Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

Báo cáo thực tập Quản trị kinh doanh tại Công ty Cổ phần Hợp Minh Phát

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (145.63 KB, 27 trang )

MỤC LỤC:
1. Khái quát về doanh nghiệp.......................................................1
1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp:....1
1.2. Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp:......1
1.3. Cơ cấu, tổ chức bộ máy của doanh nghiệp..........................2
1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong
những năm gần đây.........................................................................4
2. Vị trí thực tập của nhân viên tại doanh nghiệp.....................7
3.Các vấn đề hạn chế chủ yếu trong quản trị kinh doanh tại
doanh nghiệp...................................................................................7
3.1. Khái quát về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp...7
3.1.1. Yếu tố bên ngồi...................................................................7
3.1.2. Yếu tố bên trong...................................................................9
3.2. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị......................10
3.2.1. Cơng tác hoạch định...........................................................10
3.2.2. Công tác tổ chức:................................................................10
3.2.3. Công tác lãnh đạo...............................................................11
3.2.4. Cơng tác kiểm sốt.............................................................11
3.3. Văn hóa doanh nghiệp..........................................................12
3.4. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.............................13
3.5. Quản trị chiến lược của doanh nghiệp...............................14
3.5.1. Hoạch định chiến lược........................................................14
3.5.2. Triển khai chiến lược..........................................................14
3.6. Quản trị tác nghiệp của doanh nghiệp..............................15
3.6.1. Quản trị mua........................................................................15
3.6.2. Quản trị bán.........................................................................16
3.7. Quản trị rủi ro của doanh nghiệp.......................................17
4.Đề xuất hướng đề tài khóa luận..............................................18
4.1. Nhận dạng và phân tích rủi ro kinh doanh tại doanh
nghiệp..............................................................................................18
4.2. Hồn thiện cơng tác đào tạo lực lượng bán hàng............18





DANH MỤC BẢNG BIỂU:
Sơ đồ 1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Hợp Minh Phát. . .2
Bảng 1.4.1 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty cổ
phần Hợp Minh Phát............................................................................4
1.4.2 Bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ
phần Hợp Minh Phát............................................................................5


1
1. Khái quát về doanh nghiệp
1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp:
Tên đơn vị: Công ty Cổ phần Hợp Minh Phát
Địa chỉ: Số 9, ngách 28, ngõ 342, đường Hồ Tùng Mậu, P. Phú Diễn,
Q. Bắc Từ Liêm, TP. Hà Nội
Điện thoại: 0432000788
Mã số thuế: 0106871342
Công ty Cổ phần Hợp Minh Phát là công ty Cổ phần, được thành
lập và hoạt động theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
0106871342 do Phòng Kinh Doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà
Nội cấp ngày 08/06/2015, cấp lại lần 1 ngày 26/04/2016, cấp lại lần
2 ngày 26/12/2019. Vốn điều lệ của công ty theo Giấy chứng nhận
đăng ký kinh doanh là 2.800.000.000đ (Hai tỉ tám trăm triệu đồng
chẵn).
Cơng ty có kinh nghiệm 5 năm trong lĩnh vực in ấn và kinh
doanh thương mại các mặt hàng văn phịng phẩm. Cơng ty cam kết
sẽ mang đến cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ chất lượng
với sự phục vụ chuyên nghiệp, tận tình, giá cả cạnh tranh và miễn

phí giao hàng trong khu vực nội thành Hà Nội, ln đảm bảo sự hài
lịng cho khách hàng khi sử dụng các sản phẩm của công ty.
2. Lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp:
- Lĩnh vực kinh doanh: Năm 2019 lĩnh vực kinh doanh chính của
cơng ty là: In ấn, kinh doanh thương mại các mặt hàng văn phịng
phẩm, gia cơng sau in (theo quy định của pháp luật hiện hành).
- Ngành nghề kinh doanh:
+ In ấn (Trừ các loại hình Nhà Nước cấm)
+ Dịch vụ liên quan đến in
+ Bán lẻ các mặt hàng văn phịng phẩm
+ Bán bn máy vi tính, thiết bị ngoại vi và phần mềm
+ Bán lẻ tạp chí, sách báo, văn phòng phẩm trong các cửa hàng
chuyên doanh
+ Sửa chữa máy móc, thiết bị


2


3
3. Cơ cấu, tổ chức bộ máy của doanh nghiệp

Ban Giámđốc

Phịng kinh
doanh

Phịng hành
chính - nhân sự


Phịng kế tốn

Sơ đồ 1.3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Công ty Cổ phần Hợp Minh
Phát
Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban:
- Giám đốc:
+ Giám đốc là người điều hành, quản lý công việc kinh doanh
hằng ngày của công ty.
+ Giám đốc là người xây dựng chiến lược phát triển của công ty.
+ Tổ chức, chỉ đạo mọi hoạt động chính của cơng ty và là người
chịu trách nhiệm chính trong các mối quan hệ hợp tác.
+ Là người kí kết các hợp đồng kinh tế cho công ty, đồng thời là
người chịu trách nhiệm trước cơ quan và pháp luật.
+ Giám đốc là người quyết định chính sách giá, các ưu đãi cho
khách hàng. Bên cạnh đó, giám đốc cũng là người giao phó nhiệm vụ
cho các phịng ban bộ phận, kiểm tra giám sát sự thống nhất giữa
các bộ phận trong công ty để đảm bảo rằng công ty hoạt động hiệu
quả.
- Phòng kinh doanh:
+ Là bộ phận tham mưu, giúp việc cho giám đốc về công tác
bán các sản phẩm, dịch vụ của công ty; công tác nghiên cứu và phát
triển sản phẩm; phát triển thị trường; công tác xây dựng và phát
triển mối quan hệ với khách hàng.
+ Thực hiện các báo cáo nội bộ theo quy định của Công ty và
các báo cáo theo yêu cầu của Giám đốc.


