Tải bản đầy đủ (.docx) (72 trang)

Khảo sát hiện trạng tài nguyên lâm sản ngoài gỗ nhóm thực vật làm thuốc tại ban quản lý rừng phòng hộ sông hinh, tỉnh phú yên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.71 MB, 72 trang )

LỜI CẢM ƠN
Con xin dành lời cảm ơn sâu sắc nhất gửi đến gia đình, Bố Mẹ đã sinh thành
và chăm lo cho con nên người, luôn đồng hành, tạo động lực và ủng hộ con trong
suốt quá trình làm đề tài để con có được kết quả như ngày hôm nay.
Xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy Đặng Việt Hùng đã tận
tình hướng dẫn, chỉ bảo, động viên và giúp đỡ em rất nhiều để hồn thành khóa luận
này.
Chân thành cảm ơn tồn thể các cơ chú, anh chị phịng ban của Ban quản lý
rừng phịng hộ Sơng Hinh đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất để em
thực tập tại địa bàn.
Em xin gửi lời cảm ơn đến tất cả các Thầy Cô Phân hiệu trường Đại học Lâm
Nghiệp, Khoa Tài Ngun & Mơi Trường đã tận tình giảng dạy em trong suốt quá
trình học tập, nghiên cứu và rèn luyện ở trường.
Xin cảm ơn các bạn trong lớp K62-QLTNR đã nhiệt tình giúp đỡ trong suốt
quá trình thực hiện và hồn thành khóa luận.
Em xin chân thành cảm ơn.
Đồng Nai, tháng 5 năm 2021
Sinh viên thực hiện

1


MỤC LỤC

2


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Từ, thuật ngữ viết tắt
BQL


Nghĩa đầy đủ của từ, thuật ngữ
Ban quản lý

LSNG

Lâm sản ngoài gỗ

NTFP

Non Timber Forest Products

KVNC

Khu vực nghiên cứu

3


DANH MỤC CÁC BẢNG

4


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ BIỂU ĐỒ

5


LỜI MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đê

Việt Nam nằm trong vùng nhiệt đới, có điều kiện tự nhiên thuận lợi nên tài
nguyên rừng rất đa dạng, phong phú. Từ xưa tài nguyên rừng đã gắn bó với đời
sống nhân dân ta, đặc biệt là đối với đời sống của đồng bào nhân dân sống gần với
rừng, không chỉ bảo vệ môi trường sinh thái, phòng hộ, an ninh quốc phòng,... mà
rừng cịn có một vai trị quan trọng trong việc cung cấp gỗ và LSNG.
Trong những năm trước đây, khi tài nguyên gỗ của Việt Nam còn nhiều,
người dân chỉ tập trung khai thác gỗ, còn LSNG được coi như là lâm sản phụ của
rừng, do doanh thu từ lâm sản này còn thấp hơn so với gỗ. Nhưng hiện nay, do số
lượng rừng và chất lượng rừng bị suy giảm mạnh, hơn nữa chính sách đóng cửa
rừng của nhà nước đã làm cho nguồn cung cấp gỗ ngày càng khan hiếm, điều này
đã tác động mạnh nguồn thu nhập của người dân sống gần rừng, phụ thuộc vào
rừng. Lúc này hoạt động khai thác rừng của người dân lại tập trung vào các LSNG.
Nhu cầu sản phẩm này không chỉ càng ngày càng lớn đối với thị trường trong nước
mà giá trị xuất khẩu của chúng ngày một tăng. Ngoài ra, LSNG cịn có vai trị xã
hội lớn, chúng mang lại công ăn việc làm cho hàng triệu người và góp phần tích cực
trong chương trình xóa đói giảm nghèo ở vùng nơng thơn và miền núi. Do đó, cách
nhìn nhận về vai trò của nguồn tài nguyên LSNG ở Việt Nam đã thay đổi. LSNG
ngày càng khẳng định vai trị của nó đối với sinh kế của người dân nông thôn, đặc
biệt là người dân vùng cao, vùng sâu, vùng xa.
Giá trị kinh tế- xã hội mà LSNG đã mang lại ở nhiều khía cạnh khác nhau, từ
cung cấp lương thực, thực phẩm tới vật liệu xây dựng, nguyên liệu thủ công mỹ
nghệ, dược phẩm tới giải quyết công ăn, việc làm, phát triển ngành nghề, bảo tồn và
phát huy kiến thức người dân bản địa, tôn tạo nét đẹp văn hóa truyền thống dân tộc,
xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống mọi mặt người dân, đặc biệt người dân
nghèo (FAO, 1994). Tuy nhiên, thông tin về các loại thực vật LSNG kinh tế cao cịn
rất ít ỏi, nên chưa phát huy chức năng của LSNG.
Ban Quản Lý rừng phịng hộ Sơng Hinh, tỉnh Phú n hiện nay tình trạng
rừng và LSNG đang bị suy giảm nặng nề về chất lượng, số lượng, LSNG bị khai
6



