Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

Lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường cho sản phẩm sữa milo của công ty nestlé

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 34 trang )

HỌC VIỆN CƠNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THƠNG
VIỆN KINH TẾ BƯU ĐIỆN

BÁO CÁO BÀI TẬP
MƠN MARKETING CĂN BẢN
Nội dung tìm hiểu: Lựa chọn thị trường mục tiêu và định
vị thị trường cho sản phẩm sữa Milo của công ty Nestlé
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Phương Dung
Nhóm thực hiện: 03

Kỳ Hè 2021

Mục lục
1


2


Lời mở đầu
Hiện nay, sự phát triển của nền sản xuất hàng hoá làm cho của cải vật
chất ngày càng tăng song việc tiêu thụ ngày càng khó khăn, cạnh
tranh ngày càng gay gắt, mâu thuẫn giữa cung và cầu ngày càng phức
tạp. Trước tình hình đó buộc các nhà kinh doanh phải phân đoạn thị
trường, lựa chọn thị trường mục tiêu cũng như định vị hàng hoá của
doanh nghiệp để tìm ra những giải pháp tối ưu trong sự đồng nhất về
nhu cầu, đặc tính, hành vi ứng xử của người tiêu dùng và thực hiện
những mục đích kinh doanh của mình là tối tối đa hố lợi nhuận.
Chính vì vậy, việc lựa chọn thị trường mục tiêu và định vị thị trường
là hoạt động thiết yếu của nhà kinh doanh.
Thị trường sữa bột Việt Nam hiện nay đang ngày càng được đa dạng


hóa với khơng chỉ các loại sữa nội địa mà còn là sự cạnh tranh khốc
liệt từ các thương hiệu sữa nước ngoài. Tuy mức tăng trưởng của thị
trường này lên đến 7% một năm nhưng theo như số liệu thống kê,
phần lớn thị phần thuộc về cơng ty nước ngồi như: Nestle, Abbot,
Mead Johnson,… Vậy nguyên nhân do đâu mà các công ty sữa bột
nước ngồi có thể chiếm thế áp đảo như vậy? Bài tập lớn này nhóm sẽ
phân tích chiến lược marketing của Milo về hoạt động lựa chọn thị
trường mục tiêu và phân đoạn thị trường, thuộc Nestle – một thương
hiệu sữa bột được cho là khá thành công tại thị trường Việt Nam, và
xem các Marketer có thể học hỏi gì từ đó.

3


Chương I. GIỚI THIỆU VỀ TẬP ĐOÀN NESTLÉ VÀ
SẢN PHẨM SỮA MILO
1. Giới thiệu sơ lược về công ty Nestlé
- Nestlé là công ty hàng đầu trên thế giới về thực phẩm và đồ uống, với
mạng lưới sản xuất và kinh doanh rộng khắp trên tồn cầu, có trụ sở
chính đặt tại Vevey, Thụy Sĩ. Nestlé được thành lập vào năm 1866. Trong
thập niên 60 của thế kỷ 19, dược sĩ Henri Nestlé đã phát triển một loại
thực phẩm cho những trẻ em không thể được nuôi bằng sữa mẹ. Thành
công đầu tiên của ông là nuôi dưỡng được một em bé khơng thể được
ni bằng chính sữa mẹ hay bất kì chất thay thế thơng thường nào khác.
Giá trị của sản phẩm mới nhanh chóng được cơng nhận khi công thức
mới của ông đã cứu sống đứa bé, và ngay sau đó, sản phẩm Farine Lactée
Henri Nestlé được bày bán rộng rãi ở châu Âu.
- Nestle là thương hiệu hằng hàng đầu về dinh dưỡng và sống vui khỏe,
Nestlé luôn quan tâm đến vấn đề dinh dưỡng và sức khỏe cộng đồng.
Bằng các giải pháp khoa học, Nestlé tìm cách cải thiện cuộc sống thông

qua thực phẩm và chế độ ăn uống, góp phần đem lại cuộc sống vui khỏe
cho người tiêu dùng.
- Các sản phẩm hiện nay của Nestlé bao gồm từ nước khoáng, thực phẩm
cho trẻ em, cà phê và các sản phẩm từ sữa. Nestlé có hơn 2000 nhãn hiệu
khác nhau, từ các thương hiệu biểu tượng toàn cầu cho đến các thương
hiệu địa phương được yêu thích, và đang hiện diện tại 191 quốc gia trên
toàn thế giới.
- Với chiến lược về dinh dưỡng và sống vui khỏe thể hiện xuyên suốt qua
các dòng sản phẩm của Nestlé. Thơng qua q trình đổi mới và cải tiến
sản phẩm, Nestlé cho ra đời những sản phẩm khơng chỉ có hương vị thơm
ngon mà cịn đưa ra những giải pháp dinh dưỡng phù hợp với mọi lứa
tuổi, mọi đối tượng.
- Tại Việt Nam, Nestlé đã mở văn phòng kinh doanh đầu tiên ở Sài Gòn
vào năm 1912. Ngày nay Nestlé đang vận hành 04 nhà máy trong đó có
03 nhà máy đặt tại Đồng Nai và 01 nhà máy ở Hưng Yên cùng văn phòng
đại diện tại TP. Hồ Chí Minh và Hà Nội. Ngồi ra, Nestlé cịn sở hữu
Cơng ty La Vie Việt Nam chun sản xuất nước suối đóng chai dưới hình
thức liên doanh. Cơng ty hiện có trụ sở chính đặt tại Lầu 5, Tịa nhà
Empress Tower, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh

2. Giới thiệu về sản phẩm sữa Milo
2.1. Tổng quan về dòng sản phẩm sữa Milo
4


- Milo là một loại đồ uống phổ biến tại Úc, Nam Mỹ, Đông Nam Á và một
phần châu Phi, được pha chế từ sô-cô-la và bột mạch nha trộn với nước
nóng hoặc sữa. Milo được phát minh bởi nhà phát minh người Úc
Thomas Mayne vào năm 1934, và được Nestlé sản xuất.
- Thức uống này được bán phổ biến dưới dạng bột trong một hộp thiếc màu

xanh lá cây, thường được mô tả bằng các hoạt động thể thao khác nhau;
Milo cũng được bán như một thức uống pha sẵn tại một số quốc gia, và
sau đó đã được phát triển thành một bữa ăn nhẹ hay ăn sáng với ngũ cốc.
Thành phần và hương vị của nó khác nhau ở một số nước.

