Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHẤM DỨT THAI KỲ BẰNG THUỐC MISOPROSTOL TUỔI THAI 13 ĐẾN 22 TUẦN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (268.64 KB, 16 trang )

ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHẤM DỨT THAI KỲ BẰNG THUỐC MISOPROSTOL
TUỔI THAI 13 ĐẾN 22 TUẦN TẠI BỆNH VIỆN PHỤ SẢN THÀNH PHỐ CẦN
THƠ
Phạm Thị Linh, Trương Mỹ Ngọc, Lê Thị Mỹ Tiên
Tóm tắt:
Mục tiêu nghiên cứu:
-

Đánh giá hiệu quả chấm dứt thai kỳ từ 13 đến 22 tuần bằng thuốc Misoprostol tại
bệnh viện phụ sản thành phố Cần Thơ

-

Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ thành công và tác dụng không mong
muốn của Misoprostol

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, tiến hành với
những trường hợp mang thai từ 13 đến 22 tuần có chỉ định chấm dứt thai kỳ bằng
Misoprostol từ tháng 03/2017 đến tháng 09/2017 tại bệnh viện phụ sản thành phố
Cần Thơ. Tất cả thai phụ được sử dụng phác đồ theo hướng dẫn Quốc gia về chăm
sóc sức khỏe sinh sản: Cứ 6 giờ dùng 1 viên Misoprostol 200mcg cho thai từ 18 tuần
trở lên (không quá 3 lần/ngày); 4 giờ dùng 1 viên cho thai dưới 18 tuần (không quá 5
lần/ngày). Thành công khi gây được sẩy thai (sẩy thai hồn tồn hoặc khơng hồn
tồn). Thất bại khi dùng thuốc cổ tử cung vẫn đóng kín, khơng gây được sẩy thai,
phải chuyển phương pháp khác như: nạo, gắp thai, truyền oxytocin, đặt sonde foley.
Kết quả: Tỷ lệ thành công chấm dứt thai kỳ từ13 đến 22 tuần bằng Misoprostol là
96,2%, thất bại chiếm 3,8%. Một số tác dụng phụ thường gặp: sốt, lạnh run (44,2%),
tiêu chảy (15,4%), buồn nôn và nôn (11,5%). Một số yếu tố liên quan: tiền căn thai
lưu, dị tật & tỉ lệ thành cơng: những trường hợp khơng có tiền căn thai lưu, dị tật tỉ lệ
thành công cao hơn; tuổi thai chấm dứt thai kỳ không ảnh hưởng đến kết quả; tuổi
thai càng lớn thì thời gian tống xuất thai càng chậm; tỉ lệ tác dụng phụ tăng dần theo


số viên thuốc sử dụng.
Kết luận: Chấm dứt thai kỳ ở tuổi thai từ 13 đến 22 tuần bằng Misoprostol là phương


pháp hiệu quả và an tồn, giúp bệnh nhân có thêm lựa chọn trong điều trị và nên áp
dụng rộng rãi ở các cơ sở y tế đủ điều kiện.
Từ khóa: phá thai nội khoa, misprostol.

ASSESSING THE RESULT OF TERMINATING PREGNANCIES AT 13-22
WEEKS’ GESTATION BY USING MISOPROSTOL AT CANTHO
GYNECOLOGY-OBSTETRICS HOSPITAL
Pham Thi Linh, Truong My Ngoc, Le Thi My Tien
Abstract:
Objective:
-

To assess the effectiveness of terminating 13-22-week pregnancies by using
Misoprostol at Cantho gynecology-obstetrics hospital.

-

To examine some factors related to the success rate and side effects of
Misoprostol.

