Tải bản đầy đủ (.pptx) (25 trang)

Chính sách kinh tế vĩ mô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (631.56 KB, 25 trang )

TRƯỜNG ĐH KINH DOANH CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
SEMINAR
KINH TẾ VĨ MÔ
Lớp: 9LTCĐ-KT52
Nhóm 1
Hà Nội, tháng12/2013
THÀNH VIÊN NHÓM 1
1. NÔNG KHƯƠNG DUY – MSSV:12402351 – NHÓM TRƯỞNG
2. NGUYỄN THỊ DIỆU ANH – MSSV: 12402093
3. NGUYỄN THỊ VÂN ANH - MSSV: 12402103
4. VÕ THÙY CHI – MSSV: 12402199
5. ĐỖ THỊ HÀ – MSSV: 12402407
6. TRẦN QUỐC NHẬT – MSSV: 12403310
1.Thế nào là chính sách kinh tế Vĩ mô? Tại sao nói Kinh tế học Vĩ
mô nghiên cứu cơ sở khoa học của chính sách kinh tế Vĩ mô? Cho ví
dụ.
2.Em có nhận thức như thế nào về chính sách kinh tế Vĩ mô ở nước
ta thời gian qua? Theo em cần có giải pháp nào để tốt hơn
NỘI DUNG
1. Kinh tế vĩ mô
Kinh tế vĩ mô là một phân
ngành của kinh tế học nghiên
cứu sự vận động và những mối
quan hệ kinh tế chủ yếu của
một đất nước trên bình diện
toàn bộ nền kinh tế Quốc dân
Phương pháp nghiên cứu của kinh tế học vĩ mô
Kinh tế vĩ mô sử dụng chủ yếu phương pháp
phân tích cân bằng tổng thể., Kinh tế vĩ mô
xem xét sự cân bằng đồng thời của tất cả các
thị trường, của thị trường hàng hoá, thị trường


các yếu tố đầu vào, thị trường tài chính.
Từ đó xác định đồng thời mức giá cả và
sản lượng cân bằng của nền kinh tế. Đây
là nhân tố quyết định đến hiệu quả của hệ
thống kinh tế.
Ngoài ra kinh tế vĩ mô còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu, phân
tích phổ biến như tư duy trừu tượng, phân tích thống kê số lớn, mô hình
toán và đặc biệt là các mô hình kinh tế lượng chiếm một vị trí đặc biệt
quan trọng trong phân tích kinh tế vĩ mô.
Các
chính
sách kinh
tế vĩ mô
chủ yếu
Chính sách tài khoá
Chính sách tiền tệ
Chính sách thu nhập
Chính sách kinh tế đối ngoại
Chính sách tài khoá
Chính sách tài khoá nhằm điều
chỉnh thu nhập và chi tiêu của
Chính phủ nhằm hướng nền
kinh tế vào một mức sản lượng
và việc làm mong muốn. Chính
sách tài khoá có hai công cụ
chủ yếu đó là chi tiêu của
Chính phủ và thuế.
Thuế làm giảm các khoản thu
nhập, do đó làm giảm chi tiêu của
khu vực tư nhân, từ đó cũng tác

động đến tổng cầu và sản lượng.
Thuế cũng có thể tác động đến
đầu tư và sản lượng về mặt dài
hạn.
Chi tiêu của Chính phủ có
ảnh hưởng trực tiếp đến chi
tiêu công cộng, do đó nó
tác động trực tiếp đến tổng
cầu và sản lượng
Chính sách tiền tệ
Chính sách tiền tệ chủ yếu
nhằm tác động đến đầu tư tư
nhân, hướng nền kinh tế vào
mức sản lượng và việc làm
mong muốn. Chính sách tiền
tệ có 6 công cụ trong đó có
hai công cụ chủ yếu là kiểm
soát mức cung tiền và kiểm
soát lãi suất
Khi ngân hàng Trung ương thay đổi lượng cung tiền
Do vậy ảnh hưởng đến tổng cầu và sản lượng
Lãi suất sẽ tăng hoặc giảm tác động đến đâù tư tư nhân
Chính sách thu nhập
Chính sách thu nhập gồm các biện
pháp mà Chính phủ sử dụng nhằm tác
động trực tiếp đến tiền công, giá cả để
kiềm chế lạm phát
Chính sách này sử dụng nhiều công cụ, từ những
công cụ có tính chất cứng rắn như ấn định mức
tiền công và giá cả đến những công cụ mềm dẻo

