Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

Giáo án Tổng hợp - Lớp 3

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.09 KB, 26 trang )

Thứ 2: 27/08/2012
MÔN: TẬP ĐỌC – KỂ CHUYỆN
BÀI: CHIẾC ÁO LEN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Biết nghỉ hơi sau dấu chấm, dấu phẩy, giữa các cụm từ; bước đầu biết đọc phân biệt lời nhân vật với
lời người dẫn chuyện.
- Hiểu ý nghĩa: Anh em phải biết nhường nhịn, thương yêu lẫn nhau. (Trả lời được các câu hỏi 1, 2, 3,
4).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa bài tập đọc – kể chuyện.
- Bảng phụ viết gợi ý từng đoạn của câu chuyện Chiếc áo len
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
A. TẬP ĐỌC
1. Kiểm tra bài cũ:
- Gọi 2 HS đọc bài Cô giáo tí hon và trả lời câu
hỏi 2, 3.
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, ghi điểm
2. Bài mới
* Giới thiệu bài, ghi tựa
- Bài Chiếc áo len mở đầu chủ điểm sẽ giúp cho
các em biết tình cảm mẹ con, anh em dưới một
mái nhà.
* Luyện đọc:
a) GV đọc mẫu toàn bài ( GV gợi ý cách đọc:
giọng đọc nhẹ nhàng, tình cảm.
b) Hướng dẫn HS luyện đọc, kết hợp giải nghĩa
từ
- Gọi HS đọc từng câu luân phiên đến hết bài.
- Gọi HS đọc từng đoạn trước lớp


- Gọi 4 HS đọc luân phiên 4 đoạn trước lớp. GV
nhắc nhở HS nghỉ hơi đúng, đọc đoạn văn với
giọng thích hợp.
- Gọi HS nêu nghĩa những từ khó đã được chú
giải trong SGK
- Yêu cầu HS đọc từng đoạn trong nhóm
- Gọi nhóm đọc đồng thanh đoạn 1, 4
- Gọi cá nhân đọc luân phiên đoạn 3, 4
* Hướng dẫn tìm hiêu bài
- Yêu cầu HS đọc thầm từng đoạn, trao đổi, tìm
hiểu nội dung bài theo các câu hỏi trong SGK.
- Đoạn 1 trả lời: Chiếc áo lan của Hòa đẹp và tiện
lợi như thế nào? (Áo màu vàng, có giây kéo ở
giữa, có mũ để đội, ấm ơi là ấm).
- Đoạn 2: Gọi 1 HS đọc thành tiếng, cả lớp đọc
thầm và trả lời: Vì sao Lan dỗi mẹ? ( Vì mẹ nói
rằng không thể mua chiếc áo len đắt tiền như
vậy).
- Đoạn 3: Cả lớp đọc thầm đoạn 3 và trả lời: Anh
Tuấn nói với mẹ những gì? (Mẹ hãy dành hết tiền
mua áo cho em Lan. Con không cần thêm áo vì
- 2 HS đọc lại bài và trả lời câu họi trong SGK
- HS nhận xét
- HS chú ý quan sát, đọc thầm theo GV
- HS đọc từng câu
- HS đọc từng đoạn
- 4 HS luân phiên đọc từng đoạn, lưu ý ngắt, nghỉ
hơi
- HS nêu nghĩa của từ khó trong SGK
- HS đọc từng đoạn

- Các nhóm đọc đồng thanh
- Cá nhân HS đọc
- HS đọc thầm từng đoạn và trả lời các câu hỏi
trong SGK
1
con khỏe lắm. Nếu lạnh, con sẽ mặc thêm nhiều
áo cũ ở bên trong).
- Đoạn 4: cả lớp đọc thầm, trao đổi trong nhóm
trả lời: Vì sao Lan ân hận? (Vì Lan đã làm cho mẹ
buồn; Vì Lan thấy mình ích kỉ, chỉ biết nghĩ đến
mình mà không nghĩ đến anh; vì nghĩ đến tấm
long thương yêu của mẹ và sự nhường nhịn, độ
lượng của anh,…).
- Yêu cầu cả lớp đọc thầm toàn bài suy nghi và
tìm ra một cái tên khác cho câu chuyện (VD: Mẹ
và hai con, tấm long của người anh,…)
* Luyện đọc lại:
- Gọi 2 học nối tiếp nhau đọc toàn bài
- Chia lớp thành các nhóm, mỗi nhóm 4 HS tự
phân vai( 1 dẫn chuyên, Lan, Tuấn, mẹ).
- Tổ chức cho các nhóm thi đọc truyện theo cách
phân vai.
- GV nhắc HS đọc cần phân biệt lời kể của nhân
vật với lời dẫn chuyện cảu người dẫn chuyện.
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, tuyên dương nhóm đọc hay nhất,
đọc đúng thể hiện được tình cảm của nhân vật,…
B. KỂ CHUYỆN
1. Nêu nhiệm vụ: Dựa vào các câ hỏi gợi ý trong
SGK, kể từng đoạn của câu chuyện Chiếc áo len

