏ lớn, giàu khoáng sản ? Qua đó cho thấy địa hình Nam Mĩ có gì khác so với Bắc Mĩ ? - HS: Trả lời 4. Củng cố 5p - Tại sao thiên nhiên hệ thống Anđét thay đổi từ Bắc - Nam, từ thấp lên cao rất phức tạp? - Vì sao Sơn nguyên Braxin là nơi rất thuận tiện trồng cây công nghiệp nhiệt đới ? 5. Dặn dò 1p - Về học bài cũ và chuẩn bị bài mới IV. RÚT KINH NGHIỆM. ......................................................................................................................................... ... ..................................................................................................................................... ....... Ngày .... tháng .... năm ..... Ký duyệt. TUẦN 23 Ngày soạn: 15/01/2015 Ngày dạy: Tiết: 45. BÀI 42: THIÊN NHIÊN TRUNG VÀ NAM MĨ (Tiếp) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm khí hậu và thiên nhiên của Trung và Nam Mĩ.. - Trình bày được các kiểu môi trường của Trung và Nam Mĩ. 2. Kĩ năng: - Rèn và củng cố cho HS kĩ năng đọc phân tích bản đồ II. CHUẨN BỊ - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, lược đồ tự nhiên Nam Mĩ, tranh ảnh các môi trường tự nhiên Nam Mĩ. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lý 7 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.

<span class='text_page_counter'>(142)</span> 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - Nêu đặc điểm khái quát về tự nhiên của Trung và Nam Mĩ ? 3. Hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH 2. Sự phân hoá tự nhiên HĐ1: Tìm hiểu sự phân hóa khí hậu Nam a. Khí hậu Mĩ (20p) - GV: treo lược đồ châu Mĩ yêu cầu HS quan sát: ? Trung và Nam Mĩ có các kiểu khí hậu - Dọc theo kinh tuyến từ Bắc đến Nam, nào? Trung và Nam Mĩ có các đới khí hậu: Xích đạo, cận xích đạo, nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới. - Dọc theo chí tuyến từ Đông sang Tây, Trung và Nam Mĩ có các kiểu khí hậu: nhiệt đới khô, nhiệt đới ẩm, khí hậu núi cao, cận nhiệt Địa Trung Hải, cận nhiệt đới lục địa, cận nhiệt đới hải dương, ôn đới hải dương, ôn đới lục địa ? Qua đó em có nhận xét gì về đặc điểm khí => Khí hậu Trung và Nam Mĩ thật đa hậu của Trung và Nam Mĩ ? dạng và phong phú - HS: Trả lời - GV: Dựa vào kiến thức bài trước và bản đồ hãy giải thích tại sao Trung và Nam Mĩ lại có đặc điểm khí hậu như vậy ? - HS: Trả lời - GV: Dựa vào bản đồ chỉ ra sự khác nhau - Khí hậu lục địa Nam Mĩ với khí hậu gữa khí hậu lục địa Nam Mĩ với khí hậu Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti có sự Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti ? khác nhau do: HS: Trả lời + Do lãnh thổ kéo dài từ vùng chí tuyến GV: chốt rồi chuyển Bắc đến tận vùng cực Nam + Trong mỗi đới khí hậu có sự ảnh hưởng của địa hình, dòng biển lạnh, gió, bão. b. Các đặc điểm khác của môi trường HĐ2: Tìm hiểu Các đặc điểm khác của môi trường (15p) - GV: treo lược đồ khí hậu và yêu cầu HS quan sát. ? Nêu chiều phân hoá của khí hậu Trung và Nam Mĩ ? - HS: Trả lời - GV tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm: GV chia lớp làm 3 nhóm và giao nhiệm vụ. - Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ phân hoá từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, từ thấp lên cao - Rừng xích đạo xanh quanh năm, phát triển ở đồng bằng A-ma-dôn, nhiều tầng tán, cùng nhiều cây gỗ lớn, động vật phong phú..

<span class='text_page_counter'>(143)</span> cho các nhóm: N1: Thảo luận tìm hiểu về sự phân hoá của tự nhiên từ Tây sang Đông (Vị trí , khí hậu, cảnh quan... và giải thích) N2: Thảo luận tìm hiểu về sự phân hoá của tự nhiên từ Bắc xuống Nam (Vị trí , khí hậu, cảnh quan... và giải thích) N3: Thảo luận tìm hiểu về sự phân hoá của tự nhiên từ Thấp lên cao (Vị trí , khí hậu, cảnh quan... và giải thích) - GV dành 5’ cho các nhóm thảo luận, GV hướng dẫn và đôn đốc các nhóm làm việc hết giờ gọi các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả và thuyết trình trên bản đồ gọi nhận xét bổ sung. - HS: Trả lời - GV: tổng hợp đánh giá kết quả.. + Rừng rậm nhiệt đới ở phía đông của eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng-ti + Rừng thưa và xavan ở phía Tây của eo đất Trung Mĩ quần đảo Ăng-ti và đồng bằng Ô-ri-nô-cô + Phần khô hạn nhất châu lục với cây xương rồng và cây bụi gai nhỏ ở miền đồng bằng duyên hải phía tây vùng Trang An-det + Bán hoang mạc ôn đới phát triển ở cao nguyên Pa-ta-gô-ni - Phía thấp miền núi An-det: + Phía Bắc và Trung: nóng ẩm có rừng xích đạo xanh quanh năm, + Phía Nam: ôn hoá có rừng rậm nhiệt đới và ôn đới. + Lên cao nhiệt độ và độ ẩm thay đổi có rừng lá rộng, lá kim, đồng cỏ, núi cao và băng tuyết. 4. Củng cố 3p Chọn các cảnh quan cột B cho phù hợp với các địa điểm cột A A. Địa điểm B. Cảnh quan 1. Vùng trung tâm và phía Tây s/n Braxin a. Rừng xích đạo điển hình nhất trên TG 2. Đồng bằng A-ma-dôn b. Hoang mạc A-ta-ca-ma 3. Phía tây An-đét c. Thảo nguyên khô 5. Dặn dò 1p - Về học bài cũ và chuẩn bị bài mới IV. RÚT KINH NGHIỆM. ......................................................................................................................................... ... ..................................................................................................................................... ....... Ngày .... tháng .... năm ..... Ký duyệt. TUẦN 23 Ngày soạn: 15/01/2015 Ngày dạy: Tiết: 46. BÀI 43: DÂN CƯ, XÃ HỘI TRUNG VÀ NAM MĨ I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ: + Dân cư chủ yếu là người lai, có nền văn hóa Mĩ Latinh độc đáo. Nguyên nhân.

<span class='text_page_counter'>(144)</span> + Phân bố dân cư không đều. Dân cư tập trung ở vùng ven biển, cửa sông hoặc các cao nguyên có khí hậu khô ráo, mát mẻ. Các vùng sâu trong nội địa dân cư thưa thớt. Nguyên nhân. + Tốc độ đô thị hóa đứng đầu Thế giới, đô thị hóa mang tính tự phát, tỉ lệ dân đô thị cao. 2. Kĩ năng: - Rèn và củng cố cho HS kĩ năng đọc bản đồ dân cư đô thị. II. CHUẨN BỊ - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, lược đồ dân cư đô thị châu Mĩ. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lý 7 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) ? Tại sao nói khí hậu Trung và Nam Mĩ rất đa dạng? 3. Hoạt động dạy và học: Bài mới: Tiết trước chúng ta tìm hiểu về tự nhiên Trung và Nam Mĩ . Vậy Trung và Nam Mĩ có đặc điểm về dân cư, xã hội ntn chúng ta hãy vào bài học hôm nay?. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS. NỘI DUNG CHÍNH 1. Sơ lược về lịch sử (Giảm tải) HĐ1: Tìm hiểu về dân cư (20p) 2. Dân cư: - GV: Hãy cho biết thành phần chủng tộc - Phần lớn là người lai, do sự hợp huyết của Trung Và Nam Mĩ ? giữa người Âu gốc Tây Ban Nha, Bồ - HS: trả lời Đào Nha thuộc nhóm ngôn ngữ Latinh - GV: Tại sao người ta lại gọi Trung Và với người gốc Phi và Anh-điêng. Nam Mĩ là châu Mĩ La Tinh ? - HS: trả lời - GV: Với đặc điểm trên đã nhào nặn cho Trung Và Nam Mĩ bản sắc văn hoá như thế nào ? - HS: trả lời - GV: Nêu tình hình gia tăng dân số của - Tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao (> Trung và Nam Mĩ? 1,7%) - HS: trả lời - GV: treo bản đồ dân cư đô thị châu Mĩ và yêu cầu HS quan sát ? ? Lên bảng chỉ và trình bày sự phân bố dân - Dân cư tập trung ở một số miền ven cư của Trung Và Nam Mĩ? biển, cửa sông hoặc trên các cao ? Em có nhận xét gì về sự phân bố dân cư nguyên, thưa thớt ở các vùng nằm sâu của Trung Và Nam Mĩ ? trong nội địa. - HS: trả lời - Sự kết hợp giữa 3 dòng văn hóa: Âu, Phi và Anh-điêng đã tạo nên nền văn hóa Mĩ Latinh độc đáo..

<span class='text_page_counter'>(145)</span> HĐ2: Tìm hiểu về đô thị hóa (15p) - GV: Nêu tỉ lệ dân đô thị của Trung Và Nam Mĩ ? - HS: trả lời - GV: Tốc độ đô thị hoá của Trung Và Nam Mĩ diễn ra như thế nào? - HS: trả lời - GV: Cuộc sống của dân đô thị Trung Và Nam Mĩ diễn ra như thế nào? Tại sao có hiện tượng đó? - HS: trả lời. 3. Đô thị hoá: - Tỉ lệ dân đô thị : 75% - Trung Và Nam Mĩ dẫn đầu thế giới về tốc độ đô thị hoá. - Một phần lớn dân đô thị phải sống ở ngoại ô trong các khu nhà ổ chuột với những điều kiện khó khăn do đô thị hoá tự phát. - Tốc độ đô thị hoá nhanh hơn tốc độ phát triển kinh tế nên gây nhiều vấn đề xã hội nảy sinh - GV: Quan sát lược đồ dân cư đô thị châu - Các đô thị Trung và Nam Mĩ phân bố Mĩ nêu sự p/bố của các đô thị Trung Và ở trên các cao nguyên hoặc các mạch Nam Mĩ? núi ? Các đô thị Trung Và Nam Mĩ phân bố có gì khác so với các đô thị ở bắc Mĩ ? ? Chỉ và đọc tên trên bản đồ các đô thị lớn của Trung Và Nam Mĩ ? - HS: trả lời => GV chốt lại kiến thức 4. Củng cố 3p - Trong quá khứ Trung và Nam Mĩ đã từng là thuộc địa của các quốc gia nào ? - Phần lớn dân cư Trung và Nam Mĩ là người gì ? - Dân cư , đô thị Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tập trung chủ yếu ở các khu vực ? 5. Dặn dò 1p - Nắm được nội dung bài học - Làm các bài tập ở vở BT và TBĐ - Tìm hiểu thêm về dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ - Chuẩn bị cho bài mới: Bài 44. Kinh tế Trung và Nam Mĩ IV. RÚT KINH NGHIỆM. ......................................................................................................................................... ... ..................................................................................................................................... ....... Ngày .... tháng .... năm ..... Ký duyệt. TUẦN 24 Ngày soạn: 25/01/2015 Ngày dạy: Tiết: 47. BÀI 44: KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ.

<span class='text_page_counter'>(146)</span> I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm của Trung và Nam Mĩ: + Hai hình thức sở hữu trong nông nghiệp là đại điền trang và tiểu điền trang + Trồng trọt: mang tính chất độc canh. Nguyên nhân + Chăn nuôi: một số nước phát triển chăn nuôi gia súc theo quy mô lớn. 2. Kĩ năng - Rèn luyện kĩ năng đọc, phân tích lược đồ nông nghiệp Trung và Nam Mĩ để rút ra kiến thức vế sự phân các cây trồng, vật nuôi ở khu vực này II. CHUẨN BỊ - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, lược đồ kinh tế chung châu Mĩ, các tranh ảnh, số liệu về nông nghiệp Trung và Nam Mĩ - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lý 7 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - Trình bày đặc điểm dân cư Trung và Nam Mĩ? 3. Hoạt động dạy và học: Bài mới: Tiết trước chúng ta tìm hiểu về dân cư, xã hội Trung và Nam Mĩ . Vậy Trung và Nam Mĩ có đặc điểm về kinh tế ntn chúng ta hãy vào bài học hôm nay?. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS. NỘI DUNG CHÍNH 1. Nông nghiệp HĐ1: Tìm hiểu hình thức sở hữu trong nông a. Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp (20p) nghiệp - GV: Tình hình sở hữu ruộng đất ở Trung - Ở Trung và Nam Mĩ chế độ chiếm và Nam Mĩ diễn ra như thế nào ? hữu ruộng đất còn nặng nề. - HS: trả lời ? Có các hình thức sở hữu phổ biến nào ở - Có 2 hình thức sở hữu phổ biến: Trung và Nam Mĩ ? + Đại điền trang: thuộc sở hữu của các - HS: trả lời đại điền chủ (chiếm chưa tới 5% số dân - GV: tổ chức cho HS hoạt động theo cặp nhưng sỡ hữu trên 60% diện tích), quy đôi thảo luận tìm hiểu hình thức sở hữu mô điền trang lên đến hàng trăm nghìn NN? ha. - GV dành 5’ cho HS thảo luận, GV hướng + Tiểu điền trang: thuộc sỡ hữu của các dẫn và đôn đốc các nhóm làm việc hết giờ hộ nông dân (diện tích dưới 5 ha, phần gọi một số cặp báo cáo kết quả và thuyết lớn trồng cây lương thực để tự túc) trình trên bản đồ gọi nhận xét bổ sung. GV tổng hợp đánh giá kết quả. - GV: sử dụng các tranh ảnh trong SGk yêu cầu HS quan sát ? Quan sát tranh ảnh và nhận xét HĐ nông nghiệp trong từng ảnh? - HS: trả lời ? Để giảm bớt sự bất hợp lí trong sở hữu - Ngoài ra, còn có các đồn điền của ruộng đất trên các quốc gia, Trung và Nam nhiều công ti tư bản nước ngoài của.

<span class='text_page_counter'>(147)</span> Mĩ đã làm gì? Quốc gia nào đã tiến hành cải cách ruộng đất thành công ? - HS: trả lời => Giáo viên chốt rồi chuyển HĐ2: Tìm hiểu các ngành công nghiệp (15p) - GV: treo bản đồ nông nghiệp Trung và Nam Mĩ yêu cầu HS quan sát: ? Lên bảng chỉ và nêu tên và trình bày sự phân bố của các cây trồng, vật nuôi trên bản đồ ? - HS: lên bảng chỉ bản đồ - GV: tổ chức cho HS hoạt đông theo 2 nhóm * N1: Thảo luận tìm hiểu về đặc điểm ngành trồng trọt? * N2: thảo luận tìm hiểu về đặc điểm ngành chăn nuôi và đánh bắt? - HS: đại diện trả lời - GV: chốt kiến thức. Hoa Kỳ, Anh. b. Các ngành nông nghiệp - Ngành trồng trọt + Mang tính chất độc canh. Mỗi quốc gia trồng một vài cây công nghiệp hoặc cây ăn quả để xuất khẩu + Các quốc gia ở eo đất Trung Mĩ trồng mía, bông, cà phê, chuối + Các quốc gia ở quần đảo Ăng-ti trồng cà phê, ca cao, thuốc lá, mía + Các quốc gia ở Nam Mĩ trồng bông, chuối, ca cao, mía, cây ăn quả, cà phê → Nguyên nhân: do lệ thuộc vào nước ngoài - Ngành chăn nuôi + Bra-xin , Ac-hen –ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay có ngành chăn nuôi bò thịt, bò sữa phát triển + Trung An-đet nuôi cừu, lạc đà lama + Pê-ru phát triển đánh bắt cá biển. 4.Củng cố 3p - Nêu đặc điểm khái quát về nông nghiệp Trung và Nam Mĩ? - Các biện pháp ở Trung và Nam Mĩ để giảm bớt sự bất hợp lí trong sở hữu ruộng đất? 5. Dặn dò 1p - Học bài và chuẩn bị bài mới IV. RÚT KINH NGHIỆM. ......................................................................................................................................... ... ..................................................................................................................................... ....... Ngày .... tháng .... năm ..... Ký duyệt.

