MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phạm vi nghiên cứu
5.Phương pháp nghiên cứu
6. Bố cục đề tài
Chương 1. TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
1.1.
Các khái niệm
1.1.1. Khái niệm cộng động
1.1.2. Khái niệm du lịch cộng đồng
1.2.
Đặc điểm của du lịch cộng đồng
1.3.
Các nguyên tắc của du lịch cộng đồng
1.4. Vai trò của du lịch cộng đồng trong việc phát triển cộng đồng, bảo vệ
tài nguyên du lịch và phát triển du lịch
1.5. Việc phát triển du lịch cộng đồng tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn ở
Việt Nam
Chương 2. TIỀM NĂNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở KHU BTTN PÙ
LUÔNG
2.1. Khái quát về khu bảo tồn thiên nhiên Pù Lng
2.1.1. Vị trí địa lí
2.1.2. Điều kiện tự nhiên
2.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.3.1.Tình hình dân số, dân cư và các dân tộc sinh sống trên địa bàn
2.1.3.2. Tình hình phát triển kinh tế
2.1.3.3. Giáo dục và đào tạo
2.1.3.4. Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng
2.1.3.5. Văn hóa, thơng tin
2.1.3.6. An ninh chính trị
2.1.3.7. Vệ sinh môi trường
2.2. Khả năng phát triển du lịch ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông
2.2.1. Những thuận lợi phát triển du lịch cộng đồng ở khu bảo tồn thiên
nhiên Pù Lng
2.2.2. Những khó khăn phát triển du lịch cộng đồng tại khu bảo tồn thiên
nhiên Pù Luông
Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO DU LỊCH
CỘNG ĐỒNG Ở KHU BTTN PÙ LUÔNG
3.1. Thực trạng du lịch cộng đồng ở khu BTTN Pù Luông
3.2. Định hướng cho du lịch cộng đồng ở khu BTTN Pù Luông
3.3. Một số giải pháp phát triển cộng đồng ở khu BTTN Pù Lng
KẾT LUẬN
Phụ lục
Hình ảnh
Tài liệu tham khảo
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
1.
BQL
:
Ban quản lí
2.
BTTN
:
Bảo tồn thiên nhiên
3.
DLCĐ
:
Du lịch cộng đồng
4.
KBT
:
Khu bảo tồn
5.
KBTTN
:
Khu bảo tồn thiên nhiên
6.
UBND
:
Uỷ Ban Nhân Dân
7.
WTO
:
Tổ chức thương mại thế giới
PHẦN MỞ ĐẦU
Du lịch cộng đồng còn là một khái niệm khá mới mẻ ở Việt Nam.
Những năm gần đây, du lịch cộng đồng là xu hướng phát triển tương đối
mạnh với hình thức phong phú. Có khơng ít địa phương xây dựng được
những mơ hình thành cơng như: Hịa Bình, Quảng Ninh, Hà Giang, Lào Cai,
Vĩnh Phúc… Mơ hình này tập trung khai thác các giá trị văn hóa, lối sống,
ẩm thực... thuộc sở hữu của cộng đồng dân cư. Ðây sẽ là cơ sở để các loại
hình du lịch dựa vào cộng đồng có điều kiện phát triển, khơng chỉ phát huy
được thế mạnh văn hóa bản địa mà cịn góp phần ổn định đời sống người
dân. Ở mơ hình này, người dân đóng vai trị quan trọng trong cung cấp các
dịch vụ, hướng dẫn khách trải nghiệm, cảm nhận văn hóa, lối sống tại địa
phương. Thậm chí, một số gia đình có thể kinh doanh dịch vụ ăn nghỉ, sinh
hoạt cho khách. Tuy nhiên, người dân thường thiếu kỹ năng, không nhận
thức được hết ý nghĩa của từng khâu trong chuỗi giá trị du lịch, cho nên vẫn
xảy ra tình trạng "chặt chém" khách, giao tiếp thiếu chuyên nghiệp. Điều này
làm cho hoạt động DLCĐ diễn ra chủ yếu mang hình thức tự phát.
• Lí do chọn đề tài
Cùng với xu thế phát triển du lịch trên thế giới hiện nay là hướng
tới những khu vực có tiềm năng đặc sắc về thiên nhiên và văn hóa du lịch
cộng đồng. Do đó cần phải xây dựng được ngay những tour du lịch đến
những bản làng xa xơi, nơi có đồng bào các dân tộc sinh sống vì cảnh quan ở
đó cịn hoang sơ, phong tục tập qn của đồng bào chưa bị mai một. Cần lựa
chọn các thôn bản, các nhà văn hóa cộng đồng tiêu biểu, hội tụ được các yếu
tố về cảnh quan sinh thái, bảo đảm an toàn, an ninh để đầu tư xây dựng
thành các điểm lưu trú qua đêm cho khách; đầu tư xây dựng nâng cấp cơ sở
hạ tầng kỹ thuật. Khách du lịch nước ngồi thường thích đi bộ vào những
bản làng xa xôi, sống và sinh hoạt cùng người dân. Họ thích được người dân
bản địa hướng dẫn thực hiện các công việc nhà nông; tự tay làm những sản
phẩm lưu niệm hoặc mua được những sản phẩm lưu niệm ngay tại nơi họ
đến; xem biểu diễn các loại hình văn hóa dân gian do chính người dân địa
phương thực hiện…
Thanh Hóa là địa phương có nhiều thắng cảnh hùng vĩ, tài nguyên
nhân văn phong phú, nhiều danh lam thắng cảnh và di tích lịch sử đã được
xếp hạng như Sầm Sơn, Lam Kinh, Thành Nhà Hồ, Bến En, động Từ Thức,
suối cá thần Cẩm Lương... Có 7 dân tộc cư trú trên địa bàn tỉnh, mõi dân tộc
đều có các phong tục tập qn, lễ hội, tơn giáo độc đáo, giàu bản sắc văn hóa
truyền thống. Các lễ hội ở Thanh Hóa đều mang tính cộng đồng như lễ hội
khai hạ của người Mường; Lễ tục cấp sắc bùa của người Dao; lễ hội Đền Thi
của người Thổ; đám ma của người Mông... Kho tàng di sản văn hóa dân gian
của Thanh Hóa rất phong phú đa dạng gồm thơ ca, truyện cổ, thành ngữ, tục
ngữ, dân ca, dân vũ… với nghệ thuật biểu diễn đạt đến đỉnh cao như khèn
của người Mông, múa “khặp Kin chiêng boọc mạy” của người Thái, Pôồn
Pôông của người Mường. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển du lịch,
nhất là loại hình du lịch gắn với cộng đồng địa phương. Các loại hình du lịch
này nếu được triển khai tốt sẽ góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc
Thái, Mường và tạo việc làm, nguồn thu nhập cho cộng đồng cư dân bản địa.
Chính những điều này là điều kiện thuận lợi để phát triển hình thức
du lịch cộng đồng tại Thanh Hóa. Trong đó có Khu bảo tồn thiên nhiên Pù
Luông được thành lập năm 1999, hiện đang giữ trong mình những giá trị
cảnh quan thiên nhiên phong phú với sự đa dạng về các loại động thực vật
sinh sống. Tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Lng-nơi đây đang cịn vẻ đẹp
hoang sơ của núi rừng miền tây Thanh Hóa. Với đa dạng hệ thống động thưc
vật và nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp. Đây là thuận lợi để phát triển du lịch
đặc biệt là phát triển du lịch cộng đồng.
Chính vì những điều trên, tôi thực hiện nghiên cứu đề tài: Phát triển du
lịch cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông để mọi người có hiểu
hơn về du lịch cộng đồng tại địa phương này và sự phát triển du lịch tại đây.
• Mục đích nghiên cứu
Mục đích trước hết của việc nghiên cứu đề tài này là muốn bản thân
nâng cao kiên thức, tìm hiểu rõ hơn về việc phát triển du lịch cộng đồng tại
khu bảo tồn thiên nhiên Pù Lng.
Tìm hiểu rõ hơn về những nét đặc sắc khi phát triển du lịch cộng đồng
tại Pù Luông.
Đưa ra một số giải pháp để phát triển du lịch cộng đồng, nâng cao đời
sống vật chất cho người dân ở đây.
• Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Tập trung nghiên cứu về thực trạng phát
triển du lịch cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Lng.
• Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu khảo sát tập trung tại phu bảo tồn
thiên nhiên Pù Luông nằm tại hai huyện Quan Hóa và Bá Thước của tỉnh
Thanh Hóa.
• Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp thực tế
- Phương pháp khảo sát
- Phương pháp sưu tầm các nguồn tư liệu.
• Bố cục của đề tài
Ngồi phần mở đầu, kết luận, phụ lục, tài liệu tham khảo, nội
dung chính của đề tài được trình bày qua 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về du lịch cộng đồng
Chương 2: Tiềm năng du lịch cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên
Pù Luông
Chương 3: Thực trạng và một số giải pháp để phát triển du lịch
cộng đồng tại khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông.
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ DU LỊCH CỘNG ĐỒNG
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Khái niệm cộng đồng
Cộng đồng là một nhóm xã hội của các cơ thể sống chung trong cùng
một môi trường thường là có cùng các mối quan tâm chung. Trong cộng
đồng người đó là kế hoạch, niềm tin, các mối ưu tiên, nhu cầu, nguy cơ và
một số điều kiện khác có thể có và cùng ảnh hưởng đến đặc trưng và sự
thống nhất của các thành viên trong cộng đồng.
Theo Fichter cộng đồng bao gồm 4 yếu tố sau:
(1) tương quan cá nhân mật thiết với nhau, mặt đối mặt, thẳng thắn
chân tình, trên cơ sở các nhóm nhỏ kiểm sốt các mối quan hệ cá nhân;
(2) có sự liên hệ chặt chẽ với nhau về tình cảm, cảm xúc khi cá
nhân thực hiện được các công việc hoặc nhiệm vụ cụ thể;
(3) có sự hiến dâng về mặt tinh thần hoặc dấn thân thực hiện các
giá trị xã hội được cả xã hội ngưỡng mộ;
(4) có ý thức đồn kết tập thể. Cộng đồng được hình thành trên cơ
sở các mối liên hệ giữa cá nhân và tập thể dựa trên cơ sở tình cảm là chủ
yếu; ngồi ra cịn có các mối liên hệ tình cảm khác.