4
+ Tìm kiếm và phát triển khách hàng mới thuộc nhóm khách
hàng mục tiêu của cơng ty.

+ Tìm kiếm và duy trì khách hàng. Chăm sóc khách hàng theo
các chính sách của công ty.
+ Xây dựng và đánh giá các quy trình thuộc nghiệp vụ của
phịng để kịp thời có các hành động sửa chữa và cải tiến nhằm nâng
cao hiệu quả hoạt động của công ty.
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Ban giám đốc.
- Phịng hành chính - nhân sự:
+ Theo dõi, đánh giá tình hình nhân sự trong cơng ty; thống kê
nhu cầu nguồn nhân lực; xây dựng các chương trình và kế hoạch
nguồn nhân lực cho cơng ty; đề xuất các chính sách phát triển nguồn
nhân lực.
+ Vận hành hệ thống lương, thưởng và đãi ngộ theo chính sách
của cơng ty.
+ Quản lý, sắp xếp văn bản, hồ sơ một cách khoa học.
+ Tổ chức lưu trữ văn bản, hồ sơ (phần cứng và phần mềm)
+ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban giám đốc giao.
- Phịng kế tốn:
+ Tham mưu cho Giám đốc về: hạch toán kế toán kịp thời, đẩy
đủ tài sản, vốn chủ sở hữu, nợ phải trả, các hoạt động thu, chi tài
chính, lập các kế hoạch kinh doanh và kế hoạch tài chính cho cơng
ty.
+ Tham mưu cho Ban giám đốc về chế độ kiểm toán và sự thay
đổi của chế độ qua từng thời kỳ hoạt động kinh doanh.
+ Thực hiện những công việc về nghiệp vụ chun mơn của tài
chính kế tốn theo đúng quy định của Nhà nước về chuẩn mực kế
toán, nguyên tắc kế tốn.
+ Phối hợp với các phịng ban có liên quan để lập kế hoạch tài
chính, kế hoạch kinh doanh hằng năm và dài hạn cho công ty; tham
mưu cho Ban giám đốc về thực hiện kiểm tra, giám sát việc quản lý
và chấp hành chế độ tài chính - kế toán.



5


6
4. Kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong
những năm gần đây
Bảng 1.4.1 Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công
ty cổ phần Hợp Minh Phát
Đơn vị tiền: đồng Việt Nam
CHỈ TIÊU


số

Năm
2019

Năm
2018

Năm
2017

1. Doanh thu bán hàng và
6.786.325. 7.142.389. 7.390.062.
01
cung cấp dịch vụ
136

133
024
2. Các khoản giảm trừ
02
doanh thu

0

0

0

3. Doanh thu thuần về bán
6.786.325. 7.142.389. 7.390.062.
hàng và cung cấp dịch vụ 10
136
133
024
(10= 01-02)
4. Giá vốn hàng bán

11

5.814.276. 6.122.517. 6.322.681.
570
949
598

5. Lợi nhuận gộp về bán
972.048.5 1.019.871. 1.067.380.

hàng và cung cấp dịch vụ 20
66
184
426
(20=10-11)
6. Doanh thu hoạt động tài
21
chính

7.415

24.254

32.373

7. Chi phí tài chính

22

0

0

0

- Trong đó: Chi phí lãi vay

23

0


0

0

8. Chi phí quản lý kinh
704.219.2 865.603.3 949.781.4
24
doanh
48
61
23
9. Lợi nhuận thuần từ hoạt
267.836.7 154.292.0 117.631.3
động kinh doanh (30 = 20 30
33
77
76
+ 21 - 22 - 24)
10. Thu nhập khác

31

0

0

0

11. Chi phí khác


32

57.019.68
0

0

0

12. Lợi nhuận khác (40 =
40 57.019.68
31 - 32)
0

0

0


7
13. Tổng lợi nhuận kế toán
210.817.0 154.292.0 117.631.3
50
trước thuế (50 = 30 + 40)
53
77
76
14. Chi phí thuế TNDN


51

42.163.41 30.858.41 23.526.27
1
5
5

15. Lợi nhuận sau thuế thu
168.653.6 123.433.6 94.105.10
nhập
doanh
nghiệp 60
42
62
1
(60=50 - 51)
1.4.2 Bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh của công
ty cổ phần Hợp Minh Phát
Đơn vị tiền: đồng Việt Nam

Chỉ tiêu

2018

2019

7.390. 7.142.

6.786.


062.0

389.1

325.13

247.672.8

24
33
6.322. 6.122.

6
5.814.