2.2. Quá trình phát triển và hồn thiện sản phẩm
- Năm 1934, nhà hóa học và nhà phát minh công nghiệp người Úc Thomas
Mayne đã phát triển Milo và ra mắt nó tại Triển lãm Phục sinh Hoàng gia
Sydney. Milo bắt đầu sản xuất tại nhà máy đặt tại Smithtown, gần
Kempsey trên Bờ biển phía Bắc New South Wales. Tên này bắt nguồn từ
vận động viên cổ đại nổi tiếng Milo of Croton, sau sức mạnh huyền thoại
của anh.
- Milo được sản xuất bằng cách làm bay hơi hàm lượng nước từ một xi-rô
dày ở áp suất giảm. Xi-rơ đục dày thu được từ lúa mì hoặc lúa mạch mạch
nha có nguồn gốc từ các cơng ty sản xuất các sản phẩm thô này. Năm
2016, Nestle Philippines tuyên bố rằng họ sẽ bắt đầu sản xuất Milo bằng
cách sử dụng công thức "protomalt" vào năm 2017. Protomalt bao gồm
carbohydrate có nguồn gốc từ lúa mạch và sắn.

2.3. Thành phần và công dụng của sữa Milo
- Milo là một thức uống cacao lúa mạch của tập đoàn Nestlé dành cho mọi
người và trẻ nhỏ trên 6 tuổi. Đây cũng là thức uống có lợi cho sức
khỏe với thành phần nhiều chất dinh dưỡng, giúp cung cấp dưỡng chất
cân bằng, luôn tràn đầy năng lượng và khỏe mạnh.
- Sữa Milo chứa các thành phần như: Đường, sữa bột tách kem (skimmed
milk powder), Protomalt® (chiết xuất từ mầm lúa mạch 1.4%), siro
glucose, dầu bơ, dầu thực vật, bột cacao, bột whey, các khoáng chất (magie
cacbonat, dicanxi photphat, sắt pyrophosphat), chất nhũ hóa lecithin
332(i) – chiết xuất từ đậu nành (soya lechithin), các vitamin (niacin, biotin,
canxi pantothenat, vitamin B6, B1, B2), chất ổn định carrageenan 407,

chất tạo ngọt tổng hợp (acessulfame potassium 950, sucralose 995) và
hương vani tổng hợp.

5


Trong đó, hai thành phần rất có lợi cho sức khỏe được người dùng quan tâm
nhất là Protomalt® và hợp chất Activ-go. Protomalt® được chiết xuất từ mạch
nha mầm lúa mạch nguyên cám. Do đó, Milo chứa rất nhiều các loại vitamin
B, B6, vitamin C và canxi.

6


Hợp chất Activ-Go là công thức dinh dưỡng độc quyền được nghiên cứu và phát
triển bởi Nestlé Thụy Sĩ giúp cung cấp nguồn năng lượng bền bỉ cho các hoạt
động học tập và vận động của chúng ta. Chính vì thế, rất nhiều phụ huynh đã tin
dùng sản phẩm Milo hỗ trợ con mình học tập, chơi luyện thể thao.

2.4. Chủng loại sản phẩm
 Hiện sữa Milo được phân thành các loại như sau: Sữa milo bột, sữa milo
hộp giấy pha sẵn và sữa milo lon
- Milo bột: Sữa Milo bột được đóng gói dưới nhiều dạng quy cách như hộp
nhựa, hộp giấy, túi và gói nhỏ pha một lần. Ưu điểm của dạng này là giá
thành rẻ hơn dạng uống liền và người dùng cũng có thể tự pha chế theo
nhiều gu ngọt hay biến tấu sáng tạo.

- Sữa Milo uống liền dạng hộp giấy pha sẵn: Dạng sữa hộp uống liền này
rất tiện lợi cho những ai không có thời gian pha chế, đặc biệt tiện lợi cho
7



các bé học sinh khi đi học. Ngoài ra, sữa hộp Milo uống liền dạng hộp
giấy cũng rất tiện dụng cho các chuyến dã ngoại, du lịch mà nhiều khi
không có sẵn nước sơi để pha chế như dạng bột.

- Sữa Milo uống liền dạng hộp giấy pha sẵn ít đường: Bạn nào team sợ
béo hay khơng hảo ngọt thì rất thích hợp để sử dụng phiên bản sữa hộp
uống liền ít đường.

8


- Sữa Milo uống liền dạng lon 240ml cho giới trẻ: Hiện nay, Milo cũng đã
ra mắt sữa uống dạng lon rất bắt mắt và tiện lợi, thu hút nhiều sự quan
tâm của giới trẻ năng động và thời thượng. Sữa lon cũng có ưu điểm là có
thể giữ lạnh lâu hơn so với hộp giấy và nhìn “chất chơi” hơn.

2.5. Sữa milo mua ở đâu? Giá thành như nào?
Hiện các loại sữa Milo đang được bán rộng rãi trên toàn bộ hệ thống siêu thị,
các trang thương mại điện tử với các mức giá ưu đãi nhất:
+ Milo bột có giá 65.000 đồng/ hộp 400 gram
+ Sữa Milo uống liền dạng hộp giấy pha sẵn 180ml có giá 26.500 đồng/ lốc 4
hộp
+ Sữa Milo uống liền dạng hộp giấy pha sẵn 180ml ít đường có giá 26.500
đồng/ lốc 4 hộp
+ Sữa lon Milo có giá 13.000 đồng/lon 240ml
+ Milo Bữa sáng cân bằng 195ml có giá 28.000 đồng /lốc 3 hộp
+ Sữa Milo nắp vặn 11.000 đồng/ hộp 210 ml
Thương hiệu Milo ngồi sản phẩm sữa bột thì cịn phát triển thêm rất nhiều sản

phẩm khác như: Bánh kẹp, kẹo ngậm,.. đều có tên là Milo và hương vị tương
đồng. Điều này giúp doanh nghiệp cung cấp thêm cho khách hàng các sự lựa
9


chọn, giải quyết nhiều vấn đề mà sản phẩm sữa bột khơng thể đáp ứng như tính
tiện lợi, nhanh gọn.