Cộng đồng có sự liên kết cố kết nội tại không phải do các quy tắc rõ
ràng thành văn, mà do các quan hệ sâu hơn, được coi như kà một hằng số
văn hóa.
1.1.2. Khái niệm du lịch cộng đồng
Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con
người ngoài nơi cư trú thường xuyên trong thời gian không quá 01 năm liên
tục nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, nghỉ dưỡng, giải trí, tìm hiểu, khám
phá tài nguyên du lịch hoặc kết hợp với mục đích hợp pháp khác.
Du lịch cộng đồng được định nghĩa tại Khoản 15 Điều 3 Luật Du
lịch 2017 (có hiệu lực từ ngày 01/01/2018). Theo đó:
- Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở
các giá trị văn hóa của cộng đồng, do cộng đồng dân cư quản lý, tổ chức
khai thác và hưởng lợi.
Du lịch cộng đồng là hoạt động tương hỗ giữa các đối tác liên
quan, nhằm mang lại lợi ích về kinh tế cho cộng đồng dân cư địa phương,
bảo vệ được môi trường và mang đến cho du khách kinh nghiệm mới góp
phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của địa phương có dự án.
Hiện nay, du lịch cộng đồng đang được coi là loại hình du lịch
mang lại nhiều lợi ích phát triển kinh tế bền vững nhất cho bản địa. Du lịch
cộng đồng không chỉ giúp người dân bảo vệ tài nguyên môi trường sinh thái,
mà còn là dịp để bảo tồn và phát huy những nét văn hoá độc đáo của địa
phương..
1.2. Đặc diểm của du lịch cộng đồng
DLCĐ là hoạt động tương hỗ giữa các đối tác liên quan, nhằm mang lại
lợi ích về kinh tế cho cộng đồng dân cư địa phương, bảo vệ được môi trường
và mang đến cho du khách kinh nghiệm mới góp phần thực hiện mục tiêu
phát triển KT-XH của địa phương có dự án.
Các đối tác tham gia trong phát triển du lịch cộng đồng gồm có:
- Chính quyền địa phương, địa phương và các cơ quan quản lý du
lịch: Hình thành khung pháp lý về phát triển du lịch, bảo tồn, quản lý môi
trường, sử dụng lao động…; Lập qui hoạch; Ban hành chính sách khuyến
khích phát triển; Trực tiếp hỗ trợ vốn cho cộng đồng dân cư, hộ kinh
doanh…; Cung cấp dịch vụ tư vấn, tiếp thị, đào tạo.
- Cơ quan quản lý du lịch địa phươngcó đặc điểm: Quản lý tổ chức
điều hành kinh doanh du lịch để nâng cao thu nhập, nâng cao chất lượng
cuộc sống của cộng đồng dân cư.
- Các cơ quan bảo tồn; Cung cấp các thông tin tư liệu; Xây dựng hoặc
hỗ trợ xây dựng các tua tuyến, sản phẩm du lịch; Thu hút người dân địa
phương vào hoạt động bảo tồn; Phối hợp với cộng đồng địa phương cung
cấp các dịch vụ;…
- Các công ty du lịch, các hãng lữ hành có vai troftrong việc sử dụng
người dân địa phương vào các hoạt động du lịch. Cùng tham gia vào quá
trình nghiên cứu tiềm năng Du lịch; thiết kế tour tuyến, sản phẩm Du lịch;
Nghiên cứu thị trường; Tuyên truyền quảng bá; Tổ chức nguồn khách; Liên
kết khai thác tài nguyên du lịch; Đóng góp cho hoạt động bảo tồn, tổ chức
các hoạt động bảo vệ mơi trường, giáo dục
du khách…Hỗ trợ tài chính, đào tạo… cho cộng đồng.
- Các tổ chức phi chính phủ; Hỗ trợ về tài chính; Hỗ trợ xây dưng qui
hoạch, kế hoạch phát triển du lịch; Hỗ trợ xây dựng các chính sách phát triển
du lịch; Hỗ trợ kỹ thuật triển khai các dự án du lịch cộng đồng; Nâng cao
năng lực cho cộng đồng, chính quyền địa phương.
- Cộng đồng địa phương tham gia hoặc chịu trách nhiệm ra quyết
định, thực thi và điều hành các dự án. Đối với DLCĐ, người dân địa phương
có điều kiện tham gia hoạt động du lịch thu được lợi ích và có thẩm quyền
lớn hơn trong việc ra các quyết định việc hoạch định phát triển..
- Khách du lịch...
Quy mô hoạt động nhỏ, thị trường khách khá hẹp về đối tượng
và ít về số lượng. Các sản phẩm mang bản sắc địa phương. Các sản phẩm,
dịch vụ du lịch được phát triển phù hợp với điều kiện tự nhiên, văn hoá địa
phương, giảm thiểu các tác hại.
DLCĐ có thể phát triển tại các khu vực khơng có điểm đặc biệt về
tài ngun tự nhiên, nhưng có đặc trưng riêng về văn hóa.
DLCĐ có thể phát triển tại các đơ thị
Đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội của địa
phương: Tăng thu nhập; Phát triển hạ tầng; Nâng cao trình độ văn hố,
nghiệp vụ chun mơn… Thay đổi cách thức sản xuất, kinh doanh lạc hậu,
phát triển kinh tế hàng hố. Tăng trách nhiệm bảo tồn thơng qua việc cung
cấp các sản phẩm du lịch có trách nhiệm và có hoạt động đóng góp vào bảo
tồn bảo vệ môi trường.
1.3. Các nguyên tắc phát triển của du lịch cộng đồng
Loại hình du lịch dựa vào cộng đồng thực chất là các loại hình phát triển du
lịch bền vững có trách nhiệm với tài ngun mơi trường cũng như phát triển
của cộng đồng. Chủ thể của các hoạt động du lịch và nguồn lợi từ các hoạt
động này là hướng vào cộng đồng. Vì vậy khi phát triển DLCĐ cần thực
hiện các nguyên tắc sau :
- DLCĐ phải đặt lợi ích của ngƣời dân lên trên. Đây là một trong
những nguyên tắc cơ bản tạo ra sự khác biệt giữa du lịch cộng đồng với các
loại hình du lịch khác. Dân địa phương là những người trực tiếp sống trên
địa bàn du lịch cộng đồng và họ cũng chính là ngƣời trực tiếp thấy đƣợc sự
biến đổi (tăng hay giảm) của hệ sinh thái, mơi trường, văn hóa của khu vực.
Các hệ sinh thái, mơi trường, văn hóa có được bảo tồn, duy trì hay khơng
hồn tồn phụ thuộc vào ý thức của người dân nơi đây. Chính vì thế đây là
nguyên tắc rất quan trọng, du lịch sinh thái cộng đồng cần đặt lợi ích của
những người dân lên trên, khuyến khích người dân tham gia vào các hoạt
động du lịch và chia sẻ lợi ích từ các hoạt động cho thuê nhà nghỉ, làm
hướng dẫn viên du lịch, sản xuât các mặt hàng nông sản, hàng thủ công mỹ
nghệ truyền thống … Kết quả là đời sống của người dân ít phụ thuộc vào
khai thác tự nhiên, đồng thời họ sẽ thấy được lợi ích của việc bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên, phát triển du lịch sinh thái cộng đồng
Du lịch nói chung và du lịch sinh thái trên cơ sở cộng đồng nói riêng
có ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và hệ sinh thái khu vực. Các tác động
tiêu cực của DLCĐ sẽ làm thay đổi và biến đổi đời sống của cộng đồng. Đấy
là môi trường bị tổn thương bởi áp lực phát triển du lịch đây chính là nguyên
nhân làm biến đổi và thay đổi môi trường sinh thái tự nhiên và môi trường
sinh thái nhân văn xung quanh khu vực của cộng đồng. Với các loại hình du
lịch khác nhau thì vấn đề bảo vệ mơi trường và duy trì mơi trường sinh thái
chưa phải là vấn đề ưu tiên hàng đầu thì ngược lại DLCĐ coi đây là nguyên
tắc cơ bản cần tn thủ, có như vậy thì mơi trường sinh thái tự nhiên và nhân
văn được bảo tồn và phát triển. DLCĐ cần thực hiện nguyên tắc thừa nhận,
ủng hộ và thúc đẩy mối quan hệ hữu cơ cộng đồng về du lịch. Thường xuyên
lấy ý kiến tham gia của các bên tham gia, tôn trọng ý kiến của công đồng,
bảo đảm những kiến nghị của cộng đồng được chuyển đến những người có
trách nhiệm xem xét và giải quyết. Ngay từ đầu DLCĐ nên thu hút, khuyến
khích sự tham gia của cộng đồng vào tất cả các lĩnh vực hoạt động du lịch và
bảo tồn, coi phát triển du lịch nhƣ là một công cụ giúp cộng đồng sử dụng
để phát triển trong khi vẫn duy trì sự đa dạng kinh tế không làm giảm các
nghành nghề truyền thống. Để phát triển du lịch cộng đồng cần thường
xuyên hỗ trợ địa phương trong hoạt động du lịch và phát triển kinh tế - xã
hội đồng thời tăng cường giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực địa phương để
phục vụ du lịch. Cần phân chia lợi nhuận một cách công bằng giữa cá nhân,
tổ chức tham gia vào hoạt động DLCĐ. Thúc đẩy niềm tự hào của cộng
đồng bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa đồng thời tăng cường giao lƣu
văn hóa truyền thống.
DLCĐ cần tơn trọng giá trị văn hóa và phương cách sống của con
người nơi diễn ra hoạt động DLCĐ. Khai thác tiềm năng du lịch của địa
phương nhưng phải đảm bảo phát triển bền vững, khơng làm hại lợi ích của
các thế hệ kế tiếp. Phát triển bền vững các nguồn tài nguyên là sự phát triển
trên cơ sở bảo đảm cho các tài nguyên có thể tái tạo và phục hồi. Phát triển
lâu dài và bền vững cần tính đến việc sử dụng nguồn tài nguyên tự nhiên và
nguồn tài nguyên nhân văn hiện có để phục vụ nhu cầu du khách.
