Ngày nay, khi nền kinh tế thị trường đang ngày càng phát triển thì đòi hỏi
phải có một khung pháp luật hoàn chỉnh để điểu chỉnh tốt hơn những mối quan
hệ phát sinh trong xã hội. Trong thực tế, có nhiều lý do khác nhau mà ủy thác
mua bán hàng hóa đã trở nên phổ biến trong hoạt động thương mại. Do vậy, hợp
đồng ủy thác cũng chiếm một vị trí khá quan trọng, góp phần thúc đẩy nền kinh
tế, cũng như các hoạt động mua bán hàng hóa ngày càng phát triển hơn.
Theo Điều 518 BLDS, hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa là một loại
hợp đồng dịch vụ. Bởi vì, ở đó có sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cung
ứng dịch vụ thực hiện công việc cho bên thuê dịch vụ, còn bên thuê dịch vụ
phải trả tiền dịch vụ cho bên cung ứng dịch vụ.
Theo điều 155 LTM: Ủy thác mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại,
theo đó bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của
mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và được nhận thù lao
ủy thác.
Hợp đồng ủy thác là hợp đồng dịch vụ do đó dối tượng của hợp đồng dịch
vụ là một công việc mua bán hàng hóa, không bị pháp luật cấm, không trái đạo
đức xã hội, do bên nhận ủy thác tiến hành theo sự ủy quyền của bên ủy thác.
Bên nhận ủy thác khi giao dịch với người thứ 3 sẽ nhân danh chính mình. Hàng
hóa được mua bán theo yêu cầu của bên ủy thác là đối tượng của hợp đồng mua
bán giao kết giữa bên nhận ủy thác với bên thứ ba chứ không phải đối tượng của
hợp đồng ủy thác.
Nội dung của hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa có thể do các bên thảo
thuận hoặc bao gồm việc giao kết, thực hiện hợp đồng ủy thác giữa bên ủy thác
và bên nhận ủy thác. Giao kết, thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa giữa bên
nhận ủy thác với bên thứ 3 theo yêu cầu của bên ủy thác.
Lệnh uỷ thác giao dịch bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: a) Loại
giao dịch; b) Hàng hoá giao dịch; c) Khối lượng giao dịch; d) Giá cả; đ) Hợp
đồng giao dịch. Thành viên kinh doanh có thể quy định thêm các nội dung khác,
1
tuỳ theo đặc thù của từng loại giao dịch, loại hàng hoá được giao dịch và quy
định về nội dung lệnh giao dịch của Sở Giao dịch hàng hóa.
Hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa phải được lập thành văn bản hoặc
các hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương. Khi giao kết hợp đồng ủy
thác mua bán hàng hóa, các bên có thể thỏa thuận và ghi vào hợp đồng các điều
khoản sau: hàng hóa được ủy thác mua bán; số lượng, chất lượng, quy cách, giá
cả và các điều kiện cụ thể khác của hàng hóa được ủy thác mua hoặc bán; thù
lao ủy thác; thời hạn thực hiện hợp đồng ủy thác. Ngoài ra, tùy từng trường hợp
cụ thể mà các bên có thể thỏa thuận và ghi vào hợp đồng những nội dung khác
như các biện pháp bảo đảm hợp đồng; trách nhiệm giải quyết khiếu nại với
khách hàng.
Trong hợp đồng ủy thác mua bán hàng hóa thể hiện quyền và nghĩa vụ
của các bên. Nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên trong quan hệ mua bán, luật
thương mại cũng quy định quyền hoặc nghĩa vụ của các bên đối với nhau trong
trường hợp hợp đồng ủy thác chưa quy định rõ ràng.
Điều 162 Luật thương mại quy định quyền của bên ủy thác như sau:
- Yêu cầu bên nhận ủy thác thông báo đầy đủ về tình hình thực hiện hợp
đồng ủy thác.
- Không chịu trách nhiệm trong trường hợp bên nhận ủy thác vi phạm
pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 163 luật này.
Điều 163 nghĩa vụ của bên ủy thác: trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên ủy
thác có các nghĩa vụ sau:
- Cung cấp thông tin, tài liệu và phương tiện cần thiết cho việc thực hiện
hợp đồng ủy thác.
- Trả thù lao ủy thác và các chi phí khác cho bên nhận ủy thác.
- Giao tiền, giao hàng theo đúng thỏa thuận. Liên đới chịu trách nhiệm
trong trường hợp bên nhận ủy thác vi phạm pháp luật mà nguyên nhân do bên
ủy thác gây ra hoặc do các bên cố ý làm trái pháp luật.
2
Điều 164 quyền của bên nhận ủy thác:
- Yêu cầu bên nhận ủy thác cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết cho việc
thực hiện hợp đồng ủy thác.
- Nhận thù lao ủy thác và các chi phi hợp lý khác.
- Không chịu trách nhiệm về hàng hóa đã bàn giao đúng thỏa thuận cho
bên ủy thác.
Điều 165 Nghĩa vụ của bên nhận ủy thác:
- Thực hiện việc mua bán theo đúng thỏa thuận.
- Thông báo cho bên ủy thác về các vấn đề có lien quan đến việc thực
hiện hợp đồng ủy thác.
- Thực hiện các chỉ dẫn của bên ủy thác phù hợp với thỏa thuận.
- Bảo quản tài sản, tài liệu được giao để thực hiện hợp đồng ủy thác.
- Giữ bí mật về những thông tin có lien quan đến việc thực hiện hợp đồng
ủy thác.
- Giao tiền, giao hàng theo đúng thỏa thuận.
- Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm của bên ủy thác, nếu
nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật có một phần do lỗi của mình gây ra.
Pháp luật thương mại không quy định về các trường hợp chấm dứt hợp
đồng ủy thác mua bán hàng hóa nhưng căn cứ vào Điều 424 BLDS thì hợp đồng
này chấm dứt trong các trường hợp do các bên thỏa thuận và trong những
trường hợp sau: Hết thời hạn ủy thác; mục địch ủy thác đã hoàn thành; một
trong các bên tham gia hợp đồng chết, mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân
sự, bên nhận ủy thác mất tư cách thương nhân; hợp đồng ủy thác bị hủy bỏ, bị
đơn phương chấm dứt thực hiện.
Như vậy, hợp đồng ủy thác chiếm một vị trí quan trọng trong sự phát
triển kinh tế nói chung cũng như đối với hoạt động thương mại nói riêng. Giúp
cho các chủ thể thực hiện kinh doanh xác định được một cách đúng nhất về đối
tượng, nội dung cũng như chủ thể của hợp đồng để thực hiện có hiệu quả những
điều kiện của hợp đồng, từ đó góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
3
Danh mục tài liệu tham khảo
1. Trường Đại học Luật Hà Nội, Giáo trình luật thương mại (tập 2). Nxb.
CAND, Hà Nội, 2006.
2. Luật thương mại năm 2005.
3. Nghị định của Chính phủ 23/2007/NĐ/CP ngày 12/2/2007 quy định chi tiết
thi hành luật thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động
mua bán hàng hóa liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của doanh
nghiệp có vốn đầu tư của nước ngoài tại Việt Nam.
4 . thongtinphapluat. vn
4