Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

dia ly tu nhien cac luc dia

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 96 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ ------------------------------. PGS.TS HOÀNG ĐỨC TRIÊM. BÀI GIẢNG. ĐỊA LÝ TỰ NHIÊN CÁC LỤC ĐỊA (BÀI GIẢNG DÀNH CHO SINH VIÊN NGÀNH ĐỊA LÝ TRƯỜNG ĐHKH HUẾ). HUẾ - 2010.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> MỞ ĐẦU. Địa lý tự nhiên các lục địa là một môn học thuộc nhóm ngành địa lý tự nhiên tổng hợp đi sâu nghiên cứu đặc điểm địa lý tự nhiên của các châu lục dưới ảnh hưởng tác động tổng hợp của các quy luật địa đới và phi địa đới. Do đó yêu cầu sinh viên ngành địa lý trước khi tiếp thu kiến thức của môn học này cần nắm vững kiến thức môn địa lý tự nhiên đại cương (hay là môn Cơ sở địa lý tự nhiên đại cương). Đồng thời cần nhận thức sâu sắc rằng chỉ có trên cơ sở nắm vững những kiến thức về địa lý tự nhiên đại cương và địa lý tự nhiên các lục địa mới giúp cho mình đi sâu nghiên cứu các môn “Địa lý tự nhiên Việt Nam” và môn “Phân vùng cảnh quan và cảnh quan ứng dụng” thuận lợi hơn trong chuỗi hiểu biết mang tính hệ thống kiến thức từ môn Địa lý tự nhiên đại cương - Địa lý tự nhiên Việt Nam - Phân vùng cảnh quan và cảnh quan ứng dụng. Để trang bị cho sinh viên địa lý những kiến thức cốt lõi của môn Địa lý tự nhiên các lục địa trên cơ sở tiếp thu những nội dung cơ bản trong các sách giáo khoa “Địa lý tự nhiên các lục địa” của A.M.Riabtricov (Nguyên bản tiếng Nga, 1963); Nguyễn Phi Hạnh biên soạn theo lược dịch nguyên bản của A.M.Riabtricov dưới dạng một giáo trình xuất bản 1989, chúng tôi biên soạn tập bài giảng này gồm 6 phần lấy tiêu đề theo tên gọi các châu lục, cụ thể: Phần I “Lục địa Phi”, phần II “Lục địa Á - Âu”, phần III “Lục địa Bắc Mỹ”, phần IV “Lục địa Nam Mỹ”, phần V “Lục địa Oxtrâylia”, phần VI “Lục địa Nam Cực”. Trong mỗi phần trình bày các nội dung trong 2 chương: Chương 1: Điều kiện hình thành tự nhiên; chương 2: Những đặc điểm chung của lục địa.. Người soạn PGS.TS. HOÀNG ĐỨC TRIÊM.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> MỤC LỤC trang PHẦN I: LỤC ĐỊA PHI ....................................................................................................... 1 Chương 1: ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH TỰ NHIÊN ......................................................... 1 1.1. Vị trí địa lý, giới hạn và kích thước của lục địa............................................................ 1 1.1.1. Vị trí địa lý và giới hạn ............................................................................................... 1 1.1.2. Hình dạng và kích thước ............................................................................................. 1 1.2. Lịch sử hình thành địa hình lục địa .............................................................................. 2 1.2.1. Thời kì tiền Cambri .................................................................................................... 2 1.2.2. Đại Cổ sinh................................................................................................................. 2 1.2.3. Đại Trung sinh ............................................................................................................ 2 1.2.4. Đại Tân sinh .............................................................................................................. 3 Chương 2: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỤC ĐỊA PHI ....................................... 4 2.1. Địa hình và khoáng sản ................................................................................................. 4 2.1.1. Đặc điểm địa hình......................................................................................................... 4 2.1.2. Khoáng sản ................................................................................................................... 5 2.2. Khí hậu .......................................................................................................................... 5 2.2.1. Các điều kiện hình thành khí hậu .................................................................................. 5 2.2.2. Đặc điểm các đới khí hậu .............................................................................................. 6 2.3. Sông ngòi và hồ .............................................................................................................. 7 2.3.1. Đặc điểm chung ............................................................................................................ 7 2.3.2. Các lưu vực sông chính................................................................................................. 8 2.3.3. Các hồ .......................................................................................................................... 9 2.4. Các đới tự nhiên ............................................................................................................ 9 2.4.1. Đặc điểm chung của hệ thực, động vật .......................................................................... 9 2.4.2. Các đới tự nhiên ......................................................................................................... 10 2.5. Tình hình dân cư, bản đồ chính trị và tình hình sử dụng tự nhiên ........................... 12 2.5.1. Sơ lược về dân cư và bản đồ chính trị. ........................................................................ 12 2.5.2. Tình hình sử dụng tự nhiên ......................................................................................... 13 PHẦN II: LỤC ĐỊA Á - ÂU ............................................................................................... 15 Chương 1: ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH TỰ NHIÊN ....................................................... 15 1.1. Vị trí địa lý, giới hạn, hình dạng và kích thước .......................................................... 15 1.1.1. Vị trí địa lý và giới hạn ............................................................................................. 15 1.1.2. Hình dạng và kích thước ........................................................................................... 16 1.2. Lịch sử hình thành lục địa........................................................................................... 17 1.2.1. Thời kì tiền Cambri .................................................................................................. 17 1.2.2. Đại Cổ sinh............................................................................................................... 17.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> 1.2.3. Đại Trung sinh .......................................................................................................... 17 1.2.4. Đại Tân sinh ............................................................................................................. 18 Chương 2: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA Á - ÂU ............ 19 2.1. Địa hình và khoáng sản ............................................................................................... 19 2.1.1. Đặc điểm địa hình....................................................................................................... 19 2.1.2. Khoáng sản ................................................................................................................. 20 2.2. Khí hậu ........................................................................................................................ 22 2.2.1. Các điều kiện hình thành khí hậu ................................................................................ 22 2.2.2. Đặc điểm các đới khí hậu ............................................................................................ 25 2.3. Nước trên lục địa ......................................................................................................... 27 2.3.1. Sông ngòi ................................................................................................................... 27 2.3.2. Các hồ ........................................................................................................................ 30 2.3.3. Băng hà lục địa ........................................................................................................... 30 2.4. Các đới tự nhiên .......................................................................................................... 30 2.4.1. Đặc điểm chung hệ thực, động vật .............................................................................. 30 2.4.2. Các đới tự nhiên ......................................................................................................... 31 2.5. Tình hình dân cư, bản đồ chính trị và tình hình sử dụng tự nhiên ........................... 34 2.5.1. Sơ lược tình hình dân cư và bản đồ chính trị ............................................................... 34 2.5.2. Tình hình sử dụng tự nhiên ......................................................................................... 35 PHẦN III: LỤC ĐỊA BẮC MỸ ......................................................................................... 37 Chương 1: ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH TỰ NHIÊN ....................................................... 37 1.1. Vị trí địa lý, hình dạng và kích thước lục địa ............................................................. 37 1.1.1. Vị trí địa lý và giới hạn ............................................................................................. 37 1.1.2. Hình dạng và kích thước ........................................................................................... 38 1.2. Lịch sử hình thành địa hình lục địa ............................................................................ 38 1.2.1. Thời kì tiền Cambri .................................................................................................. 38 1.2.2. Đại Cổ sinh............................................................................................................... 38 1.2.3. Đại Trung và Tân sinh .............................................................................................. 38 Chương 2: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỤC ĐỊA BẮC MỸ............................. 40 2.1. Địa hình và khoáng sản ............................................................................................... 40 2.1.1. Đặc điểm địa hình....................................................................................................... 40 2.1.2. Khoáng sản ................................................................................................................. 41 2.2. Khí hậu ........................................................................................................................ 42 2.2.1. Các điều kiện hình thành khí hậu ................................................................................ 42 2.2.2. Đặc điểm các đới khí hậu ............................................................................................ 45 2.3. Sông ngòi và hồ ............................................................................................................ 47 2.3.1. Mạng lưới sông ngòi ................................................................................................... 47 2.3.2. Các hồ ........................................................................................................................ 49.

<span class='text_page_counter'>(5)</span> 2.4. Các đới tự nhiên .......................................................................................................... 49 2.4.1. Đặc điểm chung của hệ thực, động vật ........................................................................ 49 2.4.2. Các đới tự nhiên ......................................................................................................... 50 2.5. Tình hình dân cư, bản đồ chính trị và tình hình sử dụng tự nhiên ........................... 52 2.5.1. Sơ lược về tình hình dân cư và bản đồ chính trị........................................................... 52 2.5.2. Tình hình sử dụng tự nhiên ......................................................................................... 53 PHẦN IV: LỤC ĐỊA NAM MỸ......................................................................................... 55 Chương 1: ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH TỰ NHIÊN ....................................................... 55 1.1. Vị trí địa lý, giới hạn, hình dạng và kích thước lục địa .............................................. 55 1.1.1. Nhận biết về Châu Mỹ và Châu Mỹ Latin ................................................................. 55 1.1.2. Vị trí địa lý, giới hạn, hình dạng và kích thước ......................................................... 56 1.2. Lịch sử hình thành địa hình lục địa ............................................................................ 57 1.2.1. Thời kì tiền Cambri .................................................................................................. 57 1.2.2. Đại Cổ sinh............................................................................................................... 57 1.2.3. Đại Trung sinh .......................................................................................................... 57 1.2.4. Đại Tân sinh ............................................................................................................. 57 Chương 2: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỤC ĐỊA NAM MỸ ........................... 59 2.1. Địa hình và khoáng sản ............................................................................................... 59 2.1.1. Đặc điểm địa hình....................................................................................................... 59 2.1.2. Khoáng sản ................................................................................................................. 60 2.2. Khí hậu ........................................................................................................................ 61 2.2.1. Các điều kiện hình thành khí hậu ................................................................................ 61 2.2.2. Các đới khí hậu........................................................................................................... 63 2.3. Sông ngòi và hồ ............................................................................................................ 65 2.3.1. Đặc điểm chung của sông ........................................................................................... 65 2.3.2. Các sông chính ........................................................................................................... 65 2.3.3. Các hồ ........................................................................................................................ 66 2.4. Các đới tự nhiên .......................................................................................................... 66 2.4.1. Đặc điểm chung của hệ thực, động vật ........................................................................ 66 2.4.2. Các đới tự nhiên ......................................................................................................... 67 2.5. Tình hình dân cư, bản đồ chính trị và tình hình sử dụng tự nhiên ........................... 70 2.5.1. Sơ lược về tình hình dân cư và bản đồ chính trị........................................................... 70 2.5.2. Tình hình sử dụng tự nhiên ......................................................................................... 71 PHẦN V: LỤC ĐỊA ÔXTRÂYLIA ................................................................................... 73 Chương 1: ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH TỰ NHIÊN ....................................................... 73 1.1. Vị trí địa lý, giới hạn, hình dạng và kích thước lục địa .............................................. 73 1.1.1. Vị trí địa lý và giới hạn ............................................................................................. 73.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> 1.1.2. Hình dạng và kích thước ........................................................................................... 74 1.2. Lịch sử hình thành địa hình lục địa ............................................................................ 74 1.2.1. Thời kì tiền Cambri .................................................................................................. 74 1.2.2. Đại Cổ sinh............................................................................................................... 74 1.2.3. Đại Trung sinh và Tân sinh ....................................................................................... 75 Chương 2: NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA LỤC ĐỊA ÔXTRÂYLIA..................... 76 2.1. Địa hình và khoáng sản ............................................................................................... 76 2.1.1. Đặc điểm địa hình....................................................................................................... 76 2.1.2. Khoáng sản ................................................................................................................. 77 2.2. Khí hậu ........................................................................................................................ 77 2.2.1. Các điều kiện hình thành khí hậu ................................................................................ 77 2.2.2. Đặc điểm các đới khí hậu ............................................................................................ 79 2.3. Sông và hồ .................................................................................................................... 80 2.3.1. Đặc điểm chung .......................................................................................................... 80 2.3.2. Các lưu vực sông chính và hồ ..................................................................................... 80 2.4. Các đới tự nhiên .......................................................................................................... 81 2.4.1. Đặc điểm chung của hệ động, thực vật ........................................................................ 81 2.4.2. Các đới tự nhiên ......................................................................................................... 82 2.5. Tình hình dân cư, bản đồ chính trị và tình hình sử dụng tự nhiên ........................... 84 2.5.1. Sơ lược về tình hình dân cư và bản đồ chính trị........................................................... 84 2.5.2. Tình hình sử dụng tự nhiên ......................................................................................... 85 PHẦN VI: LỤC ĐỊA NAM CỰC ...................................................................................... 87 Chương 1: ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH TỰ NHIÊN ....................................................... 87 1.1. Nhận xét chung về lục địa Nam cực ............................................................................ 87 1.2. Đặc điểm chung của lục địa......................................................................................... 87 Chương 2: ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN LỤC ĐỊA NAM CỰC ............................................. 88 2.1. Lịch sử phát triển địa hình.......................................................................................... 88 2.2. Các điều kiện tự nhiên hiện tại ................................................................................... 88 2.2.1. Địa hình hiện tại ......................................................................................................... 88 2.2.2. Khí hậu ....................................................................................................................... 88 2.2.3. Sinh vật ...................................................................................................................... 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................. 90.

<span class='text_page_counter'>(7)</span> PHẦN I. LỤC ĐỊA PHI Chương 1. ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH TỰ NHIÊN Tên gọi lục địa Phi là Africa xuất hiện vào khoảng giữa thế kỉ XI trước Công nguyên. Lúc này toàn bộ phần Bắc của lục địa phi thuộc La Mã xâm chiếm và gọi phần đất này là Africa. Theo tiếng La tinh gọi là Afrigus - bằng, không băng giá, không lạnh. 1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, GIỚI HẠN, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA LỤC ĐỊA 1.1.1. Vị trí địa lý và giới hạn: - Lục địa Phi được phân bố ở cả Bắc và Nam bán cầu, nằm tương đối đối xứng với đường xích đạo. Điểm cực Bắc của lục địa là mũi Blăng (nước Tuynidi) nằm trên vĩ tuyến 37020’ vĩ Bắc. Điểm cực Nam là mũi Kim (nước Nam Phi) ở vĩ độ 34052’ vĩ Nam. Điểm cực Đông là mũi Haphun (nước Xômali) trên 51 023’ kinh Đông. Điểm cực Tây là mũi Anmađi hay mũi Xanh (nước Xênêgan) trên 17033’ kinh Tây. Như vậy, nếu xét về vĩ độ thì lục địa Phi nằm chủ yếu trên các vĩ độ thấp, vì thế bất cứ một điểm nào trên lục địa trong năm cũng đều có Mặt trời ở cao trên chân trời và hàng năm nhận được một tổng lượng bức xạ lớn. - Ba mặt của lục địa: Đông, Tây, Nam giáp Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương, chỉ có phía Bắc và Đông Bắc nằm đối diện với lục địa Á - Âu. Hai lục địa Á - Âu và Phi ngăn cách nhau bởi biển Địa Trung Hải và biển Hồng Hải nối liền với nhau qua kênh đào Xuyê (đào từ năm 1859 và đến năm 1869 thì khai thông), dài 160 km. Biển Địa Trung Hải thông với Đại Tây Dương qua eo Ghipbranta (rộng 14 km) và thông với biển Đen qua eo Boxfor. 1.1.2. Hình dạng và kích thước:.

<span class='text_page_counter'>(8)</span> - Lục địa Phi có dạng khối khá rõ nét, đặc điểm này do kích thước lục địa tạo nên, mặt khác do đường bờ biển ít chia cắt, ít các biển và vịnh biển ăn sâu vào lục địa nên lục địa trở thành một khối đất liền đồng nhất. - Chiều dài từ Bắc xuống Nam khoảng 720 vĩ tuyến, tương ứng với gần 8000 km, còn chiều rộng kéo dài từ Đông sang Tây gần 7500 km, và chiều rộng Bắc Phi lớn hơn Nam Phi lục địa 2 lần. Diện tích lục địa Phi là 29,2 triệu km 2, nếu tính thêm các đảo lớn thì lên đến 30,335 triệu km2 đứng thứ 2 địa cầu sau lục địa Á - Âu. - Do đường bờ biển ít bị chia cắt nên lục địa Phi ít có các bán đảo cũng như các đảo và quần đảo lớn (trừ đảo Mađagaxca). - Trong các biển và đại dương bao quanh lục địa Phi hiện tượng hải văn đáng chú ý nhất là các dòng biển nóng và lạnh chảy ven bờ lục địa. + Trong Đại Tây Dương có dòng biển lạnh Canari chảy theo bờ Tây Bắc; Bengela chảy dọc bờ Tây Nam và dòng biển nóng Ghinê chảy ven bờ vịnh Ghinê. + Trong Ấn Độ Dương có dòng biển nóng Môzămbic, Xômalia (đổi hướng theo mùa). 1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH LỤC ĐỊA 1.2.1. Thời kì tiền Cambri - Phần lớn lãnh thổ được hình thành trong giai đoạn này nên lục địa Phi được xem là lục địa rất cổ, được gọi là nền tiền Cambri lục địa Phi. Xung quanh nền được phát triển các núi uốn nếp Cổ sinh, Trung sinh và Tân sinh. - Nền Phi cho đến ngày nay người ta vẫn cho là một bộ phận của nền cổ Gônđvana tồn tại ở Nam bán cầu gồm cả Nam Mỹ, bán đảo A rập, Ấn Độ, Tây lục địa Ôxtrâylia và Đông Nam cực. Lục địa Gônđvana tồn tại từ tiền Cambri đến cuối Cổ sinh. 1.2.2. Đại Cổ sinh - Vào đầu giai đoạn này, phần Bắc của nền Phi bị lún xuống, biển tràn ngập và trầm tích lắng đọng trên một vùng rộng lớn gọi là địa đài Bắc Phi. Các bộ phận còn lại nằm trong trạng thái bất ổn và chịu quá trình san bằng bề mặt. - Đến cuối Cổ sinh: Ở rìa Tây Bắc và phần cực Nam của lục địa xuất hiện các chuyển động uốn nếp của chu kì tạo núi Hecxini thành tạo các dãy núi Cáp; Toàn bộ nền Phi được nâng lên, biển rút lui ở nhiều nơi và quá trình san bằng bề mặt vẫn tiếp.

<span class='text_page_counter'>(9)</span> tục. Ở phía Đông, đảo Mađagaxca tách ra khỏi lục địa và hình thành Ấn Độ Dương. Riêng Tây Bắc vẫn còn chìm dưới các cấu tạo uốn nếp Tân sinh (Địa máng Tetít). 1.2.3. Đại Trung sinh - Vào kỷ Triat: Eo biển Môdămbic mở rộng, nước biển tràn vào phía Nam và Đông Phi. - Vào cuối kỉ Jura - Crêta: + Phần phía Nam Đại Tây Dương bị sụp đổ, tách lục địa Phi ra khỏi Nam Mỹ; + Bờ Tây lục địa được nâng lên mạnh đồng thời hoạt động xâm nhập núi lửa mạnh suốt dọc các vùng ven bờ; + Ở Đông Phi trong giai đoạn này nâng lên theo vòm và đứt gãy, còn Bắc Phi bị lún xuống và biển tiến mạnh. - Từ nửa sau kỉ Crêta cho đến đầu Tân sinh (Eôxen) Bắc Phi lún xuống, biển tràn ngập Xahara, do đó giai đoạn này Địa Trung Hải nối liền với vịnh Ghinê. 1.2.4. Đại Tân sinh: Từ Eôxen trở đi là thời kì tạo núi Anpơ - Himalaya trong địa máng Têtit. - Lục địa Phi được nâng lên rất mạnh. Hầu như toàn bộ lục địa được nâng lên khỏi mực biển. - Các vận động nâng lên theo vòm và đứt gãy xảy ra trên những phạm vi rộng lớn, đặc biệt là ở Đông Phi. Do sự nâng lên và đứt gãy đó, dọc theo rìa phía Đông lục địa hình thành một loạt các địa hào lớn, có thể phân biệt thành 2 hệ thống lớn: + Hệ thống Erithree kéo dài từ biển Chết qua vịnh Acaba - Hồng Hải qua Aden đến hồ Rudolf (Kênia). + Hệ thống Đông Phi kéo dài từ Rudolf đến phía Nam chia 2 nhánh: • Từ thung lũng sông Nin Trắng qua các hồ Albert (Uganđa) - Kyvu (ở Ruanđa) - Tanganica. • Từ Rudolf xuống phía Nam theo hướng kinh tuyến qua các thung lũng hẹp Nyaxa. Dọc theo các đứt gãy sâu ở Đông Phi, thường có động đất và núi lửa hoạt động tạo thành các cao nguyên và núi lửa cao như Kênia (5.199 m), Kilimanjarô (5.895 m ở Tandania). Quá trình phát triển lãnh thổ là điều kiện rất quan trọng đối với sự hình thành địa hình cũng như toàn bộ thể tổng hợp tự nhiên lục địa Phi..

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Chương 2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CHUNG 2.1. ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN 2.1.1. Đặc điểm địa hình Cấu trúc địa chất và quá trình phát triển lục địa Phi được thể hiện khá rõ nét trong cấu tạo địa hình bề mặt của lục địa được đặc trưng bởi các đặc điểm sau: a. Địa hình bề mặt ít bị chia cắt: Nhìn vào toàn bộ bề mặt của lục địa có thể được xem như một bán bình nguyên khổng lồ với độ cao trung bình trên mực biển khoảng 750 m. Bề mặt tương đối bằng phẳng là kết quả của một quá trình bán bình nguyên hoá lâu dài trên một nền cổ. Có thể chia ra các nhóm dạng địa hình chính sau: - Các sơn, cao nguyên là những bộ phận nền cổ được nâng cao thành các bậc khác nhau từ 500 - 800 m đến 1000 m. Riêng sơn nguyên Đông Phi và Êthiôpia tuy được nâng lên rất cao, bị đứt gãy và sụp đổ với núi lửa hoạt động mạnh, nhưng địa hình bề mặt vẫn tương đối bằng phẳng. Ở đây, bên cạnh có các đỉnh núi lửa cao, các thung lũng địa hào sâu còn có các cao nguyên dung nham và các bề mặt san bằng của nền cổ nằm xen kẽ trên các độ cao 2000 - 3000 m. - Các đồng bằng cao và cao nguyên là những vùng trước kia bị biển ngập được trần tích tích luỹ dày, ngày nay được nâng cao lên nên có bề mặt tương đối bằng phẳng. Các đồng bằng này tập trung ở Bắc Phi. Ngoài ra, cũng có những đồng bằng bồn địa như Côngô, Kalakhari (ở trung tâm phía bắc của Nam Phi) với độ cao trung bình của các đồng bằng 200 - 500 m, các cao nguyên 500 - 1000 m, thỉnh thoảng có cao nguyên cao 1000 - 1500 m như cao nguyên Xômalia. - Đồng bằng thấp chiếm những diện tích không đáng kể, thường ở mực độ cao dưới 200 m, điển hình là các đồng bằng Bắc Phi như hạ lưu sông Nin, Libi - Aicập (có mực hồ trũng Quattara - Acxan: -133 m ở Tây Bắc Ai Cập). b. Về cấu tạo: Địa hình về mặt lục địa Phi gồm các đồng bằng và bồn địa xen kẽ với các sơn, cao nguyên phản ánh cấu trúc địa chất của nền khá rõ. Các đồng bằng và bồn địa phù hợp với các máng nền, còn các sơn, cao nguyên phù hợp với các võng nền sau được lấp đầy và nâng lên. Cấu trúc địa hình lục địa Phi có dạng phân bố theo kinh tuyến cao ở 2 rìa và thấp ở giữa..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> 2.1.2. Khoáng sản: Khoáng sản lục địa Phi cũng giàu và đa dạng. Về nguồn gốc, quá trình sinh quặng của đa số các mỏ xuất hiện chủ yếu trong thời kì uốn nếp tiền Cambri và một phần trong Đại Cổ sinh, Trung sinh tập trung chủ yếu ở Nam Phi và Trung Phi. - Liên quan với các đá biến chất tiền Cambri có các mỏ: Vàng, crôm ở Cộng hoà Nam Phi; vônphram ở Nigiêria; Mangan ở Ghana. - Liên quan với các quá trình hậu magma thời Cambri có các mỏ đa kim, kim loại màu và kim loại hiếm. Có 3 vùng quặng Cambri: + Vùng Trung Nam phi có các mỏ đa kim, đồng (nhiều nhất) gọi là “vòng đai đồng Trung Phi”. Ngoài đồng còn có Côban, kẽm, thiếc, vônphram, uran (uran, côban tập trung nhiều nhất ở CHDC Côngô). + Vùng Nam Phi có hàng loạt các mỏ lớn như platin, vàng và crôm. + Vùng cao nguyên Marốc có các mỏ đa kim như côban, môlitplen, chì - kẽm. - Liên quan với hoạt động núi lửa xâm nhập vào cuối Trung sinh có các mỏ kim cương lớn. Kim cương thường chứa trong dăm kết núi lửa, các mỏ kim cương tập trung chủ yếu ở cộng hoà Nam Phi, Namibia, Ăngôla, Ghinê, CHDC Côngô. Ngoài các mỏ nội sinh, ở lục địa Phi còn có các mỏ trầm tích như than đá, dầu mỏ, phôtphoric. Dầu mỏ, khí đốt tập trung nhiều ở Angiêri, Libi, Ai cập, Gabông, Ăngôla… 2.2. KHÍ HẬU 2.2.1.Các điều kiện hình thành khí hậu 1. Các điều kiện địa lý a. Vị trí địa lý - Lục địa Phi có vị trí nằm gần cân xứng với xích đạo, lại nằm trong phạm vi các vĩ độ thấp nên hàng năm nhận lượng bức xạ lớn, với tổng xạ trung bình khoảng 100 140 Kcal/cm 2/năm, cân bằng bức xạ từ 60 - 100 kcal/cm2/năm. - Vị trí lục địa nằm trên cả hai bán cầu và phần Bắc gấp đôi phần Nam nên ngay trong cùng một thời gian điều kiện khí hậu giữa Bắc và Nam diễn ra hoàn toàn khác nhau, tạo nên các đới khí hậu không hoàn toàn đối xứng với nhau qua xích đạo. b. Hình dạng và kích thước lục địa cũng có ảnh hưởng nhiều đến tính chất của khí hậu:.

<span class='text_page_counter'>(12)</span> - Kích thước và dạng hình khối của lục địa kết hợp với địa hình ven bờ được nâng lên cao làm cho khí hậu các vùng nội địa mang tính chất lục địa gay gắt. Tính lục địa khắc nghiệt nhất là ở các vĩ độ thuộc Bắc Phi, vì ở đây quanh năm thống trị áp cao cận chí tuyến. Ở vùng xích đạo quanh năm được sưởi nóng, không khí bốc lên tạo thành vùng hạ áp xích đạo. - Ở Bắc Phi và Nam Phi, do sự thay đổi điều kiện nhiệt theo mùa nên ở 2 mùa hình thành các trung tâm áp cao và áp thấp luân phiên thay đổi - dẫn đến hình thành các đới gió mùa rộng lớn trên lục địa. c. Về địa hình: Do bề mặt lục địa ít bị chia cắt (được xem như là một bán bình nguyên cổ khổng lồ) nên sự phân bố các yếu tố khí hậu như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa nhìn chung tuân theo quy luật giảm dần từ xích đạo về 2 cực. Tuy nhiên đi vào nghiên cứu sâu trên bề mặt lục địa có phân hoá khác nhau rất rõ nét giữa các miền núi cao và trong các thung lũng - bồn địa. d. Các dòng biển: Cũng là nhân tố quan trọng trong hình thành khí hậu. Các dòng biển nóng như dòng biển Ghinê ở bờ phía Tây và dòng biển Môdămbic - mũi Kim ở bờ phía Đông cho khí hậu nóng - ẩm; còn dòng biển lạnh Bengela ở bờ phía Tây thì không cho mưa, tạo nên khí hậu hoang mạc (hoang mạc Namibia). 2. Sự tác động của hoàn lưu: Làm cho các yếu tố khí hậu thay đổi theo mùa giữa 2 bán cầu cũng như giữa lục địa và đại dương trong một mùa. 2.2.2. Đặc điểm các đới khí hậu a. Đới khí hậu xích đạo: Nóng ẩm quanh năm, chiếm một dải hẹp dọc 2 bên xích đạo, bao gồm miền duyên hải vịnh Ghinê (lên đến 7 - 80 VB) và bồn địa Côngô (khoảng từ 5 - 60 VB đến 2 - 30 VN), phía Đông đến bờ hồ Victoria. Đặc điểm chung là quanh năm với nhiệt độ trung bình các tháng dao động từ 25 - 280C, lượng mưa trung bình năm 2000 - 3000 mm. Trong năm có biểu hiện 2 lần cực đại vào các ngày phân và 2 lần cực tiểu vào các ngày chí. b. Đới khí hậu á xích đạo (đới gió mùa xích đạo): Gồm 2 đới Bắc và Nam bao quanh lấy đới xích đạo. Phía Bắc Phi giới hạn lên đến 17 - 180 VB, còn ở Nam Phi xuống ngang cửa sông Zămbezi. Phía Nam có mùa mưa kéo dài 9 - 10 tháng và có lượng mưa trung bình năm 1500 mm, còn phía Bắc có mùa mưa chỉ khoảng từ 2 - 3 tháng và có lượng mưa trung bình năm ít hơn 1000 mm, có nơi chỉ khoảng 300 mm..

<span class='text_page_counter'>(13)</span> c. Đới khí hậu nhiệt đới (chí tuyến): Gồm 2 đới Bắc và Nam bán cầu quanh năm thống trị gió mậu dịch và khối khí nhiệt đới lục địa nên thời tiết rất khô. Biên độ nhiệt năm và ngày đêm rất lớn. Tuy nhiên, khí hậu Bắc và Nam có nhiều nét khác nhau rõ rệt: - Bắc Phi đới nhiệt đới chiếm diện tích rộng (toàn bộ hoang mạc Xahara), điều kiện khí hậu mang tính lục địa hết sức gay gắt, mùa hè rất nóng và khô, mưa hiếm nhưng bốc hơi rất mạnh. - Nam Phi ẩm và ít gay gắt hơn do ở đây lục địa hẹp nên chịu ảnh hưởng mạnh của Đại Dương biểu hiện rõ có thể chia làm 3 kiểu khí hậu: + Kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm: Phân bố ở phía Đông Phi và đảo Mađagaxca. Chịu ảnh hưởng gió mậu dịch Đông Nam nên lượng mưa trung bình năm đạt 500 - 1000 mm. + Kiểu khí hậu nhiệt đới lục địa bao gồm bồn địa Kalakhari. Ở đây lượng mưa ít (trung bình năm 250 - 300 mm). + Kiểu khí hậu nhiệt đới khô: Chiếm một dải hẹp dọc Đại Tây Dương. Do ở đây ảnh hưởng của dòng biển lạnh Bengela nên lượng mưa năm rất ít, nhưng độ ẩm tương đối cao (đạt 70 - 85 % ở hoang mạc Namibia). d. Đới khí hậu á nhiệt đới: Phân bố ở Bắc và Nam bán cầu. Trong đới này mùa hè thống trị khối khí nhiệt đới lục địa và áp cao cận chí tuyến nên có thời tiết ổn định, khô và nóng, không cho mưa; còn về mùa đông thống trị khối khí ôn đới với gió Tây nên thời tiết nóng và ẩm. Lượng mưa trung bình năm khoảng 500 - 700 mm. Từ những phân tích trên cho phép chúng ta rút ra kết luận chung: - Lục địa Phi là một lục địa nóng nhất toàn cầu bởi vì toàn bộ gần như nằm trong đai nóng. - Phần lớn các khu vực nội địa có khí hậu gay gắt, do đó lục địa Phi có các hoang mạc nhiệt đới lớn nhất thế giới. 2.3. SÔNG NGÒI VÀ HỒ 2.3.1. Đặc điểm chung a. Sự phân bố mạng lưới sông không đều: Đối với các vùng mưa nhiều như ven bồn địa Côngô, gần vịnh Ghinê có mạng lưới sông dày đặc, trái lại ở các miền khô hạn như hoang mạc Xahara, Kalakhari thì mạng lưới sông hầu như không phát triển. Ở.