-Theo Võ Quế (2008) cho rằng các nguyên tắc để phát triển du lịch cộng
đồng bao gồm:
+ Cộng đồng được quyền tham gia thảo luận các kế hoạch, quy
hoạch, thực hiện và quản lý, đầu tư và có thể trao quyền làm chủ cho cộng
đồng.
+ Phù hợp với khả năng của cộng đồng.
+ Chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng
+ Xác lập quyền sở hữu và tham gia của cộng đồng đối với tài ngun
và văn hố.
• Theo tổ chức WTO (2004), các nguyên tắc để phát triển du lịch cộng
đồng cần phải dựa trên các nguyên tắc của du lịch bền vững:
+ Sử dụng tối ưu nguồn mơi trường, duy trì các tiến trình sinh thái
học chủ yếu và giúp bảo tồn nguồn tự nhiên và hệ sinh thái được thừa
hưởng.
+ Khía cạnh xác thực nền văn hoá - xã hội của cộng đồng địa
phương, đảm bảo họ đã xây dựng, kế thừa văn hoá và giá trí truyền thống,
đồng thời góp phần vào sự hiểu biết và thơng cảm đối với các nền văn hố
khác nhau
+ Đảm bảo sự vận hành nền kinh tế lâu dài ổn định, cung cấp các
lợi ích kinh tế - xã hội đến tất cả những người có liên quan nhằm phân bổ
cơng bằng.
1.4. Vai trị của du lịch cộng đồng trong việc phát triển cộng đồng, bảo
vệ tài nguyên du lịch và phát triển du lịch
Đối với việc phát triển du lịch cộng đồng thì vai trị của cộng đồng
địa phương là một trong những vai trị khơng thể thay thế được. Dù làm việc
trong các doanh nghiệp (lưu trú, ăn uống, dịch vụ) hay tham gia vào hoạt
động du lịch với tư cách cá nhân, những thành viên của cộng đồng dân cư
địa phương cũng có vai trị riêng của mình tại điểm đến là tiếp nhận du
khách,tạo môi trường thoải mái cho những người đến tham quan, tìm hiểu về
địa phương của mình. Cùng với đó là việc xây dựng cơ sở hạ tầng, cung cấp
vật tư thiết bị để tạo tiện nghi cho việc nghỉ ngơi, vui chơi giải trí của du
khách. Cộng đồng địa phương cịn có vai trị trong việc cung cấp thơng tin
trước, trong và sau khi du khách đến tham quan và tìm hiểu rõ hơn về điểm
đến cũng như giá trị của thương hiệu tại nơi này.
Cộng đồng địa phương cần phải đảm bảo chất lượng sản phẩm và
dịch vụ, vì họ là những người trực tiếp tham gia vào mọi hoạt động du lịch
và có liên quan đến du lịch tại điểm đến. Chất lượng thể hiện qua những
món ăn ngon và hợp vệ sinh; những căn phòng khách sạn ấm cúng như ở
nhà (Warmas home); những hoạt động tham quan, vui chơi giải trí tạo sự
thoải mái thư giãn cho du khách; những nụ cười (của người phục vụ trực tiếp
hay của người dân trước thềm nhà họ khi du khách đi ngang…) để tạo sự
thân thiện ngay từ phút ban đầu du khách đặt chân đến điểm đến; thái độ ân
cần chăm chút từ những tiểu tiết đối với du khách… Từ đó, chúng ta có thể
thấy được vai trị của tồn thể cộng đồng như một khối tổng thể khơng thể
tách rời được của điểm đến, góp phần tạo nên khơng những thương hiệu mà
cịn là những điểm khác biệt giữa các điểm đến.
Có những địa phương rất phong phú về tài nguyên thiên nhiên, hoặc
chỉ có tài nguyên nhân văn, có những nơi lại được thế mạnh về cả hai loại
hình tài nguyên. Tuy nhiên, tất cả các tài nguyên thiên nhiên và nhân văn
đều vẫn cần thêm sự có mặt của các sản phẩm địa phương, từ các nguyên
liệu để chế biến món ăn, đến nguồn thực phẩm chính như lúa gạo, lúa mì, kể
cả những sản phẩm chế biến, tiêu dùng… Chính những sản phẩm do những
người dân tại đó sản xuất mới là điểm nhấn khiến du khách có ấn tượng hơn
với điểm đến, phân biệt điểm đến này với điểm đến kia (thí dụ mứt hoa
violet của thành phố Toulouse tại Pháp, đèn lồng Hội An, nón bài thơ của
Huế, ơ mai Hà Nội, gạo Nàng Hương của đồng bằng sông Cửu Long…)
Những sản phẩm này được gọi là đặc sản, gắn liền với tên gọi của địa
phương và tạo nên thương hiệu riêng của điểm đến. Do đó, khơng ai có thể
phủ nhận được vai trị và sự đóng góp của thành viên các cộng đồng trong
trường hợp này.
Thái độ của người dân địa phương trong việc bảo đảm chất lượng
dịch vụ và làm hài lịng du khách. Việc quảng bá văn hóa có thể được tổ
chưc rầm rộ thành những chiến dịch, nhưng cũng có thể thực hiện một cách
“lặng lẽ” nhưng sâu lắng, thắm đậm tính chất đặc trưng của địa phương. Văn
hóa địa phương cịn là thái độ của người dân tại chỗ đối với những thành
viên của cộng đồng, đối với môi trường tại điểm đến. Nếu những thái độ này
tạo ấn tượng tốt đối với du khách, thì có thể biểu hiện được sự thống nhất
của cộng đồng trong việc quảng bá văn hóa mà khơng cần đếnnhiều nguồn
lực tài chính và nhân sự phức tạp. Cách quảng bá tốt nhất là cách tự nhiên
nhất, với sự đóng góp tham gia của tất cả cộng đồng từ già đến trẻ, từ người
làm trực tiếp đến gián tiếp, của những người tạo nên tổng thể cộng đồng
Ngồi ra, văn hóa địa phương cũng có thể được thể hiện thơng qua
những đặc sản cung cấp cho du khách, qua chất lượng sản phẩm và dịch vụ,
qua việc sử dụng cơ sở vật chất và trang thiết bị của những doanh nghiệp du
lịch. Như vậy có thể thấy văn hóa nói chung bao gồm tất cả những gì du
khách có thể được cung cấp bởi cộng đồng địa phương, vì chỉ có cộng đồng
mới có thể quảng bá được văn hóa của chính mình chứ khơng phải ai
khác,và thương hiệu của điểm đến là sự khẳng định cho việc du khách chấp
nhận những điều này.
1.5. Việc phát triển du lịch cộng đồng tại các vườn quốc gia, khu bảo tồn
ở Việt Nam
Tính đến ngày 30 tháng 5 năm 2003 cả nước ta đã có 25 Vườn Quốc
gia và 115 Khu Bảo tồn Thiên nhiên được thành lập và trong tương lai sẽ có
nhiều hơn nữa các KBT được thành lập trong cả nước. Các KBT và các
VQG ra đời là điều kiện rất tốt để bảo tồn các nguồn gen động thực vật quý
hiếm trước các hiểm hoạ bị tuyệt chủng. Mặt khác, các KBT cũng đang chứa
đựng một tiềm năng rất lớn về du lịch sinh thái mà chưa được khai thác hợp
lý.
Trên thế giới, đặc biệt là tại các nước phát triển như Thuỵ Điển, Nhật
Bản, Mỹ… các KBT được xây dựng dựa trên sự kết hợp giữa bảo tồn và
phát triển du lịch, nhiều loại hình du lịch được hình thành như leo núi, thăm
động vật hoang dã trong xe bảo vệ, theo dõi cuộc sống của các lồi linh
trưởng, ngắm nhìn các loại động thực vật biển…Gần đây, một số nước Châu
Phi cũng rất chú trọng phát triển loại hình du lịch này, ở một số nước như
Uganda, Nigeria… việc phát triển du lịch sinh thái được đưa vào trong chiến
lược phát triển kinh tế của đất nước.
Ở Việt Nam, từ lâu đã có những chuyến thăm quan, cắm trại tại các
khu rừng tự nhiên (Cúc Phương, Nam Cát Tiên) nhưng các chuyến thăm
quan này thường chỉ dừng lại ở mức phục vụ cho học tập và nghiên cứu.
Thuật ngữ “du lịch sinh thái” mới chỉ thực sự xuất hiện gần đây sau khi
phong trào “thăm miệt vườn” phát triển.
Sau đây, chúng tôi chỉ xin đưa ra một số đánh giá chung về tiềm
năng, lợi thế và hạn chế của hoạt động du lịch sinh thái tại các KBT.
a) Tiềm năng:
Tính đa dạng sinh học tại các KBT là rất cao, tại đây có rất nhiều lồi
động, thực vật quý hiếm.
Tại hầu hết các KBT, địa hình đều chia cắt rất phức tạp là điều kiện
tốt cho các hoạt động du lịch mạo hiểm.
Khơng khí ở các KBT là hoàn toàn trong lành giúp cho du khách có
cảm giác thoải mái, giảm căng thẳng.
Sống xen kẽ hoặc xung quanh KBT chủ yếu là người dân tộc, đây là
những nơi rất đa dạng về văn hoá và ngành nghề truyền thống là nơi lý
tưởng cho du khách dừng chân.
Các hình thức bảo tồn tại các khu bảo vệ sẽ đáp ứng được thị hiếu đa
dạng của du khách; ví dụ như nếu du khách thích biển có thể thăm các KBT
như Cơn Đảo, Cát Bà, Bình Châu – Phước Bửu; du khách leo núi và thích
tham khảo truyền thống văn hố của dân tộc miền núi phía Bắc thì có thể
thăm các KBT như Hồng Liên, Pù Lng, Cúc Phương và nếu du khách
thích thăm các khu rừng khộp rộng lớn và truyền thống văn hoá của đồng
bào Tây Ngun thì có thể thăm các KBT như York Don, KonCharang…
b) Những lợi thế
Các KBT được bảo vệ chặt chẽ bằng hệ thống luật pháp và lực lượng
bảo vệ, do vậy mà các tiềm năng về du lịch sinh thái sẽ tồn tại lâu dài.
