Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

SKKN lop 5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.74 KB, 11 trang )

<span class='text_page_counter'>(1)</span>PHẦN I: ĐẶT VÊN ĐỀ I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Môn Tiếng Việt ở trường Phổ thông có nhiệm vụ hình thành năng lực hoạt động ngôn ngữ cho học sinh. Năng lực hoạt động ngôn ngữ trong 4 dạng hoạt động tương ứng với chúng là 4 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết. Đọc là một phân môn của chương trình Tiếng việt bậc Tiểu học. Đây là một phân môn có vị trí đặc biệt trong chương trình vì nó đảm nhiệm việc hình thành và phát triển cho học sinh kỹ năng chuyển chữ viết thành ngôn ngữ, một kỹ năng quan trọng hàng đầu của học sinh ở bậc học đầu tiờn. Tập đọc là một phân môn thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nờn từ bốn kỹ năng cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của “đọc” đọc đúng, đọc nhanh (đọc lưu loát, trôi chảy) đọc có ý thức (không hiểu được nội dung những điều mình đọc hay còn gọi là đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Bốn kỹ năng này được hình thành trong hai hình thức đọc: Đọc thành tiếng và đọc thầm. Chúng được rèn luyện đồng thời và hỗ trợ lẫn nhau. Sự hoàn thiện một trong những kỹ năng này sẽ có tác động tích cực đến những kỹ năng khác. VÝ dụ: Đọc đóng là tiền đề của đọc nhanh cũng như cho phÐp th«ng hiểu nội dung văn bản. Ngược lại nÕu kh«ng hiểu điều đang đọc th× kh«ng thể đọc nhanh và diễn cảm được. Nhiều khi, khã mà nãi được rạch rßi kỹ năng nào làm cơ sở cho kỹ năng nào, nhờ đọc đóng mà hiểu đóng, hay chÝnh nhờ hiểu đóng mới đọc đóng. V× vậy trong dạy đọc kh«ng thể xem nhẹ yếu tố nào.Những kinh nghiệm đời sống, những thành tựu văn hóa, khoa học, những tư tưởng, tình cảm của thế hệ trước và của cả những người đương thời phần lớn được ghi lại bằng chữ viết. Nếu không biết đọc thì con người không thể tiếp thu nền văn minh của loài người, không thể sống một cuộc sống bình thường,...và ngược lại. Biết đọc con người đã nhân khả năng tiếp nhận lên nhiều lần, từ đây họ biết tìm hiểu, đánh giá cuộc sống, nhận thức các mối quan hệ tự nhiên, xã hội, tư duy . Biết đọc con người có khả năng chế ngự một phương tiện văn hóa cơ bản giúp họ giao tiếp được với thế giới bên trong của người khác, thông hiểu tư tưởng, tình cảm của người khác. Đặc biệt trong thời đại bùng nổ thông tin thì biết đọc càng quan trọng vì nó giúp người ta sử dụng các nguồn thông tin không những biết đọc Tiếng Việt mà cần phải biết đọc cả tiếng nước ngoài. Đọc chính là học, học nữa, học mãi, đọc để tự học, học cả đời. Đối với học sinh kỹ năng đọc là yêu cầu cơ bản đầu tiên. Nếu không biết đọc các em sẽ không tham gia vào hoạt động học các môn khác đạt kết quả được. Vì vậy, dạy đọc có ý nghĩa rất quan trọng trong chương trình dạy học Tiểu học. Yêu cầu về kỹ năng đọc đặt ra cho học sinh lớp 5 cần đạt tới đó là: - Đọc đúng tốc độ ; - Đọc lưu loát - Đọc thầm nhanh xác định đại ý (nội dung) của văn bản ; - Bước đầu biết đọc diễn cảm ở bài văn hay bài thơ nói chung, có cảm xúc, biết nhấn giọng ở những từ gợi cảm, gợi tả, biết đọc rừ lời tỏc giả, phân biệt đúng lời nhõn.