91
-

hàng

681.5

517.9

276.57

200.163.6

bán
Chi phí


98

49

0

49

tài

0

0

0

0

949.7

865.6

81.42

03.36

3

1


thuần

117.6

154.2

từ hoạt

31.37

92.07

động

6

7

Doanh
thu
thuần
Giá vốn

chính
Chi phí
quản lý
doanh
nghiệp
Lợi


2017

So sánh
2018/2017
2019/2018
Tỷ
Tỷ
Số tiền
Số tiền
lệ(%)
lệ(%)
-

704.21
9.248

96,65

97
96,83

308.241.3 94,96
79

0

84.178.06

356.063.9 95,01


0

0

91,14

2

161.384.1 81,35
13

nhuận

kinh
doanh

267.83

36.660.70

131,1

6.733

1

6

113.544.6 173,5

56

9


8
Lợi
nhuận

94.10

sau

5.101

thuế

123.4
33.66
2

168.65

29.328.56

131,1

3.642

1


6

45.219.98 136,6
0

3


9
Nhận xét:
Qua số liệu từ bảng 1.4.1 và 1.4.2 về kết quả kinh doanh và so
sánh kết quả kinh doanh trong 3 năm 2017-2019 ta thấy tình hình
hoạt động kinh doanh của cơng ty có sự biến động rất lớn về các
khoản mục doanh thu, giá vốn hàng bán và lợi nhuận sau thuế. Trong
những năm qua, tình hình doanh thu của cơng ty qua các năm có xu
hướng giảm đi, nhưng lợi nhuận lại có xu hướng tăng lên. Cụ thể:
Doanh thu thuần năm 2018 giảm 247.672.891 đồng, tức 96,65%
so với năm 2017. Và doanh thu thuần của công ty vào năm 2019 lại
tiếp tục giảm 356.063.997 đồng, tức 95,01% so với 2018. Thông qua
số liệu này cho thấy, tình hình bán hàng và cung cấp dịch vụ của
cơng ty giảm dần qua các năm. Nguyên nhân là do công ty vào
những năm này đang mở rộng lĩnh vực kinh doanh, thay vì chỉ kinh
doanh dịch vụ in ấn thì cơng ty cịn mở rộng thêm kinh doanh thương
mại các mặt hàng văn phòng phẩm, nên tập khách hàng của cơng ty
cịn chưa ổn định, dẫn đến doanh thu giảm. Hơn nữa, khi tham gia
vào lĩnh vực kinh doanh mới là thị trường văn phòng phẩm, thị
trường đang phát triển và đã có rất nhiều đối thủ cạnh tranh, cơng ty
chưa có điểm nhấn, những chiến dịch quảng cáo cũng như lợi thế
cạnh tranh cốt lõi để có thể cạnh tranh với đối thủ, dẫn đến doanh

thu giảm.
Giá vốn hàng bán của công ty vào năm 2018 giảm 200.163.649
đồng, tức 96,83% so với năm 2017. Và tiếp tục giảm 308.241.379
đồng vào năm 2019, tức 94,96%. Nguyên nhân làm giá vốn hàng
bán liên tục giảm qua các năm là do cơng ty đã tìm được các nhà
cung cấp uy tín, mua hàng với số lượng lớn và trở thành khách hàng
quen thuộc của họ, giúp giá thành hàng hóa và chi phí vận chuyển
giảm đi.
Chi phí quản lý doanh nghiệp cũng giảm dần qua các năm. Chi
phí quản lý doanh nghiệp vào năm 2018 giảm 84.178.062 đồng tức
91,14% so với năm 2017. Và vào năm 2019 tiếp tục giảm
161.384.113 đồng tức 81,35% so với năm 2018. Nguyên nhân là do


10
công ty đã tiến hành cắt giảm một số nhân sự và đã chuyển địa điểm
trụ sở kinh doanh sang địa điểm có giá cả thuê rẻ hơn, nên chi phí
quản lý doanh nghiệp đã được giảm đi.
Do sự điều chỉnh hợp lý về giá bán và chính sách bán hàng nên
mặc dù doanh thu thuần của công ty giảm nhưng vẫn đảm bảo tăng
lợi nhuận cho công ty. Năm 2018, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh
doanh đạt 154.292.077 đồng, tăng 36.660.701 đồng tức 131,16% so
với năm 2017. Đến năm 2019 con số này tiếp tục tăng 113.544.656
đồng tức 173,59% so với năm 2018. Nguyên nhân khiến lợi nhuận
vào năm 2019 tăng nhanh là do công ty đã giảm giá vốn hàng bán,
giúp cơng ty có các chính sách giá ưu đãi tốt hơn cho người mua, thu
hút khách hàng hơn.
Lợi nhuận sau thuế của công ty vào năm 2018 tăng 29.328.561
đồng so với 2017 tức 131,16%. Năm 2019 tăng 45.219.980 đồng tức
136,63% so với năm 2018. Nhờ những sự thay đổi hiệu quả, các

chính sách hợp lý, kịp thời của cơng ty trong q trình hoạt động
kinh doanh đã giúp tình hình hoạt động của cơng ty tốt hơn thể hiện
qua sự tăng lên của lợi nhuận qua các năm.
2. Vị trí thực tập của nhân viên tại doanh nghiệp
Vị trí được phân cơng thực tập: Phịng Kinh doanh - Công ty Cổ
phần Hợp Minh Phát. Các nhiệm vụ được giao khi thực tập tại doanh
nghiệp là:
- Tư vấn khách hàng về những sản phẩm, dịch vụ mà cơng ty
đang kinh doanh
- Tìm kiếm và tổng hợp các thơng tin về khách hàng
- Tìm kiếm khách hàng theo tập khách hàng mục tiêu của công
ty
- Hỗ trợ chăm sóc khách hàng theo các chính sách của cơng ty.
- Hỗ trợ đội ngũ kinh doanh trong các hoạt động bán hàng và
xuất kho hàng hóa; chuẩn bị tài liệu cho các cuộc họp; gửi giấy tờ;
soạn thảo các văn bản theo yêu cầu…
- Hỗ trợ kiểm tra hàng hóa trong kho.