Methods: Cross-sectional study, which was carried out with 13-22-week pregnancies
prescribed Misoprostol for pregnancy termination from March to September, 2017 at
Cantho gynecology-obstetrics hospital. All pregnant women complied with a
clinical protocol based on National Guidelines for reproductive health care services:
Using 1 Misoprostol 200mcg every 6 hours for pregnancies at 18 weeks’ gestation or
over (no more than three times/per day); using 1 pill every 4 hours for pregnancies

under 18 weeks’ gestation (no more than 5 times/per day). The treatment was
considered a success if it caused complete or incomplete abortion. It was considered
a failure if the cervix still closed tightly, abortion was not induced and other
measures have to be implemented such as dilation and curettage, evacuation,
oxytocin infusion or sonde foley placement.
Results: The successful rate of 13-22-week pregnancy termination was 96.2%. The
failed rate was 3.8%. Some side effects after using Misoprostol were fever, chills


(44.2%), diarrhea (15.1%), nausea and vomiting (11.5%). Several related factors
involved a history of intrauterine fetal death, anomalies and the success rate.
Pregnancies with no history of intrauterine fetal death, anomalies had the higher
success rate; gestational age did not influence the results; increasing gestational age
led to longer duration of fetal expulsion; the rate of side effects gradually increased
based on the number of pills used.
Conclusion: The termination of pregnancy at 13-22 weeks’ gestation by using
Misoprostol is an effective and safe measure. This measure helps patients have more
options and should be widely applied at qualified medical centers.
Keywords: medical abortion, misoprostol.
GIỚI THIỆU
Việc CDTK trong ba tháng giữa có nhiều tai biến, biến chứng, nhưng với nhiều lý
do khác nhau cả về mặt xã hội và y tế như có thai ngồi ý muốn, thai lưu, thai dị tật hoặc
bệnh lý của mẹ nên người phụ nữ buộc phải phá thai ở tuổi thai này. Trước đây, phá thai to
thường được thực hiện chủ yếu bằng phương pháp can thiệp ngoại khoa. Mặc dù tỷ lệ
thành cơng là rất cao nhưng nó cũng có nhiều tai biến nguy hiểm như thủng tử cung, băng
huyết, nhiễm khuẩn hoặc di chứng lâu dài và nặng nề, đem lại nỗi bất hạnh lớn cho người
phụ nữ nhất là vô sinh, thậm chí cả tử vong. Do đó việc nghiên cứu một phương pháp
CDTK nội khoa hiệu quả và an toàn sẽ mở rộng sự lựa chọn cho người phụ nữ và làm
giảm tỷ lệ tai biến, tử vong do các thủ thuật phá thai ngoại khoa gây ra. Phá thai nội khoa
là biện pháp chấm dứt thai nghén bằng các thuốc gây sẩy thai mà không dùng thủ thuật

ngoại khoa. Misoprostol là thuốc thường được sử dụng để gây sẩy thai, được áp
dụng trên thế giới từ những năm 1980, được nghiên cứu tại Việt Nam từ năm
1992 [7].
Năm 2015, Trung tâm sàng lọc chẩn đoán trước sinh và sau sinh của BVPS Cần
Thơ đã sàng lọc được 208 trường hợp có bất thường về hình thái, nhiễm sắc thể thai,
trong đó có chỉ định CDTK 70 trường hợp chưa kể các trường hợp thai lưu. Do đó Tại
BVPS thành phố Cần Thơ , việc CDTK bằng thuốc ở tuổi thai từ 13 đến hết 22 tuần đã


được thực hiện đối với các trường hợp trên. Vì vậy để xác định hiệu quả của phác đồ
đình chỉ thai nghén bằng thuốc ở tuổi thai 13 đến 22 tuần chúng tôi tiến hành nghiên cứu
đề tài: “Đánh giá kết quả chấm dứt thai kỳ bằng thuốc Misoprostol tuổi thai từ 13 đến
hết 22 tuần tại bệnh viện phụ sản thành phố Cần Thơ ”
MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Đánh giá hiệu quả chấm dứt thai kỳ từ 13 đến 22 tuần bằng thuốc Misoprostol tại
bệnh viện phụ sản thành phố Cần Thơ
2. Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ thành công và tác dụng không mong muốn
của Misoprostol
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang
Đối tượng nghiên cứu:
Dân số nghiên cứu: Tất cả các thai phụ mang thai với tuổi thai từ 13 đến 22 tuần có chỉ
định chấm dứt thai kỳ bằng phương pháp PTNK tại Bệnh viện Phụ Sản Cần Thơ.
Dân số chọn mẫu: Tất cả các thai phụ có thai với tuổi thai từ 13 đến 22 tuần chỉ định
chấm dứt thai kỳ bằng phương pháp PTNK tại Bệnh viện Phụ Sản Cần Thơ từ tháng
3/2017 đến tháng 9/2017.
Tiêu chuẩn chọn mẫu
- Tuổi thai từ 13 đến 22 tuần (tính theo ngày kinh cuối đối với các trường hợp kinh
nguyệt đều, có chu kỳ 28 ± 2 ngày hoặc siêu âm 3 tháng đầu)
- Có chỉ định chấm dứt thai kỳ bằng thuốc và đồng ý tham gia nghiên cứu