<span class='text_page_counter'>(2)</span> trên thì 3 yêu cầu đầu các em đã được rèn luyện qua các lớp 1, 2, 3. Riêng yêu cầu thứ 4 các em bắt đầu được làm quen từ lớp 4 và đến lớp 5 yêu cầu về kỹ năng đọc diễn cảm được nâng dần lên. Trong khi đó ở trường Tiểu học, việc dạy đọc, bên cạnh những thành công, còn nhiều hạn chế: học sinh của chúng ta chưa đọc được như mong muốn. Kết quả đọc của các em chưa đáp ứng được yêu cầu của việc hình thành kỹ năng đọc, đặc biệt là kỹ năng đọc diễn cảm. Vì chưa thể hiện diễn cảm trong bài đọc nên trong quá trình giao tiếp của các em cũng chưa thể hiện được sự giao tiếp lịch sự như nói lời chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, mời, nhờ, yêu cầu, đề nghị. Mỗi học sinh đã có được kĩ năng đọc diễn cảm thì chắc chắn việc cảm thụ văn học dễ dàng hơn và sâu sắc hơn . Nhiều giáo viên cũng còn lúng túng khi dạy tập đọc. Cần đọc bài với giọng như thế nào, làm thế nào để sửa chữa cách đọc cho học sinh diễn cảm hơn...Đó là những trăn trở của giáo viên trong những giờ tập đọc. Xuất phát từ những thực trạng nói trên, tôi mạnh dạn đưa những ý kiến của mình trong việc “ Một sô biện pháp sửa lỗi và rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh líp 5 ”. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN: Dạy đọc có ý nghĩa rất to lớn ở Tiểu học. Đọc trở thành một đòi hỏi cơ bản đầu tiên đối với mỗi người đi học. Đầu tiên trẻ em phải học đọc sau đó các em phải đọc để học. Đọc giúp các em chiếm lĩnh được một ngôn ngữ để dùng trong giao tiếp và học tập. Đọc là một công cụ để học tập tất cả các môn học. Đọc tạo ra hứng thú và động cơ học tập. Đọc tạo điều kiện để học sinh có khả năng tự học và tinh thần học tập cả đời. Và việc rèn cho học sinh biết đọc diễn cảm các văn bản là điều rất quan trọng ở mỗi giờ dạy tập đọc cho học sinh lớp 5. Học sinh biết cách đọc diễn cảm các văn bản sẽ có tác dụng giúp các em sẽ hiểu sâu sắc hơn về nội dung bài đọc tức là đã góp phần giúp các em biết cảm thụ văn học được tốt hơn. Hơn thế nữa việc dạy học sinh biết đọc diễn cảm giúp các em biết cách giao tiếp lịch sự hơn khi nói lời cảm ơn, lời xin lỗi, lời chào hỏi, lời nhờ, lời yêu cầu,… Với nhiệm vụ là một phân môn giành khá nhiều thời gian để thực hành. Nhiệm vụ quan trọng nhất của nó là hình thành năng lực đọc cho học sinh. Năng lực đọc được tạo nên bốn kỷ năng bộ phận, cũng là bốn yêu cầu về chất lượng của “đọc”:: đọc đúng, đọc nhanh, đọc có ý thức (đọc hiểu) và đọc diễn cảm. Trong bốn yêu cầu trên thì yêu cầu về đọc diễn cảm bước đầu đặt ra cho học sinh lớp 4 sau đó được nâng dần lên lớp 5. Yêu cầu về đọc diễn cảm trong nội dung chương trình tập đọc ở lớp 5 đó là: biết đọc diễn cảm bài văn, bài thơ, trích đoạn kịch ngắn có nghĩa là đòi hỏi học sinh phải biết điều chỉnh giọng đọc về cao độ, cường độ, nhấn giọng ở các từ ngữ quan trọng để thể hiện đúng cảm xúc trong bài. Thông qua 68 bài tập đọc thuộc các loại hình văn bản nghệ thuật, báo chí, khoa học trong đó có 46 bài văn xuôi, 4 bài là trích đoạn kịch, 18 bài thơ (4 bài ca dao ngắn được dạy trong một tiết).Và ở một dạng văn bản khác nhau cách thể hiện giọng đọc diễn cảm khác nhau. Tuy nhiên dù ở dạng văn bản nào thì yêu cầu về kỹ năng đọc diễn cảm phải đảm bảo được các yêu cầu sau: - Đọc ngắt, nghỉ đúng chỗ, - Đọc đúng kiểu câu, - Đọc đúng tốc độ ,.

<span class='text_page_counter'>(3)</span> - Đọc đúng cường độ, - Đọc đúng cao độ Như vậy nếu trong một giờ dạy tập đọc ở lớp 5 khi học sinh đọc bài mà không đảm bảo được các yêu cầu trên thì coi như giờ dạy tập đọc chưa hoàn thành. Chúng ta thử nhìn nhận nếu trong một giờ dạy tập đọc trong lớp không có một em nào biết đọc diễn cảm thì giờ học sẽ rất rời rạc, buồn chán và tẻ nhạt, cả giáo viên lẫn học sinh đều không cảm thấy có hứng thú để học. Nhưng ngược lại, nếu trong một giờ dạy học tập đọc trong lớp có nhiều học sinh biết cách đọc diễn cảm thì giờ dạy học tập đọc trở nên hấp dẫn và lôi cuốn học sinh vào giờ học. Đọc diễn cảm là giai đoạn đọc cuối cùng trong một tiết dạy tập đọc. Sau khi học sinh đã được luyện đọc đúng, đảm bảo tốc độ, đọc lưu loát và được tìm hiểu để hiểu nội dung bài thì học sinh mới được luyện đọc diễn cảm. Đó là một điều thuận lợi để giáo viên dạy học sinh luyện đọc diễn cảm. Bởi lẽ sau khi học sinh đã hiểu được nội dung văn bản thì việc xác định giọng đọc sẽ dễ dàng hơn. Đọc diễn cảm trước hết phải xác định nội dung, nghĩa, lý của bài đọc, sắc thái tình cảm, giọng điệu chung của bài. Đây là nhiệm vụ của quá trình dạy đọc hiểu. Kết thúc quá trình đọc hiểu học sinh phải xác định được