Chương II. MỘT SỐ LÝ THUYẾT CƠ BẢN VỀ LỰA
CHỌN THỊ TRƯỜNG MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH VỊ THỊ
TRƯỜNG
1. Đo lường và dự báo thị trường
1.1. Khái niệm chính trong đo lường và dự báo cầu
- Nhu cầu thị trường đối với một sản phẩm là tổng số lượng/ giá trị sẽ được
mua bởi một nhóm khách hàng xác định trong 1 môi trường marketing
xác định dưới tác động của 1 môi trường đó.
- Dự báo thị trường là giá trị cụ thể của nhu cầu thị trường tương ứng với
các mức chi tiêu marketing xác định của ngnahf và trong những điều kiện
xác định của môi trường marketing.
- Tiềm năng thị trường là giá trị lớn nhất của nhu cầu thị trường có thể có
được hay giới hạn của nhu cầu thị trường khi các lỗ lực marketing của
ngành tăng tới vô cùng.
- Nhu cầu của doanh nghiệp là phần nhu cầu thị trường thuộc về doanh
nghiệp
Qi=Si.Q.
Trong đó: Qi: nhu cầu của DN
Si: thị phần của DN
Q: tổng nhu cầu của thị trường
- Dự báo tiêu thụ là doanh số dự báo của DN tướng ứng với 1 kế hoạch
marketing trong những điều kiện môi trường xác định.

- Tiềm năng của công ty là giới hạn tiệm cận của nhu cầu công ty khi nỗ
lực marketing tăng lên tương đối với các đơi thủ cạnh tranh.

2. Ước tính cầu hiện tại
2.1. Tổng nhu cầu của thị trường
- Tổng nhu cầu của thị trường là số lượng tiêu thụ cực đại mà tất cả các
doanh nghiệp trong ngành có thể có được vào một thời kỳ nhất định với
một mức nỗ lực marketing nhất định.
- Có thể sử dụng:
• Theo giá trị: S = n.p.q
10


• Theo số lượng: Q= n.q
Trong đó: S,Q: tổng tiềm năng của thị trường
N: số người mua sản phẩm
q: số lượng sản phẩm được mua bởi 1 người TB
p: giá bán trung bình của 1 sản phẩm
Để tính n có 2 phương pháp:
+ Phương pháp loại trừ dần: chia nhỏ toàn bộ đối tượng cần xem xét trong 1
khu vực nào đó
+ Phương pháp chuỗi tỷ số: người ta ước tính các tỷ số rồi lấy tích của chúng

2.2. Tổng nhu cầu thị trường khu vực
- Lựa chọn địa bàn thị trường tốt nhất để phân ngân sách tối ưu cho các địa
bàn đó.
- Phải ước tính tiềm năng thị trường tại địa bàn đó.
- Có các phương pháp chủ yếu:
• Phương pháp xây dựng thị trường: là phương pháp mà chủ yếu mà các
nhà cung ứng tư liệu sản xuất sử dụng để dự báo.

• Phương pháp chỉ số đa yếu tố: là phương pháp phổ biến mà các doanh
nghiệp cung ứng hàng tiêu dùng.
Công thức xác định sức mua tương dối của 1 thị trường khu vực là:
Bi=0.5yi + 0.3ri + 0.2pi
Trong đó: Bi: tỷ lệ % tổng sức mua của khu vực
yi: tỷ lệ % thu nhập cá nhân được sử dụng trong khu vực
ri: tỷ lệ % doanh số bán lẻ của cả nước so với khu vực
pi: tỷ lệ % dân số cả nước của khu vực
0.5;0.3;0.2: trọng số của yi, ri, pi

2.3. Ước tính mức tiêu thụ ngành
- Doanh nghiệp cần phải ước tính tiêu thụ ngành vì qua đó doanh nghiệp có
thể phát hiện được đối thủ cạnh tranh và mức tiêu thụ sản phẩm của họ.
- Phương pháp thực hiện: so sánh mức tiêu thụ của mình với tồn ngành,
doanh nghiệp có thể đánh giá được thực trạng kinh doanh của mình và xu
thế đối mặt trên thị trường.
11


3. Ước tính cầu tương lai
- Dự báo cầu tương lai giúp lập các kế hoạch dài hạn, tiên đoán lượng tiêu
thụ, lựa chọn thị trường tiêu thụ.
- Để dự báo cầu tương lai tiến hành 3 giai đoạn:
• Dự báo vĩ mơ
• Dự báo mức tiêu thụ ngành
• Dự báo mức tiêu thụ của doanh nghiệp
• Các phương pháp dự báo cầu:
• Thăm dị ý kiến người mua
• Tổng hợp các ý kiến của lực lượng bán hàng
• Các phương pháp khác: thu thập thông tin từ các nguồn như chuyên gia,

hiệp hội thương mại…

4. Lựa chọn thị trường mục tiêu
4.1. Khái quát chung
 Những lý do phải lựa chọn thị trường mục tiêu
- Xuất phát từ thị trường tổng thể: Thị trường tổng thể có quy mơ lớn và
phức tạp trong khi năng lực của doanh nghiệp không đủ để đáp ứng được
nhu cầu và ước muốn của toàn bộ thị trường.
- Xuất phát từ hoạt động cạnh tranh: Trên thị trường, bên cạnh doanh
nghiệp cịn có nhiều đối thủ cạnh tranh cùng cung cấp mặt hàng đó với
mức độ và phạm vi cạnh tranh ngày càng gay gắt, tinh vi.
- Xuất phát từ năng lực của doanh nghiệp: Mỗi doanh nghiệp chỉ có năng
lực nhất định, có một vài thế mạnh trong việc thỏa mãn nhu cầu của thị
trường và cạnh tranh. Chính vì vậy, để kinh doanh có hiệu quả, duy trì và
phát triển được thị phần thì doanh nghiệp phải chia nhỏ thị trường tổng
thể thành những đoạn thị trường và lựa chọn những đoạn thị trường mà ở
đó doanh nghiệp có khả năng đáp ứng được nhu cầu và ước muốn của
khách hàng tốt hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh khác (được gọi là đoạn thị
trường mục tiêu). Để thành công trên thị trường mục tiêu, doanh nghiệp
phải có một chiến lược để tạo ra một vị trí mong đợi trên thị trường (định
vị thị trường).
 Sự hình thành Marketing mục tiêu
Người ta tìm hiểu thực chất của Marketing mục tiêu thơng qua xem xét lộ trình
lịch sử phát triển tư duy và ứng dụng của Marketing trong việc đáp ứng nhu cầu
và mong muốn của khách hàng. Lộ trình phát triển của các chiến lược marketing
thông qua 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1: Marketing đại trà
12



