Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Hoạt động xuất khẩu giầy dép của công ty Da giầy Hải Phòng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (293.42 KB, 27 trang )

Lời mở đầu
Da giy l mt ngnh cụng nghip cú từ lâu đời tại Việt Nam, là ngành cung cấp
các sản phẩm tiêu dùng cho xã hội và gắn liền với nhu cầu thiết yếu của con người.
Những năm qua, ngành da giày Việt Nam đã có những bước tăng trưởng mạnh mẽ và
hiện nay là một trong bốn mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao nhất nước. Với
những lợi thế tận dụng được trong nước như nguồn lao động dồi dào, chi phí lao động
thấp, ngành da giày Việt Nam đã thực sự đóng góp trong việc thu ngoại tệ cho đất
nước cũng như giảm bớt sức ép về việc làm đối với xã hội.
Đến Hải Phòng, nhiều nhà đầu tư bị cuốn hút bởi sự phát triển của ngành công
nghiệp Da giầy, nhưng ấn tượng hơn cả là khi đến Cơng ty Da giầy Hải Phịng - một
trong những doanh nghiệp hàng đầu ngành Da giầy Việt Nam, một doanh nghiệp
quốc doanh lớn nhất ngành Da giầy Hải Phòng và là một địa chỉ đáng tin cậy cho các
nhà đầu tư. Vì vậy em đã chọn đề tài: “ Hoạt động xuất khẩu giầy dép của công ty
Da giầy Hải Phịng”. Đây là một đề tài khơng mới nhưng nó sẽ giúp cho em có thêm
nhiều hiểu biết thực tế về hoạt động xuất khẩu giầy dép của công ty cũng như của
ngành da giầy Việt Nam.
Do thời gian tìm hiểu ngắn và khả năng cịn hạn chế nên bài viết chắc chắn
không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự giúp đỡ của thầy giáo và các bạn
để bài viết được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn.

1


Néi dung
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY DA GIÀY HẢI PHỊNG
1. Q trình hình thành và phát triển của Cơng ty Da giày Hải Phịng
Được sự giúp đỡ của Chính phủ Tiệp Khắc, cùng các lợi thế của thành phố
cảng biển là nơi có nghề thủ cơng khá phát triển, Bộ Ngoại Thương đã quyết định
thành lập Xí nghiệp Giày da Hải Phịng – tiền thân của Cơng ty Da giày Hải Phịng
ngày nay. Đây là Xí nghiệp sản xuất giày da xuất khẩu đầu tiên ở miền Bắc. Sau một


thời gian ngắn xây dựng, cải tạo nhà xưởng và lắp đặt thiết bị trên mặt bằng của
xưởng Tapis Hàng Kênh với diện tích 1.200 m2, xí nghiệp chính thức đi vào hoạt
động đúng vào ngày kỷ niệm sinh nhật lần thứ 69 của Chủ tịch Hồ Chí Minh
19/5/1959. Từ đó đến nay ngày này đã trở thành ngày truyền thống của Công ty.
Đế quốc Mỹ gây ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ ngày 5/8/1964, máy bay bắn phá miền
Bắc, trong đó Hải Phịng là một điểm phá hoại trọng điểm của chúng. Như vậy một
nhiệm vụ mới đặt ra cho CBCNV xí nghiệp là vừa phải giữ vững và phát triển sản
xuất, vừa phải sẵn sàng chiến đấu. Từ năm 1965 – 1972 xí nghiệp đã phải 2 lần sơ tán
ra ngoại thành (Tháng 7/1966 tại xã Mỹ Đức, An Lão – tháng 4/1972 tại xã Hồng
Phong, An Hải) để tránh các đợt bắn phá huỷ diệt của Hải qn và khơng qn Mỹ.
CBCNV xí nghiệp đã lao động qn mình và nhanh chóng lắp đặt thiết bị, khẩn
trương ổn định sản xuất tại sơ tán. Xí nghiệp vẫn đảm bảo hồn thành kế hoạch sản
xuất và cịn tạo thêm được một số mặt hàng mới, đặc biệt là dép thêu trong nhà, sau
này trở thành sản phẩm xuất khẩu mũi nhọn của công ty.
Sau Đại thắng lịch sử mùa xuân 1975 của dân tộc, miền Nam hoàn tồn giải
phóng, cả nước thống nhất cùng tiến lên CNXH. Hồ chung niềm vui đó của dân tộc,
CBCNV xí nghiệp bước vào một giai đoạn mới, từng bước tháo gỡ khó khăn và đi lên
vững chắc, đa dạng hố các sản phẩm xuất khẩu, đẩy mạnh hợp tác gia công mũ giày
vải cho Tiệp Khắc, các sản phẩm dép thêu cho Liên Xô và CHDC Đức với sản lượng
2


ngày càng lớn. Mà đỉnh cao là năm 1989 xí nghiệp sản xuất 5.056.900 đôi giày dép
xuất khẩu các loại, đạt 112% kế hoạch. Đây là thời điểm đánh dấu sự trưởng thành to
lớn của Xí nghiệp với đội ngũ 3.200 CBCNV và 12 cơ sở vệ tinh với 3.500 lao động,
là đơn vị nòng cốt trong Liên hiệp các Xí nghiệp Giày dép Hải Phịng giai đoạn 1986
– 1992.
Tháng 8/1992 Xí nghiệp ký Hợp đồng liên doanh đầu tiên với Công ty
TRIUMPH ARCH SHOES Co., Ltd Đài Loan thành lập Công ty TNHH Kai Nan sản
xuất giày thể thao xuất khẩu chất lượng cao có cơng suất 1,8 triệu đơi/năm với số vốn

góp của Cơng ty là 30%. Cơng ty Liên doanh đi vào hoạt động đã sử dụng hết 2/3
diện tích mặt bằng nhà xưởng, thu hút 1.200 lao động của Công ty. Năm 1993 Công
ty Kainan sản xuất và xuất khẩu 1,8 triệu đôi giày, năm 1994 sản xuất 2,5 triệu đôi
với doanh thu trên 100 tỷ đồng. Theo chủ trương đổi mới và sắp xếp lại doanh nghiệp
của Đảng và Nhà Nước, tháng 12/1992 Xí nghiệp đổi tên thành Cơng ty Da giày Hải
Phịng.
Từ cuối năm 1992 đến nay, Công ty đã ký được hợp đồng với 7 đối tác nước
ngồi có thời gian hợp tác từ 10 đến 20 năm, thành lập 10 cơ sở sản xuất, thu hút trên
11 triệu USD vốn đầu tư nước ngồi, 5 xí nghiệp sản xuất giày gồm 15 dây chuyền
sản xuất giày thể thao, giày nữ hoàn chỉnh, năng lực sản xuất trên 10 triệu đôi giày/
năm; một xí nghiệp sản xuất Bóng đá xuất khẩu, năng lực sản xuất 650.000 quả/ năm;
một xí nghiệp sản xuất găng tay 200.000 đơi/năm, hai xí nghiệp sản xuất phụ liệu
phục sản xuất giày. Hầu hết các sản phẩm của Công ty đạt chất lượng sản phẩm xuất
khẩu sang các nước Tây Âu, Bắc Mỹ và Nhật Bản. Năm 1997 sản phẩm của Công ty
đoạt giải thưởng Chất lượng Cổng vàng Châu Âu. Đặc biệt qua việc mở rộng phát
triển sản xuất Công ty đã thu hút giải quyết được trên 10.000 lao động cho thành phố
có việc làm ổn định và thu nhập tương xứng với sức lao động bỏ ra.
Địa chỉ Cơng ty Da giày Hải Phịng: 276 Hàng Kênh, quận Lê Chân, thành phố
Hải Phòng.
3