cảm xúc của bài: vui, buồn, tự hào, tha thiết, trang nghiêm sâu lắng, ngợi ca,...ngay trong một bài cũng có thể hòa trộn nhiều cảm xúc nhưng rà soát lại các bài tập đọc của chương trình tập đọc lớp 5 ta thấy tông giọng chủ yếu của nó có thể tạm gọi tên là: vui tươi nhẹ nhàng, tự hào yêu mến, tha thiết, ngợi ca trầm hùng, mạnh mẽ. Cần hiểu rằng “đọc diễn cảm” không phải là đọc sao cho “điệu”, thiếu tự nhiên, dựa vào ý thích chủ quan của người đọc. Đọc diễn cảm là sử dụng ngữ điệu để phô diễn cảm xúc của bài đọc. Vì vậy phải hòa nhập được với câu chuyện, bài văn, bài thơ có cảm xúc mới tìm thấy ngữ điệu thích hợp. Chính tác phẩm quy định ngữ điệu cho chúng ta chứ không phải chúng ta tự đặt ra ngữ điệu. PHẦN II GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I.THỰC TRẠNG KỸ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM CỦA HỌC SINH LỚP 5 + Do ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương phát âm chưa chuẩn, ông bà, bố mẹ người lớn nói thế nào các em bắt chước như thế. + Do bố mẹ ở địa phương khác chuyển đến hay đến xây dựng gia đình nói , phát âm chưa đúng. 1. Về phía giáo viên + Nhìn chung hiện nay giáo viên của chúng ta chưa thực hiện tốt những kỹ năng đọc, vì vậy không làm chủ được các nội dung dạy học tập đọc. Nhiều giáo viên chưa đọc đúng chính âm, đọc chưa được diễn cảm, hiểu chưa đúng những điều được đọc từ cấp độ từ ®ến câu, đoạn và cả nội dung, đích thông báo của toàn văn bản. + Nhiều giáo viên nền cảm thụ văn học còn hạn chế. Nhiều giáo viên chưa chú trọng chữa các lỗi phát âm cho học sinh, không có biện pháp luyện cho học sinh đọc to, đọc nhanh, đọc diễn cảm. Giáo viên còn nặng về phương pháp truyền thống, nặng thuyết trình không chú ý năng lực chủ động của học sinh. Gọi học sinh đọc ít, kể cả khâu rèn đọc và đọc giảng. Nhất là khi đọc diễn cảm giáo viên chỉ gọi một em khá đọc mang tính hình thức. Chưa chú ý đến việc rèn đọc cho học sinh, nhận xét bạn đọc.

<span class='text_page_counter'>(4)</span> đúng hay sai để sửa cho bạn và điều chỉnh mình khi mình đọc sai. Khi học sinh đọc sai đọc lại để sửa thì chưa rèn dứt điểm đối với những lỗi sai của học sinh. Kĩ năng đọc là mục đích cuối cùng của chúng ta muốn có ở học sinh sau mỗi giờ học. Đặc biệt là đối với học sinh lớp 4, 5 thì kĩ năng đọc diễn cảm là mục đích cuối cùng sau mỗi giờ tập đọc. Những kĩ năng này trước hết phải có ở giáo viên, thầy giáo phải đọc được bài tập đọc với giọng cần thiết, phải giải mã được nội dung bài tập đọc từ việc hiểu từ, câu đến việc hiểu ý, tình của văn bản. Thầy giáo không thể hình thành ở học sinh kỹ năng mà bản thân anh ta không có, không thể gặt hái những gì mà chúng ta không có khả năng gieo trồng. Vì vậy trong dạy học chúng ta không có quyền đòi hỏi học sinh làm những gì mà bản thân chúng ta không làm được. Giáo viên không thể luyện cho học sinh đọc hay, đọc diễn cảm khi mà bản thân người thầy chưa xác định được bài văn cần đọc với giọng điệu như thế nào. Như vậy có nghĩa là để đạt được cái đích cuối cùng ấy của giờ dạy tập đọc là học sinh phải đọc đúng, hay, đọc diễn cảm và hiểu nội dung văn bản, bên cạnh đó có yêu cầu về kĩ năng đọc diễn cảm cái cần thiết đầu tiên là phải có kĩ năng đọc diễn cảm ở người giáo viên. 2. Thực trạng về học sinh. Qua khảo sát đọc cuối năm học 2012 - 2013 của HS lớp 5 trường tôi, kết quả thu được như sau: Bảng 1:. Lớp. 5A. Ngắt giọng sai. Sĩ số 27. SL 7. % 26. Đọc sai kiểu câu. Đọc chưa diễn cảm. SL. %. SL. 6. 22. 11. % 41. Đọc diễn cảm SL 3. % 11. Qua điều tra ta thấy thực trạng học sinh đọc diễn cảm một văn bản là rất ít. Hầu như các em mới chỉ đạt đến yêu cầu: đọc đúng tốc độ, phát âm tương đối chính xác, hiểu được nội dung bài còn yêu cầu về kỹ năng đọc diễn cảm là rất thấp. Nguyên nhân chủ yếu là do giáo viên chúng ta chưa thực sự chú tâm để tìm ra cách đọc mẫu cho mình. Nhiều giáo viên còn lúng túng khi xác định giọng đọc của bài, các lần đọc mẫu của giáo viên chưa giống nhau làm cho học sinh không biết mình sẽ bắt chước theo kiểu đọc nào. Học sinh ở nhiều vùng miền khác nhau nên phương ngữ của các em cũng không giống nhau: học sinh dân tộc thiểu số chủ yếu ở miền Bắc nên nói phương ngữ Bắc, học sinh ở vùng Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế lại phát âm bằng phương ngữ Trung còn học sinh Quảng Nam – Đà Nẵng lại phát âm bằng phương ngữ Nam. Điều này rất khó cho giáo viên khi tổ chức rèn kỹ năng đọc diễn cảm trong một lớp. Học sinh đã đọc kém lại lười đọc, không chú ý đến cách hướng dẫn đọc của cô, không nghe những bạn đọc đúng để mình học tập, để mình đọc đúng..