thác tàn phá nặng nề do tình trạng lấy đất làm nương rẫy, làm nhà, đã dẫn đến ít đi
và giảm dần về số lượng cùng chất lượng của LSNG…chính vì vậy cần có những
giải pháp thích hợp nhằm phục hồi lại Lâm Sản Ngồi Gỗ nói chung và hệ thực vật
nói riêng,… Đặc biệt Ban Quản Lý rừng phịng hộ Sơng Hinh tỉnh Phú n – với
diện tích rừng còn khá lớn và nhiều loại cây thuốc quý…Vấn đề nghiên cứu và đánh
giá các hiện trạng sử dụng LSNG và các giải pháp cịn rất ít những cơng trình
nghiên cứu. Vì vậy việc điều tra, khảo sát hiện trạng tài nguyên LSNG và đề xuất
các biện pháp quản lý, bảo tồn tại Ban Quản Lý rừng phịng hộ Sơng Hinh tỉnh Phú
Yên là thực sự cần thiết và sẽ góp phần vào việc bảo tồn và phát triển nguồn LSNG.
Chính vì thế, chúng tơi lựa chọn thực hiện đề tài: “Khảo sát hiện trạng tài nguyên
Lâm sản ngoài gỗ nhóm thực vật làm thuốc tại Ban Quản Lý rừng phịng hộ
Sơng Hinh, tỉnh Phú n”. Với mong muốn góp một phần nhỏ cho nghiên cứu,
phục vụ cho công tác quản lý bảo tồn tại khu vực.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu tổng quát
Đề tài nghiên cứu nhằm góp phần làm cơ sở đề xuất các biện pháp quản lý,
bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên nhóm cây làm thuốc.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Xác định được thành phần và phân bố các loài cây làm thuốc tại khu vực
nghiên cứu.
- Xác định được hiện trạng khai thác, sử dụng, các mối đe dọa đối với công
tác bảo tồn và quản lý nhóm cây làm thuốc tại BQL.
- Đề xuất các giải pháp để quản lý, bảo tồn và phát triển bền vững tài nguyên
nhóm cây làm thuốc.

7


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Giới thiệu sơ lược vê LSNG
Lâm sản ngoài gỗ được viết tắt là (NTFP) nghĩa là (Non Timber Forest
Products), cho đến nay, theo tổ chức Quỹ Bảo Vệ động, thực vật LSNG là tất cả các
vật liệu sinh học khác gỗ, được khai thác từ rừng tự nhiên phục vụ mục đích của
con người vật (WWF,1989).
Lâm sản là tất cả sản phẩm sinh vật (trừ gỗ trịn cơng nghiệp, gỗ làm dăm, gỗ
làm bột giấy) có thể lấy ra từ hệ sinh thái tự nhiên, rừng trồng được dùng trong gia
đình, mua bán hoặc có ý nghĩa tơn giáo, văn hóa, xã hội (WisKens, 1991).
Lâm sản ngoài gỗ là những sản phẩm có nguồn gốc sinh vật kể cả gỗ, cũng
như những dịch vụ có được từ rừng và đất rừng (FAO,1995).
Năm 1999 khái niệm LSNG được thay đổi vậy LSNG là các sản phẩm có
nguồn gốc sinh vật, loại trừ gỗ lớn có ở rừng, ở đất rừng và các cây bên ngồi rừng,
(FAO, 1991).
Cho đến nay thì LSNG đã được sửa và đầy đủ hơn. Lâm sản ngoài gỗ bao
gồm tất cả các sản phẩm có nguồn gốc sinh học và các dịch vụ thu được từ rừng
hoặc từ bất kỳ vùng đất nào có kiểu sử dụng đất tương tự, loại trừ gỗ ở tất cả các
hình thái của nó. Trước đây người ta khái niệm lâm sản chủ yếu là gỗ, ít quan tâm
đến các thành phần khác gỗ.
Trong đó nhóm cây làm thuốc là một trong những nhóm LSNG có giá trị rất
lớn về mặt y học cổ truyền giúp ích cho đời sống của con người.
1.2. LSNG thuộc nhóm cây thuốc
1.2.1. Khái niệm vê cây thuốc
Cây làm thuốc là những lồi thực vật có tác dụng dùng để chữa bệnh hoặc
bồi bổ cơ thể khi con người sử dụng.
1.2.2. Sơ lược vê cây làm thuốc
Việc dùng thuốc trong nhân dân ta đã có từ lâu đời. Từ thời nguyên thuỷ, tổ
tiên chúng ta trong lúc tìm kiếm thức ăn, có khi ăn phải chất độc phát sinh nơn mửa
hoặc rối loạn tiêu hố, hoặc hơn mê có khi chết người, do đó cần có nhận thức phân
biệt được loại nào ăn được, loại nào có độc không ăn được, kinh nghiệm dần dần

8


tích lũy đến ngày nay con người đã tận dụng và phân biệt những lồi nào ăn được
và có thể giúp ta trị bệnh và giúp ích trong cuộc sống hơn (Bài giảng cây dược liệu
- ThS. Vũ Tuấn Minh).
Chúng ta biết trong giới đơng y hiện nay có những người chỉ biết một số đơn
thuốc gia truyền kinh nghiệm, nhưng lại có rất nhiều người trong khi điều trị tìm
thuốc, chế thuốc điều hay vận dụng những cơ sở lý luận rất đặc biệt của đơng y. Lý
luận đó đúng sai thế nào, dần dần khoa học sẽ chứng minh. Chỉ biết rằng hiện nay
giới đông y đã vận dụng những kiến thức lý luận chữa khỏi một số bệnh và phát
hiện một số cây thuốc mới. Cho nên cây làm thuốc rất quan trọng trong đời sống
của con người hiện nay.
1.2.3. Đặc điểm của cây làm thuốc
Về hình thức sử dụng các cây cây làm thuốc được chia thành ba nhóm:
Nhóm cây cỏ được sử dụng trực tiếp như rau má, gừng, lá lốt, mã đề, kinh
giới, tía tơ..., nhóm cây trước sử dụng qua bào chế như cây sinh đại (địa hồng), hà
thủ ơ, tam thất..., nhóm cây cỏ làm nguyên liệu chiết suất các chất có hoạt tính cao
như bạc hà, hoa hịe, thanh cao, hoa vàng...
Về chu kỳ sống thì cây 1 năm (gừng, ngải cứu, sinh địa...), cây 2 năm (cát
cánh...), cây lâu năm (cam, quýt...).
Đa dạng về dạng cây gồm: Thân thảo mềm yếu (mã đề, lá lốt ba kích,…).
Thân bụi (đinh lăng, nhân trần,..). Thân gỗ nhỏ (nhóm citrus, hoa hịe,…). Thân gỗ
lớn (hỏi, quế, long não…).
Cây làm thuốc phân bố trên nhiều địa hình như: vùng ven biển (dừa cạn,
hương phu), vùng đồng bằng (bạc hà, hương phu, sâm đại hành nhu,...), vùng giáp
ranh đồng bằng và trung du (rau má, ngưu tất...), vùng trung du (quế, hồi,sa nhân...),
vùng núi cao (Tam thất, đổ trọng, sinh địa...).
Đa dạng về bộ phận sử dụng các cây làm thuốc khai thác rễ củ (tam thất, cỏ
tranh, trinh nữ, sinh địa...), các cây làm thuốc khai thác thân cành: quế, long não,