<span class='text_page_counter'>(148)</span> TUẦN 24 Ngày soạn: 26/01/2015 Ngày dạy: Tiết: 48. BÀI 45: KINH TẾ TRUNG VÀ NAM MĨ (Tiếp) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) một số đặc điểm về công nghiệp Trung và Nam Mĩ - Hiểu được vấn đề khai thác rừng A-ma-zôn và những vấn đề về môi trường cần quan tâm - Trình bày được khối kinh tế Mec-cô-xua của Nam Mĩ 2. Kĩ năng: - Rèn cho HS kĩ năng đọc và phân tích lược đồ để rút ra những kiến thức về sự phân bố các ngành công nghiệp ở Trung và Nam Mĩ II. CHUẨN BỊ - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, lược đồ kinh tế chung châu Mĩ. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lý 7 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - Nêu đặc điểm của ngành nông nghiệp Trung và Nam Mĩ ? 3. Hoạt động dạy và học: Bài mới: Tiết trước chúng ta tìm hiểu về ngành nông nghiệp Trung và Nam Mĩ. Vậy ngành công nghiệp Trung và Nam Mĩ có đặc điểm như thế nào chúng ta hãy vào bài học hôm nay? HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu về công nghiệp (15p) 2. Công nghiệp - GV: treo lược đồ phân bố công nghiệp - Nhóm các nước công nghiệp mới : Trung và Nam Mĩ yêu cầu HS quan sát: + Bra-xin, Ac-hen-ti-na, Chi-lê và Vê? Dựa vào bản đồ trình bày sự phân bố sản nê-xuê-la là những nước có nền kinh tế xuất của các ngành công nghiệp chủ yếu của phát triển nhất khu vực Trung và Nam Mĩ ? + Phát triển các ngành cơ khớ chế tạo, - HS: trả lời lọc dầu, hóa chất, dệt, thực phẩm... nợ - GV: tổ chức cho HS hoạt đông theo nhóm: nước ngoài nhiều 3 nhóm, giáo viên giao nhiệm vụ cho các - Nhóm các nước ở khu vực núi An-đét nhóm và eo đất Trung Mĩ: * N1: Thảo luận tìm hiểu về nhóm các nước + Phát triển mạnh công nghiệp khai công nghiệp mới: Bra-xin, Ac-hen-ti-na, khoáng chủ yếu do các công ti tư bản Chi-lê và Ve-nê-xu-ê-la ) nước ngoài nắm giữ * N2: Thảo luận tìm hiểu về nhóm các nước - Nhóm nước ở vịnh biển Ca-ri-bê: ở khu vực núi An-đét và eo đất Trung Mĩ + Ngành công nghiệp chủ yếu là sơ chế * N3: Thảo luận tìm hiểu về nhóm nước ở nông sản, chế biến thực phẩm, sản xuất vùng biển Ca-ri-bê đường, đóng hộp hoa quả.

<span class='text_page_counter'>(149)</span> - GV dành 5’ cho các nhóm thảo luận - GV: hướng dẫn và đôn đốc các nhóm làm việc hết giờ gọi các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả và thuyết trình trên bản đồ gọi nhận xét bổ sung. GV tổng hợp đánh giá kết quả. => Giáo viên chốt rồi chuyển HĐ2: Tìm hiểu vấn đề khai thác rừng Amazon (10p) - GV: treo lược đồ tự nhiên Nam Mĩ chỉ rừng A-ma-dôn và yêu cầu HS quan sát ? Xác định quy mô và diện tích của rừng A-ma-dôn? - HS: trả lời - GV: Dựa vào các bài trước hãy nêu đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên của rừng A-ma-dôn? - HS: trả lời - GV: Với các đặc điểm trên rừng A-ma-dôn có giá trị và ý nghĩa gì đối với tự nhiên, kinh tế, môi trường? ? Tình hình khai thác rừng A-ma-dôn diễn ra nư thế nào? Việc khai thác rừng A-madôn đặt ra các vấn dề gì ? - HS: trả lời HĐ3: Tìm hiểu khối thị trường chung Mec cô - xua (10p) - GV: Khối thị trường chung bao gồm những quốc gia nào ? - HS: trả lời - GV: Được thành lập từ bao giờ ? - HS: trả lời - GV: Mục đích của việc thành lập khối thị trường chung Mec-cô-xua ? ? Cơ chế hoạt động của khối thị trường chung Mec-cô-xua ntn? ? Hiệu quả của sự hợp tác trên là gì ? - HS: trả lời. => Công nghiệp còn phụ thuộc nhiều vào nước ngoài. 3. Vần đề khai thác rừng A-ma-dôn. - Đặc điểm: Diện tích lớn, đất đai màu mỡ, sông ngòi dày đặc, nhiều khoáng sản đặc biệt có rừng nguyên sinh đa dạng sinh học bậc nhất trên thế giới - Tiềm năng: Là khu dự trữ sinh quyển, lá phổi xanh của Trái Đất, nhiều tiềm năng phát triển - Hiện trạng: Hiện nay đang bị khai thác bừa bãi, môi trường đang bị huỷ hoại dần, làm suy giảm đa dạng sinh học, ảnh hưởng tới khí hậu toàn cầu 4. Khối thị trường chung Mec-cô-xua - Thành lâp từ năm 1991 gồm các nước: Bra-xin, Ac-hen-ti-na, U-ru-goay, Pa-ra-goay, Chi-lê và Bô-li-vi-a - Mục tiêu: Nhằm tăng cường quan hệ thương mại giữa các thành viên chống lại sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì - Thành tựu: + Xóa bỏ hàng rào thuế quan giữa các nước trong khối + Tăng cường trao đổi thương mại giữa các nước trong khối. 4. Củng cố 2p - Nêu khái quát đặc điểm kinh tế của các nước Trung và Nam Mĩ? - Trình bày những tiềm năng giàu có của rừng A-ma-zôn? 5. Dặn dò 1p - Nắm được nội dung bài học.

<span class='text_page_counter'>(150)</span> - Làm các bài tập ở Vở BT và TBĐ - Chuẩn bị bài mới IV. RÚT KINH NGHIỆM. ......................................................................................................................................... ... ..................................................................................................................................... ....... Ngày .... tháng .... năm ..... Ký duyệt. TUẦN 25 Ngày soạn: 03/02/2015 Ngày dạy: Tiết: 49. BÀI 46: THỰC HÀNH: SỰ PHÂN HÓA THỰC VẬT Ở SƯỜN ĐÔNG VÀ SƯỜN TÂY CỦA DÃY NÚI AN-ĐÉT I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Nắm vững sự phân hoá của môi trường theo độ cao ở An-đét - Hiểu rõ sự khác nhau giưa sườn đông và sườn tây An-đet . Sự khác nhau trong vấn đề sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên ở sườn đông và sườn tây dãy An-đet 2. Kĩ năng - Rèn cho HS kĩ năng đọc và tìm hiểu lát cắt địa Lý II. CHUẨN BỊ - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, lược đồ tự nhiên châu Mĩ, lát cắt núi An – Đét, tranh ảnh số liệu về tự nhiên ở An – Đét. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lý 7 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - Nêu khái quát đặc điểm kinh tế của các nước Trung và Nam Mĩ? - Trình bày những tiềm năng giàu có của rừng A-ma-zôn? 3. Hoạt động dạy và học: Bài mới: Tiết trước chúng ta tìm hiểu về ngành kinh tế Trung và Nam Mĩ . Vậy để củng cố và hiểu thêm về tự nhiên ở An-đet và rèn thêm một số kĩ năng chúng ta hãy vào bài học hôm nay chúng ta làm bài thực hành? HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Yêu cầu I. YÊU CẦU - Yêu cầu HS xác định nội dung của bài thực hành II. NỘI DUNG THỰC HÀNH HĐ2: Bài tập 1 (15’) 1. Sự phân tầng thực vật theo độ cao ở núi - GV: Treo Sơ đồ sườn tây và sườn An-đet đông An Đet yêu cầu HS quan sát a. Sườn Tây.

<span class='text_page_counter'>(151)</span> - GV: Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm: 2 nhóm GV giao nhiệm vụ cho các nhóm *N1: Thảo luận tìm hiểu về sự phân tầng thực vật theo độ cao ở sườn tây An-đet ? *N2: Thảo luận tìm hiểu về sự phân tầng thực vật theo độ cao ở sườn đông An-đet ? - GV dành 5’ cho các nhóm thảo luận, GV hướng dẫn và đôn đốc các nhóm làm việc hết giờ gọi các nhóm cử đại diện báo cáo kết quả và thuyết trình trên bản đồ gọi nhận xét bổ sung. - GV tổng hợp đánh giá kết quả. - GV chốt rồi chuyển HĐ3: Bài tập 2 (10p) - GV: yêu cầu HS so sánh kết quả của 2 nhóm ? Nhận xét về thảm thực vật ở 2 sườn trên cùng 1 độ cao ? - HS: trả lời - GV: tổ chức cho HS thảo luận cả lớp: Dựa vào lược đồ tự nhiên và các kiến thức đã học hãy giải thích tại sao có những khác biệt đó? - HS: trả lời - GV: Nhận xét, bổ sung - GV chốt rồi chuyển. Độ cao 0-.1000m 1000-2000m 2000-3000m 3000-5000m trên 5000m b. Sườn đông Độ cao 0-1000m 1000-3000m 3000-4000m 4000-5000m trên 5000m. HĐ4: Giải thích (10p) - GV: Vì sao cùng độ cao 0 - 1000m nhưng thực vật sườn Đông và Tây An-đét lại khác nhau? - HS trả lời - GV chuẩn kiến thức. 3. Giải thích - Từ độ cao 1 - 1000m: ở sườn Tây An-đét là thực vật nửa hoang mạc do tác động của dòng biển lạnh Pê-ru, nên sườn Tây An-đét mưa ít, khí hậu khô - Từ độ cao 1 - 1000m: ở sườn Đông An-đét là thực vật rừng nhiệt đới và sườn Đông chịu ảnh hưởng của gió Mậu Dịch từ biển thổi vào nên mưa nhiều.. Đai thực vật Nửa hoang mạc Cây bụi,xương rồng Đồng cỏ cây bụi Đồng cỏ núi cao Băng tuyết vĩnh cửu Đai thực vật Rừng nhiệt đới Rừng lá kim Đồng cỏ Đồng cỏ núi cao Băng tuyết vĩnh cửu. 2. So sánh sự phân tầng thưc vật ở 2 sườn - Ở độ cao 0 - 1000m sườn tây có thực vật nửa hoang mac, sườn đông có rừng nhiệt đới + Sườn Tây có dòng biển lạnh Pê-ru ngăn cản ảnh hưởng của biển + Sườn đông có dòng biển nóng gió mậu dịch qua A-ma-dôn vẫn còn hơi ẩm khi đến chân An-đet → Sườn đông mưa nhiều hơn sườn tây → Sườn đông mưa nhiều hơn sườn tây. 4. Củng cố 3p - Thực vật ở An-đét chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào? - Vì sao có sự khác nhau giữa thực vật ở sườn Đông và sườn Tây An-đét ở độ cao 0-1000m. 5. Hướng dẫn 1p.

<span class='text_page_counter'>(152)</span> - Nắm được nội dung bài học - Chuẩn bị cho bài mới: Bài ôn tập: Xem và ôn lại các bài từ đầu HK II đến nay IV. RÚT KINH NGHIỆM. ......................................................................................................................................... ... ..................................................................................................................................... ....... Ngày .... tháng .... năm ..... Ký duyệt. TUẦN 25 Ngày soạn: 03/02/2015 Ngày dạy: Tiết: 50. LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Củng cố những kiến thức cơ bản về tự nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội của các khu vực ở Châu Phi. 2. Kĩ năng - Tiếp tục rèn luyện cho học sinh các kĩ năng đọc phân tích bản đồ, lược đồ, tranh ảnh địa lí, bảng số liệu, sơ đồ để học sinh nắm vững được những kiến thức đã học. II. CHUẨN BỊ - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, bản đồ tự nhiên, kinh tế, dân cư, đô thị, hành chính Châu Phi. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lý 7 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ - Kết hợp trong quá trình giảng bài mới. 3. Hoạt động dạy và học: Bài mới: Trong nội dung chương trình hôm nay chúng ta sẽ ôn lại những kiến thức của nội dung chương trình từ bài 26 - bài 34, nhằm củng cố lại những kiến thức đã học về Châu Phi. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Đặc điểm tự nhiên của ba khu vực Châu Phi. 1. Đặc điểm tự nhiên của.

<span class='text_page_counter'>(153)</span> ? Dựa và bản đồ trình bày điều kiện tự nhiên của khu vực Bắc Phi? - HS: Báo cáo trên bản đồ tự nhiên ..... + Các đồng bằng ven Địa Trung Hải và các sườn núi hướng ra biển có lượng mưa khá lớn thực vật phát triển rậm rạp. + Vào sâu trong nội địa lượng mưa giảm nhanh phát triển xa van – cây bụi. + Lùi xuống phía nam là hoang mạc Xa-ha-ra khí hậu khô hạn khắc nghiệt, thực vật nghèo nàn. ? Dựa và bản đồ trình bày điều kiện tự nhiên của khu vực Trung Phi? - HS: Báo cáo trên bản đồ tự nhiên ..... - Phía tây là các bồn địa gồm hai môi trường tự nhiên: + Môi trường xích đạo ẩm: Phát triển rừng rậm xanh quanh năm, có mạng lưới sông dày đặc nghiều nước. + Môi trường nhiệt đới: Phát triển rừng thưa và xa van. - Phần phía đông là các sơn nguyên, có khi hậu gió mùa xích đạo, trên bề mặt sơn nguyên là xa van, trên các sườn núi là rừng rậm. ? Dựa và bản đồ trình bày điều kiện tự nhiên của khu vực Nam Phi? - HS: Báo cáo trên bản đồ tự nhiên ..... - Khu vực Nam Phi có độ cao trung bình trên 1000m, phần trung tâm là bồn địa Ca-la-ha-ri, phần đông nam được nâng nên rất cao tạo thành dãy Đre-ken-bec. - Phần lớn khu vực Nam Phi Nằm trong môi trường nhiệt đới có sự phân hoá từ tây sang đông, dải đất hẹp ở cực nam có khí hậu Địa Trung Hải. HĐ2: Đặc điểm nền kinh tế của ba khu vực Châu Phi. Khu vực Bắc Phi. Trung. Đặc điểm chính của nền kinh tế - Các nước Bắc Phi có nền kinh tế tương đối phát triển dựa trên cơ các ngành dầu khí du lịch. + Các nước ven Địa Trung Hải kinh tế dựa vào khai thác xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt, phốt phát, du lịch, trồng lúa mì,ô lưu, cây ăn quả cận nhiệt đới. + Các nước trong vùng Xa-ha-ra phát triển khai thác chế biến dầu mỏ, trồng lạc, ngô, bông... - Nền kinh tế của các nước Trung Phi. ba khu vực Châu Phi. a. Khu vực bắc Phi.. b. Khu vực Trung Phi.. c. Khu vực Nam Phi.. 2. Lập bảng so sánh nền kinh tế ba khu vực Châu Phi..

<span class='text_page_counter'>(154)</span> Phi Nam Phi. chậm phát triển chủ yếu dựa vào khai thác lâm sản, khoáng sản và trồng cây công nghiệp để xuất khẩu. - Các nước khu vực Nam Phi Có trình độ phát triển kinh tế rất trênh lệch, Cộng Hoà Nam Phi có nền kinh tế phát triển nhất trong khu vực.. 4. Củng cố 3p - GV: Nhận xét giờ ôn tập nhắc nhở những em chưa chú ý. 5. Hướng dẫn 1p - Học và trả lời câu hỏi theo nội dung - Hôm sau ôn tập về châu Mĩ, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. IV. RÚT KINH NGHIỆM. ......................................................................................................................................... ... ..................................................................................................................................... ....... Ngày .... tháng .... năm ..... Ký duyệt. TUẦN 26 Ngày soạn: 05/02/2015 Ngày dạy: Tiết: 51. ÔN TẬP I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Củng cố những kiến thức về tự nhiên, dân cư, kinh tế, xã hội của các khu vực ở Châu Mĩ. 2. Kĩ năng - Tiếp tục rèn luyện cho học sinh các kĩ năng đọc phân tích bản đồ, lược đồ, tranh ảnh địa lí, bảng số liệu, sơ đồ để học sinh nắm vững được những kiến thức đã học. II. CHUẨN BỊ - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, bản đồ tự nhiên, kinh tế, dân cư, đô thị, hành chính Châu Mĩ. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lý 7 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ.

<span class='text_page_counter'>(155)</span> - Kết hợp trong quá trình giảng bài mới. 3. Hoạt động dạy và học: Bài mới: Trong nội dung chương trình hôm nay chúng ta sẽ ôn lại những kiến thức của nội dung chương trình từ bài 35- bài 46. nhằm củng cố lại những kiến thức đã học về châu Mĩ. HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Đặc điểm tự nhiên dân cư xã hội Bắc Mĩ. 1. Đặc điểm tự nhiên dân cư xã hội Bắc Mĩ. ? Trình bày đặc điểm địa hình của khu vực Bắc Mĩ? a. Đặc điểm tự nhiên. - HS: Trình bày trên bản đồ...... * Hệ thống Coóc đi e ở phía tây. - Hệ thống Coóc đi e cao và đồ sộ nằm ở phía tây của lục địa, kéo dài 9000 km, cao trung bình 3000 – 4000 m, gồm nhiều dãy chạy song song so le xen kẽ là các cao nguyên sơn nguyên. - Miền núi Coóc đi e có nhiều khoáng sản như Đồng, Vàng, quặng đa kim, ura ni…. * Miền đồng bằng ở giữa. - Miền đồng bằng trung tâm tựa như một lòng máng khổng lồ cao ở hướng tây bắc và thấp dần về hướng đông nam và hướng nam, tạo điều kiện thuận lợi cho các đợt khí nóng ở phía nam và những đợt khí lạnh ở phía bắc dễ xâm nhập sâu vào trong nội địa - Trong miền đồng bằng có nhiều hồ rộng và sông dài * Miền núi già và sơn nguyên ở phía đông. - Phía đông là miền núi già và sơn nguyên chạy theo hướng tây bắc đông nam. Dãy Apa Lát phía bắc cao 400 m đến 500 m, phía nam cao 1000 m đến 1500 m chứa nhiều than, sắt. ? Trình bày sự phân hoá khí hậu ở Bắc Mĩ? - HS: Trình bày trên bản đồ ..... * Sự phân hoá khí hậu. - Khí hậu bắc mĩ rất đa dạng. - Khí hậu Bắc Mĩ phân hoá theo chiều bắc nam và phân hoá theo chiều đông tây. ? Trình bày đặc điểm dân cư - xã hội của Bắc Mĩ? b. Đặc điểm dân cư - xã hội. - HS: * Sự phân bố dân cư. - Số dân: 415,1 triệu (2001). Mật độ dân số trung bình 20 ng/km2 - Dân cư bắc mĩ phân bố rất không đồng đều giữa phía bắc và phía nam, giữa phía tây và phía đông. * Đặc điểm đô thị. - Hơn ¾ dân số Bắc Mĩ sống trong các đô thị. Phần lớn các đô thị phân bố ven Hồ Lớn và Duyên Hải ven Đại Tây Dương..