<span class='text_page_counter'>(5)</span> Đối với những em đã đọc đúng thì chưa chịu rèn kỹ năng đọc diễn cảm (đọc hay) để thể hiện được cảm xúc, tình cảm thái độ qua giọng đọc và tính cách của các nhân vật như : đọc đúng tốc độ, cao độ, trường độ, và âm sắc. Việc chuẩn bị bài của các em ở nhà chưa kỹ, không luyện đọc nhiều lần trước khi đến lớp. 2.1.Thực trạng HS đọc không đúng chỗ ngắt giọng. Đọc sai chỗ ngắt giọng phản ánh một cách hiểu sai nghĩa hoặc ít ra là một cách đọc không để ý đến nghĩa. Vì vậy đọc ngắt giọng đúng là mục đích của dạy đọc thành tiếng vừa là phương tiện giúp học sinh chiếm lĩnh nội dung bài. Lỗi học sinh mắc phải khi đọc những bài văn xuôi, thường ngắt giọng sai ở những câu văn dài có cấu trúc ngữ pháp phức tạp. Ví dụ: Bài “Những người bạn tốt”, HS ngắt giọng sai trong câu: “ Trên đường trở về kinh đô, / đến giữa biển thì đoàn thủy thủ trên chiếc tàu chở / ông nổi lòng tham, / cướp hết tặng vật và đòi giết ông A – ri - ôn.”. Bài “ tranh làng Hồ ” ngắt giọng sai câu: “ Tết đến, / đứng trước những cái chiếu bày tranh làng Hồ rải / trên các lề phố Hà nội, / lòng tôi thấm thía một nỗi biết ơn đối với những người nghệ sĩ/ tạo hình của nhân dân”. Lỗi HS mắc phải khi đọc những bài thơ là do không tính đến nghĩa mà chỉ đọc theo áp lực của nhà thơ. Với thơ 4 tiếng các em quen ngắt nhịp 2/2. Ví dụ: -“Em yêu / màu đỏ Như máu / con tim” “Hạt gạo làng ta Có vị / phù sa” Với thơ 5 tiếng các em sẽ ngắt nhịp 2/3 hoặc 3/2, với thơ 7 tiếng các em ngắt nhịp 3/4 hoặc 4/3. Ví dụ: “Mùa thu nay khác rồi Tôi đứng vui / nghe giữa núi đồi” Với thơ lục bát sẽ được ngắt nhịp 2 / 2/ 2 ( 6 tiếng), 4/4 ( 8 tiếng). Ví dụ: “Bầy ong giữ hộ cho người Những mùa hoa đã / tàn phai tháng ngày” Những trường hợp trên đã bị xem là ngắt giọng sai vì đã tách một từ ra làm hai, tách từ chỉ loại với danh từ, tách danh từ ra khỏi định ngữ đi kèm, ngắt giọng sau một hư từ. 2.2. Lỗi về đọc không đúng kiểu câu. Học sinh chỉ biết đọc đều cho tất cả các loại câu: Kể, khiến, cảm, hỏi. Học sinh không biết cách thể hiện khi nào thì thể hiện ngữ điệu yếu, ngữ điệu mạnh, ngữ điệu xuống, ngữ điệu lên - Ngữ điệu yếu xuất hiện ở dấu 3 chấm: Ví dụ: “Trời săp tối rồi (...) Cha không bế con về được nữa.” - Ngữ điệu mạnh xuất hiện ở câu cảm và câu khiến như là:.