khai thác để chưng cất tinh dầu bạc hà, xuyên tâm liên, thanh cao hoa vàng…) ,
khai thác thụ hoa quả (hoa hòe, hoa hồi, bồ kết...).

9


1.3. Tình hình nghiên cứu vê cây làm thuốc
1.3.1. Thế giới
Trải qua nhiều thế kỷ, cây thuốc giữ vai trò trọng yếu trong việc duy trì sức
khỏe và hạnh phúc của các cộng đồng người trên khắp thế giới. Các kinh nghiệm
dân gian về sử dụng cây thuốc chữa bệnh được nghiên cứu ở các mức độ khác nhau
tùy thuộc vào sự phát triển của từng quốc gia.
Dược thảo ở châu Âu rất đa dạng và phần lớn dựa trên nền tảng của y học
truyền thống cổ điển. Thầy thuốc người Hy Lạp có tên là Dioscorides đã viết một
cuốn sách “De material Medica’’ thống kê 600 loại thảo mộc: Nicholas Culpeper
xuất bản cuốn dược thảo “The English Physitian’’...
Trung Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có nền y học cổ truyền lâu đời. Ở
Trung Quốc, Lý Thời Trân (thế kỷ 16) đã thống kê được 12.000 vị thuốc trong tập
"Bản thảo cương mục". Năm 1977 trong cuốn "Từ điển bách khoa về các phương
thuốc cổ truyền Trung Quốc" thống kê 5.757 mục từ, đa số là thảo mộc. Cuốn sách
"Cây thuốc Trung Quốc" xuất bản năm 1985 đã liệt kê hầu hết các lồi cây có chữa
bệnh có ở Trung Quốc từ trước tới nay. Ở Ấn Độ, nền y học cổ truyền - y học
Ayurveda đã phát triển mạnh, nhiều tri thức bản địa đã được nghiên cứu, đánh giá
và ứng dụng có hiệu quả, theo thống kê có khoảng 2.000 lồi cây cỏ có cơng dụng
làm thuốc...
1.3.2. Việt Nam
Ở Việt Nam, những nghiên cứu về cây thuốc đã được tiến hành từ rất sớm,
gắn liền với tên tuổi của các danh y nổi tiếng, như: Tuệ Tĩnh hay Nguyễn Bá Tĩnh
(thế kỷ XIV) với bộ “Nam dược thần hiệu" gồm 11 quyền với 496 vị thuốc nam,
trong đó có 241 vị thuốc có nguồn gốc thực vật, Hải Thượng Lãn Ông- Lê Hữu Trác

(1721 - 1792) với bộ “Lĩnh Nam bản thảo" tổng hợp được 2854 vị thuốc chữa bệnh
bằng kinh nghiệm dân gian.
Thời kỳ Pháp thuộc, các nhà nghiên cứu phương Tây như Cresvest, Pesteslot
đã xuất bản bộ “Catalogue des produits de L'Indochine" (1928-1935) và bộ "Les
plantes de mesdicinales du Cambodge, du Laos et du Vietnam” gồm 4 tập đã thống
kê 1482 vị thuốc thảo mộc trên ba nước Đông Dương. Sau khi miền Bắc được giải
10


phóng năm 1954, các nhà khoa học Việt Nam có nhiều thuận lợi trong việc sưu tầm,
nghiên cứu nguồn tài ngun cây thuốc, với nhiều cơng trình nghiên cứu tiêu biểu
như:
- Vũ Văn Chuyên, 1966, Tóm tắt đặc điểm các họ cây thuốc. NXB Y học, Hà
Nội.
- Đỗ Tất Lợi, 1986, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. NXB Khoa học
Kỹ thuật, Hà Nội.
- Phạm Hoàng Hộ, 1991-1993, Cây cỏ Việt Nam. NXB Khoa học Kỹ thuật,
Hà Nội.
- Võ Văn Chi, 1996, Từ điển cây thuốc Việt Nam, NXB Y học, Hà Nội.
- Trần Đình Lý, 1997, 1900 lồi cây có ích ở Việt Nam. NXB Nơng nghiệp,
Hà Nội,
- Nguyễn Nghĩa Thìn, 2001, Cây thuốc của đồng bào Thái ở Con Cuông,
Nghệ An. NXB Nông nghiệp, Hà Nội.
Trong những năm gần đây, nhiều cơng trình nghiên cứu về tính đa dạng
nguồn gen cây thuốc được tiến hành, nhằm phục vụ cho công tác bảo tồn những
cây thuốc quý, bảo tồn vốn tri thức bản địa của các dân tộc thiểu số sinh sống trên
mọi miều của đất nước Việt Nam. Và những tri thức dân gian trong việc điều trị và
chữa bệnh của họ luôn được mọi người chú ý bởi vốn tri thức của họ rất đặc biệt và
phong phú.
1.3.3. Các nghiên cứu tại BQL