Tên giao dịch: Haiphong Leather products and footwear company
ĐT: +84-31-3940604
Fax: +84-31-3940716
E-mail:
Giám đốc: Nguyễn Ngọc Lâm
2. Chức năng, nhiệm vụ của cơng ty
Cơng ty Da giày Hải Phịng là một trong nhiều doanh nghiệp Nhà Nước hoạt
động trong lĩnh vực da giày và là một hội viên của Hiệp hội Da giày Việt Nam. Chức

năng của công ty là sản xuất các sản phẩm giày dép và các sản phẩm da khác phục vụ
nhu cầu nội địa và xuất khẩu thu kim ngạch xuất khẩu. Bên cạnh đó cơng ty có thể
thực hiện một số các hoạt động kinh doanh hợp pháp khác nhằm thu lợi nhuận, nâng
cao đời sống của cán bộ công nhiên viên của công ty.
3. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của cơng ty
Ban


Giám
đốc
Phó

kinh
doanh

Phịng
XNK

Các
phịng
chức
năng

Phó

nhân
sự

Phịng

kế
hoạch

Phịng
Tài vụ

Phịng
tổ chức
hành
chính

Phịng
thị
trường

Phịng
xây
dựng

Phịng

điện

Phịng
cơng
nghệ

Phịng
vật tư


Đội
xe

4


3.2. Chức năng và nhiệm vụ các phòng chức năng của công ty
+ Ban giám đốc gồm: 1 giám đốc và 2 phó giám đốc:
- Giám đốc là người đứng đầu cơng ty có nhiệm vụ chỉ đạo tồn bộ hoạt động
bộ máy, chịu trách nhiệm trước cấp trên về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh
của cơng ty.
- Phó giám đốc kinh doanh: thay mặt giám đốc chịu trách nhiệm điều hành mọi
hoạt động kinh doanh liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh – xuất nhập khẩu.
- Phó giám đốc nhân sự : thay mặt giám đốc chịu trách nhiệm quản lý nhân sự
+ Các phòng chức năng giúp ban giám đốc công ty điều hành mọi hoạt động cơng ty.
Dưới mỗi một xí nghiệp có ban giám đốc và các tổ chức năng giúp ban giám
đốc quản lý các hoạt động cụ thể của xí nghiệp. Trong mỗi xí nghiệp có nhiều phân
xưởng chun mơn hoá các khâu sản xuất. Quản đốc là người đứng đầu phân xưởng
và điều hành các hoạt động sản xuất của phân xưởng mình.
Cơng ty hiện có 10 phịng ban chức năng, 7 xí nghiệp trực thuộc, một phịng
quản lý sản xuất bóng và một trung tâm dạy nghề.
Mười phũng chức năng bao gồm:
- Phũng Xuất nhập khẩu: có chức năng quản lý và hỗ trợ hoạt động xuất nhập
khẩu ở các xí nghiệp, tổng hợp, báo cáo các kết quả đạt được cũng như các vướng
mắc khó khăn trong cơng tác xuất nhập khẩu.
- Phịng Kế hoạch - Đầu tư: có chức năng đề ra những kế hoạch đầu tư trong
thời gian tới của cơng ty.
- Phịng Tài vụ: có chức năng quản lý tài chính, hạch tốn kế tốn trong cơng ty
và chịu trách nhiệm các vấn đề về sổ sách, ghi chép cho cơng ty.
- Phịng Tổ chức hành chính: có chức năng quản lý về mặt nhân sự và sắp xếp

lịch cơng tác cho tồn cơng ty.
- Phịng Thị trường: có chức năng nghiên cứu, tìm kiếm thị trường cho sản
phẩm của công ty cả trong và ngoài nước, đặc biệt là các thị trường xuất khẩu.
5


- Phịng Xây dựng: có chức năng quản lý, giám sát việc xây dựng, sửa chữa
các nhà xưởng của công ty.
- Phịng Cơ điện: phụ trách cơng tác điện nước, sửa chữa máy móc phục vụ
cho sản xuất.
- Phịng Cơng nghệ: phụ trách các vấn đề về kĩ thuật, công nghệ, thiết kế mẫu
mã sản phẩm.
- Phịng Vật tư: có chức năng quản lý các hoạt động xuất nhập kho các nguyên
vật liệu cần cho sản xuất.
- Đội xe: có nhiệm vụ phục vụ các hoạt động đi lại của cơng ty.
4. Các hoạt động sản xuất kinh doanh chính của công ty
* Sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu các mặt hàng giầy dép bằng da, giả da,
vải, các sản phẩm chế biến từ da, giả da, các nguyên liệu, phụ liệu khác.
* Công nghệ may mặc.
* Đào tạo, dạy nghề da giầy, may thiết kế mẫu mốt và các nghề phổ thơng khác.
* Sản xuất bao bì và in tổng hợp.
* Xuất nhập khẩu các loại nguyên liệu, vật tư, thiết bị, phụ tùng, vật liệu xây
dựng, hàng cơng nghiệp tiêu dùng và các loại hàng hóa khác.
* Dịch vụ xuất nhập khẩu, vận chuyển và giao nhận hàng hóa.
* Xây dựng các cơng trình cơng nghiệp, dân dụng và các cơng trình hạn tầng.
* Kinh doanh phát triển nhà và bất động sản.
* Kinh doanh vật liệu xây dựng.
* Kinh doanh tổng hợp du lịch, khách sạn tại vùng Dun hải Hải Phịng Quảng Ninh.
5. Tình hình nguồn vốn, cơng nghệ và lao động
5.1. Tình hình nguồn vốn.