• Nội dung: Người cung ứng tiến hành sản xuất đại trà, phân phối đại trà,
quảng cáo đại trà chỉ 1 loại sản phẩm hướng tới thoả mãn tất cả các nhu
cầu của mọi khách hàng trên thị trường. Ở giai đoạn này, tất cả các doanh
nghiệp đều cố gắng đưa ra những loại sản phẩm đồng nhất và không quan
tâm đến đặt nhãn hiệu cho sản phẩm.
• Lợi thế: Lợi dụng quy mơ sản xuất lớn,chi phí sản xuất sản phẩm giảm do
đó sản phẩm có thể bán với giá thấp nhất tạo khả năng khai thác tối đa thị
trường.
• Đánh giá: Chiến lược Marketing đại trà chỉ đem lại hiệu quả kinh doanh
khi thị trường có nhu cầu ở trình độ thấp, nhu cầu thiết yếu bình thường,
nhu cầu tồn tại.
- Giai đoạn 2: Marketing đa dạng hoá sản phẩm
• Nội dung: Giai đoạn này, nhà cung ứng tiến hành sản xuất những mặt
hàng có cùng chủng loại nhưng với kiểu dáng, kích thước hoặc một vài
đặc điểm nào đó khác nhau nhằm tạo ra sự đa dạng cho sản phẩm để hấp
dẫn khách hàng
• Đánh giá: Chiến lược này mang lại hiệu quả hơn hẳn chiến lược
Marketing đại trà tuy nó chưa quan tâm đến sự khác biệt của nhu cầu. Ở
giai đoạn này ý tưởng của việc phân đoạn thị trường bắt đầu hình thành.
- Giai đoạn 3: Marketing mục tiêu hay Marketing trọng điểm
• Nội dung: Người bán cần phân chia thị trường thành các đoạn thị trường
và lựa chọn một hoặc một vài đoạn thị trường mà doanh nghiệp có khả
năng phục vụ tốt nhất, nghiên cứu và soạn thảo các chương trình
Marketing phù hợp với đoạn thị trường đã lựa chọn.
• Đánh giá:Mục tiêu của Marketing mục tiêu là tập trung nỗ lực Marketing
đúng thị trường, xây dựng cho doing nghiệp và sanrphaamr hình ảnh
riêng rõ nét, gây ấn tượng nhất quán trên thị trường đã chọn với nguồn
lực hạn chế nhằm khai thác thị trường một cách hiệu quả nhất và có khả
năng cạnh tranh.
 3 bước cơ bản của Marketing mục tiêu (S-T-P)


- Bước 1: Phân đoạn thị trường (Segmentation)
13


Chia thị trường tổng thể thành các nhóm khách hàng theo những cơ sở đã lựa
chọn. Điều quan trọng là phải xác định được các cơ sở để phân đoạn thị trường
sao cho các đoạn thị trường phải hàm chứa được những đặc điểm của người
mua gắn với những đòi hỏi riêng về sản phẩm và các hoạt động Marketing khác.
- Bước 2: Chọn thị trường mục tiêu (Targeting)
Doanh nghiệp lựa chọn một hoặc một vài đoạn thị trường khác nhau được đánh
giá là hấp dẫn để tiến hành hoạt động kinh doanh.
- Bước 3: Định vị thị trường (Positioning)
Những hoạt động Marketing nhằm tìm kiếm tạo dựng và tuyên truyền những
lợi ích đặc biệt mà doanh nghiệp cung ứng cho thị trường mục tiêu và phải chắc
chắn rằng khách hàng mục tiêu sẽ có được một hình ảnh rõ ràng trong tâm trí và
họ thấy sản phẩm của doanh nghiệp đáng được chọn mua và sử dụng hơn là đối
thủ cạnh tranh

5. Phân đoạn thị trường
5.1. Khái niệm
Phân đoạn thị trường (Market sergmentation) là quá trình phân chia thị trường
tổng thể thành các nhóm trên cơ sở những đặc điểm khác biệt về nhu cầu, ước
muốn và các đặc tính hay hành vi.
Theo quan điểm marketing, thị trường bao gồm tấtcả những khách hàng tiềm ẩn
cùng có một nhu cầu hay mong muốn cụ thể sẵn sàng và có khả năng tham gia
trao đổi để thoả mãn nhu cầu và mong muốn đó.

5.2. Lợi ích của phân đoạn thị trường
- Giúp người làm Marketing hiểu thấu đáo hơn nhu cầu và ước muốn của

khách hàng
- Phân đoạn thị trường giúp người làm Marketing tìm đúng được thị trường
mục tiêu (dễ dàng hơn trong việc trả lời câu hỏi: Ai? Cái gì? Làm thế
nào? Ở đâu? Khi nào?)
- Giúp người làm Marketing thực hiện định vị thị trường có hiệu quả hơn.
Nhờ có phân đoạn thị trường, người làm Marketing có thể lựa chọn
những vị thế của doanh nghiệp phù hợp với mong đợi của khách hàng
mục tiêu. Nó tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng chiếm lĩnh vị trí cụ
thể trong tâm trí khách hàng và nâng cao khả năng cạnh tranh.
- Nâng cao độ chính xác trong việc lựa chọn các công cụ Marketing. Phân
đoạn thị trường giúp người làm Marketing hiểu thấu đáo thị trường, định
14


vị thị trường tốt hơn, do đó có thể xác lập những những chính sách
Marketing hỗn hợp đúng đắn và có hiệu quả hơn.
- Sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lực Marketing. Khi hiểu rõ thị trường,
xác lập các hoạt động Marketing phù hợp thì đương nhiên hiệu quả kinh
tế của hoạt động Marketing sẽ tốt hơn .

5.3. Yêu cầu của phân đoạn thị trường
- Phân đoạn thị trường giúp doanh nghiệp xác định được những đoạn thị
trường có hiệu quả, những đoạn thị trường mục tiêu có quy mô phù hợp
và đồng nhất hơn thị trường tổng thể. Nhờ đó mà hoạt động Marketing
của doanh nghiệp xác định được những mục tiêu kinh doanh cụ thể, rõ
ràng và có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, khơng phải phân chia thị trường ngày
càng nhỏ càng có lợi mà phân đoạn thị trường phải giúp doanh nghiệp
xác định được những đoạn thị trường có hiệu quả.
- Một đoạn thị trường có hiệu quả là một nhóm khách hàng mà doanh
nghiệp có khả năng đáp ứng được nhu cầu và ước muốn của họ đồng thời