Các chi phí cơ bản đầu tư cho cơ sở hạ tầng, trang thiết bị phục vụ
cho du lịch sinh thái là không lớn.
Du lịch sinh thái là cơ hội tốt nhất để phố biến và thơng tin đến mọi
người về vai trị và giá trị của tài nguyên thiên nhiên.
Gắn liền với các KBT là truyền thống văn hoá và tập quán canh tác
đa dạng của bà con dân tộc thiểu số, bên cạnh đó là sự thân thiện và mến
khách của người dân, đây sẽ là một trong những lợi thế lớn nhất trong phát
triển du lịch sinh thái
c) Hạn chế
Chưa có sự quan tâm ở tất cả các cơ quan chức năng từ Trung ương
đến địa phương cho du lịch sinh thái. Chính vì vậy mà chưa có các chiến
lược, kế hoạch hoặc chính sách cụ thể cho phát triển du lịch sinh thái trong
một giai đoạn dài.
Khả năng tiếp cận đến các vùng có tiềm năng du lịch sinh thái cịn
khó khăn do hệ thống cơ sở hạ tầng chưa phát triển, cụ thể ở đây là hệ thống
đường vào rất kém, tại nhiều nơi ô tô không thể đưa du khách vào đến địa
điểm du lịch. Bên cạnh đó là những dịch vụ chưa đáp ứng được nhu cầu tối
thiểu của du khách như chỗ ăn, ngủ, vệ sinh.
Các nhà tổ chức du lịch mới chỉ quan tâm đến các địa danh và dáng
vẻ bề ngồi của nó mà chưa thực sự kết hợp được với các tour du lịch sinh
thái tiềm ẩn bên trong. Trong khi đó có rất nhiều du khách nước ngoài, đặc
biệt là ở các nước phát triển cho biết rằng, mục đích của họ đến Việt Nam là
muốn được thăm những phong cảnh thiên nhiên hùng vĩ, tìm hiểu truyền
thống dân tộc tại vùng núi và vùng nơng thơn Việt Nam.
Trình độ và thái độ của các hướng dẫn viên cịn kém, họ khơng hiểu
biết nhiều về vùng du lịch, cũng như chưa học được cách ứng xử và xử sự
với từng loại du khách khác nhau.
Thơng tin liên lạc cịn yếu kém, điều này được phản ảnh ở các khía
cạnh như vùng phủ sóng và chất lượng của hệ thống thông tin chưa tốt cũng
như kiến thức của người sử dụng hạn chế hoặc chưa quan tâm. Việc xây
dựng, quảng cáo các tour du lịch xuyên quốc gia là chưa có, điều này tạo ra
một khoảng cách lớn giữa cầu và cung.
Cuối cùng là khả năng quản lý, trình độ nhận thức của các cơ quan
và người dân địa phương còn hạn chế nên đã không hấp dẫn được du khách.
Hiện tượng trộm cắp, ăn xin, lừa đảo du khách chính là những kẻ thù lớn
nhất của du lịch nói chung cũng như du lịch sinh thái nói riêng.
Chương 2: TIỀM NĂNG DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TẠI KHU BTTN PÙ
LUÔNG
2.1. Khái quát về khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Lng được thành lập năm 1999, với diện
tích 17.662 ha, gồm 13.320 ha phân khu bảo vệ nghiêm ngặt và 4.343 ha
phân khu phục hồi sinh thái. Pù Luông là tên gọi của đồng bào dân tộc Thái
có nghĩa là đỉnh núi cao nhất trong vùng. Pù Luông được đánh giá là khu
bảo tồn thiên nhiên có giá trị về khoa học, kinh tế xã hội và du lịch sinh thái.
Cùng với Pù Hu, rừng ở khu vực Pù Luông đóng vai trị quan trọng trong
việc phịng hộ đầu nguồn sơng Mã ở tỉnh Thanh Hóa.
Địa hình của Khu BTTN Pù Luông bao gồm 2 dãy núi chạy song
song theo hướng Tây Nam - Đông Bắc, được “ngăn cách” với nhau bởi một
thung lũng ở giữa.Thảm thực vật rừng chủ yếu trong khu bảo tồn là rừng
trên đá vôi và đá bazan.
Khu Bảo tồn thiên nhiên Pù Luông chiếm vị trí quan trọng ở phía
Tây Bắc của dải núi đá vôi Pù Luông- Cúc Phương, là một mẫu quan trọng
mang tính tồn cầu về hệ sinh thái núi đá vơi, là khu vực đất thấp lớn còn lại
duy nhất ở miền Bắc Việt Nam. Khu BTTN Pù Luông,Vườn quốc gia Cúc
Phương và Khu BTTN dự kiến Ngọc Sơn sẽ tạo thành liên khu sinh cảnh Pù
Luông- Cúc Phương và là nơi cịn tồn tại nhiều lồi động thực vật phong phú
ở miền Bắc Việt Nam và được xem như một khu vực cần được ưu tiên cho
việc Bảo tồn tính đa dạng sinh học trong khu vực sinh thái hạ lưu sơng Mê
Cơng.
2.1.1. vị trí địa lí
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Lng thuộc địa bàn 2 huyện Quan Hố
và Bá Thước, phía Tây Bắc tỉnh Thanh Hóa, Bắc Trung bộ Việt Nam. Phía
Đơng và Bắc giáp với tỉnh Hồ Bình, phía Tây và Nam chủ yếu là giáp với
phần đất còn lại của các xã thuộc Khu bảo tồn.
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông cách vườn quốc gia Cúc Phương
25 km, được nối liền với phần đuôi của vườn quốc gia Cúc Phương bằng hai
dãy núi đá vôi màu xám chạy song song. Ở giữa là những thung lũng lúa.
Phía bắc và đơng bắc của khu bảo tồn Pù Luông giáp các huyện Mai Châu,
Tân Lạc và Lạc Sơn của tỉnh Hịa Bình. Kéo dài từ phía tây xuống phía nam
của khu bảo tồn là dịng sơng Mã, từ điểm giáp giới của huyện Quan Hóa
với huyện Mai Châu (tỉnh Hịa Bình) qua khu vực thị trấn Quan Hóa xuống
gần thị trấn Cành Nàng (Bá Thước).
Từ đường 15C lịch sử qua thị trấn Cành Nàng, huyện Bá Thước đến
cuối xã Phú Lệ, huyện Quan Hoá nối với đường 47 đi về bản Lác, huyện
Mai Châu tỉnh Hồ Bình đã chia cắt Pù Luông thành hai hệ sinh thái khác
biệt với một bên là hệ sinh thái núi đá vôi và một bên là hệ sinh thái núi đất.
2.1.2. Điều kiện tự nhiên
Diện tích 17.662ha, khu bảo tồn có hệ sinh thái rừng, hệ động thực
vật phong phú, đa dạng về số lượng và chủng loại với 598 loài động vật
thuộc 130 họ động vật có xương sống, trong đó có 51 lồi q hiếm (gồm
26 lồi thú, 5 loài dơi, 6 loài chim, 5 loài cá nước ngọt, 6 lồi bị sát)...
Đặc biệt tại đây hiện là nơi cư trú của Báo gấm, Beo lửa, Hươu sao,
Gấu ngựa và Sơn Dương, hàng chục đàn Voọc quần đùi trắng - một loài linh
trưởng quý hiếm với số lượng lên đến hàng trăm cá thể. Hệ thống đá Kast
của hệ sinh thái núi đá vơi cịn lưu giữ nhiều hang động với dáng vẻ huyền
bí của tự nhiên. Các khu, hệ thực vật với các loài phong lan quý hiếm đã tạo
ra cho các khu rừng những cảnh sắc mà khơng phải khu rừng nào cũng cũng
có được.
Bên cạnh sự đa dạng về cảnh quan thiên nhiên, nơi đây còn đa dạng
về bản sắc văn hoá của cộng đồng người Thái làm cho Pù Luông mang vẻ
đẹp độc đáo riêng có của mình.
Nằm giữa rừng đại ngàn là các bản Son, Bá, Mười của xã Lũng
Cao, huyện Bá Thước. Với độ cao trên 1.000m và rừng già bao quanh nên
nơi đây có khí hậu lý tưởng, một ngày có bốn mùa và nhiệt độ không vượt
quá 20oC
Đến Pù Luông vào tháng 5 và tháng 10, du khách sẽ được chiêm
ngưỡng những thửa ruộng bậc thang lúa chín vàng trải dài trên các triền núi.
Các loại rau quả như bầu bí, su su, rau cải… đơm hoa kết trái quanh năm
hương vị đặc biệt thơm ngon.
Với những đặc điểm nổi bật, khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông được
đánh giá là khu bảo tồn thiên nhiên có giá trị về khoa học, kinh tế xã hội và
du lịch sinh thái. Là điều kiện để thuận lợi để phát triển du lịch gắn với cộng
đồng địa phương.
2.1.3. Điều kiện kinh tế xã hội
2.1.3.1.Tình hình dân số, dân cư và các dân tộc sinh sống trên địa bàn
Bá Thước là huyện miền núi cao của tỉnh Thanh Hóa, có vị trí chiến
lược quan trọng về kinh tế - xã hội, quốc phòng-an ninh của tỉnh Thanh Hóa
và vùng Tây Bắc của cả nước. Trên địa bàn có quốc lộ 217 chạy qua dài
43km, Quốc lộ 15A qua địa phận Bá Thước dài 18km, là hai trục giao thông
quan trọng nối liền với các huyện miền núi Thanh Hóa với huyện đồng bằng,
các trung tâm phát triển lớn của tỉnh như: Trung tâm Đô thị Miền Tây (Ngọc
Lạc), Thành phố Thanh Hóa… và các tỉnh, thành phố trong cả nước, với
nước bạn Lào, là điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu, hợp tác và phát triển
kinh tế.
Theo thống kê tính đến cuối năm 2016, tồn huyện có khoảng 26.459
hộ; đơ thị 2.600 hộ; nơng thơn 23.859 hộ; số khẩu: 108.060 người. Dân tộc:
Mường chiếm 57,2 %; Thái chiếm 31,9 %; Kinh chiếm 16,8 %. Tỷ lệ tăng
dân số tự nhiên hàng năm là 10,15%.