<span class='text_page_counter'>(156)</span> - Sự xuất hiệnn của nhiều thành phố mới ở miền nam và Duyên Hải ven Thái Bình Dương đã dẫn đến sự phân bố lại dân cư của Hoa Kì. HĐ2: Đặc điểm nền kinh tế Bắc Mĩ. ? Trình bày đặc điểm nền nông nghiệp của Bắc Mĩ? - HS: * Nền nông nghiệp tiên tiến. - Nhờ có các điều kiện tự nhiên thuận lợi và trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến, nền nông nghiệp Bắc Mĩ sản xuất theo qui mô lớn (Hàng hoá) phát triển đến mức độ cao, đặc biệt là sản xuất nông nghiệp của Hoa Kì và Ca-na-đa chiếm vị trí hàng đầu trên thế giới. - Sự phân hoá các điều kiện tự nhiên làm cho phân bố sản xuất nông nghiệp có sự phân hoá rõ rệt từ bắc xuống nam, từ tây sang đông. ? Trình bày đặc điểm nền công nghiệp của Bắc Mĩ? - HS: * Công nghiệp chế biến chiếm vị hàng đầu trên thế giới. - Các nước Bắc Mĩ có nền công nghiệp phát triển cao, đặc biệt là Hoa Kì và Ca-na-đa. + Hoa kì có nền công nghiệp đứng đầu trên thế giới, công nghiệp chế biến chiếm 80% sản lượng của toàn ngành công nghiệp. * Dịch vụ chiếm tỉ trọng cao trong nền kinh tế. HĐ3: Đặc điểm tự nhiên của Trung và Nam Mĩ * Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng Ti: - Eo đất Trung Mĩ là nơi tận cùng của hệ thống Coóc đi e. Eo đất Trung Mĩ và quần đảo Ăng Ti nằm trong môi trường đới nóng, quanh năm chịu ảnh hưởng của gió tín phong ở nửa cầu bắc, các sườn núi ở phí đông, các sườn núi hướng ra biển phát triển rừng rậm nhiệt đới, các sườn núi và đồng bằng ở phía tây phát triển rừng thưa và xa van. - Quần đảo Ăng Ti kéo dài từ cửa vịnh Mê Hi Cô đến bờ đại lục Nam Mĩ, phần phía đông của các đảo có mưa nhiều nên phát triển rừng rậm, phần phía tây mưa ít phát triển rừng thưa xa van cây bụi. * Khu vực Nam Mĩ: Có ba khu vực địa hình. - Dãy núi An Đét: Chạy dọc phía tây của Châu Lục do có độ cao lớn nên thiên nhiên thay đổi từ bắc xuống nam, từ thấp lên cao. - Ở giữa là các đồng bằng rộng lớn: Ô-ri-nô-cô, Ama-dôn, Pam-pa, La-pla-ta. - Phía đông là các sơn nguyên, phía đông của các sơn. 2. Nền kinh tế Bắc Mĩ. a. Nông nghiệp.. b. Công nghiệp.. 3. Đặc điểm tự nhiên của Trung và Nam Mĩ..

<span class='text_page_counter'>(157)</span> nguyên khí hậu nóng, ẩm ướt phát triển rừng nhiệt đới. * Phân hoá tự nhiên: - Do lãnh thổ trải dài theo hướng kinh tuyến từ vùng chí tuyến đến vòng cực nam lại có hệ thống núi cao đồ sộ ở phía tây nên Trung và Nam Mĩ có gần đủ các kiểu khí hậu trên Trái đất. - Thiên nhiên Trung và Nam rất đa dạng và phong phú, phần lớn nằn trong môi trường nhiệt đới và môi trường xích đạo ẩm. * Đặc điểm dân cư: - Dân cư Trung và Nam Mĩ phần lớn là người lai giữa người Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha với người Phi, người Anh điêng tạo ra nền văn hoá mĩ la tinh độc đáo.. - Trung và Nam Mĩ có tỉ lệ gia tăng dân số tự nhiên cao trên cao trên 1,7% - Sự phân bố dân cư không đồng đều, dân cư tạp trung chủ yếu ở ven biển cửa sông và trên các cao nguyên, vào sâu trong nội địa dân cư thưa thớt. HĐ3: Đặc điểm kinh tế của Trung và Nam Mĩ * Nông nghiệp: - Các hình thức sở hữu trong nông nghiệp. + Ở Trung và Nam Mĩ có hai hình thức sở hữu trong nông nghiệp: Đại điền trang sản xuất trên qui mô lớn. Tiểu điền trang sản xuất trên qui mô nhỏ. + Một số quốc gia ở Trung và Nam Mĩ ban hành luật cải cách ruộng đất nhưng kết quả thu được rất hạn chế. * Các ngành nông nghiệp. - Trồng trọt: + Trồng trọt ở Trung và Nam Mĩ mang tính chất độc canh chủ yếu trồng cây công nghiệp, cây ăn quả đẻ xuất khẩu nhiều nước phải nhập khẩu lương thực. - Chăn nuôi và đánh cá: + Chăn nuôi ở Trung và Nam Mĩ phát triển với qui mô lớn. + Pê Ru có sản lượng cá biển vào bậc nhất trên thế giới. - Công nghiệp. + Các nước công nghiệp mới nằm ở phía nam của đại lục Nam Mĩ (Braxin ...) có nền công nghiệp hát triển tương đối toàn diện. + Các nước trong khu vực An Đét và Eo đất Trung Mĩ phát triển công nghiệp khai khoáng.. 4. Kinh tế Trung và Nam Mĩ.

<span class='text_page_counter'>(158)</span> + Các nước trong vùng biển Ca-ri-bê phát triển công nghiệp thực phẩm. 4. Củng cố 3p - GV: Nhận xét giờ ôn tập nhắc nhở những em chưa chú ý. 5. Hướng dẫn 1p - Học và trả lời câu hỏi theo nội dung - Tiết sau kiểm tra 1 tiết. IV. RÚT KINH NGHIỆM. ......................................................................................................................................... ... ..................................................................................................................................... ....... Ngày .... tháng .... năm ..... Ký duyệt. TUẦN 26 Ngày soạn: 22/02/2015 Ngày dạy: Tiết:52. KIỂM TRA 1 TIẾT I. MỤC TIÊU KIỂM TRA - Đánh giá kết quả học tập của học sinh nhằm điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học và giúp đỡ học sinh một cách kịp thời. - Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản ở 3 cấp độ nhận thức: biết, hiểu và vận dụng sau khi học xong nội dung: Tự nhiên, dân cư, kinh tế của các khu vực châu Phi: Bắc Phi, Trung Phi, Nam Phi. Khái quát châu Mĩ; vị trí, địa hình, cảnh quan, dân cư, kinh tế của các khu vực châu Mĩ: Bắc Mĩ, Trung và Nam Mĩ. Hiệp định mậu dịch tự do Bắc Mĩ và khối thị trường chung Mec-co-xua. II. CHUẨN BỊ - GV: Đề kiểm tra. - HS: Dụng cụ làm bài kiểm tra (bút, thước, giấy, máy tính bỏ túi…) III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra 45 phút: - GV nêu yêu cầu quy định của giờ kiểm tra, phát đề - HS làm bài, GV theo dõi nhắc nhở khi cần thiết. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT. Chủ đề /Mức độ nhận thức. Nhận biết Nội dung. TN. Biết được vị trí địa lí, Khái quát giới hạn của Châu Mĩ 0.5 đ châu Mĩ Dân. cư Biết được số dân đô 0.5 đ. TL. Thông hiểu TN. 0.5 đ. TL. Vận dụng TN. TL. 2đ. Tổng hợp 10% (1.0 đ) 5%.

<span class='text_page_counter'>(159)</span> Bắc Mĩ. thị của Bắc Mĩ Biết được đặc điểm Kinh tế của nền nông nghiệp 0.5 đ 3.0 đ Bắc Mĩ Bắc Mĩ Đặc điểm địa hình Nam Mĩ Thiên nhiên Giải thích thảm thực Trung và vật, rừng rậm ở sườn Nam Mĩ Tây và Đông của dãy An - đét. (0.5đ) 35% (3.5đ) 2đ 40% (4,0đ). 2đ. Dân cư Biết đặc điểm dân cư Trung và 0.5 đ Trung và Nam Mĩ Nam Mĩ Nêu được hình thức Kinh tế sản xuất nông nghiệp Trung và 0.5 đ của Trung và Nam Nam Mĩ Mĩ Cộng: 10 điểm. 2,5 đ 3,0đ 25% 30%. 5% (0.5đ). 0,5đ 5%. 2.0đ 20%. 2đ 20%. 10đ 100%. ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Câu 1: Châu Mĩ nằm hoàn toàn ở nửa cầu nào ? A. Nửa cầu Bắc B. Nửa cầu Nam C. Nửa cầu Đông D.Nửa cầu Tây Câu 2: Lãnh thổ Châu Mĩ trải dài khoảng bao nhiêu vĩ độ? A. 120 vĩ độ B. 130 vĩ độ C. 125 vĩ độ D. 135 vĩ độ Câu 3: Nông nghiệp Bắc Mĩ là nền nông nghiệp? A. Lạc hậu B. Tiên tiến C. Tự cung tự cấp D.Năng suất thấp Câu 4: Tỉ lệ dân thành thị của khu vực Bắc Mĩ là: A. 76% B. 75% C. 74% D. 73% Câu 5: Trung và Nam Mĩ có những hình thức sản xuất nông nghiệp nào? A. Hộ gia đình, trang trại B. Tiểu điền trang, đại điền trang C. Sản xuất nương rẫy D. Sản xuất theo quy mô lớn Câu 6: Ngành công nghiệp chủ yếu ở khu vực Caribe (quần đảo Ăngti) là: A. Chế biến nông sản B. Khai thác khoáng sản C. Sản xuất ô tô D. Luyện kim màu II. TỰ LUẬN (7,0 điểm ) Câu 1. Nêu những điều kiện cho nền nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển? (3 điểm) Câu 2. Trình bày các khu vực địa hình chính ở Nam Mĩ? (2 điểm) Câu 3. Tại sao trên dãy núi An- đét, cùng độ cao từ (0-1000m ) ở sườn đông có rừng nhiệt đới còn sườn tây là thực vật nửa hoang mạc? (2 điểm) ĐÁP ÁN I. TRẮC NGHIỆM (3,0 điểm) Mỗi đáp án đúng 0.5 điểm.

<span class='text_page_counter'>(160)</span> Câu 1: D Câu 2: C Câu 3: B Câu 4: A Câu 5: B Câu 6: A II. TỰ LUẬN (7,0 điểm ) Câu 1: (3.0 điểm) Những điều kiện cho nền nông nghiệp Bắc Mĩ phát triển: - Điều kiện tự nhiên : 0.5đ + Đồng bằng rộng, đất nông nghiệp tốt . 0.5đ + Hệ thống sông, hồ cung cấp nước, nhiều kiểu khí hậu. Giống cây trồng, vật nuôi chất lượng tốt và năng suất cao. 0.5đ - Điều kiên kinh tế- xã hội : 0.5đ + Có trình độ khoa học kỷ thuật tiên tiến . 0.5đ + Các hình thức tổ chức sản xuất hiện đại, phân bón lớn. 0.5đ Câu 2: (2.0 điểm) - Nam Mĩ cả 3 khu vực địa hình chính. 0.5đ + Phía Tây: Hệ thống núi An-det đồ sộ xen kẽ các thung lũng và cao nguyên mở rộng 0.5đ + Trung tâm: Các đồng bằng: Ô-ri-nô-cô, A-ma-dôn, Pam-pa, La-pla-ta 0.5đ + Phía đông: Các sơn nguyên: Guy-an, Bra-xin 0.5đ Câu 3: (2điểm) - Sườn phía Đông có rừng nhiệt đới, vì chịu ảnh hưởng của gió Mậu dịch từ biển thổi vào, và ảnh hưởng của dòng biển nóng nên mưa nhiều (1,0 điểm) - Sườn phía Tây chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh Pêru, nên mưa ít, có thảm TV nửa hoang mạc (1,0 điểm) 3. Củng cố: - GV thu bài, rút kinh nghiệm giờ kiểm tra - Dặn HS về nhà đọc trước bài 47: Châu Nam Cực IV. RÚT KINH NGHIỆM. ........................................................................................................................................ ........................................................................................................................................ ...... Ngày ..... tháng ..... năm ..... Ký duyệt.

<span class='text_page_counter'>(161)</span> TUẦN 27 Ngày soạn: 25/02/2015 Ngày dạy: Tiết: 53. CHƯƠNG VIII: CHÂU NAM CỰC BÀI 47: CHÂU NAM CỰC - CHÂU LỤC LẠNH NHẤT THẾ GIỚI I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Biết được vị trí địa lí, giới hạn, phạm vi của châu Nam cực - Trình bày và giải thích đơn giản đặc điểm tự nhiên châu Nam Cực 2. Kĩ năng: - Xác đinh tên bản đồ châu Nam Cực - Sử dụng bản đồ để nêu đặc điểm tự nhiên - Phân tích biểu đồ khí hậu 2 địa điểm và lát cắt địa hình II. CHUẨN BỊ - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, bản đồ tự nhiên Châu Nam Cực, ảnh về các nhà thám hiểm Châu Nam Cực, biểu đồ nhiệt độ hình 47.2 - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lý 7 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ - Trả bài kiểm tra 3. Hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu vị trí châu Nam Cực (30p) 1. Châu Nam Cực - GV: Dựa vào H47.1 SGK cho biết vị trí, giới a) Vị trí, giới hạn: hạn, diện tích của Châu Nam Cực. - Phần lục địa Nam Cực và các - HS: trả lời đảo ven lục địa . - GV: Châu NC được bao bọc bởi các Đại dương - Diện tích 14,1 triệu Km². nào? - HS: trả lời - GV: Quan sát H 47.2 phân tích 2 BĐ nhiệt độ của 2 trạm khí tượng * Trạm Litơn American : - Nhiệt độ cao nhất vào tháng ? (T1): - 100C - Nhiệt độ thấp nhất vào tháng ? (T9):.

<span class='text_page_counter'>(162)</span> - 420C * Trạm Vô-xtốc: - Nhiệt độ cao nhất vào tháng ? (T1) : - 370C ? GV: Qua phân tích nhiệt độ ở 2 trạm nói trên em có nhận xét gì về KH Châu Nam Cực? ? Nhiệt độ thấp, gió hoạt động quanh năm ở đây là gió gì? Đặc điểm (Vì đây là vùng khí áp cao Nam bán cầu ) ? Dựa vào BĐTN Châu NC kết hợp H 47.3 nêu đặc điểm nổi bật địa hình Châu NC . ? Sự tan băng của Châu NC sẽ ảnh hưởng đến đời sống của con người trên TĐ như thế nào ? - HS: Trả lời - GV: Sinh vật ở Châu Nam Cực có đặc điểm gì? phát triển như thế nào? kể tên 1 số SV điển hình ? - GV: liên hệ trình trạng săn bắt cá voi của 1 số nước hiện nay? ? Em làm gì để góp phần bảo vệ động vật quý hiếm. b) Đặc điểm tự nhiên: - Khí hậu : Rất giá lạnh, lạnh nhất TĐ . + Nhiệt độ quanh năm < 0C + Nhiều gió bão nhất thế giới. - Địa hình : + Là 1 cao nguyên băng khổng lồ thể tích khoảng 35triệu km3 (chiếm 90% thể tích nước ngọt dự trữ cuả thế giới) cao TB 2600m. - Sinh vật : + Thực vật: không tồn tại + Động vật: khả năng chịu rét giỏi (chim cánh cụt, …) + Cá voi xanh có nguy cơ tuyệt chủng, cần được bảo vệ nghiêm ngặt + Phản đối việc săn bắt động vật quý hiếm ở Nam Cực ? Dựa vào SGK nêu các tài nguyên KS quan - Khoáng sản: giàu than đá, đồng, trọng ở Châu Nam Cực dầu mỏ, …Amazon - HS: Trả lời HĐ2: Vài nét về lịch sử khám phá và nghiên cứu 2. Vài nét về lịch sử khám phá châu Nam Cực (10p) và nghiên cứu châu Nam Cực - GV: cho HS đọc mục 2 SGK ? Con người phát hiện ra Châu Nam Cực từ bao - Châu Nam Cực được phát hiện giờ ? vào cuối thế kỉ XX ? Bắt đầu từ năm nào việc nghiên cứu được xúc - Chưa có dân sinh sống thường tiến mạnh mẽ? có những QG nào xây dựng trạm xuyên. nghiên cứu tại Châu NC . - Ngày 1-12-1959 Hiệp ước Nam Cực có 12 QG kí quy định việc khảo sát Nam Cực như thế nào ? 4. Củng cố 3p GV: hướng dẫn trả lời câu hỏi trong SGK và tập bản đồ 5. Dặn dò 1p - Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới IV. RÚT KINH NGHIỆM. ......................................................................................................................................... ... ..................................................................................................................................... ....... Ngày .... tháng .... năm ......