Tại BQL Rừng phòng Hộ Sông Hinh, tỉnh Phú Yên được thiên nhiên ưu đãi
nên LSNG thuộc nhóm được liệu cũng khá phong phú nhưng cho đến nay do điều
kiện vật chất và một số tác động khác như trình độ nguồn nhân lực cho nên có rất ít
các dự án, cơng trình nghiên cứu tại BQL
Do đó muốn phát triển và tận dụng các tiềm năng do LSNG thuộc nhóm làm
thuốc thì cần phải có các đề tài và cơng trình nghiên cứu đi sâu vào tác dụng của
cây làm thuốc từ đó mới góp phần vào q trình phát triển và đưa ra các biện pháp
bảo vệ tốt tài nguyên rừng trong đó có LSNG thuộc nhóm cây làm thuốc, kèm theo

11


đó là giúp tăng thêm kiến thức cho nhân dân về cách gây trồng, khai thác phù hợp
để giảm thiểu khả năng gây nguy hiểm cho một số loại làm thuốc.

12


CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Hiện trạng tài nguyên LSNG nhóm cây làm thuốc có phân bố tự nhiên tại
khu vực nghiên cứu.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Tại BQL nghiên cứu 4 tiểu khu thuộc 2 xã: Ea Trol, Sông Hinh.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra thành phần và phân bố nhóm cây làm thuốc.
- Hiện trạng khai thác, sử dụng và các mối đe dọa đến nhóm cây làm thuốc.
- Đề xuất một số giải pháp quản lý, bảo tồn và phát triển nhóm cây làm thuốc
tại khu vực nghiên cứu.

2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa số liệu
Kế thừa lại số liệu từ các cơng trình nghiên cứu khoa học, điều tra của các
nhóm khác được lưu giữ lại ở BQL.
2.4.2. Phương pháp điêu tra ngoại nghiệp
2.4.2.1. Điều tra tuyến điển hình
Tại BQL chia ra 2 khu vực thuộc 2 xã Ea trol, xã Sông Hinh nằm trong phạm
vi của Ban quản lý để điều tra thành công cây làm thuốc, ghi chép, chụp ảnh, các
loài bắt gặp trên tuyến điều tra.
Trong thời gian thực tập cụ thể là từ ngày 3/2021 đến 5/2021, tôi đã điều tra
được 5 tuyến với tổng chiều dài là 5,3 km, chủ yếu là mem theo các đường mòn
tuần tra của cán bộ kiểm lâm và một số tuyến cắt rừng để có thể phát hiện một số
lịai q hiếm.
Bảng 2.1: Tọa độ điểm đầu và điểm cuối của các tuyến điêu tra
Tuyến

Địa điểm
tiểu khu

1

Tiểu khu
303, Xã Ea
Trol

Chiêu dài
tuyến

810 m


Tọa độ
điểm

X

Y

Điểm đầu

00545220

01426295

Điểm cuối

00544445

01426406

13


2

3

Tiểu khu
303, Xã Ea
Trol
Tiểu khu

333, xã Sông
Hinh

960 m

Điểm đầu

00544397

01426222

Điểm cuối

00544208

01425286

Điểm đầu

00553617

01412829

Điểm cuối

00553632

01412250

Điểm đầu


00546181

01424542

Điểm cuối

00544857

01424139

Điểm đầu

00544349

01427658

Điểm cuối

00543973

01426493

910 m

4

Tiểu khu
307, Xã Ea
Trol


1390 m

5

Tiểu khu
306, Xã Ea
Trol

1230m

Hình 2.1: Sơ đồ thể hiện tuyến điêu tra tại BQL

14


Từ kết quả điều tra theo tuyến, Thu thập được ta đưa vào bảng 2.2 Theo mẫu
biểu điều tra:
Bảng 2.2: Mẫu điêu tra theo tuyến
Tọa độ điểm đầu tuyến:
Tọa độ điểm cuối tuyến
Địa điểm:
Người điều tra:
Ngày điều tra:
Chiều dài tuyến:
STT

Tên Loài
Tên địa phương


Số Lượng

Bộ phận sử
dụng

Ghi chú

1
2
3
2.4.2.2. Phương pháp phỏng vấn
Mục đích phỏng vấn: Tìm hiểu về số lượng, phân bố, cơng tác bảo vệ, khai
thác các lồi LSNG thuộc nhóm cây làm thuốc.
Phỏng vấn người dân 2 xã thuộc các tiểu khu nằm trong ban quản lý và
những người thường xuyên sinh sống bằng nghề rừng, đặc biệt là thu hái LSNG. Số
lượng hộ đã phỏng vấn dự kiến:15 hộ.
Phỏng vấn Cán Bộ từ các trạm kiểm lâm về hiện trạng thu hái, khai thác
LSNG tại phạm vi của từng trạm ( trạm Buôn Đức, Ban Quản Lý,...). Số lượng cán
bộ phỏng vấn: 10 cán bộ.
Nội dung phỏng vấn: đưa ra các câu hỏi khảo sát về việc khai thác, sử dụng,
bảo tồn và phát triển, sự xuất hiện của các loài làm thuốc quý, sự biến động trong
việc bn bán LSNG thuộc nhóm cây làm thuốc trong những năm gần đây và
khoảng 4-5 năm về trước tại BQL Rừng Phịng hộ Sơng Hinh.