2.1.3.2. Tình hình phát triển kinh tế
Hiện nay, huyện Bá Thước chia thành 5 cụm kinh tế gồm: cụm Văn
Thiết gồm 4 xã (trung tâm là Mường Ống), cụm Long Vân gồm 5 xã (trung
tâm là Mường Ai, thị trấn Cành Nàng), cụm Hồ Điền gồm 6 xã (trung tâm là
Mường Khô Điền Lư, Điền Trung), cụm Qúy Lương gồm 3 xã (trung tâm là
Lương Trung-Mường Khoòng), và cụm Quốc Thành gồm 6 xã (tên gọi xưa
kia là Mường Khơng). Tồn huyện được chia thành 23 đơn vị hành chính,
trong đó có 22 xã và 1 thị trấn Cành Nàng (tiếng Mường).
Người dân ở huyện Bá Thước hiện nay sinh sống chủ yếu bằng
nghề nông, trồng rừng và khai thác lâm sản, trong đó nơng nghiệp chiếm tỷ
trọng tới 70% với việc trồng các loại cây lúa nước, lúa nương, sắn, ngô,
khoai.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm đạt 12,9%, so với thời kỳ 2007
- 2011 cao hơn 1,2%; năm 2016, tổng GRDP đạt 480,8 tỷ (GCĐ 94) cao gấp
1,83 lần năm 2010. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 14.2 triệu
đồng, năm 2016 đạt 16,5 triệu đồng, tăng 16,2% so với năm 2015. Cơ cấu
kinh tế chuyển dịch đúng hướng, tăng tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và
dịch vụ, giảm tỷ trọng nông - lâm nghiệp và thủy sản; cụ thể từ năm 2011
đến năm 2016, tỷ trọng khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm từ
57,5% giảm xuống 48,43%, khu vực công nghiệp - xây dựng chiếm từ
15,5% tăng lên 17,66%; khu vực dịch vụ từ 26,9% tăng lên 33,91%.
Bảng 1: Thu nhập bình quân đầu người của huyện Bá Thước giai đoạn
2011 – 2016
Năm
Tổng thu nhập bình quân
(triệu đồng / người)
Tăng so với năm trước (%)
2011
9
5.88
2012
10.5
16.67
2013
11.5
9.52
2014
12.8
11.30
2015
14.2
10.94
2016
16.5
16.2
Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng-an ninh huyện Bá
Thước từ 2011-2016
Trong giai đoạn 2011 - 2016, các ngành dịch vụ phát triển nhanh cả
về quy mơ và loại hình dịch vụ, chất lượng ngày càng nâng lên, đáp ứng tốt
hơn nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của nhân dân. Tốc độ tăng trưởng bình
quân hằng năm đạt 18,8%. Du lịch được quy hoạch và hình thành các điểm
du lịch sinh thái cộng đồng như: Son - Bá - Mười xã Lũng Cao; Thác Hiêu
xã Cổ Lũng; Kho Mường xã Thành Sơn; Làng Đôn xã Thành Lâm; Thác
Muốn xã Điền Quang; Hang Cá xã Văn Nho, hàng năm đón trên 5.000 lượt
khách, trong đó chủ yếu là khách quốc tế, tạo thêm sinh kế cho cộng đồng
địa phương.
Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội giai đoạn năm 2011-2016 đạt
5.300 tỷ đồng, trong đó vốn do địa phương quản lý 2.300 tỷ đồng, với tốc độ
huy động vốn tăng 46%, từ 387,4 tỷ đồng năm 2011 tăng lên 503 tỷ đồng
năm 2015; năm 2016 tổng vốn đầu tư toàn huyện đạt 1.010 tỷ đồng.
Các chương trình, dự án giảm nghèo, nhất là Chương trình hỗ trợ
giảm nghèo nhanh và bền vững theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Bên
cạnh đó các doanh nghiệp (DN) phát triển đa dạng và tăng nhanh, tạo được
nhiều việc làm cho người lao động, hiện nay trên địa bàn huyện có 66 DN.
Xuất khẩu lao động hàng năm đạt từ 40 đến 50 người, đưa lao động vào
doanh nghiệp các tỉnh phía nam trên 1.000 lao động. Hàng năm, giải quyết
việc làm mới cho 2.500 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo 40%; bảo hiểm
xã hội được mở rộng cho các đối tượng, qua đó đời sống nhân dân từng
bước được cải thiện, tỉ lệ hộ nghèo đã giảm khá, bình quân mỗi năm giảm
được 6,6%, hộ nghèo năm 2011 là 50,16%, đến năm 2016 giảm xuống cịn
18,26%, là huyện có tốc độ giảm nghèo nhanh nhất trong 7 huyện nghèo của
tỉnh song thiếu bền vững và tỷ lệ tái nghèo vẫn còn cao. Điều này ảnh hưởng
không nhỏ đến các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung, trong đó có du
lịch.
2.1.3.3. Giáo dục và đào tạo
Sự nghiệp giáo dục và đào tạo ở huyện Bá Thước trong những năm
qua, có nhiều chuyển biến tích cực về số lượng, chất lượng, tồn huyện
100% giáo viên đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn; cơ sở vật chất, trang thiết
bị dạy và học được bổ sung hàng năm; tỷ lệ trường học kiên cố đạt 86%. Tập
trung thực hiện các đề án phát triển giáo dục. Duy trì phổ cập tiểu học đúng
độ tuổi và phổ cập THCS; hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em
5 tuổi. Chất lượng giáo dục đại trà đạt cao và duy trì tốt, chất lượng giáo dục
mũi nhọn đang từng bước được nâng lên. Bên cạnh đó, cơng tác xây dựng
trường chuẩn quốc gia được quan tâm. Đến cuối năm 2015 tồn huyện đã có
24/84 trường đạt chuẩn quốc gia.
2.1.3.4. Y tế và chăm sóc sức khỏe cộng đồng
Mạng lưới y tế cấp huyện trên địa bàn huyện Bá Thước thường xuyên
được củng cố và tăng cường về mọi mặt, đáp ứng ngày càng tốt việc chăm
sóc sức khoẻ cho nhân dân; các chương trình mục tiêu đều được triển khai
có hiệu quả, góp phần tích cực phịng chống các dịch bệnh nguy hiểm. Cơ sở
vật chất tại Bệnh viện huyện, các trạm Y tế xã, trung tâm Y tế huyện được
đầu tư. Công tác xây dựng xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế có nhiều cố gắng,
năm 2016 có 6 xã, thị trấn đạt bộ tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn 2011 2020, chiếm 34,8%. Cơng tác dân số và kế hoạch hóa gia đình có nhiều
chuyển biến tích cực, chất lượng dân số từng bước được nâng cao.
2.1.3.5. Văn hóa, thơng tin
Hoạt động Thơng tin, truyền thanh - truyền hình được duy trì và phát
triển, phục vụ kịp thời các nhiệm vụ chính trị của địa phương, tập trung đẩy
mạnh các hoạt động văn hóa, thể dục thể thao. Thực hiện xây dựng nền văn
hóa tiên tiến, đậm đà làng sắc dân tộc; bảo tồn, phát triển các di tích; phục
hồi, phát triển các trị chơi, trị diễn dân gian. Đến nay tồn huyện đã khai
trương được 225/225 làng, phố văn hóa, 65/103 đơn vị, cơ quan văn hóa;
tổng số đơn vị được cơng nhận văn hóa 185 đơn vị; 102 Làng, phố có nhà
văn hóa; tỉ lệ hộ gia đình đạt tiêu chí văn hóa là 66,67%.
Các cơng trình văn hóa:
- Đến nay trên địa bàn huyện Bá Thước có 133 nhà văn hóa và nhà
sinh hoạt cộng đồng thơn (làng) nhưng chưa đạt chuẩn về diện tích theo quy
định là 25 nhà
- Đến nay huyện Bá Thước có 225 sân vận động
- Có 98 % số hộ dân có phương tiện nghe nhìn.
- Tồn huyện Bá Thước có 07 chợ, trong đó 06 chợ vùng nơng thơn;
có 01 chợ đạt chuẩn theo tiêu chí xây dựng nơng thơn mới.
- Trên địa bàn có 04 bưu cục và 21 điểm bưu điện văn hóa xã. Số th
bao điện thoại cố định trung bình đạt bình quân 10 thuê bao/100 dân.
- Về phát thanh truyền hình, đến nay có 03 trạm truyền thanh hun,
04 trạm truyền hình huyện và có 23 Đài Truyền thanh xã, thị trấn; trung tâm
các xã được phủ sóng phát thanh truyền hình 100 %, cụm loa FM Tỷ lệ phủ
sóng truyền thanh đạt khoảng 98 %, truyền hình đạt 95 %.
2.1.3.6. An ninh chính trị
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn ổn
định, có nhiều tiến bộ. Huyện chỉ đạo đẩy mạnh cơng tác đấu tranh phịng
chống tội phạm, tệ nạn xã hội và tăng cường các biện pháp đảm bảo an tồn
giao thơng, thực hiện phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, xây dựng khu dân
cư an toàn về an ninh trật tự. Thực hiện tốt cơng tác nắm tình hình người ở
nước ngồi về thăm người thân và đến tham quan du lịch, làm việc trên địa
bàn. An ninh tơn giáo, an ninh nơng Làng, an ninh văn hóa tư tưởng ổn định,
khơng có vấn đề lớn nổi cộm. Cơng tác đảm bảo trật tự an tồn giao thơng
được thực hiện thường xuyên.
Như vậy có thể thấy điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở huyện Bá
Thước hiện cịn hạn chế, cần có sự đầu tư thỏa đáng về hạ tầng xã hội, đặc
biệt là hệ thống giao thông, hệ thống giao dịch ngân hàng, hệ thống viễn
thông, cung cấp điện nước, thu gom và xử lý chất thải để đáp ứng yêu cầu
phát triển du lịch. Bên cạnh đó cũng cần phải có đầu tư cho công tác quảng
bá, xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng chất lượng và khác biệt, đào tạo
kỹ năng nghề du lịch để người dân có thể chuyển đổi sinh kế, tham gia tích
cực vào hoạt động dịch vụ du lịch.