có số lượng đủ lớn để tạo ra dòng tiền thu lớn hơn dòng tiền chi cho
những nỗ lực kinh doanh của doanh nghiệp.
- Đoạn thị trường hiệu quả phải đạt được các yêu cầu sau:
• Đo lường được: Phân đoạn thị trường phải đảm bảo đo lường được quy
mô, sức mua và đặc điểm của khách hàng ở mỗi giai đoạn thị trường.Đây
là yêu cầu tối cần thiết để dự báo khối lượng tiêu thụ, doanh thu và lợi
nhuận. Yêu cầu “đo lường được” gắn liền với cơ sở để phân đoạn thị
trường. Trên thực tế có nhiều cơ sở rất dễ đo lường như lứa tuổi, giới tính,
thu nhập... nhưng lại có những cơ sở rất khó đo lường như tâm lý, những
người thuận tay trái...
• Có quy mơ đủ lớn: Việc phân đoạn thị trường phải hình thành những đoạn
thị trường có quy mơ đủ lớn để có thể hứa hẹn một số lượng khách hàng
đảm bảo khả năng sinh lời. Điều đó có nghĩa khi thực hiện chương trình
Marketing cho đoạn thị trường đó sẽ có dịng tiền thu lớn hơn dịng tiền
chi.
• Có thể phân biệt được: Mục đích của phân đoạn thị trường là phải xác
định được đoạn thị trường mục tiêu. Nếu các đoạn thị trường khơng có sự
khác biệt có thể nhận thấy được thì khó có thể xác định được các chương
trình Marketing riêng cho đoạn thị trường.Yêu cầu “có thể phân biệt
được” chỉ rõ một đoạn thị trường được hình thành phải là đoạn thị trường
có đặc điểm riêng biệt, với đoạn thị trường khác và phải có những địi hỏi
Marketing riêng.
• Có tính khả thi: Sau khi phân đoạn, có thể có vơ số các đoạn thị trường
khác nhau được hình thành với các cơ hội kinh doanh khác nhau. Với mỗi
15


doanh nghiệp cụ thể những đoạn thị trường có giá trị phải là những đoạn
thị trường mà doanh nghiệp có khả năng tiếp cận. Nguồn lực của doanh
nghiệp phải phù hợp để doanh nghiệp có thể xây dựng những chính sách

Marketing phù hợp để khai thác hiệu quả đoạn thị trường đó.

5.4. Các tiêu chí phân đoạn thị trường
 Một cách phân loại khái quát nhất đối với các loại sản phẩm là chia khách
hàng thành 2 nhóm lớn:
- Khách hàng tiêu dùng cuối cùng (Ultimate Consumers) là những người
mua sản phẩm cho tiêu dùng cá nhân hay gia đình, họ lập thành thị
trường tiêu dùng (Consumer Market)
- Khách hàng sử dụng trung gian hay khách hàng công nghiệp (Industrial
Users) là các doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan nhà nước, các tổ chức phi
chính phủ. Họ dùng sản phẩm của doanh nghiệp để phục vụ cho quá trình
hoạt động của mình. Cầu của họ đối với sản phẩm của doanh nghiệp là
cầu thứ phát, phụ thuộc cầu đối với các sản phẩm đầu ra của họ. Họ lập
thành một thị trường riêng với các hành vi mua khác với thị trường tiêu
dùng.
 Phân đoạn thị trường khách hàng tiêu dùng
Thông thường, các tiêu chí được sử dụng theo 4 nhóm chính:
-

Phân đoạn thị trường theo địa lý
Phân đoạn thị trường theo nhân khẩu học
Phân đoạn thị tường theo tâm lý
Phân đoạn thị trường theo hành vi

16


 Phân đoạn thị trường khách hàng công nghiệp
- Phân đoạn theo quy mô khách hàng
Các tổ chức sẽ được phân loại theo quy mô lớn, vừa và nhỏ. Cách phân đoạn

này giúp đề ra chính sách quản lí khách hàng lớn phù hợp. Theo tiêu thức này,
nhóm khách hàng lớn gồm khoảng 20% khách hàng nhưng lại đem lại trên 80%
17


doanh thu cho doanh nghiệp (quy tắc 80/20). Đây là nhóm đặc biệt quan trọng
đối với doanh nghiệp.
- Phân đoạn theo loại hình tổ chức
Các cơ quan nhà nước, cơ quan nghiên cứu, đào tạo, doanh nghiệp liên doanh,
doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp quốc doanh và các loại hình tổ chức khác
nhau được phân loại để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
- Phân đoạn theo lĩnh vực kinh doanh
Khách hàng có thể phân chia thành các công ty thương mại, công ty dịch vụ,
công ty sản xuất.

6. Lựa chọn thị trường mục tiêu
6.1. Một số khái niệm
- Thị trường mục tiêu là một hoặc một vài đoạn thị trường mà doanh
nghiệp lựa chọn và quyết định tập trung nỗ lực Marketing vào đó nhằm
đạt được mục tiêu kinh doanh của mình.
- Những quyết định về thị trường mục tiêu: lựa chọn loại khách hàng nào
(đoạn thị trường nào) và có bao nhiêu loại khách hàng được lựa chọn.

6.2. Các tiêu chí lựa chọn thị trng mục tiêu
- Thứ nhất, quy mô, sức mua và những đặc điểm thị trường đều có thể đo
lường được. Từ đó, DN mới có thể xác định quy mơ hoạt động, khả năng
đáp ứng và lượng sản phẩm sản xuất nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
- Thứ hai, những đoạn thị trường đó phải đủ lớn, có triển vọng tăng trưởng
trong tương lai và hứa hẹn mang lại lợi nhuận cho DN, giúp DN đảm bảo
các mục tiêu doanh số. Ít đối thủ cạnh tranh cũng là một tiêu chí cần quan

tâm khi DN lựa chọn thị trường mục tiêu.
- Thứ ba, DN phải có khả năng thâm nhập và đáp ứng nhu cầu của thị
trường. Doanh nghiệp không nên lựa chọn các phân đoạn thị trường mà
thấy trước là vượt q năng lực của mình, ví dụ như một nhãn hiệu thời
trang Việt Nam muốn cạnh tranh với Louis Vutton trong việc cung cấp
các sản phẩm hàng hiệu cho giới thượng lưu là điều không thể.
- Thứ tư, các phân đoạn thị trường khác nhau phải có những phản ứng khác
nhau trước những chiến lược marketing – mix khác nhau. Ví dụ trong
trường hợp những người phụ nữ đã lập gia đình và những người phụ nữ
độc thân có cùng phản ứng như nhau đối với cùng một loại nước hoa thì
hai nhóm này khơng nên phân thành hai đoạn thị trường.
- Thứ năm, DN có khả năng xây dựng các chiến lược hành động hiệu quả
để thu hút và đáp ứng nhu cầu thị trường.
18


6.3. Các phương án lựa chọn thị trường mục tiêu
-

Tập trung vào 1 đoạn thị trường
Chun mơn hố tuyển chọn
Chun mơn hố theo đặc tính thị trường
Chun mơn hố theo đặc tính sản phẩm
Bao phủ thị trường