<span class='text_page_counter'>(14)</span> lục địa Phi, phần đất không có dòng chảy ra các đại đương chiếm tới 9 triệu km2 (bằng 30% tổng diện tích lục địa). b. Nguồn cung cấp nước chủ yếu là do mưa và một phần do nước ngầm: Có thể chia mạng lưới sông ra 4 nhóm chính sau: - Các sông miền xích đạo có nhiều nước quanh năm nhưng có hai thời kì cực đại (các ngày phân) và hai thời kì cực tiểu (các ngày chí). - Các sông miền gió mùa xích đạo có nước quanh năm, nhưng có một thời kì nước lớn vào mùa hạ và một thời kì nước cạn vào mùa đông. - Các sông ở miền nhiệt đới khô thường bị khô cạn quanh năm, có nước trong khi có mưa trong một thời gian ngắn. - Các sông của miền á nhiệt đới thường là các sông nhỏ, có nước lớn vào mùa đông và cạn vào mùa hè. c. Liên quan vận động tân kiến tạo và cấu trúc địa chất: Trên lục địa Phi có một hệ thống hồ kiến tạo điển hình nhất thế giới phân bố dọc địa hào Đông Phi, đồng thời sông có nhiều thác ghềnh. 2.3.2. Các lưu vực sông chính a. Lưu cực Đại Tây Dương: Lưu vực này rộng khoảng 10.541.000 km2, có sông chính là Côngô, Nigiê, Xênêgan và Orange, trong đó có hai sông quan trọng nhất là: - Sông Côngô: Dài 4320 km, diện tích lưu vực 3,7 triệu km2. Sông bắt nguồn từ phía Bắc sơn nguyên Katanga ở độ cao 1500 m chảy vào bồn địa Côngô rồi đổ ra biển. Sông chảy qua các miền khí hậu xích đạo, á xích đạo nên được cung cấp nhiều nước, có lưu lượng trung bình đạt 40.000 m3/s. Sông có nhiều thác nên cho tiềm năng thuỷ điện lớn (trung bình công suất khoảng 100 triệu KW). - Sông Nigiê: Dài 4160 km bắt nguồn ở phía Tây sơn nguyên Ghinê thượng trên độ cao 1500 m, có diện tích lưu vực 2,5 triệu km2. Sông chảy qua các miền xích đạo và á xích đạo nên được cung cấp nhiều nước với lưu lượng trung bình năm là 12.000 m3/s. b. Lưu vực Địa Trung Hải: Rộng 4.351.000 km 2, có sông lớn nhất là sông Nin dài 6695 km, diện tích lưu vực rộng 2,8 triệu km2, bắt nguồn trên sơn nguyên Đông Phi cao 2000 m..

<span class='text_page_counter'>(15)</span> Sông chảy qua các đới khí hậu khác nhau từ Nam lên Bắc nên cũng có chế độ phức tạp và nhìn chung là ít nước. Lưu lượng trung bình năm khoảng 5822 m3/s gấp 45 lần mùa cạn. Thung lũng sông Nin thực tế là một “ốc đảo lớn” - thiên đường của dân cư hoang mạc, vì đây là con sông duy nhất chảy qua vùng Xahara rộng lớn. Ở đây có đập Axoan nổi tiếng do Liên Xô (cũ) giúp Ai Cập xây dựng để cải tạo hoang mạc. Có 2 phụ lưu chủ yếu là Nin Trắng (ở tả ngạn), chảy từ hồ Đông Phi xuống và Nin Xanh (ở hữu ngạn), chảy từ cao nguyên Ethiôpia xuống hợp lưu tại Khắc Tum (thủ đô Xu Đăng). c. Lưu vực Ấn Độ Dương: Rộng 5.403.000 km2, phần lớn các sông trong lưu vực này đều là các sông nhỏ, chỉ có các sông tương đối lớn là Zambezi, Xabu, Linpôpô. Sông Zămbezi là sông lớn nhất có chiều dài 2660 km với diện tích lưu vực khoảng 1,3 triệu km 2. Sông chảy qua miền gió mùa nên có nước lớn vào mùa hè và lưu lượng trung bình đạt 16.000 m 2/s. Ở đây có thác Victoria (ở nước Dămbia) ở trên độ cao 1500 m, rộng 2000 m, cao 25 m. 2.3.3. Các hồ: Phần lớn hồ ở lục địa Phi có nguồn gốc kiến tạo. Những hồ này là những hồ kéo dài hẹp và sâu. Ngoài ra, trên các hồ có nguồn gốc tàn tích nằm trong các miền khí hậu khô khan (hoang mạc). Bảng 1: Các hồ ở lục địa Phi Tên hồ. Diện tích 2. (km ). Độ cao (m). Độ sâu nhất (m). Kiểu hồ phát sinh. Victoria. 68.880. 1.136. 80. Tangania. 32.900. 773. 1.435. Kiến tạo địa hào. Niaxa. 30.800. 472. 703. Kiến tạo địa hào. Rudolf. 8.500. 375. 73. Kiến tạo địa hào. Albert. 5.300. 619. 48. Kiến tạo địa hào. Kivu. 3.000. 1.460. 780. Kiến tạo địa hào. 12.000 -. 240. 40 - 11. Sat. 26.000. Kiến tạo sụp. Ngoại lực sót giữa hoang mạc.

<span class='text_page_counter'>(16)</span> Xung quanh hồ tập hợp nhiều loại động vật quý như hà mã, voi, sơn dương, ngỗng, hạc, bồ nông; hồ rất có giá trị giao thông và đánh bắt thuỷ sản. Đáng chú ý nhất trong dãy hồ kiến tạo là Tanganica là hồ dài nhất thế giới. 2.4. CÁC ĐỚI TỰ NHIÊN 2.4.1. Đặc điểm chung của hệ thực, động vật Sự phát triển lâu dài của lục địa Phi đã phản ánh rõ nét tính phong phú, đa dạng của thực, động vật. a. Giới thực vật: Có 40.000 loài, trong đó có chừng 9000 loài địa phương. Hệ thực vật phân hoá giữa các miền và có thể phân chia thành ba miền địa lý thực vật khác nhau phản ánh rõ những đặc điểm riêng của chúng. -. Miền phía Bắc lục địa (miền phụ Địa Trung Hải): Bao gồm toàn bộ Xahara. trở về phía Bắc có chung thảm thực vật thống trị là các loài cây: Nguyệt quế, ô liu, thông đen, sồi, thánh liễu, bạch dương… -. Miền Cổ nhiệt đới: Bao gồm khu vực từ phía Nam Xahara đến giáp dãy núi. Cáp (Nam Phi). Hệ thực vật Cổ nhiệt đới được hình thành vào khoảng cuối Crêta nên có thành phần loài phong phú. Ở đây, có khoảng 6000 loài thực vật địa phương (đặc hữu). Quần thể thực vật chính ở đây là rừng nhiệt đới ẩm và xavan. -. Miền Cáp: Chiếm phần cực Nam lục địa. Quần thể thực vật chính ở đây là. rừng, cây bụi lá cứng xanh quanh năm và rừng á nhiệt đới ẩm. b. Giới động vật: Cũng rất phong phú với nhiều loài địa phương độc đáo mà hiện nay còn được bảo vệ tương đối tốt, đặc biệt là ở các khu bảo tồn thiên nhiên. Người ta xếp vào hai miền địa lý động vật lớn là miền Hôlactic và miền Ethiopia. -. Miền Hôlactic: Bao chiếm từ Xahara trở về phía Bắc hay còn được gọi là. miền phụ Địa Trung Hải. Ở đây có nhiều loài linh cẩu, sơn dương, lạc đà một bướu, đà điểu, cáo phenet, cầy gơnet, tắc kè, thằn lằn, rắn hổ mang. -. Miền Ethiopia: Từ Xahara trở về phía Nam. Ở miền này có nhiều loài đặc. trưng địa phương như con hầu, trâu nước, hươu cao cổ, voi, ngựa vằn, sơn dương, đà điểu Phi, diều ăn rắn, tắc kè hoa; Các động vật ăn thịt (thú dữ) như hổ, báo, sư tử. Có loài gậm nhấm nổi tiếng là con maria. 2.4.2. Các đới tự nhiên a. Đới rừng xích đạo ẩm ướt thường xanh: Phân bố tập trung ở bồn địa Côngô và phụ cận, một dải hẹp ven vịnh Ghinê. Do có khí hậu nóng ẩm quanh năm nên thảm.

<span class='text_page_counter'>(17)</span> thực vật thường xanh phong phú và rậm rạp. Có 1000 loài thực vật thân gỗ trong 3000 loài nói chung. Cây cao trung bình 35 - 40 m, có cây vượt tán cao 50 - 60 m, nhiều tầng (thường 5 tầng). Trong tầng trên thường gặp các cây thuộc loài vả, cọ dầu, bông gòn, cây côla, cây dừa rượu…Ở tầng dưới thấp thường phát triển các loài cây bụi và dây leo như chuối, cà phê, soong - mây, dương xỉ… Dưới rừng xích đạo hình thành đất feralit vàng đỏ hay đỏ vàng. Về giới động vật của rừng xích đạo cũng rất phong phú và đa dạng. Phổ biến dưới rừng rậm xích đạo là các loài thích leo trèo, thính giác phát triển. Đáng chú ý là các loài khỉ Pan và khỉ Gorin, rất cao to. Khỉ Gorin có thể cao đến 1,8 m, nặng 250 kg. Có hươu Ocapi, cheo Châu Phi, hoẳng, lợn tai tua, rái cá. Về chim có vẹt xám, công Châu Phi; Có nhiều côn trùng sâu bọ. b. Đới rừng hỗn hợp á xích đạo: Tạo thành vành đai móng ngựa bao quanh đới xích đạo. Do có mùa khô rõ kéo dài 2 đến 3 tháng nên cây rụng lá vào mùa khô. Rừng hỗn hợp á xích đạo chủ yếu phân bố ở Nam bồn địa Côngô nhưng thành phần loài nghèo, cây thấp. Đất feralit đỏ do có mùa khô nên oxit sắt ít ngậm nước. c. Đới Xavan (đồng cỏ cao và cây bụi nhiệt đới): Phát triển trong đới khí hậu á xích đạo, nơi có lượng mưa trung bình năm khoảng 1500 mm và mùa khô kéo dài 3 đến 6 tháng. Do mùa khô kéo dài nên các loài thân gỗ không phát triển mà phát triển thảm cỏ cao và cây bụi. Ở lục địa Phi, xavan phát triển rất rộng với thảm cỏ cao dày (chiều cao cỏ đạt 3,0 đến 3,5 m), điển hình nhất là các loài cỏ voi, cỏ tranh. Cây thân gỗ dạng bụi ưa hạn mọc rải rác giữa thảm cỏ, điển hình là cây Baopap (Adansoria degitata - cây khỉ), cây keo (Acacia). Cây Baopap lớn, tán rộng thưa và cao từ 10 đến 15 m, có cây sống đến hàng ngàn năm. Trong xavan do có mùa mưa và mùa khô rõ rệt mà quá trình phân giải hữu cơ kém hơn đới rừng ẩm, còn quá trình tích luỹ mùn tăng lên tạo nên phát triển đất nâu đỏ và nâu xám. Động vật trong đới xavan gồm các loài có móng guốc, ăn cỏ và ăn thịt. Các loài ăn cỏ phổ biến là sơn dương, hươu cao cổ (Riraffa), ngựa vằn (Epius, Zebra), voi Châu Phi, trâu nước, tê giác; Các loài ăn thịt có sư tử, hổ, báo, linh cẩu, chó sói nâu, mèo rừng; trong sông hồ có rất nhiều cá sấu. Về chim, có nhiều loài lớn như diều bắt rắn,.

<span class='text_page_counter'>(18)</span> kềnh kềnh, hồng hạc, đà điểu; Có nhiều rắn; có nhiều côn trùng như sâu bọ, mối (đặc biệt mối làm tổ cao 4 - 5 m). d. Đới bán hoang mạc và hang mạc: Chúng được hình thành trong điều kiện nhiệt đới khô, do lượng mưa ít (100 - 200 mm) nên thiếu ẩm gay gắt, không thuận lợi cho phát triển thảm thực vật. Thường gặp một số cây có gai, lá cứng, mọng nước chịu hạn. Trong các ốc đảo có cây chà là - là cây có giá trị nhất và ngoài ra còn trồng được các cây lương thực hoa màu. Đất quá nghèo nàn do điều kiện kém phát triển. Động vật đới hoang mạc cũng hết sức nghèo nàn, vì nguồn thức ăn và nước quá thiếu. Thường chỉ gặp một số loài như đà điểu, sơn dương ở bán hoang mạc; lạc đà một bướu là loài phổ biến nhất ở hoang mạc. e. Đới rừng cây bụi lá cứng á nhiệt đới thường xanh: Phân bố ở các vĩ độ phía Bắc và Nam lục địa. Về thực vật phổ biến 2 kiểu thảm: + Rừng phân bố nơi có mưa nhiều gồm các loài nguyệt quế, sồi, dẻ… + Cây bụi phân bố ở nơi ít mưa hơn, tạo nên các kiểu truông Địa Trung Hải. Đây là loại truông thích nghi với khí hậu khô và nóng vào mùa hè và mưa ẩm vào mùa đông. - Đất nâu gạch nên ở đây rất thích nghi trồng các loài cây ăn quả có giá trị như nho, táo, cam, chanh, cây dầu ô liu… - Động vật có các loài như ở các miền khác, trên núi cao có gấu nâu. 2.5. TÌNH HÌNH DÂN CƯ, BẢN ĐỒ CHÍNH TRỊ VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TỰ NHIÊN 2.5.1. Sơ lược về tình hình dân cư và bản đồ chính trị a. Về tình hình dân cư: Theo số liệu năm 2002, trên lục địa Phi có khoảng 748,22 triệu người với mật độ trung bình khoảng 25 người/km 2, nhưng phân bố không đều. Tập trung đông ở một số vùng duyên hải phía Bắc, sơn nguyên Ghinê Thượng, Ethiôpia, Đông Phi, duyên hải Đông Nam lục địa và đồng bằng châu thổ sông Nin. - Thành phần dân tộc có 3 đại chủng tộc: + Đại chủng tộc Eurôpeoid (da trắng), có người Ai Cập và người Becbe nói hai thứ tiếng. Tiếng A Rập là tiếng chủ yếu và tiếng Becbe, phân bố từ Xahara trở về phía Bắc..

<span class='text_page_counter'>(19)</span> + Đại chủng tộc Negrôid: Phân bố từ Xahara trở về phía Nam. Đặc điểm chung của đại chủng tộc này là có da màu tối (đen), tóc xoắn tạo thành một lớp xốp trên đầu. Theo các nhà nhân chủng học thì đây là một đặc điểm phản ánh chức năng bảo vệ cơ thể, nó có tác dụng chống lại cường độ ánh sáng gay gắt của Mặt trời trong các vùng khí hậu nóng. + Đại chủng tộc Môngôlôid (da vàng) chủ yếu tập trung ở đảo Mađagaxca. b. Về tình hình chính trị: Cho đến đầu thế kỉ thứ XX gần như toàn bộ lục địa Phi do các nước tư bản Châu Âu chia nhau xâm chiếm. Chúng biến lục địa này thành đất thuộc địa để vơ vét nguồn tài nguyên thiên nhiên giàu có và bóc lột sức lao động rẻ mạt của dân cư bản xứ. - Từ cuối thế kỉ XV - XIX bọn tư bản Châu Âu đã bắt và xuất cảng hàng chục triệu người Châu Phi sang Châu Mỹ để kiếm lợi. Thực tế người dân Châu Phi đã trở thành nô lệ cho tư bản Châu Âu. Do hậu quả khai thác bóc lột lâu dài của chế độ thực dân Châu Âu mà nhìn chung cho đến ngày nay dân số Châu Phi có tỷ lệ mù chữ cao và đời sống còn rất thấp. - Sau cách mạng Xã hội Chủ nghĩa tháng Mười Nga thành công 1917, phong trào đấu tranh đòi giải phóng dân tộc ở đây mới phát triển. - Sau đại chiến thứ hai 1945, hệ thống XHCN ra đời và cách mạng Việt Nam thành công đã cổ vũ các nước thuộc địa Châu Phi vùng lên mạnh mẽ. Trước năm 1950 ở Châu Phi chỉ có vài nước giành được độc lập nhưng đầu những năm 1950 và 1960 hàng loạt nước giành được độc lập. Trong những năm chống Mỹ cứu nước của Việt Nam thì các nước Ăngôla, Môzămbic, Ethiôpia đi lên theo con đường XHCH. Đầu những năm 90 thì Namibia và Nam Phi giành được độc lập. Hiện nay trên lục địa Phi có 54 quốc gia độc lập. 2.5.2. Tình hình sử dụng tự nhiên: Có thể nói được rằng lục địa Phi là một trong những cái nôi của loài người, đồng thời việc sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên gắn liền với lịch sử phát triển của xã hội loài người sống trên lục địa. - Vào khoảng 3500 năm tr.CN, sau khi định cư tại lưu vực sông Nin, người Ai Cập cổ đại (Eghipet) đã xây dựng nền văn minh sông Nin khá rực rỡ. Họ đã thuần hoá hàng loạt các cây trồng có giá trị như lúa mì cứng, đậu Hà Lan, củ cải đường, rau mùi, ô liu, bông…Hoạt động kinh tế của người Xêmit trên sơn nguyên Ethiôpia đã tạo nên đậu, ngô, cà phê chè (Arabica). Như vậy, người Châu Phi đã tạo nên cơ sở.

<span class='text_page_counter'>(20)</span> nông nghiệp đầu tiên “Châu Phi đen nhiệt đới”, sớm xây dựng được một nền kinh tế, văn hóa khá phát triển. - Nhưng tiếc thay, vào sau những năm 60 của thế kỉ XVII, lục địa Phi phải trải qua một thời kì đen tối - thời kì thống trị và bóc lột của tư bản nước ngoài, đẩy họ vào tình trạng lạc hậu và chậm tiến: + Nguồn khoáng sản giàu có như vàng, kim cương, sắt, đồng, dầu mỏ; Các loại gỗ quý đều bị khai thác và chở về Châu Âu và Bắc Mỹ. + Nhiều loài động vật quý hiếm đều bị giết hàng loạt khi bọn thực dân đến xâm lược. Cách đây 100 năm, lục địa Phi như là một vườn thú vĩ đại thì ngày nay nhiều vùng rộng lớn không còn thú nữa, nhiều loài thú quý, hiếm bị biến mất. Với tình hình xã hội nói trên đại bố phận các nước Châu Phi ngày nay đều là các nước nông nghiệp lạc hậu với trình độ kĩ thuật thấp kém, sản xuất theo hình thức du canh, đốt rừng làm rẫy là chủ yếu, còn chăn nuôi ở nhiều vùng vẫn theo lối du mục hoặc bán du mục. -. Sau năm 1945, nhiều nước Châu Phi được sự giúp đỡ của các nước XHCN. (trước hết là Liên Xô) đã khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên có hiệu quả. Bên cạnh việc xây dựng các hồ đập nước trên các sông (nổi bật là trên sông Nin) để điều tiết dòng chảy, lấy nước tưới ruộng và khai thác nguồn thuỷ năng. Việc thành lập các khu vườn cấm, các công viên quốc gia ở nhiều nước đã có tác dụng bảo vệ cảnh quan tự nhiên và nhiều động vật quý hiếm. Tuy nhiên, cho đến nay ở nhiều vùng vẫn tồn tại hình thức khai thác thiên nhiên bất hợp lý, đó là còn phổ biến việc đốt rừng và đồng cỏ để trồng trọt. Việc chăn thả súc vật trên nhiều vùng rộng lớn làm phá vỡ quá trình hình thành đất, gây nên quá trình xói mòn làm cho nhiều vùng bị hoang mạc hoá. Vì vậy việc sử dụng hợp lý, cải tạo và bảo vệ nguồn tài nguyên thiên nhiên là nhiệm vụ rất quan trọng trong việc xây dựng nền kinh tế của các nước đang phát triển ở lục địa Phi..

<span class='text_page_counter'>(21)</span> PHẦN II. LỤC ĐỊA Á - ÂU Chương 1. ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH TỰ NHIÊN Tên gọi lục địa Á - Âu là từ ghép tên gọi hai châu lục: Châu Âu và Châu Á. Hai châu lục này từ lâu người ta vẫn xem như là hai lãnh thổ tách biệt nhau, nhưng thực ra là hai bộ phận của một lục địa thống nhất: lục địa Á - Âu. Vào thời cổ đại, người Hy Lạp gọi những phần đất đai phía Tây Bắc của đất nước mình là Ereb, tiếng Hy Lạp có nghĩa là phía Tây - phía Mặt trời lặn, còn những phần phía Đông là Asu nghĩa là phía Đông - phía Mặt trời mọc. Dựa trên cơ sở đó các nhà địa lý Hy Lạp cổ đại đã chia thế giới lúc bấy giờ thành hai Châu lục với tên gọi tương ứng theo quan niệm trên. Chữ Ereb viết theo Latin là Europa ta gọi là Châu Âu, còn chữ Asu là Asia ta gọi là Châu Á. Đường ranh giới hợp lý nhất hiện nay giữa Châu Á và Châu Âu là đường chân núi phía Đông dãy núi Uran - sông Embơ - bờ Bắc biển Caxpi - thung lũng kiến tạo Kuma - Manưs. Sau đó đường ranh giới qua biển Azôv - biển Đen - eo Boxpho đến Địa Trung Hải. Theo ranh giới đó Châu Á có diện tích 43,6 triệu km2 và Châu Âu gần 10,5 triệu km2. 1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, GIỚI HẠN, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC 1.1.1. Vị trí địa lý và giới hạn a. Vị trí địa lý và giới hạn: * Vị trí địa lý: - Trên bản đồ thế giới, lục địa Á - Âu nằm ở phía Bắc của bán cầu Đông, được trải ra một không gian rộng lớn nhất địa cầu với hệ toạ độ địa lý: Điểm cực Bắc là mũi Treluskin thuộc bán đảo Taimưa (Nga) trên 77 044’ VB; Điểm cực Nam là mũi Piai nằm phía Nam bán đảo Malaca ở 1 016’ VB; Điểm cực Đông là mũi Đegiơneva trên bán đảo Trucôtxk ở 169040’ KT; Điểm cực Tây là mũi Roca ở phía Tây bán đảo Pyrênê trên 9 034’ KT..

<span class='text_page_counter'>(22)</span> Như vậy, từ cực Bắc đến cực Nam lục địa kéo dài hơn 760 VT và dài khoảng 8900km, và từ cực Đông sang cực Tây lục địa kéo dài 2000 KT với chiều rộng hơn 12.000km. * Giới hạn: - Lục địa Á - Âu nằm trên vị trí giữa 3 lục địa (Phi ở Tây Nam, Ôxtrâylia ở Đông Nam và Bắc Mỹ ở Đông Bắc Thái Bình Dương). Trong ba lục địa trên thì lục địa Phi ở gần lục địa Á - Âu nhất nên được con người biết sớm nhất và được gọi chung là “cựu thế giới” để phân biệt với “tân thế giới” tức là Châu Mỹ, mới được tìm ra sau thế kỉ thứ XIV. - Bốn đại dương bao quanh lục địa Á - Âu là Bắc Băng Dương, Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương. Xung quanh tiếp giáp với các đại dương có nhiều biển lớn và được viền bởi các chuỗi vòng cung đảo ở trong Thái Bình Dương. Trong các đại dương thì có các dòng biển nóng, lạnh nên có ảnh hưởng mạnh đến khí hậu ven bờ Tây Âu và Đông Nam Á. Tóm lại, các biển và đại dương bao quanh lục địa Á - Âu không những làm giới hạn tự nhiên cho lục địa mà còn có ảnh hưởng rất lớn đến điều kiện tự nhiên cũng như việc sử dụng và phát triển kinh tế của các nước nằm ven bờ. Đặc biệt, lục địa rộng lớn được bao bọc bởi các biển và đại dương rộng lớn tạo nên sự chênh lệch khí áp cao và xuất hiện hoàn lưu gió mùa trên diện rộng lớn. 1.1.2. Hình dạng và kích thước: * Hình dạng: - Có bề mặt dạng khối vĩ đại nhất. Trừ Tây Âu là bộ phận được kéo dài tựa như một bán đảo lớn, phần phía Đông trái lại là một khối khổng lồ. Ở đường bờ biển tuy có bị chia cắt khá mạnh nhưng do diện tích lục địa rất rộng, các vịnh biển và biển không ăn quá sâu vào đất liền nên sự chia cắt bề mặt theo chiều ngang vẫn không đáng kể. Các vùng ở trung tâm lục địa như Trung Á, Nội Á cách bờ biển quá xa, có nơi 2000 - 2500km. - Như vậy, do lục địa Á - Âu có vị trí nằm kéo dài từ cực cho đến xích đạo, có kích thước khổng lồ, có bề mặt dạng khối và đây là những điều kiện cơ bản quyết định đến sự hình thành khí hậu của lục địa. Do đó, lục địa Á - Âu có tất cả các đới khí hậu từ cực bắc về xích đạo với thiên nhiên phong phú, muôn hình muôn vẻ..

<span class='text_page_counter'>(23)</span> * Kích thước: Lục địa Á - Âu có diện tích 51,11 triệu km2. Nếu tính thêm các đảo thì có 54,1 triệu km2 trong đó Châu Á có 43,605 triệu km2 và Châu Âu có 10,498 triệu km2. 1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH LỤC ĐỊA Khác với các lục địa khác, quá trình phát triển của lục địa Á - Âu diến ra đủ tất cả các chu kì tạo núi của lịch sử phát triển vỏ Trái đất. Qua một chu kì tạo núi, lãnh thổ được mở rộng thêm và hình thành thêm những đơn vị cấu trúc mới. 1.2.1. Thời kì tiền Cambri: Trong thời kì này trên lục địa Á - Âu chỉ có một số mảnh lục địa nằm giữa đại dương rộng lớn, có 4 vùng chính: - Nền Nga hay còn gọi là nền Đông Âu - Nền Xibiri nằm giữa sông Lêna và sông Enixei - Nền Trung Hoa bao gồm Trung Quốc và Triều Tiên - Lục địa Gônđvana nằm ở phía Nam (Ấn Độ, A Rập, tồn tại đến cuối đại Cổ Sinh. Xen giữa các nền là các địa máng rộng lớn: Địa máng Uran, địa máng Alpơ Himalaya (Tetit), địa máng Đông Á (kéo dài từ Đông Bắc Xibiri đến Đông Nam Á), địa máng Calêđôni chạy dọc bờ Tây Bắc lục địa. Các địa máng là những nơi xảy ra các chuyển động kiến tạo mạnh mẽ, là các chu kì tạo núi mạnh về sau. 1.2.2. Đại Cổ Sinh: Vào đại này lục địa Á - Âu xảy ra hai chu kì tạo núi lớn là Kalêđôni và Hecxini, hai chu kì uốn nếp tạo núi này thường xảy ra xen kẽ với nhau trong các địa máng tiền Cambri ở Tây Bắc, Uran, Tây Xibiri đến Thiên Sơn, Antai Xaian - Zabaican. Những khu vực này sau bị ảnh hưởng của tân kiến tạo cũng được nâng lên khá cao (đến 4000 - 5000 m). Gônđvana bị tách ra cuối Cổ Sinh thành nền Ấn Độ và A Rập. 1.2.3. Đại Trung Sinh: - Sau chu kì tạo núi Cổ Sinh, trên lục địa Á - Âu còn lại hai địa máng rộng lớn là Đông Á và Tetit vẫn còn được lắng đọng trầm tích. Nền Trung Hoa bị phân hoá mạnh và chia ra nhiều mảnh riêng lẻ, trong đó có nền Hoa Nam - Bắc Việt Nam. Vào cuối kỉ Triat bắt đầu xuất hiện tạo núi Trung Sinh trong địa máng Đông Á gồm Đông Bắc Xibiri (trừ Camsatca), Viễn Đông, Nam Tây Tạng đến bán đảo Đông Dương (trừ Tây Mianma) chạy qua Malaixia..

<span class='text_page_counter'>(24)</span> Như vậy, vào cuối đại Trung Sinh và sang đầu đại Tân Sinh (Đệ Tam sớm), các khu vực Nội Á, Đông Á và Đông Nam Á đã được nổi lên khỏi mặt nước. Đồng thời lục địa Á - Âu lúc này nối liền với Bắc Mỹ qua eo đất Berinh. - Sau chu kì tạo núi Trung Sinh các cấu tạo uốn nếp nâng lên và bị san bằng mạnh mẽ. 1.2.4. Đại Tân Sinh: Vào cuối Trung Sinh và đầu Tân Sinh cùng với sự sụp đổ lục địa Gônđvana và sự hình thành Ấn Độ Dương, Hồng Hải trong địa máng Tetit và Đông Á cũng bắt đầu chu kì tạo núi Anpơ - Hymalaya. Các chuyển động uốn nếp xảy ra mạnh nhất là vào các kỉ Paleôgen và Neôgen, hình thành nên các núi uốn nếp trẻ, có hai hệ thống núi đặc trưng được hình thành trong giai đoạn này là: - Hệ thống núi hình thành trong địa máng Tetit kéo dài từ Nam Âu - Tiểu Á - Iran cho tới quần đảo Inđônêxia tạo nên các khối núi Apenin - Alpơ - Thổ Nhĩ Kì - Iran Pamia - Alai - Hymalaya - Tây Mianma - quần đảo Inđônêxia. - Hệ thống núi hình thành trong địa máng Đông Á ngày nay hình thành các bán đảo và các dãy đảo hình cánh cung chạy gần bờ Đông lục địa: Camsatca - Xakhalin quần đảo Curin - Nhật Bản - Đài Loan - Philipin - một số đảo phía Đông Inđônêxia Papua Niu Ghinê. Nhờ có sự nâng lên mạnh mẽ trong giai đoạn này mà các dãy núi mới với các đỉnh có độ cao như ngày nay. Cụ thể Alpơ: 4810m, Cavcazơ: 5038m, Elbrus: 5642m, Chômô lungma (Evơret thuộc Hymalaya): 8848 m. Vận động tân kiến tạo từ Nêogen - Đệ Tứ đã làm nhiều miền núi được nâng lên có độ cao như ngày nay, và ở lục địa Á - Âu nổi lên các khối núi và sơn nguyên đồ sộ nhất thế giới..

<span class='text_page_counter'>(25)</span> Chương 2. NHỮNG ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CHUNG. 2.1. ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN 2.1.1. Đặc điểm địa hình Sự hình thành địa hình của lục địa Á - Âu rất lâu dài và phức tạp, vì thế cấu tạo sơn văn của nó cũng rất phức tạp và muôn vẻ. Tuy nhiên, quy luật hình thành địa hình có thể thấy rằng: Các miền đồng bằng rộng lớn được hình thành trên các miền nền (gồm miền tiền Cambri và Cổ sinh) với chế độ kiến tạo yên tĩnh, còn phần lớn các vùng núi hình thành trong các đới uốn nếp và được nâng lên mạnh ở giai đoạn Tân kiến tạo vào đại Tân sinh. Về cấu trúc sơn văn có thể biểu hiện mấy đặc điểm chính sau đây: a. Trên lục địa phát triển đầy đủ các kiểu địa hình: - Các hệ thống núi trung bình và núi cao phân bố rải rác trên tất cả các bộ phận khác nhau của lãnh thổ và trong đó tập trung nhiều trên các vành đai kiến tạo Tetit, Bắc Âu và Trung Á. Đặc biệt hệ thống núi Pamia - Alai với nhiều đỉnh núi cao trên 7000 m và hệ thống núi Hymalaya đồ sộ với độ cao trung bình từ 6000 - 7000 m, trong đó có đỉnh Chômôlungma (Evơret) cao 8840 m. - Các hệ thống núi và sơn nguyên cao thường phân bố bên cạnh các đồng bằng rộng lớn và bằng phẳng như đồng bằng Đông Âu, Tây Xiberi, Tuôcketxtan (Turan), Ấn - Hằng … với độ cao trung bình không quá 300 m trên mực nước biển. Đặc biệt, trong vùng núi và sơn nguyên lại có các bồn địa thấp nằm xen vào giữa làm cho tính chất chia cắt rõ nét hơn. Các bồn địa đáng chú ý nhất là Tarim cao trung bình 800 m nằm giữa dãy Thiên sơn và dãy Côn Luân (Bắc Tây Tạng); bồn địa Djungaria cao 400 - 600 m, nằm giữa dãy Thiên Sơn và dãy Antai. b. Các hệ thống núi trên các lục địa chạy dài theo nhiều hướng khác nhau nhưng nhìn chung có thể xếp theo hai hướng chính: - Hướng Đông Tây bao gồm các hệ thống núi kéo dài từ Nam Âu (Pirênê -Anpơ bán đảo Ban Căng) qua Tiểu Á - Cavcazơ - Iran - Vùng núi Trung Á, nội Á Hymalaya..