11
- Hỗ trợ hoàn thành các báo cáo
- Đăng tải và chỉnh sửa các thông tin về sản phẩm trên website
bán hàng của công ty, giải đáp các thắc mắc của khách hàng thông
qua website.
3. Các vấn đề hạn chế chủ yếu trong quản trị kinh doanh
tại doanh nghiệp
1. Khái quát về môi trường kinh doanh của doanh nghiệp
1. Yếu tố bên ngồi
- Yếu tố chính trị: Việt Nam có hệ thống chính trị, đường lối, pháp
luật ổn định, các đạo luật, bộ luật hướng dẫn thi hành rất rõ ràng,

giúp q trình kinh doanh của cơng ty ổn định và phát triển hơn.
- Các yếu tố kinh tế: Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, tăng
trưởng kinh tế năm 2019 đạt 7,02% và trong 6 tháng đầu năm 2020
đạt mức tăng trưởng 1,81%. Cùng với sự phát triển ấy, nhu cầu về
hàng hóa cũng tăng theo, đặc biệt là các mặt hàng tiêu dùng. Và nhu
cầu về các sản phẩm, dịch vụ phục vụ cho giáo dục, làm việc cũng
tăng lên. Hằng năm, nhu cầu sử dụng sản phẩm về văn phòng phẩm
rất nhiều, đặc biệt là tại các cơ quan, xí nghiệp, trường học…
Chính sách tiền tệ và tỉ giá hối đối: Vì một số sản phẩm của
công ty là được nhập khẩu từ các nước khác (Nhật, Đài Loan, Trung
Quốc…) nên nếu tỉ giá này tăng lên sẽ ảnh hưởng đến các hoạt động
kinh doanh của công ty.
- Yếu tố công nghệ: Công nghệ ngày càng đổi mới và phát triển,
các sản phẩm làm ra cũng ngày càng đa dạng và chất lượng hơn.
Đồng nghĩa với nó là cơng ty cần phải liên tục nâng cao về cả mẫu
mã và chất lượng để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
- Đối thủ cạnh tranh: Đối thủ cạnh tranh của công ty chủ yếu là
các nhà bán lẻ, các hiệu sách, các tiệm tạp hóa ngày càng tăng lên.
Các thương hiệu trong nước như Thiên Long, Hồng Hà, Bến Nghé…
đã rất quen thuộc trên thị trường. Sản phẩm của các thương hiệu
này có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp và giá thành phải chăng. Tuy


12
nhiên, sản phẩm chưa đa dạng, chỉ đang tập trung chủ yếu vào các
sản phẩm giấy, bút, dụng cụ học sinh.
Hiện tại, văn phòng phẩm ở phân khúc cao cấp chưa có doanh
nghiệp nào trong nước đủ điều kiện đáp ứng. Điều này đã tạo thuận
lợi cho các doanh nghiệp nước ngoài từ Châu Mĩ, Châu Âu thâm nhập
ngày càng sâu rộng. Các nhãn hàng như Parker, Montblanc, Rogal,

Picasso… đã mở các văn phòng đại diện và chi nhánh khắp cả nước.
Sản phẩm từ các thương hiệu này là bút, sổ, bao da… thường có giá
từ vài trăm đến vài triệu đồng nhưng vẫn rất thu hút người tiêu dùng,
nhất là giới thương nhân.
- Nhà cung cấp: Bên cạnh các nhà cung cấp trong nước như
Hồng Hà, Thiên Long thì cơng ty cịn nhập khẩu một số sản phẩm
(giấy, bút, mực in,…)từ một số thương hiệu ở nước ngoài (E-Paper,
Baoke, Penten,..).
- Khách hàng: văn phòng phẩm là các sản phẩm cần thiết,
thường được sử dụng trong trường học, công ty, hay văn phịng.
Ngành giáo dục vẫn ln phát triển, hằng ngày học sinh vẫn đến
trường. Các cơng ty, văn phịng vẫn hoạt động và làm việc bình
thường. Dó đó, nhu cầu sử dụng văn phịng phẩm ln ln có và
khơng bị mất đi. Trước đây, khách hàng chỉ cần có sản phẩm đáp ứng
được nhu cầu, giúp họ giải quyết được cơng việc của mình là được.
Họ mong muốn đó là những sản phẩm rẻ và bền. Nhưng theo thời
gian, xu hướng và nhu cầu của khách hàng ngày càng thay đổi hơn.
Bây giờ, họ vừa mong muốn tìm được một sản phẩm có thể đáp ứng
nhu cầu giải quyết cơng việc vừa muốn sản phẩm đó phải đẹp và
hợp xu hướng. Vấn đề giá cả ít được họ quan tâm hơn trước.
Đối tượng khách hàng mà công ty hướng đến là các cơ quan, xí
nghiệp, trường học tại TP Hà Nội. Và các mặt hàng của công ty kinh
doanh có tốc độ tiêu hao rất nhanh như giấy in, kẹp giấy, ghim bấm,
bút, sách… nên rất dễ tăng lợi nhuận.
Khó khăn đối với doanh nghiệp:


13
- Sản xuất và kinh doanh văn phòng phẩm là ngành có nhiều cơ
hội và tiềm năng để phát triển, tuy nhiên các cơ quan chức năng vẫn