6.4. Chiến lược Marketing đáp ứng thị trường mục tiêu
 Có 3 kiểu chiến lược đáp ứng thị trường mục tiêu:
- Chiến lược Marketing khơng phân biệt:
• Đặc điểm chiến lược: Chọn tồn bộ thị trường là thị trường mục tiêu
(Không phân đoạn thị trường) tìm cách lơi kéo số lượng khách hàng lớn

nhất.
• Phương pháp thực hiện: Thiết kế các chương trình Marketing để thu hút
đơng đảo người mua trên tồn bộ thị trường: chào bán những sản phẩm
giống nhau, sử dụng hình ảnh, phương pháp khuếch trương, khuyến mại,
kiểu kênh phân phối duy nhất.
• Điều kiện áp dụng: Doanh nghiệp phải có năng lực cao, uy tín tốt phù
hợp với những doanh nghiệp lớn, nhu cầu thị trường tương đối đồng nhất.
- Chiến lược Marketing phân biệt:
• Đặc điểm chiến lược: Doanh nghiệp tham gia vào nhiều đoạn thị trường
và xây dựng nhiều chương trình Marketing riêng cho từng đoạn thị
trường, cung ứng những sản phẩm khác nhau riêng biệt cho từng đoạn thị
trường.
• Điều kiện áp dụng: Doanh nghiệp phải cân đối được số đoạn thị trường
và quy mô từng đoạn từ đó xây dựng số loại sản phẩm và nhãn hiệu cung
ứng cho phù hợp đảm bảo tốc độ tăng chi phí thấp hơn tốc độ tăng doanh
thu. Thường chiến lược này được áp dụng ở những doanh nghiệp lựa
chọn thị trường mục tiêu theo phương án chun mơn hố sản phẩm,
chun mơn hố thị trường hoặc bao phủ tồn bộ thị trường và khi sản
phẩm ở giai đoạn bão hồ.
- Chiến lược Marketing tập trung:
• Đặc điểm chiến lược: Doanh nghiệp dồn hết sức tập trung vào một đoạn
thị trường mà doanh nghiệp cho là quan trọng nhất và giành vị trí tốt nhất
trên đoạn thị trường đó.
• Điều kiện áp dụng: Phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, với các
doanh nghiệp có mục tiêu “bao phủ thị trường” trong giai đoạn đầu khi
xâm nhập vào thị trường lớn.

6.5. Các căn cứ để lựa chọn chiến lược
19



-

Khả năng tài chính của DN
Mức độ đồng nhất của sản phẩm
Giai đoạn của chu kì sống của sản phẩm
Mức độ đồng nhất thị trường
Chiến lược marketing của đối thủ cạnh tranh

7. Định vị thị trường
7.1. Khái niệm
 Khái niệm định vị
- 30 năm trước, hai nhà marketing lỗi lạc Al Ries và Jack Trout đã viết lên
một cuốn sách kinh điển về quản trị marketing “Định vị - Positioning”. Al
và Jack đã nhanh chóng nhận thấy trong một thị trường cạnh tranh, dần
dần sản phẩm sẽ ưu việt hơn nếu khơng biết cách định vị mình sẽ khơng
có nhiều cơ hội chiến thắng. Điều quan trọng nhất mà doanh nghiệp phải
làm là định vị mình và chiếm lĩnh được điểm định vị có giá trị nhất trên
thị trường.
- Định vị là trung tâm của chiến lược marketing. Định vị không chỉ dừng
lại ở một cái tên đẹp, một đặc trưng được quảng cáo rầm rộ hay một
thương hiệu. Định vị không chỉ đơn thuần liên quan đến việc đúng vị trí
và đúng thời điểm. Nó cũng khơng chỉ dừng lại ở một đội ngũ bán hàng
hùng hậu (mặc dù tất cả các yếu tố trên đều mang đến những món lợi trời
cho một lần). Định vị thực sự là một nền tảng mà trên đó diễn ra tất cả
chương trình marketing khác tập trung vào mục tiêu xây dựng quan hệ
với thị trường mục tiêu. Xác định định vị sản phẩm và thị trường mục tiêu
là hai quyết định quan trọng nhất khi tiến hành xây dựng chiến lược
marketing. Để thực hiện thành công, Marketer phải hiểu rõ khách hàng
cũng như khả năng tài chính của cơng ty và của các đối thủ cạnh tranh để

quyết định cần phải đứng ở “vị trí” nào trong các phân khúc thị trường đã
lựa chọn.
 Khái niệm định vị thị trường
- Định vị thị trường (Positioning) là thiết kế một sản phẩm có những đặc
tính khác biệt so với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh và tạo cho nó một
hình ảnh riêng đối với khách hàng. Hay cũng có thể hiểu, đó là việc xác
định vị trí của sản phẩm trên thị trường mục tiêu so với các sản phẩm
cạnh tranh cùng loại nhằm giành được nhưng khách hàng nhất định.
- Định vị thị trường đòi hỏi doanh nghiệp phải quyết định khuyếch trương
bao nhiêu điểm khác biệt và điểm khác biệt nào của sản phẩm mà nó
cung cấp giàng cho khách hàng mục tiêu.
 Các lý do cần định vị thị trường:
20


- Do q trình nhận thức của khách hàng có hạn địi hỏi doanh nghiệp phải
có những thơng điệp rõ ràng, xúc tích, gây ấn tượng cùng với việc chào
bán sản phẩm. dịch vụ có vị thế tốt mới có thể làm khách hàng nhận thức
và ghi nhớ được.
- Do yêu cầu của cạnh tranh: Doanh nghiệp cần tạo ra cho sản phẩm của
mình hình ảnh độc đáo và khác biệt so với đối thủ cạnh tranh. Một doanh
nghiệp có được vị thế giá trị trên thị trường sẽ có khả năng gia tăng sự ưa
chuộng của khách hàng và có khả năng cạnh tranh.
- Do dung lượng lớn của các thơng điệp quảng cáo làm cho khách hàng
khơng có khả năng tiếp nhận tất cả. Trong tình trạng quá tải và hỗn loạn
các thơng tin, định vị có hiệu qủa sẽ thu hút được sự chú ý của khách
hàng, giúp khách hàng nhận thấy được những sản phẩm phù hợp với lợi
ích mà họ mong đợi.