6


Vốn là yếu tố đầu vào của bất kì hoạt động sản xuất kinh doanh nào. Vốn quyết
định khả năng đầu tư vào sản xuất kinh doanh, mở rộng quy mơ sản xuất, cải tiến dây
chuyền máy móc sản xuất,...
Hiện nay, năm 2011, tổng số vốn sản xuất kinh doanh của cơng ty là 34,515 tỷ
đồng. Trong đó vốn cố định là 30,655 tỷ và vốn lưu động là 3,860 tỷ đồng.
Vốn lưu động của công ty bao gồm vốn ngân sách là 1,978 tỷ và vốn tự bổ sung
là 1,882 tỷ.
Với mức vốn còn hạn chế này, hiện nay cơng ty cịn gặp nhiều khó khăn trong
việc đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh theo hướng “tự sản tự tiêu”.
5.2. Cơng nghệ
Hiện nay cơng ty có 9 nhà máy sản xuất với tất cả 22 dây chuyền. Trong đó có
13 dây chuyền sản xuất giày thể thao với năng lực sản xuất khoảng gần 8 triệu đôi, 4
dây chuyền sản xuất giày nữ, 2 dây chuyền sản xuất giày vải có cơng suất hơn 2 triệu
đơi giày nữ và 1 triệu đơi giày vải. Ngồi ra các dây chuyền sản xuất bóng đá, găng
tay, mút xốp đều có cơng suất khá cao: bóng đá đạt 700.000 quả, găng tay 300.000
đơi, mút xốp 30.000 m2.
Các thiết bị máy móc có trình độ cơ khí cao, tự động hóa theo những dây
chuyền hồn chỉnh như giàn làm lạnh, nóng, khử trùng, máy gò mũ giày, máy ép đế,
máy dán keo tổng hợp, máy chặt thủy lực, máy dập ôzê,.. Các thiết bị này đều sử dụng
cơng nghệ lưu hố, ép dán lưu hố,... là những cơng nghệ đơn giản, kết hợp được
nhiều nguyên công trên dây chuyền. Chúng được nhập khẩu chủ yếu từ Đài Loan và
thời hạn sử dụng tối đa là 10 năm. Hầu hết các máy móc thiết bị của công ty hiện
đang trong thời hạn sử dụng với mức độ khai thác tối đa công suất thiết kế.
5.3. Lao động
Lao động là một yếu tố đầu vào quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh
doanh xuất khẩu của cơng ty Da giày Hải Phịng. Trong thời gian qua, cơng ty đã có

sự quan tâm vào việc phát triển đội ngũ lao động cả về số lượng lẫn chất lượng.
7


- Lao động nữ chiếm phần lớn lao động toàn cơng ty với trung bình khoản 90%.
- Lao động trực tiếp chiếm trên 96%.
- Lao động làm công tác quản lý, nghiệp vụ chiếm trên 3%.
- Lao động có trình độ Đại học và trên Đại học khoảng 125 người, chiếm 1,15%.
- Lao động có trình độ tay nghề cao của cơng ty cịn ít, chỉ khoảng hơn 200 người.

CHƯƠNG II: HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DA GIÀY TẠI
CÔNG TY DA GIÀY HẢI PHÒNG
1. Thực trạng xuất khẩu mặt hàng da giày của công ty thời gian qua.
1.1. Kim ngạch xuất khẩu
Trong 4 năm gần đây, kim ngạch xuất khẩu da giày của Công ty luôn đạt tốc độ
tăng trưởng khá. Cụ thể trong bảng sau:
Kim ngạch xuất khẩu của Công ty.
Chỉ tiêu
KNXK (tr.$)

2008

2009

60,965

63,02

4,15


4,04

Năm
2010

2011

75,631 72,038

% tăng (giảm)
09/08 10/09 11/10
+3,4

+20

- 3,4

KNXK/ Tổng
KNXK ngành

4,14

3,31

(%)
“Nguồn: Cơng ty Da giày Hải Phịng”

Trong đó: KNXKt: kim ngạch xuất khẩu tại thời gian t
8



KMXKt-1: kim ngạch xuất khẩu tại thời gian t - 1
Qua bảng trên có thể thấy, kim ngạch xuất khẩu của cơng ty tăng có xu hướng
tăng khá trong những năm gần đây. Năm 2008, kim ngạch xuất khẩu da giày của
Công ty đạt 60,965 triệu USD, tăng lên 63,02 triệu USD vào năm 2009 với tốc độ
tăng là 3,4%. Nhưng nổi bật nhất trong giai đoạn này là mức tăng vượt bậc 20% kim
ngạch xuất khẩu năm 2010 so với 2009, đạt 75,631 triệu USD. Đây cũng là con số mà
doanh nghiệp có thể dự đốn trước được do những ảnh hưởng tích cực của Hiệp định
thương mại Việt – Mỹ đến kim ngạch xuất khẩu của hàng da giày trên thị trường Mỹ.
Tuy nhiên, kim ngạch xuất khẩu của Cơng ty năm 2011 lại có sự suy giảm 3,4% so
với năm 2010, chỉ đạt 72,038 triệu USD. Có thể chỉ ra nhiều nguyên nhân của sự suy
giảm này mà trực tiếp là cơng ty khơng có đơn hàng gia công giày vải cao cấp. Đồng
thời đơn hàng giày thể thao sang thị trường EU giảm, mà đây là mặt hàng được tiêu
thụ nhiều nhất của công ty. Thực vậy, thời gian qua ở Việt Nam, nhiều cơ sở sản xuất
và xuất khẩu da giày đã được thành lập, nhiều đơn hàng giày vải cũng như giày thể
thao bị chia sẻ sang các doanh nghiệp mới có những dây chuyền máy móc, thiết bị
tiên tiến hơn. Điều này cho thấy mặc dù có chiều hướng tăng nhưng kim ngạch xuất
khẩu hàng da giày của công ty tăng không đều.

1.2. Mặt hàng xuất khẩu, giá cả
9


Trong những năm đầu hợp tác sản xuất kinh doanh với các đối tác Đài Loan,
những sản phẩm da giày do Công ty sản xuất chỉ được thực hiện trên các mẫu đơn
giản, có mức giá thành thấp. Sang năm 2009, công ty từng bước chuyển sang sản xuất
nhiều đơn hàng da giày cao cấp hơn. Bảng dưới đây là danh mục các mặt hàng xuất
khẩu của Công ty từ năm 2009 đến năm 2011.
Cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu của Công ty.
Năm 2009

KNXK Tỷtrọng

Năm 2010
KNXK Tỷtrọng

Năm 2011
KNXK
Tỷtrọng

(Tr. $)

(%)

(Tr. $)

(%)

(Tr.$)

(%)

Giày thể thao

39,324

62,41

52,405

69,29


50,975

69,79

Giày nữ

15,376

24,39

15,411

20,38

13,355

19,62

Giày vải

0,654

1,04

0,294

0,39

0


0

Dép

0

0

0,06

0,08

0

0

Găng tay

0,366

0,58

0,341

0,45

0,528

0,73


Bóng đá

3,478

5,52

2,836

3,75

2,951

4,1

1,476

2,33

1,368

1,81

1,522

2,12

2,355

3,73


2,916

3,85

2,687

3,72

Các sp #

0

0

0

0,02

0,03

Tổng KNXK

63,020

100

75,631

72,038


100

Mặt hàng

Mút xốp gia
công
Các s/p mút
xốp

0
100

“Nguồn: Công ty Da giày Hải Phòng”