<span class='text_page_counter'>(6)</span> “Đứa nhỏ thôi ! Nặng lắm rồi.”. - Ngữ điệu xuống (hạ giọng) Ví dụ: “Có hồ nước lặn sôi tăm cá Có bưởi cam thơm mát bóng dừa.” - Ngữ điệu lên xuất hiện ở các câu hỏi. Ví dụ: - Có không/ má thằng An? (Lòng dân) - Mày có dặn lão Sáu Bo tối đánh xe ra bìa rừng chưa? (Người gác rừng tí hon). 2 .3. Lỗi về tốc độ đọc. Ở những văn bản đòi hỏi phải thể hiện tốc độ đọc nhanh, khi yêu cầu đặt ra như thế học sinh thường hiểu là với văn bản này phải đọc liến thoắng đọc nhanh đến nỗi mà người nghe không thể nào theo dõi được hoặc đối với những văn bản yêu cầu đặt ra là đọc chậm rãi thì học sinh lại đọc quá chậm: đọc từng tiếng một, rời rạc như có cảm giác học sinh vừa đọc vừa dừng lại để đánh vần. 2.4. Lỗi về cường độ. Khi nói đến sử dụng cường độ trong đọc diễn cảm cần phải nói đến chuyện dạy đọc to cho học sinh. Đọc phải đủ lớn để các bạn ngồi ở vị trí xa nhất cũng có thể nghe được. Nhưng thực tế trong một lớp học vẫn còn tồn tại một số học sinh đọc quá nhỏ thậm chí giọng đọc phát ra không đủ để cho bạn ngồi cùng bàn có thể theo dõi được. 2.5. Lỗi về cao độ. Thể hiện cao độ khi đọc là muốn nói đến chỗ lên giọng, xuống giọng. Học sinh ở lớp khi đọc bài còn tuỳ tiện lên giọng xuống giọng sau mỗi câu mà không biết chỗ đó có dụng ý nghệ thuật gì. Ví dụ: Khi đọc: “Bầm ơi có rét không Bầm?” (bài Bầm ơi). Học sinh cho rằng đây là loại câu hỏi nên cần lên cao giọng ở cuối câu mà không tính đến dụng ý nghệ thuật của tác giả. IV. CÁCH SỮA LỖI CHO HỌC SINH KHI ĐỌC DIỄN CẢM. 1. Chữa lỗi ngắt giọng. Những lỗi sai trên là do người đọc không tính đến cấu trúc ngữ pháp: chủ ngữ và vị ngữ . Chỗ ngắt giọng không được rơi vào sau hư từ hoặc trong cụm 1 từ, 1 từ lại tách ra làm hai. Để chữa được những lỗi này giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh: - Thường ngắt giọng giữa ranh giới chủ ngữ và vị ngữ. Ví dụ:. Em/ yêu màu đỏ (Bài Sắc màu em yêu). Tôi/ đứng vui nghe giữa núi đồi (Bài Đất nước). - Thường ngắt giọng giữa ranh giới các từ. Ví dụ: Như/ máu con tim (Bài Sắc màu em yêu). Chỗ ngắt giọng sẽ không rơi vào sau hư từ trong câu mà rơi vào trước hư từ trong câu. Ví dụ: Những mùa hoa/ đã tàn phai tháng ngày (Bài Hành trình những bầy ong). “Đã” là hư từ trong câu..

<span class='text_page_counter'>(7)</span> Có thể nói thơ là sự “phân vân” giữa nhạc và ý nên chỗ cần luyện ngắt nhịp là chỗ mà nhạc thơ theo áp lực tự nhiên và ý nghĩa ngữ pháp không khớp với nhau. Không phải bao giờ cũng ngắt nhịp theo ý. Có trường hợp phải ưu tiên cho nhạc. Ví dụ : Trong câu lục bát chỗ ngắt nhịp nhất thiết sẽ rơi vào sau tiếng thứ 6 của câu 8 tiếng nếu nó được gieo vần. Trong trường hợp này thậm chí một từ cũng phải ngắt làm hai. Ví dụ: Trải qua một cuộc bể dâu Những điều trông thấy mà đau/ đớn lòng. Để chỉ ra chỗ sai cho học sinh trong cả ngắt giọng sai ở văn xuôi cũng như thơ, giáo viên cần cho học sinh hiểu về cú pháp trong câu, cần cho học sinh thấy sự ngắt giọng sai đã phản ánh một cách hiểu sai về nội dung ý nghĩa.Ví dụ: Trên đường trở về kinh đô, đến giữa biển thì đoàn thuỷ thủ trên chiếc tàu chở/ ông nổi lòng tham cướp hết tặng vật và đòi giết ông A-ri-ôn. Ở đây nhân vật ông nếu theo cách ngắt giọng như thế thì “ông” chính là người nỗi lòng tham chứ không phải là các thuỷ thủ nỗi lòng tham mà “ông” đòi giết “ông” thì rất vô lý. Tuy nhiên cũng khônng nên cứng nhắc khi dạy ngắt giọng, giáo viên phải biết rằng trong cùng một câu lại có nhiều cách ngắt giọng. Vấn đề là giáo viên nên chọn cách ngắt giọng nào cho hay hơn. Ví dụ: Những tháp khoan/ nhô lên trời ngẫm nghĩ (trong bài Tiếng đàn Ba-la-lai-ca trên sông Đà). Cách ngắt nhịp trên cũng đúng nhưng có thể ngắt nhịp thành: Những tháp khoan nhô lên trời/ ngẫm nghĩ. 2. Chữa lỗi về ngữ điệu. * Cách chữa lỗi về ngữ điệu yếu: Hầu hết tất cả các bài văn xuôi hay thơ khi được đặt dấu ba chấm (…) đọc đến đây chúng ta phải hạ giọng thấp hơn so với giọng đọc ban đầu. Dấu ba chấm ở đây chỉ sự ngập ngừng chưa nói hết thì phải đọc với ngữ điệu yếu. * Cách chữa lỗi về ngữ điệu mạnh: Hầu hết các kiểu câu cảm và câu khiến sẽ có ngữ điệu mạnh. Hoặc trong một ngữ đoạn, ngữ điệu mạnh nêu bật những từ người ta muốn nhấn mạnh đặc biệt là lúc này ngữ điệu mạnh trùng với trọng âm. Ví dụ: khi đọc một đoạn trong bài “Mùa Thảo quả” được đọc nhấn giọng ở các từ: lướt thướt, quyến, đưa, ngọt lựng, thơm nồng. Còn những câu khiến mời mọc, đề nghị nhẹ nhàng mà trên chữ viết thường ghi dấu chấm sẽ được đọc với giọng nhẹ hơn. Ví dụ: Mời em vào nhà chơi. Cũng có khi những câu có hình thức là câu hỏi mà tính thông báo thực chất là câu mệnh lệnh cũng đọc với ngữ điệu mạnh. Ví dụ: “Cả lớp có im lặng không?”