<span class='text_page_counter'>(163)</span> Ký duyệt. TUẦN 27 Ngày soạn: 25/02/2015 Ngày dạy: Tiết: 54. CHƯƠNG IX: CHÂU ĐẠI DƯƠNG BÀI 48: THIÊN NHIÊN CHÂU ĐẠI DƯƠNG I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Biết vị trí địa lý, giới hạn Châu ĐD gồm 4 quần đảo và lục địa Ôxtrâylia - Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên lục địa Ôxtrâylia và các quần đảo. 2. Kĩ năng: - Sử dụng BĐ để trình bày vị trí địa lí và đặc điểm tự nhiên II. CHUẨN BỊ - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, bản đồ Châu Đại Dương, bản đồ H 48.2 SGK, tranh 1 số động thực vật ở Ôxtrâylia - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lý 7 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5phút) - Vì sao Châu NC là châu lục lạnh giá gay gắt? 3. Hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu vị trí địa hình châu lục (15p) 1. Vị trí, địa hình châu lục - GV: giới thiệu chung về Châu ĐD. * Châu ĐD gồm : + Châu ĐD thời gian gần đây được gộp từ 2 - Lục đại Ôxtrâylia Châu: Châu ĐD và Châu Úc. - 4 quần đảo: + Khái niệm : + Mê-la-nê-đi (đảo núi lửa) + Đảo ĐD gồm đảo núi lửa , đảo San hô + Niu-đi-len (Đảo lục đại) + Vành đai lửa TBD + Mi-cro-ne-đi (Đảo san hô).

<span class='text_page_counter'>(164)</span> + Đảo đại lục . - GV: Quan sát BĐ Châu ĐD H 48.1 xác định : + Vị trí của lục địa Ôxtrâylia và các quần đảo lớn của Châu ĐD . + Lục đại ôxtrâylia thuộc bán cầu nào ? giáp với biển và ĐD nào ? + Xác định vị trí , giới hạn , nguồn gốc các quần đảo thuộc Châu ĐD. - HS: Trả lời các câu hỏi HĐ2: Tìm hiểu khí hậu, thực vật, động vật (20p) - GV: Chia 4 nhóm thảo luận hoàn thành bảng sau: Chỉ số so sánh các Đảo Guam Đảo Numêa yếu tố khí hậu - PMax (mm/ năm) ≈ 2.200 ≈ 1200 - Mùa mưa T7 - 10 T11 - 4 năm sau - tºMax (ºC) 28ºC (T5,6) 26ºC (T1, 2) - tºMin (ºC) - Biên độ dao 26 ºC (T1 ) 20 ºC (T8) động nhiệt 2°C 6°C - HS: Đại diện trình bày - GV: cùng hs nhận xét, chốt ý - GV: Qua bảng phân tích nhiệt ẩm của 2 trạm hãy nêu đặc điểm chung của khí hậu các đảo thuộc Châu Đại Dương? - HS: trả lời - GV: Nguyên nhân nào khiến cho châu Đại Dương được gọi là thiên đàng xanh của Thái Bình Dương (Do mưa nhiều, quanh năm, rừng phát triển xanh tốt, Động vật phong phú, độc đáo, cảnh sắc thiên nhiên xanh mát - HS: trả lời. + Pô-li-nê-đi (Đảo núi lửa và san hô) * S: 8.5 triệu km2. 2. Khí hậu, động vật, thực vật. - Phần lớn các đảo có khí hậu nhiệt đới nóng ẩm điều hoà.. - Rừng xích đạo xanh quanh năm. - Biển có nhiều hải sản - Ôxtrâylia có những đông vật độc đáo duy nhất trên thế giới như các loài thú có túi, cáo mỏ vịt...ở đây có khoảng 600 loài bạch đàn khác nhau khí hậu khô hạn - GV: Vì sao đại bộ phận lục địa Ôxtrâylia là - Hoang mạc chiếm ưu thế, SV độc đáo. hoang mạc? ? Tại sao lục địa Ôxtrâylia có những ĐV độc đáo duy nhất trên TG , kể tên các loài thú , loài cây độc đáo? - Dùng tranh giới thiệu 1 số động thực vật điển hình ở Ô-xtrây-li-a ? Động thực vật phong phú và đa dạng đem lại lợi ích gì? ? Em cần làm gì để góp phần bảo vệ động thực vật ở địa phương.

<span class='text_page_counter'>(165)</span> - : trả lời 4. Củng cố 3p - Làm BT 1, 2 SGK 5. Dặn dò 1p: - Tìm hiểu chủ nhân đầu tiên của Châu Đại Dương - Ô-xtrây-li-a nổi tiếng thế giới về những sản phẩm nông nghiệp gì? IV. RÚT KINH NGHIỆM. ......................................................................................................................................... ... ..................................................................................................................................... ....... Ngày .... tháng .... năm ..... Ký duyệt. TUẦN 28 Ngày soạn: 26/02/2015 Ngày dạy: Tiết: 55. BÀI 49: DÂN CƯ VÀ KINH TẾ CHÂU ĐẠI DƯƠNG I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - HS nắm được đặc điểm dân cứ Châu Đại Dương - Sự phát triển KT – XH Châu Đại Dương 2. Kĩ năng: - Phân tích lược đồ, bảng số liệu để hiểu rõ mối quan hệ gữa các yếu tố tự nhiên với sự phân bố dân cư và sự phân bố phát triển sản xuất II. CHUẨN BỊ - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, BĐ phân bố dân cư thế giới, BĐ kinh tế Ôxtrâylia, NiuDilen, tranh ảnh về dân cư, chủng tộc ở Châu Đại Dương - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lý 7 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5phút) - Trình bày đặc điểm KH, TV lục đại Ôxtrâylia và các quần đảo . - Nguyên nhân nào khiến cho Châu ĐD được gọi là “Thiên đàng xanh” của TBD? 3. Hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH.

<span class='text_page_counter'>(166)</span> HĐ1: Tìm hiểu dân cư (20p) 1. Dân cư: - Chia lớp theo 4 nhóm thảo luận Đặc điểm thành Đặc điểm Đặc điểm theo bảng số liệu sau: phần dân cư phân bố dân dân thành + N1: xác định đặc điểm phân bố Bản địa Nhập cư thị Châu ĐD cư + N2: xác định đặc điểm đặc điểm - DS: ít 31 - Tỉ lệ cao : - 20% - 80% thành phần DC Châu ĐD triệu người TB 69% - Người Người + N3, N4: xác định dân cư Châu - MĐ thấp: 36 - Tỉ lệ cao Polinêđi gốc Âu ĐD (N3: bản địa, N4: nhập cư) ng/Km² nhất eng gốc (đông - HS: Đại diện nhóm báo cáo kết - Phân bố : + NiuDilen +Ôxtrây nhất) quả, nhóm khác theo dõi và bổ không đều + Ôxtrâylia lia -Người sung. + Đông dân: + gốc Á - GV: Chốt kiến thức Đông và Mêlanêđi Đông Nam eng, Ôxtrâylia, Pêlinêđi Niudilen eng +Thưa dân: ở các đảo HĐ2: Tìm hiểu kinh tế (15p) 2. Kinh tế - GV: Dựa vào bảng thống kê mục - Phát triển không đều, phát triển nhất là 2 cho nhận xét trình độ phát triển Ôxtrâylia, Niudilen. kinh tế 1 số QG ở Châu ĐD? - HS: Trả lời - GV: Dựa vào kiến thức đã học kết hợp với H 49.3 SGK cho biết Châu ĐD có những tiềm năng để phát triển CN và NN DV như thế nào ? - GV: Dựa vào H 49.3 cho biết: ? Phía Nam Ôxtrâylia vật nuôi và - Cừu, lúa mì, cải đường → có KH ôn đới ở Phía cây trồng loại gì được phân bố và Nam phát triển mạnh? tại sao ? Cây và con gì được phân bố phát - Bò, mía → KH nóng ẩm được nuôi trồng ở các triển mạnh ở sườn Đông dãy núi miền đồng cỏ sườn Đông Đông Ôxtrâylia? Dựa vào H 49.3 kết hợp SGK cho biết sự khác biệt về KT của Ôxtrâylia và NiuDilen với các Quốc đảo còn lại trong Châu Đại Dương - HS: Trả lời 4. Củng cố 3p - Tóm tắt đặc điểm dân cư, kinh tế châu Đại Dương 5. Dặn dò 1p - Học bài cũ và chuẩn bị bài thực hành IV. RÚT KINH NGHIỆM..

<span class='text_page_counter'>(167)</span> ......................................................................................................................................... ... ..................................................................................................................................... ....... Ngày .... tháng .... năm ..... Ký duyệt. TUẦN 28 Ngày soạn: 26/02/2015 Ngày dạy: Tiết: 56. BÀI 50: THỰC HÀNH VIẾT BÁO CÁO VỀ ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA Ô-XTRÂY-LI-A I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Biết dặc điểm địa hình Ôxtrâylia - Biết đặc điểm khí hậu (chế độ nhiệt, ẩm và giải thích diễn biến nhiệt ẩm của 3 kiểu khí hậu ở Ôxtrâylia) 2. Kĩ năng: - Đọc, phân tích ảnh và BĐ ĐL, bồi dưỡng kĩ năng nhận biết lát cắt ĐH II. CHUẨN BỊ - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, BĐ tự nhiên và khí hậu lục địa Ôxtrâylia, lược đồ khí hậu hình 50.3 SGK, lát cắt địa hình lục địa Ôxtrâylia..

<span class='text_page_counter'>(168)</span> - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lý 7 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5phút) - Tại sao đại bộ phận lục địa Ôxtrâylia có khí hậu khô nóng? 3. Hoạt động dạy và học: HĐ1: 2p - GV: Yêu cầu HS xác định nội dung của bài thực hành? HĐ2: 35p BÀI 1: Trình bày đặc điểm các KV địa hình Ôxtrâylia - GV: Chia 4 nhóm thảo luận - HS: Thảo luận 10p và tình bày trong phiếu học tập - GV: Hướng dẫn các nhóm và quản lí lớp - HS: Trình bày Các yếu tố. Miền Tây. Miền Trung Tâm. Miền Đông - Núi cao: dãy Đông Dạng ĐH CN Tây Ôxtrâylia ĐBTrung Tâm Ôxtrâylia Độ cao TB 700 - 800m 200m 1000m 2/3 DT lục địa Phía Tây nhiều hồ - Chạy dài hướng Bắctương đối bằng (hồ Âyrơ sâu 16m Nam dài 3400m sát biển . Đặc điểm ĐH phẳng, giữa là rộng 8884m2), - Sườn Tây thoải, sườn những sa mạc. sông Đac - linh Đông dốc Đỉnh núi lớn, - Đỉnh Rao - đơ - Mao độ cao cao 1600m, nơi cao nhất là núi Co - xim - xcô cao 2230m. BÀI 2 - GV: Chia 4 nhóm thảo luận - HS: Thảo luận 10p và tình bày trong phiếu học tập - GV: Hướng dẫn các nhóm và quản lí lớp - HS: Trình bày a) Sự phân bố mưa: Lượng mưa mm Loại gió Sự phân bố Giải thích 1. Miền Bắc (Xích đạo - Ven biển Bắc vào - Do ảnh hưởng: vị trí ĐL gần 200N) Đông Bắc. lượng mưa XĐ, địa hình ven biển thấp. - Gió mùa cao từ: 1001 → 1500 - Hướng TB - ĐB 2. Miền Trung : 200N - Ven biển phía Đông - Do ảnh hưởng dòng biển nóng → 350N mưa nhiều từ 1001 → và ĐH đón gió của dãy Đông - Gió Tín phong 1500 mm. Ôxtrâylia. - Hướng ĐN - Ven biển phía tây mưa - Do ảnh hưởng dòng biển lạnh, ít dần 251 → 500mm ảnh hưởng gió Tín phong với.

<span class='text_page_counter'>(169)</span> KH lục địa khô nóng. 3. Miền Nam : 350N → - Ven biển Tây Nam - Do ảnh hưởng gió thổi song 450N -Đông Nam song với bờ biển nên ít mang - Gió Tây ôn đới - LM 251 → 500mm hơi nước vào đất liền. - Hướng Tây b) Sự phân bố hoang mạc : - Hoang mạc phân bố phía Tây lục địa nơi có lượng mưa giảm dần từ ven biển vào. - Sự phân bố hoang mạc ở lục địa Ôxtrâylia phụ thuộc vào vị trí ĐH và ảnh hưởng của dòng biển lạnh, hướng gió thổi thường xuyên. 4. Củng cố 2p Hãy nhận xét và giải thích đặc điểm khí hậu lục địa Ôxtrâylia? 5. Dặn dò 1p - Ôn lại bài - Hoàn thành các bài tập trong vở BT Bản đồ và BT Địa lý - Chuẩn bị bài: Thiên nhiên châu Âu IV. RÚT KINH NGHIỆM. ......................................................................................................................................... ... ..................................................................................................................................... ....... Ngày .... tháng .... năm ..... Ký duyệt. TUẦN 29 Ngày soạn: 03/03/2015 Ngày dạy: Tiết: 57. BÀI 51: THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Biết được vị trí địa lí, giới hạn châu Âu trên bản đồ.

<span class='text_page_counter'>(170)</span> - Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm tự nhiên cơ bản của châu Âu 2. Kĩ năng: - Phân tích lược đồ, đọc biểu đồ II. CHUẨN BỊ - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, bản đồ tự nhiên châu Âu, tài liệu, tranh ảnh về châu Âu, Atlat địa lý tự nhiên thế giới. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lý 7 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (3phút) - Thu vở bài tập của 2 HS chấm 3. Hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu vị trí, địa hình (15p) 1. Vị trí, địa hình - GV giới thiệu khái quát vị trí, giới hạn a. Vị trí: châu Âu trên bản đồ tự nhiên: - Châu Âu là 1 bộ phận của lục địa Á-Âu với diện tích >10 triệu km 2 ? Châu Âu nằm trong giới hạn nào? Tiếp - Giới hạn: Từ 360B – 710B giáp với châu nào? Đại dương nào? + Bắc giáp BBD + Nam giáp biển ĐTH + Tây giáp ĐTD + Đông giáp châuÁ ? Dựa vào lược đồ 51.1SGK cho biết bờ - Bờ biển lại cắt xẻ mạnh, biển ăn sâu vào biển châu Âu có đặc điểm gì khác biệt với đất liền tạo nhiều bán đảo, vũng, vịnh các châu lục đã học - HS: trả lời - GV: Yêu cầu HS xác định trên bản đồ: biển Địa Trung Hải, Măng-sơ, biển Bắc, biển Ban-tich, biển Đen, biển Trắng; các bán đảo: Xcan-di-na-vi, I-bê-rich, I-ta-lia, Ban-căng - HS: trả lời - GV: yêu cầu thảo luận nhóm theo nội dung sau: ? Dựa vào H51.1 SGK nêu đặc điểm địa 2. Địa hình: hình châu Âu (phân bố, hình dạng, tên địa - Đồng bằng chiếm 2/3 diện tích kéo dài hình chủ yếu) từ tây sang đông gồm đồng bằng ttây - Lớp chia thành 3 nhóm, mỗi nhóm thảo trung âu và đông âu luận 1 dạng địa hình - Núi già ở phí Bắc và trung tâm - HS: báo cáo kết quả, nhóm bổ sung - Núi trẻ ở phía tây, Nam và Trung Âu - GV: Nhận xét chốt ý. HĐ2: Tìm hiểu Khí hậu, sông ngòi, thực 2. Khí hậu, sông ngòi, thực vật: vật (17p) a. Khí hậu: - GV: Quan sát H51.2 SGK cho biết châu - Đại bộ phận có khí hậu ôn đới Âu có các kiểu khí hậu nào? - Ven biểu Tây Âu và phía bắc Tây Âu:.

<span class='text_page_counter'>(171)</span> - HS: Trả lời - GV: Dựa vào H51.1, 51.2 SGK giải thích vì sao phía tây châu Âu có khí hậu ấm áp và mưa nhiều hơn phía đông? (do dòng biển nóng bắc Đại Tây Dương ảnh hưởng lớn đến khí hậu bờ tây. Gió tây ôn đới đưa hơi ấm, ẩm vào đất liền. Vào sâu phía đông ảnh hưởng của biển và gió tây ôn đới yếu dần) - HS: Trả lời - GV: Dựa vào H51.1 nhận xét về: + Mật độ sông ngòi + Kể tên các con sông chính - HS: Trả lời. KH ôn đới hải dương - Vùng Trung và Tây Âu, phía đông dãy Xcan-di-na-vi: KH ôn đới lục địa - Ven biển Địa Trung Hải: KH Địa Trung Hải. b. Sông ngòi - Dày đặc, lượng nước dồi dào - Các sông lớn: Đa-nuýp, Rai-nơ, Vôn-ga - Các con sông đổ ra BBD, mùa đông đóng băng lâu - GV: Chia 4 nhóm thảo luận c. Thực vật: ? Sự phân bố thực vật thay đổi theo yếu tố - Thay đổi từ bắc xuống nam, từ đông nào của tự nhiên sang tây theo sự thay đổi của nhiệt độ và ? Mối quan hệ của khí hậu và sự phân bố lượng mưa thực vật hiện qua vị trí khu vực như thế - Ven biển Tây Âu có khí hậu ôn đới Hải nào dương: Rừng lá rộng (sòi, dẻ...) - HS: Đại diện trình bày - Vùng nội địa có khí hậu ôn đới lục địa: - GV: Nhận xét chốt ý Rừng lá kim (thông, tùng...) Ven biển Địa Trung Hải có khí hậu Địa Trung Hải: Rừng cây bụi gai - Phía Đông Nam có khí hậu cận nhiệt, ôn đới lục địa: Thảo nguyên 4. Củng cố 3p - Nêu đặc điểm địa hình và khí hậu châu Âu 5. Dặn dò 1p - Học bài cũ và chuẩn bị bài mới. IV. RÚT KINH NGHIỆM. ......................................................................................................................................... ... ..................................................................................................................................... ....... Ngày .... tháng .... năm ..... Ký duyệt. TUẦN 29 Ngày soạn: 03/03/2015.