10


Nhìn vào bảng trên ta có thể thấy, các mặt hàng chủ lực của công ty từ năm 2009
đến nay vẫn là các mặt hàng giày thể thao và giày nữ. Ngồi ra, cơng ty cịn sản xuất
và xuất khẩu một số các mặt hàng da khác như bóng đá, găng tay. Các mặt hàng mút
xốp cũng đạt kim ngạch xuất khẩu khá.
Mặt hàng sản xuất kinh doanh chính của công ty là giày thể thao đạt kim ngạch
xuất khẩu lớn nhất của công ty trong thời gian qua. Mặt hàng này luôn chiếm tỷ trọng
về kim ngạch xuất khẩu trên tổng kim ngạch xuất khẩu của cả công ty là trên 60%.
Năm 2009, tỷ lệ này là 62,41% tăng lên 69,29% năm 2010 và vẫn duy trì tỷ lệ cao là
69,79% năm 2011. Tuy nhiên, công ty hiện nay chỉ gia công giày thể thao cho một số
các nhãn hiệu giày ít có tiếng trên thế giới như hiệu X – brand, Sport, American,
Kappa. Các sản phẩm này xuất khẩu nhiều sang thị trường nước ngoài với mức giá
trung bình khoảng từ 9 – 11 USD/đơi. Hầu như các mặt hàng giày thể thao của công

ty là các sản phẩm cấp thấp và trung bình, được tiêu thụ cho tầng lớp người có thu
nhập thấp và trung bình tại thị trường EU và Mỹ.
Mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao thứ hai sau giày thể thao là giày nữ. Mặt
hàng này giảm qua từng năm trong cơ cấu mặt hàng xuất khẩu của công ty. Năm
2009, kim ngạch xuất khẩu giày nữ chiếm tỷ trọng 24,39% tổng kim ngạch xuất khẩu
tồn cơng ty. Con số này năm 2010 là 20,38% và giảm tiếp xuống còn 19,62% năm
2011. Sản phẩm giày nữ của công ty chủ yếu là các sản phẩm giả da, có chất lượng
trung bình, mẫu mã, chủng loại không phong phú. Tuy nhiên đơn giá xuất khẩu sản
phẩm này lại cao nhất trong số tất cả các sản phẩm xuất khẩu của công ty, khoảng từ
15 – 16 USD/đôi. Trên thị trường thế giới, mặt hàng này ln có nhu cầu lớn với

11


những sản phẩm có chất lượng cao, mẫu mã, chủng loại phong phú, kiểu dáng thiết kế
đẹp và luôn thay đổi phù hợp với thời trang theo mùa.
Mặt hàng giày vải của cơng ty có kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 3. Năm 2009,
mặt hàng này có kim ngạch xuất khẩu là 0,654 triệu USD chiếm 1,04% kim ngạch
xuất khẩu tồn cơng ty, năm 2010 tương ứng là 0,294 triệu USD và 0,39%. Các đơn
đặt hàng cho sản phẩm này giảm dần và năm 2011 cơng ty khơng có đơn hàng sản
xuất gia công giày vải. So với một số công ty cùng ngành, các mặt hàng giày vải của
công ty khơng có khả năng cạnh tranh cao với giày vải Thượng Đình, Thuỵ Khê,…
trên cả thị trường trong nước và quốc tế. Nhiều đơn hàng giày vải cao cấp gia cơng
của cơng ty đã khơng duy trì được trong ba năm gần đây, những đơn hàng này chuyển
sang các cơng ty giày vải có uy tín hơn và các công ty giày mới thành lập.
1.3. Thị trường xuất khẩu
Thị trường xuất khẩu của Công ty.
Thị
trường
EU

Mỹ
Nhật Bản
Các TTK
Tổng
KNXK

Năm 2009
Tỷ
KNXK
trọng
Tr.$)
(%)
55,354
87,84
0
0
6,199
9,84
1,467
2,32

Năm 2010
Tỷ
KNXK
trọng
(Tr.$)
(%)
67,581 89,36
0,628
0,83

6,052
8,0
1,368
1,82

Năm 2011
Tỷ
KNXK(
trọng
Tr.$)
(%)
63,55
87
0,876
1,2
6,09
8,34
1,522
3,46

63,020

75,631

72,038

100

100


100

% tăng (giảm)
10/09

11/10

+22
+100
-2,37
-6,75

-5,96
+39,5
+0,63
+11,6

+20

-4,75

“Nguồn: Cơng ty Da giày Hải Phịng”
Qua bảng trên có thể thấy được kim ngạch xuất khẩu giày dép của cơng ty sang
thị trường EU có xu hướng tăng, nhưng mức tăng không ổn định. Năm 2009 kim
ngạch xuất khẩu giày dép sang thị trường EU đạt 55,354 triệu USD chiếm 87,84%
tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty sang các thị trường. Năm 2010, tương ứng là
67,581 triệu USD và 89,36%, năm 2011 là 63,55 triệu USD và 87%. Năm 2011, có
nhiều biến động về đơn đặt hàng gia công của công ty nên kim ngạch xuất khẩu sang
12



thị trường EU không ổn định đã kéo theo tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty tại
các thị trường cũng giảm. Hiện nay, các nước thuộc EU đều nhập mặt hàng giày dép
của cơng ty Da giày Hải Phịng. Tuy nhiên, tỷ lệ xuất khẩu các sản phẩm của cơng ty
đến từng quốc gia có sự khác biệt, chủ yếu tập trung xuất khẩu giày dép vào một số
nước Tây Âu như Đức, Pháp, Anh.
Năm 2010, công ty Da giày Hải Phòng cũng như nhiều doanh nghiệp Việt
Nam đều mở rộng được thị trường xuất khẩu của mình sang Mỹ. Kim ngạch xuất
khẩu của công ty sang thị trường này tăng từ 0,628 triệu USD năm 2010 lên 0,876
triệu USD vào năm 2011. Do đó tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu tại thị trường Mỹ cũng
tăng lên 0,83% năm 2010 lên 1,2% năm 2011. (Biểu đồ 2.4 và 2.5). Do tỷ trọng kim
ngạch xuất khẩu giày dép sang thị trường Mỹ tăng nên tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu
ở thị trường EU có sự biến đổi: chỉ tiêu này giảm từ 89,36% năm 2010 xuống còn
87% năm 2011. Sự tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu của công ty sang thị trường Mỹ
là một dấu hiệu khả quan trong việc từng bước đa dạng hóa thị trường của cơng ty
trong những năm tiếp sau.
Nhật Bản cũng là một thị trường lớn cho các sản phẩm của công ty, đặc biệt là
từ sau năm 2008 cho đến nay. Đây là thị trường tiêu thụ các sản phẩm của cơng ty là
bóng đá, găng tay và các sản phẩm mút xốp. Chưa có một chủng loại mặt hàng giày
dép nào của cơng ty được xuất khẩu sang Nhật Bản trong thời gian qua. Mặc dù nền
kinh tế Nhật Bản vừa qua bị chững lại, sức mua của thị trường giảm nhiều song nhìn
chung các sản phẩm xuất khẩu khơng có giá trị cao này vẫn được tiêu thụ nhiều tại
Nhật Bản.
Thực hiện chiến lược đa dạng hoá sản phẩm, từ năm 2009 công ty đã bắt đầu sản
xuất túi giặt và múi tắm là các sản phẩm được xuất khẩu sang Nhật Bản. Sản phẩm
này cũng được đặt hàng với số lượng lớn hơn trong các năm 2010, 2011 và được tiếp
tục mở rộng sang thị trường australia và một số thị trường khác. Năm 2011, công ty
đã sản xuất các sản phẩm mới sang Nhật Bản như túi xách cá nhân và khăn quàng cổ.