2.1.3.7. Vệ sinh môi trường
Trong giai đoạn 2011 - 2016, trên địa bàn huyện Bá Thước khơng có
điểm nóng, khơng có cơ sở gây ơ nhiễm mơi trường và chính quyền các cấp
đã ngăn chặn có hiệu quả việc khai thác vàng sa khoáng trên địa bàn huyện.
Một số kết quả về mơi trường đáng khích lệ như: tỷ lệ dân số được dùng
nước hợp vệ sinh năm 2016 là 78,5%; tỷ lệ xã tiến hành thu gom rác thải đạt
43,48%; tổng diện tích trồng rừng tập trung đạt 2.090ha, tỷ lệ che phủ rừng
đạt 61,4%. Tuy vậy đến nay trên địa bàn huyện Bá Thước, việc ứng dụng
khoa học công nghệ sạch vào các ngành chế biến nông sản, khai thác tài
nguyên chưa được chú trọng; công tác xử lý rác thải, nước thải từ hoạt động
kinh tế và từ sinh hoạt của người dân cịn gặp nhiều khó khăn do thiếu vốn
và công nghệ.
2.2. Khả năng phát triển du lịch ở khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông
2.2.1. Những thuận lợi phát triển du lịch cộng đồng ở khu bảo tồn thiên
nhiên Pù Luông
Đây là một khu vực giàu tiềm năng cho phát triển loại hình du lịch
cộng đồng thể hiện trên các mặt như sinh thái tự nhiên đa dạng, phong cảnh
đẹp, văn hoá độc đáo, giàu bản sắc, thời gian hoạt động du lịch trong năm
khá dài, vị trí thuận tiện trong việc đi lại của du khách cũng như kết nối với
các điểm du lịch khác như bản Giang Mỗ, Mai Châu, Hịa Bình, VQG Cúc
Phương, Ninh Bình. Tại khu vực KBTTN Pù Lng có thể tổ chức rất nhiều
hoạt động của DLCĐ, lồng ghép, kết hợp du lịch sinh thái vào các tuyến du
lịch cộng đồng Trong những năm gần đây, lượng du khách đến với KBTTN
Pù Luông đã tăng nhiều so với các năm trước. Tuy nhiên, những hoạt động
kinh tế du lịch ở đây còn chưa thể hiện rõ nét, hoạt động tham quan chỉ
mang tính chất tự phát. Ban quản lý KBT còn chưa chủ động tổ chức dịch vụ
đón khách du lịch. Do đó, việc định hướng phát triển du lịch nói chung và du
lịch cộng đồng nói riêng là cần thiết cho KBTTN Pù Luông.
Theo kết quả điều tra đánh giá đa dạng sinh học đã ghi nhận Khu
BTTN Pù Lng hiện có 1.109 lồi cây có giới (IUCN, 2003). Hệ động vật
có 598 lồi, thuộc 130 họ, 31 bộ, bao gồm 162 loài chim, 55 loài cá, 28 lồi
bị sát, 13 lồi lưỡng thể, 24 lồi dơi, 63 lồi thú, 158 lồi cơn trùng, 96 lồi
ốc cạn. Có 51 lồi động vật q hiếm và đặc hữu xếp trong sách đỏ Việt
Nam (2000) và Sách đỏ Thế giới (2003), trong đó thú 26 lồi, dơi 5 lồi,
chim 9 lồi, cá nước ngọt 5 lồi, bị sát 6 lồi. Hiện tại Khu BTTN Pù
Lng đã khẳng định được sự tồn tại của các loài thú quý hiếm: Báo gấm
Pardofelis nebulosa, Beo lửa Catopuma temminckii, Cầy vằn bắc Hemigalus
owstoni, Sơn dương Naemohedus sumatraensis,Nhím đi ngắn Hystrix
brachyura (Neil Furey, 2003). Khu BTTN Pù Lng cịn được biết đến là
nơi có quần thể linh trưởng mang tính đặc hữu là Voọc mông trắng
Trachypithecus delacouri lớn thứ hai Việt Nam sau Khu bảo tồn thiên nhiên
Vân Long,ước tính cịn khoảng 31 - 38 cá thể được tin rằng đang xuất hiện
trong Khu BTTN Pù Luông (Tilo Nadler, 2004).
Bên cạnh giá trị về đa dạng động thực vật, Khu BTTN Pù Luông cịn
có nhiều cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp với những ngôi nhà sàn cổ ven cánh
rừng già, những thửa ruộng bậc thang, những thác nước hùng vĩ, những hang
động bí hiểm và kỳ thú như Hang Kho Mường,Hang Nủa, Hang
Đuốm....Khu BTTN Pù Lng cịn có nét văn hóa truyền thống của các dân
tộc Thái Mường,nằm trong tuyến du lịch Hà Nội - Mai Châu- Vườn quốc gia
Cúc Phương.Với những tiềm năng đó Khu BTTN Pù Lng có nhiều cơ hội
để phát triển du lịch sinh thái.
Vẻ đẹp của KBTTN Pù Lng từ lâu đã được ví như “sapa của xứ
Thanh” và hiện đây cũng là một trong địa điểm thu hút lượng lớn du khách
nước ngoài đến du lịch (tổng lượng khách du lịch năm 2016 là 5.059 lượt
trong đó khách quốc tế chiếm trên 80%). Cùng với BQL KTTTN các hộ dân
tham gia hoạt động du lịch cộng đồng đã mang tính chun nghiệp và có sự
đầu tư bài bản hơn trước đây, họ cũng đã biết cách giới thiệu và quảng bá
với du khách về văn hóa, cảnh quan thiên nhiên tuyệt đẹp mà thiên nhiên đã
ban tặng.
Ngày nay, đến với Pù Lng du khách sẽ có dịp đến với những
phát hiện thú vị, những cảnh sắc hấp dẫn cùng trải nghiệm bản sắc văn hóa
độc đáo của địa phương. Khi vào rừng, lúc thăm thôn, bản, khi khám phá
Hang Dơi, lúc cùng người dân tham gia nếp sinh hoạt của gia đình, hay cùng
hịa mình với những điệu múa, bài hát truyền thống của người Mường, người
Thái... Gia đình anh Hà Văn Minh, dân tộc Thái ở bản Hiêu cho biết “Những
năm trước khi chưa làm du lịch cộng đồng, bốn miệng ăn trong nhà chỉ trông
chờ vào làm rẫy, đi rừng bắt thú, kiếm mật ong bán lấy tiền. Nay được sự
giúp đỡ của Đảng và Nhà nước, gia đình đã tu bổ nhà sàn làm nhà nghỉ sinh
thái cho du khách, làm các sản phẩm du lịch, từ đó cuộc sống gia đình đỡ
khổ hơn rất nhiều”.
Ông Lê Thế Sự - Giám đốc KBTTN Pù Luông khẳng định: “Phát
triển du lịch cộng đồng đã góp phần quan trọng cải thiện đời sống và tăng
thêm thu nhập đáng kể cho bà con, qua đó giảm đáng kể những tác động của
cộng đồng tới rừng như săn bắn, chặt cây… Và người dân đã biết trân trọng
tài nguyên thiên nhiên rừng hơn".
2.2.2. Những khó khăn phát triển du lịch cộng đồng tại khu bảo tồn
thiên nhiên Pù Luông
Việc phát triển bất cứ hoạt động nào của con người cũng đều có tác
động đến mơi trường. Dự án phát triển du lịch trong KBT có tác động khơng
chỉ đối với môi trường tự nhiên mà quan trọng hơn là tác động đến hệ sinh
thái, đa dạng sinh học. Như Khu nghỉ dưỡng Pù Luông Retreat xây dựng khi
chưa được cấp giấy phép. Điều đáng nói là khi khu nghỉ dưỡng này gây ơ
nhiễm mơi trường nặng nề thì mới bị phát hiện và tạm dừng hoạt động một
thời gian. Kể cả q trình xây dựng, đưa máy móc lên để đào bới, san ủi
khiến môi trường xung quanh bị ô nhiễm bởi tiếng ồn, bụi bặm. KBTTN Pù
Luông đang là “khối vàng mười” mới được khai thác, tiềm năng du lịch là
rất lớn. Rất nhiều chủ đầu tư sẵn sàng đầu tư, khai thác vì lợi nhuận. Câu
hỏi đặt ra là: “ Liệu rằng sẽ khơng cịn một Pù Lng Retreat bất chấp mọc
lên nữa khơng?”
Bên cạnh đó, số hộ được tài trợ và tham gia các hoạt động du lịch
cộng đồng cịn ít. Vì vậy, vẫn cịn một số hộ sống dựa vào nguồn tài nguyên
rừng như săn thú, tìm kiếm cây dược liệu q… ảnh hưởng khơng nhỏ đến
hệ sinh thái rừng. Sự chênh lệch thu nhập cao thấp, dẫn đến sự kỳ thị giữa
các hộ kinh doanh dịch vụ du lịch và không kinh doanh. Đồng thời, việc
kiểm sốt khơng chặt chẽ của cơ quan chức năng dẫn đến việc người dân dễ
dàng trong việc tiếp nhận văn hóa mới mà khơng có tính chọn lọc, hay kế
thừa, nhất là đối với các thế hệ trẻ. Khiến giá trị văn hóa cộng đồng khơng
cịn tính ngun vẹn, sẽ làm giảm đi sự hứng thú, đặc sắc khi du khách tiếp
nhận.
Một tác động tiêu cực không nhỏ đang làm hại đến các KBTTN đó
là việc xả rác bừa bãi của du khách. Rác xuất hiện khắp nơi tại các khu bảo
tồn, từ chất thải rắn đến rác khó phân hủy. Tuy chưa có đánh giá cụ thể ảnh
hưởng từ việc xả rác của du khách nhưng chắc chắn việc mất mĩ quan cùng
những tác động tiêu cực đến môi trường là điều không tránh khỏi.
Khi khai thác phát triển du lịch tại các KBTTN, rất khó tránh tạo tác
động đến môi trường sinh thái, sự đa dạng sinh học. Nhưng vấn đề sẽ là mức
độ ảnh hưởng và thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường đi kèm, giảm
thiểu đến mức thấp nhất tác động tiêu cực đến thiên nhiên.