như là những hướng dẫn, kích thích bằng thuế
thu nhập.
Chính sách kinh tế đối ngoại
Chính sách kinh tế đối
ngoại trong các nước có
thị trường mở nhằm ổn
định tỷ giá hối đoái, và
giữ cho thâm hụt cán cân
thanh toán ở mức có thể
chấp nhận được.
Chính sách này bao gồm các biện
pháp giữ cho thị trường hối đoái cân
bằng, các quy định về hàng rào thuế
quan, bảo hộ mậu dịch và cả những
biện pháp tài chính
Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp
mới thành lập trong vòng 4 năm
Các doanh nghiệp vay vốn với lãi xuất thấp…
Áp dụng mức thuế suất 0 % đối với hàng xuất khẩu
Dất nước ta đang thực hiện quá trình công
nghiệp hóa, hiện đại hóa
Những vấn đề then chốt được kinh tế học
Vĩ mô quan tâm nghiên cứu bao gồm mức
sản xuất, thất nghiệp, mức giá cả chung và
cán cân thương mại của một nền kinh tế.
Phân tích kinh tế vĩ mô hướng vào giải
đáp câu hỏi: Điều gì quyết định giá trị
hiện tại của các biến số này? Điều gì
quyết định sự thay đổi của các biến số này
trong ngắn hạn và dài hạn?.

Nói một cách khác, kinh tế vĩ mô nghiên cứu sự lựa chọn của mối quốc gia
trước những vấn đề kinh tế và xã hội cơ bản như: Tăng trưởng kinh tế, lạm
phát, thất nghiệp, xuất nhập khẩu hàng hoá và tư bản, sự phân phối nguồn lực
và phân phối thu nhập giữa các thành viên trong xã hội
Vì vậy: “Kinh tế học Vĩ mô nghiên cứu cơ sở khoa
học của chính sách kinh tế Vĩ mô”
Chính sách vĩ mô trong thời gian qua
nền kinh tế nước ta chủ
yếu là gia công xuất khẩu.
Vì vậy chất lượng và hiệu
quả không cao.
Bên cạnh đó, chất lượng hàng hóa sản xuất
trong nước còn nhiều hạn chế trong khi
hàng hóa của các nước khác lan tràn trên
thị trường với giá thành và chất lượng rất
cạnh tranh
Chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế chậm nên mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế có
thể đạt mục tiêu chiến lược nhưng hầu như không có thay đổi về chất trong tăng
trưởng, hơn nữa, đáng lo ngại là không thể tạo tiền đề đột phá tăng trưởng ở mức
cao hơn.
Ổn định kinh tế vĩ mô chưa
vững chắc. Mức độ lạm
phát (thể hiện qua CPI) giai
đoạn 2001-2010 thấp hơn
so với giai đoạn trước
Các nhà máy xí nghiệp chỉ quan tâm
tới lợi chỉ bản thân mà không để ý
tới lợi ích của xã hội đã có các hành
vi ảnh hưởng tới môi trường
Những hiện tượng này là do chế tài xử

phạt ở nước ta còn lỏng lẽo, chưa đủ tính
răn đe.
Giải pháp
Giảm nhập siêu là công việc đầu tiên cần thực hiện, khuyến khích các doanh
nghiệp sản xuất vật tư, vật liệu cho các ngành công nghiệp khác để chúng ta có
thể chuyên môn hóa sản phẩm. Cải tiến kỹ thuật để có thể có được những sản
phẩm tốt với giá thành cạnh tranh.
Cần phải gắn liền việc phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường , bảo
vệ tài nguyên thiên nhiên. Xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm
luật bảo vệ môi trường tránh để gây hậu quả nghiêm trọng mới phát
hiện và xử lý.
Tăng cường đầu tư nguồn vốn một cách có hiệu quả nhất, tránh thất
thoát- lãng phí chủ yếu là trong các dự án đầu tư công
Giảm áp lực giá cả cho
nhân dân đồng thời
khuyến khích nhân dân
dùng hàng sản xuất
trong nước, song song
với việc siết chặt quản lí
doanh nghiệp phạt nặng
các hành vi sai trái gây
hại đến sức khỏe người
tiêu dùng.
KẾT LUẬN
Kinh tế học vĩ mô cho chúng ta cái nhìn tổng quát về nền kinh tế và
những hướng đi cho nền kinh tế trong giai đoạn tiếp theo để có thể hạn
chế tới mức thấp nhất những tác động xấu của nền kinh tế lên các
thành phần trong nền kinh tế.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×