<span class='text_page_counter'>(26)</span> - Hướng Bắc - Nam hoặc hướng Bắc Tây Bắc - Nam Đông Nam, hướng Bắc Đông Bắc - Nam Tây Nam, gồm các dãy núi chạy theo bờ Đông Á, Đông Nam Á, Nam Á và Nam Âu. Ngoài ra, còn một vài dãy núi như Uran, Xcanđinavi thuộc miền Tây Bắc. c. Sự phân bố các dạng địa hình trên bề mặt không đều: Các núi và sơn nguyên cao nhất tập trung ở trung tâm. Ở đây sơn khối Pamia có thể xem như là điểm nút, từ đó toả ra ba cánh núi lớn: - Cánh Đông Bắc gồm các hệ thống Thiên Sơn, Antai, Xaian và tiếp tục cho tới Đông Bắc Xiberi - Cánh phía Tây gồm dãy Hinđucuc và các núi thuộc sơn nguyên Iran, Tiểu Á (Anatôli), Nam Âu - Cánh Đông Nam bao gồm các núi đồ sộ thuộc Tây Tạng, Hymalaya và núi Đông Nam Á. - Ba nhánh này chia bề mặt địa hình lục địa ra thành ba ô khác nhau: Ô Tây Bắc, ô Tây Nam và ô phía Đông: + Ô Tây Bắc có địa hình phổ biến nhất là các đồng bằng rộng lớn, núi thấp và sơn nguyên chiếm ưu thế. + Ô Tây Nam và ô Đông có địa hình gồm các sơn nguyên, núi cao, núi trung bình, núi thấp và cao nguyên bằng phẳng xen kẽ nhau trong đó ô phía Đông có địa hình cao hơn. Cấu tạo sơn văn của lục địa như vậy có tác dụng phân chia ảnh hưởng của các đại dương đối với lục địa rất rõ rệt. Ô Tây Bắc chịu ảnh hưởng của Bắc Băng Dương và Đại Tây Dương, ô Tây Nam chịu ảnh hưởng của Ấn Độ Dương và Địa Trung Hải và ô phía Đông chịu ảnh hưởng hoàn toàn của Thái Bình Dương. 2.1.2. Khoáng sản Kết quả điều tra cho thấy lục địa Á - Âu có khoáng sản rất phong phú với trữ lượng lớn. Trong số các khoáng sản có trên lục địa thì dầu mỏ, than đá, sắt và các kim loại màu như đồng, chì, kẽm, thiếc, bôxit là nhiều hơn cả. Sự phân bố mỏ phản ánh qua các chu kì kiến tạo sau. * Về phân bố kim loại: - Ở các khu vực nền cổ (tiền Cambri) tập trung nhiều khoáng sản quan trọng như sắt, mangan, bôxit..

<span class='text_page_counter'>(27)</span> + Sắt tập trung nhiều nhất ở cao nguyên Đềcan (Ấn Độ): 21 tỉ tấn, Đông Bắc Trung Quốc, Triều Tiên. Quặng sắt cũng rất giàu ở Nga, Phần Lan, Thuỵ Điển. Đặc biệt mỏ Cursk (Nga) có trữ lượng 25 tỉ tấn. + Mangan tập trung nhiều nhất ở Ấn Độ, ở Trung Xiberi (Nga). + Bôxit giàu ở Nga và Trung Quốc. Ngoài ra, ở Trung Quốc có nhiều kim cương, vàng, bôxit và vonphram. - Trong đới uốn nếp Cổ sinh có nhiều kim loại màu như đồng, chì, kẽm… - Trong các vùng uốn nếp Trung sinh có thiếc chiếm vị trí quan trọng nhất: + Các mỏ thiếc giàu và tập trung ở Đông Bắc Xiberi (Nga), vùng thiếc quan trọng thứ hai là vòng đai thiếc Đông Nam Á chạy từ cao nguyên Vân Nam (Trung Quốc đến bán đảo Đông Dương, dọc Malaca đến một số đảo ở Inđônêxia. Thiếc Đông Nam Á chiếm tới 70% trữ lượng thế giới và có hàm lượng cao. + Trong các mỏ thiếc còn có chì, kẽm, vàng, vonphram. - Trong các đới uốn nếp Tân sinh cũng chứa nhiều kim loại như đồng, chì, kẽm, bôxit, mangan, thuỷ ngân. * Về phân bố phi kim loại: - Lòng đất lục địa Á - Âu rất giàu than đá, dầu mỏ và khí đốt: + Than tập trung nhiều nhất trong các vùng thuộc đới uốn nếp Cổ sinh và các miền võng trên nền. Các mỏ than lớn nổi tiếng ở Anh, Bỉ, Đức, Ba Lan, Ucraina và Nga. Đặc biệt ở Nga và Ucraina có các vùng than lớn như Ircutxk, Kuzbax, Taimưr, và Đônbax (Ucraina). Ngoài ra than còn có nhiều ở Trung Quốc, Ấn Độ, Việt Nam. + Dầu mỏ trên lục địa Á - Âu thường tập trung ở các miền võng trước núi, giữa núi hoặc các miền võng trên nền. Ngoài ra, ở các miền thềm lục địa cũng là những địa bàn tập trung nhiều mỏ dầu lớn. Cho đến nay người ta vẫn tìm thấy Tây Nam Á giàu nhất (chiếm khoảng 60% lượng dầu khai thác của thế giới) - dầu có tuổi đệ tam. Khu dầu mỏ lớn thứ hai nằm trên phạm vi vùng nền: Một số vùng ở Trung Quốc (bồn địa Tarim, Tứ Xuyên). Ở Nga lượng dự trữ dầu mỏ cũng rất lớn, tập trung dọc thung lũng sông Vonga, Gama, Tây Xiberi. Hiện nay vùng đồng bằng Xiberi được xem là “Đại dương dầu mỏ” và kho chứa khí đốt lớn nhất ở Nga. Ngoài ra trên lục địa Á - Âu cũng có nhiều quốc gia có mỏ dầu như Pakixtan, Thái Lan, Mianma, Inđônêxia…Trên lục địa Á - Âu cũng có rất nhiều muối mỏ, tập trung nhiều ở Nam đồng bằng Nga, Đức, Balan..

<span class='text_page_counter'>(28)</span> 2.2. KHÍ HẬU 2.2.1. Các điều kiện hình thành khí hậu a. Các điều kiện địa lý * Vị trí địa lý: Lục địa Á - Âu nằm từ vòng cực cho tới xích đạo. - Ở các vùng phía Nam lục địa thuộc các vĩ độ xích đạo và nhiệt đới có lượng tổng xạ năm cao (khoảng từ 140 - 180 Kcal/cm2), trong đó khu vực Tây Nam Á là nơi cao nhất (khoảng 200 Kcal/ cm2). - Ở các vĩ độ ôn đới tổng lượng bức xạ giảm xuống còn 80 - 100 Kcal/cm2/năm. - Các khu vực gần vòng cực Bắc tổng xạ không vượt quá 60 Kcal/cm2/năm. Ngoài ra, tùy theo vị trí gần hoặc xa biển mà tổng lượng bức xạ năm có phần khác nhau. Cụ thể, ở vùng Trung Á, Nội Á do nằm ở trung tâm lục địa nên lượng bức xạ năm 140 - 160 Kcal/cm2; Trong lúc đó ở vùng Tây Âu và Đông Á tuy nằm trên cùng vĩ độ nhưng do ở gần biển nên tổng lượng bức xạ chỉ đạt 100 - 120 Kcal/cm2/năm. Do lượng bức xạ phân bố không đều nên làm cho nhiệt độ và khí hậu thay đổi từ Nam lên Bắc, từ ven biển vào nội địa. * Về hình dạng và kích thước: Lãnh thổ lục địa Á - Âu rất rộng lớn với dạng hình khối vĩ đại gây nên sự tương phản về khí hậu giữa các vùng nội địa và duyên hải rất sâu sắc (Trung Á, Nội Á có khí hậu lục địa rất khắc nghiệt với biên độ nhiệt năm rất lớn). Về mùa đông trung tâm lục địa bị hoá lạnh mạnh nên tạo áp cao (tâm điểm nằm ở Baican gọi là áp cao Xibêri). Về mùa hạ không khí bốc lên rất cao tạo thành khu áp thấp (tâm điểm nằm ở phía Đông sơn nguyên Iran). Mặt khác lục địa Á - Âu rộng lớn nằm bên cạnh các đại dương mênh mông nên xuất hiện tương phản khí áp giữa lục địa và đại dương - biển theo mùa làm cho hoàn lưu gió mùa phát triển rất mạnh, đặc biệt là dọc theo duyên hải phía Đông và phía Nam lục địa Á - Âu. Do đó lục địa Á - Âu là lục địa duy nhất trên thế giới có đủ các kiểu khí hậu gió mùa: Gió mùa xích đạo, gió mùa nhiệt đới, gió mùa á nhiệt đới và gió mùa ôn đới. * Địa hình: Do địa hình phức tạp trên một nền lục địa rộng lớn nên có ảnh hưởng đến sự phức tạp của khí hậu. - Các mạch núi chạy theo hướng vĩ tuyến có tác dụng chắn các khối khí lạnh phía Bắc xâm nhập sâu xuống phía Nam, trái lại các khối khí nóng và ẩm phía Nam không lan xa lên phía Bắc, do đó các khu vực nằm ở phía Nam các mạch núi về mùa.

<span class='text_page_counter'>(29)</span> đông ấm hơn so với các khu vực nằm ở phía Bắc trên cùng một vĩ độ. Chẳng hạn, cùng Bắc Ấn Độ nằm trên cùng vĩ độ với Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam nhưng Bắc Ấn Độ nhờ có dãy Hymalaya chắn nên nhiệt độ trung bình về mùa đông thay đổi từ 12 - 200C, còn ở Nam Trung Quốc và Bắc Việt Nam thay đổi từ 4 - 16 0C. - Các bồn địa xen vào giữa các dãy núi và sơn nguyên cao có tác dụng tựa như những hồ chứa không khí. Về mùa đông không khí trong các bồn địa lạnh hơn nhiều so với các vùng xung quanh. Còn về mùa hạ thì không khí trong các bồn địa được sưởi nóng nhiều hơn nên có nhiệt độ cao hơn các vùng lân cận. Do đó ở các bồn địa có biên độ nhiệt năm rất lớn (Ở bồn địa Veckhôianxk Đông Bắc Xibêri biên độ nhiệt đạt 1010C). - Núi cao làm nhiệt độ giảm theo độ cao (theo quy luật lên cao 100 m trên mực biển nhiệt độ giảm 0,5 - 0,60C) nên khí hậu phân hoá theo độ cao rất điển hình từ đai nội chí tuyến chân núi lên đai băng giá trên núi. - Địa hình làm nên sự phân bố mưa không đều. Ở lục địa, núi có sườn đón gió thường cho nhiều mưa hơn sườn khuất gió. Đặc biệt, ở sườn Trerapunji (Nam núi Hymalaya ở Bắc Ấn Độ) có lượng mưa trung bình năm tới 12.000 mm. * Ảnh hưởng của dòng biển đến khí hậu các vùng ven biển: Trong số các dòng ven biển gần bờ lục địa Á - Âu đáng chú ý nhất là dòng Gơnstrim (dòng Bắc Đại Tây Dương). Dòng biển này khi chạy qua vùng biển Tây Bắc Châu Âu làm cho nước và không khí trên biển ấm lên. Nhờ vậy mùa đông ở Nauy và biển Barens ở vĩ độ cao nhưng vẫn không bị đóng băng. Nước biển bốc lên mạnh được gió Tây đưa vào đất liền làm cho phần Tây Âu về mùa đông có thời tiết ấm và ẩm hơn. Nếu so với bờ Đông Bắc Bắc Mỹ từ 400 VB - vòng cực Bắc thì bờ Tây Bắc lục địa Á - Âu cao hơn 100C vào mùa đông. b. Hoàn lưu khí quyển: * Mùa đông: Về mùa đông không khí vùng trung tâm và phía Bắc lục địa Á - Âu bị hoá lạnh nhanh chóng rồi lan dần về phía Nam. Tại các vùng Trung Á và Nội Á, trên các đồng bằng và các bồn địa nhờ được núi cao bao bọc xung quanh khối không khí lạnh trở nên ổn định và có nhiệt độ rất thấp. Đặc biệt ở Veckhôianx và Ôimiacôn có nhiệt độ xuống đến - 70 0C. Sự hoá lạnh trên lục địa đã tạo nên một trung tâm áp cao gọi là áp cao Xiberi. Vào giữa mùa đông, áp cao này phát triển mạnh nhất, bao phủ toàn bộ phần Trung tâm và phần Đông Bắc lục địa tác động mạnh lên các khu.

<span class='text_page_counter'>(30)</span> vực Đông Châu Á và xuống các vĩ độ thấp gây nên gió mùa mùa đông rất lạnh và khô. Hạ áp Aixlen trong thời gian này phát triển mạnh, bao trùm lên phần Bắc và Tây Bắc. Do ảnh hưởng của hạ áp Aixlen mà gần như toàn bộ Châu Âu và khu vực Tây Bắc Á khoảng từ vĩ tuyến 45 - 50 0VB trở lên nằm trong hoạt động của gió tây và khí xoáy ôn đới. Nhờ có gió tây mà không khí hải dương ấm và ẩm ướt xâm nhập sâu vào nội địa làm cho thời tiết trong các khu vực nói trên thường xuyên bị nhiễu loạn, có gió mạnh và mưa nhiều, nhất là ở vùng duyên hải và các sườn núi đón gió. Càng vào sâu trong nội địa lượng mưa nước giảm dần và mưa chuyển sang dạng mưa tuyết. Phía Thái Bình Dương về mùa này hạ áp Aleut cũng phát triển mạnh, bao phủ gần như toàn bộ phía Bắc của đại dương và lan sang tận bờ Đông Châu Á. Dọc duyên hải phía Đông Châu Á về mùa này xuất hiện sự chênh lệch khí áp giữa lục địa và biển rất lớn nên không khí từ lục địa chuyển ra biển tạo thành gió mùa ôn đới lạnh và khô. Tóm lại, vào mùa đông đại bộ phận lục địa chịu sự chi phối của gió lục địa thổi ra biển khô và lạnh, vì thế mùa đông nói chung là mùa khô (ít nơi có mưa hoặc chỉ có mưa do địa hình). Xét về điều kiện nhiệt độ: + Đại bộ phận có nhiệt độ âm, chỉ có vùng duyên hải thuộc Tây Âu, Nam Âu, các bán đảo lớn phía Nam Châu Á, vùng Đông Nam Trung Quốc và Nhật Bản có nhiệt độ trên 00C. Toàn bộ miền Bắc Á và các vùng núi cao trung Á, Nội Á có nhiệt độ trung bình tháng I dưới -20 0C. + Phân bố nhiệt nhìn chung giảm dần từ Nam và Tây Nam lên Bắc và Đông Bắc. Sự phân bố các đường đẳng nhiệt nói chung chịu ảnh hưởng của hoàn lưu, địa hình và dòng biển. * Mùa hạ: Vào mùa hạ không khí trên lục địa nóng dần lên, áp cao Xiberi dần dần biến mất, đồng thời ở Nam Á bắt đầu hình thành hạ áp Iran (vùng áp thấp lớn nhất thế giới). Cũng trong thời kì này ở phía Tây thì áp cao Axo phát triển và dịch lên phía Bắc bao trùm toàn bộ vùng Trung Âu và Địa Trung Hải; Ở phía Đông hạ áp Aleut biến mất và áp cao Haoai phát triển chiếm phần Bắc Thái Bình Dương và lan.

<span class='text_page_counter'>(31)</span> sang tận bờ Đông Nam Á. Ở Nam bán cầu, các áp cao trên đại dương nối liền với các áp cao trên lục địa thành một dải liên tục. Sự phân bố khí áp như vậy làm cho hoàn lưu khí quyển trên lục địa về mùa này khá phức tạp. Nhưng nhìn chung về mùa hạ phần lớn lục địa chịu sự chi phối từ gió từ biển thổi vào, thời tiết ẩm cho mưa phổ biến ở nhiều nơi, nhưng càng vào sâu trong lục địa lượng mưa càng ít và nhiệt độ rất khắc nghiệt. Mùa hạ, phía Đông và Đông Nam của lục địa chịu ảnh hưởng của gió mùa ngoại và nội tuyến nên cho mưa nhiều, còn phía Tây chịu ảnh hưởng của gió tây ôn đới nên cũng cho mưa nhưng ít hơn mùa đông. 2.2.2. Các đới khí hậu 1. Đới khí hậu cực: Phân bố từ 71 0 – 720VB về cực: Quanh năm thống trị khối khí cực khô và lạnh. Về mùa đông nhiệt độ rất thấp (trung bình tháng 1 dưới -200C). Về mùa hạ luôn luôn thấp hơn 00C. Mưa chủ yếu dưới dạng mưa tuyết. 2. Đới khí hậu á cực: Phân bố từ 65 0VB đến 71 - 720VB. Thời tiết giữa hai mùa phân biệt khá rõ rệt mùa đông rất lạnh, nhất là ở các vùng nằm sâu trong lục địa với nhiệt độ trung bình tháng I -30 0C ở phía Tây và từ -400C đến -500C ở Trung và Đông Xibêri. Mùa hạ tương đối ấm, nhiệt độ trung bình tháng VII đạt 8 - 100C. Có thể chia ra ba kiểu khí hậu: - Kiểu khí hậu á cực hải dương bờ Tây có mùa đông tương đối dịu, mùa hạ mát và ẩm ướt, còn chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng Bắc Đại Tây Dương. - Kiểu khí hậu á cực lục địa có mùa đông rất lạnh và có biên độ nhiệt lớn nhất trên bề mặt địa cầu (đạt 1010C ở Đông Bắc Xiberi, Nga). - Kiểu khí hậu á cực hải dương phía Đông tương tự như kiểu phía Tây nhưng có mùa đông lạnh hơn phía Tây và chịu ảnh hưởng của gió mùa ngoại tuyến. 3. Đới khí hậu ôn đới: Chiếm một dải rộng nhất, phân bố trung bình từ 45 - 650VB, ở các đảo trên đại dương phía Đông có thể xuống đến 35 0VB. Đới này được chia ra 4 kiểu khí hậu chủ yếu: - Kiểu khí hậu ôn đới đại dương phía Tây chịu ảnh hưởng mạnh của gió tây mang theo khối khí ôn đới hải dương ấm và ẩm nên có khí hậu điều hoà quanh năm. Nhiệt độ dao động từ 1 - 60C (tháng V). Lượng mưa phân bố đều quanh năm, trung bình 500 - 600 mm..

<span class='text_page_counter'>(32)</span> - Kiểu khí hậu ôn đới chuyển tiếp nằm tương đối sâu trong nội địa, bao gồm phần Châu Âu và đến tận dãy Uran. Về mùa đông càng lạnh, về mùa hạ hơi nóng, giao động nhiệt giữa hai mùa còn lớn. Lượng mưa trung bình năm giảm và thời gian băng giá kéo dài, nhiệt độ trung bình tháng I dưới 00C, có nơi dưới -150C, mùa hạ nhiệt độ tháng V từ 12 0C ở phía Tây đến 24 0C ở phía Đông, lượng mưa trung bình năm từ 300 - 600 mm. - Kiểu khí hậu ôn đới lục địa hình thành ở vùng trung tâm lục địa. Mùa đông rất khô và lạnh, mùa hạ ấm và ẩm ở phía Bắc, tương đối khô nóng ở phía Nam. Nhiệt độ trung bình ở tháng I từ -40C ở thảo nguyên đến -400C ở các vùng Xiberi. Mưa rơi chủ yếu vào mùa hạ nhưng lượng mưa giảm dần theo hướng từ Bắc xuống Nam. Lượng mưa trung bình năm không quá 200 mm. Kiểu khí hậu ôn đới gió mùa hình thành trong miền duyên hải phía Đông. Về mùa đông có gió Tây Bắc - Đông Nam lạnh và khô, còn mùa hạ có gió mùa Đông Nam - Tây Bắc từ biển thổi vào ấm và ẩm ướt. Lượng mưa rơi trong mùa hạ chiếm 60 - 70% lượng mưa trung bình năm. Lượng mưa trung bình năm đạt từ 600 - 700 mm. 4. Đới khí hậu á nhiệt đới: Phân bố từ 35 - 450VB, có đặc điểm chung là mùa đông lạnh và cho mưa, mùa hạ hơi nóng và khô. Chia ra làm 4 kiểu chính. - Kiểu khí hậu á nhiệt đới Địa Trung Hải: Đặc điểm nổi bật của kiểu khí hậu này là mùa hạ khô và nóng, còn mùa đông chịu ảnh hưởng của gió tây và hoạt động của khí xoáy nên hay thay đổi: mát dịu và mưa nhiều với lượng mưa trung bình năm 500 - 600 mm. Nhiệt độ trung bình tháng I từ 0 - +10C, còn nhiệt độ trung bình tháng V từ 20 - 220C. - Kiểu khí hậu á nhiệt đới lục địa: Mùa hạ khí hậu lục địa khô nóng, nhiệt độ tháng V lên đến 240C, còn mùa đông thống trị khối khí ôn đới lục địa nên thời tiết lạnh song do hoạt động của xoáy trên front ôn đới nên cho mưa. Nhiệt độ trung bình tháng I từ - 6 0C đến -10 0C, trung bình năm từ 100 - 300 mm. - Kiểu khí hậu á nhiệt đới phía đông lục địa chịu tác động của gió mùa ngoại tuyến nên mùa hạ lượng mưa chiếm 60 - 70% lượng mưa năm, có lượng mưa trung bình năm 1000 - 1500 mm. Mùa đông khô và lạnh. - Kiểu núi cao..

<span class='text_page_counter'>(33)</span> 5. Đới khí hậu nhiệt đới: Phân bố từ 20 - 35 0VB, có đặc điểm chung là thống trị áp cao cận chí tuyến nên khô nóng quanh năm. Tuy nhiên đi vào xét cụ thể được chia ra 4 kiểu khí hậu chủ yếu: - Kiểu khí hậu hoang mạc, biểu hiện tính chất đặc trưng nhất của kiểu khí hậu nhiệt đới lục địa là nóng và khô quanh năm. - Kiểu khí hậu nhiệt đới bờ Tây chịu ảnh hưởng dòng biển lạnh nên ít cho mưa nhưng độ ẩm cao (thường 70 - 80%), điển hình là dòng biển lạnh Bắc Canari (phía Tây bán đảo Ibêric - pirênê). - Kiểu khí hậu bờ Đông - khí hậu gió mùa nhiệt đới, cho mưa nhiều vào mùa hạ và ít mưa vào mùa đông. Có lượng mưa trung bình năm 1000 - 1500 mm. - Kiểu khí hậu núi cao. 6. Đới khí hậu á xích đạo: Phân bố từ 10 - 20 0VB, bao gồm Nam Á (Nam Ấn Độ và Bắc Xrilanca), bán đảo Đông Dương, quần đảo Philippin. Khí hậu á xích đạo có đặc điểm chung là: về mùa hạ có gió mùa từ biển thổi vào nên nóng, ẩm ướt cho mưa nhiều. Ngoài ra thường có áp thấp và bão nên luôn làm cho thời tiết nhiễu loạn và cho mưa lớn. Lượng mưa trung bình hàng năm ở các sườn núi đón gió có thể đạt từ 2000 4000 mm, còn ở đồng bằng 1000 - 2000 mm. Trái lại về mùa đông do ảnh hưởng của gió mùa đông bắc từ lục địa thổi ra nên có thời tiết khô ráo và lạnh (như ở Bắc Việt Nam có khối khí lạnh do khối không khí cực tràn về). Chia ra 3 kiểu khí hậu: Lục địa, đại dương và núi cao. 7. Đới khí hậu xích đạo: Phân bố hai bên xích đạo bao gồm phần lớn quần đảo Inđônêxia, bán đảo Malaca và phần Nam đảo Xrilanca. Đặc điểm đới khí hậu xích đạo là quanh năm thống trị khối khí xích đạo nóng ẩm nên cho mưa nhiều và phân bố đều các tháng trong năm với lượng mưa trung bình năm 2000 mm ở đồng bằng và 3000 mm ở miền núi. Nhiệt độ các tháng trong năm dao động từ 25 - 28 0C. Đặc điểm nổi bật nhất của chế độ khí hậu xích đạo là tổng nhiệt độ năm lớn hơn 95000C, biên độ nhiệt năm nhỏ hơn hoặc bằng 3 0C có chế độ kép về lượng mưa và nhiệt độ (trong năm quan sát thấy 2 lần cực đại vào hai ngày phân và hai lần cực tiểu vào hai ngày chí). 2.3. NƯỚC TRÊN LỤC ĐỊA 2.3.1. Sông ngòi.

<span class='text_page_counter'>(34)</span> a. Các đặc điểm chung: Lục địa Á - Âu có nhiều hệ thống sông lớn vào bậc nhất thế giới, hàng năm đổ ra biển một khối lượng nước khổng lồ (15.694 km3), bằng 45% khối lượng nước các lục địa đổ ra biển. - Do ảnh hưởng của điều kiện khí hậu, sự phân bố mạng lưới sông và chế độ các sông không đều. Các vùng khí hậu xích đạo và gió mùa xích đạo, sông có nhiều nước, trái lại ở trung tâm lục địa ít nước, thậm chí nhiều nơi không có dòng chảy mặt (đặc biệt là ở Trung Á và Nội Á). - Về chế độ sông có quan hệ chặt chẽ với chế độ mưa nên được phân ra các kiểu sông như sau: + Sông ở xích đạo và ôn đới hải dương có nguồn cung cấp nước chủ yếu do mưa. Ở đây, do lượng mưa phân bố đều quanh năm nên sông có nhiều nước và đầy nước quanh năm. + Sông các miền khí hậu gió mùa thì do có một mùa mưa và một mùa khô nên sông thường có một mùa lũ và một mùa kiệt. Cụ thể, ở á xích đạo thì mưa vào mùa hạ, khô vào mùa đông nên sông đầy nước mùa hạ và cạn kiệt mùa đông. Còn sông ở á nhiệt đới Địa Trung Hải thì đầy nước vào mùa đông và cạn kiệt vào mùa hạ. Trong lúc đó sông ở á nhiệt đới ẩm thì ngược lại (đầy nước vào mùa hạ và kiệt nước vào mùa đông). + Các sông ở trung tâm lục địa (các hoang mạc) rất ít nước, chỉ có nước chảy vào sớm, chiều. + Các sông ở các dới do tuyết băng phủ mùa đông thì được nuôi nước chủ yếu bằng tuyết băng tan nên nước đầy vào mùa xuân - hè. b. Các lưu vực sông * Lưu vực Bắc Băng Dương: Bao gồm các sông chảy trên vùng Đông Bắc đồng bằng Nga và Bắc Xibêri. Các sông lớn của khu vực này có: Đvina Bắc, Pêsora, Ôbi, Ênixây, Lêna, Inđigusca và Côlưma. Các sông này có đặc điểm chung là bắt nguồn từ các vùng núi hoặc đất cao ở phía Nam và chảy lên phía Bắc qua các miền khí hậu càng lạnh dần. Thời kì nước lớn vào mùa xuân và đầu hè, về mùa đông các sông thường bị đóng băng. Các sông Bắc Băng Dương đóng băng về mùa đông nhưng vẫn có giá trị lớn về giao thông vào mùa hạ..

<span class='text_page_counter'>(35)</span> Bảng 2: Các sông lớn nhất trong lưu vực này là: Tên sông. Lưu lượng (m3/s). Chiều dài (km). Diện tích lưu vực (ngàn km2). Ôbi. 5.400. 2.975. Trung bình 12.600. Lêna. 4.400. 2.490. Ênixây. 4.092. 2.580. Tối đa. Tối thiểu. 42.800. _. 16.400. _. _. 19.600. 130.000. 2.500. * Lưu vực Thái Bình Dương - Các sông Bắc biển Đông ngắn, sông có nước lớn nhất vào vùa xuân, chiếm trên 60% lượng nước chảy cả năm. - Các sông Đông Á từ Trung Quốc trở xuống được trình bày ở bảng 3. Bảng 3: Các sông lớn ở Đông Á Tên sông. Chiều dài (km). Trường Giang Hoàng Hà Mê Kông Amua. 6.300 4.845 4.500 4.500. Diện tích lưu vực (ngàn km2) 1.855,0 745,0 700,0 1855,0. Lưu lượng (m3/s) Trung bình 12.500 1500 15.000 12.500. Cực đại. Cực tiểu. _ 22.000 30.000 _. _ _ 1.500 _. * Lưu vực Ấn Độ Dương: Gồm các sông ở Tây Nam Á và Tây bán đảo Đông Dương. Các sông lớn là sông Ấn, sông Hằng, sông Pramacut, đều bắt nguồn từ dãy Hymalaya, sông Xaluen (Mianma) bắt nguồn từ cao nguyên Tây Tạng. * Lưu vực Đại Tây Dương và Địa Trung Hải: Các sông thuộc lưu vực này là các sông ở phần lãnh thổ Tây và Nam Châu Âu. Sông lớn và có giá trị nhất trong lưu vực là sông Đanuyp dài 2600 km, bắt nguồn từ cao nguyên Nam nước Đức, đổ ra biển Đen qua 07 nước (Đức, Áo, Hung, Tiệp Khắc (cũ), Nam Tư (cũ), Bungari và Rumani). Thực tế hiện nay chảy qua 10 nước do Nam Tư tách ra thành 4 nước có sông chảy qua. Ngoài ra còn các sông nội địa là các sông ở Trung Á, Đông Châu Âu, hoang mạc Arabi, Mông Cổ. Điển hình nhất là sông Vônga dài 3700 km, chảy trong nội địa nước Nga đổ vào biển Caxpi; Các sông Xưađaria và Amurađia. Bắt nguồn từ các núi cao ở trung tâm (Thiên Sơn, Alai) đổ vào biển Aran..

<span class='text_page_counter'>(36)</span> 2.3.2. Các hồ: Lục địa Á - Âu có nhiều hồ, tập trung nhiều nhất ở Bắc Âu (hình thành do băng hà) khá dày đặc. Khu vực Tiểu Á, Trung Á và Nam Á phổ biến các kiểu hồ nội lực, sót và trầm tích chắn. Bảng 4: Đặc điểm hình thái một số hồ lớn Tên hồ Kaxpi Aral Baical Bankhat Ixưkun Biển chết Xêvan. Diện tích (km2) 371.000 66.458 31.500 22.000 6.200 1.000 2.000. Chỗ sâu nhất (m) 995,0 68,0 1.620,0 26,5 702,0 747,0 610,0. Độ mặn (‰) 0,3 - 14 10 - 11 nước ngọt ngọt - lợ 5,8 260 Ngọt. 2.3.3. Băng hà: Chiếm diện tích lớn nhất trên các lục địa: Khoảng 98.435 km2 Hymalaya có diện tích băng hà: 33.250 km 2 Tây Tạng:. 32.150 km2. Karakôrum:. 17.835 km2; Anpơ: 3200 km 2. Pamia:. 10.200 km2; Các núi còn lại: 1790 km 2. 2.4. CÁC ĐỚI TỰ NHIÊN 2.4.1. Đặc điểm chung của hệ thực, động vật: Hệ sinh vật lục địa Á - Âu rất phong phú và đa dạng hơn nhiều so với các lục địa khác trên thế giới. Sự phong phú và đa dạng đó nói lên tính phức tạp của các điều kiện sinh thái hiện nay và phản ánh quá trình phát triển lâu dài của chúng. a. Hệ thực vật: Hệ thực vật lục địa Á - Âu thuộc hai miền địa lý thực vật là miền Hôlatic và miền Cổ nhiệt đới. * Miền Cổ nhiệt đới: Bao chiếm phần phía Nam của lục địa gồm phần Nam bán đảo Arập, Ấn Độ, Nam Trung Quốc và Đông Nam Á. Từ cuối Trung sinh cho đến nay điều kiện khí hậu của vùng ít thay đổi nên thực vật phát triển liên tục với thành phần loài phong phú và đa dạng, số lượng loài địa phương cao. * Miền Hôlatic: Bao chiếm từ các vĩ độ á nhiệt đới trở về phía Bắc. - Từ kỉ Crêta đến Đệ Tứ do khí hậu và địa hình trong miền có nhiều thay đổi mạnh nên nhìn chung thành phần thực vật trẻ và kém phong phú. - Cuối Đệ Tam thì hệ thực vật của miền tách ra 3 đới từ Bắc xuống Nam: + Hệ thực vật cận cực: Chủ yếu thực vật lá nhọn và phân bố phần cực Bắc lục địa..

<span class='text_page_counter'>(37)</span> + Hệ thực vật Tuốc Gai bao gồm các loài ưa ấm và ẩm, phân bố ở các vĩ độ ôn hoà. + Hệ thực vật Pôntava: Bao gồm những loài lá rộng, nóng ẩm và phân bố phía Nam của miền. - Đến cuối Tân sinh do ảnh hưởng của băng hà Đệ Tứ mà các loài thuộc Pôntava bị tiêu diệt gần hết, một số còn lại di chuyển phía Nam. Riêng vùng Trung Á và Nội Á do khí hậu khô khan nên hình thành cảnh quan thảo nguyên và hoang mạc. Vùng duyên hải Đông Á cũng không chịu ảnh hưởng của băng hà nên thực vật phát triển liên tục và có xen kẽ với các loài từ phía Nam lên, từ phía Bắc xuống. b. Hệ động vật: Thuộc miền địa lý phía Bắc và miền Cổ nhiệt đới. - Miền phía Bắc bao gồm Châu Âu, kéo dài sang phần phía Bắc Châu Á. Điều kiện sinh thái đặc trưng là rừng lá kim và đài nguyên và hoang mạc cực nên hệ động vật trẻ và nghèo. - Miền Cổ nhiệt đới: Bao gồm phần còn lại của lục địa nên có hệ động vật phong phú và đa dạng, đặc biệt là các loài móng vuốt có vú lớn, thú dữ, linh trưởng và các loài chim sặc sỡ với nhiều loài bản địa. 2.4.2. Các đới tự nhiên: Đi từ Bắc xuống Nam chia ra 3 vòng đai lớn và trong mỗi vòng đai từ Bắc xuống Nam chia ra các đới. 1. Vòng đai lạnh: Phân bố ở các vĩ độ cao (từ cực đến vòng cực), thường có nhiệt độ tăng dần từ Bắc xuống Nam nên từ cực đến vòng cực chia ra các đới: a. Đới hoang mạc cực: Phát triển ở các quần đảo và các đảo phía Bắc, chủ yếu tập trung ở cực Bắc của Nga. Do nhiệt độ quá thấp (tháng nóng nhất dưới 0 0C) nên quanh năm bao phủ băng tuyết, không có thực vật, động vật có gấu Bắc cực, sư tử biển, chim hải âu. b. Đới đồng rêu: Chiếm một dãy hẹp bên bờ phía Bắc lục địa. Ở đây băng vĩnh cửu phát triển, trên mặt chỉ có rêu phủ. Đất không phát triển. Động Vật chỉ có các loài tuần lộc (hươu Bắc cực), chó sói đỏ, cú trắng. c. Đới đồng rêu - rừng: Là đới chuyển tiếp từ đồng rêu qua rừng do có nhiệt độ ấm hơn vào mùa hạ (nhiệt độ tháng nóng nhất không cao hơn +100C). Đất kém phát triển. Động vật phổ biến là các loài như ở đồng rêu. Đây là nơi chăn nuôi tuần lộc phát triển nhất..