chưa chú trọng, chưa tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong nước
thêm sức cạnh tranh.
- Tuy nhu cầu khách hàng ngày càng tăng lên, nhưng họ lại có
nhiều sự lựa chọn hơn về cả mẫu mã, thương hiệu, xuất xứ và cách
thức mua hàng. Điều này yêu cầu doanh nghiệp cần phải phát triển
hơn về cả sản phẩm hoặc các chiến lược marketing, quảng cáo nhằm
thu hút khách hàng mua hàng của mình.
- Khơng chỉ chịu sự cạnh tranh đến từ các đối thủ trong nước mà
cơng ty cịn phải đối mặt với các đối thủ là các thương hiệu nước
ngoài thâm nhập vào thị trường Việt Nam. Đối thủ của công ty khơng
chỉ có kinh nghiệm lâu năm trong ngành, mà cịn có khả năng tài
chính ổn định và những chiến lược marketing, quảng cáo mạnh nhằm
thu hút khách hàng.
- Vì công nghệ liên tục đổi mới nên công ty cũng phải thường
xuyên cập nhật những mặt hàng mới trên thị trường nhằm đáp ứng
nhu cầu của người tiêu dùng. Các sản phẩm mà công ty kinh doanh
cũng phải đảm bảo về an tồn mơi trường và an tồn đối với người
tiêu dùng.
2. Yếu tố bên trong
- Văn hóa tổ chức: thể hiện qua logo, cách bài trí của cơng ty,
các sứ mệnh, mục tiêu, chiến lược kinh doanh… mà doanh nghiệp
tuyên bố.
- Cơ cấu tổ chức: Công ty được cơ cấu theo chức năng, gồm Ban
Giám đốc, phòng kinh doanh, phịng hành chính - nhân sự và phịng
kế tốn. Vì là doanh nghiệp vừa và nhỏ nên cơ cấu tổ chức của công
ty không quá phức tạp. Với số lượng nhân sự của công ty là 22 người
phân ra 3 phịng ban.
- Khả năng tài chính: thể hiện trên tổng nguồn vốn (bao gồm vốn
chủ sở hữu, vốn huy động) mà cơng ty có thể huy động vào kinh
doanh, khả năng quản lí có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh



14
doanh. Sức mạnh tài chính thể hiện ở khả năng trả nợ ngắn hạn, dài
hạn, các tỉ lệ về khả năng sinh lời của doanh nghiệp …
Khó khăn đối với doanh nghiệp:
- Cơng ty chưa có nguồn lực tài chính ổn định, ảnh hưởng đến
hoạt động đầu tư và phát triển của doanh nghiệp.
- Yếu tố văn hóa doanh nghiệp chưa được chú trọng, chưa tạo ra
sự khác biệt so với các cơng ty khác, gây ảnh hưởng đến hình ảnh và
thương hiệu của công ty, làm giảm khả năng cạnh tranh so với các
đối thủ.
2. Tình hình thực hiện các chức năng quản trị
1. Công tác hoạch định
Mục tiêu dài hạn của công ty: trở thành công ty dẫn đầu trong
lĩnh vực in ấn, kinh doanh thương mại các mặt hàng văn phịng
phẩm, dịch vụ sau in. Khơng ngừng nâng cao và củng cố thương hiệu
của doanh nghiệp. Mang đến cho khách hàng những sản phẩm với
chất lượng tốt nhất.
Mục tiêu ngắn hạn trong năm 2020: Mở rộng thị trường, mở rộng
mạng lưới khách hàng, tăng doanh thu, lợi nhuận cho cơng ty.
Hạn chế: Chưa có sự tham gia của tất cả thành viên của doanh
nghiệp trong việc đề ra các mục tiêu. Các mục tiêu do giám đốc đề
ra lại chưa có sự kết hợp với các phịng ban. Mục tiêu ngắn hạn của
doanh nghiệp chưa đảm bảo các yêu cầu như linh hoạt và phù hợp
với hoàn cảnh thực tiễn trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 diễn ra
phức tạp và gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh
nghiệp.
2. Công tác tổ chức:
Từ sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty, thấy được bộ máy của công

ty khá đơn giản và gọn nhẹ, gồm Ban Giám đốc và 3 phịng ban
chính. Mơ hình bộ máy của công ty được tổ chức theo chức năng,
giúp nhà quản trị và quản lý phòng ban đưa ra các chủ dẫn rõ ràng
cho mọi nhân viên trong bộ phận. Trách nhiệm của mọi nhân viên
trong bộ phận đó sẽ được cố định và mức độ chun mơn hóa của


15
từng bộ phận sẽ cao hơn giúp quá trình làm việc được chính xác và
chất lượng hơn hơn.
Đã có sự phân bố nhân sự hợp lý, cân đối giữa các phịng ban.
Cơng ty đã trang bị những thiết bị, máy móc cần thiết cho hoạt động
của các phịng ban và doanh nghiệp nhằm đạt được các mục tiêu đề
ra.
Hạn chế: Vì cơ cấu tổ chức theo chức năng nên đã tạo ra rào
cản giữa các phòng ban, làm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp
kém đi. Nó cũng tạo ra sự hạn chế giao tiếp, trao đổi giữa các phòng
ban, gây ra sự trở ngại trong quá trình hợp tác với nhau. Và các nhân
viên sẽ khó có cơ hội được đào tạo một cách toàn diện, làm giảm khả
năng thăng tiến trong công việc.
3. Công tác lãnh đạo
Giám đốc, trưởng các phịng ban đã có các hoạt động chỉ dẫn,
điều khiển và ra lệnh giúp mọi người thực hiện tốt các công việc
được giao, đạt được các mục tiêu của cơng ty. Những người lãnh đạo
trong cơng ty có nhiều kiến thức và kinh nghiệm, luôn thúc đẩy bộ
máy công ty hoạt động nhịp nhàng, đã đưa ra những quyết định kịp
thời, chính xác.
Giám đốc và các quản lý luôn đôn đốc, phối hợp với nhân viên
cấp dưới để đạt được hiệu quả tốt nhất trong công việc.
Nhà quản trị của công ty lựa chọn phong cách lãnh đạo dân chủ,