15


2.4.3. Phương pháp nội nghiệp
Sử dụng phần mềm mapinfor để thể hiện các tuyến đã điều tra tại khu vực
nghiên cứu.

Tổng hợp danh sách tất cả các loài cây làm thuốc điều tra được qua quá trình
điều tra tại khu vực nghiên cứu.
Đưa ra các nguyên nhân, giải pháp để bảo tồn và phát triển các loài cây làm
thuốc quý hiếm đã và đang bị đe dọa.

16


CHƯƠNG 3
ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ XÃ HỘI
TẠI KHU VỰC NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm điêu kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
Lâm phần của BQL rừng phịng hộ Sơng Hinh nằm về phía Nam của Huyện
Sơng Hinh, cách trung tâm huyện khoảng 15 km thuộc địa phận hành chính 4 xã: Ea
Bar, Ea Ly, Ea Trol và xã Sông Hinh, huyện Sông Hinh. Lâm phần được chia làm 2
khu vực.

Hình 3.1: Vị trí địa lý BQL
+ Khu vực 1: Có diện tích 8.324,44 ha, phân bố trên 17 tiểu khu, gồm: xã
EaBar (tiểu khu 299, V7.8); xã EaLy (tiểu khu 296) và xã EaTrol (tiểu khu 300,
301,302, 303, 304, 305, 306, 307, 308, 309, V7.11, V7.12, V7.13, V7.14).
Có tọa độ địa lý từ:
12 0 49 ’ 10 ” -12 0 55 ’ 40 ” Vĩ độ Bắc
105 0 16 ’ 33 ” - 105 0 26 ’ 08 ” Kinh độ Đông;

17


+ Khu vực 2: Có diện tích 18.004,07 ha, thuộc xã Sơng Hinh, gồm có 21 tiểu

khu: 310, 311, 312, 315, 316, 317, 319, 320, 322, 323, 324, 325, 326, 327, 328, 329,
330, 331, 332, 333 và V7.15.
Có tọa độ địa lý từ:
12 0 44 ’ 52 ” -12 0 54 ’ 3 ” Vĩ độ Bắc
105 0 27 ’ 32 ” - 105 0 37 ’ 03 ” Kinh độ Đơng;
Ranh giới BQL rừng phịng hộ Sơng Hinh có giới cận như sau:
- Đông giáp: Xã Sơn Thành Tây và ranh giới BQL rừng phòng hộ Tây Hòa.
-Tây giáp: Ranh giới tỉnh Đăk Lăk.
- Nam giáp: Ranh giới tỉnh Đăk Lăk - tỉnh Khánh Hòa.
- Bắc giáp: Khu dân cư và vùng canh tác nông nghiệp của các xã Sông Hinh,
Sơn Giang, Ea Trol, Ea Bar - Huyện Sông Hinh.
3.1.2. Địa hình
Lâm phần BQL có 02 dạng địa hình chính:
- Địa hình núi thấp và đồi lượn sóng phân bố ở khu vực phía bắc dãy núi
Hịn Đen (Chư Hle, Chư Hlây), Hòn Cồ của khu vực 1 tiếp giáp đất nông nghiệp
của các xã Ea Bar, Ea Ly, Ea Trol quản lý và phía tây khu vực 2 thuộc các tiểu khu
310; 311,324 xã Sông Hinh, độ cao trung bình từ 100-400 m, độ dốc phổ biến 8-15 o,
có diện tích chiếm khoảng 20% tổng diện tích tự nhiên, các loại đất chính ở đây là
đỏ vàng và đất xám. Cây trồng chính hiện nay là cây cơng nghiệp, lúa rẫy, lúa nước
và hoa màu, còn lại là cây bụi, rừng tự nhiên.
- Địa hình núi cao trung bình tập trung ở phía Nam và Tây Nam, giáp
ranhgới tỉnh Đắc Lắc và Đông Bắc giáp ranh giới huyện Tây Hịa và Đơng Nam
giáp tỉnh Khánh Hịa độ cao trung bình 500-800 m; cao nhất là đỉnh Hịn Đen độ
cao trên 1.000 m; độ dốc trên 250, diện tích chiếm khoảng 47% tổng diện tích tự
nhiên. Địa hình này chia cắt mạnh, là nơi bắt nguồn các sông, suối chính như : Ea
Tàu, Ea Nhệ, Ea Ngao, Ea Hbot, Ea Trol, Ea Bar. Hiện trạng là rừng tự nhiên bị tác
động khai thác chọn gỗ trong những năm qua.

18



3.1.3. Khí Hậu
Theo tài liệu “Đặc điểm khí hậu - thuỷ văn tỉnh Phú Yên, năm 2015” do Sở
Khoa học và Cơng nghệ thực hiện, lâm phần BQL rừng phịng hộ Sơng Hinh mang
đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuộc vùng khí hậu (vùng III).
a) Mưa:
Sơng Hinh nằm trong vùng có lượng mưa lớn nhất tỉnh. Lượng mưa đo được
nhiều năm trong khoảng 2.200-2.400 mm. Số ngày mưa trung bình khoảng 150-160
ngày/năm. Lượng mưa trong 4 tháng mùa mưa khoảng 1.780 mm chiếm 69-72%
lượng mưa cả năm.
Bảng 3.1. Tổng lượng mưa các tháng trong năm 2018, 2019 và 8 tháng đầu
năm 2020