Chương 3: THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHO DU LỊCH
CỘNG ĐỒNG Ở KHU BTTN PÙ LUÔNG
3.1. Thực trạng du lịch cộng đồng ở khu BTTN Pù Luông
Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông được thành lập năm 1999 theo
quyết định số 495 ngày 27/3/1999 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa, nằm
trên địa phận của 2 huyện Quan Hóa và Bá Thước. Khu BTTN Pù Lng
cùng với VQG Cúc Phương và Khu BTTN Ngọc Sơn của tỉnh Hồ Bình tạo
thành liên khu sinh cảnh đá vơi Pù Luông - Cúc Phương, là một khu vực đại
diện điển hình quan trọng mang tính tồn cầu về hệ sinh thái rừng trên núi
đá vơi, có diện tích rộng lớn và có giá trị đa dạng sinh học cao còn lại duy
nhất trên vùng đất thấp miền Bắc Việt Nam, được các nhà khoa học trong
nước và quốc tế xác định là khu vực ưu tiên cho việc bảo tồn tính đa dạng
sinh học của hệ sinh thái rừng trên núi đá vôi.
Pù Luông được biết đến là một khu bảo tồn thiên nhiên lớn nhất miền
Bắc và cũng đồng nghĩa với việc ở đây sở hữu cảnh quan hoang sơ và kỳ vĩ,
với những cánh rừng rậm rạp, những suối thác tuyệt đẹp. Từ trước đến nay
Pù Luông chỉ được nhắc đến là một địa điểm cho dân phượt hay những
khách du lịch mê khám phá.
Tại Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Bá Thước lần thứ XXII
nhiệm kỳ 2015-2020 xác định rõ, phát triển du lịch sinh thái, cộng đồng là
một trong hai nhiệm vụ trọng tâm để phát triển kinh tế xã hội, góp phần quan
trọng vào mực tiêu đưa huyện Bá Thước thoái khỏi huyện nghèo vào năm
2020. Huyện đã xây dựng Chương trình hành động phát triển du lịch đến
năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; Đề án phát triển du lịch cộng đồng
huyện Bá Thước đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030 đã được UBND
tỉnh phê duyệt. Trong giai đoạn 2015-2017, huyện đã đón trên 47.000 lượt
khách du lịch với tổng doanh thu gần 50 tỷ đồng, lượng khách du lịch hàng
năm đều tăng mạnh, lượng khách du lịch quốc tế tăng cao trong 2 năm trở lại
đây; tồn huyện hiện có trên 50 cơ sở lưu trú với 172 phòng nghỉ, trong đó
có 1 cơ sở nghỉ dưỡng đạt tiêu chuẩn 2 sao, 47 cơ sở kinh doanh dịch vụ du
lịch sinh thái, cộng đồng; các sản phẩm du lịch khám phá, cộng đồng, nghỉ
dưỡng ngày càng đa dạng gắn với các tour phong phú; cơ sở vật chất phục
vụ du lịch từng bước được cải thiện; chất lượng nguồn nhân lực du lịch được
chú trọng đầu tư...
Trong giai đoạn 2018-2020 tầm nhìn đến năm 2025, huyện Bá Thước
tập trung xây dựng 2 khu du lịch Thác Hiêu (xã Cổ Lũng), Thác Muốn (xã
Điền Quang), du lịch cộng đồng tại Bản Kho Mường (xã Thành Sơn) và Bản
Đôn (xã Thành Sơn); triển khai dự án Khu nghỉ dưỡng Pù Luông Village (xã
Thành Sơn); Tổ chức khai thác các tour du lịch khám phá, cộng đồng trong
tỉnh và ngoài tỉnh; phấn đấu đến năm 2020 thu hút 40.000 lượt khách du lịch
(trong đó 13.300 khách du lịch quốc tế), đến năm 2025 đón 122.000 khách
du lịch (40.000 khách du lịch quốc tế); tổng thu từ hoạt động du lịch năm
2020 đạt 40 tỷ đồng, năm 2025 đạt 152,5 tỷ đồng, năm 2030 đạt 558 tỷ
đồng; đến năm 2020 tồn huyện có 91 hộ làm du lịch cộng đồng với 660
phòng đạt tiêu chuẩn, năm 2025 là 337 hộ; tạo ra 1.440 việc làm từ du lịch;
hình thành từ 3 đến 5 điểm du lịch sinh thái, cộng đồng...
Để thực hiện được những mục tiêu trên, huyện Bá Thước tập trung
thực hiện các giải pháp trọng tâm như tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng, dịch
vụ thương mại; đẩy mạnh cải cách hành chính, tích cực kêu gọi đầu tư vào
du lịch trên địa bàn gắn với bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, các giá trị văn hóa
lịch sử truyền thống của địa phương; phối hợp với các cơ quan thơng tấn báo
chí, truyền thơng đẩy mạnh cơng tác xúc tiến, quảng bá, tuyên truyền về du
lịch huyện Bá Thước; xây dựng các khu, điểm du lịch trọng điểm gắn với
xây dựng các tour du lịch khám phá, cộng đồng; nâng cao chất lượng công
tác đạo tạo nguồn nhân lực, lao động làm du lịch, đặc biệt là du lịch cộng
đồng, nâng cao nhận thức, kỹ năng làm du lịch cho người dân; đẩy mạnh xã
hội hóa huy động các nguồn lực đầu tư ...
Tuy nhiên, trong những năm gần đây hoạt động du lịch sinh thái đã và
đang tác động trực tiếp đến hệ sinh thái rừng tự nhiên và các vấn đề xã hội
khác cần được quan tâm. Ngay từ khi thành lập khu bảo tồn, BQL đã chú
trọng đến việc thu hút cộng đồng tham gia bảo vệ rừng, bảo tồn sự đa dạng
sinh học cùng với phát triển hoạt động du lịch. Vì thế, tại đây, không di dời
người dân ra khỏi khu bảo tồn mà để người dân cùng tham gia bảo vệ, bảo
tồn thiên nhiên. Đến nay, Hiệp hội Du lịch sinh thái Pù Lng đã có 17 hộ
gia đình kinh doanh du lịch. Các hộ gia đình này được tổ chức bảo tồn động
vật hoang dã quốc tế (FFI) đầu tư, trang bị về cơ sở hạ tầng, trang thiết bị và
các dịch vụ kèm theo. Hiện nay, mỗi nhà nghỉ (homestay) có thể đón và
phục vụ tới 80 khách, được trang bị nhà tắm, nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn, nhà
sàn từ 3 đến 5 gian sạch sẽ và chắc chắn, một số nhà nghỉ cịn có thêm từ 1
đến 3 chịi nghỉ dành cho 2 người. Gợi ý: Bạn có thể đặt giường ngủ ở nhà
sàn Xiêm - phố Đoàn với 100.000 đồng/người lớn/đêm (vào thời gian thấp
điểm thì chỉ có 50.000 đồng/ người). Ở đây có đầy đủ chăn màn, khơng gian
thống đãng, sạch sẽ. Nên rất phù hợp để được tận hưởng và trải nghiệm
khơng gian của chính nơi đặt chân đến. Bạn có thể chủ động đặt chủ nhà để
nấu bữa ăn với những món ăn dân dã đặc trưng như: gà đồi, ốc khỉ, măng
chua, canh rau ngót rừng, cơm lam, nộm hoa chuối rừng, vịt suối nướng...
Trong đó, cơng tác đầu tư xây dựng đều tuân thủ và đảm bảo cho hoạt động
du lịch thân thiện với môi trường.
Theo TS. Phạm Hồng Long - Khoa Du lịch học, Trường Đại học
KHXH&NV: Để phát triển du lịch sinh thái bền vững ở các vườn quốc gia
(VQG), khu BTTN cần chú ý một vấn đề trọng tâm như: xây dựng chiến
lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái bền vững ở các VQG và khu
BTTN làm cơ sở định hướng phát triển trên phạm vi toàn quốc và ở từng địa
phương. Đẩy mạnh quy hoạch phát triển du lịch sinh thái theo các vùng, lãnh
thổ, đến từng khu rừng đặc dụng, VQG, khu BTTN là yêu cầu cấp bách
nhằm đảm bảo phát triển du lịch sinh thái đi đôi với bảo vệ môi trường, bảo
tồn đa dạng sinh học, các giá trị văn hóa, xã hội, nhân văn của các vùng,
lãnh thổ, cộng đồng dân cư... Bên cạnh đó, đào tạo nâng cao chất lượng và
có cơ chế tạo điều kiện làm việc cho nhân lực làm du lịch sinh thái để
chuyên nghiệp hóa hoạt động, góp phần tun truyền, nâng cao ý thức về
mơi trường, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên, hệ sinh thái tại các VQG, khu
BTTN. Ngồi ra, cần có chính sách và quy định đối với các tổ chức kinh
doanh du lịch để đảm bảo có sự chia sẻ lợi nhuận bằng vật chất cho cộng
đồng địa phương trong việc bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ môi trường nơi các
tổ chức này khai thác phát triển du lịch. Đồng thời chú trọng xây dựng và
hoàn thiện cơ sở vật chất kỹ thuật như nhà nghỉ, nhà ăn, trạm dừng chân,
chịi quan sát, đường mịn... sao cho thích hợp với nhiệm vụ bảo tồn, không
để công tác xây dựng cơ sở vật chất trở thành nguyên nhân của sự tàn phá
mơi trường. Tất cả cần hướng đến sự hài hịa giữa mục tiêu phát triển du lịch
với mục tiêu bảo tồn thiên nhiên.
Ở Pù Lng có khá nhiều điểm trải nghiệm hấp dẫn, tuy nhiên thiên
về khám phá mạo hiểm hơn như trekking Pù Luông, chinh phục đỉnh Pù
Luông, trèo đèo vượt thác ở Cao Sơn....Vì vậy, bạn cần đặc biệt lưu ý lựa
chọn những điểm vui chơi phù hợp với sức khỏe và mục đích du lịch để có
những trải nghiệm tốt nhất tại Pù Luông.