<span class='text_page_counter'>(172)</span> Ngày dạy: Tiết: 58. BÀI 52: THIÊN NHIÊN CHÂU ÂU (Tiếp) I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Nêu và giải thích ở mức độ đơn giản sự khác nhau giữa các kiểu môi trường ôn đới hải dương, ôn đới lục địa, địa trung hải, núi cao 2. Kĩ năng: - Đọc bản đồ, phân tích bản đồ khí hậu - Phân tích tranh ảnh để nắm được các đặc điểm của môi trường và mối quan hệ chặt chẽ giữa các thành phần tự nhiên của từng môi trường II. CHUẨN BỊ - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, bản đồ tự nhiên châu Âu, tài liệu, tranh ảnh về châu Âu, Atlat địa lý tự nhiên thế giới. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lý 7 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5phút) - Nêu sự phân bố các loại địa hình chủ yếu ở châu Âu? - Giải thích vì sao phía Tây của châu Âu có khí hậu ấm áp nhiều mưa hơn phía Đông? 3. Hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu các môi trường tự 3. Các môi trường tự nhiên nhiên (35p) a. Môi trường ôn đới Hải dương - GV: Châu Âu có các kiểu khí hậu nào? - Đặc điểm: Hè mát, đông khong lạnh Nêu đặc điểm? lắm, nhiệt đọ thường trên 0 0C, mưa quanh - HS: Trả lời năm trung bình từ 800-1000mm - GV: Chia 3 nhóm thảo luận nhóm thảo - Phân bố: Ven biển Tây Aâu luận 1 kiểu khí hậu - Sông ngòi: Nhiều nước quanh năm, - Phân tích H52.1, H52.2, H52.3SGK cho không đóng băng biết đặc điểm của từng khí hậu về: - Thực vật: Rừng lá rộng + Nhiệt độ b. Môi trường ôn đới lục địa: + Lượng mưa - Đặc điểm: Đông lạnh, khô, có tuyết rơi, + Tính chất chung hè nóng có mưa + Phân bố - Phân bố: Khu vực Đông Aâu + Đặc điểm sông ngòi, thực vật - Sông ngòi: Nhiều nước vào mùa xuân, - HS: Đại diện trình bày hè, mùa đông đóng băng - GV: nhấn mạnh vai trò rất lớn của dòng - Thực vật: thay đổi từ Bắc – Nam, rừng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió tây lá kim và thảo nguyên chiếm ưu thế ôn đới hải dương c. Môi trường Đại Trung Hải: - GV: Liên hệ giáo dục môi trường, đa - Đặc điểm: mùa đông không lạnh có dạng sinh học mưa, mùa hẹ nóng, khô - GV giới thiệu: thiên nhiên châu Âu - Phân bố: Nam Aâu, Ven Địa Trung Hải ngoài 3 môi trường vừa tìm hiểu còn có - Sông ngòi: Ngắn dốc nhiều nước vào.

<span class='text_page_counter'>(173)</span> môi trường núi cao. Điển hình là vùng mùa thu, đông núi An-pơ nơi gió tây ôn đới mang hơi - Thực vật: rừng thưa, cây bụi gai nước ấm ẩm của Đại Tây Dương thổi vào d. Môi trường núi cao: nên có mưa nhiều và độ cao ảnh hưởng - Môi trường núi cao có mưa nhiều ở các sâu sắc tới sự hình thành các vành đai sườn đón gió phía tây thực vật ở môi trường núi cao - Thực vật thay đổi theo độ cao - GV: cho HS quan sát H52.4SGK cho biết trên dãy An-pơ có bao nhiêu đai thực vật? Mỗi đai nằm trên độ cao bao nhiêu? + dưới 800m đồng ruộng, làng mạc + 800 - 1.800m đai rừng hỗn giao + 1.800 - 2.200m đai rừng lá kim + 2.200 - 3.000m đai rừng đồng cỏ núi cao + >3000m băng tuyết vĩnh cữu - GV: tại sao các đai thực vật phát triển theo độ cao khác nhau? (do độ ẩm, nhiệt độ thay đổi) - HS: Trả lời 4. Củng cố 3p - Trình bày sự thay đổi thực vật ở châu Âu từ Tây sang Đông? Tại sao có sự thay đổi đó? - Khái quát về các loại môi trường Châu Âu? 5. Dặn dò 1p - Chuẩn bị cho bài thực hàn. Ôn cách phân tích biểu đồ khí hậu IV. RÚT KINH NGHIỆM. ......................................................................................................................................... ... ..................................................................................................................................... ....... Ngày .... tháng .... năm ..... Ký duyệt.

<span class='text_page_counter'>(174)</span> TUẦN 30 Ngày soạn: 10/03/2015 Ngày dạy: Tiết: 59. BÀI 53: THỰC HÀNH: ĐỌC, PHÂN TÍCH LƯỢC ĐỒ, BIỂU ĐỒ NHIỆT ĐỘ VÀ LƯỢNG MƯA CHÂU ÂU I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Biết các cách nhận biết đặc điểm khí hậu ở từng môi trường (3 kiểu môi trường) - Biết được môi trường tương ứng với loại rừng thích hợp 2. Kĩ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân tích lược đồ, BĐ, so sánh từng kiểu khí hậu và rút ra kết luận II. CHUẨN BỊ - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, BĐ tự nhiên châu Âu, Atlat địa lý tự nhiên TG - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lý 7 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5phút) Trình bày sự thay đổi của thực vật ở châu Âu từ Tây sang Đông? Tại sao có sự thay đổi đó? 3. Hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Nhận biết đặc điểm khí hậu (15p) 1. Nhận biết đặc điểm khí hậu - GV: Chia 4 nhóm thảo luận ? Cùng vĩ độ nhưng miền ven biển của bán - Cùng vĩ độ nhưng miền ven biển của đảo Xcan-di-na-vi có khí hậu ấm áp và mưa bán đảo Xcan-di-na-vi có khí hậu ấm áp nhiều hơn ở Ai-xơ-len? và mưa nhiều hơn ở Ai-xơ-len vì: + Do ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc + Do ảnh hưởng của dòng biển nóng Đại Tây Dương Bắc Đại Tây Dương + Gió tây ôn đới + Gió tây ôn đới ? Phân tích đường đẳng nhiệt tháng giêng, - Qua các đường đẳng nhiệt tháng giêng, nhiệt độ châu Âu vào mùa đông? nhiệt độ châu Âu vào mùa đông: 0 + Ven Đại Tây Dương: 10 C (ấm) + Ven Đại Tây Dương: 100 C (ấm) + Càng đi về phía đông càng lạnh dần giáp + Càng đi về phía đông càng lạnh dần Ural - 200 C. giáp Ural – 200 C - HS: các nhóm thảo luận. Đại diện trình bày - GV: nhận xét, chốt ý, ghi bảng HĐ2: Phân tích một số biểu đồ nhiệt độ và 2. Phân tích mộtt số biểu đồ nhiệt độ lượng mưa (20 phút) và lượng mưa.

<span class='text_page_counter'>(175)</span> - GV:Yêu cầu HS phân tích biểu đồ nhiệt + Trạm A: khí hậu ôn đới lục địa, tương độ và lượng mưa của trạm A theo mẫu: ứng với thảm thực vật D + Nhiệt độ tháng I và tháng VII? Biên độ nhiệt giữa 2 tháng? + Trạm B: KH Địa Trung Hải tương ứng + Các tháng mưa nhiều? Các tháng mưa ít? với thảm thực vật F (cây bụi, cây lá + Ứng với kiểu khí hậu nào? Vì sao? cứng) + Kiểu khí hậu đó ứng với thảm thực vật nào trong hình? Giải thích + Trạm C: KH ôn đới hải dương tưong - HS: Phân tích lần lượt từng nội dung ứng với thảm thực vật E (rừng cây lá - GV: Nhận xét rộng) - 2 trạm B và C làm tương tự trạm A - HS: Làm thực hành vào vở - GV: thu bài 3 HS chấm lấy điểm 4. Củng cố 3’ - Nhắc lại đặc điểm 3 kiểu khí hậu trong bài tập 2 5. Dặn dò 1’ - Ôn lại bài. Làm bài tập đầy đủ IV. RÚT KINH NGHIỆM. ......................................................................................................................................... ... ..................................................................................................................................... ....... Ngày .... tháng .... năm ..... Ký duyệt. TUẦN 30 Ngày soạn: 10/03/2015 Ngày dạy: Tiết: 60. BÀI 54: DÂN CƯ, XÃ HỘI CHÂU ÂU I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: -Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm dân cư, xã hội châu Âu - Biết được Châu Âu có sự đa dạng về tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa 2. Kĩ năng: - Phân tích lược đồ - Phân tích tháp dân số ở Châu Âu II. CHUẨN BỊ - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, bản đồ phân bố dân cư và đô thị châu Âu, ảng tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của một số nước ở châu Âu, tranh ảnh, tài liệu về dân cư và xã hội châu Âu. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lý 7 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (3phút).

<span class='text_page_counter'>(176)</span> - Kiểm tra tập bản đồ 1 HS 3. Hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS HĐ1: Tìm hiểu: Sự đa dạng về tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa (15p) - GV: Trên thế giới có những chủng tộc nào lớn? - GV: Dân cư châu Âu thuộc chủng tộc nào - GV: Dân cư theo đạo gì? - HS: trả lời - GV: Quan sát H54.1 SGK, cho biết Châu Âu có những nhóm ngôn ngữ nào? Nêu tên các nước trong từng nhóm? + Ngôn ngữ Latinh: Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, I-ta-li, Ru-ma-ni + Ngôn ngữ Giec-man: Anh, Bỉ, Đức, Áo, Đan Mạch, Na-Uy, Thụy Điển + Ngôn ngữ Xla-vơ: Nga, Xlô-va-ki-a, Xec-bi, Ba Lan, Sec… - HS: trả lời - GV mở rộng: Châu Âu rất đa dạng về ngôn ngữ và văn hóa do tính đa dân tộc. Châu Âu có nhiều lễ hội đặc sắc và thú vị như: lễ hội hóa trang Ha-lo-wen, lễ hội ném cà chua, lễ hội té nước… - GV: Châu Âu có những đạo gì? (Gồm: Cơ Đốc giáo (Thiên Chúa, Tin Lành, Chính thống) và đạo Hồi) HĐ2: Tìm hiểu: Dân cư châu Âu đang già đi. Mức độ đô thị cao (20p) - GV: Quan sát H54.2 SGK nhận xét sự thay đổi kết cấu dân số theo độ tuổi của châu Âu và của thế giới trong giai đoạn 1960-2000 - HS: Trả lời + Dân số dưới tuổi lao động của châu Âu giảm dần từ năm 1960-2000. trong khi dân số dưới độ tuổi lao động của thế giới tăng liên tục từ 1960-2000 + Dân số trong độ tuổi lao động của châu Âu tăng chậm từ 1960-1980 và giảm dần từ 1980-2000. Trong khi đó dân số trong tuổi lao động của thế giới tăng liên tục từ 19602000 + Dân số trên độ tuổi lao động của châu ÂU tăng liên tục từ 1960-2000. Trong khi. NỘI DUNG CHÍNH 1. Sự đa dạng về tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa: - Phần lớn theo chủng tộc Ơ-rô-pê-ô-it - Chủ yếu theo đạo Cơ Đốc giáo (đạo thiên chúa, tin lành, đạo chính thống) - Gồm 3 nhóm ngôn ngữ chính:Gíecman, La-tinh, Xla-vơ. - Các cuộc thiên di và chiến tranh tôn giáo trong lịch sử dẫn đến đa dạng về tôn giáo, ngôn ngữ, tôn giáo. 2. Dân cư châu Âu đang già đi. Mức độ đô thị cao: - Dân cư khoảng 739,2 triệu (2011) - Tỷ lệ gia tăng tự nhiên chưa tới: 0.1% - Mật độ dân số: 70 người/km2 - Nơi đông dân: các đồng bằng, thung lũng lớn và vùng duyên hải - Nơi thưa dân: phía bắc và vùng núi cao - Mức độ đô thị hóa cao: 75% dân cư sống trong các đô thị - Các thành phố nối tiếp nhau tạo thành dải đô thị, đô thị hóa nông thôn phát triển.

<span class='text_page_counter'>(177)</span> đó, dân số trên độ tuổi lao động thế giới cũng tăng liên tục từ 1960-2000 nhưng nhỏ - GV: Rút ra nhận xét về sự thay đổi hình dạng tháp tuổi ở châu Âu? (Hình dạng tháp tuổi từ 1960-2000 chuyển từ trẻ sang già trong khi đó hình dạng tháp tuổi của thế giới là trẻ) - HS: Trả lời - GV: Quan sát H54.3 SGK, nhận xét sự phân bố dân cư ở châu Âu + Các vùng có mật độ dân cư cao (từ 125400 người/km2) + Các vùng thưa dân (<25 người/ km2) - GV: Rút ra nhận xét về sự phân bố dân cư và đô thị ở châu Âu? - HS: trả lời 4. Củng cố 3p - Chứng minh sự đa dạng trong văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ của châu Âu? - Vì sao nói dân cư châu Âu đang già đi? 5. Dặn dò 1p - Về học bài cũ và chuẩn bị bài mới IV. RÚT KINH NGHIỆM. ......................................................................................................................................... ... ..................................................................................................................................... ....... Ngày .... tháng .... năm ..... Ký duyệt. TUẦN 31 Ngày soạn: 19/03/2015 Ngày dạy: Tiết: 61. BÀI 55: KINH TẾ CHÂU ÂU I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản một số đặc điểm về kinh tế châu Âu: + Châu âu có nền nông nghiệp hàng hoá phát triển cao . + Châu âu có nền công nghiệp hiện đại và có lịch sử phát triển từ rất sớm. + Dịch vụ châu âu năng động, đa dạng chiếm tỉ trọng lớn trong nền kinh tế và phát triển nhất. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân tích lược đồ, biểu đồ nông nghiệp, công nghiệp.

<span class='text_page_counter'>(178)</span> II. CHUẨN BỊ - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, Bản đồ NN châu Âu, bản đồ CN châu Âu, hình ảnh, tư liệu về CN, NN và dịch vụ ở châu Âu - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lý 7 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (3phút) Nêu đặc điểm đô thị hóa ở Châu Âu? 3. Hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu Nông nghiệp (10’) 1. Nông nghiệp: - GV: cho HS quan sát H55.1 SGK - HS: thảo luận theo bàn với nội dung: nhận - Tiên tiến đạt hiệu quả cao xét về NN ở châu Âu - Hình thức tổ chức: - Đại diện nhóm trả lời kết quả kết hợp lên + Hộ gia đình: đa canh chỉ bản đồ trên bảng + Trang trại: chuyên môn hóa - GV: chuẩn xác kiến thức + Vùng trồng nho và cây ăn quả: ven biển - NN phát triển trình độ cao, áp dụng Địa Trung Hải KHKT + Vùng trồng nho, cam, chanh, ôliu, rau: - Chăn nuôi tỷ trọng cao hơn trồng trọt ven biển Địa Trung Hải +Vùng chăn nuôi bò, cừu: đồng bằng phía bắc của tây và trung âu GV mở rộng: NN ở châu ÂU rất phát triển do họ vận dụng KHKT, máy móc vào trong sản xuất nên chất lượng cao, năng suất tăng, hiệu quả cao. Dù NN quy mô không lớn nhưng chất lượng cao. Sản phẩm chất lượng cao HĐ2: Tìm hiểu Công nghiệp (15’) 2. Công nghiệp - GV: Cho HS thảo luận về sự phân bố các - Phát triển rất sớm, sản phẩm nổi tiếng ngành CN ở Châu Âu? về chất lượng cao - HS: thảo luận theo bàn - HS: Đại diện nhóm trả lời kết hợp chỉ bản đồ trên bảng - GV chuẩn xác kiến thức - GV mở rộng: CN ở châu Âu trong giai đoạn hiện nay, dưới tác động của KHKT và nhu cầu thị trường thế giới có sự thay đổi trong phân bố và sản xuất. - GV: em hãy nêu 1 số ngành CN hiện đại - Các nghành CN truyền thống: khai và truyền thống nổi tiếng ở Châu Âu? thác than, luyện kim, đóng tàu…bị giảm - HS: Trả lời sút do sự cạnh tranh của các nước CN - GV: Quan sát H55.3 SGK HS rút ra nhận mới nên phải thay đổi về công nghệ xét về nghành CN hàng không của châu Âu - Những nghành CN mới được xây dựng - HS: Nhận xét ở các trung tâm công nghệ cao: điện tử,.