<span class='text_page_counter'>(38)</span> 2. Vòng đai ôn hoà: Trên lục địa Á - Âu vòng đai ôn hoà phân bố từ 350VB 650VB, chiếm một diện tích rộng lớn (khoảng 37.4 triệu km2), chiếm 70% diện tích lục địa. Từ Bắc xuống Nam chia ra các đới. a. Đới rừng lá kim hay gọi là rừng Taiga: Trong đới này phổ biến nhất là các loài bách, thông, tùng. Rừng Taiga trên lục địa phân biệt thành hai kiểu chính: rừng Taiga tối phân bố từ đồng bằng Tây Xibêri đến phía Tây và Viễn Đông. Rừng mọc dày, rậm, cây vươn lên cao nên trong rừng tối và ẩm ướt. Rừng Taiga sáng phân bố ở trung tâm và Đông Xibêri, nơi có khí hậu lạnh gay gắt, băng vĩnh cửu phổ biến rộng rãi nhất. Ở đây chiếm ưu thế là loài tùng rụng lá. Trong rừng lá kim đất đầm lầy phát triển mạnh (chiếm đến 30% diện tích lãnh thổ). Dưới rừng lá kim phát triển đất Pôtzôn (có từng đất mặt giàu silic, màu xám sáng như màu tro bếp), đất chua nghèo dinh dưỡng. Về động vật: Trong rừng phát triển các loài động vật như nai, gấu nâu, mèo rừng, chó sói, cáo và nhiều loài chim như gà rừng, gà thông, chim gõ kiến, cú và quạ. b. Đới rừng hỗn hợp và lá rộng: Đới này phân bố chủ yếu ở Trung Âu và duyên hải phía Đông. Thành phần cây lá rộng ở ô phía Tây là: Sồi - dẻ, cây đoạn, cây trăn. Bên cạnh cây lá rộng còn xem các cây lá kim. Dưới rừng có cỏ nên phát triển đất Pôtzôn - cỏ trong rừng hỗn hợp, và đất nâu rừng dưới rừng lá rộng. Do giàu thức ăn hơn nên trong đới rừng này có nhiều động vật hơn rừng lá kim. Các loài chủ yếu ở đây có nai, gấu nâu, linh miêu, chồn, chó sói, thỏ và nhiều loài chim như chim gõ kiến, vàng anh, gà rừng, sẻ, sáo. Ở Viễn Đông có hổ, trĩ, hươu, sao, cú bắt cá, quạ xanh. c. Đới thảo nguyên - rừng và thảo nguyên: Do khí hậu ấm hơn và ít mưa hơn nên có nhiều thảm cỏ mọc xen vào (càng về phía Nam rừng mất hẳn và thay vào là thảm cỏ hoà thảo). Đất phát triển dưới thảm rừng - đồng cỏ là kiểu đất rừng xám, còn dưới thảm cỏ thảo nguyên phát triển đất đen (Secnôzôm). Động vật có nhiều chồn, thỏ nâu, sơn dương, chuột cao cẳng, chó sói, chim đại bàng, và đặc biệt là rất giàu giun đất. d. Đới bán hoang mạc và hoang mạc: Do nhiệt độ cực đoan, rất ít mưa nên cây cối không phát triển được và biến thành hoang mạc. Phổ biến nhất là cỏ hoà thảo khô, cây ngãi, cây muối (ở phía Nam)..

<span class='text_page_counter'>(39)</span> Đất rất kém phát triển, động vật nghèo nàn. Thống trị là các loài sơn dương, ngựa hoang, lạc đà hai bướu. e. Đới rừng - cây bụi Địa Trung Hải: Phân bố chủ yếu quanh Địa Trung Hải. Trong rừng phổ biến là các loài cây lá cứng và xanh quanh năm như nguyệt quế, thông, tuyết tùng, ô liu. Dưới thảm rừng có phát triển cỏ nên phát triển đất nâu gạch khá tốt. Những nơi khuất gió ít mưa thì phát triển truông cây bụi Địa Trung Hải. Động vật phổ biến là các loài bò sát như thằn lằn, tắc kè, các loài rắn, nhím. f. Đới rừng á nhiệt đới ẩm: Phân bố ở phía Đông lục địa, hình thành do mưa gió mùa mùa hạ. Trong rừng thường gặp các loài cây lá rộng như nguyệt quế, sơn trà, kim giao, sồi xanh, quế, cây cọ dừa, giàu phong lan. Ngoài ra còn có thông đuôi ngựa. Đất có màu vàng hay đỏ. Động vật có khỉ, báo, gấu, lợn rừng và các loài chim như trĩ, vẹt. 3. Vòng đai nóng: Phân bố từ 70VN - 35 0VB. Ở vòng đai này quanh năm nóng nhưng lượng mưa phân bố không đều nên tự nhiên phân hoá theo các đới: a. Đới bán hoang mạc và hoang mạc nhiệt đới: Do khí hậu nhiệt đới lục địa quá khắc nghiệt rất nghèo nàn, đất kém phát triển. Các loài thực vật thường gặp là cỏ lá cứng, cây bụi gai, cây mọng nước (xương rồng). Chỉ có ở thung lũng, ốc đảo mới có cây chà là sinh sống. Động vật có chuột, bò tót, sơn dương, linh cẩu, lạc đà một bướu và giàu bò sát. b. Đới rừng nhiệt đới ẩm ướt thường xanh: Phân bố trong các khu vực chịu tác động gió mùa xích đạo với lượng mưa trung bình năm trên 1500 mm nên có thảm thực vật rừng rậm, cây cao, to, nhiều tầng. Trong rừng phổ biến nhiều loài gỗ tốt như chò nâu, sao đen, sến, lim, lát hoa, cây họ dừa và nhiều dây leo, phong lan. Dưới rừng hình thành đất feralit vàng đỏ hay đỏ vàng. Động vật giàu, đặc biệt là các loài ưa leo trèo, các loài thính giác phát triển. Phổ biến nhất là các loài linh trưởng như vượn, khỉ, vooc; các loài leo trèo giỏi như sóc, mèo rừng; nhiều loài chim quý, đẹp như vẹt, trĩ, gà lôi, gà sao, công… c. Những nơi phát triển mùa khô và mùa mưa rõ ràng thì phân hoá các thảm:.

<span class='text_page_counter'>(40)</span> - Kiểu rừng lá rộng theo mùa gồm các loài tách, cẩm xe, cẩm liên, dầu trà ben, dầu lông…Phân bố nhiều ở Tây Nguyên và Đông Nam Bộ ở nước ta. Phát triển đất đỏ vàng. - Những nơi có mùa khô sâu sắc thì phát triển xavan cây dạng bụi lưa thưa. Điển hình xavan là ở Ấn Độ. Đất được hình thành ở đây là nâu đỏ hay nâu xám. - Nhìn chung trong đới này có giới động vật cũng khá phong phú và đa dạng. Có nhiều loài ăn hoa quả như khỉ, sóc; loài ăn cỏ như voi, trâu rừng, tê giác, hươu, nai, bò rừng, linh dương; có các loài ăn thịt thú dữ như hổ, báo, chó sói; có nhiều chim, bò sát và côn trùng (đặc biệt là mối). d. Đới rừng ẩm ướt thường xanh (ghilei): Phân bố chủ yếu ở miền khí hậu xích đạo. Do có chế độ nhiệt ẩm lớn và phân bố đều trong năm nên rừng ở đây rất phong phú và đa dạng nên đặc điểm cấu trúc thảm rừng ở đây là cây cao, to, nhiều tầng, tán rộng với độ che phủ > 90% nên được gọi là rừng ghilei. Trong rừng ghilei phổ biến các loài như chò, sao, vên vên, huỹnh, kiền kiền, gụ và các cây cọ dừa… Dưới rừng phát triển đất feralit vàng đỏ điển hình. Động vật rất giàu các loài thuộc bộ linh trưởng như vượn, khỉ, đười ươi, voọc; Các loài móng vuốc lớn như tê giác, trâu rừng, các loài thú dữ như hổ, báo; nhiều loài chim quý đẹp như ở rừng nhiệt đới ẩm thường xanh. 2.5. TÌNH HÌNH DÂN CƯ, BẢN ĐỒ CHÍNH TRỊ VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TỰ NHIÊN 2.5.1. Sơ lược về tình hình dân cư và bản đồ chính trị: a. Về tình hình dân cư: - Dân cư: Trên lục địa Á - Âu hiện nay (2002) có khoảng 4,52 tỉ người trong đó Châu Á có 3,548 tỉ, Châu Âu có 704 triệu người với mật độ trung bình trên cả lục địa là 78 người/ km2, nhưng phân bố không đều, tập trung chủ yếu là ở phía Đông, Đông Nam và Nam Á, Châu Âu. Cụ thể ở Bănglađet có mật độ đạt 800 người/ km 2, Nhật Bản 300 người/km2, đặc biệt tập trung đông nhất là ở Mônacô: 16.500 người/km2, Xingapo: 6000 người/km2. Trong lúc đó ở các nước Trung Á, Nội Á, Arập Xêut, Xibêri (Nga) thì có mật độ rất thưa thớt (chưa đến 10 người/km2). - Thành phần dân tộc có 3 đại chủng tộc: + Đại chủng tộc Môngôlôid: Gồm phần lớn dân cư sống ở Đông Á, Đông Nam Á và một số ít ở Nam Âu. Đặc điểm chung của chủng tộc này là có tóc đen, thẳng và.

<span class='text_page_counter'>(41)</span> hơi cứng, da màu vàng hung, mũi hơi thấp. Tổ tiên của người Môngôlôid có lẽ là những cư dân cổ sống ở vùng Nam Xibêri và Mông Cổ (từ chữ Môngôl có nghĩa là Mông Cổ. Trên lục địa Á - Âu Môngôlôid chia thành hai nhóm khác nhau: • Nhóm Bắc: Gồm cư dân các vùng Xibêri, Bắc Nội Á, Mông Cổ, Bắc Trung Quốc, Mãn Châu Lý, Nhật Bản. Đặc điểm chung của họ là người cao, lớn, da màu vàng trắng. • Nhóm Nam: Bao gồm cư dân Nam Trung Quốc, Đông Nam Á. Đặc điểm có màu da vàng xẩm, cánh mũi rộng, môi dày, tóc làn sóng, hàm hơi vễu. + Đại chủng tộc Eurôpeôid: Gồm cư dân sống ở Châu Âu và Tây Nam Á, Bắc Ấn Độ, Trung Á và Nội Á. Đặc điểm chung có lớp lông phủ trên mình phát triển, tóc làn sóng hoặc phẳng, màu vàng hung và hơi mềm. Da từ màu sáng đến nhạt, tầm vóc trung bình, mũi thẳng và nếp gấp trên mũi ít phát triển, chia làm hai nhánh: • Nhánh Nam: Gọi là nhánh Ấn Độ - Địa Trung Hải, có đặc điểm màu da tối hơn, tóc và mắt đen hơn, đầu dài, tầm vóc trung bình. • Nhánh Bắc: Gọi là nhánh Bantich - Đại Tây Dương. Đặc điểm tóc và mắt màu sáng, vóc người cao, đầu dài, lông phát triển trên mặt và trên cơ thể. + Đại chủng tộc Australôid: Phân bố Nam Ấn Độ, Xrilanca, một số rải rác ở Malaixia và Inđônêxia. b. Về tình hình chính trị: Lục địa Á - Âu là một trong những địa bàn rộng lớn sinh sản ra loài người đầu tiên trên thế giới và hiện nay là nơi tập trung gần ¾ dân số của Trái đất. Một khối lượng to lớn về sức lao động và trí tuệ của nhân loại và có vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của xã hội loài người. Cũng do vậy mà lục địa Á - Âu là nơi phát sinh ra các nền văn minh lớn nhất của thế giới. Ở các trung tâm văn minh đó lần lượt hình thành và phát triển các chế độ xã hội khác nhau từ chiếm hữu nô lệ, phong kiến đến tư bản chủ nghĩa và ngày nay sau 1917 ra đời chế độ XHCN. Hiện nay trên lục địa Á - Âu có 90 quốc gia (châu Á có 47, châu Âu có 43) trong đó có các quốc gia rất rộng lớn như Liên Bang Nga (17.075.200 km2), Trung Quốc 9.632.790 km2, Ấn Độ (3.287.263 km2) nhưng cũng có những quốc gia bé nhất thế giới như Vatican (0,44 km2), Mônacô (1,95 km 2 với 33.700 dân), Xanmarinô (61 km2 với 26.200 dân). 2.5.2. Tình hình sử dụng tự nhiên:.

<span class='text_page_counter'>(42)</span> a. Các trung tâm cây trồng: Do phát triển nền văn minh sớm nên trên lục địa Á - Âu hình thành các trung tâm phát triển cây trồng sớm, có 6 trong 10 trung tâm phát triển cây trồng của thế giới: 1. Địa Trung Hải: Là quê hương của lúa mì cứng, yến mạch Địa Trung Hải, đậu Hà Lan, bạc hà, nguyệt quế, ô liu, tỏi tây, hành tây, nho. Ngoài ra còn có men bia. 2. Tiểu Á: Quê hương của nhiều loài lúa mì, một số cây tinh dầu như hồi hương, thuốc phiện. Đặc biệt ở đây có các cây ăn quả nổi tiếng như lê, anh đào, nho, hạnh nhân, mận, hồng lựu. 3. Trung Á: Có nhiều cây lúa mì bản địa, đậu xanh, một số cây ăn quả như lê táo hạnh nhân, nho. 4. Ấn Độ: Ở đây tạo nên nhiều làng cây nhiệt đới giàu có. Đây còn là quê hương của các loài cây: củ cải, đậu ván, đậu đũa; Các loại rau nhiệt đới: cà tím, mướp tàu, bầu bí, dưa chuột; Đay, hồ tiêu, quế, cam, chanh, quýt. 5. Đông Nam Á: Quê hương của các loài cây ăn quả nhiệt đới điển hình như chuối, mít, bưởi, sầu riêng, măng cụt, dừa và các loài cây ăn củ. 6. Trung Quốc: Trung tâm nông nghiệp cỡ lớn nhất thế giới và có nhiều loài cây trồng phong phú bao gồm cả cây nhiệt đới, á nhiệt đới và ôn đới. b. Bài học kinh nghiệm: Quá trình lịch sử khai thác tự nhiên, con người đã tìm ra các biện pháp sử dụng hợp lý tự nhiên và để lại những bài học rất quý báu về: - Làm ruộng bậc thang để chống xói mòn. - Xây dựng các hệ thống kênh mương dẫn nước chống hạn. Đắp các đê đập ngăn lũ, ngăn mặn. - Chọn giống, lai tạo giống, thâm canh. c. Tuy nhiên, đến nay nhiều nơi vẫn có tình trạng khai thác bất hợp lý theo hình thức du canh du cư, thiếu chăm sóc bảo vệ dẫn đến làm cạn kiệt tài nguyên và thậm chí nhiều nơi bị hoang mạc hoá. Do đó cần có các hệ thống giải pháp bảo vệ, đặc biệt là bảo vệ thảm rừng nhiệt đới ẩm..

<span class='text_page_counter'>(43)</span> PHẦN III. LỤC ĐỊA BẮC MỸ Chương 1. ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH TỰ NHIÊN. 1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, GIỚI HẠN, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC CỦA LỤC ĐỊA 1.1.1. Vị trí địa lý và giới hạn a. Vị trí địa lý: Bắc Mỹ là lục địa lớn thứ ba sau lục địa Á - Âu và Phi, nằm ở phía Bắc của bán cầu Tây, kéo dài từ vùng cực Bắc đến vùng xích đạo. Điểm cực Bắc của lục địa là mũi Murchixơn trên bán đảo Butia, ở 71 059’VB. Điểm cực Nam là mũi Mariantô trên eo đất Trung Mỹ ở 7012’VB. Như vậy từ Bắc xuống Nam lục địa kéo dài trên 65 vĩ tuyến, khoảng 7200 km. Điểm cực Đông là mũi Xanh Saclơ trên 55040’ KT. Điểm cực Tây là mũi Prinxơ trên 168040’ KT. Như vậy, từ Tây sang Đông kéo dài khoảng 113 kinh tuyến rộng 6200 km. b. Giới hạn: Bắc Mỹ tách biệt với Nam Mỹ qua kênh đào Panama (đào từ cuối thế kỉ XIX đến 1914 thì hoàn thành) rộng 48 km. Phía Bắc của Bắc Mỹ tiếp giáp với Bắc Băng Dương có đường bờ chia cắt khá mạnh với vịnh Hơđxơn lớn và quan trọng nhất đối với Canada. Phía Đông lục địa tiếp giáp với Đại Tây Dương. Đại dương này có vai trò rất lớn đối với các hoạt động kinh tế cũng như các điều kiện tự nhiên của Bắc Mỹ. Phía Đông Nam lục địa tiếp giáp với vịnh Mêhicô và biển Caribê. Hai bán đảo Floriđa và Yucatan cùng với đảo Cuba ngăn vịnh Mêhicô và biển Caribê làm cho vịnh này tựa như một biển nội địa. Trong vùng biển Caribê có nhiều đảo và quần đảo phân bố trên vùng rộng lớn tương tự như vùng biển Đông Nam Á (có dạng uốn cong lồi về phía Đông và lõm về phía Tây). Phía Tây của Bắc Mỹ tiếp giáp với Thái Bình Dương. Đường bờ biển ở đây nhìn chung là thẳng, chỉ có đoạn Tây Bắc bị chia cắt tương đối mạnh với nhiều vịnh biển,.

<span class='text_page_counter'>(44)</span> bán đảo và đảo nhỏ. Còn đoạn Tây Nam có bán đảo Califoocnia kéo dài với vịnh Califoocnia ăn sâu vào lục địa theo hướng á kinh tuyến. Phía Tây Bắc, đất Alaxca kéo dài ra tựa như một bán đảo lớn nằm đối diện với Đông Bắc Á qua eo biển Berinh. Theo tài liệu địa chất thì eo Berinh mới hình thành vào cuối Tân sinh. 1.1.2. Hình dạng và kích thước lục địa: a. Hình dạng: Nhìn chung lục địa Bắc Mỹ mở rộng phía Bắc và thu hẹp phía Nam. Lục địa có dạng hình khối rõ nét nhất là các phần nằm trên các vĩ độ ôn đới và á nhiệt đới. b. Diện tích: Với giới hạn trên thì diện tích lục địa Bắc Mỹ là 20.360.000 km2, đứng thứ ba sau lục địa Á - Âu và Phi. Nếu tính thêm các đảo thì có 24.280.000 km2, trong các đảo chỉ tính riêng đảo Grơnlen có 2.176.000 km2 (đảo lớn nhất thế giới). 1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH LỤC ĐỊA 1.2.1.Thời tiền Cambri: Vào thời kì này trên lục địa Bắc Mỹ hiện nay đã xuất hiện một lục địa khá rộng, đó là nền Bắc Mỹ (chiếm gần một nửa diện tích lục địa Bắc Mỹ hiện tại). Bao quanh nền Bắc Mỹ là vòng đai các địa máng. Trong các địa máng được bồi trầm tích rất dày và về sau là địa bàn cho sự phát triển các vùng núi của lục địa. Đó là các địa máng Coocđillerơ ở phía Tây và địa máng Apalat ở phía Đông. 1.2.2. Đại Cổ sinh: - Từ Cambri đến đầu Silua: Các khu vực phía Bắc, phía Nam khiên Canada bị lún xuống biển ngập và tiếp tục được bồi lắng trầm tích. - Đến cuối kỉ Silua, trong các địa máng bắt đầu chịu ảnh hưởng của chu kì tạo núi của Calêđôni tạo nên dãy Apalat, và liên quan với vận động này một số khu vực quanh nền vẫn bị sụp lún và lắng đọng trầm tích. - Đến kỉ Cácbon bắt đầu chu kì tạo núi Hexnini hoàn thiện dãy Apalat. - Cuối đại Cổ sinh lục địa Bắc Mỹ nối liền với lục địa Á - Âu. 1.2.3. Đại Trung và Tân sinh: - Vào đầu kỉ Triat do ảnh hưởng của vận động kiến tạo mới, phần Bắc Đại Tây Dương bị sụp đổ tách Bắc Mỹ ra khỏi Châu Âu và hình thành phần Bắc của đại dương này..

<span class='text_page_counter'>(45)</span> - Từ cuối Triat cho đến đầu Paleôgen là thời chuyển động tạo núi mạnh mẽ trong địa máng Coocđillerơ. Trong giai đoạn uốn nếp này có hiện tượng xâm nhập và phun trào macma mạnh mẽ tạo nên địa hình núi lửa cao nguyên Côlumbia. - Từ cuối Palêôgen và tiếp cho đến đầu Đệ Tứ là một thời kì tạo núi mới thuộc chu kì tạo núi Anpơ - Hymalaya trong địa máng Coocđillerơ, tạo thành các đảo núi ven bờ Thái Bình Dương từ Aleut qua bán đảo Alaxca đến Califoocnia. Như vậy, vào gần cuối Tân sinh chuyển động nâng lên và hạ xuống xuất hiện mạnh mẽ trên toàn lục địa. + Phía Tây: Trong dãy Coocđillerơ và vùng Trung Mỹ các vận động nâng lên kèm theo đứt gãy vào Neôgen trở đi. Núi lửa hoạt động mạnh trên các vùng Côlumbia, bồn địa lớn, cao nguyên Mêhicô. + Phía Đông: Do ảnh hưởng vận động tân kiến tạo nhiều vùng được nâng cao thêm như Apalat. Bên cạnh đó, vùng duyên hải ven bờ Đại Tây Dương bị lún xuống mạnh. - Đến Đệ Tứ sự phát triển của băng hà tràn sâu xuống lục địa. Vào khoảng cuối Neôgen do bị hoá lạnh kết hợp với nhiều khu vực địa hình được nâng lên cao, băng hà dần dần xuất hiện bao phủ nhiều khu vực rộng lớn đến vĩ tuyến 380VB (chiếm khoảng 16,5 triệu km 2). Tóm lại trong quá trình phát triển của lục địa Bắc Mỹ, nền Bắc Mỹ được xem là hạt nhân, là nền móng đầu tiên của lục địa và từ cái nhân đó qua các chu kì tạo núi Cổ sinh, Trung sinh và Tân sinh các kiến trúc uốn nếp dần dần xuất hiện bao quanh lấy nền cổ và lục địa dần dần mở rộng như ngày nay..

<span class='text_page_counter'>(46)</span> Chương 2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CHUNG. 2.1. ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN 2.1.1. Đặc điểm địa hình Về cấu tạo hình thái địa hình toàn bộ Bắc Mỹ có thể chia ra ba phần rõ rệt phân bố dọc theo kinh tuyến. a. Miền núi Coocđiller phía Tây: Đây là một trong những hệ thống núi lớn của thế giới chạy dài dọc theo bờ Đông của Thái Bình Dương (dài 9000 km). Hệ thống núi này được hình thành từ thời kì tạo núi Trung - Tân sinh và đến cuối Tân sinh được nâng lên mạnh nên có độ cao trung bình 3000 - 4000 m. Từ Tây sang Đông có thể phân bố 4 đới: - Mạch Coocđiller duyên hải: Gồm địa hình đồi và núi thấp chạy dọc theo bờ Thái Bình Dương. Dãy núi này hình thành vào chu kì tạo núi Anpơ - Hymalaya. Nó được ngăn cách với các dãy núi phía Đông bởi các thung lũng hẹp hoặc vịnh kéo dài, nổi bật là thung lũng Xacramentô và vịnh Califoocnia. - Mạch Coocđiller Nevađa: Là mạch cao nhất của toàn bộ hệ thống với độ cao trung bình đạt trên 3000 m, trong đó có núi Mackili cao 6194 m. Mạch này bao gồm các dãy núi chính như dãy Alaxca, dãy ven bờ, dãy Caxcađes, dãy Sierra - Nevađa và Sierra - Madre Tây. Các dãy núi có sườn dốc, bị chia cắt mạnh, nhất là sườn phía Tây. Trong nhiều dãy còn có núi lửa hoạt động mạnh. Trên một số đỉnh cao các dãy phía Bắc có băng hà phủ. - Các cao nguyên giữa núi: Tạo thành một chuỗi nằm kẹp giữa hai mạch núi cao là Sierra - Nevađa ở phía Tây và Coocđiller Larami - Roocky ở phía Đông. Các cao nguyên được hình thành từ cuối Cổ sinh, có độ cao trung bình từ 700 - 1500 m. Bề mặt của các cao nguyên bị một số sông chia cắt thành những Canhon (hẽm vực) sâu. Đáng chú ý là sông Calôrađô trên cao nguyên có hẽm sâu tới 1700 m dài 350 km. - Mạch núi Coocđiller Larami - Roocky: Gồm các dãy núi nằm phía Đông. Mạch núi này nằm sâu trong nội địa có độ cao trung bình thấp hơn và hoạt động núi lửa cũng thấp hơn mạch Nevađa. Nổi bật nhất ở đây là có suối phun nóng ở công viên.

<span class='text_page_counter'>(47)</span> quốc gia Yellowstone (ở Tây Bắc bang Vaiôming). Đây là một trong những cảnh đẹp và rất hấp dẫn khách du lịch. b. Miền núi Apalat ở phía Đông lục địa: Hệ thống núi này kéo dài theo hướng Đông Bắc - Tây Nam dài trên 2600 km. Miền được hình thành trên cơ sở tạo núi uốn nếp Cổ sinh. Về cấu tạo có thể phân biệt hai bộ phận khác nhau: Bắc Apalat và Nam Apalat. Hai bộ phận này phân cách nhau bởi một thung lũng kiến tạo (thung lũng Hơđxơn) nối từ cảng Newooc đến cửa vịnh Xanhlôrăng (Lapreltia). Phần phía Bắc bị san bằng mạnh, cao trung bình 400 - 500 m; còn phía Nam được nâng lên mạnh hơn, cao trung bình khoảng 1000 - 1500 m. c. Các sơn nguyên và đồng bằng: Miền được hình thành chủ yếu trên vùng nền cổ và được kẹp giữa vào hai vùng núi nói trên. Toàn miền chịu quá trình san bằng lâu dài và nâng lên yếu nên có bề mặt tương đối bằng phẳng. Phần lớn đồng bằng và sơn nguyên chịu ảnh hưởng của băng hà Đệ Tứ nên ngày nay để lại nhiều dạng địa hình có nguồn gốc băng hà như các gò đồi, các thung lũng, các đồng bằng, các hồ. Dựa vào cấu trúc địa chất và đặc điểm địa hình từ Bắc xuống Nam có thể chia ra các đơn vị sau: - Các sơn nguyên cao thuộc quần đảo Bắc Cực Canađa và đảo Grơnlen. Đây là bộ phận nền cổ được nâng cao mạnh nhất và ngày nay đại bộ phận bị băng hà phủ. - Bình sơn nguyên Laurenxia hay đồng bằng Canađa kéo dài từ hồ Gấu Lớn đến Bắc Ngũ Hồ và vịnh Laprentia (Xanhlôrăng). - Đồng bằng lớn hay là miền cao nguyên trước núi nằm ở phía Đông dãy Coocđiller Larami - Roocky, kéo dài từ hồ Nô lệ đến thung lũng sông Riô Grăngđơ. - Đồng bằng trung tâm ở phía Đông đồng bằng lớn, kéo dài từ phía Nam hồ Lớn đến phía Nam đồng bằng thấp ven vịnh Mêhicô. - Đồng bằng duyên hải ven Đại Tây Dương đến vịnh Mêhicô. Đây là đồng bằng thấp và bằng phẳng nhất hình thành do bồi tụ của sông và biển. 2.1.2. Khoáng sản Bắc Mỹ là lục đại có nguồn gốc khoáng sản phong phú, trong đó các loại giàu nhất là than đá, giàu mỏ, sắt, đồng, chì và vàng, bạc. Sự phân bố các mỏ khoáng sản có liên quan đến cấu trúc địa chất và các quá trình kiến tạo. a. Vùng nền tiền Cambri: Có nhiều khoáng sản quan trọng, tập trung nhiều nhất là sắt, niken, đồng, vàng, bạc, chì, kẽm, than đá, dầu mỏ và khí đốt. Sắt có nhiều ở.

<span class='text_page_counter'>(48)</span> Canađa (sắt trầm tích tuổi tiền Cambri); Các mỏ đồng, niken, vàng, bạc tập trung nhiều ở vùng hồ Lớn (Hoa Kì); Titan, ni ken và kẽm cũng có nhiều ở Canađa. Than đá, dầu mỏ và khí đốt tập trung trong các vùng nền bị phủ trầm tích và các đồng bằng. Các mỏ chì, kẽm và bari lớn đều có liên quan với xâm nhập macma. b. Đới uốn nếp Cổ sinh: Tài nguyên khoáng sản quan trọng nhất trong đới này là than đá có tuổi Cácbon, tập trung ở núi Apalat. Ngoài ra ở dãy Apalat thuộc Canađa có mỏ amiăng thuộc loại lớn nhất thế giới. c. Đới uốn nếp Trung và Tân sinh: Bao gồm miền núi Coocđiller và vùng Trung Mỹ. Trong đới này có nguồn khoáng sản rất phong phú, giàu nhất là quặng đồng, chì, kẽm, vàng. Ngoài ra còn có uran, thuỷ ngân, vonphram, môlippđen. Trên các đảo thuộc Ăngti Lớn có nhiều mỏ bôxit, niken, côban với trữ lượng đáng kể. 2.2. KHÍ HẬU 2.2.1. Các điều kiện hình thành khí hậu a. Các điều kiện địa lý * Vị trí địa lý: Lục địa Bắc Mỹ kéo dài từ vùng cực cho tới xích đạo nên có tổng lượng bức xạ giảm dần từ Nam lên Bắc. Tổng lượng bức xạ từ 160 Kcal/cm 2/năm ở phía Nam đến 50 Kcal/cm2/năm ở các vĩ độ gần vòng cực. Cán cân bức xạ ở phía Nam đạt 80 Kcal/cm 2/năm đến vĩ độ 40 0B còn 50 Kcal/cm2/năm và 10 Kcal/cm2/năm ở các vĩ độ gần cực. * Hình dạng lục địa: Dạng lục địa hình khối cũng có ảnh hưởng sâu sắc đến tính chất của khí hậu. Các vùng ở sâu trong lục địa mùa hạ nóng, mùa đông lạnh, trái lại các vùng ven biển mát và ấm hơn. Sự phân hoá nhiệt độ hai mùa khá rõ nên mùa đông hình thành áp cao Bắc Mỹ ở Tây Bắc Hoa Kì, còn mùa hạ được thay thế bằng một trung tâm áp thấp ở Tây Nam Hoa Kì hình thành hoàn lưu theo mùa ở Bắc Mỹ. * Địa hình: Cấu trúc địa hình cũng có vai trò rất quan trọng trong hình thành khí hậu Bắc Mỹ: - Sự sắp xếp cấu trúc địa hình theo hướng Bắc - Nam có ảnh hưởng mạnh đến khí hậu. + Do có miền đồng bằng rộng lớn nhất ở trung tâm và các khối khí lạnh phía Bắc tràn về sâu xuống tận vịnh Mêhicô..

