Tải bản đầy đủ (.docx) (6 trang)

QTH herzberg maslow

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.58 KB, 6 trang )

I. Bản chất của “học thuyết hai nhân tố của Herzberg và “lý thuyết bậc thang
nhu cầu của Maslow”
1.1. Học thuyết hai nhân tố của Herzberg
Do Frederick Herzberg (1923-2000) phát triển trên quan điểm những gì liên
quan đến bản chất công việc sẽ tạo hứng thú, thức là hành vi phụ thuộc vào hai
nhóm yếu tố: Yếu tố duy trì và yếu tố động viên
● Các nhân tố nội tại (động lực) là liên quan tới sự thỏa mãn với cơng
việc
● Các nhân tố bên ngồi (duy trì) có liên quan tới sự bất mãn
1.2. Lý thuyết bậc thang nhu cầu của Maslow
Do Abraham Maslow (1908 – 1970) phát triển trên cơ sở nghiên cứu hành vi
trong tương quan nhu cầu con người. Hành vi con người phụ thuộc mức độ thỏa
mãn nhu cầu của họ. Có 2 nguyên tắc:
● Nguyên tắc chưa thỏa mãn: khi nhu cầu đã thoả mãn thì sẽ khơng cịn là tác
nhân đến hành vi
● Nguyên tắc tịnh tiến: nhu cầu sẽ được kích hoạt khi nhu cầu thấp hơn được
thoả mãn
- Bậc thang nhu cầu thể hiện các nội dung như sau:
● Nhu cầu con người đa dạng nhưng được sắp xếp vào theo 5 bậc chủ
yếu theo trình tự.
● Nhu cầu được thoả mãn theo thứ tự từ cấp lên cao
● Tại mỗi thời điểm con người chủ động đến một nhu cầu nổi trội
● Nhu cầu bậc thấp có giới hạn và thỏa mãn từ bên ngồi, nhu cầu bậc
cao khơng giới hạn và thỏa mãn từ bên trong.


II. Sự tương quan giữa “thuyết hai nhân tố của Herzberg” với “lý thuyết bậc
thang nhu cầu của Maslow”
2.1. Sự tương quan giữa thuyết hai nhân tố của Herzberg theo các nhóm nhu
cầu trong bậc thang nhu cầu của Maslow.
Khi phân tích sự tương quan giữa thuyết hai nhân tố của Herzberg và Lý


thuyết bậc thang nhu cầu của Maslow, em tạm phân 5 nhu cầu thành 2 nhóm nhu
cầu là: nhu cầu cấp thấp và nhu cầu cấp cao.
Những nhân tố mà Herzberg cho rằng sẽ thúc đẩy và khuyến khích được
người lao động tương quan như nhu cầu cấp cao của Maslow . Những nhân tố thúc
đẩy này là động lực hàng đầu được đề cập trong hai thuyết. Nhu cầu về tự trọng và
tự thể hiện ở thuyết phân cấp nhu cầu tương quan với những nhân tố động lực trong
thuyết hai nhân tố bao gồm: Thành tựu, bản thân việc làm, sự công nhận, tiềm năng
tăng trưởng, trách nhiệm và sự thăng tiến. Đây là các nhu cầu được thoả mãn từ bên
trong.
Những nhân tố duy trì của thuyết hai nhân tố tương quan với nhu cầu cấp
thấp trong mơ hình của Maslow: Các quan hệ giao tiếp tương quan với các nhu cầu
về xã hội; Chính sách cơng ty, sự bảo đảm việc làm tương quan nhu cầu an toàn;
Điều kiện việc làm, tiền lương, đời sống cá nhân tương quan với nhu cầu sinh lý.
Đây là các nhu cầu thỏa mãn từ bên ngoài.
Cả hai ơng cho rằng dù có những nhu cầu nào cao hơn thì con người vẫn
phải thoả mãn những nhu cầu thấp để duy trì tình trạng hiện tại của mình. Đúng vậy
nếu đời sống cá nhân khơng ổn định, cịn khó khăn tức những nhu cầu về thức ăn,
nước uống để duy trì sự sống phải được đáp ứng trước tiên mới xuất hiện những
nhu cầu động viên được.


2.2. Sự tương quan của các nhân tố của Herzberg với các nhân tố trong bậc
thang nhu cầu của Maslow.
2.2.1. Nhân tố duy trì của Herzberg trong sự tương quan với các nhân tố trong bậc
thang nhu cầu của Maslow
Thứ nhất, những nhân tố duy trì của Herzberg có sự tương quan với nhu cầu
sinh lý trong bậc thang nhu cầu của Maslow. Những nhân tố duy trì đấy là các nhân
tố gây sự khơng hài lịng ở nơi làm việc. Chúng là các yếu tố bên ngoài hoặc độc
lập với cơng việc; có liên quan với những thứ như: tiền lương, tính ổn định của
cơng việc, chính sách của doanh nghiệp, điều kiện làm việc...Cịn các nhu cầu trong