. * Cách chữa về lỗi thể hiện ngữ điệu xuống (hạ xuống): thường dùng để kết thúc câu kể (câu tường thuật). Vì đường ranh giới câu không chỉ thể hiện ở chỗ ngừng mà còn ở ngữ điệu kết thúc đi xuống. Nếu ta không hạ giọng ở cuối mỗi câu sẽ không tạo ra sự luân chuyển nhịp nhàng cao độ của các câu, vì vậy khi đọc chóng bị mệt và người nghe khó theo dõi. Ngoài ra, ngữ điệu xuống thường dùng để đọc lời tác giả trong những văn bản xen lẫn lời tác giả và lời nhân vật, nhất là khi lời tác giả lọt vào giữa lời nhân vật . Ví dụ: An... (An “dạ”). Mày qua bà Mười dắt con heo về …, đội luôn dạ lúa. Rồi…cha con ráng đùm bọc lấy nhau..

<span class='text_page_counter'>(8)</span> * Cách chữa lỗi về lên giọng: Khi đọc câu hỏi cần phải lên giọng. Ví dụ: Em đã học bài chưa? Phải cao giọng ở cuối câu. Tuy nhiên những câu hỏi kết thúc bằng ngữ khí từ thì không lên giọng (à, đấy ư, thế, hả, chứ). Ví dụ: Chồng chị à? 3. Cách chữa lỗi về tốc độ đọc. Để chữa lỗi về thể hiện tốc độ giáo viên cần hướng dẫn: - Khi đọc những văn bản có nội dung miêu tả một công việc dồn dập khẩn trương thì phải đọc nhịp nhanh. Nhưng không có nghĩa là các em phải đọc một cách liến thoắng mà đọc với tốc độ nhanh hơn bình thường để người nghe có thể theo dõi được. - Khi đọc những văn bản có cảm xúc phấn khởi tự hào cần thể hiện tốc độ không quá chậm. - Là một bài văn xuôi trữ tình, chan chứa cảm xúc cần phải được đọc chậm. Đọc với tốc độ chậm là chậm so với mức bình thường chứ không phải các em đọc chậm từng tiếng một sẽ làm cho người nghe hiểu sai về nội dung văn bản. 4. Cách chữa lỗi về cường độ. Giáo viên phải tập cho tất cả học sinh trong lớp mình có thói quen đọc đúng cường độ, nghĩa là phải đọc đủ lớn để cho cả lớp và cô giáo có thể nghe được. Giáo viên phải giáo dục cho học sinh hiểu được tác hại của việc đọc quá nhỏ, thì cô và các bạn sẽ không theo dõi được, mà không theo dõi được thì không thể sửa sai cách đọc cho chúng ta được. 5. Cách chữa lỗi về cao độ. Như đã nêu ở phần cách chữa lỗi về ngữ điệu, ở mỗi loại kiểu câu lại có một ngữ điệu lên, xuống khác nhau. Tuy nhiên vẫn tồn tại trương hợp ngoại lệ. Ví dụ: Có khi là câu hỏi nhưng khi đọc không cần lên giọng ở cuối câu. Chẳng hạn khi đọc câu: “Bầm ơi, có rét không Bầm ?” Đây là kiểu câu hỏi nhưng khi đọc ta không lên giọng ở cuối câu mà lại hạ giọng vào cuối câu. Vì đây là câu hỏi thể hiện sự trăn trở, day dứt của người con nơi chiến trận đang nghĩ về người mẹ yêu quý của mình. Một câu hỏi không cần có câu trả lời. Như vậy tuỳ thuộc vào từng văn bản cụ thể mà giáo viên có thể hướng dẫn học sinh thể hiện đúng cao độ. V. BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM CHO HỌC SINH. Xuất phát từ những thực trạng mắc lỗi của học sinh, muốn rèn kỹ năng đọc diễn cảm cho học sinh người giáo viên cần thực hiện như sau: 1. Các công việc cần chuẩn bị trước khi đến lớp. - Giáo viên phải xác định rõ mục tiêu của nội dung bài dạy, xác định rõ thể loại văn bản, tìm ra giọng đọc phù hợp với văn bản đó. - Giáo viên phải luyện đọc mẫu trước ở nhà. Giọng đọc mẫu của giáo viên rất quan trọng : Muốn học sinh của mình đọc diễn cảm thì trước hết người giáo viên cần phải đọc diễn cảm văn bản đó. Để đọc đúng, hay giáo viên phải có lòng ham muốn đọc hay và có ý thức tự điều chỉnh mình đọc đúng hơn, hay hơn, có ý thức trau chuốt giọng đọc của mình. Giáo viên nên sử dụng máy ghi âm ghi lại giọng đọc của mình, máy ghi âm sẽ giúp mình phát hiện ra các nhược điểm để tự mình điều chỉnh, sửa chữa. - Giáo viên phải dự tính được lỗi học sinh mắc phải trong bài trong quá trình đọc để đưa ra cách chữa lỗi hay nhất..