theo lời kể của Lan.
2. Hướng dẫn HS kể từng đoạn của câu chuyện
theo gợi ý.
a) Giúp HS nắm nhiệm vụ
- Gọi HS đọc đề bài và gợi ý. Cả lớp đọc thầm
- GV giải thích 2 gợi ý trong SGK
+ Kể theo gợi ý: gợi ý là điểm tựa để nhớ các ý
trong truyện
+ Kể theo lời của Lan: Kể theo cách nhập vai,
người kể đóng vai Lan phải xưng tôi, mình hoặc
em.
b) GV kể mẫu đoạn 1: Áo len đẹp
- Gọi HS đọc 3 gợi ý trong SGK, lớp đọc thầm
theo
- GV lưu ý HS cần kể đầy đủ 3 gợi ý trong SGK.
Lưu ý tất cả HS đều có thể kể được câu chuyện
theo các gợi ý trong SGK.
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét
C. CỦNG CỐ DẶN DÒ
- Câu chuyện trên giúp em hiểu ra điều gì? ( Giận
dỗi mẽ như Lan là không nên; không nên ích kỉ
chỉ nghĩ đến mình; trong gia đình phải biết
nhường nhịn quan tâm đến người than trong gia
đình; không được làm bố mẹ buồn khi đòi hỏi
những điều bố mẹ không thể mua được…)
- Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện
- Yêu cầu HS về nhà luyện đọc lại bài tập đọc.
- HS đọc thầm và tìm ra 1 tên khác cho bài đọc
- 2 HS đọc toàn bài

- HS đọc theo cách phân vai nhân vật
- HS lưu ý lời của nhân vật và lời của người dẫn
chuyện
- HS nhận xét
- HS đọc đề bài và các gợi ý trong SGK, lớp đọc
thầm
- HS đọc gợi ý đoạn 1
- HS nhận xét
- HS trả lời
2
MÔN: TOÁN
BÀI: ÔN TẬP VỀ HÌNH HỌC
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Tính được độ dài đường gấp khúc, chu vi hình tam giác, chu vi hình tứ giác.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Thước đo độ dài, vở, vở bài tập,, SGK
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS nhắc lại cách tính độ dài đường gấp
khúc.
2. Bài mới
Bài 1:
- Gọi HS nêu yêu cầu BT 1
a)
- Yêu cầu HS quan sát hình trong SGK để biết
đường gấp khúc ABCD có 3 đoạn thẳng AB =
34cm; BC = 12cm; CD = 40cm và tính được độ
dài đường gấp khúc đó.
- Yêu cầu HS giải bài tập vào vở

Bài giải
Độ dài đường gấp khúc ABCD là:
34 + 12 + 40 = 86 (cm)
Đáp số: 86 cm
b) Củng cố cách tính chu vi hình tam giác, giúp
HS nhận biết độ dài các cạnh của hình tam giác
MNP có số đo độ dài các cạnh như trong SGK và
sau đó tính chu vi hình tam giác.
- Yêu cầu HS tự làm bài vào vở
Bài giải
Chu vi hình tam giác MNP là:
34 + 12 + 40 = 86 (cm)
Đáp số: 86 cm
- Gọi HS so sánh kết quả của 2 phép tính để từ đó
rút ra kết luận hình tam giác MNP có thể là dường
gấp khúc ABCD khíp kín. Độ dài đường gấp khúc
khép kín đó cũng là chu vi hình tam giác.
Bài 2:
- Gọi HS nêu yêu cầu BT2
- Cũng cố lại cho HS cách đo độ dài của một đoạn
thẳng bằng thước thẳng và từ đó tính được chu vi
hình chữ nhật ABCD.
- Yêu cầu HS giải bài tập vào vở
Bài giải
Chu vi hình chữ nhật ABCD là:
3 + 2 + 3 + 2 = 10 (cm)
Đáp số: 10 cm
Bài 3:
- Yêu cầu HS tự đếm và trả lời:
+ 5 hình vuông