<span class='text_page_counter'>(49)</span> + Các mạch núi chạy theo hướng Bắc - Nam lại có tác dụng chắn sự di chuyển của các khối khí hướng Đông - Tây hoặc Tây - Đông. Do tác động này mà các sườn Tây Coocđiller có mưa nhiều do đón gió từ hướng Tây vào, trái lại sườn Đông và các miền cao nguyên nôi địa ít mưa. Còn núi Apalat thì ở sườn Đông cho mưa nhiều còn ở sườn Tây cho mưa ít. - Địa hình núi cao tạo sự phân bố nhiệt ẩm thay đổi từ thấp lên cao. * Các dòng biển nóng, lạnh chảy dọc bờ Bắc Mỹ: Cũng ảnh hưởng đến điều kiện khí hậu của các miền ven bờ biển. - Dòng biển nóng Bắc Thái Bình Dương hay gọi là dòng biển Alaxca ảnh hưởng đến bờ Tây Bắc của Bắc Mỹ làm cho các vùng này vào mùa đông không bị đóng băng. - Dòng biển lạnh Califoocnia chảy về phía Nam từ 400VB đến Mêhicô làm cho nhiệt độ các vùng duyên hải lạnh hơn vùng nội địa và cho mưa cũng rất ít. - Dọc bờ phía Đông có dòng biển Gơntrim (Bắc Đại Tây Dương) từ phía Nam lên ở phía ngoài và dòng Labrađo từ phía Bắc chảy xuống ở phía trong đã có ảnh hưởng mạnh đến khí hậu Đông Bắc Bắc Mỹ. Dòng Labrađo mang theo các khối nước lạnh từ Bắc xuống và càng xuống vĩ độ thấp càng áp sát vào bờ nên ảnh hưởng rất mạnh, làm cho nhiệt độ các vùng ven biển hạ thấp xuống nhiều hơn vùng nội địa có cùng vĩ độ. Hai dòng biển này chảy gần nhau nên gây ra hiện tượng sương mù dày đặc ở dọc bờ Đông Bắc Bắc Mỹ. b. Hoàn lưu khí quyển: *Mùa đông: - Lục địa bị hoá lạnh mạnh nên hình thành áp cao. Trung tâm áp cao nằm ở phía Tây Bắc Hoa Kì với khí áp lên đến 1024 mb, nối liền với áp cao Haoai ở Bắc Thái Bình Dương và áp cao Axo ở Bắc Đại Tây Dương. - Cũng trong mùa này trên các vĩ độ ôn đới của Bắc Thái Bình Dương và Đại Tây Dương tồn tại các áp thấp Aleut (Bắc Thái Bình Dương) và Aixơlen (Bắc Đại Tây Dương). - Do hình thành các trung tâm khí áp như vậy mà trên lục địa Bắc Mỹ: + Từ 350VB trở lên nằm trong đới hoạt động của gió tây. Ở bờ Tây, gió từ biển thổi vào chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng, khi vào tới lục địa lại gặp các sườn núi cao đón gió nên cho mưa nhiều. Gió tây, sau khi vượt các đèo thấp qua thung lũng.

<span class='text_page_counter'>(50)</span> đến phía Đông thì lại biến tính và trở nên khô khan hơn, nhưng khi qua đến Ngũ Hồ thì tiếp nhận được hơi nước từ Ngũ Hồ nên làm cho các miền phía Đông Ngũ Hồ có độ ẩm tăng lên. Riêng trên bán đảo Alaxca gió có thành phần Đông di chuyển từ áp cao Canada sang, áp thấp Aleut mang theo không khí cực đới khô lạnh. + Phía Nam lục địa từ vĩ tuyến 35 0B trở xuống chịu ảnh hưởng của gió tín phong từ dải áp cao thổi về hạ áp xích đạo. Các vùng chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch có thời tiết khô, trong sáng và không có mưa. Riêng các khu vực phía Đông Trung Mỹ, do gió tín phong thường đi qua biển Caribê và vịnh Mêhicô nên gây ra ẩm và cho mưa. + Vùng duyên hải Tây Nam Hoa Kì và Mêhicô có chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh Califoocnia nên có thời tiết khô lạnh. * Mùa hạ: - Bề mặt lục địa bị sưởi ấm và dần dần hình thành vùng áp thấp với trung tâm nằm ở Tây Nam Hoa Kì (bồn địa Lớn). Trong khi đó trên Thái Bình Dương, áp cao Haoai bành trướng và dịch lên phía Bắc, còn áp thấp Aleut bị thu hẹp gần như bị triệt tiêu. Trên Đại Tây Dương, áp cao Axo cũng bành trướng và dịch lên phía Bắc khống chế Đông Nam Hoa Kì. Đồng thời trong thời gian này tạo nên một dải áp thấp từ Aixơlen qua Canada đến Alaxca. Do tác động của các trung tâm khí áp nói trên mà trong mùa này: + Gió tây tuy vẫn tồn tại nhưng dịch lên phía Bắc và nằm trong khoảng vĩ tuyến 50 - 650B. Trong đới hoạt động của gió tây, thời tiết thường ẩm và cho mưa. Ở các vĩ tuyến cực Bắc chịu tác động của gió Đông cực nên khô lạnh. + Miền duyên hải Tây Nam (khoảng 45 0VB trở xuống) chịu ảnh hưởng của áp cao Haoai nên có gió Tây hoặc Tây Bắc làm cho không khí có tính chất nóng và khô. Ven biển chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh nên mát và ẩm hơn. + Phần phía Đông lục địa về mùa hạ có gió Nam và Đông Nam từ rìa phía Tây áp cao Axo thổi vào tạo nên gió mùa mùa hạ. Do từ biển thổi vào nên thời tiết nóng ẩm và cho mưa nhiều. Miền Đông Nam, đặc biệt là sườn núi Đông Nam và Đông của Apalat có mưa nhiều nhất. Càng đi vào lục địa mưa càng giảm. + Vùng Trung Mỹ vào mùa này vẫn chịu ảnh hưởng của gió tín phong, nhưng nhờ được đi qua biển rộng lớn nên vào đất liền thì cho mưa ẩm. Các miền này và Nam Hoa Kì thường có bão và áp thấp nhiệt đới..

<span class='text_page_counter'>(51)</span> 2.2.2. Đặc điểm các đới khí hậu: Đi từ Bắc xuống Nam chia ra các đới khí hậu. 1. Đới khí hậu cực: Bao gồm phần Bắc đất Alaxca, quần đảo Bắc Canada và đảo Grơnlen. Quanh năm thống trị khối khí cực giá buốt. Mùa đông rất lạnh với nhiệt độ trung bình tháng I từ -35 đến -400C còn về mùa hạ nhiệt độ trung bình tháng VII thấp hơn hoặc bằng 00C, quanh năm có mây mù dày đặc. 2. Đới khí hậu á cực: Tạo thành một dải bao gồm đất Alaxca, Bắc lãnh thổ Canada và duyên hải phía Nam đảo Grơnlen, có thể chia làm 2 kiểu khí hậu: Kiểu khí hậu lục địa và kiểu khí hậu đại dương. Kiểu lục địa có thể có chế độ thời tiết khắc nghiệt, nhiệt độ trung bình tháng I xuống đến -300C. Kiểu khí hậu đại dương có nhiệt độ trung bình tháng I khoảng -200C. Trong tháng VII toàn đới có khí hậu thay đổi từ 5 100C. Lượng mưa trung bình năm không đáng kể, lớp tuyết phủ mùa đông mỏng băng kết vĩnh cửu phát triển rộng. 3. Đới khí hậu ôn đới: Chiếm một dải rộng nhất từ 40 - 450VB đến 60 - 650VB, có thể chia làm 4 kiểu khí hậu: - Kiểu khí hậu đại dương bờ Tây: Từ duyên hải phía Tây Canada và Nam Alaxca. Ở đây, quanh năm chịu ảnh hưởng của dòng biển nóng và gió Tây thổi vào nên có khí hậu nhìn chung là điều hoà. Về mùa đông, thời tiết ấm và ẩm ướt nhưng không ổn định, nhiệt độ trung bình tháng I từ 0 - 40C. Về mùa hạ, thời tiết mát và ổn định hơn. Nhiệt độ trung bình tháng VII thay đổi từ 13 - 15 0C. Lượng mưa trung bình năm giao động từ 2000 - 4000 mm. - Kiểu khí hậu đại dương phía Đông: Chiếm phần lớn bán đảo Labrađo và vùng duyên hải Nam vịnh Hơđxơn. Ở đây, quanh năm chịu ảnh hưởng của gió Tây từ nội địa thổi ra, nhưng nhờ ảnh hưởng của vùng hồ lớn nên khí hậu vẫn ẩm ướt. Về mùa đông, tuyết phủ dày và nhiệt độ trung bình tháng I từ -80C đến -20 0C. Mùa hạ thì ẩm và mát, các vùng ven biển thường có sương mù dày và kéo dài. Lượng mưa trung bình năm từ 500 - 1000 mm. - Kiểu khí hậu lục địa: Chiếm toàn bộ đồng bằng lục địa cho đến chân núi Roocky. Do tính lục địa cao nên mùa đông rất lạnh kéo dài và mùa hạ tương đối nóng. Nhiệt độ trung bình tháng I từ -150C đến -20 0C, còn mùa hạ nhiệt độ trung bình tháng VII lên đến 200C..

<span class='text_page_counter'>(52)</span> - Kiểu khí hậu chuyển tiếp bao gồm các vùng núi thấp, cao nguyên thuộc Coocđiller. Do chịu ảnh hưởng của gió Tây từ Thái Bình Dương vào nên có độ ẩm vừa phải và biên độ nhiệt năm không lớn như kiểu lục địa. 4. Đới khí hậu á nhiệt đới: Chiếm một dải rộng nằm ở phía Nam ôn đới với ranh giới phía Nam từ bắc bán đảo Califoocnia qua bắc Mêhicô đến phần bán đảo Florida, có thể chia làm 4 kiểu khí hậu: - Kiểu khí hậu Địa Trung Hải: Chiếm vùng duyên hải phía Tây. Về mùa hè ít cho mưa thời tiết trong sáng, mát mẻ. Về mùa đông chịu ảnh hưởng của gió Tây ôn đới nên cho mưa nhiều. - Kiểu khí hậu lục địa: Phân bố ở cao nguyên bồn địa lớn. Do tính chất lục địa nên mùa đông lạnh và khô, còn mùa hạ thì nóng và oi bức. - Kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm - điều hoà: Chiếm phía Nam đồng bằng trung tâm và đồng bằng ven biển Mêhicô. Ở đây, do chịu ảnh hưởng của gió mùa Nam và Tây Nam từ biển thổi vào trong mùa hè nên thời tiết nóng, ẩm cho mưa nhiều. Ngoài ra, còn có áp thấp nhiệt đới và bão. Về mùa đông có hoạt động của khí xoáy nên cũng cho mưa. Lượng mưa trung bình năm từ 500 - 1000 mm và phân bố đều trong năm. - Kiểu khí hậu á nhiệt đới gió mùa: Bao chiếm một dải hẹp dọc duyên hải Đông Nam Hoa Kì. Về mùa hè, chịu tác động của gió Tây Nam nên nóng và ẩm ướt, cho mưa nhiều. Còn về mùa đông, chịu ảnh hưởng của gió mậu dịch Đông Bắc nên khô và hơi lạnh. Lượng mưa trung bình năm đạt 1000 - 1500 mm. 5. Đới khí hậu nhiệt đới: Chiếm toàn bộ phần Trung Mỹ (Mêhicô) và bán đảo Califoocnia, chia làm 2 kiểu khí hậu. - Kiểu khí hậu nhiệt đới khô: Bao gồm bán đảo Califoocnia. Khu vực này quanh năm chịu ảnh hưởng của gió tín phong Đông Bắc và dòng biển lạnh nên thời tiết trong năm ổn định, mát và hầu như không có mưa nhưng độ ẩm không khí lại khá cao (70 - 80%). - Kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm: Chiếm phần diện tích còn lại trong đới nhiệt đới. Ở đây, quanh năm thống trị gió tín phong Đông Bắc, nhưng nhờ gió đi qua biển nên cho ẩm và mưa nhiều, nhất là ở sườn đón gió. Lượng mưa tập trung nhiều vào mùa hè, trên các sườn đón gió lượng mưa trung bình năm có thể đạt từ 2000 - 3000 mm..

<span class='text_page_counter'>(53)</span> 6. Đới khí hậu á xích đạo: Bao chiếm các nước phía cực Nam Trung Mỹ (từ Panama trở về). Ở đây, mùa hè có gió Tây Nam nóng ẩm, mùa đông có gió mậu dịch Đông Bắc thổi vào nên nóng và cho mưa. 2.3. THUỶ VĂN 2.3.1. Mạng lưới sông ngòi a. Đặc điểm chung: - Lục địa Bắc Mỹ có hệ thống sông ngòi khá phát triển, mật độ tương đối dày, phân bố tương đối đều trên lục địa. Lớp dòng chảy trung bình năm trên toàn lục địa là 264 mm và hàng năm sông đổ ra biển 5400 km 3 nước, có nhiều sông dài trên 2000 km, đặc biệt trong đó có sông Mixixipi đứng thứ 3 thế giới (6420 km). - Sông trẻ nhất do nhiều sông mới hoàn thiện sau thời kì băng hà Đệ Tứ rút. - Về chế độ nước, đa số các sông được cung cấp nước do tuyết, băng tan và mưa, vì thế có thời kì nước lớn vào mùa xuân và mùa hạ. b. Các lưu vực chính: * Lưu vực Thái Bình Dương: Các sông chảy từ miền núi Coocđiller xuống biển. Do ảnh hưởng của địa hình, phần lớn các sông ở đây ngắn, nước chảy xiết, thung lũng sâu và có nhiều thác ghềnh. Về chế độ nước có thể phân hai kiểu: - Kiểu các sông phía Bắc từ 40 0VB trở lên: Ở đây, khí hậu ẩm ướt, mưa đều quanh năm. Mặt khác, lượng bốc hơi ít nên có lớp dòng chảy dày (thay đổi từ 200 1000 mm). Sông có nước lớn vào mùa hè và đóng băng vào mùa đông. Các sông quan trọng nhất là Yucôn (3700 km), Côlumbia (2250 km). - Kiểu các sông phía Nam từ 400VB trở xuống: Các sông chảy trong miền khí hậu khô khan hơn, đa số đều ngắn và ít nước. Sông lớn và quan trọng nhất là sông Calôrađô, chảy từ núi Roocky vượt qua cao nguyên Calôrađô và đổ vào vịnh Califoocnia, dài 2710 km. Đáng chú ý là sông chảy qua cao nguyên Calôrađô tạo thành một hệ thống Canhon (hẽm vực) sâu và điển hình nhất thế giới. Sông có vai trò rất lớn là cung cấp nước cho các thành phố và các vùng dân cư, tưới tiêu và thuỷ điện. Ở hạ lưu sông tạo thành một châu thổ rộng tới 8600 km2. * Lưu vực Bắc Băng Dương: Gồm các sông chảy phía Bắc lục địa trong các đới khí hậu ôn đới, cận cực giá lạnh. Các sông thường có nước đầy vào cuối xuân - đầu hạ do được cung cấp nước chủ yếu là tuyết - băng tan. Quan trọng là sông Mackendi (3500 km)..

<span class='text_page_counter'>(54)</span> * Lưu vực Đại Tây Dương: Là lưu vực rộng lớn nhất, có nhiều sông lớn và quan trọng nhất lục địa. Phần địa thế ở lục địa này rộng, địa hình đồng bằng và cao nguyên chiếm ưu thế, có lượng mưa hàng năm khá lớn, lượng bốc hơi không lớn nên lớp dòng chảy khá dày (400 - 600 mm). Từ Bắc xuống có các sông lớn trong lưu vực: - Sông Mixixipi: Là sông lớn và quan trọng nhất ở Bắc Mỹ. Tính từ phụ lưu dài chính (Mitxuri) sông dài 6420 km với diện tích lưu vực rộng 33 triệu km2. Sông Mixixipi lấy tên của sông chính Mixixipi bắt nguồn từ cao nguyên ở phía Tây hồ Thượng, sau đó hợp lưu với sông Mitxuri gần thành phố Xanhluit rồi tiếp nhận được nhiều phụ lưu lớn như sông Acandat và sông Red river ở hữu ngạn, sông Ôhaiô và sông Tennesi ở tả ngạn toả khắp 32 bang của Hoa Kì. Do được tiếp nước từ nhiều đới khí hậu khác nhau nên có nhiều chế độ nước khác nhau trên các lưu vực phụ. Ở phần hạ lưu, do sông tiếp thu được nguồn nước từ các phụ lưu nên Mixixipi có nhiều nước và đầy nước quanh năm, nhưng có hai thời kì nước lớn nhất vào xuân hè và vào cuối thu. Lưu lượng trung bình năm ở cửa sông là 19.800 m3/s. Lưu lượng cực đại đạt 51.000 m3/s và cực tiểu chỉ 5000 m3/s. Sông Mixixipi được nối liền với hệ thống hồ Lớn nhờ các sông và kênh đào làm cho giao thông của hệ thống rất quan trọng. Vai trò của sông còn là nguồn cung cấp nước cho các thành phố, các khu dân cư, tưới ruộng. Ngoài ra, sông còn có tiềm năng thuỷ điện rất lớn. Ở hạ lưu, sông Mixixipi tạo thành một đồng bằng châu thổ rộng đến 30.000 km2, hàng năm tiến ra biển 100 m. Hệ thống sông Mixixipi cũng hay gây lũ lụt lớn, gây thiệt hại cho sản xuất và đời sống dân cư, do đó Hoa Kì cũng rất chú ý đến việc điều tiết dòng chảy vào mùa lũ. - Sông Xanh Lôrăng (Saint Lawrence): Có thể xem như là một kênh thoát nước của hệ thống hồ Lớn ở nội địa. Sông dài 1000 km, nhưng có lòng rộng và sâu nhờ chảy qua một máng trũng kiến tạo. Ở phần hạ lưu, từ thành phố Kenbơ trở đi thung lũng biến thành một vịnh cửa sông dài tới 400 km và rộng 50 km. Sông chảy trong miền khí hậu ôn đới và được điều tiết bởi hệ thống hồ Lớn nên sông có nhiều nước và đầy quanh năm. Tuy nhiên, mực nước cao nhất vào tháng V và có bị đóng băng từ tháng XI đến tháng IV năm sau. Sông có giá trị giao thông to lớn, kể cả tàu biển cỡ lớn cũng có thể vào đến hồ Thượng..

<span class='text_page_counter'>(55)</span> 2.3.2. Các hồ: Ở Bắc Mỹ có hệ thống hồ rất phong phú. Trong số các hồ có hệ thống hồ Lớn hay gọi là Ngũ Hồ có vai trò quan trọng nhất. Bảng 5a: Hệ thống Ngũ Hồ. Thượng. Diện tích (km2) 82.098. Độ cao mặt hồ trên mực biển (m) 183. Độ sâu lớn nhất (m) 347. Misigan. 58.100. 177. 281. Huron. 59.600. 177. 228. Erie. 25.700. 174. 64. Ôntariô. 19.500. 75. 236. Tên hồ. Hồ nằm trên các độ cao khác nhau, trong đó hai hồ cuối chênh nhau đến 100 m và trên đoạn sông nối giữa hai hồ tạo thành một thác lớn - thác Niagara cao tới 47 m, đã xây dựng một nhà máy thuỷ điện với công suất 2 triệu KW. Toàn bộ Ngũ Hồ chứa một khối lượng nước ngọt 22.725 km3. Đây là hệ thống giao thông rất quan trọng của miền Đông Bắc Hoa Kì. Ngoài ra, có các hồ lớn khác vừa do ảnh hưởng kiến tạo vừa do băng hà. Bảng 5b: Hệ thống các hồ khác Tên hồ. Diện tích (km2) 30.000. Độ cao mặt hồ trên mực biển (m) 119. Độ sâu lớn nhất (m) 137. Nô Lệ Lớn. 28.600. 156. 156. Uynipêc. 24.300. 217. 28. Nicaragoa. 8.400. 37. 70 (hồ kiến tạo). Gấu Lớn. Ở cao nguyên trung tâm Hoa Kì có hồ mặn lớn (27‰ muối), hồ kiến tạo quan trọng Nicaragoa ở nước Nicaragoa (Trung Mỹ). 2.4. CÁC ĐỚI TỰ NHIÊN 2.4.1. Đặc điểm chung của hệ thực, động vật: Do sự tách rời chậm với lục địa Á - Âu cũng như sự xuất hiện của các chu kì băng hà mà thực vật lục địa Bắc Mỹ có nhiều nét giống với lục địa Á - Âu. Về sau ảnh hưởng của vận động tân kiến tạo mà Bắc Mỹ gắn với Nam Mỹ và hệ thực, động vật Bắc Mỹ cũng có những nét giống Nam Mỹ..

<span class='text_page_counter'>(56)</span> a. Về hệ thực vật: Bắc Mỹ thuộc hai miền địa lý thực vật: - Miền Hôlatic: Kéo dài từ phía Bắc đến ranh giới Mêhicô Hoa Kì có các đặc điểm sau: + Có một số loài giống lục địa Á - Âu về cây lá kim và cây lá bản như tùng rụng lá, vân sang, lãnh sam, bạch dương, dẻ, phong. + Trong các chu kì băng hà có một số loài di cư xuống phía Nam, và sau khi băng hà rút thì nhiều loài trở lại. + Phổ biến một số loài địa phương nổi tiếng như Xecvôia, cỏ Prêri. - Miền Tân nhiệt đới: Kéo dài từ ranh giới Hoa Kì - Mêhicô đến toàn bộ lãnh thổ phía Nam. Đặc biệt trong miền này là từ vĩ độ 200B xuống phía Nam lại xuất hiện nhiều loài giống lục địa Nam Mỹ như xương rồng và dứa dại. b. Về hệ động vật: Hệ động vật Bắc Mỹ thuộc hai miền địa lý động vật: - Miền địa lý phía Bắc: + Có hệ động vật trẻ và nghèo nàn. + Do ảnh hưởng của các chu kì băng hà mà một số lớn các loài đã bị tiêu diệt như voi, khủng long Bắc Mỹ. + Bắc Mỹ có một số loài giống lục địa Á - Âu như gấu trắng, tuần lộc, nai sừng dẹt, chồn đen, sóc; Có một số loài giống Nam Mỹ như báo và sư tử Nam Mỹ, lợn rừng. - Miền địa lý Tân nhiệt đới: Bao gồm Trung Mỹ với quần đảo Ăngti. Các loài động vật điển hình là bò rừng Mỹ Bizôn, sơn dương Mỹ, nhím cây, cáo lùn Mỹ, chồn thối, thằn lằn độc (có nộc độc cắn chết người). 2.4.2. Các đới tự nhiên: Đi từ Bắc xuống Nam phân hoá ra 3 vòng đai trong đó chia ra các đới tự nhiên: 1. Vòng đai lạnh: Bao gồm các vùng đảo phía Bắc lục địa có ranh giới xuống 600VB, thời tiết quanh năm lạnh. Nhiệt độ trung bình xuống đến -20 0, -45 0C. Về mùa hạ tuy có ngày liên tục nhưng tia chiếu chếch nên tổng bức xạ nhỏ hơn 20Kcal/cm2/năm. Hình thành đới cảnh quan hoang mạc cực ở phía Bắc, và phía Nam có đới đồng rêu và rừng - đồng rêu. Đất kém phát triển..

<span class='text_page_counter'>(57)</span> Động vật có gấu trắng, chó biển, cú Bắc cực (ở đới hoang mạc cực); bò Ovibox, tuần lộc, chó sói, chồn Bắc cực, ngỗng, thiên nga, gà gô trắng (ở đới đồng rêu và rừng - đồng rêu). 2. Vòng đai ôn hoà: Có ranh giới phía Nam từ Bắc bán đảo Califoocnia vắt qua Đông Mêhicô trên chí tuyến Bắc, chia ra các đới: a. Đới rừng lá kim: Phát triển trong điều kiện ôn đới lạnh lục địa nhưng thừa ẩm, phân bố chủ yếu ở phần Nam lãnh thổ Canada. Các loài phổ biến ở đây là bách đen, bách trắng, tùng nhựa, tùng rụng lá Châu Mỹ và thông. Thông thường mọc trên các đất cao thoát nước tốt hoặc nơi đất cát cằn cỗi. Hiện nay, ở Bắc Mỹ rừng lá kim còn được che phủ rất rộng, cây cao. Trong rừng lá kim đầm lầy phát triển. Đặc biệt trong rừng lá kim có cây thông “Xecvôia” cao đến 100m, đường kính 4 - 5 m (hiện nay chỉ tồn tại trong các công viên và vườn cấm quốc gia). Đất phát triển trong đới rừng lá kim là đất pôtzôn và đất đầm lầy. Giới động vật rừng lá kim khá phong phú, thường gặp bò rừng Bizôn rất lớn. Ngày nay, bò rừng Bizôn chỉ còn trong các vườn bách thú hoặc trong các vườn cấm quốc gia; Khắp nơi gặp nai, hươu, rái cá, chồn, linh miêu, gấu nâu, hải li, nhím, cầy; Nhiều loài chim ăn vỏ cây như sóc, thỏ. b. Đới rừng hỗn hợp và rừng lá rộng: Ở Bắc Mỹ phát triển nhiều ở phía Đông lục địa trong điều kiện khí hậu ôn đới ấm, dịu. Trong rừng mọc nhiều cây hỗn hợp lá rộng như thuỳ dương vàng (gỗ màu vàng và cứng), phong, đường tần bì đen, dẻ rừng, cây đoạn, xen với các cây lá kim phía Nam, trong đới rừng lá rộng có nhiều dẻ và sồi Châu Mỹ. Đất thống trị là đất pôtzôn - cỏ (dưới rừng hỗn hợp) và đất nâu rừng (dưới rừng lá rộng). Còn trong rừng hỗn hợp á nhiệt đới phía Nam có đất đỏ hay vàng. Giới động vật rừng hỗn hợp và lá rộng khá phong phú, bao gồm các loài rừng lá kim và rừng á nhiệt đới. Ở phía Nam các loài á nhiệt đới như cá sấu Bắc Mỹ dài tới 5m, rùa Caiman, ếch trâu có thân dài 20 cm. c. Đới thảo nguyên - rừng thảo nguyên: - Á đới thảo nguyên - rừng: Về thành phần rừng có các loài dương liễu, thuỳ dương và thành phần cỏ có cỏ hoà thảo, cỏ tạp. Đất hình thành dưới đới rừng này là đất rừng xám..

<span class='text_page_counter'>(58)</span> - Đới thảo nguyên (đồng cỏ Prêri): Là một kiểu cảnh quan khá độc đáo nằm giữa đới rừng thảo nguyên và đới rừng lá rộng phía Đông. - Đất Secnôzôn (đất đen ôn đới), nhưng nghèo mùn hơn đất Secnôzôn ở lục địa Á - Âu. - Giới động vật bao gồm các loài ăn cỏ ăn thịt và gậm nhấm. Loài tập trung thành đàn lớn là bò Bizôn (cũng giống bò Bizôn ở rừng lá kim nhưng kích thước nhỏ hơn, chạy nhanh hơn ngựa); sơn dương, ngựa hoang, chó sói thảo nguyên; nhiều gậm nhấm, chuột vàng, gà đồng cỏ, kền kền… d. Đới bán hoang mạc và hoang mạc: Hình thành trong điều kiện khí hậu khô khan nhất của vòng đai. Về thực vật có xương rồng, cây bụi có gai lá cứng đất không phát triển. Các loài động vật thường gặp là tắc kè, kì nhông… e. Đới rừng cây bụi lá cứng á nhiệt đới: Đới này phân bố ở rìa Tây Nam Hoa Kì. Ở đây có cây lá kim mọc xen với cây lá rộng. Đáng chú ý là cây lá kim “Xecvôia” khổng lồ - cây cao 100m và đường kính thân có thể đạt đến 10 m, là một trong những loài lá kim lớn nhất thế giới. Đất ở đây là đất nâu gạch. Động vật cũng phong phú như phía Nam đai ôn đới. 3. Vòng đai nóng: Vòng đai này chiếm phần lãnh thổ hẹp phía Nam, chia ra các đới: a. Đới rừng nhiệt đới ẩm thường xanh: Phân bố ở Nam bán đảo Floriđa và Trung Mỹ. b. Đới rừng thưa và Xavan: Phát triển ở các phần Trung Mỹ, các đảo Ăngti lớn. c. Đới bán hoang mạc và hoang mạc: Tập trung ở Mêhicô. 2.5. SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH DÂN CƯ, BẢN ĐỒ CHÍNH TRỊ VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TỰ NHIÊN 2.5.1. Sơ lược về tình hình dân cư và bản đồ chính trị: a. Sơ lược về tình hình dân cư: * Về dân cư: Theo số liệu thông kê năm 2002 Bắc Mỹ có trên 440 triệu người với mật độ trung bình 18 người/km 2. Tuy vậy, do điều kiện tự nhiên phức tạp nên dân cư phân bố không đều: Phía Đông Bắc Hoa Kì và Đông Nam Canada là đông đúc nhất, còn phía Tây Hoa Kì (trừ vùng Lostăngiơlet) và Mêhicô khá thưa thớt. * Về thành phần dân cư: - Người bản địa là người da đỏ Inđiên và Eskimô. Tổ tiên của họ là người Môngôlôid từ Châu Á qua Bắc Mỹ cách đây 30 - 20 ngàn năm trước công nguyên..

<span class='text_page_counter'>(59)</span> - Đại bộ phận dân Bắc Mỹ hiện nay thuộc đại chủng tộc Eurôpeôid. Họ là con cháu của người Châu Âu di cư sang từ cuối thế kỉ thứ XV trở về sau. Tổ tiên của họ là người Tây Ban Nha, Pháp, Anh. - Bên cạnh người Inđiên và Eurôpeôid ở Bắc Mỹ còn có người Negrôid do bọn thực dân da trắng đưa từ Châu Phi sang làm nô lệ. Họ tập trung chủ yếu ở vùng phía Tây, Trung Mỹ và Đông Nam Hoa Kì. - Ngôn ngữ hiện nay là tiếng Anh do nước Anh sang xâm lược Bắc Mỹ đầu tiên, tiếng Tây Ban Nha (chủ yếu là Trung Mỹ), tiếng Pháp (chủ yếu một phần ở bang Quêbêc của Canada). b. Về bản đồ chính trị: - Hiện nay Bắc Mỹ có 18 quốc gia độc lập, trong đó có 3 quốc gia lớn là Canada (9.976.000 km 2 với 30,6 triệu dân), Hoa Kì (9.363.000 km2 với 274 triệu dân), Mêhicô (1.792.000 km 2 với 96 triệu dân). Từ thế kỉ thứ 18 về trước toàn bộ Bắc Mỹ là thuộc địa của Tây Ban Nha, Anh và Pháp. Từ cuối thế kỉ 18 trở đi, các cuộc chiến tranh nội bộ xảy ra nên thành lập nhiều quốc gia mới. Cụ thể, 1775 đến 1783 thành lập hợp chủng quốc Hoa Kì; 1787 có hiến pháp. Woashingtơn được bầu làm tổng thống tử 1789 - 1797; 1810 đến 1926 thành lập các nước Trung Mỹ. Đặc biệt là năm 1957 Cách mạng XHCN thành công ở nước Cuba. 2.5.2.Tình hình sử dụng tự nhiên: Sử dụng tự nhiên ở Bắc Mỹ thể hiện những nét nổi bậc sau: a. Từ thế kỉ XV trở về trước sử dụng tài nguyên Bắc Mỹ do người Inđiên và người Eskimô tiến hành, chủ yếu là hái lượm và một phần chăn nuôi trồng trọt, do đó tác động của con người vào thiên nhiên không đáng kể. b. Vào cuối thế kỉ XV và sang đầu thế kỉ XVI, người Châu Âu bắt đầu sang xâm lược Bắc Mỹ nên việc khai thác tài nguyên diễn ra mạnh mẽ. Quá trình thực dân hoá phát triển từ Đông Bắc sang Tây Nam nên nhiều tài nguyên bị khai thác mạnh, nhiều loài động thực vật quý bị khai thác triệt để, có năm giết hơn 2,5 triệu con bò Bizôn và có lúc bắn chết hàng nghìn con thú vật để lấy da. Do khai thác dã man mà đàn bò Bizôn từ hàng chục triệu con đến thế kỉ XIX chỉ còn lại mấy triệu con. Ngày nay nhiều động vật quý khác bị tuyệt chủng hay chỉ còn trong rừng cấm quốc gia..