13



Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng này còn rất nhỏ bé nhưng cũng phần nào đưa tổng
kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản tăng so với năm 2010.
Xem xét cơ cấu thị trường tại Công ty Da giày Hải Phịng, có thể nhận thấy
rằng: cơng ty cũng như đa số các doanh nghiệp quốc doanh hoạt động trong lĩnh vực
này tập trung chủ yếu xuất khẩu sang thị trường EU, chiếm trung bình trên 70% kim
ngạch xuất khẩu. Trong khi đó hoạt động xuất khẩu giày dép sang các thị trường như
Nhật Bản, Mỹ của các doanh nghiệp này cịn hạn hẹp.
Nhìn chung, trong các thị trường xuất khẩu da giày của công ty, EU vẫn là thị
trường quan trọng nhất. Công ty tập trung xuất khẩu các sản phẩm giày dép của mình
sang thị trường EU với số lượng lớn và đạt kim ngạch xuất khẩu cao. Tuy nhiên đã có
xu hướng giảm kim ngạch xuất khẩu tại thị trường này năm 2011 so với năm 2010 là
5,96%. Đồng thời, thị trường Mỹ năm 2010 đã nổi lên là một cơ hội xuất khẩu cho
các sản phẩm của công ty. Mức tăng kim ngạch xuất khẩu ở thị trường này năm 2011
so với năm 2010 là 39,5%. Nhật Bản là thị trường quen thuộc của công ty ở một số
sản phẩm và có kim ngạch nhất định những vẫn là thị trường mà công ty hiện nay
chưa khai thác được cho những sản phẩm quan trọng nhất của mình là giày dép.
1.4. Hình thức xuất khẩu chính của cơng ty
Hình thức xuất khẩu chính của cơng ty trong thời gian hoạt động sản xuất kinh
doanh vừa qua là gia cơng xuất khẩu. Đây là hình thức xuất khẩu mà công ty nhập
khẩu các nguyên vật liệu đầu vào cho sản xuất, sản xuất sau đó giao lại cho đối tác đặt
gia cơng.
Hình thức xuất khẩu này là sự lựa chọn phù hợp của công ty trong thời kỳ vừa
qua. Công ty nhận nguyên phụ liệu cho sản xuất giày dép, bóng đá, mút xốp,...cả mẫu
mã, nhãn hiệu sản phẩm kèm theo đơn hàng. Sau khi sản xuất và tiến hành các thủ tục
xuất khẩu hàng hóa, cơng ty nhận được phí gia cơng, khoảng 0,25 – 0,35 USD/ đơi
giày. Đây chính là lợi nhuận chủ yếu công ty nhận được từ hoạt động sản xuất kinh
doanh này. Mức phí gia cơng trên là mức giá chung đối với các công ty hoạt động
trong nội bộ ngành của thành phố.

14


So với nhiều công ty hoạt động trong lĩnh vực da giày ở miền Bắc như Thụy
Khê, Thượng Đình, cơng ty Da giày Hải Phịng có điểm hạn chế lớn nhất là khơng có
nhiều hình thức kinh doanh xuất khẩu. Trong khi nhiều công ty da giày đã thực hiện
đa dạng hóa các hình thức xuất khẩu như xuất khẩu trực tiếp, xuất khẩu ủy thác, gia
cơng xuất khẩu thì cơng ty chỉ có duy nhất một loại hình sản xuất gia công theo đơn
hàng từ các đối tác nước ngoài.
2. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu của cơng ty Da giày Hải Phịng
2.1. Những kết quả đạt được
Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2009 – 2011 được thể
hiện trong bảng sau:
Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty.
Năm

Đơn vị

2008

2009

2010

2011

Chỉ tiêu
Giá trị SXCN

Tỷ đồng


616,927

677,923

760,412
75,631

849,860
72,038

KNXK

Tr.$

60,965

63,020

Doanh thu

Tỷ đồng

110,434

157,033

170,594

Nộp ngân sách


Tỷ đồng

2,142

1,395

0,585

1,287

Lợi nhuận

Tỷ đồng

1,573

2,000

2,616

2,900

Lao động

Người

9,160

9.152


9,749

9.896

Thu nhập

Đồng

620,000

585.000

620,000

670.000

Tỷ suất LN/DT

%

1,424

1,440

1,666

1,700

138,504


“Nguồn: Cơng ty Da giày Hải Phịng”
Qua bảng trên ta có thể thấy, trong giai đoạn 2009 – 2011 tình hình sản xuất và
xuất khẩu hàng da giày của Cơng ty khơng có nhiều biến động q lớn.
* Kim ngạch xuất khẩu tăng góp phần làm tăng doanh thu, lợi nhuận và thu nhập
cho người lao động.
15


Kim ngạch xuất khẩu của công ty đạt con số cao, với mức trung bình gần 70
triệu USD trong giai đoạn 2008 –2011. Do hoạt động sản xuất kinh doanh chính của
cơng ty là sản xuất và gia cơng da giày nên giá trị này có xu hướng tăng kéo theo sự
tăng đều của chỉ tiêu doanh thu trong giai đoạn 2008 – 2011. Đồng thời, lợi nhuận của
công ty cũng tăng lên từ 1,573 tỷ đồng năm 2008 tăng lên gần gấp đôi là 2,9 tỷ đồng
năm 2011. Mức nộp ngân sách nhà nước vẫn bảo đảm theo những quy định của chính
phủ về thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế đất, VAT, v.v
* Xác định và duy trì được mặt hàng xuất khẩu chủ lực.
Cơng ty vẫn duy trì được những đơn hàng lớn về mặt hàng giày thể thao. Đây
là mặt hàng chủ lực xuất khẩu của giày dép Việt Nam nói chung và của cơng ty nói
riêng. Kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này ln duy trì ở mức cao hơn 50 triệu USD
trong thời gian qua. Các sản phẩm khác của công ty như giày nữ, bóng đá, ... có đơn
hàng và chất lượng ổn định hơn. Bên cạnh đó cơng ty đang xúc tiến mở rộng chủng
loại sản phẩm sang các sản phẩm da khác như túi xách, khăn quàng,…
* Thị trường xuất khẩu luôn được duy trì khá ổn định và từng bước được mở
rộng.
Thị phần giày dép của công ty trên thị trường EU tương đối ổn định với tỷ
trọng kim ngạch xuất khẩu sang thị trường này luôn chiếm khoảng 90% tổng kim
ngạch xuất khẩu của công ty trong thời gian qua. Công ty vẫn nhận nhiều đơn hàng,
nhất là về giày thể thao xuất sang thị trường này.
Có một dấu hiệu đáng mừng cho hoạt động xuất khẩu giày dép của công ty là

mức tăng trưởng về kim ngạch trên thị trường Mỹ. Đây là bước đi đầu tiên cho hàng
da giày của công ty trên thị trường này. Thị trường Mỹ là một thị trường tiềm năng
cho các sản phẩm xuất khẩu của công ty. Vượt qua được những trở ngại đầu tiên để
có mặt trên thị trường này, cơng ty có nhiều cơ hội thuận lợi cho việc tìm kiếm thị
phần cho các sản phẩm của mình tại đây. Đây sẽ là động lực cho việc đầu tư mở rộng