+ 6 hình tam giác
- HS nhắc lại cách tinh độ dài đường gấp khúc
- HS nêu yêu cầu BT
- HS quan sát hình trong SGK
- HS làm bài vào vở
- HS làm bài vào vở
- HS so sánh 2 kết quả của hai bài toán
- HS nêu yêu cầu bài tập 2
- HS giải bài tập vào vở
- HS tự đếm và phát biểu trước lớp
3
MÔN: ĐẠO ĐỨC
BÀI: GIỮ LỜI HỨA (T1)
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Nêu được một vài ví dụ về giữ lời hứa
- Biết giữ lời hứa với mọi người và bạn bè.
- Quý trọng những người biết giữ lời hứa.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Vở bài tập đạo đức lớp 3
- Tranh minh họa truyện Chiếc vòng bạc
- Phiếu học tập dung cho hoạt động 3
- Các tấm bìa nhỏ màu đỏ, màu xanh, màu trắng
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS đọc thuộc 5 điều Bác Hồ dạy
- Thiếu nhi cần phải làm gì để tỏ long kính yêu
Bác Hồ.
2. Bài mới
Hoạt động 1: Thảo luận truyện Chiếc vòng

bạc.
- GV kể lại chuyện Chiếc vòng bạc
- Gọi HS đọc hoặc kể lại chuyện Chiếc vòng bạc
nếu nhớ nội dung câu chuyện
- Yêu cầu HS thảo luận
+ Bác Hồ đã làm gì khi gặp lại em bé sau 2 năm
đi xa?
+ Em bé và mọi người trong truyện cảm thấy thế
nào trước việc làm của Bác?
+ Việc làm của Bác thể hiện điều gì?
+ Qua câu chuyện trên em có thể rút ra điều gì?
+ Thế nào là giữ lời hứa?
+ Người biết giữ lới hứa sẽ được mọi người
đánh giá như thế nào?
Kết luận:
Tuy bận việc rất nhiều nhưng Bác Hồ không
quên một lới hứa với em bé, dù đã qua một thời
gian dài. Việc làm của bé khiến mọi người rất
cảm động và kính phục.
Qua câu chuyện trên, chúng ta thấy cần phải giữ
đúng lời hứa. Giữ lời hứa là thực hiện đúng
những điều mình đã nói, đã hứa hẹn với người
khác. Người biết giữ lời hứa sẽ được mọi người
quý trọng, tin cậy và noi theo.
Hoạt động 2: Xử lý tình huống
- GV chia lớp thành các nhóm và giao nhiệm vụ
cho các nhóm:
Tình huống 1: Tân hẹn chiều chủ nhật sang nhà
Tiến giúp bạn học toán. Nhưng khi Tân vừa chuẩn
bị đi thì trên ti vi lại chiếu phim hoạt hình rất

hay…
+ Theo em bạn Tân có thể ứng xử thế nào trong
tình huống đó?
- 2 – 3 HS đọc thuộc lại 5 điều Bác Hồ dạy
- HS trả lời
- HS đọc lại truyện
- Hs thảo luận và trả lời các câu hỏi gợi ý
- Bác Hồ đã mua cho em bé chiếc vòng
- Mọi người cảm động rơi nước mắt
- Việc làm của Bác thể hiện Bác là giữ lời hứa
- HS trả lời theo suy nghĩ của mình
4
+ Nếu là Tân, em sẽ chọn cách ứng xử nào? Vì
sao?
Tình huống 2: Hằng có quyển truyện mới. Thanh
mượn bạn đem về nhà xem và hứa sẽ giữ gìn cẩn
thận. Nhưng về nhà, Thanh sơ ý để em bé nghịch
làm rách truyện.
+ Theo em, Thanh có thể làm gì? Nếu là Thanh
em sẽ chọn cách nào? Vì sao?
- Yêu cầu các nhóm thảo luận
- Gọi đại diện các nhóm trình bày
- Gọi HS nhận xét: Em có đồng ý với cách giải
quyết của bạn không? Vì sao?
+ Theo em Tiến sẽ làm gì khi không thấy Tân
sang nhà mình học như đã hứa? Hằng sẽ nghĩ gì
khi Thanh không dán trả lại truyện và xin lỗi mình
về việc đã làm rách truyện?
+ Cần phải làm gì khi không thể thực hiện được
điều mình đã hứa với người khác?