Tiêu chuẩn loại trừ:
Có một trong các chống chỉ định với MSP: dị ứng misoprostol, bênh lý tuyến thượng
thận, điều trị corticoid toàn thân lâu ngày, tiểu đường, tăng huyết áp, hẹp van 2 lá, tắc
mạch và tiền sử tắc mạch, thiếu máu nặng và trung bình, rối loạn đông máu, sử dụng
thuốc chống đông, đang cho con bú, sẹo mổ cũ ở TC, đang viêm nhiễm đường sinh dục
cấp tính.


Cỡ mẫu:
n

Z 21 / 2  P  1  P 
d2

n: cỡ mẫu tối thiểu
α: xác suất sai lầm loại 1, chọn α = 0,05
Z: trị số từ phân phối chuẩn, Z(1-α/2)= 1,96
d: độ chính xác tuyệt đối, chọn d = 0,05
p = 0,965 [Phan Thành Nam (2006)]  n = 52
Các bước tiến hành nghiên cứu
Thu thập thông tin qua hồ sơ bệnh án, phỏng vấn, thăm khám lâm sàng, cận lâm sàng,
theo dõi quá trình dùng thuốc và kết quả.
Đánh giá trước khi dùng thuốc: Các thông tin chung của thai phụ, tiền sử nội ngoại
khoa, sản phụ khoa và tiền sử dị ứng thuốc, hỏi ngày đầu của kỳ kinh cuối, khám lâm
sàng: khám toàn thân, khám phụ khoa, siêu âm xác tình trạng thai và tuổi thai, xét
nghiệm: tổng phân tích tế bào máu, đơng cầm máu, giới thiệu hiệu quả của phá thai bằng
thuốc và khẳng định thai phụ phải chấp nhận làm thủ thuật nếu dùng thuốc thất bại, tư
vấn và hướng dẫn cho thai phụ hiểu rõ quá trình thực hiện
Trong khi sử dụng thuốc :
- Liều dùng: 6 giờ dùng 1 viên cho thai từ 18 tuần trở lên (không quá 3 lần/ngày), 4 giờ

dùng 1 viên cho thai dưới 18 tuần (không quá 5 lần/ngày).
- Theo dõi: sinh hiệu, máu âm đạo, đau bụng, đánh giá CTC trước mỗi lần dùng thuốc.
Đánh giá kết quả
- Hình thức ra thai: sẩy thai hồn tồn, sẩy thai khơng hồn tồn phải nạo hút lại buồng
TC, nạo, gắp thai, truyền Oxytocin khởi phát chuyển dạ, đặt Foley khởi phát chuyển dạ,
- Thành công: gây được sẩy thai (sẩy thai hoàn toàn hoặc sẩy thai khơng hồn tồn).
- Thất bại: sau khi dùng thuốc CTC vẫn đóng kín, khơng gây được sẩy thai, phải
chuyển phương pháp khác như: nạo, gắp thai; truyền Oxytocin; đặt foley.


XỬ LÝ SỐ LIỆU
Nhập và xử lý phân tích số liệu bằng phần mềm SPSS 18.0.
KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
Trong thời gian từ tháng 3/2017 đến tháng 9/2017 chúng tôi đã thu thập được 52
trường hợp sử dụng misoprostol đơn thuần CDTK ở tuổi thai từ 13 đến 22 tuần, trong
q trình xử lý và phân tích số liệu chúng tôi thu được kết quả sau:
1. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
1.1. Đặc điểm dịch tể học
Đặc điểm

Tổng (n = Tỷ lệ (%)
52)