T1

m

T2

201

169,

8
201

0
176,


9
202

8

9

43,6

58,9

0

40,5
145,

T3

T4

207,

152,

2
220,

1
118,


0
172,

2
128,

0

2

T5

T6

T7

T8

74,7

36,8

88,3

44,7

144,

115,


2

8

84,6

60,9

246,
7
50,2

39,2
48,2

T9

T10

T11

T12

548,

237,

353,

188,


5

1
343,

2
530,

6
301,

8

6

9

59,1

Tởng
năm
2.140,7
2.442,2

b) Nắng:
Tổng số giờ nắng trung bình khoảng 2.337 giờ/năm. Trong suốt sáu tháng từ
tháng III đến tháng VIII, số giờ nắng trung bình mỗi tháng dao động từ 220 đến 250
giờ. Các tháng ít nắng nhất là những tháng mùa mưa, số giờ nắng trung bình hàng
tháng cũng 100-150 giờ.

Bảng 3.2. Tổng số giờ nắng TB các tháng 2018, 2019 và 8 tháng đầu năm 2020
Thán
g

Tổng

1

2

3

4

5

6

7

8

9

10

11

12


2018

125

199

207

288

305

228

253

263

198

207

210

196

2.679

2019


114

138

256

235

259

285

184

275

262

158

127

99

2.392

2020

121


210

257

240

292

294

287

271

Năm

năm

Nguồn:(Niên giám thống kê, và Trạm KTTV Tuy Hòa, năm 2018 và 8 tháng 2019).

19


c) Nhiệt độ khơng khí:
+ Nhiệt độ TB năm 26oC, tháng lạnh nhất là tháng 1 có nhiệt độ TB là
22,1oC, tháng nóng nhất tháng 7 có nhiệt độ TB là 28,7oC.
+ Biên độ nhiệt ngày và đêm trung bình năm khoảng 9,2oC.
+ Nhiệt độ tối cao trung bình: 31,7oC.
+ Nhiệt độ tối cao tuyệt đối: 41,7oC.
+ Nhiệt độ tối thấp trung bình: 22,5oC.

+ Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối: 11,5oC.
+ Phân bố nhiệt độ theo mùa: Nếu tính theo quy ước, nhiệt độ trung bình
ngày trên 25oC là mùa nóng, dưới 20oC là mùa lạnh và mùa mát 20-25 oC thì huyện
Sơng Hinh bắt đầu mùa nóng từ tháng 4 và kết thúc tháng 10, mùa mát bắt đầu từ
tháng 10 và kết thúc và cuối tháng 3.
d) Gió:
+ Gió mùa Đơng Bắc tập trung từ tháng 10 đến tháng 2 năm sau. Gió mùa
Đơng Bắc thường kèm theo khơng khí lạnh, ẩm và đơi khi xuất hiện bão, áp thấp
nhiệt đới gây ảnh hưởng đáng kể đến cây trồng, vật ni.
+ Gió mùa Tây Nam (gió Lào), tập trung tháng 5-9, gió mang khơng khí khơ,
nóng. Nằm ở sườn đông dãy Trường Sơn, nên huyện Sông Hinh chịu ảnh hưởng
mạnh của gió Tây khơ nóng, tác động rất nhiều đến đời sống và sản xuất cây trồng,
vật nuôi, đặc biệt cháy rừng.
e)Độ ẩm:
Độ ẩm tương đối trung bình năm: 80%-85%. Tháng có độ ẩm trung bình lớn
nhất xuất hiện vào tháng 10 và tháng 11: 89%, tháng nhỏ nhất là tháng 7: 76%.
f) Bốc hơi:
+ Bốc hơi khả năng: Tổng lượng bốc hơi năm từ 1300-1500 mm, tháng bốc
hơi nhiều nhất 160 mm vào tháng 7 và tháng thấp nhất 31 mm vào tháng 11 .
+ Bốc hơi tiềm năng: Bốc thốt hơi tiềm năng trung bình ngày 3,7 mm/ngày.

20


3.1.4. Thủy văn
Sông Hinh: Bắt nguồn từ huyện M’Đrăk (tỉnh Đắk Lắk) chảy qua trung tâm
huyện đổ ra sông Ba tại xã Đức Bình Tây, là một hợp lưu của các sơng chính Ea
Tàu, Ea Nhệ, Ea Ngâu, Ea Mdoal, Ea Ksor. Sông Hinh là nguồn cung cấp nước
quan trọng của sơng Ba và lịng hồ thủy điện Sơng Hinh. Sơng có chiều dài 88 km,
đoạn chảy qua huyện dài 47 km có độ dốc tương đối lớn. Diện tích lưu vực: 932