<span class='text_page_counter'>(9)</span> 2. Các công việc cần làm trong giờ dạy tập đọc ( phần luỵên đọc diễn cảm). - Khi đọc mẫu giáo viên phải làm chủ được âm thanh giọng đọc của mình. Âm thanh phát ra đủ lớn để cả lớp cùng nghe. Biết làm chủ giọng đọc cũng chính là biết làm chủ ngữ điệu, tốc độ, cường đô, cao độ. Giáo viên phải đọc đúng, diễn cảm một cách chắc chắn nghĩa là nhiều lần làm mẫu khác nhau, nhiều lần như một đều tạo ra một mẫu đọc thành tiếng không đổi. - Phải biết quan sát cách đọc của học sinh. - Biết tái hiện lời đọc của học sinh trong thế đối chiếu với lời đọc mẫu ( chỉ dùng khi thật cần thiết). - Biết phối hợp nhịp nhàng lời mô tả giọng đọc với làm mẫu. Phối hợp nhịp nhàng giữa lời mô tả giọng đọc với làm mẫu nghĩa là có sự hài hòa giữa những lời yêu cầu, chỉ dẫn về cách đọc và khả năng biểu diễn những yêu cầu chỉ dẫn này bằng giọng đọc mẫu của giáo viên. - Trong giờ dạy tập đọc giáo viên không thể bắt ép học sinh phải đọc theo một phương ngữ nhất định khi mà phương ngữ các em có được khác với phương ngữ mà cô yêu cầu. 3. Cách tổ chức cho học sinh rèn kỹ năng đọc diễn cảm. - Cho học sinh làm quen với toàn tác phẩm, xác định giọng đọc chung của cả bài. - Giáo viên tổ chức cho học sinh đàm thoại, nhận ra thể loại của văn bản, hiểu ý đồ của tác giả, thảo lụân với học sinh để xác định giọng đọc chung của cả bài. - Học sinh luyện đọc, phân tích thể hiện, lập dàn ý và xác định giọng đọc của từng đoạn. - Giáo viên cần chọn một đoạn tiêu biểu trong bài để hướng dẫn học sinh cách đọc diễn cảm: Cách ngắt, nghỉ đúng chỗ; cách nhấn giọng vào những từ ngữ quan trọng trong đoạn văn, đoạn thơ đó (cần cho học sinh thấy rõ vì sao cần phải ngắt nghỉ và nhấn giọng vào những từ ngữ quan trọng đó). Ở phần này giáo viên nên viết đoạn cần hướng dẫn đọc vào bảng phụ để hướng dẫn và học sinh tiện theo dõi. - Tổ chức cho học sinh luyện tập để thể hiện giọng đọc của từng câu, đoạn. Chú ý cho học sinh luyện tập những câu khó đọc trong bài. Khi học sinh luyện tập giáo viên cần chỉ ra chỗ khó đọc, những điểm nút trong bài đòi hỏi học sinh phải hiểu mới tìm cách thể hiện điều đó trong giọng đọc. Trong khi luyện tập học sinh phải biết lắng nghe, thảo luận nhận xét về giọng đọc, giải thích vì sao đọc như thế này là hay, đọc như thế này là chưa hay, chỗ nào trong cách đọc của thầy, của bạn làm mình thích nhất. - Cuối cùng giáo viên phải tổ chức cho học sinh luyện đọc cá nhân và tổ chức cho học sinh thi đọc diễn cảm để các em có cảm hứng khi đọc diễn cảm. - Cho cả lớp bình chọn bạn đọc bài diễn cảm nhất để khích lệ học sinh. Vì những lời khen ngợi, động viên học sinh sẽ kích thích được sự tiến bộ của học sinh trong những giờ học sau, đặc biệt là đối với những học sinh còn yếu. VI. KẾT QUẢ THỰC HIỆN. Rút kinh nghiệm từ những năm học trước, năm học 2013 - 2014tôi đã áp dụng những biện pháp nói trên ngay từ đầu năm học. Với sự giúp đỡ và tạo điều kiện của các giáo viên trong khối tôi đã tiến hành khảo sát về kĩ năng đọc diễn cảm của học sinh lớp 5A tôi đang dạy (lớp thực nghiệm) và các lớp khác trong khối Năm (lớp đối chứng) . Kết quả thu được như sau:.