Tuổi
< 18

1

1,9


18-35

35

67,3

≥ 35
Nghề nghiệp

16

30,8

Cán bộ-công chức

7

13,5

Buôn bán

2

3,8

Nội trợ

17

37,2


Nơng dân-cơng nhân

21

40,4

Khác
Trình độ học vấn

5

9,6

Khơng biết chứ

3

5,8

Cấp 1

11

21,2

Cấp 2

18


34,6

Cấp 3

13

25

TC,CĐ,ĐH

7

13,5


Đặc điểm

Tổng (n = Tỷ lệ (%)
52)

Nơi cư ngụ
Thành thị

14

73,1

Nông thơn

38


26,9

Tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tơi là 30,52; tuổi nhỏ nhất là 16, lớn
nhất là 44 tuổi. Theo Phan Thanh Hải (2008) [15]: tuổi trung bình của các thai phụ là
26,78 ± 7,05; Đỗ Thị Ngọc Mỹ (2011) [8] là 27,65 ± 0,02.
Đa số trường hợp CDTK cư trú ở nông thôn chiếm 73,1%, thành thị 26,9% phù
hợp với đặc điểm về nghề nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất là nơng dân-cơng nhân 40,4%; tiếp
theo đó nội trợ chiếm 32,7%; cán bộ công chức 13,5%; nghề nghiệp tự do và bn bán là
9,6% và 3,8%.
Trình độ học vấn cấp 2 và cấp 3 chiếm tỉ lệ lần lượt là 34,6% và 25%, trung cấp
trở lên chiếm 13,5%. Có 3 trường hợp mù chữ chiếm 5,8%.
Kết quả này cũng phù hợp với NC của Đỗ Thị Ngọc Mỹ (2011) [11] tỉ lệ nông
thôn là 72,5%, Phan Thanh Hải (2008) [15] nghề nghiệp chiếm tỉ lệ cao nhất là nội trợ
35,71%.
1.2. Đặc điểm sản khoa
Tổng (n = 77)

Tỷ lệ (%)

Chưa có con

19

36,5

1-2 con

26


50

≥3 con
Tiền căn thai lưu, dị tật

7

13,5

Khơng

40

76,9



12

23,1

Số con hiện có


Tổng (n = 77)

Tỷ lệ (%)

13-18 tuần


62

80,5

18-22 tuần

12

15,6

Lý do CDTK
Thai lưu
Dị tật
Lý do khác
Tuổi thai

Kết quả NC có 50% thai phụ có 1-2 con, các trường hợp có hơn 3 con trở lên
chiếm tỉ lệ thấp nhất 13,5%; 36,5% chưa có con.
Tuổi thai trong NC giữa 2 nhóm 13 đến dưới 18 tuần và từ 18 tuần đến 22 tuần
không có sự chênh lệch nhiều, chiếm lần lượt là 55,8% và 44,2%. Theo Nguyễn Thị Lan
Hương (2012) [21], tuổi thai chiếm tỷ lệ cao nhất là 14 tuần với 24,23%; nhóm tuổi thai
15 - 18 tuần chiếm tỷ lệ từ 10% - 14%, tuổi thai từ 18 - 22 tuần xuất hiện ít hơn với tỷ lệ
từ 3% - 8% và tuổi thai trung bình là 16,25 ± 2,41 tuần.
Trong NC chúng tơi có 20 trường hợp thai lưu chiếm 38,5%, 27 trường hợp thai dị
tật chiếm 51,9% và 9 trường phải CDTK vì những lý do khác như bệnh lý mẹ không thể
giữ thai chiếm 9,6%.
2. KẾT QUẢ CHẤM DỨT THAI KỲ
2.1.

Hình thức ra thai

Hình thức ra thai

Số lượng (n)

Tỉ lệ %

39

75

Sẩy thai khơng hồn tồn

11

21,2

Nạo, gắp thai

0

0

Đặt Foley

1

1,9

Truyền oxytocin KPCD


1

1,9

52

100

2.2. Sẩy thai hoàn toàn

Tổng


Kết quả chung

0.04

Thành công
Thất bại
0.96

2.3.

Thời gian tống xuất thai

Thời gian tống xuất
thai
<24 giờ
24 đến dưới 48 giờ
48 đến 72 giờ

>72 giờ
Tổng

Số lượng (n)

Tỉ lệ %

22
8
6
16
52

42,3
15,4
11,5
30,8
100

2.4.
2.4.
2.4.
2.4.
2.4.