km2, hàng năm đổ vào sông Ba lượng nước khoảng 1,46 tỷ m 3. Trên lưu vực Sông
Hinh ngồi nhà máy thuỷ điện Sơng Hinh phát điện với cơng suất 70MW cịn có hồ
Sơng Hinh là nơi thuận tiện cho việc du lịch cảnh quan, đánh bắt và ni trồng thủy
sản.
Ngồi ra cịn có các suối lớn như Ea Ly, Ea Bar, Ea Din, Ea Trol, Ea Hbol,
Suối Bèo…quanh năm có nước và có thể xây dựng các cơng trình thuỷ lợi nhỏ phục
vụ sản xuất và sinh hoạt của người dân trong vùng.
3.1.5. Địa chất và Thổ nhưỡng
a) Địa chất
Thềm địa chất huyện Sơng Hinh có mặt cắt địa tầng từ Proterezoi (P2) đến
tầng Kainozoi (K2). Trên cơ sở các tài liệu tham khảo đã công bố, có thể tổng hợp
sơ bộ, đặc điểm của các hệ địa tầng khác nhau thuộc phạm vi BQL như sau:
Hệ Triat- hệ tầng Mang Zang: Phân bố một phần ở huyện Sông Hinh, tập
trung xã Ea Ly, Ea Bar, Ea Trol, chúng làm nền lót đáy cho các khối phun trào
Bazan
Hệ Jura: Trong phạm vi huyện đã phun trào Jura phân bố tập trung ở xã Sông Hinh
b) Thổ nhưỡng
Theo tài liệu điều tra, phân loại đất toàn tỉnh trước đây và điều tra, bổ sung
phân loại đất năm 2004 và năm 2008 của Phân viện Quy hoạch và Thiết kế Nơng
nghiệp miền Trung, BQL rừng phịng hộ Sơng Hinh có 06 nhóm đất chủ yếu:
*. Nhóm đất phù sa
Diện tích: Diện tích 538 ha, chiếm 2,04% diện tích tự nhiên; bao gồm 02
loại:
Đất phù sa trung tính ít chua (P): 323 ha; đất phù sa chua (Pc): 215 ha.
21


*. Nhóm đất xám
Diện tích: 5.545 ha, chiếm 21,06% diện tích tự nhiên BQL. Nhóm đất xám
của BQL được chia thành 03 đơn vị đất: đất xám trên phù sa cổ (X): 288 ha, đất

xám trên macma acid và đất cát (Xa): 2.557 ha, đất xám glây: 2.700 ha.
*. Nhóm đất đen
Diện tích: 3.050 ha, chiếm 11,58% diện tích BQL. Nhóm đất đen của BQL
được chia thành 02 đơn vị đất: Đất nâu thẫm trên sản phẩm phong hóa đá bọt và đá
Bazan (Ru): 506 ha; Đất đen trên sản phẩm bồi tụ Bazan (Rk): 2.544 ha.
*. Nhóm đất đỏ vàng
Diện tích: Tổng diện tích nhóm đất đỏ vàng của BQL là 12.376 ha, chiếm
47% tổng diện tích BQL. Nhóm đất đỏ vàng bao gồm 6 loại đất: Đất vàng đỏ trên
đá macma acid (Fa): 3.689 ha, đất nâu vàng (Fu) trên đá Bazan: 4.651 ha, đất nâu
(Fk) trên đá Bazan: 1.479 ha, đất nâu vàng trên phù sa cổ (Fp): 72 ha, đất vàng nhạt
trên đá cát (Fq): 695 ha và đất đỏ vàng trên đá sét (Fs): 1.790 ha.
*. Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi
Diện tích: 4.501 ha, chiếm 17,09% tổng diện tích đất BQL.
*. Nhóm đất xói mịn trơ sỏi đá
Diện tích: 318 ha, chiếm 0,47% diện tích tự nhiên BQL
3.2. Đặc điểm tài nguyên rừng
3.2.1. Hiện trạng diện tích, trạng thái, chất lượng của các loại rừng
Tổng diện tích tự nhiên: 26.330,26 ha
3.2.1.1. Phân theo chức năng
- Đất rừng phòng hộ : 20.170,70 ha (chiếm 76,61%).
- Đất rừng sản xuất : 5.969,70 ha (chiếm 22,67%).
- Đất ngoài quy hoạch : 189,86 ha (chiếm 0,72%).
3.2.1.2. Phân theo hiện trạng
- Đất có rừng: 24.771,28 ha. Gồm rừng tự nhiên: 24.123,17 ha; Rừng trồng:
645,48 ha (rừng trồng có trử lượng: 645,48 ha), Rừng tre nứa: 2,63 ha
- Đất chưa có rừng: 1.024,52 ha. (Gồm: DT1: 277,84, DT2: 274,08 ha, DTR:
472,60 ha).

22



- Đất khác (Đất nông nghiệp, mặt nước và đất khác): 534,46 ha.
3.2.2. Tởng trữ lượng, trữ lượng bình qn các loại rừng
3.2.2.1. Tổng trữ lượng
- Trữ lượng rừng tự nhiên: 3.403.713 m3
- Trữ lượng rừng trồng: 57.123 m3
3.2.2.2. Trữ lượng bình quân của các trạng thái rừng
Bảng 3.3. bảng thống kê trữ lượng theo trạng thái rừng
Trạng thái rừng
Trữ lượng bình quân (m3 /ha)
Rừng giàu (TXG)
262,0
Rừng trung bình (TXB)
150,9
Rừng nghèo (TXN,TXK)
75,6
Rừng chưa có trử lượng (TXP)
50,0
Rừng trồng có trữ lượng (RTG)
88,5
(Nguồn: Phương án quản lý rừng bền vừng tại BQL)
3.2.2.3. Hiện trạng phân bố lâm sản ngoài gỗ
Các loài cây LSNG, cây làm thuốc được phát hiện và phân bố rộng khắp trên
lâm phần BQL. Nhiều loài cây LSNG giá trị kinh tế cao như Song Mây, Tre, Ươi,
Dầu rái (chai cục),…Các loài dùng làm làm thuốc phổ biến là Ngũ gia bì, Sâm nam,
Mật nhân, Sâm cau, Sa nhân, Hoàng đằng, Chè Dung, lá Vối; Các loài Lan, Lá nón,
Bẹ đốc …
Thời gian qua, cơng tác điều tra, khảo sát đánh giá LSNG, cây làm thuốc trên
lâm phần BQL chưa được tiến hành và chưa có số liệu cụ thể về tình hình thu hái,
bn bán, gây trồng….Các tài liệu về nghiên cứu LSNG, cây làm thuốc rất thiếu,

mặc dù hàng năm một số Hộ gia đình đều tổ chức thu hái, lượm, khai thác và bán
nguyên liệu thô cho các đại lý, điểm thu mua trong vùng.