7.2. Các hoạt động trọng tâm của chiến lược định vị

- Tạo hình ảnh cụ thể cho sản phẩm, nhãn hiệu trong tâm trí của khách
hàng ở thị trường mục tiêu
- Hình ảnh trong tâm trí khách hàng (các ấn tượng, cảm giác, khái niệm
khách hàng có được về sản phẩm và doanh nghiệp) là sự kết hợp giữa
nhận thức và đánh giá của khách hàng về doanh nghiệp và các sản phẩm
doanh nghiệp cung ứng.
- 2 nhóm nguồn thơng tin chính mà khách hàng có thê có về doanh nghiệp
hay sản phẩm là: nguồn kiểm sốt được bởi doanh nghiệp và nguồn thơng
tin mà doanh nghiệp khơng kiểm sốt được.
 Các cơng cụ marketing sử dụng để tạo sự khác biệt gồm:
- Tạo sự khác biệt cho sản phẩm vật chất
- Tạo sự khác biệt cho dịch vụ
- Tạo điểm khác biệt về nhân sự
- Tạo sự khác biệt về hình ảnh

7.3. Các bước của tiến trình định vị
- Tiến hành phân đoạn thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu
- Đánh giá thực trạng của những định vị hiện có trên thị trường mục tiêu
- Lập bản đồ định vị (sơ đồ tất cả những tiêu chuẩn mà khách hàng đánh
giá và lựa chọn sản phẩm)
- Với việc phân tích vị trí sản phẩm của doanh nghiệp cũng như là của đối
thủ cạnh tranh trên thị trường và thể hiện chúng trên bản đồ định vị,
doanh nghiệp sẽ nắm được một cách trực quan hơn vị trí của sản phẩm
mình cung cấp trên thị trường.
21


- Chọn hình ảnh và vị thế cho nhãn hiệu sản phẩm của doanh nghiệp trên
bản đồ định vị
 Căn cứ vào điều kiện của doanh nghiệp và kết quả xác định vị trí sản

phẩm hiện có, doanh nghiệp cần lưu ý 2 vấn đề:
- Hình ảnh của nhãn hiệu trong âm trí khách hàng được khắc họa trong tâm
trí khách hàng bằng cơng cụ nào? (đặc tính sản phẩm hay biểu tượng)
- Doanh nghiệp lựa chọn vị trí nào trên thị trường mục tiêu?(cạnh tranh
trực tiếp hay chiếm lĩnh một vị trí mới)
 Soạn thảo chương trình marketing hỗn hợp để thực hiện chiến lược định
vị đã chọn. Bước cuối cùng của tiến trình định vị là triển khai xây dựng
chiến lược marketing hỗn hợp để nhằm vào thị trường mục tiêu. Đây là
các công cụ marketing mà doanh nghiệp chủ động tác động vào thị
trường mục tiêu nhằm hình thành trong nhận thức của khách hàng về hình
ảnh sắp đưa ra thị trường sao cho tương xứng với vị trí mà doanh nghiệp
đã chọn ở trên.

Chương III. PHÂN TÍCH STP CỦA SẢN PHẨM SỮA
MILO
1. Phân đoạn thị trường
1.1. Phân đoạn thị trường theo địa lý
- Sản phẩm Milo của Nestle phủ sóng ở hầu hết các quốc gia, và ở mỗi nơi
thì lượng tiêu thụ cũng khác nhau. Gần đây Milo đang ngày càng phát
triển ở Châu Á cũng như ở Việt Nam. Nestle đã nghiên cứu ra sản phẩm
phù hợp với sở thích, nhu cầu của khách hàng ở từng quốc gia để gia
tăng sức mua.
- Việt Nam nằm trong đới khí hậu gió mùa, các sản phẩm liên quan đến
giải khát hoặc bù nước cho cơ thể rất phổ biến. Tận dụng điều này, nhiều
ông bố bà mẹ muốn con mình được cung cấp thêm chất dinh dưỡng trong
các thức uống mang tới trường hoặc trong các bữa phụ. Milo dựa vào đặc
điểm này, ngoài dạng sữa bột truyền thống còn cải tiến thêm dạng hộp
pha sẵn, dạng lon để đáp ứng thị trường.
- Vào ngày 9-10- 2014, tại khu công nghiệp Amata (Đồng Nai), Công ty
Nestlé Việt Nam (Thụy Sỹ) đã khánh thành xưởng sản xuất trị giá 37 triệu

đô la Mỹ tại Nhà máy Nestlé Bình An để tăng gấp đơi năng lực sản xuất
thức uống dinh dưỡng Milo dạng nước lên hơn 100.000 tấn/năm.
- Với hệ thống sản xuất và đóng gói hiện đại do tập đoàn Thụy Điển Tetra
Pak cung cấp, trước mắt, việc mở rộng này nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu
22


dùng ngày càng tăng tại thị trường Việt Nam. Về lâu dài, Nestlé nhắm
đến việc xuất khẩu sang các thị trường láng giềng như Lào, Campuchia
và Thái Lan
- Theo khu vực, thu nhập bình quân ở thành thị đạt 5,538 triệu
đồng/người/tháng, gấp gần 1,6 lần nơng thơn. Vì vậy, thị trường địa lý
chia rất rõ rệt, các gia đình ở thành phố sẽ có khả năng sử dụng Milo
thường xuyên, cịn các gia đình ở nơng thơn đa số sử dụng khi con cái họ
ốm đau hay cần bổ sung dinh dưỡng.

1.2. Phân đoạn thị trường theo nhân khẩu học
- Xét về nhu cầu, trẻ em có nhu cầu về những thức uống ngon miệng, có vị
ngọt, cịn người lớn có nhu cầu cho con em sử dụng các sản phẩm dinh
dưỡng để bổ sung cho cơ thể
- Xét về quy mơ gia đình, người Việt Nam ngày càng có xu hướng sinh ít
con hơn , sinh con muộn hơn nên tất cả khả năng tài chính cũng như sự
quan tâm của họ chỉ đổ dồn cho 1-2 đứa trẻ, ngoài ra họ đủ nhận thức để
biết tầm quan trọng cùa chế độ ăn đối với con cái của mình.
- Xét về thu nhập Việt Nam có GDP bình qn đầu người đạt 2.715,28
USD một năm (2019) nên việc chi tiêu cho các sản phẩm dinh dưỡng với
mức giá 7.000 đồng là rất hợp lý
- Xét về lứa tuổi:

Tiêu chí


Phân loại
0-6

Độ tuổi

6- 18

Đặc điểm
- Dưới 1 tuổi trẻ sử dụng sữa mẹ và 1 số
loại đóng hộp.
- Từ 1-5 tuổi: Thời điểm trẻ em tập ăn
nhưng cũng cần một lượng sữa hàng ngày
để cung cấp các chất chống nhiễm khuẩn
vì hệ tiêu hóa ở lứa tuổi này chưa thật sự
tốt
-Đây là độ tuổi cần sự phát triển toàn
diện nhất về chiều cao, trí tuệ cũng như
thể chất.
- Có hệ tiêu hóa tương đối tốt, có thể
uống các loại sữa tươi có ít chất chống
23


nhiễm khuẩn.