<span class='text_page_counter'>(60)</span> c. Do phát triển nông nghiệp mạnh, hàng loạt các vùng rừng và đồng cỏ bị khai phá biến thành đất cày. Vào giữa thế kỉ thứ XVIII, bình quân diện tích rừng theo đầu người là 9,72 ha nhưng đến đầu thế kỉ XIX diện tích đó đã giảm xuống 3 lần. Việc khai phá rừng làm cho đất đai bị xói mòn và nhiều vùng đất bị nghèo kiệt. Đến nay ở Bắc Mỹ có 400 triệu ha đất bị xói mòn, trong đó 100 triệu ha biến thành đất xấu không sử dụng được nữa. d. Hiện trạng sử dụng đất: Bản đồ sử dụng đất ở Bắc Mỹ cho thấy: - Toàn bộ đới hoang mạc cực, đới đồng rêu ở Canada, Alaxca, các vùng hoang mạc á nhiệt đới chưa được sử dụng hoặc sử dụng rất ít. - Các miền thảo nguyên khô, bán hoang mạc, các miền núi chủ yếu được sử dụng dưới hình thức các đồng cỏ tự nhiên để chăn nuôi. - Gần toàn bộ đới rừng lá kim và các đới rừng khác chủ yếu được sử dụng để khai thác lâm sản và phát triển nghề rừng. - Các khu vực được khai thác để trồng trọt và chăn nuôi chủ yếu tập trung ở phần Đông Hoa Kì, phần Nam và Đông Nam Canada, Nam Mêhicô và Trung Mỹ. e. Ở đây sản xuất thể hiện tính chất tập trung và chuyên môn hoá cao. Chẳng hạn khu vực chăn nuôi lấy sữa và trồng rau ôn đới tạo thành một dải nằm ven phía Nam vùng hồ Lớn; đới lúa mì và chăn nuôi bò thịt tập trung trong thảo nguyên nội địa; vành đai ngô phát triển trong đới thảo nguyên - rừng và đới rừng lá rộng; phần Đông Nam Hoa Kì trong đới thảo nguyên cây bụi thì phát triển các cây công nghiệp ngắn ngày như bông, thuốc lá, lạc, chăn nuôi sức vật lấy thịt và sữa; vùng Trung Mỹ ngoài các cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày còn phát triển trồng trọt cây công nghiệp dài ngày như cây cao su, cà phê, cây ca cao, dừa..

<span class='text_page_counter'>(61)</span> PHẦN IV. LỤC ĐỊA NAM MỸ Chương 1. ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH TỰ NHIÊN. 1.1 . VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, GIỚI HẠN, HÌNH DẠNG, KÍCH THƯỚC LỤC ĐỊA 1.1.1. Xuất xứ tên gọi về Châu Mỹ và Châu Mỹ La Tinh Châu Mỹ (America) là phần đất nổi nằm ở bán cầu Tây bao gồm 2 lục địa: Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Châu Mỹ thường được gọi là “Tân thế giới” để phân biệt với “Cựu thế giới” bao gồm Châu Á, Châu Âu, Châu Phi ở Đông bán cầu. Nếu không tính trước đó có người bản xứ sống thì năm 1492, C. Côlôngbô lần đầu tiên từ Châu Âu vượt đại Tây Dương qua “Tân thế giới”. Qua 4 lần thám hiểm (từ 1492 đến 1502), Côlôngbô tìm ra Trung Mỹ và Bắc Mỹ, và ông gọi đây là vùng đất “Tây Ấn” tức là phía Tây Ấn Độ và ông gọi người ở đây là người Inđiên (người Ấn Độ). Sau đó ông nói những vùng đất mới tìm ra không phải là Châu Á mà là một lục địa mới chưa ai biết tới và đề nghị gọi vùng đất này là đất mới “Tân thế giới”. Sau Côlôngbô có Amerigo Vespueci tham gia vào đoàn thám hiểm tiếp theo qua Nam Mỹ và cho rằng đất mới là nơi tìm ra lục địa mới. Năm 1507 để tưởng nhớ người nhận ra đất mới (lục địa mới), một nhà địa đồ học người Pháp đề nghị đặt tên cho “đất mới” được tìm ra là đất của Amerigo, theo tiếng Trung Quốc dịch ra là Châu Mỹ. Và tên gọi Châu Mỹ xuất hiện từ đó. Các tên gọi Bắc Mỹ, Nam Mỹ xem như là những lục địa riêng biệt xuất hiện chậm hơn. Châu Mỹ La Tinh - America Latina là tên gọi để chỉ tất cả các nước phần Nam Châu Mỹ bao gồm toàn bộ Nam Mỹ và phần Trung Mỹ từ Mêhicô trở xuống. Tất cả các lãnh thổ này vào cuối thế kỉ XV đến XVI bị Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha xâm chiếm làm thuộc địa, mãi đến thế kỉ thứ XIX do kết quả của cuộc đấu tranh giành độc lập mới thành lập các quốc gia riêng biệt (trừ Braxin nói tiếng Bồ, Haiti nói tiếng Pháp), còn lại đều nói tiếng Tây Ban Nha. Tất cả các ngôn ngữ đó đều phát triển trên cơ sở tiếng Latin, vì thế mới có tên gọi chung là Châu Mỹ Latin..

<span class='text_page_counter'>(62)</span> 1.1.2. Vị trí địa lý, giới hạn, hình dạng và kích thước lục địa a. Vị trí địa lý và giới hạn - Lục địa Nam Mỹ nằm chủ yếu ở Nam bán cầu, đồng thời phần lãnh thổ rộng lớn nhất nằm trên các vĩ độ thấp. Điểm cực Bắc là mũi Galinas ở vĩ tuyến 12025’B. Điểm cực Nam là mũi Hooc (Norn, theo tiếng Anh gọi là mũi Sừng), ở vĩ tuyến 560N. Phần lục địa có diện tích rộng nhất nằm ngang vĩ tuyến 50N, rộng 5150 km. - Từ chí tuyến Nam trở về Nam phần lục địa bị thu nhỏ lại rất nhanh. Bề rộng ngang vĩ tuyến 300N không bằng một nửa chỗ rộng nhất ở trên và đến vĩ tuyến 500N chỉ còn 400 - 500 km. Như vậy phần lục địa nằm ở bán cầu Bắc không đáng kể. Nếu như ở lục địa Phi phần lãnh thổ mở rộng nhất trên các vĩ độ á xích đạo và chí tuyến thì ở Nam Mỹ phần mở rộng nhất lại nằm trong các đới xích đạo và á xích đạo. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành khí hậu cũng như cảnh quan tự nhiên trên lục địa Nam Mỹ. - Lục địa Nam Mỹ gần như tách rời với các lục địa khác, chỉ được nối với Bắc Mỹ bằng một eo biển hẹp qua Trung Mỹ, đó là eo Panama. Eo này rộng 48 km, đã được cắt đứt năm 1914 gọi là kênh đào Panama. - Bao quanh lục địa Nam Mỹ là các biển và đại dương rộng lớn. Phía Bắc lục địa tiếp giáp với biển Caribê; Phía Đông và Đông Nam lục địa tiếp giáp với Đại Tây Dương, có eo Magenlăng thông qua Thái Bình Dương; Phía Tây được bao bọc bởi Thái Bình Dương, ở đây do ảnh hưởng của dãy Ăngđơ (Anđet) chạy song song và áp sát bờ biển nên bờ biển thường cao và dốc. - Ven theo bờ lục địa Nam Mỹ có các dòng biển quan trọng. Phía Bắc có dòng biển nóng Guyan chạy dọc bờ từ Đông Nam rồi đi vào biển Caribê; Phía Đông Bắc có dòng biển Braxin chảy từ Bắc xuống còn dọc theo bờ Đông Nam có dòng biển lạnh Falkland. Dòng biển lạnh Peru chảy theo bờ Tây từ các vĩ độ ôn đới đến xích đạo, quyết định đến sự hình thành khí hậu hoang mạc Atacama. b. Hình dạng và kích thước - Nhìn chung lục địa Nam Mỹ có dạng hình khối rõ nét, tuy nhiên phần lục địa được mở rộng ở các vĩ độ thấp còn ở các vĩ độ ôn đới thì bị thu hẹp nên khó hình thành một trung tâm áp cao, áp thấp theo mùa..

<span class='text_page_counter'>(63)</span> - Diện tích của lục địa là 17,7 triệu km2 nếu tính thêm các đảo thì 17.85 triệu km 2. 1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH LỤC ĐỊA 1.2.1. Thời kì tiền Cambri: Vào thời kì này tồn tại một lục địa cổ ngày nay được gọi là nền Nam Mỹ. Nền Nam Mỹ chiếm gần toàn bộ phần phía Đông lục địa. Có 3 bộ phận nền đá kết tinh lộ ra trên mặt tạo thành 3 khiên, đó là khiên Guyan, khiên Tây Braxin và khiên Đông Braxin. Giữa các khiên là những máng nền được bồi trầm tích dày, ngày nay được hình thành các đồng bằng rộng và bằng phẳng. Máng nền Amazôn nằm giữa khiên Guyan và khiên Braxin, máng nền Paranaiba nằm giữa khiên Đông và Tây Braxin, máng nền Parana, Chaco - Pampa viền lấy phần Tây Nam khiên Braxin. 1.2.2. Đại Cổ sinh: - Vào đầu đại Cổ sinh nền Nam Mỹ coi như là một bộ phận của lục địa Gônđvana và nối liền với nền Phi. Phía Tây và Tây Bắc nền Nam Mỹ tiếp giáp với địa máng Ăngđơ (một bộ phận của địa máng Coocđllerơ kéo dài xuống). - Đến kỉ Silua máng nền Amazôn bị lún sâu xuống, biển tràn ngập và tách khiên Guyan với khiên Braxin. - Đến kỉ Đềvôn nhiều vùng rộng lớn của nền Nam Mỹ bị biển bao phủ, nhưng sang đầu kỉ Cácbon thì có hiện tượng biển rút lui mạnh. - Cuối Cổ sinh (từ Cácbon muộn đến Pecmi) chịu ảnh hưởng của chu kì kiến tạo tạo núi Hexini viền lấy rìa lục địa Gônđvana. Chuyển động uốn nếp Hexini còn xuất hiện trong địa máng Ăngđơ và chiếm dải phía Đông nằm tiếp xúc với vùng nền. 1.2.3. Đại Trung sinh: Người ta cho rằng trong suốt đại Cổ sinh lục địa Gônđvana rộng lớn tiếp tục tồn tại như một lục địa thống nhất. - Đến kỉ Triat, phần Nam Đại Tây Dương bị sụt vỡ để đến đầu kỉ Crêta nền Nam Mỹ tách khỏi nền Phi và hình thành Đại Tây Dương, và trong kỉ Triat có dung nham bazan phun trào rất mạnh bao phủ một vùng rộng lớn đến 1.200.000 km2, hình thành nên một miền đá bazan rộng nhất thế giới. - Trong suốt nguyên đại Trung sinh, vùng nền phía Đông chịu san bằng lâu dài, địa máng Ăngđơ tồn tại dưới hình thức một máng biển cực kì hoạt động mạnh. Phần phía Đông của địa máng vẫn tiếp tục sụt lún và bồi trầm tích. Sự hình thành các nếp uốn ở phần phía Tây địa máng được gọi là chu kì tạo núi Ăngđơ. 1.2.4. Đại Tân sinh:.

<span class='text_page_counter'>(64)</span> - Sang đại Tân sinh, các chuyển động tạo núi chuyển sang phần phía Đông của địa máng Ăngđơ. Các chuyển động uốn nếp, nâng lên và lún xuống xuất hiện từ giữa Paleôgen và đạt cường độ mạnh nhất vào Neôgen hình thành các nếp uốn lấp đầy toàn bộ địa máng và nối liền Bắc Mỹ với Nam Mỹ. - Vào cuối Neôgen và đầu Đệ Tứ xuất hiện các vận động nâng lên và hạ xuống mạnh mẽ. Liên quan với các vận động nâng lên đó, toàn bộ hệ thống Ăngđơ nâng lên cao. Thời gian này được gọi là Tân kiến tạo. - Do kết quả nâng lên và đứt gãy mạnh mà hoạt động xâm nhập và núi lửa cũng được tăng cường. Hiện nay dọc hệ thống núi Ăngđơ còn tồn tại 3 khu vực có núi lửa hoạt động. Hoạt động núi lửa và động đất có ảnh hưởng đến sự hình thành địa hình và sự hoạt động kinh tế của con người. Sự nâng lên vào giai đoạn cuối Tân sinh có ảnh hưởng tới các vùng nền phía Đông. Như vậy, do lịch sử phát triển mà lục địa Nam Mỹ bao gồm hai bộ phận tách biệt với nhau rõ rệt. Phần Đông được hình thành chủ yếu trong giai đoạn tiền Cambri và chịu ảnh hưởng quá trình biến đổi lâu dài, còn phần phía Tây hình thành vào giai đoạn Tân sinh trẻ nhất, đó là hệ thống núi Ăngđơ..

<span class='text_page_counter'>(65)</span> Chương 2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CHUNG. 2.1. ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN 2.1.1. Đặc điểm địa hình: Địa hình Nam Mỹ có những đặc điểm chính sau a. Phản ánh rõ nét quan hệ với cấu trúc địa chất: Liên quan với cấu trúc địa chất có thể phân biệt địa hình Nam Mỹ thành hai bộ phận lớn: - Các sơn nguyên và đồng bằng phía Đông: Đây là khu vực được hình thành trên vùng nền Nam Mỹ và chiếm đại bộ phận diện tích lục địa, có thể được phân chia ra các khu vực: + Sơn nguyên Guyan và Braxin: Là những bộ phận nền được nổi lên từ thời tiền Cambri, chịu quá trình san bằng lâu dài nên có bề mặt tương đối bằng phẳng với độ cao trung bình 600 - 800m, nhưng phía Đông Braxin có nơi được nâng cao trên 2000 m. + Cao nguyên Patagônia: Là bộ phận hình thành trên nền Cổ sinh. Do bị san bằng lâu dài rồi bị nâng lên và hạ xuống nhiều lần, được dung nham và trầm tích bao phủ, ngày nay tạo thành cao nguyên có nhiều bậc độ cao khác nhau từ Tây sang Đông. + Các đồng bằng: Amazôn, Laplata và Ôrinôcô là những đồng bằng hình thành trên máng nền được bồi trầm tích rất dày nên có bề mặt thấp và bằng phẳng. - Hệ thống núi Ăngđơ (Anđet) - còn gọi là Coocđillerơ Nam Mỹ: là hệ thống núi uốn nếp trẻ (vận động uốn nếp tạo núi từ Neôgen tới đầu Đệ Tứ), cao và đồ sộ vào bậc nhất thế giới, có độ cao trung bình 3000 - 5000 m. Nhìn từ biển vào, trông tựa như một bức tường khổng lồ chạy dọc theo bờ Tây lục địa. Có thể chia hệ thống núi Ăngđơ ra hai hệ thống nhỏ: + Hệ thống Ăngđơ duyên hải: Gồm các dãy núi thấp chạy sát ven bờ Thái Bình Dương. Ăngđơ duyên hải không kéo dài liên tục mà bị ngăn cách bởi các thung lũng kiến tạo hẹp. Ở phía Nam Ăngđơ duyên hải bị đổ vỡ tạo thành quần đảo Nam Chilê. + Hệ thống Ăngđơ chính: Là hệ thống cao và đồ sộ. Núi chia thành nhiều dãy song song với nhau, trong đó có nhiều đỉnh núi cao hơn 6000 m và nổi bật lên là các đỉnh Acôncagua (6.960 m), Ôxacđen (6.900 m), Caxama (6780 m), Liamô (6723 m)..

<span class='text_page_counter'>(66)</span> b. Địa hình Nam Mỹ nổi bật 3 bộ phận cấu trúc hình thái (núi, sơn nguyên, đồng bằng): Tạo thành ba đới theo một hướng chung - gần như hướng Bắc - Nam. Phía Tây là hệ thống núi Ăngđơ cao đồ sộ, phía Đông là cao nguyên Braxin với các gờ núi phía Đông nâng lên cao chạy theo hướng Đông Bắc - Tây Nam, ở trung tâm là các đồng bằng Ôrinôcô, Amazôn và các đồng bằng nội địa khác nối liền với nhau tạo thành một dãy thấp ở giữa. Những đặc điểm cấu tạo địa hình nói trên có ảnh hưởng lớn đến sự hình thành khí hậu cũng như sự phân bố các khu vực sông ngòi trên lục địa. 2.1.2. Khoáng sản: Nam Mỹ cũng là lục địa rất giàu khoáng sản và có nhiều loại phong phú vào bậc nhất thế giới. Đáng chú ý nhất là trữ lượng về đồng, bôxit, sắt, mangan, vàng và dầu mỏ. Có thể phân biệt 3 vùng thành tạo khoáng sản lớn chủ yếu sau: a. Vùng nền có đá kết tinh lộ ra trên mặt: Đó là các sơn nguyên Guyan và Braxin. Do ảnh hưởng của hoạt động xâm nhập phún xuất và biến chất lâu dài mà hình thành nhiều quặng mỏ khác nhau. Tập trung nhiều mỏ nhất trong vùng là sắt, vàng, mangan, bôxit. Quặng sắt ở đây có trữ lượng rất lớn và hàm lượng cao đạt (50 70%), thuộc loại cao nhất thế giới. Trong các lớp phong hóa cũ có các mỏ mangan và bôxit, đặc biệt có mỏ bôxit Guyan rất lớn so với thế giới. b. Trong các máng nền và các miền võng trước và giữa núi: Tập trung nhiều dầu mỏ và khí đốt. Các vùng có nhiều dầu mỏ nhất là Ôrinôcô (Vênêxuêla), thung lũng miền duyên hải Êquađo, cao nguyên Patagônia (Achentina). c. Miền núi uốn nếp Ăngđơ: Do chịu quá trình đứt gãy có hoạt động macma xâm nhập và phun trào mạnh nên hình thành nhiều loại quặng mỏ khác nhau. Ở đây tập trung nhiều khoáng sản như thiếc, chì, đồng, kẽm, vônphram, lưu huỳnh, thuỷ ngân. Các nước nằm trong phạm vi dãy Ăngđơ là các nước khá giàu khoảng sản. Cụ thể, Bôlivia có nhiều thiếc, bạc, vônphram; Pêru giàu đồng, chì, kẽm; Chilê rất giàu đồng; thiếc, vônphram. Ngoài các mỏ nội sinh, trong các vùng khô hạn phía Tây núi Ăngđơ có mỏ nitrat và iôt..

<span class='text_page_counter'>(67)</span> 2.2. KHÍ HẬU 2.2.1. Các điều kiện hình thành khí hậu a. Các điều kiện địa lý: - Vị trí địa lý: Phần lớn lục địa Nam Mỹ nằm trên các vĩ độ thấp do đó hàng năm nhận được một lượng bức xạ Mặt trời khá lớn. Khoảng từ vĩ tuyến 300N trở lên có tổng bức xạ Mặt trời trong toàn năm thay đổi từ 140 - 180 Kcal/cm2, còn từ 300VN trở xuống, tổng bức xạ chỉ còn 140 - 80 Kcal/cm2. Về mùa đông, chỉ có một bộ phận nhỏ của Nam cực lục địa có cân bằng bức xạ âm. Ngoài ra, một điểm cần chú ý là ở phía Nam lục địa khoảng từ các vĩ tuyến á nhiệt đới trở xuống do lục địa bị thu hẹp mạnh nên về mùa đông không hình thành được một trung tâm áp cao á nhiệt đới như ở lục địa Phi và Ôxtrâylia. - Địa hình: Đặc điểm của địa hình Nam Mỹ là các sơn nguyên và đồng bằng thấp ở phía Đông, còn núi cao chắn ở phía Tây. + Do địa hình phía Đông thấp nên các dòng gió mậu dịch Đông Bắc và Đông Nam từ đại dương mang theo không khí biển dễ dàng xâm nhập vào sâu trong nội địa cho đến tận chân núi Ăngđơ làm cho phần lớn lãnh thổ Nam Mỹ chịu ảnh hưởng của Đại Tây Dương; Đồng thời các sườn Đông của sơn nguyên Braxin và sườn Bắc của sơn nguyên Guyan là những sườn đón gió từ đại dương vào nên cho nhiều mưa. + Ở phía Tây núi Ăngđơ có tác dụng như một bức thành cao chắn ảnh hưởng không khí Thái Bình Dương vào sâu trong nội địa nên các sườn núi phía Tây Côlumbia và Nam Chilê là những sườn đón gió cho mưa nhiều, còn các sườn phía Đông khuất gió trở thành khô hạn. + Địa hình núi cao Ăngđơ đã làm cho khí hậu phân hoá theo độ cao rõ nét. - Dòng biển: Cũng có tác động mạnh mẽ đến khí hậu vùng ven ở hai phía Đông và Tây Nam Mỹ. + Phía Đông dòng biển nóng Braxin có tác dụng tăng cường độ ẩm cho gió tín phong Đông Nam, mang mưa khá nhiều cho các sườn Đông Nam sơn nguyên Braxin ngay cả vào mùa đông. + Phía bờ Tây dòng biển lạnh Pêru có ảnh hưởng quyết định đến sự hình thành khí hậu hoang mạc Atacama. b. Hoàn lưu: Điều kiện hoàn lưu ở Nam Mỹ được chi phối chủ yếu bởi các trung tâm khí áp trên các đại dương..

<span class='text_page_counter'>(68)</span> * Vào tháng I: Phần lớn lục địa được sưởi nóng mạnh, nhiệt độ trung bình trên gần khắp lục địa đạt 200 C trở lên. Do được đốt nóng như vậy nên ở trung tâm Nam Mỹ hình thành một trung tâm áp thấp. Trong khi đó áp cao Axo ở Bắc Đại Tây Dương dịch xuống phía Nam bao phủ rìa phía Bắc, còn áp cao Nam Thái Bình Dương và Nam Đại Tây Dương bao phủ các rìa phía Tây và phía Đông lục địa, dẫn đến có sự phân hoá ảnh hưởng của hoàn lưu theo khu vực: + Ở phía Bắc lục địa: Vào mùa này có gió mậu dịch Đông Bắc từ áp cao Axo thổi đến và chỉ gây mưa ở các sườn đón gió phía Bắc sơn nguyên Guyan. Trên các đồng bằng duyên hải và đồng bằng Ôrinôcô do thống trị khối khí cận chí tuyến nên thời tiết khô ráo, không cho mưa. Gió Đông Bắc khi vượt qua xích đạo đổi hướng trở thành gió Tây Bắc tạo thành gió mùa xích đạo ở bán cầu Nam. Gió này mang theo khối khí xích đạo xâm nhập xuống phía Nam làm cho các vùng phía Bắc, Tây Bắc và phía Tây sơn nguyên Braxin có mưa nhiều vào mùa hè. + Ở phía Đông: Gió mậu dịch từ cao áp Nam Đại Tây Dương thổi vào lục địa theo hướng Đông hay Đông Nam mang mưa rất nhiều cho vùng Đông Nam Braxin và Đông Bắc Achentina. + Phía Nam lục địa (từ vĩ tuyến 37 - 380N trở xuống): Do nằm trong đới hoạt động gió tây nên Nam Chilê về mùa này có mưa khá lớn, còn cao nguyên Patagônia nằm ở phía Đông núi Ăngđơ nên gần như khô ráo quanh năm. Về nhiệt độ: Nhìn chung giảm dần từ Bắc xuống Nam. Tuy nhiên, các dòng biển lạnh có ảnh hưởng khá lớn đến điều kiện nhiệt của các vùng ven bờ nhất là duyên hải phía Tây. * Vào tháng VII: Phần Nam lục địa bị hoá lạnh mạnh nên các vùng từ chí tuyến Nam trở xuống có nhiệt độ trung bình dưới 160C và một phần đáng kể Patagônia có nhiệt độ trung bình dưới 40C. + Ở phía Bắc xích đạo: Trong mùa này do các đai áp cao dịch về phía Bắc nên phần Bắc lục địa chịu ảnh hưởng của khu áp thấp xích đạo. Gió Mậu Dịch Đông Bắc từ áp cao Axo chỉ thổi đến rìa phía Bắc và mang mưa khá nhiều cho vùng Bắc sơn nguyên Guyan. Vùng đồng bằng Ôrinôcô và phía Nam sơn nguyên Guyan trong thời gian này cũng có mưa nhiều do không khí xích đạo nóng và ẩm theo gió mùa Tây Nam xâm nhập lên. Như vậy, phần Bắc lục địa vào mùa này là thời kì có mưa nhiều ở khắp nơi..

<span class='text_page_counter'>(69)</span> + Ở phía Đông: Gió Mậu dịch từ áp cao Nam Đại Tây Dương thổi vào theo hướng Đông và Đông Nam nhờ đi qua dòng biển nóng Braxin nên khi vào tới lục địa cũng cho mưa nhất là trên các sườn núi phía Đông, Đông Nam. Gió này khi vượt qua các dãy núi phía Đông sơn nguyên Braxin xuống tới đồng bằng Amazôn thì độ ẩm và lượng mưa giảm đi rõ rệt. Ở các khu vực các vĩ độ ôn đới do thống trị gió tây ôn đới nên cho mưa đều. + Phần phía Tây (khoảng từ vĩ tuyến 300N cho đến khoảng 40VN): Nằm dưới ảnh hưởng của áp cao Nam Thái Bình Dương và gió Mậu Dịch Tây và Tây Nam nên thời tiết thường xuyên khô và tương đối lạnh. Chỉ có vùng duyên hải phía Tây Êcuađo và Tây Côlumbia nằm trong đới hạ áp xích đạo thường chịu tác động gió mùa Tây Nam nên cho mưa rất nhiều. Tóm lại, xét về sự phân bố mưa thì lục địa Nam Mỹ là nơi có mưa nhiều và phân bố đều nhất so với tất cả các lục địa trên thế giới, trong đó các vùng có lượng mưa trung bình 2000 - 3000 mm hầu như chiếm toàn bộ khu vực Amazôn và Ôrinôcô; 5000 - 6000 mm ở miền duyên hải phía Tây Côlumbia - Êcuađo và miền Nam Chilê. 2.2.2. Các đới khí hậu: 1. Đới khí hậu xích đạo: Nóng và ẩm quanh năm, bao gồm phần phía Tây đồng bằng Amazôn, vùng núi và duyên hải phía Tây thuộc Côlumbia và Êcuađo. Do quanh năm thống trị khối khí xích đạo nóng ẩm nên cho mưa nhiều và điều hoà quanh năm. Lượng mưa trung bình năm đạt 2000 - 3000 mm, riêng vùng duyên hải phía Tây Côlumbia và Êcuađo có lượng mưa trung bình năm lên đến 5000 - 6000 mm. Nhiệt độ trung bình các tháng trong năm giao động từ 25 - 27 0C. 2. Đới khí hậu á xích đạo: Phân bố tương tự như ở lục địa Phi (có 2 đới Bắc, Nam bao quanh xích đạo). Ở đây thống trị các khối khí theo mùa nên biểu hiện một mùa mưa và một mùa khô. Mùa mưa kéo dài từ tháng V đến tháng XII ở đới phía Bắc, còn đới phía Nam thì ngược lại từ tháng XII đến tháng V năm sau với lượng mưa trung bình năm 800 - 1500 mm. 3. Đới khí hậu nhiệt đới: Nằm ở phía Nam các đới á xích đạo, có thể chia ra các kiểu - Kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm: Chiếm phần duyên hải phía Đông và phần Đông Nam sơn nguyên Braxin, nghĩa là ăn sâu vào nội địa cho đến thung lũng Parana. Khu vực này nằm ở ngoại vi phía Tây áp cao Nam Đại Tây Dương, quanh năm có gió mậu dịch từ biển thổi vào theo hướng Đông, Đông Nam và cả hướng Đông Bắc. Gió đi.

<span class='text_page_counter'>(70)</span> qua biển mang theo một lượng ẩm nên khi vào đến bờ gặp địa hình núi chắn gió thì đổ mưa xuống nhiều, nhất là về mùa hạ. Lượng mưa trung bình năm ở đây thay đổi từ 1000 - 2000 mm. - Kiểu khí hậu nhiệt đới khô ven bờ Thái Bình Dương: Chiếm một dải hẹp ven bờ phía Tây lục địa kéo dài từ vĩ tuyến 4 030’ đến 28 0N. Do chịu ảnh hưởng của ngoại vi phía Đông áp cao Nam Thái Bình Dương và dòng biển lạnh Pêru nên có thời tiết quanh năm ổn định, mưa rất hiếm mặc dù có độ ẩm tương đối cao. Lượng mưa trung bình năm chỉ có 30 - 50 mm, có khí hậu hoang mạc điển hình (hoang mạc Atacama). - Kiểu khí hậu nhiệt đới núi cao: Hình thành ở vùng núi cao Ăngđơ (ở độ cao trên 3000 m). Ở đây, quanh năm thống trị áp cao và không khí nhiệt đới khô. Về mùa hè thỉnh thoảng có mưa do các khối khí nhiệt đới và xích đạo tràn lên, lượng mưa trung bình năm 150 - 300 mm. Mùa đông thường khô khan và rất lạnh. 4. Đới khí hậu á nhiệt đới: Giới hạn phía Nam vĩ tuyến 30 - 320N xuống đến 41420VN. Tuy nằm trong phần lục địa bị thu hep lại, song do ảnh hưởng của núi Ăngđơ nên sự phân hoá khí hậu từ Đông sang Tây vẫn rõ. - Phần Đông (gồm phần Đông Pampa và Uraguay): Khí hậu có tính chất á nhiệt đới ẩm. Mưa phân bố tương đối đều trong cả năm, mùa hạ tương đối nóng, mùa đông mát dịu. - Phía Tây giáp với Anđet, do nằm sâu trong nội địa nên lượng mưa giảm đi rõ rệt. Mưa rơi vào mùa hạ còn mùa đông khô lạnh - gọi là kiểu á nhiệt đới nội địa. - Phía Tây dãy Anđet có tính chất kiểu khí hậu á nhiệt đới Địa Trung Hải. 5. Đới khí hậu ôn đới: Chiếm phần cực Nam lục địa (từ 41 - 42 0VN xuống phía Nam). Trong đới này quanh năm thống trị khối khí ôn đới và hoạt động gió Tây. Tuy nhiên do ảnh hưởng của dãy Ăngđơ mà có sự phân biệt giữa phần Đông khô khan với phần Tây ẩm ướt quanh năm. Lượng mưa trung bình năm trên cao nguyên Patagônia chỉ khoảng 250 mm, còn ở Tây Nam Anđet lên tới 2000 - 3000 mm. Tóm lại, qua xem xét đặc điểm chung các đới khí hậu có thể rút ra được: - Lục địa Nam Mỹ nhìn chung là một lục địa nóng và ẩm ướt. - Do ảnh hưởng của địa hình hướng Bắc - Nam mà các dòng biển nóng, lạnh mà sự phân hoá khí hậu trên lục địa theo hướng Đông - Tây khá rõ nét..

<span class='text_page_counter'>(71)</span> 2.3. SÔNG VÀ HỒ 2.3.1. Đặc điểm chung của sông: - Hệ thống sông ngòi của lục địa Nam Mỹ khá phát triển, thể hiện ở chỗ mạng lưới sông ngòi dày và phân bố đều trên toàn lục địa, đồng thời có lưu vực sông lớn và dài vào bậc nhất thế giới. - Đa số các sông nhiều nước và đầy nước quanh năm, vì vậy hàng năm các sông ở Nam Mỹ đổ ra biển một khối lượng nước rất lớn (7450 km3), bằng 20% khối lượng dòng chảy của tất cả các sông trên thế giới, đứng hàng thứ 2 sau lục địa Á - Âu. - Đường phân thuỷ chính của sông ngòi lục địa chạy dọc theo dãy Ăngđơ, phân chia lục địa thành 2 lưu vực không cân đối: Lưu vực Thái Bình Dương rộng 1,344 triệu km 2, lưu vực Đại Tây dương rộng 15,646 triệu km2. - Nguồn cung cấp nước của các sông Nam Mỹ phụ thuộc vào chế độ mưa là chính, chỉ có một ít sông phía Nam ngoài mưa còn có tuyết, băng tan trên núi xuống. 2.3.2. Các sông chính: - Sông Amazôn: Là con sông lớn nhất Nam Mỹ và cũng là một trong những con sông lớn bậc nhất thế giới. Về chiều dài, sông Amazôn ngắn hơn sông Nil nhưng về diện tích lưu vực và lưu lượng nước thì đứng thứ nhất trên thế giới. Sông Amazôn bắt nguồn từ núi Ăngđơ ở độ cao gần 5000 m, thượng nguồn là sông Maranôn chảy trong một thung lũng sâu theo hướng từ Nam lên Bắc, sau đó sông vượt qua khỏi núi Ăngđơ và đổ vào đồng bằng Amazôn. Trên đồng bằng, sông chảy theo hướng từ Tây sang Đông và đổ vào Đại Tây Dương ngay trên vị trí vĩ độ xích đạo. Sông Amazôn có khoảng 500 phụ lưu, trong đó có 13 phụ lưu dài trên 1500 km. Sông dài 6516 km, với diện tích lưu vực rộng 7 triệu km 2. Sông có lòng rất rộng, khi đến hạ lưu rộng 20 km. Ở hạ lưu cách Đại Tây Dương 350 km bắt đầu đồng bằng châu thổ với các chi lưu chằng chịt, cửa sông chính rộng 80 km. Nhờ có nhiều phụ lưu và chi lưu, hàng năm sông Amazôn đổ ra biển một khối lượng nước khổng lồ (5800 km3), chiếm quá nửa của khối lượng dòng chảy lục địa này và bằng 15% tổng dòng chảy của các sông trên toàn địa cầu. Lưu lượng trung bình năm tại gần cửa sông là 120.000 m3/s, còn lưu lượng tối đa là 145.000 m3/s tối thiểu 63.000 m3/s. Hàng năm sông Amazôn mang theo một lượng phú sa rất lớn, tới 2 tỉ m3, nhưng do ở vùng biển bị lún sụt và dọc bờ có dòng biển mạnh chảy qua nên việc bồi đắp châu.