Bản Hiêu: Đây là địa điểm có thác nước, có thể thoải mái tắm vì
nước khá nơng và dịng nước chảy nhẹ. Bạn nên thuê người bản địa chở vào
với chi phí 100.000 đồng/xe/chiều. Thời gian vui chơi ở đây có thể kéo dài
cả ngày, nên bạn chủ động đặt bữa trưa ở ngay gần khu vực thác với chi phí
250.000 - 300.000 đồng/ bữa ăn, tùy món. Một số món đặc trưng ở đây như
gà rang, canh măng, rau luộc... Cuối tháng 6 hoặc tháng 10 cũng là thời điểm
bản Hiêu đẹp nhất trong năm. Bạn sẽ ngỡ ngàng với cung đường dài 25 km
từ thị trấn Cành Nàng đến bản Hiêu. Nằm trong vùng lõi Pù Luông thác
Hiêu hấp dẫn nhiều du khách tham quan. Dưới chân thác là những bể bơi
hoàn toàn tự nhiên, nước suối trong, mát lạnh mùa hè và ấm mùa đơng.
Ngồi tắm thác, bạn cũng hãy ghé thăm đồi cọ, ruộng bậc thang, khu rừng
nguyên sinh.
Bản Đôn: Nếu đi vào đúng mùa lúa chín thì đây là địa điểm lý tưởng
để ngắm nhìn những ruộng bậc tháng vàng ươm một màu. Thời điểm đẹp
nhất để đến đây là cuối tháng 5 và tháng 6. Đây là lúc Pù Lng bắt đầu mùa
lúa chín, những cánh đồng và khu ruộng bậc thang sẽ khoác một lớp áo xanh
mướt. Bên cạnh đó, cũng có những vựa lúa chín trộn lẫn rất đẹp mắt. Ngồi
ra, tại đây cũng có rất nhiều homestay, bạn có thể đặt dịch vụ ăn nghỉ tại
homestay của người dân.
Kho Mường: Đường đi khó hơn hai bản trên, nên chỉ phù hợp với
những gia đình có trẻ lớn trên 10 tuổi. Xét về cảnh thì đây cũng là điểm đẹp
nhất tại Pù Luông với cảnh quan địa thế hùng vĩ, ruộng bậc thang và những
hang động hoang sơ.
Đến Pù Lng vào thời điểm lúa đã chín đều, bạn sẽ chiêm ngưỡng
cảnh tượng bình yên, nên thơ của cánh đồng vàng trải dài khắp rừng núi.
Tuy là mùa hè, nơi đây thuộc vùng núi đá vôi đất thấp, có nhiều rừng rậm
nhiệt đới và ít dân cư nên khơng khí và thời tiết khá mát mẻ, dễ chịu.
Một thời điểm khác cũng lý tưởng không kém để đến Pù Luông là
tháng 9 và tháng 10. Lúc này, tất cả các khu ruộng bậc thang bên sườn đồi đã
chuyển sang màu vàng rực rỡ, mang đến Pù Luông một vẻ đẹp trù phú.
Thốt khỏi khói bụi và khơng khí ngột ngạt của thành phố ồn ào, đến
Pù Lng, bạn sẽ thấy một màu xanh bát ngát của cây lá, những thửa ruộng
bậc thang trải dài. Trong một bầu khơng khí trong lành ấy, bạn thoải mái tận
hưởng thiên nhiên và giao lưu với những người dân thân thiện, thật thà, chất
phác.
Còn nếu bạn là người mê khám phá, hành trình chinh phục Pù Lng
mới chính là điều hấp dẫn nhất. Thuê xe máy của người địa phương (giá hơi
đắt 300.000 đồng/ngày), bạn phóng xe bon bon ngắm cảnh đẹp và đến với
các địa danh thú vị.
Đặc sản trứ danh ở Pù Luông là vịt Cổ Lũng. Thịt vịt rất ngon, mềm
và thơm, được nướng bằng than, giá 450.000 đồng/con và có thể cho 3-4
người ăn. Bên cạnh đó, thưởng thức các món ngon, đặc sản của người Thái,
bạn có thể đặt chủ nhà nghỉ các món như gà đồi, vịt suối nướng, lợn rừng
quay, măng chua, măng đắng, canh rau ngót rừng, cơm lam, nộm hoa chuối
rừng…
Đường đến với khu BTTN Pù Luông khá xa và vất vả là vậy nhưng đến
Pù Luông, bạn chắc chắn sẽ không thất vọng. Những căn nhà bé nhỏ như
hòa vào làn mây, khơng gian bạt ngàn cây cối xanh mát, thống đãng. Bạn
vươn vai, hít một hơi căng tràn lồng ngực và sẵn sàng để tận hưởng một kì
nghỉ hấp dẫn tại nơi này.
3.2. Định hướng cho du lịch cộng đồng ở khu BTTN Pù Luông
Du lịch cộng đồng là loại hình du lịch dựa vào dân và do dân tự làm,
hướng tới mục tiêu xóa đói giảm nghèo và tạo điều kiện cho người dân tham
gia trực tiếp vào quá trình bảo vệ, tơn tạo cảnh quan thiên nhiên, mơi trường
du lịch sinh thái, giữ gìn phát huy các giá trị văn hóa truyền thống. Khu
BTTN Pù Lng tại Thanh Hóa là một trong những địa phương có nhiều
tiềm năng để phát triển loại hình này. Tuy nhiên du lịch cộng đồng dường
như cịn bỏ ngỏ. Cần có định hướng hợp lí để du lịch cộng đồng tại đây từng
bước được phát triển.
Bước đầu để phát triển du lịch cộng đồng, UBND tỉnh và ngành du
lịch đã có chủ trương xây dựng một số làng văn hóa trong cộng đồng dân cư
để từng bước nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho cư dân địa phương.
Đến nay, trên địa bàn tỉnh đã triển khai và đang hình thành một số điểm du
lịch cộng đồng, như làng văn hóa du lịch bản Son, bản Bá, bản Mười (Bá
Thước) làng văn hóa du lịch Phú Lệ (Quan Hóa), làng văn hóa, du lịch xã
Cẩm Lương (Cẩm Thủy), Khu Bảo tồn thiên nhiên (BTTN) Pù Luông, Pù
Hu... Tuy nhiên, cho đến nay hầu hết những sinh hoạt văn hóa mang tính
cộng đồng của các dân tộc trên địa bàn tỉnh vẫn mang tính tự nhiên, chưa tạo
thành một sản phẩm du lịch thực sự. Lãnh đạo UBND tỉnh đã xác định về
lâu dài để có thể khai thác phát triển du lịch cộng đồng có hiệu quả thì cần
phải có những giải pháp đồng bộ, hữu hiệu. Cần tăng cường hơn nữa vai trị
của các cấp chính quyền và cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch trong việc
hoạch định các chương trình du lịch cộng đồng trên địa bàn, phải thấy được
phát triển du lịch cộng đồng là phương thức hữu hiệu góp phần phát triển
kinh tế - xã hội. Các nhà quản lý du lịch của tỉnh phải nắm bắt được xu thế
phát triển du lịch trên thế giới hiện nay là hướng tới những khu vực có tiềm
năng đặc sắc về thiên nhiên và văn hóa du lịch cộng đồng. Do đó cần phải
xây dựng được ngay những tour du lịch đến những bản làng xa xơi, nơi có
đồng bào các dân tộc sinh sống vì cảnh quan ở đó cịn hoang sơ, phong tục
tập quán của đồng bào chưa bị mai một. Khách du lịch nước ngồi thường
thích đi bộ vào những bản làng xa xôi, sống và sinh hoạt cùng người dân. Họ
thích được người dân bản địa hướng dẫn thực hiện các công việc nhà nông;
tự tay làm những sản phẩm lưu niệm hoặc mua được những sản phẩm lưu
niệm ngay tại nơi họ đến; xem biểu diễn các loại hình văn hóa dân gian do
chính người dân địa phương thực hiện…
Chính vì vậy quy hoạch phát triển các làng du lịch sinh thái cộng
đồng trên địa bàn tỉnh là vô cùng cấp thiết. Trên cơ sở quy hoạch này, lựa
chọn các thơn bản, các nhà văn hóa cộng đồng tiêu biểu, hội tụ được các yếu
tố về cảnh quan sinh thái, bảo đảm an toàn, an ninh để đầu tư xây dựng
thành các điểm lưu trú qua đêm cho khách; đầu tư xây dựng nâng cấp cơ sở
hạ tầng kỹ thuật. Chú trọng đến các làng, bản nằm trên các tuyến du lịch
chính của tỉnh để xây dựng các chương trình du lịch hợp lý. Các doanh
nghiệp du lịch trên địa bàn cần chủ động phối hợp với ngành du lịch xây
dựng kế hoạch đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho phát triển du lịch, đặc
biệt là đội ngũ thuyết minh và nhân viên phục vụ tại các thôn, bản phải am
hiểu sắc thái văn hóa dân tộc mình để giới thiệu với khách du lịch. Đào tạo,
bồi dưỡng kỹ năng nghiệp vụ phục vụ du lịch cho cộng đồng địa phương tại
cơ sở, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền quảng bá xúc tiến du lịch
sinh thái cộng đồng trong xu thế mới.
Phát triển du lịch cộng đồng là dựa vào dân, do dân tự làm. Vì vậy
chính quyền địa phương và ngành chức năng cần tuyên truyền để họ giữ gìn,
phát huy giá trị văn hóa bản địa của mình. Tỉnh và các ngành chức năng
cùng phối hợp, hỗ trợ cộng đồng về kỹ năng nghề du lịch, có hành lang pháp
lý rõ ràng đối với hoạt động du lịch, với khách du lịch. Việc người dân tự ý
thức được nguồn lợi từ du lịch đem lại nên việc giữ nếp sống hàng ngày, giữ
bản sắc văn hóa và giữ chữ tín với du khách là một yếu tố quan trọng tạo nên
sự thành công của du lịch cộng đồng.
3.3. Một số giải pháp phát triển cộng đồng ở khu BTTN Pù Luông
Phát triển du lịch gắn với cộng đồng địa phương đang là một trong
những hình thức phát triển du lịch hiện nay. Việc phát triển du lịch theo hình
thức này góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống phát triển kinh tế- xã hội
tại nơi mà có điều kiện thuận lợi để phát triển DLCĐ.
Nhằm phát triển du lịch gắn với bảo vệ các giá trị tài nguyên thiên