16


sản xuất, đổi mới dây chuyền công nghệ, nhằm nâng cao năng lực sản xuất cũng như
tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm.
2.2. Những tồn tại và nguyên nhân
*Chất lượng các sản phẩm xuất khẩu của cơng ty cịn thấp, mẫu mã chủng loại
chưa phong phú.
Mặt hàng xuất khẩu chính hiện nay của công ty chỉ chủ yếu là giày thể thao,
giày nữ, bóng đá, mút xốp. Các mặt hàng giày vải, giày da, dép nữ,… thì rất ít và hầu
như khơng có. Quy cách, phẩm chất các sản phẩm này của cơng ty hiện nay cịn thấp,
giá trị gia tăng không cao. Vấn đề thiết kế, chế tạo mẫu mã sản phẩm của cơng ty cịn
yếu. Các sản phẩm giày dép của công ty hầu hết được làm theo mẫu thiết kế đính kèm
theo đơn hàng. Sức cạnh tranh các mặt hàng giày dép của cơng ty cịn thấp, đặc biệt là
các sản phẩm giày vải cao cấp, giày da. Bên cạnh đó, một tồn tại trong hoạt động sản
xuất và xuất khẩu của công ty là công ty vẫn chỉ gia cơng cho những nhãn hiệu giày
dép ít nổi tiếng trên thế giới. Những sản phẩm này chỉ chủ yếu tiêu thụ cho đối tượng
khách hàng có mức sống thấp và trung bình ở các nước phương Tây, do đó lợi nhuận
thu được khơng cao.
*Thương hiệu các sản phẩm của công ty chưa được khách hàng biết đến nhiều.
Hướng đầu tư cho sản xuất giày dép của công ty thời gian qua là gia công xuất
khẩu sản phẩm cho nước ngoài, thị trường nội địa chưa được quan tâm đúng mức.
Mặt hàng giày dép chiếm ưu thế trên thị trường Việt Nam hiện nay lại là giày dép
Trung Quốc được nhập vào qua nhiều con đường khác nhau. Khơng chỉ trên những

thị trường nước ngồi của giày dép xuất khẩu Việt Nam chúng ta thua kém Trung
Quốc mà ngay cả trên sân nhà, các doanh nghiệp Việt Nam lại để họ có thị phần lớn
hơn. Các sản phẩm của công ty được bán tại thị trường trong nước vẫn chưa có khả
năng cạnh tranh cao.
*Hiệu quả hoạt động xuất khẩu gia công cho các đối tác Đài Loan và Nhật Bản
của công ty trong thời gian qua chưa cao
17


Gia công xuất khẩu là hoạt động sản xuất kinh doanh chính của cơng ty trong
thời gian qua. Bên cạnh đó hiệu quả gia cơng của cơng ty chưa cao. Chính vì gia cơng
xuất khẩu nên cơng ty khơng thể chủ động kế hoạch sản xuất kinh doanh đồng thơì
cũng không đạt được những kết quả ổn định. Tất cả các yếu tố như nguyên phụ liệu
đầu vào, đơn hàng, mẫu mã chủng loại sản phẩm công ty đều nhận qua đối tác. Do đó
tồn tại những bất ổn về kim ngạch xuất khẩu, các mặt hàng chủ yếu cũng như giá trị
xuất khẩu tại các thị trường chính. Mặt khác, chi phí gia cơng thấp, kim ngạch xuất
khẩu thực tế công ty thu lại không cao.
* Những nguyên nhân chủ quan:
Bộ máy quản lý của công ty hiện nay còn khá cồng kềnh, năng lực cán bộ quản
lý còn chưa đồng đều. Công tác thực hiện các nghiệp vụ xuất nhập khẩu khá rườm rà,
không chủ động được công việc.
Tình hình nguồn vốn đầu tư và vốn kinh doanh của cơng ty cịn hạn hẹp. Việc
đầu tư cịn mang tính chắp vá, nhất là trong việc đổi mới trang thiết bị sản xuất, nhà
xưởng. Công ty hiện nay chưa đủ điều kiện đầu tư lớn vào công tác nghiên cứu và
phát triển thị trường, quảng bá, khuyếch trương sản phẩm trong và ngồi nước..
Trình độ đội ngũ cán bộ kỹ thuật cũng như cán bộ quản lý kinh doanh xuất
nhập khẩu của cơng ty cịn nhiều hạn chế về năng lực trình độ cũng như ngoại ngữ.
Cơng tác quảng cáo, khuyếch trương cho các loại giày thể thao và dép đi trong
nhà nhãn hiệu SHOLEGA tại thị trường nội địa chưa được công ty chú trọng.
* Những nguyên nhân khách quan:

Ngành Da giày vẫn chưa được phát triển một cách đồng bộ và hồn chỉnh. Chính
phủ vẫn chưa có chính sách cụ thể phát triển các ngành phụ trợ nên khơng có chính ưu
đãi thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu và linh kiện giày nhập từ nước ngoài.

18


Việt Nam hiện đang ở giai đoạn đầu quá trình phát triển và hội nhập kinh tế.
Chính vì vậy mà chúng ta còn nhiều điểm bất cập về cơ chế, chính sách, pháp luật,
đặc biệt là những điểm liên quan đến xuất nhập khẩu.
Việt Nam khơng có những tổ chức, cán bộ có khả năng tư vấn, đánh giá trình độ
công nghệ mà các doanh nghiệp được chuyển giao hay mua từ nước ngồi. Do đó
chúng ta gặp phải bất lợi khi tham gia mua bán các dây chuyền thiết bị sản xuất, hoặc
giá thành cao hơn trên thị trường quốc tế, hoặc thiết bị không đồng bộ, hoặc đã lạc
hậu.
Vấn đề hợp tác, liên kết kinh doanh của các doanh nghiệp giày dép Việt Nam
còn hạn chế. Các doanh nghiệp giày dép vẫn quen với phương thức làm ăn manh
mún, đơn lẻ, hạn chế sức cạnh tranh của giày dép Việt Nam trên thị trường nội địa và
thị trường quốc tế.
Hàng giày dép Việt Nam phải cạnh tranh rất gay gắt với những sản phẩm cùng
loại của các nước trong khu vực cũng như của Trung Quốc.
Hoạt động của Hiệp hội Da giày Việt Nam chưa thật sự hiệu quả trong việc xúc
tiến thương mại hàng giày dép, cũng như cung cấp các thông tin cần thiết về nhu cầu
sản phẩm, đặc điểm tiêu thụ của thị trường nước ngồi. Do đó chưa giúp được các
doanh nghiệp khâu tiếp xúc được các kênh phân phối của thị trường tiêu thụ.