đề cao sự bình đẳng của nhóm và khuyến khích nhân viên làm việc
sáng tạo, mang đến sự gắn kết giữa các thành viên trong công ty và
tạo ra năng suất cao hơn trong công việc.
Hạn chế: Vào những tình huống cấp bách, nhà quản trị lại ưu
tiên việc đóng góp ý kiến thay vì đưa ra phương hướng giải quyết
nhanh chóng, kịp thời khiến một số hoạt động bị trì trệ.
4. Cơng tác kiểm sốt
Giám đốc, quản lý thường xuyên xem xét các chỉ thị, mệnh lệnh
đã ban hành, từ đó đưa ra các đánh giá về sự phù hợp giữa hoạt
động thực tiễn và kế hoạch đề ra. Các hoạt động nhằm giám sát


16
nhân viên, các chính sách, hệ thống, phịng ban của cơng ty như thế
nào, đã hoạt động ra sao, có đảm bảo thực hiện đúng kế hoạch hay
không đã được tiến hành.
Hạn chế: Các phương pháp kiểm sốt của cơng ty cịn lỏng lẻo,
chưa chặt chẽ và chưa có các quy trình rõ ràng. Sự kiểm tra, kiểm
sốt đều dựa trêu sự tin tưởng cá nhân, còn thiếu những bảng quy
tắc, văn bản chính thức, kiểm tra chéo giữa các phòng ban chức
năng để đề phòng gian lận. Và tuy thường xuyên tiến hành các hoạt
động xem xét nhưng lại chưa đưa ra các điều chỉnh hợp lý nhằm cải
thiện các kế hoạch đã đề ra.
3. Văn hóa doanh nghiệp
Các yếu tố cấu thành văn hóa doanh nghiệp hiện có trong doanh
nghiệp
Cấp độ 1: Những quá trình và cấu trúc hữu hình của doanh
nghiệp
Logo: logo cơng ty được tạo thành bởi 3 chữ HMP với 3 màu xanh
dương, đỏ và xanh lá cây. Trong đó HMP là viết tắt cho tên của công

ty là Hợp Minh Phát. Màu xanh dương ở chữ H thể hiện cho sự mạnh
mẽ, bền vững. Màu đỏ ở chữ M thể hiện sự nhiệt huyết, năng động,
trẻ trung như ánh mặt trời. Và màu xanh lá cây ở chữ P thể hiện sức
sống mạnh mẽ, ln cố gắng vượt qua thử thách.
Cách bài trí cơng ty: cơng ty được trang trí với những màu sắc
hài hịa, tạo khơng gian dễ chịu cho khách hàng khi đến mua sắm.
Các sản phẩm được sắp xếp rõ ràng, có vị trí thuận tiện để khách
hàng có thể chọn mua sản phẩm dễ dàng hơn.
Cấp độ 2: Những giá trị được tuyên bố (bao gồm các chiến lược,
mục tiêu, triết lí của doanh nghiệp)
Tầm nhìn: Trở thành doanh nghiệp dẫn đầu về bán lẻ các sản
phẩm văn phòng phẩm và dịch vụ in ấn tại TP Hà Nội.


17
Sứ mệnh: Luôn cam kết mang đến cho khách hàng những dịch
vụ và sản phẩm tốt nhất với giá cả phải chăng phục vụ cho việc học
tập, làm việc và sáng tạo.
Triết lý kinh doanh: Thấu hiểu khách hàng và có tinh thần trách
nhiệm cao trong cơng việc là nền tảng để xây dựng niềm tin với
khách hàng. Luôn đổi mới, sáng tạo không ngừng để mang đến cho
khách hàng những sản phẩm tốt nhất.
Chiến lược kinh doanh: Cung cấp cho khách hàng những sản
phẩm, dịch vụ thỏa mãn nhu cầu và hàm chứa yếu tố trách nhiệm xã
hội, thân thiện với môi trường; Không ngừng đầu tư nghiên cứu thị
trường văn phòng phẩm, phát triển các sản phẩm văn phòng phẩm
phục vụ khối tổ chức và doanh nghiệp.
Mục tiêu: Trở thành doanh nghiệp cung cấp dịch vụ in ấn và kinh
doanh thương mại văn phòng phẩm lớn nhất TP Hà Nội. Không ngừng
nâng cao và củng cố thương hiệu của doanh nghiệp. Mang đến cho

khách hàng những sản phẩm với chất lượng tốt nhất.
Hạn chế trong phát triển văn hóa doanh nghiệp:
- Văn hóa doanh nghiệp chưa được chú trọng, chưa tạo ra được
sự khác biệt so với các doanh nghiệp khác, gây ảnh hưởng đến hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp. Hình ảnh và thương hiệu của
doanh nghiệp chưa có sự nhất quán làm thiếu lợi thế cạnh tranh của
doanh nghiệp trên thị trường.
- Văn hóa doanh nghiệp chưa tạo ra sự hấp dẫn, thu hút nhân tài
đến với cơng ty.
- Cơng ty chưa có đồng phục dành cho nhân viên. Nhân viên đến
công ty chỉ mặc các trang phục bình thường nên chưa tạo ra được
tính thống nhất, tinh thần đồng nghiệp và chưa thể hiện được thương
hiệu, hình hành của cơng ty.
-Văn hóa của cơng ty chưa thể hiện được những tư tưởng, những
giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp hướng đến.
4. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp


18
Hiện tại các đối thủ cạnh tranh chính của cơng ty tại địa bàn TP
Hà Nội là: Công ty TNHH Đầu tư & Dịch vụ Thăng Long, Công ty Cổ
Phần Đầu Tư Thương mại và Dịch Vụ Văn Phòng Việt, Cơng ty TNHH
Văn Phịng Phẩm & Thiết Bị Văn Phịng Hồng Hà… Những thương
hiệu này đều đã tạo dựng được tên tuổi và chỗ đứng trên thị trường,
có một tập khách hàng nhất định.
Ngồi ra, cịn có các đối thủ từ ngước ngoài và kinh doanh qua
các kênh thương mại điện tử như Shopee, Lazada, Tiki….
Vì là cơng ty có tuổi đời còn trẻ nên năng lực cạnh tranh kém so
với các doanh nghiệp khác trên thị trường. Công ty chủ yếu cạnh
tranh bằng chính sách đãi ngộ và chăm sóc khách hàng. Đối với các