Số viên thuốc sử dụng
Viên thuốc
<10
≥10
Tổng


Số lượng (n)
40
12
52

Tỉ lệ %
76,9
23,1
100


Có 50 trường hợp thành cơng chiếm tỷ lệ 96,2%, trong đó có 39 trường hợp sẩy
thai hồn tồn chiếm 75%, 11 trường hợp sẩy thai khơng hồn tồn chiếm 21,2%. Có 2
trường hợp thất bại chiếm tỷ lệ 3,8%. Thời gian tống xuất thai trước 24 giờ chiếm tỉ lệ
cao nhất 42,3%.
Theo Nguyễn Thị Lan Hương [21], đối với nhóm sử dụng phác đồ MSP đơn
thuần, tỷ lệ sẩy thai của nghiên cứu là 75,38%; Nguyễn Huy Bạo (2009) [11], nghiên cứu
sử dụng MSP để phá thai từ tuần 13 đến hết tuần 22 kết quả gây sẩy thai khi sử dụng liều
misoprostol 200 mcg ngậm mỗi 6 giờ là 89%, thời gian sảy thai trung bình 23,5 ± 16,3
giờ; Vương Tiến Hoà (2009), hiệu quả của phác đồ với liều MSP 200 mcg/4 liều/24giờ; tỉ lệ
thành công cao 95,45%, thai ra trong 48 giờ đầu là 78,91%; Ramsey [34] nghiên cứu trên
60 thai phụ, sử dụng liều 600 mcg MSP đặt âm đạo, sau đó 400 mcg âm đạo mỗi 4 giờ,
tối đa 5 liều, tỷ lệ sẩy thai sau 24 giờ là 95%; Gilbert [32] (n =26) sử dụng liều 400 mcg
MSP uống, sau đó 200 mcg MSP uống mỗi 4h trong 32h, tỉ lệ thành công trong 48h là
70%.
2.5.

Tác dụng phụ


Tác dụng phụ
Không
Buồn nôn, nôn
Tiêu chảy
Sốt, lạnh run
Tổng

Số lượng (n)
15
6
8
23
52

Tỉ lệ %
28,8
11,5
15,4
44,2
100

Tác dụng phụ thường gặp nhất trong NC của chúng tôi khi sử dụng misoprostol
là sốt, lạnh run chiếm 44,2%; tiêu chảy chiếm 15,4%; buồn nơn, nơn chiếm 11,5%. Có
28,8% khơng gặp bất cứ triệu chứng khó chịu nào. Khơng ghi nhận có bất kỳ tai biến nào
xảy ra trong suốt quá trình nghiên cứu. Theo Nguyễn Thị Lan Hương (2012) [21], tác
dụng phụ hay gặp nhất là đau bụng, thứ 2 là sốt, thứ 3 là tiêu chảy và cuối cùng là buồn
nôn, nôn; Nguyễn Huy Bạo đánh giá triệu chứng hay gặp nhất là buồn nôn, nôn (30%),
tiếp theo là triệu chứng sốt (16%). Theo Nguyễn Huy Bạo khơng có tai biến, Nguyễn Thị
Lan Hương nhiễm khuẩn 0,77%.
3. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN



3.1. Mối liên quan giữa tiền căn thai lưu, dị tật và kết quả nghiên cứu
Kết quả
Tiền căn thai

Thành công

Thất bại

n

Tỉ lệ %

n

Tỉ lệ %

Khơng


40
10

100
83,3

0
2


0
16,7

Tổng

50

p

p = 0,008 < 0,05

lưu, dị tật

2

Trong nhóm khơng có tiền căn thai lưu, thai dị tật tỉ lệ thành công khi CDTK bằng
thuốc là 100%. Nhóm có tiền căn thai lưu, dị tật có 2 trường hợp thất bại không thể gây
tống xuất thai bằng thuốc nên tỉ lệ thành cơng ở nhóm này là 83,3%. Như vậy chúng tơi
nhận thấy có mối liên quan giữa tiền căn thai lưu, dị tật và kết quả NC có ý nghĩa thống
kê với p = 0,008.
3.2. Mối liên quan giữa tuổi thai và kết quả