Kết luận:
- Tình huống 1: Tân cần sang nhà bạn học như đã
hứa hoặc tìm cách báo cho bạn: xem phim xong
sẽ sang học cùng bạn, để bạn khỏi chờ.
- Tình huống 2: Thanh cần dán trả lại truyện cho
Hằng và xin lỗi bạn.
Tiến và Hằng sẽ cảm thấy không vui, không hài
long, không thích; có thể mất long tiin khi bạn
không giử đúng lới hứa với mình.
Cần phải giữ lời hứa vì giữ lời hứa là tự trong và
tôn trọng người khác.
Khi vì một lí do gì đó, em không thực hiện được
lời hứa với người khác, em cần phải xin lỗi họ và
giải thích rỏ lí do.
Hoạt động 3: Tự liên hệ
- GV nêu yêu cầu HS tự liên hệ:
+ Thời gian vừa qua em có hứa với ai điều gì
không? Em có thực hiện điều gì đã hứa không? Vì
sao? Em cảm thấy thế nào khi thực hiện được
(hay không thực hiện được) điều đã hứa?
- Gọi HS tự liên hệ
- GV nhận xét, khen thưởng những HS biết giữ
lời hứa và nhắc nhở các em nhớ thực hiện bài học
trong cuộc sống hằng ngày.
Hướng dẫn HS thực hiện giữ lời hứa
- Thực hiện giữ lời hứa với bạn bè và mọi người
- Sưu tấm các gương biết giữ lời hứa của bạn bè
trong lớp, trong trường
3. Củng cố, dặn dò:
- Gọi HS nhắc lại thế nào là giữ lời hứa

Giữ lời hứa là thực hiện đúng những điều mình
đã nói, đã hứa hẹn với người khác. Người biết giữ
lời hứa sẽ được mọi người quý trọng, tin cậy và
noi theo.
- HS thảo luận
- Đại diện các nhóm trình bày trước lớp
- HS chú ý lắng nghe và ghi nhớ
- HS tự liên hệ bản thân và trả lời câu hỏi
- HS trình bày trước lớp
- HS chú ý và thực hiện
5
Thứ ba: 28/08/2012
MÔN: TẬP ĐỌC
BÀI: QUẠT CHO BÀ NGỦ
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Biết ngắt đúng nhịp giữa các dòng thơ, nghĩ hơi đúng sau mỗi dòng thơ và giữa các khổ thơ.
- Hiểu tình cảm yêu thương, hiếu thảo của bạn nhỏ trong bài thơ đối với bà (trả lời được các câu hỏi
trong SGK, thuộc cả bài thơ).
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh minh họa cho bài tập đọc
- Bảng viết những khổ thơ cần hướng dẫn HS luyện đọc và học thuộc lòng.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOAT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Kiểm tra bài cũ
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc bài Chiếc áo len và trả
lời câu hỏi
+ Qua câu chuyện, em hiểu điều gì?
2. Bài mới
Hoạt động 1: Giới thiệu bài
- Bài thơ quạt cho bà ngủ sẽ giúp các em thấy tình

cảm của bạn nhỏ với bà của bạn như thế nào.
Hoạt động 2: Luyện đọc
* GV đọc bài thơ với giọng dịu dàng, tình cảm
* Luyện đọc kết hợp giải nghĩa từ
- Gọi HS đọc nối tiếp từng dòng thơ, mỗi HS đọc
2 dòng
- Gọi HS nối tiếp nhau đọc 4 khổ thơ + GV nhắc
nhở HS ngắt nhịp đúng trong các khổ thơ sau
Ơi / chích chòe ơi! //
Chim đừng hót nữa,/
Bà em ốm rồi, /
Lặng / cho bà ngủ. //
Hoa cam, / hoa khế /
Chín lặng trong vườn, /
Bà mơ tay cháu /
Quạt / đầy hương thơm. //
- Gọi HS đọc phần giải nghĩa trong SGK, đặt câu
hỏi với từ đó. (Em đang thiu thiu ngủ bỗng
choàng dậy vì tiếng động chói tai ngoài phố).
- Yêu cầu HS đọc thầm bài thơ trong nhóm
- Gọi các nhóm đọc nối tiếp nhau 4 đoạn trong bài
thơ
Hoạt động 3: Hướng dẫn tìm hiểu bài
- Gọi 1 HS đọc bài thơ, cả lớp đọc thầm bài thơ,
thảo luận và trả lời các câu hỏi
+ Bạn nhỏ trong bài thơ đang làm gì? (quạt cho bà
ngủ)
+ Cảnh vật trong nhà, ngoài vườn như thế nào?
(Mọi vật đều im lặng như đang ngủ: ngấn nắng
thiu thiu ngủ trên tường, cốc chén nằm im, hhoa