nhóm nhu cầu sinh lý và nhu cầu an toàn bao gồm: hơi thở, thức ăn, nước uống,
quần áo, nơi ở... Sự tương quan này thể hiện rõ khi các nhân tố duy trì hay các nhu
cầu sinh lý đều là những nhu cầu cơ bản của con người mà bất kỳ ai cũng cần nó.
Thứ hai, nhân tố duy trì của Herzberg có sự tương quan với nhu cầu an toàn
trong bậc thang nhu cầu của Maslow. Các nhân tố duy trì đó là tính ổn định của
cơng việc, chính sách của doanh nghiệp, điều kiện làm việc... Có sự tương quan với
các nhu cầu có sự đảm bảo gồm: an tồn về sức khỏe, an tồn về tài chính, an tồn
về tính mạng. Tương quan thể hiện: Tính ổn định của cơng việc tương quan với an
tồn về tài chính; chính sách của doanh nghiệp, điều kiện làm việc tương quan với
an toàn về sức khỏe, an toàn về tính mạng.
Khi đã thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của bản thân được đáp ứng đầy đủ (thỏa
mãn từ bên ngồi) thì mọi người đều muốn thỏa mãn nhu cầu cao hơn, đó là thoả
mãn các nhu cầu từ bên trong.
2.2.2. Nhân tố động lực của Herzberg trong sự tương quan với các nhân tố
trong bậc thang nhu cầu của Maslow.
Nhân tố nội tại gắn liền với động lực của nhân viên và phát sinh từ điều kiện
nội tại của cơng việc, phụ thuộc vào chính bản thân cơng việc.
Thứ nhất, nhân tố nội tại (động lực) của Herzberg có sự tương quan với nhu
cầu xã hội trong bậc thang nhu cầu của Maslow. Nhân tố nội tại đó là trách nhiệm,
sự cơng nhận và có hội phát triển... Còn nhu cầu xã hội là các mối quan hệ bạn bè,


đồng nghiệp, câu lạc bộ, doanh nghiệp... Sự tương quan thể hiện giữa: họ muốn có
trách nhiệm với bạn bè, đồng nghiệp...Ở đó họ được sự cơng nhận và có cơ hội phát
triển. Đó là sự thỏa mãn từ bên trong.
Thứ hai, nhân tố nội tại và nhu cầu tự trọng. Ở trong mối tương quan này, tự
trọng chia thành hai loại là nhận sự tự trọng từ người khác và tự trọng đối với bản
thân. Trong tương quan mong muốn nhận sự tự trọng từ người khác, nhân tố nội tại
là thành tích, thăng tiến... Cịn tự trọng đó là sự công nhận của người khác về địa
vị, danh tiếng . Tương quan thể hiện: thành tích tương quan với danh tiếng; thăng

tiến tương quan tới địa vị mà người khác mong muốn trong xã hội.
Còn trong tương quan với tự trọng bản thân, nhân tố nội tại thể hiện sự trách
nhiệm, sự hài lịng trong cơng việc. nó tương quan tới phẩm giá, đạo đức của bản
thân họ. Một người thiếu lòng tự trọng rất dễ dẫn đến mặc cảm, thương gây khó
khăn trong cuộc sống.
Để đạt đến sự kính trọng này, chúng ta phải khơng ngừng cố gắng, nỗ lực để
phát triển bản thân, kỹ năng và chun ơn. Những thành tích, kết quả xứng đáng
được đóng góp sẽ khiến người khác tơn trọng mình hơn. Nhu cầu này được thể hiện
rõ ràng nhất ở việc cố gắng thăng tiến trong công việc.
Thứ ba, nhân tố động lực và nhu cầu tự thể hiện. Đây là nhu cầu cao nhất
trong 5 bậc thang của tháp Maslow. Sự tương quan của nhân tố động lực với nhu
cầu tự thể hiện bản thân là thỏa mãn đam mê, tìm kiếm những giá trị thuộc về mình
để nhằm đem lại những giá trị to lớn cho xã hội, cộng đồng. Thường nhu cầu này
chỉ xuất hiện ở những người thành cơng. Ở đó, họ đã trải qua q trình dài cố gắng
và đạt được 4 bậc nhu cầu kia rồi. Ở bậc 5 này họ làm vì những giá trị để lại cho
đời. Nhưng nếu không làm được, tức không thỏa mãn bản thân từ bên trong. Họ sẽ
cảm thấy hối tiếc vì những đam mê chưa thực hiện được.


III. KẾT LUẬN
Qua phân tích sự tương quan giữa “thuyết hai nhân tố của Herzberg” với “lý
thuyết bậc thang nhu cầu của Maslow”. Em đã nắm rõ được phần kiến thức này và
đã đi sâu phân tích sự tương quan đó theo sự hiểu biết của em.
Hai thuyết này tập trung vào các nhân tố bên trong con người để có thể thỏa
mãn các nhu cầu và tạo động lực. Từ đó cũng tìm ra những nhân tố cần duy trì để
duy trì nó nhằm cải thiện sự khơng hài lòng của con người, và đáp ứng các nhu cầu
bậc thấp của con người.
Học thuyết của hai ông từ khi xuất hiện đến ngày nay vẫn còn nhiều giá trị
vào được vận dụng vào phân tích rất nhiều ngành khác nhau để không ngừng nâng
cao hiệu quả.



Danh mục tài liệu tham khảo:
1. Giang (2019), “Thuyết hai nhân tố của Herzberg (Herzberg's Two-Factor
Theory) là gì?”, 03/06/2021.
2. Đoàn Thị Thuý Huyền (2019), “Tháp nhu cầu Maslow và ứng dụng trong
Marketing”, 03/06/2021.



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×