<span class='text_page_counter'>(72)</span> thổ bị hạn chế. Chế độ sông có nước đầy quanh năm nhưng biểu hiện hai lần nước cực đại và cực tiểu. Sông Amazôn có giá trị giao thông rất lớn. Ngoài ra, sông còn có nguồn dự trữ tiềm năng thuỷ điện, thuỷ sản lớn. - Sông Parana: Là sông lớn thứ hai ở Nam Mỹ. Sông bắt nguồn từ sơn nguyên Braxin, chảy qua phía Tây Nam và chảy xuống đồng bằng nội địa đổ ra Đại Tây Dương. Sông Parana có chiều dài khoảng 4500 km với diện tích lưu vực 2,1 triệu km2. Về chế độ sông cũng khá phức tạp do chế độ mưa trên lưu vực không đồng đều giữa các vùng. Do lượng mưa trên lưu vực sông Parana không lớn nên lưu lượng của sông cũng không lớn lắm. Lưu lượng trung bình năm ở vùng cửa sông là 14.880 m3/s, cực đại đạt 45.000 m 3/s và cực tiểu chỉ 6000 m3/s. - Ngoài hai sông lớn trên, ở Nam Mỹ có một số sông khác cũng khá quan trọng như sông Ôrinôcô (2500 km), sông Xanfransiscô (2800 km). 2.3.3. Hồ: Ở Nam Mỹ, mạng lưới sông ngòi rất phát triển nhưng hệ thống hồ có số lượng không đáng kể và phần lớn là các hồ nhỏ, có nguồn gốc kiến tạo, núi lửa và băng hà. Hồ lớn nhất là hồ Titicaca (ở trung tâm núi Ăngđơ - nơi tiếp giáp giữa Đông Nam Pêru với phía Tây Bôlivia), có diện tích 8300 km2 với độ sâu nhất 304 m, trên độ cao 3800 m; Hồ Pôopô rộng khoảng 3000 km2 ở Bôlivia. 2.4. CÁC ĐỚI TỰ NHIÊN 2.4.1. Đặc điểm chung của hệ thực, động vật: Hệ sinh vật Nam Mỹ đều thuộc miền địa lý sinh vật Cổ nhiệt đới a. Về thực vật: - Hệ thực vật Nam Mỹ rất phong phú và đa dạng. Nếu so sánh với lục địa Phi thì bức tranh về lớp phủ thực vật của phần nhiệt đới và á nhiệt đới đều có các kiểu tương tự như nhau, song về diện phân bố của chúng lại khác nhau. Nếu ở lục địa Phi có kiểu xavan, bán hoang mạc và hoang mạc chiếm ưu thế thì ở Nam Mỹ trái lại thực vật rừng đặc biệt là rừng mưa nhiệt đới chiếm diện tích rộng lớn nhất. Nam Mỹ là lục địa có diện tích phủ rừng cao nhất thế giới (47.3%). - Về thành phần loài và tỉ lệ các loài địa phương khá cao. Theo thống kê chỉ riêng ở Braxin đã có 40.000 loài khác nhau. - Phần lãnh thổ Nam Mỹ nằm trong các đới khí hậu nóng và ẩm quanh năm nên rất thuận lợi cho thực vật phát triển mạnh mẽ và liên tục. Mặt khác, hệ thực vật Nam.

<span class='text_page_counter'>(73)</span> Mỹ được phát triển trong một quá trình lâu dài và ổn định. Từ kỉ Crêta về trước, Nam Mỹ là một bộ phận của lục địa Gônđơvana nghĩa là được nối liền với lục địa Phi, Ôxtrâylia và Nam cực. Trên lục địa cổ đó đã tồn tại một hệ thực vật thống nhất, bởi vậy trong thành phần của hệ thực vật Nam Mỹ có nhiều loài chung cho cả ba lục địa ở Nam bán cầu. - Hệ thực vật Nam Mỹ cung cấp cho loài người nhiều giống cây trồng có giá trị như khoai tây, đậu côve, bí ngô, cà chua, cao su, sắn, đu đủ, dứa, lạc đều phát sinh trên cao nguyên Braxin và vùng đồng bằng Amazôn. b. Về động vật: - Giới động vật Nam Mỹ khá phong phú với nhiều loài địa phương. Điều đáng chú ý là ở Nam Mỹ không có khỉ hình người, ít động vật móng guốc và thú ăn thịt, trái lại rất nhiều chim và các loài động vật bò sát, động vật ở nước. - Trong số các loài địa phương, đáng chú ý nhất của Nam Mỹ là có nhóm thiếu răng gồm Tatu, các thú ăn kiến và con lười; Nhóm khỉ mũi rộng như khỉ sóc, khỉ nhện. Chim Nam Mỹ chiếm khoảng một nửa số loài chim thế giới trong đó có chim bắt ruồi (có đến 500 loài). Động vật ở nước có nhiều loài nổi tiếng như trăn nước dài 9m, cá sấu Caiman, cá chình điện, và nhiều loài rùa. Có một số loài ăn thịt như sư tử và báo Mỹ. Trong các loài gặm nhắm có con Capita rất lớn, có bộ lông không thấm, ăn cỏ, ở nước. 4.2.2. Các đới tự nhiên: Thiên nhiên Nam Mỹ nằm trong hai vòng đai: Vòng đai nóng và vòng đai ôn hoà 1. Vòng đai nóng: a. Đới rừng xích đạo ẩm ướt thường xanh: Phân bố ở phần Tây của đồng bằng Amazôn, vùng duyên hải phía Tây và các sườn thấp núi Ăngđơ thuộc Côlumbia và Êcuađo. Đặc điểm chung là có khí hậu nóng ẩm quanh năm địa hình đồng bằng thấp và bằng phẳng, mạng lưới sông ngòi dày đặc và hàng năm đất đai được bồi đắp phù sa nên rất thuận lợi cho phát triển sinh vật. - Rừng xích đạo ở Tây Amazôn là rừng nhiệt đới ẩm điển hình nhất gọi là rừng Ghilei; Có đặc điểm là cây cao, to, nhiều tầng (5 - 6 tầng) và các thành phần loài rất phong phú. Trong tầng cao có cây vươn cao 50 - 60 m hoặc cao hơn nữa. Điển hình cho tầng này có các loài cây bông gòn, họ dừa, Bectôlet, trong các từng dưới rừng có.

<span class='text_page_counter'>(74)</span> cây ca cao, cao su. Trong rừng có nhiều dây leo, nhiều loài phụ sinh, nhiều phong lan có hoa rất đẹp. - Đất chủ yếu trong rừng xích đạo là đất feralit vàng đỏ. - Giới động vật rừng Ghilei cũng rất phong phú. Đại diện nổi bật là các loài thuộc bộ linh trưởng, các loài thích leo trèo và thính giác phát triển. Tập trung nhiều nhất trong rừng có các loài khỉ, con lười; Về chim cũng rất phong phú, có đến hàng trăm loài vẹt, nhiều chim bắt ruồi; nhiều bó sát và côn trùng. b. Đới rừng hỗn hợp á xích đạo và nhiệt đới: Bao chiếm toàn bộ cao nguyên Guyan và phần Đông đồng bằng Amazôn, các vùng phía Bắc và Tây Bắc miền duyên hải phía Đông sơn nguyên Braxin. - Về thảm thực vật, ở đây tuy mưa nhiều nhưng đã xuất hiện một mùa khô tương đối rõ, vì thế rừng xích đạo thường xanh được thay thế bởi rừng hỗn hợp (cây thường xanh xen với cây rụng lá mùa khô). Trong đới rừng này, cây mọc có thấp hơn, thành phần loài nghèo hơn rừng xích đạo, đồng thời bắt đầu xuất hiện loài rụng lá vào mùa khô. Càng xa xích đạo, mùa khô càng dài thì số lượng cây rụng lá theo mùa càng cao. - Đất hình thành dưới rừng á xích đạo là đất feralit đỏ vàng hay vàng đỏ. - Động vật ở rừng hỗn hợp á xích đạo có nhiều loài như rừng xích đạo, nhưng cũng còn có một số loài thích nghi với điều kiện rưng thưa và khô hơn như hươu Mazama, một vài loài ăn thịt như báo Nam Mỹ, mèo rừng.., cũng thường gặp thú ăn kiến lớn, nhím, các loài gậm nhấm như chuột mõm dài. c. Đới xavan, rừng thưa cây bụi nhiệt đới: Chiếm một vùng khá rộng, bao gồm đồng bằng Ôrinôcô, vùng duyên hải phía Bắc lục địa và vùng đồng bằng Granchacô (Nam Amazôn) cho tới khoảng 300VN. - Về thực vật: Do đặc điểm khí hậu của đới từng này là trong năm biểu hiện hai mùa rõ rệt: một mùa mưa và một mùa khô. Mùa khô kéo dài từ 3 - 5 tháng, mùa mưa kéo dài từ 5 - 7 tháng với lượng mưa trung bình năm thay đổi từ 500 - 1000 mm. Do đặc điểm có mùa khô nên lớp phủ thực vật chủ yếu là xavan, rừng thưa và cây bụi. Các loài thực vật thân gỗ phần lớn rụng lá vào mùa khô. Tuy nhiên, vì có khác nhau về chế độ khô - ẩm giữa các khu vực mà trong đới xavan chia ra 3 kiểu thảm: + Xavan ẩm: Phổ biến là các loài cỏ hoà thảo cao 2 m và giữa thảm cỏ mọc lên các nhóm cây cọ cao 16 - 20 m, tạo thành rừng cọ rất độc đáo..

<span class='text_page_counter'>(75)</span> + Xavan cây bụi: Do mùa khô kéo dài và lượng mưa giảm xuống nên ngoài thực vật cỏ có các cây bụi thường cao từ 2 - 4 m, cây bụi thường có gai (cây trinh nữ hoặc cây xương rồng). + Xavan khô: Ở đây mùa khô kéo dài và lượng mưa trung bình năm chỉ 500 mm nên phát triển cây bụi ưa hạn. Các loài thường gặp là xương rồng, cây khỉ (baopap) và cây chai. Ngoài ra còn có cây sắn nhựa (cây có mũ như mũ cao su). - Nhìn chung trong xavan hình thành đất feralit nâu đỏ hoặc nâu thẩm. - Giới động vật của xavan và rừng thưa cây bụi ngoài một số loài đại diện cho rừng á xích đạo như thú ăn kiến, nhím thì ở đây còn xuất hiện nhiều loài gậm nhấm, các loài ăn cỏ và ăn thịt, điển hình là hươu Pampa, báo Nam Mỹ, mèo Pampa, chó sói, Tatu là loài có bàn chân rất khoẻ và đào hang rất giỏi. Trong xavan còn có nhiều loài bò sát như rắn, thằn lằn, cũng như phát triển nhiều côn trùng đặc biệt và mối. d. Đới bán hoang mạc và hoang mạc nhiệt đới: Tạo thành một dải hẹp dọc theo bờ Thái Bình Dương kéo dài từ vĩ tuyến 30 - 50N. Do chịu ảnh hưởng của dòng biển lạnh mà lượng mưa trung bình năm ở đây rất thấp nên lớp phủ thực vật hết sức nghèo nàn. Phần lớn mặt đất trơ trụi, đây đó lưa thưa một vài loài xương rồng hoặc cây bụi gai nhỏ. Vào những lúc có mưa có thực vật đoản mệnh mọc và phát triển rất nhanh rồi tàn lụi sau khi hết mưa. Đất kém phát triển. Động vật giàu bò sát và côn trùng. 2. Vòng đai ôn hoà: a. Đới rừng hỗn hợp á nhiệt đới ẩm: Phân bố trong một khu vực hạn chế ở vùng Đông Nam sơn nguyên Braxin, khoảng từ vĩ tuyến 40 - 300N. Ở đây trong năm có lượng mưa phân bố khá nhiều và phân bố đều các tháng. Trong thành phần rừng gồm các cây lá rộng xen các cây lá nhọn. Đại diện điển hình nhất là thông Parana có thân cao 30 - 40 m. Đây là loài thông điển hình nhất ở Nam bán cầu. Ngoài thông có chè là loài cây là rộng thường mọc cao 4 - 8 m xanh quanh năm. Đất có màu vàng hay đỏ. Động vật nghèo. b. Phía Tây dọc theo bờ Thái Bình Dương có các đới rừng và cây bụi dạng truông Địa Trung Hải, đới cây bụi bán hoang mạc phân bố ở Trung Chilê. Đất nâu gạch, động vật nghèo. c. Phần cực Nam khoảng từ 400VN trở xuống phát triển rừng ôn đới hỗn hợp lá rộng. Phổ biến các loài kim giao, thông phương Nam, bá hương…đất Pôtzôn..

<span class='text_page_counter'>(76)</span> Xét chung trong vòng đai ôn hoà do diện tích phân bố hẹp nên động vật nghèo. 2.5. TÌNH HÌNH DÂN CƯ, BẢN ĐỒ CHÍNH TRỊ VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TỰ NHIÊN 2.5.1. Sơ lược tình hình dân cư và bản đồ chính trị: * Về tình hình dân cư: Theo thống kê của quỹ dân số thế giới năm 2002, dân số Nam Mỹ có trên 334 triệu người, đứng hàng thư tư trên các lục địa sau lục địa Á Âu, Phi và Bắc Mỹ với mật độ trung bình khoảng 17 người/km 2. Tuy nhiên, phân bố không đều: Dọc duyên hải phía Bắc, Đông Bắc và Đông Nam, các vùng núi Ăngđơ thuộc Côlumbia, Êcuađo và Pêru và duyên hải Trung bộ Chilê là những nơi có mật độ dân cư đông đúc. Đặc biệt là ở Đông Nam Braxin, Nam Uraguay, Đông Bắc Achentina có mật độ lên trên 100 người/km2. Trái lại, ở đồng bằng Amazôn, trung tâm sơn nguyên Guyan, cao nguyên Patagônia là những nơi có mật độ rất thưa (1 - 2 người/km 2). Dân cư Nam Mỹ cũng như lục địa Ôxtrâylia gồm người dân bản địa và người dân nhập cư. Người bản địa ở đây là người Inđiên thuộc nhóm Môngôlôid Châu Mỹ tức là những người từ Châu Á qua Bắc Mỹ cách đây khoảng 30.000 - 20.000 năm trước Công nguyên sau đó di chuyển xuống Nam Mỹ. Trước khi bọn thực dân Châu Âu đến xâm chiếm, người Inđiên phân bố khắp nơi trên lục địa và có thể phân biệt thành hai nhóm có trình độ phát triển khác nhau: - Các bộ lạc người Inđiên sống trên vùng đồng bằng và sơn nguyên phía Đông còn ở giai đoạn nguyên thuỷ. Họ sống bằng nghề săn bắn, đánh bắt và hái lượm. - Các bộ tộc sống trên núi Ăngđơ và duyên hải Thái Bình Dương có trình độ phát triển cao hơn, điển hình nhất là người Inca. Vào thế kỉ XV người Inca đã thống nhất tất cả các bộ tộc sống trên núi Ăngđơ thành lập vườn quốc Inca, trung tâm nằm trên bờ hồ Titicaca. Vương quốc Inca có kinh tế phát triển. Họ đã gieo trồng được 40 loài cây khác nhau, xây dựng các ruộng bậc thang trên sườn núi, xây dựng các công trình dẫn nước, đường sá, thuần hoá lạc đà để sử dụng trong vận tải. Các nghề tiểu thủ công như dệt vải, luyện đồng cũng phát triển. Nhưng tiếc thay, nền văn hoá dân tộc đó đã bị bọn xâm lược Tây Ban Nha tiêu diệt, ngày nay chỉ còn lại một số dấu vết. - Trong thời kì thống trị của bọn thực dân Châu Âu, tuy người Inđiên bị tiêu diệt khá nhiều nhưng ngày nay họ vẫn còn khá đông. Ở một số nước như Pêru, Êcuađo, Bôlivia người Inđiên chiếm khoảng 50% dân số, còn ở một số nước khác như Chilê,.

<span class='text_page_counter'>(77)</span> Uruguay, Achentina số người Inđiên còn lại rất ít do họ bị thực dân Châu Âu tiêu diệt. - Vào khoảng cuối thế kỉ XV đầu XVI, khi tìm được Châu Mỹ, bọn thực dân Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tràn sang mở đầu cho người Eurôpeôid tràn sang lục địa Nam Mỹ. Một số người Châu Âu đã kết hôn với người Inđiên và sự hoá huyết giữa hai chủng tộc người đó đã sinh ra người Metis. Hiện nay người Metis chiếm một tỉ lệ khá đông trong nhiều nước Nam Mỹ. - Đầu thế kỉ XVI bọn thực dân da trắng bắt người da đen từ Châu Phi sang làm nô lệ, do đó trên lục địa Nam Mỹ có thêm người Negrôid. Đại bộ phận họ cư trú phần phía Đông lục địa. Họ hoá huyết với người Inđiên sinh ra người Sambo, và với người Eurôpeôid sinh ra người Mulas. - Bản đồ chính trị: Trên lục địa Nam Mỹ có 13 quốc gia độc lập. Hiện nay chỉ còn quần đảo Manvinas (quần đảo Phônlen) thuộc lãnh thổ Achentina còn đang bị Anh chiếm và nước Guyan (Xayen) thuộc Pháp. 2.5.2. Tình hình sử dụng tự nhiên: - So với các lục địa khác thì Nam Mỹ chưa được khai thác hoặc khai thác không đáng kể. Nguyên nhân chính là do số dân tương đối ít và do phân bố không đồng đều. Phần lớn vùng đồng bằng Amazôn, vùng trung tâm sơn nguyên Guyan, vùng núi Ăngđơ thuộc Nam Chilê và miền duyên hải Thái Bình Dương thuộc Bắc Chilê hầu như không có người. Đặc biệt trong các vùng rừng rậm Amazôn, sự tác động đến thiên nhiên xem như không đáng kể. Hiện nay, ở vùng rừng Amazôn chỉ mới là khai thác nhựa cao su tự nhiên, còn sự khai thác gỗ và đất để trồng trọt thì không đáng kể. - Vùng núi Ăngđơ thuộc Pêru, Bôlivia là những khu vực được khai thác sớm nhất, đó là do sự phát triển văn hoá lớn của người Inca. Người Inca đã chọn lọc và thuần hoá được nhiều giống cây trồng và vật nuôi có giá trị và biến các cảnh quan khô cằn thành các cảnh quan văn hoá mở rộng lên đến độ cao 3000 - 4000 m. Ngày nay, trên các vùng núi này, ngoài việc khai thác khoáng sản, việc chăn nuôi bò và cừu, việc cải tạo đất và điều kiện để tưới nước trồng trọt cũng được mở rộng. Nhờ vậy, phía Tây Pêru đã biến thành các đồn điền trồng mía, bông, thuốc lá. - Các sơn nguyên và đồng bằng phía Đông tuy sử dụng có muộn hơn nhưng ngày nay mức độ khai thác lại rất cao, các vùng đồng bằng Laplata, Ôrinôcô, sơn nguyên.

<span class='text_page_counter'>(78)</span> Braxin có điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển nông nghiệp nên trở thành những trung tâm chăn nuôi và trồng trọt. Trong các vùng trên thì miền đồng bằng Pampa - Uruguay, Đông Nam sơn nguyên Braxin thuộc miền nhiệt đới ẩm nên là nơi sản xuất nông nghiệp phát triển nhất. Ở đây, tập trung phần lớn các đồn điền trồng ngũ cốc (lúa mì, ngô), bông, mía, cà phê, chuối. Ngoài ra có chăn nuôi bò và cừu..

<span class='text_page_counter'>(79)</span> PHẦN V. LỤC ĐỊA ÔXTRÂYLIA Chương 1. ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH TỰ NHIÊN. 1.1. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ, GIỚI HẠN, HÌNH DẠNG VÀ KÍCH THƯỚC LỤC ĐỊA Tên gọi lục địa Australia bắt nguồn từ quan niệm của các nhà địa lý học cổ đại. Trong thời kì cổ đại tuy chưa biết lục địa Ôxtrâylia nhưng người ta cho rằng có một lục địa ở phía Nam Ấn Độ Dương. Lục địa giả thiết đó được gọi là “Đất Phương Nam” (Terra Australis) ghi trên bản đồ thế giới của Ptôlêmê vào thế kỉ thứ II trước công nguyên. Đến khoảng thế kỉ thứ XVI trên bản đồ thế giới lục địa giả thiết đó lại xuất hiện với tiêu đề “Đất Phương Nam chưa ai biết đến” (Terra Australis Incôgnita). Sự tiên đoán trên đây có tác dụng thúc đẩy nhiều nhà thám hiểm hăng hái đi tìm đất mới. Đến giữa thế kỉ XVIII người ta dần dần phát hiện ra lục địa giả thiết nói trên, song mãi đến thế kỉ XIX tên gọi Australia mới trở thành tên gọi chính thức của lục địa. 1.1.1. Vị trí địa lý và giới hạn: * Vị trí địa lý: Lục địa Ôxtrâylia nằm chủ yếu trong vành đai chí tuyến của Nam bán cầu. Đường chí tuyến Nam chạy qua giữa lục địa, chia lục địa ra thành hai phần Bắc và Nam gần bằng nhau. Điểm cực Bắc là mũi York nằm trên vĩ tuyến 10 041’N, cách đường chí tuyến gần 1500 km. Điểm cực Nam là mũi Đông Nam ở ngang với vĩ tuyến 39011’ Nam, cách đường chí tuyến Nam trên 1700 km. Điểm cực Đông là mũi Bairơn trên 153037’KĐ. Điểm cực Tây là mũi Xtip trên 113009’KĐ. * Giới hạn: Lục địa Ôxtrâylia bao bọc bởi các đại dương và nằm rất xa các lục địa khác: Cách đảo Mađagaxca (Phi) là 6500 km, cách Nam cực là 2500 km, cách.

<span class='text_page_counter'>(80)</span> Nam Mỹ là 11.000 km và cách lục địa Á - Âu gần 2500 km. Bởi vậy có người gọi lục địa Ôxtrâylia là trung tâm của bán cầu đại dương. Phía Bắc lục địa tiếp giáp với biển Timor, Arafuar và cách đảo Niughinê bởi eo Toret nối qua biển san hô của Thái Bình Dương. Vịnh Cacpentaria của biển Arafuar ăn sâu vào lục địa tạo nên hai bán đảo lớn ở Bắc Ôxtrâylia là Cape - York ở phía Đông và đất Achem ở phía Tây. Phía Tây lục địa Ôxtrâylia tiếp giáp với Ấn Độ Dương với bờ biển thấp bằng phẳng và có nhiều bãi biển rộng. Ở phía Nam lục địa, biển ăn lõm vào đất liền tạo thành vịnh Ôxtrâylia lớn ở phần giữa. Biển này thực chất là một biển mở thông với Ấn Độ Dương không có ranh giới rõ rệt. Phía Nam có đảo Taxmania phân cách với lục địa bởi eo Baxơ rộng 220 km. Phía Đông lục địa Ôxtrâylia tiếp giáp với Thái Bình Dương qua hai biển là biển san hô và biển Taxman. Đặc biệt dọc bờ Thái Bình Dương, san hô tập trung thành một dải kéo dài từ đảo Niughinê đến vĩ tuyến 210N có tên gọi là “ám tiêu chắn lớn” kéo dái trên 2300 km, rộng 2 km ở phía Bắc và 150 km ở phía Nam. Biển San hô là vùng biển có nhiều cá mập nên cũng có tên gọi thứ hai là Biển Cá mập. 1.1.3. Hình dạng và kích thước lục địa: Nhìn chung bề mặt có dạng hình khối rõ rệt. Từ Bắc xuống Nam lục địa kéo dài 3200 km, còn từ Tây sang Đông (ngang vĩ tuyến 26 - 27 0N) rộng khoảng 4100 km, có diện tích khối lục địa là 7.620.000 km2. Nếu tính thêm các đảo thì gọi chung là châu Đại Dương với diện tích 8.508.000 km2. Dạng hình khối của lục địa kết hợp với địa hình núi chạy dọc ven bờ Đông và Tây làm cho ảnh hưởng của khí hậu biển khó xâm nhập sâu vào nội địa. 1.2. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH ĐỊA HÌNH LỤC ĐỊA 1.2.1. Thời tiền Cambri: Trong giai đoạn này phần lớn lãnh thổ Ôxtrâylia (gồm sơn nguyên Tây Ôxtrâylia và đồng bằng Trung Ôxtrâylia) là bộ phận của lục địa cổ Gônđơvana. Bộ phận này về sau tách khỏi lục địa cổ và ngày nay được gọi là nền Ôxtrâylia. Nền Ôxtrâylia chiếm khoảng 2/3 diện tích toàn bộ lục địa, có cấu tạo tương tự như nền Phi bao gồm những đá kết tinh rắn chắt (granit và phiến kết tinh) bao quanh nền Ôxtrâylia về phía Đông và phía Bắc là dải địa máng Ôxtrâylia. 1.2.2. Đại Cổ sinh: - Đến kỉ Silua bắt đầu xuất hiện các chuyển động uốn nếp mạnh mẽ của chu kì tạo núi Kalêđôni cục bộ trong địa máng Đông Ôxtrâylia..

<span class='text_page_counter'>(81)</span> - Đến cuối Cổ sinh, cùng với sự nứt vỡ và sụp đổ của lục địa Gônđơvana, trong địa máng Đông Ôxtrâylia lại bắt đầu chu kì tạo núi thứ hai mạnh mẽ hơn, đó là chu kì Hexini. Các nếp uốn Hexini bao quanh lấy phía Đông nền Ôxtrâylia và lan xa về phía Đông chiếm toàn bộ các đảo san hô và Taxmania tạo thành một khu vực rộng lớn gọi là Taxmanit. Các chuyển động uốn nếp xảy ra mạnh mẽ vào kỉ Cacbon gây nên đứt gãy và hoạt động macma ở nhiều nơi. 1.2.3. Đại Trung sinh và Tân sinh - Vào đầu Trung sinh toàn bộ vùng đồng bằng Trung Ôxtrâylia bị lún xuống mạnh, biển bao phủ một vùng rộng lớn, tách sơn nguyên Tây Ôxtrâylia ra khỏi miền Đông Ôxtrâylia. Các sơn nguyên và miền núi nói trên tiếp tục chịu quá trình san bằng mạnh mẽ, còn trong bồn biển nội địa được bồi trầm tích đá vôi, cát kết, đá phiến… - Đến cuối kỉ Crêta, liên quan đến chuyển động kiến tạo mới toàn bộ lục địa được nâng lên và đồng bằng Trung tâm dần dần thoát khỏi mực nước biển. - Sang đầu đại Tân sinh, trong địa máng Alpơ bao quanh phía Bắc và Đông Taxmanit, bắt đầu xuất hiện các chuyển động của chu kì tạo núi Tân sinh. Các chuyển động uốn nếp phát triển mạnh nhất vào kỉ Neôgen tạo thành các núi uốn nếp trẻ kéo dài từ đảo Niughinê cho đến đảo Niuzilen. Ngoài ra, các chuyển động kiến tạo trong giai đoạn này còn ảnh hưởng mạnh mẽ tới các lãnh thổ được hình thành trước thể hiện các hoạt động nâng lên và hạ xuống theo khối, đứt gãy và hoạt động phun trào, đặc biệt toàn bộ dãy Đông Ôxtrâylia được nâng lên mạnh mẽ với đỉnh Côxiuxcô cao 2234 m. Cùng với sự nâng lên và xảy ra với quá trình đứt gãy, sụp lún tạo thành các thung lũng địa hào giữa các dãy núi. Đặc biệt hiện tượng đứt gãy và sụp lún diễn ra mạnh nhất ở phía Đông làm cho phần lớn Taxmanit đổ sụp xuống biển chỉ để lại một bộ phận nhỏ phía Tây là dãy Đông Ôxtrâylia ngày nay. Liên quan với các đứt gãy trên dãy Đông Ôxtrâylia có dung nham trào ra tạo thành các cao nguyên bazan khá rộng. Phần Nam lục địa trong kỉ Paleôgen bị lún xuống, biển tràn ngập bồi trầm tích đá vôi dày, đến Neôgen được nâng lên tạo thành đồng bằng Nanlabo ngày nay. Như vậy, về cơ bản toàn bộ lục địa Ôxtrâylia được hình thành từ đại Cổ sinh trở về trước làm cho sự phát triển thiên nhiên diễn ra trong suốt thời kì địa chất lâu dài..

<span class='text_page_counter'>(82)</span> Chương 2. ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CHUNG. 2.1. ĐỊA HÌNH VÀ KHOÁNG SẢN 2.1.1. Đặc điểm địa hình: Tương tự như lục địa Phi, bề mặt lục địa Ôxtrâylia cũng ít bị chia cắt. Khoảng 95% diện tích lãnh thổ là các đồng bằng, sơn cao nguyên rộng và bằng phẳng. Độ cao trung bình toàn lục địa là 350 m trên mực biển. Địa hình lục địa có thể chia thành 3 đơn vị hình thái cấu trúc khác nhau từ Tây sang Đông. - Sơn nguyên Tây Ôxtrâylia: Hình thành trên nền đá kết tinh và bị san bằng lâu dài, có độ cao trung bình 500 - 600 m. Phần lớn sơn nguyên nằm trong đới khí hậu nhiệt đới khô nên phát triển rộng các đồng bằng cát cũng như các bãi đá và các dạng địa hình thổi mòn với trạng thái chạm trổ kì dị. Có 3 loại hoang mạc: Hoang mạc cát lớn (chủ yếu ở đồng bằng cát), hoang mạc đá và hoang mạc đồng bằng cát xen các bãi đá. Phía Nam có đồng bằng Nanlabo thực chất là một cao nguyên đá vôi có sườn dốc xuống bờ biển. - Đồng bằng Trung tâm: Hình thành trên một máng nền lớn được bồi trầm tích Trung và Tân sinh dày tới 2000 - 2500 m. Có thể chia đồng bằng Trung tâm thành 3 đồng bằng nhỏ khác nhau: Đồng bằng ven vịnh Cacpentaria, đồng bằng Trung tâm (hay bồn địa Trung tâm) và đồng bằng Murray - Đarling. Bồn địa Trung tâm rất khô hạn, bị quá trình thổi mòn lâu dài nên trên mặt hình thành các bãi đá dăm, các đồng bằng cát và đụn cát. Có hồ sót Âyrơ, Tôren. - Miền núi phía Đông có tên gọi chung là dãy Đông Ôxtrâylia: Các núi được hình thành trong đới uốn nếp Cổ sinh, bị san bằng lâu dài về sau được nâng lên và bị chia cắt sâu mạnh tạo thành nhiều thung lũng hẹp, sườn dốc nhưng trên bề mặt vẫn giữ được các bề mặt san bằng, có độ cao trung bình 800 - 1000 m, sườn Tây thoải, sườn Đông dốc. Toàn bộ hệ thống có thể chia hai phần khác nhau là phần Bắc và phần Nam: + Phần Bắc: Từ Bắc cho đến 280VN là bộ phận núi mở rộng cao không quá 1000m và chia thành hai dãy kẹp lấy các cao nguyên thấp ở giữa. + Phần Nam: Núi thu hẹp lại và chia thành nhiều khối riêng lẻ với độ cao trung bình trên 1000 m. Dãy núi quan trọng nhất là dãy Alpơ Ôxtrâylia (hay gọi là Bạch.

<span class='text_page_counter'>(83)</span> Tuyết), trong đó có đỉnh Côxiuxcô cao 2234 m. 2.1.2. Khoáng sản: Nguồn khoáng sản của lục địa khá phong phú. Đa số khoáng sản tập trung ở khu vực nền đá kết tinh lộ ra trên mặt, trong các mạch nhiệt dịch liên quan với quá trình hậu macma. Ở đây, phổ biến các loại khoáng sản vàng, đồng, sắt, uran, đa kim (đồng - chì - kẽm), than đá. Các mỏ vàng tập trung ở sơn nguyên Tây Ôxtrâylia. Sự giàu vàng ở lục địa Ôxtrâylia lôi cuốn người Châu Âu sang khai thác và phát triển kinh tế vào nửa cuối thế kỉ XIX. Các mỏ uran phân bố ở bán đảo Achem, Nam Ôxtrâylia. Ngoài ra còn có sắt, đa kim ở Nam Ôxtrâylia, đồng, niken, bôxit, titan. Trong miền Đông Ôxtrâylia thuộc đới uốn nếp Cổ sinh tập trung nhiều vàng, thiếc, đồng và than đá. Than đá ở Ôxtrâylia chiếm vị trí hàng đầu các lục địa Nam bán cầu về trữ lượng cũng như chất lượng. Theo tài liệu mới thì ở lục địa Ôxtrâylia còn có mỏ dầu. 2.2. KHÍ HẬU 2.2.1. Các điều kiện hình thành khí hậu a. Vị trí lục địa và địa hình: - Lục địa Ôxtrâylia chủ yếu nằm trong phần lớn các vĩ độ thấp nên hàng năm trên lục địa nhận được một tổng lượng bức xạ lớn (khoảng 140 Kcal/cm2). Vị trí đó kết hợp với dạng hình khối của lục địa là điều kiện hình thành trên lục địa các trung tâm khí áp thay đổi theo mùa. - Xung quanh có biển và đại dương bao bọc nên ảnh hưởng lớn khí hậu các vùng ven bờ do hoàn lưu và dòng biển. - Địa hình bề mặt lục địa Ôxtrâylia tuy ít bị chia cắt, nhưng các dãy núi chạy ven theo bờ đặc biệt là bờ Đông có tác dụng chắn gió từ biển thổi vào nội địa. Mặt khác, trong nội địa lại có các đồng bằng thấp và sơn nguyên thấp lại giữ cho không khí lục địa tồn tại quanh năm. Nơi mưa ít nhất là ở đồng bằng nội địa, còn nơi mưa nhiều nhất là các sườn núi đón gió thuộc dãy Đông Ôxtrâylia. b. Hoàn lưu: - Vào tháng I: Lục địa Ôxtrâylia được sưởi nóng mạnh. Nên nhiệt độ trung bình trên phần lớn lãnh thổ từ 28 - 32 0. Do được sưởi nóng, trên lục địa hình thành một trung tâm áp thấp gọi là áp thấp Ôxtrâylia, có khí áp 1006 mb. Áp thấp này kết hợp.