CHƯƠNG 3:
GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU MẶT HÀNG DA
GIÀY CỦA CƠNG TY DA GIÀY HẢI PHỊNG TRONG NHỮNG NĂM TỚI
19



1. Từ phía Cơng ty Da giày Hải Phịng
1.1. Giải pháp về thị trường
* Đối với thị trường nước ngồi:
Cơng ty tiếp tục xác định các thị trường mục tiêu của mình là EU, Mỹ, Nhật Bản.
Ngồi ra cơng ty cũng xúc tiến nghiên cứu và thâm nhập các thị trường khác như
Đông Âu, châu Phi, ASEAN,…
Phân đoạn thị trường tại các thị trường mục tiêu, công ty sẽ nhằm vào người tiêu
dùng có thu nhập trung bình khá trở lên. Mặc dù phân đoạn thị trường này đòi hỏi cao
về chất lượng, song cơng ty đã có những chuẩn bị nhất định cho định hướng thị
trường này. Công ty đã chủ động chuẩn bị thiết bị công nghệ, tiến tới đào tạo đội ngũ
lao động trên cơ sở vốn đầu tư được huy động từ nhiều nguồn vốn khác nhau. Điều
này giúp cho các sản phẩm của công ty tránh được cạnh tranh với các đối thủ khác
trong khu vực.
Hoạt động xúc tiến thương mại cần được công ty chú trọng thường xuyên để
khuếch trương các sản phẩm trên thị trường. Do năng lực sản xuất còn hạn chế nên
công tác xúc tiến thương mại phải được cân nhắc lựa chọn hình thức phù hợp có hiệu
quả, nhằm giảm thiểu chi phí, đảm bảo khả năng cạnh tranh lâu dài. Công ty sẽ liên hệ
với các tổ chức xúc tiến thương mại trung gian của Nhà nước và tư nhân để tiến hành
hoạt động này. Đồng thời công ty cũng tham gia vào các hội chợ, triển lãm chuyên
ngành hàng năm để bán, giới thiệu sản phẩm và tìm kiếm khách hàng mới, có điều
kiện nắm bắt nhanh các xu hướng tiêu dùng mới trên các thị trường khu vực và thị
trường mục tiêu.
* Đối với thị trường trong nước:
Hiện nay, đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường quốc tế, một số nhà
sản xuất trong nước cũng như nước ngoài đã bắt đầu xâm nhập thị trường giày dép
20



Việt Nam. Tuy nhiên, giày dép nhập lậu giá rẻ của Trung Quốc hiện vẫn đang chiếm
lĩnh thị phần chủ yếu của thị trường nội địa. Do vậy công ty phải có những chiến lược
cạnh tranh, xâm nhập thị trường giày dép Việt Nam.
Các sản phẩm giày da, giày thể thao được cung cấp cho những đối tượng tiêu
dùng có thu nhập khá cao ở khu vực thành thị. Sản phẩm bóng đá thì dành cho cá
nhân có thu nhập trung bình và các tổ chức, đơn vị có nhu cầu đặt mua, phân phối
thường xuyên như Sở giáo dục và đào tạo, Sở thể dục thể thao, Trung tâm bóng đá,…
Kênh phân phối chủ yếu là thực hiện bán buôn cho khách hàng và ký hợp đồng
đặt đại lý tại các trung tâm tiêu thụ lớn như Hà nội, TP Hồ Chí Minh,…
1.2. Giải pháp về tổ chức sản xuất
Tiếp tục mở rộng và nâng cao hiệu quả khai thác các cơ sở gia cơng sẵn
có,đồng thời tranh thủ các nguồn lực về tài chính, cơng nghệ và thị trường của các
đối tác, bảo đảm ổn định sản xuất và việc làm cho người lao động.
Kiện toàn theo hướng tinh giảm nhân sự điều hành tại các xí nghiệp gia cơng, rà
sốt và từng bước hợp lý hố tổ chức nhân lực trên các dây chuyền sản xuất, nhằm
nâng cao năng suất, thực hiện giảm thiểu chi phí lao động tại các xí nghiệp.
Nâng cao trình độ tổ chức gia cơng: từ chỗ thường xun có sự giúp đỡ trực tiếp
về triển khai mẫu mốt và kỹ thuật công nghệ của phía đối tác sang chủ động thực hiện
các cơng việc đó nhằm tạo cơ hội nâng cao giá gia công, tăng doanh thu gia công.
Từng bước thực hiện khốn chi phí gia cơng cho các xí nghiệp để vừa nâng cao
trách nhiệm của các xí nghiệp thành viên, vừa bảo đảm tiết kiệm chi phí, tạo ra động
lực thi đua trong tồn bộ khối gia cơng.
1.3. Giải pháp về tài chính
Các kế hoạch tài chính phải được xây dựng bám sát các nhu cầu sản xuất và
đầu tư, đảm bảo vừa đáp ứng đủ nhu cầu, vừa tăng được số vịng quay sử dụng vốn.
Do mơi trường kinh doanh ngày càng có xu hướng thay đổi nhanh khó lường nên
21


cơng tác chống rủi ro về tài chính cần phải được chú trọng. Công tác này cần gắn chặt

với đa dạng hoá các nguồn đầu tư, đa dạng hoá sản phẩm và thị trường. Cơng ty sẽ
thực hiện trích quỹ dự phòng sản xuất để đảm bảo khắc phục nhanh các mất cân đối
về vốn, giữ vững sản xuất trước các thay đổi của môi trường kinh doanh.
1.4. Giải pháp về nguồn nhân lực
* Nguồn nhân lực quản lý
Trong thời gian qua, đội ngũ cán bộ quản lý của Công ty đã có nhiều cố gắng
trong việc đảm trách và hoàn thành các nhiệm vụ được giao. Song để tiếp tục thực
hiện tốt các nhiệm vụ đặt ra do chiến lược kinh doanh mới, đội ngũ này cũng cần phải
được tiếp tục trang bị những kiến thức về quản trị kinh doanh mới, có khả năng sáng
tạo trong tham mưu và ra các quyết định quản lý. Trong xu thế hội nhập quốc tế cao,
đội ngũ quản lý hiện vẫn còn thiếu khả năng về ngoại ngữ, khả năng giao tiếp trong
mơi trường đa văn hố và rất cần được bổ sung ngay.
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý sẽ được tiến hành thông qua đào tạo lại và
tuyển dụng mới kết hợp với bố trí hợp bộ máy quản trị trong tồn Cơng ty. Hệ thống
chính sách tiền lương, thưởng cho đội ngũ này cũng phải được cải thiện trên cơ sở
một hệ thống đánh giá kết quả công việc khoa học phù hợp với đặc thù sản xuất kinh
doanh của Công ty.
* Đội ngũ công nhân
Trong thời gian tới, Công ty sẽ tập trung ưu tiên đào tạo đội ngũ này để vừa nâng
cao chất lượng gia công, vừa đáp ứng nhu cầu phát triển sản phẩm của Cơng ty, phục
vụ có hiệu quả cho chiến lược sản phẩm của Công ty. Sản xuất càng phát triển thì
quan hệ lao động càng trở nên phức tạp. Để duy trì được một nguồn nhân lực đủ sức
cạnh tranh, bên cạnh tăng cường đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, Công ty cần phải tiếp
tục cải tiến hệ thống các chính sách lương, phúc lợi cho phù hợp với điều kiện sản
xuất kinh doanh mới. Vì mục tiêu phát triển bền vững, công ty sẽ chú trọng tạo dựng
các giá trị, chuẩn mực cơ bản cho văn hố cơng ty.
2. Từ phía Nhà nước
22