đơn hàng ở TP Hà Nội, cơng ty có chính sách miễn phí giao hàng
trong ngày. Hoàn tiền 100% đối với các đơn hàng kém chất lượng.
Đổi hàng hoặc trả hàng đối với các sản phẩm có lỗi do nhà sản xuất
hoặc lỗi vận chuyển của cơng ty. Ln tận tâm trong q trình chăm
sóc khách hàng.
Cơng ty có thể nâng cao năng lực cạnh tranh bằng cách nâng
cao: nguồn lực tài chính, con người, thương hiệu, trình độ quản lý tổ
chức, điều hành, marketing, cơ sở vật chất, kỹ thuật và công nghệ.
Hạn chế:
- Chưa có các chính sách, hành động cụ thể để nâng cao năng
lực cạnh tranh của công ty.
- Sản phẩm của cơng ty chưa có các đặc điểm nổi trội so với các
đối thủ cạnh tranh.
- Chưa có nguồn lực tài chính ổn định.
- Hoạt động Marketing của doanh nghiệp chưa được chú trọng,
các chính sách chưa có chất lượng, phạm vi marketing còn hẹp nên
lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp thấp.
- Chưa nâng cao được hình ảnh thương hiệu trong mắt người tiêu
dùng, ảnh hưởng đến khả năng tiêu thụ sản phẩm.
- Chưa tiến hành các chương trình đào tạo, các lớp học nhằm
nâng cao chất lượng nhân sự trong công ty.


19
5. Quản trị chiến lược của doanh nghiệp
1. Hoạch định chiến lược
Với tầm nhìn chiến lược: Trở thành doanh nghiệp dẫn đầu về bán
lẻ các sản phẩm văn phòng phẩm và dịch vụ in ấn tại TP Hà Nội.
Sứ mạng kinh doanh của công ty là luôn cam kết mang đến cho
khách hàng những dịch vụ và sản phẩm tốt nhất với giá cả phải

chăng phục vụ cho việc học tập, làm việc và sáng tạo.
Mục tiêu chiến lược: công ty trở thành doanh nghiệp dẫn đầu thị
trường bán lẻ văn phòng phẩm và dịch vụ in ấn ở TP Hà Nội. Luôn
nâng cao thương hiệu của công ty trên thị trường.
Phạm vi kinh doanh hiện tại của công ty là kinh doanh dịch vụ in
ấn và văn phòng phẩm tại địa bàn Thành phố Hà Nội, với tập khách
hàng mục tiêu là các doanh nghiệp, trường học và các khách hàng
cá nhân.
Và qua q trình phân tích cẩn trọng và khoa học của cơng ty về
tình hình thị trường, nhu cầu khách hàng, xu thế tiêu dùng, sự thay
đổi về khoa học - cơng nghệ, mơi trường chính trị - pháp luật cũng
như những điểm mạnh, điểm yếu, các cơ hội, thách thức đến từ bên
ngoài hay bên trong doanh nghiệp, công ty đã quyết định lựa chọn
chiến lược đa dạng hóa sản phẩm. Chiến lược này giúp cơng ty tối đa
hóa cơ hội và tối thiểu hóa các thách thức có thể xảy ra, đồng thời
cũng tối đa hóa các điểm mạnh của cơng ty.
2. Triển khai chiến lược
Cơng ty đang triển khai chiến lược đa dạng hóa sản phẩm, cụ
thể là đa dạng hóa sản phẩm theo chiều dọc. Vào năm 2015, là thời
điểm mới thành lập cơng ty, lĩnh vực kinh doanh chính của cơng ty là
in ấn với sản phẩm là dịch vụ in ấn và gia công sau in. Đến năm
2019, công ty Hợp Minh Phát lại mở rộng thêm kinh doanh thương
mại các mặt hàng văn phòng phẩm. Sử dụng chiến lược này giúp
công ty nâng cao lợi thế so với đối thủ cạnh tranh và tạo ra sự khác
biệt so với các đối thủ.


20
Bên cạnh đó, cơng ty cũng tiến hành đa dạng hóa sản phẩm
theo hàng ngang bằng cách bổ sung thêm các sản phẩm, dịch vụ

mới cho các khách hàng hiện tại của công ty, giúp doanh nghiệp
cạnh tranh tốt hơn so với đối thủ, tăng doanh số cho công ty nhờ đáp
ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng. Thay vì chỉ kinh doanh các mặt
hàng với mức giá rẻ, bình dân thì cơng ty cịn kinh doanh thêm các
sản phẩm chất lượng cao, ở mức giá cao hơn nhằm đáp ứng nhu cầu
đa dạng của người mua.
Hạn chế:
- Công ty chưa có các quy trình, trình tự cụ thể cho quá trình
triển khai chiến lược. Thứ tự thực hiện cơng việc chưa được thực hiện
rõ ràng.
- Q trình triển khai chiến lược chưa có sự tham gia của tất cả
thành viên trong công ty.
- Thiếu đầu tư cho việc xây dựng thương hiệu, R&D, và phát
triển nguồn nhân lực khiến chất lượng của quá trình triển khai chiến
lược giảm sút.
- Công ty chưa xác định được khả năng xảy ra và tầm quan
trọng của những thay đổi và xu hướng của môi trường đối với chiến
lược kinh doanh để có những điều chỉnh kịp thời, hợp lý.
- Cơng ty chưa xác định được các nguồn lực chiến lược cần thiết
để xây dựng năng lực cạnh tranh. Chưa xác định và đánh giá năng
lực cạnh tranh cốt lõi của công ty so với các đối thủ.
- Chưa xác định được các chỉ tiêu để đánh giá kết quả công việc
khiến hệ thống đánh giá không hoạt động hiệu quả.
6. Quản trị tác nghiệp của doanh nghiệp
1. Quản trị mua
Nhu cầu mua hàng của công ty là các sản phẩm văn phòng
phẩm (giấy, vở, dụng cụ học sinh, hàng nhựa gia dụng…) và một số
sản phẩm dùng để in ấn (máy in, mực, máy cắt…)
Cơng ty mua hàng hóa từ những nhà phân phối uy tín, chất
lượng trong sản xuất các mặt hàng văn phòng phẩm như:



21
Công ty TNHH Đầu tư & Dịch vụ Thăng Long
Công ty TNHH Văn Phòng Phẩm & Thiết Bị Văn Phòng Hồng Hà
Nhập khẩu trực tiếp các sản phẩm từ Indonesia, Thái Lan, Đài
Loan nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm được tốt nhất
Đây đều là những nhà cung cấp uy tín, ln đảm bảo chất lượng
hàng hóa. Cơng ty có thể mua hàng hóa với giá ưu đãi do mua hàng
với số lượng lớn, là khách hàng truyền thống của các nhà cung cấp
này.
Hạn chế:
- Cơng ty chưa có các hoạt động nhằm kiểm soát, đánh giá hàng
hoạt động mua hàng sao cho mua được hàng hóa thường xuyên, đều
đặn và kịp thời, cung cấp hàng hóa đúng và phù hợp với nhu cầu của
công ty với mức giá cả hợp lý.
- Một số hàng hóa mua về bị dư số lượng, dẫn đến hàng hóa ứ
đọng trong kho nhiều làm ảnh hưởng đến q trình lưu thơng hàng
hóa và chất lượng sản phẩm.
- Vì lựa chọn ít và cố định các nhà cung cấp nên dễ gặp rủi ro là
các nhà cung cấp gặp vấn đề và không cung cấp đủ hàng hóa cho
cơng ty, khiến cơng ty khơng có đủ hàng hóa để bán. Nếu lựa chọn
nhà cung cấp khác một cách gấp gáp sẽ rất dễ bị ép giá.
2. Quản trị bán
Xây dựng kế hoạch bán hàng: tập khách hàng của công ty là
những doanh nghiệp và các khách hàng cá nhân có nhu cầu sử dụng
dịch vụ in ấn, mua văn phịng phẩm. Khách hàng có thể đến trực tiếp
cửa hàng để mua hàng hoặc đặt hàng trên website hoặc qua số điện
thoại của công ty, đơn hàng sẽ được chuẩn bị và giao đến tận tay
khách hàng. Khách hàng có thể lựa chọn thay tốn theo phương thức

truyền thống (trả tiền mặt) hoặc chuyển khoản.
Tổ chức mạng lưới bán hàng: Cơng ty có trụ sở chính tại Phường
Phú Diễn, Q. Bắc Từ Liêm, Hà Nội. Cơng ty có khơng gian rộng rãi,
thống mát, hàng hóa được sắp xếp gọn gàng, bắt mắt luôn sẵn


22
sàng cho các khách hàng đến tìm hiểu và mua sản phẩm, dịch vụ
của công ty.
Tổ chức lực lượng bán hàng: vì cơng ty tiến hành cả 2 hình thức
bán hàng là truyền thống và online nên nhân viên kinh doanh của
cơng ty phải có đầy đủ các kỹ năng để có thể tư vấn cho khách hàng
trong cả 2 trường hợp trên. Tuy nhiên, cơng ty chỉ có ở một trụ sở
duy nhất, sẽ giảm được số lượng nhân viên và quản lý, giảm được chi
phí cho cơng ty.
Kiểm sốt bán hàng: Thực hiện thơng qua việc kiểm sốt số
lượng đặt hàng, số lượng hàng tồn kho, số lượng hàng nhập vào, bán
ra thường xuyên. Kiểm soát bán hàng có thể thực hiện qua website
của cơng ty và thơng qua hệ thống kế toán.
Tổ chức hoạt động hỗ trợ bán hàng: Các hoạt động hỗ trợ bán
hàng: Đổi/ trả đối với những sản phẩm bị lỗi do nhà sản xuất hoặc do
cơng ty; có các chính sách bảo hành đối với các sản phẩm máy móc;
miễn phí giao hàng và giao ngay trong ngày đối với khu vực nội
thành Hà Nội…
Hạn chế:
- Chưa có các chương trình, lớp học nhằm nâng cao chất lượng
đội ngũ bán hàng của công ty, làm giảm hiệu quả bán hàng.
- Công tác kiểm soát bát hàng chưa được thực hiện thường
xuyên, liên tục trong quá trình bán hàng.
- Chưa tiến hành đánh giá hoạt động bán hàng. Chưa đánh giá

được mức độ hoàn thành các chỉ tiêu so với các mục tiêu trong kế
hoạch cần đạt được.
7. Quản trị rủi ro của doanh nghiệp
Vì cơng ty là cơng ty vừa và nhỏ nên quy trình đánh giá rủi ro
đơn giản, Ban Giám đốc đưa ra các quyết định một cách nhanh
chóng.
Cơng ty đã xác định và nhận dạng các rủi ro có thể ảnh hưởng
đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận dạng được một
số mối nguy hiểm như nguy cơ cháy nổ, nguy cơ mất cắp. Tuy nhiên,


×