Kết quả
Tuổi thai

Thành công

Thất bại

n


Tỉ lệ %

n

Tỉ lệ %

13 - <18
18-22

29
21

100
91,3

0
2

0
8,7

Tổng

50

p

p = 0,105 > 0,05


( tuần)

2


Theo kết quả NC nhóm tuổi thai dưới 18 tuần 100% thành cơng CDTK bằng
thuốc. Nhóm tuổi thai 18 tuần đến 22 tuần thành cơng 91,3%. Vì vậy theo NC khơng có
mối liên quan giữa tuổi thai và kết quả nghiên cứu, p = 0,105
Còn theo NC của Đỗ Thị Ngọc Mỹ thì tỉ lệ thành cơng tăng dần theo tuổi thai.
Tuổi thai càng lớn thì tỉ lệ thành cơng càng cao có lẽ do sự nhạy cảm của cơ tử cung tăng
dần theo tuổi thai do đó khuyến cáo nên thận trọng về liều lượng khi sử dụng MSP để
khởi phát chuyển dạ ở những thai lớn .
3.3. Mối liên quan giữa thời gian ra thai và tuổi thai
Tuổi thai ( tuần)
Thời gian

13 đến dưới 18

18-22

n

Tỉ lệ %

n

Tỉ lệ %

<24
>= 24


21
8

72,4
39,1

9
14

27,6
60,9

Tổng

29

p

p = 0,016 < 0,05

( giờ)

23

Nhóm tuổi thai từ 13 đến dưới 18 tuần thời gian tống xuất thai dưới 48 giờ chiếm
72,4%. Nhóm tuổi từ 18 đến 22 tuần thời gian tống xuất thai dưới 48 giờ chiếm 39,1% .
Như vậy có mối liên quan giữa tuổi thai và thời gian tống xuất thai. Tuổi thai càng lớn thì



thời gian gây được sẩy thai càng chậm. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p =
0,016.
3.4. Mối liên quan giữa tổng số viên thuốc và tác dụng phụ
Số viên thuốc
(viên)

Tác dụng phụ
Khơng



n

Tỉ lệ %

n

Tỉ lệ %

<= 10
>10

15
0

37,5
0

25
12


62,5
100

Tổng

15

p

p = 0,012 < 0,05

37

Nhóm sử dụng dưới 10 viên Misoprostol có 62,5% có tác dụng phụ. Nhóm sử
dụng lớn hơn 10 viên thì 100% bị tác dụng phụ. Như vậy có mối liên quan giữa tổng số
viên thuốc đã sử dụng và tác dụng phụ, sử dụng càng nhiều thì tỉ lệ tác dụng khơng mong
muốn càng cao. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p = 0,011.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1) Hiệu quả gây sẩy thai bằng MSP: tỷ lệ thành công 96,2%; thất bại chiếm
3,8%.
2) Hình thức ra thai : sẩy hồn tồn 75%, sẩy khơng hồn tồn 21,2%, đặt Foley KPCD
1,9%, truyền oxytocin KPCD 1,9%
3) Một số tác dụng phụ thường gặp: sốt, lạnh run (44,2%), tiêu chảy (15,4%), buồn nôn
và nôn (11,5%). Trong nghiên cứu của chúng tôi không ghi nhận trường hợp nào xảy ra tai
biến như vỡ tử cung, băng huyết, nhiễm trùng.
4) Một số yếu tố liên quan:
- Tiền căn thai lưu, dị tật là yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với tỉ lệ thành
cơng của NC: những trường hợp khơng có tiền căn thai lưu, dị tật tỉ lệ thành công cao