2.1. Nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế quản lý xuất nhập khẩu
Việc quản lý nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu, phụ liệu cho sản
xuất cũng như việc thanh lý hợp đồng xuất khẩu sản phẩm cần có cơ chế linh hoạt và
phù hợp với sự quản lý và giám sát của các ngành hải quan, thương mại, thuế,…
Tránh gây ách tắc, khó khăn cho sản xuất và giao hàng cho kịp thời hạn của hợp
đồng.
Nhà nước cần tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa các thủ tục hải quan theo hướng đơn
giản hố, cơng khai hoá và hiện đại hoá, tạo thuận lợi cho việc thơng quan hàng hóa,
nhanh chóng tiết kiệm thời gian và chi phí.
Cơ chế “thưởng xuất khẩu”mà quỹ đó, vừa nhỏ về quy mơ, cịn nhiều bất hợp lý
khi thực hiện, cần được xem xét lại. Nghiên cứu để có thể ban hành quy chế “bù lỗ”
cho xuất khẩu với những mặt hàng vốn là ưu thế của Việt Nam, mà giày dép là một ví
dụ.
2.2. Nhà nước cần hỗ trợ phát triển ngành sản xuất nguyên phụ liệu.
Nhà nước cần có chiến lược phát triển ngành trong một thời gian dài tới. Chiến
lược phát triển này cần có chiều sâu và bước đầu là kế hoạch phát triển nguồn nguyên
liệu một cách phù hợp, tránh dư thừa hay thiếu hụt và bảo đảm chất lượng. Thơng qua
chương trình hỗ trợ của chính phủ bằng nguồn vốn vay kích cầu để hỗ trợ các doanh
nghiệp đầu tư vào ngành sản xuất nguyên phụ liệu cho ngành da giày trong nước. Giải
pháp này một mặt đáp ứng tiêu chuẩn xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan, mặt khác
tăng khả năng cạnh tranh của hàng giày dép Việt Nam, chủ động trong xuất khẩu.
2.3. Nhà nước cần trợ giúp các doanh nghiệp về cơng nghệ.
Để phát triển tồn diện ngành da giày Việt Nam, các doanh nghiệp nói chung và
cơng ty Da giày nói riêng, cần xác định chiến lược phát triển chất lượng, mẫu mã cho
sản phẩm, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của thị trường. Chính phủ nên đưa
cơng nghệ giày dép vào trong những chương trình trợ giúp kỹ thuật trong nước và
quốc tế. Các doanh nghiệp trong nước hiện nay còn rất thụ động trong vấn đề đánh
23



giá chất lượng cũng như gía thành cơng nghệ, nên cần có một tổ chức có khả năng trợ
giúp cho các doanh nghiệp về vấn đề này.
2.4. Nhà nước cần chú trọng hơn nữa tới vấn đề đào tạo.
Hiện nay Việt Nam khơng có trường chun dạy nghề cho ngành giày. Tại các
doanh nghiệp, vấn đề đào tạo công nhân lao động trực tiếp cũng chưa được chú trọng.
Công nhân đều được đào tạo tại chỗ hoặc truyền kinh nghiệm. Số lượng cơng nhân có
tay nghề cao cịn thiếu, đặc biệt đội ngũ cán bộ kinh doanh xuất khẩu và cán bộ kỹ
thuật trong lĩnh vực giày da thiếu nghiêm trọng. Nhà nước trong chiến lược phát triển
ngành da giày cần thành lập các trường dạy nghề, đáp ứng nhu cầu lao động cho các
doanh nghiệp.
2.5. Nhà nước nâng cao hiệu quả hoạt động của các tổ chức xúc tiến thương mại.
Nhà nước thành lập các tổ chức xúc tiến thương mại nhằm nâng đỡ các doanh
nghiệp có điều kiện vươn ra các thị trường nước ngoài. Tăng cường hoạt động của các
cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngồi để tư vấn, thơng tin và giao lưu thương
mại trong các hoạt động ngoại giao và cơ quan ngoại giao, các văn phịng Việt Nam ở
nước ngồi.
Trên đây là một số giải pháp được đưa ra từ hai phía là cơng ty Da giày Hải
Phịng và Nhà nước. Những giải pháp này sẽ góp phần duy trì và phát triển những kết
quả mà công ty đã đạt được, đồng thời cũng sẽ giúp cơng ty khắc phục những khó
khăn và tồn tại của mình. Phát huy ưu điểm và khắc phục những khuyết điểm của
công ty trong trong hoạt động sản xuất kinh doanh bằng một số giải pháp trên sẽ là
động lực tích cực để cơng ty tham gia sâu rộng hơn vào tiến trình hội nhập kinh tế của
đất nước.

KÕt luËn
24


Việt Nam đang bước vào thời kỳ cơng nghiệp hố, hiện đại hố đất nước. Cùng
với đó là xu hướng hội nhập ngày càng sâu rộng hơn vào nền kinh tế thế giới. Do đó

đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu là mục tiêu quan trọng của hoạt động kinh tế đối ngoại
của nước ta thời gian qua và trong cả thời gian tới. Hoạt động xuất khẩu các ngành
hàng nói chung và ngành da giày Việt Nam nói riêng, với vai trị của mình đã đóng
góp rất nhiều vào việc tạo nguồn vốn cho phát triển kinh tế đất nước. Vị thế của
ngành công nghiệp da giày Việt Nam đang dần được cải thiện trên thị trường trong
nước và quốc tế.
Cơng ty Da giày Hải Phịng là một thành viên của ngành Da giày Việt Nam.
Với truyền thống, kinh nghiệm quý báu, với sự lãnh đạo của bộ máy quản lý, năng lực
làm việc của đội ngũ cán bộ công nhân viên, cơng ty đã có được những tăng trưởng
đáng kể trong suốt quá trình hoạt động của mình. Tuy nhiên bước vào thời đại tồn
cầu hố nền kinh tế, doanh nghiệp đang phải đứng trước những thử thách lớn, nhiều
nhược điểm của công ty bộc lộ và không đơn giản có thể giải quyết dứt điểm được.
Nếu như phát huy tốt lợi thế cũng như khắc phục được những hạn chế bằng
việc thực hiện những giải pháp đã đề ra, cơng ty Da giày Hải Phịng có thể phát triển
mạnh mẽ hoạt động sản xuất và xuất khẩu của mình. Nhưng thành quả này đạt được
phải phụ thuộc nhiều vào sự giúp đỡ từ phía Nhà nước, Hiệp hội Da giày Việt Nam,
Thành uỷ, UBND thành phố và Sở Cơng nghiệp Hải Phịng. Đặc biệt là sự đồn kết,
đồng tâm và ý chí vươn lên học hỏi, nâng cao trình độ của cán bộ cơng nhân viên tồn
cơng ty sẽ là yếu tố quyết định sự lớn mạnh của công ty trong điều kiện kinh tế – xã
hội hiện nay.

MỤC LỤC

Trang

Lời mở đầu................................................................................................................1
25



×