> 18

- Độ tuổi cần bổ xung năng lượng nhiều
nhất cho các hoạt động vui chơi cũng như

học tập của trẻ.
Thời điểm trẻ nên ngưng việc sử dụng
các sản phẩm sữa thường xuyên và thay
vào đó là cung cấp các chất bằng việc ăn
uống các loại thực phẩm nhiều chất dinh
dưỡng.

1.3. Phân đoạn theo yếu tố tâm lý
- Thấu hiểu người dùng Việt của Nestlé: Theo đuổi hình ảnh đứa trẻ năng
động, cá tính, thể thao, khỏe khoắn
- Ơng Ali Abbas, Giám đốc ngành hàng Milo và sữa - Công ty Nestlé Việt
Nam, nhận định: “Những năm trước, hầu hết phụ huynh Việt Nam cho
rằng trẻ cần tập trung học tập, và thành tích học vẫn là thước đo trong q
trình phát triển của trẻ. Khi nói đến thể thao, mọi người thường nhận thức
‘chơi’ thể thao. Thể thao được xem là cách giúp trẻ thư giãn lành mạnh và
tăng cường sức khỏe. Song vai trò của thể thao đối với sự phát triển toàn
diện của trẻ chưa được đánh giá cao”.
- Thời gian trước, với nhiều phụ huynh Việt Nam, thành tích học tập được
xem như “thước đo thành cơng” của trẻ. Trong hành trình lội ngược dịng
góp phần thay đổi quan niệm ấy, Nestlé Milo trải qua khơng ít thách thức
để nhận được cái gật đầu đồng hành của phụ huynh, mang thể thao đến
gần hơn với trẻ em Việt, giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và kỹ
năng mềm.
- Nhưng bên cạnh kiến thức sách vở thì kỹ năng mềm từ cuộc sống sẽ giúp
trẻ phát triển toàn diện. Tương lai vững vàng cần được xây dựng trên nền
tảng tốt. Cha mẹ không nên để trẻ chỉ tập trung vào việc học mà cần
khuyến khích bé rèn luyện cả thể chất, sự bền bỉ, cũng như tinh thần biết
đứng lên sau mỗi lần thất bại. Và để làm được điều này, thể thao chính là
người thầy tốt nhất.
- Nestlé Milo đặt niềm tin “thể thao là người thầy tuyệt vời”. Thông qua

thể thao, trẻ sẽ học được những giá trị đáng quý, đó là niềm đam mê, tinh
thần đồng đội, sự bền bỉ, quyết tâm để trở thành những “nhà vô địch” thật
sự trong cuộc sống. Cùng với đó, thể thao giúp trẻ khỏe mạnh và năng
động hơn, phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần - điều các bậc phụ
huynh đều mong muốn.
24


- Với sự thấu hiểu ấy, Nestlé Milo mạnh dạn truyền tải cảm hứng và
khuyến khích cộng đồng, đặc biệt là các bậc phụ huynh, trẻ em, hướng
đến lối sống năng động, khỏe mạnh thông qua các hoạt động thể thao dinh dưỡng.

1.4.

Phân đoạn theo hành vi của khách hàng

- Nhu cầu mua của khách hàng: Khi người tiêu dùng quan tâm hơn tới sức
khỏe, thì mặt hàng thức uống dinh dưỡng lại tăng trưởng tới hai con số.
Các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này thậm chí đã đầu tư tăng gấp đôi
năng suất để đáp ứng nhu cầu thị trường. Hành vi tiêu dùng, đang có một
xu hướng chuyển sang sử dụng các loại thức uống này ở nhà nhiều hơn
thay vì thưởng thức ở hàng quán bên ngồi, nhằm tiết kiệm chi
tiêu.“Chúng tơi tin tưởng vào sức mạnh của thị trường Việt Nam và đang
nỗ lực để cung cấp đến người tiêu dùng một loạt sản phẩm thơm ngon, bổ
dưỡng để đáp ứng nhu cầu cũng như sở thích của thị trường”- Ơng
Rashid Aleem Qureshi, Giám đốc điều hành Cơng ty Nestlé Việt Nam
- Theo tiêu chí và lợi ích tìm kiếm:
+ Nước ta đang phải đối mặt với gánh nặng kép về dinh dưỡng gồm thiếu
dinh dưỡng và thừa cân - béo phì. Trong đó, tỷ lệ thừa cân - béo phì có
xu hướng gia tăng ở cả người trưởng thành và trẻ em. Tỷ lệ này đang gia

tăng nhanh ở lứa tuổi tiền học đường và học đường, nhất là ở các thành
phố lớn. Cũng theo các thống kê này, người tiêu dùng cũng có xu hướng
lựa chọn nhiều hơn các sản phẩm sữa nước ít đường mà vẫn đảm bảo
khẩu vị ưa thích.
+ Nestlé thêm lựa chọn sức khỏe người tiêu dùng với sữa nước ít đường.
Với mong muốn đem đến cho người tiêu dùng các sản phẩm chất lượng
cao, tiện lợi và nhiều ích lợi cho sức khỏe, công ty Nestlé Việt Nam vừa
ra mắt sản phẩm Sữa nước Nestlé Ít Đường uống liền. Sản phẩm này dự
kiến sẽ là một sự đột phá tiếp theo thành công của các sản phẩm sữa
nước tiệt trùng nhiều hương vị và dinh dưỡng của Nestlé đã có mặt trên
thị trường. Với Sữa nước Nestlé Ít Đường uống liền, người tiêu dùng sẽ
có thêm sự lựa chọn về khẩu vị bên cạnh các dòng sản phẩm Sữa nước
Nestlé Sữa trắng và hương Việt quất, hương Trái cây hiện có, đảm bảo
nhu cầu dinh dưỡng cân bằng theo khuyến nghị của các cơ quan y tế.
- Theo mức độ trung thành với thương hiệu:
+ Nestlé MILO là thương hiệu tiên phong trong việc khuyến khích trẻ
tham gia thể thao với nguồn cung cấp "năng lượng bền bỉ", hướng đến
một thế hệ Việt Nam năng động và khoẻ mạnh hơn, góp phần vào sự phát
25


×