23


Nhận xét, đánh giá chung:
* Thuận lợi:
Trong những năm qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản quy
phạm pháp luật tương đối hoàn thiện về cơ chế chính sách đối với cơng tác bảo vệ
và phát triển rừng, đảm bảo cho người dân sống gần rừng và xen kẽ với rừng có đất,
có rừng để phát triển sản xuất, nơng lâm kết hợp. Lợi ích từ rừng (đặc biệt là rừng
trồng, LSNG) đã góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người
dân gắn với xây dựng nông thôn mới, bảo đảm an ninh quốc phịng và trật tự an
tồn xã hội.
Đồng thời được sự quan tâm của các sở, ban ngành cấp tỉnh cùng với sự nỗ
lực phấn đấu của địa phương, công tác quản lý bảo vệ rừng của BQL đã đạt được
những kết quả đáng ghi nhận. Diện tích rừng tự nhiên được giữ vững, vốn rừng
được bảo tồn. Độ che phủ của rừng được tăng nhanh đã và đang góp phần đáp ứng
các yêu cầu về giảm nhẹ thiên tai, bảo vệ mơi trường sinh thái, ứng phó hiệu quả
với biến đổi khí hậu.
* Khó khăn:
Do điều kiện kinh tế, xã hội của các xã có diện tích đất rừng của BQL cịn
khó khăn, đời sống người dân cịn nghèo, trình độ dân trí cịn hạn chế, sức ép dân số
và nhu cầu sử dụng đất gia tăng gây áp lực lớn lên công tác bảo vệ và phát triển
rừng.
Mặt khác, do cơ chế, chính sách và giải pháp phát triển rừng chưa đồng bộ,
công tác cho thuê rừng, khoán rừng chậm thực hiện và hiệu quả thấp; đầu tư cho
công tác bảo vệ và phát triển rừng rất thấp so với nhu cầu
Sự phối hợp của chính quyền địa phương các cấp với BQL và lực lượng

kiểm lâm trong công tác bảo vệ rừng đôi khi chưa chặt chẽ
Công tác thanh tra, kiểm tra giám sát chưa sát sao, chưa hiệu quả, xử lý vi
phạm về lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản trái phép chưa triệt để.

24


3.3. Quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học
3.3.1. Đa dạng thực vật rừng
Do đặc điểm rừng tự nhiên của BQL là kiểu rừng lá rộng thường xanh, mưa
ẩm nhiệt đới. Hệ thực vật với các loài cây họ Dầu (Dipterocarpaceae) là chủ yếu.
Rừng có cấu trúc đa tầng, phức tạp. Kết quả điều tra tại rừng tự nhiên thuộc lâm
phần BQL huyện Sông Hinh của Viện Sinh thái Tài ngun Miền Nam để tiến hành
cơng trình xây dựng cơ sở dữ liệu sinh học trên địa bàn tỉnh giai đoạn I năm 2015
đã ghi nhận số lượng 259 loài thực vật bậc cao, thuộc 83 họ, 175 chi. Trong đó có
một số lồi gỗ q đã được ghi nhận ở tình trạng bảo tồn VU (sẽ nguy cấp), đó là
các nhóm khuyết thực vật: Ráng đi phụng (Drynaria roosii Nakaine); nhóm thực
vật hạt trần: Thiên tuế khơng gai (Cycas inermis Lour); Nhóm thực vật hạt kín: Gõ
Mật (Sindora cochinchinensis H.Baill), Kiền kiền (Hopea Pierrei). Đồng thời, cũng
qua kết quả điều tra của tác giả Lưu Hồng Trường và cộng sự đã phát hiện 01 lồi
Sa nhân tím (Newmania sessilanthera Lưu & amp; Skornick) thuộc họ Gừng
(Zingiberacea) tại Bn Kít huyện Sơng Hinh. Đây là lồi thứ 3 được mơ tả trong
chi Sa nhân tím được phát hiện và đặt tên ở Việt Nam, cũng như cơng bố trên tạp
chí quốc tế chuyên ngành năm 2015.
Danh mục loài thực vật rừng nguy cấp, quý, hiếm; những loài đặc hữu:
Danh mục loài gỗ quý sẽ nguy cấp (VU): 10 loài; Trong đó Khuyết thực vật: 01 lồi
(Ráng đi phụng); Thực vật hạt trần: 01 loài (Thiên tuế lá xẻ); Thực vật hạt kín: 08
lồi. Cụ thể: Gõ Mật (Sindora cochinchinensis H.Baill.) thuộc họ Đậu (Fabaceae);
Kiền kiền (Hopea pierrei Hance) thuộc họ Dầu (Dipterocarpaceae)...
3.4. Dân sinh, kinh tế, xã hội

3.4.1. Dân số, dân tộc, lao động
Dân Tộc:
Có 60,89% là người dân tộc thiểu số, chủ yếu là dân tộc Ê Đê, Chăm Hờ Roi.
Trong khu vực, đồng bào dân tộc thiểu số cịn mang nặng tập tính phá rừng làm
nương rẫy, ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ rừng còn thấp, cuộc sống còn phụ
thuộc nhiều vào các sản phẩm phụ của rừng: săn bắn, thu lượm chai cục, song
mây...

25


×