<span class='text_page_counter'>(84)</span> với hạ áp xích đạo tạo thành một dải bao phủ phần lớn lục địa (khoảng từ 300VN trở lên). Trên Thái Bình Dương, dải áp thấp này thống trị từ vĩ tuyến 20 0N đến 100B. Như vậy, phần Nam Ôxtrâylia nằm trong đai áp cao cận chí tuyến Nam bán cầu. Sự phân bố khí áp đã có tác động đến lục địa Ôxtrâylia. + Vùng Bắc Ôxtrâylia nằm trong hoạt động của gió mùa Tây Bắc - gió mùa xích đạo làm cho thời tiết nóng, ẩm và cho mưa nhiều. Trên lục địa Ôxtrâylia gió mùa thổi tới khoảng vĩ tuyến 19 - 20 0N, nhưng càng về phía Nam không khí càng bị biến tính nên lượng mưa càng giảm xuống. + Phần Trung và Nam Ôxtrâylia thống trị gió Mậu Dịch Đông Nam. Dọc theo duyên hải phía Đông gió Mậu Dịch thổi vào qua biển, gặp sườn núi đón gió nên thường cho mưa khá nhiều. Thời tiết nóng và ẩm ướt. Còn trong các vùng nội địa thống trị gió Mậu Dịch với khối không khí lục địa, thời tiết ổn định và không cho mưa. Như vậy, về mùa hè toàn bộ lục địa Ôxtrâylia có nhiệt độ cao. Đường đẳng nhiệt 200C chạy men theo bờ Nam lục địa. Còn khoảng từ vĩ tuyến 300N trở lên ở các sơn nguyên thấp và đồng bằng có nhiệt độ trung bình 28 - 32 0C. - Vào tháng VII: Phần lục địa Ôxtrâylia có thời tiết khô và lạnh, có nhiệt độ trung bình dưới 16 0C. Sự hoá lạnh mạnh mẽ là điều kiện hình thành trên lục địa một trung tâm áp cao gọi là áp cao lục địa Ôxtrâylia, có khí áp lên đến 1020 mb. Áp cao này bao phủ gần như toàn bộ lục địa đồng thời phối hợp với áp cao đại dương (Nam Ấn Độ Dương và Nam Thái Bình Dương) thành một dải áp cao liên tục. Chỉ có rìa phía Bắc và phía Nam nằm ở ngoại vi của đai áp cao này. - Liên quan về sự phân bố khí áp nói trên, phần lục địa Ôxtrâylia (khoảng từ vĩ tuyến 32 - 330N trở về phía Bắc) nằm trong đới gió Mậu Dịch. Dưới ảnh hưởng của khối gió Mậu Dịch và khối khí lục địa thời tiết khắp nơi khô ráo không cho mưa. -Vùng duyên hải phía Đông lục địa sự thay đổi của hướng gió và chịu ảnh hưởng của gió Mậu Dịch Đông Nam nên từ chí tuyến Nam trở lên có mưa khá nhiều, trái lại khu vực từ chí tuyến Nam đến vĩ tuyến 30 - 320N thường có gió Nam và Tây Nam do nằm ở ngoại vi phía Đông của áp cao Ôxtrâylia nên có thời tiết khô, ít khi có mưa. - Như vậy, đại bộ phận lục địa Ôxtrâylia về mùa đông khô ráo và tương đối lạnh. Trừ một bộ phận nhỏ phía Bắc có nhiệt độ trung bình trên 20 0C, còn các vùng Trung.

<span class='text_page_counter'>(85)</span> và Nam Ôxtrâylia nhiệt độ trung bình thay đổi từ 8 - 120C. Các vùng duyên hải Tây Bắc và nhất là phía Đông ấm hơn các vùng nội địa. - Xét chung về lượng mưa, so với các lục địa Nam bán cầu thì lục địa Ôxtrâylia là có lượng mưa rất ít và phân bố rất không đều. Các vùng duyên hải có mưa nhiều, càng vào sâu trong nội địa mưa càng ít. Các vùng duyên hải phía Đông, phía Bắc và rìa Tây Nam có lượng mưa trung bình năm 1000 mm trở lên. Còn các vùng sơn nguyên và đồng bằng nội địa có lượng mưa trung bình năm dưới 250 mm. 2.2.2. Đặc điểm các đới khí hậu: 1. Đới khí hậu á xích đạo: Bao gồm phần Bắc lục địa Ôxtrâylia cho đến vĩ tuyến 19 - 200N khí hậu thay đổi theo mùa rõ rệt. Về mùa hạ, toàn đới chịu ảnh hưởng của gió mùa Tây Bắc nóng ẩm và mưa nhiều, còn về mùa đông thì ngược lại, gió Mậu Dịch Đông Nam thay thế và thời tiết trở nên khô ráo. Lượng mưa trung bình năm trên lục địa giao động từ 1000 - 1500 mm. Về nhiệt độ, có thay đổi theo mùa nhưng mùa lạnh nhiệt độ vẫn không xuống dưới 200C. 2. Đới khí hậu nhiệt đới: Có sự khác biệt giữa các vùng, chia ra hai kiểu chủ yếu: - Kiểu khí hậu nhiệt đới ẩm: Chiếm một dải hẹp ở phía Đông dãy Đông Ôxtrâylia. Mùa hè có gió Mậu Dịch thổi rất mạnh từ biển vào nên có mưa đều, còn về mùa đông gió yếu hơn và không khí tương đối khô. Lượng mưa trung bình năm từ 800 1000 mm. - Kiểu khí hậu nhiệt đới lục địa: Chiếm một khu vực rộng lớn từ sườn Tây dãy Đông Ôxtrâylia trở về phía Tây. Trong khu vực này quanh năm thống trị khối không khí lục địa khô với độ ẩm trung bình 30 - 40%. Lượng mưa trung bình năm không quá 250 mm. Mùa hè rất nóng và khô, mùa đông tương đối bớt nóng. 3. Đới khí hậu á nhiệt đới: Chiếm phần không lớn lục địa Ôxtrâylia. Phần phía Tây của đới có mùa hè khô do ảnh hưởng của áp cao cận chí tuyến, còn mùa đông ẩm và có mưa khá nhiều do ảnh hưởng của gió Tây. Phần giữa của đới do ảnh hưởng của không khí lục địa nên lượng mưa không đáng kể. Phía Đông có mưa nhiều về mùa hè do gió Bắc và Đông Bắc từ biển thổi vào, còn mùa đông hơi lạnh và mưa giảm xuống do gió từ lục địa thổi ra. 4. Đới khí hậu ôn đới: Bao gồm quần đảo Taxmania, thống trị khí hậu hải dương và gió tây. Thời tiết thường ẩm và có mùa đông tương đối lạnh..

<span class='text_page_counter'>(86)</span> 2.3. SÔNG, HỒ 2.3.1. Đặc điểm chung của sông, hồ: - Đối với lục địa Ôxtrâylia mạng lưới sông ngòi rất kém phát triển. Trên toàn bộ lục địa chỉ có khoảng 40% diện tích có dòng chảy thường xuyên. Nguồn cung cấp nước chủ yếu là do mưa nên hầu hết các sông có chế độ nước theo mùa rõ rệt. - Các sông chảy về phía Bắc hoặc chảy ra Thái Bình Dương là những sông có nhiều nước và nước lớn vào mùa hè. Còn các sông chảy trên các miền duyên hải phía Tây và Tây Nam có nước chủ yếu vào mùa đông còn mùa hè khô cạn. - Trên lục địa Ôxtrâylia có nhiều hồ nhưng hầu hết là hồ nhỏ, tập trung ở phía Nam và Tây Nam trong các vùng khô hạn. Các hồ phần lớn có nguồn gốc tàn tích. Hồ lớn nhất là hồ Âyrơ ở sâu hơn mực nước Đại Dương -12 m. Diện tích 12.000 km 2 vào mùa mưa mở rộng đến 15.000 km 2. 2.3.2. Các lưu vực sông: Các sông của lục địa Ôxtrâylia đổ vào ba lưu vực: Lưu vực Thái Bình Dương, lưu vực Ấn Độ Dương và lưu vực Nội địa. * Lưu vực Thái Bình Dương: Chỉ chiếm 10% diện tích toàn lục địa. Các sông thuộc lưu vực này đều là ngắn, dốc chảy từ sườn núi xuống biển. Các sông nhiều nước, nước lớn vào mùa hè. Sông ít có giá trị giao thông nhưng có nguồn dự trữ thuỷ năng lớn. * Các sông thuộc lưu vực Ấn Độ Dương: Đa số ngắn và chảy từ các sơn nguyên đổ xuống biển. Các sông phía Bắc chảy trong đới khí hậu gió mùa xích đạo, có nước lớn vào mùa hè. Nhiều sông phía Tây và Tây Nam chỉ có nước vào mùa mưa. Trong số các sông thuộc lưu vực Ấn Độ Dương thì lớn và quan trọng nhất là hệ thống sông Murray - Darling bắt nguồn từ sườn Tây dãy Alpơ Ôxtrâylia chảy qua đồng bằng Đông Nam Ôxtrâylia và đổ ra biển qua cửa Oenlinhtơn, sông dài 2.740 m (lấy sông chính Darling). Nguồn nước cung cấp chủ yếu do mưa và một phần do tuyết tan, sông có nhiều nước và có thời kì nước lớn nhất vào mùa xuân - hè, cạn vào mùa đông. Lưu lượng nước trung bình 270 m 3/s. Hệ thống sông Murray - Darling có giá trị lớn trong việc sử dụng nước tưới ruộng, giao thông và thuỷ điện. * Lưu vực sông Nội địa: Chiếm diện tích rất rộng nhưng hầu như không có dòng thường xuyên mà chỉ có dòng chảy tạm thời chảy vào các hồ nội địa. Ngoài ra, ở lục.

<span class='text_page_counter'>(87)</span> địa Ôxtrâylia đáng chú ý là có nguồn nước ngầm khá phong phú. Hiện nay có khoảng 6500 giếng phun sử dụng cho sinh hoạt, tưới tiêu và trồng trọt. 2.4. CÁC ĐỚI TỰ NHIÊN 2.4.1. Đặc điểm của hệ thực, động vật Theo tài liệu nghiên cứu thì đến khoảng giữa Tân sinh, lục địa Ôxtrâylia mới hoàn toàn tách khỏi các lục địa và phát triển riêng biệt. Hệ thực vật và động vật của lục địa Ôxtrâylia có những đặc điểm sau: a. Hệ thực vật lục địa Ôxtrâylia rất nghèo và mang tính địa phương cao: Trên toàn bộ lục địa có khoảng 12.000 loài, nhưng có tới 9.000 loài thuộc các loài địa phương. Bởi vậy, trong thành phần thực bìa của lục địa Ôxtrâylia ít gặp các yếu tố phổ biến của các lục địa khác và ngược lại những yếu tố phổ biến ở Ôxtrâylia ít thấy trên các lục địa kia. Với đặc điểm đó, lục địa Ôxtrâylia và Taxmania được xếp thành một miền thực vật riêng biệt. Trong số các loài thực vật địa phương độc đáo nhất của Ôxtrâylia có bạch đàn (Eucaliptus) với khoảng 600 loài khác nhau. Bạch đàn trở thành yếu tố điển hình trong cảnh quan lục địa Ôxtrâylia, đồng thời đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp gỗ cho địa phương, cây keo (Acacia) có tới 280 loài, chiếm một nửa loài keo trên thế giới, mọc trong những điều kiện khí hậu khác nhau. Ngoài ra, còn có cây phi lao (Casuarina) 25 loài, cây cỏ thân gỗ, nhiều cây họ dừa và họ dương xỉ thân gỗ. Bên cạnh các yếu tố địa phương rất phong phú, ở Ôxtrâylia còn thấy đại diện của hệ thực vật Nam cực như dẻ Phương Nam và một số loài lá nhọn khác (các đại diện của hệ thực vật Cáp Châu Phi). b. Kiểu phân bố các kiểu thực bìa hiện nay phản ánh điều kiện sinh thái hiện tại phù hợp với điều kiện khí hậu chung ở Ôxtrâylia: Thống trị các quần xã ưa khô của thảo nguyên, Xavan, bán hoang mạc và hoang mạc, còn diện tích rừng chiếm 5,4% diện tích lục địa. Phù hợp với điều kiện sinh thái khí hậu khô khan, thực vật ở Ôxtrâylia có những đặc điểm thích nghi như: Ở bạch đàn có bộ rễ phát triển ăn sâu xuống đất (có loại bạch đàn khổng lồ rễ ăn sâu tới 30 m), lá thay đổi hướng để tránh ánh nắng trực tiếp của Mặt trời… Sự phân bố các kiểu thực bì thay đổi theo sự phân bố mưa và độ ẩm của không khí. Ở vùng duyên hải phát triển rừng, đi sâu vài nội địa rừng được thay thế bởi rừng thưa, xavan và cây bụi, bán hoang mạc và hoang mạc..

<span class='text_page_counter'>(88)</span> c. Hệ động vật của lục địa Ôxtrâylia: Nhìn chung nghèo về thành phần loài, mang tính cổ xưa và địa phương cao: Lục địa Ôxtrâylia được xếp vào miền địa lý động vật Ôxtrâylia. Do điều kiện sống cách ly với các lục địa, động vật Ôxtrâylia còn giữ được các đại diện của hệ động vật Trung sinh và Tân sinh mà các lục địa khác đã chết từ lâu. Hệ động vật Ôxtrâylia rất phong phú các loài có túi, các loài đơn huyệt và chim, nhưng gần như vắng bóng các động vật có vú lớn. Các loài đơn huyệt điển hình có cáo mỏ vịt phân bố ở vùng Đông Nam Ôxtrâylia và đảo Taxmania, là loài thường sống ven theo các thung lũng sông và đầm hồ; Thú lông nhím ở khắp lục địa. Thú có túi có tới 130 loài đại diện cho nhiều nhóm khác nhau: ăn thịt, ăn cỏ, gậm nhấm. Đại diện đáng chú ý nhất của thú có túi là Kenguru, gồm nhiều loài khác nhau như chó sói có túi, gấu có túi, thú ăn kiến có túi, chuột nhảy có túi… Về chim, cũng rất phong phú. Ở Ôxtrâylia có 666 loài chim, trong đó có 450 loài địa phương. Các loài điển hình là chim Dàn, đà điểu Úc, chim Thiên đường lớn, chim Kivi, chim Đuôi đàn và rất nhiều vẹt. d. Hệ thực vật và động vật Ôxtrâylia rất ít loài có giá trị trong trồng trọt và chăn nuôi: Trên lục địa Ôxtrâylia vắng bóng các loài cây lương thực chính vì thế dân bản địa trước đây không biết nghề trồng trọt. Trong danh mục các cây nông nghiệp thế giới hiện nay không thấy các loài phát sinh từ Ôxtrâylia, các loài có ở Ôxtrâylia đều đưa từ các lục địa khác đến. Về động vật, cũng rất ít loài được con người thuần hoá. Hiện nay, phần lớn các vật nuôi ở đây như cừu như dê, bò, ngựa.. đều do con người mang đến. Các loài mới nhờ thích nghi với điều kiện địa phương nên phát triển rất mạnh, trong khi đó các loài động vật địa phương do bị săn bắn mạnh mà một số đã bị tuyệt chủng hoặc có nguy cơ tuyệt chủng. 2.4.2. Các đới tự nhiên: 1. Đới rừng nhiệt đới ẩm thường xanh: Bao phủ một dải hẹp dọc theo vùng duyên hải và các sườn núi phía Đông dãy Đông Ôxtrâylia. Trong đới này, nhờ có gió Mậu Dịch Đông Nam thổi quanh năm từ biển vào nên có mưa nhiều và đều trong các tháng. Nhờ độ ẩm đầy đủ nên rừng mọc rất rậm, tạo thành nhiều tầng với nhiều loài.

<span class='text_page_counter'>(89)</span> thuộc cây họ đậu, họ dừa, họ lông não và các loài tre, nứa. Đi về phía Nam thành phần loài dần dần nghèo đi đồng thời các loài bạch đàn trở nên chiếm ưu thế. Động vật rừng nhiệt đới ẩm khá phong phú. Trong rừng thường gặp các loài ưa sống trên cây như gấu có túi, sóc có túi, kenguru Cây và rất nhiều chim. Trong số chim đáng chú ý là chim Đàn, chim Thiên đường lớn, gà rừng Chân lớn, vẹt màu đen tuyền và nhiều loài vẹt khác. Ven các sông hồ, đầm có cá sấu, rùa, nhiều chim Nước, cáo mỏ vịt. Dưới rừng nhiệt đới ẩm phát triển đất feralit đỏ vàng. 2. Đới rừng thưa, Xavan và cây bụi: Phát triển trong khu vực gió mùa nhiệt đới với mùa mưa và mùa khô luân phiên. Cảnh quan rừng thưa chỉ phát triển trong một dải hẹp ở duyên hải phía Bắc và trên các sườn Tây dãy Đông Ôxtrâylia. Càng đi sâu vào nội địa rừng thưa chuyển thành xavan cây bụi rồi đến cây bụi có gai. Trong rừng thưa thực vật chủ yếu là cây Bạch đàn hoặc Bạch đàn xen với keo, còn trên các vùng đất cát được thay bằng rừng phi lao. Trong Xavan và cây bụi, thực vật gồm có cỏ hoà thảo xen với cây bụi, Bạch đàn. Kiểu Xavan cây bụi Ôxtrâylia có tên gọi là Scrơb. Ở phía Tây Bắc trong thành phần của Xavan có thêm cây hình chai. Đi sâu vào nội địa Xavan cây bụi chuyển thành Xavan cây bụi gai với các loài cây thấp mọc lưa thưa, thân cành có nhiều gai. Dưới rừng thưa và Xavan phát triển đất feralit đỏ hay đỏ thẫm. 3. Đới bán hoang mạc và hoang mạc: Tạo thành một dải khá rộng bao gồm miền bồn địa trung tâm và sơn nguyên Tây Ôxtrâylia. Do lượng mưa hàng năm ít, độ ẩm thấp, mùa hè khô và nóng vì thế thực vật rất nghèo nàn. Ở một số nơi ít khô có phát triển cây bụi gai, cỏ mọc xen cây keo có thân khẳng khiu và chỉ cao từ 2 - 4 m. Trong bán hoang mạc Ôxtrâylia có loài cỏ hoà thảo cứng, cao 1 - 1,5 m. Nhìn chung trong đới này đất kém phát triển, nhiều nơi chỉ có cát hoặc bãi đá vụn. Ở các đới rừng thưa, Xavan cây bụi, bán hoang mạc và hoang mạc phổ biến các loài động vật ăn cỏ, gậm nhấm và một số loài ăn thịt. Trong đó các loài ăn cỏ phổ biến là kenguru sống thành đàn và chạy rất nhanh, thỏ hoang, chuột, nhím Ôxtrâylia. Động vật ăn thịt rất ít, chỉ có chó Đingô. Về chim, thường gặp đà điểu Emu và vẹt đồng cỏ. Trong hoang mạc có rắn, kì đà và côn trùng..

<span class='text_page_counter'>(90)</span> 4. Đới rừng á nhiệt đới ẩm: Đới này phát triển trong khu vực á nhiệt đới ẩm và phân bố chủ yếu trên các sườn núi phía Đông Nam, dãy Đông Ôxtrâylia. Khu vực này có khí hậu ấm và ẩm ướt đều quanh năm, do đó rừng á nhiệt đới ở đây có đặc điểm khác biệt với rừng á nhiệt đới ẩm của các lục địa khác ở chỗ: Trong rừng thống trị rừng bạch đàn. Rừng Bạch đàn gồm các cây lớn mọc rất cao, trong đó có loại bạch đàn Khổng lồ (Eucaliptus Amyglatina), cao tới 150 m, đường kính cỡ 10 m. Trong rừng còn có dây leo, dương xỉ thân gỗ, dẻ phương Nam và một số loài cây lá kim. Dưới rừng á nhiệt đới ẩm hình thành đất đỏ vàng, đất vàng xám và đất rừng xám. Các đại diện động vật phổ biến ở đây là kenguru cây, gấu có túi, chó sói có túi, lang có túi. 5. Đới rừng cây bụi lá cứng á nhiệt đới: Phát triển thành một dải ven theo bờ Tây Nam và vùng rìa phía Đông Nam Ôxtrâylia. Trong rừng thống trị các loài Bạch đàn lá cứng thường xanh, có loài cao tới 80 - 100 m. Tầng dưới rừng khá phát triển các loài cây bụi thấp và cỏ. Các loài cây bụi phát triển nhất là keo và cây cỏ thân gỗ. Trong đới này phát triển đất vàng đỏ và đất đỏ xám. Về động vật gần tương tự như rừng á nhiệt đới ẩm. 2.5. SƠ LƯỢC VỀ TÌNH HÌNH DÂN CƯ, BẢN ĐỒ CHÍNH TRỊ VÀ TÌNH HÌNH SỬ DỤNG TỰ NHIÊN 2.5.1. Tình hình dân cư * Về dân cư: Tổng dân số thuộc địa Ôxtrâylia khoảng 18,5 triệu người với mật độ trung bình khoảng 2 người/km 2. Tuy nhiên sự phân bố dân cư trên lục địa không đều, đại bộ phận dân cư tập trung trên các vùng phía Đông, phía Đông Nam và duyên hải Tây Nam. Còn đồng bằng Trung tâm và các sơn nguyên phía Tây thì dân cư hết sức thưa thớt. * Về thành phần chủng tộc: - Người bản địa chính là người Ôxtrâylia (Australien), thuộc đại chủng tộc Australôid. Người Ôxtrâylia có đặc điểm da màu rất sẫm, mắt đen, tóc đen và uốn thành làn sóng, lông và râu rất rậm, mặt ngắn, cánh mũi và lỗ mũi to, môi dày. Người Ôxtrâylia có thể là con cháu của người Australôid từ Đông Nam Á di cư sang vào khoảng thời kì hậu băng hà. Cho đến khi thực dân Anh xâm chiếm (cuối thế kỉ XVIII) người Ôxtrâylia trên lục địa có khoảng 30 vạn người, sau đó bị chết.

<span class='text_page_counter'>(91)</span> dần, chết mòn và hiện nay chỉ còn khoảng 5 vạn người. Họ sống chủ yếu trong các vùng bán hoang mạc phía Tây, phía Bắc và vùng đồng bằng Trung tâm hoang vắng. - Dân nhập cư (từ cuối thế kỉ thứ XVIII). Đối với lục địa Ôxtrâylia thì dân nhập cư chủ yếu là người Châu Âu - con cháu của những người Anh, Aixơlen, Đức, Ytalia, Hi Lạp di cư tới từ các thế kỉ trước. Họ thuộc đại chủng tộc Eurôpeôid. Hiện nay số người Châu Âu chiếm đại bộ dân cư và trở thành thành phần chủ yếu của lục địa Ôxtrâylia. 2.5.2. Bản đồ chính trị: - Trước thế kỉ XVI lục địa Ôxtrâylia chưa được ai biết đến. Đến đầu thế kỉ XVI, các nhà hàng hải Châu Âu lần lượt phát hiện ra lục địa Ôxtrâylia. Tuy nhiên, mãi cho đến cuối thế kỉ XVIII và đầu thế kỉ XIX, bọn thực dân Anh, Pháp mới bắt đầu đến xâm chiếm và khai thác. - Hiện nay trên lục địa Ôxtrâylia chỉ có một quốc gia duy nhất là liên bang Ôxtrâylia ở trong khối liên hiệp Anh. Vẫn có đại diện toàn quyền của liên hiệp Anh do nữ hoàng Anh bổ nhiệm. Nếu tính thêm các đảo phía Đông Ôxtrâylia trong Thái Bình Dương, trong đó điển hình là các đảo lớn như Papua Niughinê (diện tích 462.840 km2 với dân số 4,6 triệu người), Niuzilen (diện tích 270.740 km2 với số dân 3,796 triệu người) được gọi chung là châu Đại Dương. 2.5.3. Tình hình sử dụng tự nhiên: Nếu không kể việc săn bắn và hái lượm các động vật và cây cỏ hoang dại của người bản địa thì việc khai thác nguồn tài nguyên trên lục địa Ôxtrâylia là chậm nhất so với các lục địa khác. - Vào khoảng cuối thế kỉ thứ XVIII, sau khi người Châu Âu đến, việc trồng trọt và chăn nuôi, khai thác rừng và khoáng sản mới bắt đầu tiến hành. + Trong điều kiện cảnh quan rừng thưa, Xavan và thảo nguyên chiếm ưu thế, nghề chăn nuôi ở đây phát triển, vì vậy Ôxtrâylia hiện nay ngành chăn nuôi nhất là chăn nuôi cừu, bò chiếm ưu thế quan trọng nhất trong nông nghiệp. Đặc biệt đàn cừu của Ôxtrâylia đứng thứ 2 thế giới (khoảng 126 triệu con), sau Trung Quốc (127 triệu con). Đất trồng trọt chiếm 2% diện tích tự nhiên, tập trung trong các vùng đồng bằng và thung lũng ở Đông Nam và Tây Nam. Các cây trồng chính là lúa mì, lúa mạch, ngô. Ngoài ra, còn được trồng nhiều nho, dừa ….

<span class='text_page_counter'>(92)</span> - Tuy nhiên, việc khai thác tự nhiên ở lục địa Ôxtrâylia gặp một số khó khăn lớn là nguồn nước tưới. Bởi vậy, nhiều vùng rộng lớn ở trung tâm và Tây Úc chưa khai thác được. Mặt khác việc phá rừng trồng cây trên đồng cỏ để mở rộng các nông trại, việc khai thác thiếu biện pháp bảo vệ nên làm cho đất đai bị thoái hoá, bị xói mòn nên làm cho nhiều vùng bị hoang mạc hoá..

<span class='text_page_counter'>(93)</span> PHẦN VI. LỤC ĐỊA NAM CỰC Chương 1 ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH TỰ NHIÊN 1.1. Nhận xét chung về lục địa Nam cực Lục địa Nam cực theo tiếng Latin là Antartic, có nghĩa là sự đối nghịch đối với cực Bắc (Artic), có thể xuất phát từ suy luận của Ptôlêmê (thế kỉ thứ 2 trước công nguyên): Nếu ở Bắc bán cầu có Bắc Băng Dương thì phải có một lục địa ở phần Nam cực. Lục địa thực sự được biết vào năm 1820 bởi khám phá của hai nhà thám hiểm người Nga là Belingôsen và Lazarev. Việc nghiên cứu quy mô lục địa Nam cực chỉ bắt đầu từ sau chiến tranh thế giới lần thứ hai nhất là sau 1957. 1.2. Đặc điểm chung của lục địa Lục địa Nam cực có nhiều điểm khác biệt với các lục địa khác trên thế giới: - Đây là lục địa duy nhất trải rộng xung quanh điểm cực Nam. - Là vùng đất chiếm phần lớn diện tích băng hà của địa cầu với 99% diện tích của lục địa Nam cực bị bao phủ bởi băng hà, ước tính khoảng 26 triệu km3, dày trung bình 1830 m. - Đây là lục địa có độ cao trung bình cao nhất địa cầu (kể cả lớp băng hà phủ là cao 2000 m trên mực biển), nếu không tính lớp băng phủ thì có độ cao trung bình là 870 m, so với mực biển. - Đây là vùng đất lạnh nhất địa cầu (có nơi, có năm nhiệt độ tháng lạnh nhất đo được - 89,2 0C). - Lục địa Nam cực nghèo nhất địa cầu về sinh vật. - Diện tích bề mặt lục địa Nam cực khoảng 13,98 triệu km2, trong đó diện tích băng hà hiện tại chiếm 90%..

<span class='text_page_counter'>(94)</span> Chương 2 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA LỤC ĐỊA NAM CỰC 2.1. Lịch sử phát triển địa hình: Theo cấu tạo địa chất thì phần lớn phía Tây lục địa Nam cực thuộc lục địa Gônđơvana gọi là nền Nam cực, còn phần núi phía Đông thuộc miền uốn nếp trẻ: - Phần nền phía Đông: Được cấu tạo từ đá kết tinh tiền Cambri dày 20 km tiếp theo các tầng trên là trầm tích tuổi Đại Cổ và Trung sinh. - Phần Tây lục địa và vùng tiếp giáp với nền là những bộ phận uốn nếp Kalêđôni. 2.2. Các điều kiện tự nhiên hiện tại: 2.2.1. Địa hình hiện tại - Phần nền phía Đông là một cao nguyên rộng lớn và nằm cao hơn mực biển, hiện nay bị băng hà bao phủ một lớp rất dày bên trên. - Phần Tây lục địa Nam cực có địa hình bị chia cắt mạnh, các khối núi cao xen các thung lũng sâu, khoảng 20% diện tích phần Tây là địa hình núi, gồm các khối núi và bán đảo Nam cực. - Lớp băng phủ ở lục địa Nam cực được tạo thành cách đây khoảng hơn 100 triệu năm. Từ đó đến nay đã có những thời kì Trái đất ấm lên và lục địa Nam cực có rừng phát triển và sinh vật giàu có. 2.2.2. Khí hậu: Lục địa Nam cực là lục địa duy nhất địa cầu có vị trí bao quanh địa cực nên lượng cân bằng bức xạ hàng năm rất bé. Bề mặt được bao phủ băng rất dày nên hệ số phản xạ lớn (khoảng 90%), do đó ngay chính thời kì ngày dài ở địa cực, cán cân bức xạ vẫn âm. Do những yếu tố trên mà khí hậu ở lục địa Nam cực hết sức khắc nghiệt và là cực lạnh nhất địa cầu, nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng I cũng dưới 00C). 2.2.3. Sinh vật: Sinh vật lục địa Nam cực nghèo. Có thể phân biệt thành hai đơn vị khác nhau là lục địa và đại dương. - Đối với phần lục địa do khí hậu rất lạnh, băng hà phủ quanh năm nên giới sinh vật rất nghèo nàn - đây là cảnh quan hoang mạc băng cực, hầu như không có sinh vật sinh sống..

<span class='text_page_counter'>(95)</span> Ven rìa lục địa có ít thực vật như rêu, địa y, tảo, nấm. Từ vĩ tuyến 600 N về phía xích đạo có một số loài thực vật cây có hoa, cây thấp; trên các đảo lớp phủ thực vật phong phú hơn. Động vật trên lục địa Nam cực nghèo nàn, có một số loài động vật có vú, côn trùng biết bay. Vùng ven bờ động vật phong phú hơn. Động vật thuộc 3 nhóm chính: thú chân vịt, chim cánh cụt và chim biển. Chim cánh cụt là loài đặc trưng nhất của Nam cực, trong đó có loài Panh là loài lớn nhất, có con cao 1,15 m nặng 45 kg, tập trung thành những sân chim ở vùng ven bờ. - Động vật biển xung quanh Nam cực thì phong phú hơn. Ngoài các thú chân vịt và chim biển có cá voi và các loài nhuyễn thể. Đây là vùng biển có nhiều cá voi nhất thế giới, có con dài 30 m nặng 160 tấn và cho tới 20 tấn mỡ, và nó trở thành đối tượng săn bắt của nhiều nước..

<span class='text_page_counter'>(96)</span> TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 1. Nguyễn Phi Hạnh, Địa lý tự nhiên các lục địa, tập I, II. NXB Giáo dục. Hà Nội, 1989. 2. Trần Thị Tuyết Mai, Hà Văn Hành. Địa lý tự nhiên các lục địa (giáo trình lưu hành nội bộ). Trường ĐHKH Huế, 2004. 3. A.M.Riabtricôv, Địa lý tự nhiên các lục địa (nguyên bản tiếng Nga). NXB Matxcơva. Matxcơva, 1963 4. Hoàng Đức Triêm, Giáo trình địa lý tự nhiên đại cương. NXB Bình Trị Thiên, Huế 1983 (in lần thứ 3 có sửa chữa bổ sung, Huế 2007)..

<span class='text_page_counter'>(97)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×