cam, hoa khế ngoài vườn chín lặng lẽ. Chỉ có một
chú chích chòe đang hót).
- HS nối tiếp nhau đọc bài tập đọc Chiếc áo
len
- HS trả lời
- HS nồi tiếp nhau đọc từng dòng thơ
- HS nối tiếp nhau đọc các khổ thơ, đọc đúng
nhịp
- HS đọc phần chú thích
- HS đọc thầm bài thơ
- HS đọc nối tiếp các đoạn trong bài thơ
- 1 HS đọc cả bài thơ, thảo luận và trả lời các
câu hỏi.
6
+ Bà mơ thấy gì? (Bà mơ thấy cháu đang quạt
hương tới).
- Gọi HS trả lời theo suy nghĩ riêng của mình ở
câu hỏi:
+ Vì sao có thề đoán bà đang mơ như vậy?
. Vì cháu đã quạt cho bà rất lâu trước khi bà
ngủ thiếp đi nên bà mơ thấy cháu ngồi quạt.
. Vì trong giấc ngủ bà vẫn ngửi thấy hương
thơm của hoa cam, hoa khế.
. Vì bà yêu cháu và yêu ngôi nhà của mình
- Yêu cầu HS đọc thầm lại toàn bài thơ, trả lời
câu hỏi: Qua bài thơ, em thấy tình cảm của
cháu với bà như thế nào?
Kết luận: Cháu rất hiếu thảo, yêu thương, chăm
sóc bà,..
Hoạt động 4: Học thuộc lòng bài thơ

- Yêu cầu HS học thuộc lòng bài thơ tại lớp bằng
hình thức xóa đi từng dần từng dòng, từng khổ,

- Gọi HS thi đọc thuộc lòng từng khổ thơ trước
lớp
3. Củng cố, dặn dò
- Nhận xét tiết học
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc lòng bài thơ và
chuẩn bị cho bài tập đọc tiếp theo.
- HS trả lời câu hỏi theo suy nghĩ của mình
- HS đọc thầm lại bài thơ và trả lời câu hỏi
- HS đọc thuộc lòng bài thơ
7
MÔN: TOÁN
BÀI: ÔN TẬP VỀ GIẢI TOÁN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
- Biết gải bài toán về nhiều hơn, ít hơn
- Biết giải bài toán về hơn kém nhau một số đơn vị
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK, vở BT
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ:
- Kiểm tra bảng nhân, bảng chia
2. Bài mới
Bài 1: Củng cố giải bài toán về nhiều hơn, yêu
cầu HS tự giải
- Gọi 1 HS đọc yêu cầu bài toán
- Yêu cầu HS tự giải vào vở
Bài giải

Số cây đội Hai trồng được là:
230 + 90 = 320 (cây)
Đáp số: 320 cây.
Bài 2: Củng cố giải toán về ít hơn
- Gọi HS đọc yêu cầu bài toán
- Yêu cầu HS tự giải bài vào vở
Bài giải
Buổi chiều cửa hàng bán được số lít xăng là:
635 – 128 = 507 (lít xăng)
Đáp số: 507 lít xăng.
Bài 3: Giới thiệu bài toán về hơn kém nhau một
số đơn vị
a)
- GV hướng dẫn HS quan sát mẫu và giải thích
mẫu cho HS hiểu.
+ Hàng trên có mấy quả cam? Chỉ vào hình vẻ
và hỏi
+ Hàng dưới có mấy quả cam?
+ Vậy hàng trên nhiều hơn hàng dưới mấy quả
cam?
Cho tương ứng mỗi quả cam ở hàng dưới với 1
quả cam ở hàng trên, ta thấy số cam ở hàng trên
nhiều hơn số cam ở hàng dưới 2 quả. Từ đó
“Muốn biết số quả cam ở hàng trên nhiều hơn số
quả cam ở hàng dưới bao nhiêu quả, ta lấy số 7
quả cam bớt đi 5 quả cam còn 2 quả cam (7 – 5 =
2)
- Yêu cầu HS tự giải vào vở bài tập
Bài giải
Số cam ở hàng trên nhiều hơn số cam ở hàng