<span class='text_page_counter'>(10)</span> Bảng 2:. Lớp. 5A. Ngắt giọng sai Sĩ số 27. SL 6. % 22. Đọc sai kiểu câu. Đọc chưa diễn cảm. SL. %. SL. 6. 22. 10. % 37. Đọc diễn cảm SL 5. % 19. Qua khảo sát trên cho thấy ở các lớp không vận dụng những phương pháp trên vào giảng dạy phần đọc diễn cảm của học sinh lớp 5 thì kết quả HS đọc diễn cảm đạt tỷ lệ thấp. Trong khi ở lớp tôi nhờ áp dụng những biện pháp trên nên kết quả thu được cao hơn so với các lớp khác rất nhiều. VII. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ 1. Kết luận . Qua quá trình thực hiện tôi nhận thấy khi học sinh đã biết đọc diễn cảm ở mỗi bài đọc các em đã bồi bổ thêm các kỹ năng trong giao tiếp, các em đã mạnh dạn và tự tin hơn khi tham gia giao tiếp với người lớn, thầy cô, bạn bè và mọi người xung quanh như : nói lời chào hỏi, nói lời cảm ơn, nói lời xin lỗi, lời mời, lời nhờ, lời đề nghị, lời yêu cầu... Đối với giáo viên phải nắm vững kiến thức chính âm, chính tả. Tự bản thân mình phải học tập nâng cao và rèn luyện liên tục. Nắm bắt được đối tượng học sinh mình dạy mắc lỗi do nguyên nhân nào mà có kế hoạch dạy học kịp thời, phù hợp. Phải kiên trì, nhẫn nại thường xuyên uốn nắn giúp học sinh thấy và hiểu rõ lỗi mà mình mắc phải. Từ đó mà có ý thức, thói quen đọc đúng diễn cảm bài tập đọc . Bản thân với năng lực có hạn và thời gian nghiên cứu chưa đủ để có thể hoàn thiện sáng kiến một cách đầy đủ, khoa học.Do đó nội dung sáng kiến không tránh khỏi những luận điểm chưa lí giải đầy sức thuyết phục và hợp lí. Kính mong quý thầy cô giáo cùng bạn bè đồng nghiệp và mọi người quan tâm đến rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho học sinh lớp 5 để bổ sung thêm những gì còn khiếm khuyết để “nó” thật sự trở thành một sản phẩm chung và thiết thực. Có được kết quả trên cũng chính là nhờ vào sự quan tâm chỉ đạo, sự đóng góp ý kiến nhiệt tình của Ban Giám hiệu nhà trường, sự đóng góp ý kiến của các đồng nghiệp trong Hội đồng, sự tận tâm của các cô giáo, thầy giáo chủ nhiệm và sự cố gắng nổ lực của học sinh nên bước đầu đã có những kết quả đáng khích lệ. 2.Ý kiến đề xuất: Nhằm hạn chế việc mắc lỗi về cách ngắt nghỉ và đọc diễn cảm của học sinh lớp 5 nói riêng và học sinh Tiểu học nói chung, góp phần vào việc đọc đúng, đọc hay. Một điều chúng ta thấy rõ: học sinh Tiểu học khả năng trí tuệ của trẻ được thể hiện và phát triển là nhờ vào việc nắm vững tiếng mẹ đẻ. Trình độ nắm vững tiếng mẹ đẻ của trẻ một phần lớn phụ thuộc vào năng lực nắm tiếng mẹ đẻ của các thầy cô giáo. Tôi xin trình bày một số ý kiến đề xuất sau đây: - Cung cấp đầy đủ tài liệu, sách tham khảo cho giáo viên và học sinh ..

<span class='text_page_counter'>(11)</span> - Thường xuyên tổ chức tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ giáo viên về kiến thức Tiếng Việt. - Thờng xuyên dự giờ của giáo viên để nắm vững phơng pháp giảng dạy, từ đó khắc phục kịp thời những tồn tại để thống nhất phơng pháp giảng dạy đặc biệt là việc rèn đọc diễn cảm. - Khơi dậy phong trào thi ngâm thơ, kể chuyện, đọc diễn cảm cho học sinh, giáo viên trong khèi, trong trêng. - Thêng xuyªn båi dìng chuyªn m«n nghiÖp vô cho gi¸o viªn ë c¸c m«n häc nhÊt lµ phân môn Tập đọc. Có đầy đủ đồ dùng dạy học cho giáo viên nhất là đồ dùng dạy phân môn Tập đọc.. Trên đây là một vài kinh nghiệm tôi mạnh dạn đưa ra. Tuy nhiên đó chưa phải là giải pháp tối ưu. Vì thế tôi rất mong có sự bổ sung, đóng góp ý kiến của các cấp quản lí, các đồng chí giáo viên để ngày càng có nhiều phương pháp dạy học tốt hơn. Tôi xin chân thành cảm ơn !.

<span class='text_page_counter'>(12)</span>

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×