<span class='text_page_counter'>(179)</span> GV mở rộng: mỗi quốc gia châu Âu được phân công mộtt số bộ phận máy bay để đảm bảo vận dụng hiệu quả các thành tựu KHKT, công nghệ vào việc sản xuất trên quy mô lớn hàng loạt máy bay khổng lồ với giá thành thấp và hiệu quả kinh tế cao. cơ khí chính xác và tự động hóa, CN hàng không… phát triển mạnh nhờ liên kết chặt chẽ với các viện nghiên cứu, trường đại học và hợp tác với nước ngoài. Nên tăng năng suất và chất lượng cao, phù hợp với yêu cầu thị trường 3. Dịch vụ: HĐ3: Tìm hiểu Dịch vụ (10’) - Là nghành kinh tế quan trọng, phát - GV: Kể một số nghành dịch vụ (bảo triển đa dạng hiểm, ngân hàng, tài chính, du lịch…) - Là nguồn thu ngoại tệ lớn - HS: trả lời - GV: cho HS quan sát H55.4 SGK HS phân tích hình kết hợp với nội dung bài học - HS: rút ra nhận xét về mối quan hệ giữa tự nhiên, văn hóa, lịch sử với vấn đề phát triển du lịch ở châu Âu - GV: Nêu tên mộtt số trung tâm du lịch nổi tiếng ở châu Âu: + Pháp: tháp Effel, bảo tàng Louvre + Anh: đồng hồ Big Ben, cầu London – Bridge - Wallpapers, 1 số cung điện… + Đức: Berlin, Munich… 4. Củng cố 3’ Nêu đặc điểm ngành nông nhiệp, công nghiệp và dịch vụ châu Âu? Nhờ những điều kiện nào ngành du lịch châu Âu phát triển? 5. Dặn dò 1’ - Ôn lại bài. Làm bài tập đầy đủ IV. RÚT KINH NGHIỆM. ......................................................................................................................................... ... ..................................................................................................................................... ....... Ngày .... tháng .... năm ..... Ký duyệt. TUẦN 31 Ngày soạn: 19/03/2015 Ngày dạy: Tiết: 62. BÀI 56: KHU VỰC BẮC ÂU I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức:.

<span class='text_page_counter'>(180)</span> - Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản đặc điểm nổi bật về tự nhiên, kinh tế của khu vực Bắc Âu - Xác định được vị trí địa lí, tên các quốc gia của Bắc Âu 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng phân tích lược đồ nông nghiệp, công nghiệp II. CHUẨN BỊ - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, bản đồ tự nhiên, kinh tế Châu Âu, hình ảnh, tư liệu Bắc Âu - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lý 7 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (3phút) Vì sao CN châu Âu lại phát triển? Kể tên 1 số địa điểm du lịch nổi tiếng ở Châu Âu 3. Hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiêu Khái quát tự nhiên (15’) 1. Khái quát tự nhiên: - GV: cho HS tự nghiên cứu SGK và bản - Khu vực Bắc Âu gồm các nước: Na đồ thảo luận theo bàn với nội dung sau: Uy, Thụy Điển, Phần Lan và Ai-xơ-len + Tên các nước Bắc Âu (Na Uy, Thụy Điển, Phần Lan, Ai-xơ-len) + Các nước trên bán đảo Xcan-di-na-vi: Thụy Điển, Na Uy - HS: Quan sát H56.1, 56.2, 56.3 SGK kể - Địa hình băng hà cổ rất phổ biến trên tên các dạng địa hình do băng hà cổ để lại bán đảo Xcan-di-na-vi: bờ biển dạng fio cho Bắc Âu (bờ biển dạng fio ở Na Uy và (Na Uy), hồ đầm (Phần Lan). Ai-xơ-len hồ băng hà ở Phần Lan) có nhiều núi lửa và suối nước nóng - GV: Quan sát H56.4 SGK kết hợp với - Khí hậu lạnh giá vào mùa đông, mát kiến thức đã học, giải thích tại sao có sự mẻ vào mùa hạ khác biệt về khí hậu giữa phía đông và phía tây dãy Xcan-di-na-vi? (Do ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió tây ôn đới .) HĐ2: Tìm hiểu Kinh tế Bắc Âu (20’) 2. Kinh tế - GV: cho HS nghiên cứu SGK cho biết: - Các nước Bắc Âu có mức sống cao thế mạnh của các nước Bắc Âu là gì? Phân dựa trên cơ sở khai thác tài nguyên thiên tích từng thế mạnh? (Là biển, rừng và thủy nhiên 1 cách hợp lý để phát triển kinh tế năng) đạt hiệu quả cao. + Nghành hàng hải và đánh bắt cá là 2 + Thủy điện dồi dào, giá rẻ nghành KT khai thác hợp lý tài nguyên của + Hoạt động đánh bắt thủy sản phát biển triển bậc nhất thế giới + Nghành khai thác rừng đi đôi với việc + CN khai thác gỗ, dầu khí phát triển bảo vệ và trồng lại rừng là nghành KT khai thác hợp lý tài nguyên rừng - HS: Trả lời - GV: Quan sát H56.5 SGK và nhận xét về.

<span class='text_page_counter'>(181)</span> nghành đánh bắt cá ở Bắc Âu - GV giảng giáo dục về môi trường cho HS: liên hệ đến Việt Nam- những thực trạng và hướng khắc phục giống Bắc Âu GV mở rộng: KT ở Bắc Âu phát triển rất đa dạng, có cả nghành công nghệ kỹ thuật cao như viễn thông, tin học… và khai thác rừng, thủy hải sản…luôn luôn đi đôi với bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường tự nhiên. 4. Củng cố 3’ - Các nước Bắc Âu đã khai thác thiên nhiên hợp lý để phát triển kinh tế như thế nào? 5. Dặn dò: 1’ - Học bài và chuẩn bị bài mới IV. RÚT KINH NGHIỆM. ......................................................................................................................................... ... ..................................................................................................................................... ....... Ngày .... tháng .... năm ..... Ký duyệt. TUẦN 32.

<span class='text_page_counter'>(182)</span> Ngày soạn: 29/03/2015 Ngày dạy: Tiết: 63. BÀI 57: KHU VỰC TÂY VÀ TRUNG ÂU I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản đặc điểm nổi bậc về tự nhiên, kinh tế của khu vực Tây và Trung Âu 2. Kỹ năng: - Rèn luyện HS phân tích lược đồ, tranh ảnh II. CHUẨN BỊ - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, lược đồ khu vực Tây và Trung Âu, hình ảnh, tư liệu về khu vực - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lý 7 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - Trình bày đặc điểm nền KT ở Bắc Âu? - Nêu những khó khăn về điều kiện tự nhiên của các nước Bắc Âu với đời sống và sản xuất 3. Hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Khái quát tự nhiên (15p) 1. Khái quát tự nhiên: - GV: Dựa vào H57.1 SGK kết hợp với a. Vị trí lược đồ các nước châu Âu: ? Xác định phạm vi khu vực - Trải dài từ quần đảo Anh - Ailen đến dãy Cac-pat ? Kể tên các nước trong khu vực - Gồm 13 quốc gia: Anh - Ailen, Đan - HS: trả lời Mạch, Hà Lan, Pháp, Bỉ, Thụy Sĩ, Áo, Hung-ga-ri, Ru-ma-ni, Xlô-va-ki-a, Séc, Đức, Ba-lan - GV: Chia 4 nhóm thảo luận b. Địa hình - HS quan sát H57.1 SGK và thông tin - Khu vực Tây và Trung Âu gồm 3 miền địa hình: SGK: Cho biết địa hình khu vực có những đồng bằng, núi già, núi trẻ Miền Thế dạng nào? Phân bố ra sao? Tài nguyên và Đặc điểm ĐH mạnh thế mạnh của vùng - Đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung ĐB - Nằm giáp biển Nông - GV nhận xét chốt ý phía Bắc và biển Ban nghiệp Bắc Tích - Phía bắc nhiều đầm lầy, hồ đất xấu đang sụt lún, phía Nam đất màu mở Núi già - Nằm ở phía Khoáng.

<span class='text_page_counter'>(183)</span> trung tâm. Nam đồng bằng - Là miền núi uốn nếp, đoạn tầng - Các khối núi ngăn cách với nhau, bởi đồng bằng nhỏ hẹp và bồn địa Núi trẻ Dãy An-pơ, Cacphía pat với nhiều đỉnh Nam núi cao 20003000m. sản, chăn nuôi. Rừng, khoáng sản, chăn nuôi, du lich. - GV: Nêu đặc điểm khí hậu khu vực? c. Khí hậu – sông ngòi - HS: trả lời - Nằm hoàn toàn trong đới ôn hoà, chịu - GV: Khí hậu ảnh hưởng đến mạng lưới ảnh hưởng của gió Tây, biển sông ngòi như thế nào - Sông ngòi ven biển phía Tây nhiều nước quanh năm, phía Đông đóng băng vào mùa đông 2. Kinh tế: HĐ2: Kinh tế (20p) - GV: Chia 3 nhóm thảo luận a. Công nghiệp + N1: Công nghiệp khu vực Tây và Trung - Tây và Trung Âu tập trung nhiều Âu có những đặc điểm gì nổi bật? cường quốc CN hàng đầu thế giới, nhiều vùng CN nổi tiếng, nhiều hải cảng lớn - Nền CN phát triển đa dạng và năng suất cao nhất châu Âu b. Nông nghiệp + N2: Nêu đặc điểm của ngành nông - Đạt trình độ thâm canh cao nghiệp? Chăn nuôi chiếm ưu thế hơn trồng trọt c. Dịch vụ + N3: Dịch vụ khu vực có những thế mạnh - Các nghành dịch vụ phát triển, chiếm gì? 2/3 tổng thu nhập quốc dân - HS: Đại diện trình bày, nhận xét, bổ sung - GV: Nhận xét chốt ý 4. Củng cố 3’ - Trình bày đặc điểm địa hình của khu vực Tây và Trung Âu kết hợp chỉ bản đồ 5. Dặn dò: 1’ - Học bài và chuẩn bị bài mới IV. RÚT KINH NGHIỆM. ......................................................................................................................................... ... ..................................................................................................................................... ....... Ngày .... tháng .... năm ..... Ký duyệt.

<span class='text_page_counter'>(184)</span> TUẦN 32 Ngày soạn: 29/03/2015 Ngày dạy: Tiết: 64. BÀI 58: KHU VỰC NAM ÂU I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản đặc điểm nổi bậc về tự nhiên, kinh tế của khu vực Nam Âu 2. Kỹ năng: - Rèn luyện HS phân tích lược đồ CN và NN, tranh ảnh II. CHUẨN BỊ - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, lược đồ khu vực Nam Âu, hình ảnh, tư liệu về khu vực - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lý 7 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - Nêu đặc điểm về tự nhiên của khu vực Tây và Trung Âu? 3. Hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Khái quát tự nhiên (15p) I. Khái quát tự nhiên: - GV: Quan sát hình 58.1 xác định vị trí và - Nam Âu gồm các nước: Tây Ban Nha, kể tên các nước trong khu vực Nam Âu? Bồ Đào Nha, Italia, Hy Lạp… - HS: trả lời - GV: Xác định các quốc gia trên bản đồ châu Âu? - HS: trả lời - GV: Nam Âu bao gồm những bộ phận - Nam Âu nằm ven Địa Trung Hải gồm nào? 3 bán đảo lớn: bđ I-bê-rích, bđ Italia, bđ - Chia 4 nhóm thảo luận Ban Căng. ? Nêu đặc điểm địa hình và khí hậu của khu - Địa hình: vực Nam Âu? + Phần lớn diện tích là núi trẻ và cao - Đại diện nhóm trình bày nguyên - GV cùng ha nhận xét, bổ sung, chốt ý, ghi + Các đồng bằng thường nhỏ hẹp, nằm bảng và mở rộng ven biển hoặc xen giữa núi và cao nguyên + Một số dãy núi lớn: Pi-rê-nê, An-Pơ... - Khí hậu: + Địa Trung hải (khô vào mùa hạ và mưa vào thu - đông)..

<span class='text_page_counter'>(185)</span> + Nhiệt độ cao quanh năm: > 10 0C ( cao nhất vào tháng 7) - Sông ngòi ngắn và dốc . HĐ2: Kinh tế (20p) II. Kinh tế - GV: yêu cầu thảo luận theo bàn - Kinh tế chưa phát triển bằng Bắc Âu, ? Nêu đặc điểm các ngành kinh tế của các Tây Âu và Trung Âu. nước Nam Âu? * Nông nghiệp: - Đại diện trình bày - Sản xuất theo quy mô nhỏ, chiếm 20% - Giáo viên nhận xét đánh giá bổ sung và lao động giảng . - Nhiều sản phẩm độc đáo: cây ăn quả - GV: Nước nào ở khu vực Nam Âu có nhiệt đới kinh tế phát triển nhất? - Nhiều nước phải nhập lương thực - HS: trả lời - Chăn nuôi: cừu, dê theo hình thức - GV: Kể tên một số địa điểm du lịch nổi chăn thả tiếng ở Nam Âu? * Công nghiệp - HS: trả lời - Trình độ sản xuất chưa cao - Nước có nền CN phát triển nhất là I-tali-a * Du lịch - Nguồn thu ngoại tệ lớn - Tài nguyên du lịch phong phú, đặc sắc: công trình kiến trúc, di tích lịch sử, văn hóa, nghệ thuật... 4. Củng cố 3’ - Nêu đặc điểm tự nhiên và kinh tế khu vực Nam Âu ? 5. Dặn dò: 1’ - Học bài và chuẩn bị bài mới IV. RÚT KINH NGHIỆM. ......................................................................................................................................... ... ..................................................................................................................................... ....... Ngày .... tháng .... năm ..... Ký duyệt.

<span class='text_page_counter'>(186)</span> TUẦN 33 Ngày soạn: 06/03/2015 Ngày dạy: Tiết: 65. BÀI 59: KHU VỰC ĐÔNG ÂU I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản đặc điểm nổi bậc về tự nhiên, kinh tế của khu vực Đông Âu 2. Kỹ năng: - Rèn luyện HS phân tích lược đồ CN và NN, tranh ảnh II. CHUẨN BỊ - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, lược đồ khu vực Đông Âu, hình ảnh, tư liệu về khu vực - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lý 7 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - Nêu đặc điểm về tự nhiên của khu vực Nam Âu? 3. Hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Khái quát tự nhiên (20p) I. KHÁI QUÁT TỰ NHIÊN - HS: Quan sát lược đồ châu Âu và hình 1. Vị trí, giới hạn 59.1 cho biết Đông Âu gồm những quốc - Liên bang Nga, U-crai-na, Bê-la-rut, gia nào? Lit-va, Lat-vi-a, E-xto-ni-a. Chiếm ½ - GV: yêu cầu xác định các quốc gia trên diện tích châu Âu bản đồ châu Âu - HS: Chia 4 nhóm thảo luận + Nêu đặc điểm địa hình và khí hậu của 2. Địa hình: khu vực Nam Âu? - Dải đồng bằng rộng lớn, Chiếm ½ diện - Đại diện nhóm trình bày tích Châu Âu - HS: Dựa vào bản đồ và tranh nêu đặc 3. Khí hậu: điểm địa hình, khí hậu, sông ngòi, thảm - Khí hậu ôn đới lục địa thực vật của khu vực Đông Âu ? - Sông ngòi đống băng vào mùa Đông - Đại diện nhóm trình bày - Thảm thực vật thay đổi từ Bắc xuống.

<span class='text_page_counter'>(187)</span> - GV: nhận xét đánh giá bổ sung và mở Nam. rộng HĐ2: Tìm hiểu về kinh tế (15p) II. KINH TẾ - HS dựa vào lược đồ trả lời câu hỏi: - Điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc ? Cho biết các khoáng sản chính ở Đông phát triển công nghiệp và nông nghiệp, Âu? đặc biệt là các ngành truyền thống - GV: Nêu đặc điểm các ngành kinh tế của - Các nước phát triển hơn cả là Nga, các nước Đông Âu? U-crai-na. Sản xuất nông nghiệp được - HS: Trả lời tiến hành theo qui mơ lớn. U-crai-na là - GV: Kinh tế Đông Âu có điểm gì khác so một trong những vựa lúa lớn của Châu với các khu vực khác của châu Âu ? Âu . - Giáo viên nhận xét đánh giá bổ sung, chốt ý, mở rộng 4. Củng cố: 3’ - Nêu đặc điểm tự nhiên và kinh tế khu vực Đông Âu? 5. Dặn dò: 1’ - Chuẩn bị bài :Liên Minh Châu âu với nội dung sau : - Mục đích của việc thành lập Liên Minh Châu âu ? IV. RÚT KINH NGHIỆM. ......................................................................................................................................... ... ..................................................................................................................................... ....... Ngày .... tháng .... năm ..... Ký duyệt. TUẦN 33 Ngày soạn: 06/03/2015 Ngày dạy: Tiết: 66. LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Hệ thống hóa lại được các kiến thức về: + Khí hậu Châu Nam Cực + Vị trí địa lí, thiên nhiên và dân cư, kinh tế Châu Đại Dương + Thiên nhiên Châu Âu, dân cư xã hội và kinh tế Châu Âu 2. Kỹ năng: - Phân tích lược đồ khí hậu - Đọc bản đồ tự nhiên, dân số II. CHUẨN BỊ.