dưới là:
7 – 5 = 2 (quả cam)
Đáp số: 2 quả cam
b)
- HS dựa vào bài trên và tự giải vào vở
- Cả lớp đồng thanh bảng nhân từ 2 - 5
- 1 HS nêu yêu cầu bài tập 1
- HS tự giải vào vở
- HS nêu yêu cầu bài toán
- HS giải vào vở
- HS quan sát và trả lời câu hỏi
- HS chú ý nghe GV hướng dẫn
- HS tự giải vào vở
- HS giải bài vào vở
8
Bài giải
Số bạn nữ nhiều hơn số bạn nam là:
19 – 6 = 3 (bạn)
Đáp số: 3 bạn
Bài 4: Cho hs tự giải dựa vào bài 3b, lưu ý học
sinh từ nhẹ hơn giống như từ ít hơn
Bài giải
Bao ngô nhẹ hơn bao gạo là:
50 – 35 = 15 (kg)
Đáp số: 15 kg
- HS tự giải bài tập dựa vào mẫu bài 3b
9
MÔN: CHÍNH TẢ
BÀI: NGHE – VIẾT CHIẾC ÁO LEN
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Nghe viết đứng bài chính tả; trình bày đúng hình thức bài văn xuôi
- Làm đúng các bài tập
- Điền đúng 9 chữ và tên chữ vào ô trống trong bảng
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- SGK, vở bài tập
- Các bài tập
III. HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH
1. Bài cũ:
- Đọc cho HS viết bảng các từ khó trong bài trước
- Nhận xét
2. Bài mới
a) Giới thiệu bài
b) Hướng dẫn HS nghe viết
- GV đọc đoạn 4 1 lần
- Gọi 2 HS đọc đoạn 4 của bài Chiếc áo len
- Hướng dẫn HS nắm lại nội dung của đoạn 4
bằng cách trả lời câu hỏi:
+ Vì sao Lan ân hận? (Vì Lan làm cho mẹ phải
lo lắng, phải buồn, vì Lan chỉ nghĩ tới mình mà
không nghĩ tới anh).
- Hướng dẫn HS nhận xét chính tả:
+ Từ nào trong đoạn văn cần phải viết hoa?
+ Lời Lan muốn nóivới mẹ được đặt trong dấu
câu gì?
- Yêu cầu HS tìm từ hoặc tiếng khó viết dễ nhầm
lẫn
- GV đọc bài và HS viết vào vở
- GV đọc chậm, lưu ý những từ khó viết cho HS
nhớ và lưu ý cách viết tên riêng, lưu ý HS xem lại

tránh thiếu chữ, dư từ.
c) Hướng dẫn HS làm bài tập chính tả
- Yêu cầu HS làm bài 2b
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét và kết luận
- Cả lớp làm bài vào vở bài tập theo lời giải đúng
Bài 3
- GV hướng dẫn HS nắm vững yêu cầu của bài
tập
- Gọi 1 HS đọc mẫu
- Yêu cầu HS làm bài vào VBT
- Gọi HS nêu kết quả làm bài
- Gọi HS nhận xét
- GV nhận xét, kết luận
- Yêu cầu HS học thuộc 9 chữ và tên chữ mới học
theo cách đã nêu ở tuần 1.
3. Củng cố, dặn dò
- Yêu cầu HS về nhà học thuộc 19 chữ đã học
- Nhận xét tiết học
- HS viết những từ GV yêu cầu viết vào bảng con
- HS đọc thầm theo
- Vì Lan làm cho mẹ phải lo lắng, phải buồn, vì
Lan chỉ nghĩ tới mình mà không nghĩ tới anh.
- Những chữ đầu câu, đầu đoạn, tên riêng Lan
- Đặt trong dấu ngoặc kép
- HS nêu: nằm, xin lỗi, xấu hổ,…
- HS viết bài vào vở
- HS đọc thầm vào suy nghĩ làm bài tập 2b
- HS nhận xét
- HS làm bài vào vở theo ý đúng

- HS đọc mãu
- HS làm bài vào vở
- HS nêu kết quả làm bài
- HS nhận xét, bổ sung
10

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×