hơn.
- Tuổi thai CDTK không ảnh hưởng đến kết quả NC.
- Tuổi thai càng lớn thì thời gian tống xuất thai càng chậm.
- Tỉ lệ tác dụng phụ tăng dần theo số viên thuốc sử dụng.
- Với kết quả đạt được qua nghiên cứu sử dụng misprostol đơn thuần để CDTK từ 13 - 22
tuần ta thấy hiệu quả cao, tác dụng phụ ít và chưa gặp phải bất kỳ tai biến nào. Vì vậy nên
áp dụng rộng rãi phương pháp này ở những cơ sở y tế đủ điều kiện thực hiện nhằm hạn
chế bớt tác dụng phụ, tai biến khi sử dụng thủ thuật ngoại khoa.
- Nên tiến hành nghiên cứu so sánh việc CDTK bằng misprostol đơn thuần với phương pháp
sử dụng kết hợp mifepriston và misoprostol.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Y Tế (2009), “Phá thai bằng thuốc từ tuần 13 đến hết 22”, Hướng dẫn chuẩn
quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, tr. 390-192
2. Đỗ Thị Ngọc Mỹ (2011), Hiệu quả của phá thai nội khoa ở thai dị tật trong ba
tháng giữa thai kỳ tại Bệnh viện Từ Dũ, Luận văn bác sĩ nội trú, Trường Đại Học
Y Dược thành phố Hồ Chí Minh.
3. Nguyễn Huy Bạo (2009), “Nghiên cứu sử dụng misoprostol để phá thai từ tuần 13
đến 22”, Luận án tiến sỹ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội.
4. Nguyễn Thị Như Ngọc (2002), “Phá thai nội khoa tại Việt Nam”, Hội thảo Quốc
gia về phá thai bằng thuốc ở Việt Nam
5. Phan Thanh Hải (2008), Nghiên cứu một số lý do, đánh giá hiệu quả của
Misoprostol trong phá thai từ 17 đến 22 tuần tại Bệnh viện Phụ sản trung ương
năm 2008, Luận án chuyên khoa cấp 2, Trường Đại Học Y Hà Nội.
6. Jennifer Tang, Nathalie Kapp, Monica Dragoman, Joan Paolo de Souza (2013),
“Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo sử dụng Misoprostol trong sản phụ khoa”,
Tạp chí Phụ sản, Tập 11, tr. 70-74



7. Nguyễn Thị Lan Hương (2012), “Nghiên cứu hiệu quả phá thai từ 13-22 tuần của
Misoprostol đơn thuần và Mifepristol kết hợp với Misoprostol”, Luận án tiến sĩ,
Trường Đại học Y Hà Nội.
8. Phạm Thị Thanh Hiền, Lê Thị Hoàn (2012), “Một số đặc điểm thai dị dạng được
đình chỉ thai nghén tại Bệnh viện Phụ Sản Trung ương”, Hội nghị Sản Phụ khoa
Việt Pháp, 26 - 27/04/2012, tr. 141 – 142.
9. Abdel-Aleem H. (2011) “Misoprostol for cervical ripening and induction of
labour”, The WHO Repproductive Health Library, Geneva.
10. Bouchra Fakhir et al (2013), “Sublingual verus vaginal misoprostol for labor
induction at term: a prospective randomized trial”, Science Postprint published
by General Healthcare
11. Clinical Guidelines (2011) Labor induction abortion in thesecond trimester,
Society of family Planning
12. Dey M (2013), “Oral misoprostol is an effective and acceptable alternative to
vaginal administration for cervical priming before first trimester pregnancy
termination”, Medical Journal Armed Forces India, 69(1), pp. 27-30
13. Edwards PK, Sims SM (2005), “Outcomes of second-trimester pregnancy
termination with misoprostol: comparing 2 regimens”, Am. J. Obstet. Gynecol,
193(2), pp. 544-548.
14. Gilbert A, Reid R (2001), “A randomised trial of oral versus vaginal administration of
misoprostol for the purpose of mid-trimester termination of pregnancy”, Aust. N. L.
J .Obstet. Gynaecol, 41(4), pp. 407 - 410.
15. National Institude for Health and Care Excellent (2013), “Induction of labour”,
Asummary of selected new evidence relevant ti NICE clinical guidelines 70
Induction of labour, Evidence Update 44.
16. Ramsey PS, Savage K, Lincoln T, Owen J (2004), “Vaginal misoprostol versus
concentrated oxytocin and vaginal PGE2 for second-trimester labor induction”,
Obstet. Gynecol, 104(1), pp. 138 - 145.



17. Richard Lyus, Stephen Robson, John Parsons, Jane Fisher, Martin Cameron
(2013), “Second trimester abortion forfetal abnormality”.



×