<span class='text_page_counter'>(188)</span> - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, bản đồ tự nhiên Châu Đại Dương, châu Âu, lược đồ sự phân bố dân cư Châu Đại Dương, châu Âu - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lý 7 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - Nêu đặc điểm tự nhiên và kinh tế khu vực Đông Âu? 3. Hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS NỘI DUNG CHÍNH HĐ1: Tìm hiểu châu Nam Cực (5p) 1. Châu Nam Cực - GV: Hãy nêu đặc điểm khí hậu ở Châu - Khí hậu: Lạnh giá, có băng tuyết phủ Nam Cực quanh năm - HS: Trả lời - GV: Đánh giá tài nguyên khoáng sản của - Giàu tài nguyên khoáng sản châu lục này? - HS: trả lời - GV: Châu Nam Cực được phát hiện thời - Là châu lục được phát hiện và nghiên gian nào? Hiện nay có người sính sống ko? cứu muộn nhất Tại sao? - HS: Trả lời HĐ2: Ôn tập về Châu Đại Dương (10p) 2. Châu Đại Dương - GV: Em hãy nhắc lại đặc điểm về vị trí - Châu Đại Dương bao gồm: lục địa địa lí và địa hình Châu Đại Dương Ôxtraylia, chuỗi đảo núi lửa và đảo san - HS: trả lời hô - GV: Khí hậu Châu Đại Dương có gì nổi - Phần lớn có khí hậu nhiệt đới nóng bật? Kể tên 1 số loại động vật, thực vật ở ẩm, điều hòa, mưa nhiều châu lục này? - HS: Trả lời - GV: Nêu đặc điểm dân cư của Châu Đại - Châu Đại Dương có mật độ dân số Dương? thấp nhất trên thế giới, tỉ lệ dân thành thị - HS: Trả lời cao - GV: Kinh tế Châu Đại Dương có gì nổi - Kinh tế phát triển không đều giữa các bật? nước. Ôxtraylia và Niudilen là hai nước - HS: Trả lời phát triển nhất HĐ3: Ôn tập Châu Âu (20p) 3. Châu Âu * Thiên nhiên Châu Âu a. Thiên nhiên châu Âu - GV: Em hãy nêu những nét chính về vị trí * Vị trí địa lí, địa hình địa lí, địa hình Châu Âu? - Tiếp giáp với Châu Á, Bắc Băng - HS: Trả lời Dương, Đại Tây Dương - Bờ biển bị cắt xẻ mạnh, núi già ở phía Bắc và trung tâm, núi trẻ ở phía Nam,đồng bằng kéo dài từ tây sang đông - GV: Khí hậu Châu Âu có gì nổi bật? Nêu * Khí hậu sự phân hóa khí hậu? - Có sự phân hóa từ bắc xuống nam, từ - HS: Trả lời tây sang đông.

<span class='text_page_counter'>(189)</span> - GV: Chia nhóm: thảo luận và nhắc lại 3 kiểu môi trường tự nhiên: + Nhóm 1: thảo luận về đặc điểm, sự phân bố, sông ngòi, thực vật ở môi trường ôn đới hải dương + Nhóm 1: thảo luận về đặc điểm, sự phân bố, sông ngòi, thực vật ở môi trường ôn đới lục địa + Nhóm 2: thảo luận về đặc điểm, sự phân bố, sông ngòi, thực vật ở môi trường ôn đới hải dương + Nhóm 3: thảo luận về đặc điểm, sự phân bố, sông ngòi, thực vật ở môi trường ĐTH - HS: thảo luận và trình bày - GV: Nhận xét * Dân cư và kinh tế: - GV: chia nhóm thảo luận về dân cư và kinh tế + Nhóm 1: Thảo luận về sự phân bố dân cư, quá trình đô thị hóa ở Châu Âu + Nhóm 2: thảo luận về Nông nghiệp + Nhóm 3: thảo luận về Công nghiệp + Nhóm 4: Thảo luận về Dịch vụ - HS: thảo luận và trình bày - GV: kết luận. * Các môi trường tự nhiên - Môi trường ôn đới hải dương - Môi trường ôn đới lục địa - Môi trường địa trung hải - Môi trường núi cao. b. Dân cư, xã hội - Tỉ lệ gia tăng tự nhiên thấp, tỉ lệ đô thị hóa cao - Dân số đang già đi - Đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ c. Kinh tế châu Âu * Nông nghiệp - Có nền nông nghiệp tiên tiến, đạt hiệu quả cao - Sản xuất NN được chuyên môn hóa và đa canh * Công nghiệp - Phát triển sớm, có nhiều sản phẩm nổi tiếng về chất lượng cao - CN truyền thống đang gặp khó khăn - CN hiện đại đang được chú trọng phát triển * Dịch vụ - Là ngành kinh tế quan trọng - Phát triển đa dạng và rộng khắp - Là nguồn thu ngoại tệ lớn. 4. Củng cố: 3’ - GV chữa các bài tập khó trong tập bản đồ cho HS 5. Dặn dò: 1’ - Ôn lại kiến thức và chuẩn bị bài mới IV. RÚT KINH NGHIỆM. ......................................................................................................................................... ... ..................................................................................................................................... ....... Ngày .... tháng .... năm ..... Ký duyệt.

<span class='text_page_counter'>(190)</span> TUẦN 34 Ngày soạn: 11/03/2015 Ngày dạy: Tiết: 67. BÀI 60: LIÊN MINH CHÂU ÂU I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Biết được sự ra đời và mở rộng của liên minh châu Âu. - Hiểu rõ các mục tiêu của liên minh châu Âu. - Hiểu rõ liên minh châu Âu không ngừng mở rộng quan hệ kinh tế, văn hoá, xã hội với các nước trong khu vực và trên thế giới . - Nắm vững liên minh châu Âu là tổ chức thương mại hàng đầu và cũng là một trong những khu vực kinh tế lớn nhất thế giới . 2. Kỹ năng: - Sử dụng bản đồ, sơ đồ để tìm hiểu Liên minh châu Âu II. CHUẨN BỊ - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, bản đồ quá trình mở rộng liên minh châu Âu, một số hình ảnh về văn hoá và tôn giáo của các nước liên minh châu Âu, lược đồ các khối kinh tế trên thế giới, sơ đồ ngoại thương liên minh Châu Âu - Hoa Kì - Châu Á. - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lý 7 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút).

<span class='text_page_counter'>(191)</span> - Trả và nhận xét bài kiểm tra học kì II 3. Hoạt động dạy và học: HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS HĐ1: Sự mở rộng của Liên minh châu Âu (10’). NỘI DUNG CHÍNH 1. Sự mở rộng của Liên minh châu Âu: - HS: Quan sát 60.1 Nêu sự mở rộng của Liên minh - Liên minh châu Âu được mở châu Âu qua các giai đoạn ? (Sau 4 lần mở rộng rộng từng bước qua nhiều giai được 15 nước đoạn, đến năm 1995 đã gồm + Năm 1958 có 6 nước : Italia, Pháp, Bỉ, Luc-xem- 15 thành viên và đang có xu bua, Đức, Hà Lan. hướng tăng thêm. + Năm 1973 thêm 3 nước : Anh, Ailen, Đan Mạch. + Năm 1981 thêm 1 nước: Hy Lạp + Năm 1986 thêm 2 nước :Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha. + Năm 1995 thêm 3 nước : Áo, Thụy Điển, Phần Lan) - GV: Hiện nay EU gồm bao nhiêu nước? - HS: Trả lời (27 nước) HĐ2: Liên minh châu Âu - một mô hình liên minh 2. Liên minh châu Âu - một toàn diện nhất thế giới (10’) mô hình liên minh toàn diện nhất thế giới: - GV: Hãy xác định được mục tiêu chính trị xã hội - Liên minh châu Âu là hình và kinh tế của Liên minh châu Âu, trao đổi buôn thức liên minh cao nhất trong bán tự do với nhau. các hình thức tổ chức kinh tế - HS: Trả lời khu vực hiện nay trên thế giới, - GV: liên hệ thực tiễn ở Việt Nam về vấn đề: quốc là tổ chức thương mại hàng tịch, tôn giáo, dân tộc và đa dạng về văn hoá. đầu của thế giới. - GV: Liên minh châu Âu sử dụng đồng tiền chung (đồng Ơ-rô) tiêu sài dễ dàng qua lại nhiều nước trong khối này. HĐ3: Liên minh châu Âu - tổ chức thương mại 3. Liên minh châu Âu – tổ hàng đầu thế giới (15’) chức thương mại hàng đầu thế giới: - HS: Quan sát 60.3 nêu vài nét về hoạt động thương - Liên minh châu Âu không mại của Liên minh châu Âu? ngừng mở rộng quan hệ với (Liên minh châu Âu đầu tư công nghiệp vào các các nước và các tổ chức kinh nước công nghiệp mới ở châu Á, Trung và Nam Mĩ) tế trên toàn cầu. ? Tại sao nói Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới? (Vì khu vực này là khu vực tập trung những nước có trình độ công nghiệp , KHKT rất cao , nên chiếm tỉ trọng 40% hoạt động ngoại thương của thế giới ) - GV liên hệ việc Việt Nam gia nhập ASEAN vào ngày 25.7.1995 và nêu ý nghĩa của nó. (để buôn bán hàng hoá khỏi đóng thuế quan, chuyển.

<span class='text_page_counter'>(192)</span> giao công nghệ cho Việt Nam, thành 1 khối kinh tế lớn để cạnh tranh với các nước trên thế giới, nhằm thu lợi nhuận cao nhất) 4. Củng cố: 3’ - Kể tên những nước của Liên minh châu Âu? - Tại sao nói Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới ? 5. Dặn dò: 1’ - Về nhà học bài, làm bài tập 3 trang 183 - Xem lại các dạng biểu đồ đã gặp, cách vẽ IV. RÚT KINH NGHIỆM. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… …… Ngày .... tháng .... năm ...... TUẦN 34 Ngày soạn: 11/04/2014 Ngày dạy: Tiết 68. ÔN TẬP HỌC KÌ II I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức: - Hệ thống hóa lại được các kiến thức về: + Châu Mĩ + Châu Nam Cực + Châu Đại Dương + Châu Âu 2. Kỹ năng: - Phân tích lược đồ khí hậu - Đọc bản đồ tự nhiên, dân số II. CHUẨN BỊ - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, bản đồ tự nhiên Châu Đại Dương, châu Mĩ, châu Âu, châu Nam Cực - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lý 7 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ - lồng ghép trong quá trình ôn tập 3. Hoạt động dạy và học: Câu 1: Nêu sự giống và khác nhau của địa hình đại lục Bắc Mĩ và Nam Mĩ?.

<span class='text_page_counter'>(193)</span> - Giống nhau về cấu trúc địa hình chia làm 3 phần: núi trẻ, đồng bằng, núi già và sơn nguyên. - Khác nhau: + Phía Tây: Bắc Mĩ là núi trẻ Coocđie rộng, gồm nhiều dãy chạy song song; còn Trung và Nam Mĩ có núi trẻ Anđet có diện tích nhỏ nhưng coa đồ sộ. + Ở trung tâm: Bắc Mĩ là đồng bằng rộng, cao ở phía Bắc, thấp dần về phía Nam và đông nam; còn ở Trung Mĩ có nhiều đồng bằng liên tục từ Ôrinôcô đến Amazôn, đến Pampa. + Phía Đông: Bắc Mĩ là núi già Apalat còn Trung Mĩ và Nam Mĩ là các cao nguyên. Câu 2: Trình bày sự phân hoá khí hậu của Bắc Mĩ. Trải dài từ vòng cực Bắc đến vĩ tuyến 15 0B,, Bắc Mĩ nằm trên cả 3 vành đai khí hậu: hàn đới, ôn đới, nhiệt đới. Trong mỗi đới khí hậu lại có sự phân hoá theo chiều Tây – Đông. Có thể chia 4 vùng khí hậu: - Khí hậu hàn đới: ở các đảo phía Bắc, Alatxca, phía bắc Canada - Khí hậu ôn đới: ở hầu hết sơn nguyên phía Đông và đồng bằng trung tâm. - Khí hậu cận nhiệt và hoang mạc: ở phía Tây dãy Coocđie - Khí hậu nhiệt đới ở phía Nam lục địa Ngoài ra còn có kiểu khí hậu núi cao trên vùng núi Coocđie Câu 3: Những nguyên nhân nào làm cho nền nông nghiệp Hoa Kì và Canađa phát triển đạt trình độ cao? Kể tên một số nông sản chính của Bắc Mĩ? * Những nguyên nhân làm cho nền nông nghiệp Hoa Kì và Canađa phát triển đạt trình độ cao: - Điều kiện tự nhiên thuận lợi: diện tích đất nông nghiệp lớn, khí hậu đa dạng - Có trình độ khoa học kĩ thuật tiên tiến: áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật, đặc biệt tuyển chọn và lai tạo giống cây trồng và vật nuôi thích nghi với điều kiện sống, cho năng suất cao. - Cách tổ chức sản xuất nông nghiệp tiên tiến, chuyên môn hoá cao . . . * Tên một số nông sản chính của Bắc Mĩ: Lúa mì, ngô, bông vải, cam , chanh, nho, bò , lợn, . . . Câu 4: Nêu đặc điểm công nghiệp Bắc Mĩ. Tại sao trong những năm gần đây các ngành công nghiệp truyền thống của Hoa Kì bị giảm sút? Kể tên một số sản phẩm công nghiệp quan trọng của Bắc Mĩ? * Đặc điểm công nghiệp Bắc Mĩ: - Phát triển cao hàng đầu thế giới, đặc biệt là Hoa Kì và Canađa. - Công nghiệp chế biến giữ vai trò chủ đạo. - Phân bố ven biển Caribê, ven Đại Tây Dương, Thái Bình Dương. * Trong những năm gần đây các ngành công nghiệp truyền thống của Hoa Kì bị giảm sút vì: - Khủng hoảng kinh tế liên tiếp 1970- 1973, 1980 – 1982. - Sức cạnh tranh kém hiệu quả với một số nước trên thế giới, với một số ngành CN khai thác, đặc biệt ngành công nghệ cao. * Một số sản phẩm công nghiệp quan trọng của Bắc Mĩ: máy bay Bôing, tàu vũ trụ con thoi, máy tính,giấy, dầu khí . . . Câu 5: Đặc điểm đô thị hoá ở Trung và Nam Mĩ có gì khác với đô thị hoá ở Bắc Mĩ? Kể tên một số siêu đô thị của Trun gvà Nam Mĩ. * Đô thị hoá ở Trung và Nam Mĩ khác với đô thị hoá ở Bắc Mĩ: - Nguyên nhân: Di dân tự do ( dân số tăng nhanh, tìm kiếm việc làm, do thiên tai).

<span class='text_page_counter'>(194)</span> - Tốc độ nhanh không phù hợp với sự phát triển kinh tế xã hội. * Một số siêu đô thị ở Trung và Nam Mĩ: Xao pao lô, Bu ê nôt Ai ret, Li ma, Ri ô đê Gia nê rô, Xan tia gô, Bô gô ta . . . Câu 6: Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ phân hoá như thế nào? Tại sao? Trả lời: - Thiên nhiên Trung và Nam Mĩ do trải dài trên nhiều vĩ độ từ 10 0B đến 540N nên có sự phân hoá Bắc – Nam. - Thể hiện từ Bắc xuống Nam: rừng nhiệt đới – rừng xích đạo xanh quanh năm – rừng nhiệt đới ẩm – rừng thưa – Xavan – rừng lá cứng – rừng lá rộng, lá kim. Câu 7: Nêu thành viên của khối Méc – cô – xua và trình bày mục tiêu của khối này? - Các nước thành viên: Braxin, Achentina, Uruguay, Chi lê, Bôlivia. - Mục tiêu: thoát khỏi sự lũng đoạn kinh tế của Hoa Kì, tăng quan hệ ngoại giao giữa các nước thành viên, góp phần gia tăng sự thịnh vượng của các nước thành viên. Câu 8: Khu vực Tây và Trung Âu có đặc điểm gì nổi bật về công nghiệp và dịch vụ? * Công nghiệp: phát triển mạnh cả về công nghiệp hiện đại và công nghiệp truyền thống. Nơi tập trung nhiều cường quốc công nghiệp của thế giới, có nhiều vùng công nghiệp nổi tiếng, năng suất cao nhất Châu Âu. * Dịch vụ: phát triển mạnh, chiếm 2/3 tổng thu nhập quốc dân, có các trung tâm tài chính lớn, nhiều hải cảng lớn. Câu 9: Nêu các điều kiện thuận lợi về tự nhiên đối với sự phát triển nông nghiệp của các nước Đông Âu. Kể tên các cây trồng, vật nuôi chính của các nước Đông Âu? * Thuận lợi: - Diện tích đồng bằng rộng lớn. - Đất đai màu mỡ: đất đen thao nguyên và đất xám rừng lá rộng. - Nhiều đồng cỏ, nguồn nước dồi dào từ các sông lớn Von ga, Đôn, . . . * Cây trồng vật nuôi: lúa mì, củ cải đường, khoai tây, hướng dương, thịt bò, bò sữa, lợn, gia cầm. Câu 10: Khu vực Nam Âu nổi tiếng về những nông sản gì? Vì sao các nước Đông Âu phát triên mạnh ngành du lịch? * Nông sản chủ yếu: cây ăn quả cận nhiệt đới ( cam, chanh, nho, ôliu . . .) * Vì Nam Âu có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đặc sắc: - Nhiều công trình kiến trúc, di tích lịch sử, văn hoá và nghệ thuật cổ đại. - Bờ biển đẹp, khí hậu địa trung hải mùa hạ ít mưa, đầy nắng. Câu 11: Cho biết Bắc Âu gồm các quốc gia nào? Trình bày đặc điểm tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên của khu vực Bắc Âu. Giải thích vì sao có sự khác biệt về khí hậu giữa đông và Tây dãy Xcanđinavi? * Các nước Bắc Âu: Aixơlen và 3 nước ở bán đảo Xcanđinavi: Nauy, Thuỵ Điển, Phần Lan. * Tự nhiên và tài nguyên của khu vực Bắc Âu: - Địa hình: + Phần lớn bán đảo Xcanđinavi là núi và cao nguyên, dãy núi chính: Xcanđinavi; phía đông giá lạnh và ít mưa; phía Tây ko lạnh lắm và có mưa nhiều hơn. + Aixơlen được coi là xứ sở băng tuyết. - Tài nguyên: dầu mỏ, rừng, quặng đồng, sắt, thuỷ năng, hải sản, đồng cỏ, suối nước nóng..

<span class='text_page_counter'>(195)</span> * Giải thích: vì phía Tây chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương và gió Tây ôn đới, phía đông bị dãy Xcanđinavi chắn nên khí hậu mang tính lục địa ( ít mưa và lạnh) Câu 12: Nêu những nguên nhân làm cho nông nghiệp Châu Âu đạt hiệu quả cao? - Sản xuất nông nghiệp thâm canh, phát triển ở trình độ cao. - Áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến và có sự hỗ trợ của công nghiệp. - gắn chặt sản xuất nông nghiệp với công nghiệp chế biến. Câu 13: Hãy trình bày đặc điểm tự nhiên của Bắc Âu. Bắc Âu có những đặc điểm tự nhiên: - Băng hà cổ là địa hình phổ biến, nổi bật là dạng địa hình Fio,, nhiều hồ đầm, đồng bằng bồi tụ băng hà, địa hình băng hà lục địa. - Núi già và cao nguyên chiếm phần lớn diện tích của bán đảo Xcanđinavi. - Khí hậu khác biệt giữa 2 bên dãy núi Xcanđinavi. - Tài nguyên thiên nhiên quan trọng : dầu mỏ, rừng, quặng sắt, thuỷ điện, cá biển. Câu 14: Hãy giải thích tại sao ở Tây và Trung Âu chịu ảnh hưởng rõ rệt của biển. Môi trường tự nhiên của Tây và Trung Âu có thể chia mấy miền. Đặc điểm địa hình và kinh tế của mỗi miền? * Khu vực Tây và Trung Âu chịu ảnh hưởng của biển do: nằm hoàn toàn ở khu vực hoạt động của gió Tây, không có nơi nào cách biển quá 600km và có dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương. Các dãy núi ở đây chạy theo hướng Tây – Đông nên ảnh hưởng của biển đối với khí hậu Tây và Trung Âu rất rõ rệt. Tuy nhiên càng đi về phía Đông ảnh hưởng của biển càng giảm. * Môi trường tự nhiên của Tâyvà Trung Âu có thể chia 3 miền: - Miền đồng bằng phía Bắc: nơi tập trung vùng công nghiệp và hải cảng lớn của Châu Âu. Phía Bắc có nhiều đầm lầy và hồ đã được cải tạo trồng lúa mạch, khoai tây. Phía Nam đất tốt trồng lúa mì, củ cải đường. Vùng ven biển Bắc có vùng đất thấp hơn mặt nước. - Miên núi già ở giữa: địa hình nổi bật là các khối núi nằm cánh nhau bởi đồng bằng và bồn địa, có nhều khoáng sản. Đây là khu vực tập trung nhiều vùng CN qua trọng của Châu Âu. - Miền núi trẻ phía Nam: bao gồm 2 dãy Anpơ và Cacpat cao đồ sộ. Dãy Anpơ có nhiều cảnh đẹp phát triển du lịch. Dãy Cácpat có nhiều khoáng sản. . . Câu 15: Hãy nêu tên các nước thành viên của liên minh Châu Âu. Các mục tiêu của liên minh. * Liên minh Châu Âu được thành lập và mở rộng từng bước từ khởi đầu cho đến 1995 có tất cả 15 quốc gia theo 5 giai đoạn: - 1958: có 6 nước Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức, Lucxenbua, Italia. - 1973: thêm Anh, Ailen,, Đan mạch - 1981: thêm Hy Lạp - 1986: thêm Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha - 1995: thêm Thuỵ Điển, Phần Lan, Áo. Câu 16: a. Hãy tính toán để hoàn thành bảng số liệu sau: Liên minh Châu Âu ( năm 2001) Diện tích. Dân số. MĐDS. GDP. GDP bình quân đầu người.

<span class='text_page_counter'>(196)</span> (km2). (triệu người) (người/km2) (tỉ USD). 3243600. 378. ?. 7885. (USD/ người) ?. b. Cho bảng số liệu.. Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng và sản lượng bình quân đầu người v ề giấy, bìa n ăm 1999 ở m ột số nước Bắc âu. Nêu nhận xét.. Sản lượng giấy, bìa bình quân đầu người ( kg) Na Uy 2242000 502,7 Thụy Điển 10071000 1137,1 Phần Lan 12947000 2506,7 c. Tính mức thu nhập bình quân đầu người của Cộng hoà Nam Phi theo số liệu sau: - Dân số: 43600000 người - GDP113247 triệu USD. d. Vẽ biểu đồ thể hiện tỉ lệ dân số và sản lượng công nghiệp thế giới. - Dân số Châu Phi chiếm 13,4% dân số thế giới. - Sản lương công nghiệp Châu Phi chiếm 2% sản lường công nghiệp thế giới. Qua biểu đồ, nêu nhận xét về trình độ phát triển công nghiệp của Châu Phi. 4. Củng cố: 3’ - GV chữa các bài tập khó trong tập bản đồ cho HS 5. Dặn dò: 1’ - Ôn lại kiến thức và chuẩn bị bài mới Tên nước. Sản lượng giấy, bìa ( tấn). TUẦN 35 Ngày soạn: 19/04/2015 Ngày dạy: Tiết: 69. KIỂM TRA HỌC KỲ II I. MỤC TIÊU KIỂM TRA: - Đánh giá kết quả học tập của học sinh, so sánh đối chiếu với học kì I. - Kiểm tra mức độ nắm vững kiến thức, kĩ năng cơ bản ở 3 cấp độ nhận thức: biết, hiểu và vận dụng sau khi học xong nội dung trong chương trình học kỳ II II. CHUẨN BỊ - GV: Đề kiểm tra. - HS: Dụng cụ làm bài kiểm tra (bút, thước, giấy, máy tính bỏ túi…) III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức: 2. Kiểm tra học kỳ I.

<span class='text_page_counter'>(197)</span> - GV nêu yêu cầu quy định của giờ kiểm tra - GV phát đề. - HS làm bài, GV theo dõi nhắc nhở khi cần thiết. KHUNG MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA HỌC KỲ. Chủ đề / mức độ nhận thức Châu Mĩ Số câu: 1 Số điểm: 3,0. Nhận biết. Thông hiểu. Biết được đặc điểm ngành công nghiệp ở Bắc Mĩ. (C1) 1 3,0. Số câu: 1 Số điểm: 3,5. Châu Âu. 1 3,0. Vận dụng cấp độ cao. Tổng. 1 3,0 Giải thích đặc điểm khí hậu ở châu Đại Dương. (C2) 1 3,5. Châu Đại Dương. Số câu: 1 Số điểm: 3,5 Tổng số Câu: 3 Điểm:10,0. Vận dụng cấp độ thấp. 1 3,5. 1 3,5 So sánh chế độ nhiệt và lượng mưa của 2 kiểu khí hậu ở Châu Âu (C3) 1 3,5. 1 3,5. 1 3,5. 3 10,0. ĐỀ BÀI Câu 1 : (3,0điểm) Trình bày đặc điểm ngành công nghiệp Bắc Mĩ? Câu 2: (3,5điểm) Tại sao ở châu Đại Dương: các đảo và quần đảo có khí hậu nóng, ẩm và điều hòa nhưng đại bộ phận lục địa Ô-xtrây-li-a lại khô hạn? Câu 3: (3,5điểm) Dựa vào 2 biểu đồ nhiệt đồ và lượng mưa sau: So sánh sự khác nhau về chế độ nhiệt và lượng mưa giữa khí hậu ôn đới lục địa và ôn đới hải dương?.

<span class='text_page_counter'>(198)</span> Ôn đới lục địa. Ôn đới hải dương ĐÁP ÁN. Câu. 1. Đáp án - Nền công nghiệp hiện đại, phát triển cao. - Trình độ phát triển công nghiệp của 3 nước khác nhau. - Các ngành công nghiệp chế biến chiếm ưu thế. - Hoa Kì là nước có nền công nghiệp đứng đầu thế giới, đặc biệt là các ngành công nghiệp mũi nhọn: sản xuât máy móc tự động, điện tử, hàng không, vũ trụ…được chú trọng phát triển. * Ở các đảo và quần đảo: khí hậu nóng, ẩm và mưa nhiều vì: - Nhiệt độ cao, lượng mưa lớn. - Nằm ở vị trí xích đạo và nhiệt đới ẩm. - Chịu ảnh hưởng của các dòng biển nóng Bắc và Nam xích đạo.. 2. 3. * Ở phần lớn lục địa Ô-xtrây-li-a lại khô hạn vì: - Có nhiều hoang mạc, sa mạc. - Nằm trong vùng áp cao chí tuyến, không khí ổn định, khó gây mưa - Núi cao ở phía đông chắn gió từ biển thổi vào. - Phía tây có dòng biển lạnh tây Ô-xtrây-lia. Ôn đới Ôn đới Nhận xét lục địa hải dương Nhiệt - Tháng nóng nhất - Tháng nóng nhất Khí hậu ôn độ 200 C 180 C đới đại - Tháng lạnh - Tháng lạnh nhất dương ấm 0 0 nhất - 12 C 8 C hơn khí hậu ôn đới lục địa. Điểm 0.75 0,75 0,75 0,75. 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 0,5 Mỗi ý đúng đạt 0,25 Riêng.

<span class='text_page_counter'>(199)</span> Lượng - Tổng lượng mưa mưa 443 mm. - Mùa mưa (tháng 5 - tháng 10) - Mùa mưa ít ( tháng 11-tháng 4 năm sau).. -Tổng lượng mưa 820 mm. - Mùa mưa (tháng 10 - tháng 1) - Mùa mưa ít (tháng 2-tháng 9).. Khí hậu ôn đới hải dương ẩm hơn khí hậu ôn đới lục địa. nhận xét đạt 0,5. 4. Dặn dò - Về nhà xem trước bài liên minh châu Âu IV. RÚT KINH NGHIỆM. ………………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………… Ngày ..... tháng ..... năm ..... Ký duyệt. IV. RÚT KINH NGHIỆM. ......................................................................................................................................... ... ..................................................................................................................................... ....... Ngày .... tháng .... năm ..... Ký duyệt. TUẦN 35 Ngày soạn: 19/04/2015 Ngày dạy: Tiết: 70. BÀI 61: THỰC HÀNH ĐỌC LƯỢC ĐỒ, VẼ BIỂU ĐỒ CƠ CẤU KINH TẾ CHÂU ÂU I. MỤC TIÊU: Sau bài học, HS cần nắm: 1. Kiến thức:.

<span class='text_page_counter'>(200)</span> - Nắm vững vị trí địa lí một số quốc gia ở châu Âu theo các cách phân loại khác nhau. - Nắm vững cách vẽ biểu đồ cơ cấu kinh tế của một số quốc gia châu Âu . 2. Kỹ năng: - Rèn kĩ năng vẽ biểu đồ cơ cấu. II. CHUẨN BỊ - GV: Sách giáo khoa, sách giáo viên, bản đồ các nước châu Âu - HS: Sách giáo khoa, vở ghi, dụng cụ học tập, tập bản đồ Địa lý 7 III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC 1. Ổn định tổ chức (1phút) 2. Kiểm tra bài cũ (5 phút) - Kể tên những nước của Liên minh châu Âu ? - Tại sao nói Liên minh châu Âu là hình thức liên minh cao nhất trong các hình thức tổ chức kinh tế khu vực hiện nay trên thế giới? 3. Hoạt động dạy và học: I. YÊU CẦU CHUNG a. Vẽ biểu đồ : - Biểu đồ là hình vẽ cho phép mô tả một cách dễ dàng động thái phát triển của một hiện tượng (như quá trình phát triển công nghiệp qua các năm), mối tương quan về độ lớn gữa các đối tượng (như so sánh sản lượng lương thực của các vùng), hoặc cơ cấu thành phần của một tổng thể ( ví dụ cơ cấu ngành của nền kinh tế) - Các loại biểu đồ : hình cột (thanh ngang, cột chồng), hình tròn, đường biểu diễn, biểu đồ kết hợp cột- đường, bđ miền - Yêu cầu : khi vẽ biểu đồ phải đảm bảo được 3 yêu cầu sau : + Khoa học (chính xác) + Trực quan (rõ ràng, dễ đọc) + Thẩm mỹ (đẹp) - Để đảm bảo tính trực quan và thẫm mỹ nên dùng các kí hiệu để phân biệt các đối tượng trên biểu đồ. Các kí hiệu thường dùng: + Gạch nền (gạch dọc, ngang, chéo, ô vuông) + Các ước hiệu toán học (dấu cộng, trừ, nhân) b. Nhận xét biểu đồ: Khi nhận xét biểu đồ cần dựa vào bảg số liệu, các hình vẽ trên biểu đồ, kiến thức lý thuyết đã học để nhận xét. Cần đi từ nhận xét chung đến riêng hoặc ngược lại, cần có số liệu đi kèm và giải thích nguyên nhân. II. CÁC LOẠI BIỂU ĐỒ a. Biểu đồ hình cột: - Chức năng: + Thể hiện động thái phát triển, sự thay đổi quy mô số lượng của các đối tượng + So sánh tương quan về độ lớn + Thể hiện cơ cấu thành phần của một tổng thể - Phân loại: Biểu đồ cột gồm các loại: cột đơn, cột gộp nhóm, thanh ngang, cột chồng. - Lưu ý khi vẽ: Độ cao các cột cần chuẩn xác, độ rộng các cột phải bằng nhau. Khoảng cách các năm nhìn chung cần đúng tỷ lệ, tuy nhiên có trường hợp cần vẽ khoảng cách các cột bằng nhau để đảm bảo tính thẩm mỹ (vd khi vẽ nhiều cột trên một biểu đồ hoặc khoảng cách năm quá chênh lệch).

<span class='text_page_counter'>(201)</span> b. Biểu đồ hình tròn - Chức năng: thể hiện cơ cấu các thành phần của một tổng thể - Phân loại: bđ hình tròn, bđ bán nguyệt - Lưu ý: khi vẽ các nan quạt nên bắt đầu từ tia 12giờ và vẽ theo chiều kim đồng hồ. Thứ tự các đối tượng trên biểu đồ cần giống thứ tự trong bảng số liệu đã cho để tiện cho việc so sánh, nhận xét.. III. BÀI TẬP BT1: Cho BSL: Thu nhập bình quân đầu người năm 2000 của một số quốc gia ở châu Đại Dương : ( Đơn vị : USD) Tên nước Ô-xtrây-li-a Niu-di-len Va-nu-a-tu Pa-pua Niu Ghi - nê Thu nhập bình 20.337,5 13.026,7 1.146,2 677,5 quân đầu người a. Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện thu nhập bình quân đầu người năm 2000 của một số quốc gia ở châu Đại Dương b. Qua biểu đồ, nhận xét sự khác nhau trong phát triển kinh tế của một số quốc gia ở châu Đại Dương. BT2: Cho BSL : Tỉ trọng của 3 khu vực kinh tế trong tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Pháp và Ucraina Tỉ trọng của 3 khu vực kinh tế trong tổng sản phẩm trong nước (GDP) (%) Tên nước Nông, lâm, ngư nghiệp Công nghiệp, xây dựng Dịch vụ Pháp 3,0 26,1 70,9 Ucraina 14,0 38,5 47,5 a, Vẽ biểu đồ thích hợp thể hiện cơ cấu kinh tế của Pháp và Ucraina b. Quan biểu đồ, nhận xét trình độ phát triển kinh tế của Pháp và Ucraina. IV. HƯỚNG DẪN HS XÁC ĐỊNH VÀ VẼ. a. Biểu đồ hình cột: * Vẽ biểu đồ cột - Tên biểu đồ - Bảng chú giải - Chú giải trên biểu đồ * Nhận xét - Trình độ phát triển kinh tế của các quốc gia châu Đại Dương không đồng đều. + Nước có GDP/người cao nhất châu lục là Ôxtraylia. Tiếp đến là Niu-di-len + Nước có GDP/người thấp nhất là Pa-pua Niu Ghi-nê b. Biểu đồ hình tròn * Vẽ biểu đồ tròn - Tên biểu đồ - Bảng chú giải - Chú giải trên biểu đồ.

<span class='text_page_counter'>(202)</span> * Nhận xét : - Pháp : Tỉ trọng của dịch vụ trong tổng sản phẩm trong nước khá cao (70,9%), tỉ trọng nông, lâm ngư nghiệp rất thấp (3%) => Đây là biểu hiện của nước có trình độ phát triển kinh tế cao - Ucraina : Tỉ trọng Nông, lâm ngư ngiệp còn khá cao (14%), tỉ trọng của dịch vụ tương đối thấp (47,5%) => Đây là biểu hiện của nước có trình độ phát triển kinh tế ở mức chưa cao 4. Củng cố: 3’ - Nhắc lại các cách vẽ biểu đồ 5. Dặn dò: 1’ - Về nhà học bài, làm bài. IV. RÚT KINH NGHIỆM. ......................................................................................................................................... ... ..................................................................................................................................... ....... Ngày .... tháng .... năm ..... Ký duyệt.

<span class='text_page_counter'>(203)</span>

×